00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 109C - VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ - CẢM THỌ - THU XẾP VIỆC RIÊNG

LCK 109C - VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ - CẢM THỌ - THU XẾP VIỆC RIÊNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 28/02/2006

Thời lượng: [39:53]

1- VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TRONG TU TỨ NIỆM XỨ

(0:00) Trưởng lão: Về tập đi con, về tập rồi nó mới có thấy được cái sai hay cái đúng, chớ còn mà nếu không tập thì không biết.

Tu sinh: Con có gửi chú Minh Trí đó …​

Trưởng lão: Ờ, Minh Trí mà đâu có đưa cho Thầy đâu.

Tu sinh: Cái này là từ một cho tới sáu là thân vô thường. Rồi cái con nộp cho Thầy là bảy, tám, chín, mười, mười một, mười hai, mười bốn, nhưng mà những cái bài giống như tại vì con làm từ mười cho tới mười bốn trước, cho nên khi mà từ bảy, tám, chín tự nhiên con xả hết trơn con không còn gì để con viết nên con viết rất là ngắn. Nhưng mà con nghĩ tại vì con thấy con cũng đủ để mà xả, thành ra con thấy những cái này con không có vướng, nên con ghi ngắn nhưng mà đủ ý thôi, còn như Chánh Tư Duy khi nào có niệm, như là phần Tư Duy tích cực thì con đang ghi dở, khi nào Thầy đọc xong thì Thầy ghi lại để con ghi tiếp, không thì thôi. Còn đạo đức nhân quả Nhân Bản con chưa ghi chắc xong con mới ghi đó Thầy.

Trưởng lão: Bộ sách này là bộ sách nhiều đó.

Tu sinh: Tại vì Thầy nói là dàn trang, mà bây giờ con cũng dàn, nhưng giờ nó tùm lum cuốn hết à thành ra bây giờ con không có thời gian.

Trưởng lão: Được rồi, bây giờ như thế này

Tu sinh: Với lại nó là tập thơ của con nên con phải ngồi con chỉnh lại mà giờ con không muốn nữa.

Trưởng lão: Mất thì giờ lắm con, trong cái giai đoạn này lo tu đi.

Tu sinh: Con không muốn đụng tới viết bút gì nữa hết đó, con dẹp sạch trơn chừng nào Thầy đưa thì con dàn tiếp phần kia nó rất là hữu ích, còn phần đạo đức Nhân quả- Nhân Bản con nghĩ …​

Trưởng lão: Lợi ích cho người, đem lại cho đời, đó là sau khi tu rồi.

Tu sinh: Thưa Thầy, Thầy coi rõ đặc tướng Thầy chỉ con tu, Thầy coi rõ đặc tướng của con để Thầy chỉ con tu tại vì con không có …​

Trưởng lão: Bây giờ con ở trên Tứ Niệm Xứ, con quán toàn thân của con xem nó như thế nào? Nếu nó xảy ra những điều kiện gì nữa thì coi như mình sẽ tu vào cái Tâm Xả hoặc là tùy theo. Bởi vì Thầy dạy coi như là cái bài vở viết về Tứ Vô Lượng Tâm đó: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả, cái nào mà con thấy con thích nhất con viết đó thì con sẽ tu theo cái đó.

Tu sinh: (02:23) Thầy ơi! con thấy con không thích.

Trưởng lão: Không thích ha, con tu Tâm Xả thì nó không có Tâm Từ, mà trong đó Xả thì phải có Từ. Tu Tâm Xả khi…​

Tu sinh: Nhưng mà con thấy con trình bày với Thầy, hồi sáng con cũng con có duyên rồi, con bạch rồi, nhưng con nói lại từ xưa đến nay con đã tu Tứ Niệm Xứ là con đã rất là yên, mặc dù con không biết đó là Tứ Niệm Xứ con chỉ biết ngồi yên con quán xét thân mỗi giờ, giờ con biết tên gọi là Tứ Niệm Xứ, xưa nay con cũng đã làm những chuyện đó rồi.

Trưởng lão: Tức là quán trên thân rồi.

Tu sinh: Mỗi lần có chuyện gì là con cứ ngồi yên, con ngồi nhìn thân mình từ đầu đến cuối vậy đó, giờ con mới biết nó là Tứ Niệm Xứ thôi. Bây giờ mình biết tên gọi của nó thôi chứ xưa nay con cũng đã tu như vậy rồi.

Trưởng lão: (3:13) Tức là mình nhiếp tâm, khi mình quay vô để nhìn cái thân của mình, đó là cái quán cái thân rồi đó. Khi mình nhìn nó vào thì mình lại thấy cả hơi thở.

Tu sinh: Dạ đúng rồi.

Trưởng lão: Thành ra cái rung động của hơi thở, mình lắng, coi như mình lắng lại, mình nhìn lại đó, mình lắng vào cái thân của mình, mình thấy được cái thân của mình, thấy hơi thở nó tự nhiên, nhẹ nhàng, cơ thể nó cũng rung động nhẹ nhàng, nó cảm nhận cái điều đó là quán thân. Nếu thời gian quán như vậy đó mà dài, thời gian dài ra, tất cả những cái niệm khác nó xen vô không có được, đụng vô cái đó là đụng cái sức tỉnh thức quán nó bật ra, cho nên gọi là "nhiếp phục".

Trong Kinh Tứ Niệm Xứ là nhiếp phục tham ưu cho nên những cái niệm ưu phiền nó không đánh vô được, mà kéo dài được thời gian bảy ngày, bảy tháng, bảy năm như đức Phật đã nói thì chứng đạo. Nó là Tứ Niệm Xứ mà, căn cứ vào cái bài kinh quán có tuyệt vời, có giá trị mà chúng ta tu được, chúng ta tập quán được thì nó rất là hay. Mà sự thật nó đâu phải khó, chỉ cần cái tâm mình quay vô nhìn nó, nhìn lại cái thân nó là đã thấy được cái thân nó rồi. Nó cách thức rất là dễ nhưng mà điều kiện là mới tu chúng ta lúc nhớ, lúc quên, chỉ có vậy.

Tu sinh: Con muốn hỏi là có lẽ ngày xưa con được cái đó nhưng mà hình như con không duy trì nó nên con mất, bây giờ con làm lại.

Trưởng lão: Con làm lại cái đó đi.

Tu sinh: Hồi xưa, ngay cả cái ăn con cũng nói "tôi đưa muỗng vô tôi biết tôi đưa muỗng vô", từng động tác con đều đều theo dõi rất là chậm. Con ăn rất là chậm, con nhai nhuyễn xong con mới thò tay múc. Con làm cái nào cũng từng động tác, mà ngày xưa con đã làm nhuyễn cái đó mà con không biết cái đó là cái gì, con chỉ biết con làm chậm để con theo dõi nó.

Trưởng lão: Nó là tỉnh thức!

Tu sinh: Và bây giờ đó tự nhiên con đi tu rồi cái con đánh mất cái đó, trong khi thật sự trước khi đi tu con đã làm nó nhưng con không biết nó là gì, con chỉ biết là con thích thì con làm thôi chớ con không biết, con thấy mình làm nhanh cái gì quá thì dễ đánh mất, cho nên mình làm chậm lại để mình coi nó làm cái gì.

Trưởng lão: (05:23) "Coi" đó, mình coi, chữ dùng "coi" con đó là mình quán thân đó.

Tu sinh: Và khi con làm chậm thì ngay cả cái nuốt nước miếng nó lên như thế nào, nó nuốt làm sao, nó đi tới đâu, tới đâu con quan sát được hết. Nhưng mà sao lạ quá khi đi vô tu con lại theo nhiều cái khác mà đánh mất cái chính ngày xưa con đã có trước khi đi tu, thành ra…​

Trưởng lão: Cái đó là cái quán đó.

Tu sinh: Thành ra con nghĩ là con không biết Thầy nói: "bảy ngày, bảy tháng, bảy năm là mình …​ cái đó đúng bảy ngày, bảy tháng, bảy năm hay là giống như Ngài A Nan, Nhất Dạ Hiền một đêm hay là như thế nào? ".

Trưởng lão: Nói chung là đức Phật xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm là trong Kinh Tứ Niệm Xứ tức là quán thân đó con.

Tu sinh: Vậy con chưa đủ bảy năm là không được hả Thầy?

Trưởng lão: Không phải con, không phải. Nếu mà trong cái người đó tu tập mà quán suốt mười hai tiếng đồng hồ, quán suốt cái thân của họ mười hai tiếng đồng hồ không một chướng ngại gì tác động được vào thân mình, tức là họ nhiếp phục hết tham ưu trong mười hai tiếng đồng hồ. Tức là nói đức Phật có thời gian dài cho mình hiểu.

Tu sinh: Con vẫn chưa hiểu rõ thời gian nó huân tập, nó không được cái phước là con được thực tập, rồi cả một năm con thực tập bên Làng Mai nữa, con thực tập rất là nhiều những cái đó, con không biết thực tập đến một thời gian tự nhiên con đi nguyên một đêm vậy.

Nhưng sau khi tỉnh thức vậy rồi con chỉ muốn quay về thôi, quay về Việt Nam, con không biết khi quay về con gặp pháp xung quanh rồi Ái Kiết Sử, ác pháp, con không hiểu được, mà con thấy hình như là có một cái gì đó rất là khác. Bây giờ con đang quay lại những cái hồi xưa con làm đó và con cũng trình bày với Sư ông: "Con không biết là mình quay lại là đúng hay là sai nữa? vì ngày xưa đã có cái đó mà bỏ đi tìm cái khác, rồi bây giờ quay lại cái đó như vậy là đúng hay sai vậy thưa Sư ông? "

Trưởng lão: (07:16) Bây giờ, ngày xưa con ở trong tỉnh thức cái hành động, cái đó con có biết nó là hành động tỉnh thức trên thân con, con làm cái gì con biết cái nấy, con nhai con biết con nhai, con nuốt con biết con nuốt đó là tập tỉnh thức.

Còn bây giờ nó hơn cái tỉnh thức đó nữa là "quán", mới tỉnh thức được trên hành động, tu trong các hành động, tập tỉnh thức trong hành động. Còn bây giờ nó "quán toàn thân", coi như là "quán thân là quán toàn thân" hành động đi cũng biết, thở là cũng biết coi rung động như thế nào. Tập trung toàn bộ vô cái thân của nó, nó quán không để kẻ hở, nó không quên chút nào trên thân. Nếu mà quán toàn thân thì thời gian nó cũng nhanh lắm, đạt được nhiếp phục được tham ưu hết thì tức là trong một đêm đó nó được sức quán nó liên tục đừng quên thì lúc bấy giờ nó sẽ Chứng Đạo.

Tu sinh: Dạ thưa Sư ông! hồi xưa con có sự thực tập con trải nghiệm trước khi con xuất gia, con thực tập mỗi sáng con dậy con đều cầu phước, nguyện rải lòng từ cho toàn chúng sanh, rồi bây giờ con thêm vào mỗi bước đi khất thực con đều nguyện hết, mỗi muỗng cơm con đều nguyện hết. Mà bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ như vậy giờ con có nên bỏ nó hay là con vẫn tiếp tục?

Trưởng lão: Cái đó khỏi con, không có tiếp tục cái đó. Bởi vì cái đó mình tập tỉnh thức để mà theo Tỳ ni Vật Dụng, mình làm một hành động gì đó mình cầu nguyện cho chúng sanh hết , ban rải cái lòng từ đó con, cái đó là ban rải cái lòng từ theo Tỳ Ni Vật Dụng nó dạy đó. Do đó chúng ta tu tập cái đó là sơ khởi thôi, còn sau này mà vô Tứ Niệm Xứ rồi thì không có tập, cái đó nó thuộc về Từ Tâm, cách thức Tỳ ni Vật Dụng nó dạy đó là tu Từ Tâm.

(09:07) Cho nên tỉnh thức từng trong hành động không làm hại chúng sanh, không làm đau khổ, không làm mất hạnh phúc của chúng sanh, thì cái đó là cái tu tỉnh thức đó là cái tỉnh thức để ban lòng Từ. Còn ở đây trong Tứ Niệm Xứ là ở trên bốn chỗ của Thân, Thọ, Tâm, Pháp, nhưng mà nó quán thân có bốn chỗ, cho nên vì vậy bốn chỗ này, nó nhiếp phục nó không còn bị ưu phiền nữa, nó không còn bị chướng ngại nữa, không bị mỏi chân mỏi tay, hoặc là tê chân tê tay, cho nên vì vậy nó tu trong bốn oai nghi. Tu một oai nghi là con bị đó, con ngồi lâu là con bị tê hoặc đau, hoặc là con đứng không con chịu không nổi, con đi không con chịu không nổi, chướng ngại con nhiếp phục không được, mà bây giờ mình tu tập để mình nhiếp phục được bốn oai nghi liên tục, nó kéo dài sự bình an đó đến Nhất Dạ Hiền hoặc là nó bảy ngày đêm tùy theo…​

Tu sinh: (09:54) Việc mỗi sáng con ngủ dậy con quán con nói là: "nguyện ngày hôm nay có ước nguyện rải lòng từ cho chúng sanh" rồi con mỉm cười rồi bắt đầu con mới hoạt động.

Trưởng lão: Đó là tu lòng Từ

Tu sinh: Còn bây giờ con phải bỏ nó hay sao?

Trưởng lão: Bỏ, bây giờ bỏ.

Tu sinh: Trước khi con ăn, con cứ nói là …​ hồi đó con rải lòng từ còn bây giờ con nói là "nguyện những muỗng cơm này trở thành thần dược, nuôi nấng thể xác và cảm giác của con, nguyện cho chúng sanh cũng được như con".

Trưởng lão: Cái đó là tu lòng Từ

Tu sinh: Bây giờ con cũng bỏ luôn hay sao?

Trưởng lão: Tức là nếu mà con thấy con thích tu lòng Từ thì con cứ giữ.

Tu sinh: Không, con chỉ thực tập thôi, cái gì con cũng làm hết mà giờ con phải biết con làm những cái gì, con bỏ cái gì, vậy thôi. Bởi vì cái gì con cũng làm, cái gì nó cũng có sự hữu ích cho cuộc sống của con.

Trưởng lão: Đúng đó! Lòng Từ nó hữu ích thật sự cho mình và cho chúng sanh nữa bởi vì mình tỉnh thức. Còn bây giờ mình đi sâu, đi mau, bởi vì cái pháp Tứ Niệm Xứ này, mà cái hồi nào (10:51) …​ di chúc lấy chánh pháp này mà làm cái hòn đảo, chánh pháp này là Tứ Niệm Xứ. Cho nên Tứ Niệm Xứ nó rất là tuyệt vời, nó nhiếp phục được tham ưu mà mình tỉnh thức trên toàn thân của mình là nó nhiếp phục được, nó không có niệm nào.

Cho nên dừng lại, phân ra mà nó còn niệm chúng ta phải trở về cái lớp Chánh Kiến mà tập trung, còn nó hết niệm thì chúng ta ở lớp Chánh Tư Duy này. Hoàn toàn chúng ta tự sức tỉnh thức đó, tự cái sức quán thân đó nó nhiếp phục được tất cả tham ưu. Cho nên trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu đó con.

Tu sinh: (11:24) Con có một điều là bất cứ cái niệm vào vô con, con cũng giải quyết rất là nhanh, bởi vì mỗi lần vô con chỉ cần nói là: "biết rồi, nhân quả mà, sanh xong diệt rồi còn gì nữa đâu mà vô đây!" , nó đi hết liền.

Trưởng lão: Cái đó là Xả, cái phần con tác ý con nói vậy đó là tu về Xả tâm.

Tu sinh: Nó khởi lên là nó đi liền cho nên con không giữ niệm quá một phút nữa.

Trưởng lão: Cái đó là ngay liền con tác ý liền, nó đúng tên tuổi nó rồi, nó là tu tâm Xả đó con, cách thức đó là tu Xả Tâm vô lượng.

Tu sinh: Con gọi đúng tên ví dụ như con khởi cái niệm, vì cái lưỡi con nó có cái vị thích vị ngọt, con lập tức khởi lên liền "nguyện cho con xả bỏ tâm tham ăn’ con kêu rõ tên nó ra là nó đi liền.

Trưởng lão: Đó, thì đó là đúng rồi, tác ý như vậy là nó đi liền, tức là con tu tập Tâm Xả, bởi vậy tu gì mình biết cái nấy, còn con …​

Tu sinh: Nhưng mà bây giờ con không biết là con phải làm cái gì?

Trưởng lão: Thì con tu pháp nào đó …​

Tu sinh: Con thấy nó loạn xạ ở trong đầu con.

Trưởng lão: Bởi vì con tu nhiều, lúc con tu Tâm Từ, lúc con tu Tâm Xả. Bởi vì đây là bốn cái pháp, bốn cái pháp độc nhất. Cho nên vì vậy mà mình tu cái nào, nó ra cái nấy. Nhưng mà vì con từ hồi nào đến giờ con chưa biết đúng không?

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Cho nên con tu loạn xạ, đụng pháp nào con cũng tu.

Tu sinh: Dạ, đúng rồi.

Trưởng lão: Ờ cho nên bây giờ đó con theo Thầy, con đi về Tứ Niệm Xứ đi, bởi vì Tứ Niệm Xứ nó cụ thể lắm, nó tự tỉnh thức là nó nhiếp được tâm.

Tu sinh: Vậy là bây giờ Sư ông bảo con phải bỏ hết những cái từ xưa đến nay con thực tập giống như là nguyện cầu cho mọi người

Trưởng lão: (13:01) Đi vào pháp Tứ Niệm Xứ thôi!

Tu sinh: Vậy cả những nguyện cầu mỗi sáng cũng bỏ, những bước chân nguyện cầu cũng bỏ, chỉ còn khi mình ăn cơm thì mình theo dõi thôi, nhưng mà có cần phải nói là: “tôi đang nuốt canh, tôi biết tôi đang nuốt canh; tôi đang đưa cái muỗng vào, tôi biết tôi đưa cái muỗng vào” ?

Trưởng lão: Không nữa.

Tu sinh: Bỏ luôn ạ!

Trưởng lão: Mà chỉ cái hành động của mình đang làm đó thì mình cảm nhận toàn thân. Mình đang quán thân, nương vào hành động ăn mà quán.

Tu sinh: Con chưa hiểu cái chữ “Cảm nhận toàn thân” Sư ông ơi!

Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói cảm nhận đó tức là mình có sự cảm biết, mình nhìn cái thân của mình thì mình phải có cái mắt của mình liếc từ dưới lên trên. Còn cảm nhận thì mình cảm nhận có cái đau nhức của nó ở chỗ nào, chỗ nào phải không? cảm nhân phải không, thì bây giờ cảm nhận là sự rung động của nó, con; hít vô cái thấy nó thở nó phình ra, đó là nó cảm nhận sự phình ra.

Tu sinh: Giải thích con chữ “cảm nhận toàn thân”

Trưởng lão: Thí dụ như bây giờ cảm nhận về sự rung động, con thử con hít vô nè thì con thấy cái thân nó phình ra phải không?

Tu sinh: Dạ có.

Trưởng lão: Rồi con thở thì nó có óp lại phải không?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Thì con cảm nhận, đó là cảm nhận từ trên đầu tới chân mình có sự rung động chứ gì, con thở ra thì nó hóp vô, đó là cảm nhận.

Tu sinh: Dạ thì con cũng làm vậy.

Trưởng lão: Nó là quán đó.

Tu sinh: Nhưng mà con không biết cái đó gọi là cái từ, từ đó là "cảm nhận" nhưng mà con chỉ nhìn rồi con thấy nó lên, con theo dõi nó lên, nó lên như thế nào, nó xuống thế nào.

Trưởng lão: Đó là sự cảm nhận, cảm nhận cái rung động của nó đó con!

Tu sinh: Con nghĩ đó là theo dõi.

Trưởng lão: Cho nên đức Phật nói cảm giác đó, "cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô", cảm nhận

Tu sinh: Nhưng mà cảm nhận để làm gì Thầy?

Trưởng lão: Đó là cảm nhận coi như là mình quán thân mình toàn diện chứ không phải quán một chỗ. Chứ không khéo mình quán có cái ngực lên xuống không, con hiểu chỗ đó không? còn mình cảm nhận là cái cảm nhận toàn diện, nó không vô một chỗ, một chỗ là bị ức chế (14:45) …​ cho nên cái câu kinh mà đức Phật dạy trong Định Niệm Hơi Thở "cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô; hoặc cảm nhận toàn thân tôi biết tôi hít vô".

Cảm giác là biết đó, chữ "giác" là biết đó, "cảm nhận toàn thân, cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân. tôi biết tôi thở ra" Các con nghe câu kinh đức Phật dạy không? đó là chỗ tu Tứ Niệm Xứ để quán thân đó, nó có bài bản đàng hoàng chứ con. Nó có bài pháp để cho mình biết chớ, còn nếu không có thì mình biết cảm nhận làm sao đây, cảm nhận sao đây?

Tu sinh: Con nghe con hiểu, con làm theo kiểu của con mà con không biết cái từ đó là nó dính tới cái việc con đang làm. Có nghĩa là những từ Phật nói cái gì đó là con không có hình dung, nhưng mà con vẫn làm theo những sự biến đổi của thực tế, có nghĩa là con …​

Trưởng lão: Của mình nhưng mình hiểu qua cái …​

Tu sinh: Con cũng không biết nó cũng là cái đó, mà giờ lâu lâu Thầy nói thì con biết nó có dính tới con một tí.

Trưởng lão: (15:37) Cho nên con thấy trong kinh nói quán thân là quan sát cái thân của mình, dựa theo bài kinh Tứ Niệm Xứ là quán thân rồi bắt đầu họ quán thân bất tịnh, quán thân vô thường, quán tùm lum ra nó đâu có phải. Quán là xem xét cái thân của mình để nhiếp phục tham ưu, chứ không phải quán cái kia vì bây giờ tôi có ưu phiền đâu mà quán, cho nên họ tu sai. Tu Tứ Niệm Xứ mà tu kiểu đó là không biết. Cho nên vì vậy bây giờ ngay đây con quán thì sức quán của con, con đang tỉnh thức trên cái thân của con chứ gì? thì có ưu phiền nào đánh vô được không? không được như vậy là nó nhiếp phục tham ưu chứ sao. Ông Phật nói đúng chứ.

Tu sinh: Nhưng mà mình giữ như thế trong thời khóa tu hay là mình giữ cả ra bên ngoài?

Trưởng lão: Coi như là mình tập tu dần dần bắt đầu nối tiếp bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi hết và cả lúc nào cũng tu Tứ Niệm Xứ hết coi như là quán …​

Tu sinh: Đi nhà vệ sinh.

Trưởng lão: Ờ, đi vệ sinh, ăn uống cái gì cũng quán trên thân, quán thân thôi. Bây giờ lấy cái hành động đi, rồi vệ sinh, rồi …​

Tu sinh: Có nghĩa là vừa đi, vừa xem xét cái thân.

Trưởng lão: Vừa xem xét thân, con; quán thân thôi, có vậy thôi. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ chỉ có quán thân thôi, mà quán thân thì Thọ, Tâm, Pháp có đủ trên đó, nó xảy ra trên Tứ Niệm Xứ; bởi vì Tứ Niệm Xứ là khối chung, chỉ có vậy thôi.

2- VẤN ĐẠO CẢM THỌ TRONG TU TỨ NIỆM XỨ

(16:54) Tu sinh: Thưa Sư ông! khi cái Thọ nó xảy ra thì mình có cần ghi nhận nó lại không.

Trưởng lão: Không, không cần ghi nhận gì hết, bởi vì mình ghi nhận tức là mình còn ở trên Tứ Niệm Xứ để ghi nhận, phải không? Không phải, ghi nhận đó là ở trên Tứ Chánh Cần để mình đẩy lui nó hoặc nhìn thẳng nó để cho nó xả. Còn cái này: không! bởi vì mình nhiếp phục tham ưu do sức quán thân nó nhiếp phục, nó không còn cái niệm xứ xảy ra có thọ nữa, hết thọ luôn con. Con chưa từng thấy cái Pháp bởi vì đức Phật có nói "trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu", có phải không? Trên thân mà quán thân, nó tự nhiếp phục rồi, nó đâu còn có cảm thọ gì con, mà con có thọ thì con tu sai rồi, nó mới hiện tướng Thọ ra

Tu sinh: Hễ mà có Thọ là tu sai.

Trưởng lão: (17:38) Tu sai pháp Tứ Niệm Xứ rồi con, bởi vì tự nó, nó tỉnh thức, nó quán thân nó thì nó đã nhiếp phục nó không còn, mà nó còn thì tức là mình tu sai pháp chứ gì?

Con hiểu chỗ cái câu Kinh của đức Phật dạy không, phải giải rõ được cái nghĩa của lời đức Phật dạy là mình mới thấy được pháp vi diệu; tại mình tu sai, mình thiếu cái sức tỉnh của mình, thiếu sức quán của mình trên thân. Cho nên nó không có kẻ hở nào quên nó hết vì vậy mà cảm thọ nào vô.

Thí dụ như bây giờ con ngồi 30 phút thì không sao mà con ngồi một giờ thì nó sẽ bị tê chân. Do đó người tu Tứ Niệm Xứ người ta quán thân người ta biết là người ta đâu có ngồi đến một giờ đâu chừng khoảng 30 phút là người ta đứng dậy rồi cho nên nó đâu có bị tê.

Tu sinh: Dạ, nó cũng giống như khi mà con …​

Trưởng lão: Nó quán thân mà

Tu sinh: Giống như khi mà con viết bài vậy đó Thầy, khi con viết đó con không để ý đến cái gì nữa hết nhưng mà khi con buông cái bài viết ra đó bắt đầu con mới bắt đầu có cảm thọ, vậy là sai.

Trưởng lão: À, sai!

Tu sinh: Còn khi mình viết không có cái gì trong đầu là đúng.

Trưởng lão: Rồi mình đi, nó cũng không bao giờ xả ra đâu mà mình xả ra thôi, coi như vậy mình tu Tứ Niệm Xứ, bởi vì nó nhiếp phục tham ưu, còn cái này mình nhiếp cho đến khi thả ra hai tay mình nó cóng thì cái đó là sai.

Tu sinh: Cái đó là sai, còn khi mình tu mà mình viết xong, mình đứng dậy cũng bình thường.

Trưởng lão: Bình thường như hồi mới đầu. Tức là mình nhiếp phục được tham ưu hết rồi. Nó không có xảy ra trên Thân, Thọ Tâm, Pháp của mình, lúc nào nó cũng bình an.

Tu sinh: Nó cũng giống như cái bệnh viêm xoang của con nếu mà con tu cả ngày con không sao hết nhưng mà khi nào đi ngủ nó mới bắt đầu nó khởi lộ, còn bình thường lúc nào mình cũng nhiếp tâm nó không sao. Hễ mình đi ngủ mình không có nhiếp tâm, khi nó đến nó bắt đầu nó hoạt động theo kiểu của nó, bây giờ làm sao? vậy tốt nhất là khỏi ngủ đi.

Trưởng lão: (19:25) Ờ, bởi vậy tu tốt nhất không ngủ con, nó tỉnh thức, bởi vì nó nhiếp phục cả cái si của nó đó, nó không có ngủ đâu, nó tỉnh lắm.

Tu sinh: Con tu con thấy ngon lành, đến chừng con ngủ con thấy dậy nó lờ đờ.

Trưởng lão: Nó mệt.

Tu sinh: Cho nên con không muốn đi ngủ, nhưng Sư ông nói đúng 10 giờ phải tắt đèn.

Trưởng lão: Thì bắt đầu bây giờ mình tu giờ giấc nghiêm chỉnh, giờ nào ra giờ nấy. Lần lượt cái sức tỉnh của mình, sức quán của mình, nhiếp phục nó tỉnh lên rồi bắt đầu mình tăng dần, nó sung mãn Tứ Niệm Xứ nó không bị mỏi mệt. Còn con mà tập sai nó bị mỏi mệt.

Tu sinh: Có nhiều khi nguyên đêm con thức tỉnh luôn, con ngồi con rất là tỉnh, nhưng con nằm xuống con thấy mệt nhưng mà con phải ráng nằm vì thời khóa thì con không biết mình làm đúng.

Trưởng lão: Coi như cái thời khóa mình cũng đúng giờ giấc mình đi nằm nhưng mà nó tỉnh thì mình vẫn cứ ôm Tứ Niệm Xứ mà tu, nó đâu có mất thời giờ gì đâu vì nó không ngủ thì mình vẫn quán trên thân của mình, quán rất nhẹ nhàng chớ đâu có gì bị ức chế đâu.

Mình cứ cảm nhận toàn thân của mình theo như mình nằm nghiêng. Thí dụ mình nằm kiết tường thì mình thở, hơi thở nó sẽ rung động, mình tỉnh sẽ thấy cái đó chứ đâu; rồi không khéo nó vu vơ, nó nằm đó, nó không tu, nó nằm đó nó sẽ vô ích. Cho nên mình cảm nhận cái thân của mình, như vậy nó lại tăng thêm cái sức tỉnh thức của mình quán thân của mình chứ sao, có gì đâu.

Tu sinh: Vậy 2 tuần về con tập lại cho nó nhuần nhuyễn lại những cái gì ngày xưa ở nhà con đã tập rồi con bỏ..

Trưởng lão: Con tập rồi con sẽ thấy nó tuyệt vời, tu Tứ Niệm Xứ rồi con sẽ thấy nó tuyệt lắm! Càng lúc càng thấy nó định tỉnh trên cái thân của mình, khi mình nhắc "Thân quay vô quán trên thân, bắt đầu nó quay vô nó ở trên thân rõ ràng. Quán rõ ràng rồi nó biết, nó cảm nhận toàn thân rất rõ ràng. "

Tu sinh: Thưa Sư ông nhiều khi con cũng làm vậy, chiều nào con cũng ra con ngồi ghế đá kêu "quay vô nhìn cái thân, cái nó nhìn cả mấy tiếng đồng hồ vậy đó, nhưng mà rồi con thấy mình hình như mình lạm dụng quá, thành ra con ngồi yên con thấy thích quá con lại rơi vào cảm giác thích ngồi yên vậy đó, thì làm sao?
Trưởng lão: (21:30) Không con, tu Tứ Niệm Xứ nó sẽ sung mãn, con có thể nó nhiều oai nghi, nó không nhiếp phục nên nó không thích (21:37) …​ ngồi yên cũng không được nữa.

Tu sinh: Da, con thích ngồi yên vậy, con cứ ngồi yên, con không nhìn cái gì ra hết nên con cứ ngồi nhìn vô cái thân thôi.

Trưởng lão: Chỉ nó quán cái thân của nó vậy thôi, mà nó còn có một cái thích thì nó cũng không được.

Tu sinh: Dạ, như vậy là do mình còn lạm dụng nên nó có cái thích.

Trưởng lão: Lạm dụng, còn lạm dụng …​

Tu sinh: Thay vì cái thời gian nghỉ trước khi ăn từ 5 đến 7 giờ nếu như con lại ra con tập Tứ Niệm Xứ nữa, nó lại sung mãn hơn thì nó lại thích…​

Trưởng lão: Như vậy không được.

Tu sinh: Nhưng mà như vậy là đúng, mình ngồi như vậy là đúng, nhìn như vậy là đúng.

Trưởng lão: Đúng, nó quán, nó quay vô nó nhìn thân nó là đúng.

Tu sinh: Mà đôi lúc con ngồi vậy con lại hỏi "không biết mình làm cái gì, làm được tới đâu, mình làm như vậy nghĩa là cái rốt ráo của cái đó là làm sao? " con muốn hiểu.

Trưởng lão: (22:30) Cứ giữ như vậy thì nó sẽ từ từ nó nhiếp phục được tất cả những ưu phiền ở trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp của nó rồi thì nó kéo dài thời gian tới 12 tiếng đồng hồ thì nó sẽ chuyển, nó có đủ cái lực của nó…​

Tu sinh: Nếu mà nó kéo, nó tự kéo chứ con …​

Trưởng lão: Nó tự kéo mà mình kéo là mình bị ức chế.

Tu sinh: Con không ngừng nó thí dụ như nếu mà nó muốn thì mình cứ để cho nó …​

Trưởng lão: Để cho nó quán, nó quán cái thân nó, cứ vậy cho nó tự quán.

Tu sinh: Còn thí dụ con phải dừng lại con nhắc: “Không được …​

Trưởng lão: Dừng lại

Tu sinh: Con cũng ức chế nó.

Trưởng lão: Ức chế, chỉ trong giờ tu của mình, mình giữ được phần nào rồi sau đó mình tăng lên thì mình cũng nhắc nó một lần, hai lần. Nó quán thân nó được tới đâu thì thôi, cứ vậy đó rồi tiếp tục chứ mình nhắc nó liên tục …​

Tu sinh: Bây giờ tất cả Định Niệm Hơi Thở con cũng buông.

Trưởng lão: Buông hết mà con.

Tu sinh: Cái lời nguyện con cũng buông.

Trưởng lão: Cũng buông hết chỉ còn Tứ Niệm Xứ thôi tức là quán thân thôi, bấy nhiêu đó thôi.

Tu sinh: Mặc dù những cái kia ngày xưa con làm chưa có nhuyễn thì bây giờ con cũng không tiếp tục.

Trưởng lão: Cũng không tiếp tục con, để ôm pháp Tứ Niệm Xứ mà tu tập thôi.

Tu sinh: Dạ, thôi con về.

Trưởng lão: Thôi con về đi.

Tu sinh: Con cám ơn Thầy!

3- THU XẾP VIỆC RIÊNG

(23:39) Trưởng lão: Rồi con, con vô trong này gặp Thầy đi, rồi con trình bày, có gì không ổn. Cái này của ai đây con?

Tu sinh: Dạ của Cô…​ , của thầy Minh Nhân, thưa Thầy con có trình riêng, con xin gặp Thầy

Trưởng lão: Ừ, được con!

Tu sinh: Dạ, Thầy ơi!

Trưởng lão: Cái gì con?

Tu sinh: Tiểu Hạnh với Diệu Đức nói chuyện lo lót con năm chục.

Trưởng lão: Chi vậy

(24:35) Tu sinh khóc …​

Trưởng lão: Con trình bày đi con.

Tu sinh: Cái chuyện đó nhiều khi gia đình con đó, con bé con con đó, giờ con muốn trước khi vô độc cư, con muốn giải quyết cho xong chớ để lâu nay con cứ lần lữa mà con chưa quyết được (24:59) …​ không nghe rõ …​ duyên nó hết hay sao nó không hợp chỗ đó (25:19) …​ không nghe rõ…​ mà bán nhà đi làm ăn chỗ khác mà nếu mà ở với mẹ nó cũng không có được (25:27) …​ không nghe rõ…​ cổ học xong con vô đây con chơi, con ở đây, con tu 1 tháng nữa, con tu thử 1 tháng, xong nhân duyên nhân quả cho xong (25:41) …​ nhưng bây giờ có cái hướng là cô Chung ở Qui nhơn đó Thầy, cô trước đây cô vô tu pháp của Thầy bây giờ cổ về quê , hôm bữa ý con muốn là con gửi nó ra qua bên đó, ngay lúc bây giờ luôn, không có chờ đợi được không Thầy.

Trưởng lão: Được con.

Tu sinh: Không có chờ đợi.

Trưởng lão: Giải quyết cho nó ổn.

Tu sinh: Để chờ nếu qua tháng sau vô đây liền, nó về đó nó cũng ở không yên nữa, có cái gì đó sợ độc cư nó không trọn vẹn.

Trưởng lão: (26:13) Được phải giải quyết, bởi vì cô Chung cô có vô đây cô ở tu một thời gian nhưng chùa bỏ không được, bỏ tịnh xá không được. Cho nên cô mới về ngoài, ba cô mới về ngoài đó, nếu con gửi mấy cô tu ngoài đó là được đó con, cái hạnh mà đi khất thực thì cũng tốt. Vậy thôi lo cho nó ổn đi con, không ổn con tu không được.

Tu sinh: Con cũng vướng chút xíu đó, con sợ nó cũng không yên, mai mốt nó có cái gì nó cũng …​

Trưởng lão: Nó đứng chựng lại mà còn phá đó con. Nó phá cái tâm mình.

Tu sinh: Đi theo, đi tìm.

Trưởng lão: Tìm hả con, theo Thầy con nên về con giải quyết đi con, giải quyết cho xong.

Tu sinh: Tại con ngại là cô! con ở với cô hồi năm 7 tuổi đến giờ 12 tuổi, con ngại ngại không dám nói.

Trưởng lão: Nói đại, con nói đại đi.

Tu sinh: Nói đại, rồi cái thứ hai mẹ nó có tính bảo thủ, sợ khó dễ mà con nghĩ mẹ nó có xuống đó gặp cô đó có hóa giải được không?

Trưởng lão: Được, không có sao đâu, không có gì đâu. Con gửi cho đi tu mà, cô đó tu cũng được mà, họ cũng được cái phước, lo cho nhẹ cái tâm con chớ, mình như vậy mới yên được, bởi vì nó là nhân quả.

Tu sinh: Con nghĩ con còn chút trách nhiệm đó, nếu mà nó không có cái đó mình không trọn mình đâu yên tâm để tu.

Trưởng lão: Nó không vô được, coi vậy chứ …​ cuối cùng nó khó lắm, giải quyết cho nó ổn hết, không có gì đâu.

Tu sinh: Vậy là có thể chiều nay con về được hả Thầy!

Trưởng lão: Ăn cơm, rồi chiều đi giải quyết cho xong, rồi vô mới tu, bảo đảm cho tu được, lo cho cái thân, có việc thì phải giải quyết. Tu không được uổng quá. Thôi rồi.

Mấy con hỏi cái gì nữa không?

Tu sinh: (28:30) Con thưa Thầy, con xin trình bày: đợt vừa rồi con cũng bị bệnh trễ khoảng 10 ngày, khóa sau đó bây giờ con thấy sợ khóa sau con không sẽ bảo đảm.

Trưởng lão: Không bảo đảm thì khóa sau mở chứ sao con, con cứ từ từ chứ bây giờ có vô con cũng không kịp đâu con cũng còn ở lại à. Bởi vì tất cả những bài vở mình chưa có làm hết, những cái tri kiến của mình chưa hiểu nữa, "những gì thông hiểu cần phải thông hiểu", đức Phật nói vậy mà. Thầy cho những cái sự thông hiểu cần phải thông hiểu, con chưa thông hiểu hết thì thôi từ từ cái nào nó cũng có đủ duyên. Lớp này rồi thì nó phải tiếp tục tới lớp nọ, lớp kế Chánh Kiến, con đừng có lo, sẽ có tiếp tục. Bao nhiêu người họ đến đây xin mà Thầy cũng cho họ qua tháng mười Thầy sẽ mở lớp Chánh Kiến. Cố gắng Thầy đào tạo kịp thời, có cái gì đi nữa cũng có người, mấy con yên tâm, làm gì khi mà nó có lớp học rồi thì nó phải duy trì một lớp học nó chớ. Lớp Chánh Kiến rồi, bây giờ tuy rằng cái lớp này nó lên lớp Chánh Tư Duy, sự thật trong số người còn ở lại lớp Chánh Kiến chứ đâu phải lên hết được đâu.

Rồi bắt đầu bây giờ cái số người mới vô đó, bác với chú cũng đưa vô hả, cũng đang nằm trên lớp Chánh Kiến mà chưa có được học đâu phải chờ đến tháng mười mới mở lớp. Rồi còn cái lớp này lên, nó còn rớt lại chứ nó đâu phải nó ở đó. Nó đâu phải trọn vẹn lớp Chánh Tư Duy đâu, rồi lớp Chánh Tư Duy đây, số người họ ở lại lớp Chánh Tư Duy, có số người ta lên ta học lớp Chánh Ngữ, con thấy không? Bắt đầu con thấy hình thành lớp rõ ràng rồi, nó lần lên cho tới 8 lớp, bây giờ 8 lớp rồi không lẽ bây giờ cái lớp mà nó đi lên hết rồi, lớp dưới này lại không tu. Lẽ đương nhiên học tốt, tu tốt được Thầy nói sau này phải mở không biết mấy cái trường đó, chứ đừng nói một cái trường.

Tu sinh: Còn nhiều lớp con mừng, con về thành phố có gì con báo cho biết tháng mười, cho họ khỏi lo ạ!

Trưởng lão: (30:24) Nói chung là đừng có sóng gió mà dập, nó dập rồi thì Thầy sẽ không đứng lớp, Thầy sẽ bỏ, con biết không? Nghĩa là bình an như vậy thì lớp nó tiếp nối. Mà nó có sóng gió nó dập, nó dập tan nát, nghĩa là nó diệt Thầy đi, thì mấy con không còn chỗ thôi chớ. Nếu mà đừng diệt Thầy thì còn nhưng mà Thầy báo cho mấy con biết Thầy đang đứng trên đầu sóng, chứ chưa phải hết sóng, chừng nào biển lặng, nó yên kìa nó bảo đảm yên tĩnh. Sóng gió, đợt sóng này nó qua được, đợt sóng khác nó còn lớn hơn; nó lớn hơn nữa không biết nó dập, không biết có mà chết luôn chớ ở đó, dập mà, nó dập dữ lắm, con hiểu chưa ? Thôi rồi.

Tu sinh: Dạ, con cũng mong là …​

Trưởng lão: Thôi rồi, yên tâm đi, đừng có sợ, phước mình đủ nó lớn hơn nó sẽ thành hình. Thôi cũng không có gì.

Tu sinh: (31:20) Con xin ở lại một tháng nữa, rồi sau đó con về con thu xếp.

Trưởng lão: Rồi, được rồi con.

Tu sinh: Bây giờ con ở lại đây, con phụ con làm …​

Trưởng lão: Được rồi, con phụ làm, phụ giúp cô Út cũng tội lắm, cô Út cũng lo lắng lắm.

Tu sinh: Dạ (31:31) …​. Thưa Thầy hôm trước con xin pháp danh của gia đình của anh chị…​

Trưởng lão: Một sớ đó hả con

Tu sinh: Gia đình của anh …​

Trưởng lão: Thầy không biết ai, rồi Thầy sẽ làm, Thầy gửi con, con sẽ mang về hết cho họ.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Nhớ rồi, Thầy sẽ làm.

Tu sinh: Dạ.

Tu sinh: Tháng mười, con có phải đăng ký trước không hay là con vô.

Trưởng lão: Tháng mười hả con, con coi như là con đăng ký rồi đó. Con yên tâm đi, không cần.

Trưởng lão: (32:12) Ngồi ghế đi con.

Tu sinh: (32:14) …​ con 2 giờ khuya thức dậy, thì 10 giờ rồi, con nhớ lời Thầy dặn đúng 10 giờ tắt đèn, con dậy con thấy lúc đó con cũng không có buồn ngủ. Vậy con có thể đốt đèn được không thưa Thầy, con làm bài tiếp được không?

Trưởng lão: Con lên lớp Chánh Tư Duy rồi thì giờ nào cũng được, đốt đèn thì nó không yên, giờ giấc nó không nghiêm, ăn thua là không phi thời, ăn ngủ không phi thời, giờ nào Tu viện ngủ tắt đèn hết, ngủ hay không ngủ tắt đèn, đừng phí thời gian ở đây chỉ tu, không còn làm bài

Tu sinh: …​ như cái sự hiểu của con thì trong năm phút không có niệm (33:19) …​ không nghe rõ

Trưởng lão: Làm bài thì được nhưng điều kiện giờ giấc lúc nào trong giờ tu con làm bài được, giờ nghỉ thì mình nghỉ đừng có thức, giữ gìn giờ giấc cho nghiêm chỉnh. Và đồng thời mình tập kỹ từ năm phút tới mười phút, mình quán thân của mình coi được hay không nếu không được thì mình sẽ ở lại lớp để quán thân coi thử nó ra sao.

Nếu như nếu phục được tham ưu thì sẽ không còn ưu phiền trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp mình nữa thì nó được. Còn nếu như còn ưu phiền trên đó thì sẽ không được. Có nghĩa là, bởi vì mình nhiếp tâm để mình quán tâm, quán thân của mình để nhiếp phục tham ưu, mà quán mà nhiếp phục không được tức là quán sai (34:34), hoặc quán sức tu không đúng. Theo pháp nói như vậy thì tức là mình phải làm được như vậy còn mình làm không được như vậy là mình làm trật pháp chứ không có gì.

Giờ Thầy chỉ dạy cho mấy con quán thân thôi, là mình chỉ tập quán chứ chưa nói tới nhiếp phục được. Cho nên nó có gì nó có kệ nó. Tập quán cho kỹ đi, nghĩa là quán từ đầu tới chân; có vậy thôi, bây giờ tập quán chứ đừng có hỏi thêm gì hết, công việc là quán thôi. Còn vấn đề giờ giấc thì cứ đúng 10 giờ đi ngủ, 2 giờ thức dậy đều như ai hết, đừng có đèn cầy, đèn sáp gì hết, không có làm thêm cái gì hết. Trong giờ ngủ, mà nó không ngủ thì mình tập quán thân, hiểu không?

Tu sinh: (35:16) Con có thể đi kinh hành không?

Trưởng lão: Ờ, mình đi kinh hành được chớ đâu có gì đâu. Nhưng mà khi mình đi kinh hành trong giờ mọi người ngủ hết, mình không có đốt đèn, coi như mình ngủ.

Tu sinh: Mô Phật, bạch Thầy con đi về thì những vật dụng của con như vậy có phạm giới hay không?

Trưởng lão: Những vật dụng mà dư thì gói vào một gói để trong một góc giường. Cái này là thừa mà bây giờ thì lẽ ra cái này thì không được dùng nó nữa nhưng bây giờ cứ gói nó lại để trong góc đó. Coi như là chỉ có ba y một bát để mình sống thôi, còn cái phần này là cứ để đó. Sau khi mà mình thiếu thì mình xin, lại cái gói đồ đó, mình thiếu cái gì mà dùng đó tôi xin "bây giờ tôi hết rồi, tôi xin" , làm như nó là của cư sĩ nào đó để đó không phải là mình nữa đâu. Sau này thì không còn có nữa bởi vì tự (36:08) …​. Khi nào tôi hết tôi xin, bây giờ tôi giữ lại là tôi phạm giới.

Tu sinh: Một cái lớn nó dư, một cái chén nhỏ nó cũng dư …​

Trưởng lão: Trả lại hết, gói gọn cái lớn với cái bát nhỏ đó (36:40) …​ giữ hai, ba cái bát (36:44) …​ , không ấy gói nó lại lỡ cái bát này có bể, xin lại cái bát khác, nó vậy thì được chứ đừng có …​ mất công lắm. Để trong một góc giường đó, đừng rớ tới nó. Còn đủ ba y một bát, nào mà có bể đó tôi lên tôi xin. Vậy được, tiện hơn, có gì không con?

Tu sinh: Vậy còn những bài viết của con thì theo con nghĩ con (37:13) không nghe rõ …​

Trưởng lão: (37:22) Bây giờ cứ cái gì còn sót phải làm cho hết, thí dụ bây giờ 7 giờ tu, 8 giờ con làm bài đâu có sao đâu tại vì con ở đây bây giờ con (37:39) …​ thôi vậy đủ rồi, không có gì đâu, đừng có lo. Lo tập quán thân trên thân là chính, còn cái kia là phụ, còn làm bài đó thì phải làm cho xong. Bây giờ đến giai đoạn này là giai đoạn tu rồi.

Tu sinh: Những cái bài cũ con làm thì trước khi nộp con đọc xong thì đưa lại.

Trưởng lão: Rồi, cái này cũng lâu lắm mới trả lại chứ không phải trả liền.

Tu sinh: Dạ! Thầy có thể cho con, trong thời gian con làm bài, con có thể mượn bài làm của người khác được không Thầy?

Trưởng lão: Được, nhưng họ không cho mượn, thầy Chơn Thành không cho mượn, Thanh Quang đã hỏi thì những người đó họ đâu có cần, họ cho mượn liền. Mà họ không cho mượn. Thôi ráng lên …​ vét trong đầu mình. Khi nào có những tài liệu gì được Thầy tính Thầy in ra Thầy gửi cho các con…​

Tu sinh: Họ không cho mượn

Trưởng lão: Họ viết họ lơ lơ, họ không cho mượn, thôi được không sao.

Trưởng lão: (38:54) Có gì không con.

Tu sinh: Thưa Thầy hôm qua…​

Trưởng lão: Thầy cũng ghi dùm con rồi.

Tu sinh: …​ (không nghe rõ)

Trưởng lão: Không có sao.

HẾT BĂNG.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy