LCK 100 - KIỂM TRA QUÁN THÂN TRÊN TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 20/11/2023
Thời lượng: [01:01:04]
(00:00) Trưởng lão: Thì giờ muốn tu Tứ Niệm Xứ đó con, thì mấy con nhớ kỹ, nhớ kỹ cái câu mà đức Phật đã dạy ở trong Định Niệm Hơi Thở: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân…". Đó là mình hít vô thở ra nhưng mình cảm nhận toàn thân. Đó là cái giai đoạn đầu. Còn bây giờ mấy con đã rành rồi, khi mấy con tác ý như thế này: "Tâm quay vô, nhìn Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình", thì bắt đầu mấy con lắng để im lặng thì mấy con sẽ thấy nó quay vô, tức là nó sẽ quay được. Mấy con có làm cái điều đó chưa?
Tu sinh: Dạ chưa.
Trưởng lão: Chưa hả con? Bắt đầu mấy con tu tập là mấy con nhắc, mấy con nhắc cái câu theo cái Định Niệm Hơi Thở: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân…". Tức là mình cảm nhận cái toàn thân để mình nương vào hơi thở mấy con. Cái đó mấy con có tập chưa?
Tu sinh: Dạ tập rồi.
Trưởng lão: À tập rồi, được rồi. Còn bây giờ các con chỉ tác ý thôi: "tâm quay vô, nhìn bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp", thì khi đó mấy con ngồi im vậy mấy con thấy nó nhìn tự nó cảm nhận được, tức là cái tâm nó quay vô, nó không phóng dật nữa, nó quay vô. Mình chỉ truyền lệnh chứ mình không nói câu như người mới tu trong cái Định Niệm Hơi Thở. Phải không? Mấy con thử mấy con khi mà tu thuần rồi, mấy con nhắc cái nó quay vô. Mà khi mà nó quay vô vậy là nó dễ tu rồi đó, nó tỉnh thức ở trên cái thân của nó, nhưng mà mấy con khéo léo khi mà nhắc: "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân…" thì cái khéo léo của mấy con là mấy con sẽ thấy cái bụng nó co nó phình lên xẹp xuống thì mấy con phải cố gắng tránh chứ đừng có tập trung chỗ đó. Chứ không khéo mình thấy ờ bây giờ như cảm nhận thân mình mà cứ thấy phình lên xẹp xuống, đó là mình kẹt vào Thiền Minh Sát Tuệ. Cho nên nó sai một chút xíu là mình đi vào cái chỗ ức chế tâm đó, cho nên tránh cái chỗ này.
Bây giờ mấy con sẽ nhớ, bây giờ mấy con ngồi tập thử. Đầu tiên mấy con vô "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân…" Mấy con ngồi xuống hết. Mấy con tu tập thử trong vòng chừng 5 phút thì Thầy sẽ theo dõi trong 5 phút coi thử coi nó có quay vô không. Mấy con ngồi bên đây hai người, bên đây hai người. Nhớ cái lời Thầy dặn đầu tiên để mà mình.
Tu sinh: Con ngồi bình thường được không, hay con?
Trưởng lão: Cứ vậy cũng được con. Không có gì đâu. Cứ ngồi.
(02:23) Tu sinh: Bạch Thầy, bây giờ là đầu tiên tụi con vẫn nhắc cái câu như hôm bữa?
Trưởng lão: À, nhắc cái câu cũ: "cảm giác toàn thân tôi biết…" bắt đầu đó con.
Tu sinh: Thưa vâng! Thế là chúng con sẽ làm trong 5 phút.
Trưởng lão: Làm trong 5 phút và Thầy sẽ theo dõi coi nó.
Tu sinh: Chúng con nhắc cái câu đó xong thì vẫn tiếp tục nhắc cái câu là: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự".
Trưởng lão: À, cũng được. Rồi bắt đầu các con cứ để coi thử coi cái tâm coi nó quay vô nó nhìn cái thân của nó mà khi nó nương theo hơi thở ra vô.
Tu sinh: Thưa Thầy chỉ nhắc một lần rồi mình giữ?
Trưởng lão: Nhắc vô một lần rồi thôi, nhắc vô một lần khỏi nhắc. Chừng khoảng 5 phút mà nếu mà mấy con thấy nó hay quên đó thì mấy con phải nhắc lại. Nếu mà nó cứ lát cái nó quên hoặc là nó quên cái quan sát. Còn nếu mà nó tập trung được 5 phút đó cứ thấy hơi thở, thấy cái bụng, thấy cái toàn thân nó cảm nhận toàn thân theo cái hơi thở ra vô, ra vô thì mấy con cứ tu tới năm phút. Còn không mấy con thấy nếu mà nó chưa được thì mấy con phải khoảng độ thỉnh thoảng mấy con nhắc một lần, thỉnh thoảng con nhắc lần. Bây giờ từ lâu tới giờ thì mấy con chưa làm, có làm được nhưng mà làm được không biết là có thời gian nó dài hay ngắn. Bây giờ mấy con làm thử Thầy xem.
Tu sinh: Bây giờ con làm thử, nhìn phía trước hay mình nhắm mắt ạ?
(03:45) Trưởng lão: À đừng nhắm mắt con, đừng nhắm mắt, mở một phần ba nhìn xuống, đừng cúi. Ngồi như Từ Quang vậy con, đó ngồi vậy đó, nhìn trước vậy. Ngồi như Từ Quang đó, mọi người nhìn. Rồi dùng cái câu tác ý mấy con. Cách thức ngồi như Từ Quang đó là cách thức ngồi nó vừa thẳng, mà vừa ý. Thầy điều khiển cho cái thân, chứ mấy con ngồi cho nó thẳng, chứ không khéo mấy con cúi cổ xuống liền.
Các con nhìn xuống, nhưng cái đầu đừng cúi! Vậy được rồi đó! Bắt đầu mấy con tác ý. Ráng 5 phút. Nhớ đừng mất hơi thở nha. Mà không tập trung trong hơi thở, ở thân.
Thôi đủ 5 phút rồi con.
Trong khi nhiếp tâm như vậy đó mấy con đừng quên có niệm, không niệm không quan trọng, mà đừng quên, đừng quên cái hơi thở và không quên cái cảm nhận thân của mình. Có bao nhiêu đó thôi. Rồi tới cái bữa mà vào lớp Thầy kiểm lại một lần. Thầy ghi nhận hết cái cái tâm trạng của mấy con. Khi đó Thầy kiểm nhận lại một lần nữa mới cho vô. Cho nên đừng quên, có cái đừng quên thôi. Có niệm, không cần thiết nó đâu. Có niệm không niệm bây giờ để cho mình tập mình quan sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình, quan sát cho được cái đã.
Tu sinh: Có niệm thì mình phát hiện đang có niệm.
Trưởng lão: À mình biết là đang có niệm thôi. Nhưng mình biết chứ không phải, bởi vì mình đang tỉnh thức, mình đang quan sát. Thành ra nó quan trọng ở chỗ mình biết, mình tỉnh thôi chứ đừng để mất, để quên thì không được. Mình vừa biết hơi thở vừa cảm nhận cái thân của mình. Mình biết nó rõ ràng và đồng thời nó có niệm, biết có niệm chứ không phải không, nhưng mà vẫn còn cảm nhận đó thì cái đó là mình tập để cho mình quan sát, mình quán thân đó. Cái đó cần tập quán thân chứ chưa nói để mình dùng để mà diệt cái niệm đó, chưa đâu.
Ở đây tập quán thân thôi chứ không có diệt niệm. Chứ đồng thời mình chưa quán được mà mình còn lo diệt niệm nữa thì quán không được đâu. Cứ để mình quán cái thân của mình, tập quán đó: "Trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên pháp quán pháp". Tập quán trước. Nương theo cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở để cho mình tập cho cái tâm nó quay vô, quay vô nó quán. Nó quán tức là nó quan sát, nó tỉnh ở trên đó.
(07:08) Trưởng lão: Mấy con tập cái này rồi đó, rồi sau đó Thầy thấy được rồi, vô, vô tập cái này cho nó quen trong vòng chừng một tuần cho nó quen cái quan sát này. Cái bắt đầu mấy con tác ý cái nó vô, nó quay vô rồi đó bắt đầu mới sử dụng mà xả tất cả các niệm. Chứ không mới đầu điên mà vô mà xả lia lịa thì nó động hết, không có làm được.
Mà nó mất luôn cái cảm nhận của mình, cái sức tỉnh của mình nó bị mất nữa. Cái mình vô mình không có đi lần lượt cái sự tu tập theo cái thứ tự đó, mình chưa cảm nhận cái thân của mình cụ thể rõ ràng mới trong một phút hai phút có khi còn quên còn mất, cái thấy cái niệm cái lo xả cái niệm, thấy cảm thọ lo xả cảm thọ, chứ con không có để cho mình tập được tỉnh thức. Do đó mà mấy con tu tập hoài mà vẫn chưa được.
Mà bây giờ mình tập quan sát. Bởi vậy đức Phật nói: "Trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp". Mình tập quán trước cái đã, tập xem xét nó đã chứ chưa có dùng nó để mà xả cái niệm gì hết, chưa có khắc phục tham ưu đâu, tập quán rồi mới tập khắc phục tham ưu.
Như vậy là mình đi từng bước, từng bước nó mới chắc ăn. Còn mình vô cái mình nhào vô cái trên thân quán thân khắc phục tham ưu, nhiếp phục tham ưu rồi mình nhiếp liền, vừa quán mà vừa nhiếp thành ra nó cái quán của mình nó chưa nó còn mất lên mất xuống nó chưa có chủ động được. Cho nên nhiều khi mình cố gắng là mình ức chế nó. Nên mình tập tỉnh trước, tỉnh thức ở trên cái quán ở trên cái thân hành của mình trước. Đó bước đầu vô vào tu Tứ Niệm Xứ là tập quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Quán là ngồi mình tỉnh thức ở trên cái thân, tập cho nó quen. Sau đó mình dùng pháp tác ý cho nó quay vô, nó quay vô cái nó quán về ở trên cái chỗ tỉnh thức ở trên cái thân của nó.
(09:00) Đó rồi bắt đầu bây giờ nó tới giai đoạn xả, tức là giai đoạn nhiếp phục tham ưu, rồi đến giai đoạn quán, rồi giai đoạn xả. Mình nghe cái câu kinh thì nó đơn giản lắm: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Phải không? Mình nghe làm một lượt nhưng mà tu tập không có dễ, không dễ vậy. Cho nên mình ngắt nó ra làm hai đoạn, một đoạn tập quán, quan sát xem xét tỉnh thức nó. Rồi tới cái giai đoạn thứ hai thấy nó tỉnh được rồi, được rồi bắt đầu bây giờ mình nhiếp phục tham ưu. Tới cái giai đoạn nhiếp, tức là giai đoạn tỉnh thức được rồi tới cái giai đoạn nhiếp, đi từng bước mấy con.
Hôm nay Thầy dạy để cho mình tập cho nó căn bản để trong cái thời gian mình thu ngắn lại không còn dài nữa. Mà khi quán được rồi cách thức nhiếp phục thì Thầy đã trao pháp hết rồi, dễ thôi nó có tới thì mình biết được. Mà khi mấy con quán mà tỉnh thức quán thì đặt niệm xuống vào. Chướng ngại pháp nó không vào nó có cái trạng thái an ổn nó ít có bị chướng ngại. Còn nếu mình quán chưa được nó bị chướng ngại, nó bị hôn trầm nè, thuỳ miên nè. Nó quán nó không tỉnh thì nó bị hôn trầm thùy miên. Mà nó không tỉnh như vậy nó quán không được thì nó bị niệm nó đánh vô nó quên. Còn mình chưa gì đó, mình chưa quán được mà mình lo nhiếp phục tham ưu rồi thành ra mình đánh lung tung. Cái sức mình chưa đủ mình đánh lung tung thành ra nó dậm chân tại chỗ ở chỗ đó. Cho nên hôm nay phân biệt cho kỹ lưỡng, mấy con về, nhận ra rồi, Thầy xét rồi, mấy con về tập.
(10:27) Bắt đầu mình thấy mình có khả năng từ lâu tới giờ mình tập, mình quán được rồi, thấy tâm mình nó quay vô. Mấy con thấy khi mà cảm giác toàn thân, mấy con thấy nó quay vô mà nó quay vô thấy tỉnh ở trên thân. Cho nên nó thấy cái thân nó, cái bụng nó phình lên xẹp xuống. Nhưng mấy con đừng có tập trung chỗ đó, mà cứ thấy từ chân lên đầu, mà nó đi ngang qua đó nó cũng thấy phình lên xẹp xuống chứ không phải không, nhưng mà mình phải chạy từ chân lên đầu chứ đừng có đứng ở tại chỗ bụng, đứng ở chỗ bụng nó gom lại đó, nó thấy phình lên xẹp xuống nó thành ra mình thiền Minh Sát Tuệ, mà nếu đứng thẳng ở hơi thở thì lại bị Niệm Hơi Thở, nó lại sai. Khéo như vậy đó mới gọi là quán Tứ Niệm Xứ.
(11:20) Tu sinh: Thưa Thầy, con thấy thân nó đưa lên, rồi cái đầu gối lên cái trên người, khi hít vô, nó ngồi thẳng lưng hay là (11:26)
(11:37) Trưởng lão: À con cứ cảm nhận vậy đó, toàn thân đó con. Cái cách thức mới đầu nó là cái cảm nhận toàn thân, thấy cái hơi thở mình nó lên xuống lên xuống nó rõ ràng. Cái cảm nhận tức là cái tâm của mình bây giờ nó quan sát, nó quan sát lên trên tới dưới nó không đứng ở cái chỗ nào hết. Còn nó đứng ở chỗ ví dụ thấy phình lên xẹp xuống ở bụng thì sợ lắm, sợ nó đứng ở bụng. Vì hễ mình tỉnh thức ở trên cái thân của mình thì mình thấy cái chỗ bụng phình lên xẹp xuống, mà mình thấy nó còn chạy tới dưới chân nó còn đi lên đi xuống như vậy đó. Như con vừa trình bày đó là thấy từ chân lên, cũng đi ngang qua cái bụng thì nó cũng thấy phình lên xẹp xuống chứ nó không phải không thấy. Đó nhận xét cho kỹ chỗ này chứ không khéo nó trật một chút là nó trật đó, nó trật là bị ức chế.
Con cảm nhận như thế nào ?
Tu sinh: Cơ thể con nó cũng coi như là có hơi thở vô phình lên xẹp xuống, nhưng mà khi mà hơi thở nó dừng cái chú ý ở ngay bụng thì con nhớ hình như nó trật cái pháp cái nó Thầy dạy không có tập trung bụng, cái ý trên đó tự động nó ra ý đó, chứ con trả ra chỗ đó cái con trở về bình thường. Lát chạy lên vùng mũi nó đứng một lát cái con nói “Thầy dạy không có tập trung mũi” con xả ra, nó tác ý câu pháp, chứ nó, con không có biểu mà tự động nó khởi ý trong đầu á.
Trưởng lão: Bởi vì nó biết, nó biết ở chỗ đó nó đang tụ ở chỗ đó cái nó bắt đầu nó nhắc ra để cho nó dời đi lên xuống theo cái thân, cảm nhận theo thân.
Tu sinh: Con trả lời cái thứ hai là ví dụ khi đang có khởi một cái, đang ngó trong thân thì nó khởi niệm ra, khởi niệm ra nó tự động nó kéo về trong thân chứ mình không bảo, thả tự nhiên cho nó tự động nó cứ níu về trong thân chứ nó không có thấy. Mình vừa phát hiện ra cái niệm là nó tự động nó kéo về trong thân. Phát hiện ra tự động nó kéo về trong thân chứ nó.
Trưởng lão: Nó không có theo cái niệm.
Tu sinh: Dạ!
Trưởng lão: Cái đó là nó mới tập tỉnh thức đó con. Nó tỉnh thức nó quay trở lại, nó thấy có cái niệm cái nó bắt đầu nó quay lại.
Tu sinh: Dạ nó giật mình nó kéo vô một cái.
(13:24) Trưởng lão: Cho nên vì vậy đó mình bây giờ là tập tỉnh thức ở trên thân thôi, chứ không có tập mà xả nhiếp phục tham ưu cái niệm nào hết. Thí dụ như nó vừa có khởi niệm cái nó lo nó quay lại liền, nó cảm nhận cái thân nó thôi. Tập lần lượt cho nó quay trở lại thân thôi. Mà khi quay lại thân mà kỹ lưỡng tìm niệm không khó. Nó không khó, nó quay lại nó cứ nương theo nó biết hơi thở ra vô vậy, nhờ cái động dụng của cái hơi thở ra vô đó mà nó thấy nó từ trên đầu xuống dưới chân mà từ dưới chân lên trên đầu.
Cảm nhận toàn thân. Nó cảm nhận toàn thân nó coi như nó từ trên đầu xuống dưới chân nó cứ vậy. Thì mình nhiếp cho được cái tâm của mình ở trên cảm nhận của cái thân được như vậy rồi mà nó không trụ ở trên mũi, ở hơi thở mà nó cũng không trụ ở bụng, tức là nó trụ ở cái hành động của thân thì đó là mình đạt được rồi. Nó luôn luôn nó có cái sự nhẹ nhàng nó quan sát từ ở chân lên đầu từ đầu xuống chân nó quan sát tức là nó quán đó. Nó đang quán và tập quán đó.
Tu sinh: Hễ khởi niệm nó nhắc cái ý chạy dài thì cái đó niệm đó là thế nào ạ?
Trưởng lão: À nó nhắc đó thì coi như là để cho mình nhớ đó, chứ nó không sao đâu. Nó nhắc để cho mình nhớ để cho mình quan sát chứ không khéo để quên, tự tâm nó nhắc. Nó có nhắc mình là nó nhớ chứ đừng có nghĩ nó là vọng tưởng đâu. Nó nhắc. Bởi vì mình mới tu nó tự nó nhắc, nó cũng lo đó tự nó tác ý, nó nhắc để cho mình nhớ. Cho nên các con thấy nó… nói như Từ Quang thì coi như là nó lên xuống. Tức là nó chạy nó quan sát lên xuống đó mấy con, chứ không phải là cái hơi thở chạy lên xuống đâu mà nó quan sát. Nó quan sát theo cái nhịp của hơi thở, thở vô thở ra. Phải lưu ý cái phần này để tu tập nhé mấy con.
Tu sinh: Thưa Thầy là con tu Tứ Niệm Xứ là con đi đi thì con có phải kiểm soát hôn trầm không Thầy?
(15:22) Trưởng lão: Có chứ con, nhưng mà bây giờ khoan, bây giờ mấy con tập cái này đi rồi sau đó thì Thầy sẽ dạy lại lần thứ tự. Bây giờ cái ngồi trước cái đã, ngồi nó dễ hơn hết rồi sau đó tới đi. Bây giờ chưa phải là lúc mà mình chiến đấu với nó. Mình tập để mà ngồi quan sát thân, thọ, tâm của mình. Rồi đi quan sát thân, thọ, tâm của mình. Rồi nằm quan sát. Tập từng cái để mà ráp lại chứ mình không có giỏi đâu, mình không có ngay đó mình tỉnh thức được. Mình tập từng bộ phận, từng cái hành động mình nó quen đã rồi bắt đầu mới mở cuộc chiến đấu để mà dẹp giặc sanh tử nó đang tác động trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta. Còn bây giờ chúng ta chưa đánh đâu mà chúng ta để tập quan sát mặt trận, quan sát cho nó quen cái mặt trận để biết đường giặc đi đến chỗ nào chỗ nào, quen biết cho nó hoàn toàn tỉnh ở trên mình, tỉnh thức ở trên cái toàn diện của cái mặt trận Tứ Niệm Xứ. Tức là con làm sao biết toàn thân của con suốt thời gian một giờ, hai giờ, ba giờ đều tốt. Đó là mình quan sát, tập quan sát. Tức quán nó, quán nó trước, quán thân cái đã.
Tu sinh: Mọi cái điểm gì mà nhập thân là mình đều biết hết (16:22)
Trưởng lão: À mình biết hết tỉnh lắm. Đó là mình quán đó. Rồi sau đó mỗi niệm đó đó để mình nhiếp phục những cái điểm đó để cho tham ưu nó không có xảy ra trên thân tâm của mình nữa. Cách thức đó cách thức sau, còn bây giờ là tập quán cái thân đã.
Tu sinh: Vừa nãy Thầy dạy là mình quán với nhiếp là hai phần đưa vô đưa ra, nhưng vừa hồi nãy con thấy nó ra ngoài tự động nó nhiếp vô cái đó, tức nó đi hai giai đoạn một lần ạ.
Trưởng lão: Nó sai đó con, mình nhiếp phục tham ưu là làm cho những ưu phiền mình hết mà giờ mình không có ưu phiền mà nó nhiếp vô, nó nhiếp vô cái hơi thở rồi con lật đật con nhả ra. Nhiếp vô cái thời gian… Cái đó nó luôn luôn nó bị nhiếp hồi nào tới giờ con bị nhiếp nó quen. Cho nên con quan sát thì nó nhẹ nhàng, nó không có nhiếp vô rồi mình bị… hễ nó nhiếp vô thì nó buông cái cảm nhận cái thân nó luôn. Nhiếp vô cái hành động của nó, ví dụ nhiếp vô bụng thì nó bị cái bụng phình lên xẹp xuống nó quên cái chân, nó quên cái đầu nó đi. Con hiểu không ? Nó chỉ còn biết cái bụng phình lên xẹp xuống. Mà nhiếp vô hơi thở nó quên cái thân nó cũng không nhớ cái bụng phình lên xẹp xuống mà chỉ biết có hơi thở ra vô đây thôi. Tức là bị nhiếp vô đó. Còn cái kia mình nhiếp, nhiếp phục tham ưu là những gì nó làm cái ưu phiền thân tâm của mình mình mới nhiếp, mình nhiếp nó để làm cho nó hết. Còn này nhiếp vô để tập tu gom tâm vào. Riết quen.
Tu sinh: Đang nói toàn thân mà nó ra khỏi cái vị trí toàn thân rồi tự động nó kéo về…
Trưởng lão: Nó kéo về chỗ khác.
Tu sinh: Nó kéo về chỗ toàn thân lại. Nó khởi niệm nó kéo về toàn thân lại.
(18:03) Trưởng lão: Nó cảm nhận lại thân, mà bây giờ con làm sao mà nó cứ nó liên tục mà nó cảm nhận cái thân con thôi, chứ đừng có lúc kéo ra lúc kéo vô. Mà bây giờ là tập mình ráng cố gắng đừng có để cho nó nhiếp vô cái hơi thở hay cái bụng mình thì nó sẽ cảm nhận toàn thân.
Tu sinh: Thưa Thầy khi mà trạng thái nó khởi ra cái niệm đó thì nó tự động nó nhiếp về cái toàn thân thì lúc đó về mình sẽ như thế nào?
Trưởng lão: À cái nhiếp về toàn thân thì đúng rồi, nó quay vô thân mình thôi.
Tu sinh: Vậy nó kéo vô thân mình thì cứ để như vậy ạ?
Trưởng lão: Cứ để nó kéo vô.
Tu sinh: Cái niệm không phải, mà giống đi hai giai đoạn nhưng mà ta kệ để nó.
Trưởng lão: Để cho nó kéo vô thân của mình, nhiếp vô cái thân tức là quán cái thân nó.
Tu sinh: Tự động nó thấy đi ra tự động nó biết nó kéo về.
Trưởng lão: Nó kéo vô cái thân nó thì được rồi, nó đi ra đó là tại vì nó mất cái quán thân nó rồi, cái nó tự động nó nhớ rồi nó kéo lại.
Tu sinh: Dạ mọi lần con ngồi nhắm mắt thì nó hiệu quả hơn. Bữa nay mới tập mở mắt đó Thầy?
Trưởng lão: Mở mắt ra con, đừng có nhắm mắt, nhắm mắt. Bởi vì nhắm mắt sau cái thời gian mình nhiếp tâm để an trú thì nó lại sanh tưởng mình mất công đuổi. Đuổi thì nó mất cái chỗ mà mình quán cái thân của mình. Mắc lo đuổi cái tưởng đó thì quán cái thân nó mất. Cái thân quán cái thân tức là tập tỉnh thức ở trên thân để sau này nó hoàn toàn nó kéo dài được thì nó Định Tỉnh trên thân. Từ cái quán thân nó đi đến cái tỉnh thức. Từ cái tỉnh thức nó đến cái Định Tỉnh. Nó đi mấy cái giai đoạn nó mới Định Tỉnh mà Định Tỉnh thì nó nhu nhuyến dễ sử dụng. Mình đi Tứ Niệm Xứ mình khỏi đi qua cái góc độ một pháp độc nhất. Một pháp độc nhất nó khác, còn Tứ Niệm Xứ thì nó khác. Rồi. Bây giờ Thanh Quang con sao, con có nhiếp tâm Định Tỉnh?
Tu sinh: Thưa Thầy là trong năm phút vừa rồi con không cảm nhận từ hai cái bàn chân tới đầu, mà con cảm nhận thấy cả cái khối, cái khối từ cả từ hai chân này tới đầu. Toàn bộ như thế. Trong hơi thở nó xuống nó theo cái hơi thở đều như thế chứ nó cũng không trụ ở chỗ bụng mà tập chỗ nào cả.
Trưởng lão: Nó ở trong cái khối?
Tu sinh: Vâng nó ở trong một cái khối.
Trưởng lão: Cái khối của con từ chân cho đến đầu?
Tu sinh: Vâng!
(20:15) Trưởng lão: Nghĩa là cái khối thân, cái sắc thân của con đó, là từ chân đến đầu? Nghĩa là nó cảm nhận toàn diện mà nó không có thấy, mà nó chạy lên chạy xuống gì hết, nó không có… Cũng được nữa. Nhưng mà nếu mà khi mà cái đó nó có cái trường hợp là sau này nó có cảm nhận cái thân con nó thành một cái mảng á, thì nó bị tưởng đó. Cho nên vì vậy đó thì con nương vào cái hơi thở rồi con thấy cảm nhận cái toàn thân cái khối thân của con để xem một cái thời gian sau, thì để cái bữa mà Thầy kiểm lại mấy con vào tu Thầy kiểm lại con riêng cái phần này, để không không khéo nó sẽ bị tưởng mất đó con. Nó tưởng. Sau đó cái thân con con thấy một cái khối nó nặng, nó cảm nhận nặng, nó quẳng cứng ngắc, con tập trung thời gian sau toàn thân nó cứng ngắc. Còn cái này nó cảm nhận như quý thầy đã cảm nhận là nó nương theo cái hơi thở, hơi thở vô thì mình cảm nhận toàn từ trên đầu tới chân mình nó hơi thở ra từ chân, cảm nhận lên trên đầu. Cảm nhận theo sự rung động như trong pháp Thân Hành Niệm đức Phật có dạy đó: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra” nghĩa là cái thân hành, cái rung động mình hít vô nó rung rung rung rung rung…. nó nhẹ nhàng mà nó có sự hành ở trong cái thân.
Cho nên cái bài Thân Hành Niệm nó xác định rõ để mà cảm giác toàn thân thì ở trong hơi thở cái đề mục đó nó dạy là "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô". Còn ở bên cái pháp mà Thân Hành Niệm thì nó dạy về hơi thở thì nó dạy: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác thân hành..." rồi hít vô cái hơi thở mình thở ra hay thở vô nó có cái sự rung động của cái thân nó. Cho nên vì vậy nó ở trên cái hành động của cái thân hơn là nó ở trong một cái khối cứng ngắc. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Tức là nó ở trong cái khối cứng ngắc nó không thấy rung động của cái khối đó. Thầy sợ cái tưởng sau này sẽ trở thành cái tưởng.
Tu sinh: Bạch Thầy, con xin giải thích chỗ này, nó không phải là một cái khối nó cứng ngắc, mà là thế này. Tức là trước đây thì con có cái cảm nhận là từ bàn chân nó tới đầu. Nhưng mà thời gian vừa qua cho đến giờ thì bây giờ con ngồi con kiết già thì con không thấy cái cảm giác từ chân lên tới đầu mà con có cảm giác của cả cái phần từ hai chân này lên đến đầu. Khi con hít hơi thở một cái thì cả một khối hướng theo hơi thở lên. Đến khi con thở…
Trưởng lão: Cái đó được, cái đó không sao.
Tu sinh: Thế thì nó được một tí rồi thì con trong năm phút ý, con không thấy có một cái khởi niệm nào cả. Thế và con có một lúc là nó nhá đến. Vâng thì hình như con nhắc con phải cẩn thận, không thì bám vào hơi thở đấy. Tức là nó không đủ các từ như thế nhưng mà nó có những vấn đề như thế. Thế thì nó nhá một cái trong đầu như thế thì con lại buông cái "bám thật chặt vào hơi thở đi" thì lúc đấy nó lại cả một cái khối nó lại hít lên một cái nó lại xuống nhẹ nhàng. Thế xong một lúc rồi thì cơ thể thấy tự nhiên nó nhẹ không. Nếu giữ được như thế thì một lúc con thấy nó nhẹ nhàng lắm. Nó rất nhẹ nhàng.
(23:29) Trưởng lão: Nó tỉnh ở trên cái thân nó mà nó cảm nhẹ nhẹ thì đúng rồi, không trật được. Rồi được rồi, Thầy biết rồi. Do đó thì nó đúng chứ không sai. Con thấy mỗi người đều có mặc dù là trong cái pháp Tứ Niệm Xứ mà trên cái chỗ quán sát cái Tứ Niệm Xứ thôi mà mỗi người có một cái đặc tướng, có một cách thức quán riêng, nó không giống ai đâu. Cho nên vì vậy mà dạy mấy con hướng dẫn theo từng cái đặc tướng của mấy con để quan sát được thân của mình, để nhiếp tham ưu cho nó tiến tới nó không có đứng tại chỗ hoài. Cho nó đúng chứ không khéo nó sai là nó bị tưởng mấy con. Nó sai là mấy con phải nhiếp tâm mấy con bị tưởng. Rồi do đó nó sẽ bị dậm chân tại chỗ mất chứ nó không có tiến tới được. Chứ Tứ Niệm Xứ thì đức Phật xác định nó có cái thời gian mình tu nó không có lâu đâu. Mà cái pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp tuyệt vời của đạo Phật. Nó đưa đi đến cứu cánh hẳn hoi mà hôm nay mấy con bước qua cái giai đoạn mà tu Tứ Niệm Xứ mà để quán đó thì quan trọng lắm đó. Nó không thường đâu! Thôi được rồi.
(24:35) Tu sinh: Thưa Thầy, thì thời gian qua tụi con quyết tâm thực hành thì tụi con nhớ là mỗi lần mà trước khi ngồi cảm giác toàn thân, thì con hay ngồi con gom cái tâm ở trên đầu, trán một lát cho nó yên hết vọng cái con thả từ từ cho nó tỏa ra toàn thân, lúc đầu nó gom ở đó … (24:52) … đầu tiên mà nó gom được ở trên ngay đó rồi con xả từ từ cho cái cảm giác này nó đi ra đều hết toàn thân. Lúc đầu cho nó nằm yên trên đó thì nó hiệu quả hơn còn nếu đi vô thẳng cảm giác toàn thân thì nó thấy … nếu mà đi đường thẳng liền cảm giác toàn thân thì con hơi thở vô ra thì nó còn mang Chánh Niệm. Nếu con tập trung gom trước mới đi cho nó … coi như là có một …
Trưởng lão: Coi như là chế ngự cho nó khép, cho nó vô, cho nó yên được rồi nó không còn cục cựa nữa rồi thì con mới trở vô.
Tu sinh: Thì con mới từ từ xả lần lần từ cổ xuống.
Trưởng lão: Đó cũng là một cái thiện xảo kinh nghiệm. Nhưng mà con nên nhớ là đạo Phật dạy mình hay lắm con, rồi bắt đầu mình cảm mình dùng cái Định Niệm Hơi Thở để mình cảm nhận toàn thân của mình mình quán thân đó. Nhưng mà sau đó dùng pháp tác ý thôi, bảo: "Tâm không phóng dật nha! Quay vô, nhìn thân, quan sát thân", ra lệnh vậy thôi; tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Mình ngồi, mình lắng mình thấy tâm nó tự nó quay vô, nó quan sát cái thân nó. Nó nhanh lắm con, nó không cần sử dụng cái kia nhiếp tâm. Mấy con làm cái này cho nó nhanh mà nó dễ nữa con. Sau này nó dễ lắm nhắc cái nó quay vô nhắc cái nó quay vô, tập ngay từ đầu mà căn bản. Cũng như bây giờ Thầy đánh máy hoặc là vi tính mà Thầy cứ chọt hai ngón tay này thôi đó, Thầy mấy ngón này Thầy làm không có được. Mà nếu mà Thầy tập luôn cả mấy ngón này bây giờ Thầy làm quen rồi Thầy chỉa chỉa chỉa chỉa nó quen mấy ngón này làm được hết. Đó thì ngay đầu mình tập sao mà nó cho nhanh nó như vậy đó thì nó dễ con. Thứ nhất là mình dùng cái phương pháp của Phật dạy đó là Định Niệm Hơi Thở để mình quan sát thân. Mình nương vào hơi thở mình quan sát. Rồi cái thứ Hai là mình dùng pháp tác ý bảo nó quay vô không phóng dật, mình biết mục đích mà.
(26:31) Đức Phật nói: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”, mình nhắc nó bảo "không phóng dật quay vô quan sát tứ thân Tứ Niệm Xứ", là bắt đầu nó quay vô, nó quay vô để mình quan sát. Mình ngồi nó mau lắm mà nó dễ lắm, cái lệnh của nó truyền, tức là mình tập về cái Tứ Thần Túc rồi đó. Mấy con tập cho nhanh mấy con. Cách thức tập bây giờ mấy con tập cho nhanh. Hồi nào mấy con tập, cái này người này tập, cái kia người nọ tập để mình nhiếp phục vô thôi. Nhưng bây giờ là chúng ta không phải vậy nữa, đi nhanh, đi gấp, mà lệnh chúng ta đâu ra đó bảo nó quay vô. Bảo nó quay vô thì mấy con cứ để ý mấy con thanh thản, an lạc, vô sự. "Quan sát ở trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp!" Mình nói vậy, mình ngồi lại cái bắt đầu mình thấy cái tâm mình nó quay vô. Cái tâm nó quay vô nó nhìn thân nó con, nó nhìn thân nó bắt đầu cái hơi thở ra vô nó ở trên thân nó. Sau đó nó không cần hơi thở đó đâu, mà nó vẫn tỉnh thức ở trên cái thân nó toàn diện mà không có cái gì mất nó được, mà nó nhẹ nhàng lắm.
Thành ra như Thầy bây giờ đó Thầy bảo: ”Tâm quay vô không phóng dật nha", rồi ngồi yên vậy Thầy chống tay Thầy ngồi thì Thầy thấy rõ ràng là nó nhìn cái thân của Thầy như là cái thân Thầy đang ngủ mà cái tâm Thầy nó, nó đang coi cái thân nó ngủ. Đó là bây giờ đó nó là quan sát rồi đó, nó có hai cái thằng thật sự, cái thân nó đang ngồi đây thì cái tâm của Thầy nó đứng ở ngoài nó nhìn, nó nhìn luôn luôn nó nhìn chứ nó không có nhìn chỗ khác đâu mà nó chăm chú nó nhìn cái thân nó đang ngủ, đang ngồi yên lặng. Đó là cách thức nó đã quan sát Tứ Niệm Xứ đó con. Nó Định Tỉnh, nó nhu nhuyến rồi nó Định Tỉnh rồi đó. Nó Định Tỉnh ở trên đó mà nó quan sát cái thân nó đó. Nó Định Tỉnh.
Còn mấy con bây giờ tập để Định Tỉnh ở trên đó. Cách thức tập để Định Tỉnh. Tỉnh thức đầu rồi sau đó Định Tỉnh. Bây giờ mình cảm nhận thân của mình rồi sau đó nó tỉnh thức. Nó tỉnh thức rồi nó sẽ Định Tỉnh. Cách thức nó như vậy. Mà nó qua cái Pháp tác ý hướng tâm thôi. Mình muốn nó như vậy, tức là hướng tâm mình muốn vậy cái bắt đầu nó quay vô. Cái tâm nó quay vô tức là tâm không phóng dật. Mình tập cho nó đừng phóng dật, tập cho nó quay vô. Cái quan trọng là ở chỗ Tứ Niệm Xứ mình tập cho cái tâm không phóng dật. Đó là quan trọng.
Cho nên lời ông Phật, ông nói: "Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật", mình tập không phóng dật mà không phóng dật nó sẽ ở chỗ nào chứ đâu có thể nói "Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật". Nó không phóng dật vậy nó ở đâu đây? Nó phải ở trên Tứ Niệm Xứ nó chứ đâu. Có phải không mấy con? Mà giờ pháp Tứ Niệm Xứ là tập cho nó không phóng dật nó phóng ở trên cái Tứ Niệm Xứ nó tỉnh thức ở trên Tứ Niệm Xứ nó mới thành tựu. Các con thấy chưa?
Nếu mình thành tựu rồi tâm không phóng dật ai làm gì thì làm, làm hoài nó không cần lưu ý đâu. Nó biết ở đây thôi, nó biết ở trên thân nó thôi thì rõ ràng nó không phóng dật. Nó không phóng dật thì nó ở trên thân chứ không lẽ nó phóng dật nó nằm ở cái xó nào đâu? Nó đâu có chui ở đâu được. Có phải không? Đó mấy con hiểu ở chỗ đó rồi cho nên bây giờ mình tập cái tâm không phóng dật chứ không có gì hết. Nhưng mà đức Phật hay thiệt, giúp cho tâm không phóng dật chỉ có Tứ Niệm Xứ. Có chỗ nó nằm đó mà nó không bị phóng đâu hết.
Tu sinh: Thưa Thầy, vậy là mình không cần biết là cái tâm nó nằm ở đâu nhưng mà biết cái tâm nó đang chú ý quan sát?
Trưởng lão: Đang chú ý quan sát, tức là nó không phóng dật nó ở chỗ đó đó. Cho nên đức Phật nói: "Tâm định trên thân", không phóng dật là định trên thân.
Tu sinh: Khi mà ngồi trong một tư thế mà lâu là mình mỏi thì mình thay đổi tư thế nhưng mà tâm mình lắng mình quan sát…
Trưởng lão: Quan sát thân, thay đổi bốn oai nghi vẫn quan sát thân, tức là không phóng dật đó. Nó ở cái chỗ đó cho nên trong kinh sách mình đọc, mình nghe nói "Tâm định trên thân" mình biết không phóng dật đó. Mà bây giờ mình tập Tứ Niệm Xứ là tập cho nó không phóng dật, nó quay vô. Bây giờ mấy con thông suốt rồi Thầy nói không có người nào mà không biết rồi.
Tu sinh: Thưa Thầy, vậy tụi con là đi tập trung tư thế ngồi thôi?
(30:27) Trưởng lão: À bây giờ tập thế ngồi con. Tập lung tung rồi không được đâu. Tập ngồi chưa được mà ở đó mà tập đi nữa thì coi chừng cái nào nó cũng ba lam nham đó. Làm chưa xuể, làm chưa xong. Phải tập ngồi cho nó thuần thục rồi bắt đầu mới tập đi.
Tu Sinh: Thầy ơi, nếu có hôn trầm thì phải phá hôn trầm.
Trưởng lão: À bây giờ nếu có hôn trầm thì mấy con dùng đi kinh hành để phá nó thôi. Chứ còn mà nó không có thì mấy con tập ngồi, ngồi cho nó quen.
Tu sinh: Ngồi bao nhiêu phút ạ?
Trưởng lão: Ví dụ như bây giờ con tập 30 phút để quan sát nó. Trong 30 phút đó mà nếu mà có bị hôn trầm thì mình đi kinh hành để cho nó tỉnh lại thôi, chứ cái chính của mình là tập để cho tâm không phóng dật là trên Tứ Niệm Xứ, cái pháp mà hiện bây giờ Thầy dạy cho các con để các con vô lớp Chánh Tư Duy đó, thì mấy con tập tỉnh thức ở trên cái thân của mấy con trước. Giờ lúc nào mấy con hễ mà khi tỉnh táo là mấy con (ngồi), còn hễ nó buồn ngủ hôn trầm là mấy con lo mà đi kinh hành đừng có để cho nó ngủ đặng cho hết giờ. Để tập cho nó quen dần cái tỉnh thức thôi chứ chưa phải lúc mình chiến đấu với hôn trầm thùy miên đâu. Ở đây còn đang tập tỉnh thức cái đã, tập cho cái tâm nó quay vô đã, nó tỉnh thức cái đã. Rồi sau khi tập tỉnh thức được ngồi rồi, tập tỉnh thức tới đi, tập tỉnh thức tới đi rồi thì mình tập tỉnh thức trong nằm, rồi xong hết rồi bốn oai nghi này. Cái đứng thì nó cũng giống như ngồi thôi nhưng mà cái nằm nó khó là mình tập tỉnh thức ở trên cái nằm đó, sợ nó bị vô hôn trầm dễ lắm.
Cho nên mình tập, tập một thời gian cho nó nhuần nhuyễn cho nó quen cách thức nằm, chứ mình chưa tập mình nằm thì coi chừng nó phải nằm kiết tường đàng hoàng mấy con, nằm cũng như mấy con ngồi mà mấy con ngồi kiết già đàng hoàng, ngồi bán già đàng hoàng, xếp bằng đàng hoàng đó. Nghĩa là khi mình tập mà Tứ Niệm Xứ là mình ngồi thì phải ngồi đàng hoàng. Phải không? Ngồi thì phải, ví dụ như Thầy ngồi trên ghế Thầy cũng sửa soạn cái tư thế chứ không có ngồi ẹo lát nó mệt mỏi. Ngồi sửa cái tư thế cho nó có thể ngồi lâu. Còn ngồi mà xếp bằng thì mấy con ngồi bán già hoặc kiết già mấy con ngồi cũng ngay ngắn đàng hoàng, đừng có nói: "Tôi tu Tứ Niệm Xứ không cần cái thân đâu, ăn thua cái tâm". Cho nên mấy con ngồi mấy con cúi như thế này thì nó sẽ đi lạc bậy đường đó. Cái thân của mình mà nó không đúng nó không đang chánh nó không Chánh Mạng của nó thì nó sẽ bị tà mạng, mà tà mạng thì nó ảnh hưởng đến cái pháp môn tu. Cũng như mấy con nói: "Không có cần tu cái tâm thôi" thì do đó mấy con quẹo cổ mấy con vậy là nó sẽ sai đó. Quẹo cổ như vầy nó sẽ bị sai đó con.
Cho nên mình phải giữ cái thân mình đoan chánh cho hẳn hòi đàng hoàng. Ngồi thì nó phải như thế. Nhiều khi mình ngồi mình cúi đầu vậy đó nó bị gom tưởng rồi, nó rút xuống nó gom tưởng nó an lạc, nó an lạc mình cúi xuống luôn không dừng nữa thì người ta thấy cái tướng của mình người ta biết. Còn cái tướng của mình mà nó ngồi mà nó nhiếp tâm nó an trú mà thấy nó động địa nó chân cẳng quặt lên quặt xuống thì cũng biết hoặc nó nhúc nhích cái đầu cúi lên cúi xuống như vậy thì cũng biết cái người đó họ đang ở trong cái trạng thái tưởng. Cho nên những cái điều kiện đó cho nên mình giữ cái tư thế này ngồi trên ghế này, trước khi ngồi trên ghế này thì nó cứ ngồi ẹo qua vầy mà Thầy ngồi ngay ngắn sửa tư thế của mình ngồi đâu cho nó chân cẳng mình nó đàng hoàng cái tư thế nghiêm chỉnh nó đó. Rồi bắt đầu bây giờ mới nhiếp tâm. Rồi mấy con ngồi xếp bằng thì cũng phải ngồi cho đàng hoàng chứ đừng nghĩ rằng tôi tu cái tâm rồi tôi không cần cái thân ngồi đâu. Không phải đâu mấy con. Phải tập ngay từ cái thân với cái tâm của chúng ta ảnh hưởng nhau lắm, ảnh hưởng trong cái sự nhiếp tâm đó. Cho nên phải hiểu biết cái đó chứ không khéo mấy con coi chừng đó, coi chừng nó trật.
Tu sinh: Vậy cái tư thế hồi nãy ngồi là đúng?
(33:36) Trưởng lão: Đúng đó, con còn nhớ hồi nãy mà Thầy cho mấy con ngồi. Tức là mấy con không có cúi đầu mà cũng không ngửa lên vầy. Mà con mắt của mấy con không nhắm, mấy con nhìn, nhìn khoảng cách của mấy con ở dưới vừa cao.
Tu sinh: Bạch Thầy, những ngày vừa qua con đã chuẩn bị cái tư thế cho con để chuẩn bị Tứ Niệm Xứ bằng cách là con giữ ngồi kiết già, như vậy con giữ nó từ ba mươi phút đến một tiếng là con giữ trong một tiếng là an ổn. Thế nhưng mà bây giờ cái vế này tức là tập cái vế đầu tức là trên thân quán thân, chứ chưa đến cái đoạn mà khắc phục tham ưu, bắt đầu mới trên thân quán thân thì bạch Thầy như vậy thì nếu có thể ngứa hoặc là kiến đốt thì con có thể động chạm nó được không?
Trưởng lão: Được chứ. Không có sao hết.
Tu sinh: À được ạ? Vâng. Vì nó chưa đến đoạn khắc phục tham ưu.
Trưởng lão: À nó chưa đến đoạn khắc phục tham ưu. Cái đoạn này là mới tập tỉnh thức ở trên thân thôi. Nghĩa là Thầy dạy mấy con đi từng bước mấy con, không có cho mấy con dồn dập mà như một người mà đã thuần thục cái chiến trận rồi. Còn mấy con bây giờ coi như là mới bắt đầu cái người lính mà tập luyện cho nó quen với thuật chiến lược với cách sử dụng vũ khí thôi, cho nó quen trên tất cả cái mặt trận của Tứ Niệm Xứ thôi. Cho nên bắt đầu bây giờ mấy con tập tỉnh thức ở trên đó, tập tâm không phóng dật ở trên đó thôi, không có phóng dật ra ngoài để mà buông nó, biết ở trên thân nó thôi. Có như vậy thôi mấy con nhớ kỹ trong vấn đề đó.
Rồi!
Tu sinh: Bạch Thầy, thế nếu giả sử nó có một cái biến động gì nó bị kéo ra ngoài thì lúc ấy mình tác ý thế nào?
Trưởng lão: À con nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự, không phóng dật, quay vô nhìn thân”, cứ hễ khi nó có biến động gì nó lôi tâm con ra ngoài thì lôi nó trở vào nhắc nó: “Không phóng dật, phải nhìn qua pháp thân cho kỹ”, cứ vậy thôi rồi nhắc: “Thanh thản an lạc vô sự”.
(35:30) Tu sinh: Bây giờ thì con còn ngồi đó khởi niệm phụ ở trên tâm, ở trên hơi thở lỗ mũi nữa không Thầy?
Trưởng lão: À không.
Tu sinh: Vậy không còn nữa, chỉ cho nó tỉnh giác trên cái hành động thôi ạ?
Trưởng lão: À quan sát ở trên thân con thôi. Còn nhiếp tâm và an trú tâm để dùng để đẩy lui chướng ngại Pháp trên thân con khác à. Tới mà Thầy dạy mà nhiếp phục tham ưu là mới sử dụng cái đó. Nó khác rồi chứ bây giờ không có được áp dụng vô cái đó. Bây giờ áp dụng vô cái sự quan sát thân con đã, cho nó nhuần thục cái này đã. Chừng nào mà mấy con nắm vững thuần thục rồi, người nào trình bày cho mình cái cảm nhận của cái thân của mình luôn luôn lúc nào ba mươi phút hay một giờ đồng hồ không có thay đổi, nó không mất ở trên cái cảm nhận đó rồi thì bắt đầu nó mới tới cái giai đoạn khác mấy con.
Mà trong cái giai đoạn này từ ba mươi phút rồi bắt đầu Thầy sẽ trong ba mươi phút này Thầy sẽ cho mấy con tập đi, đi quan sát ở trên thân đó, phải tập quan sát trên thân. Quan sát trên thân rồi bắt đầu Thầy cho tập ngồi. Tới cái lớp này rồi mấy con ở trong lớp mấy con vô 7 giờ tối mấy con nhiếp được thì Thầy coi chừng có mặt, Thầy theo dõi coi thử coi mấy con có ngồi đúng không, mấy con còn ngủ, còn nằm nghiêng, nằm ngả đây để chờ lúc nào nữa đó thì không được đâu. Tới đúng 7 giờ là mấy con phải vô tu đàng hoàng hết. Nghĩa là đúng 7 giờ là mấy con phải ngồi nghiêm chỉnh đàng hoàng thì 7 giờ 5 hay 7 giờ 3 phút gì đó thì có mặt của Thầy trực tiếp ở trên phòng của mấy con. Nghĩa là Thầy đến thất mấy con Thầy sẽ xem xét coi cách thức của mấy con ngồi như thế nào, hay là trước mặt Thầy mà nói là ngồi vậy mà sau đó vắng mặt Thầy mấy con ngồi kiểu khác hoặc là bây giờ buồn ngủ quá đi kinh hành.
(37:10) Tu sinh: Bạch Thầy, con hiểu là cái giai đoạn này, cái cốt yếu cần phải giữ được là thế này, là vai trò quán sát ở trên thân và giữ cho một cái trạng thái là mình cảm giác toàn thân với cái hơi thở đừng để cho nó đứt đoạn. Nếu có một lúc nào nó bị nhãng đi mất trong một vài hơi thở mà bị mất đó thì bây giờ mình phải tỉnh giác mình nhớ và mình tác ý bắt nó lại quay trở lại, lại "tâm thanh thản, an lạc, vô sự" lại bắt đầu nối mạch không để thiếu cái chân được. Thì cái chủ yếu là thế. Thế nếu giả sử mà nó gặp những cái niệm gì nó đến thì trong lúc này nó vẫn có thể có niệm khởi lên thì lúc đấy mình tác ý mình đuổi cái niệm ấy.
Trưởng lão: Mình tác ý ngay mình không có nhiếp phục những cái ưu niệm đó, nhưng mà mình chỉ tác ý để cho cái tâm mình nó quay về lại tỉnh thức thôi, chứ không phải là mình dùng cái này để mình ức chế nó đâu. Mình quay lại ví dụ có niệm mình bảo: "Tâm không được phóng dật, quay vô quan sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp không có được theo niệm", mình nhắc nó vậy thôi chứ mình không có dùng cái này để mình ức chế niệm đâu để sau này mình tác chiến nó rồi cái niệm này mình móc ra. Còn bây giờ đó, mình lo mình tập tỉnh thức ở trên này thôi, mà bây giờ nó cái niệm nó hiện đến nó làm cho mình không tỉnh thức cái thân của mình nè, cho nên mình nhắc nó trở lại cho nó quay trở lại bỏ cái niệm, nhả cái niệm này ra đi là nó quay vô để cho mình tập cho nó quen cái này cái đã. Luôn luôn lúc nào cũng quen chứ không khéo nó mình bị mất cái thì giờ mà vì các niệm đó. Rồi bắt đầu bây giờ mình cũng quán mình xả mà nó chưa phải lúc mà mình quán xả vậy nó chưa phải lúc là coi như là mình bị mất cái thất niệm rồi. Thất niệm mình đang ở trong cái tỉnh thức này nè, mình tu cái nào nó ra cái nấy. Cái thời gian nó ra cái nấy. Mặc dù cái niệm nó đến nhưng mà cái tâm mình còn quan sát ở trên thân thì cái niệm này dừng liền. Nó còn quan sát chú ý ở trên thân nó tỉnh thức nên cái niệm này nó có hiện ra nó dừng lại chứ nó không có đánh vô được. Chỉ có mình mê nó mới đánh vô được. Mình quên cái thân của mình nó đánh vô.
Tu sinh: Cái niệm đó nó đến là nó chỉ nháng đi một cái là nó…
Trưởng lão: Nó nháng ra đó, là nó còn đó. Tại vì mình tỉnh thức đây nó nhá vô đó.
Tu sinh:Tỉnh thức cảm giác toàn thân làm sao mà niệm nó (vô).
Trưởng lão: Nó không vô được. Lưu ý phần đó mấy con.
Tu sinh: Bạch Thầy, nó cũng giống như khi mà ngồi tu mà mình có những cái mùi thơm đến, ví dụ như có mùi thơm thì mình chỉ tác ý là nó quay trở vào chứ cái mũi…
Trưởng lão: À mình nghe mùi thơm là nó đã phóng dật rồi đó.
Tu sinh: Sau ngửi mùi thơm là tác ý…
(39:39) Trưởng lão: Tác ý quay vô, quay vô thân. À, cứ coi như là mình ức chế nó, mình chế ngự bắt buộc nó ở tỉnh thức thôi, để tập cho quen cái tỉnh thức cái đã chứ còn mình chưa xả đâu. Còn không khéo mình dùng cái này mình đi sâu nữa là mình ức chế thì mình vô định tưởng. Ở đây tập tỉnh thức thôi. Phải hiểu từng cái bước tu tập, từng cái giai đoạn, từng cái thời gian tu tập của cái pháp Tứ Niệm Xứ nó ở đâu và cái chỗ này nó phải chưa lúc mình xả nó đâu mà bây giờ để tỉnh thức thôi thì như vậy mấy con sẽ đủ. Nhớ không?
Rồi bắt đầu bây giờ ráng về tập cái này cho đàng hoàng rồi tới chừng đó Thầy phải chịu cực với mấy con nữa, là phải đi coi sóc từng chút để không có trật một chút thì mấy con sẽ dậm chân tại chỗ, bỏ phí á. Thầy nói bỏ phí á. Thì ước mong cho mấy con tu chứng mau thì chắc không mau, bởi vì nó sai lệch một chút thì mấy con cứ dậm chân tại chỗ, cứ nghĩ đó là mình tu đúng. Nó trật một chút chút chút vậy chứ rồi nó không có đến được.
(40:29) Trưởng lão: Còn Thầy kiểm tra Thầy coi sóc rồi từng lần lượt sửa cho mấy con đúng khi mà đúng rồi thì bắt đầu nó tới cái giai đoạn nào, giai đoạn nào thì mấy con thấy nó xả rất lớn. Cũng như bây giờ Thầy dạy mấy con bốn tháng mà lớp Chánh Tri Kiến tự trong tâm mấy con cái hiểu biết đó nó xả rất nhiều cái dục, cái ác pháp chứ không phải ít đâu. Mấy con không thấy nhưng mà hiện giờ có các pháp tác động tới cái hiểu biết của các con nó đã xả đó. Nó xả nhiều lắm đó chứ không phải ít đâu. Tại cái hiểu biết này nó đã xả rồi đó. Còn bây giờ tập tỉnh thức này là mấy con thấy nó tỉnh thức này để nó quan sát được Thân, Thọ, Tâm, Pháp, là cái niệm nó ít có vô nữa mấy con. Cái cảm thọ nó cũng không đánh mấy con được còn mấy con mà cứ kẻ hở vậy nó vô nó đốt mấy con nát.
Thầy dạy mấy con mấy con sẽ thấy, mấy con sẽ tu, mấy con sẽ thấy tự mấy con tu mà mấy con tỉnh thức không phóng dật rồi đó thì nó xả biết bao nhiêu ác pháp và chướng ngại trên thân và tâm con không. Tại mấy con thiếu sự tỉnh thức của nó cho nên nó đánh vô từ niệm này đến niệm khác, mấy con dậm chân tại chỗ tu hoài không tiến. Nếu mấy con cứ nghĩ bốn tháng Thầy dạy mấy con đã xả nhiều rồi mặc dù mấy con học mấy con tư duy mấy con triển khai tri kiến mà dẫn tâm mấy con xả ly dục ly ác pháp nhiều lắm mà nó còn gây cho mấy con cái lòng từ lòng bi rất là to. Nghe những cái đau xót mấy con nghe nó xúc động mình chứ không phải không. Nó gợi cho mấy con có những cái lòng bi với lòng từ của mình rất lớn. Phải không, mấy con thấy hiểu mà có hiểu coi thử hiểu là cái tâm trạng mà khi mình học qua cái lớp nó đem lại cái sự lợi ích rất lớn. Bây giờ cái lớp Chánh Niệm Tỉnh Thức này nó giúp cho mấy con quan sát được thân mấy con nó xả và ly cũng rất nhiều. Chứ không phải không. Bởi vì học đúng là nó xả. Vậy mà tới cuối cùng mà mình tới mình nhiếp phục tham ưu nó còn mấy thằng? Nó muốn hết nó rồi!
(42:36) Tu sinh: Bạch Thầy là vừa rồi chúng con đã thấy rõ lắm. Mặc dù chúng con chưa thấy được hết đâu nhưng thấy rõ lắm. Con thí dụ như hôm nay chúng con thọ thực, thế thì tức là có rau luộc nhưng mà nước chấm, nước tương là không có. Và đến lúc chấm đến muối cũng là không có nữa, tức là biết rằng hôm nay sẽ không có muối để mà ăn. Mà như vậy thì thức ăn chỉ ăn hết được khoảng một nửa nữa là cùng thôi. Thì ngay lúc ở trong đầu nó nảy cái ý nghĩ là có nên nói với họ rằng thiếu muối không. Thế xong lại nghĩ luôn ở trong đầu là "thôi đừng có nói gì cả, cũng không cần, có thế nào ăn thế không thì thôi. Ta ăn một miếng, hai miếng cũng không sao cả. Nói ra làm khổ họ thôi, có khi họ lại nghĩ ngợi, cho rằng họ thiếu thốn thế nọ thế kia không đảm bảo đủ cho mình để mình phải nói lại". Thế bạch Thầy, thì con thấy tất cả những cái đó nó diễn ra ở trong mình xảy ra, nó đã có một cái sự từ lúc nào đó nếu như bất chợt có một cái phản ứng, phản xạ trong chuyện này.
Trưởng lão: Đúng rồi cái tri kiến đó con. Cái tri kiến.
Tu sinh: Nếu không phải như trước thì sẽ phải tìm biện pháp để nói như thế nào. Thí dụ đến lúc đi về, thì về qua cái chỗ của cô Út con thấy con Thầy rẽ vào để lấy xì dầu vì người ta không có cái đó ăn không được. Thế nhưng ngay lúc đó ở trong đầu nảy ra là "mình cần gì cái thân này, mắt nhắm không có thì không cần thì cũng không muốn nữa", thế là đi thẳng thôi rất nhẹ nhàng. Thế thì ra nó đã túc trực nó nằm ở đấy rồi, nó như là trong một cái cốc nước, mà nước sạch nó đầy lên là tự nhiên nước vơi đổ vào không có chỗ để chứa nữa. Thế là con thấy như thế là nó đã có tri kiến chưa ạ?
(43:53) Trưởng lão: Đúng, nó có cái xả rồi con. Thầy tin rằng khi cái lớp này học mà như vậy đó thì mấy con đã tự nó cái tri kiến nó xả. Trước những cái, trước kia thì mình không có mình đòi hỏi rồi đó, rồi bây giờ nó xả. Rồi bắt đầu bây giờ mấy con học tới lớp mà tỉnh thức này rồi tức là nó quan sát nó tỉnh thức trên thân nó rồi mấy con sẽ tự thấy nó tỉnh thức rồi nó xả. Mà nó xả được một phần nửa cho nên mình chưa có nói gì mình xả đâu, mình chưa có nhiếp phục tham ưu mình xả nó đâu mà tự học cái pháp rồi nó xả. Rồi bắt đầu mình tới mà mình Định Tỉnh ở trên được cái thân của mình, mình thấy "trời ơi sao nó khoẻ re". Nó xẹp. Tại vì cái pháp tu đúng thì mình làm đúng là nó xả.
Thế thì bắt đầu bây giờ mấy con thấy cái lớp Chánh Tư Duy của chúng ta học Chánh Kiến rồi đó, tới lớp Chánh Kiến chúng ta học rồi thì chúng ta tư duy ở trên cái Chánh Kiến để mà chúng ta hiểu cái Chánh Kiến, nó xả rồi. Phải không? Bây giờ tới cái lớp Định Tỉnh bắt đầu cái lớp Chánh Tư Duy này nó sẽ dạy mấy con Định Tỉnh đó. Rồi từ đó mấy con sẽ thấy từ cái sức Định Tỉnh nó sẽ xả còn ghê nữa chứ không phải. Nó xả trong cái vi tế đó, nó Định Tỉnh nó xả vi tế. Cái tri kiến nó xả cái thô, còn cái sức Định Tỉnh nó xả cái vi tế. Mà Định Tỉnh mà không bị ức chế, cái đó là cái quan trọng. Cho nên nó lần lượt rồi mấy con sẽ dùng cái chỗ này mấy con tu tập. Nó không bị ức chế trong cái đối tượng nào hết thành ra nó sẽ xả cho mấy con thấy. Rồi tự nó nó Định Tỉnh được rồi nó không phóng dật rồi thì không có cái niệm nào mà nó phóng ra được hết từ cái Chánh Tri Kiến của mình, cái lớp Chánh Kiến rồi toàn bộ là cái tri kiến hiểu biết của mình, cái sự hiểu biết của mình rồi. Bây giờ tới cái Định Tỉnh nữa thì còn cái gì mặt nào mà ác pháp vô đây tác động chúng ta được, chúng ta đâu có cần đuổi nó đâu. Nó đâu có vô được nữa đâu, nó hết.
Tu sinh: Cái xả này chính là cái xả của vô dục giải thoát ạ? Chứ nó không phải là cái xả của vô lượng dục lậu của cái phần trên.
Trưởng lão: À nó đâu phải phần trên.
(45:53) Tu sinh: Kính bạch Thầy, con từ hồi mà vô học cái lớp này tới giờ con còn có đoạn, ví dụ như một cái niệm như muốn ăn đi, ví dụ nghĩ tới món ăn thì vừa nghĩ tới món ăn thì nó lại có một cái niệm nhảy ra và nói nó đồ ăn là bất tịnh mà ham ăn uống này kia, tự nhiên từ đó nó ở đâu không biết mà nó có nó nhảy ra liền ạ ?
Trưởng lão: Từ cái chỗ mình đã học đó con, nó nhảy ra nó đón liền con, nó không có cho để tác động vào cái thân nó thành ra cái dục. Dục tham ăn đó. Nó hay lắm con. Nó đón liền nó không có cho cái dục tham của mình, thành ra mình xả nó từ cái chỗ hiểu biết mà nó chặn đường hết nó bảo vệ mình đó, nó không có khởi được cái tâm dục nó được. Đó bây giờ mình dục mình thấy bây giờ không có nước tương ăn bây giờ con thấy không nó chạy ra nó đón liền chứ nó không có cho để mình bị phạm vào cái lỗi đó đâu. Nó không còn bị cái lỗi nhỏ nhặt đó. Cái lỗi tham đó. Nó hay như vậy.
Tu sinh: Thưa Thầy, vậy thì con như vậy khi con xúc bát cơm thấy cơm nó hơi khô, con nảy ý tính đến nói với người ta nấu cho mềm mềm chút, con về cỡ nào tập thì giải được thân vô dục, cái đó nó nữa.
(47:16) Trưởng lão: À, cái đó nó cũng chặn con rồi đó. Nó không cho con mà khởi cái tâm, cơm khô cơm nhão.
Tu sinh: Nó do từ hiểu biết của mình phải không Thầy?
Trưởng lão: Đó thì hiểu biết của mình. Đó là tri kiến giải thoát đó con, cái hiểu biết giải thoát mà. Cái mà con hiểu đó là tri kiến giải thoát mà Thầy đã huân cho mấy con được cái điều.
Tu sinh: Hồi đó tụi con không có cái đó, mà từ hồi học tới bây giờ mới có cái đó. Nó cũng rất là nhanh, cái này vừa có một cái niệm nghĩ ra là nó có cái đó liền. Con bảo để bữa con trình Thầy cái này nó ở đâu mà nó lại lẹ dữ vậy?
Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ mấy con học cái lớp mà quan sát được cái thân của mấy con, Định Tỉnh cái tâm không phóng dật. Nó không còn có cái đó ra nữa mấy con, kêu là nó lìa cái tham hết rồi nó không có còn tác động vô mấy con, thản nhiên lắm có không có nó không có khởi nghĩ là phải nước tương hoặc là cơm nhão cơm khô nữa. Nó hết rồi. Nó hết cái nghĩ đó nữa rồi, cái nghĩ mà nghĩ trong cái dục cái ác pháp nó không nghĩ nữa. Bởi vì nó Định Tỉnh rồi nó không nghĩ nữa. Nó không phóng dật. Còn cái mình còn nghĩ cái này kia còn phóng dật đó con.
Tu sinh: Con nghĩ đó là thái độ bất cần ly đó chớ.
Tu sinh: Cỡ nào chịu cỡ đó. Thầy nói đúng giờ ngồi tu, cái ngồi này ngồi tư thế kiết già hay là ngồi trên ghế kính bạch Thầy?
(48:36) Trưởng lão: À bây giờ đó, bắt đầu 7 giờ con ngồi tu phải không? Bắt đầu bây giờ nếu mà con thấy mình muốn ngồi ở trên ghế thì cứ ngồi ghế không sao hết. Mà cái ngồi kiết già ngồi trên cái tư thế ghế thì cũng ngồi đàng hoàng, mà ngồi kiết già cũng ngồi đàng hoàng, bất kỳ. Thầy đến thất của mấy con 7 giờ, ngồi ghế cũng được mà ngồi kiết già cũng được, tùy theo cái thích của mấy con. Mấy con thích kiểu nào mấy con ngồi cũng được miễn là cái tướng ngồi của mấy con trong cái giờ đó ngồi, thì Thầy đến đó con ngồi sao Thầy kiểm tra kiểu ngồi đó thôi. Miễn là cái tâm của mấy con tỉnh thức ở trên cái thân của mấy con là đủ thôi chứ Thầy không quan trọng, nhưng mà cái ngồi phải ngồi đúng cái tướng của nó con. Chứ không lẽ mấy con ngồi trên ghế mấy con ẹo qua vầy thì Thầy đâu có chấp nhận. Ngồi cho nghiêm trang đàng hoàng thì mới được. Ngồi kiết già ngồi cũng nghiêm trang đàng hoàng, tướng ngồi cũng ngay thẳng. Cho nên vì vậy mà cái lớp này Thầy sẽ sửa lại tất cả những cái tướng ngồi mấy con sai là bị Thầy sửa hết, rồi sau này Thầy sửa thời gian quen rồi mấy con ngồi đâu nó ra đó hết. Cái tướng ngồi của mấy con không ai chê.
Tu sinh: Thầy có cần vắt y, khoác y hay ngồi bình thường?
(49:49) Trưởng lão: À nghĩa là mấy con mà vắt y đàng hoàng, mấy con ngồi đó là nghiêm chỉnh mình kính trọng Pháp đó mấy con. Còn mình ngồi mà mặc cái áo ngắn mà ngồi là thiếu sự kính trọng Pháp. Cũng như mình đến mình lạy Phật mà mình tôn kính Phật mà không lẽ mình mặc cái áo ngắn mình lạy Phật. Cho nên mình đừng có nghĩ rằng đợi cho mát mẻ đâu, mấy con ngồi một hơi mấy con vấn y đàng hoàng, mấy con ngồi một hơi nó mát mẻ lắm mấy con. Cái tướng của mấy con mà nhiếp tâm an trú được nó mát mẻ lắm. Nó không có lo đâu. Còn mấy con đơn giản nhẹ nhàng sợ: "bữa nào cũng vấn y không giặt cái y này chắc là (mùi), cái áo ngắn vầy đó mình ngồi thôi cũng được, do ăn thua cái tâm của mình". Không phải đâu. Cái lòng cung kính Pháp con. Kính Phật, kính Pháp, kính Tăng. Khi mình ôm Pháp mà có lòng cung kính nó, mình mặc cái áo này mình cung kính Pháp, cho nên mình tu rất kỹ. Còn mình tu mà mặc áo ngắn mình coi như thiếu sự cung kính cho nên mình tu, kêu rồi "được thì được, không được thì thôi không sao". Tự nhiên cái tâm của mình nó có cái chỗ dễ dãi đó.
Cho nên mấy con khi mà tới cái lớp này rồi, khi tu tập thì mấy con cái y vấn mà nó lớn quá mấy con giặt nó cực thì mấy con nên có cái áo tràng như Thầy mấy con mặc nghiêm chỉnh đàng hoàng. Không tu (thì) thôi, đừng có dễ dãi với mình mà lúc nằm mình cũng vẫn là nằm ở trên cái y thượng của mình đàng hoàng, chứ đừng có mặc cái y trung, y hạ không thì không được. Nó đơn giản coi chừng mà mình lại tu không chín chắn. Còn mình nghiêm trang cũng như mình đi lễ Phật thì mình phải mặc áo tràng đàng hoàng thì mình ngồi tu trên cái Pháp của Phật, cũng cung kính như vậy thì nó mới có nghiêm chỉnh, mà tu chất lượng cao lắm con. Thầy nói mấy con cứ làm đi rồi mấy con sẽ thấy chất lượng cao. Nhưng mà nó chịu khó một chút xíu, mình bỏ cái công mà mình giặt đồ này kia cho nó sạch sẽ nó không có sao đâu. Ba y một bát mà đâu có rời đâu, đức Phật ngày xưa không có rời, phải ráng tu mấy con.
Thôi bây giờ nghỉ về tu đi. Rồi ngày mai này Thầy cũng kiểm tra. Ngày mốt á vô đó Thầy kiểm tra bốn người kế, bốn người kế, bốn người kế. Trong một giờ Thầy sẽ kiểm tra bốn người. Cũng như hồi nãy hai giờ bây giờ là ba giờ đó. Thầy kiểm tra bốn người một lần, chứ kiểm tra đông quá theo dõi không có kịp mà Thầy ghi nhớ, ghi nhớ ba con cái trạng thái như thế nào thế nào Thầy ghi nhớ để khi mà Thầy kiểm tra trở lại để cho nó biết chắc ở trong khi đó mấy con nhiếp tâm như thế nào. Nó khó, còn những người nào mà cái trình độ nó còn kém quá đó thì phải hướng dẫn cách thức theo họ, chứ mà nếu mà ép buộc họ quá thì ức chế, rồi họ cũng tu không được thì cũng khổ.
Rồi trong cái lớp này mấy con được Thầy cho lên rồi đó, mà mấy con mà tu lơ mơ là mấy con cũng bị xuống đó. Thấy mà nhiếp vô mà không tỉnh thức mà nó cứ quay ra nó phóng dật không, thì buộc lòng Thầy phải cho đi ra chứ đâu có lý ngồi đây được. Cho nên phải ráng cố gắng đó mấy con, ráng cố gắng không có nghĩa là ức chế mà tập từng chút từng chút để cho cái tâm nó quay vô. Tập cho sao mà nó quay vô đó, đừng có cố gắng mà mình ức chế thì không được. Ức chế thì cũng bị rớt ra à.
Nó khó chứ không phải dễ đâu, bởi vì cái lớp này là đào tạo chúng ta phải chứng đạo. Mấy con thấy từ cái tỉnh thức, từ cái tâm quay vô nè, rồi tỉnh thức nè, rồi nó mới Định Tỉnh được. Mà Định Tỉnh thì nó hoàn toàn là không có cái ác pháp nào mà tác động vô thân tâm, cho nên bây giờ mấy con ngồi tu Tứ Niệm Xứ tự nó thư thả 12 tiếng, 24 tiếng đồng hồ rất dễ. Còn nếu mà tâm mấy con không Định Tỉnh á thì mấy con ngồi nó cứ chuyện này, lát chuyện kia, lát chuyện nọ con đuổi không có hết. Tu Tứ Niệm Xứ mà tu kiểu đó mấy con tu không bao giờ mấy con đạt được đâu. Các con cứ nghĩ đi. Thầy nói mấy con cứ khép qua cái thời gian mấy con cứ tu Tứ Niệm Xứ đi, Thầy thấy mấy con không có dẹp hết cái giặc này đâu. Còn Thầy dạy mấy con tu kỹ đàng hoàng mấy con sẽ dẹp hết cái giặc trên Tứ Niệm Xứ này nó không có tác động vào thân con được đâu. Nghĩa là nó hoàn toàn nó tự nó xả chứ không phải là mình xả. Nói "quán thân trên thân để khắc phục tham ưu" chứ sự thật ra khi mà mình Định Tỉnh được là khắc phục tham ưu ở trên đó nhiều lắm, chứ không phải.
Bây giờ mấy con tỉnh giác cái tâm mà không phóng dật quay vô là nó đã xả rồi, nó đã ly rồi đó. Nó đã ly rồi đó. Cho nên nó đâu có vô được, đâu phải dễ vô với cái người mà người ta Định Tỉnh ở trên cái thân người ta, người ta tỉnh giác ở trên cái thân người ta, người ta luôn luôn người ta đang quan sát đâu có dễ mà vô được cái chỗ của người ta đang quan sát đâu mấy con, đâu phải dễ. Tại vì mình chưa biết cách tập để cho nó Định Tỉnh, chưa biết cách tập để cho nó quan sát cho nên mình bị mất hoài cho nên nó vô.
(54:27) Cho nên vô rồi cứ đuổi, vô rồi cứ đuổi mình nhiếp phục mình đuổi đuổi đuổi riết rồi đuổi hoài đuổi hoài nó cũng không hết. Thì Thầy nhắc cho mấy con cái lớp Chánh Kiến chúng ta từ cái tri kiến hiểu biết của chúng ta thôi mà nó xả tâm đó. Nó bây giờ nó không tác động được mình rồi, nó bất động tâm được đó. Thì tới cái lớp này nó Định Tỉnh rồi, nó Chánh Niệm Tỉnh Giác, nó Định Tỉnh được rồi thì có cái gì mà tác động vô được nó. Nó không bảo vệ được cái chân lý nó sao.
Chân lý được bảo vệ mà, chân lý được hộ trì mà, hộ trì bằng cái Định Tỉnh của chúng ta chứ hộ trì bằng cái gì? Cái sức Định Tỉnh của chúng ta. Mấy con thấy đâu có gì đâu, nó đơn giản nó dễ. Bởi vậy Thầy nói: “Phật bốn mươi chín ngày” chứ mà Thầy dạy mấy con là bốn mươi ngày chứng đạo.
Đâu phải lâu, mà mấy con Định Tỉnh được thì cái thời gian nó đâu có lâu đâu. Mà nó không phóng dật là thành tựu rồi, “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật” mà trong cái thời gian đó mình nỗ lực mình tu không kẽ hở mà, tu miên mật, tu không có nghỉ chơi mà. Lúc nào cũng Định Tỉnh trên thân của mình hết, giờ nào cũng Định Tỉnh hết thì còn giặc nào mà vô đây xâm chiếm mình được, không phải là mình chứng đạo sao?
Cho nên Thầy nói coi như là nói chơi chơi nhưng mà nó sự thật mà sự thật nằm ở trong đó chứ không có chơi chơi đâu. Biết cách tu mà đâu có làm gì mà không được. Nó đâu phải khó. Thầy nói thời biết tu là Thầy nói nếu mà có người nào mà dạy đúng, thật sự mà dạy đúng, kèm đúng thì cái sự tu theo đạo Phật nó không có còn khó nữa. Nó chứng quả nó không còn nghe nó xa vời nữa.
Thầy nói thì nghe… hay lắm.
(56:16) Tu sinh: Thưa Thầy ngoài cái giờ mà tu tập về Tứ Niệm Xứ thì có thể là ôn lại những cái kia trong những lúc cần thiết không Thầy? Ví dụ bao lâu thấy ngồi Tứ Niệm Xứ mà nó không có được thoải mái thì mình tập qua những… ôn lại cái kia?
Trưởng lão: À ôn lại, nó không được thoải mái thì ôn lại. Còn nó thoải mái thì thôi cứ tu Tứ Niệm Xứ đi để cho nó tỉnh thức ở trên đó thôi. Coi như là pháp Tứ Niệm Xứ là chính còn tất cả những cái không thoải mái của mấy con á, trong lúc mà mình giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mình mà nó có những cái chướng ngại gì mà nó trạo cử hoặc là gì đó nó không thoải mái thì mấy con ôn những cái pháp kia mấy con.
Có những cái pháp kia mấy con tạm thời trong cái thời gian thì mấy con sẽ tu một thời gian mà con Định Tỉnh được rồi thì áp dụng vào cái Tứ Niệm Xứ rồi thì cái kia nó có cái sức mà Chánh Niệm Tỉnh Thức được rồi thì Định Tỉnh nó có được rồi, thì cái kia nó không tác động được mấy con nhiều đâu.
Còn bây giờ mấy con mới tập chút chút ít thì nó còn bị cho nên mấy con phải dùng cái pháp đi kinh hành hoặc là Thân Hành Niệm hoặc là những cái Định Niệm Hơi Thở mình thay ra chen vô mình tập, để cho nó khi mà nó rất là nó dễ dàng cho tu Tứ Niệm Xứ mình Định Tỉnh trên đó thì lúc mà nó yên ổn như vậy thì mình tu.
Còn cái lúc mà nó còn bị trạo cử, trạo hối hoặc là nó bị lăng xăng gì đó mà mỏi mệt hoặc là những gì đó thì mấy con phải sử dụng các pháp khác để đẩy lui.
(57:30) Được lúc này thì được, nhưng mà tới cái lúc mà Thầy dạy cho nó nhiếp tâm mà tỉnh thức hoàn toàn ở trên Tứ Niệm Xứ thì lúc bấy giờ đó để mà trong cái thời gian đó thì mình tập. Bây giờ nó có những chướng ngại thì mấy con tập lại những cái pháp kia để cho mình Định Tỉnh trở lại thôi, đừng phá những cái chướng ngại đó thôi. Rồi sau đó thì coi như là tới cái giai đoạn mà thấy cái sự mà Chánh Niệm Tĩnh Giác ở trên thân của mình quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình cụ thể rồi thì coi như dẹp các pháp khác, không có tu mấy pháp đó nữa.
Chỉ khi nào nó có chướng ngại thì mình mới tu thôi. Bây giờ mấy con thay vì nó không chướng ngại thì cái giờ này mấy con nên tập thêm cho nó quen đi để không bỏ nó uổng. Thì vậy được chứ không có gì đâu. Nhưng mà lúc này tới lúc mà Thầy cho vào lớp rồi đàng hoàng đó thì chừng đó mà Thầy cho thì tu, mà không cho thì nhất định mà phải ôm Tứ Niệm Xứ tập tỉnh thức trong khi khó khăn cũng tập ôm chặt sau đó mình giữ cái phao Tứ Niệm Xứ.
Tu sinh: Thưa Thầy, thời gian qua Thầy dạy mà nghe nhạc thì cũng quay vô, quay vô nhìn ngó toàn thân, tác ý không có nghe tiếng nhạc cứ quay vô toàn thân?
Trưởng lão: Cứ quay vô thôi. Rồi bây giờ mấy con về nè, về tu. À mấy con có thu này mấy con nghe trở lại cho nó kỹ mấy con, những cái lời mà Thầy dạy để cho mình biết cách mà mình nhiếp tâm trên cái Tứ Niệm Xứ.
HẾT BĂNG