00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

VẤN ĐẠO 30-CÁCH TU ĐỊNH VÔ LẬU

VẤN ĐẠO 30

CÁCH TU ĐỊNH VÔ LẬU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [45:28]

Thời gian: 2002

Tên cũ: 16A-CachTuDinhVoLau

1- ỨC CHẾ VỪA PHẢI ĐỂ PHÁ HÔN TRẦM

(00:00) Sư Phước Nhẫn: …​ mình ngủ luôn, không lẽ mình trả lời như vậy là mình bị hôn trầm. Hôn trầm mà mình không biết, bây giờ nó buồn ngủ thì…​ Tới chừng ngủ thì mình phá.. nó không hôn trầm. Mà mình nói với nó là mình kinh nghiệm rồi…​thí dụ như mình niệm tới chín giờ, thì nó cũng buồn ngủ, mà nếu mình thức cũng được chứ không phải sao, nhưng mà cái đó là ức chế hay là không ức chế?

Trưởng lão: Mình thức thêm thì nó ức chế.

Sư Phước Nhẫn: Nó buồn ngủ mà mình thức là ức chế?

Trưởng lão: Mình ức chế. Thành ra thí dụ như bây giờ cái thời gian là chín giờ, mà mới tám giờ rưỡi mà buồn ngủ mình ức chế, coi như là mình ức chế nó đừng cho nó ngủ đó. Còn cái khoảng thời gian mà nó không có buồn ngủ đó, thì khoảng thời gian đó là coi như mình tu tập, mình không có cái gì hết.

Nhưng mà nó có, nhưng mà cái sự ức chế của mình ức chế nó ngắn thôi, nó không được dài, nó dài nó sẽ mệt đầu , nó uể oải nó làm cho mình…​ hết, cho nên mình không ức chế nhiều. Khi nào mình ức chế nó, thì ức chế ít thôi.

Thí dụ như bây giờ 8 giờ rưỡi thì bắt đầu nó buồn ngủ, tới chín giờ là mình đi ngủ đó, mà nếu mà mười giờ mà tám giờ rưỡi nó buồn ngủ rồi mà mười giờ, tới mười giờ mình thức như vậy là mình ức chế quá rồi. Không được, sai.

Sư Phước Nhẫn: Lúc trước con cũng thức tới chín, mười giờ nó không có sao, sau cái đợt hôn trầm này cái tự nhiên nó buồn ngủ, vậy giờ mình ức chế nó hay là mình bỏ …​

Trưởng lão: Không. Bây giờ cái, như vậy sư định sư chọn lấy cái giờ nào, chín giờ hay là mười giờ?

Sư Phước Nhẫn: Con thì mười giờ con ngủ, nhưng mà khoảng từ tám giờ đến mười giờ, bảy giờ đến tám giờ con buồn ngủ nhiều. Thì qua cái giai đoạn đó con chiến đấu được, không sao. Đó còn chín giờ đến mười giờ, tám giờ đến mười giờ thì nó không buồn ngủ. Nếu nó buồn ngủ ít, thì mình đi kinh hành, mình ngồi, đi kinh hành mình ngồi, tới lúc mình buồn ngủ nặng quá đâm ra con đọc kinh. Rồi bây giờ đọc kinh tự nhiên nó tỉnh bơ không có sao. Nhưng mà cái thời gian đó mình không có tu hết, nhưng mà mình làm mọi cách để cho nó tỉnh ra.

Trưởng lão: Cái đó là mình phá, phá hôn trầm. Được rồi, cái đó được rồi. Chọn lấy mười giờ đi. Cái đó không quá đâu, do mình từ lâu tới giờ mình đã có cái sức ức chế nó thì bây giờ mình chỉ cố gắng mình chiến đấu với nó. Cũng là ức chế đó chớ không phải không đâu, ức chế không có đến nỗi quá.

(02:37) Trước kia mà cái mới vô tu mình mà như vậy đó, để như vậy, cố gắng, nó sẽ mệt mỏi lắm. Nó sẽ đi lảo đảo, nó té. Bây giờ thì không đến đỗi mà nó lảo đảo, nó đã chịu đầu hàng rồi. Cho nên mình đừng lui, mình lui là mình đầu hàng nó đó, mình giữ gìn đúng mười giờ mình tu.

Và trong khoảng thời gian đó thì, thứ nhất là chịu khó đi kinh hành, giữ gìn. Hễ biết cái giờ nào mà nó sắp sửa nó buồn ngủ, nó hơi, thấy hơi có vẻ buồn ngủ là đi kinh hành. Đi kinh hành…​ Nó tỉnh thì mình ngồi lại mà không tỉnh mình đi. Mỏi chân mình có quyền đứng mình nghỉ, chớ không phải là mình mỏi chân mình cứ ráng đi.

Bởi vì, nó mỏi chân tức là bị chướng ngại pháp, mình đi nhiều nó gây chướng ngại pháp. Thì chướng ngại pháp bây giờ mình đẩy lui cái chướng ngại pháp của mỏi chân bằng cách nào, phải ngồi nghỉ chứ. Phải không?

Nhưng mà nó thường thường khi mà nó mỏi chân rồi thì cái hôn trầm nó lại giảm, nó giảm. Chứ mà nếu cái hôn trầm với cái mỏi chân hai cái nó kề cặp nhau, nó cũng còn mạnh lắm, thì mình chóng mặt (??) nhưng mà không có. Hễ cái thọ có thì thì cái hôn trầm nó cũng giảm. Có người đau nhức, người bị đau nhức cái này cái kia thì không có buồn ngủ được. Mà cái người mà không có đau nhức nó dễ buồn ngủ.

Đó, thành ra khi đó thì, khi mỏi chân thì cái hôn trầm cũng dịu rồi, mình ngồi lại được. Mà hễ mình nghỉ một hơi mình nghe hết mỏi chân coi chừng hôn trầm nó tới! Cho nên mình chuẩn bị, mình nghỉ, nghe nó không còn mỏi chân mình đi, để mà phá cho được cái hôn trầm.

Cái hôn trầm là cái nghiệp si của mình, phá đi. Hễ phá được thì nó mới có tỉnh. Nó tỉnh được mình mới ở trong cái Chánh Niệm, mình mới quan sát bốn chỗ đẩy lui chướng ngại pháp, để giữ gìn cái…​

Sư Phước Nhẫn: Khi mà hết hôn trầm con mừng quá trời, cái nó trở lại.

Trưởng lão: Nó không phải đâu, nó trở đi trở lại hoài. Cũng như ba cái tâm niệm của mình, cái vọng tưởng đó, nó cũng tới trở lui trở lui hoài, nó không đến một lần đâu.

2- CÁC TRƯỜNG HỢP TU ĐỊNH VÔ LẬU

(04:39) Sư Phước Nhẫn: Con có mấy câu hỏi xin hỏi Thầy. Bạch Thầy, cái Định Vô Lậu, theo Thầy dạy có hai cách tu, cách thứ nhất là lấy bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp mà quán xét tư duy, lấy Năm Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên và Tứ Đế quán xét tư duy. Cách thứ nhì là lấy Pháp Hướng tu thành nội lực, hướng tâm ly dục ly ác pháp, xa lìa và đoạn diệt lậu hoặc. Vậy thì hai trường hợp này, trường hợp nào mình tu pháp thứ nhất, trường hợp nào mình tu pháp thứ nhì?

Trưởng lão:

  • Cách thứ nhất là khi mà nó có chướng ngại pháp thì mình đem mình quán để mình xả ly nó, gọi là cách thứ nhất.

  • Cách thứ hai là tâm thanh thản, nó không có cái chướng ngại pháp nào hết thì dùng Pháp Hướng để mình nhắc tâm mình nó thành một cái đạo lực.

Hai cái pháp đó đều là Định Vô Lậu hết, nhưng mà phải biết áp dụng đúng của nó thì nó có hiệu quả.

Tâm luôn lăng xăng lộn xộn mà cứ dùng pháp hướng “tâm như đất”, “tâm như đất” thì không đúng. Phải quán xét cái tâm lăng xăng lộn xộn đó, nó do nhân quả, hay nó do Thập Nhị Nhân Duyên, hay do Ngũ Uẩn như thế nào đó, mình quán xét nó để đẩy lui cái đó thì đó là quán.

Còn khi mà cái tâm nó thanh thản an lạc, không nên để cho cái tâm thanh - thản an lạc kéo dài cho đến tĩnh lặng thì sai. Thay vì dùng pháp hướng để mình nhắc cái tâm ly dục ly ác pháp, dù mình biết tâm mình chưa hết tham sân si, chưa quét sạch những Thất Kiết Sử, đó là dùng pháp hướng. Cho nên nó hai trường hợp tu.

Sư Phước Nhẫn: Về cái phần Định Vô Lậu, có lúc thì Thầy dạy có cái niệm khởi thì quán xét, còn không có niệm thì không có truy tìm.

Còn trong quyển Cẩm Nang Tu Tập của Thầy, tập Một ở trang 93, Thầy dạy: “cái Định Vô Lậu không phải là một định diệt Tầm Tứ để xong ngồi yên lặng, chờ lậu hoặc nổi lên thì dùng Định Vô Lậu quét sạch. Khi tu Định Vô Lậu thì phải dùng tâm tư duy, quán xét bốn chỗ thân - thọ - tâm - pháp”. Con xin Thầy giải thích hai trường hợp này!

(6:42) Trưởng lão: Cái trường hợp, thí dụ như có một cái niệm khởi mình mới quán sát cái niệm đó, mà mình quán sát, mình quan sát cái niệm đó, để xem cái niệm đó nó ở trong cái dục lậu, hữu lậu hay vô minh lậu?Mà khi mà xem biết nó ở trong ba cái lậu hoặc này rồi thì tức là nó sẽ lui ra, đẩy lui nó ra.

Còn nếu mà cái trường hợp nữa, bây giờ nó không có, mà bây giờ là tâm mình nó đang ở trong cái tâm, thí dụ như bây giờ mình đang ở trong cái tâm dục, nó khởi lên cái niệm dục nào đó, tức là nó đang ham muốn cái dục, cho nên vì vậy đó, mình mới quán bất tịnh hay là quán một cái, xét lại cái thân của mình, mình quán cái thân của mình nó bất tịnh như thế nào để cho mình nhàm chán mình.

Cũng như bây giờ, cái tâm nó khởi muốn ăn chè hay hoặc muốn ăn cái gì đó. Bây giờ đó, mình mới đem cái thực phẩm, mình quán bất tịnh cái thực phẩm, để cho nó nhàm chán nó không còn thích ăn món ăn. Đó là cách thức thứ hai của nó như vậy để đẩy lui cái tâm của mình.

Đó là cái tâm mình nó không cái hiện cái niệm đó, nhưng mà mình biết cái bản chất của mình nó còn thích ăn cái đó. Còn nó khởi ra một cái niệm, cái niệm bây giờ nó muốn ăn chè, nó khởi lên cái niệm thì mình đem cái niệm đó mà mình quán bất tịnh.

Còn bây giờ mình biết cái sở thích của mình, mình biết cái sở thích nó thích ăn chè, phải không? Mà bây giờ nó không có khởi cái niệm thích ăn chè, nhưng mà mình biết mình, vì vậy đó mình mới đem cái chè đó, mình mới quán bất tịnh, để cho mình nhàm chán nó, mình tưởng ra. Cái này là phải dùng cái tưởng quán vậy để đẩy lui cái tâm tham dục của mình. Cho nên hai cái trường hợp đó như vậy.

Sư Phước Nhẫn: Và hằng ngày con thường tác ý câu “Tâm - thanh thản - An lạc - Vô sự”, rồi theo dõi nó không? Hễ có niệm tham sân si nổi lên thì dùng Định Vô Lậu quán. Còn nếu có niệm lăng xăng thì con cắt. Như vậy là pháp môn gì?

Trưởng lão: Đó là Định Vô Lậu.

Sư Phước Nhẫn: Con có thể câu hữu với cái Thân Hành Niệm được không Thầy?

Trưởng lão: Được. Thân Hành Niệm Nội và Ngoại.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy con vừa đi vừa tác ý rồi cái con câu hữu với Thân Hành Niệm Ngoại là con đi đó, con sợ nó ức chế, bởi vì mình dính với cái bước chân đó, thì nó có ức chế không?

Trưởng lão: Không. Bởi vì nó luôn luôn, mình tỉnh ở trên cái đó để mình xả cái tâm của mình, thì không bị. Còn mình tỉnh ở trên cái hành động đi của mình, thì mình bị ức chế đó. Mình kèm theo cái câu hữu của nó mà nó không bị …​.

Sư Phước Nhẫn: Vậy thì ngoài cái phần tu vừa kể con có thể là thỉnh thoảng đọc một cái bài kinh để nghiên cứu quán xét thêm không hay không cần thiết?

Trưởng lão: Không, bây giờ thì cần thiết. Nhưng mà sau này mà nếu, bây giờ đã đọc thấy hết rồi, mình nắm vững hết rồi, không cần đọc đi đọc lại nữa, dẹp. Bây giờ chuyên tu thôi. Thì lúc bấy giờ là lúc đi tới chứ không có đi lui nữa. Còn bây giờ là lúc cần đọc, vì những cái thời gian mà nó cần đọc thêm, để cho mình nghiên cứu thêm những cái phần nào mà mình chưa hiểu, cái nào mình hiểu thì thôi, còn không hiểu thì mình phải đọc, là như trong giai đoạn này.

Cho nên ở trong cái tạng kinh này mà chịu khó, mà nếu mà đọc mà nghiên cứu kỹ, thì Thầy nghĩ rằng trong vòng một năm là xong hết, không có cái chỗ nào mà mình không có, chớ không phải là đọc tới hai ba năm đâu, không có đâu.

Bốn cái bộ kinh này chỉ trong vòng là, nếu mà hằng ngày mình cứ mỗi một ngày vậy, mình dành ra chừng một tiếng, hai tiếng đồng hồ một ngày, Thầy nghĩ là một năm hay sáu tháng sẽ đọc hết. Đọc hết mà đọc rất kỹ chứ không phải không. Đọc, nghĩa là đọc riêng từng chữ từng này kia để hỏi ra cho rỏ, thì cái đó đọc rất kỹ.

(10:33) Còn mình đọc lướt qua để mà hiểu sơ sơ, cũng tầm, trong một bài kinh mình phải hiểu cái ý của Phật muốn nói bài kinh là gì, mình đặt câu hỏi trước hết. Rồi xem xét những cái từ, cái từ nào mình không hiểu, nó có những cái từ mình không hiểu. Rồi mình hiểu hết những cái ý, và đồng thời mình nêu lên cái ý đó cho, coi như cái bài kinh đó mình nêu cái ý lên. Thầy nói đó như vậy là …​ mà Thầy thấy một bài nào chưa đúng, sai, thì Thầy giải thích cho hiểu biết.

Đó là cái nghiên cứu kinh sách để cho nó thông suốt được, sau đó cái niềm tin của mình mới trọn vẹn ở chỗ cái pháp, nó không còn vướng chướng nữa, nó không còn nghi hoặc, chớ không khéo nó bị nghi hoặc, mà không có thực hiện chín chắn được.

Bởi vì, cái tin nó quan trọng lắm, cái tín lực nó rất quan trọng. Mình tin, thì dù cái pháp đó, mình đã tin nó rồi thì sống chết mình ôm chặt được. Còn mình bán tín bán nghi, mình đi tu mà mình chưa có thật sự là tin Phật, thì mình chưa có chắc chắn mình vượt qua được. Cho nên trong cái Ngũ Lực thì cái tín lực là một cái đạo lực.

Sư Phước Nhẫn: Cái bộ Đại Tạng con đọc hết rồi, và con có ghi lại những cái bài kinh quan trọng đó, tầm hai cuốn hai trăm trang, sau rồi con ghi vào hết, cũng có mấy cái bài mà nó, lúc mình thấy nó cần ghi nhớ thì cần ghi nhớ lưu lại. Còn có cái chỗ nào mà thắc mắc thì con cũng đã tìm hiểu, con có thấy nó kết hợp với cái pháp của Thầy tu, không có trật.

Rồi cũng như cái bài tụng kinh mà nó “như ăn thịt con mình” đó, con thấy sao kỳ vậy, trong kinh con không thấy …​ nhiều. Con thấy nó kết hợp …​ biết kết hợp. Cũng như cái bài khác con đang tu mà nó giống với cái bài kinh An Trú Tâm trong quyển Trung Bộ Kinh 1…​ Thầy gọi là cái niệm lực.

Trưởng lão: Đúng đó.

Sư Phước Nhẫn: Con thấy như vậy cho nên …​ kết hợp được.

Rồi còn những lúc con bị trạo cử hoặc là vọng tưởng, thay vì dùng Định Niệm Hơi Thở, hoặc tập trung dưới bước chân của mình, mình mở băng nghe giảng có được không?

Trưởng lão: Được.

Sư Phước Nhẫn: Và thời gian tu pháp hướng là suốt ngày hay là quy định thời gian như các môn khác, để không có thất niệm?

(12:52) Trưởng lão: Lúc này thì coi như là mình chưa có phải dùng cái pháp hướng suốt ngày. Cái giai đoạn này là cái giai đoạn mình còn phá hôn trầm, còn cái giai đoạn mà dùng cái pháp hướng suốt ngày là hôn trầm nó đã đẩy lui…​

Sư Phước Nhẫn: Còn thường ngày dùng cái pháp hướng đây là phần còn tác ý chứ chưa phải là Như Lý Tác Ý có phải không Thầy?

Trưởng lão: Ờ, đúng đó.

Sư Phước Nhẫn: Chừng nào mới tới phần Như Lý Tác Ý Thầy?

Trưởng lão: Khi nào mà cái sức tỉnh thức mình nó đã tỉnh thức hoàn toàn rồi, giới luật mình thấy mình nghiêm chỉnh hẳn hòi, mình không có vi phạm một cái lỗi lầm…​ thì bắt đầu Như Lý Tác Ý nó mới có hiệu quả. Còn bây giờ tác ý.

Sư Phước Nhẫn: Cái pháp Như Lý Tác Ý có thể là một cách để tu giới và tu định không ạ?

Trưởng lão: Đúng đó.

Sư Phước Nhẫn: Vậy mình tu giới mình dùng cái đó để tu, đó là kĩ thuật tu. Không có cái đó mình tu giới không được.

Trưởng lão: Không được, nó không có thanh tịnh…​

Sư Phước Nhẫn: Con cũng nghĩ là không có cái đó thành ra mình thôi cũng như mình tu lý luận.

Trưởng lão: Bởi vì cái giới mà nó thanh tịnh, nó thanh tịnh cái tâm chớ nó không phải thanh tịnh cái thân của mình nó mới trọn vẹn được …​ cái ý. Thành ra nó phải có pháp Như Lý Tác Ý…​

Sư Phước Nhẫn: Cái thời gian này con ít có phóng dật vì cái niệm tham sân si, nhưng mà bị những cái niệm lăng xăng nó tới lui hoài. Con mới tư duy ra thì nó ,cái nguyên nhân nó là một là do tiếp duyên, còn có nguyên nhân nữa là chắc có lẽ vấn đề nhân quả đời trước. Ngoài cái đó nó còn cái nguyên nhân nào để nó mới xảy ra niệm lăng xăng như vậy?

Trưởng lão: Nó, coi như cái niệm lăng xăng đó thì …​ mình tiếp duyên thì nó có niệm lăng xăng mới có, cái thứ hai là luật nhân quả, cái nghiệp lực của mình gây nên, nó sanh ra, cái dục …​bệnh là do tiếp duyên thì nó sanh. Cái thân mà nó không bệnh mà tiếp duyên nó sẽ có bệnh, cái duyên nó tạo thành. Cho nên mấy cái này là cái quan trọng.

Sư Phước Nhẫn: Nó còn cái nguyên nhân nào sanh ra cái niệm lăng xăng nữa không Thầy?

Trưởng lão: Không, …​ có hai nguyên nhân. Cho nên độc cư là nó, độc cư là sợ có cái cảm thọ không, mà thọ không có nữa là độc cư trọn vẹn. Mà thọ có là nó sanh cái niệm lăng xăng của chúng ta. Còn mình tiếp duyên là mình ngăn chặn cái, chỗ mình độc cư là mình ngăn chặn được cái sự tiếp duyên, những cái niệm lăng xăng nó không có.

Còn nếu mà mình gặp cái thọ thì nó, nếu mình không tiếp duyên mình cứ gặp cái thọ, thì nó lăng xăng lắm nó chịu không có được. Cho nên cái sư nhận xét đó …​ mà nó có cái niệm lăng xăng đó.

Sư Phước Nhẫn: Cái pháp hướng con thấy nó cũng có hiệu quả nhưng mà nó không có tròn. Thí dụ như con đang đi mà nó biết mình đang đói bụng, thì con hướng một chút nó hết. Mà nó không có hết luôn. Như tối trước khi đi ngủ con hướng thì sáng nó khỏe dữ lắm, nhưng mà chắc có cái lặp đi lặp lại hoài nó mới hết.

Trưởng lão: Trong cái lúc này là những lúc lặp đi lặp lại. Bởi vì cái sức đề kháng nó chỉ đề kháng, trong khi đó mình hướng tâm như vậy, cái tâm mình nó bắt đầu nó bất động nó không có dao động đó, thì do đó cái sức đề kháng của nó làm cho mình thấy an.

Nhưng mà cái thân nghiệp của nó, nó còn cái nghiệp, mình chưa đủ chuyển nghiệp. Tức là cái sức định của mình nó chưa đủ để chuyển cái nghiệp, chứ không có gì , chưa có định. Bởi vì chưa ly dục ly ác pháp làm sao có định được.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra vậy là phải uống thuốc.

(16:31) Trưởng lão: Ờ phải uống thuốc. Uống thuốc, và đồng thời ra thì cũng dùng pháp hướng để cho nó không có trở lại, khi mà sau này, khi mình có định rồi thì mình dùng nó mà đẩy lui hết.

Sư Phước Nhẫn: Trong cái thời gian ngắn thì nó có hiệu quả không Thầy?

Trưởng lão: Thì bây giờ thì nó hiệu quả đó, nó hiệu quả mà rất ngắn nhưng mà trở lại. Nó chưa có phục hồi được. Còn sau này đó mình có định rồi, cái thân mình bởi vì bây giờ mình còn bất tịnh, sau khi mà cái thân nó thanh tịnh rồi thì nó …​

Sư Phước Nhẫn: Con nghĩ là, thí dụ như mình có cái pháp hướng đó, mà nó hiệu quả lâu là phải do cái định.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Sư Phước Nhẫn: Còn nếu nó có cái định thì nó thời gian ngắn. Con thấy nhiều lúc con muốn con thức mấy giờ là con nghĩ sau đó tới đó nó thức à. Khi mình muốn cái gì là nó ra cái nấy, thì tối ngủ mình nghĩ sao thức, khi mà đi ngủ đó, là con hướng làm sao nó y như vậy.

Trưởng lão: Đó là nó hiệu quả do cái phần giới rồi đó..

Sư Phước Nhẫn: Còn cái phần sức khỏe thì nó không có lâu. Mình kêu thì nó nghe chứ một lát nó trở lại.

Trưởng lão: Cái sức khỏe nó thuộc về thân. Sư thấy ngay cái phần mà ly dục ly ác pháp nó thuộc về tâm, phải không?

Cái định Sơ Thiền nó thuộc về tâm. Cho nên nói Tâm Bất Động mà.

Còn về cái Nhị Thiền nè, Tam Thiền nó thuộc về tưởng,

Tứ Thiền nó thuộc về thân. Phải không? Sư thấy rõ không?

Mà hai cái này thì mình phải có định chứ còn không định làm sao được! Cho nên vì vậy mà có định rồi thì cái pháp hướng này nó sẽ hết bệnh. Chớ còn không có thì nó trở lại. Cái này nó thuộc về tâm, mà tâm của mình nó chưa có định, nó chưa trọn vẹn cái định của nó, cho nên nó còn cái niệm ra vô, ra vô, ra vô.

Khi cái tâm mình thật sự nó có đủ sức mà nó không phóng dật rồi, luôn luôn lúc nào, thí dụ như bây giờ giữa Thầy với sư tiếp xúc nhau vậy thì nói chuyện qua lại, nhưng mà khi về thì sư, thì nó phóng ra, nó còn cái niệm, còn Thầy khi về thì nó lại bất động trở lại, nó không khởi niệm.

Mà ai đến nói thì nó có Tầm Tứ nó phóng ra, còn không có thì Tầm Tứ nó co lại nó nằm yên lặng, nó để nhất tâm của nó được.

Cho nên trong cái định Sơ Thiền, thì nó có Tầm có Tứ, có Nhất tâm, có Hỷ có Lạc. Cho nên vì vậy mà khi mình hoàn toàn tiếp duyên với nhau thì nó dùng Tầm Tứ, mà không tiếp duyên với nhau thì nó trở về Nhất tâm của nó, nó trọn đầy, thanh thản, an lạc.

Đó là cái chỗ của cái người tu xong. Còn mình chưa xong thì nó phóng ra. Cho nên vì vậy cái tâm của mình nó chưa tròn đầy.

3- ĐẨY LUI BỆNH NHỜ TIN CÂU PHÁP HƯỚNG

(19:04) Sư Phước Nhẫn: Còn cái bữa, con thấy ông già đi làm cỏ, con mới hỏi thăm, con nói ông bệnh mà sao đi làm? Ổng nói nó hết bệnh đó, mà ông nói ổng dùng pháp hướng, ông chưa có định mà sao ông trị cái bệnh đái đường được, hay quá vậy Thầy? Cái đó là nhờ nguyên nhân nào?

Trưởng lão: Cái nguyên nhân nó là cái tín lực, cái niềm tin của họ trong đó.

Sư Phước Nhẫn: Chớ không phải là do cái định lực…​ ?

Trưởng lão: Không, đây là do cái niềm tin, cái tín lực nó làm, cái lòng tin của ổng tin cái câu, nó đặt trọn cái niềm tin, nó dùng cái câu pháp hướng đẩy lui bệnh.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy con nói sao mà ông đi ra ngoài ông làm được mà trời mưa lất phất vậy? Ổng nói bây giờ “tui hết rồi”, hỏi sao hết, ông nhờ ông tu cái pháp hướng ông nhắc hoài, cái bây giờ ông đi tới đi lui, cái gì nó cũng bình thường hết trơn hết trọi. Con nói không hiểu sao mà ngộ vậy?

Trưởng lão: Ổng chưa có định, bởi vì Thầy dạy ổng chỉ có tu tập về cái nghị lực, và ổng ngồi xuống, đi kinh hành, hoặc là thời gian chuẩn bị đi kinh hành, tập siêng năng, qua cái thời gian của nó, nó có cái nghị lực của mình.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra cái hết bệnh đó là do cái tín lực chứ không phải là do…​

Trưởng lão: Tín lực, do tín lực của ổng đó. Tại cái người nào mà Thầy dạy pháp hướng mà họ chưa có định, mà họ tin vào cái pháp đó họ dùng để trị bệnh, cái pháp hướng mà, nghĩa là nhất định chết bỏ đó.

Thì ổng, ổng có thuốc đem theo chớ không phải không đâu, mà thuốc của ổng là phải dể trong tủ lạnh cho nên cô Út cô gởi ở trên nhà trên kia kìa, có cái tủ lạnh, gởi ở trển. Khi nào mà ổng cần thiết ổng dùng uống một tuýp đó, thì ổng cho cô Út hay cô Út lấy. Nhưng mà từ ngày ông vô tới giờ, ổng tin cái pháp hướng của Thầy dạy, nhờ niềm tin của ổng mà ổng đẩy lui được cái bệnh, khỏi uống thuốc.

Sư Phước Nhẫn: Thấy cái bệnh mà nan y mà ổng hết trơn, hay quá!

Trưởng lão: Cái niềm tin, khi mà ổng đọc sách Thầy ổng thấy câu, cái pháp hướng hay quá ổng tin. Cho nên nghe nói Thầy cũng trị bệnh bằng cái pháp hướng, bằng này kia, hoặc mấy cô rồi cũng trị bệnh bằng pháp hướng, cái niềm tin đó là niềm tin sâu, thành ra không cần uống thuốc nữa. Rồi nó có, mới đầu thì nó cũng hoành hành lắm, nhưng mà ổng tin lắm, nên không sợ.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là thời gian sau nó hết luôn nó không còn trở lại?

Trưởng lão: Nó hết luôn mà. Nó hết luôn, nó đi vào cái định. Bởi vì từ cái tín lực đó mà nó đi vô, nó đẩy lui tất cả mọi cái. Ổng tin được cái này rồi, thì Thầy dạy cái gì ổng làm, sau này tới cái giai đoạn mà Thầy giảng, ổng quan sát trên bốn chỗ Tứ Niệm Xứ mà ông tu thì ổng sẽ đi vào.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là ổng có cái căn bản vô Sơ Thiền mau phải không Thầy?

Trưởng lão: Mau đó, bởi vì cái tín lực nó hay lắm!

Sư Phước Nhẫn: Vầng, con cũng nghĩ ông này cái vô Sơ Thiền trước tụi con!

Trưởng lão: Cái tín lực.

Sư Phước Nhẫn: Giờ thấy ổng lẹ quá!

Trưởng lão: Có niềm tin. Mà hễ cái lòng tin rồi thì nó, bởi vì nó đặt thành cái vấn đề nó đem hết cả cái khả năng nó đi vào cái đó, nó không phải lơ lỏng đâu!

Cho nên vì vậy mà cái người mà nghe Thầy nói cái pháp hướng mà nó hết bệnh, mà người đó đặt trọn niềm tin, đừng có bán tin bán nghi, thì cái người đó hết bệnh tật.

Thầy sắp tới cũng về ở cái thất của ổng đó ha, ông lo ông tu, mà thầy nói con ráng ôm cái pháp Như Lý Tác Ý mà tác ý nó ra, tác ý một cái tướng khác cái tướng bệnh này, đừng có sợ đau gì hết. Mà ông này chịu đựng được, cho nên ổng chịu mà. Hễ đủ niềm tin của cái pháp hướng rồi thì chắc chắn là những cái cơn đau nó sẽ hết. Cái lực của nó mạnh lắm, cái lực của nó, bởi vậy Thầy nói, nó siêu việt.

Chỉ vì mình chưa biết cho nên mình chưa có thấy nó thôi chứ còn, còn ông này thì ổng nghe nói thôi nhưng mà niềm tin ổng, bởi vì họ là cái người bệnh, họ khổ rồi!

(23:02) Sư Phước Nhẫn: Ổng khoe con ổng nói bây giờ cỡ này ổng hướng mạnh lắm. Cũng như cái đi, cái chân ông đang đi vậy, cái chân ổng nó muốn sút ra như sút bù lon vậy, cái ông nói: "Không sút”, cái chút xíu nó gắn vô cái ổng đi lại, nó trật. Thần thánh! Cái ông đang đi cái nó đói cái bụng, đau cái đầu, ông hướng một chút nó hết.

Thì con cũng vậy đó, con cũng làm nó hết vậy đó, mà nó không có hết luôn, giờ nó cứ tái đi tái lại. Còn của ổng cái bệnh đái đường ổng làm hết luôn hay thiệt tình!

Trưởng lão: Không cái bệnh đái đường là cái bệnh của ông nó bị ngặt nghèo. Còn cái thứ mà nghiệp lặt vặt, coi vậy chứ nó tới lui.

Bởi vì cái thân bệnh của mình, những cái ngặt nghèo, cái người mà tu mà cái bệnh ngặt nghèo nó không khó đâu, mà nó khó là tại vì cái tâm của mình không xả. Chớ mình quyết tâm mình xả là hết bệnh ngặt nghèo, bệnh lặt vặt, bệnh kêu là bệnh nhân quả đó.

Nghĩa là cái thân mình nó còn vô thường cho nên nó hay bệnh, nhưng mà bệnh lặt vặt nó không có bệnh đến đỗi mà khổ sở. Còn người đời người ta tích ác cái bệnh nó quá khổ, còn mình thì …​

Do như vậy mà cái bệnh lặt vặt nó cứ dùng pháp hướng đẩy lui nó, tới nữa đẩy nữa, cứ hoài thôi, tới chừng mình chết nó hết thôi chứ còn đừng nói hôm nay mình không đau đâu. Cái đó nói pháp hướng đó. Hễ mang cái thân nhân quả là nó có bệnh thôi, bởi vì nó vô thường lắm, thay đổi, nó thay đổi thì tức là, nó thay đổi tới cái chỗ đó đó, rồi cái thân của mình nó bị thay đổi nó phải đau thôi, có gì đâu!

Và do đó thì mình cứ dùng cái pháp hướng để đẩy lui nó hết, nó có nữa đẩy lui nữa chứ đâu có gì, cái tụi lặt vặt …​

Sư Phước Nhẫn: Con nghĩ là đẩy một cái là nó hết luôn đó, vậy con mới không làm.

Trưởng lão: Nó là cái bệnh nhân quả, mình là thân nhân quả mà mình làm sao mình bảo nó hết đau được? Chớ phải chi mình, cái thân mà không đau là cái thân của chư thiên, nó là còn cái trạng thái trong đó rồi. Mình mang cái thân…​

Sư Phước Nhẫn: Cô Út cổ nói là hướng một ngày mà không hết là phải uống thuốc, hướng một ngày nó hết thì thôi. Hướng mà nó hết thì ngày mai nó trở lại nữa rồi làm sao?

Trưởng lão: Cứ hướng, cứ hướng nó hết rồi cái nó trở lại, hướng nữa hướng nữa, cứ cái nó, nó là cái thân nhân quả mà. Cứ là mình có cái thân này, có người có thân người ta ít bị bệnh, còn có người thân bệnh hoài, mà mình nhờ mình tu mình hướng nó hết, hướng nó hết, cho nên mình thấy nó an ổn nó thanh thản.

Cho nên Đức Phật bảo mình đẩy lui các chướng ngại pháp mà. Nếu mà không có thì Đức Phật đâu có nói chướng ngại pháp, nhưng mà chướng ngại pháp thọ là chướng dữ lắm chứ!

Sư Phước Nhẫn: Ông này ổng hết luôn cả cái bệnh đái đường đó là nhờ tín lực đó!

(25:35) Trưởng lão: Tín lực, cái niềm tin ổng. Tín lực ổng nhiều. Nói ra Thầy biết liền. Chính Thầy ngồi tu được mà nhập được cái Sơ Thiền là nhờ cái lòng tin vào Sơ Thiền…​ Thầy gặp cái pháp hướng thấy nó hay. Từ lâu tới giờ mình tu tất cả các pháp mà không hay cái pháp này.

Mà chính Thầy hiểu nó qua cái danh từ “ám thị", khi mà đọc đến cái chỗ Như Lý Tác Ý - cái pháp hướng - dùng cái chữ “ám thị”, coi nó làm sao. Bởi vì hồi đó Thầy đọc sách bên Thiên Chúa của ông Cha ông bác sĩ, ổng hay nói về tự kỷ ám thị. Ổng có kê lên một cái, nhưng mà Thầy đâu có ngờ cái tiếng Pháp nó..

Khi mà Thầy đọc kinh sách Nguyên Thủy, nhờ đọc bên Thiên Chúa cũng biết một chút, chứ không phải không đâu, cho nên vì vậy mà Thầy, chính như vậy mới trị được cái nội tâm của mình. Cứ ở ngoài mà dòm ngó ở ngoài không làm sao mà …​ được. Mà tự kỷ ám thị tức là nội tâm của mình.

4- DÙNG PHÁP HƯỚNG ĐÚNG TÌNH CẢNH SẼ CÓ HIỆU QUẢ CAO

(26:38) Sư Phước Nhẫn: Con thấy cách dùng pháp Như Lý Tác Ý, con kinh nghiệm thì, khi mà mình dùng mà muốn nó có hiệu quả là phải có yếu tố tình cảnh, khi mình tình cảnh cái mình dùng pháp hướng thì nó có hiệu quả nhanh hơn. Còn cái bình thường mình dùng cái pháp hướng hiệu quả nó không nhiều. Có phải vậy không Thầy?

Trưởng lão: Đúng như vậy.

Sư Phước Nhẫn: Cũng như nhớ cái này nè, hồi đó đọc cuốn Đường Về Xứ Phật của Hòa thượng Trí Tịnh nói niệm Phật niệm Phật không đó, vậy chớ ông thầy Bạch Vân ổng hỏi con: "Đọc vậy có biết cái yếu chỉ đó không? Con nói biết chứ, cái yếu chỉ đó là ông chỉ ra cái tình cảnh, vậy nhờ tình cảnh thì nó mới nhiếp tâm được, tình cảnh nó mới nhiếp tâm.

Thành ra bây giờ con nhớ cái đó rồi áp dụng cái này để mà, lúc nào tình cảnh mình hướng, thấy nó hiệu quả mau lắm, hiệu quả hay lắm. Còn bình thường mình hướng cũng như mình làm công chuyện thói quen thì nó không có hiệu quả bằng.

Trưởng lão: Ừ đúng như vậy đó.

Sư Phước Nhẫn: Cũng như ông này ông có tín lực đó. Ông đem hết tâm tư vô đó rồi ông hướng.

Trưởng lão: Đó, đem hết tâm tư của mình đặt trọn vào thì nó mới thành cái lực của nó.

Sư Phước Nhẫn: tình cảnh…​.

Trưởng lão: Như vậy coi như là khẩn cấp đó.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, cũng như mình vì cái nhu cầu đó, mình phải giải quyết, thành ra nó mau. Mà thí dụ mình hướng mà nó không có nhu cầu giải quyết thì cũng như lúc bình thường, nó cũng như cái thông lệ hay thói quen thì nó không có vô. Cũng như Thầy nói cái trạng thái nó sẵn sàng nó chờ mình đó, mình vô ngay trong cái trạng thái nó thì vô mới được.

Trưởng lão: Đúng đó. Bởi vậy nó hay, biết như vậy mà cái người áp dụng trật thì kết quả không có. Thầy biết cái pháp hay, hướng tâm là pháp rất hay, rất tuyệt. Nhưng mà cái nói vậy chớ nhiều người cũng nghe nói vậy chớ làm trật à, chớ không phải ai cũng làm trúng hết đâu.

5- KHÔNG CẦN TU NHIỀU KIẾP

(28:34) Sư Phước Nhẫn: Con có câu hỏi này nó cũng thuộc các câu hỏi về các pháp trần: Con xin Thầy minh chứng cụ thể rõ ràng về thời gian tu để chứng đạo quả. Vì có nhiều quan niệm cho rằng phải là kiếp chót, hoặc là đủ Ba La Mật mới đắc được?

Trưởng lão: Không có, Thầy nói cái đó không đúng. Thầy xác định là con được thân người mà đúng Chánh Pháp thì trong nội kiếp này thì sẽ …​ chẳng có đợi phải Ba La Mật hay hoặc là kiếp khác, không bao giờ!

Bởi vì được thân người là khó, mà được thân người mà được Chánh Pháp, mà được Chánh Pháp mà cái người đó lại được cái sự hướng dẫn tu đúng, thì nội trong kiếp này, một kiếp một không, Thầy xác định một kiếp một.

Thầy cũng như quý thầy, không có hơn cách gì, thân Thầy cũng vậy chứ đừng nói là kiếp chót, không có kiếp chót kiếp gì hết. Đây là cái kiếp đầu cũng vậy, mà được thân người là tu được. Nhưng mà vì được thân người mà tu sai pháp thì không được, được thân người mà không đủ, không tin pháp cũng tu không được.

Được thân người nó có đủ những cái khả năng của nó trong đó. Ai lại cũng có cái niềm tin, mà mình tin có sâu hay là không sâu? Chớ đâu phải người nào không tin? Có tin, nhưng mà có người tin sâu người không tin sâu.

Nhưng tại sao họ không đặt tin sâu? Họ không chịu tự tư duy, cho nên tại sao mà Thầy, khi mà quý sư đến đây Thầy cho đọc bộ kinh sách này, Thầy cho nghe, để làm gì? Để tin sâu chớ, tin cái này là của Phật chớ, cái này đâu phải của Thầy đặt? Tin cái này là hoàn toàn, có nghĩa là đúng đắn!

Cho nên vì vậy, cái người mà đọc xong kinh sách Phật rồi, thấy lời Thầy dạy đúng, có pháp hành hẳn hòi như Phật dạy rồi, thì mình đặt trọn niềm tin. Nhất định, quyết định sống chết với nó thôi. Cuộc đời này chỉ cần có giải quyết này thôi, thì cái người này họ niềm tin sâu, thì một đời thôi chứ đừng nói kiếp chót. Cái đó là cái lý luận của Đại Thừa. Mặc dù đó là trong kinh nguyên thủy có nói…​

Không có kiếp chót, kiếp này, bởi vì ông Phật nói được thân người là khó, mà được Chánh Pháp còn khó hơn! Thế mà chúng ta được thân người mà được Chánh Pháp của Phật nữa, cái pháp được giải thoát mà, làm sao chúng ta không một kiếp này? Chỉ có mình không tu thôi.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vì cái quan niệm mà tu nhiều đời nhiều kiếp mới đắc đó, thì nó làm cho người ta nản chí nhiều lắm!

Trưởng lão: Làm cho người ta nản chí.

Sư Phước Nhẫn: Với lại người ta không có lập chí nữa. Như hồi đó con còn cư sĩ con có nghe thành được ngay trong kiếp rồi mấy ông thầy kia ổng nói: “Bị hoang tưởng! Làm gì trong kiếp này được!”

  1. sau con mới đọc bộ …​. nói là nguyện ngay trong kiếp này thôi. Chớ còn mình qua kiếp sau có biết nó ra làm sao đâu mà mình tính? Kiếp này hiện tại trước mặt đây mình biết, mà mình không có tín lực, mình không có tập niệm lực, rồi qua kiếp sau đầu thai rồi cái nó quên hết trơn hết trọi rồi, nó đâu có nhớ cái gì nữa mà nó tính!

Trưởng lão: Mà rồi biết mình được làm người nữa không? Hay là làm con vật thì làm sao mà tu? Phải hiểu được vậy, đâu có, kiếp này làm người là kiếp này phải, mà nếu mà kiếp sau chắc chắn không bao giờ…​.

Sư Phước Nhẫn: Chắc chắn trong bàn tay của mình.

(31:41) Trưởng lão: Coi như là các cái luận đó để cho con người dễ dãi, nó dễ duôi, nó nghĩ rằng tu trong nhiều kiếp thôi tui từ từ tui chơi thôi, chứ sự thật ra tu phải thành khẩn. Nếu mà mình không thành khẩn thì kể như là chưa nổi được.

Mà mình không quan trọng cái thân của mình là khó, cho nên mình mới dễ dàng, mình nghĩ rằng đời nay mình tu đời sau mình còn thân nữa mà tu, cho nên mình nghĩ vậy rồi mình tu vừa phải. Mình tu vậy là mình làm biếng hết. Còn mình thành khẩn, thì thật sự ra mình thành khẩn mình thấy được cái thân này là khó, kiếp sau không biết có được hay không, chắc chắn là khó được!

Cho nên trong kinh Phật nói như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển, rõ ràng khó thật, không bao giờ có thân đâu! Vì vậy mình thành khẩn ở trên một cái kiếp con người của mình được thôi.

Thầy thấy họ không quý cái thân này. Cái người tu họ quý lắm, họ tưởng là kiếp này rồi tới kiếp sau họ còn thân nữa cho nên họ…​ Còn mình biết được cái ý nghĩa của Phật nói như vậy mình thành khẩn, ráng nỗ lực, đem hết sức lực, trong một đời này phải giải quyết cái đó.

Mà giải quyết sớm chừng nào tốt chừng nấy. Bởi vì vô thường nó đâu có định cho mình trước đâu? Cho nên bữa nay mình xong, ngày mai mình chết mình khỏe rồi! Mà bữa nay mình chưa xong ngày mai mình chết biết mình còn tu được nữa hay không? Không được dễ dãi với nó đâu.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra cái yếu tố thành khẩn là quan trọng nhất?

Trưởng lão: Quan trọng nhất!

Sư Phước Nhẫn: Con nhận thấy là hồi lúc con còn nhỏ đó, con coi cái phim, con thấy cái người đó họ cầu khẩn, cầu quá đi, cũng như là thành khẩn quá xá đi, trên thiên đình tự nhiên nó lúc lắc lúc lắc ba ông tiên trên trển đó, cái ông mới dòm xuống ông thấy bà này cầu, ổng mới xuống ban phước cho bà này được như ý! Còn mấy người kia cầu mà nó không thành khẩn thành ra nó không có lọt vô thiên đình. Con nhớ cái này, có lẽ là thành khẩn nó cũng hay!

Trưởng lão: Đó! Chính cái tín lực của ông này là ổng vô đây là ổng được ban phước theo, để mà hưởng, mà nhận ra được cái pháp của Thầy mới đi vô trong này để mà xin tu. Đó.

Cô Út thì cổ, coi như là cổ làm khó dễ để coi ổng có quyết tâm không? Nếu con người quyết tâm thì làm gì làm nhất định không đi. Còn Thầy thì Thầy trợ giúp để cho ổng an ổn, nỗ lực…​ Cô Út cổ nói để tui, để tui trắc nghiệm từng chút hạnh của ổng. Nhưng mà ổng nhờ Thầy hỗ trợ. Cho nên vì vậy niềm tin ổng tin sâu …​. kể cũng mừng. Cho nên mấy bữa rày thì Thầy đi ra Thầy kiểm lại sự tu của ổng. Thầy đi một vòng rồi Thầy ra quan sát coi cái tín lực của ổng, tính để rút cái thời gian cho nó thu ngắn lại.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, con thấy ổng tín lực thế này ổng lẹ lắm Thầy. Chứ con thấy cái chính như chỗ này, hồi đó con có cái nghi ngờ Thầy. Mà Thầy nói, cứ bị bệnh thì dùng pháp hướng, rồi khỏi uống thuốc, không có chết đâu. Rồi con nghĩ rủi nó chết thì sao, chết rồi kiếp khác mình biết đường tu không? Kiếp này chắc ăn quá mà không làm rồi bảo tới kiếp sau, rồi nó không chắc ăn thì sao?

Rồi con nói ủa, vậy là ổng kêu mình làm quyết liệt mà nó không hết, rủi nó không hết, thí dụ như bệnh nan y nó không hết thì kiếp sau làm sao chắc ăn được? Kiếp này không chắc ăn kiếp sau làm sao được? Nó hơi ngờ ngợ cái đó. Sau con mới thấy mấy cái trường hợp rồi con mới biết nó là đúng.

(35:16) Trưởng lão: Tại vì đó là cái, Thầy muốn nói đó là cái sự thành khẩn của mình đối với cái mạng sống của mình nó quá ngắn, mà mình lấy cái đối tượng đó để mình vượt lên. Bởi vì nó chỉ vượt qua mà, chớ đâu có phải là chiến đấu với nó để mà chịu đựng mà vượt, cứ vượt qua thôi. Tâm bất động để vượt qua.

Sư Phước Nhẫn: Vậy con nghĩ liều cũng phải có trí tuệ chứ liều mù quáng quá cũng dở!

Trưởng lão: Bởi vì khi mà liều mà không có trí tuệ đó, là cái pháp mình nắm không có vững. Mà bây giờ mình đã nắm cái pháp được, mình biết cái pháp này, mình tin nó sẽ cứu mình, mình tin sâu rồi.

Cho nên cái liều của mình chứ thật sự liều là vì mình có, coi như là mình có bùa hộ mạng rồi, không có sao! Còn mình mà liều mà mình không biết cái pháp của mình tu nó có được vậy không, thì cái đó là mình liều.

Còn cái này, Thầy đã nói Thầy làm được rồi mà, tại sao mình không tin mà mình đương làm mà mình không thành khẩn với nó? Thì do đó mình không có nhiệt tâm với nó, mình còn sợ hãi, sợ hãi là mình cứ uống thuốc.

Sư Phước Nhẫn: Rồi nó kẹt theo cái kiểu này này. Cô Út cô nói là thí dụ mình hướng một ngày, thì nó hết phải uống thuốc, một ngày thì nó có cái định nó mới hết, còn không có cái định thì dùng Như Lý Tác Ý nó cũng không hết luôn. Còn trường hợp ông này thì ông chưa có cái định, mà ông không uống thuốc tức là ông liều rồi, nghĩa là ông liều cách tối đa đó, ổng chưa có định nữa!

Trưởng lão: Vậy chớ mà chính nhờ cái liều đó đó, mà ổng tin tưởng những điều đó, mà cái định ngay ở đó, cái định chỗ xả tâm của liều đó. Chỗ đó đó, chỗ xả tâm, chớ không phải định mà mình ngồi đó không vọng tưởng, mà chính cái định là cái chỗ cái tâm ông đã xả!

Sư Phước Nhẫn: Chỗ đó là con hiểu!

Trưởng lão: Đó là cái định. Nhờ đó mà ổng đẩy lui cái bệnh!

Sư Phước Nhẫn: Con nghĩ là do mình tu…​

Trưởng lão: Chớ không phải là mình, bây giờ mình ngồi tâm mình nó hết phóng dật thì đó là định, không phải. Nhưng mà đây là vì ổng, tánh ổng, ổng có niềm tin vào cái pháp, cho nên ổng thành khẩn, cho nên cái định ngay đó là ông, ông hết phóng dật liền ngay đó! Cái định nó ngay cái chỗ mình thành khẩn là nó có định rồi!

6- NGƯỜI TU CHỨNG CÓ NHÂN DUYÊN VỚI CHÚNG SANH

(37:19) Sư Phước Nhẫn: Còn cái phần câu hỏi mà nói ngay trong đời này mình chứng quả là không cần nhiều đời nhiều kiếp đó, thì lúc trước con cũng nghe Thầy nói trong băng rồi, nếu duyên chúng sanh có thì sẽ có người chứng A La Hán, còn nếu không có thì không được. Thì như vậy thì cái vị tu chứng là phải phụ thuộc yếu tố ngoại chứ không phải do tự lực của mình?

Trưởng lão: À nói chung là cái người tu mà chứng là có cái nhân duyên với chúng sanh nó mới có người tu chứng ở trong cái thế gian này.

Thí dụ như ở cái đất nước này nó có một người tu chứng quả A La Hán, thì trong cái đất nước này nó có cái nhân duyên đó, tức là chúng sanh có duyên đó. Còn không nó ở đâu đó, nó không ở đây. Còn như nó tới mình nó kể như cái ngọn rồi, cái niềm tin của mình…​

Cũng như Thầy tu đây, khi mình, cái người mà ở các nước xa Thầy, xa cái đất nước Việt Nam này, mà họ nghe vậy, chớ cái tin, nó không có cái niềm tin đâu.

Bởi vì người ở đây trực tiếp với Thầy, thưa hỏi với Thầy, vì do đó cái người mà tin được trực tiếp với Thầy, người đó được sự hướng dẫn nó mau lắm. Còn cái người kia họ nghe Thầy, rồi bán tín bán nghi cũng chưa chắc, rồi người kẻ qua nói lại, mà cũng chưa gặp Thầy, đó thi, cái niềm tin nó lần nó mất, nó không…​

Cho nên coi vậy chớ nó có duyên chúng sanh thì cái người đó họ xuất hiện ra đời. Còn không có duyên chúng sanh thì kể như họ xuất hiện ra làm gì đây. Nó có cái cái chứng của nó chứ, cái nhân quả của nó rồi!

Sư Phước Nhẫn: Thành ra có cái ý nghĩ là thí dụ như con tu, thì con muốn có ước nguyện là đắc quả, nhưng mà nếu cái đắc quả của mình phải tùy thuộc cái duyên chúng sanh thì cái tự lực của mình tu nó không có hiệu quả hả Thầy?

Trưởng lão: À, bởi vì nếu mà mình sanh ra trong đời nay, mà cái duyên chúng sanh nó không có, thì kể như là mình tu không có đắc quả!

Sư Phước Nhẫn: Cũng như không?

Trưởng lão: Cũng như không à! Mà nó làm sao mình muốn được? Bởi vì mình muốn cũng tà pháp không có Chánh Pháp đâu!

Cũng như bây giờ là mình có Chánh Pháp nhé, bây giờ kinh sách phải có nè, mà mọi người đều duyên theo kinh sách của Đại Thừa nó không có theo kinh sách của Nguyên Thủy, của Phật, thì cái duyên chúng sanh nó không có, cho nên tất cả các thầy đều là tu ra cái pháp của ngoại đạo tu, thành ra nó không bao giờ có bậc A La Hán xuất hiện hết!

Bây giờ cái duyên chúng sanh nó có rồi, bây giờ có một người tu đúng giới luật của Phật xuất hiện ra, thì coi như là chúng sanh nó đã có duyên rồi, thì tất cả những cái tà pháp mà từ lâu tới giờ mà mọi người đang theo, nó đều bị dẹp! Thấy chưa? Cho nên bây giờ, nó bắt đầu từ đây về sau chúng sanh nó mới có duyên, do đó mới có gặp Chánh Pháp, còn nếu không, cứ tà pháp.

Cho nên mấy trăm năm nay, hai ngàn mấy trăm năm nay, từ khi Đức Phật tịch rồi thì Phật Giáo chia thành bộ phái, nó không có người tu chứng. Hễ chia là hết người tu chứng rồi, nó mới chia ra đó. Chia nó là vì danh vì lợi rồi. Do đó Phật pháp nó không có còn người nữa, thì từ đó nó lần lượt nó sai lệch. Do cái duyên chúng sanh không có, nên Chánh pháp không có, nó mất.

Bây giờ bắt đầu Thầy tu trở lại Giới - Định - Tuệ, thực hiện được cái pháp của Phật rồi, thì duyên chúng sanh nó có rồi. Đó rõ ràng là vì mình tu có, mình nhờ cái duyên chúng sanh mà mình mới xuất hiện, mình tu mới được, chớ còn nếu mà không có chúng sanh có cái duyên đó, thì mình cứ xuất hiện để làm chi?

Cho nên vì vậy tất cả, như bây giờ các sư mà về đây tu là cái duyên của sư, của các sư đó! Nó có, cho nên nó mới về đây! Còn nếu mà không có thì không có về đây! Sư hiểu điều này.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra cái sự đắc quả là cũng phải tùy thuộc vào chúng sanh?

Trưởng lão: Tùy thuộc vào chúng sanh!

Sư Phước Nhẫn: Chứ còn cái tự lực mình không có quan trọng?

Trưởng lão: Ờ tự lực mình không có quan trọng!

Sư Phước Nhẫn: Thành ra mình tu miết miết hoài mà không có duyên chúng sanh thì cũng như không? Nó không có đắc?

(41:09) Trưởng lão: Nó không có đắc, bởi vì mình tu, nó không có duyên chúng sanh thì mình tu trật pháp rồi! Thầy muốn nói là không có duyên chúng sanh là mình không tu Chánh Pháp rồi!

Sư Phước Nhẫn: Đúng pháp là có duyên chúng sanh?

Trưởng lão: Có, chúng sanh nó có duyên đó, cho nên nó đúng pháp!

Sư Phước Nhẫn: Thành ra cái này nó cũng tùy thuộc qua lại qua lại?

Trưởng lão: Qua lại! Bởi vì mình, con người của mình nó sanh ra ở trong một cái khối lượng của nhân quả, cái nhân quả là cái định lực chung cho con người ở trên hành tinh này.

Cho nên cái nhân quả này nó tốt, thì tất cả mọi người này nó phải có cái hưởng của chung nhau chớ! Cho nên trong một cái cá nhân nó không có thành vấn đề, mà nó thành vấn đề tập thể của nó. Nó là thuộc về nhân quả rồi, cái luật nhân quả. Và nó không còn cá nhân nữa.

Cho nên nó có cái duyên người này, mà hễ mà xuất hiện được mà tu đúng mà chứng đạo được, thì cái chúng sanh này nó có cái duyên rồi, không có chạy đâu hết. Sớm muộn rồi nó sẽ có nhiều người tu được!

Sư Phước Nhẫn: Thành ra con nghe cái đó con cũng hơi nản chỗ này: Phải có duyên với chúng sanh mình mới tu đắc được còn không có duyên chúng sanh thì kể như huề rồi, …​ tu?

Trưởng lão: Đó thì bắt đầu bây giờ, quý sư cứ nghĩ đi, bây giờ cách đây một trăm năm thôi phải không, thì các loài chúng sanh không có duyên đó. Trời ơi tu làm chết người ta! Tới Thầy bây giờ Thầy cũng tu gần chết Thầy đây, nó không có duyên rồi!

Nhưng mà đùng cái, các loài chúng sanh có duyên, cho nên vì vậy mà Thầy mới thực hiện được chớ không khéo Thầy không thực hiện được.

Chớ nếu mà trước Thầy chừng 100 năm có một người thực hiện được như Thầy thì Thầy đâu có khổ sở. Phải không, chúng sanh, thì Thầy là chúng sanh chứ gì? Thì có người đã thực hiện được thì Thầy đâu có khổ sở. Còn bây giờ đã có người thực hiện được thì đây là duyên chúng sanh cho nên không khổ, có người đã làm được. Đó là duyên chúng sanh.

Nhưng mà bây giờ, chúng sanh không có duyên, thì không còn có người tiếp tục nữa. Nghĩa là chúng sanh mất duyên rồi cho nên cái người này, Thầy tịch rồi là không có duyên. Còn có duyên tức là có người tu tới nữa, có người làm được nữa!

Tức là Thầy biết Thầy tu rồi, được rồi thì chúng sanh có duyên, mà có duyên Thầy, chỉ có người tu người ta biết được cái người nào thôi, người ta không nói ra thôi. Thầy có duyên, cho nên vì vậy mình tu được rồi thì có những chúng sanh kế tục.

(43:25) Nhưng mà nếu mà Thầy nói chúng sanh hết duyên, thì ngay từ cái người mà kế đó là họ đã tịch rồi thì không còn người thừa kế nữa, thì chúng sanh mất duyên, cái số người này mất duyên rồi, thì cái Chánh Pháp này nó bị mất, tương tự Đức Phật ngày xưa.

Đó cũng hết, chúng sanh hết duyên, cho nên tà pháp nó áp, nó đậy kín giáo lý của nhà Phật hết.

Nó có đó chớ đâu phải mất đâu, cho tới cả mấy ngàn năm bây giờ Thầy lật nó ra. Thì bây giờ lật ra thì coi như là, vạch ra cái đường mà của Đức Phật đi chớ không có cái đường mới mẻ nào hết. Nhưng mà có duyên chúng sanh, có duyên với mình hết rồi. Trong cái thời đại năm hai ngàn này nó biết là chúng sanh có duyên hay không. Cho nên ngay từ bây giờ, từng chút mà sư về đây sư thấy, như ba của cái chú…​ ngày xưa, vẫn cái niềm tin mà vượt lên…​ cái pháp hướng như vậy Thầy thấy, như thế nào. Có khi chúng ta có những cái tư tưởng rất là sâu chứ đâu phải khi không đâu.

Rồi bây giờ, thí dụ như bây giờ có một người nào đó, họ đạt được Tam Minh rồi thì nó là cái niềm tin nữa!

Tức là chúng sanh có duyên người ta mới hưởng được, có một người làm đó chứ mọi người ta được hưởng hết, hưởng được cái phước dữ lắm đó, vì đó mà người ta thực hiện được thiện pháp! Bởi vì người ta thấy được những cái đó điều thiện, thành ra người ta tin, người ta tin tức là người ta làm những điều thiện, người ta …​

Còn không nó lừa đảo, cũng như, thí dụ Đại Thừa nó dạy mình cúng bái tung niệm bằng cách lừa đảo lường gạt, mà người ta đâu có biết? Thành ra hết, không có duyên với Phật pháp. Cho nên đó là tà pháp, ác pháp nó lừa đảo mình…​.

Cho nên cái điều kiện mà Thầy đang đập phá tất cả những cái thế giới siêu hình, mục đích của Thầy là quét sạch cái thế giới siêu hình, để ra khỏi, để cho người ta thực hiện được cái …​ Còn cái thế giới siêu hình là cái tha lực rồi thì cái thứ …​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy