LCK 104A - VẤN ĐẠO NIỆM KHỞI - ÔM PHAO VƯỢT BIỂN - CẢNH BÁO SÓNG GIÓ - KIỂM TRA TÂM XẢ - KINH NGHIỆM THẦY MẬT HẠNH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 25/02/2006
Thời lượng: [48:05]
(00:03) Trưởng lão: Các con ngồi chỉnh tề hết, Thầy vô Thầy kiểm tra.
Trước khi Thầy kiểm tra để biết cách thức tu tập Tứ Niệm Xứ hoặc là cách thức xả tâm, Thầy sẽ trả lời mấy câu hỏi. Thầy Chơn Niệm hỏi có câu hỏi như sau: “Khi vọng tưởng đang khởi lên lúc này có những từ trường bên ngoài tác động hay chăng? Hay là nó tự khởi thôi? Theo Chơn Niệm nghĩ thế nào cũng phải có một sự tác động nào đó vì chúng ta đang ở trong môi trường duyên hợp. Kính mong Trưởng Lão chỉ dạy”.
Ở đây cái vọng tưởng đang khởi lên trong lúc mình đang tu cái pháp hoặc mình đang thư giãn hoặc mình đang trong dạng bình thường.
Thí dụ mình đang tu cái pháp mà vọng tưởng nó khởi lên thì đang tu cái pháp đó mà nhất là ôm cái Pháp Tứ Niệm Xứ thì mình không có đủ Chánh Niệm Tỉnh Thức ở trên đó cho nên có cái niệm xem vào trong sự tỉnh thức.
Do đó cái niệm khởi đó nếu mà còn đang tu, còn đang tu trong Pháp Tứ Chánh Cần Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện thì lúc bấy giờ mỗi niệm khởi lên chúng ta dùng Định Vô Lậu quán xét rồi dùng Pháp Tác Ý đuổi đi.
Còn nếu mà dùng pháp Tứ Niệm Xứ tu tập trên thân quán thân, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp thì tập tỉnh thức trên từng sự tỉnh thức trên thân của mình thì cái khởi niệm nó rất là ít, nó rất là ít, nó không có niệm khởi một cách rõ ràng lắm. Bởi vì mình tu tập chưa đủ sức tỉnh thức, tu tập chưa căn bản cho nên nó có niệm khởi dễ dàng.
Mà nếu mà không biết cách để cho niệm nó đừng khởi thì chúng ta lại bị ức chế, còn biết cách thì không bị ức chế bởi vì thí dụ như mình đứng một điểm mà mình quan sát cái thân của mình.
Cho nên vì vậy trên cái điểm mình đứng không phải là chỗ mình trụ, mình trú mà mình đang quan sát cái chỗ khác nên nó không tập trung gom lại một điểm cho nên nó không bị ức chế.
(2:28) Cái khéo léo ở Tứ Niệm Xứ là ở chỗ quán thân trên thân cho nên hiện giờ chúng ta đang tập cái cách thức quán thân trên thân để chúng ta tu Tứ Niệm Xứ, còn cái người tu Xả thì dễ hơn, một lúc nữa thì Thầy kêu một người tu Xả lên trình bày cách thức Xả để cho quý thầy thấy được Xả như thế nào.
Lúc này có những từ trường ngoài tác động, cái niệm nó khởi lên thì theo cái niệm ở trong tâm chúng ta khởi lên thì theo tính chất Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thì mới xả còn nó mang tính của nó không có Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thì khỏi cần xả.
Phải hiểu khi mà cái niệm đó khởi lên mà mang theo cái tính có Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu mà có Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thì nó có từ trường, từ trường thuộc về ý của chúng ta, nó có cái từ trường phóng ra.
(03:30) Trưởng lão đọc câu hỏi của Tu sinh: "Theo Chơn Niệm nghĩ: Thế nào cũng phải có một cách tác động nào đó vì chúng ta đang ở trong môi trường duyên hợp."
Đúng vậy. Nó sẽ có sự tác động mà tác động sinh ra ở trong cái Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu trong cái hoàn cảnh, thí dụ như nó có cái duyên, có miếng ăn hay gì đó thì chúng ta mới khởi ra cái ăn mà nếu mà không có thì chúng ta ở trong môi trường mà không có thì nó hoàn toàn lại khác chứ không giống vậy. Cho nên nhiều khi nó không có cái duyên đó nhưng mà tâm vẫn khởi vì nó còn trong cái dục tham đó nó vẫn khởi chứ không phải không.
Cho nên nói về cái niệm khởi, cái mục đích hỏi về niệm khởi, thì làm sao mình diệt cái niệm khởi, có vậy thôi. Bây giờ các con muốn tu tập khi mình ngồi cho cái niệm nó không khởi mà không bị ức chế tâm. Mình hỏi như vậy thì Thầy sẽ chỉ cách cho có thể là mình tu tập để không có cái niệm khởi mà cái niệm đó nằm trong Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thì có như vậy.
Còn hiện bây giờ có tất cả cái niệm khởi thì chúng ta đừng lo nó, mà chúng ta hãy lo ngay bây giờ chúng ta tập tỉnh thức ở trên cái quán cái thân của chúng ta, tập tỉnh thức trên quán thân chúng ta, rồi nó có cái sự kiện gì xảy ra bằng cách chúng ta bị ức chế thì Thầy sẽ sửa chữa cho những điều ức chế đó không bị ức chế. Chỉ mình làm sao mình tập làm sao quán được thân của mình, cách quán, cách quán cho nó rõ ràng.
Hiểu biết cái quán nó quan trọng, chứ còn cái niệm khởi thì nó không quan trọng.
Hiện giờ tâm chúng ta nó còn Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thì nó còn tham, sân, si thì nó còn cái niệm khởi nó không bao giờ hết đâu, cho nên nó còn niệm khởi nhưng mà nó không quan trọng mà nó quan trọng ở chỗ hiện giờ chúng ta đang biết đường để mà chúng ta biết trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ, tập quán cái đã.
Cái quan trọng là chúng ta bước vào cái giai đoạn này, tập quán chứ chưa có nhiếp phục tham ưu chưa có gì hết đâu, mà tập quán cái đã tập cho nó biết cách quán chứ nó không biết cách quán nó quán sai thì nó bị ức chế, mà nó quán trật thì nó cũng không có xả tâm. Hiện bây giờ chúng ta tập cách quán thôi.
(05:57) Trưởng lão đọc câu hỏi Tu sinh: "Con muốn ôm Phao vượt biển, bạch Thầy."
Trưởng lão: Sư Minh Tiên hỏi Thầy, không biết ở đây có Sư Minh Tiên không? Có không con? "Con muốn ôm Phao vượt biển, con xin nhịn ăn bảy ngày cho đến mười bốn ngày để tu pháp của Thầy, xin Thầy hộ diện cho con, con quyết tu nhưng căn cơ con hết sức là hạn hẹp, vậy mong Thầy mở lòng từ bi trợ duyên con quyết tâm ôm phao mà vượt biển, dù sống hay là chết con cũng không màng, miễn Thầy trợ duyên cho con, con xin nhận nơi đây làm thành kính".
Không phải là cái sự nhịn ăn con, đức Phật không dạy nhịn ăn, trong phương pháp của Phật cũng vậy, không nhịn ăn kiểu đó đâu nhưng cũng không phải ôm phao vượt biển cái kiểu đó. Ở đây ôm phao vượt biển là như thế này.
Bây giờ thân con đang bị một cái đau bệnh nào đó nó làm cho con rất khó tu cho nên con ôm, ôm phao tức là con ôm Pháp.
Ví dụ bây giờ như con ôm Pháp Định Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Con cứ biết cái hơi thở ra hơi thở vô và phương pháp tác ý, đau mặc đau cứ ôm chặt cái pháp đó thì con sẽ vượt qua chứ không phải bây giờ nhịn đói mà vượt qua. Đạo Phật không dạy nhịn đói, dạy đi khất thực mỗi ngày ăn no đàng hoàng về tu tập, khi mà ăn ít không có đầy đủ thì đức Phật đã bỏ cái Pháp đó rồi, cho nên ở đây không có nhịn ăn 7 ngày cho đến 14 ngày, không có dạy cái điều đó cho nên chúng ta không có tu điều đó con. Không phải chỗ đó là chỗ ôm phao vượt biển, nhịn ăn mà ôm phao vượt biển thì nó không đúng cách, không đúng Phật pháp. Đây là những cái Pháp người khác dạy mình nhịn ăn.
(07:57) Còn ở đây mình ôm phao vượt biển là ôm Pháp để vượt qua những cơn đau trong thân của chúng ta, ôm cho chặt Pháp để vượt qua những cái hôn trầm thuỳ miên, cái si của chúng ta cho nên đó là mình ôm chặt Pháp để mình vượt qua gọi là ôm phao vượt biển, chứ không phải nhịn đói để chịu đựng cái cơn đói để mà vượt biển thì không phải, cái hiểu của con như vậy là lầm, không đúng Phật Pháp con.
Cho nên Thầy xin khuyên đừng có làm điều đó, đã già yếu rồi mà nhịn ăn bảy ngày đến mười bốn ngày chắc hết chịu nổi, lúc đó chắc chắn Thầy phải kêu xe chở về cho hết.
Bây giờ sẵn dịp mà mấy con nói như này. Thầy nói cho mấy con biết, người ta cứ ngỡ tưởng đây Phật Pháp để bệnh viện trị bệnh, nó không phải; cái phương pháp để làm chủ bệnh chứ không phải để ở bệnh viện trị bệnh, Ông Phật ông cũng không mở cái bệnh viện để trị bệnh đâu. Nhưng mà cái người tu tập mà có bệnh là một điều khó của Phật giáo, mấy con hiểu không?
Cho nên nghe nói ở đây có Pháp trị bệnh rồi mấy con có người nào bệnh điên, bệnh khùng bệnh gì cũng xách vô đây để trị, trời đất ơi đây đâu phải bệnh viện điên mà đây cũng đâu phải bệnh viện trị ung thư, mà cũng đâu phải là bệnh viện trị phổi, thế mà người nào có bệnh cũng mang đến đây để nhờ tu Pháp Phật để trị thì không phải, đã Đức Phật nói: “Có 5 điều khó, người bị bệnh là tu khó”, mục đích chúng ta đến đây tu để giải thoát, để làm chủ bốn sự đau khổ chứ không phải bệnh viện trị bệnh.
Cho nên nhiều người Thầy thấy nhiều người họ mắc đằng dưới, với phụ nữ họ mắc đằng dưới họ lập bập họ với chuyện với đằng dưới như thế nào đâu họ sống trong cái tưởng của họ, họ bị cái tưởng dục của họ. Họ thấy như có đàn ông ôm họ như thế này rồi họ lập bập lập bập tối ngày, họ đến đây họ trị bệnh cho hết bệnh đằng dưới. Trời đất ơi, Thầy ở đây có bùa có chú đâu, đi đến mấy ông Thầy bùa, họ lấy roi họ quất họ lấy roi dâu họ quất này kia họ đập đã, rồi nó bố nó xuất ra chứ ở đó đây Thầy có làm sao làm cái chuyện đó, Thầy đâu có trị bệnh điên đâu.
(10:02) Cho nên hầu hết những người họ hiểu lầm, họ tưởng là ở đây Thầy trị bệnh điên, cho nên nhiều người đến đây thực ra đến đây cái người mà không quyết tâm tu thì họ cũng bị điên nữa mấy con, vì tại sao họ còn đang ham muốn đời, mà bắt họ sống độc cư không cho họ nói chuyện ít hôm họ cũng điên nữa. Đó là cái trường hợp như cách đây mấy năm thì cháu Liễu Ngọc ở đây, mẹ của cô muốn cho con mình để tu cho nên bắt buộc nó hãy đi theo bà vô đây để tu, tu cho chứng đạo.
Cho nên vô đây, nó thì nó ham muốn cái này, ham muốn cái kia đủ thứ đời mà, tuổi nó mới lên mà nó còn ham muốn chồng con nữa mà, nó còn ham muốn đủ thứ tiền bạc này kia, quần áo đẹp, đồng hồ, kính mát đồ đủ thứ, nó còn đang ham muốn, mà bắt nó khép vô đây là phải sống buông xả sống ba y một bát. Trời đất ơi nó ham muốn vậy nó ức chế toàn bộ mà sống vô đây Thầy còn không cho nói chuyện với nhau nữa. Cho nên có một thời gian sau nó phát điên nó lên.
Đó, trường hợp như bây giờ con cô Tập cũng vậy chứ sao, nó đâu có muốn tu, nhưng mẹ nó muốn bắt vào đây tu. Trời đất ơi nó còn muốn đủ thứ, nó còn muốn dục, nó còn muốn đủ thứ hết bắt ép vậy sao được bởi vì khi nào mình thật sự mình ý thức đời thật khổ, mình không còn ham muốn nữa cho nên mình vào đây mình sống một ngày một bữa thì mình mới tu mới được, chứ còn cái mà Tâm mình còn ham muốn vô đây tu không có được đâu. Rồi mình sống độc cư nó sẽ loạn thần kinh của mình, nó lại điên cho nên nó khổ.
Thầy thấy thật sự ra nhiều khi mấy con chỉ nghĩ ích kỷ cá nhân của mình thôi, mình muốn giải thoát mà mình cứ ức chế, mình chịu đựng để rồi mình rất khổ. Mình có cái sự quán xét tư duy suy nghĩ, mình thấy các Pháp vô thường trên thế gian này nó không có gì là thường hằng hết cho nên mình mới quyết tâm mình bỏ đi mình đi tu, là mình đi tìm cái sự giải thoát chấm dứt luân hồi.
Cho nên vô đây khổ lắm mà nếu mình còn ham muốn đời, mình ép chế, mình ép buộc, mình ức chế nó thì buộc lòng mình cũng phải đi tới đi lui phải nói chuyện để cho nó hả hơi. Chứ nếu mà không nói chuyện Thầy nói thời gian sau, khoảng 3, 4 tháng sau mấy con cũng điên hết trơn à.
Coi kỳ vậy chứ, cái Pháp độc cư nó khó lắm chứ không phải dễ đâu, mấy con nói chuyện với nhau cái nó hả hơi nó nhẹ xuống, ghê gớm lắm như nó đổ ra bớt, chứ không ức chế không nó riết nó loạn thần kinh hết chứ không phải dễ, nó khó.
(12:31) Thật sự Thầy nói mấy con tu hành mấy con nghĩ coi, cái lời nói Thầy có đúng không. Mà cái trường hợp rõ ràng là ở đây nó từng xảy ra cái chuyện đó, có phải tu Pháp nào nó ức chế đâu mà chỉ có sống độc cư không không có cho nói chuyện không riết nó loạn thần kinh. Thiệt ra không tu gì hết đâu. Tu Thầy nói ngồi chơi chơi chứ thiệt ra chứ không có luyện bùa luyện chú gì mà nó cũng đưa đến cái tai hoạ rất lớn chứ không phải dễ, bởi vì sơ suất chút xíu là mình thấy đem cái hoạ cho bản thân mình mà lại còn cho Tu viện nữa, nó mang tiếng nữa chứ đâu phải không. Người ta nói Tu viện tu gì đâu mà điên không trời ơi, tu chứng đạo không thấy mà cứ thấy điên không người ta nghĩ như thế nào mấy con nghĩ không?
Nhưng mà đối với Thầy danh thì Thầy không màng đâu, mà lợi cũng không màng đâu nhưng mà tội nghiệp là Thầy không chấn chỉnh được đạo đức nhân bản, nhân quả cho con. Thầy đang đứng trên đầu sóng chứ đâu phải sóng êm biển lặng đâu, nó hở ra một chút là sóng gió nó dập dồn và hiện giờ là nó đang dập dồn và dập dồn còn có những ngọn sóng còn cao hơn là sóng thần mấy con đâu có hiểu.
(13:43) Trưởng lão: Nhưng mà Thầy vẫn bình tĩnh Thầy dạy mấy con chứ Thầy biết từng phút từng giây nó sẽ đến đâu, vì cái lớp Chánh Kiến mà Thầy dạy lớp Bát Chánh Đạo này Đại thừa nó đều biết hết, tại vì mình đưa trên mạng mà thì. Trong khi mấy con ngồi yên thì người ta tính toán đủ kế hoạch để dập nó, người ta dập ai mấy con biết người ta dập ai không? Dập Thầy nó mới tiêu, chứ còn dập mấy con mà ăn thua gì, mà mấy con ở lớp này mà có hở ra chút thì cái cớ để người ta dập.
Bây giờ mấy con hoàn toàn không có gì hết, thì họ tìm người làm sao mà dập cho uy tín Thầy mất đi, các con chưa thấy điều đó nó sẽ có.
Đức Phật ngày xưa cũng bị, thì chắc gì mà Thầy tránh khỏi mấy con. Người ta cố tìm cách giết Phật, như chúng ta thấy cho voi say lăn đá, rồi khai oan đức Phật, mà trong cuộc đời tu hành mà một người tu sĩ như Phật, một người tu giải thoát như Phật mà còn gian díu với phụ nữ mà còn độn thai như vậy, độn bụng mà nói thai như vậy thì mấy con, còn danh dự gì của ông Phật mấy con.
Mấy con cứ nghĩ đi, giữa cái đám như này, có người phụ nữ mang cái bụng như thế này, đây là Ông Phật đây nè thì ông Phật ông nói sao, ông cãi hả mấy con? Chừng nào người ta hiểu được thì thử hỏi lúc bấy giờ đó người ta dao động hết cả đám rồi, đâu phải mấy con cứ nghĩ đi, người ta nghĩ ông Phật ông nói chứng chứ mình đâu biết ông chứng cái gì mà sao người phụ nữ này vầy.
Bây giờ đặt vấn đề Thầy đi, bây giờ có người phụ nữ nào xách cái bụng họ đến đây họ nói đây là tác giả là Thầy đây nè, mấy con nghĩ sao, tâm mấy con có đủ tin Thầy không? Mà Thầy có minh oan được không? Thầy nói tui không có thì như vậy nói sao được, nếu nói như vậy thì Thầy hèn nhát quá. Còn bây giờ mấy con dao động hết thì mấy con nghĩ như thế nào? Thầy nói trước rồi sau này nó có nữa rồi mấy con tính sao? Chắc có lẽ mấy con bỏ đi hết, cái điều đó thì chắc ăn rồi, nhưng mà đối với Thầy mấy con bỏ đi hết Thầy rất khoẻ mấy con, Thầy thấy cái duyên mình nó không đủ thì người ta nói gì nói, sự thật ra bây giờ người ta sanh con người ta bỏ Thầy cũng nuôi Thầy cũng không nói đâu, Thầy không nói, không nói một lời họ không phải tui thế này kia, bởi vì cái đứa bé này nó không có tội lỗi gì hết. Nó cũng là con của người khác nhưng mà cũng là con của Thầy, Thầy vẫn nuôi hoàn toàn, tới chừng ai xin lại Thầy trả cho chứ Thầy hoàn toàn, thật sự ra đối với Thầy thì như vậy hoàn toàn. Thầy không minh oan một chút đâu mấy con, nhất định họ nói gì thì nói.
(16:27) Bây giờ đó, ngày xưa đức Phật chưa có đủ điều kiện mà để mà làm cho người ta nghi Phật được. Nhưng bây giờ mấy con biết người ta ghép hình ghép ảnh dễ dàng vô cùng lắm, nó tạo đủ điều kiện, có thể nó ghép, nó đây bằng chứng nè, mấy con hiểu điều đó không? Bây giờ nó làm tất cả các sự kiện đó rất dễ, không có khó khăn đâu mấy con. Mấy con chỉ có cách mấy con trời ơi như vậy, có bằng chứng quá trời mà đâu có gì, bây giờ rất dễ mấy con đâu có chuyện đó rất dễ, mà hình chụp của Thầy thì mấy con láng lênh trời đất, có không mấy con? Nó chỉ cần cắt cái đầu Thầy trong cái hình vầy nó ráp vô cái người ở truồng thôi thì thôi rồi, ai biết mấy con?
Thầy nói cái này là cái sự thật mấy con, cái thời của đức Phật người ta không làm được điều đó, chứ thời này người ta làm được, người ta làm dẫn chứng lên cái điều kiện này, nhưng một người tu như Thầy tới cái tuổi này Thầy còn ham cái thứ đó sao, nhưng mà mấy con chạy đâu khỏi không, rồi ai cũng tin chứ, người ta nói sao, Thầy nói trước mấy con cho thấy được cái sự kiện người ta hại Thầy tới mức độ đó mà Thầy chẳng sợ.
Danh Thầy có ham không mấy con, rất cực! Càng có danh thì càng cực khổ chứ đâu có sung sướng gì, nhưng cái điều mà Thầy mong muốn ước mong là cái nền đạo đức nhân bản, nhân quả của Phật giáo phải được dựng lại và ít ra trước khi Thầy đi phải có người tu chứng làm chủ sanh tử. Thầy mong cái điều đó nhất thôi.
Rồi Thầy sẽ ra đi, để Phật pháp nó còn sống, sống với Chơn Pháp của nó không có được Tà Pháp xen vào trong cái Chánh Pháp để con người còn có một cái hướng đi đúng, chứ không thì nó sẽ mất hết rồi. Mà người ta dập Thầy để cho cái đường tà đạo nó sống chứ nếu mà còn Thầy thì không sống được.
Hôm nay Thầy nói để cho mấy con nghe đó là cái viễn ảnh mà cái lớp học chúng ta sẽ sắp tới hết không chạy khỏi đâu. Nếu mà cái phước báu lớn thì những mưu đồ này nó sẽ bị đổ vỡ, mà phước chúng sanh nhỏ một chút thì nó sẽ tới, rồi chừng đó mấy con thấy Tu viện này không còn một bóng người, Thầy nói trước cho mấy con biết.
(18:45) Thầy đã thấy được cái thủ đoạn của người ta ghê lắm, con người mà ác lắm, không có thường đâu mấy con. Cho nên ở đây Thầy cố gắng Thầy hướng dẫn từng chút để cho mấy con đạt được, chứ lòng người gian ác vô cùng. Họ muốn đạt được cái ý nguyện của họ thì không có ác pháp nào mà họ từ nan.
Trong thời đức Phật, người ta đã làm được mà thời đức Phật là những người vua chúa thì đụng đến những người vua chúa thì người ta có vua cha, có quan quân, có thần có quyền người ta còn bảo vệ được, còn đối với Thầy có bảo vệ gì được đâu mấy con, Thầy không có một chút quyền hành gì hết, nhưng mà đức Phật còn có quyền bởi vì mình là con của một vị vua, nó còn có sự bảo vệ, còn riêng Thầy thì không đó mấy con.
Nghĩa là có sao thì vui vẻ chấp nhận, chấp nhận trong cái việc làm đem lại lợi ích cho chúng sanh, chấp nhận, chấp nhận đó là mình phải chấp nhận trước những cái điều kiện mình làm mình cũng phải biết thấy nó sẽ có chứ không trật đâu, không chạy đâu, họ sẽ dập chứ không thể nào chạy được, nhưng Thầy mong rằng cái lớp Chánh Tư Duy của chúng ta làm sao cho kịp thời trong vòng 2 tháng 3 tháng mấy con đạt được chân lý, đó là một nỗi mừng của Thầy.
(20:13) Khi mấy con tu xong là Thầy mừng lắm, Thầy mong cái điều này cho nên vì vậy mà bắt đầu một này là vào mà cái ngày Thứ 2 tuần tới là ngày 30 tháng giêng thì ngày đó Thầy họp chúng lại hết, mùng 1 vào lớp, vào thất mấy con tu hết không được ra đây hỏi Thầy tới lui nữa, để chuyên tu ở trong. Những người nào đến đây mà không được gặp Thầy hỏi tới lui nữa.
Mấy con biết tại sao? Để đột phá tất cả những tâm xấu của thiên hạ đang đập Thầy, Thầy biết trước. Nghĩa là mấy con vô thất im lìm tu theo cách hướng dẫn của Thầy, không được tới lui đây nữa không được đến đây nghe thuyết giảng hỏi thăm cái gì tất cả hết, bây giờ Thầy dặn mấy con tập, rồi người nào gặp khó khăn thì Thầy sẽ đến thất Thầy giúp.
Còn bên Nữ là vùng nguy hiểm nhất, bên Nam thì không khó khăn đâu, đối với Thầy không khó, nhưng bên Nữ đối với Thầy bên Nữ là khó lắm mấy con, Thầy biết họ sẽ đánh Thầy mấy đòn bên Nữ, chứ không phải không đâu. Thầy biết rất rõ những cái tâm niệm của họ, nhưng không sao đó là cái sự chuẩn bị của Thầy trong cái thế biết trước, mình chủ động không để bị động, bị động rồi mình không hay biết gì hết, cái họ dập mình cái mình chịu, còn mình chủ động thì mình biết trước mọi sự việc nó xảy ra đến lúc nào lúc nào, do đó mình yên tâm không lo, bởi vì mình biết rồi. Nhưng mà Thầy không nói những chi tiết đâu, Thầy đã báo cho mấy con biết những cái điều kiện xảy ra thì mấy con cứ yên tâm lo tu tập.
Còn mấy con dao động tâm thì mấy con cứ bỏ cuộc mấy con về, Thầy cũng không phiền trách mấy con tại duyên Phật pháp thôi. Thầy báo trước cho mấy con biết sự kiện đó sẽ khó khăn, nhưng mà Thầy biết Thầy biết ngăn ngừa, cho nên ngay lớp này Thầy mau mắn là cho kéo dài thêm một vài tháng nữa còn cái lớp Chánh Tư Duy là có chuyện.
Mấy con tưởng đâu phải dễ đâu. Cho nên trong cái lớp Chánh Kiến nó vượt qua rồi tới cái lớp Chánh Tư Duy là khép mình khuôn khổ tu nó mới có thể vượt qua được những cái sóng gió, sóng to.
(22:40) Trưởng lão: Đó thì mấy con phải cố gắng, bây giờ Thầy kiểm tra cho mấy con, bây giờ còn ai hỏi gì thêm không để Thầy trả lời. Thầy sẽ kêu trước khi kiểm tra về Tứ Niệm Xứ. Thì ở trong này có Sư Pháp Châu, bác Phước, Mật Hạnh.
Thầy xin nhắc lại Mật Hạnh ngày xưa, có về đây tu hồi nhỏ mà Thầy Chơn Tịnh ở đây chắc biết, biết không? Tu lúc về đây với Thầy mới tám tuổi, khi mẹ mất thì đem về đây Thầy nuôi, rồi từ đó ở đây tu hành luôn với Thầy, cho nên sau khi một thời gian tu thì Thầy có hướng dẫn cho Thầy Mật Hạnh tu cách thức xả tâm, xả thôi chứ bây giờ còn trẻ quá đâu biết gì đâu chỉ biết xả.
Cho nên những người đang ở trong tư tưởng mà không lí luận được, chỉ biết xả thôi thì Thầy sẽ dạy người đó xả, chứ còn ở trên Tứ Niệm Xứ không khéo mấy người đó sẽ bị ức chế tâm.
Cho nên vì vậy mình quan sát mình nhìn nó chứ coi chừng mình dùng nó mình làm đối tượng để ức chế tâm, còn người xả thì không có đối tượng cho nên vì vậy mà Thầy kêu những người đó, người mà Thầy biết tên, còn Sư Minh Tiên thì Sư già rồi, mà Sư cũng quyết tâm lắm, nhưng mà Sư chưa hiểu biết Pháp tu cho nên rất khó, Thầy sẽ tìm cách Thầy sẽ giúp đỡ sao cho Sư biết được phương Pháp tu. Sư cứ nghĩ bây giờ mình tuyệt thực mình không ăn rồi mình nỗ lực mình tu theo cái phương pháp nào đó để đi đến cứu cánh thì ôm phao vượt biển thì thực ra Sư nắm chưa được phao mà cái Phao đức Phật đã xác định cho chúng ta là cái Phao Tứ Niệm Xứ đó mấy con.
(24:22) *Cho nên Tứ Niệm Xứ là cái phao của chúng ta, cái chỗ nơi nương tựa vững chắc của chúng ta đó là Tứ Niệm Xứ, mà mình chưa biết Pháp Tứ Niệm Xứ làm sao nó thành cái phao được cho nên mình ôm đâu có được, biết cách thức mà bây giờ Thầy dạy mấy con biết cách ôm phao đó, dạy các con biết cách ôm phao Tứ Niệm Xứ đó, tức là “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết thôi thở ra”*.
Đó là cách thức ôm phao mà mình chưa biết ôm, mình nhào vô Tứ Niệm Xứ, mình chưa biết ôm mình vuột tay thì nó rớt xuống biển chứ sao. Làm sao mà nó không rớt, bởi vì từ xưa tới giờ mấy con cũng tu Tứ Niệm Xứ đó, thường mấy con rớt xuống biển không? Có thấy rớt chưa?
Có niệm là nó rớt rồi chứ sao, nó rời cái phao rồi chứ gì, phải không? Có đúng không, nó rớt lệch bệch tại vì mình chưa biết cách ôm cho nên nó vuột tay nó rớt xuống chứ, nó rời cái phao ra. Nếu không rời phao sao có niệm, nếu không rời phao sao nó hôn trâm, thuỳ miên. Rõ ràng là mấy con vuột tay rồi, có đúng không?
Cho nên trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu. Quán thân ở trên thân luôn luôn lúc nào cũng tỉnh thức ở trên thân thì nó không vuột tay, mà nó vừa quên một cái là có cái chuyện khác nó đến thì buông tay rồi, vuột ra. Các con có tu thì mấy con sẽ hiểu Thầy nói đúng không.
(25:41) Cho nên bây giờ Thầy dạy cách thức mấy con ôm phao nè, chứ chưa dám dạy mấy con vượt biển đâu, mới tập ôm phao thôi trong một bãi nước cạn, mình tập ôm cho chặt cái đã rồi mới ra ngoài khơi nước sâu nó mới không chìm chứ. Ở chỗ thấp còn chưa ôm được mà ra chỗ sâu mà ôm chắc chắn nó lọt xuống chết luôn chứ ở đó, có đúng không mấy con. Cho nên bây giờ tập ôm phao, nhưng người nào bệnh thì mấy con đứng trong vị trí trị bệnh đi, để coi bệnh mình có thể được, chắc ăn thì ôm phao cho chắc.
Thì bây giờ đó ở đây Mật Hạnh đã từng tu xả tâm, nó thì nó rất dở, Thầy biết nó rất dở, nó không biết lí luận gì hết, nó chỉ biết tâm niệm nào khởi lên thì nó cứ biết nó xả thôi, nó không chạy theo cái đó thôi, thì bây giờ Mật Hạnh nói thử coi cái cách thức xả tâm của con như thế nào, mà từ khi con tu cho đến khi con ra đời, con chạy đầu này chạy đầu kia chơi mà bây giờ nó chưa có vợ con thì trình lại cho Thầy nghe, chứ ra đời thì nó dính lắm chứ đâu phải dễ con.
Bây giờ sắp sửa vào tu là một chuyện may mắn lắm đó, suốt cả một thời gian ra, mà nó không dính là cả một vấn đề rất lớn, rất xả chứ không phải là chuyện giỡn đâu, chứ không phải. Không có rượu chè, không có nghiện ngập, không có này kia thì có điều kiện là nó phải xả, chứ không xả mà ra đời giờ nó dễ nhiễm dễ ô nhiễm lắm đó, chứ không phải dễ đâu, cho nên bây giờ con thuật lại những điều mà con đã tu tập từ ở trong thất rồi ra đời như thế nào đó mà con xả. Cho đến bây giờ con còn được cái tâm nguyện mà trở về tu tập thì con cứ thuật lại, cho quý thầy ở đây nhất là Thầy Pháp Châu, Bác Huệ, bác Phước là những người mà tri kiến nó không được trọn vẹn, thì người ta biết cách người ta xả. Con biết thuật không hay là nói không được, chưa biết diễn tả, thôi chưa biết diễn tả thì thôi.
(27:55) Ở đây Thầy xin nói như thế này, cách thức tu tập của Mật Hạnh Thầy dạy cho nó tu, thì từ lâu trước một cái đám đông mà nói nó chưa có quen rồi, thành ra nó chưa biết diễn tả làm sao nói. Thầy xin nhắc lại.
Nghĩa là mỗi tâm niệm nó khởi lên ham muốn gì đó thì nó dặn: "Đừng có ham muốn, ham muốn là khổ, hãy buông xuống đi”, rồi nó buông rồi thì có niệm khác cứ triền miên cứ tác ý cái niệm nào mà khởi lên ham muốn mà hoặc này kia đồ hoặc tức giận phiền não thì cứ xả vậy thôi, cứ tác ý xả vậy thôi có một Pháp tác ý, dường như là tu kiểu đó là ức chế đó, nhưng mà nó không trụ chỗ nào hết nó không bám chỗ hơi thở, không bám chỗ nào hết, cho nên nó không có đối tượng ức chế chỉ có xả suông vậy thôi rồi thảnh thơi chơi, ngồi không chơi thôi chứ không có tu gì hết.
Như vậy mà cứ nỗ lực tu như vậy mà bám trụ cho tới bây giờ vẫn có ngày trở lại tu. Tức là xả. Thí dụ ra ngoài chúng bạn rủ rượu chè đi nữa, thì nó không có uống đâu, nó nói không không tui không có uống, uống không được đâu, báu gì cũng không uống, nhưng mà cafe đi với Minh tâm đó thì tuỳ thuận có uống cafe nhưng mà thường nhắc: "Đừng có nghiền, nghiện là khổ", nhưng mà cuối cùng thì không nghiện cafe mấy con, cũng nhờ Pháp Như Lý Tác Ý.
(29:11) Đó là nói về cách thức dùng Pháp Như Lý Tác Ý nhiều nhất để mà xả, và đồng thời biết quen với bạn gái cũng nhiều lắm, có bữa dẫn bạn bè tới đây có 3, 4 cô gái, trong đó có 2, 3 chú bạn trai nữa, đến đây cũng được Mật Hạnh cho đọc kinh sách của Thầy, nên muốn tò mò hiểu thôi chứ, không phải là muốn đi tu đâu, mấy cô này tuổi còn xuân xanh quá mà, đời còn lên hương, đâu có tu được, nhưng mà chỉ tò mò biết thôi. Tại vì Mật Hạnh đem sách vở của Thầy cho đọc thì cũng thấy lạ, muốn tìm hiểu trong đó thì cũng có Cao Đài, con cháu của Cao Đài chứ không phải không.
Vậy mà khi đến đây được thưa hỏi Thầy về vấn đề linh hồn, không linh hồn, cầu siêu cầu an đồ thì Thầy giải thích cho nghe, rồi những người này Thầy thấy tâm họ còn đời lắm, còn gia đình, còn này kia thì trong số mấy người này thì họ mấy cô gái này thì cũng có người thích Mật Hạnh lắm, nhưng mà anh này thì quyết tu cho nên là không dám rớ vào, sợ rớ vào nó dính. Có vậy thôi.
(30:27) Cho nên vì vậy cái tâm mà còn quyết cho nên vì vậy mà không dám đụng ai, chứ không phải là, cho nên nó cẩn thận dè dặt như vậy mà bây giờ nó còn trở lại, chắc là ngày mồng 1 này trở vào thất tu như quý thầy không còn đi tới đi lui nữa, nhưng mà không biết rồi quen đi tới đi lui rồi ở trong thất nó cô đơn buồn rồi không biết đi ra nữa không Thầy chưa biết, nhưng mà nếu mà hay mà xả được, kỳ này mà xả được, giam mình trong thất được, Mật Hạnh sẽ làm xong con đường tu, mà trói chân mình không được thì kể như là hết tu. Thầy nói như vậy mấy con đủ biết nó một sự quyết liệt.
Khi mấy con đi đi tới đi lui vầy, mà bây giờ rút liễm thân tâm mình ngồi trong thất nhiều đêm cô đơn như thế này, không nói chuyện với ai không chơi với ai là cả một vấn đề khó chứ không phải dễ đâu. Thầy nói như vậy là cả một vấn đề tư duy quán xét để xả, sau những bài vở mà viết về Tâm Xả, Tâm Từ, Tâm Bi, Thầy có thành lập một số dàn bài cách thức để làm Thầy thấy tư duy vậy đúng, không sai và có thể xả được.
Thầy đã nhận xét qua những bài Mật Hạnh viết rồi, Thầy thấy có thể xả được, nhưng con người không phải dễ, nghiệp lực rất mạnh, nó rất mạnh. Thầy tin rằng kỳ trở lại này nếu đủ duyên thì Mật Hạnh, Pháp Châu nỗ lực mà xả tâm, cũng như Bác Phước, những người mà không có lý luận giỏi thì sẽ dùng phương pháp xả, thì chắc chắn cũng sẽ đi tới nơi tới chốn, coi như mình ngồi quét mà, quét hết rác thì nó thanh bình chứ có gì đâu (32:10)
(32:11) Còn các con hiện giờ nên tu Tứ Niệm Xứ rất dễ mấy con không khó bởi vì nó có cái phao, còn xả nó không có phao, nó không có cái phao mình ôm cho nên nó dễ mà nó khó.
Nó là Pháp độc nhất, Pháp Xả là Pháp độc nhất nhưng nó khó tại vì nó không có phao, cái người đó phải bền chí, chứ nếu mà không có phao mà chạy lăng xăng, thì coi như mình cũng rơi vào cái phóng dật rồi, nó không đúng.
Người đó bền chí không chạy tới chạy lui, không đi đâu hết cứ xung quanh thất của mình rồi xả để mà quét tâm mình, thì người đó sẽ thành tựu, nếu mà người mà còn chạy tới chạy lui thì tu pháp xả không được.
Nhớ kỹ những lời Thầy dạy, ở đây có Pháp Châu và Bác Phước nhớ những lời Thầy dạy. Con hỏi gì nữa không con?
(33:04) Tu sinh: Mô Phật bạch Thầy như con thì như con, con lí luận không được thì con nghĩ như vậy con nên tu Pháp Xả hay tu Tứ Niệm Xứ?
Trưởng lão: Qua những bài viết của con thì theo Thầy thấy sức lí luận của con cũng còn yếu lắm, thì con nên tu cái Tâm Xả hơn, ngắn gọn dễ dàng hơn và giữ đúng hạnh độc cư của mình, giờ giấc lần lượt mình tăng lên và Thầy sẽ theo dõi hướng dẫn cho cái Pháp xả không bị ức chế, chứ không khéo bị ức chế đó mấy con. Do đó ở đây có 04 người phải không: Pháp Châu, Thiện Thảo, Bác Phước với Mật Hạnh, còn ai tu Tâm Xả nữa không? Hết nhá. Mấy con nên…
Tu sinh: Bạch Thầy, như con nhìn đặc tướng của con nên tu Pháp nào Thầy?
Trưởng lão: Theo Thầy thấy con từ lâu tới giờ đó, con nhiếp tâm trên Tứ Niệm Xứ tốt rồi con nên ôm Pháp Tứ Niệm Xứ để mình có phao mình vượt qua. Còn Chơn Niệm cũng vậy con, Sư Pháp Ngộ con cũng vậy, ôm Pháp Tứ Niệm Xứ. Mấy con đã từng tập ở trên Tứ Niệm Xứ.
(34:14) Tu Sinh: Bạch Thầy, qua làm bài, lời viết của con thì cho con tu Pháp nào Thầy?
Trưởng lão: Thầy thấy bài con viết Tâm Từ hay lắm, nhưng mà Tâm Bi hay. Trong Từ Bi của con viết rất hay con thành ra con mà thực hiện lòng từ lòng bi của con Thầy thấy tuyệt vời đó con, nhưng mà điều kiện trong giai đoạn này thì bây giờ để Thầy kiểm tra lại coi, để xem xét lại qua bài Pháp của con thì vừa rồi Thầy cho đọc cái bài của con đó, mà thực hiện cái lòng đó thì mấy con thấy xả rất lớn đó con, về Tâm Bi Tâm Từ.
Tu sinh: Thưa Thầy vừa rồi con đi ra ngoài bắc, con ra Hà Nội, ra Vinh, Hà Nội một thời gian mà con thấy con người con khác cái chỗ là ví dụ như ngày xưa con phải mang áo ấm dữ lắm, mà vẫn cứ sợ rét mà giờ con đi mang cũng hơi bình thường như có một cái áo ấm rất là mỏng mà nó không có sợ, không có rét, thấy mình chống cái rét này được. Không biết do con tu tập Tứ Niệm Xứ hay sao con thấy nó khác thường giống như mình có cái gì nội lực, nhưng mà không biết là cái gì?
Trưởng lão: Cái đó là cái Pháp Tứ Niệm Xứ đó con, Pháp Tứ Niệm Xứ nó an trú cho nên cái nội lực nó thích nghi cái thời tiết ở bên ngoài nó lạnh mà nó thích nghi được, vì vậy nó không có rét, chứ còn cái dân ở đó nó mặc một lớp đồ thấy ớn.
Tu sinh: Ngày xưa con ra con phải muốn mặc hơn họ mới được mà bây giờ con mặc ít hơn họ mà con cũng không thấy gì hết.
Trưởng lão: Do cái thời gian mình tu, mình nhiếp tâm ở trong Tứ Niệm Xứ mà ở trong cái thời gian con ở đây con tu Tứ Niệm Xứ đó con, tức là mình tỉnh thức trên thân, thọ, tâm của mình, nó có cái nội lực của nó, tự nó nó có. Bây giờ mấy con tiến tới để tu tập cho đúng Pháp.
(36:16) Trưởng lão: Bây giờ Thầy sẽ kiểm tra mấy con, mấy con ngồi lại hết rồi sau này từng người Thầy sẽ chỉ cho đặc tướng của mình. Bây giờ mấy người có đặc tướng tu Tâm Xả rồi đó, thì mấy con tu Tâm Xả thì mấy con khỏi cần quán ở trên Tứ Niệm Xứ mấy con. Mấy con cứ ngồi yên lặng, đây bây giờ Thầy nhắc cách thức của người tu Tâm Xả, cho mấy con biết cách trước cái đã, chứ không khéo mấy con cũng nhìn Tứ Niệm Xứ của mấy con sao.
Tu Tâm Xả thì mấy con nhắc tâm “Thanh Thản, An Lạc, Vô sự” rồi ngồi chơi vậy đó mấy con, mấy con ngồi xếp bằng cũng được, như mình không tập trung đâu hết vậy đó. Đâu đầu tiên mấy con tu Tâm Xả mấy con tu vậy đi thử coi được không. Bây giờ bốn người tu Tâm Xả nè, bây giờ đó: Pháp Châu nè, Thiện Thảo nè, bác Phước nè, Mật Hạnh nè ngồi thẳng lưng lên, Thầy kiểm tra bốn người này trước rồi mấy con khoan chờ Thầy chút xíu nha, chứ Thầy nhiều quá Thầy kiểm tra cái đầu Thầy nó chạy bên đây nó chạy bên kia nữa thì chết Thầy.
(37:16) Tu sinh: Thôi sư phụ ngồi chỗ.
Trưởng lão: Rồi mấy con dồn lên đi, bốn người đi ra trước này đi.
(Ghi chú: Từ đoạn này do Trưởng lão kiểm tra sự thực hành nên không gần máy thu âm nên nghf từ này tưe lúc được, lúc không.)
(37:30) Tu sinh: bạch Thầy! Thầy cho con pháp tu (37:33 -37:39)
Tu sinh: thưa Thầy con muốn hỏi. (37:41 -37:55)
(37:56) Trưởng lão: không xả gì hết con ngồi chơi tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, ngồi chơi.
Tu sinh: (38:01-38:10)
Trưởng lão: khỏi cần biết gì hết, chỉ cần biết hơi thở. Con đang tu Tâm Xả,
Tu sinh: nó yên lặng,
Trưởng lão: nó không có yên đâu.
Tu sinh: tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
(38:21) Trưởng lão: Tâm thanh thản an lạc vô sự, rồi bây giờ cứ ngồi yên lặng, biết hơi thở chứ không trụ vô hơi thở. (38:01), không biết thì thôi. Không biết cả hơi thở nữa, cứ như vậy thôi, bây giờ nó bám hơi thở nữa.
Nào bắt đầu đi. Rồi bây giờ con nhắc tâm thanh thản an lạc vô sự, chỉ biết hơi thở,.
Tu sinh: tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Trưởng lão: có niệm nó trật, chỉ biết hơi thở thôi. Có niệm nào thì tác ý xả niệm đó ra
(39: 01 - 39: 38)
Tu sinh: con mong Thầy giảng hai việc vừa rồi. (39:41 - 39:46). Tâm thanh thản
Trưởng lão: hãy khoan đã (39:41 - 39:45). Hãy nhin tâm thanh thản
Tu sinh: bắt đầu thì nó cũng (39: 51 - 39:56)
Tu sinh: con ngồi như vậy, nó (40:02 - 40:10)
Tu sinh: nó nhiều thời gian, con tập (40:20- 40 -25).
Trưởng lão: mấy con có cái cái niệm nó khởi ra
(40:30)Tu sinh : bạch Thầy từ nãy tới giờ con không có niệm khởi.
Trưởng lão: (40:32 - 40:35).
Tu sinh: như con tâm nó (40:38) trên thân, thì sao, thì con xả tâm
Trưởng lão: vậy là cái niệm nó chạy (40:45 -40:55)
Tu sinh: thưa Thầy! thì con tác ý (40:58 -41:02)
Trưởng lão: nó là nhân quả, nó là cái chùm nhân quả, cái niệm ái kiết sử, nó nhớ, nó thương (41:11- 41:16) không được tác ý ngang xương. (40:20 -40-25)
Tu sinh: (40:26 -40- 37)
Trưởng lão: bây giờ con có niệm nào con tác ý.
Tu sinh: (40:41 -42:01). Tâm thanh thản, an lạc vô sự.
(42:03) Trưởng lão: Mấy con đừng (42:04 -42:13) có cái niệm gì ở trong thân con như cái đầu con lúc lắc, con xả như thế nào, vậy con tác ý như thế nào, con tác ý như thế nào?
Tu sinh: con tác ý, con cố gắng khắc nhiếp bỏ những cái sai lầm.
Trưởng lão: Con bảo cái xương cổ đó: "Cái đầu không được lúc lắc nữa, phải bình thường lại, con giữ cái cổ con đừng có nhúc nhích nữa", con xả vậy đó. Con cố gắng con giữ nó, có niệm thì xả hết.
Còn con khi có cái niệm trong tâm khởi lên niệm Minh Tâm rủ mình đi uống cà phê con xả như thế nào?
Tu sinh: Con xả hết, con nghĩ giờ này là giờ tu không ăn uống phi thời.(43:03)
Trưởng lão: À được tốt. Như có một cái niệm khi mà Nhà nước hỏi giấy tờ không có con xả như thế nào.
Tu sinh: Kính Bạch Thầy Trưởng lão, con sẽ tác ý là: "Tâm thanh thản an lạc vô sự" và trước khi có niệm khởi con tác ý trước đến nay con đã không có cái gì rồi, hôm nay có Trưởng lão nữa thì rất nhẹ nhàng, không có cái gì là sợ nữa, bình thường cả.
Trưởng lão: Rồi con cũng xả như vậy chưa được, mình phải xả phải nghĩ như thế nào đúng trong cái tu hành mà không có giấy tờ, đang lo lo trong bụng mình lỡ khi Công an đến thì làm thế nào.
Tu sinh: Con nghĩ khi Công an đến giấy tờ con không có, nếu giấy tạm trú tạm vắng thì đâu phải con không có đâu giấy tờ con đủ sức để tu hành không làm khó dễ.
Trưởng lão: Có đủ không có làm khó dễ thì đó là cách thức xả tâm.
Tu sinh: bạch Thầy! nói về tâm thanh thản, an lạc, quay vô nó biết cái thân mình chứ nó không phải là thanh thản, nó biết trên thân mình.
(44:31) Trưởng lão: À bây giờ đó con khi mình xả cái niệm lúc bấy giờ cái niệm nó hết rồi. Mật Hạnh có muốn hỏi Thầy gì không? Khi mình xả hết rồi, xả cái niệm đó rồi thì bắt đầu cái tâm mình không còn niệm nó quay nó ở chỗ nào? Cái ý nó như vậy, ở trong thân nó chứ sao, Mật Hạnh nó nói ở trong thân, nó biết ở trong thân giống như người ta đã tu Tứ Niệm Xứ, tại vì mình xả rồi thì nó ở trên thân mình chứ ở chỗ nào được, mà mình không tu Tứ Niệm Xứ đâu nhưng mà nó vẫn cứ là Tứ Niệm Xứ, thì Mật Hạnh tu đúng đó con. Nó không tu Tứ Niệm Xứ, nhưng khi xả cái niệm đó thanh tịnh rồi thì nó, nếu phóng dật ra ngoài thì nó trật đó mấy con, nó quay vô thân nó, cách thức Mật Hạnh nói, nó quay vô thân nó nó biết thân nó.
Nãy giờ mấy con nói xả rồi nhưng mấy con không nói cái chỗ nó quay vô cái thân, mấy con hiểu không. Nó lưu ý cái chỗ quay vô cái thân của nó, tức là cái tâm nó đang ở trên cái thân, coi như chúng ta đang tập tu Tứ Niệm Xứ ngồi quán thân trên thân đó thì bây giờ bắt đầu nó xả rồi thì quán thân trên thân các con hiểu chỗ đó chưa? Bây giờ cái lớp xả của chúng ta đều là học chung với nhau, đều là học chung cách thức xả.
Bây giờ lớp con học xả rồi, biết cách thức xả, khi mấy con xả cái niệm rồi á, khi mấy con tâm thanh thản an lạc vô sự, thì khi mấy con nói như vậy á, mấy con thấy nó thanh thản không có cái gì hết thì nó ở đâu mấy con biết không: Một là ở hơi thở, nhưng không tập trung cho hơi thở đâu, tự nó biết, cho nên nó nhẹ nhàng nó thanh thoát. Rồi bắt đầu bây giờ nó ở trên hơi thở thì nó phải tỉnh toàn thân của nó, nó không tu Tứ Niệm Xứ mà quay về tu Tứ Niệm Xứ, có đúng không mấy con? Thầy không dạy mấy con tu Tứ Niệm Xứ mà tu xả, nhưng mà nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ chứ nó chạy đâu khỏi Tứ Niệm Xứ đâu.
(46:22) Còn quý thầy chút nữa tập tu trên Tứ Niệm Xứ là quán trên Tứ Niệm Xứ, nó khác mà mấy con, nhưng mà ở đây Thầy không dạy Tứ Niệm Xứ đâu Thầy dạy Tâm Xả, Thầy hỏi phải không? Cái niệm đó nó khởi lên mình xả thôi, rồi cuối cùng Mật Hạnh nói trả lời cho biết rồi khi xả rồi thì nó ở trên thân đó là có kinh nghiệm rồi mấy con, phải không?
Biết như vậy là rõ ràng mình đang có cái thân tức là nó không bao giờ phóng dật, xả hết thì nó thanh tịnh ở đó và ở trên thân của mình và đồng thời nó phóng dật là có niệm, mà có niệm thì tiếp tục xả.
Bây giờ tôi ngồi đây mà nó phóng ra ngoài kia, phóng ra ngoài kia có ông phóng chiếc xe à, ông này chắc rủ mình đi uống cafe, nó phóng dật ra chỗ Minh Tâm rồi, do đó mình xả chứ, giờ không phải uống cafe, giờ này là ăn uống phi thời, nhất định không đi, giờ này mình tu rồi không đi, rủ nhất định không đi như vậy là xả, xả rồi thì bây giờ nó không còn lo, nếu Minh Tâm Xả được, như vậy thì giờ cái tâm nó ở đâu? Các con thấy không? Mật Hạnh thấy nó ở trong thân nó không phóng dật nữa.
Tu sinh: Kính bạch Trưởng lão cho con hỏi, con cũng vậy thí dụ như nếu mà con xả vậy thì nó quay vô biết thân thì con nghĩ nếu mà thì hoàn toàn nó trụ vào cái thân nếu mà mình tác ý thêm thì nó trở thành Tứ Niệm Xứ.
Trưởng lão: Đúng là nó trở thành Tứ Niệm Xứ nhưng mình không ở trên Tứ Niệm Xứ đâu mình đừng có ôm pháp đó, mấy con hiểu chưa?
Bây giờ xong rồi ha, mấy con xong rồi.
HẾT BĂNG