sidebar
Thời gian:  13/08/2022  Người trích dẫn:  Ban Biên Tập

Tư liệu cho bài học số 10: Vị Tỳ Kheo Nhân Từ - Giáo Án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới - Đức Hiếu Sinh tập 1.

1

Nhẫn nhục là một đức hạnh rất cần thiết cho mọi người cùng chung sống nhau trong một gia đình. Chính hạnh phúc gia đình có được là nhờ vào đức nhẫn nhục, tùy thuận và vui lòng trước những cảnh trái ý nghịch lòng.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 28)
2

Cho nên đức Phật dạy: “Thiện xảo nhập vào thiện pháp, thiện xảo an trú sống trong thiện pháp”. Phần nhiều thiện xảo là cố tránh né va chạm, cho nên lấy nhẫn nhục làm đầu cuộc đấu tranh tư tưởng, kế đó mới tùy thuận nhưng tùy thuận không bị lôi cuốn là một thiện xảo tuyệt vời giúp cho mình vui, người khác vui, vì thế mới được gọi là bằng lòng cả hai mình và người.

(Đường Về Xứ Phật - Tập IX - Trang 100)
3

Xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua nhiều kiếp tu hạnh “Nhẫn nhục”, “Tứ vô lượng tâm” (tu có đối tượng) đến kiếp cuối cùng Ngài mới thành Phật. Tu có đối tượng tức là “Hoa sen nở trong lò lửa”.

(Đường Về Xứ Phật - Tập II - Trang 115)
4

Ở đời, người ta nhẫn nhục bằng cách chịu đựng, chứ không phải nhẫn nhục bằng cách xả tâm để ly dục, ly ác pháp. Do thấu suốt lý lẽ cuộc đời, biết nhẫn nhục mà xả tâm

(Những Bức Tâm Thư - Tập 3 - Trang 264)
5

thấy ở trong này Cô Út rầy la, hoặc là cho ăn uống cực khổ quá này kia, tức là thiếu nhẫn nhục.

(20090100-SƯ MINH SANG VẤN ĐẠO-NHÂN QUẢ - Thời gian 12:58)
6

Mình biết nhẫn nhục là trước hoàn cảnh nào mình cũng nhẫn nhục được, đừng có nổi xung, đừng có tức giận, đừng có phiền não. Thấy trong cảnh động này tu không được, đó là mấy con không nhẫn nhục. Mấy con thấy chưa? Mà thấy cái cảnh này sao buồn khổ quá, thôi đi chơi một vòng, thì đó là mấy con không nhẫn nhục được

(20090100-SƯ MINH SANG VẤN ĐẠO-NHÂN QUẢ - Thời gian 4:28)
7

bây giờ nói người ta nói gì đó mình buồn giận quá, thôi mình không nói lại nhưng mà cứ ấm ức trong bụng hoài. Còn không nói ra kể như vậy là coi như xong đi, đây nhân quả, thôi mình chịu, thì như vậy rõ ràng là tuy rằng mình bằng mặt chứ chưa bằng lòng mình, cho nên mình phải bằng lòng luôn nữa, cho nên Thầy nói: “Nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng”, cái bằng lòng nó đi sau cùng hết. Trước tiên thì mình nhẫn nhục đó, là mình chịu đựng rồi, hễ nhẫn nhục là phải ép buộc mình chịu đó. Bây giờ nhẫn nhục, tuỳ thuận mình nhẫn nhục để tùy thuận cái hoàn cảnh đó đã, nó không có xảy ra những cái chuyện nhân quả khác nữa. Rồi bắt đầu bây giờ mới truy quét cho cái tâm của mình, nó trở về với cái sự bình thường, thật sự nó không phải vì cái chuyện đó mà nó làm cho mình phải ngồi đó, phải khổ sở với nó rồi cuối cùng thì con sẽ bằng lòng thật sự.

(20090927 - ƯỚC NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT - NGHIỆP TÁI SINH - Thời gian 01:23:23)
8

Nhẫn nhục mà mình nói nhiều thì đâu có nhẫn nhục được. Thành ra mình nhẫn nhục là mình ít nói. Ai nói gì mình, nói mình cái gì mình cũng làm thinh được hết, thì cái đó là nhẫn nhục. Rồi tùy thuận mọi hoàn cảnh, mọi sự việc, mọi đối tượng, hoàn toàn mình tùy thuận hết - bằng lòng hết.

(TỨ THÁNH ĐỊNH - Thời gian 07:01)
9

thiếu cái sự tỉnh táo thì nó nhẫn nhục không được, nó nhẫn nhục không nổi: "Tức quá trời đi! Tôi chỉ còn nói như vậy, tôi chỉ còn nước đập đầu tôi chết cho rồi, chứ để tôi chịu không nổi”. Thì như vậy là mấy con thấy cái cơn sân của mình nó ghê lắm chứ đâu phải thường! Nó tức quá mà! Bây giờ nói không được chỉ còn nước đập chết cho rồi, chứ đâu có còn cách nào.

(LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 23-THẦY SÁCH TẤN NỖ LỰC LÀM CHỦ SINH TỬ - Thời gian 0:00)
10

Phật nói nhẫn nhục là một điều khó làm hơn những điều khác. Và cái gì tuỳ thuận mà được, thì cái đó không phải là chuyện dễ tuỳ thuận; mà tuỳ được thì tất cả những giới đều thực hiện được. Và cái gì mà bằng lòng được, nếu mà bằng lòng được thì tức là xả được hết, mà xả được hết tức là cái giới hành đã trọn vẹn, cái giới đức đã thành tựu, cái giới tuệ đã viên mãn.

(LỄ XUẤT GIA - NHIỆM VỤ TRỌNG TRÁCH CỦA NGƯỜI XUẤT GIA - Thời gian 50:04)
11

mình nhìn xét đó, khi mà nó bị kẹt đó, thì nó tức là nó có mang cái bản chất khổ trong đó. Thì khi mình nhận ra được cái khổ thì tức là si. Mình thấy có cái gì mà nó làm cho mình thấy khó chịu, khổ sở đó. Thì mình biết đây là ác pháp rồi. Tức là mình phải tư duy tìm ra, thì rốt cuộc mình tìm ra được cái chỗ đó, tìm ra được nó thì mình xả nó à. (38:49) Bởi vì đạo Phật dạy rất dễ lắm, khi mà nó có chướng ngại pháp, dù là bất kỳ hễ cái ác pháp mà xâm chiếm vào mình thì thế nào cũng có cái khổ trong đó, dù ít, dù nhiều cũng có. Mà hễ có phải thấy nó có cái gì mà nó không có thanh thản, an lạc, vô sự đó. Thì ngay đó là biết là ác pháp có rồi. Mà ác pháp có rồi, thì cái tư tưởng mình có chấp dính cái chỗ nào mà nó có cái buồn khổ đó, thì ngay đó là mình phải biết nó là ác pháp thì phải cố gắng tẩy trừ nó mới được.

(ANH VŨ THAM VẤN 01 - THIỆN XẢO TU ĐÚNG PHÁP - Thời gian 38:25)

Cứ xâm chiếm là ít nhiều có khổ trong đó.

12

Mình nói thì dễ nhưng mà trước cái ác pháp đó mình mới thấy rằng nhẫn không phải chuyện dễ đâu. Nếu một người mà không từng sống đạo đức, không từng khắc phục cái tâm tham muốn của mình, thì mình nhẫn không nổi. Còn mình từng khắc phục những cái tâm tham muốn của mình, như bây giờ muốn ăn, mình khắc phục không cho nó ăn. Nó muốn cái gì mình khắc phục. Thí dụ nó muốn uống rượu, hút thuốc, mình khắc phục không cho nó uống rượu, hút thuốc. Mình làm chủ được như vậy, đến khi nhẫn mình nhẫn mới nổi. (52:18) Không, Thầy nói từ cái nhỏ này con phải tập luyện cho đến khi mà con nhẫn được cái cơn sân. Nó không dễ đâu. Cho nên khi mà nhẫn được thì con mới tùy thuận được. Rồi bắt đầu bây giờ nó mới an ổn trong tâm con rồi đối với nội tâm, thân tâm con nó an ổn rồi thì con mới nhẫn cho người khác. Chứ bây giờ con nhẫn cho con, chứ con chưa nhẫn ai được hết đó. Rồi sau đó con mới nhẫn cho người khác. Nhẫn cho người khác tức là con tìm cách con giảng, con hướng dẫn cho người ta biết cách nhẫn, chứ người ta đang khổ đau. Mặc dù người ta bây giờ, người ta buồn khổ trong lòng, người ta không nói ra. Nhưng mà cái đó là người ta chịu đựng chứ người ta chưa phải nhẫn nhục đâu. Nhẫn nhục thì người ta phải bằng lòng, người ta phải xả tâm chứ. Còn mình nhẫn mà không xả tức là mình chịu đựng, chịu đựng tức là nén cái tâm chịu khổ luôn đó, chứ không ích lợi gì.

(ANH VŨ THAM VẤN 01 - THIỆN XẢO TU ĐÚNG PHÁP - Thời gian 51:52)
13

Thường thường họ nói nhẫn nại, còn ở đây Thầy lại nói là nhẫn nhục. Nhẫn nhục là gì? Nhẫn là mình chịu đựng, chấp nhận một điều gì đó, nhục là mình chịu nhục trên việc đó. Ví dụ như người ta chửi mình là chó, hay mạ nhục mình, nhưng mình chấp nhận trên vấn đề đó: lời mắng chửi, lăng mạ mà không phản ứng, ai nói gì mặc họ, mình không nói tới, nói lui, thì đó là chấp nhận nhẫn nhục. Nhưng nhẫn nhục ở đây mà còn tùy thuận và bằng lòng, tạo thành 1 cụm từ. Nhẫn nhục rồi nhưng không thể kéo dài được mãi như vậy, vì mình không thể chịu đựng được, nó sẽ sanh phiền não đau khổ trong thân tâm mình. Khi nhẫn nhục được rồi thì mình sẽ tùy thuận, vậy tùy thuận có nghĩa là gì? Tùy thuận là mình thuận theo, mình chấp nhận hoàn cảnh, ý đó, lời nói đó mà không buồn rầu, cho nên mình tùy thuận. (20:08) Chẳng hạn bây giờ người ta mời mình uống rượu, mình tùy thuận theo họ, mình vẫn nhận ly rượu, nhưng mình không bị lôi cuốn vào ác pháp, tức là mình không kê ly rượu lên mà uống, mình chỉ nhận lòng tốt của người ta, mình nhận ly rượu rồi mình để xuống. Mình nhẫn nhục là vì mình là người không uống rượu mà họ lại mời rượu mình, đó là họ đang muốn làm nhục mình. Vì mình biết nhẫn nên mình không tức giận họ, sau đó mình tùy thuận, nên mình nhận ly rượu của họ nhưng mình nhất định không bị cuốn vào ác pháp, mình không uống. Bấy giờ họ hỏi sao mình không uống, thì mình nói tôi không quen uống nên tôi không uống, tôi chỉ nhận lòng tốt của anh, tới đây là tôi xin dừng, tôi không thể tùy thuận hơn được nữa. Nếu đến đây mà còn bị bắt ép thì phải nói thẳng nói thật, tôi uống rượu là hại thân tôi, ngày nay chưa ghiền nhưng mai sẽ ghiền, rồi sẽ có bệnh đau, tôi không dại gì tôi mang đau khổ vào thân.

(THỌ BÁT QUAN TRAI 05 - HIỂU ĐÚNG ĐỂ XẢ TÂM - TÍN LỰC - Thời gian 18:45)
14

cô giáo thiếu đức bình tĩnh nhẫn nhục, nên vừa thấy cậu bé Brian đi học trễ là vội vàng gọi điện thoại báo tin cho mẹ cậu bé biết. Đó là một điều rất dở của cô giáo. Là một cô giáo, người truyền đạt kiến thức văn hóa và đạo đức cho học trò, thì cô giáo phải mang tình thương yêu đến với học trò của mình, giống như tình thương yêu của một người mẹ hiền. Muốn được vậy thì cô giáo nên tập luyện đức bình tĩnh nhẫn nhục. Nhờ có đức bình tĩnh nhẫn nhục trong tình yêu thương học trò, cô giáo mới để tâm tìm hiểu lý do như thế nào mà cậu bé Brian đi học trễ. Đấy là cô giáo mới thật sự xứng đáng là người dạy học, người truyền đạt tư tưởng văn hóa đạo đức; người trăm năm trồng người.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 25)
15

Chính lòng Từ chân thật này xuất hiện với tâm ta, ta mới tu hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mới đạt kết quả tốt. Đó thì quý thầy thấy, từ chúng ta trau dồi cái lòng Từ của chúng ta đạt được, thì cái tâm Từ chúng ta xuất hiện được, thì bây giờ cái nhẫn nhục là một cái điều chúng ta mới có làm được. Còn không chúng ta chỉ dùng danh từ nhẫn nhục để mà chơi hay hoặc để nén tâm mà thôi, chịu đó chớ tâm chúng ta bực tức ở trong đó. Đó là chúng ta chưa có tu tập được cái hạnh nhẫn nhục.

(GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 10 - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - TRAU DỒI TÂM TỪ 01 - Thời gian 01:02:04)
16

Khi một người tu hạnh nhẫn nhục biết thương yêu và tha thứ cho kẻ khác, thì khó có người khác nhận ra được điều này. Người ta chỉ thấy người nhẫn nhục là người hèn nhát, dường như người ấy sẽ bị hại, bị người khác lấn lướt, nên kinh dạy: “Mà người khác không biết” cho người nhẫn nhục bị hại, bị chà đạp: "Chúng ta đây bị hại" Người có hạnh nhẫn nhục, có lòng thương yêu thì chuyện to trở thành nhỏ, chuyện nhỏ được lắng êm như không có chuyện gì xảy ra, nên kinh dạy: “Chỗ ấy ai hiểu được Tranh luận được lắng êm”

(Đường Về Xứ Phật - Tập VI - Trang 272)
17

hẫn nhục là tu tâm từ bi; tùy thuận là tu tâm xả; bằng lòng là tu tâm hỷ. Do thế tâm hồn con mới được an lạc thanh thản và giải thoát. Phần thứ ba: nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng là giúp con tu tập ly dục, ly các ác pháp; ly dục ly các ác pháp, tức là diệt ngã. Cho nên, người tu sĩ không ly dục ly ác pháp, thì không bao giờ diệt ngã được, nhưng ly dục ly ác pháp phải có những pháp hành đúng đắn, nếu không có pháp hành đúng đắn thì sẽ bị phí sức, đôi khi còn lạc vào thiền ức chế tâm, đã không có được giải thoát mà còn sanh bệnh tật rất nguy hại và hiểm nghèo.

(Đường Về Xứ Phật - Tập III - Trang 139)
18

1- Nhẫn nhục là thấy lỗi mình, không thấy lỗi người, nhờ có nhẫn nhục như vậy, nên tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. 2- Tùy thuận là tùy theo mọi ý kiến của người khác, nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp. 3- Bằng lòng là vui lòng trước mọi hoàn cảnh, mọi người, mọi việc nhưng không vui lòng theo những điều làm ác.

(Những Bức Tâm Thư - Tập 3 - Trang 155)

19

Trong cuộc sống này nếu ai biết sống nhẫn nhục là người biết sống đem lại sự an vui cho mình và mọi người. Vì đức hạnh nhẫn nhục luôn luôn không làm khổ mình khổ người. Sống hạnh nhẫn nhục như thế nào? 1- Người ta chửi mình, mình không nên chửi lại. Đó là hạnh nhẫn nhục. 2- Người ta đánh mình, mình không nên đánh lại. Đó là hạnh nhẫn nhục. 3- Người ta nói dối không thật nhưng mình không nên chỉnh sửa sai những điều đó, vì chỉnh sửa sai những điều đó người ta sẽ xấu hổ sinh thù oán. 4- Người ta nói nặng lời với mình, những lời nói thô lỗ mình không nên nặng lời và dùng những lời nói thô lỗ với họ. Vì dùng những lời nói qua lại như vậy chẳng khác nào như chửi mắng nhau. Đó không phải là đức hạnh nhẫn nhục. 5- Người ta nói xấu mình nhưng mình không nói xấu lại. Đó là dức hạnh nhẫn nhục. 6- Người ta hay tranh luận hơn thua với mình thì mình nên tránh không nên tranh luận hơn thua với họ, vì tranh luận hơn thua như vậy là thiếu đức nhẫn nhục. 7- Người nói đúng nói sai mình chỉ biết làm thinh không nói đúng sai, nói phải, nói trái mặc dù chúng ta biết rất rõ đúng sai phải trái nhưng không phê phán ai cả. Đó là hạnh nhẫn nhục. 8- Người ta cho mình ăn cái gì thì mình ăn cái nấy không chê dở hay khen ngon. Đó là hạnh nhẫn nhục.

(Phật Giáo Có đường Lối Riêng - Trang 86)
  • 8 ví dụ
20

Ở đây nhẫn nhục là do xả tâm chứ không phải nhẫn nhục do ức chế tâm chịu đựng như người thế gian. Nhẫn nhục xả tâm là do tu tập pháp như lý tác ý và tri kiến hiểu biết các pháp như thật. Nhờ có hiểu biết các pháp như thật nên tâm sân bị triệt tiêu bởi tri kiến của mình. Nếu tri kiến không được học tập để hiểu các pháp như thật thì việc xả tâm chỉ là ức chế và chịu đựng mà thôi.

(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 59)
21

Trạng thái tâm nhẫn được là một việc làm thiện rất lớn, trạng thái tâm nhẫn đó tương ưng với cõi trời Đâu Xuất, vì thế nó mới được gọi nhẫn nhục là Thánh hạnh.

(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 59)
22

khi áp dụng vào đời sống của chúng ta, cay đắng lắm mấy con, nên đức Phật mới nói: "Gánh nặng của thiện pháp", thiện pháp nặng chứ không phải nhẹ đâu, nặng hơn là ác pháp. Như bây giờ muốn ăn là dễ đó, ác pháp đó, mình muốn mắng chửi người ta là dễ đó. Chứ mình không chửi người là khó đó, mình nhất định không ăn phi thời là khó đó, không ngủ phi thời là khó đó, cái chuyện đó là gánh nặng. (26:11) Cho nên đức Phật dùng cái danh từ "Gánh nặng" Thầy đọc trong Kinh, Thầy thấy sao ông Phật hay quá ta, dám nói: "Gánh nặng thiện pháp". Thật đúng là ăn ngày một bữa là gánh nặng thiện pháp chứ, ai cũng ăn mà bắt mình không thèm, mình không cho nó ăn là gánh nặng chứ đâu phải nhẹ. Cho nên mấy con thấy vấn đề đối với thiện pháp không phải chuyện dễ làm, nó rất khó làm, cho nên chúng ta khi mà đi vào con đường học Phật, chúng ta phải thấy thiện pháp là một gánh nặng cho chúng ta, cho nên chúng ta chấp nhận được, chúng ta tự nguyện chấp nhận chứ không ai bắt buộc. Cho nên Thầy nói giới cấm của đạo Phật không phải là của Phật, mà là do các tổ viết ra để cấm. Còn đạo Phật là tự nguyện đến thì ai còn cấm mình. Tôi tự nguyện đến tôi sống, tôi tự nguyện ăn chay. Phật làm sao mình làm như vậy, Phật không sân thì tôi nhất định không sân. Phật ăn một bữa thì tôi nhất định ăn một bữa. Cho nên không ai cám dỗ tôi được hết, tôi tự nguyện mà, đâu phải vì giới luật cấm mà tôi phải ăn một bữa đâu.

(THỌ BÁT QUAN TRAI 05 - HIỂU ĐÚNG ĐỂ XẢ TÂM - TÍN LỰC - Thời gian 24:15)
23

Ví dụ như bây giờ người ta mắng chửi gì mình mình vẫn vui vẻ. Ở đây cô Liên Hạnh có trình bày với Thầy, nhất định là cô chấm dứt cái vấn đề sắc dục. Cho nên đối với chồng, ông chồng tức giận, kiếm chuyện này chuyện kia rầy rà, ông mắng. Cứ vui vẻ, ông quăng cái này thì mình vui vẻ lượm lên, mình lo cơm nước cho ông đầy đủ, phục vụ vừa đủ bàn, đủ ghế, giặt quần, giặt áo, lo lắng cho ông đầy đủ hết. Duy chỉ có điều kiện mình nói không được là không được. Thì ông chồng ông lại thấy sao bà vợ cái gì cũng làm hết, cũng tốt hết mà duy chỉ có việc đó là không được. Còn ngày xưa cái gì cũng được hết nhưng nhiều khi bả bỏ nhà đi chơi, không lo gì hết. Còn bây giờ bả lo mọi thứ trong gia đình, con cái lo đủ hết, có cái điều kiện là không chấp nhận. Thế là ông chồng ông quá quá phục, ông thấy bà vợ là Thánh, tiên rồi chứ không còn là phàm phu. Nên mấy con thấy khi mình tu Phật pháp là mình phải thiện xảo và khéo léo, biết áp dụng đạo đức, biết cái đó là ác pháp sẽ đưa mình vào địa ngục, nhất định là mình phải ngăn và diệt. Mình phải có can đảm, chứ nếu mà mình yếu đuối thì không thể nào thắng được mình. Chính vì mình không thắng được mình, nên mình mới bị lôi vào vòng ác pháp.

(THỌ BÁT QUAN TRAI 05 - HIỂU ĐÚNG ĐỂ XẢ TÂM - TÍN LỰC - Thời gian 24:15)