LCK 108A - TỨ NIỆM XỨ - KIỂM TRA QUÁN THÂN TRÊN TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 27/02/2006
Thời lượng: [54:27]
(00:00)Tu sinh: Bạch thầy, con không còn thấy [không nghe rõ] nhưng con xin thầy kiểm tra lại cho chúng con.
Trưởng lão: (00:04) Rồi được rồi mấy con.
Rồi để thầy kiểm tra mấy phần của mấy con.
Mấy con nhớ kỹ, về cái phần mà tu tâm xả và cái phần tu Tứ Niệm Xứ.
Tứ Niệm Xứ là mình tập quan sát cái thân của mình thôi. Nghĩa là mình quan sát từ đầu, nếu tu Tứ Niệm Xứ thì tập quan sát, tập quán thân, tức là quan sát cái thân của mình, tức là khi mình hít vô thì mình thấy từ trên đầu tới chân, mình thấy từ chân tới đầu, đó là tập tu Tứ Niệm Xứ, tập quan sát, nương vào cái hơi thở mà quan sát cho dễ, còn nếu mình không nương vào hơi thở thì mình khó thấy toàn thân mình lắm.
Cho nên vì vậy hiện giờ thầy kiểm tra lại, thứ nhất là thầy kiểm tra lại tướng ngồi, coi mình ngồi ngay thẳng hay không ngay thẳng, thầy kiểm tra lại tướng ngồi.
Kế đó là thầy kiểm tra cái tâm, nhiếp tâm của mình.
Nếu mình tu tâm xả thì mình ngồi thư giãn, mình không trụ ở đâu hết, mình không trụ trên thân mình, mình không quán thân, không gì hết, tức là mình tu tâm xả.
Còn mình tu Tứ Niệm Xứ thì mình phải trụ ở trên thân của mình, tức là mình quán cái thân của mình. Lúc nào mình cũng phải quan sát cái thân của mình, chứ không phải là trụ trên cái thân mà nó quán cái thân, nó xem xét cái thân nó, gọi là quán, lúc nào nó cũng có cái nhìn cái thân nó từ trên tới dưới, nó quan sát, nó luôn luôn xem xét. Cũng như bây giờ Thầy quan sát một cái cây kia thì thầy nhìn từ gốc lên trên tới ngọn, rồi Thầy nhìn từ cái ngọn đi xuống tới gốc, Thầy quan sát. Trong khi quan sát, Thầy thấy có con sâu đang ăn một cành, lá non gì trên đó hoặc là có con sâu đang đục cái gốc của nó. Thầy quan sát kỹ như vậy đó. Cho nên Thầy quan sát cái thân của Thầy, tức là Thầy đang nhìn nó một cách rất là kỹ lưỡng, do đó cho nên cái cây hiện ra, cái Thân thầy có cái gì ra Thầy đều biết mà ở trên thân Thầy nó có cái tâm và cái cảm thọ và bên ngoài ác pháp nào tác động vô cái thân của Thầy (cái cây) là Thầy biết liền do đó có sự tập quan sát như vậy gọi là quán thân.
(02:36) Hiểu được như vậy thì mấy con mới thấy đó sự quán thân là rất cần thiết. Bởi vì nó quán được cái thân của nó thì nó nhiếp phục được những cái ưu phiền, đau khổ trên thân và tâm của nó. Chỉ cần quán thôi mà quán chặt chẽ, quán cho rõ ràng, quán cụ thể, quán không có lờ mờ, quán không có nghĩa là nhìn lướt qua.
Cũng như bây giờ Thầy nhìn cái cây hoặc nhìn cái ly. Thầy quan sát cái ly này, Thầy nhìn rất kỹ từng cái khía nhỏ của người ta trên này Thầy cũng thấy rất rõ, Thầy quan sát rất kỹ.
(03:10) Cho nên vì vậy mà nó không có, mà có cái gì mà xảy ra một cái lằn gì trên này thầy biết hết. Gọi là quán, là quan sát, coi rất kỹ, gọi là quán chứ không phải là nhìn sơ sơ. Cho nên nhìn rất kỹ như vậy đó, nó sẽ nhiếp phục hết tất cả những ưu phiền ở trên chỗ này, các con hiểu không? Bởi vì quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu, để không còn tham ưu ở trên đó nữa. Còn mình không quán thì ưu phiền nó sẽ xảy ra ở trên này. Khi mình quán thì nó hết. Cho nên mình quán được một phút là nó hết ưu phiền trên một phút, mà quán được hai phút là hết ưu phiền hai phút, mà một giờ thì nó hết ưu phiền một giờ, mà quán một ngày thì nó hết ưu phiền một ngày, mà quán một tháng thì nó hết ưu phiền một tháng. Mà mình quán kỹ như vậy thì nó không còn ưu phiền, nó nhiếp phục, nó thu phục. Cũng như bây giờ mình thu phục nhân tâm, làm cho người ta theo mình, làm cho mọi người theo tôn giáo của mình, thu phục nhân tâm, lòng người theo mình.
Còn cái này nó nhiếp phục hết đau khổ, nó không còn có đau khổ trên đó nữa. Khi mình quán là cái quán đó nó nhiếp phục, không còn đau khổ trên thân và tâm của mình nữa, mới gọi là trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu. Nó quan trọng như vậy, chứ không phải là mình quán, xem thường thường, xảy ra có đau khổ rồi đẩy lui cũng như tu Tứ Chánh Cần như hồi sáng thầy nói, cái đó là mình tu Tứ Chánh Cần chứ không phải tu Tứ Niệm Xứ đâu. Tứ Niệm Xứ thì nó nhiếp phục được ưu phiền hết.
(04:45) Đó, cho nên trong vấn đề tu tập Tứ Niệm Xứ thì nó quan trọng bởi vì cái này không phải còn cái xả mà nó còn tư duy quán xét cũng như ở trên lớp Chánh Kiến nữa. Mà cái lớp này là tự quán cái thân mà nó nhiếp phục được ưu phiền. Mà mình tu đúng, tu kỹ, thì nó nhiếp phục được cái thời gian nó sẽ nhanh lắm, nó không có lâu. Cho nên hồi sáng Thầy có nói là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm như đức Phật đã nói trong kinh Tứ Niệm Xứ, tức là người tu Tứ Niệm Xứ bảy ngày chứng đạo. Mà nếu mình còn nghiệp nặng thì bảy tháng, mà nếu mà nặng hơn nữa có bảy năm thôi. Nghĩa là tối đa, người đó từng làm nghề sát sanh, nghề bắt cá, đi săn bắn trong rừng, toàn là cái thứ mà giết hại chúng sanh lớp lớp, hoặc là như Hitler mà ra lệnh giết hàng loạt người dân Do Thái. Bây giờ nếu tu Tứ Niệm Xứ này, nó nhiếp phục hết những tội lỗi, Tứ Niệm Xứ nó ghê gớm lắm. Nó nhiếp phục tất cả những tội ác hết. Cho nên nó nhiếp phục tất cả những tham ưu, nó làm cho ưu phiền không còn có nữa, cho nên nó nhiếp phục hết. Ví dụ như những người làm tội lớn, tội nặng như vậy đó, mà họ dùng Tứ Niệm Xứ, họ nhiếp phục vẫn sạch, không còn có ưu phiền. Mà cái vấn đề là chỉ có quán thôi.
Đó, nhớ kỹ, bây giờ thầy kiểm tra cái quán. Nếu ở trong cái lớp này, bây giờ là 6 người, thì bây giờ tu Tứ Niệm Xứ thì phải quán cho được, biết cách quán chưa?
(06:22)Tu sinh: Bạch thầy, nếu khi mình hít vô cùng lúc mình xem theo cái hơi thở nó đi khắp toàn thân.
Trưởng lão: Ờ, khi mình hít vô thì mình thấy cái sự rung động coi như là cái thân phì ra, nó nở ra, rồi bắt đầu mình thở ra thì coi nó tóp lại. Có phải không? Cái sự rung động, nở ra là bề ngang, còn nếu mình nhìn nó thì coi như bề dọc của nó, hít vô mình thấy nó dài ra, nó đẩy lên xuống, coi như có nhiều người thấy nó như lên xuống. Nhưng mà nở ra cái bề ngang thì thầy thấy nó dễ hơn. Nếu mình đứng trên cái phình sộp, lên bề cao bề thấp của cái ngực thì coi chừng nó trụ lại một điểm, còn cái bề mà nó nở ngang ra rồi nó hóp vô, nó nở ra. Con hít thở một hơi thở thử để xem coi nó nở, cảm nhận nó nở ra, con tập thử coi.
Tu sinh: Dạ con không nhìn, không chú vào hơi thở.
Trưởng lão: Con không chú vào hơi thở mà coi sự rung động, cảm giác toàn thân mà, hít vô một hơi thở con thấy nó nở ra đó, rồi thở ra coi nó tóp lại đó.
(07:30) Mình cảm nhận nó, mình cảm nhận cái hít vô đó, cái thở ra, phải không?
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: Có làm được không?
Tu sinh: Dạ có làm được.
Trưởng lão: Có thấy phải không?
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: Phải nó nở ra không?
Tu sinh: Dạ nở ra
Trưởng lão: Rồi nó tóp lại phải không?
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: Đó là cảm nhận toàn thân của con. Có đúng không?
Tu sinh: Dạ
(07:46)Trưởng lão: Đó là cách thức tu quán, cách thức mà bắt đầu mình muốn quán thì mình phải quán như vậy. Chứ mình quán cách khác thì quán không được đâu. Rồi từ đó nó sẽ định tĩnh bởi vì bây giờ mình tập quán như vậy đó, để nhận qua cái thân hành của nó rung động, nó nở ra, nó hóp lại, nó nở ra, nó hóp lại, từng hơi thở cho kỹ. Bắt đầu nó rất kỹ rồi thì nó sẽ không có niệm nào vô được đâu, còn không có kỹ thì coi như là có niệm. Mà mình ráng kỹ mà sao còn có niệm, cái này mới chết thôi, tức là lớp Chánh Kiến nó chưa xong, đi về lớp Chánh Kiến học lại, ở đây mà lên đây, ngồi đây mà hít thở cái kiểu nở giãn, nở giãn kiểu này là không được đâu. Tại sao tôi nở giãn, tôi cố hết sức mà tại sao nó còn vô được, thì không được, phải không, con thấy không?
Tức là Chánh Kiến mình chưa đủ, chưa xả đủ cho nên nó không lên được lớp này. Còn mình thở ra thở vô như thế này, theo dõi cái cảm nhận, cái toàn thân của mình mà nó không có niệm gì vô được, càng lúc nó càng sung mãn, nó trọn vẹn. Đây không phải là sanh hỷ lạc, mà nó sung mãn, tức là nó làm đúng, nó tròn đầy, cái thân mình không móp méo chỗ nào hết, thì nó là sung mãn. Mà nó sung mãn thì nó không có niệm gì xảy ra, nó không chướng ngại gì trên đó, tức là nó nhiếp phục hết, mà nó nhiếp phục hết rồi thì mình tu lớp này được.
Nghĩa là từ một phút cho đến năm phút, mười phút mà nó không có một niệm gì xảy ra trên khoảng thời gian cảm nhận toàn thân của mình, không có gì xảy ra trong khi mình ngồi thì người này tu Tứ Niệm Xứ được rồi. Cho nên Thầy nói năm phút, mười phút thì biết rõ lớp này tu được. Mà trong năm phút, mười phút mà có niệm này niệm kia xen ra xen vô mà cố gắng hết sức mà không được thì phải xuống lớp Chánh Kiến học lại. Coi như mình học không nổi rồi thì phải xách cặp táp xuống dưới, chứ không ở trong lớp này được.
Ở trong lớp này chơi chứ làm gì tu vô được, cứ ngồi đó có vọng tưởng không, rồi lát hôn trầm gục tới gục lui nữa, còn người ta nhiếp phục hết những cái chướng ngại pháp cho nên nó đâu bị hôn trầm, thùy miên đâu, khỏi cần đi kinh hành. Tại vì mình đi là để mình nhiếp phục, quán trên thân mình, chứ không phải là mình sợ hôn trầm, thùy miên, bởi vì cái sức mà nhiếp tâm, mà quán thân của mình như vậy, nó quá là tỉnh thức rồi, nó không còn hôn trầm, thùy miên, thành ra dễ dàng thành tựu.
(10:12) Rồi bắt đầu bây giờ thầy kiểm tra.
Tu sinh: Dạ thầy
Trưởng lão: Gì con? Con hỏi gì con?
Tu sinh: Dạ thầy, như vậy rồi con kiến, ở đây có kiến, thứ kiến cắn, nó lẹ lắm, chịu không nổi, phải phủi.
Trưởng lão: Ờ bây giờ mà con quán như vậy mà con còn biết kiến nữa thì thôi, con xuống lớp Chánh Kiến đi. Bởi vì kiến kêu con xuống lớp đó học, nó không cho con ở đây nữa.
Tu sinh: Nó cắn đau ghê lắm.
Trưởng lão: Đó là chướng ngại pháp rồi.
Tu sinh 2: Chướng ngại pháp mà không đẩy lùi được đấy.
(10:38) Trưởng lão: Con lên lớp Chánh Tư Duy này, mà tu Tứ Niệm Xứ là thiện pháp phủ trùm ra, con ngồi tu mới được. Còn nếu mà chưa có từ trường thiện pháp, thì không những kiến mà bọ cạp, rết nó bu lại cắn con. Nó mời con xuống lớp Chánh Kiến chứ không được ở trên lớp này. “Ông chưa đủ phước, ông trèo lên đây tui cắn ông cho ông rơi xuống”. Con tu lớp Chánh Tư Duy này mà kiến nó bò lại cắn con là con không đủ phước học lớp này. Tức là không đủ phước học lớp Tứ Niệm Xứ. Nó bắt con phải trở về lớp Tứ Chánh Cần rồi. Nghĩa là phải ngăn ác, diệt ác, ngăn rắn rết, bọ cạp, kiến, … thì con mới tu được. Mà khi con tu, ngăn được rồi, con sống toàn thiện, cái từ trường toàn thiện của con phóng ra rồi thì con ngồi đâu thì kiến đi hết, mà con nói còn kiến cắn con thì kiểu đó phải xuống lớp Chánh Kiến.
(11:44) Con nhớ phải không? Còn gì nữa không? Hỏi Thầy gì nữa không? Nếu mà điều kiện chướng ngại pháp không có nhiếp phục khi mình ngồi quán thân của mình, mà nó không nhiếp phục được ưu phiền, thậm chí nó phải nhiếp phục luôn cả kiến, rắn, rết. Nó nhiếp phục hết. Thứ nhất là nó nhiếp phục là nó không đến với con. Thứ hai là nó nhiếp phục là nó ngồi xung quanh con. Rắn rết mà nó ngồi xung quanh mình mà coi mình tu Tứ Niệm Xứ là mình phước lớn lắm đó, chứ không phải dễ đâu. Nó lại gần xem mình tu Tứ Niệm Xứ, là coi như mình phóng từ trường thiện rất lớn, chứ không phải nhỏ đâu. Bởi vì Tứ Niệm Xứ mà con biết đó, nó là cái phao, cái hòn đảo của đức Phật dạy cho chúng ta rồi, cho nên nó quý báo vô cùng. Cho nên vì vậy mà khi nói tu Tứ Niệm Xứ là trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, nó nhiếp phục hết ưu phiền của chúng ta, không còn cái gì mà nó làm cho chúng ta ưu phiền, nghe cái câu kinh nói chúng ta cũng đủ biết các pháp ghê gớm lắm, nó làm cho không còn ưu phiền mà. Mà mình học quán, bây giờ mình học …
Tu sinh: (12:50) Không phải than đau, mà con kiến cắn nên con phải nhúc nhích, chứ không nó cắn miết.
Trưởng lão: Con nhúc nhích vậy đó, đã bị cắn rồi, thì nó bị ưu phiền rồi.
Tu sinh: Nhúc nhích nó chạy, không thôi nó cắn miết, hễ đụng nó thì nó chạy.
Trưởng lão: Đó, thì cho nên trong sự tu tập mà gặp trường hợp đó thì coi như là con chưa đủ sức để nhiếp tâm trong Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là nó quán trên Tứ Niệm Xứ thì khi mình ngồi là mình cũng quan sát được chỗ ngồi của mình hẳn hồi. Chứ không phải muốn ngồi đại. Bởi vì nó nhiếp, tức là nó quán rất kỹ. Đã quán rất kỹ thì tức là mình ngồi cái chỗ mình sẽ xem xét hết mọi mặt của nó. Cũng như thất của mình, muốn ngồi chỗ nào, mình chọn lấy cái chỗ đem có thể nó đem lại sự bình an cho mình. Cho nên người ta không ngồi lâu vì ngồi lâu sẽ mỏi mệt, tê, rồi nó đau, cho nên người ta ngồi không ngồi lâu, người ta chỉ ngồi đến một mức độ nào đó thì người ta đứng dậy, người ta tu 4 oai nghi.
Cho nên ý mình muốn mà mình biết, mình ngồi nhiều là mình sẽ lười biếng, ngồi nhiều sẽ bị chướng ngại, cho nên nó sẽ đứng dậy đi, nó đi một hơi nó biết là đi nữa nó sẽ bị mỏi chân, nó chưa mỏi chân nhưng ở trong thân tâm chúng ta nó sáng suốt lắm, bởi vì nó quán thân, nó biết rõ thân này ngồi một giờ là có chuyện nè, cái thân này ngồi nửa tiếng là có sự tê nè, nó biết mà, nó quán mà, nó không biết sao được. Nó khôn lắm chứ nó đâu có dại gì đâu, nó quán thân mà nó biết mà, cái thân này như thế nào nó biết, cái giờ đó như thế nào là nó biết.
(14:31) Giờ này mà cái thân này mà ngồi thì buồn ngủ nè. Nó quán kỹ lắm, bởi vì nó quán, nó quan sát, nó quán xét rất kỹ, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm đều là quán. Mà sự quán như vậy, nó xem xét kỹ như vậy, nó mới biết từng phút giây của nó, nó biết ngồi bao lâu, đi bao lâu, rồi nó biết nằm bao lâu, nó biết rất rõ, gọi là quán thân, nó quán, nó quan sát, nó biết mà.
Vì vậy cho nên nó mới nhiếp phục được tham ưu, nó không còn làm ưu phiền trên thân tâm của nó nữa. Còn mình không biết, khi mình tu mù sao, Tứ Niệm Xứ nó đâu cho phép mình tu mù, đã quán mà làm sao mù, mở mắt trao tráo mà nhìn không thấy hả? Phải không? Bảo quán trên thân quán thân, trên cái thân này nè quán cái thân, trên cái thân mình nè mà xem xét cái thân, cho nên đức Phật nói: "Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu".
Cho nên vì vậy mà mình thấy nó, mà bây giờ tôi quán cái thân tôi biết, bây giờ cái thân này ngồi thêm ba mươi phút là mày có tê chân, tao ngồi mười lăm phút thôi, tao đứng dậy tao đi, nhất định là không tê, có đúng không? Tại vì mình quán mà, mình quan sát nó, mình biết cái thân của mình, sức của mình, ngồi ba mươi phút là có tê rồi. Cho nên nó quán, nó biết rồi, cho nên mười lăm phút nó đứng dậy nó đi. Mà cái thân này nó quán nó biết rồi, thân này ngồi một tiếng đồng hồ mới tê, cho nên vì vậy nó ngồi bốn mươi phút nó đứng dậy nó đi, nó đâu cần phải sáu mươi phút.
(15:58) Cho nên nó đâu bị chướng ngại, tại vì nó quán mà, nó biết cho nên nó nhiếp phục được tham ưu, các con thấy. Mà bây giờ nó quán nó biết rằng bây giờ ngồi năm phút thì thôi, chứ sáu phút là có vọng. Nó điên gì mà nó quán cho nên nó bị vọng, phải không? Nó nhiếp phục mà, nó quán được cái thân nó, cái tâm nó, nó biết bây giờ cái tâm mà nếu kéo dài thêm thì có vọng, cho nó tu đúng cái mức của nó thôi. Rồi bắt đầu nó tu tập, rồi các lần nó tăng lên, các con hiểu chưa?
Nó quán mà nó biết, chứ đâu phải nó quán đui hoặc là ngồi đây cứ tập trung cái thân biết cái thân phình xẹp, phình xẹp hoặc là biết thân nở, teo, nở, teo hoài. Đâu phải, nó quán kỹ, nó biết. Nó biết từng giờ từng phút, nó ngồi, lúc nào có niệm, không niệm, nó biết, lúc nào có hôn trầm thùy miên nó biết cho nên nó không để cho cái đó xảy ra, cho nên nó nhiếp phục.
Các con hiểu chưa, hiểu Tứ Niệm Xứ chưa? Mình tu mà mình không biết mình thì thôi còn tu cái gì nữa? Biết mình biết giặc mới trăm trận trăm thắng, biết mình, mình mới thắng được giặc sinh tử. Còn cái này, mình tu mình không biết, mà trên thân quán thân để biết mình để thắng giặc sinh tử, chứ không khéo giặc sinh tử nó vô, nó sai cái thân. Cũng như giặc vô, mua chuộc một số dân của mình để làm Việt gian, có phải không? Bắt đầu mấy thằng Việt gian này mới đánh mình, giết mình.
Toàn bộ người Việt của mình làm tay sai cho người ta, nó đánh lại với người Việt, bắn nhau, người Việt chết với người Việt thôi, còn mấy thằng Tây ngồi trên ghế của nó. "Mày cứ bắn đi, tao cho súng đạn bắn". Cuối cùng mình giết nhau không à. Cho nên cuối cùng mình không thấy được, cho nên từ cái thân tâm của mình, nó làm lại khổ mình. Có đúng không mấy con? Thấy đúng không? Bây giờ nó biểu quán sát mình kỹ, cho nên mình biết rồi nên nó không sai mình được nữa đâu. Cho nên mấy thằng Việt gian không còn có nữa.
Thì trong vấn đề tu này, như vậy đó mấy con, cho nên vì vậy mà thầy sẽ kiểm tra, thầy chỉnh đốn cho vấn đề tu tập, kỹ lưỡng, không còn khó khăn nữa.
(18:06) Bây giờ mấy con ngồi lại, có gì không con? [im lặng]
(18:22) Trưởng lão: Ở đây chia làm hai phần, người nào tu tâm xả nè, nghĩa là mình quán thân không được là tu tâm xả. Tâm xả thì nó dễ hơn nhưng mà nó không có chủ động, nó bị động. Khi có những chướng ngại thì mới xả còn không có chướng ngại thì ngồi chơi, nó rảnh rang, tu tâm xả thì nhẹ nhàng. Thì lượng sức của mình có quán nổi hay không, mà có biết cách quán hay không nữa? Quan trọng nhất là Thầy nhắc nhở, là mình phải biết cách quán, là phải biết nương tựa vào hơi thở để quán thân, còn không biết nương tựa vào hơi thở thì quán thân không được. Tại vì nhờ hơi thở mà mình mới thấy được toàn cái thân của mình, còn mình để mình nhìn chung chung toàn cái thân, chút nhớ chút quên, nó không có hơi thở liên tục, còn cái này nhờ hơi thở, trong thân chúng ta nó có hơi thở liên tục cho nên nó dẫn chúng ta phải liên tục quán hoài, suốt thời gian đó, nó không mất.
Bây giờ mình cho nó năm phút nhưng mà sự thật mới nửa phút, cái nó bắt đầu nó quên, nó không có hơi thở, nó quên cái thân nó đi. Nên nó chạy tầm bậy ra ngoài, nó nhìn ngó, lát nó chạy vô nó ngó cái thân nó chút rồi nó liếc ra ngoài rồi nó mất. Cho nên cái thân của chúng ta, cái tâm của chúng ta không như ý mình. Nó đâu có ngồi một chỗ, nó chạy qua chạy lại, cho nên buộc lòng mình phải nương vào hơi thở để mình quán cái thân cho nó có chỗ nó đứng nó quán, cho nên nó còn tạm thời nó còn đứng yên được, chứ còn không khéo nó không đứng yên được. Do đó mình mới tu Tứ Niệm Xứ. Tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân.
(20:00) Cho nên quán, nói câu trong Tứ Niệm Xứ "Trên thân quán thân" nhưng mà không biết quán thì mình cũng không biết đâu, làm sao mình quán, mình quán chút xíu cái tâm mình chạy vòng, cái hơi nó vô, nó quán chút nữa, nó chạy ra, chạy vô, chạy ra. Tối ngày tu hoài, vọng tưởng không, không có ra gì hết. Tại vì nó chạy á, chạy ra, cái nó hở, cái giặc nó xen vô, nó cho một hơi rồi bắt đầu mình trở về mình quán, cái nó vắng, rồi cái muốn đi chơi, vô thấy không có gì cái chạy ra chơi, còn không thì đi nhậu. Mắc ăn nhậu nên quên, ở trong này giặc mới xâm chiếm vô, nó mới tư duy, suy nghĩ bậy bạ ở trong này. Rồi nó chạy về coi, thì nó mọc cái khác nữa.
(20:42) Cứ như vậy đánh hoài làm sao cho được. Cho nên cái Tứ Niệm Xứ nó rất quan trọng, nó phải tu tập rất kỹ và nó phải kéo dài sự miên mật của nó, trên cái quán của nó, nó mới nhiếp phục hết ưu phiền của chúng ta, cho đến mười hai tiếng đồng hồ là nó đuổi kịp, nó nhiếp hết ưu phiền. Nhưng mà mười hai tiếng đồng hồ để quán trên thân: cả một vấn đề, chứ không phải dễ … Cả một vấn đề nữa. Mà có một tiếng thì mình ráng cũng được, nhưng mà tới mười hai tiếng đồng hồ, nghe ghê, chứ không phải dễ. Do đó bây giờ mấy con ngồi lại, nhìn ra bên ngoài hết, ngồi thưa thưa ra đi, Chơn Thành ngồi lại, sửa lưng lại thẳng con, con ngồi thẳng đàng hoàng. Mấy con ngồi ngó hết ra ngoài, để Thầy kiểm tra, rồi thầy sửa, ngồi cho ngay ngắn lại.
Tu sinh: (21:28) Ngồi bên này?
Trưởng lão: À không con, ngồi đây, ngồi kiểu này đi con, ngồi kiết già, con ngồi ngó ra ngoài đi con, ngó ra.
[… thầy đi kiểm tra …]
Tu sinh: (21:52) Bạch Thầy mắt mình vẫn mở một phần ba phải không Thầy?
Trưởng lão: Một phần ba ngó xuống, mấy con ngó sao mà nó một phần ba đó mấy con. Mấy con ngồi tự nhiên, để rồi Thầy …
[… thầy đi kiểm tra …]
(22:31) Rồi bắt đầu mấy con, nhớ cái câu tác ý: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, nghĩa là mấy con bắt đầu từ cái pháp này, không kể từ lâu tới giờ mình tu pháp nào kệ mình, ngay bây giờ bắt đầu Tứ Niệm Xứ, là bắt đầu thấy sự rung động toàn thân của mình, để mình quán cái thân của mình, thấy sự rung động của toàn thân. Chứ không thể ngồi yên, hoặc nhìn cái khối thân cứng ngắc là không được. Cứ theo như lời đức Phật dạy, chúng ta phải tập căn bản từ đầu “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, mình nương theo hơi thở, mình không tập trung trong hơi thở, mà cảm nhận sự rung động của thân chúng ta theo nhịp của chúng ta.
(23:27) [im lặng]
(23:57) Đừng có tập nhiều, tập từng hơi một, nhiệt tâm từng hơi thở.
(24:02) [im lặng]
(24:11) Rung động từng hơi thở.
(24:14) [im lặng]
(25:19) giờ mấy con xả ra, rồi, nhớ khi mà tu tập, thì mình ngồi cái thân của mình cho đoan chánh, tức là mình ngồi cho đứng đắn, đừng có ngồi cúi quá, cũng đừng ngồi ngửa quá, cũng đừng có ngồi nghiêng. Cho nên vì vậy mình ngồi tu đúng cách của mình, cổ đừng có cuối quá, nhìn gần, mà xa quá thì nó ngửa, mình ngồi vừa, lưng thẳng, tựa lưng không tốt, cho nên vì vậy mấy con nhớ từng hơi thở.
(25:48) Coi như là mình “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô”, cái câu đó là câu nhắc để cho mình quan sát được thân mình, tức là quán thân của mình, cảm giác toàn thân, là quan sát toàn cái thân của mình, cho nên mình nhớ, mình nhắc cái tôi đó rồi mình có sự quan sát trên cái thân của mình, cho nên mình nhắc rồi mình quan sát. Thì bây giờ thầy hỏi Chơn Thành đó con, con quan sát thân con, con thấy toàn diện thân con, từ cái chân lên đầu, từ trên đầu tới chân, con có thấy không?
Tu sinh: (26:17) Dạ thưa Thầy, con có thấy, con thấy dường như là có quả bóng phình xẹp, phình xẹp …
Trưởng lão: (26:27) Tức là cái thân con, toàn bộ nó nở ra.
Tu sinh: (26:29) Nó nở ra, nó phình xẹp.
(26:34) Trưởng lão Nghĩa là suốt thời gian nếu mà con ngồi từ năm phút, mười phút mà cái cảm nhận như vậy, hoặc nửa tiếng hoặc một tiếng đồng hồ, cũng cảm nhận có trạng thái đó, còn tất cả những trạng thái khác mà xen vô thì nhất định là tác ý đuổi đi không chấp nhận, để giữ trạng thái đó lại. Ví dụ bây giờ có trạng thái như vậy, mình không cảm nhận cái thân của mình, mà mình chỉ thấy nó an ổn thôi hoặc có trạng thái an lạc nào đó thì mình nhắc: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, mình nhắc để cho mình chặn nó lại, cảm nhận cái thân của mình, mình thấy cái thân của mình nó phình lên xẹp xuống, hoặc là nó nở ra, nó tóp lại, rồi nở ra. Như vậy đó là đúng.
Đó là mình để phá những trạng thái khác, nó che sự quán cái thân của mình. Nó làm cho mình mất cái sự quán cái thân của mình, mà mình thấy mất mà mình tưởng ngồi không vọng tưởng, nghe sướng quá, mình quên quán, mà đây là mục đích quán thân để nhiếp phục tham ưu, có phải không? Mình quán để mà quán thân, để nhiếp phục, khắc phục những ưu phiền trên thân của mình. Giờ lại quên, trụ trên hơi thở hoặc là trụ trên trạng thái nào đó làm sao phá hết ưu phiền của mình, rồi có lúc nó trụ, nó thấy nó an vậy, mà lúc nó không trụ thì tất cả những ưu phiền khởi lên thì mình đâu có làm sao được. Còn cái này, người ta quán, người ta cảm nhận hết toàn thân người ta. Khi cảm nhận như vậy, nó nhiếp phục được ưu phiền, như lời trong kinh Phật nói. Cho nên mình thấy mình tu đúng là nó không bao giờ có niệm gì xen vô. Còn mà lát nó yên, vậy chứ lát nó không yên, cái bắt đầu niệm nó tung lung tung vô trong đó, bây giờ sao đây? Mình có quán thân mình đâu, cho nên khi mình thấy mất liền mình tác ý, để cho nó theo cái hơi thở nó mà nó cảm nhận thân của nó.
Tu sinh: (28:10) Nó nhỏ mà nó ghê ha.
Trưởng lão: (28:12) Mấy con nên nhớ. Đó là cách thức mình tập quán mà. Con như thế nào?
Tu sinh: (28:17) Bạch thầy, con thấy có tới ba vấn đề lớn nhất, thân của con cũng như thầy Chơn Thành.
(28:22) Cảnh vật nữa.
Tu sinh: (28:23) Thế còn về Chánh Niệm thì nó vừa mới có … (không nghe rõ), tự nhiên nó bị văng ra. Có nghĩa là nó tự ….
Trưởng lão: (28:30) Con có bị chếnh choáng trên mặt không?
Tu sinh: (28:32) Nó còn đần ra, thế còn như chân, ví dụ như nó hơi tê tê thì nó cũng không hết.
Trưởng lão: (28:39) Mà cái chân nó tê tê hả con? Hết không? ví dụ như giờ con cảm nhận cái chân tê tê, con đặt xuống vầy, cứ để cho nó vậy. Bởi vì đây là từ trường thọ, trên thân quán thân, mà bây giờ mình thấy cái thân của mình có những ưu phiền, tức là mình thấy tê, đau, nhức gì đó. Mà cái ưu phiền còn tiếp tục nữa, nó sẽ có … cho nên nó là vấn đề phiền ngay đó nữa, biết như vậy mình nên giữ thân mình. Tứ Niệm Xứ nó tu trong bốn oai nghi, cho nên nó biết tỉnh dậy, nó quán, bây giờ nó tê tê, nó báo, có một cảm giác làm nó sẽ bị tê chân, nó báo trước cho mình, cho nên con đứng dậy, đi tản ra ngoài kia, các con biết! Tức là mình quán mình biết, nó biết, à bây giờ nó có vậy đó, nó hiểu rồi, mình nhiếp phục nó tức là mình phải qua cái oai nghi khác coi như lát nó hết.
Tu sinh: (29:25) Bạch thầy, con đã nhiếp phục vào cái thân mà nó cũng không hết.
Trưởng lão: (29:30) À con nhiếp vô, con nói con biết cái này tại vì con ngồi không yên, nên con vẫn còn đứng dậy, nhưng mà con nhiếp trong cái thân của con. Vậy thì khi mà con đứng vậy con cũng nhiếp mà con nhiếp thay đổi cái oai nghi của con trong từng tư thế. Cũng như giờ con nói con nhiếp vô, mà cái sức của con nó chưa đủ định tĩnh, cái chất của nó hiện giờ chưa đủ, thì con phải đứng dậy đi, mà cái sức con định tĩnh con hít thì nó sẽ biết được, nó sẽ nhiếp phục cái tê của con mất đi. Bởi vì con mới tu mà làm sao con đủ được, con mới có nhiếp từ từ, nó mới nở giãn, nở giãn thôi phải không? Nó còn cả khoảng nữa, chừng nào cái nở giãn này không còn có nữa, mà nó có một cái gọi là sung mãn. Thì lúc bấy giờ nó không tu nữa, tự nó nhiếp phục hết. Mà muốn như vậy thì bây giờ mình nên tập, mà bây giờ nó để mình tê vầy thì đứng vậy chứ ngu gì ngồi đó.
Tu sinh: Bạch thầy, cái niệm như vậy là được rồi vì nó đã theo được cái quán nó đẩy cái niệm ra.
Trưởng lão: Nó đẩy vô. Rồi, thế còn con? Con cảm nhận như thế nào?
Tu sinh: Con chỉ xả tâm thôi.
Trưởng lão: À con dự thính thôi đó, rồi con dự thính. Mà mình có tu thì cũng xả tiếp, bây giờ con sẽ ở lại chứ mình đừng có …, thì mình tập lại cái
(30:46) [nghe không rõ]
(30:48) Bởi vì dự thính con, thế còn mình vô, mình thử sức thì mình cứ vô.
(30:53) [nghe không rõ]
Tu sinh: (30:54) Tu toàn thân luôn, tu tâm xả cho nó vui.
Trưởng lão: (30:57) Thì mình tu tâm xả trước nha con.
Tu sinh: (30:59) [nghe không rõ]
Trưởng lão: (31:08) Ờ, mình gom lại, mình quan sát, nó tập trung nó gom lại, (31:11) mình khơi dậy … [nghe không rõ]
Tu sinh: (31:15) [nghe không rõ]
Trưởng lão: (31:22) Còn mấy con như thế nào, con dự thính hả con?
Tu sinh: Dạ con dự thính.
Trưởng lão: Con thấy con tập này được không con?
Tu sinh: (31:25) Dạ được, cái việc mình [nghe không rõ]
Trưởng lão: (31:30) À vậy con không có tu Tứ Niệm Xứ.
Tu sinh: (31:31) Có thầy.
Trưởng lão: (31:32) Rồi con sẽ thấy nắm lại, vô định chừng, khi đó mình quán tâm mình, có chướng ngại gì, cảm thấy nó là cái … tức là tâm nhiều, nên mình
(31:42) [nghe không rõ] cũng nhiều nên.
(31:44) mấy con tập từ từ, xả lại, khi có chướng ngại xả, không tập nữa. Bởi vì mình tập trung gôm lại, mình nhìn tâm mình, sẽ thấy mình ngồi nhiều khi mình hay gôm tâm lại, cái mình ngừng,
(31:53) Bắt đầu cái mình …
[nghe không rõ]
Tu sinh: (32:10) [nghe không rõ] khi xả chân thì tay chân [nghe không rõ] thì con chỉ biết như vậy.
Trưởng lão: (32:22) Ờ nó quay vô thân con, mấy con đừng tập trung trong cái thân, trong hơi thở.
(32:25) [nghe không rõ] chứ mình tập trung vô là mình …, tâm xả là nó có chướng ngại thì xả, mà ưu phiền ở đâu cũng được, đừng có trụ chỗ nó ở nào trên thân chúng ta. Tứ Niệm Xứ nó có trụ tức là nó quán toàn thân chúng ta để nó nhiếp phục ưu phiền. Mà mình biết, cảm thấy chướng thì mình xả, không chướng thì mình cứ cho nó … Bắt đầu mình cảm nhận, mình không có vướng thì đừng có xen vô … [nghe không rõ]
(32:53) nhưng mà đừng tập trung vô, mình cứ để tự nhiên … [nghe không rõ]
(33:00) Chứ tập trung vô, mình hít vô hơi thở mình cứ nhiếp mình trong hơi thở, coi chừng.
(33:05) [nghe không rõ]
(33:10) Còn riêng con, tu tập xả theo tâm nào đây?
Tu sinh: (33:12) Dạ con tu tập Tứ Niệm Xứ.
Trưởng lão: (33:13) À Tứ Niệm Xứ hả? con quán Tứ Niệm Xứ sao đâu, cho Thầy biết?
Tu sinh: (33:16) Dạ thì con hít vô thì cũng như thầy Chơn Thành, con cũng cảm nhận được … [nghe không rõ]
Trưởng lão: (33:22) Cái thân, con có cảm nhận sự rung động của cái thân chưa?
Tu sinh: Dạ con cảm nhận được toàn thân.
Trưởng lão: Ờ, toàn thân hả con?
Tu sinh: (33:28) Con hít vô thì bắt đầu nó cảm nhận cả luôn đường hơi thở, từ đầu hơi thở cho đến hơi thở ra … (33:37)[nghe không rõ]
Trưởng lão: [nghe không rõ] cảm nhận được cái thân
Tu sinh: [nghe không rõ]
Trưởng lão: (33:53) Nó nhiếp phục được cái điều gì, còn về cái niệm của mình. [nghe không rõ]
Tu sinh: [nghe không rõ]
Trưởng lão: (34:00) Nhớ ráng tu nha, nhất là con phải phá được hôn trầm.
Tu sinh: (34:06) Như con cảm nhận được, nó còn lai lai cái Minh Sát Tuệ.
Trưởng lão: (34:11) Là nó bị trụ trên chỗ phình xẹp.
Tu sinh: (34:13) Dạ, con tập Minh Sát Tuệ.
Trưởng lão: (34:18) Nó sẽ bị bám vào đó
Tu sinh: Dạ, nó còn lai lai ở đó, nên con ráng con sửa nhưng mà biết sửa sao?
Trưởng lão: (34:24) Sửa thôi con, tác ý, con phải nhắc: "Cảm giác toàn thân không được trụ trên tất cả cái chỗ Minh Sát Tuệ".
Tu sinh: (34:32) Dạ cái đó thì con biết, nhưng mà khi mà con hơi mệt chút thì con quên.
Trưởng lão: (34:39) À khi nào con hơi mệt thì con xả ra.
Tu sinh: (34:41) Dạ, vậy thì bây giờ con, có nghĩa là nghe lời Thầy, khi nào mệt con đứng dậy con đi.
Trưởng lão: (34:46) Con đứng dậy đi, bởi vì khi tu cùng với hơi thở, thì nó diệt tâm trong hơi thở, nó cảm nhận thân nó trọn vẹn, chứ không khéo hơi mệt, nó vọng, nó quên, nó trụ trên đó. Giờ con xả nó ra, cảm nhận, quán thân, quán từng chút, từng chút. Con ráng, ráng hết, con xả được thì con quán thân được. Bây giờ từ chỗ phình xẹp mà mình cảm nhận sự rung động, từ cái rung động đó mình xả chỗ trụ đó đi, nhiều khi phải tác ý tâm, mà nó tới nó bám vô đó thì con xả trên đó (35:22) [nghe không rõ] (35:24) Riêng con, như thế nào con?
Tu sinh 1: (35:26) Dạ thưa thầy, con thấy làm như là em bé thổi bong bóng, thổi phình ra rồi xẹp vô, phình ra xẹp vô.
Trưởng lão: Cái thân của con, nó vậy luôn hả?
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: (35:35) Con [nghe không rõ] nó thành cái bong bóng luôn thì được. Tại vì con tự, … con cảm nhận như vậy là đúng đó, chứ không có sai đâu. Mình cảm luôn cái bong bóng chứ nó không phải là bong bóng đâu nha, bị ít bữa nữa thầy mua cái bong bóng thiệt … do đó được rồi con, con cảm nhận được sự rung động của nó nở ra, nó co lại, vậy là được.
Tu sinh: Từ trước tới nay thầy hỏi, con biết vậy mà con không dám trả lời, không biết có đúng vậy không!
Trưởng lão: (36:10) À nó cảm nhận như vậy đó là nó quán được. Bởi vì cảm nhận đó là nó quán, nó đang quán cái thân của nó, cái ý thức, cái tâm của mình nó đang quán cái thân của nó, nó biết sự rung động của cái thân nó, nở ra, hóp lại, nở ra, hóp lại theo cái nhịp của hơi thở, con thấy bởi vì theo cái nhịp hơi thở mà nó quán cái thân nó đúng, rồi sau này nó tới chút nữa thì thầy sẽ hướng dẫn tiếp. Bây giờ lo tập cái này cho thuần đi, nó tới đây, rồi lộn xộn đây, rồi bắt đầu như cái bong bóng rồi bắt đầu thành cái bong bóng xẹp, con hiểu không? Bấy giờ tu cái nào nó ra cái nấy, tập ráng mà cho cảm nhận cái thân của mình trước. Con cứ làm đúng vậy nha. Cái lưng con còng lắm, mai mốt tác ý “Cái lưng này thẳng lại, mày đâu phải già khòm”
Tu sinh: Từ hồi nó té nó vậy đó thầy, bây giờ chụp hình nó làm như con rắn bò.
Trưởng lão: Vậy bảo nó uốn ngay lại.
Tu sinh: Bây giờ đem vô trung tâm chỉnh hình, kéo dãn ra.
Trưởng lão: Bây giờ con tự chỉnh, đừng có đem vô trong đó chỉnh, mà con giờ bảo xương sống con thẳng lên lại, cứ con ngồi tu bắt thẳng lên lại, con ráng chút, thầy nói chừng trong vòng ba tháng là cái lưng con thẳng được. Một trăm ngày nó thẳng như cái lưng của chú đó. Thực sự con cứ coi cái lưng chú thẳng, mà con có muốn thẳng vậy không?
Tu sinh: Con thích lắm chứ, mà …
Trưởng lão: Ờ thích như vậy thì tác ý đi, mình cứ nhích từng chút, con tác ý mười lần là nó thẳng băng. Con nhớ con làm đi, chứ đừng có thấy mà nó khòm cứ chịu khòm. Con người thì phải thẳng chứ khòm kỳ vậy, già rồi tất cả những cái nghiệp nó đè xuống quá nặng đó. Bây giờ con ráng, đừng có đi chỉnh hình …
Tu sinh: (37:46) Con để nó như nửa trái dưa hấu, con nằm thẳng trở lại được không thầy?
Trưởng lão: Được con, con cứ làm đi rồi nó thẳng lại có gì đâu. Con cứ tin Phật pháp, nó uốn thẳng mà con không hay. Chứ cái kiểu con mà nằm ngửa là nằm không được.
Tu sinh: (38:02) Con tính để nó như nửa trái dừa khô, nó đội lên như vầy nè … nó ngay …
Trưởng lão: (38:10) Bây giờ thì con nhớ pháp như lý tác ý, con cứ tác ý đi. Một thời gian, “Trời đất ơi, cái lưng tôi bây giờ thẳng”. Nó ngạc nhiên. "Ông còm mà bây giờ ông hết còm rồi. Có đi chỉnh hình ở đâu không vậy? Không tôi tác ý chứ không có chỉnh." Các con làm đi, bà con mình sẽ tin tưởng lắm. Cứ làm đi, thầy nói bảo con tu, con làm đi, đừng có không làm, uổng lắm con. Con người ngồi ai cũng thẳng hết, có mình khòm. Có phải không con? Người ta nói ông già khòm. Con thấy thầy già có khòm không? Phải không? Con ráng, nhớ đừng để cho mình khòm nữa. Rồi của con đâu?
Tu sinh: (38:53) Dạ thưa thầy, con thì … hai cái phần từ đùi, chân thì mình phải dùng tưởng chứ chưa có rõ ràng.
Trưởng lão: (39:02) Ờ, nó chưa cảm nhận sự rung động, bởi vì mình ngồi xếp bằng đó. Chứ còn thầy mà đứng, thầy cảm nhận, thầy hít vô, thầy cảm nhận nó chạy từ ngoài vô, vô cái nó thấy từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân liền tức khắc. Tự nhiên hơi thở mình nó rung động từ trên, đứng vầy nó rung động, còn mấy con chưa quen, nếu mà quen rồi, con thấy con hít vô một cái nó theo hơi thở, mình cảm nhận cái chân của mình nó rung động từ trên đầu tới cái chân, từ chân tới đầu, mặc dù con … nhưng mà nó vẫn thấy cái cảm nhận rung, nó chạy lên tới trên đầu, nghĩa là nó tỉnh thức tới mức độ: mình quán thân mình, mình nhiếp phục, nó cảm nhận rất là cụ thể khi mình ngồi. Nhưng mà bây giờ con cần thấy được thân ngồi của con mà nó nở ra nở vô thế này cũng được rồi. Rồi lần lượt cho nó nở luôn hai cái chân, con thấy thầy không? Con làm thử coi! Hít vô … rồi cảm nhận, bởi vì chỗ nào không thấy được thì cảm nhận chỗ đó trước đi.
Tu sinh: (40:03) Vậy mình đưa hai chân trước hả thầy?
Trưởng lão: Đưa hai chân trước đi. Mình hít vô, mình nhập vô hai chân mình trước đi. Mình thấy sự rung động trong đó không? mấy con, con trụ chỗ chân trước nè con, nương ngay đó, nhúc nhích ở đó thôi. Rồi nó mới lên xuống, lên xuống. Thấy không? Con làm thử coi.
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: (40:24) Đó thấy không? Con lưu ý, chỗ mình không cảm nhận được thì mình tác cái chỗ đó để cho nó cảm nhận được, sau đó rồi nó cảm nhận toàn thân.
Tu sinh: (40:33) Thưa thầy, cho con hỏi thêm thầy. Nó có nhiều cách mà người ta nói, có người thì nói là để lưỡi cong lên một chút để cho nội lực mạnh. Thì đúng không hay là chỉ để lưỡi bình thường?
Trưởng lão: (40:50) Để lưỡi bình thường thôi, đừng có để bị ức chế.
Tu sinh: (40:52) Không co lên như Thiền Tông.
Trưởng lão: (40:54) Để vậy nó bị ức chế, cho nên trong pháp Phật, có một chỗ đức Phật dạy để cong lưỡi cắn chặt răng. Lúc bấy giờ, nó có một chướng ngại gì đó mình thắng không được, thì mình cắn chặt răng chịu đựng để kham nhẫn, thì có phương pháp đó. Dán chặt lưỡi để chịu đựng cơn mà nó đánh mình, mà cái này nó đâu có đánh.
Tu sinh: (41:16) Dạ còn hai cái tay nữa Thầy, hai cái tay thì có nhiều vị tổ dạy thì thấy trên hai hay dọc theo hông cho sát vô, hai bàn tay úp lên gối. Có nhiều chỗ khác nói thì nên để hai tay thư thả ra, lỏng ra, tức là đừng gồng, ý là từ vai đến tay cơ thể đừng gồng, gác tay phải lên tay trái, các đầu ngón tay giao nhau, hai ngón tay trái giao nhau thì nguồn nội lực mạnh hơn. Thì cái nào đúng thầy?
Trưởng lão: (41:49) Để tự nhiên, đức Phật dạy cho mình cách thức ngồi là ngồi kiết già, nhưng mà để tự nhiên. Trong kinh Thầy nói lưng thẳng thôi, thân mình ngồi thoải mái, đừng để cho nó chướng ngại, còn mình ngồi để cho sát vậy hoặc là ngồi cách thức như thế nào để cho nó thoải mái là chuyện của mình.
Tu sinh: (42:05) Dạ, không cần phải theo một cái …
Trưởng lão: (42:07) Ờ, chứ không phải theo một công thức nào, mình để tay trần lên, đừng để hai đầu ngón tay chụm nhau. Có nhiều người họ đẩy lên để mà chịu đựng, để mà tập trung đó. Thì cái này để nhẹ nhàng thư thái. Lúc bấy giờ mình ngồi mình thấy nó dễ dàng cảm nhận.
Tu sinh: (42:24) Con có quan sát một số tượng Phật, thì theo con không biết chân nào trước, theo con, con ngồi vầy con thấy thoải mái nhất.
Trưởng lão: (42:30) Đó ngồi thoải mái vậy là được rồi.
Tu sinh: (42:31) Tức là con để hai tay đầu gối, hồi đó giờ mình ngồi tư thế nó vững nữa thì ngồi lâu được, mà để vô vầy, sát vầy theo một số kinh sách dạy, thì con thấy nó gò bó, khó chịu hơn.
Trưởng lão: (42:41) Mình để sao mà mình bó lại được.
Tu sinh: (42:45) Một số tượng Phật người ta tạc thì để vầy, để theo cái kiểu mà trong sách thường nói. Mà con thấy để vầy, cũng có một, hai cái tượng Phật con thấy người ta để vầy.
Trưởng lão: (42:55) Đó, cái nào mà thoải mái, ở đây thầy dạy mấy con nè, cách thức nào mấy con để tay như thế nào thoải mái thì để, mà oai nghi tế hạnh, đức hạnh ngồi, tướng của mình là tướng phước điền, làm sao mình ngồi đừng có ngồi ẹo qua ẹo lại, cúi tới cúi lui để cho nó thoải mái, dễ chịu, đó là tướng ngồi của mình tốt nhất. Còn mình ngồi cách nào, mình gồng lên …
Tu sinh: Ngồi tướng vầy có trật cái tướng phước điền trong tượng Phật không Thầy?
Trưởng lão: Không, không có trật, tướng đó tốt, chứ không có gì đâu con.
Tu sinh: Dạ
Trưởng lão: Tướng mà ngồi để hai tay tự nhiên trên lòng bàn chân của mình cũng là tướng tốt, ngồi để trên đầu gối cũng là tướng tốt. Còn mình để dưới này, mình khòm xuống vầy là sai. Mấy con thấy trong cái vấn đề về tướng ngồi, rồi cái nhiếp tâm, mấy con bây giờ đã học từ chỗ ngồi rồi, ngồi giữ cái đầu mình như thế nào, đừng có nghiên qua, đừng có ngả lại, đừng có ngửa. Nghĩa là làm sao giữ cho tướng mình ngồi đoan chánh, thoải mái, dễ chịu, đừng gò bó, đừng có gồng thì được. Đó là tướng ngồi. Rồi bây giờ cái nhiếp tâm nó cảm nhận được toàn thân của mình, tức là quán thân đó. Mình tập quán cho được cái thân cái đã. Rồi cái sơ khởi của quán thân là nương vào hơi thở. Nhưng mà sau khi nó đã thành tựu được, mình quán biết cách quán, mình chỉ cần nhắc, chứ mình không cần nương vào hơi thở nữa.
(44:17) Mình chỉ cần nhắc “Tâm quay vô, quán cái thân”. Mình chỉ nhắc vậy thôi rồi mình ngồi yên, thấy nó quay vô, nó quay vô nó nhìn cái thân của nó, nó cảm nhận toàn thân của nó rơi xuống. Như thế nào để tự nhiên nó, là tại vì quá trình mình tu mình biết được trạng thái nó sẽ quay vô, nó quan sát cái thân của nó, nó không cần phải thấy phình lên xẹp xuống hay là teo nở gì đó, nó không thấy, nó không cần quan sát mấy cái đó đâu, mà nó vẫn quan sát được toàn thân nó.
Thì đó là nó định tĩnh trên đó rồi. Còn bây giờ đó, mình chưa định tĩnh đâu, mà nếu mình không theo cái ra vô của nó, mình sẽ quên mất. Mình sẽ quên quán thân. Một hơi mình sẽ quên quán thân thì có niệm đánh vô liền. Thầy nói để mấy con coi thử, nếu mà quên thì có niệm đánh vô. Mà mình quán, mình theo dõi từng hành động của nó thì nó đánh vô không được. Mà mình không bị trụ ở đâu hết, mình theo cái thân hành của mình. Không có trụ chỗ nào, cho nên vì vậy mà nó không bị ức chế.
(45:12) Tu sinh: Bạch thầy cho con thưa hỏi, khi hơi thở, câu đầu mình tác ý rồi thì mình phải: “Cảm nhận toàn thân tôi biết tôi hít vô” thì nó phải dừng ở một điểm rồi, cảm nhận câu đầu tiên thì tác ý. Mà dường như câu sau không tác ý thì do hơi thở ra vô thì nó cứ vô rồi lại ra, thì biết nó vô ra vậy thôi chứ không cần dừng lại.
Trưởng lão: (45:32) Ờ không cần, mà nó cảm nhận cái thân của nó.
Tu sinh: Liên tục như vậy.
Trưởng lão: Liên tục, ờ chứ mình không cần tác ý nữa, cho nên mình chỉ cần tác ý một lần thôi. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Mình tác ý một lần rồi bắt đầu bây giờ mới thở đó, mình thở, mình hít vô cái mình thấy nó phồng ra, cái mình thở ra mình thấy nó hóp lại. Rồi mình cứ theo đó làm hoài, không cần tác ý, nhưng mà mình biết rằng nếu quên tác ý thì nó sẽ quên đi, cho nên mình độ khoảng thời gian, chứ không đếm, đếm nó bị kẹt trong đếm rồi mấy con.
Tu sinh: Dạ nếu mà kẹt là không đếm.
Trưởng lão: Trong đếm, mình đếm năm hay mười, nó bị kẹt. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ mình không đếm, do đó mình biết mình lượng chừng trên khoảng, tác ý một câu “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân …” để cho nó lấy lại sự cảm nhận nó, rồi thỉnh thoảng lâu lâu tác ý một lần.
(46:18) Rồi cứ thở, rồi cảm nhận. Bởi vì thời gian mình tu mình sẽ biết được cái thỉnh thoảng của mình tác ý chỗ nào. Tự nó quan sát nó biết phải tác ý. Có khi nó biết rằng bây giờ không tác ý thì sẽ có vọng tưởng, tự nó ngầm nó hướng tâm nó biết mà. Cho nên mới có ba hơi thở, chừng ba hơi thở mình không đếm nhưng mà cỡ độ chừng ba hơi thở là nó biết nó lo tác ý. Bởi vì mình tu kỹ nó cẩn mật lắm, tự nó quan sát nó biết nó sẽ nhắc nó, cái tâm mình nó hướng nó sẽ nhắc nó chứ không có gì. Còn nếu mà nó biết mà bây giờ suốt ba mươi phút không cần nhắc, nó biết nó sẽ cảm giác được, nó quán được cái thân, nó không cần nhắc nữa, nó yên ổn, nó sẽ định tĩnh được, nó không nhắc nữa đâu. Tự nó biết nó không nhắc nữa. Mấy con cứ tập đi rồi tự nó, tự cái tâm của mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ nó biết, lúc nào nó nhắc nó nhắc, lúc nào không nhắc thì nó không nhắc. Còn mình cứ bắt buộc phải năm hơi thở nhắc, năm hơi thở nhắc, nó cũng thành thói quen, nó nhắc hoài cũng là động nữa.
Tu sinh: (47:11) Dạ bạch thầy, từ trước tới giờ, tập Định Niệm Hơi Thở là tập toàn nhắc đếm như thế nó quen rồi.
Trưởng lão: Nó quen.
Tu sinh: Bây giờ thành thói quen đó.
Trưởng lão: Bây giờ đó, mình lại không nhắc, mình chỉ cần muốn thì tác ý, không muốn thì thôi. Đó bây giờ nó qua Tứ Niệm Xứ nó quan sát cái thân của nó thôi, nhưng mà nó cảnh giác, nó sợ nếu mà kéo dài lâu quá thì nó sẽ quên đi. Thì cái tâm sẽ mất quan sát cái thân của nó đi, thì cái niệm nó sẽ đánh vô. Cho nên nó dè dặt lắm, tự nó dè dặt, cho nên trong khi mình tu Chánh Kiến rồi thì đến cái lớp này thì tự cái tâm của mình nó cẩn thận của nó rồi tự nó biết nó nhắc. Còn hồi đó mấy con chưa tu Chánh Kiến, thì nó còn mê mờ lắm, cho nên buộc lòng mấy con nhiếp vô như vậy đó thì phải nhắc nó, để cho nó tự mình điều khiển để mình dẫn nó đi thì có phần ức chế, mà có phần động nữa. Còn này để thỉnh thoảng nó tự hướng ra nó nhắc, rồi nhắc rồi bắt đầu nó ôm vô, nó theo hơi thở nó cảm, nó quan sát cái thân của nó. Đó là cách thức tu tập. Bây giờ mấy con hiểu rồi phải không?
Tu sinh: Dạ
(48:17)Trưởng lão: Biết rồi thì bắt đầu ngày mai chúng ta họp cả nam nữ, họp xong rồi thầy sắp xếp lớp. Lớp nào tu xả tâm thì về khu vực xả tâm, thì thầy sắp xếp lại khu vực xả tâm. Còn lớp nào tu Tứ Niệm Xứ thì theo khu vực Tứ Niệm Xứ. Còn lớp nào dự thính thì phải cho nằm trong khu dự thính. Chứ không nằm chung, lộn xộn, không có được, phải tuân theo. Rồi thầy sẽ cố gắng khắc phục cô Út để tìm cách, để cho mình sắp xếp cho người tu Tứ Niệm Xứ phải theo lớp tu Tứ Niệm Xứ trong khu vực của người ta, chứ không thể lộn xộn được. Còn tu về xả tâm thì phải nằm theo trong khu xả tâm, còn dự thính thì phải theo khu dự thính. Bởi vì dự thính mình chỉ tập thôi để cho mình chuẩn bị, để cho lớp Chánh Kiến mình còn, chứ không thể mình theo người ta kịp. Rồi nếu mình theo người ta tu nữa thì coi như là mình hoàn toàn sắp xếp lớp, mình không ra lớp. Bởi vì những người Chánh Kiến người ta còn thiếu những bài vở của người ta, chưa đủ tri kiến của người ta, học tập những cái hiểu biết, những gì cần thông suốt thì phải thông suốt mà người ta chưa thông suốt, mà bây giờ người ta lên lớp này người ta học, thì như vậy thì người ta sẽ bị vấp ngã.
(49:30) Người ta còn dự thính tức là người ta sẽ còn tập lại cái lớp của người ta. Còn mình ở đây mới tập cho quen thôi, chứ chưa phải là mấy con đi vô đó được, đâu có được.
Tu sinh: (49:40) Dạ con muốn tập cho quen dần, mai mốt vô đó thì mình đã có sơ sơ căn bản ở trong người rồi. Tới đó nó chuẩn bị rất kỹ.
Trưởng lão: (49:51) Chưa lên học lớp trên mà lo dự thính lớp trên rồi, để mai mốt chuẩn bị lên mình làm anh cả trong lớp đó. Để mình hạng nhất chứ, những phần thưởng … coi như là tao chuẩn bị, tao lên lớp này là phần thưởng về tao hết, tụi bây khỏi lo. Vậy đó chứ gì. Tại vì mấy người đó học trước rồi con. Cho nên phần nhiều họ trò giỏi, con biết nó học trước hết cho nên nó vô nó mới giỏi vậy. Chứ mày mà như tao, từ lớp dưới mà lên mà đừng học thêm coi, chưa chắc mày ăn tao đâu. Tại mày nhờ mày có tiền, mày học thêm mấy lớp, mày thấy mày giỏi, chứ mày đã học nhào trong đó rồi, chứ chưa chắc. Cũng như con bây giờ chưa gì mà lên đây dự lớp quán Tứ Niệm Xứ rồi, có phải hơn mấy thằng kia không? Có phải không? Nhưng mà không bằng mấy thằng đang tu Tứ Niệm Xứ này đâu.
Tu sinh: Dạ không bằng được.
Trưởng lão: Đâu bằng
Tu sinh: Vì họ đã có tri kiến.
Trưởng lão: Tri kiến người ta có sẵn rồi, còn mình chưa có chuẩn bị tri kiến thì mình làm sao được.
Tu sinh: (50:46) Biết như thế nhưng mà tập cho nó quen.
Trưởng lão: Rồi bây giờ mấy con còn hỏi gì không nè? để mà chuẩn bị về tu tập nè, rồi bắt đầu ngày mai đó thì vị trí nào về vị trí nấy. Chừng nào Thầy thấy Thầy đổi thì mấy con biết là thầy sẽ đổi, à bây giờ con sẽ lại thất kia ở, người kia lại thất này, thì đó là thầy sắp lớp. Thì mấy con cũng thấy mình đang ở vị trí đó, nhưng mà Thầy sắp qua sắp lại, sắp qua sắp lại, thì nó lòi cái người nào nó tu theo Tứ Niệm Xứ thì nó theo một khu của nó. Ở đây cô Út có ngăn hàng rào hết rồi, khu nào có khu đó. Thì mấy con thấy hễ khi nào mà Thầy đổi, thì bây giờ Thầy này dời qua bên kia thì Thầy kia lại đây, rồi thầy kia thì phải lại kia, chỗ đâu thì thầy phải sắp xếp. Cuối cùng sắp xong rồi thì cái lớp Tứ Niệm Xứ thì nó nằm Tứ Niệm Xứ.
(51:34) Mà lớp tu xả tâm vô lượng thì nó theo cái lớp xả tâm vô lượng. Đó là cái lớp tư duy, nó chỉ có hai lớp này thôi chứ không có lớp thứ ba nữa đâu. Còn cái lớp mà toàn dự thính thì nó nằm trong lớp dự thính. Còn mấy con ở trên lớp Tứ Niệm Xứ này mà rớt thì kể như mình xuống lớp Chánh Kiến, nó nằm ở lớp mà mấy con đã tu tập. Lần lượt rồi mấy con thấy thầy phân lớp ra, mà không ngờ trong Tu viện mình có lớp hẳn hòi. Khi mà thấy thay đổi, thay đổi, người này qua lại, bắt đầu mới thấy cái hình của lớp học và khu nội trú của lớp học đó nó sẽ nằm trong nội trú. Mấy con nghe nội trú, tham dự cũng là nội trú, mà cái lớp Tứ Niệm Xứ nội trú ở trong khu nội trú của nó, mà lớp xả tâm nó ở trong khu nội trú của lớp xả tâm. Bên nữ Thầy cũng sẽ làm y như vậy, nam nữ gì nó rõ ràng. Còn ở trước thì kể như là lớp dự thính hoặc là lớp cho những người khách, người mới đến để mà dự thính, để mà chuẩn bị cho tháng mười vào lớp Chánh Kiến. Người ta đến dự thính một, hai bữa rồi người ta về để người ta chuẩn bị tư thế để sau một tháng mười, mở lớp Chánh Kiến thì người ta sẽ vào người ta học. Thì bắt đầu mấy con trở về vị trí cùng nhau học thì con là anh cả rồi chứ còn gì.
Tu sinh: Mấy người rớt xuống thì làm anh cả, họ học rồi họ rớt xuống, con chỉ làm anh hai thôi.
Trưởng lão: Biết đâu chừng, mà những người như con lại là anh cả đó chứ, mấy người đó rớt xuống lại thua đó chứ.
Tu sinh: Những người rớt xuống họ kinh nghiệm nhiều quá. Bạch thầy, sáng con có ý kiến đó là có một số thầy như thầy Chơn Thành, thầy Tịnh Đức, cô Mai … mấy người mà người ta đã phá hết hôn trầm, rồi bây giờ còn khu vực của những người miên mật như vậy.
Trưởng lão: Mấy người đó mà nếu họ miên mật, họ phá được hôn trầm mà họ còn nói chuyện thì chắc chắn là phải đưa qua khu nói chuyện mà họ còn bị rớt nữa, mà rớt ra ngoài nữa chứ. Nói chuyện là phạm giới đó.
(53:44) Còn đi ra xa nữa chứ không dễ gì đâu. Thấy họ phá hôn trầm được mà họ lại nói chuyện là kể như là họ bay đi chứ ở đó, cho họ vào khu nói chuyện cho họ mặc sức nói chuyện, Thầy sẽ lập cho họ một số nhà ở dưới đám cao su, mấy ông nói chuyện cho dời xuống dưới kia nói chuyện, chứ ở đây, gần đây làm động người ta. Con cũng hay nói chuyện, Thầy cũng cho xuống đó, ở khu nói chuyện cho nó vui vẻ.
Tu sinh: Bạch thầy, con lúc tu …
Trưởng lão: Bởi vậy mới còn nói chuyện mới cho xuống.
Tu sinh: Lúc con tu rồi con không nói chuyện nữa.
HẾT BĂNG