00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 101B - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - THÍCH TU - DUYÊN GIÁC THINH VĂN - XẢ-TÂM TỪ LỚP CHÁNH KIẾN TỚI LỚP CHÁNH TƯ DUY - NIỆM TỊNH NIỆM ĐỘNG

LCK 101B - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - THÍCH TU - DUYÊN GIÁC & THINH VĂN - XẢ TÂM TỪ LỚP CHÁNH KIẾN TỚI LỚP CHÁNH TƯ DUY - NIỆM TỊNH NIỆM ĐỘNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (nữ)

Thời gian: 24/02/2006

Thời lượng: [01:16:28]

1. VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng lão: Đây là một câu hỏi, cũng của Tuệ Hạnh: "Con biết Tứ Niệm Xứ là món ăn của Thất Giác Chi, nhưng con không biết khi sung mãn Tứ Niệm Xứ sẽ hiện bốn giai đoạn đi, đứng, nằm, ngồi đều thanh thản, hay chỉ một giai đoạn ngồi chơi mà cảm thấy tâm thanh thản. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ vấn đề sung mãn của Tứ Niệm Xứ để con áp dụng cho nhanh, vì hiện nay con thấy mình đang tu ở giai đoạn đi, đứng, nằm, ngồi đều thanh thản và quay vô rất rõ ràng. Mỗi tâm niệm khởi lên con đều biết và dùng tri kiến xả được tâm mình không khó khăn".

Ở đây con thấy, bây giờ Thầy xin nhắc lại Tứ Niệm Xứ, con biết nó có hai cái lộ trình mà chúng ta tu tập, ở đây đức Phật dạy có hai cái lộ trình tu tập. Mấy con nhớ rằng, có hai lộ trình. Từ cái Tứ Niệm Xứ mà sung mãn ấy, cho nên cái pháp Tứ Niệm Xứ gọi là món ăn của Thất Giác Chi, mà Thất Giác Chi là món ăn của Tam Minh, là thực phẩm của Tam Minh, cho nên vì vậy cái người tu Tứ Niệm Xứ sung mãn thì nó mới hiện ra bảy năng lực Thất Giác Chi, mà bảy năng lực Giác Chi thì nó gọi là Tứ Thần Túc .

Một cái danh từ gọi là bảy năng lực giác chi nhưng mà bảy năng lực giác chi đó là Tứ Thần Túc, bốn cái thần lực của chúng ta. Nhưng mà bốn cái thần lực đó thì nó mới thực hiện được Tam Minh, Ba Minh. Cho nên trong kinh sách Phật nói: "Tứ Niệm Xứ là món ăn của Thất Giác Chi mà Thất Giác Chi là món ăn của Minh, của Ba Minh".

Đó, không có nói Tứ Thần Túc bởi vì Tứ Thần Túc là bảy năng lực giác chi cho nên ở trong kinh Phật không có nói Tứ Thần Túc nhưng có chỗ nói Tứ Thần Túc thì không nói Thất Giác Chi.

Mấy con lưu ý chỗ này, khi mà cái chỗ mà nói Thất Giác Chi, nói mà chỗ thực phẩm thì đức Phật nói Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Thất Giác Chi thì không nói Tứ Thần Túc, mà Thất Giác Chi là thực phẩm của Tam Minh, của Ba Minh. Cái đoạn kinh đó nó dạy như vậy. Đó là một con đường từ Tứ Niệm Xứ mà đi lên tức là tu bốn chỗ Thân Thọ Tâm Pháp mà đi lên, đi vào cái chỗ mà sung mãn Tứ Niệm Xứ.

(02:26) Còn một con đường nữa như trong kinh Bát Thành nói là pháp độc nhất. Nếu bây giờ Thầy chấp nhận trên con đường tu để ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, Thầy đi vào cái chỗ đó không cần phải qua Tam Thiền hay Nhị Thiền, Tứ Thiền chỉ cần ở Sơ Thiền để rồi đi đến cứu cánh của nó thì phải trong lúc đó phải nhập Sơ Thiền rồi bắt đầu nhập được Sơ Thiền rồi, thì chúng ta phải nhập đến Nhị Thiền rồi Tam Thiền, rồi Tứ Thiền rồi mới có Tứ Thần Túc.

Nghĩa là nhập Tứ Thiền rồi thì mới Tứ Thần Túc, tâm mới định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Còn trái lại trên Tứ Niệm Xứ thì tâm Định Tĩnh trên Tứ Niệm Xứ nó mới thanh thản, an lạc, vô sự và không có niệm gì trên đó cho nên gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ thì nó có bảy năng lực giác chi. Nó sanh ở chỗ từ khi mà chúng ta hoàn mạng Tứ Niệm Xứ.

Còn trái lại tu pháp độc nhất thì chúng ta phải trải qua bốn thiền mà đi vào thì chúng ta sẽ có Tứ Thần Túc, không nói năng lực Bảy Giác Chi. Ở đây không nói năng lực Bảy Giác Chi mà nói Tứ Thần Túc, ví dụ như bây giờ Thầy nhập Tứ Thiền thì Thầy có Tứ Thần Túc cho nên trong Tứ Thần Túc nó có tâm mới định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng.

Lúc bấy giờ chúng ta sử dụng Tam Minh chứ không phải sử dụng như Tứ Niệm Xứ mà sử dụng nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền để tịnh chỉ hơi thở, nó khác. Nó có hai con đường, một con đường mà ở trong kinh sách Phật nói rất rõ về hai con đường này, rất rõ. Nếu mà chúng ta không có chịu đọc nghiên cứu kĩ thì chúng ta thấy nó sao lúc nói Tứ Thần Túc mà lúc lại nói bảy năng lực giác chi, chúng ta sẽ đâm nghi ngờ, mà có lúc thì nói phải là nhập Tứ Thiền rồi ta mới định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng.

(04:25) Chúng ta đọc lại cái chỗ này chúng ta thấy rất là lạ lùng như thế này, chỉ Tam Minh là khi đó tâm mới định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng để mà thực hiện Tam Minh. Thì đúng rồi nhập Tứ Thiền nó mới có thể thực hiện Tam Minh mới được chứ, còn không Tứ Thiền sao thực hiện Tam Minh được. Nhưng mà khi chúng ta Tứ Niệm Xứ sung mãn nó có bảy năng lực giác chi mà bảy năng lực giác chi tức là Tứ Thần Túc, mà Tứ Thần Túc thì chúng ta Định Như Ý Túc thì chúng ta mới nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền bằng các Định Như Ý Túc cho nên nó rất dễ dàng, không khó khăn, không mệt nhọc.

Do đó mà chúng ta khi mà nhập Tứ Thiền rồi thì chúng ta mới thực hiện Tam Minh, có phải không? Nếu mà có Định Như Ý Túc thì đó là coi như bốn cái định nó quá dễ dàng đối với người tu rồi cho nên mấy con đi vào cái Tứ Niệm Xứ rất là dễ dàng, nó không phải đi qua những khó khăn của cái bốn thiền định cho nên vì vậy mà nếu mà các con đi qua, bây giờ các con không có tu, bởi vì nó pháp độc nhất mà, không tu Sơ Thiền, không tu Nhị Thiền vẫn được mấy con.

Tại sao vẫn được? Tại vì mấy con diệt tầm tứ, diệt cái lỗ tai của mấy con, mấy con dùng cái pháp Như Lý Tác Ý của mấy con, mấy con diệt nó. Tức là sáu căn mấy con diệt, mấy con nhập Nhị Thiền chứ mấy con đâu cần phải đi qua Tam Thiền bởi vì mấy con thấy, vào cái Sơ Thiền thì mấy con phải ly cái Sơ Thiền ra mấy con mới nhập Nhị Thiền chứ. Các con nghe trong kinh đức Phật nhập diệt không? Có phải đức Phật nói nhập Sơ Thiền rồi xả Sơ Thiền mới nhập Nhị Thiền, phải không? Cho nên mình ở ngoài vị trí của cái tâm của mình bình thường mình mới vào cái Nhị Thiền liền. Tức là có phương pháp để mình diệt tầm tứ mình vào Nhị Thiền chứ đâu phải nhập Sơ Thiền rồi từ cái Sơ Thiền nó mới nhập Nhị Thiền đâu.

(06:06) Phải xả cái Sơ Thiền rồi mới nhập Nhị Thiền, rồi xả cái Nhị Thiền. Mấy con đọc lại các bài Niết Bàn, đức Phật xả cái Nhị Thiền rồi mới nhập Tam Thiền và xả cái Tam Thiền ra rồi mới nhập vào Tứ Thiền. Các con thấy chưa? Nó đâu có phải là ở chỗ Tam Thiền nhập lên Tứ Thiền. Nó đâu có gối, đâu có kê đầu với nhau trên đó đâu, cũng như ở mức thang thứ nhất là Sơ Thiền, ở nấc thang thứ nhất này mới bước lên nấc thang thứ hai đâu, đâu có. Xả cái đó ra, xả cái trạng thái của Sơ Thiền ra rồi mới nhập vào Nhị Thiền, rồi xả cái trạng thái của Nhị Thiền ra rồi mới nhập vào, chứ đâu có ở trên trạng thái của Nhị Thiền.

Các con đọc cái bài kinh đó các con thấy rõ, cho nên nó là pháp độc nhất, nghĩa là tám cái pháp độc nhất tức là kinh Bát Thành, mấy con đọc coi. Rồi Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả. Nếu tu Tâm Từ tôi cũng ngày từ đó tôi không cần qua Sơ Thiền Nhị Thiền đâu, tôi Tâm Từ đến khi đó nó sẽ có đủ Tứ Thần Túc, từ đó có Tứ Thần Túc thì chúng ta sẽ nhập Sơ Thiền Nhị Thiền dễ dàng đối với tôi rồi bởi vì Tứ Thần Túc là Định Như Ý Túc rồi cho nên đường đi nó khác mấy con, mình tu một pháp nó khác.

(07:10) Còn bây giờ mình tu Tứ Niệm Xứ, là mình sẽ ở trên Tứ Niệm Xứ, nó sung mãn Tứ Niệm Xứ là mình có Bảy Giác Chi tức là Tứ Thần Túc. Bắt đầu bây giờ chúng tôi mới nhập định. Còn cái kia con thấy nó đâu có, tức là phải nhập định rồi nó mới vô. Đó là mình đi qua cái con đường Tứ Thánh Định, còn mình đi vào cái Tâm Từ của mình nó không đi qua con đường Tứ Thánh Định, nó một pháp độc nhất. Cho nên tu Tâm Từ tôi không đi qua nó đâu, nó thanh tịnh cũng đủ cái thần lực của nó để mà nó thực hiện Tam Minh.

Cho nên em của ông Cấp Cô Độc, ông tu cái Tâm Từ mà ông chứng quả A La Hán. Chứng quả A La Hán là phải có Tam Minh mới chứng quả A La Hán chứ không phải nói chuyện chứng quả A La Hán là cái tâm của mình bất động sơ sơ đâu. Nó đi đến cái mức độ cuối cùng của người tu. Người tu nào chứng đạo Phật cũng phải thực hiện Tam Minh hết, có Tứ Thần Túc hết, không có người nào không có.

(08:03) Cho nên chúng ta nói nó dễ mà nó khó, nó khó ở chỗ nó đòi hỏi mình phải đủ năng lực làm chủ sự sống chết của mình, hoàn toàn thân tâm mình phải thanh tịnh chứ. Mặc dù cái kinh Bát Thành dạy cho chúng ta pháp độc nhất nhưng ở trên Tứ Niệm Xứ chúng ta thấy tu dễ dàng hết mấy con. Bởi vì mình ở đây mình chỉ có ngồi quan sát cho nên mình không bị ức chế, còn cái kia mình dùng cái pháp tác ý để mình ức chế toàn bộ mình vô, coi chừng mình bị lọt trong tưởng, nó rất khó chứ không phải dễ.

Thí dụ như bây giờ Thầy đang ở Sơ Thiền, Thầy tác ý: "Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền", Thầy cứ tác ý như vậy thì Thầy lần lượt cái tâm của Thầy nó sẽ hiện ra đủ năm chi thiền. Ngày nào Thầy cũng tu, Thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh Thầy tác ý như vậy thì nó vào thôi chứ có gì. Đồng thời nếu mà Thầy tu Nhị Thiền Thầy không có vào Sơ Thiền. Thầy ở trong trạng thái bình thường của Thầy, Thầy tác ý, Thầy bảo: “Diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền, sáu căn ngưng hoạt động hoàn toàn để nhập Nhị Thiền”. Thầy tác ý hoài, Thầy tu hoài nó sẽ vào. Bởi vì cái Định Như Ý Túc của chúng ta mà. Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ mà, các con nhớ cái điều đó cho nên nó dẫn vào trong cái pháp đó đó, nó vào cái Nhị Thiền. Từ nó nhập vào Nhị Thiền rồi đó thì tức là nó, mình tiến tới ở trong cái Nhị Thiền của nó, mình phá sạch ở trong cái trạng thái của tưởng nó, thì mình vượt qua nó thì nó thì mình có Tứ Thần Túc chứ có gì . Thì như vậy là mình sẽ đạt được cái Tam Minh một cách dễ dàng.

(09:30) Nhưng mà, đó thì mấy con hiểu rõ nó có hai lộ trình mình đi. Một cái lộ ôm một pháp độc nhất mà đi, còn một cái lộ mà chúng ta ôm Tứ Niệm Xứ mà đi. Thầy thấy hầu như chúng ta tu Tứ Niệm Xứ là dễ dàng nhất. Bởi vì chúng ta ngồi đây, chúng ta hoàn toàn ngồi chơi, chúng ta không tu gì hết. Mà ngồi đây chúng ta luôn luôn có cái sức tỉnh thức quan sát thân của chúng ta, như cái Định Niệm Hơi Thở mà đức Phật đã dạy: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Khi mình ngồi đây yên lặng thì mình thấy chỉ có hơi thở. Bắt đầu bây giờ thấy hơi thở mà không phải trụ trong hơi thở, nếu mình trụ trong hơi thở thì mình thấy cái hơi thở duy nhất, phải không? Còn cái này không? tôi biết cái hơi thở ra vô nhưng mà tôi cảm nhận được cái thân của tôi, tôi còn thấy được từ chân lên đầu, tôi không mất cái đó. Đó là cái chính của chúng ta để mà chúng ta thấy cho nên chúng ta không lạc, chứ không khéo chúng ta cứ nhiếp hơi thở ra vô đây thì chúng ta lạc không đúng, đó là mình nương vào cái hơi thở chứ không phải là tu cái Tứ Niệm Xứ.

(10:34) Thì bắt đầu bây giờ từ đó khi mà mình tu lâu rồi thì cái hơi thở nó bắt đầu nó nhẹ xuống, thì cái sự tỉnh thức ở trên cái thân của mình càng lộ ra rõ. Nó tỉnh thức tức là nó định tĩnh ở trên đó, nó lộ ra thì cái hơi thở nó mất, nó chỉ còn cái quan sát nó định tĩnh trên thân nó không có cái gì mà lọt trên thân nó được hết đâu. Nghĩa là nó định tĩnh nó không có cái gì mà một cái niệm gì chen vô nó được hết. Cho nên ở đây chúng ta không ức chế mà chúng ta lại đạt được sức định tĩnh rất cao. Cho nên đức Phật xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mấy con. Tại sao đức Phật không nói luôn cho nó là bảy năm đi, mà còn bảy ngày làm gì.

Bởi vì mình Định Tĩnh được tức là không có niệm nào xen vô đó được mà bây giờ thí dụ như các con thấy đức Phật tu để mình ly dục ly ác pháp thì đức Phật chỉ mất 49 ngày.

Còn mình ở đây được hướng dẫn triển khai cái tri kiến xả nó rồi, lúc bấy giờ mình tu thì ít ra cái thời gian mình lại ngắn hơn Phật chứ. Thì trong kinh đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng thì đức Phật một tháng mười chín ngày, bốn mươi chín ngày . Còn ít ra mấy con được hướng dẫn, được kĩ lưỡng từ cái tri kiến cho đến mấy con được huân tập quá nhiều quá hiểu biết rồi, cho nên vì vậy khi mà ngồi quan sát tập tỉnh thức ở trên cái thân của mấy con. Bây giờ mấy con tập tỉnh thức nhiều khi mấy con, Thầy nói thật sự ra mấy con ngồi chừng khoảng 1 phút 2 phút thì mấy con còn tỉnh trên đó, còn thấy được rồi lát nó quên. Nó mắc chạy đi chơi đâu rồi đó cái nó quên. Nó quên thì mới có cái niệm xẹt vô chứ.

(12:07) Do đó cái chỗ mấy con bị quên tới quên lui đó cho nên không còn quan sát, tức là không còn quán thân chứ còn luôn biết lúc nào mấy con cũng quán thân như thế này thì ông nội có niệm nào mà vào được, Thầy nói vô không được.

Mà khi mà quán mới đầu nó tỉnh thức thì nó còn niệm nó xẹt vô nhưng mà tỉnh thức nó xẹt vô …​ nhiều khi mấy con thấy cái niệm chen vào mà không biết cái gì nữa chứ tại vì nó tỉnh thức ở đây. Mà nó định tĩnh rồi thì nó làm sao nó vô được mấy con, nó như tường đồng vách sắt, nó khít như thế này nè.

Nó Định Tĩnh cái mức nó bám trên thân nó, cái sức định tĩnh, cái sức biết về cái thân nó chặt như là tường đồng vách sắt. Mà nếu mà kéo dài cái thời gian nó như vậy thì mấy con thấy cái chơn lý mấy con được bảo vệ, cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của Thân Thọ Tâm Pháp của mấy con không bị chướng ngại, nó kéo dài chừng 12 tiếng đồng hồ thì mấy con thấy như thế nào.

Đức Phật nói bảy ngày chứ đâu phải là liên tục bảy ngày đâu, trong một ngày hai ngày nửa ngày là xong rồi. Mà nói bảy tháng đâu có nghĩa là trót lọt trong bảy tháng đâu nghĩa là có thể một tháng hoặc hai tháng, ba tháng mấy con cũng xong chứ đâu phải tới bảy tháng đâu.

Đức Phật nói đó là nói phòng ngừa thôi chứ thật ra không phải vậy, nếu mà mình tu mình biết cách mình tu, mình quan sát được bốn chỗ Thân Thọ Tâm Pháp rồi, lúc nào nó cũng Định Tĩnh trên đó rồi thì cái thời gian rất nhanh.

(13:23) Hiện giờ là mấy con quên tới quên lui, rồi cứ đi ra nói chuyện, rồi gặp ai cũng nói, rồi bữa nay ăn uống cũng chê cũng khen. Có đủ thứ như vậy cái tâm của mấy con đâu có chuyên nhất ở trong cái tỉnh thức đó. Nó tỉnh thức cái thân, nếu mà mình tỉnh thức ở thân thì giờ ăn cũng chẳng biết, chỉ biết cái thân thôi, đừng có biết cái khác thì làm sao mà có sự phân biệt cái này cái kia đâu. Cho nên trong cái sự tu tập ở đây thì con nói trong cái sự gần như mình luôn luôn lúc nào mình cũng ở trên Tứ Niệm Xứ. Mình xét ra, nó có nhiều kẽ hở xảy ra cái này cái kia ở trên thân chúng ta lắm, rồi đến giờ đi ăn thì quên đi, quên cái thân đi.

Đến giờ đi khất thực quên, cái giờ ngồi ăn quên thân mất đi, cứ lo ăn thì nó kẽ hở, nó không có miên mật như tường đồng vách sắt. Làm sao mà gọi bảy ngày bảy tháng bảy năm. Các con hiểu điều đó, nó phải miên mật, nó phải luôn luôn sít sao không có kẽ hở. Bây giờ Thầy đang ngồi tu, tu Tứ Niệm Xứ là nó không còn thời gian là giờ này tu giờ kia tu bởi vì lúc nào cũng tu hết cho nên khi đi khi đứng khi ngồi tu, khi giờ ăn cơm khi giờ đi tắm đều ở trên Tứ Niệm Xứ hết. Thầy bảo đảm mấy con sẽ chứng đạo rất nhanh. Đó là tu Tứ Niệm Xứ.

(14:38) "Khi tu Tứ Niệm Xứ con thấy tâm quay vô rất rõ".

Trưởng lão: thấy rõ tức là tỉnh thức ở trên thân con đó thì thấy rõ, đó là tốt rồi.

"Và gần thất con có một cháu bé thường ca hát những bài hát gợi tình lục dục ở ngoài đời, con không tác ý tâm quay vô mà tâm vẫn quay vô, không dao động. Con đóng chặt thất để phòng hộ sáu căn và tu bốn oai nghi trên Tứ Niệm Xứ suốt ngày tâm quay vô, theo dõi tâm thì con thấy có một vài niệm thiện xẹt vào, niệm không làm con phiền não tức là trong quá trình tu tập suốt mười hai tiếng tâm còn khởi lên vài niệm không làm mình buồn phiền. Vậy nếu con ôm một pháp Thân Hành Niệm tu tập xuyên suốt thì có sinh trạng thái của tưởng lực không?

Trưởng lão: Chưa, con chưa hoàn tất đâu, nghĩa là coi như là trong cái vấn đề mà con trình bày cho Thầy thì con còn kẽ hở rất nhiều. Tại sao Thầy biết kẽ hở, khi đi kinh con còn kẽ hở, khi mà đi khất thực còn kẽ hở, khi mấy con thay đổi cái oai nghi là kẽ hở ở trong đó. Mấy con chưa có ôm chặt cái Tứ Niệm Xứ mà quan sát bốn chỗ Thân Thọ Tâm Pháp cho nên bây giờ con ôm nó thì pháp Thân Hành Niệm mà tu thì con sẽ bị cái tưởng thôi. Bởi vì khi nào tâm mình mà mình miên mật suốt mười hai tiếng đồng hồ mà nó không có một niệm nào hết xẹt ra xẹt vô, còn nó còn xẹt ra xẹt vô thì là niệm thiện chứ không niệm ác.

(16:15) Niệm thiện là niệm như thế nào? Niệm thiện là niệm không ở trong Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Còn niệm ác thì nó nằm ở trong Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Cho nên niệm thiện bây giờ nhớ lời Thầy dạy cái gì đó, đó là niệm thiện nhưng còn niệm thiện nó nằm ở trong bất động tâm chứ chưa phải cái chỗ sung mãn Tứ Niệm Xứ, con hiểu chưa? Mà chưa sung mãn Tứ Niệm Xứ thì con chưa nên vội ôm pháp Thân Hành Niệm tu tập vì chưa sung mãn Tứ Niệm Xứ tức là tâm con còn lậu hoặc chưa hết, mà chưa hết ôm Tứ Niệm Xứ thì có tưởng.

Nhớ kĩ phải tu tập miên mật hơn là từ cái ngồi ăn mà vẫn quan sát được thân. Khó lắm mấy con, nhai ăn rồi bắt đầu nghe ngon nghe dở nghe mặn nghe lạt nghe cay nghe bùi, nó dẫn dắt mình theo cái dục chứ không phải không đâu. Khó lắm chứ không phải dễ đâu cho nên nó quên đi.

Bây giờ mấy con thử như thế này đi thì mấy con biết liền, biết liền coi cái tâm mình nó còn ở trên Tứ Niệm Xứ hay không? Ăn cái ớt cho cay thiệt cay thử coi nó đổ nước mắt ra thử coi nó quên cái thân hay nó còn nhớ cái thân. Đó là cách thức bởi vì cái vị giác của chúng ta nó sẽ mạnh lắm đó, rồi ăn một miếng đường hay cái gì đó mà luôn luôn nhớ đến thành ra nó không còn thấy ngọt thấy ngào gì nữa hết, nó không còn thấy mặn thấy lạc, không còn thấy cay thấy đắng thì lúc bây giờ nó mới quan sát nó mới định tĩnh ở trên đó. Chứ nó định tĩnh ở trên đó mà nó còn quay ra nó thấy cay nè, nó thấy bữa nay nấu chè sao mà lạt quá, rồi bữa nay nấu ba cái chè đậu, hạt sen mà sao sượng hoặc là sống đây nữa. Nó biết hết trơn hết trọi như vậy thì nó chưa có định tĩnh trên thân nó đâu, nó còn nhảy ra nó phóng dật đó mấy con.

(18:05) Cho nên mấy con nghe đức Phật nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật” mà không phóng dật thì tâm nó ở đâu mấy con biết không? Thì nó ở trên Thân Thọ Tâm Pháp chứ ở đâu. Cái mục đích của tâm chúng ta ở trên đó, cho nên vì vậy nó ở trên đó nó không phóng dật ra ngoài, mà nó không phóng dật ra ngoài tức là chúng ta thành đạo chứ gì. Mà bây giờ ăn nó quên rồi, nó phóng ra theo ăn chứ còn gì nữa mà quên. Thật sự ra nó phóng theo nào là cơm nào là nước tương, bữa nay mà đi xin ăn không có nước tương là nghe nó bực quá rồi, thôi để vô cô Út xin miếng muối chứ gì. Thì cái đó là mấy con chạy theo dục ăn hết rồi. Cho nên trong cái tu tập mấy con sáng suốt mấy con nhận định được cái tâm mình rất rõ, nhận định được cái tâm của mình nó đang ở trong Tứ Niệm Xứ hay là nó đang quay ra.

Sắp sửa đến lớp Tư Duy rồi Thầy sẽ chuẩn bị cho mấy con về cái tâm đó đó. Nghĩa là từ khi đi khất thực cho đến giờ tu cho đến giờ xả cho đến giờ đi tắm giặt, tất cả mọi cái đều ở trong Tứ Niệm Xứ, phải tập liên tục, tập chừng nào mà cho thuần phục được cái quan sát Tứ Niệm Xứ này tức là tập cho tâm đừng có phóng dật đó. Luôn luôn ở trên cái thân của mấy con đó, lúc bấy giờ đó mấy con mới đến cái giai đoạn nhiếp phục tham ưu. Cái giai đoạn đầu tiên của Tứ Niệm Xứ là quán thân, các con thấy chưa quán thân trước, tập quán thân cho quen. Chứ giờ quán thân, ngồi tôi ngồi tôi quán thân mà tới chừng tôi xả ra nó quên quán thân rồi thì như vậy là làm sao? Tu chừng nào cho nó xong đây, mấy con thấy. Cho nên vì vậy mà phải tu cho đúng cách, tới đây rồi Thầy sẽ dạy cho đúng cách.

2. THÍCH TU

(19:43) "Khi tâm khởi lên một vài niệm thiện, niệm này làm cho con rất là ham thích tu, có khi muốn thức cả đêm để tu tập, đó cũng là chướng ngại pháp của tâm mình không thưa Thầy?"

Trưởng lão: Các con sẽ đọc cái đoạn kinh ở trong kinh này mà Thầy Từ Quang đã chép. Ngài A Na Luật tu mà thấy mình có Tam Minh nghĩa là mấy con đọc ở trong cái bài này thì mấy con sẽ thấy rất rõ đó là cái ngã mạn, thấy mình chưa có vô lậu thì đó là trạo hối. Tất cả những cái này đều là còn cho nên ông phải dừng cái này lại hết. Ông ngồi tu mà kiểu này thì không được. Thì mấy con thấy đây tôi còn thấy pháp thiện, tôi tu tôi thích thì mấy con bị ngã mạn rồi. Các con hiểu không? Mình thấy thích mình bị ngã mạn rồi cho nên ông Xá Lợi Phất ông chỉ thẳng “Ông phải dừng cái này lại chứ ông không dừng thì ông không bao giờ được”. Do đó ông kia nghe lời, ông dừng lại hết cho nên nó bất động, không còn khởi thích không còn nghĩ gì.

Thọ lạc thọ khổ thọ bất lạc bất khổ thì không được mấy con. Cho nên ở đây mình thấy tôi thích tu quá, coi chừng đó là ngã mạn. Thấy biết được những cái này cho nên cái bài của Từ Quang dựa vào kinh sách Phật răn chúng ta từng chút trên cái phương pháp tu Tứ Niệm Xứ mà muốn xả một cái gì thì phải ở trên Tứ Niệm Xứ mà xả, ở trong bài này nói rất rõ cho nên Thầy chịu khó Thầy phô-tô cho mấy con đọc cái đó để mấy con nghiên cứu kĩ trên cái con đường tu tập mà sắp sửa tới đây mấy con sẽ tu Tứ Niệm Xứ.

(21:35) À, con hỏi Thầy: "Đó là có phải chướng ngại pháp của tâm mình không thưa Thầy?"

Đó là chướng ngại pháp, nó không thanh tịnh, nó không có làm cho tâm mình không phóng dật, nó phóng ra đó, nó phóng mà chạy theo dục đó, dục lậu đó tức là nó ham nó thích tu, nó làm cho mình ham thích tu đó thì đó là mình bị phóng dật. Phóng dật ở trong cái dục lậu rồi. Coi như phải dừng hết mấy con, phải dừng hết. Đọc lại cái bài đó rồi con thấy ông Xá Lợi Phất dạy ông A Na Luật một cách rất cụ thể rõ ràng.

3. DUYÊN GIÁC - THINH VĂN

(22:20) Trưởng lão: À bây giờ Thầy sẽ giảng tiếp cái chỗ câu hỏi này: "Kính bạch Thầy, xin Thầy giảng luôn Nhị thừa là Duyên Giác tức là đường đi của mười hai nhân duyên cho chúng con được thấu suốt và sự sai khác của Nhị thừa."

Cái người mà tu Thinh Văn Thừa, tu Duyên Gác thừa, đây là hoàn toàn tu theo Tiểu thừa hết, nghĩa là tu hai cái pháp này tu theo Tiểu thừa. Một người mà đã ngộ mời hai nhân duyên mà tu…​ thì người đó sẽ tu ngay vào cái chỗ mà Lục Nhập, cái duyên Lục Nhập tu ngay vào chỗ đó để khi nó không còn tham ái, tức là hai bên nó xúc chạm nhau thì nó sẽ sanh ái, nó sẽ sanh thọ, nó cảm thọ, cảm thọ thì nó mới sanh ái, ái nó mới có hữu thủ. Do cái chỗ đó chúng ta bẻ gãy ngay cho nên cái người tu, bây giờ đó cái cảm thọ, thọ lạc đó thì chúng ta thích lắm cho nên chúng ta cũng bị.

Mà nếu cái người tu tập Duyên Giác mà ngay cái cảm thọ, ngay mà xúc chạm lục nhập. Lục nhập nó chạm vô vào nhau mà nó sanh ra thọ thì cái thọ khổ chúng ta quá sợ, cho nên vì vậy mà trong khi đó mấy con có đủ gan dạ mà khi mấy con chưa biết pháp Thinh Văn. Pháp Thinh Văn là mấy con phải tu Định Niệm Hơi Thở, tu cách thức đẩy lui bệnh, phải không? Mấy con chưa biết, mấy con nhào vô mấy con tu mười hai nhân duyên rồi ngay khi cảm thọ nó đau thì mấy con thì mấy con lấy pháp nào mấy con đỡ…​ hay căng mình ra mà chịu.

(24:07) Mấy con thấy mình đủ sức tu Thinh Văn chưa, nếu mà đủ sức tu Duyên Giác chưa? Mà nếu đủ sức tu Duyên Giác thì cái người đó rất là gan dạ. Bây giờ cơn thọ đau nào đó thọ sừng sững thân, chẳng sợ gì hết, cho mày làm gì làm thọ khổ không sợ mà thọ lạc cũng không ham, thọ bất lạc bất khổ cũng không ăn nhằm gì hết cho mày làm gì đó làm. Người ta vẫn giữ thẳng băng thế này. Giới luật thì rất nghiêm chỉnh rồi đó, khỏi nói rồi. Người mà tu Duyên Giác thì giới luật không hề vi phạm rồi.

Do cái tu tập ở chỗ bẻ gãy cái chỗ Lục Nhập đó, nó không còn tăng cái cảm thọ mà cảm thọ không tác động được, ái không còn mà ái không còn thì nó diệt ái là người ta đã chứng đạo tại chỗ đó. Nó bẻ gãy tất cả 12 nhân duyên là tại chỗ đó mà chúng ta chịu đựng nổi không, cho nên trong cái thời của chúng ta là phải tu vào Thinh Văn, cái Duyên Giác chúng ta tu không nổi đâu. Bởi vì cái duyên giác là những người độc giác người ta mới tu duyên giác.

Chẳng hạn bây giờ có Thầy dạy từng lớp, cách thức tu đẩy lui bệnh, biết hết thì đó là mấy con tu Thinh Văn chứ không phải tu Duyên Giác. Còn cái người mà người ta không biết cách thức đuổi bệnh như thế nào hết, tu như Thầy tu mù á nghĩa là đâu có biết, Hoà thượng Thanh Từ dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác” rồi nhiếp tâm vô cái định, còn Thầy thì tu đọc kinh sách Thầy cũng chả biết đẩy lui bệnh như thế nào, cũng chưa có ai dạy hết.

(25:46) Sau khi tu xong thì mới hiểu biết cho nên vì vậy mà Thầy chỉ biết đức Phật nói: "Tác ý một cái tướng khác của một tướng đó thôi thì cái tướng kia nó sẽ bị diệt đi", thì như vậy theo cái lời dạy đó thôi thì Thầy bây giờ thấy tâm mình còn tham sân si, có bao giờ nói bệnh mà tác ý cho nó hết bao giờ đâu nhưng mà mình hiểu theo kiểu của mình thì mình hiểu như vậy thôi.

Cho nên bây giờ cứ ngồi tác ý: "Tâm ly dục ly ác pháp", "tâm như cục đất ly dục ly ác pháp đi", có như vậy thôi hoặc là "tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền đi". Bắt chước theo ông Phật tác ý như vậy nhưng cứ ngày nào giờ nào cũng ngồi đó mà tác ý liên tục miên mật như vậy mà cuối cùng được chứ.

Các con thấy Thầy chỉ có tác ý như vậy thôi chứ có biết đẩy lui bệnh đâu, mà trong khi đó mình không biết như vậy mà còn những trận bệnh đau kinh khủng ghê gớm mà mình có biết pháp đẩy lui đâu, chết bỏ tao ngồi đây cho mày chết. Cũng bắt đầu tác ý: “Tâm ly dục ly ác pháp”, “tâm như cục đất, ly dục ly ác pháp đi, đau bệnh kệ mày, ngồi thẳng lưng lên". Không ngờ Thầy tu Duyên Giác, ngay cái chỗ cảm thọ đau mà sắp chết mà mình cứ sừng sững, mình không có ngại ngùng gì nó hết. Mà Thầy có biết tác ý đuổi nó đâu!

Còn bây giờ mấy con có bệnh mà bây giờ Thầy dạy mấy con nhiếp tâm vô hơi thở, nhiếp tâm vô cánh tay rồi tác ý đuổi bệnh, các con có phương pháp phải không? Còn Thầy có phương pháp không? Lúc bây giờ cái tác ý: "Tâm như cục đất ly tham ly hết đi" có nhiêu đó lặp đi lặp lại thôi chứ có đuổi bệnh đó đâu nhưng mà nó đau thì nó vẫn đau thì cứ gồng mình lên mà chịu nó, có phải ngay cái chỗ cảm thọ mà Thầy bẻ nó không? Nhưng mà qua cái trận đó kinh khủng mà Thầy chứng đạo. Cho nên Thầy nói một lần chết đi sống lại. Thầy tu quá trời mà Thầy tu như vậy.

(27:35) Còn bây giờ mấy con có đau hơi hơi mấy con tác ý mấy con nương vào hơi thở thì mấy con đẩy lui chướng ngại trên thân, tức là nhiếp phục tham ưu tức là Duyên Giác, à không phải tức là mấy con tu Thinh Văn rồi. Mấy con tu Tứ Niệm Xứ rồi, có phải không? Mấy con tác ý đuổi hơi nó im đi, còn Thầy có đuổi nó đâu cho nên nó cứ cắn Thầy hoài, nó cắn riết Thầy ngất Thầy xĩu Thầy chết. Định tĩnh nó đâu mất hết mà bây giờ chứng đạo luôn, cho nên chết đi rồi sống lại. Bởi vì mình đâu có pháp đuổi cho nên nó đau quá mình phải chết chứ sao. Chết mà không hay chút nào hết tại vì mình gan quá cho nên mình chết trong cái cảm thọ của mình, đau quá đau.

Các con biết mà khi mà cảm lạnh đó, trời ơi nó từ ở trong xương sống mình nó run ra chứ nó đâu phải ở ngoài lạnh vô đâu, mà nó lạnh ra như vậy. Mà con biết ngồi căng mình chịu cái cơn lạnh chứ mình đâu có biết làm sao đuổi, đâu có biết đuổi bệnh đâu. Còn bây giờ mấy con biết cách tức là mấy con tu theo Thinh Văn, còn Thầy tu theo Duyên Giác.

Thiệt, đúng là Độc Giác, Độc Giác là gan dạ thôi. Mà không biết pháp gì hết mà cứ ngồi chịu đựng thì chắc chắn có ông trời mới dám. Gan của mấy con chắc là phải chạy đi, nó nghĩ tùm lum ra nữa rồi nó đau kiểu này nó tiêu chắc phải uống thuốc để cho nó mạnh nó tu nữa, nó còn ham sống nó lí luận đủ thứ cho nên ở đây Thầy mà thắng được thật sự ra đó là những bậc Độc Giác, còn đức Phật mà khi sắp chứng đạo mấy con thấy ma vương nó tuốt gươm tuốt dao nó đâm nát Phật hết chứ nó để ông ngồi đó sao. Nhưng mà ông Phật cứ ngồi sừng sững đâu bị gì đâu chứ không phải sao. Các con thấy Thầy ngồi nó đau như vậy không phải là chướng tâm mình sao, có phải ma nó đâm mình không? Nó đau đứt ruột đứt gan mình. Kệ, chết bỏ. Cứ ngồi bất động nhưng mà nó đâm riết không được nó rút lui. Nhưng mà không ngờ khi mà nó đâm mình đến khi mình tắt thở mà mình vẫn không đầu hàng nó, cho nên nó bắt đầu thua, nó rút ra nó rút đi thì mình hết đau. Mình hết đau cái mình tỉnh lại thì chứng đạo luôn, có gì đâu chuyện đó dễ. Không, thật mà, Thầy nói thật, đó là kinh nghiệm bản thân của Thầy. Nó như vậy đó.

(29:47) Như vậy là muốn giảng về Duyên Giác, Thầy mới nói về Thầy đó mấy con, nói cách thức của Thầy. Còn mấy con dù sao đi nữa mấy con đau quá cũng có chỗ núp được rồi, núp vô hơi thở, núp vô cánh tay rồi tác ý đuổi bệnh. Thành ra nó cũng có cái chỗ đỡ cho mấy con. Đau mười phần chứ mấy con tác ý được nó cũng giảm xuống còn 5 phần chứ đâu có nhiều đâu cho nên mấy con còn tỉnh chứ chưa chết. Cho nên mấy con đỡ hơn Thầy nhiều. Ông Phật với Thầy giống nhau đó, ông cũng ghê gớm lắm ông có biết đâu.

Chừng mà ông có tu chứng rồi ông mới biết cách, sau khi vào Niết Bàn, khi mà ông đau gần muốn chết thì ông mới dùng sức tỉnh thức của ông rồi tinh cần, ông dùng cái sức tỉnh thức và tinh cần để tác ý chứ gì. Các con hiểu không? Cho nên tác ý bệnh hết, do đó mà ông lần lượt, ông mới đi đến ngay cái chỗ ngay cây Sala ông nhập Niết Bàn. Trên cái đường đi mà đức Phật để mà đi đến cái chỗ Niết Bàn đó. Đã chọn cái chỗ nhập Niết Bàn chứ đâu phải là nhập đại chỗ nào chết đâu.

Cho nên chọn về đó mà trên con đường đi bị bệnh đau như vậy nhưng mà đức Phật đã đuổi cái bệnh mình ra rồi đi đến nơi đến chốn hoàn toàn. Chứ không khéo bắt ông A Nan mà cõng Phật đi đến chỗ đó mới chết chứ. Mà ông Phật có bắt cõng đâu, có phải không? Ông đuổi bệnh được rồi ông đi, đi nó mạnh rồi thì đi như thường có gì đâu.

(31:15) Còn nếu mà mấy con tu chưa chứng cỡ mà đau vậy thì thôi là bây giờ tôi gần chết rồi, thôi ráng cõng cho tôi chết chỗ đó. Chắc ông A Nan phải kê vai cõng. Không thể nào mà trật. Còn cái này đức Phật tự đuổi bệnh rồi tự đi xin ăn con, không có hề hấn gì hết. Thầy nghĩ cuộc đời của Thầy thì làm được điều đó được, không có sao. Nhưng mà ngại mấy con bây giờ đó mấy con hỏi gì thì Duyên Giác và Thinh Văn thì theo Thầy thiết nghĩ tu Thinh Văn sướng hơn mấy con, tu Duyên Giác nghe đôm đốp nước mắt chịu không nổi. Thật sự mấy con tu Duyên Giác nó quá là cực khổ mà gan dạ chứ còn nếu mà…​

Mà bây giờ mấy con biết pháp rồi mấy con nói giờ không lẽ mình cắn răng mình cứ chịu đau mà không chịu tác ý bệnh lui sao, điên gì có thuốc không chịu uống, có phải không? Cho nên có phương pháp rồi thì đâu có ai mà ngồi đó chịu đau, bây giờ mấy con học Thinh Văn rồi mấy con đã biết pháp rồi, đây không lí nào mình ngồi mình cắn răng mình chịu đau như Thầy đâu, có phải không? Đâu có, tại vì không biết mới chịu chứ điên gì mà biết lại chịu.

Rốt cuộc rồi hai bên cái người nào cũng chứng quả A La Hán chứ bộ Thinh Văn chứng quả A La Hán thấp hả? Rồi Duyên Giác chứng quả A La Hán cao hả? Đâu có cao thấp chỗ đó. Ông nào vô lậu thì cũng vô lậu hết chứ có lẽ nào lậu còn ít lậu còn nhiều hay sao? Cái người vô lậu ít mà có người vô lậu nhiều thì cái chuyện đó nó không có đâu. Vô lậu là phải vô lậu sạch chứ đâu có nghĩa ít nhiều.

(32:46) Thì hôm nay mấy con hiểu thêm về cái phần có câu hỏi về Duyên Giác và Thinh Văn. Cái Nhị thừa thiền của Phật giáo nguyên thuỷ là có hai cái phần đó nhưng mà cái phần độc giác, cũng như đức Phật là cái phần độc giác, còn Thầy là bán Độc Giác tại vì còn đọc sách Phật, được hiểu một mớ cho nên nó bán. Còn mớ nó chưa hiểu. Còn bây giờ mấy con hiểu hết, thông suốt cái đường rồi đó thì mấy con mới gọi là Thinh Văn. Thinh Văn nghe hiểu thông suốt rồi tu đó là Thinh Văn. Còn Thầy mới được phân nửa, do cũng nương vào những cái pháp của Phật mới được phân nửa hiểu biết, còn phân nửa chưa hiểu biết thì nó bán Độc Giác chứ không phải Độc Giác hoàn toàn. Còn ông Phật thì hoàn toàn là Độc Giác cho nên một mình tự tu tự suy ngẫm ra những cái điều mình tu bởi vì bốn thiền của Bà La Môn thì nó là thiền ức chế tâm. Bốn thiền của Bà La Môn thời đó ức chế tâm. Còn bốn thiền của Phật do ly dục ly ác pháp mà ra. Thành ra cũng từ cái tên đó nhưng mà cách thức tu nó khác nó không giống nhau cho nên Bà Là Môn thì không chứng được đạo giải thoát mà đức Phật lại tu chứng đạo giải thoát.

Không phải trong thời đức Phật không có bốn thiền, trước Phật có bốn thiền nhưng mà thiền của ngoại đạo nó do nó tu ức chế tâm nó vào. Còn khi mà đức Phật tu thì đức Phật ly dục ly ác pháp nhập vào cái Sơ Thiền cho nên nó có khác nhau ở chỗ mà khi tu cái đó mà không được thì đức Phật mới bỏ cái pháp Bà La Môn mà đi vào cái chỗ truy tìm ra cái đường đi của mình. Còn Thầy thì nhờ nương vào cái pháp tác ý của Phật rồi bắt đầu nhờ đó mà Thầy tác ý đến phút cuối cùng Thầy cũng đạt được.

(34:37) Thì mấy con thấy trên con đường đi, thực sự ra thì nó cũng nhờ cái người trước một chút. Đức Phật thì cũng nhờ những cái pháp sai nhưng mà rút tỉa từ cái sai, bỏ ra, bỏ bớt ra những cái sai của nó ra, bỏ cái sai mà lấy cái đúng. Cho nên con thấy năm cái pháp của Bà La Môn thì đức Phật bỏ ba pháp còn lấy hai pháp là giới luật và trí tuệ. Cho nên mấy con thấy bỏ mà lấy hai tại vì bà la môn nó có trí tuệ và giới luật, do đó lấy hai bỏ ba.

Còn Thầy ở đây thì hoàn toàn chưa hiểu Phật nhưng mà lấy một phần của Phật mà bỏ bao nhiêu cái Đại thừa ra, không có xài Đại thừa trong lúc đó tu tập thì bây giờ đâu có dám chơi Đại thừa nữa. Mình nhiếp tâm vô Đại thừa nó không vọng tưởng thì nó sinh ra tưởng cho nên đâu có dám mà tu tập nó. Cho nên vì vậy mà ngồi chơi mà không dám khoanh chân nữa, khoanh chân nó lọt vô cái không niệm bởi vì mình tập không niệm nó quen rồi cho nên nó lọt vô trong đó nó rất khó. Vậy mà Thầy chỉ cần pháp tác ý để xả tâm mình mà thôi, rốt cuộc lại thành tựu. Các con thấy trong cái vấn đề nhiếp tâm thì được. Từ cái chỗ không biết đến cái chỗ mình biết và bây giờ thì mấy con rất là rõ ràng rồi, cái đường đi của mấy con nó rõ ràng.

4. XẢ TÂM TỪ LỚP CHÁNH KIẾN ĐẾN LỚP CHÁNH TƯ DUY

(35:52) Trưởng lão: Bây giờ còn lại, được thì Thầy kiểm tra coi thử coi có quan sát được cái Thân Thọ Tâm của mấy con không nữa. Ngày hôm qua, buổi sáng Thầy dạy cho chúng và buổi chiều thì Thầy kiểm tra bốn người. Thầy không cho nhiều, kiểm tra bốn người để xem xét coi trên thân quán thân như thế nào đúng, như thế nào sai. Coi quán được hay không. Từ lâu thì mấy con đã tu Tứ Niệm Xứ nhiều rồi nhưng mà Thầy xem xét lại coi cái kênh của con quán có đúng không. Đúng thì cho tu.

Vừa rồi có một vị thầy xin Thầy cho con ở lại lớp Chánh Kiến, Thầy nói bây giờ trên thân quán thân như thế nào? Thì vị thầy đó nói: "Những bài vở của con thì con làm chưa xong, con sợ tri kiến của con nó chưa đủ trong khi đó ngồi trên Tứ Niệm Xứ nó không đủ thì tức là nó không xả và vì vậy mà con xin Thầy cho con ở lại, con không có buồn gì đâu con ở lại tu học khoá sau cũng được, để con làm cho hết bài vở".

Thầy nói thôi bây giờ cứ ráng tu bởi vì lần lượt cố gắng ở trên cái phần tập tu của mình thì lần lượt cái gì làm bài chưa hết thì mình đọc lại các bài của những người khác thì cố gắng và Thầy sẽ in thêm nhiều bài, bài nào được đầy đủ thì Thầy sẽ in ra cho mấy con học và nghe để hiểu biết, để tích tập những cái hiểu biết đó để sau khi cái tâm mình có những cái niệm, nhờ cái hiểu biết đó nó xả.

Và đồng thời khi mình hiểu biết thì tự nhiên ở trên tâm mình tự nó xả rồi, nghĩa là từ lớp học Chánh Kiến cho tới hôm nay mấy con mà người nào mà được trọn vẹn hiểu biết và mấy con cũng có một số người cũng hiểu biết cũng chưa được trọn vẹn lắm nhưng mấy con xét qua thì hiện bây giờ cái tâm của mấy con tự nó xả nhiều cái dục tham, nhiều cái điều kiện dục sanh của mấy con, nhiều lắm ở trong đó, nó xả nhiều lắm chứ không phải ít.

(37:54) Đó là mấy con thấy cái giai đoạn mà mình tu về Chánh Kiến thôi mà bây giờ đó nó xả nhiều lắm, tự nó ở trong đó nó xả. Tức là mình chưa có phải tu tác ý thì xả đâu mà nó xả. Rồi cái lớp Chánh Tư Duy mấy con quan sát được cái thân của mấy con nó xả nhiều nữa, tự nó quan sát được là nó sẽ xả rồi chứ không phải đợi có cái niệm khởi ra rồi xả. Nghĩa là khi quan sát tâm nó không phóng dật, nó nhìn vào cái thân nó rồi thì tất cả những cái tham, sân, si tự nó xả xuống nữa. Nó xả như vậy cho nên bây giờ cái trạng thái thanh thản của mấy con nó sẽ kéo dài ra rồi cái thân của mấy con nó không còn mỏi mệt đau nhức nữa, nó tự nó xả ra.

Từng cái thân của mấy con bệnh đau đó mà mấy con tỉnh thức quan sát được ở trên cái thân của mấy con được rồi tất cả những cái bệnh đó nó cũng đẩy lui ra được, đẩy lui nó làm cho cái thân của mấy con mạnh khỏe hơn, các con hiểu chưa? Chứ nó không phải đợi tôi tác ý tôi đuổi bệnh nó mới hết, không phải đâu. Chỉ vì mấy con tỉnh thức là chướng ngại đó nó cũng bị đẩy lui ra, nó hay như vậy đó. Cái tri kiến mấy con đã hiểu thì tự nó xả cái tham, sân, si của mấy con ra nhiều đó, mấy con cứ ngẫm lại coi, cái hiểu biết của mấy con nó sẽ xả mấy con.

Cái Tâm Từ Tâm Bi của mấy con khi đọc lại những cái bài đó gợi những cái lòng thương yêu trước những chúng sanh mà đau khổ, hiện bây giờ đó tăng trưởng lên cái lòng thương yêu nó có tăng lên. Cái Tâm Từ, Tâm Bi mấy con có tăng lên nhiều chứ không phải là như hồi mấy con chưa hiểu đâu.

(39:35) Cho nên từ cái chỗ hiểu biết đó nó giúp cho mấy con xả cái tham, tăng cái lòng thương yêu, thiện pháp nó tăng dần lên rất nhiều ở trong bốn cái khoá học này và bây giờ đó trên cái lớp mà Tứ Niệm Xứ này, nó bắt buộc mấy con quay lại nhìn nó mà nhìn nó với một cách tự nhiên không bị ức chế đó thì nó xả tham, sân, si cũng rất nhiều. Nghĩa là mấy con khỏi cần phải xả niệm nhiều đâu, mà xả rất nhiều. Tự mà mấy con tu tập quán được thân thôi đã xả rất nhiều. Rồi đến cái giai đoạn cuối cùng để mà quét nó là nhiếp phục tham ưu. Nghĩa là mình tỉnh thức được rồi mình quán được thân tứ đại mình rồi. Bắt đầu bây giờ đó mình mới xả sạch cái ưu phiền chướng ngại trên đó, đi từng bước mà mấy con, các con hiểu chưa? Bây giờ mấy con quán thân chưa có được mà đòi xả nữa, thì mấy con lung tung hết rồi. Thân quán không được lại bắt đầu có niệm này kia lại vô là, lo mà mình đẩy lui mình quán nó động hết, nó còn cái gì đâu nữa.

Thí dụ như bây giờ các con nhìn cái thân con bắt đầu cái đầu nó đau nè thì buộc lòng mấy con phải ở trong hơi thở, nhiếp trong hơi thở, an trú trong hơi thở mà tác ý là tác ý cái bệnh chứ đâu tỉnh thức cái thân. Có phải mấy con gián đoạn khoảng đó không. Như vậy mấy con có quán cái thân mình nữa không?

Bây giờ ở trên pháp đẩy lui chướng chứ làm sao mà gọi là, mà bây giờ đẩy lui bệnh của mấy con, đẩy lui một giờ hai giờ mấy con mất cái thời gian tỉnh thức ở trên thân mấy con bao lâu không? Các con hiểu chỗ Thầy muốn nói gì không? Cho nên bây giờ thí dụ chẳng hạn bây giờ mấy con nếu mà mấy con đã ở trên sức tỉnh thức của nó thì cái thân của mấy con tự sung mãn, nó cũng ít bệnh đau, có bệnh nó cũng tự nó xả cái bệnh đó ra rồi. Còn bây giờ mấy con lát việc này lát việc kia lát việc nọ, kẽ hở mấy con tùm lum tà la ra mà không có bảo đảm được cái sự nhiếp tâm tỉnh thức ở trên cái thân của mấy con.

(41:32) Bắt đầu vô cái lớp này giờ nào mấy con cũng phải tỉnh thức ở trên thân. Cố gắng để mà tập tỉnh thức ở trên thân, khoan xả. Nghĩa là bây giờ trong cái giai đoạn này tập tỉnh thức cho nên nó có từng cái niệm từng cái gì đó là mấy con thiếu tỉnh thức cho nên nó mới có niệm. Do đó mấy con phải tập tỉnh thức trở lại thì nó sẽ không có niệm, có vậy thôi. Tập tỉnh thức cao chừng nào nó lại định tĩnh, mà định tĩnh thì nhu nhuyễn, dễ sử dụng thì nó đủ pháp rồi chứ gì, đó là cách thức như vậy.

Để rồi Thầy dạy tới đây cái lớp Chánh Kiến nó giúp cho tri kiến của mấy con nó xả cái tham, sân, si. Rồi cái lớp Chánh Tư Duy, vô Chánh Tư Duy thì nó Định Tĩnh trên cái thân của nó thì nó xả tham, sân, si một lần nữa, nó định tĩnh được là nó xả một lần nữa. Cho nên nó mới cái lớp Chánh Kiến thì mình tu tập bằng cái tri kiến của mình để xả cái tham, sân, si để cho cái hiện tiền của Tứ Niệm Xứ nó là cái chân lý nó lộ mặt ra.

Mà khi tu tập thêm một chút nữa thì mấy con ở cái lớp Chánh Tư Duy thì mấy con ở Tứ Niệm Xứ thì nó xả ra thêm một phần nữa thì lúc bây giờ mấy con thấy cái niệm nó đâu còn nữa đâu. Cái niệm mà xẹt ra xẹt vô thì nó không còn bởi vì mấy con tỉnh thức tâm nó không phóng dật thì làm sao nó có niệm được cho nên phải tập đúng mà tập không đúng thì ức chế là sai.

Bây giờ mấy con ức chế thì tưởng nó phải xuất hiện thì tưởng xuất hiện cũng là chướng ngại chứ nó làm sao nó bất động được. Các con hiểu không? Cho nên khi mà chúng ta tu đúng không bị ức chế thì luôn luôn nó thanh thản an lạc vô sự. Nó không có niệm gì xen vô được bởi vì nó tỉnh thức, các con thấy nó đi đến cái mức độ, như vậy là cái thời gian mấy con tỉnh thức được như vậy thì nó tới định tĩnh coi như mấy con xong rồi.

Tâm nó định tĩnh nhu nhuyễn dễ sử dụng là nó xong rồi thì bắt đầu mấy con đâu có phải cực khổ quán xét gì nhiều đâu. Mà nếu trong khi đó mấy con còn phải thấy niệm tới niệm lui nhiều là mấy con mất sức định tĩnh thì bắt buộc là do mấy con ở trên lớp Chánh Kiến còn thiếu, buộc lòng mấy con phải làm từng cái bài để trả từng cái niệm này thì bắt đầu mấy con mới suy tư mà suy tư thì nó lớp Chánh Kiến thì làm sao Chánh Tư Duy được. Chánh Tư Duy người ta định tĩnh để mà, do sức định tĩnh để mà người ta xả tâm của người ta, các con hiểu không?

(43:49) Còn bây giờ cái lớp Chánh Tư Duy…​ lớp Chánh Kiến á là chúng ta tư duy suy nghĩ để cái đầu óc chúng ta hiểu biết tất cả ác pháp, cái đúng cái sai để nó xả, đó là cái lớp Chánh Kiến. Còn Chánh Tư Duy là định tĩnh trên thân của chúng ta, mà định tĩnh nhiếp phục tham ưu của nó, con hiểu không? Mà tới cái giai đoạn mà chưa định tĩnh thì nó làm sao nó nhiếp phục được, mà chưa định tĩnh thì bắt đầu bây giờ mấy con mới lòi ra cái lớp của mình chưa lên được cái này. Bởi vì lên cái gì mà bây giờ niệm nó cứ xẹt ra xẹt vô rồi, thọ đau chỗ này chỗ kia, nó làm sao nó định tĩnh được nên buộc lòng mấy con phải làm những cái bài trở lại, coi chừng những cái niệm của mấy con.

Cũng ngồi trên cái lớp Chánh Tư Duy cho mấy con ngồi chứ sự thật ra mấy con đang ở cái lớp Chánh Kiến bởi vì mấy con phải làm cái bài có cái niệm nè, niệm ái kiết sử tại sao nó còn, thì do đó mấy con thấy nó chưa xả rồi, mà nếu nó chưa xả thì lấy cái đề tài đó niệm ái kiết sử này thì mấy con phải viết cái bài như thế nào để xả được cái niệm cho Thầy.

Rồi bắt đầu Thầy chịu khó Thầy đọc lại thì như vậy là trong lúc bây giờ ở trong lớp chúng ta còn được ba người, hai người Thầy đọc khoẻ quá, có ba bốn bài thì còn bao nhiêu nó đang tỉnh thức nó khỏi viết bài thì Thầy sướng chứ sao. Chứ để không, người nào cũng viết bài chắc là Thầy chết luôn chứ Thầy đọc hết nổi, đọc hết mờ con mắt mấy con, chứ không phải dễ đâu.

Đọc rồi mà đi ra, coi như đứng dậy mà nghỉ xả hơi, đi ra dòm trời không thấy cái gì, nó mờ mà như chữ nó nhả nhả nhả, nó làm như cái con gì quăn quăn, đi ra dòm ngoài trời mà thấy hàng chữ nhảy nhảy nhảy. Dùng cái đôi mắt của thầy, dùng đến cái lực như vậy là các con biết đọc nhiều quá. Thầy biết mấy con viết nhiều thì Thầy đọc nhiều, đến nỗi sử dụng con mắt mình mà trong khi đó như vậy, Thầy thấy chắc ngày nào chắc là Thầy cũng giống như ông A Na Luật, ông không thấy đường nữa chứ. Muốn thấy chắc phải dùng Tam Minh mới thấy.

(45:56) Cho nên vì vậy mà Thầy mong rằng trong cái lớp Chánh Tư Duy này Thầy sẽ khoẻ, Thầy sẽ khoẻ hơn tại vì cái lớp Chánh Tư Duy này thì mấy con cứ tập tỉnh thức thôi, chỉ còn xót một hai người mà cứ có niệm tới niệm lui này kia thì bắt buộc phải làm bài thôi thì trong 10 người chắc còn được 1-2 người làm bài, còn 8 người kia khỏi làm bài thì Thầy đỡ rồi, chừng 1-2 người Thầy khỏe rồi không có khó khăn.

Còn những người khác mà vào đây thì Thầy không thích nói cái lớp học của họ, tại sao mấy con biết không? Tại họ vô sau, họ bắt Thầy phải đọc cái bài nào là nhân quả thảo mộc, trời đất ơi chắc chết Thầy rồi. Nghĩa là cái lớp này đi qua rồi lo dạy cái lớp mới này mình nghỉ xả hơi chút. Cái này chưa có khai giảng lớp mới, mà bắt Thầy đọc bài của họ nữa thì thôi chết.

Các con biết bây giờ vừa là ở trên cái lớp học mà những người ở xa họ gửi bài qua mạng mà không chấm bài họ thì cũng tội, cho nên mình cũng phải chấm thì nó quá cực Thầy chứ đâu phải không, nhưng mà Thầy mong rằng để sách tấn cho chúng ta ở xa người ta học cũng được rồi.

Còn mấy con ở gần mà không ráng tu thì khó…​ Tới chừng cái lớp Chánh Tư Duy thì họ sao họ tu đây mấy con, ở xa thì họ làm sao tu. Ở lớp Chánh Kiến thì có thể làm bài vở gửi cho Thầy chấm được rồi nhưng mà tới cái lớp Chánh Tư Duy thì làm sao, nghĩa là Thầy sẽ trực tiếp hướng dẫn cho mấy con. Rồi Thầy còn phải…​ coi như là cho giờ giấc mấy con tới giờ nào giờ nào, rồi tăng giờ lên như thế nào?

Lần lượt cho mấy con nối tiếp thời gian dài ra không còn ngủ để mấy con hoàn toàn đạt được đạo giải thoát chứ. Lúc bây giờ người nào mà nói nhức đầu thì Thầy cho đi về liền tức khắc chứ Thầy đâu có cho ở đây mà Thầy mắc công trị bệnh. Con nhức đầu thì về nghỉ đi chứ ở đây tu không có diệt nổi đâu để cho người ta không nhức đầu người ta tu. Tới cái lớp này, một mấy con chết, hai mà mấy con nói than bệnh là Thầy cho về đó.

Ở đây chết là chết chứ không có bệnh, vô cái lớp Chánh Tư Duy này là phải tu tập hẳn hòi mà nếu mà mấy con thấy mấy con, mà cái kiểu mấy con mà bị bệnh thì Thầy xem xét kĩ bị bệnh do ức chế tâm là đi về chứ còn ở đây là ức chế tâm mai mốt điên loạn, người ta nói Thầy dạy điên hết cả đám mang tiếng chung cho nữa.

Cho nên cái người nào được thì để ở tu cái lớp Chánh Tư Duy đến rốt ráo cuối cùng cho đến cái lớp Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp. Còn nếu mà không được thì chặn mấy con ở lớp Chánh Tư Duy này thôi, ở Chánh Kiến này thôi còn ở đó mà quán, càng quán càng sâu càng xả chứ lên nữa không được. Đó thì mấy con chuẩn bị hen.

5. DIỆT TRỪ BẢN NGÃ

(48:45) Bây giờ Thầy trả lời tiếp của câu hỏi này, của cô Nghiệm hỏi.

Câu thứ nhất: "Con cúi xin Thầy chỉ dạy cho con biết tu tập và sự tu tập. Cái câu thứ nhất của con đó tu tập con hiểu khi đã thông hiểu giáo pháp của Phật, biết được bản ngã của con phải có biện pháp diệt trừ bản ngã đó không?"

Rồi tất cả những cái pháp của Phật mà hiện giờ con tu như bây giờ Thầy nói bước vô tu con ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện như Tứ Chánh Cần chẳng hạn, rồi Tứ Niệm Xứ. Tất cả những cái pháp đó đều là pháp diệt ngã nhưng mà diệt cái ngã ác pháp chứ không phải diệt cái ngã thiện pháp cho nên ở đây con nói như thế này: "Tu tập con hiểu khi đã hiểu giáo pháp của Phật, biết được bản ngã của con phải có biện pháp diệt trừ bản ngã đó ngay".

Diệt trừ cái ngã nó ngay thì không có diệt trừ được đâu mà phải đi từng pháp, hàng ngày diệt từng cái ăn cái ngủ, đó là cái giới luật của Phật mà, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm những lỗi nhỏ, đó là diệt bản ngã con rồi diệt từng cái tham diệt từng cái tâm sân tâm phiền não, diệt từng cái tâm ham muốn nhỏ nhặt cái này cái kia đó là diệt bản ngã. Tất cả những cái đó đều là diệt bản ngã chứ không có gì hết. Đó là hiểu được Phật pháp nhưng mà phải tu tập chứ không phải hiểu là nó diệt bản ngã được, phải có biện pháp. Nó không có biện pháp nào nữa hết mà nó có pháp. Nó có pháp chứ còn mình không có thêm biện pháp nào nữa hết. Ý con nói phải như vậy không? Nó không có biện pháp nào hết mà nó là pháp tu để mình diệt ngã.

6. THẤU SUỐT ĐỂ XẢ NIỆM DỤC

(50:38) Trưởng lão đọc câu hỏi tu sinh: "Sự tu tập khi biết được đặc tính của từng giới hành kết hợp với đặc tướng của con để tu hành cụ thể khi có niệm khởi hoặc không có niệm khởi đều suy nghĩ kĩ hay đặc tướng của giới hành. Ví dụ con thèm ăn đường lúc đó con tỉnh giác tác ý liền "tham ăn đường là tính xấu ác, nhất định nhiếp phục tính tham ăn" từ đó con nhất định không ăn gọi là sự tu tập có đúng không?"

Đúng, đó là cái pháp tu tập thí dụ như con thích ăn đường, con ngăn chặn lại: "Ăn đường là ác pháp, ăn đường là còn dục, còn tham ăn", như vậy con ngăn chặn con không làm theo nó tức là con ly. Nhưng mà trong cái sự tham ăn đó là do nó còn cái niệm tham ăn, đó là cái tri kiến hiểu về thực phẩm bất tịnh con còn ít lắm. Khi mà hiểu về thực phẩm bất tịnh khi nó khởi muốn ăn đường thì ngay đó nó thấy đường là một chất bất tịnh. Từ cái đống phân kia mà cây mía nó ăn vô nó mới thành ra chất đường đó, cho nên vì vậy mà cái đống phân bất tịnh dơ đó nếu mà cây mía đó trồng ngay cái thân người ta mà chết thì nó hút cái chất thân người ta chết nó sẽ lên nuôi cái thân mía, cho nên về cái ăn mà nó còn thích, thí dụ như vậy đó, thì con thấy được bất tịnh ngay liền bởi vì con đang học cái bài đó rồi. Cái bài đó ngăn chặn cái tâm tham ăn của mình, con khỏi cần phải tác ý.

Hồi đó thì mình chưa có thấu suốt, không có thông suốt được cái thực phẩm bất tịnh cho nên vì vậy mà khi tham ăn mình ngăn chặn nó chứ sự thật ra mình chưa có thông suốt được cái thực phẩm bất tịnh cho nên mình ngăn chặn nó thì có cái ức chế cái tâm tham ăn của mình. Cho nên vì vậy lúc sau mình bảo nó vậy nó thấy đường nó thèm, nó chưa có hết. Thầy nói thật mà mấy con, còn khi mà mình quán được thực phẩm bất tịnh rồi thì cái gì món ăn nào nó khởi thèm ra thì ngay đó trong đầu nó nói: "Món ăn bất tịnh mày đừng có ham", đó là nó chưa có thấu suốt được cái lý bất tịnh, chưa có thấm nhuần được cái lý bất tịnh. Thấm nhuần cái lý bất tịnh là nó hết muốn ăn rồi, nó không có thèm cái gì nữa đâu.

(53:14) Nghĩa là từ cái lớp Chánh Kiến nó đã xả hết những cái tham ăn tầm bậy tầm bạ của chúng ta. Mà cái bài quán thực phẩm bất tịnh, mấy con chưa thông suốt cho nên nó còn những cái như vậy. Cho nên nếu mà thông suốt được bây giờ Thầy nói các pháp vô thường mà các con thông suốt rồi, bây giờ đem của cải tài sản quần áo vòng vàng tiền bạc đem cho hết, không ham đâu. Các pháp vô thường không có gì tôi mang theo được hết đâu. Đừng có cho mà để chật trong thất tôi mất công, kiến rồi này kia rồi đủ thứ thôi dẹp đi. Giờ tôi ở trong thất ba y một bát thôi tôi không có ham nữa. Tôi thông suốt các pháp vô thường, thân tôi cũng vô thường có gì mà tôi giữ có được đâu mà cứ mang đến cho tôi như thế này chắc chết tôi rồi tôi quán thân bất tịnh, quán thực phẩm bất tịnh mà đem cái đồ ăn này vô, nào sữa nào bơ trời đất ơi. Cái đó bất tịnh gần chết mà mang vô đây cho tôi tôi thấy tôi bắt gớm nó rồi bà con mang đi ra giùm.

Hễ mà đi đâu một vòng đi xa xa cái đem về nào là mua trái cây này kia, ở đời người ta không thấy bất tịnh người ta biếu nhau mình đã thấy bất tịnh mà còn đi biếu nhau là biếu làm sao đây. Cái đồ bẩn thỉu mà đem cho người ta. Thôi bây giờ Thầy nói bây giờ, mấy con gói một gói phân đi, nó hôi thúi, con xách cho người ta đi rồi người ta nhận không? Chắc chắn mấy con cho cái kiểu ai mà nhận. Thì bây giờ bánh trái, trái cây nó đều hôi thúi như vậy thì thử hỏi mấy con đã hiểu rồi mấy con xách mấy con biếu người ta. Nội đây mình đã hiểu rồi, xách biếu như vậy mà bảo người ta không từ chối mà từ chối thì giận, nói đây nó làm lẽ nó không chịu.

(54:57) Thật sự ra trong sự tu tập của mình rồi thì bắt đầu bây giờ nó không còn yếu nữa mấy con. Bây giờ mấy con nghe những cái phim người ta vắt sữa bò, con bò nó chịu đau đến cái mức độ nó quỵ xuống như vậy để lấy sữa mình còn nỡ lòng nào uống ly sữa mấy con, không uống nổi, có phải không mấy con. Tại sao bây giờ mấy người hiểu rồi mấy người đem sữa biếu tôi, biếu cái đau khổ cho tôi nuốt cái này vô được à, đi đi đi, đừng có để ở đây, có phải không mấy con. Đó là cách thức chúng ta tu tập thấm nhuần được cái lý.

Cái Tâm Từ Bi của chúng ta không thể nào ăn uống mà không có sự đau khổ trong đó mà chúng ta nuốt được, tại sao chúng ta không thấm nhuần cái lý này mà chúng ta làm theo kiểu thế gian, người thế gian người ta vô minh người ta không có hiểu, người ta mới biếu xén với nhau những cái đồ quý đồ này kia, còn chúng ta là những người hiểu rồi thì chúng ta còn thích thú gì nữa. Biết các pháp vô thường, có cái gì thường đâu mà chúng ta ham, nay đem món này mai đem món kia. Bữa nay cái máy nó hay lắm, trời ơi các pháp vô thường tôi không có ham máy gì hết đâu.

Bây giờ ngồi đây mà tỉnh thức cái thân tôi tỉnh thức chưa nổi thì ở đó máy, nó lôi nghe những cái giọng của thầy thuyết giảng chắc tôi chết luôn với cái giọng đó đó. Tôi có tỉnh thức có được đâu hay là tôi tỉnh thức ở trong bài giảng của Thầy. Tôi nghe ở đây để rồi tôi tu chứ không phải tôi nghe rồi tôi cứ nghe hoài. Tôi cứ nghe hoài đây chắc nó thành nhạc mất rồi, còn Thầy thành ca sĩ mất để mấy con nghe nhạc, có đúng không?

(56:35) Bởi vì Thầy nói tu làm sao cho đúng còn nếu mà như thế này biết chừng nào cho xong mấy con. Do đó cái chỗ mà mấy con hiểu, cái Chánh Kiến mà mấy con hiểu. Cho nên Thầy nói khi mấy con thông suốt được cái lớp Chánh Kiến mấy con rồi, những cái pháp Thầy cho rồi thì tất cả những tham dục của mấy con nó đều xả ra hết, nó không còn nữa mấy con. Tại vì mình chưa hiểu chứ mình hiểu, thật hiểu, hiểu nó thấm nhuần thì ăn nó cũng không thèm, vật chất nó cũng không ham, cái gì nó cũng không ham.

Nó biết rõ ràng nó biết như thật, nó còn cái gì nó ham nữa mấy con, ai cho gì nó cũng không thèm mà nó cũng không sợ mích lòng gì hết đâu, từ chối thẳng: "Cái này không được đâu, tôi thấy nó bất tịnh tôi không dám ăn nữa đâu, cam quýt này để ba bữa nó chín rục ông nội tôi nuốt cũng không vô, nó hôi mà nó thúi nó này kia đủ thứ, còn tươi tốt thì nó thèm chứ nó hết tươi tốt nó là đồ bất tịnh không".

Cho nên từ cái tu mà được thấm nhuần được cái lớp Chánh Kiến rồi qua cái lớp Chánh Tư Duy rất là nhẹ nhàng, mấy con quay vô mấy con nhìn, tại vì mấy con lớp Chánh Kiến chưa đủ, nó chưa đủ thấu suốt được cái lý, cái lý của Phật pháp, cái lý như thật của các pháp cho nên nó còn cái dục cho nên mấy con cứ ngồi đây cái niệm này khởi niệm kia khởi ra, còn ham cái gì nữa mà khởi, nó ly rồi, nó chán quá rồi. Mấy con ngồi đây mà còn nhớ ăn nhớ uống là nó chưa có chán tức là thực phẩm nó còn tịnh, nó còn thanh tịnh nó còn ngon chứ còn người ta chán rồi ông nội nó cũng không khởi nghĩ thèm nữa. Bởi vì mấy con hết ham rồi thì cái niệm nó không còn trong đầu mấy con được.

(58:20) Vì vậy Thầy nói nếu mà tu đúng từ ngay cái lớp Chánh Kiến, đã Chánh Kiến thì còn tà kiến nữa đâu. Mà không còn tà kiến thì cái niệm gì ở trong đầu gọi là tà kiến ở trỏng, các con hiểu chưa? Cho nên chịu khó làm mấy cái bài này cho nó thông suốt, một lần chưa thông suốt hai lần, bốn lần, năm lần, mười lần, trăm lần, ngàn lần. Một ngàn lần không thông suốt…​ nó thấm nhuần ở trong tâm của mấy con ghê gớm lắm. Cho nên vì vậy mà cái lòng tham đắm nó hết, nó không còn nữa, các con hiểu chưa?

Cho nên lẽ ra thì mấy con phải học cái lớp Chánh Kiến này một năm nhưng mà nó mới bốn tháng mà Thầy cho vội quá, lẽ ra một năm chắc Thầy chết mất. Tại sao? Tại vì nội chấm bài mấy con không nửa năm Thầy đã mù mắt rồi. Như Thầy nói cái vấn đề đó mấy con cứ nghĩ đi suốt đêm ngày cứ đọc, bật đèn lên đọc rồi ban ngày cũng đọc, đọc để chép bài vở mấy con viết như thế này mà Thầy không đọc thì làm sao đọc cho hết. Trời đất ơi, nó đọc như cái tủ sách, cả một tủ sách, đọc cái bài này rồi đến cái bài kia, đọc bài kia bài nọ thì ngày nào cũng có ý đó thôi nhưng mà phải đọc hết chứ không lẽ bỏ thì sao Thầy biết ở trong đó nói sao. Phải đọc hết, đọc hết rồi bắt đầu đầu óc mình phải theo dõi cái đọc đó rồi con mắt phải làm việc nhìn. Các con biết mấy con viết bài mấy con cảm thấy mệt nhọc mà Thầy đọc còn mệt nhọc hơn bởi vì sáu mươi người thì sáu mươi cái bài mà bài nào bài nấy cứ trăm trang trăm trang không thì mấy con đọc trời ơi, đọc tới như cái thư viện.

(01:00:03) Cho nên mấy con biết là Thầy muốn cho mấy con mau một chút nhưng mấy con phải thấm nhuần. Lẽ ra nếu là sức khoẻ Thầy còn cỡ chừng bốn mươi tuổi, năm mươi tuổi thôi thì Thầy mở cái lớp này chắc Thầy khoẻ lắm bởi vì sức khoẻ nó còn. Còn bây giờ đó Thầy sử dụng sức khoẻ Thầy nhiều như vậy thì nó hao ghê gớm lắm, tuổi thì yếu mà sử dụng như vậy thì nó quá sức, con mắt Thầy làm việc cho nên bây giờ lúc nào Thầy nhìn ra ngoài trời là có mây trắng hết, ở dưới mặt đất cũng có mây trắng mà nhìn ở trên cũng có mây trắng. Nó có cái vệt mây nó mờ vậy nó làm như con mắt của mình nó không trong nữa được, làm việc nhiều.

Nhưng mà điều kiện nó không sao đâu, Thầy chỉ chịu khó ngồi lại, sử dụng con mắt mình lại, móc con mắt này bỏ lấy ve chai gắn vô thì nó trong lại, Thầy có cách thức làm. Nhưng bây giờ mình cứ xài đỡ đi, xài đỡ chừng nào nó yếu rồi mình gắn lại cái đôi mắt mới nhưng mà ráng mấy con, ráng tu tập.

7. NIỆM KHỞI TRONG TU TẬP TỨ NIỆM XỨ

(01:01:12) Trưởng lão: Hôm nay thì những cái điều mấy con hỏi Thầy, Thầy sẽ trả lời và câu thứ hai: "Khi tu tập Tứ Niệm Xứ có niệm khởi cũng tốt, không có niệm khởi cũng tốt, theo con nghĩ có niệm khởi cũng tốt, không niệm khởi cũng tốt".

Đúng vậy, đối với Tứ Niệm Xứ thì không ức chế nó con, nó có cũng vậy mà không có cũng vậy. Nhưng sự thật ra mình tỉnh thức thì không có niệm, tại vì mình thiếu tỉnh thức con nó mới có niệm xen vô được. Mình tỉnh thức tức là luôn luôn lúc nào cũng tỉnh thức ở đây nhưng mà tỉnh thức đến mức độ định tĩnh thì làm sao có niệm được. Con tỉnh thức thì nó xẹt vô là con biết cái niệm gì, nó có xẹt đó tức là con tỉnh thức đó mà con không tỉnh thức thì nó xẹt ra nó lộ cái hình nó ra, bây giờ nó thèm ăn nó muốn ăn đường đây hoặc là nó muốn cái gì đó, nó khởi ra rõ, còn khi nó xẹt qua tức là mất tỉnh thức ở trên đó mà các niệm khác nó vô.

Một thời gian sau thì có niệm hay không niệm nó không quan trọng mà mình tập mình quan sát được tâm kĩ lưởng hẳn hòi thì không có niệm vô nữa. Mà cái lớp Chánh Kiến nó đã ngăn diệt rất nhiều cái niệm đó rồi, cái lớp Chánh Kiến xả hết các niệm đó rồi, mà luôn cả khi nó xả như vậy cái thân của mấy con không bị dục, nó không bị các niệm ác cho nên cái thân của con nó khoẻ mạnh hơn cái người chưa tu Tứ Niệm Xứ. Cho nên nó khoẻ mạnh cho nên cái thân cũng ít đau, con có bệnh đau mà con tu tập Chánh Kiến, tự nó xả cái bệnh nó cũng giảm. Nghĩa là cái người nào thấu suốt được cái Chánh Kiến, hiểu biết các cảm thọ, thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ, các pháp vô thường thì chắc chắn họ không còn lo lắng gì về cơn bệnh, cái thân bệnh của họ nữa hết.

(01:03:02) Khi họ thông suốt các pháp vô thường rồi, họ hiểu biết thì cái thân bệnh họ coi như đồ bỏ bởi vì họ cũng là vô thường, bệnh cũng là vô thường, họ cũng đâu có cái gì gọi là của mình đâu, có gì thường đâu mà sợ. Từ thấu suốt rồi tự tâm mấy con vững vàng vô cùng trước các ác pháp rồi cho nên tự trong thấu suốt đó thì các thọ nó cũng đẩy lui rồi. Tại sao nó lui? Cái bệnh của mình hồi nào đến giờ mình còn chưa hiểu cho nên mình còn lo lo nó đó, tuy rằng nói vậy chứ mình còn lo cái bệnh của mình lắm. Cuối cùng thì khi mình thông suốt rồi, mình hiểu rõ rồi thì lúc bây giờ nó không còn có nữa, nó thản nhiên lắm, nó không còn lo lắng gì bệnh đau hết bởi vì nó thông suốt. Nó biết các pháp vô thường, thọ vô thường nó không còn lo nữa, do đó cái niệm nó không có khởi lên.

Thay vì bây giờ mấy con bệnh đau trong thân thì cái niệm nó khởi ra. Bây giờ uống thuốc hoặc là dùng pháp này để tác ý, dùng pháp kia để đuổi nó đi thì mấy con phải có cái niệm bởi vì nó nhức cái đầu phải nghĩ cách thức chứ sao đó là cái niệm nó khởi ra rồi. Còn bây giờ các con do cái sự thấu suốt được các pháp vô thường, thọ là vô thường cho nên vì vậy khi mà nó thông suốt được rồi thì do đó nó không cần khởi niệm, mặc đau gì đau kệ nó chẳng cần lưu ý gì tới vấn đề đó.

Mọi pháp trên thế gian này đều vô thường, tự nó nó thấm nhuần là nó có sự thản nhiên, mà nó thản nhiên thì cái bệnh nó giảm, nó hay lắm. Mình bị tập trung trong cái cảm thọ đau đó mà cái bệnh mình tăng, còn mình thản nhiên thì cái bệnh mình nó nặng nó thành nhẹ, nó nhẹ nó thành hết, nó không có niệm. Cho nên tự nó thay vì bữa nay Thầy nhức đầu mà do sự hiểu biết các pháp nó vô thường cho nên bữa nay không nhức đầu. Tại sao vậy? Tại vì nó đâu có quan tâm đến nhức đầu đâu cho nên nó không bị nhức đầu, tự nó nó xả ra. Cho nên nội cái lớp Chánh Kiến mấy con thấy từng cái tâm niệm của mình nó cũng xả, niệm tham nó cũng xả, ác pháp nhức đầu đau bụng này kia nó cũng xả ra, còn mấy con mà không thấu suốt được cái lý các pháp vô thường thì nó hơi một chút là bắt đầu tập trung vô đó, nó tập trung nó tư duy nó suy nghĩ vấn đề nó sanh ra phóng dật.

(01:05:25) "Có niệm khởi cũng tốt, niệm khởi đó là thiện hay ác đều mổ xẻ để tâm vắng lặng, quay vào trong thân để tâm định trên hơi thở, hơi thở vô hơi thở ra để Thân Thọ Tâm Pháp đang được thanh tịnh dần dần, đó là có niệm khởi cũng tốt, niệm thiện nên tăng trưởng. Kính bạch Thầy dạy cho con hiểu."

Trưởng lão: Trong cái niệm thiện hiện giờ thì mấy con tu như vậy là được nhưng mà tới giai đoạn này, tới giai đoạn Chánh Tư Duy thì Thầy sẽ kiểm tra trở lại, hướng dẫn cho mấy con kĩ lưỡng hơn để cho mấy con biết cách định tĩnh ở trên cái thân của mấy con tức là quán thân của mấy con. Còn bây giờ thì mấy con tu như vậy là mấy con xả từng tâm niệm của mình từ lâu đến giờ theo cái phương pháp cũ. Theo phương pháp cũ là đúng chứ không có sai nhưng mà tới cái giai đoạn mà bước qua cái lớp Chánh Tư Duy này Thầy kiểm tra lại từng cái định tĩnh trên cái thân tâm của con tức là luôn luôn lúc nào các con tâm cũng không phóng dật mà quay vô ở trên thân mấy con. Thì Thầy phải kiểm điểm lại cái phần kế tới cái lớp tu kế tới nó không phải là tu chung chung như ngày xưa. Bây giờ chuyên rồi mấy con, tới cái lớp Chánh Niệm nó không phải giống như cái tu từ lâu tới giờ mấy con tu.

(01:07:19) Cho nên mấy con khi mà tu những pháp chung chung như vậy đó, nó chưa phải đưa đến cái rốt ráo mà nó chỉ biết, biết các pháp tu như vậy thôi cho nên thường mấy con giậm chân tại chỗ. Tại vì cái lớp phổ thông chưa chuyên nghiệp, chưa chuyên nghiệp thì nó chưa chứng quả A La Hán được. Còn cái lớp Thầy dạy tới đây cái lớp chuyên nghiệp, cái lớp chuyên sâu về vấn đề chứng quả chứ không phải mình tu chung chung. Người tu chung chung thì biết chung như vậy đó, tu Tứ Niệm Xứ có niệm thì quán đuổi, còn có thân đau nhức thì đẩy lui bằng cách này kia.

Ở đây dạy cho mấy con tỉnh thức ở trên thân, từ cái sức tỉnh thức định tĩnh đó mà tất cả những cái niệm đều được xả, rồi nó không ức chế đâu bởi vì có tập trung chỗ nào đâu mà ức chế, cho nên mình không ức chế đâu, nhưng mà cuối cùng thì nó xả, nó xả cảm thọ của mấy con, nó không xảy ra cho mấy con nữa. Đây là cái mới mẻ nhất mà của cái lớp chuyên tu. Bởi cái lớp này phải có một vị thầy hướng dẫn mình từng chút, từng chút để cho mình biết cách rồi người ta mới cho mình thất tu. Mà mình nắm chưa vững thì mình tu mình bị ức chế. Nghĩa là chỉ sơ suất một đường tơ thôi, không khéo là các con bị ức chế tâm.

Bây giờ thí dụ như nói: “Tâm thanh thản an lạc vô sự”, bắt đầu các con ngồi đây lặng lẽ nhìn cái thanh thản an lạc vô sự, cuối cùng các con không quan sát trên thân mà dùng cái tâm mình ức chế. Cái kia dạy cho mình chung chung thôi, vì vậy mà coi như là nó hơi có niệm ra niệm vô. Còn cái này không, không có ức chế, mà người ta dạy mình cách thức quan sát, quán thân, quan sát cái thân của mình thôi. Chứ mình không có dùng nó với một cái đối tượng nào.

Ví dụ mình quán cái thân của mình, mình thấy cái bụng của mình phình lên xẹp xuống, mình nương vào chỗ phình lên xẹp xuống thì mình lọt vào Thiền Minh Sát Tuệ ức chế. Mình quán thân mà cứ thấy hơi thở ra vô mà không thấy cái thân thì mình bị ức chế trên hơi thở. Mình quán thân mà mình thấy trạng thái thanh thản đang yên lặng yên lặng mình, thì đó là mình đang bị ức chế. Cho nên vì vậy mà sau khi kiểm tra lại để đưa mấy con đi sâu vào để mà chứng đạt, tự ở trên mấy chỗ mà mấy con nhiếp tâm, mấy con quán Thân Thọ Tâm của mấy con là chỗ đó sẽ khắc phục tham ưu của mấy con, ưu phiền ở trên đó sẽ không tác động gì được.

8. NIỆM TỊNH VÀ NIỆM ĐỘNG

(01:09:43) Trưởng lão: Đó là một cái Thầy sẽ dạy sau. Tâm không có niệm thì nó ở trong thanh thản an lạc vô sự. Trong thanh thản an lạc vô sự, trong lúc đó cái tâm của con, nó không có niệm mà, thì nó ở đâu, thì nó ở trong hơi thở. Mà trong hơi thở, nó biết cách quan sát thân nó thì nó đúng. Mà nó ở trên hơi thở mà nó biết hơi thở ra vô thì nó sai. Nó không niệm, nó thanh thản an lạc vô sự đó mà cái tâm của con lại bám vào hơi thở, còn nó bám vào thân tứ đại của nó, tức là nó bám vào nó quan sát thân nó thì nó đúng.

"Niệm tịnh và niệm động."

Trưởng lão: Niệm tịnh là tâm đã thanh tịnh nhu nhuyễn. Niệm tịnh tức là cái niệm là cái tâm và niệm là cái thân. Thân mình đau là cái niệm của cái thân. Cái niệm của tâm là nó khởi lên niệm này niệm kia. Bây giờ niệm thân và niệm tâm là đều thanh thản an lạc, nó không còn niệm nữa. Nó không còn niệm nữa bằng cách là mình thấy được cái tâm mình nó luôn luôn định tĩnh trên thân là đúng. Mà bằng cách của nó, ở chỗ mà nó không có niệm mà thân nó không đau nhức, nó ở trong trạng thái hỷ lạc, tưởng hỷ lạc nào đó và đồng thời cái tâm mình nó tập trung trong đối tượng nào để quan sát chỗ đó, thì nó thanh tịnh nó nhu nhuyễn dễ sử dụng hoặc là cái thanh tịnh này nó hỷ lạc vào trạng thái của tưởng, xúc tưởng hỷ lạc.

(01:11:47) "Còn niệm động là tâm còn phóng dật, khởi niệm thiện niệm ác."

Trưởng lão: Đúng vậy, bây giờ niệm tịnh này không phải riêng của phần tâm, mà niệm tịnh này nó có phần thân nữa. Thân không đau nhức không mỏi mệt là thân không niệm. Còn tâm có niệm là khởi cái vọng tưởng ra, nghĩ cái này cái kia là tâm có niệm. Tâm không niệm là không có khởi ra, mà tâm không niệm mà thân niệm, thân có đau mỏi tay mỏi chân, mỏi chỗ này mỏi chỗ kia, đau nhức chỗ nọ là thân nó có niệm. Do đó cả thân tâm, chứ ở đây con nói niệm tịnh là tâm đã thanh tịnh nhu nhuyễn nghĩa là chỉ tâm con thì không đủ, mà phải có thân nữa thì nó mới đủ. Mà thân tâm mà đủ thì phải định tĩnh trên bốn chỗ Thân Thọ Tâm Pháp của nó, tức là định tĩnh.

Mà khi nó định tĩnh là nó nhu nhuyễn dễ sử dụng. Con biết nhu nhuyễn của Phật là lúc nó định tĩnh mới nhu nhuyễn. Còn đây nó thanh tịnh là nó chưa nhu nhuyễn đâu, nó thanh tịnh, nó im lặng đó, nó yên lặng trong giờ phút đó là nó chưa đủ sức, hoặc là nó yên lặng trong trạng thái của tưởng nào đó, là nó chưa đủ sức. Mà nó chưa đủ sức thì nó chưa nhu nhuyễn dễ sử dụng được đâu. Mà nó gọi là định tĩnh nhu nhuyễn dễ sử dụng. Nó định tĩnh ở đâu? Nó định tĩnh ở trên Tứ Niệm Xứ. Vì pháp môn Tứ Niệm Xứ nên định tĩnh trên Tứ Niệm Xứ chứ định tĩnh ngoài Tứ Niệm Xứ là trật. Còn niệm động là con viết đúng. Niệm động là tâm còn phóng giật còn khởi niệm thiện hoặc ác, nó là đúng. Về phần mà Thầy trả lời của con hết rồi.

(01:13:17) Vậy thì, còn Diệu Hiền thì làm lại cái bài của con chưa hết chưa đủ thì con làm thêm, nộp cho Thầy thêm chứ không có gì. Đó là hết, bây giờ Thầy trả lời hết rồi, mấy con còn hỏi gì thêm nữa không con? À gần hết giờ rồi con. Thôi bây giờ mấy con về đọc lại bài này và buổi chiều nay Thầy sẽ kiểm tra.

Hôm qua Thầy kiểm tra bốn người Thầy thấy nó còn thừa thì giờ, bữa nay Thầy cho tám người. Bây giờ 8 người thì Thầy kiểm tra, tám người thì Liễu Châu, Diệu Huệ, cô Nguyệt, Thảo, với con, Tú và với con phải không. Rồi 8 người chưa? Rồi còn 2 người dưới nữa. Còn bữa nay thầy đi hết cái dọc này Thầy mới trở lại bên con. Hai giờ mấy con đến đây Thầy kiểm tra. Đến mấy con nhớ xếp mấy cái ghế đó lại cho nó có khoảng trống mấy con. Đủ hết rồi phải không mấy con? Mấy con về!

Tu sinh: con thưa Thầy (01:15:06 - 01:15:38)

Trưởng lão: chắc có nhiều người chứ, đâu phải mình con.

Tu sinh: dạ! (01:15:44 - 01:15:47), họ bỏ quên, hay họ không phát cho con.

Trưởng lão: cái này con chưa có hả con! bài này có chưa!

Tu sinh: con chưa.

Trưởng lão: đây là cái dàn bài.

Tu sinh: cho con cái dàn bài.

Trưởng lão: đây!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy