00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 103C - VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ - CÁCH THỨC XƯNG HÔ - KẾT TẬP KINH ĐIỂN

LCK 103C - VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ - CÁCH THỨC XƯNG HÔ - KẾT TẬP KINH ĐIỂN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 19/4/2023

Thời lượng: [00:46:49]

1- VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ

(00:01) Trưởng lão: "Xin Thầy, con xin Thầy để bài viết trên giảng đường, con sẽ lên nhận về thất. Nghĩa là con xin Thầy để bài viết của con ở trên giảng đường để con nhận về, phải không? Kính bạch Thầy, khi con ngồi quán thân như Thầy dạy thì con cảm thọ khổ trên thân của con nó từ từ hạ xuống. Như vậy, khi quán trên thân thì cảm thọ nó cũng tự xả không? Cần phải tác ý đuổi bệnh?"

Không phải bây giờ đó, Thầy muốn nói cái người không bệnh, con. Cái người mà bình thường, không bệnh, còn cái người mà bệnh thì loại ra một cái lớp khác. Bởi vì, nếu mà bệnh mà ngồi chung tu với cái lớp không bệnh sẽ truyền nhiễm người ta.

Cho nên những người bệnh phải dời qua một cái lớp khác để qua đó, tùy theo mỗi bệnh. Bệnh lao thì lựa nó ra bệnh lao, bệnh cùi thì phải lựa nó theo bệnh cùi, bệnh đau bụng thì phải lựa theo bệnh đau bụng để cho bác sĩ chuyên khoa người ta trị những loại bệnh này. Thì như vậy, Thầy sẽ chỉ dẫn cho mấy con các pháp để trị, mọi người đều có cái pháp để trị nó, người đó trị nó lâu mau, tùy theo.

Thí dụ như bệnh nhức đầu, cảm thì trị mau, cũng như người ta cho uống vài viên thuốc cảm nó mau hết; còn cái nhức đầu thuộc về loạn óc thần kinh gì đó, thì nó phải trị khác; phẫu thuật, thì phải đưa loại đó ra. Cho nên, mấy con mà gọi là bệnh thì mấy con sẽ được vào cái lớp của những người bệnh. Rồi trong cái lớp của những người bệnh mới loại trừ, những người bệnh thấp khớp, mỏi tay, mỏi chân cũng được loại trừ ra hết, chứ không có để chung nữa.

Cho nên, ở đây nói vậy chứ Thầy chú ý vấn đề mà bệnh, bệnh là một pháp trong năm điều kiện khó tu, mà thân người bệnh là một điều kiện khó tu. Cho nên cần phải sắp xếp họ, để cách thức họ đuổi thân họ hết bệnh, họ mới trở vào Tứ Niệm Xứ.

(02:06) Tứ Niệm Xứ là một cái người, thân phải bình thường, không đau bệnh, chứ có đau bệnh mà mấy con cứ vô ngồi "Trời ơi nó đau!", thì mấy con còn cái gì mà thanh thản nữa, đâu có còn tu được nữa đâu. Cho nên, vì vậy cái đau bệnh thì được xếp vào cái loại khó tu.

Cho nên vì vậy mà được trị bệnh cho hết, được trị bệnh cho hoàn tất được hết rồi, nếu mà có duyên tu Tứ Niệm Xứ thì cho vào. Coi như là mấy con, chỉ còn người bệnh thì chỉ còn có tu xả cảm thọ mà thôi, chuyên ròng một pháp để xả cho hết bệnh, nghĩa là xả được cái cảm thọ, còn bây giờ con tu mà từ từ nó hạ xuống, là lúc nào con tu nó cũng không xả được đâu, nghĩa là người ta tu là người ta Chánh Niệm Tỉnh Thức ở trên cái thân của người ta rồi, rồi người ta Định Tỉnh trên thân, thì không còn một cái niệm nào, cảm thọ nào mà đánh vô người ta được.

Nhưng mà cái sức của con thì nó yếu, cho nên con cảm thọ thấy nó hạ đó, nhưng mà nó vẫn còn bệnh, cho nên vì vậy nó cứ bị chướng ngại qua cái cảm thọ của con, cho nên con đi vào Tứ Niệm Xứ không được, khó. Con khoan đã, tức là con theo Thầy thiết nghĩ để sự kiểm tra về cái thân của con xong rồi thì Thầy mới cho phép vào cái lớp nào mới được, chứ còn chưa kiểm tra.

Như ở đây, bốn người được kiểm tra rồi thì ở đây bốn người được, các con sẽ được tu tập Tứ Niệm Xứ và được kiểm tra lại xem cái vấn đề nhiếp tâm Tứ Niệm Xứ, và hôm nay Thầy muốn cái lớp này, Thầy đang muốn kiểm tra nhưng mà vì mình trả lời nhiều câu hỏi, cho nên nó không có kiểm tra được, mà kiểm tra bốn người, sáu người, tám người thì nó tiện, mà kiểm tra nhiều quá nó không có tiện, chăm sóc coi không có hết.

(03:55) Thứ nhất là phải kiểm tra cách thức ngồi, coi nó ngồi ẹo, ngồi ngay, ngồi khòm lưng, ngồi thụng như thế nào? Tất cả mọi cái này đều kiểm tra kỹ việc sửa. Hôm qua, Thầy kiểm tra mấy cô, tám cô; mà ở đây tám cô mà hết bốn cô ngồi xụi lơ, nghĩa là ngồi cái cần cổ nghiêng như vầy, người thì ngồi khom xuống vầy. Cho nên, nội sửa lại cái thân không cũng mất hết năm phút rồi, mà Thầy lại nhờ một cái cô khác sửa, chứ còn mấy con mà Thầy sửa, Thầy vả bên đây một cái cho nó qua liền đó. Còn mấy cô thì Thầy không có vả mà Thầy nhờ một cô khác lại nắm đầu, gật qua như vầy. Ngồi mà sao cứ nghiêng như vậy, để như vậy à? Mà chắc là cô cũng nhìn thấy cô ngồi đó là thẳng, nhưng mà cái đầu nghiêng lại không biết, mấy con coi chừng đó! Thầy kiểm tra, coi chừng bị Thầy vả

Ngồi mà cho ngay, chứ còn ngồi mà cứ cúi xuống vậy, Thầy nâng cái cằm cho ngước lên như vầy. Coi chừng! Cho nó ngay lại chứ không khéo nó không có ngay. Thì tất cả những cái ngồi phải tập lại cho ngay thẳng, bởi vì thân đoan chánh thì tâm mới thanh tịnh, mới quán thân được, ngồi mà xéo vậy thì nó sẽ bị tưởng mất. Cái hạnh ngồi mà nó sai, cái oai nghi, cái tướng ngồi mà nó sai thì nó sẽ bị lọt vào trong tưởng. Nó bị cái trạng thái tưởng, nó dễ đánh vào cái góc độ đó. Thành ra tôi ngồi nhiều mà tôi nghe thoải mái quá mà, cái lưng tôi khọm xuống vậy nè, thì coi chừng con ma lười biếng nó vô, không thể nào mà trật, con ma lười biếng nó không nhập vô cái chỗ xương sống này.

(05:36) Cho nên tôi ngồi thẳng lên một chút tôi nghe nó mỏi quá, khụm xuống tôi nghe nó khoái quá thì con ma lười biếng nó nằm ở chỗ đó rồi! Không có trật đâu. Cho nên, mấy người mà ngồi khòm khòm lưng thì Thầy nói: "Cái này là nuôi dưỡng lười biếng", chứ không thể nào, nuôi ngồi cho thẳng lên, tập cho thẳng lên, thì sau nó quen đi thì ngồi nó mới thẳng. Nó quan trọng lắm, cái tướng ngồi quan trọng, cái tướng đi của mấy con, đi mà nhiếp tâm ở trong bước đi cũng trên Tứ Niệm Xứ là phải nhiếp tâm, cái đi của mình không có được vội vàng, không có được mànhư chạy nhảy không có được, thì nó không quan sát được cái thân nó nữa.

Mình đi như thế nào mà để quan sát được trong Tứ Niệm Xứ của mình. Thì bắt đầu ngồi, rồi Thầy sẽ hướng dẫn cái đi. Sau đó thì mới buông mấy con tu, thôi Thầy đi tìm cái chỗ ra ngoài Vũng Tàu để xả hơi. Chứ bây giờ cứ dạy hoài thì đâu có xả hơi được.

Thầy mong rằng cái lớp này, Thầy sắp xếp xong rồi, Thầy hướng dẫn xong rồi, chắc đi nghỉ mát một kỳ. Nói đùa chơi vậy chứ thiệt ra thì kiếm cái hang, cái hốc nào mà ngồi nghỉ sướng hơn, chứ đi ra ngoài nghỉ mát ngoài Vũng Tàu chắc còn mệt hơn.

Thì Thầy nói như vậy để cho mấy con chuẩn bị cho cái sự tu tập. Còn các con mà cái lớp Chánh Kiến chưa xong thì mấy con nên ở lại lớp Chánh Kiến, đừng có lên lớp Chánh Tư Duy, để cho mình tu tập cho nó có kết quả.

2- CÁCH THỨC XƯNG HÔ

(07:06) Trưởng lão: Xin Thầy cho con gặp Thầy, con là Minh Tiên, Minh Tiên đó. Con phải không? Rồi, được rồi con.

Bác Phước xin Thầy lát nữa về đi Trung Chánh, thì con cứ về đi Trung Chánh, không có sao đâu, làm cái gì cho xong chứ còn lớ quớ ở đây thì ở lại lớp Chánh Kiến một năm nữa, học trò giỏi quá nó lên lớp Chánh Kiến hoài. Rồi, con còn hỏi Thầy gì không con?

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con có câu hỏi này nữa thôi. Đây là một câu ý kiến chứ không phải là một câu hỏi, con mong tất cả cũng đồng ý với ý kiến này. Ở đây, rất nhiều người cũng đã đọc được qua tập năm, bộ mới của “Đường Về Xứ Phật”, thì ở trong đó có câu hỏi của Thầy Chơn Đức, hỏi về những cách xưng hô của một người cư sĩ, nhưng mà ở trong này bây giờ con thấy Trưởng lão có nói tới về cái cách xưng hô, những người tu xong rồi thì mình tất cả phải gọi những người đó là Trưởng lão chứ không có gọi là Thầy hoặc là bạch sư này nọ kia hết trơn.

Rồi ở đây, thì bây giờ hầu như là rất nhiều người cũng đọc được cái tập sách đó, từ chỗ đó nhưng mà những câu thưa hỏi cũng chưa có thống nhất. Ví dụ như con thì con thưa là Trưởng lão, nhưng mà rất nhiều người cứ gọi bằng Thầy, con thấy chuyện đó nó chưa có được thống nhất.

Cho nên con mong muốn là bây giờ trong lớp học nên thống nhất về cái cách kêu gọi để cho nó đồng nhất chứ người này thưa Trưởng lão, người kia thưa Thầy thì thấy nó không hay lắm, con có ý kiến như vậy thôi.

Trưởng lão: Có ý kiến đó thôi hả? Cái đó thì thực sự ra là Thầy Chơn Đức hỏi Thầy, Thầy trả lời sơ thôi, nó là cái sự giao tiếp mà cùng nhau, cùng huynh đệ rồi cùng các tôn giáo khác, rồi cách thưa hỏi Thầy Tổ của mình, cách xưng hô sao cho nó phù hợp chứ nếu không thì mình lúc thì Thầy, lúc thì Huynh, lúc thì Sư tùm lum đủ thứ hết.

(09:44) Cho nên, vì vậy mà Thầy sẽ hướng dẫn những cách xưng hô nhau nó phù hợp với ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam của mình nhiều hơn, chứ không khéo mình dùng cái ngôn ngữ Hán ngữ của người Trung Hoa. Thí dụ như có nhiều người gọi Đạo hữu, rồi người ta lại biến nhẹ là "đậu hủ" nữa mới chết mình. Rồi có người thì gọi là Hiền huynh, hiền đệ rồi Hiền tỷ.

Tất cả những từ đó đều là ở trong Hán hết. Cho nên, vì vậy mà Thầy nghĩ mình là người Việt Nam mình dùng cái ngôn từ Việt Nam của mình sao mà để mình xưng hô một cách rất là nhẹ nhàng, êm ái để cho nó đúng là cái tinh thần của dân tộc. Cho nên Thầy cũng sẽ có một cái dạy về oai nghi tế hạnh đó, thì trong cái ngôn ngữ xưng hô thì nó có những cái bài dạy về cái cách thức xưng hô mấy con. Còn bây giờ đó là Thầy trả lời chung chung thôi, để biết cách tạm thời. Ở trong tập năm “Đường Về Xứ Phật” thì Thầy Chơn Đức có hỏi. Bởi vì khi mà Thầy ra lãnh chùa ở ngoài Hà Nội đó, thì Thầy gặp nhiều trường hợp không biết xưng hô cách nào, rồi cách thức mà vào chùa, mình vào cái đền thờ Thần mình lạy hay là không lạy?

(11:01) Hoặc là cái chỗ Bà Chúa Tiên, Chúa Xứ gì đó mình có lạy hay không lạy? Mình là người tu sĩ mình có lạy mấy cái đó không? Rồi lạy cái ông Phật nào? Rồi vô cái Đền Thánh như Thánh Đức Trần Hưng Đạo mình có lạy không? Thì cái phần đó họ hỏi rất nhiều nhưng mà Thầy cũng chưa trả lời hết, chỉ có trả lời một số thôi.

Nhưng mà Thầy có dạy riêng cho Thầy Chơn Đức cách thức đó, mà sau này cái bộ mà dạy oai nghi tế hạnh của người tu sĩ đó, thì trong cái sự giao tiếp, cái sự mà đến một cái chùa khác mình sẽ lạy cái ông nào? Đến cái chùa Đại thừa để Phật đầy hết không biết lạy ông nào? Đi tìm ông Phật Thích Ca gần chết mà tìm cũng không ra nữa, thấy ông Phật Thích Ca thì chỉ có đứa bé mới sanh ra tay chỉ trời, chỉ đất, còn bao nhiêu Phật lớn, Phật gì ở xứ nào đâu không à. Chỉ có ông Phật Thích Ca, mấy con vô chùa Đại thừa chỉ tìm ông Phật Thích Ca là thấy cái đứa bé mà tay chỉ trời chỉ đất đó, đứa bé mới sanh đó, thì đó là Phật Thích Ca. Còn bao nhiêu Phật toàn là Di Đà, Quan Âm Thế Chí đồ không à, chứ không có ông Phật Thích Ca.

Còn ở đây mình vô chùa, mình thấy được ông Phật Thích Ca liền. Còn ở kia vô chùa đi kiếm chú bé mới sanh đó thì đó là Phật Thích Ca. Nói thật sự mấy con vô chùa Đại thừa mấy con thấy điều đó, cho nên Thầy Chơn Đức mới hỏi, con vô chùa con không biết lạy ông Phật nào hết, nhiều quá mà con không biết lạy ông Phật nào? Có ông Phật thì có râu, có ông Phật thì không râu. Có ông Phật có râu là tại vì thấy thờ Thập Điện Diêm Vương đó mấy con, dưới đó thờ Ngọc Hoàng thì nó có râu, cho nên không biết ông Phật sao mà có râu? không biết lạy hay không lạy nữa.

(12:33) Cho nên Thầy Chơn Đức hỏi Thầy đủ thứ hết à. Tại vì vô mấy chùa Đại thừa đó, hỏi đủ thứ. Cho nên Thầy trả lời riêng cho Thầy Chơn Đức về vấn đề đó, không phải cái người tu theo Phật mà lạy mấy cái ông đó đâu. Mình không có phục tùng mấy ông đó đâu, mấy ông đó là mấy ông tưởng, cho nên nó không có thật đâu. Làm gì có ông Ngọc Hoàng mà giống như ông vua ở thế gian mình, cái kiểu này, hình như vậy là ông già quá độ vậy làm sao ông sống dai? Ông Ngọc Hoàng, mấy con thấy thờ trong chùa, thờ ông Ngọc Hoàng râu dài, bạc mà cứ thờ hoài …​ chắc ông lớn có bao nhiêu đó thôi sao? không già nữa à? Chứ còn hồi ông còn trẻ sao ông không ở tới tuổi trẻ mà để bây giờ ông để tới râu vậy mới gọi ông Ngọc Hoàng?

Cho nên, rõ ràng là mình tưởng tượng, tưởng tượng cái ông vua có râu dài, vậy mới để, chứ sự thật đâu có vậy đâu. Nếu mà ông Ngọc Hoàng là một cái vị vua mà sống trường cửu đó thì chắc chắn hồi ông làm vua thì ông trẻ, ông mới hai mươi, cao lắm thì ba mươi tuổi đi. Thì cái trạng đó làm sao có râu được. Có phải không? Thì như vậy tới bây giờ ông cũng vẫn như vậy chứ sao lại già khú khụ vậy? Thì như vậy rõ ràng là mình tưởng. Cho nên vì vậy đó mình đừng có lạy mấy ông đó, mấy ông Phật tưởng mà lạy cái gì. Còn ba cái ông Thập Điện Diêm Vương đồ, người ta thờ mười ông vua có râu dưới Diêm Vương, mình có đi xuống dưới lần nào đâu mà biết có hay không? Rồi bây giờ xúm nhau mà lạy, vậy thì đừng có lạy, Thầy dặn Thầy Chơn Đức đừng có lạy, còn Bà Chúa Tiên, Chúa Xứ …​ trời đất ơi! Vua Chúa mình nó dẹp Chiêm Thành không còn, Chúa là công chúa của Chiêm Thành chứ gì? Mắc mớ gì mà vô lạy cầu, sự thật ra mình cứ lạy mấy bà Chúa Tiên, Chúa Xứ mà không ngờ đó là công chúa của vua Chiêm Thành.

(14:14) Bởi vì Chúa là vua Chiêm Thành. Bà Chúa tức là công chúa, các con hiểu không? Cho nên bây giờ gọi là bà Chúa Tiên, Chúa Xứ đều là toàn những người dân Chiêm Thành không à, chứ không phải là người Việt của mình. Xong rồi đem ba cái người Chiêm Thành mà bắt mình lạy thấy bà, như vậy là đâu có đúng mà mình lạy.

Ông bà mình tiêu diệt nước người ta, bây giờ còn nhóm dân có chút xíu à. Có phải không? Nước Chiêm Thành bây giờ còn không mấy con? Còn có chút. Như vậy thì rõ ràng là mấy bà Chúa tức giận lắm đó, mình vô lạy bà bẻ cổ mình liền chứ ở đó . Mình tiêu diệt nước người ta mà người ta không tức mình sao được, phải không?

Trưởng lão: Bây giờ ở đây còn câu hỏi nữa. "Con ước muốn được đọc bốn bài viết: Từ tâm, Bi tâm, Hỷ Tâm, xả tâm của thầy Thanh Quang và của thầy Chơn Thành, con rất mong Thầy hỏi mượn các bài nói trên của hai thầy giùm con có được không? "

Ờ, bây giờ sẵn đây Thầy đọc nè. Hai thầy có vui lòng cho mượn thì cho mượn mà không vui lòng thì thôi, về ráng mà moi cái óc ra mà viết. Rồi, bắt đầu bây giờ quý thầy người ta có thì người ta sẽ cho mượn, chứ còn thiệt ra thì bài của quý thầy thì trả lại cho quý thầy, quý thầy đang cất chứ không có gì đâu.

Bây giờ Thầy nói rồi đó, khi nào mà có cho mượn thì quý thầy sẽ đem để trên cái bàn này rồi con đến lấy, còn nếu mà con không đến lấy thì người khác lấy ráng chịu đó. Thì người ta cũng muốn đọc để người ta hiểu, người ta biết chứ. Không có gì đâu, Ở đây có nhiều bài viết hay lắm mấy con nhưng mà chưa được kết tập trở lại chứ được kết tập trở lại thành diễn đàn Chơn Như thì mấy con sẽ đọc thấy có nhiều bài xuất sắc, đọc thì không đọc hết được, cho nên có nhiều bài xuất sắc lắm mấy con. Mấy con ráng cố gắng, cố gắng hơn về những cái tài liệu này của mấy con học, nhưng mà lưu lại cho đời sau người ta sẽ đọc. Trong cái sự tu tập thì chúng ta còn phải tu tập nhiều lắm chứ không có ít được.

(16:21) - (17:04):

(17:05) Trong cái vấn đề mấy con ở trong cái lớp này đó, thì mấy con đừng có tập nó quen cái tánh mà lập bập ở trong miệng của mình, khi nào mình nói thì nói chứ đừng có lầm thầm, lầm thầm. Lầm thầm nó quen đi rồi nó nói lia. Thành ra cố gắng đừng có tập mình lầm thầm, khi nào mình nói cái gì thì mình nói, còn không thì thôi chứ đừng có lập bập, lập bập, cứ ngồi mà lập bập hoài trong miệng của mình đó thành quen con.

Cũng như con đó Minh Tiên, con ngồi là cái đầu cứ lúc lắc, lúc lắc hoài, quen. Cái tướng ngồi như vậy nó xấu lắm con. Cho nên mình sửa lại, đừng ngồi mà cứ lúc lắc cái đầu, lúc lắc cái đầu hoài vậy nó không có được mấy con. Cho nên mình tập cái tướng ngồi nó phải nghiêm chỉnh, đừng có lúc lắc, con thì con ngồi nãy giờ Thầy thấy cứ lúc lắc, lúc lắc cái đầu, quen. Sau cái thời gian mình tu tập đó, không có người sửa mình, do đó mình trở thành cái thói quen đó rồi, cho nên nó cứ bị lúc lắc, còn tốt hơn đó là khi mình muốn ngồi thiền hoặc là mình ngồi thì mình phải ngắm mình cho nó thẳng, cho nó đàng hoàng rồi mình mới ngồi mấy con.

Rồi ngồi cũng phải đàng hoàng, cho nên mình ngồi mình cứ tưởng là mình thẳng chứ sự thật ra mình phải nhờ cái người khác giúp đỡ cho tướng ngồi của mình. Vì nó ngay thẳng thì cái tâm của mình nó mới thanh tịnh dễ, mà mình ngồi xẹo, ngồi này kia, lúc lắc vầy thì cái tâm của mình nó cũng sẽ bị động theo. Bởi vì cái trạng thái, ví dụ như có người họ lúc lắc như vầy mà họ thấy an, thì cái trạng thái an đó nó tạo cho mình cái lúc lắc, mà cái lúc lắc đó nó ở trong cái an đó, thì cái an đó không phải là cái đúng đâu mà cái an đó là cái động. Bởi vì thọ lạc mà, nó cũng như thọ khổ vậy, nó không có khác gì hết.

Cho nên, vì vậy mà mình cố gắng mình ngồi để mình giữ gìn cái bất động của cái thân của mình, để cái tâm của mình lúc bấy giờ muốn tu cái gì đó, nó sẽ thanh tịnh nó tu được cái đó. Mà ngồi ngay ngắn thì nó lại chánh trực, mà ngồi không ngay ngắn nó là xiên xẹo nó tà vậy, nó cong. Tức là mình sẽ tu cái pháp sai, mặc dù cái pháp đó đúng nhưng mà tu riết nó sai, nó sẽ lạc vào tưởng mất đi, nó tà. Cho nên, vì vậy mà khi ngồi giữ thân cho đoan chánh, ngay thẳng đàng hoàng, không được cúi, không được ngửa, không được nghiêng, tất cả mọi cái đó mà không được lúc lắc nữa. Nó lúc lắc nó sẽ sanh tưởng. Cho nên ví dụ như mình ngồi lúc lắc, cái bắt đầu lúc lắc, lúc lắc được rồi nó lúc lắc nó nghe an ổn quá, nó sướng quá rồi bắt đầu lúc lắc luôn.

(19:29) Đó là những cái nó sẽ thành sai, bởi vì con người ta thích dục lắm, mà nghe cái lạc là người ta thích, mà bây giờ cái thân mình lúc lắc lại là nó nghe lạc nữa, lúc lắc nhiều hơn nữa nó lại lạc nữa. Cho nên riết rồi bắt đầu mình lên đồng luôn. Mấy con nhớ đồng nó lúc lắc chớ, nó đâu thể ngồi im được, nhưng mà sự thật ra cái này cái nguy hiểm, cái tu không đúng, nó làm sai lệch cái con đường giải thoát của mình. Ráng, mấy con cố gắng giữ gìn.

Rồi, bắt đầu bây giờ coi như là buổi sáng thì Thầy sẽ kiểm tra một số người, chứ bây giờ ngồi đông quá thì làm sao Thầy kiểm tra hết, vả lại mấy còn cái lớp Chánh Kiến thì mấy con ở lại thì khỏi cần kiểm tra. Người nào mà muốn lên lớp Chánh Tư Duy thì ở lại, còn người nào mà, con hỏi đi.

3- KẾT TẬP KINH ĐIỂN

(20:26) Tu sinh: Thưa Thầy, con xin có câu hỏi. Đây là vấn đề ngoài lề tốn thời gian Thầy, xin Thầy tha thứ. Dạ thưa Thầy, hồi nãy Thầy dạy về vấn đề Ngài A Nan kết tập kinh điển, trong đó có một số kinh (20:40-20:42) Ngài A Nan không biết. Biết bao nhiêu người bàn trong thời đức Phật còn hiện tiền, có bao nhiêu người xin đức Phật để mà ghi chép lại kinh điển của đức Phật, nhưng mà đức Phật không đồng ý, bao nhiêu người bàn như thế tại sao đức Phật lại không cho viết hay là kết tập kinh điển trong khi đức Phật còn đang hiện tiền?

Trưởng lão: trong thời đức Phật, con biết thứ nhất là giấy không có, thứ Hai là cái sự mà viết được kinh sách rất là khó chứ không phải dễ trong cái thời Phật, rất là khó về vấn đề mà phổ thông về kinh sách, cho nên nó khó, nó không phải dễ đâu.

Cho nên thậm chí như trong thời ông Ca Diếp mà kết tập kinh là chỉ đọc, nghe thôi chứ không có chép. Mình biết cái thời đó rất khó về giấy, viết bằng lá buông, nhưng mà nói lá buông chứ không phải, cỡ mà cái lá buông mà trong thời đức Phật còn là vẫn quý rồi.

Nghĩa là sau khi mà viết được thành kinh sách, tới vua A Dục mà viết thành kinh sách trên lá buông đó và khắc ở trên đá là người ta đã biết sử dụng rồi. Còn trong thời đức Phật, chắc Thầy nghĩ rằng nói là nói chứ sự thật ra chắc là cũng truyền thừa, khẩu truyền với nhau thôi. Nghĩa là đọc lại cho mình nhớ, người nào cũng ráng nhớ đó thôi, chứ còn chép thì chắc không có chép.

Cho nên, tới ông Ca Diếp mà kết tập kinh mình thấy cũng đâu có viết đâu, chỉ đọc lại. Như là trùng tuyên, trùng tuyên tức là đọc lại thôi. Cho nên vì vậy mà sau này nó mới thêm thắt đồ đủ thứ hết, còn về vấn đề kết tập kinh sách, kết tập nếu mà có giấy, bút, mọi vị đều được học như trong cái thời chúng ta thì tài liệu học rất là phong phú, mỗi người tu chứng quả A La Hán đều là có những kinh nghiệm riêng tư của người ta hết.

Cho nên rất là phong phú, nhưng mà người nào tu rồi thì thôi, không có nói gì hết. Thì ông A Nan cũng làm sao mà biết đâu mà thuật lại được. Mà vả lại cái lại không viết nữa.

(22:40) Tu sinh: Thưa Thầy, trong kinh điển có câu chuyện, có hai vị thông thái cũng muốn xin ý Phật để mà chép lại lời của đức Phật thì đức Phật cũng không có đồng ý.

Trưởng lão: Không, theo Thầy thiết nghĩ không phải không đồng ý đâu. Nhưng mà chắc chắn là trong cái thời đó không có, thời đức Phật không có. Nó có những kinh Vệ Đà, nhưng mà kinh cũng là truyền thuyết con, tức là truyền miệng đó, truyền miệng dạy với nhau thôi chứ còn chưa có chép.

Bởi vì, hồi đó nếu mà người ta chép thì nó phải có những cái điều kiện như thế nào chép chứ còn người ta cũng chưa biết sử dụng mà sử dụng chép nữa, theo Thầy thiết nghĩ chưa biết sử dụng. Nhưng mà mấy con ráng tu đi rồi sẽ thấy cái này với Thầy, sẽ thấy như Thầy thấy, rồi Thầy sẽ nói.

Tại vì lúc bấy giờ mình trở về với cái sự Tam Minh của mình quan sát trong cái thời đức Phật còn tại thế, tại sao mình truy tìm, coi tại sao mà đức Phật không chép, coi coi có giấy hoặc là có bút, có mực chưa? Cho nên hồi đó mà nếu mà người ta viết chắc chắn là người ta phải đục ra trong đá quá. Nếu mà viết mà đục ở trong đá đó, mà đục trong cây như vua A Dục mà kết tập kinh bằng những cái bia đá không à. Con thấy đó là viết chữ rồi đó, bằng bia đá, thì nếu mà nói bằng bia đá đó. Còn về Trung Hoa trong cái thời Trung Hoa mà viết lịch sử rồi đó, bằng cái thanh tre mà chẻ ra rồi mới viết chữ Hán trên cái thanh tre. Đó là trong cái thời Trung Hoa là sau Phật lâu lắm mới có chữ viết.

Còn thời đức Phật Thầy nghĩ chắc không có đâu. Cho nên kinh Vệ Đà cũng là kinh truyền thuyết thôi mấy con, sau này mới chép thôi. Sau này sử dụng được chữ mới chép thôi, chứ còn trong thời đức Phật là không có. Nó phụ thuộc vào bộ lạc, thì muốn chắc ăn thì ráng mà tu rồi Thầy trò dẫn nhau trở lại quá khứ thì chắc chắn là chúng ta sẽ thấy rõ cái điều này, mà mình thấy mình biết thôi chứ nói ra thì chắc không ai tin mình đâu.

Nhưng mà mình thấy đâu phải con người chúng ta, con người là con người thông minh lắm mấy con, nếu mà viết được không ai không viết. Thầy tin rằng con người của mình là con người thông minh lắm, họ không bao giờ cái quý mà họ bao giờ họ để sơ sót được hết. Tại viết không có , không có phương tiện, không có cách thức viết.

(25:00) Thành ra người ta viết không được, người ta diễn tả được cái ý của người ta nói, nói được nhưng mà bây giờ không có cách nào mà viết ra được, thành ra người ta chưa có viết được. Cũng như trước đây, mình thấy người Việt mình từ vua Quang Trung mà trở về trước tới Hồng Bàng đó, thì mình viết chữ Quốc ngữ này được không? Người Tàu cai trị mình rồi thì sau đó mình mới viết chữ Nôm chứ thời Hồng Bàng chắc là người Việt mình chắc chưa biết viết chữ đâu. Phải không? Đâu có biết viết chữ. Con hiểu không?

Cái chữ mà chưa biết viết, từ Trung Hoa nó truyền sang, nó đem qua cái chữ Hán mình mới có chữ Hán, đời Đông Hán, đời Tây Hán nó mới có chữ Hán. Nó đưa qua mình mới có chữ này, chữ này từ chữ Hán mình mới đẻ ra chữ Nôm, có phải không? Chứ trước kia mình có làm chữ Nôm bao giờ đâu? Mà mình cũng chưa có cái chữ nào hết.

Sau khi mà Pháp cai trị mình, mình mới có chữ Quốc ngữ nè. Các con thấy chưa? Thì mình nói trong cái thời Trưng Vương, Triệu Ẩu đồ đó, thì chắc chắn là mấy Bà này dốt hết rồi. Đâu có chữ viết đâu, mà người Tàu họ ích kỷ lắm, trong thời nhà Đường họ cũng có thơ văn Đường đồ cũng giỏi lắm chứ đâu phải dở. Mà họ truyền, họ qua cai trị mình, họ ích kỷ lắm chứ, họ lựa số người nào mà tay sai được họ mới dạy, chứ còn thường thường họ đâu có dạy cho mà kêu là dạy chung chung, không dạy đâu, dạy thứ mà nó tay sai được nó mới dạy.

Cũng như Tây nó đào tạo, nó mở ra cái trường, hồi Pháp cai trị mình nó mở ra cái trường nó dạy mình làm thông ngôn, làm này kia để làm cái người nó điều khiển, nó sai. Nó cho mình đi học là nó sai mình đó chứ đâu phải nó cho mình để biết chữ để mình chống lại nó đâu, nhưng mà mình lại khôn hơn, mình học chữ nó rồi bắt đầu mình chống lại nó. Cho nên con thấy Bác Hồ không? Học chữ Tây phải không? Hồi đó mình học chữ Hán chứ gì? Rồi học chữ Tây, học chữ Tây, lấy của Tây rồi bắt đầu bây giờ mới viết báo (27:04) "Người cùng tử" chống lại Tây đó chứ. Chứ nếu mà không có chữ Tây thì mình làm sao viết báo? Con thấy chưa?

(27:10) Từ cái chỗ đó, cái dân tộc mình nó hay được, mà mình xét ra thì mình thấy trên cái lịch sử của mình, chắc là trong cái khoảng thời gian mà vua Hồng Bàng chắc chưa có chữ viết, thì thời đức Phật mình cũng nghĩ là bộ lạc. Cho nên tại sao mà đức Phật không viết? Chứ nếu mà đức Phật mà chịu khó mà cho viết lại thì bây giờ chúng ta đỡ biết mấy. Tại cái thời điểm đó quá là eo hẹp về vấn đề giấy mực, về vấn đề mà phổ thông. Cho nên, cái ngày đó mà trong thời đức Phật mà nếu mà được cái sự thông tin mà nó nhanh chóng như Thầy bây giờ đó thì chắc chắn đạo Phật phát triển cái nền đạo đức dường nào.

Cái nền đạo đức của Phật pháp và cái chương trình giáo dục Bát Chánh Đạo của Phật nó thành ra chương trình giáo dục hẳn hòi. Bởi vì nó không có chữ viết mấy con, cho nên nó dạy Bát Chánh Đạo mà không có dạy bằng mình.

Vì vậy, cho nên vì vậy mà coi như chương trình của Phật nó sẵn rồi, nhưng mà vì chữ viết không có nên không có thành lập được cái giáo trình tu tập của nó. Cho nên dạy cứ dạy miệng thôi, rồi sau này dạy miệng, mấy quý thầy sau này không biết dạy cái nào trước cái nào sau rồi do đó, mà cứ hễ nó thiền định thì bắt đầu cứ nhào vô cái lớp Chánh Định mà tu.

Thầy xin trả lời chung vậy đó, để biết chắc chắn thời đó mình cũng và muốn chắc thì Thầy nghĩ là chúng ta muốn trở về dòng lịch sử thì chúng ta nỗ lực tu, tu được rồi Thầy trò mình sẽ dùng Tam Minh mình trở về đó mình quan sát, tại sao mà đức Phật không viết chữ, không để lại kinh sách? coi thử coi lúc bây giờ nó ra sao.

Thì lúc bấy giờ đó, những hình ảnh mà của ngày xưa trong thời đức Phật nó còn lại, chúng ta chỉ cần dùng Tam Minh mà trở về quá khứ thì chúng ta sẽ thấy lại hết. Cho nên năm mười người mà chứng quả A La Hán, Thầy mong là cái lớp chúng ta có được chứng quả A La Hán rồi chúng ta sẽ trở về, chúng ta kết tập lại kinh sách Phật.

(29:03) Chúng ta sẽ nói hết những cái nguyên nhân như thế nào mà kinh sách Phật nó như thế này? Chúng ta sẽ nói hết. Thầy mong rằng mấy con hãy nỗ lực cùng với Thầy để mà chúng ta chỉnh đốn lại cái nền đạo đức nhân bản, nhân quả của Phật rất là quý mà Thầy bây giờ mới có một mình Thầy dựng lại, nó chưa đủ sức đâu, mà mấy con tu xong rồi mấy con sẽ thấy cái khả năng.

Thầy nói như thế này nè! cái khả năng con nè, Thanh Quang nè, Từ Quang nè với mấy con ở đây nếu mà tu hẳn hòi mấy con sẽ chỉnh đốn lại rất là, Thầy nói, đối với ông A Nan đa văn, chứ sự thật ra đa văn trong cái thời của ông A Nan chứ không đa văn như trong cái thời của mình đâu. Cái thời của mình nó đa văn mà nó có phương tiện, còn cái thời của ông A Nan nó đa văn mà nó không có phương tiện thì ông cũng khua tay thôi. Cho nên mấy con hãy ráng nỗ lực rồi những cây bút của mấy con sẽ chấn chỉnh lại và kinh sách của Phật, một mình Thầy làm không xuể đâu.

Sức của Thầy già yếu rồi, trải qua một thời gian tu nó cũng quá dài cho đến khi mà làm chủ được sự sống chết của mình thì cái cơ thể của mình nó cũng đã suy yếu nhiều. Mà vả lại trong chiến tranh, mà thanh niên như Thầy thì cũng chịu nhiều cực hình trên cuộc chiến tranh, cho nên cơ thể cũng nhiều suy yếu lắm chứ không phải không. Nhưng mà nhờ tu cho nên bây giờ mà bảy tám mươi tuổi mà Thầy còn khỏe mà đứng lớp dạy là nhờ cái sức tu, chứ cỡ mà không có sức tu những cái trận mà bị bắt tù cực hình đó thì kể như bây giờ Thầy đã chết lâu chứ không phải bây giờ mà Thầy còn sống được, chắc là Thầy cũng nằm liệt không thể nào vững vàng như thế này đâu. Nghĩa là cái sức mà cực hình nó đánh, nghĩa là sống cũng như là bò mo, bò mủn rồi chứ còn không có thể nào đi nổi nữa, chứ không phải dễ đâu mấy con. Không có đơn giản đâu. Bởi vì người ta khai thác mình, mà khai thác để mà tìm hiểu những người mà làm việc ở đây để mà người ta diệt những cái người đó, mà khai thác không được thì các con biết sẽ bị cực hình như thế nào? Khó lắm mấy con, không phải dễ đâu.

(31:18) Vả lại, Thầy xin nhắc lại những cái bài của Mỹ Linh viết đó, cái bài nó viết nó có nhiều cái xúc động lắm mấy con. Như nói về gấu đó mấy con, nói về cái loài vật mà tuột da của nó để mà lấy da, xót xa lắm, rồi cái bài mà về yến nữa mấy con, mình ăn yến là mình ăn máu của yến mấy con.

Thầy thấy bây giờ nghe nói yến mà bổ gì? Thầy cũng không muốn ăn, muốn uống mấy thứ đó đâu mấy con. Đau xót lắm mấy con, khi mình lấy tổ yến, đầu tiên nó làm ổ để nó đẻ con nó chứ gì, cái họ lấy đi. Thì bây giờ nó vét hết trong người nó ra chứ gì? Nó phải vét bằng máu nó ra thì lại lấy cái ổ yến đó lại còn bổ hơn nữa. Trời đất ơi! Con người mình ác quá mà. Thành ra, Thầy nói bây giờ, nói như yến thôi chúng ta cũng không xài nó nữa. Bây giờ nó bổ khỏe gì cũng không ăn nó. Nghĩa là người nào cho Thầy, Thầy thôi, từ giã nó không xài. Bởi vì mình không nghe, không biết thì thôi. Nhưng mà mình nghe, biết rồi thì lòng từ của mình, cái lòng bi của mình, mình không nỡ mình thực hiện cái sống của mình bằng sự đau khổ đó đâu.

Rồi mấy con nghe từng cái, những cái khác nữa. Như lấy mật gấu mấy con thấy, trời đất ơi! Không biết nó bổ như thế nào? Nó trị bệnh như thế nào? mà người ta độc quá, tới cái tay của con gấu mà người ta chặt thì mấy con thấy nghĩ như thế nào?

Người ta bán cho có tiền thôi, còn con gấu sống mà cụt tay, cụt chân vậy. Nó khổ quá. Cho nên Thầy nói con người quá ác mấy con, chúng ta độc như vậy chúng ta mới thấy con người hung ác. Vì vậy mà nó có những điều kiện mà chúng ta cần hiểu, đọc những điều kiện đó, còn có những điều kiện mà đương thời chúng ta không nên hiểu.

Vì vậy chúng ta nên bỏ cái bài đó đi, đương thời chúng ta không hiểu. Bởi vì cái lịch sử nó chưa cho phép chúng ta, cho nên sau những cái thời, thời gian đi qua đi, thì đúng lúc lịch sử nó sẽ ghi lại những cái gì trong cái thời gian qua. Còn bây giờ chúng ta đừng có nghe, đừng có tuyên truyền những cái sai thì chúng ta bất an, và không tốt. Cho nên, theo Thầy thiết nghĩ cái bài đó, chúng ta nghe rồi thì thôi để mà chúng ta thực hiện cái lòng từ của chúng ta đối với cái loài vật quá đau khổ. Còn nó không có nghĩa gì nữa hết.

Còn về vấn đề chánh trị thì chúng ta đừng xen vô, đừng xen vô vấn đề đó, không nên chút nào hết. Bởi vì chúng ta tu để được giải thoát, sống đạo đức mà chen vô chánh trị thì lại không tốt. Thầy mong rằng trong cái vấn đề đó mấy con chỉ hiểu qua cái lòng từ, cái lòng thương yêu, lòng bi của chúng ta mà thôi.

(34:10) Thầy nhắc nhở, còn những bài của mấy con viết đó, thì hầu hết là một số ý Thầy trong này, Thầy sẽ sau cái lớp học này Thầy sẽ mượn lại tất cả mọi quý thầy hết và những cái bài nó thực tế đi vào cái sự xả tâm ngắn gọn thì Thầy cũng sẽ kết tập lại những cái bài đó ở trong diễn đàn Chơn Như và chấm những cái bài lý luận như: thầy Chơn Quang, Thanh Quang, hoặc là thầy Từ Quang, Chơn Tịnh hoặc là thầy gì quên rồi! thầy Pháp Ngộ hay hoặc là Chơn Niệm, tất cả mọi thầy, đều là Thầy sẽ xin lại cái bản của quý thầy hết, để mà Thầy thỉnh thoảng Thầy sẽ cho đánh lại, sau đó Thầy sẽ đóng thành tập rồi Thầy gửi cho mấy con. Mấy con đọc để thấm nhuần được những cái hiểu biết, thông suốt những gì cần thông suốt, thì nó đỡ hơn là mấy con nhiều và đồng thời khi mấy con còn ở lại lớp thì mấy con sẽ tập tành về cái vấn đề triển khai cái tri kiến của mình hiểu qua những cái đề tài, sau đó thì mấy con được đọc thì nó bổ sung thêm cái sự hiểu biết của mấy con càng rõ hơn, càng dễ hơn.

Tự mình triển khai mà mình lại tích tập thêm những cái hiểu biết của huynh đệ của mình nữa, thì cái sự hiểu biết đó nó sẽ thông suốt được những cái học của mình. Cho nên, do đó nó có lợi ích lớn đó mấy con.

Tu sinh: Thưa Thầy, ngày hôm kia Thầy phát cái bài về xả tâm, cái bài đó có mấy bài mà trước Thầy nói còn thiếu gì không?

Trưởng lão: Cái bài xả tâm, chưa

Tu sinh: chưa

Trưởng lão: cái bài xả tâm của sư Từ Quang đó mấy con.

Tu sinh: Hôm kia Thầy có giao phát mà được có bốn, năm bài.

Trưởng lão: Có bốn, năm bài hả? Còn ở trong kia mà Thầy cứ ngỡ tưởng là đã phát hết rồi, để rồi Thầy sẽ phát cho mấy con đầy đủ cái bài đó. Cái bài đó là cái sườn bài rất là hay. Bởi vì dựa vào trong kinh sách không có sai, không có sai cái lối của đức Phật, cái bài đó, cái sườn bài, cái dàn bài rất hay. Cho nên, dựa vào cái dàn bài đó mà chúng ta triển khai cái Tâm Xả.

Tu sinh: Mà Thầy đã nói Thầy sẽ kiểm tra, Thầy có kiểm tra không Thầy?

(36:30) Trưởng lão: Thầy sẽ kiểm tra chứ con, bây giờ thì mấy con.Hôm qua bốn người rồi phải không con? Mấy con về, rồi bây giờ thêm tám người, mấy con sẽ bắt đầu, tám người. Thì thầy Sư Pháp Ngộ, Chơn Niệm, con, chú Thiện, rồi tám người lận con, mấy con ở lại, một giây đó mấy con ở lại tám người. Mà mấy con có đầy đủ không đó? Có đầy đủ cái lớp Chánh Kiến không? Bài vở mấy con có đầy đủ không? không có đầy đủ thì mấy con lui ra đi.

Tu sinh: Thưa Thầy con đã được xác nhận rồi.

Trưởng lão: Rồi, thì con đã được xác nhận rồi, thì bắt đầu bây giờ mấy con về, Thầy kiểm tra lại tám người thôi mấy con. Rồi, chiều nay mấy con sẽ trở lại đây mười sáu người, buổi chiều mười sáu người, Thầy chia hai bên. Còn bây giờ ở lại tám người thôi con bởi vì nó gần hết giờ rồi.

(38:14) Hay là thôi, bây giờ mấy con về hết đi con; buổi chiều tới, chiều tới, chứ bây giờ mệt quá rồi mà còn kiểm tra mấy con thì chắc là mệt quá.

Tu sinh: Thưa thầy, cái bài đó con làm xong rồi

Trưởng lão: Ờ, con về đi.

Tu sinh: Thưa Thầy, chiều con đến.

Trưởng lão: Ờ, Chiều mấy con đến Thầy kiểm tra, chứ bây giờ mệt rồi.

Tu sinh: Dạ Thầy như Thầy dạy về Tứ Vô Lượng Tâm đó thì con chỉ cần đọc thôi vậy là con chỉ cần đọc.

Tu sinh Dạ Thầy trong cái bài viết của Thầy Tần trong cái hoàn cảnh về cái sự , cái cảnh đối với con đó, Thầy Tần cũng giống nhau vậy đó, theo con thấy..

Tu sinh: Mấy giờ con gặp Thầy

Trưởng lão: Hai giờ lên đây gặp Thầy. Có gì không con, con cần vấn đề gì không con?

Tu sinh: Chiều hai giờ Thầy lên kiểm tra ?

Trưởng lão: Ờ, chiều hai giờ kiểm tra con.

(39:23)Phật tử: Dạ kính bạch Thầy, trong thời gian qua con có về đây, cũng tham dự khóa Chánh Kiến trong hơn mười ngày, thì được sự chở che của Thầy, cũng như được sự chỉ dạy của Thầy, chúng con cũng thấm nhuần được giới luật Thầy đã dạy chúng con, chúng con đang thực tập để có thể như giống như đi kinh hành, sống độc cư, ăn ngày một ngọ.

Dù gì tuy rằng, trong mười mấy ngày ngắn ngủi mà chúng con cảm nhận được hạnh phúc được cái việc đó, con xin phép Thầy ngày mai con đi về để là một là con thu xếp các vấn đề của riêng con, sau con cũng tập các pháp đó cho nó nhuần nhuyễn để có duyên con trở về con thực tập cho nó hợp với chúng hơn. Nhưng mà con thắc mắc một điều, trong Tứ Niệm Xứ đó, Hòa thượng dạy là "Quán pháp trên các pháp", thì quán pháp, pháp mà trên các pháp là như thế nào? xin Hòa thượng chỉ dạy cho con.

(40:40) Trưởng lão: "Quán pháp trên các pháp", ví dụ như Tứ Chánh Cần là một cái pháp quan sát, xem cái pháp đó mình áp dụng tu như thế nào? "Quán pháp trên các pháp" chứ không phải là như bây giờ trên một cái pháp, ví dụ như người ta chửi mình là một pháp, mình quán trên cái pháp đó? không phải, mà mình quán cái tâm mình, thân mình trong khi cái tâm của mình đang bị dừng, mình thấy nó có sân hay là không sân? Tôi biết tôi có sân hay không sân? Tôi sân tôi biết tôi có sân phải không? Còn "quán pháp trên pháp" là cái pháp tu, để mình suy tư cái pháp tu.

Còn bây giờ đó, mình quán pháp trên pháp, bây giờ ở ngoài có tiếng động tác động làm cho mình không yên, nó tác động trên Tứ Niệm Xứ, tức là trên Tứ Niệm Xứ đó. “Quán pháp”, cái pháp đó, cái âm thanh đó thì mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Phòng hộ tai của mình kêu nó quay vô, không có được để cho nó tiếp xúc, dính mắc trong cái âm thanh đó, gọi là “quán pháp trên pháp”. Còn “quán pháp trên pháp”, cái pháp tu, cũng là cái pháp tu, nhưng mà quán trên cái pháp tu đó để xem cái pháp tu đó nó hợp với lúc này hay là không.

Nó nhiều lắm, bởi vì cái pháp nó rộng mà, nói tới pháp là nó đủ thứ pháp: pháp thế gian có, pháp xuất thế gian có, những cái pháp là những lời Phật dạy có. Thành ra Hòa thượng dạy "Quán pháp trên các pháp" thì Hòa thượng vừa dạy như thế nào thì con trình bày như thế đó. Để khi đó áp dụng vào để coi đúng hay sai?

(42:16) Phật tử: Con, hôm rày con hành theo pháp Tứ Niệm Xứ, cũng như là con hiểu lúc mà trước đó, con hiểu là khi mình tụ tâm định trên hơi thở, rồi mình nhìn bốn tướng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Khi mà thân mình nó. Ví dụ như trong thân của mình nó khởi lên trong thân mình có một cái hành vi xấu, mình thấy mình dùng cái pháp mười chín đề mục của Hòa thượng dạy đó, "Như lý tác ý" cũng là Định Niệm Hơi Thở đó Hòa thượng, để đẩy lùi.

Ví dụ như Thọ, cảm nhận lên một cái niệm khổ, ví dụ như là chân đau thì con dùng cái pháp như lý là cảm thọ vô thường, con hít vô: "Cảm thọ là vô thường", con hít vô, thở ra, dùng nó để đẩy lui. Vậy được không, thưa Hòa thượng?

Trưởng lão: Được, cái đó được, cái đó là dùng pháp trên cái pháp của Thân, thọ đau của mình để đẩy lùi nó đi, thì đó cũng được chứ không có sai. Mà đó là cái giai đoạn tu chung chung, cho đến bây giờ đó cái giai đoạn mà đi sâu vào từng cái pháp để mình tập tỉnh thức ở trên đó, sự tỉnh thức ngay của tỉnh thức đó nó xả liền ngay tại đó, tự nó đã xả, tự nó đã đi vào cái Tứ Niệm Xứ. Mà nếu mà chưa, chưa ly được tức là sức tỉnh thức của mình không có cho nên thường hay có niệm khởi.

Cái niệm nó khởi, mình ngồi vậy chứ nó hiện, nó xẹt vô và các cảm thọ nó sẽ đến. Bởi vì mình chưa tỉnh thức Định Tỉnh trên thân của mình thì nó sẽ hiện các ác pháp Cho nên, do đó nếu mà dùng những cái pháp mà mình tư duy, mình đẩy lui nó thì coi như mình bị ức chế, cho nên mình trở về với Chánh Tư Duy xen vào. Xen vào coi mình còn cái thông hiểu mà chúng ta không thông hiểu hết mình hay không? Để cho mình áp dụng vào cái cảm thọ coi cái tâm mình có phải mình còn cái pháp mà các pháp đều vô thường, thân vô thường, mình coi có thấm nhuần chưa?

(44:16) Nó chưa thấm nhuần cho nên bây giờ cái thân vô thường nó đến, cảm thọ đang đến, mình tư duy mà tâm mình bị dao động. Mình có pháp mình đẩy lui không? Nhưng mà cái điều kiện là tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ, cái đó là cái con tu mà con quán như vậy đó là Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện.

Còn Tứ Niệm Xứ thì trên Tứ Niệm Xứ tu Tứ Niệm Xứ là sức Định Tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng. Cho nên không có ác pháp tác động vô nó để bảo vệ cái chân lý, chân lý được bảo vệ, còn cái kia là tu Tứ Chánh Cần là hộ trì chân lý. Hộ trì chân lý, làm cho chân lý nó hiện ra, bởi vì tất cả các ác pháp đó nó hay bị tác động, nó làm cho cái tâm thanh thản an lạc vô sự nó không có lộ ra.

Cho nên mình tu Tứ Chánh Cần là ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Cho nên nó có những cái Định Niệm Hơi Thở như con nói nó là: "Trên pháp quán pháp" là điểm tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Chánh Cần. Còn ở trên Tứ Niệm Xứ thì nó là sức Định Tỉnh nhu nhuyễn của nó, sức Định Tỉnh tức là sức Chánh Niệm Tỉnh Thức trên thân, tức là trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu. Trên thân quán thân không có dùng cái pháp khác mà nhiếp phục tham ưu, tại sức Định Tỉnh đó mà nó nhiếp phục tham ưu.

Đức Phật nói rất rõ mà: "Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu", đó con thấy cái câu đó không. Mà Định Tỉnh nó mới nhiếp phục mà không Định Tỉnh nó không nhiếp phục. Chứ không có dạy mình dùng pháp, nhưng mà Tứ Chánh Cần nó có pháp đẩy lui. Mình hiểu được cái giai đoạn mình tu. Nếu mà cái giai đoạn mà bây giờ con về con tu tập như vậy đó, nó thuần thục Tứ Chánh Cần, sau này con đến con tu tới cái giai đoạn này con tu rất dễ.

(45:54) Phật tử: Kính bạch Hòa thượng, trong mười mấy ngày qua, con vì chưa có thuần thục cái độc cư cũng như cái đời sống ở đây, con có làm phiền lòng Hòa thượng cũng như những huynh đệ, con xin Hòa thượng tha thứ cho con.

Trưởng lão: Thầy cũng hiểu điều đó con. Ngày mai rồi hãy về con, ráng cố gắng về sống đời sống giới luật Thầy dặn đó, tập giới luật. Rồi sau cái thời gian mà ở đây mở cái lớp Chánh Kiến trên này, mấy con lên tập từng bước cho chắc ăn.

Phật tử: Dạ.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy