LCK 103B - VẤN ĐẠO QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ - LỘ TRÌNH BÁT CHÁNH ĐẠO - CHÁNH TRI KIẾN XẢ TÂM - THÂN HÀNH NIỆM - ĐẶC TƯỚNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 25/02/2006
Thời lượng: [47:27]
(00:00) Tu sinh: Bạch Thầy! Ví dụ mình ngồi thấy trên đầu thấy lâng lâng rồi một hồi thấy nó nhẹ nhàng …
Trưởng lão: Cái đó thuộc về thọ lạc.
Tu sinh: …
Trưởng lão: Mình cảm nhận thôi. Ừ, mình cảm nhận thôi; kệ nó, có hay không không quan tâm, không quan trọng mà chỉ cần quan sát cái thân của mình thôi. Tức là Định Tỉnh trên thân thôi. Hiện tượng nó xảy ra nhiều lắm, nó có nhiều, khi mà kéo dài được cái thời gian ra thì có những hiện tượng trong thân của mình, mình cảm nhận được cái sự hiện tượng đó xảy ra, nhưng “Mày hiện tượng gì hiện tượng, tao không có quên cái thân quan sát đâu, tao chỉ nhớ đức Phật dạy: quán thân trên thân, quán tâm trên tâm, quán thọ trên thọ, tao chỉ biết quán thân thôi”. Thì cứ Định Tỉnh trên thân cho Thầy đi, mà khi nó Định Tỉnh thì nó sẽ nhu nhuyễn, nó dễ sử dụng sau này.
Bây giờ nó mới là tĩnh thức ở trên đó thôi chứ chưa phải là Định Tỉnh đâu, nó Định Tỉnh là nó không có chạy đi đâu, nó quay vô nè, nó gom vô, nó đứng nhìn nó chăm chăm ở trên cái thân của nó, nó quan sát, nó đứng một chỗ, nó định trên một chỗ nó quan sát, nó không có chạy tầm bậy, lúc mà chạy ra lúc mà chạy vô, lúc niệm này kia không bao giờ có đâu, nó Định Tỉnh.
Tu sinh: Bạch Thầy! Nhưng lúc đó vẫn biết hơi thở ạ.
Trưởng lão: Nó có hơi thở nhưng nó biết hơi thở?
Tu sinh: Vẫn biết ạ.
Trưởng lão: Nó biết. Mà nó mất cũng không sao hết, nó cũng vẫn quan sát, nó không thấy hơi thở nhưng cũng quan sát được cái thân nó, là mấy con đúng đó.
Nó nương tựa hơi thở thì nó nhìn là những cái giai đoạn đầu, nhưng mà sau đó hơi thở nó nhẹ nó mất đi nhưng mà nó vẫn quan sát thân nó tức là nó đang Định Tỉnh. Khi nó Định Tỉnh thì nó không ở hơi thở nữa. Mà nó tĩnh giác thì nó còn ở trên cái hơi thở để mà tĩnh giác, mà nó Định Tỉnh rồi, nó bám chặt cái thân nó rồi, nó quan sát nó nằm ở trên thân nó rồi thì coi như là nó không có còn mà nó chạy tới chạy lui nữa thì nó không cần ở trên hơi thở đâu mà nó vẫn biết thân nó rất rõ, nó Định Tỉnh trên cái chỗ đó.
(02:01) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con xin hỏi Thầy, tại sao mà mình lại học cái Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, rồi Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng rồi sao lại học sau? Hai cái chánh kia chẳng hạn như mình học qua cái Chánh Tư Duy xong, tức là đã sung mãn cái Tứ Niệm Xứ là mình giải thoát rồi, thì rồi còn Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là sao?
Trưởng lão: À, oai nghi tế hạnh của con phải học, chứ con không học rồi không oai nghi tế hạnh. Con chứng đạo rồi oai nghi tế hạnh con không học rồi phạm hạnh con có sao? Mà chứng đạo nó có được ha?
Ở đây chúng ta phải dẹp tất cả ly dục, ly ác pháp. Rồi Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, tất cả mọi cái này đều là chúng ta sẽ học, tới đó Thầy sẽ dạy cái giáo trình của nó hẳn hòi, con đừng hiểu qua cái kiểu của con không có được.
Nghĩa là cái lớp Chánh Tư Duy nó giúp cho chúng ta tư duy để xả tâm mà nó ở trên cái sự Định Tỉnh nó xả tâm là lớn hơn Chánh Tư Duy, chứ không phải Chánh Tư Duy là suy nghĩ như mấy con suy nghĩ thường đâu. Bởi vì Chánh Kiến nó có sự suy nghĩ của Chánh Kiến con mới làm bài phải không? Đó là tư duy ở trên cái Chánh Kiến, còn cái này là tư duy ở trên Chánh Tư Duy, tức là con phải ở trên cái tâm của con, cái thân của con, tư duy trên tư duy mà.
(03:13) Rồi bây giờ Chánh Ngữ nó phải ở trên cái Chánh Ngữ của nó, cái ngôn ngữ chính của nó nữa. Nếu mà con chưa có Chánh Tư Duy đó, chưa làm chủ được cái ý đó, thì cái ngôn ngữ của con nó sẽ nói bậy đó, con hiểu không? Cho nên người ta dạy mình đi từng bước. Bây giờ về Chánh Kiến mình thấy đúng rồi, nó xả rồi, bây giờ nó Chánh Tư Duy là nó mới ở trên đó được, chứ còn cái Chánh Kiến mà chưa thấy thì vô đó ức chế nó mất đi. Rồi Chánh Tư Duy mà chưa xong mà lo Chánh Ngữ thì chắc chắn là mình gò bó mình lịch sự mình nói vậy, chứ chưa hẳn là chánh, mình khéo léo thôi, con hiểu không?
Còn đây mình Chánh Tư Duy rồi tới chừng đó mình sử dụng Chánh Ngữ, người ta dạy nó là chánh thật, nó không phải theo cái sự mà lịch sự của mình giao tiếp, phải nói vậy thôi, chứ trong tâm mình nó chưa hẳn vậy. Còn cái này từ cái chỗ mình tu tập rồi mình sử dụng cái Chánh Ngữ, nó mới thực sự là Chánh Ngữ, nó thật trước như sau, sau như trước, cho nên cái lớp Chánh Ngữ là cái lớp trước như sau, sau như trước.
Tu sinh: Vậy là Chánh Ngữ như thật?
Trưởng lão: Như thật.
Tu sinh: Còn bình thường Chánh Ngữ chẳng qua là trau chuốt vậy thôi.
Trưởng lão: Trau chuốt đó con, cái danh từ mà trau chuốt đó là đúng. Ở đời chúng ta ngoài môi không ấy. Cái Chánh Ngữ ngoài môi chứ sự thật ra chưa thật trong tâm.
Tu sinh: Dạ, kính bạch Thầy! Con thấy bây giờ trong cái lớp học, trường học, chẳng hạn như bên các hệ phái, nhất là Nam tông người ta dạy là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy là bỏ qua, người ta dạy Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, người ta dạy cái đó. Mà theo con nghĩ thì như Thầy dạy như vậy thì họ dạy cũng chẳng có ăn nhằm gì.
Trưởng lão: Bởi vì nó ngoài mặt, ngoài môi thôi. Chính cái Chánh Kiến, Chánh Tư Duy này nó mới thâm sâu vào tâm của chúng ta, nó mới thật trước như sau. Nó không có ngoài mặt.
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Khi Chánh Tư Duy mình tu xong, tức là mình đã hoàn tất rồi. Hoàn tất rồi thì mình phải tư duy về Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng của mình.
Trưởng lão: Đó, như vậy mới chân chính đó, cái đó mới chân chính đó, mới biến ra từng cái hành động của mình chân chính chứ không khéo là mình giả dối. Mình nói ra cái lời nói coi chừng mà Chánh Tư Duy chưa có là coi chừng giả dối đó, nó không thật cái lời nói đâu.
Tu sinh: Bạch Thầy! Vậy là những cái gì mà mình học trước thì người ta không cho học, mà cho học những cái gì mà học sau thì cho học trước.
(05:25) Trưởng lão: Đó, thì đức Phật đã vạch cho mình tám lớp rõ ràng mà tại sao lớp đầu không học mà cứ học lớp sau à. Mà thậm chí như Chánh Kiến chưa học, Chánh Tư Duy chưa học mà nhào tới Chánh Định liền à. Con thấy không? Chánh Niệm họ cũng chưa xong, chưa gì hết, chưa học nữa mà họ đi tới Chánh Định, họ vô họ ngồi thiền định không à. Con thấy họ cắt ngang cái Bát Chánh Đạo mà nói tu Bát Chánh Đạo là chỗ nào?
Còn Thầy đây Thầy dạy cái giáo trình đàng hoàng, tu Bát Chánh Đạo là phải Chánh Kiến, rồi Chánh Tư Duy. Bây giờ mới Chánh … Mấy con Chánh Tư Duy hồi nào tới giờ mấy con cứ dạy cho mình suy nghĩ cái này, cái kia chứ gì? Cái lớp Chánh Kiến, Thầy dạy cho con suy nghĩ đó, để mà triển khai cái tri kiến đó. Đó là tư duy trên lớp Chánh Kiến, không có tư duy làm sao mà con hiểu. Đó, nó khác rồi. Nhưng mà Chánh Tư Duy này bây giờ nó mới là Định Tỉnh ở trên … tức là tư duy trên sự Định Tỉnh của chúng ta. Bởi vì con phải tư duy ngay cái sự Định Tỉnh đó chứ. Tức là trên thân con, con phải tư duy trên đó chứ tư duy cái gì? Nếu mà con tư duy như vậy là con ở lớp Chánh Kiến mất rồi con hiểu cái này hiểu cái kia, những gì thông hiểu, cần thông hiểu, còn những gì tu tập, cần tu tập; thì tu tập ở trên cái lớp Chánh Tư Duy này chứ, chứ tu tập cái gì giờ, tức là Tứ Niệm Xứ rồi đó.
Thay vì Tứ Niệm Xứ này nó sẽ đặt ở Chánh Niệm nhưng mà Chánh Niệm nó đi tới cái chỗ mà rốt ráo cuối cùng của nó là người ta sẽ hướng dẫn mình trong Chánh Niệm đó, còn cái này ở đây là Chánh Tư Duy mà, ở đây con mới có tập Định Tỉnh trên đó, trên Thân, Thọ, Tâm, phải không? Chứ đâu phải là nói Chánh Niệm đâu, mới có Định Tỉnh thôi, mà tập Định Tỉnh được rồi mới ở trên mới thực hiện tới Chánh Niệm đó, thì mấy con mới thực sự Chánh Niệm chứ.
Đó, mấy con thấy cái lớp Chánh Niệm đó nó phải lớp thứ bảy không? Tới lớp thứ bảy mới là Chánh Niệm. Chứ bây giờ mà chưa lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thì làm sao có Chánh Niệm được. Chánh Ngữ chưa có, cũng Chánh Niệm chưa có nữa. Cho nên đức Phật đã căn cứ cho chúng ta từng lớp trong Bát Chánh Đạo rất là rõ ràng, không có đi sai nó được.
(07:30) Tu sinh: Bạch Thầy! Giờ con thấy nhiều khi cái trước người ta không học, học cái sau. Chẳng hạn như Giới, Định, Tuệ không học mà học Tuệ trước. Tu Thiền cứ vô là cho có Tuệ liền, từ Tuệ phân tích, nhiều Tuệ quá.
Trưởng lão: Thành ra mình cứ phân tích cái này kia nó lung tung, thành ra cuối cùng mình bị cái kiến chấp, bị cái kiến kiết sử đó, mình dính mắc vào cái chỗ hiểu biết đó, mà trong khi đó mình những gì thông hiểu, cần thông hiểu thì người ta không dạy mình những cái điều thông hiểu cho nó cần, mà lại dạy nó mênh mông nữa. Thành ra thông hiểu đủ thứ hết mà rốt cuộc rồi không áp dụng được chỗ nào hết.
Còn những bài vở mà Thầy dạy mấy con cần thông hiểu những gì cần thông hiểu đó, thì mấy con học những cái bài này là áp dụng vào đời sống của mấy con đó, tự cái tri kiến của mấy con nó áp dụng vào đời sống, cái hiểu đó nó áp dụng vào đời sống, nó xả nó ly đó.
Tu sinh: Con kính bạch Thầy! Chẳng hạn như bây giờ mình chưa thông hiểu, chẳng hạn như là thân bất tịnh hoặc là thực phẩm bất tịnh, như vậy thì mình cần phải làm tiếp bài.
Trưởng lão: Làm tiếp bài cho thông hiểu. Bởi vì nó cần mà, để thông hiểu là tự cái sự thông hiểu đó nó sẽ ly những cái đối tượng của nó đó, cái đối tượng dục và ác pháp đó. Còn nếu mình không thông hiểu thì coi như là ức chế đó nó không có xả ra đâu.
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Như vậy là những cái pháp mà mình chưa thông hiểu rõ thì tất nhiên là mình cần phải làm lại hết.
Trưởng lão: Làm lại hết. Cho nên Thầy nói ở lại lớp Chánh Kiến đi mà làm lại hết đi. Chưa có thông hiểu mà trèo lên đây là ức chế tâm đó rồi không có chứng đạo đâu. Nói sao tui cũng tu dữ tợn mà tui không chứng. Người ta có thực hiện có Tứ Thần Túc, còn mình không có Tứ Thần Túc. Nó bảo đảm cho mình có Tứ Thần Túc, nhưng mà tại sao người ta có mà mình cũng tu cái lớp đó mà mình không có thì biết là mình ức chế tâm chứ làm cái gì mà …, không có xả được mà làm sao. Thì do đó mình không thông hiểu thì tức là mình cứ ức chế, mình ém mình chứ làm gì.
Người ta ở trên cái lớp Chánh Kiến, người ta xả tâm bằng những cái thông hiểu của người ta. Người ta thông hiểu là người ta xả tâm, còn mình chưa thông hiểu, cái mình lo mình ém mình, mình ức chế vô đó, mình cũng bắt chước mình tu lớp cao nhưng mà cuối cùng người ta có Tứ Thần Túc còn mình chẳng có. Bởi vì mình ức chế ba cái tham, sân, si. mình nhốt ở trong bụng mình một đống tham, sân, si ở trong mà làm sao nó có được.
Tu sinh: (09:49) Bạch Thầy! Có nhiều người họ viết chưa được nhiều, nhưng họ xả cũng chưa được nhiều. Có nhiều người viết được nhiều rồi mà cũng xả không được nhiều nữa.
Trưởng lão: Có nhiều người viết được nhiều mà xả không được nhiều đó. Là Thầy nói thật sự là tại vì họ viết những cái không đúng của họ, họ viết tầm bậy, tầm bạ, họ viết luận tầm bậy, tầm bạ. Còn những người mà người ta luận đúng mà Thầy đọc đúng rồi thì anh hãy áp dụng vào chỗ này. Tại sao anh thấy anh quán thân, anh nói về thực phẩm bất tịnh mà tại sao anh còn thèm ăn, phải không? Anh đã nhàm chán chưa? Nếu chưa là anh chưa thông suốt, anh nói gì nói thì tôi cũng cho anh chưa thông suốt. Anh nói nhiều, anh nói nghe ghê gớm lắm, anh đọc là tui đã mắc ớn rồi, nhưng mà anh không ớn là coi chừng anh áp dụng lời của anh?
Nhiều khi cái mà mình không ớn là tại sao con biết không? Tui lấy cái bài của họ tui chép thành cái bài của tui cho nên tui không ớn, chứ tui có quán ra đâu. Tui chỉ chép của người ta rồi tui đưa lên cho Thầy đọc, trời ơi, Thầy nói hay quá! nhưng mà cuối cùng tui chép của người ta không à, chứ tui có quán có viết ra đâu.
Tu sinh: Bạch Thầy! Có nhiều khi có nhiều người họ viết cái bài của họ, nhưng mà người khác họ đọc họ ớn họ xả được thì sao Thầy?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên cái đó là con huân của người ta rồi, vậy là con xả chứ sao. Cho nên Thầy mới nói bây giờ không có đủ thì giờ thì mình nên nhờ những cái bài của người ta. Bởi vì Thầy nói cái lòng Từ của mình nó chưa có con, mà đọc nghe người ta nói người ta giết hại những con vật, mình cảm thấy nó đau xót mình lắm, tức là từ đó nó có lòng Từ chứ gì? Con hiểu không?
(11:19) Còn bây giờ, thuở giờ mình chưa có nghe mình ớn thực phẩm bất tịnh, mình nghe nói chứ mình còn chưa. Nghe cái bài này đọc sao nó gớm quá trời quá đất! Tự người ta đọc. người ta đã gớm tức là người ta đã thông hiểu đó liền. Còn mình viết mà mình không gớm là coi chừng đó, là mình hí luận đó.
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Cái bài cuối cùng con thấy rất hay là bài xả, bởi vì con bị trễ hết một số bài. Nhưng mà nhờ nói nhiều quá, bây giờ làm sao mà mình đi vào trong cái sự thực hành để cho nó xả rốt ráo được, mà thấy nó mênh mông quá, bạch Thầy?
Trưởng lão: Bây giờ con nói mênh mông gì nói, mà con nói tức là con đã hiểu biết những cái điều đó con phải xả. Bây giờ con xả thất kiết sử nè, xả ngũ triền cái nè, xả năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử nè, con nói đủ thứ hết. Nhưng mà khi con nói đó thì tức là con tự tư duy suy nghĩ con nói ra thì nó thấm nhuần thêm trong con nhiều lắm con. Do đó con nói được xả rồi, thì hầu hết là có mọi thứ nó đều …, cái tri kiến của con có đến đó, mặc dù là cái nghiệp của con nó còn nặng đó, nó còn dính mắc, nó còn có thể khởi ý thôi chứ chưa nói là dính mắc đâu, nó còn khởi ý … Nhưng mà cái tri kiến con hiểu con chặn đứng ngay liền, con chặn đứng nó ngay liền, “mày nói được mà mày không xả được hả? ” Bởi vì con nói hết rồi đâu cái chỗ nào con không nói, chứ phải chi con nói còn thiếu thì nó không có thông, còn này con nói hết.
Cho nên cái bài xả là bài rất cần, đụng cái gì mình thấy cũng xả hết, cho nên do đó mình đã nói rồi nó thông cái đầu của mình rồi. Cho nên nó đụng vô cái: “Mày chết, mày nói rồi mà mày còn dính vô hả? ” Thì nói nhả ra liền đó. Nên bỏ vô miệng, nó sắp nuốt rồi, chặn đứng ngay liền, nó ói ra, không có nuốt vô được. Mà nó nhiều lần như vậy là cái nghiệp của mình, tức là cái lực của nó nó sẽ xả ra hết.
Tu sinh: (13:15) Rồi từ từ nó cũng xả ra ha thầy.
Trưởng lão: Nó xả ra hết chứ, bởi vì trong khi đó mình tiến tới cái sức Định Tỉnh của mình mà, nó sáng suốt nó Định Tỉnh lắm, cho nên nó vừa thấy cái món đó cái tức là năm dục trưởng dưỡng; nó vừa thấy cái sắc, thinh, hương của nó, vừa thấy cái nó khởi lên một cái thì ngay trong đầu của nó nó có tri kiến của chúng ta đã học, nó xả ngay liền đó, nó không để cho chúng ta dính mắc vô liền đâu.
Tu sinh: Bạch Thầy! Con thấy nếu mà mình viết được một cái bài xả như vậy đó, thì chắc có lẽ người viết được như vậy thì cũng có sự hiểu dữ lắm.
Trưởng lão: Tức là có xả trong đó rồi, con viết ra được là con có xả rồi chứ đừng nói nó không xả đâu.
Tu sinh: Xả mà chưa rốt ráo hay sao?
Trưởng lão: Nó chưa rốt ráo là mình đi tới cái lớp Chánh Tư Duy này để giúp cho sức Định Tỉnh nó, cho nên khi nó thấy, nó Định Tỉnh nó thấy rồi, nó không dính vô. Nghĩa là mắt thấy sắc không dính sắc, là lúc bấy giờ chúng ta Định Tỉnh mà Chánh Tri Kiến chúng ta có. Nhưng mà Chánh Tri Kiến chúng ta không có, Chánh Kiến không có đó thì chúng ta Định Tỉnh là ức chế nó đó, con hiểu không?
(14:19) Còn Chánh Tri Kiến có rồi thì thấy nó, mắt thấy sắc cái bắt đầu cái ngay đó nó Chánh Tri Kiến liền, nó biết là nguy hiểm, nó biết sắc dục là nguy hiểm, cho nên nó thấy không còn đẹp nữa đâu, nó xả ra ngay liền tức khắc, chứ không khéo nó ở đó nó ngầm nó khởi cái dục của nó, nó dễ sắc dục. Cho nên vì vậy mình ức chế thì nó lướt qua vậy chứ nó ngầm ở trong đó. Còn cái Chánh Tri Kiến của mình nó hiểu rồi, nó hiểu là bất tịnh rồi, nó xả ngay liền tức khắc.
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Rồi có nhiều người họ viết được nhiều thì tức là ngầm đã có xả.
Trưởng lão: Có xả.
Tu sinh: Còn có nhiều người họ chưa biết được nhiều thì họ càng phải huân tập phải không thưa Thầy?
Trưởng lão: Họ phải huân tập chứ con.
Tu sinh: Huân tập bài của các bạn để mình xả.
Trưởng lão: Thì đó, Thầy nói đó con. Con nghe một cái bài thôi, con không viết được, mà con nghe cái bài thôi thì nó ngay đó con nghe cái bài con thấy trời đất ơi, nó hay quá, nghe nó ớn thiệt chứ không phải chơi, nó xả đó, nó ớn nó xả.
(15:14) Mà đọc cái bài các pháp vô thường, trời đất ơi, đúng là vô thường thiệt! Nó tự nhiên mình thấy đúng vô thường thiệt là nó thấm cho nên nó xả ra liền, nó không dính mắc các pháp đâu, nó không dính vô, nó không dính vô nhà cửa, của cải tài sản gì nữa hết, nó xả ra. Đọc bài hay quá, cái bài này xả thiệt hay!
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Như vậy thì mình học như vậy là cần phải có những cái bài mà mình để cần mình phải nghe để mình xả tâm.
Trưởng lão: Đó, chứ sao con. Chứ từ lâu tới giờ mình chưa biết, mình nhờ học Phật pháp mình biết, nhưng bây giờ mình lại triển khai, rồi mình huân thêm những cái hiểu biết nữa, nó làm cho mình xả. Chứ mấy con cứ xả, xả chứ mấy con không có thông hiểu, mấy con xả, xả là mấy con ức chế.
Nghĩa là bây giờ lấy thí dụ như mình không có thông hiểu về cái thân bất tịnh, về các pháp vô thường ha, mà đối với một cái người nữ sắc, nó sanh khởi cái sắc dục, phải không? Mà mình nói mình biết bây giờ mình tu rồi, phải xả nó đi, mà mình biết theo kiểu mình chưa thông hiểu là ức chế nó trong đó. Ít bữa nữa à, ít bữa nó có nữa à, nó cứ thấy sắc là nó khởi à, nó không hết đâu, nó bị ức chế nó bung ra, mà mình ém nó riết nó bung ra cái nó hư, nó làm bậy chứ không phải đâu. Một lần, hai lần, ba lần thì ém vậy, ém riết cái nó sanh ra tầm bậy, sanh ra thủ dâm, sanh ra cái tưởng dâm nữa.
Đó, mình ém riết thì nó sanh ra cái tưởng, nghĩa là ý thức của mình, mình ém không có cho nó thực hiện, nhưng ban đêm mấy con nằm ngủ nằm chiêm bao mấy con không có ém nó nỗi đâu, nó sẽ thực hiện. Cái tâm của mấy con bị ức chế, ức chế bởi sắc dục, nó sẽ mộng tinh, con sẽ chết với cái bệnh đó. Nó dùng tưởng con, nó dùng tưởng để nó thỏa mãn cái cái dục, nó nguy hiểm lắm.
Cho nên ở đây chúng ta phải thấy được những cái điều mà chúng ta tu mà đức Phật đã đưa ra một cái giáo trình mà cho chúng ta tu, một cái đường lớp tu rất là rõ ràng mấy con. Cho nên cái lớp Chánh Kiến rất cần thiết, chúng ta hiểu mà hiểu thông suốt, những gì cần hiểu phải hiểu, những gì thông suốt phải thông suốt. Ông Phật đã nói như vậy mà, đó là những cái điều mà thông suốt.
(17:22) Mà nếu mà không chịu thông suốt, thông suốt đâu phải riêng của mình đâu, mình nhờ đọc kinh sách Phật, mình nhờ đọc những cái đúng, những bài pháp đúng. Những gì thông hiểu cần thông hiểu, đâu cần thông hiểu cái mênh mông, hiểu chi cho nhiều, những gì cần thông hiểu, cái gì mà thông hiểu cho lợi ích mình xả tâm. Thì những cái bài mà Thầy cho mấy con là những điều cần phải thông hiểu thì mình phải cố gắng mình phải thông hiểu. Trời đất ơi, mấy con thông hiểu gì mà viết có ba, bốn câu vậy mà thông hiểu, ông nội Thầy nữa chứ mà làm sao Thầy chấp nhận cho mấy con thông hiểu! Viết gì mà Thầy đọc không mỏi con mắt, lướt qua cái nó hết rồi, thì như vậy mấy con tu cái gì bây giờ, Thầy nói tu cái gì giờ đây. Không thông hiểu làm sao tu, phải không?
Thành ra phải ráng cố gắng thông hiểu, rồi bây giờ những gì tu tập cần tu tập, hồi nào tới giờ mấy con tu tập cái gì Thầy không biết đâu, mà bây giờ Thầy bảo mấy con cần tu tập cái này nè thì cần tu tập cái này thôi, đừng có nghĩ lung tung mà tu tập đủ thứ. Có người mà vô đây mà còn gõ mõ tụng kinh nữa. Trời đất ơi! Còn thắp nhang thắp đèn nữa thì thôi rồi, nó đâu có còn cái gì mà nói nữa.
Rồi có người họ vô đây mà Thầy đi ngang qua thất nghe đọc thần chú nữa chứ: “Nam-mô a di đà bà dạ, Đa tha dà đa dạ…", trời đất! Ở đây đâu có cái chuyện đó, những gì tu tập cần tu tập, chứ đâu phải tu tập cái đó. Có nhiều người nói: “Tui quen tụng kinh rồi mà sao không có tụng kinh nghe …, không có được, để tụng kinh một sấp là nó mới yên được”. thì cái này cái sai mấy con, không đúng.
Tu sinh: Thầy cho con xin hỏi: khi con ngồi yên tịnh nghe muôn ngàn con dế kêu nó gáy, muôn ngàn tiếng động cơ nó rần rần trên đầu, vậy là cái gì vậy thưa Thầy?
Trưởng lão: Cái đó là tốt thôi không có gì hết, đó là âm thanh của vũ trụ mà, nhạc của vũ trụ chứ có gì, ngồi mà lắng mà nghe thôi. Nhưng mà ở đây, dù có lắng nghe đi nữa thì cũng nên lắng nghe cái thân con là tốt nhất, bởi vì cái Tứ Niệm Xứ của con nó quan trọng, chứ trong đầu con mà nó kêu ve ve trong đó thì kệ nó, nó kêu gì nó kêu.
(19:31) Thật sự ra cái sự hoạt động trong cái thân của chúng ta nó phát ra âm thanh. Nếu mà chúng ta cứ ngồi đi, ở bên ngoài đừng có một cái gì nghe hết, đóng phòng kín hết thì âm thanh bên ngoài không có, chúng ta sẽ nghe trong đầu chúng ta tiếng kêu, không có cái người nào mà cái đầu không kêu, vì nó đang làm việc mấy con, trừ ra nó chết nó không nghe tiếng đó, mà mấy người mà lỗ tai hơi lãng đó thì nó lại càng ù hơn nữa, nó kêu ù, cái lỗ tai lãng nó kêu ù hơn nữa.
Cho nên trong cái sự tu tập chứng ta cứ quan sát trên thân thôi, rồi quan sát ở trên thân được Định Tỉnh trên đó thì tiếng kêu, tiếng ù gì trong tai con, tiếng dế nó kêu ở xung quanh con nó sẽ không còn có nữa, nó sẽ không còn nghe nữa đâu.
(20:16) Còn bây giờ nó chưa Định Tỉnh trên thân thì bắt đầu nó phóng dật nó nghe ba con dế xung quanh thất con, trời đất ơi, dế hôm nay nó gáy quá trời, tức là tâm con nó đi dạo chơi mấy hang dế, nó phóng dật ra đó đó. Hễ khi mà con nghe tiếng dế bên ngoài mà nó không chịu quên cái thân con là nó đang chạy lang thang đi kiếm dế.
Tu sinh: Thưa Thầy! Không phải, nó nghe đâu trong chứ không phải nghe tiếng dế bốn bên nó kêu.
Trưởng lão: Nó nghe trên cái đầu. Thì đúng rồi, nó đang chạy đi đó, nó đi tìm hang dế, mà nó nghe đâu nó nghe trên cái đầu chứ đâu.
Tu sinh: Bạch Thầy! Cái đầu nó trở thành rada rồi Thầy, bắt sóng nó nghe tùm lum.
Trưởng lão: Đúng vậy đó.
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Vừa qua Thầy dạy về Tứ Niệm Xứ, nói về cái quan sát thân. Thì trong cái quan sát thân thì có hai cái góc độ, hai vấn đề, một là quan sát thân về rung động, quan sát thân theo cái cảm giác, hai cái vấn đề đó thì giờ mình tu tập như thế nào?
Trưởng lão: Con hỏi về hai cái phần quan sát của thân, cái cảm nhận và cái rung động của nó.
Cho nên trong cái bài của đức Phật dạy thì chúng ta thấy được cảm giác đó là cái đề mục của hơi thở, còn về cái sự rung động đó là cái đề mục của thân hành, bởi vì Thân Hành Niệm mà.
Bây giờ cái đặc tướng nào, chúng ta đã quan sát cái thân của chúng ta trên cái đặc tướng rung động. Dường như hồi nãy có một vị thầy hỏi Thầy đó, là tôi nghe cái sự rung động ở mặt, ở ngực, ở bụng, đó là cảm giác của sự rung động, đó là cái đặc tướng của vị thầy đó, thì cũng quan sát được thân của chúng ta qua cái hành động rung. Còn bây giờ mình cảm nhận, thì cái người cảm nhận được cái thân của mình thì cái này là mình tu theo cái cảm nhận. Hai cái này đều được hết, không có bỏ cái nào, mà một cái tu cũng được rồi, chứ đừng có tu hai lần hai cái.
Tu sinh: (22:20) Khi trong tình trạng biết nó chậm qua sự cảm nhận chạy qua sự rung động rồi nó chạy về cái cảm nhận. Khi cái tâm mình tập trung một vùng nào đó thì đầu tiên nó đến là nó rung động trước rồi mới thấy được cái cảm nhận, rồi nó hay đi qua lại hai cái.
Trưởng lão: Nó đi qua lại 2 cái này đó thì lấy một cái thôi, anh này chơi hai cái. Nghĩa là tu hai cái thì bây giờ con lấy một cái thôi, cảm nhận là cảm nhận chứ không có, nghĩa là cảm nhận trên sự im lặng của cái thân, con cảm nhận được sự im lặng của thân. Còn cảm nhận của sự hành động thì tức là cảm nhận hành động. Con hiểu không? Cho nên mình lấy một cái thôi, nếu mà con lấy sự cảm nhận yên tịnh thì con nên lấy cái sự cảm nhận yên tịnh tốt hơn là cảm nhận của thân hành, còn nếu mà con cảm nhận không được cái sự bất động của cái thân con thì con hãy lấy cái thân hành, cái sự rung động của thân để mình cảm nhận cho nó dễ dàng, đó là lấy sự rung động.
Còn nếu mà mình cảm nhận mà không ở trên cái sự rung động, nó dễ dàng Định Tỉnh ở trên đó, nhưng mà nó khó con, nó khó cái cảm nhận mà không có sự rung động là khó lắm, nó không dễ. Nhưng mà cảm nhận được cái đó là một bước tiến rất lớn đó.
Tu sinh: Thưa Thầy! Trong cái cảm nhận thì nó có cái là cảm nhận từng vùng chứ không thể mà cảm nhận toàn thân được. Nó cảm nhận từng vùng, ví dụ biết ở vùng nào thì nó cảm nhận ngay cái vùng đó.
Trưởng lão: Vùng đó như vậy là con bị ức chế. Cảm nhận cái chỗ đó là mình tập trung vào cái vùng đó là bị ức chế ngay chỗ đó, cho nên toàn thân thôi. Và làm như là người ta thấy nó đi lên đi xuống, đó là cảm nhận.
(23:56) Còn nếu mà cảm nhận rung động thì không thấy đi lên đi xuống, bởi vì nó rung động. Nó rung động chỗ chân, nó rung động chỗ bụng, nó rung động ở chỗ … Mình nói thì nó vậy chứ khi mà nó cảm nhận thì nó thấy cả toàn thân sự rung động của nó. Mình nói như thấy nó đi từ chỗ về bụng nè, rồi lên trán lên màng tang của mình này kia nó rung động đó, mình thấy nó đi từ từ, mình nói một lượt không có được chứ sự thật ra nó cảm nhận một lượt, nó cảm nhận từ đầy tới chân nó một lượt, mình nói thì thì dường như nó có đi lên, đi xuống; đi lên, đi xuống.
Tu rồi mấy con sẽ thấy. Còn con con hỏi!
(24:34) Tu sinh: Bạch Thầy! Cho con hỏi cái thời đức Phật cũng có dạy giống như Thầy mà tại sao chứng đắc lại nhiều …
Trưởng lão: Con đang muốn hỏi sao? Con muốn hỏi như thế nào?
Tu sinh: Thời kỳ đức Phật, dạy thì không có giống vậy, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy giống như Thầy, cứ vô là dạy những vị đệ tử rồi biết thiện pháp của Phật, rồi theo đức Phật đi tu hành mà người ta chứng đắc.
Trưởng lão: Con muốn hỏi như ông Châu Lợi Bàn Đặc hay những vị khác, đức Phật dạy con có nghe câu chuyện mà dạy về sổ tức, dạy người này, người kia, mà về cái ông thợ rèn mà lại dạy cái pháp khác, mà về cái ông thợ kim hoàn mà dạy khác không? Do đó đức Phật sửa lại cho người ta tu được, bởi vì dạy theo cái đặc tướng đó mấy con. Nhưng mà đặc tướng thật ra cũng ở trên Tứ Niệm Xứ rồi, bởi vì cái pháp của nó phải trên Tứ Niệm Xứ, bởi vì cái ông Châu Lợi Bàn Đặc vẫn ở trên cái pháp xả ở trên Tứ Niệm Xứ tức là quét tâm, nhưng mà không nói rõ ra, chúng ta biết là đức Phật dạy cách nào, nhưng mà ông quét tâm ông còn chứng đạo được, thì do đó chúng ta phải biết rằng đức Phật rất là kỹ lưỡng dạy cho từng người đệ tử của mình rất kỹ.
Như ông Mục Kiền Liên, khi mà vào rừng xin Phật vào rừng để mà tu thiền định, đức Phật theo dõi từng chút không để cho ông Mục Kiền Liên tự tu. Cho nên ông này bị hôn trầm thì đức Phật hướng dẫn ngay liền phá hôn trầm, ông này ngồi yên tịnh khởi niệm thì đức Phật giảng bảo im lặng như Thánh liền. Con thấy đó là cách thức của đức Phật dạy từng chút mà.
Thầy bây giờ đó là nói chung Thầy sẽ dạy cho mấy con từng pháp đúng như của Phật, không bao giờ sai, nhưng mà Thầy vẫn theo từng chút, cho nên Thầy mới chọn một số người để mà hướng dẫn. Chứ không nếu mà để mà dạy chung chung thì chắc chắn mấy con không tới nơi tới chốn được.
(26:21) Ngày xưa thì mấy con thấy như Phật dạy chung chung, không chung chung đâu, đức Phật dạy từng đặc tướng mấy con. Người nào phải tu theo người nào, cái đặc tướng như thế nào đức Phật dạy, nhưng mà trong kinh sách người ta kết tập, người ta không có nói ra. Ví dụ cỡ như ông A Nan thì đức Phật dạy ông A Nan phải tu như vậy như vậy thì ông A Nan nói lại như vậy, thì nó mới đúng; dạy ông Xá Lợi Phất tu cách nào thì ông Xá Lợi Phất nói ra, từ khi mà đức Phật dạy thì những cái bài kinh đó lại không có.
Hầu hết là như dạy Tứ Niệm Xứ rồi nói cái bài kinh Tứ Niệm Xứ, dạy cái bài độc cư thì nói cái khu rừng sừng bò, 3 vị Tôn giả ở chung nhau để mà nói độc cư thôi, chứ không biết trong cái độc cư đó còn cái pháp nào để mà tu chứng đạt chân lý thì không nói, mà chỉ nói ông cái hạnh độc cư, ba người ở mà không nói chuyện với nhau, người nào cũng sống theo cái ý của họ, một cái ý của bạn mình chứ không có ý của mình. Thì nói như vậy thì hay như vậy chứ còn về cái sự tu để mà nhập các định mà thực hiện Tam Minh thì không có nói rõ phương pháp tu. Ở trong rừng chỉ nói cái độc cư đó thôi, con hiểu không?
Cho nên hầu hết là kết tập kinh sách này, Thầy nói nó không hay, là không làm cho người ta thấy được cái pháp hành cụ thể. Cho nên bây giờ đó, sau này Thầy dạy mấy con là mấy con thấy rõ ràng cái lớp Chánh Kiến của mấy con làm bài là tên tuổi của mấy con ngày mai mà mấy con chứng đạo rồi tên tuổi mấy con ở trên cái bài đó. Rồi bắt đầu bây giờ dạy con lớp Chánh Tư Duy mà trên Tứ Niệm Xứ mấy con tu, mấy con sẽ ghi nhận lại những cái điều kiện của mấy con tu coi nó thực tế không? Khi mà kết tập những cái lớp học mà tu của Thầy mà chứng đạo rồi mấy con sẽ thấy nó có cái giá trị rất lớn đối với con người.
Chứ không phải như ngày xưa, ngày xưa nó không có giấy, không có mực cho nên ông Phật ông chỉ dạy rồi người ta tu thôi. Sau này ông Ca Diếp mới kết tập lại, cho nên những vị đó người ta không có được ghi chép gì hết, có ông A Nan đọc lại, nói lại những cái gì mà nghe thấy, mà một mình ông A Nan làm sao mà hiểu biết hết những cái tâm niệm của người khác tu. Làm sao biết, chỉ nghe cái bài pháp đức Phật dạy như vậy, chung chung vậy thôi, làm sao mà nghe.
(28:26) Cho nên chúng ta tu tập, ở đây Thầy nói rằng, Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến đâu phải mấy con viết bài giống nhau hết đâu, có phải không? Mấy con thấy giá trị mấy con, tư duy mấy con thấy, từ cái người này viết, người kia viết, mấy con không có giống nhau chút nào đâu, nó có khác nhau.
Các con nghe đọc bài của chú Tần, rồi nghe cái bài của Thanh Quang, nghe cái bài của Từ Quang mấy con có thấy giống nhau không? Rồi đọc cái bài của thầy Chân Tịnh, rồi thầy Chí Thiện. Mấy con đọc lại mấy bài đó coi, bài nào người nào cũng có cái khác của người ta. Từ cái tri kiến suy luận, cũng ở trong cái đề mục đó mà người này nói như vậy, người kia nói như vậy nhưng mà không sai. Các con thấy tự cái tri kiến của người ta. Mà nếu tất cả những cái bài này được kết tập nó phải … Còn bây giờ “như thị ngã văn, như thị ngã văn…”, cái bài nào nó cũng như vậy không, nó đâu có sai khác đâu. Còn cái này kết tập lại mấy con thấy những cái bài của mấy con đưa vô vậy mấy con đọc, người viết thế này, người viết thế khác mà rất là hay, phải không, mấy con thấy có giống không?
Cái kết tập của chúng ta sau này những cái bộ kinh sách của chúng ta mà kết tập những cái số đệ tử của Thầy, là thật sự có một cái giá trị rất lớn hơn là ngày xưa để mà …, cuối cùng đức Phật tịch, các vị đệ tử, đại đệ tử của Phật tịch hết, ông A Nan kết tập kinh sách, lúc bấy giờ thì một số đệ tử lớn đã chết hết rồi. Như ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên đều chết, chết trước Phật mà, các con thấy không? Cho nên ông Ca Diếp ông về ông kết tập thì có ông A Nan đọc lại thôi đâu còn có gì đâu. Mà không đọc lại những kinh nghiệm của các tu sĩ nữa chứ. Đọc những cái bài kinh suông suông thôi, nói chung chung thôi, hoàn toàn không có nói cái kinh nghiệm của tu sĩ tu lúc bấy giờ, tu để mà ly dục ly ác pháp như thế nào thì không thấy.
(30:06) Còn bây giờ, các con thấy những cái lời mà Thầy dạy đây, các con thấy ly dục như thế nào Thầy nói rất rõ, chứ đâu phải như thời đức Phật nói ly dục, ly ác pháp, nói cái danh từ như vậy thôi. Còn bây giờ nói ly dục Thầy nói lớp Chánh Kiến này tự chúng ta triển khai sự hiểu biết đó, thì ngầm trong đó chúng ta đã ly dục. Mà Thầy còn nói rằng bây giờ thí dụ như mình khởi sự dục ăn, muốn ăn đi, nhưng mình hiểu biết thực phẩm bất tịnh rồi, mình nhàm chán quá, mình còn làm sao mình còn. Tự mình hiểu biết rồi thì nó cũng xả rồi, nó đâu còn tham ăn nữa, còn thích ăn nữa, làm sao còn dục ăn, các con thấy hiểu cái chỗ đó không? Lớp có hiểu chỗ đó không?
Cho nên nó thông hiểu, nó mới được vậy. Chứ đâu phải chúng ta ăn ngày một bữa, bây giờ nó thèm ăn: “Dừng lại, không được ăn!” Như vậy là mình ức chế nó rồi, còn cái này chúng ta thông hiểu, nhàm chán quá mà còn ham cái gì nữa, các con hiểu chỗ đó. Chỗ này nó mới thực tế là ly dục, ly ác pháp thật sự, không bị ức chế.
(30:57) Tu sinh: Bạch Thầy! Con có đi Thân Hành Niệm, vậy con có nên tập không thưa Thầy?
Trưởng lão: Con có buồn ngủ, có hôn trầm không?
Tu sinh: Dạ! Cũng ít.
Trưởng lão: Ít thôi. Khỏi đi con. Nghĩa là khi nào mình bị hôn trầm, thùy miên nó nhiều thì mình nên đi cái pháp Thân Hành Niệm. Còn khi nào mà con tu Tứ Niệm Xứ, mà bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp con nó sung mãn mà con thấy Thất Giác Chi nó không xuất hiện thì con mới ôm cái pháp Thân Hành Niệm mà tập, thì trong một giờ, hai giờ cho đến năm giờ, mười giờ thì Thất Giác Chi nó sẽ xuất hiện đủ ở trên cái pháp đó.
Bởi vì cái pháp Thân Hành Niệm đức Phật đã nói mà, đã nói mình tu cái pháp đó thì nó có mười Như Lai Lực, nó có Thần Túc đó, là cái pháp Thân Hành Niệm. Nhưng mà nó là cái cuối cùng của pháp Tứ Niệm Xứ, khi mà tu tập Tứ Niệm Xứ sung mãn mà không thấy Thất Giác Chi xuất hiện, tức là mình không có đủ Thần Túc đó, thì ôm cái pháp Thân Hành Niệm này thì trong chốc lát sẽ có đủ Tứ Thần Túc. Nó có cái phương pháp, nó có hẳn hòi, có bài pháp đàng hoàng mà. Mà chưa có Tứ Thần Túc thì làm sao? Bây giờ con tu nó sung mãn Tứ Niệm Xứ rồi, mà bây giờ chưa có Thần Túc thì làm sao đi vào cái lớp Chánh Định được.
Cho nên buộc lòng phải có cái phương pháp triển khai cái Tứ Thần Túc đã, thì Tứ Thần Túc sẽ hiện. Còn nếu trên Tứ Niệm Xứ mà nó đã có Tứ Thần Túc, tức là mình đã từng tu tập đúng cách của nó thì nó phải thực hiện ra thôi, không có sợ. Cho nên đức Phật chuẩn bị cho cái người khi mà chưa có Tứ Thần Túc trên Tứ Niệm Xứ thì phải thực hiện nó, còn nó có rồi thôi, khỏi cần. Cái pháp đó là pháp để chuẩn bị cho chúng ta.
Cho nên bây giờ, nếu con không có buồn ngủ, hôn trầm thì con không cần phải tu tập nó.
Tu sinh: Thưa Thầy nếu nó mà sung mãn tới 12 tiếng đồng hồ thì nó có Tứ Thần Túc không Thầy?
Trưởng lão: (32:38) Cái Tứ Niệm Xứ hả con?
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: À, đức Phật nói Nhất Dạ Hiền, một đêm làm Thánh Hiền mà, chỉ có mười hai tiếng. Nghĩa là con hộ trì chân lý, con sống được trong chân lý mười hai tiếng đồng hồ, tức là con sống trong thanh thản, an lạc, vô sự, bất động như vậy thì con sẽ có đủ Tứ Thần Túc.
Rồi, mấy con hỏi gì thêm nữa không?
(33:13) Tu sinh: Con kính bạch Thầy! Vấn đề mà Thầy dạy về cảm giác toàn thân đó, ví dụ như mình cảm giác toàn thân là mình cảm giác quanh cái thân của mình, như bên ngoài cái thân có ảnh hưởng gì không thầy?
Trưởng lão: Cảm giác luôn đó, nghĩa là bên ngoài, bên trong gì con cũng nhận thấy. Nói chung là con nhận thấy toàn thân con.
Tu sinh: Mình ngồi đây nó rung động chỉ quanh mình vậy thôi, còn bên trong thì không thấy được cái …
Trưởng lão: Bên ngoài cũng được, mà bên trong cũng được. Tức là thấy thân hành nội, thân hành ngoại được hết mà thấy thân hành ngoại không cũng được.
Tu sinh: Nó có bị tưởng không thưa Thầy?
Trưởng lão: Nó tưởng thì nó sanh ra …
Tu sinh: Chú trọng bên ngoài thì nó có bị tưởng không thưa Thầy?
Trưởng lão: Nếu con tưởng bằng cách này cách khác thì nó sẽ lộ cái tướng tưởng nó ra, lần lượt nó rõ ra thì mình biết là nó bị tưởng. Còn không thì nó chỉ quan sát ở trên thân nó thôi, không bị tưởng.
Nó tưởng là ví dụ như bây giờ con thấy nó bao bọc ở xung quanh thân một lớp gì đó thì nó bị tưởng đó. Con cảm giác như lạnh lạnh, lạnh lạnh, lạnh khắp thân con, con thấy toàn thân con, nó có cảm giác gì đó là nó bị tưởng đó.
Tu sinh: Nó rúng động …
Trưởng lão: Nó rúng động là cũng bị tưởng, mình chỉ quan sát nó thôi, tức là trên thân quán thân mà đức Phật nói không ở trong kinh Tứ Niệm Xứ thì không có nói một cái cảm, chỉ cảm nhận cái thân của mình thôi, chứ không có cảm giác gì lạ lùng ở trên đó. Mà đức Phật nói có cảm giác gì lạ đó thì thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ thì không chấp nhận, con hiểu không?
Cho nên đức Phật đã cho mình ba cái thọ đó, mình không chấp nhận cái thọ nào hết, chỉ mình có biết cái cảm nhận của toàn thân của mình thôi, tức là quan sát thân hành, trên thân quán thân.
Tu sinh: Con kính thưa Trưởng lão, ví dụ con có đặc tướng tu Tứ Vô Lượng Tâm thì đến cái giai đoạn nào thì con mới ôm cái pháp con tu được thưa Thầy?
Trưởng lão: (34:41) Nếu mà con tu Tứ Vô Lượng Tâm ở trong bốn cái pháp Tứ Vô Lượng Tâm, con tu Tâm Từ, Tâm Bi, hoặc là Tâm Hỷ, Tâm Xả, một Tâm. Thì con cứ triển khai cái tâm nó càng lớn lên thì nó đi tới thanh tịnh của con thì nó cũng có đủ Tứ Thần Túc cho con, chứ không phải đi qua cái Tứ Niệm Xứ này đâu, con không cần quan sát Tứ Niệm Xứ nữa.
Tu sinh: Nghĩa là không có đi qua Tứ Niệm Xứ.
Trưởng lão: Con không qua Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ thì ở trên Tứ Niệm Xứ con phải tỉnh thức ở trên Tứ Niệm Xứ, Định Tỉnh ở trên Tứ Niệm Xứ, còn đằng này con không Định Tỉnh trên Tứ Niệm Xứ đâu con. Nhưng mà tất cả các pháp khác nếu mà con tu Tâm Xả, nghĩa là các pháp khác xảy đến con thì xả hết, không có pháp nào mà con không xả. Thọ khổ con cũng xả, thọ lạc cũng xả, mặc tình mày làm gì làm tao xả hết, thì mấy người này là tu Tâm Xả, cho nên nó không tu trên Tứ Niệm Xứ, nó khác rồi.
Còn tu Tâm Từ hay là tu Tâm Bi, luôn luôn lúc nào cũng khởi lòng thương yêu của mình hết, ác pháp cũng thương mà thiện pháp cũng thương, thương hết. Chứ bây giờ nó chửi tui quá trời tui thương không nỗi, “trật, không được!”.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão! Trong sách Trưởng lão có nói tới cái đoạn là muốn ôm vô cái pháp độc nhất thì đến khi nào cái tâm nó hết phóng dật thì mới ôm được, như vậy là sao Trưởng lão?
Trưởng lão: (35:49) Bây giờ cái tâm của con, con nhiếp tâm ở trong những cái …, khi con muốn ôm cái pháp mà Tứ Vô Lượng Tâm đó, một ở trong những cái pháp Tứ Vô Lượng Tâm thì cái tâm con nó phải có một phần nó phải thanh tịnh, thanh tịnh tức là con phải có sự nhiếp tâm, chứ nếu mà tâm con không thanh tịnh con ngồi nó tùm lum ra đó, con cứ khởi nó thương hoài đó, con thương không hết, bởi vì nó đủ thứ hết.
Còn bây giờ nó thanh tịnh được thì tức là nó có sự nhiếp tâm, chẳng hạn bây giờ con ngồi, con bảo: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự” nhưng mà con không quan sát thân con, con bảo vậy, rồi con ngồi đây có niệm gì đến con xả chứ không ở trên Tứ Niệm Xứ quan sát như Tứ Niệm Xứ, bởi vì Tứ Niệm Xứ là trên thân quán thân, con hiểu không? Còn này không có quan sát nhưng mà mình vẫn nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, ngồi chơi, cái này là tu Tâm Xả đó mấy con. Tu Tâm Xả hoặc tu Tâm Từ đó, nó khác đó mấy con, nó cũng ở trên thanh thản đó, mà có gì, nhưng mà con không có đủ cái sức mà thanh thản thì con tu không được đâu.
Tu sinh: Như vậy là con không có tác ý một cái câu như là: “cảm giác toàn thân…”
Trưởng lão: Không, không, đâu có được cảm giác toàn thân, đó là tu Tứ Niệm Xứ, pháp nào ra pháp nấy đó. Cho nên ở đây, đầu tiên Thầy có dạy mấy con mà, tu như người ngồi chơi mà, đó là tu Tâm Xả đó con, không có quan sát trên Thân, Thọ, Tâm nữa đâu. Bây giờ Thầy ngồi không, “thanh thản, an lạc, vô sự”, ngồi chơi, ngồi không làm gì hết. Đó là người tu Tâm Xả đó, mà có cái gì là xả đó. Nghĩa là không có chấp nhận cái gì hết mà có phương pháp xả, chứ mấy con không có phương pháp xả mấy con không biết xả đâu.
Tu sinh: Bạch Thầy! Phương pháp xả như thế nào?
Trưởng lão: À, phương pháp xả? Giờ cái thọ trên thân con đau, bây giờ cái thân con buồn ngủ, con phải có phương pháp xả chứ nếu mà con ngồi đó, con nói tui ngồi chơi mà cứ gục tới gục lui thì chơi sao được. Bây giờ nó có phương pháp xả, cái người tu pháp xả nó phải biết pháp xả. Đó, bây giờ đó, bắt buồn ngủ, con phải đứng dậy con đi kinh hành, bởi vì có pháp rồi, phải không?
Bây giờ thân đau nè, con phải biết Định Niệm Hơi Thở nè, con mới xả. “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, cái đó là cái lối xả của người ta, cái pháp xả của người ta mà. Con phải nắm toàn diện, con không quan sát trên thân, thọ, tâm con đâu. Con hiểu chưa?
(38:20) Còn cái quan sát trên thân, thọ, tâm của con, con Định Tỉnh thì nó đâu có niệm gì, đâu có cái gì đâu mà con phải xả. Con hiểu không? Nó đâu có chướng ngại trên đó đâu mà xả. Tại vì nó Định Tỉnh thì nó đã nhiếp phục tham ưu, cho nên nó quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu, quán được nó thì nó nhiếp phục, nó không xả.
Bây giờ Thầy nói cho rõ để mà biết cái pháp. Còn cái người tu Tâm Xả duy nhất một pháp đó, pháp xả đó. Bây giờ họ ngồi chơi nè, họ nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, không có chướng ngại thì ngồi chơi, họ không ở trên thân đâu, họ không ở trên thân mà họ xả đó. À, bây giờ người nào nói vào lỗ tai họ thì họ tác ý họ xả, cái đó là tu Tâm Xả.
Còn tu Tâm Từ thì ngồi đây chơi vậy mà luôn lúc nào cái tỉnh thức, tập tỉnh thức, tỉnh thức toàn bộ, mọi thứ không có trải qua được cái sự tỉnh thức của họ. Họ bước đi là họ tỉnh thức, họ đưa tay là họ tỉnh thức, họ cúi đầu là họ tỉnh thức, tu trong tất cả các hành động, là tu Tâm Từ, nghĩa là nó không xúc chạm cái khổ đau của chúng sanh, là tu Tâm Từ. Nó tỉnh thức nó tu Tâm Từ cho nó nữa. Mà nếu nó không tỉnh thức là nó sơ sót nó không “Từ” nó, tức là nó không thương nó. Đó là tu Tâm Từ.
Khi nào Thầy giảng mấy con tu Tâm Từ là Thầy dạy về chuyên nó, mà Thầy dạy tu Tâm Xả, bây giờ trong cái lớp này , có nhiều người Thầy phải dạy họ tu Tâm Xả, họ chuyên về tu Tâm Xả, con, không cần tu Tứ Niệm Xứ.
Bây giờ mấy con nhiếp không được mà bị tưởng không à, mấy con làm sao tu được, ức chế mất.
Tu sinh: Thưa Thầy! Thầy có nói con nên tu Tâm Bi, nhưng mà con có đợi đầy đủ rồi Thầy cho không?
Trưởng lão: (40:01) Thầy có ghi bảo con tu Tâm Bi phải không? Nghĩa là lúc nào con cũng tìm mọi cách để mà … Bởi vì từ cái cuộc sống của con từ lâu tới giờ con hay giúp đỡ người, thấy ai khổ sở con sẵn sàng con giúp mà không kể, con hiểu chỗ đó không? Qua những cái bài viết của con, con thấy con là cái người rất là thương xót tất cả mọi người, thậm chí như loài vật, thì do đó con tu Tâm Bi, con khởi sự tu Tâm Bi, con thường nhắc: “Tâm hãy thương yêu tất cả chúng sanh, thương xót tất cả chúng sanh”, con nhắc như vậy. Mà hễ có điều gì, dù người ta chửi, dù người ta nói cái gì con cũng gợi ra, con phải thương xót họ hết, đừng có buồn giận họ, thì như vậy là lúc nào con cũng ở trên Tâm Bi. Mà chính Tâm Bi con thực hiện lòng thương xót đó con mới xả hết, cả ác pháp lẫn thiện pháp.
Con biết cách thực hiện? Mà con không biết cách thì Thầy sẽ dạy, Thầy ghi rồi thì Thầy sẽ trực tiếp Thầy sẽ dạy cho con phải thực hiện cái pháp đó. Chứ nếu không con không biết con cứ bị hoài đó nó "Bi" hoài đó, nó không “Bi nỗi”, đợi khi nào có con rắn nó bắt con nhái rồi mới chạy ra “Bi” thì …, suốt ngày mà chờ cho có con rắn cắn con nhái thì nó không có, làm sao “Bi”, phải không? Cho nên vì vậy đó, Thầy sẽ dạy khi mà thực hiện Tâm Bi, nó phải như thế nào, lúc mà nó không có những cái sự đau khổ của chúng sanh thì mình phải thực hiện “Bi” làm sao? Nó là cái chuyên môn của người ta, người ta dạy cho mình, chứ mà không thì người ta dạy mình làm sao, con hiểu chưa?
Còn dạy Tâm Từ cũng vậy, dạy Tâm Từ tức là dạy tỉnh thức mình trong từng hành động, từng ý nghĩ của mình phải tỉnh thức, để nó Từ với mình và Từ với những chúng sanh … đó là Tâm Từ.
Còn Tâm Hỷ không phải là ngồi cứ Hỷ cười hề hề hoài, nó không phải cái kiểu đó đâu, nó sẽ lại khác. Nếu người nào có duyên với Tâm Hỷ, hoan hỷ trước ác pháp, trước cái thiện pháp thì Thầy sẽ dạy. Nó hoan hỷ không phải cười, mà nó tha thứ, hoan hỷ là cái lòng tha thứ, thì nó là tu cái tâm đó. Cái người nào mà dễ tha thứ người khác thì người ta tu Tâm Hỷ mới được. Thì Thầy dạy tất cả những cái này, Thầy dạy mấy con có cơ sở để mấy con đi vào sự giải thoát thật sự.
Tu sinh: Bạch Thầy! Mới đầu những người tu Tâm Hỷ mà người ta sơ cơ quá, người ta tập sự người ta phải tập cười đúng không ạ?
Trưởng lão: (42:25) Đó là cười gượng, cười méo miệng. Kêu là cố gắng cười nhưng mà sự thật ra nó không có tha thứ người khác, mình làm cho mình vui nhưng mà nhiều khi nó không tha thứ. Bởi vì cái hoan hỷ là mình tha thứ những cái lỗi lầm của người khác, tức là tâm Hoan Hỷ.
Mình không cười, con. Mình không có cười, mà mình lúc nào cũng có cái sự tha thứ những người khác, tha thứ những cái điều ác, cho nên từ cái tha thứ đó là cái hoan hỷ. Chứ còn không phải là mình tập cười mà cười, nhiều khi mình cười ở trong cái dục đó con. Bữa nay ăn ngon quá, sướng quá, bữa nay có gia đình mình sum họp thấy nó vui quá, mai mốt đi vắng buồn quá bị cái đối tượng mất đi. Cho nên cái cười mình tập cười. Cho nên có nhiều người cứ nghĩ mình tập cười tức là hoan hỷ, cho nên họ cười cười chứ sự thật ra trong tâm họ ghê gớm lắm, họ cười rũ ngoài mặt nhưng trong bụng họ ghê lắm, sợ cái cười đó lắm. Không, Thầy nói thật mà, sợ cái cười đó lắm. Thà là cái người đó giận dữ, la lối mình hơi thôi, chứ mấy người họ giận mình, họ để trong bụng mà họ cười cười với mình, coi chừng có ngày chết với họ đó.
Tu sinh: Họ vừa tập cười mà họ vừa tập cái xả ở trong cái tâm của họ, để họ kết hợp với các cái cơ nó hoạt động như vậy, nó kích hoạt những cái cơ thể hoạt động cho con người được khỏe khoắn.
Trưởng lão: Vậy thì con nên tập xả, chứ không phải là tập cười, nhưng mà cái xả thì nó có cái hoan hỷ trong đó.
Tu sinh: Bạch Thầy! Mỗi một lần khi mà tập xả có cái gì đó nó chướng ngại con, con xả ra thì cơ thể nó bung ra, nó giãn ra, nó cảm thấy ngay lúc đó nó chuyển động trong cơ thể nó như vậy thì có gọi là tưởng không thưa Thầy?
Trưởng lão: (44:13) Nó cũng có phần tưởng con, nhưng nó đâu có gì, nó chuyển động mình xả được, nó cũng có sự chuyển động đó, không phải tưởng đâu, nó có sự thay đổi của nó, khi mình xả được một cái gì đó nó làm cho cơ thể mình thoải mái dễ chịu. Đó là mình xả. Cái đó nó không phải tưởng đâu, nó không phải tưởng. Bởi vì cái thoải mái dễ chịu là sau khi mình xả nó, thì tức là hoan hỷ đó, trạng thái vui đó, chứ không phải là mình cười đâu, nhưng mà nó thoải mái nó dễ chịu, đó là cái trạng thái hoan hỷ của nó, đó là do Tâm Xả, cái người tu Tâm Xả. Họ xả được là họ hoan hỷ đó. Ở đây là pháp độc nhất.
Còn Thầy thấy mình tu cái Tứ Niệm Xứ nó có cái chỗ bám đó con, cái chỗ bám nó dễ. Còn mấy cái kia nó không có bám đâu, nó ngồi chơi nó không có chỗ bám đâu, nó không có ôm pháp. Còn cái này phải có pháp, nó có pháp rồi nó quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, nó dễ hơn.
Cho nên cái người mà đặc biệt cái Tâm Xả là cái người mà Thầy thấy họ nói ngắn gọn, làm bài của họ ngắn gọn, không lý luận, họ nói rất là thực tế cụ thể, mà mấy người đó tu Tâm Xả được. Còn mấy người mà viết lý luận này kia đồ đó, nó rất hay đó, thì mấy người này tu ở trên Tứ Niệm Xứ là hay nhất. Bởi vì cái nhìn cái quan sát của họ nó rất kỹ. Còn cái người kia họ không có quan sát kỹ cho nên họ luận không có được. Họ không có chịu quan sát, cho nên họ thấy đó họ nói đó thôi, mà nói theo cái cách thức của cái đề tài đó thì họ nói qua cái xả của họ thôi, cho nên họ ngắn gọn đầy đủ ý nghĩa xả của họ, thì cái người này họ tu Tâm Xả hay hơn. Vì ngắn gọn khi có ác pháp đến cái họ luận họ xả liền, họ luận họ xả liền, nó tiêu tan ra.
(46:05) Còn cái người mà lý luận giỏi thì cái tri kiến họ đã xả rồi, cho nên họ vô Tứ Niệm Xứ họ êm lắm, họ có cái lý luận sắc bén của họ, cho nên ác pháp đập vô cái tri kiến của họ, vô không nỗi, họ lý luận. Ví dụ như bây giờ tác động vô cái ăn cái họ lý luận liền, cho nên nó đập cái tâm tham ăn ra liền. Họ lý luận không có cái thằng kia mà né tránh chỗ nào được, họ dện cái búa nào nghe nó bể sọ cái thằng đó hết, thằng tham ăn bể đầu, nó không có tránh né không có lý luận được, bởi cái lý luận người ta sắc bén.
Biết cách thức để hợp với mọi người thì chúng ta sẽ tu tập có kết quả rất lớn. Cho nên cái tri kiến của mấy con mà dồi dào, lý luận hay thì mấy con sẽ sử dụng trong một cái pháp khác, xả tâm. Còn cái người mà dở lý luận, cái hiểu biết của người ta ngắn gọn, nhưng nó cũng xoáy vào được cái chỗ mà ly dục, ly ác pháp, thì người ta dùng cái đó người ta xả tâm, tức là người ta tu Tâm Xả.
Hầu như là tu Tâm Từ, Tâm Bi, nhất là tu Tâm Từ thì tỉnh thức nó dễ rồi, tu Tâm Bi, Tâm Hỷ nó khó đó con, tu Tâm Xả dễ. Mọi chuyện mình cứ xả thôi, các pháp đều vô thường, mà buông hết đi, có ham gì. Thì bao nhiêu đó đủ rồi. Nội cái bài kệ của Thầy thôi thì mấy con cũng biết xả rồi chứ gì?
Chớ giữ làm chi có ích gì,
Thở ra chẳng lại còn chi nữa …
Nội bấy nhiêu đó nghe cũng ngán rồi nó cũng tự xả thôi.
Thì đó, chỉ vài câu kệ thôi thì cũng thấy là mình đã xả hết rồi, phải không mấy con? Thôi bây giờ thì Thầy sẽ trả lời coi cái câu hỏi này nữa.
HẾT BĂNG