LCK 098C - TỨ NIỆM XỨ - TRIỂN KHAI TRI KIẾN - LÀM DÀN BÀI - NHIẾP TÂM
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng : 22/02/2006
Thời lượng: [53:44]
(00:00) Trưởng Lão: (Thầy đọc thư của Tu sinh) Bây giờ Thầy sẽ trả lời trong bức thư này. Qua sự hiểu biết của con và cách thức làm bài như Thầy đã dạy bảo. Bài con làm đang chung chung như vậy, đó cũng là do nghiệp của con thấp kém và tuổi cao. Thưa Thầy, con đã suy xét kỹ bản thân cho nên con muốn bạch Thầy cho con được vào tu Tứ Niệm Xứ. Thưa thầy, nay con đã già, đang tu mà thầy dạy cho con pháp đó, vừa sức của con cho nên con trình Thầy. Con dừng lại, con không viết tập bài Từ Tâm nữa. Con xin thầy soi xét cho con được tu pháp môn Tứ Niệm Xứ. Thưa Thầy, con thấy con rất hợp pháp tu này, cho nên con xin bạch Thầy. Thầy soi xét cho con, như con đã trình bày, Thầy đã giúp con có một cuộc đời thanh thản an lạc vô sự. Con chẳng biết nói gì hơn. Con xin đội ơn Thầy với lòng từ bi đối với chúng con, còn cái gì sai trái của con, con xin thầy tha thứ. Con xin cảm ơn Thầy. Con Liễu Thanh.
Bây giờ con già rồi mà con cứ làm bài hoài rồi nó thành ra một văn sĩ. Tốt hơn bây giờ lo tu đi chứ con làm bài hoài. Bây giờ cái lớp tuổi già của mấy con đó, sau khi cô Út cất cái khu an dưỡng cho người già ở cái khu đang làm đó thì sẽ dời mấy con qua đó hết rồi. Người già qua bên đó hết, tách riêng người trẻ với người già. Lúc bây giờ thì trong cái tuổi già của mấy con, Thầy sẽ trực tiếp hướng dẫn cách thức cho mấy con tu tập, để cho mấy con xả tâm cho hết. Chứ thực sự ra khi mà tri kiến mình không đủ thì mình bị ức chế. Nhưng mà trong khi đó, hướng dẫn cho mấy con từng cái tâm niệm. Cái tâm niệm nào mà mấy con xả mà bị ức chế thì được kiểm tra kỹ lại. Ví dụ như bây giờ, có cái niệm nó khởi ra, mà con tác ý, con xả theo sự hiểu biết của con. Rồi một cái thời khác, ngày mai ngày mốt lại hiện cái niệm đó, thì thầy dặn trước là mấy con đến trình bày cho thầy. Cái niệm này sao nó tới lui hoài con đuổi không được. Hôm nay con thấy đồ ăn cũng thèm, ngày mai cũng vậy, ngày mốt cũng vậy. Con tác ý đuổi hoài cũng không được tức là con bị ức chế. Con đuổi không được đâu. Do đó con mới nói cái niệm ăn uống này con bị như vậy đó thưa thầy chỉ dạy cho con cách thức nào để con xả cho nó sạch. Lúc bấy giờ, Thầy mới bảo con phải làm như vậy, như vậy, tập thư thế này, thế này thì con làm con mới xả. Con hiểu không?
(02:51) Nghĩa là từng cái tâm niệm từng cái khởi niệm gì đó mà cứ tới lui con hoài, con xả không được tức là con có phần ức chế nó. Cho nên nó tới lui, không có diệt nó được. Do đó con trình lại Thầy, Thầy sẽ giúp con trong lúc tuổi già chứ bắt con học bài như mấy người có trình độ như thế này, thì con làm không được đâu. Mấy người đó, khi mà có cái niệm khởi ra thì người ta đưa cái đề tài đó ra viết thành 1 cái bài. Do cái bài thấu triệt nó thì tự nó xả rồi. Còn con bây giờ phải tác ý ngay đi "Mày là tham ăn thì mày phải đi đi, chứ mày ở đây cứ bắt tao thèm ăn hoài không có được". Thì con nói vậy nhưng mà lát nữa nó khởi lên nó thèm ăn nữa. Bây giờ nó không hết. Do đó bắt đầu bây giờ, Thầy gợi ý cho con phải tư duy suy nghĩ về thực phẩm bất tịnh như thế nào?
Con bắt đầu suy nghĩ về thực phẩm bất tịnh nhưng mà con suy nghĩ có một chút là hết. Còn nữa, phải viết thêm kiểu này chưa được. Buộc lòng con phải cố gắng nặn cái đầu con ra con viết. Con viết bài đó thôi, để mà xả cái tâm đó thôi. Cuối cùng con viết con thấy được rồi thì như vậy con đã ngán rồi đó. Viết cái kiểu thực phẩm bất tịnh thầy còn sợ huống hồ là con, phải không? Cuối cùng là Thầy thấy con hết ham ăn rồi, con hiểu chưa? Bởi vì mấy con tuổi già. Nếu mà Thầy không dạy thì mấy con ức chế riết còn xương da không, chịu đựng. Cho nên vì vậy mấy con cái người lớn tuổi Thầy sẽ theo dõi, người nào có khả năng trình độ thì Thầy sẽ đỡ hơn, mà nó kém thì Thầy cực khổ hơn. Phải hướng dẫn từng chút để cho mấy con triển khai tri kiến của con xả mà ko bị ức chế, hiểu không?
(04:33) Yên tâm, Thầy cho tu Tứ Niệm Xứ. Chứ con mà tu các pháp khác thì chắc là tới chừng vô thường nó đến đỡ ko kịp rồi. Chỉ có Tứ Niệm Xứ mới có cái đòn mà đỡ nó đó. Dù là dở đi nữa, mình cũng học những cái đòn đó để mà giặc sinh tử nó đến mình cho nó mấy búa nó cũng tiêu. Cái sự tu tập của mình mà.
(04:57) Trình Giảo Kim có ba búa thôi. Thầy dạy con cái tuổi già của mấy con ba búa thôi. Khi mà giặc sinh tử nó đến mấy con chỉ cần sử dụng ba búa là nó chạy mất, thì mấy con sẽ vào Niết Bàn. Không, thật mà mấy con, Thầy nói thật mà. Nhưng mà kéo lâu, sức mấy con không chịu nổi đâu, mấy con hiểu chưa? Nhưng mà cuối cùng, trên cái mặt trận giặc tấn công mấy con tới tấp thì mấy con sạc nó ba búa thì mấy con vào Niết Bàn liền tức khắc. Không có gì đâu mà lo, tức là mấy con chấm dứt được tái sinh luân hồi.
(05:36) Cái hướng dẫn của Thầy, Thầy biết cái điều đó chứ không phải không. Thầy chuẩn bị tinh thần mấy con rất vững, để khi nào các con sử dụng những cái búa như trời sét đó, chứ không phải búa thường đâu, trời sét đó, coi như giặc sinh tử nó đánh mình tận cùng, như cận tử nghiệp nó đâu có chừa ai đâu người nào sắp sửa chết nó cũng cốt mình tan nát hết chứ không phải không đâu. Nhưng mà dạy mấy con có được ba búa như Trình Giảo Kim thì cũng đủ, cũng đủ thắng trận rồi chứ không có gì đâu. Nhưng mà mấy con phải cố gắng tập. Những gì Thầy dạy, mấy con cố gắng tập cho thuần thục những cái đòn đó để mà chiến đấu cái khúc cuối cùng của mấy con. Chứ mấy con tập luyện như người sức khoẻ không đủ đâu, không có đủ sức mà tập, cho nên Thầy biết tuổi già của mấy con phải tập như vậy.
Nhưng mà may mắn tuổi thọ của mấy con kéo dài thì mấy con cũng làm chủ được sinh già bệnh chết. Nhưng mà chuẩn bị sự vô thường thình lình, bây giờ mạnh tuổi mấy con ngày mai nó tới thì mấy con không kịp đỡ. Mà mấy con có những phương pháp để đỡ vớt thì mình cũng chấm dứt được tái sanh luân hồi.
Nhớ kĩ Thầy dạy, Thầy không muốn để ai xuống địa ngục hết đâu. Không lẽ mọi người lên Thiên Đàng hết mà chỉ để con xuống địa ngục thì tội con lắm, con biết không? Cho nên Thầy không bỏ mấy con đâu, yên tâm mà lo nỗ lực tu. Bỏ hết con cháu vào đây rồi mà đi tìm sự giải thoát mà giải thoát không được thì quá tội cho mấy con. Lẽ ra, tuổi của mấy con là tuổi ngơi nghỉ ở trong gia đình. Con cái nó phải phục vụ, nó phải giúp đỡ mấy con, đâu có lý mấy con ngồi đây phải học tập như thế này đâu. Bộ mấy tụi con tưởng học tập sướng lắm sao, rất là vất vả, thức khuya dậy sớm.
(07:18) Thay vì cái tuổi này là được an dưỡng, muốn ngủ muốn nghỉ hồi nào cũng tự do hết, có đâu phải giờ giấc như thế này, làm như học trò mới ba bốn tuổi. Giờ phải ráng, không có gì đâu đừng có sợ, Thầy đã hướng dẫn rồi, phải làm được thôi.
(07:33) Tu sinh: (… không nghe rõ) giọng Tu sinh miền Trung
Trưởng Lão: Được con!
Tu sinh: (… không nghe rõ) giọng Tu sinh miền Trung
(07:55) Trưởng Lão: Cái đó là con nhiếp tâm, an trú tâm trong hơi thở con. Nhưng mà cái phần đó để mà sử dụng đối trị với cái cảm thọ trên thân của mình thôi, còn cái quan trọng là chỗ Tứ Niệm Xứ. Để cho nó có chướng ngại thì mình sử dụng trong chướng ngại thôi. Cái đó ở trên Tứ Niệm Xứ, để Thầy dạy cái pháp nào chính pháp nào phụ. Bây giờ con tập như thế nào cũng được hết nhưng mà tới cái lớp Chánh Tư Duy thì Thầy sẽ dạy cho con tu Tứ Niệm Xứ cho nó chuẩn hơn, dễ dàng hơn. Con ngồi xuống đi con.
(08:30) Trưởng Lão: (Thầy đọc lại câu hỏi) Kính bạch Thầy, xin Thầy giải thích cho con biết chỗ bất động tâm để con rõ hơn. Tu Tứ Niệm Xứ đi, đứng, nằm, ngồi ở trạng thái thanh thản suốt mười hai tiếng không niệm.
Trả lời: Nghĩa là nó không niệm tức là không có chướng ngại trên thân con. Mà còn chướng ngại tức là còn niệm, tức là con còn dục pháp để đẩy lui. Chỗ bất động tâm, để con rõ hơn. Chỗ bất động tâm là như thế này. Nghĩa là nó không phải là không niệm mà bất động tâm là tâm không bị dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Nó có ba cái lậu hoặc mà trong từng niệm, cái niệm nào dục lậu, cái niệm nào Hữu Lậu, cái niệm nào Vô Minh Lậu, con đều rõ.
Do cái chỗ có lậu hoặc tức là có chướng ngại trên thân con. Nó có lậu hoặc mà không chướng ngại, tức là nó có niệm, mà niệm đó không chướng ngại thì nó không có lậu hoặc, con hiểu không? Cho nên bất động tâm, ví dụ con đi, đứng, nằm, ngồi trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự suốt mười hai tiếng đồng hồ, thì nó không phải không niệm mà nó có niệm, nhưng mà không phải niệm dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Ừ, còn chứ, không phải nó ngồi đó bất động im lìm như gốc cây là không phải. Nó có niệm nhưng cái niệm của nó, nó bất động, còn không niệm là khi con nhập Định. Thí dụ như Định Diệt Tầm Tứ, Định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền là nó không niệm, con nhập Định thì làm sao có niệm, còn ở đây là con bất động. Cho nên vì vậy cái tâm con không bị chướng ngại. Trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp không có chướng ngại gì hết là nó bất động.
(10:15) Nó còn bị chướng ngại, như nó mỏi là còn chướng ngại, như muỗi cắn là bị chướng ngại. Hoặc là cái niệm đó nó khởi cái lòng ham muốn gì đó, cái niệm đó mang tính chất ham muốn thì nó là dục lậu. Cái niệm đó mang tính chất Hữu Lậu là do có cái pháp nào đó tạo cho con có cái chướng ngại trong thân con. Thí dụ như có một cái nhánh cây, con đang ngồi im lặng. Có cái nhánh cây nó rớt trên mái nhà một cái rầm làm con giật mình. Đó là Hữu Lậu, nó làm cho con bị động. Đó là những niệm Hữu Lậu như vậy, cho nên nó không có thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên suốt mười hai tiếng đồng hồ, tâm con nó không bị các chướng ngại pháp đó, không bị dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu đó thì đương nhiên con bất động tâm.
Hàng ngày con sống từ ngày này qua ngày khác, không có ai làm chướng ngại trong tâm con, phiền não, giận hờn hoặc lo lắng, suy tư gì hết con. Con sống thấy thản nhiên, con cũng nghĩ, cũng biết mọi cái đều biết, ai nói phải nói trái đều biết hết nhưng mà tâm mình thấy bất động, đó là bất động tâm. Con hiểu chỗ bất động tâm đó là Tứ Niệm Xứ trong bất động tâm. Tức là con nhập bất động tâm, nếu mà con ngồi im một mình thì con thấy hơi thở ra vô ra vô ra vô, tự nó con thấy hơi thở ra vô, nó bất động. Cho nên nó định trên cái thân của nó, nó ra vô. Mà con đi một mình con thì con thấy, còn ai nói con cũng nghe nhưng con không dính mắc lời nói của họ. Tâm của con không có bị động trong lời nói của họ, thí dụ có người đó họ nói xấu người kia, con cũng bất động, con cũng không quan tâm vấn đề, ai nói gì nói con không cần biết, đó là con bất động.
(12:02) Ngồi tu Tứ Niệm Xứ để thân tâm bất động và vẫn tỉnh thức. Lúc nào tu Tứ Niệm Xứ thì tỉnh thức là hàng đầu con. Bởi vì nó định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, cái tâm con định tĩnh ở trên thân con, tâm con, các cảm thọ của con thì đó là Tứ Niệm Xứ rồi. Ngồi tu Tứ Niệm Xứ để thân tâm bất động và định tĩnh. Nó định tĩnh nó mới bất động con, còn nó không định tĩnh nó phóng ra phóng vô chướng ngại, con hiểu không? Nó bị chướng ngại.
Còn nó định tĩnh thì nó bất động rồi, cho nên hễ nó ở trên Tứ Niệm Xứ là phải nói định tĩnh là hàng đầu. Bây giờ nó quay vô nó nhìn sang nó là nó định tĩnh đó. Rồi bắt đầu nó nhai nó nuốt, nó nhai nó nuốt, nó là định tĩnh. Định tĩnh là hàng đầu của Tứ Niệm Xứ. Nó định tĩnh trên cái thân của nó. Nó định tĩnh trên hơi thở, nó định tĩnh trên bước đi, nó định tĩnh trên cánh tay đưa ra, nó định tĩnh trong nhai nuốt, nó định tĩnh trong tất cả các hành động của nó, tức là Tứ Niệm Xứ.
Tức là nó quay vô nó quán thân nó, cho nên nó mới định tĩnh được, còn nó không quán thân thì nó không định tĩnh. Chứ không phải mình ngồi đây mình suy xét, mình ngồi đây mình cứ chăm chăm mình nhìn nó gọi là quán, cái đó không phải đâu, đó là mới đầu, còn cái này tự động định tĩnh trên đó là nó quán, nó quán thân nó. Cho nên nắm vững được cái này mấy con tu nó dễ dàng.
(13:30) Cho nên khi mình rõ được cái chỗ bất động tâm và cái chỗ mà tâm nó thanh thản an lạc vô sự suốt mười hai tiếng đồng hồ để đạt được cái đạo lực của nó. Hai cái phần này nó khác. Cái phần bất động tâm là cái phần sống đụng chuyện gì nó cũng không làm động tâm mình hết, rồi mình ngồi lại nó không có động một cái gì hết thì đó là bất động. Nó không làm chướng ngại trên thân tâm của mình, đó là bất động.
Còn nó suốt mười hai tiếng đồng hồ gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ, cái thời gian sung mãn Tứ Niệm Xứ nó không niệm mà. Nghĩa là mình ngồi chơi suốt mười hai tiếng đồng hồ nó không khởi niệm gì hết. Coi như nó ly dục ly ác pháp hết. Dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, nó không còn tác động vô được gì nữa, tức là nó thanh tịnh rồi. Thì lúc bây giờ là lúc chứng đạo rồi. Mình sống trong chân lý, gọi là chứng đạt chân lý, thì nó hoàn toàn không có niệm. Còn bây giờ nó có niệm, niệm thiện, nó không động mình, nó có niệm mà niệm thiện, nó không có làm mình chướng ngại, phiền não, giận hờn thương ghét, nhớ tưởng ai hết. Nó có niệm nhưng cái niệm tào lao, niệm tầm bậy, cái niệm không có ra gì hết, cái niệm nó không tác động được gì hết cho nên cái tâm mình bất động.
(14:41) Phải phân biệt chỗ này, thí dụ như bây giờ, con đang ngồi đây mà khởi nhớ “Thầy nói cái niệm đó” thì cái niệm đó là cái niệm thiện. Nó làm cho tâm con bất động chứ không có gì hết, cho nên vì vậy nó không có gợi cho con cái gì gọi là động tâm mình, dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Giờ con ngồi con nhớ lời Thầy giảng phải nhập Tứ Thiền như vậy, phải tu Tứ Niệm Xứ như vậy, phải quan sát thân mình như vậy thì cái niệm đó nó không có chướng ngại. Nhưng mà con cũng nhắc "Đây là ta biết rồi, đừng có nói nữa" con hiểu không? "Tao biết rồi, mày đừng có nói nữa, mày đừng có dạy tao nữa, tao hiểu rồi"
(15:19) Chứ không phải cứ ngồi mà tư duy: thưa Thầy nói như vậy như vậy, con hiểu chưa? Bởi vì đó là niệm thiện, cái niệm đó là nó không tạo cho cái tâm mình động, phải không? Nhưng ở đây, chỗ này, để mà chúng ta tu đến khi sung mãn Tứ Niệm Xứ thì mình vẫn nói “Tao biết rồi, đừng có nói nữa". Con nhắc con để không nó cứ lải nhải cái chuyện nó. Nó nói vô trong con thì con nói con biết rồi. Cũng như Đức Phật nói như thế này, ma nó đến có nghĩa là dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu gọi là cái nghiệp ma. Nó đến thì Đức Phật biết nó, thí dụ như bây giờ cái dục lậu khởi về ăn uống, giờ này nó muốn ăn uống là niệm ma đó "Mày đừng cám dỗ tao" thì nó đi rồi. Mà hễ nói "Giờ này mình phải thanh tịnh, không có được thèm ăn uống như lời Phật dạy, giờ mình ngồi mình tu phải giữ độc cư trọn vẹn. Tao biết rồi, mày đi đi, tao biết rồi, mày là chư Thiên"
Mấy con đọc ở trong kinh, có phải không? Có cái niệm thiện thì Đức Phật nói “Phải rồi, đúng rồi " thì chư Thiên biến mất, có đúng không? Mà khi nào mà ma tới "Mày là Ma Vương" thì nó cám dỗ nằm trong dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, nó cám dỗ mình thì Đức Phật nói : "Mày là Ma Vương, tao biết rồi". Thì người tu người ta biết cái tâm niệm đó thuộc về ma, niệm dục, niệm ác pháp làm chúng ta bị chướng ngại. Còn cái niệm đó là nó thiện cho nên biết đó là chư Thiên, mình chấp nhận nó là chư Thiên cũng biến mất, cho nên người ta nghe nói chư Thiên hoặc Ma thì người ta tưởng có cái ông trời nào ở đâu đó hiện ra nói chuyện với Phật, rồi ông Phật nói: "Được rồi", chư Thiên đọc bài kệ, ông Phật nói : "Đúng" thì chư Thiên đó biến mất.
(17:00) Đó là trong kinh thường hay vậy. Cho nên người ta cứ nghĩ tưởng có cõi Trời nhưng sự thật không phải, trong cái tâm niệm mình có cái thiện có cái ác, mà cái thiện đó thì Đức Phật nói chư Thiên, mà cái ác Đức Phật nói là Ma. Các con hiểu như vậy nội cái thân của mình thôi. Mà bây giờ cái niệm thiện nó không làm động nhưng đối với sung mãn Tứ Niệm Xứ thì chưa có sung mãn, con hiểu không? Có cái niệm đó hoài thì nó không sung mãn. Cho nên khi ông Mục Kiền Liên, ông ngồi ông tu, ông nói: "Hôm nay mình thấy tu kiểu này tốt quá, hỷ lạc hoặc khinh an, cái này tốt", ông Phật ai cũng làm như Thánh, phải không? nó tốt thì nó tốt chứ, mình cứ tốt hoài. Còn bữa nào tu xấu, bữa nay xấu quá nhiếp tâm không được nó cứ trạo cử hoài thì đó là ma chứ gì. Thì bấy giờ cứ ôm pháp thôi, ai biểu cứ nghĩ ma làm chi, cho nên mình tác ý dừng lại.
(17:53) Cho nên cuối cùng, cái niệm thiện để cho đến khi chúng ta đi vào cái chỗ thiền định thì nó bất động tâm của mình rồi, cái chỗ sung mãn Tứ Niệm Xứ để cho nó thực hiện được tất cả các thần lực của nó thì nó mới được. Lúc bấy giờ, các con sẽ sử dụng đúng. Ở trong cái câu hỏi này. Các con biết phân biệt bất động tâm và cái tâm sung mãn Tứ Niệm Xứ. Hai cái phần rõ ràng mà. Sung mãn Tứ Niệm Xứ là không có niệm thiện, không có niệm gì khởi ra hết, nó thanh thản an lạc vô sự suốt cái thời gian. Nhất Dạ Hiền của nó đó. Nó chỉ biết trong cái hiện tại, nó không có nghĩ hôm qua Thầy nói như vậy như vậy đó để cho mình tu tập. Đó là niệm thiện không phải là niệm ác, nhưng mà cái niệm đó chỉ mới bất động tâm mà thôi. Còn cái niệm mà nó sung mãn Tứ Niệm Xứ là cái niệm thanh thản, an lạc, vô sự duy nhất mà thôi, không có niệm thiện niệm ác gì nữa, nhưng mình không phải ức chế nó. Vì qua sự tu tập của mình ở trên Tứ Niệm Xứ là mình ly dục, ly ác pháp cho nên tất cả những niệm đó đều phải dừng lại hết, chỉ có trạng thái thanh thản an lạc vô sự mà không bị ức chế. Chứ không khéo mấy con niệm nào mấy con cũng đuổi hết, ức chế thì giống như Thiền tông đó - biết vọng liền buông, nó ức chế ý thức đi.
(19:16) Con hỏi Thầy hai cái đề mục trên, cái nào đúng cái nào sai, hai cái đề mục này nó là cái bất động tâm và cái tâm sung mãn Tứ Niệm Xứ, cho nên hai cái này đúng hết, đâu có cái nào sai, con phân biệt được không? Cái bất động tâm là ác pháp không làm động tâm mình nữa thì nó là bất động tâm của giai đoạn đầu chúng ta tu. Kế đó là chúng ta tiến đến giai đoạn của Tứ Niệm Xứ để tâm sung mãn, sung mãn Tứ Niệm Xứ thì coi như niệm thiện niệm ác nó không khởi, chỉ còn duy nhất thanh thản an lạc vô sự mà thôi. Cho nên cái câu hỏi của con ngồi tu Tứ Niệm Xứ để thân tâm bất động mà vẫn tỉnh thức. Thì sự bất động của nó vẫn tỉnh thức suốt mười hai tiếng đồng hồ đi, đứng, nằm, ngồi mà hoàn toàn nó không có niệm, tức là sung mãn Tứ Niệm Xứ. Câu một là câu sung mãn Tứ Niệm Xứ, câu hai là câu bất động tâm ở trong tỉnh thức của nó, cho nên nó không có ác pháp tác động được, thay vì câu hai này con phải để lên trên, câu một để xuống dưới thì nó mới đúng, tại sắp thứ tự chưa đúng. Hết rồi con, mấy con có gì hỏi nữa không? Con hỏi đi con.
Tu sinh: … không nghe rõ (20:28 - 20:49)
Trưởng Lão: Cũng được con, bởi vì nếu mà điều kiện Thầy với giả lại cái thân của con nó chưa hết bệnh, con tập trung con quét cái bệnh cho nó hết đi. Rồi lần lượt căn bản của mình đi lên mình tu tốt hơn con, mình đừng có vội. Bắt đầu mấy con hỏi gì, mấy con? còn Diệp Liên, Liên Tuệ với Liên Tánh phải không con? Mấy con sao đây, mấy con vô trễ sao tu được không đây?
(21:24) - (24:47) Thầy nói chuyện ngoài với Tu sinh
(24:48) Trưởng Lão: Ráng tu tập được như vậy cũng tốt, bắt đầu tiếp tục tu tập xả tâm qua cái lớp Chánh Tư Duy. Những gì mình còn thiếu thì mấy con cố gắng bổ sung thêm những tri kiến của mình. Thì mình phải có sự tư duy quán xét khả năng của mấy con, thầy nghĩ rằng mấy con sẽ làm được để tăng cái sự hiểu biết của mình. Qua những hướng dẫn lập thành những dàn bài để đưa vào cái tư duy Chánh Niệm cho nó sâu sắc ở trên cái sự hiểu biết của mình hơn, nó thấu triệt hơn cái lý như thật. Qua cái sự tu tập, nó đi vào cái chỗ triển khai cái tri kiến của mình thì thầy mong sau này mấy con sẽ tiếp tục làm những bài này, để cho nó thấu triệt những phương pháp tu tập của chúng ta.
Tu sinh: … không nghe rõ (25:36 - 26:04)
Trưởng Lão: Đúng rồi.
Tu sinh: … không nghe rõ.
(26:05) Trưởng Lão: Được chứ con. Bởi vì nói chung là trong cái tập mà xuân Bính Tuất năm nay thì Minh Trí đã có đưa một số bài ở trong đó. Còn một số bài rất nhiều của quý thầy trẻ, thì đều xoáy vào cái đề tài nhưng mà người viết thế này người viết thế khác nhưng nó không lệch. Tùy theo mỗi khả năng triển khai tri kiến. Qua những bài đó, qua những dàn bài được đọc, thì mấy con triển khai cái sự hiểu biết của mấy con. Từ đó triển khai sự hiểu biết của mình, tích tập lại sự hiểu biết để thành sự hiểu biết đúng. Cho nên mấy con đến cái lớp đầu tiên, người ta vất vả, người ta không biết làm những cái dàn bài, do đó Thầy phải gợi ý cho người ta làm. Còn cái lớp của mấy con bây giờ, cái lớp sau này nó dễ bởi vì nó có chương trình của nó, chương trình giáo dục của nó rồi, giáo trình của nó rồi, cho nên mấy con dựa vào đó mấy con làm rất dễ.
Tu sinh: … không nghe rõ ( 27:02 - (27:43) )
(27:42) Trưởng Lão: Thôi bây giờ, theo Thầy thiết nghĩ trong cái thời gian ngắn này, thì coi như mấy con ở đây vài hôm, rồi con về … Bởi vì dù sao đi nữa, cái lớp Chánh Kiến này sẽ một tháng Mười năm này, một tháng Mười sẽ bắt đầu nó mở lớp thứ hai. Lúc đó mấy con có sắp xếp được về tham dự cái lớp học thì nó rất hay. Và đồng thời những bài vở đã được viết, sau này nó sẽ nằm ở trong bộ sách của Tu viện Chơn Như, của các thầy các cô ở đây viết. Thì để có dàn bài để triển khai Chánh Tri Kiến thì nó sẽ được vào diễn đàn Chơn Như của Tu viện này. Sau đó mấy con sẽ đọc được tập sách này dễ dàng, có rất nhiều tập. Bởi vì mỗi bài của mỗi Tu sinh họ viết rất là đầy đủ, do đó họ kết tập lại thì nó nhiều tập diễn đàn Chơn Như.
Tu sinh: … không nghe rõ (28:46 -29:15)
(29:13) Trưởng Lão: Ờ thì mình phải tích tập con. Mình phải tích tập những tri kiến của Phật đến những tri kiến của mình triển khai ra. Sau khi con đọc những tri kiến của họ rồi, con cũng triển khai cái phần tích tập sự hiểu biết. Bởi vì đầu tiên mà Thầy làm cái lớp này Thầy dạy, mà con người chúng ta sinh ra nếu mà được con thú vật khác nuôi thì chúng ta không biết nói. Bởi vì chúng ta tích tập sự hiểu biết của con người, của cha mẹ, của những người thân mình, của trường học. Cho nên sự hiểu biết của mấy con là sự hiểu biết qua một cái đường lối, hiểu biết của con người. Cho nên bây giờ mấy con hiểu biết cái này hiểu biết cái kia, ăn uống cách này cách kia, vệ sinh này kia đều là sự hiểu biết tích tập của mọi người chứ không phải riêng các con có, con hiểu không?
(29:55) Nếu mà các con sinh ra mà ở thế giới được ném cho con thú vật như một con sói hoặc một con vật gì đó nuôi mấy con, sự nuôi dưỡng của loài vật thì mấy con sẽ trở thành con vật đó, mặc dù mấy con là con người, nhưng mà mấy con sẽ không biết nói đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai nữa mấy con sẽ đi bốn chân, mấy con không đi hai chân được. Bởi vì mấy con biết, đi hai chân là mẹ phải tập mình rồi con mới đi được, chứ còn không khéo mấy con bò không à, các con hiểu chưa? Cho nên mình tích tập được sự hiểu biết này là do từ nhiều sự hiểu biết của người khác. Mà bây giờ mình phải tích tập được sự hiểu biết của kinh sách của Phật, rồi bắt đầu mình tích tập sự hiểu biết của huynh đệ làm hiểu biết của mình, trong khi đó mình dựa vào đó để triển khai. Cũng như nhà khoa học, họ phải tích tập sự hiểu biết của các nhà khoa học khác, họ dựa vào căn cứ đó họ mới phát minh ra những sáng chế tiếp, con hiểu chưa?
(30:49) Cái học của con người là tích tập, cho nên Đức Phật nói tu Tứ Niệm Xứ là tích tập, tích càng nhiều lần một chút, lần một chút, nhiều lần nó mới trở thành giải thoát. Do cái chỗ này nếu cái lớp này không có thì cái sự tích tập này, chúng ta chỉ có sự tích tập trong Kinh sách mà thôi, sự hiểu biết của chúng ta. Thí dụ nói về Nhân Quả mấy con sẽ tích tập trong Kinh sách Phật.
(31:15) Trong kinh sách Phật nó chưa đủ, nhiều khi những từ dịch ra mình rất khó hiểu. Do đó bắt đầu thì sự tích tập của mình là do một số huynh đệ đã tu tập. Họ tích tập sự hiểu biết của họ thành những bộ sách. Do đó mình đọc mình đỡ hơn, bởi vì người ta đi trước mình, mình đỡ hơn. Còn mình triển khai thì quá mệt, nhưng mà khi đó mình chỉ còn triển khai phần của mình. Thí dụ như dựa vào cái dàn bài đó, cái phần tri kiến qua bản thân tôi sống sẽ thấy cần cái này, cần cái đó, người ta sẽ không thấy cái này, nhưng vì hoàn cảnh của con, con thấy cái này. Đó là mình triển khai tri kiến, vừa tích tập vừa triển khai. Cũng như bây giờ quý thầy không biết làm thì Thầy đã hướng dẫn, Thầy nhắc nhở cách này kia tức là sự hiểu biết của Thầy, Thầy cho họ tích tập. Tích tập rồi họ mới biết lập cái dàn bài, bởi vì Thầy khéo léo, Thầy nhắc nhở, thì tức là tích tập của Thầy. Từ đó họ mới làm ra được cái dàn bài, dàn bài đó hầu hết có nhiều người nói, sự hiểu biết của tụi con sự thật ra chính là sự hiểu biết của Thầy.
(32:30)
Tu sinh: … không nghe rõ (32:30- 32:38)
(32:40) Trưởng Lão: Cái dàn bài mà hầu hết Thầy đem ra đây để nhắc nhở cho mấy con đó.
Tu sinh: Thầy có những dàn bài Thầy cho con xin.
Trưởng Lão: Nó nhiều cái dàn bài lắm con, thí dụ như bây giờ cái dàn bài về nhân quả thảo mộc thì các con phải vào định nghĩa nhân quả thảo mộc. Định nghĩa là phải giải thích nhân quả thảo mộc. Con nói có nhiều người không hiểu cái danh từ đó đâu, phải định nghĩa nó tức là giới thiệu đó. Rồi bắt đầu bây giờ mình phải nói đặc tướng, hình dáng của thảo mộc, rồi mình nói đặc tính chứ con, rồi mình nói duyên hợp, nó hợp mới thành cái cây cái trái đó chứ, nó không duyên hợp thì làm sao nó thành được, duyên tan thì nó hoại. Rồi chuyển đổi nhân quả của nó, con thấy cái dàn bài của người ta, chuyển đổi từ cam chua trở thành cam ngọt, từ cây này chuyển qua thành cây khác con hiểu chưa? Đó là chuyển đổi nhân quả. Để sau khi nhân quả con người, người ta sẽ chuyển đổi được nhân quả. Từ cái xấu chuyển thành cái tốt, từ cái chua trở thành cái ngọt, con hiểu chỗ đó không? Người ta lấy nhân quả thảo mộc để xác định nhân quả con người, nó cụ thể cho nên bây giờ nó phải chuyển đổi. Con thấy không? Bây giờ nó ra như vậy, con thấy vào cái đề của nó nhân quả thì đầu tiên mình phải định nghĩa nhân quả cho người ta hiểu cái nghĩa của nhân quả, rồi bắt đầu đặc tướng của nhân quả, phải không? Hình tướng cây này nó khác cây kia, trái này đâu có giống trái kia đâu, cái tướng của nó mà, phải không? Mà đặc tính trái này nó ngọt, trái kia nó chát, trái nọ nó chua chứ nó đâu có giống nhau đâu. Cái tính của nó, con hiểu không? Để mình biết được ác thiện của nó chứ, do đó mình phải học, đó là đặc tính.
(34:21) Duyên hợp nó hợp lại nó mới thành trái cây chứ có cái hạt con không trồng thì sao thành cái cây. Duyên tan, phải không? Rồi chuyển đổi. Tất cả mọi cái. Mấy con yên tâm đi, trong cái vấn đề đó, vấn đề tích tập bây giờ mấy con thấy cái dàn bài của người ta làm rõ ràng cụ thể. Thấy không, cái dàn bài của người ta, chưa có dàn bài đâu, cái này là cái dàn bài của người ta tức là người ta tóm lượt được bài của người ta qua cái dàn bài. Cái này tiểu đề của dàn bài, cái đề tựa của nó là xả tâm Vô Lượng. Cái này là cái dàn bài của nó, người ta theo đó người ta viết đâu có sai đâu. Người ta thành lập được cái dàn bài. Mình tự mình làm cái dàn bài, thí dụ như cho một cái tựa xả tâm Vô Lượng thì trong đầu tụi con lập thành cái dàn bài. Những tư duy suy nghĩ.
Tu sinh: … không nghe rõ (35:27 - 35:32)
(35:33) Trưởng Lão: Thì nó thiếu nhưng mà mình phải tập, mình phải tập làm. Làm cái dàn bài trước rồi mới làm, còn không làm dàn bài thì làm không được đâu con. Không làm dàn bài, con viết cái bài chung chung không bao giờ con nói hết được đâu. Con cũng làm xả tâm Vô Lượng xả cái này xả cái kia, con nói bên này con nói bên kia, chứ không có theo từ thấp đến cao, con hiểu không? Bởi vì mình không có dàn bài là mình nói lộn xộn. Bởi vậy hầu hết nói Định Vô Lậu là mấy con tư duy quán xét lậu hoặc chứ gì, nhưng mà mấy con quán xét ở trong đầu mấy con nhẩm nhẩm có chút. Mấy con làm bài mấy con mới thấy được, con lập thành dàn bài con viết cả trăm trang giấy, coi như nó không có đủ. Bởi vậy cái đầu óc như vậy nó mới triển khai cái sự hiểu biết, chúng ta không bị ức chế tâm.
(36:14) Còn mình hiểu biết chung chung như vậy. Thí dụ bây giờ Thầy nói về quán thực phẩm bất tịnh, mấy con nhẩm trong đầu nó bất tịnh nó vậy vậy thôi, hôi thối này kia thôi, nó không hoàn toàn. Nhưng mà nói về cái đề tài quán thực phẩm bất tịnh. Cái đề tài của nó vậy tức là thực phẩm bất tịnh. Thì mấy con viết đề tài của nó thực phẩm bất tịnh như thế nào như thế nào, từ một gốc cây kia nó ăn cái đống phân nó nuôi lên thành cái trái, cái trái nó ra cái sự bất tịnh của nó, chứ đâu phải trái cây mình để nó hôi thối là nó bất tịnh, mấy con nói chút xíu chứ đâu có tận gốc nó đâu. Cho nên sự hiểu biết của mọi người, hiểu biết Phật pháp nó quá cạn cợt. Nó chưa có đầy đủ mà chưa đầy đủ thì chúng ta sẽ bị ức chế.
(37:01) Cho nên nó chưa có thấu triệt nhàm chán thực phẩm, chúng ta từ rau cải thịt cá hoặc là thịt bò, thịt heo đều hoàn toàn nằm trong bất tịnh nhưng mà sự thật đâu có người nào hiểu, ai cũng nói bất tịnh thì nói nhưng mà người ta đâu biết. Con chó nó ăn cái phân người ta, mà rồi thử hỏi từ cái thịt của nó do cái phân người ta nó thành thì không phải là bất tịnh sao. Bây giờ mấy người ăn thịt con chó cũng như ăn phân người ta, chứ có gì đâu mấy người gọi là ngon béo ở đâu. Mấy con thấy chưa? Đó là mình phải đi từ chỗ đó mình quán mình mới thấy được. Như vậy mình phải lập cái dàn bài chứ để mình viết chứ. Còn nếu mình không có dàn bài thì mình viết chung chung. Các con thấy chưa? Nếu mà mình không có lập thành cái dàn bài thì mình viết chung chung, cái bài của mình ngắn mình viết không hết. Như vậy mình triển khai tri kiến của mình, mà giờ mình muốn dàn bài thì mình suy nghĩ ra mình lập, mình lập ra dàn bài của mình.
(38:02) - (38:10) Thầy nói chuyện ngoài với Tu sinh
(38:14) Trưởng Lão: Mấy con thấy chưa? Cho nên cái học mà. Mà hơn trong vòng bốn tháng trời mà Thầy rèn luyện cho họ từng giờ từng phút. Họ tập trung toàn bộ để mà viết, để mà suy tư, để mà tư duy, họ thấy cả vấn đề tư duy. Có nhiều quý thầy nói với Thầy: "Chính con tư duy con thấy con xả tâm rất nhiều, tại vì con hiểu". Hồi nào đến giờ, thí dụ như đến giờ ăn con cũng biết nó bất tịnh nó này kia, nhưng mà nó không nhàm chán. Còn bây giờ con viết bài rồi, nó làm con ớn thiệt, tự nhiên nó xả. Người ta viết bài người ta thấu triệt rồi. Cho nên bây giờ đến giờ ăn là ăn chứ người ta không có thèm.
(38:51) Còn ai nói thực phẩm bất tịnh thì họ nói được đó nhưng sự thật họ cứ thèm. Họ thích là họ muốn đi ăn. Họ thấy món ăn ngon là họ thích. Còn bây giờ người ta làm bài rồi như thầy Chơn Thành nói: "Con làm bài rồi, bây giờ nói thiệt ra, nhìn đồ ăn là con thấy gớm quá”. Đến mức độ người ta viết cụ thể rõ ràng, đến nỗi ngán như vậy. Thì mấy con thấy lợi ích rất lớn để xả cái tâm, chúng ta ly dục ly ác pháp rất cụ thể rõ ràng. Khi mà tri kiến của chúng ta hiểu, nó ích lợi như vậy.
Còn bây giờ mình tu mình thấy nó an ổn, sự thật ra nó không đến đâu đâu. Nó đứng tại chỗ, dậm chân tại chỗ đó. Còn cái này người ta thấy rốt ráo. Người ta áp dụng vào Chánh Tư Duy nữa. Từng cái tâm niệm người ta bằng cái tri kiến, người ta đã hiểu biết. Như hồi nãy thầy nói, nếu mà cái tri kiến chúng ta hiểu, nó có niệm kiết sử thì ngay cái bài kiết sử chúng ta đã làm rồi, cho nên vì vậy chúng ta lấy cái bài đó chúng ta nhẩm lại. Hoặc là chúng ta thấy cái ái kiết sử nó còn thiếu, mình cho vào cái bài kiết sử. Thì cái bài kiết sử càng ngày nó càng thấu triệt hơn nữa và từ đó cái ái kiết sử nó bị diệt. Nó không còn nhớ thương cha mẹ, gia đình của mình nữa. Như mấy con cũng biết cái ái kiết sử, mấy con cũng quán ái kiết sử chứ sao lại không biết, nhưng mà cứ thỉnh thoảng nó lại nhớ nhà, thỉnh thoảng nhớ cha mẹ mình. Lâu lâu mình ghé mình thăm này kia, đủ thứ. Như vậy rõ ràng là ái kiết sử chưa có xả.
(40:21) Còn bây giờ khi người ta viết rồi, người ta thấy nó không còn nhớ, không còn nghĩ gì hết mà giờ nó chỉ còn cái (… nghe không rõ) đó là sự thật, con hiểu chưa? Cho nên mình phải đi vào chỗ mà, cái lớp đào tạo chuyên môn của nó, tức là cái lớp Chánh Kiến rồi đến Chánh Tư Duy rồi Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, đi từng lớp học của nó.
(40:42) Tu sinh: Dạ thưa Thầy cái lớp vậy là bao giờ mở lại ạ?
Trưởng Lão: Nghĩa là đến tháng Mười Thầy mới mở lại. Chứ bây giờ Thầy đang dạy lớp Chánh Tư Duy mà Thầy còn chấm bài lớp Chánh Kiến thì sao Thầy làm nổi, mình Thầy sao làm được. Con biết, nội chấm bài cả như thế này, mỗi một cái người làm bài cả một xấp giấy, người nào cũng cả xấp như vậy, chứ đâu phải như bài học trò làm.
(41:06) Tu sinh: Kính thưa Thầy, từ đó tới nay lớp Chánh Kiến là bao nhiêu đề tài ạ?
(41:12) Trưởng Lão: Nó tới mười mấy cái đề tài, có mười bốn mười lăm cái đề tài.
(41:20) (… Không nghe rõ)Tu sinh: Con cũng muốn xin Thầy cho con … của tất cả các đề tài đó ạ, các dàn bài để con triển khai cái tri kiến của con …
(41:38) Trưởng Lão: Thì cái đó sau này sẽ có bộ sách chỉ dạy: Diễn đàn Chơn Như đó. Tài liệu của quý thầy quý cô tu tập ở đây sẽ được đưa vào diễn đàn Chơn Như, để làm bộ sách coi như là giáo trình tu tập của lớp Chánh Kiến ở Tu viện Chơn Như. Nó trở thành cái giáo trình để họ đọc, họ nghiên cứu, để cho họ tích tập những cái hiểu biết đó, để trở thành sự hiểu biết của mình. Chứ nó không có bỏ đâu, những bài vở này công lao của quý vị viết.
(42:08) Tu sinh: Cái đề tài đó Thầy cho con xin.
(42:12) Trưởng Lão: Cái đề tài đó, để Thầy ghi lại những đề tài đó, nó nhiều chứ không có ít đâu. Bởi vì bốn tháng học người ta mà. Mỗi một tuần lễ là một cái đề tài, bốn tháng học bốn lần bốn là mười sáu đề tài của người ta. Mỗi tháng bốn cái đề tài, bốn tháng học bốn lần bốn là mười sáu đề tài của cái Định Vô Lậu. Mà đây là Thầy tóm lược tắt đó mà còn phải học nhiều hơn nữa. Học nhiều hơn nữa. Như Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu thì chưa có chỗ này, Thầy bỏ qua chứ còn phải thông suốt nữa, nó còn nhiều lắm, nhưng mà điều kiện là tóm lược lại đủ mười sáu đề tài này đủ xả tâm thôi.
(43:00) (… không nghe rõ) Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi: … lúc nào cũng bám chặt vào hơi thở …
(43:20) Trưởng Lão: Con như vậy là, suốt ngày đêm như vậy là con bị ức chế rồi. Con sẽ dậm chân tại chỗ đó, con không tới nữa, hết bước tới, nó không tới nữa. Mà bây giờ nó đi tới nữa thì nó hiện ra các trạng thái tưởng. Vì nó nhiếp tâm trong đó rồi, nó sẽ hiện các trạng thái tưởng, nó sẽ bị tưởng con. Tức là hàng ngày con biết hơi thở ra vô mà nó không một niệm gì hết. Nó an trú trong đó, thì lần lượt nó hiện ra cái tưởng. Còn ở đây không phải, người ta xả tâm, người ta ngồi chơi rồi bắt đầu nó tạo đủ thần lực của nó.
Tu sinh: không nghe rõ ( 43:57-44:26 )
(44:27) Trưởng Lão: Nhưng mà nó sẽ còn chướng ngại, thí dụ bây giờ con ngồi con thấy cái tâm con vậy, nhưng mà lát nó bị mỏi, con ngồi lâu nó mỏi, nó không được sung mãn, rồi một lát nữa nó sẽ diệt nó bị hôn trầm, thuỳ miên. Nó không thể nào chạy khỏi những vấn đề này. Mà bữa nay nó tỉnh suốt ngày nay thì ngày mai nó bị hôn trầm thuỳ miên. Những cái niệm đó nó sẽ tạo cho mấy con (… không nghe rõ). Cho nên khi nào sung mãn được mà không bị hôn trầm thuỳ miên thì coi chừng nó lọt vào trạng thái tưởng. Bởi vì cái mục đích tu của mình phải đi từ chỗ Chánh Tri Kiến để mình xả từng cái tâm niệm, từng cái cảm thọ của mình. Cho nên Thầy phải trang bị cho họ cách thức nhiếp tâm và an trú tâm trong một phút, để đẩy lui bệnh. Cảm thọ trên thân của mình trong khi mình tu tập, nó có cảm thọ gì đó thì nó đó phương pháp để lui.
(45:17) Còn bây giờ nó bị hôn trầm thuỳ miên thì chuẩn bị bốn cái pháp đi kinh hành để cho mình phá sạch. Nếu mà mình thấy chưa sạch như hồi nãy cô Diệu Tâm hỏi đó, cô thấy cô bị hôn trầm thuỳ miên cho nên buộc lòng cô ôm một phát duy nhất để phá cho sạch, đó là pháp Thân Hành Niệm. Phá cho sạch hôn trầm thuỳ miên rồi mới quay lại tu Tứ Niệm Xứ. Chứ cứ ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà cứ hôn trầm thùy miên xảy ra xảy vô, thì coi như cô tu không được, con hiểu không? Nghĩa là nó đưa ra đưa vô như vậy làm sao sung mãn Tứ Niệm Xứ được, cũng như bây giờ con ngồi đến mười giờ con đi ngủ, rồi hai giờ con thức dậy nhưng mà lần lượt người ta cho tăng lên mười một giờ tới một giờ thức dậy. Cuối cùng mười hai giờ người ta cho tu luôn, chứ người ta đâu có cho. Cái sức mấy con chưa đủ thì đương nhiên mấy con bị hôn trầm thùy miên nó dẫn mấy con. Mà nếu mấy con tu không đúng cách thì mấy con sẽ bị …, cho nên ở đây từ Chánh Tri Kiến xả cái Dục Lậu, cái Hữu Lậu, cái Vô Minh Lậu, thì lần lượt nó sẽ có sự tỉnh thức trợ giúp pháp Thân Hành Niệm, mình phá được hôn trầm thuỳ miên, nó tỉnh thức nó phá luôn trạng thái buồn ngủ. Cách thứ tu là như vậy các con.
(46:39) Tu sinh: … không nghe rõ
(47:24) Trưởng Lão: Như vậy là con đang bị nhiếp tâm trong cái tâm thanh thản, hoặc cái hơi thở của con đang bị rối loạn, nó làm cho con khó chịu. Tốt hơn thì cái vấn đề nhiếp tâm và an trú cái mục đích là đẩy lui bệnh thôi. Chứ còn con, đừng có tu tập một cái gì khác hơn hết, con cứ ngồi chơi, có chướng ngại gì con chỉ cần cách thức của con là chỉ cần quan sát bốn chỗ Thân, Thọ. Bước đầu tiên mấy con tập làm sao, mấy con ngồi mà cái tâm quay vô quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, chứ không phải là tập trung vào đối tượng nào, tập trung vào hơi thở, hoặc tập trung vào thanh thản an lạc này. Mà chỉ làm sao tỉnh thức trên thân của nó, luôn luôn biết thân của nó thôi, sống như vậy đủ rồi, bây giờ mấy con tập làm sao cho nó ở trên đó thôi. Ngày xưa, trong khi mấy con tu tập là nương vào hơi thở "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Nhiếp tâm và an trú tâm trên hơi thở, rồi bắt đầu an tịnh thân hành, an tịnh tâm hành. Tất cả những cái này giúp cho mấy con an ổn thôi. Còn bây giờ không phải vậy nữa, mà phải đi qua cái giai đoạn để mà tu Tứ Niệm Xứ chứ không phải tu Định Niệm Hơi Thở. Cho nên trong Tứ Niệm Xứ chỉ cần quan sát Thân Thọ Tâm Pháp mà thôi.
(48:27) Mà cách thức quan sát không khéo sẽ bị ức chế tâm. Nó vi tế lắm, cho nên vấn đề này phải được tập luyện, được kiểm tra kỹ lưỡng. Coi thử mình nhiếp tâm ở trên Tứ Niệm Xứ đúng hay sai, mình tập Tứ Niệm Xứ đúng hay sai, còn chỗ nào chưa đúng còn chỗ nào bị ức chế, còn chỗ nào mình tu tập không đúng trên Tứ Niệm Xứ, được cái người Thầy người ta dạy mình chuyên sâu thì người ta giúp đỡ cho mình biết cách nào tập chỗ nào không đúng tập lại, mà tập lại không đúng thì người ta buộc lòng mình phải tập kiểu nào để mà cho mình tu đúng.
Cho nên thậm chí mình tu chưa đúng thì người ta dạy cách thức cho mình tu đúng, người ta nhắc mình "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Bắt đầu mình tập hơi thở để mình quay vô mình nhìn cái thân của mình, mà Thầy nói như mình cảm nhận cái luồng ở trong hơi thở. Hoặc là mình thấy cái bụng mình nó phình lên xẹp xuống phình lên xẹp xuống. Ngưng hơi thở mà cứ thấy phình lên xẹp xuống. Đó là cách thức mình quán ở trên thân của mình nhưng mà mình kẹt ở cái chỗ tập trung vào cái phình xẹp của Thiền Minh Sát Tuệ rồi. Bởi vì chính quán thân trên thân mà các Thiền sư ở bên Nam tông như Mahasi thì ông không có ngờ, ông tưởng rằng như vậy là ông đã quán trên thân quán thân rồi. Do đó ông thấy … như là quán thân chứ gì. Cho nên ông biến thành thiền Minh Sát Tuệ. Cuối cùng thì nó sai, cách thức nó sai.
(49:57) Cho nên vì vậy Thầy nói" Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô" Hít vô mình thấy như là từ cái hơi thở đi vô khắp từ chân lên đầu, do đó mình thở ra mình thấy từ chân đi ra. Cảm nhận như là có cái hơi thở nó luồn ở trong đó, tức là mình cảm thấy sự rung động của cơ thể hít vô hơi thở. Nhưng nó không phải, tức là nó quan sát.
(50:16) Cho nên một thời gian mình tu, người ta sẽ kiểm tra lại coi quan sát này là tưởng hoặc là nó đang ở trong quan sát thật sự của nó. Nếu không khéo mình sẽ thành tưởng mất, con thấy nó khó chứ không phải dễ đâu. Coi vậy chứ tu tập Tứ Niệm Xứ khó, cho nên nếu mà sai thì con thấy các Thiền sư Nam tông dạy Tứ Niệm Xứ rất kỹ đó, mà họ tập sai đó. Họ bị tu tập sai đó con, cho nên họ biến thành thiền Minh Sát Tuệ. Mình tu mình tập trung phồng xẹp cái bụng, thành ra cô Kim Tiên cô tu mà cái bụng cô cứng. Bởi vì tập trung ngay chỗ đó, cho nên có nhiều hiện tượng nó xảy ra cho người tu sai đó, nó hiện ra những trạng thái … thần thông, nhưng mà vì tập trung vô nên … không có những hiện tượng đó. Cho nên vì vậy ở đây chúng ta quan sát bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp, nhưng mà cái quan sát đó nó không tập trung ở trên cái phình xẹp của nó mà biết hơi thở ra hơi thở vô, coi như nó quay vô, cái đầu của mình làm như nó ngoái vô này. Nó nhìn vô, kiểu nó nhìn vô không có nhìn ra tức là tâm không phóng dật. Kiểu cách Đức Phật dạy cho mình ở trên Tứ Niệm Xứ là dạy tâm không phóng dật chứ không có gì.
(51:29) Tu sinh: Nếu mà bây giờ con còn những trạng thái đó thì phải xả…
Trưởng Lão: Phải xả con, phải xả chứ còn mình không sử dụng nó đâu, nghĩa là thí dụ như bây giờ con phải xả nó chứ đừng để nó, đó là sai rồi, không có đúng, nó quay quay con như vậy là phải xả.
(51:44) Tu sinh: Như hồi qua con ngồi thì nó cũng hiện lên. Từ sáng đến giờ, con ngồi ở đây, người con nóng hừng hực hừng hực.
Trưởng Lão: Con xả con sống bình thường đi con, con tác ý sống bình thường. Nó bị vậy con tác ý: "Các cảm thọ, mày vô thường, hãy đi đi, những trạng thái như vậy, mày phải rời bỏ". Con đừng có tu tập cái gì nữa hết, để một cái thời gian nào đó rảnh rỗi Thầy kiểm tra lại coi cách thức nhiếp tâm. Cách thức nhiếp tâm của mấy con kiểu nào mà mấy con bị như vậy. Bởi vì có những cái sai là coi chừng mấy con sai. Mà nhiếp tâm mấy con thấy nó không niệm khởi, không có gì hết là cũng được kiểm tra kĩ hết, chứ không phải đâu, để coi nó đúng hay là nó bị nhiếp tâm trong đối tượng nào mà nó nằm im lặng đó. Mà nó im lặng trong cách nó xả, hay trong cách nó bị ức chế tâm hoặc trong cách nó an trú, như thế nào phải kiểm tra lại hết. Kiểm tra từng tâm niệm của con thì người ta mới cho mấy con tu. Chứ không khéo bước qua cái giai đoạn tu để đi tới rốt ráo, chứ đâu phải tu cầm chừng. Còn hôm rày dạy mấy con tu chung chung, mấy con tu đến đó thôi. Vì vậy cho nên người ta không có lo ngại, bởi vì các con tu cái pháp này rồi các con tu cái pháp khác, tu nhiều pháp mà, nó chung chung. Còn bây giờ là chuyên môn, mình đi vào để đạt được cứu cánh cho nên có Tám pháp độc nhất để đi vào cứu cánh. Người ta sẽ dạy cho mình những cái pháp để đi vào cứu cánh giải thoát hoàn toàn, pháp độc nhất chứ không được tu nhiều. Bây giờ không có tu lung tung nữa, một pháp độc nhất để đi vào cứu cánh, đi tới cứu cánh, một pháp này đi đến rốt ráo, như kinh Bát Thành Đức Phật đã dạy đó.
Thôi, mấy con nghỉ.
HẾT BĂNG