LCK 106B (NỮ) - VÔ KÝ- HỶ LẠC- QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ - THÂN HÀNH NIỆM - CHỌN PHÁP TU - GIỚI LUẬT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 26/02/2006
Thời lượng: [58:52]
(00:00) Trưởng lão: Có gì không con?
Tu sinh: Ngồi tu thỉnh thoảng đến cuối giờ lận, giờ cuối cái thân nó hay giật một cái, giật một cái như thế này đó là hiện tượng như thế nào?
Trưởng lão: Đó là hiện tượng vô ký. Nó quên đó, cái thân bị vô ký. Cái thân của con nó vô ký. Còn cái tâm nó vô ký, nó quên nó không nhớ. Còn cái thân vô ký thì giật. Cái thân nó vô ký chứ bộ nó không vô ký hả mấy con. Nó bây giờ nó đang biết nó, nó đang có sự vật. Nó quên hoạt động nó giật mình nó cái.
Tu sinh: Thưa Thầy, giờ phải làm thế nào?
Trưởng lão: À con, khi mà con hay bị như vậy đó, thì khi mà con ngồi xếp bằng như vậy thì con nắm chặt hai bàn tay lên, gồng cứng lên. Như vậy nó mới không giựt mình nó được. Tại mắc gồng mà làm sao nó giựt được. Không, Thầy nói thật mà.
Tu sinh: Ý định lắc cái đầu trọc, lắc cái đầu trọc.
Trưởng lão: Thì vậy con gồng cái cần cổ lại, có gì đâu. Hai hàm răng cắn chặt gồng lên thì nó sẽ không có giật, rồi sau đó hết luôn à, đâu có gì đâu.
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Bởi vậy, cái thân kì cục thiệt, ngồi im không chịu, gật tới gật lui rồi nó lại quên tới quên lui mới chịu. Chừng nào mà nó ngồi bất động mà không có gì hết thì nó mới yên.
Trưởng lão: Rồi bắt đầu con, con hỏi gì thêm nữa không?
Tu sinh 2: Như vậy là nó mất thanh thản làm sao Thầy.
Trưởng lão: Ai con, hồi đó mình đang đấu tranh với nó mà, mất thanh thản chứ sao con. Cũng như bây giờ, con đau mà con bảo bây giờ thanh thản được đâu. Mình biết cái tật của mình hay với cái thân nó vô ký vậy đó, mình phải gồng lên, thì đang gồng lên đâu thanh thản được không. Đang chiến đấu với cái vô ký mà. Cái đó là đang chiến đấu với vô ký. Thành ra mình ngồi im một lúc là mình biết mình bị cái đó rồi, thì mình gồng lên để mình đối, đương đầu với nó để nó không còn giật nữa. Thời gian nó hết rồi các con xả ra, con ngồi bình thường thanh thản thì bắt đầu bây giờ nó hết luôn.
(02:00) Nghĩa là nó giật vậy đó, nếu mà cứ để vậy thì nó quen, còn mình làm mình đấu tranh nó làm cái nó hết. Nó biết rồi, cái ông này mà mình giật giật á, ông gồng mình lên, ông gồng cần cổ lên đi, mình có giật gì nổi đâu. Thôi nó rút lui, mà nó rút lui rồi nó đi luôn à, nó không có tới nữa. Nó cũng có tới lui vài ba lần, nó thăm dò coi, mình còn gồng không, mà nó thấy mình hết gồng cái nó giựt. Nhưng mà nó giựt cái, mình gồng lại, cái nó vô nữa, thôi đi luôn cho rồi, ở đây, lại đây cứ dè dè, giựt giựt gồng hoài không có ăn thua gì được, cuối cùng mình thắng mấy con, nó sẽ đi luôn à con.
Cho nên mình phải tập vậy chứ con. Nếu mà nó giựt cái cần cổ con á, thì con cắn chặt bàn tay, mà nó giựt thân mình của con, cái tay đồ đó, cái mình con, con gồng hai cái tay. Còn nó mà giựt cái chân mình á, nó cứ giựt cái vậy nè, thì mấy con gồng cái chân. Nó giựt đâu, tôi gồng đó.
Tu sinh: Nó dở quẻ nó còn hít cả bụng vào, nó co các cái cơ vào.
Trưởng lão: Ừ! Nó giật. Cho nên vì vậy đó là vô ký của cái thân, nó quên.
(03:11) Cho nên mình cố gắng mình gồng nó lên là nó hết. Cho nên cái ngoan không người ta cũng gồng đó mấy con. Ngoan không nó đang như thế này cái nó cũng ngơ. Các con đang đi vậy, nó đang tỉnh vậy đang đi cái nó không ngơ nó đổ xuống cái rầm. Nó làm như khúc cây đổ á.
Tại vì mấy con tu chưa tới. Thầy Chơn Thành tu tới rồi á. Ông đi vậy á, ông đang tỉnh tỉnh ông đi vậy, vô ký nó vô thình lình lắm, nó dục, nó đổ xuống cái rầm. Nó đổ xuống, nó té mà may ông chống tay cũng hên, chứ chống tay nó gãy. Mà nó cũng hên là đi nó vầy mà nó đổ ra ngoài, chứ nó đổ trong vách cũng trầy mặt. Nó vô ký, nó ngoan không con, nó không ngơ.
Tu sinh: Đi mà mắt vẫn mở mà không nhìn thấy gì là vô ký hay là…
Trưởng lão: Chừng đó nó quên mất, nó ngoan không con, còn vô ký nó quên thôi. Nó quên còn cái này nó ngoan không, nó không ngơ. Nó làm như không có mình, không có thân, không có gì hết. Cho nên cái thân bấy giờ nó cũng buông thõng xuống, nó làm cái rầm, nó đổ xuống cũng như là đất nó đổ xuống cũng như một bao đất nó đổ xuống.
Có thì mới biết cái trạng thái. Mình nghe nói ngoan không thì mình cứ tưởng tượng ra mình biết mình nói chứ sự thật ra cái người đó người ta biết như là chới với á. Khi lúc đó mình đang đi đang tỉnh vậy, cái nó có trạng thái nó không, cái nó chới với mình liền, nó đổ mình xuống. Tới chừng mà mình chới với là mình tỉnh rồi đó.
Tu sinh: Nó giống như bước hụt ấy.
Trưởng lão: Ừ, nó giống như bước hụt vậy đó. Làm như mình đang đi, coi như là cũng như đây là cái bậc vậy nè, Thầy không lưu ý, Thầy bước xuống, tưởng là nó bằng cái này, cái nó hụt chân mình xuống, nó chới với mình vậy. Nó không vậy đó.
(04:55) Cho nên nó nhiều cái trạng thái lắm nhưng mình tu tới rồi mình biết, mình biết cách thức phá nữa, phá là nó hết. Cho nên Thầy dặn thầy Chơn Thành, mình biết cái dạng đó là nó hay, trước khi mà nó có cái hiện tượng đó xảy ra thì nó báo cho mình có trạng thái an lạc, nó có trạng thái. Cho nên mình nhận cái trạng thái đó rồi, bắt đầu mình đi, mình ngồi hay mình đứng đi nữa thì mình gồng lên, gồng người mình, căng mình mình lên cái đã, cho nó qua cái thời gian.
Tức là cái trạng thái nó đang bị thì mình gồng lên mình phá nó. Hai tay mình gồng lên, gồng cả vai, cả cơ thể gồng lên như thế này. Thế ảnh không có "Không" được, ảnh bị kẹt quá. Bởi vì cái sức tập trung của mình, cái lực của mình tập trung gồng lên nó cứng ngắc trong người của mình. Mình đem hết sức lực nó vô không được, cái Không nó không vô được. Khi nào cơ thể mình nó quá thoải mái nó mới Không.
Trong sự tu tập có nhiều cái trạng thái nó xảy ra nhưng mình có cái chỗ bám rồi, nó không sao đâu mấy con, nó không bị không đâu. Tức là mình bám chặt ở trên cái bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình, mình quan sát luôn luôn, mình quan sát rất kĩ. Ở đây Thầy dạy mấy con tập cho kĩ đó. Mấy con tập không kĩ là nó có niệm vô, nó có cảm thọ đánh vô. Tập kĩ là không có, tập kĩ mà không ức chế. Chứ không khéo, mấy con chú ý cái thân của mấy con như là chú ý bụng phình xẹp nó sẽ. Coi chừng nó sai.
(06:33) Trưởng lão: Có gì không?
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Ví dụ như là trong mấy tiếng đồng hồ trước mà mình tu nó khỏe mà nó được. Con tu một thời ba tiếng đến bốn tiếng mà mình khởi cái tâm vui mừng là không được phải không Thầy? Mình đừng có duyên theo cái vui mừng đó?
Trưởng lão: Ừ, không có duyên theo cái vui mừng. Khi đó mà có cái hỷ lạc nào ở trong đó, cái hoan hỉ vui của nó trong khi mình tu được đó thì tự trong tâm mình nhắc một câu nhắc: "Im lặng như Thánh ", không có cho nó theo cái lạc đó thì nó mới được.
Tu sinh: Với lại, kính bạch Thầy! Lúc mà ăn cơm mình ngồi, ví dụ ăn cơm đi thì mình chú ý cái mình nhắc cơm, mình nhai, mình nuốt hay là lúc đó mình cũng quán thân?
Trưởng lão: À! Mình nương tựa vào cái chữ nhai đó mà mình cảm giác cái thân của mình. Học tới đây các con ăn cũng là quán thân, ôm phao mà. Các con nghe nói đức Phật nói "Lấy pháp Thân Hành Niệm làm cái phao, làm cái hòn đảo nương tựa". Ôm cho chặt nó vô.
Tu sinh: Con quán tưởng nhưng mà điều nó không có rõ được cái đường đi, (07:40)… Không có rõ nó để ý cái nhai cái nuốt, nó rõ cái nhai cái nuốt, còn cái quán kia nó không có rõ được.
Trưởng lão: Nó không có rõ vì mắc nó ngon quá, mắc nhai rồi mắc nghe nó ngọt quá, mắc nghe nó cay quá đỗi chảy nước mắt thành ra nó quên. Bởi vì cái vị giác của mình nó đang tiếp xúc, nó có cái cảm giác, nó là cái dục, nó sanh ra cái xúc chạm, sanh ra cái ái lạc thành ra mình quên quán, nhưng mà mình tập. Con quán thân rồi con không cần cảm giác ngon dở nữa. Ăn chỉ sống, nhai nuốt sống, nó hay lắm con. Nó rời cái dục đó, cái dục của xúc thọ, tập đi rồi nó sẽ được. Hồi mới đầu sao tập nó khó quá, ăn nghe nó ngon mà tập kiểu này nó hết ngon còn gì .
(08:27) Do đó mấy con thấy, mình cũng tự thấy, mình biết rõ ràng. Nếu mà tập quan sát trên thân thì ăn đâu còn lưu ý đến chỗ ngon dở nữa. Thành ra nó chỉ còn có biết ăn nuôi sống thôi. Đó chính cái đó mới chính là tập diệt cái ly dục đó. Cho nên mỗi mỗi cái mình tập tỉnh thức là mình tự ly nó rất nhiều, ly dục ly ác pháp rất nhiều. Tự cái tỉnh thức đó mà nó ly nên tập nó đi.
Cho nên hằng ngày, ví dụ mình đi mà mình tỉnh giác ở trên thân của mình mình đi thì mình đi nó có oai nghi tế hạnh hơn là mình đi mình chú ý bước đi, nhiều khi mình chú ý bước đi, mình đi lẹ mình chú ý bước đi lẹ, còn đằng này không được, lẹ quá tôi nhìn theo cái chân tôi không kịp. Anh phải đi chậm chậm, hai cái chân gì mà đi lẹ quá vậy. Ờ! mình kêu nó, hai cái chân đi chậm lại đi, chứ đi lẹ tôi làm sao tôi quan sát cho được. Anh chơi, anh đi như vậy rồi tôi ngó theo anh không kịp.
Đó thì mình rầy nó. Tự mình rầy nó, bởi vì tu Tứ Niệm Xứ rồi sau này mấy con tự thiện xảo nhiều cách để mấy con quan sát được thân. Khi mà thay đổi một cái hành động ăn uống, nằm, ngồi, đi đứng, tất cả đều quan sát. Làm sao mà lúc nào mấy con cũng không lìa Tứ Niệm Xứ của mấy con là mấy con thành tựu.
Mới đầu thì nó hay quên lắm mấy con. Thậm chí như bây giờ: "Hít vô cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", bây giờ mấy con hít vô thở ra mấy con cảm giác đó, cảm nhận đó phải không, nhưng mà rồi quên đó. Nó không cảm nhận hoài đâu chút cái nó quên à, mà nó quên thì có niệm khởi. Nó quên thì có thọ đánh vô đó.
Trưởng lão: Có gì không con?
Tu sinh: (10:04) …
Trưởng lão: Chờ chút xíu, con tiếp nó đi. Còn hỏi Thầy gì nữa không mấy con?
Tu sinh: Dạ con xin hỏi!
Trưởng lão: Rồi con!
Tu sinh: Thưa Thầy, con xin hỏi cái chỗ khi ăn mà nhai nuốt đó Thầy, thì ăn thì nếu khi mà thì mình quán cái ăn thì mình chú ý vào cái thời gian, thì đúng là từ hôm con tu cái vấn đề đấy thì con không có cảm giác món này ngon, món kia ngon, mà cứ theo cái bản tính là cứ gắp cho đủ cái miếng ăn của mình vừa đậm. Thế sau ăn, ăn một lúc, con có cảm giác này không biết là đúng hay sai?
Khi mà con nhai con chú ý cái nhai, con có cảm giác được cái phần đầu, phần tim này, tức là nó có từ tiết nước bọt này, rồi cái vị giác của lưỡi, hai cái bên má nó hoạt động rất nhịp nhàng. Thế nhưng mà khi bắt đầu nuốt thì con có cảm giác, khi bắt đầu mình nhai xong rồi, trước đây bình thường là mình ăn miếng nhai nhưng mình không để ý đến, cứ ăn rồi nuốt là nuốt thôi, bây giờ khi mình nhai đủ cái độ rồi thì mình nuốt, khi bắt đầu nuốt nó, con có cảm giác miếng ăn, khi cái miếng ăn nó đi đến đâu thì trong cái phần cơ thể mình mình biết nó xuống đến đấy.
Xong, khi nó xuống đến ngưỡng rồi bắt đầu, mình bắt đầu mới tiếc cái trước cái sau. Hôm trước thì con không quan tâm đến cái việc ăn cho nên cứ ăn cái này xong, chuẩn bị nuốt rồi bắt đầu hốc cái khác rồi. Thế này còn thấy nó có thiểu dục nhưng mà… Con bạch Thầy! Đúng là ăn như thế thì nó lại ăn ít hơn mà lại no lâu, mà cái bụng nó nhẹ, nó không ọc ạch như trước. Thì con…
Trưởng lão: Cái đó đúng đó con, coi vậy ăn vậy nó ít mà nó lại nhẹ bụng mà nó lại khỏe hơn nhiều. Ăn nó vậy đó, mấy con nhai rồi mấy con lưu ý cái phần nhai. Đó là tỉnh thức trên cái hành động nhai nuốt, chứ chưa phải là cảm giác ở trên cái thân. Nó còn chưa, nó còn tới cái giai đoạn vừa nhai vừa cảm giác nữa. Cho nên nó không bị tập trung trong cái tỉnh thức. Nội cái ăn không, nội cái nhai cái nuốt không mà nó còn phân tâm ở trên cái chính của nó. Nó vừa nhai nuốt mà nó còn lưu ý cái thân của nó nữa. Mặc dù nó hoạt động ở đây, đó chứ nó biết tới cái chân nó, quan sát tới cái chân nó. Cho nên nó đang, coi như nó đang Định Tỉnh trên cái thân của nó.
Tu tập rồi, tới đây mấy cái mới thấy. Bây giờ từ lâu tới giờ mấy con thấy ăn mặc, tu tập là rất khó, nhưng mà lần lượt rồi mấy con tập cái này, rồi tới chừng đó mấy con ngồi yên vậy mấy con tập, trời đất ơi! Sao nó dễ quá ha!
Không, từ cái chỗ ăn đó mấy con thấy khó nhưng mà nó quan sát được rồi tới chừng mấy con chỉ còn ngồi không mấy con quan sát thân con nó dễ lắm. Tự nó nó báo vô dễ quá, còn cái kia nó cứ nhai nuốt, nhai nuốt làm tao mất công quá.
(12:58) Cho nên trong sự tu tập, mấy con tập dần mấy con thấy hay lắm. Bởi vậy Thầy dạy tới đây cũng như mới đầu Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến phải không. Mấy con thấy Thầy đưa cái nhân quả Thảo Mộc, lần lượt đưa dần dần mấy con thấy nó hay hơn. Càng lúc nó làm tri kiến mấy con thấy nó tuyệt vời phải không. Rồi sau đó bây giờ Thầy đưa tới lớp Chánh Tư Duy. Từ cái chỗ tu tập này mấy con thấy càng lúc càng thấy tuyệt vời mà nó xa lìa những cái dục, nó ly dục ly ác pháp tự nó.
Mình càng có hành động tỉnh thức đó mà nó ly chứ không phải mình tác ý mà nó ly. Cũng như cái kia mình thấy rõ ràng tại vì mình hiểu nó ly chứ không phải mình tác ý nó ly. Từ cái chỗ mà nó tri kiến, Chánh Tri Kiến nó lìa ra, nó ly ra. Nó làm cho giới luật nó thanh tịnh, chứ không phải là mình hiểu rồi mình tư duy rồi mới ly như mọi lần.
Mọi lần các con tư duy suy nghĩ rồi nó mới ly. Còn bữa nay tại các con hiểu rồi, cho nên vừa cái mặt của nó hiện ra thì nó đã biến rồi, nó không có dám ở. Nó không thèm ăn được vì bất tịnh, hết thèm ăn. Còn hồi đó mình nói bất tịnh chứ nó chưa thấm nhuần, còn bây giờ nó thấm nhuần, nó tiến bộ rồi. Rồi bây giờ cái tu tập này nó quan sát bốn chỗ đó rồi. Nó quan sát trên thân nó rồi thì tự nó, nó quan sát đã là ly rồi đó, mà bây giờ tới cái chỗ khó mình nhai mình nuốt mà nó còn quan sát được. Bây giờ ngồi không mà thì nó nhìn cái thân nó quá dễ rồi còn gì.
Cho nên, giờ có cái giờ ăn đó mình tập được thì mấy cái giờ kia thì dễ cho mấy con rồi. Mà tới giờ ăn đó, mấy con thấy mình nhai nuốt vậy là nó ly cái dục ăn ghê gớm lắm đó. Nó không còn chú ý cái dục, nó chú ý cái thân nó.
(14:31) Tu sinh: Thưa Thầy! Mọi khi là con không chú ý, là con cứ nhìn cái gì mà con thấy là thích ăn là con ăn hết trước cái đã.
Trưởng lão: Thì đó mới đầu mấy con mới đầu nó còn chạy theo dục, nó ăn cái gì mà ngon ăn trước.
Tu sinh: Bây giờ là coi như là con. Ví dụ, mấy lần trước con ăn cái gì mà nó đã hay đau bụng, bây giờ bắt đầu khi vào đồ ăn là con bỏ mấy món đó ra luôn. Còn các món khác là con không có để ý, con cứ múc, múc xong rồi con xúc con ngồi con nhai, đủ một lúc xong. Khi cái miếng ăn nó hết đến dạ dày nó biến đổi xong bắt đầu múc cái khác, thì con mới cảm thấy từ hôm con ăn thì cái lượng cơm con ăn, con gắp thức ăn ít hơn, cái bụng nó nhẹ nhàng. Hồi trước ăn xong thì cái bụng cứ ọc ạch, đi rất là khó. Thứ hai là nó…
Trưởng lão: Hồi trước là nó cố ăn, còn bây giờ nó không có cố ăn nữa. Đó mình phải nói cái danh từ cho nó cụ thể, rõ ràng. Hồi trước nó cố ăn, mà nó ăn thấy ngon, nó dục. Coi vậy chứ cái ăn nó dục dữ lắm mấy con, chứ đừng nói chuyện. Nó ngon nó thích ăn cái đó, bữa nay nó ăn cái miếng này, cái tiệm cơm chay nó làm cái miếng này ngon thiệt chứ. Khoái, đó là nó dục rồi mấy con!
Còn cái người ta ăn trong tỉnh thức nó giảm cái dục con. Cái tỉnh thức con ăn con nhai rồi con nuốt, con biết cái hành động đó. Bởi vì con chú ý trong cái hành động, nó giảm cái dục đó đi. Nhưng mà bây giờ con vừa nhai vừa nuốt mà lại vừa quan sát cái thân của con nữa thì ông nội nó còn ở đâu mà nó nghĩ tới cái ngon nữa, phải không? Cho nên các con ăn để sống thôi. Nó biến từ cái hành động tu này, nó biến ra cho các con ăn để sống chứ không có còn ở trong cái dục nữa. Cho nên nó không có còn thích ăn, ly dục rồi.
(16:04) Tu sinh: Kính bạch Thầy! (16:05) … ngày xưa con khởi hay này kia mà trong kinh nghiệm thưa Thầy, nếu mình quán được cái thân nó rõ thì cái ăn không còn thấy cái gì ngon dở. Bởi vì khi mình chú ý cái thân thì múc là múc. Thí dụ mình ăn hết rồi mình múc, mình múc để mình đưa vô mình ăn thôi nhưng cái tâm mình phải liền soi trên cái thân này, thân này là thức ăn không có để ý. Do đó mà quán một thời gian mà nó vững rồi mà nó rõ cái thân rồi thì cái thức ăn không quan trọng nữa, không thấy ngon dở nữa.
Trưởng lão: Nó hết rồi, tới giờ nó ăn để nó ăn thôi, từ cái chỗ ăn mà nó ly, từ cái chỗ ngủ đó mấy con, mấy con tập rồi nó tỉnh, nó tỉnh tức là nó quan sát được cái thân nó, nó xả cái ngủ con. Nó không tỉnh là nó bị hôn trầm, còn mình đã tỉnh từ cái lúc đầu mình vô mình tu tập, mình quan sát kĩ lưỡng nó tỉnh rồi cái ngủ nó vô không được.
Ông này sao bữa nay ông tỉnh quá trời làm sao vô, có phải không! Mọi lần ông còn lơ mơ, lơ mơ mình lén mình vô cái ông gục, bữa nay sao mà kì dữ vậy. Ông quan sát sao mà kĩ quá, không có chỗ nào mà kẽ hở tôi chui vô được hết. Trời ơi như thế nào, sao mà kín quá trời vậy. Bữa nay phá mấy ông phá vậy sao mà đi đâu được, khóa chặt quá, phải không! Mấy con hiểu không?
Cho nên mấy con tu kĩ, bởi vậy Thầy nói tu kĩ đó thì coi như mấy con tự nó mấy con xả hết à. Tự nó cho nên đức Phật nói: "Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu". Khắc phục tham ưu hay nhiếp phục tham ưu làm cho cái ưu phiền không còn có nữa, bởi vì mình tỉnh rồi, nó nhiếp phục rồi. Nó nhiếp phục cái tham, cái ưu phiền của mình đi. Nó không còn làm chướng ngại mình được nữa thì mình tu đúng rồi.
Cho nên, Thầy bảo tu một phút mà nhiếp phục được tham ưu, nó không có thì lần thứ hai. Thứ hai không có thì lần thứ ba, mà làm luôn cả một ngày coi, thì phải mệt chứ sao. Phút thứ nhất không có phải không, mà phút thứ hai đừng để cho nó vô à nhen, cho nên kĩ lưỡng đó. Rồi phút thứ ba cũng vậy, cho đến kéo dài suốt một ngày, mà một ngày được thì làm tới một đêm coi, rồi bắt đầu thành Phật chứ có gì đâu.
Nó dễ thiệt dễ, không có gì khó, có một phút, bây giờ mấy con làm được một phút phải không, quan sát được một phút nó đâu có chướng ngại đâu, thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì. Làm thêm phút thứ hai coi, được. Phút thứ hai được thì thứ tư, năm, sáu cũng phải được chứ sao, khó gì. Vậy chứ, thứ năm, sáu, bảy coi chừng, không phải dễ ăn nó đâu. Nói là nói vậy, không phải dễ. Mà tập càng lúc càng tỉnh thì mới dễ ăn. Như vậy cho nên, mình coi như mình tập một phút hay là một tích tắc, một giây của nó, một hơi thở thôi.
(18:39) Đức Phật dạy mình nhiệt tâm trong một hơi thở, từng hơi thở mà nhiệt tâm tu như vậy mới là tỉnh thức thật sự. Mà nó bị phân cái tâm mình ra. Vừa biết hơi thở mà lại vừa quan sát cái thân nữa, cho nên nó không bị cột chặt trong một cái đối tượng, nó không bị ức chế. Các con thấy cái hay của đức Phật là biết phân tâm nó ra, không để cho nó trụ cho nên nó tự tại. Biết cách rồi.
Hôm nay, sắp sửa mấy con đến lớp Chánh Tư Duy rồi Thầy bày cách thức cho mấy con tu Tứ Niệm Xứ rồi, đúng không? Bữa giờ đó, tu khỏe rồi chứ gì. Mai mốt người nào cũng lên bàn thờ này ngồi chúng lạy. Bởi vì mình chứng quả A La Hán mà mấy con.
(19:22) Tu sinh: Bạch Thầy! Con chưa hiểu rõ pháp đi Thân Hành Niệm Thầy, con tự nhiên (19:33) … Những cái tâm mà nó không niệm mà tu tập pháp Thân Hành Niệm nó có bị sinh ra tưởng không Thầy. Tại vì con thấy cô Nguyên Thanh cái gì đâu mà bị tưởng đẩy quá chừng, con thấy ghê quá.
Trưởng lão: À, cô Nguyên Thanh thì cô chưa xả cái tâm cổ, cho nên vì vậy mà cô tu pháp Thân Hành Niệm đó, bởi vì pháp Thân Hành Niệm nó sẽ cán tất cả cái chướng ngại hết, nó làm cho không có niệm xen trong đó. Tu tập kĩ là không có niệm, phải không. Cho nên do đó mà sư cô Nguyên Thanh bị cái tưởng xuất hiện, tưởng nó đẩy mạnh cô muốn bay ra ngoài luôn mà.
Nó đẩy, cô cũng bay, mà nếu mà không khéo nó còn có những cái tưởng khác nữa chứ không phải nội cái tưởng đó đâu. Rồi nó còn pháp tưởng nữa, pháp tưởng nó kiến giải, tưởng giải hay lắm, nó viết hay lắm chứ không phải giỡn đâu.
Cho nên Thầy thấy viết hay là Thầy hoảng rồi. Kiểu này là coi chừng đây, nó thành Thiền sư hết ráo. Lúc bây giờ nó nói công án không, thiên hạ điên cái đầu hết đó chứ đừng nói đến chuyện, không có giải đáp nổi với nó đâu. Cho nên nó tới pháp tưởng là nó nói công án không đó, chết với nó đó chứ không phải dễ. Cho nên Thầy đình chỉ ngay liền, không có cho mà tu trên cái đó nữa.
Bây giờ trở về Tứ Niệm Xứ, nó sung mãn Tứ Niệm Xứ, nó dễ dàng hơn không bị ức chế. Còn cái kia nó tác ý từng cái ý của nó, nó tác ý từng cái hành động của nó rồi nó hướng nó làm theo, cái hành động nó theo cái lệnh của nó. Cho nên cái lệnh của nó, bắt đầu cái lệnh của nó, nó thực hiện ra cái lệnh tưởng của nó. Bởi vì, nó không ở trong cái ly dục giới luật chưa nghiêm chỉnh, đời sống chưa có hoàn tất được, nó còn bị động, bị nói chuyện này kia nọ, chưa có nghiêm chỉnh. Đó là coi như là nó bị. Nó khó lắm chứ không phải dễ.
Vả lại, cũng cái bản ngã khi mà nó tu được thì cái bản ngã nó cũng tăng lên. Nó tự nó thấy nó hơn thì nó cũng ảnh hưởng. Cho nên vì vậy mà từ đó nó chưa đủ cái sức xả. Do đó, nó bị cái dục tưởng mạnh lắm đẩy lên, hiện lên những cái tướng tưởng. Cho nên, trong những cái bài nó viết nó kể lại công phu nó tu tập, cái tưởng lực của nó đẩy lên.
Con bây giờ mà lơ mơ, con ôm pháp Thân Hành Niệm mà con tu đó, coi chừng nó bay ra thất, nó bay luôn quá thất của cô Tập nữa chứ đừng… Mấy bữa con ở ngoài đó với Nguyệt Cảo, ban đêm mà Thầy tưởng bay nóc hết chứ ở đó. Tưởng nó mạnh lắm.
(21:50) Tu sinh: Con muốn hỏi là ngồi cái tâm mà nó không niệm nó có ức chế không hay là?
Trưởng lão: À, nó không niệm mà nó không ức chế là con cũng thấy biết rất rõ. Nó không niệm mà con ngồi con tu về Tâm Xả thì con ngồi như chơi, không có ôm cái pháp nào, không nương vào hơi thở, không nương vào cái chỗ nào, con ngồi chơi. Còn nếu con tu Tứ Niệm Xứ thì con ở trên thân con quán thân.
Tu sinh: Không, bây giờ con ngồi chơi mà con thấy tâm con định vô thân.
Trưởng lão: Nó không có niệm gì hết tức là tu Tâm Xả con, ngồi chơi.
Tu sinh: Ngồi chơi, đi đứng nằm ngồi con thấy lúc nào mình cũng thấy tâm quay vô nhìn thân.
Trưởng lão: Nếu mà nó quay vô nó nhìn thân nó, mà mình không tu pháp Tứ Niệm Xứ mà nó luôn luôn nó quay vô nhìn, nó không phóng dật, nó quay vô trong thân con thì con cũng tu Tâm Xả.
Tu sinh: Con tu Tâm Xả hả Thầy?
Trưởng lão: Tu Tâm Xả con. Rồi con, bây giờ con muốn đi về cái phía Tâm Xả phải không? Rồi, phải về viết cái bài Tâm Xả lại cho Thầy kĩ. Con có viết chưa?
Tu sinh: Bữa nọ con có viết chung chung.
Trưởng lão: Viết chung chung. Rồi, bây giờ làm lại cho kĩ lại đặng tu Tâm Xả cho Thầy. Bây giờ phải ngồi viết chứ để mà đặng nó có hiện cái tướng nào ra thì con biết xả liền à, chứ nó còn nhiều cái tướng lắm. Đó là mình ngồi chơi thôi chứ không có chỗ nào ức chế nữa đâu con, cho nên mình cứ ngồi chơi à.
Đi mình cũng đi chơi chứ không có tập trung dưới bước chân đi đâu. Không có tập trung chỗ nào hết, ngồi chơi. Bởi vì tu Tâm Xả là ngồi chơi - chờ cho nó tới chứ không phải nương vào cái hơi thở, nương vào cái thân gì, chú ý chỗ nào hết, ngồi chơi. Mà hễ bình thường thì thôi à, hễ mà động tới mình là không được. Cho nên con phải đầy đủ, trang bị đầy đủ những cái vũ khí, đầy đủ cái chiến thuật chiến lược đó. Hễ nó nhào vô là quýnh chết bỏ, chứ nó phải chạy ra thôi chứ nó không dám tấn công con. Thì con hãy tu Tâm Xả là Thầy chuẩn bị cho mấy con về cái tư tưởng xả.
(23:44) Như bên nam Thầy chuẩn bị cho một số tu sĩ nam mà họ tư tưởng xả. Chuẩn bị cho họ và đồng thời những cái bài mà tiếp tục họ sẽ viết về cái Tâm Xả. Họ cứ nhớ được cái gì thì cứ viết cho Thầy đầy đủ hết để triển khai cái tri kiến xả. Để khi cái niệm đó tới cái họ biết liền là nó đó. Có cái niệm xẹt vô là đánh liền. Bởi vậy, họ ngồi họ không có pháp cho nên cái niệm nó hay vô lắm. Mà giữ độc cư trọn vẹn, không nói chuyện với ai hết, chứ mà nói chuyện thì không bao giờ hết niệm.
Tu Tâm Xả cũng như tu Tứ Niệm Xứ vậy, nhưng mà hễ vô lớp Chánh Tư Duy mà tu Tâm Xả rồi thì ngồi chơi. Người tu Tâm Xả là người khỏe nhất, còn người tu Tứ Niệm Xứ là mệt nhất. Luôn lúc nào cũng bắt cái anh tâm này phải nhìn coi cái thành của nó, cái thân của nó, nó cực lắm mấy con.
Cái người tu Tứ Niệm Xứ cực lắm nhưng nó an trú ghê gớm lắm, nó khỏe lắm. Khi mà nó an lạc được Tứ Niệm Xứ rồi nó quan sát, nó cứ quan sát ở đây. Trời ơi, nó ham vô cùng, nó làm như nó có thang thuốc bổ ở trỏng, nó giống như mình uống mấy củ sâm. Không, thật mà, tu Tứ Niệm Xứ là củ sâm đó mấy con. Bốn củ sâm, người nào ăn được củ nào là nó mập, nó khỏe lắm, sung sướng lắm, gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ.
(24:58) Tu sinh: Thưa Thầy, cái bài của con Thầy ghi thế này, Thầy cho con biết tu như thế nào, cần những cái gì? Thầy ghi cho con là Ni sinh tập Tâm Xả. Nhưng lúc nào cũng có Từ, Bi, Hỷ luôn có mặt bên cạnh. Thì Thưa Thầy con, ý con cái nào con cũng thích cả Thầy.
Trưởng lão: Cái nào cũng thích mà Thầy ghi cho con rồi mà. Tại con không lấy cái đó mà con xả, còn cái gì nữa. Tức là qua những cái bài đọc của con, Thầy thấy con thuộc về Tâm Xả. Cho nên Thầy ghi bảo con thuộc về Tâm Xả, nhưng mà trong Tâm Xả thì nó kèm theo có Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ trong đó. Nghĩa là sự thật Xả là có Từ, Bi, Hỷ rồi chứ nó không phải tu Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ đâu mà chính tu Tâm Xả, mà khi Xả được thì nó hoan hỉ chứ gì.
Bây giờ mình thấy mình xả được cái, mình ngồi mình tu mà mình xả được cái ăn của mình, thấy cũng thích rồi, mà bây giờ xả được cái ngủ của mình. Bữa nay thấy không buồn ngủ thì bữa nay mình thấy rồi, cái Hỷ của mình sướng quá rồi chứ gì. Bữa nay ngon quá ha, không có buồn ngủ nữa. Mọi lần giờ này sao cứ gục tới gục lui như thế này, bữa nay sao vắng, nó đi đâu rồi. Chắc bộ không lẽ đi chợ… dưới quê.
Tu sinh: Thưa Thầy, con tu Tứ Niệm Xứ ạ. Con mới hỏi Thầy.
Trưởng lão: Ờ! Thực sự ra thì coi như là nếu mà Tâm Xả thì khỏi tu Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Tứ Niệm Xứ đó, bởi vì khi mà Thầy biết vậy là qua những cái bài của con, con dùng Tâm Xả thì tu được. Mà bây giờ con sở thích con thấy, ờ bây giờ mình nhiếp tâm trên Tứ Niệm Xứ được thì nhiếp tâm trên Tứ Niệm Xứ, được chứ không sao.
Tứ Niệm Xứ thì nó cũng xả chứ có gì đâu, nhưng mà Tứ Niệm Xứ thì nó phải Định Tỉnh trên Tứ Niệm Xứ, cái thân của nó. Cho nên nó không có xả, xả mà không xả. Bởi vì mình có Định Tỉnh thôi. Từ cái Định Tỉnh nó xả, nó nhiếp phục tham ưu trên đó. Còn cái kia xả là phải: Ờ, anh là cái gì đó tôi biết rồi. Anh không vô thôi, anh vô: "Thọ là vô thường, mày đi. Tao không sợ mày đâu". Mình chỉ nói vậy thôi rồi mình ngồi chơi, nó nhức mặc nó không lo gì hết. Mấy con thấy xả không, xả nó dễ lắm.
(27:09) Con sửa soạn xả nữa phải không?
Tu sinh: Không Thầy, Thầy cái bài Tuệ của con Thầy phát cho con Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu á, Thầy kêu là con viết đầy đủ nhưng mà ưu bi con chưa viết, nên con thấy vui.
Trưởng lão: Ờ! Thầy bảo con đó, bây giờ Dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu đó là gì ở trên Tứ Niệm Xứ. Nếu không có ba cái này, mà còn đã viết ba cái Dục Lậu, phải không. Ờ! Con viết ba cái Dục Lậu thì ba cái Dục Lậu này mình viết như vậy thì chỉ có tu Tứ Niệm Xứ thôi, con hiểu chỗ Thầy muốn nói không?
Con viết cái Dục Lậu bởi vì Thầy không cho cái bài làm Dục Lậu, nhưng mà con viết Dục Lậu thì cái người ở trên Tứ Niệm Xứ gọi là Bất Động Tâm đó không có ba cái lậu hoặc này. Mà con viết cái bài Dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, ba cái lậu hoặc. Mà ba cái lậu hoặc là phải ở trên Tứ Niệm Xứ nó mới thanh thản.
Tu sinh: Thì con phải ở trên Tứ Niệm Xứ….
Trưởng lão: Nhưng mà con ở trên Tứ Niệm Xứ thì con lại tu, lại bị ức chế, nó bị ức chế. Cho nên, bởi vì con quan sát cái thân của con hoài đó.
Tu sinh: Không, nó đi, đứng, nằm, ngồi nó cứ quan sát hoài kì quá, con thấy con….
Trưởng lão: Ờ! Nhưng mà nó có những cái trạng bị thái tưởng gì đó sanh ra không, nếu không thì được. Mà hễ có trạng thái tưởng gì sanh ra thì không được. Nghĩa là thấy cầu vồng không, nó thấy Cực Lạc chưa?
Tu sinh: Nó quan sát vậy thôi, chưa có gì hết.
Trưởng lão: Chưa có gì hết, vậy thôi được rồi, thôi vậy tu Tứ Niệm Xứ đi, thôi đừng nói nữa. Vậy thì tu Tứ Niệm Xứ để phá cái Dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu con.
Tu sinh 2: Con kính bạch Thầy! Nhân duyên con xuống đây, chúng có chiều gấp rút rồi, xin Thầy cái đề tài Tâm Xả, chúng con về tới dưới rồi xin phép Thầy một ngày nữa…
Trưởng lão: Ờ! Bây giờ còn một ngày nữa, bây giờ thì những người nào tu Tâm Xả, Tứ Niệm Xứ thì mấy con biết rồi. Trên thân quán thân như hồi sáng Thầy đã dạy rồi đó mấy con. Mấy con cứ về tu Tứ Niệm Xứ đi, còn những người mà tu Tâm Xả thì ở lại đây để Thầy kiểm tra, Thầy hướng dẫn lại cho cách thức xả.
(29:04) Tu sinh: Con bạch Thầy! Như vậy Tâm Xả của con, Thầy thấy con xả rất nghiêm túc thì cứ như vậy con xả tiếp hay sao, thành ra con về con cũng kiếm những cái lời Thầy dạy con gì đây. Từ đây, con làm bài rất nghiêm túc.
Trưởng lão: Có một số bài Thầy ghi biểu tu Tâm Xả không hả mấy con.
Tu sinh: Tức là, đầu tiên Thầy ghi con tu Tâm Từ, lúc thì Thầy cho con tu…
Trưởng lão: Tâm Bi
Tu sinh: ….của người già, tu Tứ Niệm Xứ. Xong con làm bài Tâm Từ, Thầy cho con tu về Tâm Từ. Sau khi cho làm bài Tâm Xả Thầy cho con tu Tâm Xả.
Trưởng lão: Vậy con không biết tu tâm nào hết. Vậy là tu Tâm Xả để có Tâm Từ, mà tu Tâm Từ để có Tâm Xả chứ không có sao. Tu một tâm thôi chứ không phải là tu hai tâm.
Tu sinh: Dạ, Thầy dạy con trong cái bài tu Tâm vô lượng đó. Thầy bảo con làm rất là tốt, nhưng mà như thế này con đã xả rồi. Lúc trước xả như thành ra con cũng suy nghĩ lời dạy của Thầy nên con cũng chưa có ý định được. Bởi vì, lúc thì Thầy cho con tu Tâm Từ, lúc thì Thầy cho con buông xả, xong Thầy lại…
Trưởng lão: Vậy thì bây giờ con thích cái nào, con nói Thầy nghe nè!
Tu sinh: Con bạch Thầy!…
Trưởng lão: Con thích Từ không, hay nói liền bây giờ, trả lời không có nói. Thích Tâm Từ không, thích cái nào nói đi!
Tu sinh: Bây giờ, con chưa thích đâu. Bởi lúc Thầy cho con ba cái…
Trưởng lão: Thì như vậy là con không thích sao, con viết trong đó mà Thầy thấy con thích quá mới viết vậy chớ.
Tu sinh: Con bạch Thầy! Thầy cho con ba cái thế, với con như vậy. Đó tâm con vô minh con chưa chọn được. Nhân duyên ở đây Thầy cho con hay làm bài Tâm Xả. Thầy giảng giải đến hết. Ngày mai chúng con sẽ chọn, con trình Thầy, thưa Thầy dạy tiếp.
Trưởng lão: Ngày mai con mới chọn chứ bữa nay không chọn sao, thôi chọn đại bữa nay đi. Ngày mốt sẽ vào tu. Chứ ngày mai chọn nữa thì…
Tu sinh: Con bạch Thầy, còn ngày mai nữa.
Trưởng lão: Thôi, chọn đại bữa nay đi cho rồi đi, rồi thôi cũng được. Thầy cũng chịu khó chút chứ thiệt ra coi như bữa nay là xong cái lớp nữ nè. Ngày mai là Thầy quét xong cái lớp nam. Ngày mốt thì ai về thất nấy. Bắt đầu mùng một là vô lớp hết Chánh Tư Duy.
(31:16) Coi như bữa nay là cái kiểm điểm lại là cái lớp tu Chánh Kiến, là cái ngày cuối cùng của cái lớp tu Chánh Kiến để lên cái lớp Chánh Tư Duy. Cho nên, Thầy chuẩn bị nam và nữ. Nam một lớp, nữ một lớp, cho nên Thầy cho ngày hôm nay là cho suốt cái ngày Chủ Nhật. Cái ngày nay là ngày thứ Bảy phải không con? (Tu sinh: Ngày Chủ Nhật) .
Ngày Chủ Nhật, cho nên Thầy cho suốt cái ngày Chủ Nhật cho mấy con làm xong đó mấy con, để rồi qua cái ngày thứ Hai. Lẽ ra cái ngày thứ Hai mà mấy con qua cái ngày thứ Ba là vì cái ngày là vào nhập thất là lại bắt ra làm nữa thì không được. Cho nên vì vậy mà cái ngày thứ Hai, thì coi như bữa nay Chủ Nhật, mai thứ Hai là cho bữa nay mấy con như là mấy con sẽ vào luôn cái ngày một, mấy con phải nhận.
Thì trong khi bữa nay thì coi như Thầy muốn dứt điểm mà con còn hẹn Thầy thêm để coi lại. Sự thật ra, mặc dù là Thầy ghi trong ba cái bài của con, Thầy ghi Thầy thấy trong cái bài Tâm Từ, Thầy hướng dẫn cho con nên tu Tâm Từ đi, bởi vì Thầy thấy cái việc mà còn ghi chép cái lòng Từ của con đối với cái sự kiện đó xảy ra mà còn thực hiện được cái Tâm Từ như vậy là cái lòng rất tốt. Thì Thầy mong là con sẽ làm được cái điều này. Nên Thầy nghĩ rằng trong cái cuộc đời mà con gặp những cái gì thì con phát khởi lòng từ của con thì con nên làm.
Rồi con viết cái lòng Bi. Thầy thấy sao mà con, cái người sốt sắng quá như thế này, luôn luôn cõng vác thiên hạ bệnh đau không. Như vậy thì tốt quá rồi thì nên tu cái lòng Bi chứ sao. Các con hiểu không. Lúc nào con cũng kê vai con vác những người bệnh, làm sao mà không cho con tu lòng Bi. Cho nên con nên tu lòng bi.
Rồi bây giờ, mấy con lại viết cái lòng xả, có phải không. Thầy nói qua những cái bài của mấy con, Thầy xét mà. Các con xả mà Thầy nghe nó hợp lý, đúng lý mọi cái mấy con nói đúng lý lắm, xả vậy đúng. Xả danh, xả lợi không cầu, không muốn một cái gì hết. Tất cả cái gì cũng xả, xả luôn ăn uống, rồi xả hết hoàn toàn không để cái gì hết, thậm chí còn ba y một bát mà ai muốn xin cái bát cũng lấy luôn, một lát nữa chỉ còn bưng cái hộp mút về ăn thôi chứ khỏi cần cái bát. Thì vậy là xả như vậy là quá rốt ráo rồi, thấy tốt rồi, được rồi. Thì vậy tốt hơn là Thầy cho con tu Tâm Xả.
(33:36) Ba cái tâm, bây giờ đều là cho mày tu được hết, thì con nghĩ sao. Thì tuần này tôi tu Tâm Từ, tuần sau tôi tu Tâm Bi, tuần tới tôi tu Tâm Xả. Nhưng thật sự Thầy có nói mình tu Tâm Xả sẽ có Tâm Từ và Tâm Bi, thì bởi vì cái duyên của mình nó sẽ có khi mình đụng cái trường hợp mình thấy trước mặt của mình có những người đau khổ, có những người cần thiết hoặc những con vật gì đau khổ thì ngay đó là mình thực hiện. Nhưng thực hiện đó là Xả chứ không phải là Bi, nhưng mà cái hành động làm đó là Bi, con hiểu không?
Tại vì cái tâm của mình khi mà viết ra cái bài đó, nó nói lên được cái lòng của nó như vậy thì con sẽ làm, đó là Xả. Con chọn lấy xả là con sẽ xả hết, nhưng mà nó phải thấy là người ta nói, ờ cô này cô thực hiện lòng Bi chứ không phải lòng xả. Thì người ta thấy, người ta biết cái hành động của con làm người ta biết cái lòng Bi.
Còn con tập tỉnh thức, ờ con nói như vậy là rõ ràng con luôn luôn lúc nào, con làm việc gì con cũng tỉnh thức. Nhưng con tỉnh thức để mà còn xả chứ không phải tỉnh thức để tu lòng Từ, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà Thầy ghi Tâm Xả.
Còn bây giờ con nói, bây giờ tui thích, tui thích cái tỉnh thức của tui, tui muốn lúc nào tui cũng tỉnh hết. Làm cái gì, đi cái gì, nhai cái gì, nuốt cái gì tui cũng tỉnh hết tất cả những cái này. Cho nên qua cái bài viết của con, Thầy nói nếu mà tu cái lòng Từ mà tập vậy thì hay quá thì con thấy bây giờ con thích cái lòng Từ, tức là thích tu tỉnh thức thì con lấy tỉnh thức mà tu, phải không! Như vậy đâu có gì đâu khó đâu.
Còn nếu con thấy Bi thì con tu cũng được, đâu có gì, bởi vì ba cái bài đó con chọn lấy một cái, còn bây giờ con chọn con không chọn. Con không chọn, con nói bây giờ tui không biết chọn cái gì. Thầy chọn cho, ba cái con biết không mà Thầy chọn cho con tu không hay là tui thích Tâm Từ, tui không tu Tâm Xả đâu.
(35:36) Con cứ tính đi, bây giờ con không chọn được Thầy mới chọn chớ. Bây giờ con chọn được thì Thầy không chọn. Con chọn được tức là con có sở thích của con, còn con không chọn được thì Thầy chọn giùm. Tức là Thầy bắt buộc con phải tu đó, phải không?
Bây giờ con không chọn thì Thầy phải chọn chớ. Rồi bắt đầu bây giờ chọn phải không? Để ngày mốt vô tu chớ, để nó. Ngày mai, Thầy mắc bên nam rồi sao Thầy chọn giùm cho, phải không? Thầy sẽ chọn. Bây giờ Thầy chọn cho con Tâm Xả, ờ rồi nhớ chưa, lúc nào cũng xả. Con làm bất cứ cái gì con cũng nghĩ đây là Xả chứ không phải đây là Từ, đây là Bi. Mà tất cả những hành động đó đều là Xả hết, hiểu chưa?.
Rồi từ đây về sau không có nói Từ nói Bi trong này lộn xộn trong này nữa, không có thương ghét ai hết á, không có xót xa ai nữa hết á. Ai chết mặc cha nhưng mà ai đau thì tui cõng, tui vác. Không, cái chuyện tui làm chứ tui không có kệ, tui không biết đâu. Chết bỏ chứ tui không tính nữa đâu. Nhưng mà ai bỏ thì tui kê vác vô tui làm à, chứ tui không có tính được.
(36:38) Chứ đừng có nói tui thương xót ở trong đó. Không được, tui xả vì mấy người đau tui xả. Tui làm công việc đó thôi chứ tui đâu có nghĩ tui thương mấy người đâu. Tui đâu có thương, mấy người chết mặc cha mấy người chớ, ăn thua gì tui, tui chỉ biết tui xả thôi. Thì như vậy mình tu mình thấy nó tự tại lắm mấy con, mấy con cứ hiểu những lời Thầy nói đi, mấy con tu một pháp độc nhất mà, tui biết tui xả mà. Tui thấy mấy người khổ đau tui xả cho mấy người đó, xả khổ đau cho mấy người đó, tui cõng mấy người vô bệnh viện đó, chứ phải không đâu.
Rồi mấy người hết rồi tui đi về, còn không hết thì tui cõng mấy người vô cái nghĩa địa, tui đào cái lỗ tui chôn. Không, tui cũng xả đó chớ, tui xả tới cuối cùng. Mấy con nghĩ đi mình chôn giùm người ta thì cũng làm phước chứ bộ, cái đó xả hết tận tình. Nghĩa là vừa cứu bệnh người ta mà người ta chết mình chôn luôn, có lợi ích chứ đâu có gì đâu. Cái đó là cái tốt chứ sao.
Đó thì trong cái sự tu tập, thì mình phải hiểu biết cái xả của mình. Chứ còn nếu mà lúc từ, lúc xả này kia rồi lúc bi, lúc tui thương yêu, lúc tui thương xót, lúc tui xả như vậy là làm sao? Nó lộn xộn chứ sao, nó đâu có đúng đâu. Tại vì người ta đau, tui giúp đỡ cho người ta để người ta xả cái khổ đau đó đi. Vậy thì tui xả, tui làm cho người ta xả chớ, có gì đâu, thì đó là xả. Nhưng mà nói tui thương xót họ, tui không thương đâu, tui đâu có ngồi đó tui khóc với mấy người đâu mà tui thương xót.
Mấy người chết kệ, tui không khóc đâu. Nhưng mấy người đau khổ, tui kê vai tui vác, tui chạy vô nhà thương kêu bác sĩ chích hoặc là cứu cấp dùm cái người này, làm ơn giùm tui; tui réo um xùm hết, tui làm đủ thứ cho cái người này sống lại. Đó là tui giúp cho họ xả cái khổ đau của họ thôi, nghĩa là tui giúp đỡ cho họ xả, tui làm cho xả. Đó là cách thức tui làm được, gọi là xả hết. Thì tất cả cái tu đó thì nó mới đúng cách thức. Bây giờ mấy con còn hỏi thêm gì nữa không?
(38:50) Bởi vì đây là pháp độc nhất mấy con, pháp độc nhất. Nếu mà tu cái pháp không biết mình độc nhất thì mình lộn xộn hết. Bởi vì Đại thừa tu Tứ Vô Lượng Tâm nó lộn xộn lắm, lát tu Tâm Từ, lát tu Tâm Bi cho nên nó không tới đâu hết. Bi không ra bi mà từ không ra từ, cái gì cũng có lảm nhảm. Nó bá nạp, nó chút chút vậy à, cuối cùng cái gì nó cũng nói được hết. Còn mình là từ thiệt từ, mà bi là bi thiệt bi, mà xả là xả thiệt xả. Cái nào làm một cái duy nhất đi tới cuối cùng.
Còn Tứ Niệm Xứ thì mấy con phải tỉnh thức trên thân của mấy con, hoàn toàn là quan sát nó. Quan sát nó nghĩa là tập quan sát thì phải cố gắng hoàn thành. Người nào tu Tứ Niệm Xứ thì quan sát thân của mình chứ không có gì hết, tập quan sát. Hồi nào chưa có nhìn đọt cây, quan sát coi cây lá cao su nó ra mấy lá này kia. Tại sao nó ra ba lá, hai lá, thì mình coi thử coi cách nào mà nó ra thì đó là tập quan sát. Thì cái quan sát cái thân của mình giống như mình quan sát một cái cây, y như vậy đó mấy con. Cũng như hồi nào tới giờ mình không quan sát cái lá đu đủ, bây giờ quan sát cái lá đu đủ rồi quan sát cái trái của nó tui mới biết tui viết ra được cái trái của nó chớ. Các con hiểu không?
Mà bây giờ, thuở giờ tui nghe nói thân chứ tui chưa quan sát, chừng tui quan sát tui mới thấy thẹo bên đây, thẹo bên kia tùm lum. Tui thấy nó ghẻ chóc tùm lum hết, tui mới gớm nó chớ. Không, mình quan sát mình mới được cái bất tịnh của nó mình mới gớm thật được. Đó bây giờ xong hết rồi phải không mấy con, phải không? Bây giờ những người xả thì ngồi đây để Thầy kiểm tra lại cái xả, hay hoặc là mấy con biết xả rồi chứ gì, biết xả không?
Tu sinh: Bạch Thầy! Thật ra chúng con vẫn phải làm bài, chúng con chưa… sao chúng con làm bài được ạ.
Trưởng lão: Thôi thì bây giờ thì mấy con hiện bây giờ mấy con cũng ngồi thiền như bình thường, như mọi người vậy đó, nhưng mà không quan sát ở trên thân con, hiểu không? Mà ngồi chơi, các con ngồi chơi cũng ngồi xếp bằng vậy đó mà ngồi chơi. Tui ngồi chơi chứ tui không làm gì hết à, tui không có quan sát cái thứ gì hết à. Tui cũng không hít vô thở ra cái thứ gì hết à, tui ngồi chơi vậy thôi.
Tâm tui nó biết hơi thở thì kệ nó, nó biết thì biết tui chẳng cần chú ý hơi thở nữa. Lát nó biết cái này, lát nó biết cái kia, mà mày biết bậy là chết đó. Mày lo le mà hơi dục muốn ăn, muốn uống gì đó, hay muốn đi chơi, nói chuyện với người ta là tao đập cái đầu mày liền. Xả là mình đánh cái đầu nó đó chứ có gì đâu, thì mấy con nhớ. Mấy con còn hỏi gì không?
(41:43) Được rồi con, tâm con quay vô vậy tốt rồi con, con cứ ôm một cái pháp Tứ Niệm Xứ nó quay vô nó quan sát trên thân.
Con tu Tứ Niệm Xứ là tốt nhất, bởi vì nó quan sát ở trên thân của con nó mới nhẹ nhàng. Dù là con cảm nhận được cái đầu, cảm nhận được cái gì trên thân cũng là tốt. Con nên tu Tứ Niệm Xứ tốt hơn.
(42:36) Trưởng lão: Cái đó con dành lại được có không có gì đâu. Để dự phòng, không có sao hết. Đúng rồi, con phải dự phòng cái vấn đề đó. Còn cái gì mà nó thừa hai thì con gởi hết, để cho mình giữ đúng cái hạnh của mình là ba y một bát. Sau này mình trở thành những du tăng khất sĩ hoàn toàn là ba y một bát thôi. Ba bộ đồ là ba bộ đồ, không thừa. Những vật dụng gì mà cần thiết thì các con giữ gìn cho cái phần phụ nữ thì các con giữ gìn, còn cái gì mà không cần thiết các con bỏ ra hết. Cuộc đời gọn chừng nào là tốt chừng nấy, tức là mình xả hết. Tu Tứ Niệm Xứ cũng vậy con, bởi vì giới luật hành động.
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con có một loại, con có hai cái kính, một cái kính này dùng để đi đường, một cái kính này dùng để viết thì có được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ sao, nhưng mà con phải nói cái này dùng để viết, cái này dùng để đi đường. Cứ hai cái mà hai phận sự thì nó được mà hai cái có một phận sự thì không được. Được hai cái nhưng nó thuộc về hai cái phận sự. Người ta đi đường tui mang cái kính này chắc là tui chỉ ngồi viết không đó chứ tui đi chắc là xe đụng tui. Có thấy đâu, cho nên buộc lòng tui phải mang cái kiếng này tui đi đường. Vì vậy nó là, cũng như cái áo mưa nó khác mấy con, mà cái áo chúng ta mặc ấm nó khác.
Cho nên vì vậy, nói bây giờ còn dư hai cái. Ba y một bát, ba bộ đồ rồi mà tui còn cái áo mưa thì nó dư sao? Trời, áo mưa tui đi mưa mà làm sao lấy của tui, phải không? Mấy con thấy không, nó có cái nhiệm vụ của nó trong đó mà.
Rồi còn cái áo ấm nữa. Ba bộ đồ rồi mà bây giờ còn, một cái y thượng mà ba bộ đồ rồi mà giờ còn thêm cái áo ấm là dư. Áo ấm để trời lạnh tui mặc mà, giờ lấy trời lạnh tui lấy gì tui mặc. Đó thì không dư đâu mấy con. Cái đó không dư mấy con, cái đó được, để lại mà nếu mà hai cái áo ấm thì làm ơn cho Thầy cái. Còn một cái thôi chứ không được hai cái. Nó thừa mấy con, giới luật mà. Ni - tát - kì - ba - dật - đề nó đâu có chấp nhận cho một tu sĩ có hai cái giống nhau.
Mấy con hai chai dầu hai chai dầu y như nhau. Hai chai dầu gió hay hoặc là dầu Cam Thạch gì đó hai chai là mấy con phải dẹp một chai, không được giữ hai chai. Một chai một, chừng nào hết xin. Chứ đừng có để dành, nói để khỏi mất công xin đó thì thôi. Vậy thì gởi tiền ngân hàng đi, khỏi mất công đi xin cơm, phải không, mấy con hiểu không?
Ở đây, mình đã quyết tâm một cái đời đi xin ăn sống rồi, không để dành một cái gì hết. Ai cho gì ăn nấy, không có thì mình xin. Mình thiếu cái đó, bây giờ không có cái bàn chải thì mình xin cái bàn chải, mà không để xin để dành hai cái bàn chải thì không được, đừng có dự phòng. Ở đây, tu sĩ Phật giáo là không có đề phòng, không có dự phòng cái thứ gì hết á. Còn thì xài mà không còn thì đi xin, mà đi xin không có thì mình lấy xơ dừa. Không, mình lấy xơ dừa mình chà răng cũng được chứ bộ con.
(45:47) Bây giờ Thầy trả lời cái câu hỏi này. Ờ, một chút con hỏi lại sao?
Tu sinh 2: Dạ thưa Thầy, giấy tờ chừng nào nộp Thầy?
Trưởng lão: Ờ, mấy con làm rồi, mấy con cứ đem nộp. Nghĩa là bữa nay ngày mai xong rồi. Mấy con cư sĩ thì nó dễ lắm mấy con, khỏi cái gì. Mấy con cư sĩ mấy con viết. Còn mấy con tu sĩ ở đâu chùa nào thì mấy con viết vào chùa nấy thôi. Mình xuất gia ở đâu, mình có thầy tổ ở đâu đó thì mình ghi vô chứ không có gì hết. Đó là cái đơn giản, không có gì.
Giờ mấy con hỏi Thầy gì thêm không, không có thì bắt đầu ngày mùng một là vào lớp tu hết, không được nói chuyện từ đó. Vậy thì chiều nay nói chuyện nhiều đi, nói chuyện trừ hao để rồi ngày mai còn được nói chuyện một lát nữa, rồi mùng một là chấm dứt. Nhớ nha, chiều nay ngồi tập trung, nhóm nhóm nhóm. Hỏi: Sao? - Nói: Thầy biểu. Nói cho đã đặng rồi tới mùng một là không có nói chuyện nữa, phải không. Còn nếu không, mà nếu mà muốn tập luyện cho chắc ăn thì bắt đầu chiều nay đừng nói chuyện. Nói chuyện nó quen rồi, tới chừng mùng một nó tập trung nó nói chuyện nữa là mới chết đó.
Rồi cái lớp Chánh Kiến nó không lên cái lớp Chánh Tư Duy nổi đâu, nó ở dưới đó. Cho nên chuẩn bị còn có hai ngày thôi, phải không. Mấy con thấy còn hai ngày, ngày nay là gần hết rồi, còn có ngày mai nữa. Người nào thích nói chuyện thì nói chuyện cho đã đi. Thầy cho nói chuyện xả vàng.
Tập trung giờ nói là làng Thầy cũng không thèm nói nữa. Nhưng mà tới mùng một rồi thì im phăng phắc đó nha. Tới đó rồi thì không được nói chuyện nữa. Bữa nay, bắt đầu bữa nay nè, ngày mai Thầy cho phép. Bà con nói cho đã đi, nói hết, nói hết tận tình cái lý của mình ra hết. Tuôn ra cho hết, cái gì đó cào ra cho hết đi. Rồi ngày mốt là bắt đầu qua cái lớp khác rồi, chấm dứt đi. Đừng có mà để Thầy nói nữa, khổ Thầy lắm.
(47:48) Tu sinh: Kính bạch Thầy, ví dụ những cái bút bi thì có được hai cái hay là… không hả Thầy.
Trưởng lão: À, bây giờ bút bi á, thì hiện bây giờ qua cái lớp mà Chánh Tư Duy rồi thì mấy con không được giữ. Hết viết rồi còn để bút bi làm gì, không lẽ để bút bi để viết gởi thơ hả.
Tu sinh: Con nộp cho cô Út ạ.
Trưởng lão: Ờ, nộp hết, bây giờ nó quá cái lớp rồi, không có cần để mấy cái thứ đó nữa. Để đây rồi bắt đầu cái lấy viết. Còn người nào ở lớp Chánh Kiến thì mấy con để viết, còn qua cái lớp Chánh Tư Duy rồi dẹp hết. Không có ngồi viết cái gì nữa hết, chỉ có tu thôi, dẹp hết hoàn toàn. Mấy con còn chỉ có ôm pháp mà tu, tu cho tới nơi. Còn để một vật gì, còn cây bút vậy con còn viết. Chừng nào mấy con tu xong rồi Thầy cho mấy con một xe hơi viết. Mặc sức mà viết, còn bây giờ là giờ tu là dẹp hết tất cả những cái gì để chúng ta không còn bị cái gì nó sẽ thúc đẩy chúng ta.
(48:46) Nhớ cái gì đó, còn cây viết nó lấy viết, viết là phân tâm rồi mấy con. Nó quên cái Tứ Niệm Xứ của nó rồi. Cho nên Thầy nói, cái gì cần dẹp là phải dẹp, những cái gì xả bỏ là phải bỏ. Phải nhớ kĩ những cái điều đó. Chớ không khéo tới chừng Thầy tới thất, trời ơi! Nó để viết như thế này chắc chắn tối ngày nó ngồi nó viết không chứ gì. Tứ Niệm Xứ nó bỏ đâu mất rồi, cho nên phải biết, phải rõ trong cái giai đoạn bước tới là cái giai đoạn lớp khác chứ không phải là còn cái lớp Chánh Tư Duy nữa, lớp khác. Mỗi lớp nó đều có một cái tu tập khác, nó không giống nhau đâu mấy con. Nhưng mà nó hỗ trợ từ cái lớp này cho đến cái lớp này để tiến tới thanh tịnh giải thoát.
Rồi mấy sẽ tới cái lớp Chánh Ngữ nó khác nữa chứ không phải vậy đâu. Cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật nó ở trong cái đầu của Thầy. Thầy chưa viết thành sách nhưng mà Thầy biết Thầy sẽ dạy mấy con cái gì.
Thành ra nó dạy có bài bản lắm chứ không phải dạy kiểu đụng đâu nó dạy đó đâu. Cái bài nào dạy trước, mà bài nào dạy sau chứ không phải. Nó dạy theo thứ lớp đàng hoàng. Nó có cái chương trình giáo dục. Nó là cái giáo án để cho mấy con học tập. Còn cái đầu của Thầy là cái giáo trình của nó. Nó đứng ra nó dạy mấy con. Thầy chưa soạn thành sách, nhưng mà khi mà những cái lớp này qua rồi thì mấy con thấy nó trở thành cái giáo trình giáo án.
(50:13) Mấy con mới thấy cái giá trị của lớp học của mấy con, những cái bài mấy con học đó, mấy con học, mấy con viết ra. Đó là cái giáo trình của mấy con. Mấy con học, mấy con làm là cái giáo trình. Còn Thầy nhắc nhở, Thầy dạy mấy con đó là cái giáo án. Bởi vì Thầy đặt ra cái dàn bài, Thầy đưa ra cái dàn bài đó là cái giáo án. Thầy đưa ra để mà mấy con học, những cái bài học của mấy con học từ trên những cái sườn đó mà mấy con thành lập được cái giáo trình.
Thì bây giờ cái lớp Chánh Kiến mà qua bốn tháng, các con thấy giáo trình nó rõ ra chưa. Cái giáo án mà Thầy đưa ra, các con thấy rõ không, các con thấy không. Bộ giáo dục cũng cỡ tầm đó chứ nó không hơn đâu. Rồi bây giờ bắt đầu tới lớp Chánh Tư Duy mấy con thấy kì lạ, hồi nào giờ Thầy dạy mình tu trên Tứ Niệm Xứ rồi quan sát, rồi xả tâm bằng cách này, bằng cách kia, bây giờ ông dạy mình quan sát cái thân thôi, không cần xả thứ gì hết. Các con thấy nó mới phải không, các con lắng nghe coi mới không?
Nhưng mà hồi nào giờ Thầy có nói nhiếp phục tham ưu là khi có ưu phiền rồi mình mới dùng Định Vô Lậu, Định Niệm Hơi Thở mình đẩy lui bệnh mình chứ gì. Nhưng không, bây giờ tỉnh thức là nhiếp phục tham ưu. Các con nghe mới rồi phải không?
Có những cái mới mẻ trong lớp tu tập này toàn bộ mấy con không ngờ cái sự mà Thầy dạy mấy con đâu, các con có ngờ không. Các con có ngờ được cái chỗ mà Thầy dạy mấy con. Không! Thầy biết mấy con chưa biết được cái giáo trình của đạo Phật nó như thế nào hết mà Thầy đưa vô là đâu ra đó đàng hoàng, có bài bản mà Phật đã dạy từ xưa đến giờ người ta đọc xuông chứ người ta chưa hiểu biết gì cả. Mà Thầy đưa ra nó bài bảng hẳn hòi đàng hoàng.
(51:49) Phật dạy: "Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu". Cái câu của người ta luôn một câu mà nếu mà không quán thân thì không làm sao mà nhiếp phục. Chứ đâu phải có chướng ngại rồi nhiếp phục. Tự nó trên đó nó nhiếp phục. Mấy con thấy đó là nó đúng bài bản của Phật chứ Thầy có dạy sai đâu. Thầy có dạy hoài câu này Thầy đặt ra đâu. Mà chính chỗ đó, thì mấy con nhớ rằng cái giáo trình ở trong đầu của Thầy nó sẵn sàng mà để nó dạy cho mấy con đúng. Mà mấy con làm đúng theo lời Thầy dạy thì mấy con đạt, mà mấy con làm không đúng thì mấy con không đạt.
Bởi vì Tứ Niệm Xứ là pháp độc nhất để chúng ta bảy ngày, bảy tháng, bảy năm chứng đạt chân lý, chứng đạo đó. Mà Thầy dẫn mấy con vào Tứ Niệm Xứ là dẫn vào chứng đạo. Thì bây giờ Thầy dẫn mấy con vào ở cái Tâm Xả, tám cái pháp độc nhất của Phật dạy mấy con Tâm Xả. Thì cái tâm nó quay chỗ nào?
Mấy con nghe hồi sáng Thầy nói, Mật Hạnh nó hỏi: "Bây giờ tâm con nó xả cái niệm đó rồi, con thấy ở trong hơi thở con nó thấy thân con, bây giờ nó sao đây. Con có tu Tứ Niệm Xứ đâu mà nó quán cái thân con như vậy đó". Thì rõ ràng nó định ở trên cái thân, nó phải ở trên chỗ đó chứ bây giờ nó đã xả cái niệm đó rồi, bây giờ nó đi ra nó kiếm niệm khác nữa sao? Có phải không? Thì nó phải quay vô thân nó chứ sao, nó không phóng dật nó phải ở trên thân nó, phải thấy hơi thở chớ. Nhưng mà đừng có chú ý hơi thở, biết hơi thở là biết chứ không chú ý hơi thở. Thì đó là mình tu xả, mà chú ý hơi thở, nó không chú ý hơi thở thì nó sẽ ở trên thân nó chứ sao. Nó quan sát thân nó chứ sao, nhưng mà mình không quan sát thân nhưng mà nó tự quan sát.
Cái Tâm Xả nó tự quan sát, còn cái Tứ Niệm Xứ là mình bắt nó quan sát. Con thấy hai cái nó đi vô nó cũng là quan sát thân nó chứ có gì đâu. Nhưng mà cái nó tự quản sát, còn cái bắt buộc quan sát. Mà cái bắt buộc quan sát nó khó là nó bị ức chế, còn cái kia nó xả, nó tự quan sát nó không bị ức chế, đó là cái xả nó dễ hơn. Pháp độc nhất nó cũng đi tới năng lực Bảy Giác Chi, Tứ Thần Túc, cái xả giác chi… ủa cái xả Tứ Vô Lượng Tâm, một pháp đó nó đi tới.
(54:00) Tu sinh: Kính bạch Thầy, cho con hỏi thêm tí nữa. Còn các cái thứ đồ ăn, ví dụ như những cái bánh, cái trái. Những cái này trưa đưa về nhưng mà chưa ăn hết, hay là cúng dường túi sữa, các thứ đồ ăn vẫn còn thì làm như thế nào?
Trưởng lão: À khi mà đưa mà con ăn chưa hết đó thì coi như đức Phật là trong giới luật là cấm không được để qua đêm. Nghĩa là để cách đêm, đồ ăn mà để cách đêm là không được. Bánh trái để lại cách đêm là dẹp ra hết. Ngày mai cho gì ăn nấy, mà không cho thì thôi. Còn bây giờ Thầy rộng rãi hơn một chút, xin khai giới mười ngày, còn cất giữ được đường mười ngày.
Phật giáo nó hay lắm mấy con, gắt thì cũng gay gắt lắm, nhưng mà cho quyền mình khai giới ra được mười ngày, mà mười ngày còn nữa thì đem trả chứ không được giữ lần thứ hai nữa đâu. Không được khai lần thứ hai nữa. Ổng khai hoài kiểu này cho ông thèm đường quá, ông cứ để dành. Thôi mua cái hũ đường để nguyên đó đi mà ăn đi cho rồi, khai chi cho mất công. Cho nên khai giữ lại, khai giá, giữ lại mười ngày, được giữ lại mười ngày rồi mà ăn không hết mười ngày thì tôi xin trả.
Cái quyền của người tu sĩ chúng ta được khai, giá, trì, phạm. Khai nó ra một lần chúng ta không bị phạm giới Ni - tát - kì - ba - dật - đề. Mà nếu mà không khai thì bị phạm vào cái giới Ni- tát - kì - ba- dậ t- đề, giới xả đoạ đó. Không xả thì bị đọa đó. Đọa ngay liền là tâm tham ăn đường chứ sao, mai mốt bệnh đái đường chứ gì. Thì đọa chứ sao. Cái đó đọa, bệnh chứ sao.
Tu sinh: Khai thì làm như thế nào?
Trưởng lão: À, con sẽ quỳ trước cái tượng Phật, hoặc là tượng của Thầy. Hôm nay con vì dư lại cái túi đường, hoặc là cái số bánh còn lại con quyết định là từ đây về sau bữa ăn nào con cũng làm sao cho vén khéo một lần thôi, bây giờ nó lỡ dư, con xin khai giới để giữ lại mười ngày. Nếu mà hình tượng Thầy thì xin Thầy chứng minh cho con, còn không cái hình tượng Phật Thích Ca thì xin đức Phật chứng minh cho con, con sẽ giữ được mười ngày. Bắt đầu tính ngày này là ngày thứ nhất. Ngày mình khai giới con sẽ giữ được mà tới mười ngày ai cho nữa thì, ai cho đường cho sữa nữa thì thôi xá.
Sữa con bò gần chết nó mới có, tui không ăn cái này đâu. Đường mà có được là cây mía ép dẹp bép, đau khổ lắm, tui không ăn được. Các con nhớ, cây mía không ép thì làm sao nó ra đường mấy con. Cây mía nó ép vậy nó đau lắm chứ sao, mà để khô sao ép nó có đường. Mà nó còn sống, nó chặt rồi nó đưa vô nó ép ra đường. Trời đất ơi, cây mía nó ép dẹp bép nó mới ra đường, mà mình uống lại thấy nó ngon chớ.
(57:00) Thiệt ra mình chỉ biết ngon chứ mình đâu biết đau, cỡ sức mà đưa mình vô hai cái ống tre thì con thấy nó đau được chừng nào. Các con cứ nghĩ đi. Tại sao cây mía nó ép được mà mình uống nước nó. Mình cứ nghĩ đi, cái sự đau khổ của loài chúng sanh mà cây cỏ nó cũng đau khổ chớ. Mình là người tu, mà Tâm Từ mình phải thương yêu chớ.
Đó thì cho nên, đường thôi tui cũng xá, mấy người làm gì thì làm tui không có uống nữa đâu. Còn sữa thôi tui nghe người ta vắt sữa hai con bò nó quỳ gối xuống, nó đau đớn đến vô cùng thôi. Giờ tui thấy rồi, con bò con đẻ ra rồi nó đem nhốt chỗ khác, lấy sữa cho tui uống. Trời! Giống tui như con bò con, nhất định là tui nhất định không uống sữa, từ dã hết tất cả. Phật tử mua sữa: “Ờ, sữa cho con bò, thôi Thầy không dám nữa đâu”, từ chối liền mấy con.
Tu Sinh: Thưa Thầy con xin hỏi! Thưa Thầy tu Tâm Xả mà thân đang có bệnh đau thì nên làm thế nào ạ?
Trưởng lão: À, bây giờ con tu Tâm Xả lại thân có bệnh đau lại xả dễ nữa. Con nói: "Tao tu Tâm Xả mà mày đau thì mày xả cái đau ra, chứ bây giờ mày đừng có nằm đây, tao xả đó, tao chẳng sợ mày đâu. Thân này là thân nhân quả, thọ này cũng thọ nhân quả, thì cái đau này là của thân nhân quả, của thọ nhân quả chứ không phải của tao. Tao xả hết, tao không có tính cái thân này nữa, thân này là vô thường, là vô ngã. Mày đau gì đau, kệ! Tao không cần uống thuốc". Con cứ ngồi đó chơi, chống tay lên cằm ngồi chơi. Đau kệ nó đừng có rên. Thầy tin rằng con làm đi, con ngồi chống tay cho mày đau.
Bây giờ đau bụng nè, Thầy chống tay: "Đau của mày chứ phải của tao, chống tay vậy chơi đi". Thầy nói chống tay như Thầy ngồi chơi như người vô sự. Rồi mấy con sẽ thấy cái bụng của con đau nó sẽ giảm xuống liền tức khắc.
HẾT BĂNG