00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 098A - DÀN BÀI XẢ TÂM VÔ LƯỢNG - SÁCH TẤN - CÁCH THỨC XẢ MỘT NIỆM-TRÊN LỚP CHÁNH TƯ DUY

LCK 098A - DÀN BÀI XẢ TÂM VÔ LƯỢNG - SÁCH TẤN - CÁCH THỨC XẢ MỘT NIỆM TRÊN LỚP CHÁNH TƯ DUY

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 22/02/2006

Thời lượng: [47:42]

1. XÂY DỰNG DÀN BÀI XẢ TÂM VÔ LƯỢNG

(00:00) Trưởng lão: Con ra ngồi xích lên trên này hết con. Còn một bài cuối cùng nữa. Đó là bài Đức Xả Tâm Vô Lượng. Bài này hầu như mấy con làm không biết cách làm dàn bài. Ít ra làm người ta cũng làm cái dàn bài, không thể nói chung chung. Nói chung chung, viết cho lấy có, tức là nó không có thông suốt, không có xuyên suốt cái ý của mình. Tức là mình không chịu triển khai tri kiến của mình đó. Để cho nó làm biếng, nó nằm đó không chịu. Mình nói chung chung, sơ sơ thôi thì nó không có hết không có thấu triệt. Bởi vì, mục đích của chúng ta cái Lớp Chánh Kiến là phải triển khai tri kiến, chúng ta vét thật sạch sự hiểu biết của chúng ta về cái đầu đề, về đề tài của nó.

Ví dụ như xả tâm vô lượng. Nghĩa là vô lượng xả. Lúc nào, cái gì, cũng có nhiều chuyện xả hết, thì nó phải biết xả tâm như thế nào. Xả tâm về pháp Hữu Lậu. Xả tâm về pháp vô lậu. Đụng đâu là nhiều cái tính Hữu Lậu lắm. Hữu Lậu là xả những pháp làm mình đau khổ. Đến khi xả rốt ráo là xả pháp vô lậu, nó không có lậu hoặc nữa. Mà xả cho sạch thì nó mới giải thoát hoàn toàn. Còn một chút xíu thì nó không có giải thoát. Cho nên ở đây khi mà chúng ta làm bài, thì chúng ta phải lập cái dàn bài. Làm cái dàn bài xong coi như chúng ta làm được phân nửa.

Mấy con thấy ở bên nam người ta lập dàn bài rất rõ ràng. Lúc đầu đó, người ta để xả tâm vô lượng. Nội dung bài xả tâm vô lượng người ta để nội dung bài xả tâm vô lượng. Rồi tới định nghĩa xả tâm. Rồi tới những lĩnh vực xả tâm. Cái mục lớn của nó một lớn (I), hai lớn (II). Rồi bắt đầu bây giờ (mục) A, xả tâm các pháp Hữu Lậu gồm có cái gì. Xả tâm tham đắm sắc dục nè. Xả tâm vô lượng của báu vàng bạc, của cải nè. Xả tâm danh, xả tâm ăn, xả tâm ngủ nè. Xả tâm cái ngủ có hôn trầm, thuỳ miên, hôn tịch, vô ký, ngoan không. Mình nói hết những điều đó. Xả ra. Xả cái hôn trầm như thế nào. Xả cái thuỳ miên như thế nào. Mình phải nói cách thức xả. Đã nói xả thì mình phải nói cách thức chứ. Không lẽ nói chung chung. Hôn tịch, vô ký, ngoan không nè.

(02:43) Rồi mình phải nói rõ nguyên nhân của sự buồn ngủ, thùy miên. Nó có nhiều nguyên nhân. Mình tập nhiều quá nó cũng bị hôn trầm, thuỳ miên. Mình làm công việc mệt nhọc nó cũng bị buồn ngủ, bị hôn trầm thùy miên. Cách thức xả tâm vô lượng ngủ. Thì những cái ngủ đó mình phải có cách thức phương pháp. Như bốn phương pháp đi kinh hành, đó là bốn cái pháp cách xả tâm. Các con thấy chưa. Nó nhiều cách trong đó mà mình nói đâu có hết đâu mà mình biết đâu mình xả.

Còn mình nói chung chung, có vài ba…​ Bởi vì cách thức mình biết hết mình mới xả được. Còn mình không biết, tức là mình còn vô minh. Mà còn vô mình thì làm sao mình dẹp được cái ngủ, cái nghỉ, cái tham ăn, tham uống, tham này kia. Từ chỗ tu tập của đạo Phật là từ cái chỗ minh để phá đi cái tham và cái sân, cái si, mạn, nghi của chúng ta. Nó phá mới được. Còn nếu chúng ta còn vô minh, thì chúng ta không rõ, mà không rõ thì biêt đâu mà chúng ta xả. Còn không chúng ta ngồi cho nó im lặng, để cho cái tâm chúng ta không có khởi niệm, thì chúng ta bị ức chế.

Bởi vì ở đây nó sử dụng, các con thấy vô lớp Chánh Kiến. Chánh Kiến thì tức là thấy đúng, hiểu đúng, không có sai. Mà bây giờ mình hiểu không có hết, mình hiểu không có cụ thể, không có rõ ràng, hiểu không có toàn diện. Tới chừng mình gặp cái trường hợp đó mình biết lấy cái gì mình xả. Cho nên bài rất là quan trọng. Cái bài cuối cùng, bài Xả Tâm Vô Lượng rất quan trọng. Bởi vì mình xả ra. Cho nên bài kệ của Thầy, Thầy dạy: “Buông xuống đi hãy buông xuống đi…​ (Tức là xả chứ gì). Chớ giữ làm chi có ích gì. Thở ra chẳng lại còn chi nữa. Vạn sự vô thường, buông xuống đi.

(04:37) Tất cả mọi cái đều là buông hết. Nhưng mà buông cách nào. Bài kệ thì cô đọng như vậy, buông cách nào cho nó rõ ràng, cụ thể. Ví dụ như bây giờ xả tâm tham đắm sắc dục. Mình phải nói cái ý xả như thế nào. Để nó mới xả chứ, chứ không thì làm sao chúng ta xả được. Cho nên xả tâm tham sắc dục. Thì đó là cái tựa đề của nó đó. Rồi xả tâm vô lượng của báu, vàng bạc của cải. Nó riêng chứ nó đâu có giống nhau. Rồi xả tâm danh nữa. Tham danh lắm chứ. Bây giờ, ví dụ như mình làm bài hay thì tự nhiên mình có ngã. Người ta cũng phục mình. Do đó nó bị cái danh rồi. Cho nên mình phải xả cái tâm danh của mình. Xả tâm ăn nữa, coi vậy chứ mình thèm ăn lắm. Mình xả tâm ăn, mình xả làm sao đây. Thì nó phải tìm cho có phương pháp xả. Mình nói cách thức người ta hiểu. Chứ mình nói xả xả xả, mình nói xả không à, rồi thành sả ớt mất đi. Nó không có hay.

Cho nên phải nói cho rõ ràng, nói cụ thể. Rồi xả tâm ngủ, mà xả vô lượng tâm ngủ thì hôn trầm, thùy miên, hôn tịch, vô ký, ngoan không. Hôn trầm phải xả như thế nào. Thùy miên phải xả như thế nào. Hôn tịch phải xả như thế nào. Vô ký phải xả như thế nào. Ngoan không phải xả như thế nào. Rồi mình phải nói nguyên nhân ra. Thầy dạy nhiều lắm, nguyên nhân xả. Bây giờ cái nguyên nhân sanh ra buồn ngủ. Mình làm mệt nhọc, hay mình tu nhiều hoặc là lười biếng nó sanh ra. Hoặc là ngồi cô đơn mà buồn ngủ. Cho nên cái cách thức xả tất cả các cái ngủ mệt, cái này mình phải nói rõ.

(06:13) Rồi bắt đầu, đã như vậy rồi. Bắt đầu đây là xả trên lĩnh vực mà Hữu Lậu đó. Xả năm dục trưởng dưỡng. Mắt thấy sắc, nó lại làm cho mình đắm chìm. Ví dụ như thấy vật đó mình khởi ý muốn của mình, tai nghe âm thanh nó khởi ý muốn của mình. Cho nên năm dục trưởng dưỡng nó xả như thế nào. Rồi lưỡi, rồi thân, rồi ý của mình. Rồi bây giờ tới xả nữa. Xả các hạnh bố thí cúng dường. Mình bố thí cúng dường nhưng mình phải xả chứ không khéo nó dính mắc trên cái hạnh đó. Thì mấy con thấy trong cái phần xả tâm Hữu Lậu.

Còn về cái phần xả tâm vô lậu là xả tham, sân, si thuộc về ý. Mấy con phải ghi ra để cho mình biết cách xả. Rồi xả năm triền cái nè. Phải nói năm triền cái mình nó rõ ràng. Như thế nào là tham, sân, si, mạn, nghi mình xả như thế nào cho nó cụ thể năm triền cái. Rồi xả thất kiết sử, xả năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử, rồi thất kiết sử. Nói ra mấy kiết sử phải biết chứ. Mấy con phải giải thích ra hết chứ. Kiết sử đó gì gì, rồi mới xả chứ, còn không khéo nó đâu có biết đâu.

(07:42) Rồi ở đây, mấy con thấy Thầy nhắc lại nè. Xả nè, về tham, sân, si nó thuộc về ý hành. Rồi xả về thân hành. Thân hành là sát sanh, trộm cắp, tà dâm nè. Xả khẩu hành nè không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lật lọng nè, không nói lời hung dữ. Phải xả nó chứ. Không khéo mình không xả làm sao. Bởi vậy mình phải biết cách mình xả nó chứ. Xả nhiều lắm, nó đâu có ít. Nó thuộc về thân hành, khẩu hành, ý hành. Rồi xả năm triền cái tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Rồi xả năm cái thủ uẩn nè: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Rồi xả năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử, xả thất kiết sử. Rồi xả tâm trong giới phòng hộ các căn. Rồi xả tâm trong Kinh Bát Thành. Rồi xả tâm trong Tam Thiền, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Xả tâm trong Tứ Niệm Xứ, xả tâm trong Thất Giác Chi. Rồi kết luận và lợi ích của xả tâm. Đó vì vậy các con thấy nhiều ghê chứ đâu phải ít đâu. Còn nữa chưa hết.

Cho nên khi lập thành một dàn bài rồi. Mấy con theo dựa vào cái dàn bài đó mà làm bài thì nó không có, mình cứ theo dàn bài nó không chạy đi khỏi đâu hết. Thì cái bài của mấy con viết thì người ta làm cái bài cái trang giấy lớn 100 trang, đó mấy con thấy ghê không, còn mấy con làm có ít à. Trời đất ơi! Mấy con làm ít quá, chắc bộ mấy con tâm Thánh rồi nó hết, cho nên giờ có bấy nhiêu đó bị ít, thành ra mình không biết đâu. Nhưng thật ra đức Phật đã kể nhiều lắm. Đức Phật đã nói mình nào là năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử, nào là thọ, tưởng, hành, thức, nào là thất kiết sử, nào là phòng hộ, bát thành. Rồi Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Tất cả mọi cái đó đều đầy đủ hết mới được.

(10:25) Rồi những cái điều kiện mà mình chưa biết như cái xả ở trong Tứ Thiền. Mình chưa biết vì mình tu chưa tới, chưa biết cách thức xả làm sao. Do đó mình đọc bài kinh của đức Phật, để xét coi cách thức đức Phật xả như thế nào. Mình viết ra để mình có cái hướng, mình chưa làm tới nhưng mình có cái hướng, thì cái hướng đó đức Phật người đi tới rồi. Thì mình dựa vào những bài kinh mình có để mình viết ra, mình xả ra. Mấy con trở thành một nhà giảng sư, một người tham cứu về Phật pháp, mình phải thông suốt chứ không lẽ mấy con học về Phật pháp mà nói về kiết sử và ngũ triền cái mấy con không thông suốt thì sao gọi là nhà học Phật. Ở đây, đào tạo cho mấy con trở thành những giảng sư đứng lớp giảng dạy thì đó gọi là thuyết giáo. Thì bắt đầu cái lớp Chánh Kiến tạo cho các con trở thành người thông suốt Phật pháp. Mà đây Thầy dạy con tất cả thời gian rất ngắn. Lẽ ra năm mà học Chánh Kiến phải một năm. Đào luyện mấy con tới một năm trở thành ông giảng sư. Còn đây là Thầy cấp tốc, dạy cho mấy con nhanh để bước qua giai đoạn Chánh Tư Duy để mà xả tâm.

Do mình phải làm cho được đầy đủ mấy con. Chứ còn làm mà không được đầy đủ thì mấy con sẽ còn thiếu sót nhiều. Còn thiếu sót nhiều khi đụng cái chuyện, tâm mấy con tới điều đó nó không có biết đâu mấy con xả. Thì mấy con tác ý: "Tất cả vọng tưởng đi đi", ở đây không chấp nhận thì rồi. Thì nó đi rồi nhưng nó đâu có đi được. Nó đi nó núp đó chứ ít bữa nó ló mặt ra. Thật ra mình ức chế nó chứ không bao giờ nó xả hết. Cho nên mình tu hoài mà không chứng đạo. Do cái tri kiến mình không đủ để mình thấu triệt nó, cho nên nó vẫn còn. Cho nên cái mặt nó không ló bên đây thì cũng ló bên kia. Làm cho mình tu hoài mà nó không hết cái tham, sân, si của mình. Cho nên cái mà tu tập phải đúng cách. Mà đạo Phật vào dạy chúng ta rõ ràng. Vào cái lớp Chánh Kiến dạy chúng ta cái tri kiến chúng ta triển khai để chúng ta hiểu như thật. Chánh Kiến có thì làm sao chúng ta hiểu sai được. Hiểu như thật. Mà giờ lớp Chánh Kiến chúng ta không triển khai sự hiểu biết chúng ta làm sao biết. Mà không biết tức là vô minh.

2. XẢ TÂM TRÊN LỚP CHÁNH KIẾN LÀ NỀN TẢNG ĐỂ TIẾN LÊN LỚP CHÁNH TƯ DUY

(12:58) Cho nên trong cuộc tu tập theo đạo Phật có ba lậu hoặc. Lậu có nghĩa là đau khổ. Ba lậu hoặc đó: Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Mà Vô Minh Lậu là các con đã học lớp Chánh Kiến để làm cho Vô Minh Lậu con không còn có nữa là các con Minh. Đâu có còn vô minh. Giờ các con viết bài như thế này là các con còn vô minh chưa hết. Còn u tối còn mờ mịt chưa hết, chưa thấu rõ mà chưa thấu rõ thì làm sao gọi là Chánh Kiến. Chánh Kiến là phải thông suốt phải thấu rõ nó mới Chánh Kiến. Còn mình chưa có thấu rõ, hiểu nó không có rõ thì tức là nó vô minh. Vô minh thì nó còn còn tà kiến chứ làm sao Chánh Kiến được. Bởi vì danh từ Chánh Kiến của cái lớp này nó chỉ cho sự hiểu biết chúng ta phải thông suốt những cái lý như thật. Để làm gì. Để cho mọi ác pháp đến xâm chiếm chúng ta, nó không còn vô minh vì vậy mà chúng ta xả. Nó không còn tác động được thì tâm chúng ta mới bất động. Chứ còn chúng ta không hiểu thì nó tác động được, chúng ta nghĩ cái đó đúng mà. Cho nên chúng ta bị tác động. Vì vậy chúng ta không giải thoát. Các con thấy chưa.

(14:06) Cho nên làm bài thì mỗi bài các con nên nhớ là sẽ làm cái dàn bài. Làm cái dàn bài là mấy con không có sai, không có chạy đi đâu hết. Còn nếu mình không có làm cái dàn bài thì mình nói chung chung, thì chút nó hết, không còn chỗ mà nói nữa. Cho nên nó ngắn lắm mấy con. Bởi vì, vậy học phải chịu khó, đào luyện mình từ chỗ không hiểu cho tới cái chỗ mình hiểu. Từ chỗ mình không làm được đến mình làm được, mình làm bài được. Từ chỗ mình là cái người học trò, mình trở thành người đứng thuyết giảng. Từ chỗ mình không giải thoát đến chỗ mình đi đến giải thoát hoàn toàn. Học rồi còn tu, chứ đâu phải học rồi không đâu. Học rồi còn áp dụng cái vào lớp Chánh Tư Duy để mà xả tâm của mình. Bây giờ, mấy con hiểu mấy con mới xả, xả không bị ức chế. Cho nên phải cố gắng. Thật ra Thầy thấy đối với đạo Phật nó khó là nó buộc người ta phải hiểu cho trọn vẹn. Không hiểu trọn vẹn thì nó bị ức chế. Cho nên lớp học này giúp cho mấy con hiểu biết được trọn vẹn.

Nói chung từ Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả thì có người viết đúng chứ không phải không đúng. Nhưng chưa hết, còn nữa, còn rất nhiều. Chưa hết. Có nhiều người viết ít quá. Nói chung cái phần nhiều thì viết chưa hết. Coi như là 100 phần viết được 50 phần hoặc là 60 phần, còn 40 phần thì chưa hết. Lẽ ra phải còn viết nữa. Có bài thì mấy con viết 100 phần thì mấy con mới viết có ba bốn phần à. Nó chưa có hết gì hết. Còn không mấy con viết sơ sơ thôi. Thành ra mấy con viết cho lấy có thì coi như mấy con tu mấy con bị ức chế hết. Từ lâu tới giờ mấy cái con biết cái hiểu của mấy con là cái hiểu để mà ức chế, hiểu biết chung chung. Nói thân vô thường, nói các pháp vô thường là cũng hiểu chung chung. Nói Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả cũng hiểu chung chung. Chứ còn viết ra cái bài hiểu cho thấu triệt của nó thì hiện bây giờ cái bài con bắt buộc phải làm lại. Chắc là chấm một tháng mấy con chỉ làm một bài thôi.

(16:44) Một tuần nay làm cái bài này chưa được thì tuần sau bắt đầu cũng làm cái bài đó lại. Thì mấy con mới ráng khai triển tri kiến, cái óc nó ra mới làm thêm. Về mà cầm cây bút mà vắt trán mà suy tư. Chừng nào nó bật ra một cái nó viết. Lúc bấy giờ mấy con phải ngồi cả buổi, nhiều khi đi thẫn thờ chứ đâu phải. Không hiểu sao mà viết bây giờ đây. Nhìn tới nhìn lui, nhìn trời nhìn sông nhìn nước để mà thai nghén, triển khai tư duy mấy con ra viết mới được. Chứ đâu phải muốn viết Tâm Xả làm sao mà viết vậy thì nó hết biết đâu mà viết nữa. Cứ ngồi ngẩn ngơ đó. “Thì ngẩn ngơ ngẩn ngơ chứ, mày phải làm không có ngẩn ngơ phải suy tư phải làm”. Cứ coi mày hiểu gì. Rồi mới nhìn trời nhìn gió. Bỗng dưng mình thấy con nhái con cóc gì bắt đầu nó lộ ra cái tướng, bắt đầu xả được rồi. Tự nhiên nó vậy à. Do cái sự tư duy, suy nghĩ đó mới triển khai được bộ óc mình. Còn viết thấy thỏa mãn tự nhiên nó đủ. Chưa đâu mấy con. Chưa có thấu triệt, chưa có hết. Cho nên ở đây những dàn bài như thế này chúng ta mới biết được.

Còn cái lớp của chúng ta còn mấy bữa nữa. Mấy bữa nữa là vào lớp Chánh Tư Duy. Mà mấy con ai mà viết bài đủ để vào lớp Chánh Tư Duy. Thì mấy con thấy khả năng, cái sức của mình vào lớp Chánh Tư Duy mà không đủ là mình bị ức chế tâm. Lớp Chánh Tư Duy dễ tu lắm mấy con. Khi mà lớp Chánh Kiến mình đủ rồi thì lớp Chánh Tư Duy mình vô ngồi chơi chứ không có tu gì hết. Vậy mà nó có một cái niệm nào đó xảy ra là chúng ta quét ra tất cả bằng cái tri kiến chúng ta quét ra hết. Còn về cái thân bệnh các con cũng biết cách quét ra hết. Bởi vì Thầy đã trang bị cho các con đủ hết rồi, không còn có cái gì.

(18:43) Nhưng mà cái chánh tri kiến của mấy con, nó còn thiếu. Thầy thấy thiếu, Thầy sợ rằng mấy con không xả được tâm của mình rồi nó bị ức chế, rồi nó không đi vô sâu. Tức là mấy con không tiến tới được nữa. Tứ Niệm Xứ không sung mãn thì chắc chắn không có làm được gì cả. Cho nên làm sao tu tập Tứ Niệm Xứ cho sung mãn thì phải có Chánh Kiến. Mà có Chánh Kiến thì mấy con phải cố gắng làm lại những cái bài cho được đầy đủ. Đây mấy con viết 100 tờ như thế này. Một bài mà người ta làm tới 100 tờ chữ nhỏ rí như thế này. Các con thấy chữ mà chữ in, chữ nhỏ như thế này mà 100 tờ là cái bài xả của người ta. Bởi vì nó gồm hết tất cả mọi cái. Ví dụ như bây giờ con có cái Tâm Từ, con khởi cái lòng thương. Con tỉnh thức là con đã xả rồi đó. Xả trong Tâm Từ. Xả trong Tâm Bi nè. Xả trong Tâm Hỷ, mình có niềm hoan hỷ là có xả. Cho nên nó xả nhiều lắm. Cuối cùng nó kết luận các pháp, cho nên nó rất nhiều.

Ở trong cái dàn bài này là còn thiếu chứ không phải đủ. Nó thiếu là xả từ trong cái Tâm Xả, nó xả từ Tâm Từ, nó xả từ Tâm Bi, nó xả từ Tâm Hỷ. Xả trong từ bi hỷ xả, xả luôn hết. Cho nên dàn bài này còn thiếu chứ không phải đủ. Nhưng mà nó đã thành lập được cái dàn bài, nhưng nó còn thiếu, nó xả nhiều cái lĩnh vực lắm. Ở đây Thầy đưa cái dàn bài này chung chung cho mấy con để mấy con biết cách, để mấy con lập thành cái dàn bài. Cho nên mấy con nghĩ rằng cố gắng để mình làm. Có những lúc cái bài nó viết đơn giản lắm mấy con, nhưng mà nó nói hết ý nghĩa của nó.

(20:44) Ví dụ như nó nói về một cái Tâm Xả gì đó. Thì nó đưa ra một câu chuyện mà câu chuyện ngắn gọn. Chứ không phải kể chuyện lòng vòng. Nó xa nhưng mà nó ngắn gọn, nó xác định được cái xả của nó qua câu chuyện người ta. Đọc người ta thích hơn. Còn trái lại chúng ta không nêu lên những mẩu chuyện thật về cuộc đời thì chúng ta có toàn là cái lý luận không. Lý luận của bài giảng, nó khô khan lắm mấy con. Mình vừa lý luận mà mình vừa xen vào một mẩu chuyện nào đó, mình nhắc lại ông A, B, C ví dụ như làm cái việc đó mà ông xả được cái tâm ông. Mà ông làm cái điều đó nói lên một ý nghĩ xả. Khi đọc mẩu chuyện nó gây cho người ta cái sự lôi cuốn người ta vào trong cái thích thú người ta đọc hơn.

Còn lý luận suông suông người ta đọc thôi, nó chán bởi vì cái lý luận nó chán. Nhưng mà trong cái lý luận đó nó lại có cái thu hút hơn là vì nó mới mẻ. Cách thức mình lý luận nó mới mẻ. Còn mình lặp đi lặp lại cái cũ rích người ta từng nhàm chán; bây giờ, càng nhàm chán hơn. Cho nên khéo, khi mà chúng ta viết đưa ra nhưng cái mới mẻ thì người ta thấy người ta trở về cái chưa hiểu. Do đó người ta chưa biết cái đó, nhưng có cái mới lạ, nó làm cho người ta thích, người ta sẽ đọc nhiều hơn. Và nếu mình thường thường, mình dùng những câu chuyện xảy ra làm sao nó ngắn gọn đừng có kể dài dòng. Dài dòng thì làm người ta cũng mất thì giờ nữa. Tốt hơn mình ngắn gọn, ông A, B, C chuyện nó xảy ra như vậy. Mình tóm lược nó ngắn gọn.

(22:40) Thầy dạy con cách thức hành văn, cách thức viết. Sau này đủ duyên mấy con trở thành những người viết rất hay, viết văn được chứ không phải là không được. Đào luyện đào tạo cho mình trở thành những con người có tài mà đứng góc độ để mà hướng dẫn người khác. Cho nên mấy con cố gắng học theo Thầy một thời gian thì mấy con trở thành những người có lợi ích rất lớn cho mình, là mình có tri kiến xả được cái tâm của mình. Lợi ích thứ hai rất lớn là mình đứng lớp dạy đạo đức. Mình soạn thảo do ngòi bút của mình, cái đầu của mình, mình soạn thảo những điều kiện cần thiết.

Cho nên ví dụ như giờ Thầy lớn tuổi rồi Thầy vẫn soạn thảo vẫn viết ra được. Giờ thử hỏi mấy con còn nhỏ hơn Thầy, cái điều kiện cần phải triển khai sự hiểu biết. Mấy con cần lắm. Cái đầu óc của mình cần triển khai. Đừng nghĩ rằng tôi sẽ viết không được. Thầy nói một người nào cũng có thể viết được. Cho nên có một nhà văn người ta nói như thế này: "Anh cứ viết đi, viết mãi đi rồi một ngày nào đó anh sẽ trở thành nhà văn". Người ta dặn mình như vậy mà. Cứ viết đi, hàng ngày anh cứ viết nhật ký anh đi. Ngày nào anh cũng ghi những điều kiện xảy ra đi. Rồi một năm sau, mười năm sau anh cũng viết văn được.

Cái vấn đề đó là vấn đề học tập rèn luyện. Nếu mình không chịu khó thì mình không thể nào cầm cây bút mình viết được. Cho nên từ cái chỗ mấy con viết, coi nó không ra gì. Nhưng mà mười năm sau mấy con coi ngòi bút không thua gì nhà văn đâu. Nó trở thành người viết rất là hay. Từ đầu óc lý luận mình chưa biết. Bây giờ mình sẽ biết lý luận. Cho nên mấy con đừng có sợ, đừng có ngại vấn đề mà học tập, học tu. Nó lợi ích rất lớn. Mà đây là mình học để tu để xả tâm. Cái lý luận cái hiểu biết này giúp chúng ta xả tâm. Thầy nói bây giờ mấy con chưa tu gì hết á. Mà cần mấy con có sự hiểu biết về Tâm Từ, hiểu biết về Tâm Bi. Tự dưng từ đó nó thấm nhuần ở trong đó. Mấy con không nói từ bi. Nhưng thật ra trước cảnh khổ người khác mấy con thấy bi tâm liền tức khắc. Khi mấy con viết được Tâm Từ. Mấy con không có tập tỉnh thức nhưng trước cái lòng từ mấy con nó sẽ tự tỉnh thức, tự tỉnh thức rồi. Tự nó xả nó làm cho tâm con tỉnh thức rồi. Khi viết về Tâm Xả, mấy con lược mấy con nói thôi nhưng mà ngầm trong tâm nó có xả trong đó rồi. Chỉ cần mấy con viết ra thôi, mấy con hiểu ra thôi thì đã xả rồi. Rồi tới giờ mấy con áp dụng vào xả thì mấy con sẽ xả sạch.

(25:25) Bởi vì áp dụng vào đời sống chúng ta, áp dụng vào Tứ Niệm Xứ thì từng tâm niệm của chúng ta, từng cái sự kiện nó xảy ra, từng cái ác pháp nó tác động. Chúng ta là người đang ở trong cái Chánh Kiến để mà tư duy xả nó. Thì tất cả các ác pháp đó, xảy ra trong thân, trong tâm của chúng ta đều là chúng ta xả. Mà hàng ngày chúng ta ngồi tu, chúng ta xả như vậy thì chúng ta đâu có thời gian nào, ngày nó rất ngắn. Cho nên mà các con thấy, Thầy nhắc lại, từ khi đức Phật nghĩ đến ly dục ly ác pháp. Tức là nghĩ đến xả. Ngài đến Cội Bồ Đề mà Ngài tu thì có 49 ngày là xong. Còn chúng ta hôm nay, được Thầy hướng dẫn triển khai cái tri kiến. Còn đức Phật tự mày mò trong cái tri kiến của mình để triển khai và cuối cùng ly dục, ly ác pháp tức là xả.

Thì hôm nay các con được Thầy triển khai cái tri kiến. Bây giờ mấy con có tri kiến rồi mình ngồi lại để xả. Thì Thầy nói rằng các con có thời gian ngắn chứ không có lâu. Nghĩa là đức Phật còn 49 ngày còn các con 40 ngày, hoặc hơn nữa là mấy con chỉ có một tháng mà thôi. Nghĩa là mình tu chứng hoàn toàn đó. Tức là tâm mình thanh tịnh, bất động hoàn toàn đó. Khi tâm bất động thì nó có đủ tâm định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Cho nên khi tâm định tĩnh được, mình xả rồi nó định tĩnh được. Lúc bây giờ chúng ta sẽ có đủ Tứ Thần Túc thì chúng ta sẽ xác định thực hiện được Tam Minh. Thì con đường tu chúng ta sẽ xong.

3. THÔNG SUỐT LỚP CHÁNH KIẾN ĐỂ XẢ TÂM TRONG LỚP CHÁNH TƯ DUY

(26:58) Nhớ bây giờ Thầy nhắc nhở các con đã làm bài. Có nhiều người đã làm xong cái bài xả rồi. Có nhiều người chưa làm xong còn mấy hôm nữa làm xong. Thì bắt đầu thấy cái tâm của mấy con mà viết nó chưa xong, còn viết nó sơ sơ, nó ít quá thì mấy con phải nỗ lực làm lại. Và chịu khó mình ở lại tu tập chậm mà nó tiến hơn. Còn mình vội vàng mình lên cái lớp Chánh Tư Duy sớm hơn. Thì mình sẽ không đạt được cái kết quả cuối của nó là xả tâm để cho nó bất động. Thì mấy con muốn lên hết cái lớp tu Thầy cũng cho, nhưng mà điều kiện là tới cái lớp này là cái lớp nó chặn đứng mấy con lại hết. Người nào tu nó được giải thoát là giải thoát, không được giải thoát có tu hoài cũng vậy. Nó không giải thoát. Nó chặn đứng lại. Ví dụ như trong lúc mà Thầy còn đi học thì Thầy thấy rằng trong những cái lớp nó từ tiểu học nó đi lên cho tới cái lớp 12 để mà thi tú tài. Nhất là cái lớp 11 có tú tài 1 đó. Nó chặn đứng trở lại hết, đậu thì nó cho lên lớp 12, lớp 11 mà không đậu thì không cho lên lớp 12. Còn bây giờ thì nó khác. Mình lên lớp 12 thì mình tốt nghiệp lớp 12 thì mình lên Đại học. Còn hồi Thầy học nó buộc lòng lớp 11 phải đậu tú tài 1, rồi mới lên lớp 12, tú tài 2 mới được lên Đại học. Cho nên hầu hết học trò bị rớt chỗ lớp 11, tú tài 1 nó rớt ở chỗ đó. Đứng lại, nhiều năm nó ở lại rồi nó mới lên được. Hai năm liền mà nó thi. Cho nên vì vậy nó không tốt nghiệp được là nó đứng lại. Cũng như bây giờ mấy con cái lớp Chánh Tư Duy mà nó không đạt được, cũng như lớp 11 mấy con tu tú tài 1 mà mấy con không đậu thì mấy con làm sao mấy con cái lớp 12 được, mấy con hiểu không. Như vậy là mấy con chặn đứng lại chỗ đó, mà chừng nào mấy con đậu thì mấy con lên.

(29:10) Thì cái lớp Chánh Tư Duy nó báo trước cho mấy con biết rằng nó hoàn toàn Bất Động Tâm ở chỗ này. Mà xả được thì nó bất động, mà ức chế thì lọt vô thiền tưởng. Nhiều khi mấy con ở cái lớp này mà mấy con tu sai thì mấy con bị loạn thần kinh nữa bởi vì ức chế. Còn nếu đúng đó thì ở lớp này mấy con đậu. Mấy con đậu tức là mấy con sẽ tâm bất động. Mà bất động thì tiếp tục mấy con lên lớp Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Mấy con mới tu cái lớp đó được. Mới lên mấy cái lớp đó học được. Còn nếu mà không, cái lớp Chánh Tư Duy mấy con xả tâm chưa hết thì mấy con lên cái lớp đó cũng không làm gì được hết. Thành ra bắt buộc mấy con phải đứng lại. Lớp Chánh Tư Duy là cái nơi dựng, để chặn đứng mấy con lại hết, không cho mấy con lên. Do như vậy Thầy mong rằng mà cái lớp Chánh Kiến được đầy đủ để lên được cái lớp Chánh Tư Duy chứ không khéo đứng lại đó. Đứng lại đó coi như là, nhiều khi ở lớp Chánh Tư Duy mà tu sai làm cho mấy con rất là khổ là bệnh thần kinh, bị ức chế. Còn cái lớp Chánh Kiến đầy đủ thì không có ức chế. Do đó những người nào làm bài vở đầy đủ Thầy cho lên lớp. Thì mấy con lên lớp.

Thầy hy vọng là mấy con tu vượt qua được cái lớp Chánh Tư Duy để mà xả tâm. Bởi vì cái lớp Chánh Tư Duy nó đơn giản lắm mấy con. Nó không có khó. Từ chỗ mấy con lưu ý, mấy con nhớ lưu ý là từ cái chỗ mấy con biết quan sát thân của mình, như trong kinh Phật dạy về Định Niệm Hơi Thở: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Thì mấy con tập luyện mấy con quên thì mấy con nhìn lại tâm mình, tức là mình tỉnh thức, định tĩnh trên cái thân của mình, chứ không có gì. Mình biết luôn, lúc nào mình cũng biết cái thân của mình. Hễ biết thân thì Tâm, Thọ, các pháp ở trên đó. Cho nên, vì vậy nó xảy ra cái gì đó thì chúng ta sử dụng các pháp chúng ta đẩy lui. Còn không thì chúng ta ngồi chơi. Nó xảy ra thì như thế nào. Bây giờ ngồi không mà nó buồn ngủ thì nó xảy ra rồi chứ gì. Hôn trầm thùy miên rồi chứ gì. Còn nó có niệm, niệm này, niệm kia hoặc nó có mỏi mệt, đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia. Thì đó là xảy ra rồi.

Còn ngồi như này nó không mỏi mệt, nó không đau, không xảy ra gì hết thì đó là thanh tịnh chứ gì. Mấy con có tu gì nữa đâu. Ngồi chơi, chứ có nhiếp tâm chỗ nào đâu mà cực khổ. Có làm gì đâu, có tập luyện gì đâu, ngồi chơi. Nhưng khi mà có ác pháp, có chướng ngại trên đó rồi thì sống chết với nó chứ không được để cho nó duy trì những cái đau khổ đó, những cái cảm thọ đó trong thân tâm của mấy con. Cho nên mấy con phải sống chết với nó, đẩy lui ra cho khỏi, thân tâm chúng ta thanh thản, an lạc. Cho nên ngồi chơi mà một tác chiến rất lớn. Nghĩa là có giặc hiện lên Tứ Niệm Xứ thì quét mà không giặc thì ngồi chơi. Có vậy thôi mà cuối cùng thành tựu. Chứ không có làm gì, không có tu tập gì hết.

(32:06) Bây giờ ví dụ như có hôn trầm thùy miên thì các con áp dụng đi kinh hành. Đi chừng nào hết hôn trầm thùy miên thì ngồi lại. Mà còn hôn trầm thùy miên thì nhất định là không có ngồi lại. Đó là cách thức mình đánh giặc. Rồi bắt đầu bây giờ nó có niệm. Thì niệm mình đem mổ xẻ ra. Mình mổ xẻ bằng cái tư duy, bằng cái tri kiến mình, nó không đủ thì ngồi lại ghi chép lại. Đưa đề tài đó ra viết thành cái bài luận rất là sâu sắc. Làm chúng ta triển khai cái niệm của chúng ta nó rất là sâu. Ví dụ như có thể nói rằng, trong một cái niệm đó mà có thể mấy con ngồi từ buổi sáng hay buổi chiều hoặc ngày hôm sau nữa mới viết xong cái đề tài để xả có niệm đó, mới viết ra cái bài xả cái niệm đó. Thì bây giờ mấy con viết cho nó đầy đủ ý nghĩ của niệm đó, cách thức xả niệm đó như thế nào thì nó mới đúng.

Ví dụ như bây giờ có một cái niệm khởi tâm mình về ái kiết sử. Mình nhớ cha mẹ mình. Thì mình đặt cái niệm ái kiết sử đó, rồi bắt đầu mình soạn cái bài mình viết. Trong khi đó, nó có kiết sử thì nó. Ở đây trong bài xả mấy con có nè, ngũ triền cái nè, năm hạ phần kiết sử nè, ái kiết sử nè, thân kiến kiết sử nè, sân kiết sử, tham kiết sử nè. Nó có những cái đó hết mà. Do đó mấy con làm rồi mà mấy con. Ờ giờ mình đã làm rồi, đã nhớ rồi. Lật cái bài làm ra cái Tâm Xả của mình, kiết sử này nó ở đâu. Do đó, bây giờ mình đọc lại cái bài đó còn thiếu khuyết. Tình trạng này cái tâm mình khởi ra mình hiểu hơn. Hồi đó làm mình làm ra cái danh từ mình hiểu về kiết sử mình làm thôi. Còn bây giờ tâm niệm kiết sử mình nhớ nhà nè. Do đó có những cái mà mình làm thêm ra.

(33:53) Thì do đó đem từ cái bài xả kiết sử đó ra, cái ái kiết sử đó, thì các con đem cái bài đó ra các con bổ sung thêm cái bài ra những cái ý, những cái trạng thái mình đang bị nè. Để cho mình xả tiếp tục nè. Như vậy quá thấu triệt rồi chứ gì. Vì vậy mà các con sẽ thành tựu. Bởi vì Thầy nói cái bài Tâm Xả mà mấy con viết thiếu thì khi nó đến mấy con sao chưa có làm cái này ta. Trời đất ơi, nó vậy làm sao tôi xả đây. Mình nghĩ chung chung làm sao nó hết mấy con, không có hết. Cho nên, vì vậy mình đã làm rồi mình lấy cái bài đó ra. Bởi vì đó cái đề mục mà. Thí dụ như kiến kiết sử, thân kiết sử, mình chấp cái thân của mình, mình mới sân, mình mới tức. Hoặc là ái kiết sử, mình mới có những cái tâm của mình trong lúc đó. Đưa cái bài đó ra, mình chỉnh lại cái bài đó ra. Có thể mình làm nguyên một cái dàn bài của một cái bài đó. Để cho mình nói rất là thông suốt tri kiến xả của nó mà. Cuối cùng mình thông suốt là tự nó thông suốt cái bài.

Mà mỗi lần mấy con làm vậy nó thấu triệt. Cho nên năm hạ phần kiết sử như mấy con thấy như sắc ái, vô sắc ái, rồi mạn, trạo cử, vô minh. Sắc ái là cái hình sắc. Vô sắc ái là cái không hình sắc. Khởi lên lòng thương nhớ của mình là nó có hình sắc và không hình sắc. Ví dụ như mình thấy ba mẹ mình trước mặt mình đó. Có ba mẹ mình bên đó. Mình thấy thương cha mẹ mình, có niệm thiện của hình sắc của ông, thì đó là sắc ái. Còn bây giờ không có cha mẹ mình ở đây, nhưng lòng thương mình, mình tưởng tượng trong đầu của mình. Mình thấy hình dáng ông bà lụm cụm, đi đứng run rẩy, hoặc đau bệnh nằm trên giường, thì mình khởi lòng thương yêu của mình với cái hình sắc đó gọi là vô sắc ái. Đó phải làm mấy cái đó chứ, để không vô sắc ái và sắc ái mình không biết cái nào hết.

Ngay cả cái danh từ hạ phần kiết sử, năm hạ phần kiết sử nhiều khi mấy con cũng chưa hiểu hết nữa. Thành ra như vậy mấy con làm sao được. Cho nên ở đây toàn bộ Phật giáo trang bị cho chúng ta đủ hết từng tâm niệm của chúng ta khi khởi ra. Đây là xả tâm vô lượng. Mình không làm đủ bài xả tâm vô lượng thì đụng chuyện đó mình biết đâu mà xả. Thôi xả chung chung thôi: "Ái kiết sử mày đi đi, ở đây tao không chấp nhận". Kiểu đó là kiểu ức chế mất rồi. Cho nên mình tu mình không khéo một chút là mình bị ức chế. Đó Thầy nói như vậy thì để các con biết cách mà áp dụng vào sự tu tập của mình. Để cho nó có những kết quả tốt đẹp trong sự tu tập trong 5 tháng, 3 tháng, 2 tháng trong lớp Chánh Tư Duy.

(36:42) Nếu mấy con tu trong lớp Chánh Tư Duy, mấy con đừng có nói chuyện tiếp duyên ai hết. Tối ngày chỉ ở trong thất của mình. Có nghĩa là mình ở trong thất của mình hoặc mình đi xung quanh thất mình, đừng có đi quanh khu vực ai hết. Mình phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý của mình. Ở đây có nói sự phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý của mình là xả tâm đó. Cho nên vì vậy mà những sự phòng hộ, xả tâm trong giới phòng hộ các căn. Cho nên cái độc cư là pháp phòng hộ rất tốt. Do đó chúng ta cố gắng sống một mình. Sống một mình trong một tháng mà chứng đạo thì cố gắng sống một mình đi. Thật ra một tháng mấy con chứng đạo, thầy thấy nó, thấy một tháng mà độc cư mà chứng đạo thì thôi sống trong một tháng cho nó rồi đi. Sau khi mình tu chứng rồi mặc sức mình đi ra nói chuyện, ai rầy.

Còn bây giờ chưa có xong. Chưa có làm chủ xong thì cố gắng sống một tháng, một tháng chưa được thì hai tháng. Đức Phật 49 ngày, 1 tháng 19 ngày. Còn mình giỏi hơn thì mình 1 tháng thôi, 20 ngày thì không phải sao. Ở đây tại sao mình giỏi hơn vì có Thầy dạy. Còn Phật có ai dạy đâu, phải không. Cho nên Phật phải dở hơn mình. Còn mấy con có Thầy dạy thì một tháng là mấy con còn dở đó. Có Thầy dạy lẽ ra tu chừng 15 ngày là xong à chứ đâu có gì. Bởi vì mình ngồi mình tu suốt ngày giữ tâm, mình thấy lúc nào có chướng ngại thì mình đuổi. Mình có cách thức hết rồi, biết các pháp hết rồi. Còn hồi đó ông Phật có biết không, Thầy có biết không. Biết một pháp: "Tâm như cục đất, ly tham sân si". Có mặt nào tới cũng vậy thôi. Nhưng mà nó đi tại vì, con biết không, tại vì Thầy tu quá trời rồi. Thầy xả quá chừng rồi.

4. THẦY NÓI VỀ GƯƠNG HẠNH CỦA ĐỨC PHẬT VÀ THẦY VỀ LY DỤC

(38:29) Mấy con bây giờ thử xả như Thầy mấy con xả được không. Mấy con ăn rau mấy con sống nổi không. Còn Thầy xả sạch. Nghĩa là ăn rau mà sống được thì Thầy tính cái gì nữa không. Cho nên ngay đó là Thầy xả. Vậy mà Thầy nói: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si đi hết" thì Thầy xả hết rồi. Thầy sẵn sàng Thầy xả bằng cái sự xả, không còn chấp nhận cuộc sống thế gian này nữa. Còn mấy con chưa làm được. Cho nên mấy con nói: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si" nó có thấy ly đâu; lát nữa vô ăn nó còn thèm, trời đất ơi! Chút nữa mấy con còn buồn ngủ. Còn Thầy nó còn thứ gì nữa. Ăn rau cải mà sống. Thầy nói thiệt ra không còn thứ gì. Thân này không còn gì nữa, coi như nó xả sạch hết.

Còn đức Phật tại sao 49 ngày chứng đạo? Mà ông chỉ nghĩ là ly dục ly ác pháp. Ông có biết được cái phải xả cái Chánh Kiến này đâu. Tu rồi ông mới biết chứ. Nhưng mà gì các con biết không? Ông ăn ít quá trời, nằm đi hết muốn nổi rồi có phải không? Tức là ông xả đó. Ông xả sạch đó. Cho nên bây giờ còn cái gì nữa. Cho nên bây giờ ly dục, ly ác pháp. Chỉ cần ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền thôi cũng đủ ông xả rồi. Tại vì ông đã xảy qua cái tướng ông rồi. Ông nằm không còn đứng dậy nổi. Ăn ít quá mà, cơ thể nó kiệt quệ hết rồi. Các con đọc lại chỗ ông Phật tu phải không? Khổ hạnh đến mức độ đứng dậy không có nổi. Nhờ cái bát sữa dê ông mới hồi tỉnh chứ không ông chết rồi đó. Là ông xả hết rồi đó, xả luôn cả thân ông rồi. Đó là cách thức hành động xả người ta xả.

(39:57) Còn bây giờ mấy con dám không. Hơi chút là: "Trời ơi nó đau muốn chết tôi". Mấy con chỉ còn rên thôi, chứ không còn cách nào khác. Còn ông Phật ông có rên không. Chứ còn mấy con thấy. Còn Thầy ăn rau chín tháng trời trên Hòn Sơn Thầy có rên đâu: "Trời ơi thôi giờ về kiếm cơm ăn, kiểu này chắc sót ruột chắc chết". Các con biết đừng có nghĩ tưởng mấy con, cơ thể chúng ta đâu phải con bò đâu mà ăn cỏ. Vậy mà tập ăn mà nó chịu đựng. Trời! Nó khổ sở, nó hành hạ ghê gớm lắm chứ. Đâu phải mà nó đơn giản đâu. Khi mà không có cơm gạo, cơ thể nó chưa có thích nghi. Nó không có chất bột trong này, nó không có thực phẩm. Con người sống mấy con biết nó mệt nhọc, nó làm như mình muốn chết vậy. Tay chân nó rũ rượi, nó rã rời. Vậy mà từ đó nó lần lượt nó quen dần, quen dần với cỏ rác rồi sao nó ngấm được. Rồi nó bình thường. Thầy nói một tháng đầu ăn bớt cơm rồi ăn cơm ít, còn ăn rau nhiều đó, nó đã khổ sở rồi. Chừng mà dứt cơm rồi. Trời ơi thôi cơ thể nó hết muốn đi nổi. Nó hết muốn ngồi, nó muốn nằm thôi. Vậy mà Thầy bắt nó ngồi thiền. Mấy con đủ biết phải gan dạ chứ mà nhát gan nó đâu có ngồi. Ngồi lên trời đất nó quay vầy nè. Cơ thể mà thiếu bột, thiếu đường trong đó nó quay. Vậy mà Thầy bắt nó ăn rau cho được. Thầy tập nó ăn được thì mấy con biết. Khi nào mấy con thử một lần coi. Mấy con lấy rau mấy con ăn, đừng ăn cơm coi. Cái bụng con coi nó rối, nó xót xa dữ lắm. Mà nó mệt nhọc, nó muốn chết chứ không muốn sống nữa mà.

(41:40) Trải qua rồi mới biết được mình muốn tập, mình là con người mà tập là con bò thì thiệt ra nó khó chứ không phải dễ. Cho nên muốn tập thành ông Phật cũng không phải dễ. Tập làm con bò còn khó, huống hồ tập làm ông Phật phải khó hơn chứ. Vậy mà Thầy tập làm con bò được. Ăn rau được, tức là Thầy ăn cỏ được rồi. Nó đỡ, sướng lắm mấy con. Khi mình ăn được rồi vô rừng mình khỏi cần lo. Coi lá cây nào ăn được cứ hốt mớ ăn cho rồi thôi. Khỏi có làm. Con thấy con bò nó có đi làm không. Nó ra đám cỏ kia nó ăn một hơi, nó nằm nó nghỉ. Cái đó là cái giải thoát đó chứ mấy con, chứ không phải không đâu. Thật ra Thầy lên Hòn Sơn 9 tháng, mà trong 4, 5 tháng sau cùng mà Thầy thấy như vậy là mình giải thoát sướng quá, khỏi lo cơm nước, khỏi cần đi xin ai hết, sướng thiệt chứ. Cứ đói ra cái vũng nước kia ngắt một mớ vô ăn nó khoẻ thôi. Đâu có còn gì đâu. Đó là sự giải thoát thật sự đó. Nhưng mình làm sao được mình thành con bò. Nó đâu phải dễ. Một trăm ngàn người có mình Thầy làm được. Chứ Thầy thấy ở đây chưa có ai ăn rau mà sống. Nhưng có những cơ thể người ta uống nước không mà người ta sống. Rồi có những cơ thể người ta ăn trái cây không người ta sống. Nhưng mà trái cây thì được chứ rau cỏ rất khó chứ không dễ đâu.

5. CÁCH THỨC XẢ MỘT NIỆM NHỜ LÀM BÀI

(43:06) Cho nên trong sự tập luyện thì cái gì mình cũng tập luyện được hết. Thầy cứ nghĩ qua cơ thể Thầy. Tập luyện cái gì cũng được hết. Chỉ có mình tập luyện cái gì dần dần là mình được. Đừng có vội ức chế nó quá. Cho nên hôm nay cái lớp mà mấy con học Chánh Kiến này để chuyển qua cái lớp Chánh Tư Duy là chúng ta đã xả hết một số rồi, một số thô ở trong. Khi mà chúng ta hiểu là chúng ta xả rất nhiều rồi. Rồi bắt đầu qua cái lớp này, áp dụng vào sự tu tập thì mấy con sẽ xả rốt ráo mấy con. Cho nên cố gắng, cố gắng làm cái bài xả này cho kỹ. Để mấy con biết cách cái tâm niệm mình nó chỉ nằm trong những cái dòng này nè. Cái dàn bài này nó đã chỉ cho mấy con tất cả tâm niệm của mấy con. Nó khởi ra trong đầu mấy con là hoàn toàn nó nằm trong cái dàn này. Nó không nằm ngoài cái dàn này. Nghĩa là nội cái mà Thầy nói từ xả cái tâm sắc dục, tiền bạc của cái này, danh này, ăn rồi ngủ nè, rồi mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, tức là năm dục trưởng dưỡng. Sáu căn tiếp xúc sáu trần đó. Rồi xả ngũ dục lạc nè, danh, lợi, sắc, thực, thuỳ đó. Ở trên đã nói đó. Rồi xả cái vấn đề mà làm việc bố thí. Thì ở trong cái bố thí, cúng dường này nó có xả Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ. Nó có xả trong đó rồi. Nhưng mà muốn rành ra mà để từng cái đề mục. Xả trong Tâm Từ nè. Xả trong Tâm Bi nè. Xả trong Tâm Hỷ nè. Mình để mục ra cho nó đầy đủ hơn.

Rồi tới mới xả triền cái, mới xả thọ ngũ, rồi mới xả năm kiết sử thượng phần, rồi năm hạ phần kiết sử, rồi xả thất kiết sử, rồi xả tâm trong giới phòng hộ, rồi xả tâm trong Kinh Bát Thành, rồi xả trong Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Xả hết. Đó, thì như vậy mấy con thấy rất nhiều. Vậy mà nó đụng đâu thì mấy con có cái xả đó hết. Không có chỗ nào mà cái tâm niệm mấy con lọt ra ngoài dàn bài của mấy con được. Cho nên mấy con làm sẵn từng bài đó rồi khi mà tâm niệm nó khỏi lên thì ngay đó mấy con quét ra liền tức khắc. Bởi vì mấy con làm rồi, nên khi tâm niệm đó khởi lên thì nó: "Ờ, tao có làm mày rồi, mày không có chạy khỏi đâu cái đầu của tao đâu, mày lọt trong đó". Coi như là lúc nào nó hiện ra là lọt vô sân con liền tức khắc, nó không chạy đâu khỏi hết. Nghĩa là không có trật, không cần đi tìm kiếm nữa. Đó là cách thức mấy con tu tập.

(45:42) Hôm nay, đây là cái dàn bài thôi. Còn luận ngắn, luận dài là do mấy con làm. Còn cái dàn bài là cái sườn để cho mấy con không sai. Còn cái luận đó, thì có thể đề tài đó mấy con luận dài, luận ngắn thì do mấy con. Mấy con dựa vào trong kinh sách Nguyên Thủy mà bổ sung thêm các hạnh của vị cư sĩ trong thời đức Phật. Họ dùng cái tâm đó họ xả. Thì ta nhắc thêm ra những điều kiện họ xả. Hoặc là nhắc thêm những mẫu chuyện xảy ra trong cuộc đời chúng ta mà hôm đó chúng ta làm cái đó. Thì đó coi như chúng ta xả, thì xả như vậy coi như đúng hay không. Khi viết lên Thầy nói cái này được, cái này còn thiếu là chúng ta sẽ còn bổ sung thêm, cho cái xả chúng ta được đầy đủ hơn. Quan trọng là ở chỗ Tâm Xả. Dầu các con tu ở Tứ Niệm Xứ thì cũng xả. Mà tu Tâm Từ, khi mà lòng từ mấy con có thì cũng xả. Bởi vì nó xả là rất quan trọng.

Bây giờ, mấy con còn hỏi gì thêm về vấn đề tu tập nữa không. Nhớ rõ bốn pháp đi kinh hành phá hôn trầm, thùy miên thì các con nhớ rồi, đâu còn quên nữa. Và nhiếp tâm, an trú tâm trong một phút thì mấy con biết rồi. Đó là những phương pháp để chúng ta phá đi những bệnh đau trên thân của chúng ta. Mấy con thấy rất đầy đủ, đâu có gì đâu. Còn các niệm thì Chánh tri kiến của mấy con nó khởi ra các niệm trên tâm của mấy con thì các con sẽ xả được. Còn về các pháp tác động thì các con có pháp phòng hộ của độc cư rồi và các pháp tác ý thì mấy con phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình đầy đủ hết rồi. Hiện giờ mấy con đâu còn thiếu gì đâu. Pháp nào mấy con cũng đủ hết đâu có thiếu.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy