LCK 093A – ĐIỀU KIỆN VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY – TÂM HUYẾT CỦA THẦY – KHAI THỊ TÂM BẤT ĐỘNG – VÍ DỤ DÀN BÀI XẢ TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 16/02/2006
Thời lượng: [54:47]
(00:00) Trưởng lão: Trước tiên, bữa nay ai chưa biết làm cái dàn bài thì đến đây Thầy cho cái này để biết cách làm cái dàn bài.
Tu sinh: Cho con một cái, Thầy.
Trưởng lão: Con coi người nào cần, phát dùm Thầy, coi theo đó làm cái dàn bài.
Tu sinh: Chữ Xả, mình sửa theo chữ xả.
Trưởng lão: Chữ xả sửa theo chữ xả. Mà về cái pháp Xả còn nhiều lắm con, có thể thêm cho nó bao nhiêu cái …
Tu sinh: Có thể mình thêm cái đề mục vô, Thầy coi dùm con coi con thêm mấy cái này nè. Hôm trước lập mà … Thầy coi dùm con coi, theo cái lối viết, con thêm cái khoản Tà kiến, Tập đế, con thêm vô 25 Giới sa di, thêm vô 42 Giới Thánh Tăng Ni, với lại Tác ý đó Thầy.
Trưởng lão: Được con, cái đó nhiều lắm con, bởi vì nếu xả thì nó rất nhiều mà nếu mình không ghi ra thì mình không nói hết được.
Tu sinh: (không nghe rõ)
(01:36) Trưởng lão: Hôm nay, ai có hỏi gì Thầy, quý tu sĩ có hỏi gì, cứ hỏi để Thầy trả lời, để mình biết cách để tu tập, và sắp sửa tới cái giai đoạn mình tu tập rồi. Thầy xin tóm lược lại là:
Phải nhiếp tâm trong một phút như Thầy đã dặn, phải biết đi kinh hành trong bốn cái giai đoạn đi kinh hành, phải nắm cho vững những cái phương pháp này, và mười chín cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở. Phải biết áp dụng mười chín cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở khi tâm bị các chướng ngại. Để chi? Để mình được giải thoát dựa vào cái sự tu tập.
Và kế tiếp nữa là mình phải thông suốt Định Vô Lậu, những pháp Thầy đã dạy. Nếu không thông suốt thì chúng ta không thể làm chủ được cái tâm niệm của mình; khi mỗi cái niệm của mình khởi ra thì phải thông suốt và thông suốt thì mới xả được, mà không thông suốt thì không xả được.
(02:40) Do cái sự tu tập như vậy đã trang bị cho mình tất cả những cái phương pháp đầy đủ, để khi vào tu để nhiếp tâm an trú trên Tứ Niệm Xứ. Để mà an trú cho được, thì phải có đủ các pháp, để khi gặp chướng ngại trên Tứ Niệm Xứ thì chúng ta sử dụng nó mà đẩy lui ra khỏi thân, tâm của chúng ta
Nhớ những điều còn sơ suất chưa đủ các pháp thì phải hỏi lại, thí dụ như nhiếp tâm trong một phút chưa biết thì phải hỏi lại Thầy cho kỹ, chứ không khéo sẽ bị ức chế tâm. Và bốn giai đoạn đi kinh hành, phải thông suốt bốn giai đoạn đi kinh hành để khi áp dụng cho từng tâm niệm, từng hiện tượng xảy ra trong tâm của mình để biết khắc phục những sự hôn trầm, thuỳ miên, vô ký ở trên thân tâm. Và Định Sáng Suốt, phải biết cách thức để xả tâm. Định Vô Lậu thì phải thông suốt tất cả những bài đã học, phải thông suốt. Còn những bài nào chưa thông suốt thì phải tiếp tục làm lại.
Nếu mà đến ngày vào học lớp Chánh Tư Duy, những người nào đủ những bài vở, thông suốt được mới được vào lớp Chánh Tư Duy tu tập. Còn những người nào chưa đủ thì ở lại làm cho xong những bài vở của mình, rồi mới được vào lớp Chánh Tư Duy mà tu tập. Nghĩa là còn thiếu một bài cũng không được vào lớp Chánh Tư Duy tu tập; còn ở lại. Do đó ai chuẩn bị đầy đủ thì được vào lớp Chánh Tư Duy trong tháng tới này. Hết tháng này qua tháng sau thì chúng ta sẽ bắt đầu vào lớp Chánh Tư Duy. Tất cả những điều như vậy chúng ta phải chuẩn bị cho sẵn sàng, nếu chưa đủ thì phải làm cho đủ.
(04:28) Còn vấn đề tập Nhiếp tâm, An trú nếu có những gì sơ suất trong trong những ngày này còn lại đây thì hỏi lại cho kỹ trong vấn đề đó, để chúng ta tập luyện thêm. Chứ nếu không, đến chừng đó chúng ta vô trong thất mà tu rồi, coi như giữ gìn độc cư trọn vẹn, không chạy tới chạy lui thưa hỏi gì nhiều. Chỉ trong một tuần lễ người nào cần thưa hỏi Thầy, mà thấy mình hàng phục không được những điều mà mình hàng phục trong thân, thọ, tâm, pháp của mình cần hàng phục không được mới thưa hỏi Thầy. Còn tất cả những trạng thái tưởng xảy ra thì dùng pháp Như Lý Tác Ý hoặc xả ngay cái phương pháp mình đang tu mà xảy ra trạng thái tưởng, phải xả ngay liền chứ không để kéo dài. Bởi vì để kéo dài thì nó sẽ đưa đến rối loạn thần kinh, và đồng thời nó có thể đi đến tẩu hỏa nhập ma, rất nguy hiểm.
(05:27) Cho nên trong sự tu tập phải chuẩn bị hết để khi mình vào tu, mà người nào được vào lớp Chánh Tư Duy mà tu tập còn phạm phải những giới luật thì buộc lòng các con cũng phải trở về lớp Chánh Kiến; mấy con không được ở trong lớp Chánh Tư Duy. Nhưng sau khi trở về lớp Chánh Kiến mà cũng phạm phải những giới luật thì buộc lòng phải ra khỏi lớp Chánh Kiến để trở về với sự tham dự mà thôi; chứ còn không được ở trong lớp Chánh Kiến. Những gì mình càng đi tới mình càng cố gắng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, để mình đạt cho được những kết quả giải thoát.
(06:06) Nếu mình không có chuẩn bị như vậy, không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mình được như vậy, thì con đường tu của mình sẽ lâu, nó sẽ không còn có thời gian ngắn nữa. Và do sự tu tập như vậy nó ảnh hưởng đến những người khác; mình giữ hạnh độc cư không được thì nó cũng ảnh hưởng đến người khác; mình giữ giờ giấc không nghiêm chỉnh thì nó cũng ảnh hưởng đến người khác. Bởi vì người ta tu mà người ta thấy giờ này mình không thức dậy tu cũng ảnh hưởng làm người ta bị phóng dật. Do như vậy phải đồng loạt giờ nào theo giờ nấy trong cái sự tu tập của mình. Thí dụ như mười giờ đi ngủ thì mọi người ngủ hết, và hai giờ thức dậy thì đúng hai giờ thức dậy chứ không thể ba giờ hay năm giờ mình thức dậy thì những người khác người ta sẽ bị phóng dật.
Do đó đồng loạt như vậy để sự tu tập được tiến tới dễ dàng. Còn người như vầy kẻ khác thì chúng ta được dời ra khỏi khu vực đó. Thí dụ như bây giờ trong khu vực đó có mười người, hai mươi người thì giờ giấc phải chỉnh với nhau, y như nhau, nếu có người thức trước người thức sau thì không được, là tại vì cái khu mình như vậy, ảnh hưởng đến người khác người ta dễ phóng dật.
(07:25) Bảo rằng đừng phóng dật sao được. Khi người ta thức dậy mà mình còn tắt đèn ngủ thì người ta cái tâm người ta hay ngó, cái mắt thấy, tai nó nghe thì nó vẫn bị phóng dật rồi. Còn mình đồng loạt thức với nhau thì người ta không bị phóng dật. Cho nên đến khi người ta tu rốt ráo rồi, thì mấy con sẽ giữ được cái tâm không phóng dật đó. Vì rốt ráo rồi thì ai tu ai không tu mặc, nhưng hiện giờ mình đang tu thì khi mình thức tu mà người khác ngủ thì thế nào người đó cũng nghĩ “Giờ này mà không chịu thức dậy tu”, nó vẫn có cái sự trong tâm, cái đó làm cho người ta tu rất khó. Cho nên ở đây khi mà vào cái lớp tu này thì giờ nào ra giờ nấy, nếu người nào mà phạm phải giờ giấc không nghiêm chỉnh, thì buộc lòng phải cho dời ra chỗ khác, hoặc là mình trở về cái lớp khác chứ không được tu ở cái lớp này, lớp Chánh Tư Duy này, để tu tập đi đến rốt ráo.
(08:19) Vì có khép vào trong những kỷ luật như vậy thì Thầy mới có thể đào tạo những người tu chứng. Còn nếu không, mà trong một tập thể người tu thế này người tu thế khác, mà bỏ lơ như vậy thì nó sẽ bị ảnh hưởng đến cái người quyết tâm tu. Cũng như chúng ta giữ độc cư không trọn, thì chúng ta sẽ gây ra cái ảnh hưởng, sẽ phóng dật. Chúng ta thấy rằng hai người nói chuyện nó sẽ tạo cho người khác động tâm. Cho nên cái điều kiện đó, cho nên do đó mà buộc lòng Thầy phải cho hai người đó rời khỏi khu vực đó mà không được ở cái khu vực chuyên tu. Cho nên muốn đào tạo, muốn tu chứng thì nó phải có những kỷ luật, những quy ước cụ thể rõ ràng, buộc lòng những người không tu được thì phải cho họ dời đi những chỗ khác, không được ở trong khu vực đó nữa. Vậy quý thầy và quý tu sĩ hãy chuẩn bị tinh thần của mình sẵn sàng chứ không khéo buộc lòng Thầy phải mời ra khỏi. Bởi vì thà là một người tu chứng còn hơn là dạy nhiều người mà chẳng tu chứng, chẳng lợi ích gì hết.
(09:28) Nghĩa là trong lớp Chánh Tư Duy này bắt đầu tu tập, thà là còn một người tốt hơn là nhiều người mà không tu chứng. Thà là suốt cuộc đời của Thầy hướng dẫn còn có một người tu chứng, còn hơn là một số lượng người quá đông mà không tu chứng, ảnh hưởng cũng vẫn không tốt cho Phật giáo. Bởi vì một người tu chứng là tiếng nói trả lời cho tất cả mọi người đang nhìn xem cái lớp học của Thầy tổ chức, mà Thầy tổ chức không có người tu chứng tức là không hơn gì Phật pháp của Đại thừa, chẳng tu tập đến nơi đến chốn, chẳng ra gì hết. Như vậy những điều gì Thầy đã viết, đã lưu giống như công dã tràng không ra gì hết, nên buộc lòng cái lớp Chánh Tư Duy này phải đào tạo thật sự. Nếu được nhiều người càng tốt, nếu không được thì một người, Thầy sẽ chọn lấy một người nào giữ trọn vẹn, còn bao nhiêu Thầy cho về, không cần thiết. Thầy chỉ cần một người nói lên tiếng nói trong Phật pháp có người tu chứng như vậy, không riêng gì Thầy mà còn có thêm người tu chứng.
(10:32) Tại vì mấy con không muốn tu chứng cho nên mấy con cứ phạm phải giới luật, phá những hạnh độc cư, ăn uống phi thời, hoặc là mấy con không giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh. Đến đây mà còn ham ăn, ham ngủ, ham nói chuyện sao, cho nên hoàn toàn chúng ta phải khắc phục cho được thì ở cái lớp này Thầy mới chấp nhận Thầy dạy cái lớp này, còn không thì Thầy sẽ dẹp, không bao giờ Thầy để cái lớp mà, gọi là mở cái lớp đào tạo người tu chứng mà cuối cùng chẳng có người tu chứng thì thôi Thầy dẹp chứ không có để mà làm gì, để nó khoẻ hơn, thảnh thơi hơn; chứ dạy đâu phải sung sướng đâu. Cho nên vì vậy Thầy quyết tâm đào tạo thì phải đào tạo cho được.
(11:15) Người nào sai mà tới cái giai đoạn này, thì các thầy cũng như quý tu sĩ đừng trách Thầy sao khó quá. Không phải, Thầy rất thương nhưng vì cái lớp phải đào tạo cho được mà buộc lòng một người làm sai mà bao nhiêu người khác ảnh hưởng ảnh không tốt cho cái lớp tu. Như vậy không thể tu được, không thể tu được. Và đến cuối cùng thì Thầy chẳng đào tạo một người nào, do một người sai mà bao nhiêu người ta bị phân tâm, phóng dật. Cho nên vì cái điều kiện đó mà Thầy nhắc nhở hãy chuẩn bị tinh thần; khi bước vào cái lớp tu phải cho rốt ráo hẳn hòi đàng hoàng chứ tu lơ mơ bị Thầy cho xuống lớp hết, không cho tu tập nữa. Mà không khéo Thầy giải thể, Thầy không chấp nhận.
(12:00) Bởi vì cuộc đời của Thầy coi như Thầy đặt trọn vào lớp này, mà không đạt được, thì đương nhiên Thầy dẹp bỏ. Cho nên vì vậy thì quý thầy muốn tu ở đâu cũng được hết, tu theo Đại thừa, Tiểu thừa, Niệm Phật, chỗ nào cũng được hết, nhưng ở lớp này thì Thầy đào tạo cho được bằng chứng là quý thầy tu quý thầy làm chủ được bốn chỗ sanh,già, bệnh, chết hẳn hòi hoàn toàn. Mà nếu sai, mà nếu làm không đúng, Thầy thấy không đúng thì Thầy dẹp.
Thầy tuyên bố trước như vậy để biết rằng có cái sự quyết định của Thầy rất lớn. Trong cuộc đời của Thầy hướng dẫn mà hai mươi mấy năm nay Thầy rất là vất vả. Cuối cùng hôm nay mở được lớp này là tạo cái thế đứng cho Phật giáo, dựng lại cái Đạo Đức của Phật giáo, mà nếu không được thì dẹp luôn hết chứ không bao giờ mà Thầy còn tiếc rẻ một cái gì nữa hết. Trên đời không có danh cũng không có lợi vì danh lợi thì cũng chẳng có gì hết, rốt cuộc rồi chết cũng không mang theo được gì.
(12:58) Cho nên chẳng có gì quý báu hơn là dựng lại Đạo Đức Sống Không Làm Khổ Mình Khổ Người, dựng lại sự làm chủ của Phật giáo đã để lại hai ngàn mấy trăm năm nay. Bây giờ làm sống lại mà không có người tu chứng thì lấy đâu mà chúng ta nói, lấy đâu mà chúng ta làm bằng chứng để nói lên với mọi người rằng Phật giáo được tu như vậy. Cho nên ở đây là sự quyết định. Thầy trông mấy con và mọi người đều có sự quyết tâm thì chắc chắn Thầy tin rằng không phải một người, hai người mà nhiều người, nhưng phải tu đúng, phải giữ đúng ba cái hạnh Nhẫn nhục - Tùy thuận - Bằng lòng, ba cái đức Ăn - Ngủ - Độc cư hẳn hòi, hoàn toàn, không thể làm sai được.
Bây giờ quý thầy và các tu sĩ muốn hỏi Thầy gì những điều cần thiết để chuẩn bị vào lớp Chánh Tư Duy?
(13:48) Tu sinh 2: Cái giờ giấc nghiêm chỉnh là mấy giờ thưa Thầy?
Trưởng lão: Nghĩa là Thầy sẽ cho cái giờ giấc nghiêm chỉnh khi bước vào lớp Chánh Tư Duy. Bảy giờ tối cho tới mười giờ đi ngủ, y như mọi lần từ ngày mấy con vào đây tu tập, lấy cái thời khoá đó làm cái chuẩn chứ không có lui xuống, nghĩa là mười giờ. Tới mười giờ là đi ngủ. Hai giờ thức dậy và tu luôn tới năm giờ, không được ngủ lại. Nghĩa là cái giờ đó không được nằm ngủ lại. Và tu tới sáng rồi lao động. Rồi bảy giờ, bắt đầu tu lại tới mười giờ, rồi xả ra đi khất thực rồi về ăn cơm, nghỉ ba mươi phút. Rồi chuẩn bị để tu tập lại lúc hai giờ.
Đúng như cái thời khoá, và đồng thời trong cái thời gian kế tiếp Thầy thấy đạt được trong nửa tháng hoặc một tháng, Thầy sẽ cho tăng lên một giờ nữa. Tức là từ bảy giờ đến mười một giờ. Mười một giờ thì khuya thức dậy một giờ thì chuẩn bị. Cái thời gian một tháng sau khi mà Chánh tư Duy mà tu tập thì sẽ tăng giờ lên. Và cuối cùng thì người nào rớt thì rớt mà đậu là đậu. Sẽ tăng lên cho đạt được cái mà ở từ mười một giờ đến một giờ thì chúng ta tu có thể hai tháng hoặc là ba tháng trong cái khoảng thời gian đó. Trong khoảng thời gian đó người nào mà nối liền được cái thời gian từ bảy giờ cho đến bảy giờ sáng, thì cái người đó mà giữ được tâm bất động thì họ sẽ chứng đạo ngay tại cái thời gian đó chứ Thầy không còn tăng lên nữa.
(15:22) Từ mười một giờ đến một giờ đó là thời gian còn tăng. Còn từ mười một giờ mà tăng nữa, người nào đạt được thức suốt đêm, Nhất Dạ Hiền đó, mà giữ tâm thanh thản - an lạc - vô sự, không một chướng ngại pháp nào trên thân, thọ, tâm của họ thì họ là người chứng đạo. Đó là sự xác quyết của Thầy trên vấn đề đó. Cho nên cái thời gian tăng lên nữa thì không, nhưng cái thời gian tối thiểu hiện giờ mà quý thầy vào cái lớp Chánh Tư Duy là mười giờ đi ngủ và hai giờ thức dậy; đó là cái thời gian hiện mà quý thầy, quý vị đang tu tập. Đó là thời gian nhất định.
(16:00) Tu sinh: Mô Phật, Bạch Thầy. Thầy dạy như vậy thì con vặn đồng hồ trước hai giờ hay đúng hai giờ để nó reng?
Trưởng lão: Con cứ vặn đúng hai giờ thức dậy, chứ không phải trước hai giờ thức dậy; rồi chuẩn bị, súc miệng, rửa mặt gì đó khoảng hai giờ mười phút, mười lăm phút gì đó rồi tu tập. Không vặn trước vặn sau gì hết. Nhiều khi vặn trước, người thì hai giờ kẻ thì hai giờ kém mười lăm, hai giờ kém mười; nghĩa là đúng hai giờ là phải thức dậy một loạt. Rồi từ đó mình vệ sinh, nào súc miệng, rửa mặt như thế nào, rồi đi kinh hành như thế nào. Từ trong khoảng thời gian đó, mình thức dậy mình ngồi tu hoặc là đi kinh hành tuỳ mình. Nhưng phải đúng một loạt là hai giờ thức dậy là hai giờ người nào cũng thức dậy, mà mười giờ ngủ thì mười giờ người nào cũng đi ngủ hết. Chứ không có ráng tu hơn. Ráng tu thêm không được. Nghĩa là đúng giờ, phải giữ giờ giấc nghiêm chỉnh, không phi thời. Còn phi thời thì không được. Đó thì nhớ kỹ lời Thầy dặn. Chứ nhiều khi Thầy thấy mới hai giờ kém mười phút, mười lăm phút, có khi hai mươi phút, người dậy trước người dậy sau, không đúng.
Vặn đồng hồ đúng hai giờ thì hai giờ thức dậy một loạt, người nào cũng vậy để cho chúng ta không có người nào lọt chọt. Nhớ cho kỹ. Chứ không phải chuẩn bị trước mười lăm phút rồi đến hai giờ mình vô tu. Trong giờ thức dậy đó là cái giờ mình sinh hoạt, trong các hành động mình súc miệng rửa mặt đều là mình tỉnh thức trên đó. Do đó mình tu tập tỉnh thức trên từng hành động, chứ không phải mình dồn công phu ngồi thiền công phu mới là tu. Mở mắt ra thức dậy, nghe đồng hồ thức dậy đúng hai giờ là ngay từ đó đã tu tập tỉnh thức rồi. Tỉnh thức từ trong hành động bước xuống giường, rồi đi súc miệng rửa mặt đều tỉnh thức … kỹ lưỡng, bởi vì đây chánh niệm tỉnh giác trong tất cả các thân hành của chúng ta. Không phải tới giờ ngồi mới là tu. Cho nên từ lúc chúng ta nghe chuông báo, chúng ta thức dậy là chúng ta đã tu tỉnh thức liền ngay lúc đó rồi. Còn ai hỏi thêm Thầy điều gì nữa không?
(18:17) Tu sinh: Như vậy đồng hồ … (không nghe rõ).
Trưởng lão: Nghĩa là lấy chung một giờ chứ không có cái trước cái sau… (không nghe rõ). Thí dụ cái đồng hồ này, lấy cái giờ giấc chỉnh ở đây đúng, tức là mình canh đồng hồ.
Tu sinh: Miễn cưỡng nó động tâm lắm Thầy ơi. Nói chuyện cũng không dám nói.
Trưởng lão: Người ta không trả lời thì thôi. Chừng nào họ hỏi mình mới trả lời.
Tu sinh: Bạch Thầy, như đêm vừa rồi, một giờ kém mười lăm con đã dậy là con không ngủ được nữa …
Trưởng lão: khoan khoan con. Con, con hỏi lại đi.
Tu sinh: Thưa Thầy, cho con hỏi là thí dụ như hai giờ mà đồng hồ nó bị trục trặc hoặc nó reo mà con không nghe, rồi sau đó mình mới dậy thì lúc đó ở đây họ xử lý như thế nào?
Trưởng lão: Reo không nghe thì sáng hôm sau lên đây quỳ hương, bởi vì mình tu thì phải cảnh giác mà mình còn ham ngủ thì lên đây mình quỳ hương, còn không thì phải xuống lớp, không được ở lớp này. Ở lớp Chánh Tư Duy là phải tỉnh thức mà không tỉnh thức, còn mê ngủ thì phải xuống lớp Chánh Kiến, có như vậy thôi, con yên tâm. Bởi vì mình phải lượng sức mình coi mình lên nổi hay không. Mình lên không nổi mà còn ham ngủ, mê ngủ; đồng hồ reo mà không nghe thì thôi còn ở lớp khác chứ ở lớp này không được rồi.
Rồi con hỏi gì, con nói đi.
(20:05) Tu sinh: Bạch Thầy, như sáng nay con dậy thì. Con ngủ ở đâu ngủ, mười giờ con đi ngủ cũng được. Thế sáng con thức dậy từ lúc mười một giờ hai mươi. Thế thì con nằm mà con không ngủ được nên con dậy làm bài. Như thế có sợ động không?
Trưởng lão: Động, cũng động. Thà là con tập giờ giấc cho nghiêm chỉnh, còn đừng thức trước làm bài là thì nó trật. Con phải đúng hai giờ con thức dậy, con muốn làm bài cũng được. Để đó đi, lát nữa Thầy xuống xem. Con lấy cái đèn pin con bật coi cái đồng hồ coi, con dòm cái đồng hồ coi đúng giờ chưa. Hễ đúng giờ thì con bật đèn liền tức khắc; phải đúng hai giờ. Phải đúng giờ giấc nghiêm chỉnh chứ không được lơi lỏng như mọi lần đầu con. Tới lớp này mà còn làm sai thì Thầy cho xuống lớp.
Cho nên con thức sớm cũng không được, mà con dậy trễ cũng không được, đồng hồ kêu mà con không nghe, quá giờ thì con dậy trễ thì buộc lòng con phải xuống lớp. Để lại có một số ít người mà người ta tu tập được hơn bởi vì cái lớp này là cái lớp cuối cùng quyết định cho sự sống chết của người ta rồi, người ta không còn tham sống trên cuộc đời này nữa, người ta mới chấp nhận những cái kỷ luật này. Nếu còn tham sống … (không nghe rõ).
Hôm nay như vậy mấy con đã chuẩn bị. Con, con hỏi Thầy gì, con?
(21:32) Tu sinh: Thưa Thầy, cũng như mà con thức mười một giờ mà tới một giờ con thức, nhưng nhiều khi lâu lâu mười bữa nửa tháng nó dập một lần, có một bữa hai bữa nó ngủ quên, Thầy.
Trưởng lão: Như vậy con xuống lớp dưới con ở. Chứ con không ở được lớp này. Nhưng mà ở đây mà còn ham muốn, người nào tỉnh được thì tu, mà không tỉnh được thì cứ xuống lớp thấp mà ngủ đi, lúc nào cũng được hết. Bởi vậy chuẩn bị tinh thần của mình đàng hoàng mà thấy ở lớp này mà tu tập được thì ở lớp này cùng tu. Mà, thấy mình giờ giấc không nghiêm chỉnh được thì thôi, ở lại lớp khác, ở lớp Chánh Kiến đi, học thêm; rồi tập cái sức tỉnh của mình giờ giấc cho nghiêm chỉnh.
Hồi nào tới giờ mấy con dễ dui lắm, cho nên đến bây giờ thì mới biết. Thầy nói dễ dui là muốn ngủ giờ nào thức giờ nào cũng được hết, không có ai rầy rà cho nên vì vậy mà có khi thì hai giờ mười lăm mới thức dậy, có khi thì kém một giờ mà hai giờ kém mười, mười lăm, hai mươi gì mà mấy con thức dậy lung tung đủ thứ hết. Thầy đã nghe có người báo cáo người thức giờ này kẻ thức giờ khác, điều kiện làm mấy con để tâm phóng dật quá chừng, đó là cái điều kiện mà Thầy đã biết.
Cho nên vì vậy hôm nay ở cái lớp này Thầy nói trước giờ nào ra giờ nấy, không có phi thời được, đúng giờ cùng thức. Ra đây lấy giờ theo cái đồng hồ này. Tức là ngay từ cái đồng này Thầy sẽ có mặt ở trong cái hiện trường của mấy con hết. Nếu người nào sai thì Thầy sẽ mời xuống lớp khác tức khắc, không để ở trong cái lớp Chánh Tư Duy này nữa.
(23:12) Vì lớp Chánh Tư Duy này chọn người tu đi vào cứu cánh giải thoát hoàn toàn. Còn không thì mấy con ở lại, năm sau hãy chọn lên. Chứ còn bây giờ thì không chọn lên, Có vậy thôi. Nếu mấy con muốn tu từ từ hoặc là nhiều kiếp thì cứ nằm ở cái lớp đó mà tập đi. Chừng nào mà thấy được, muốn bước lên cái lớp tu giải thoát, làm chủ sanh, già, bệnh, chết một cách cụ thể, bằng Tứ Thần Túc của mình, chứ không phải nói đùa nói giỡn được. Người nào biết mình làm không được thì cứ ở lớp Chánh Kiến chứ đừng lên lớp Chánh Tư Duy.
Thầy nói ở lớp Chánh Tư Duy này chỉ một người thôi, Thầy cũng hướng dẫn họ tới nơi tới chốn, Thầy không bỏ cuộc. Nhưng không có thì thôi, Thầy dẹp. Nếu mà không có người nào làm đúng thì Thầy dẹp cái lớp này, bởi vì cái lớp này là cái lớp quyết định cho cuộc đời tu hành của mình, xả hết những ác pháp, xả hết những chướng ngại pháp trong thân tâm của mình.
(24:12) Thầy xin nhắc lại có hai điều ở đây:
Thứ nhất, chúng ta nên lưu ý là Tâm Bất Động, chứ không phải tâm không vọng tưởng. Lưu ý chỗ này, tâm bất động không có nghĩa là tâm không vọng tưởng, không niệm.
Và Tâm Không Niệm. Thì ở trong giai đoạn nào không niệm? Tức là ở giai đoạn Chánh Định chứ không phải ở trong giai đoạn Bất Động Tâm. Vì vậy Bất Động Tâm vẫn còn niệm, nhưng niệm đúng niệm sai, niệm thiện niệm ác. Niệm ác thì không thiện cho đến khi còn toàn niệm thiện, cho nên người bất động tâm cho đến khi không còn một ác pháp nào tác động vào tâm họ; họ là con người giải thoát chứ không phải họ là con người trở thành cây đá gộc, cột điện. Lưu ý cái phần tu này.
Nếu không nắm vững phần này, coi chừng tu lâu bị ức chế tâm. Nếu không hiểu rõ thì chúng ta sẽ ngưng ngay ở giai đoạn này. Và ở giai đoạn Chánh Tư Duy, mục đích của chúng ta là Bất Động Tâm chứ không phải chúng ta nhập định. Lưu ý điều này.
Nếu không hiểu thì quý thầy tự ức chế và tự giết mình và có thể nói rằng sự cố gắng của mình ức chế từ chỗ giờ giấc nghiêm chỉnh, từ ăn uống, từ độc cư. Mà nếu còn ức chế trong pháp tu thì mình sẽ bị điên mất, không bao giờ mình có thể bình thường như một cái người khác được. Cho nên người nào thấy khả năng mình chưa được thì đừng nên lên lớp Chánh Tư Duy tu sẽ ảnh hưởng không tốt, đừng ham cao mà té nặng. Cho nên phải chuẩn bị tinh thần cho mình hẳn hòi hoàn toàn thì bấy giờ mới vào lớp Chánh Tư Duy được. Nắm cho vững: Tâm Bất Động như thế nào. Phải hỏi kỹ. Tâm Nhập Định như thế nào. Thì phải hỏi kỹ.
Chứ không khéo chúng ta bị lầm lạc; hai chỗ này coi chừng chúng ta sẽ bị ảnh hưởng không tốt khi tu tập.
(26:07) Tu sinh: Bạch Thầy, con xin hỏi, hai cái điểm này có khi là nếu con vấp phải thì sợ là phạm giới. … (không rõ) … Từ bốn rưỡi đến năm giờ là nửa tiếng giờ xả nghỉ, thì chúng con tập thể dục mà, tập thể dục xong thì đi nghỉ. Có khi thì bốn giờ bốn mươi lăm phút tức là còn mười lăm phút đến năm giờ thì con tập thể dục. Cái đó là điểm nhất. Nếu con không tập thể dục được thì (không rõ) …
Cái điểm thứ hai nữa là đêm, ngoài cái thời giờ tu tập xong rồi, thí dụ như đêm mười giờ đến hai giờ thức dậy, thì trong cái thời gian ấy thì như chúng con với ông Minh Thiện, thường hay bị vấp; dậy đi tiểu thì cũng có khi dậy cùng song song với nhau, hoặc là khi người dậy trước người dậy sau, Minh thì hay dậy đi tiểu, thế nhưng lại sợ sáng đèn thì ảnh hưởng đến anh em. Con xin hỏi Thầy hai vấn đề, một là đi vệ sinh ban đêm và hai là vấn đề tập thể dục sáng.
Trưởng lão: Con đi vệ sinh thì đâu có gì, bật đèn lên. Đi vệ sinh rồi trở vào. Giờ đó chưa có tu tập thì cứ ngủ lại đâu có gì, ngủ lại thì tắt đèn. Khi đi vệ sinh thì mấy con cứ bật đèn lên, rồi yên lặng vệ sinh xong thì mấy con tắt đèn, không có ảnh hưởng gì cho ai hết đâu. Hiểu chưa. Chỉ có cái giờ sắp sửa tối mình tu mà mình dậy không đúng giờ thì nó ảnh hưởng đến người khác.
(27:46) Trong cái giờ mà con, thí dụ ban đêm vì lớn tuổi mà con hay đi tiểu, thì cứ bật đèn lên, trong khi mới một giờ hoặc hai giờ, tự do mấy con bật đèn lên. Sau đó thì mấy con tắt đèn, chứ đâu phải …. nó đâu có ảnh hưởng đến ai đâu. Nhưng có cái điều kiện là trong khoảng thời gian hai giờ mới thức dậy đồng đều hết, mà người trước người sau thì ảnh hưởng đến người khác, người ta bị phóng dật. Có như vậy thôi. Con hiểu không?
Còn về phần thể dục thì rất tốt, không có sao hết. Đó là, thí dụ như con tu tập một cái pháp nào đó, coi như hết giờ cái pháp đó ra con tập thể thao thể dục để cơ thể vận động các cơ thì tốt, không có sao hết. Nhưng mà nhớ, tập thể dục vẫn tỉnh thức trên từng hành động thể dục thể thao của mình. Chứ không được tập để mà tập, không phải như người tập thể dục thể thao thường, mà tập từng cái hành động đưa tay đưa chân hoặc tất cả mọi cái đều chú ý trên các hành động đó như tập pháp Thân Hành Niệm, nhưng không tác ý.
Mấy con hiểu như vậy thì mấy con tập thể thao cũng là một phương pháp tu hành trong chánh niệm chứ không có gì khác.
Tu sinh: Bạch Thầy, khi con tập coi như con tập là đếm mỗi động tác coi như mười lần, thế thì con cứ tập?
Trưởng lão: Đếm một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, phải không? Mỗi động tác thay vì con đếm một con đưa tay lên, hai, ba, bốn, năm, thí dụ như vậy, con cứ đếm như vậy. Có gì đâu.
Con cứ đếm giống để mình chú ý, cũng như Thầy dắt đi kinh hành Thầy đếm một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười. Tức là Thầy đếm đi từng bước của Thầy, đó là cái đếm của Thầy cũng chú ý trên hành động của Thầy chứ có gì đâu. Như vậy là cái phần thể thao không có sao, không ảnh hưởng gì đến sự tu tập của mấy con. Coi như mấy con tập nó như tập thêm pháp Thân Hành Niệm.
Còn có ai hỏi Thầy thêm gì nữa không? Thầy sẽ trả lời các câu hỏi.
(29:54) Tu sinh: Thưa Thầy, cái đèn pin bữa hôm con làm mất. Trưa nay cho con đi chút xíu ra Trảng Bàng để mua lại nha Thầy.
Trưởng lão: Để Thầy cho. Chứ con đi mua làm chi cho nó cực. Còn không thì con thấy con cần mua thì Thầy cho đi. Lúc này đi được chứ mai mốt là không đi được nữa. Đã vào lớp tu rồi thì không có đi ra đi vô nữa.
Tu sinh 5: Con đi tại con làm mất.
Trưởng lão: Thôi được rồi. Nếu muốn thì trưa nay con sẽ đi Trảng Bàng mua, còn không thì Thầy sẽ cho cây đèn pin. Con muốn cái nào cũng được hết.
Tu sinh 5: Để con đi mua để khỏi tốn tiền của Thầy.
Trưởng lão: Không. Được rồi. Con cứ đi mua.
(30:40) Câu hỏi: Kính thưa Thầy, con mới vào, mới về tu thì như thế nào. Hồi nào giờ chưa tu lớp nào cả. Chỉ có tu hành Tứ Vô Lượng Tâm.
Trưởng lão: Hồi nào tới giờ thì con tu như thế nào không biết, nhưng bây giờ con chưa có dự lớp nào hết thì để Thầy dạy cho con tu về thọ Bát Quan Trai, các pháp thọ Bát Quan Trai, cách thức tu tập trong thọ Bát Quan Trai. Cho nên con không có dự lớp này, vì lớp Chánh Kiến này đã qua rồi. Thành ra con chưa làm bài nào hết cho nên con không dự vào cái khoá này được.
Được rồi. Thầy sẽ quy y và làm cái điệp phái và cho con pháp danh; không có gì hết. Nhưng Thầy sẽ dạy con cách thức tu tập. Có những cái phương pháp mà Thầy đã dạy cho vài Phật tử tu Bát Quan Trai. Con sẽ tập tập từ từ cho nhuần nhuyễn những pháp này. Sau này, tháng Mười năm sau, tháng Mười năm này nếu mà có mở khóa lớp Chánh Kiến thì con sẽ vào tham dự học thì nó sẽ đúng căn cơ, đúng cái trình độ của mình hơn. Bây giờ mà vào lớp này học thì con không đủ cái trình độ căn cơ để theo được cái lớp này đâu. Cho nên phải cố gắng tập trong từ đây đến tháng Mười, thì mới mở cái lớp Chánh Kiến trở lại, thì con có thể con vào học được. Tại vì từ đây tới đó con tập bốn pháp Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Thư Giản và Định Niệm Hơi Thở. Tất cả những cái Định đó con rèn luyện cho nó nhuần nhuyễn, rồi sau đó mới học lớp Chánh Kiến này mới được.
(32:24) Câu hỏi: Kính thưa Thầy cho con hỏi, có phải Ly Dục Ly Ác Pháp rồi mới đạt được Bất Động Tâm không ạ?
Trưởng lão: Đúng vậy. Ly dục ly ác pháp mà đạt được Bất Động Tâm, nhưng ly dục ly ác pháp trên Tứ Niệm Xứ mới đạt được Bất Động Tâm. Khi ly dục ly ác pháp tức là dục và ác pháp không còn trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta thì đó mới là Bất Động Tâm.
Mục đích nó như vậy. Nhưng tu tập có lớp lang đàng hoàng, chứ không thể nào tu tập thiếu sự hướng dẫn trên các lớp, tu tập theo đạo Phật thì không thể đạt được. Nói thì ly dục ly ác pháp nhưng sự thật nếu không đào tạo, không rèn luyện thì chúng ta không bao giờ ly dục ly ác pháp được.
(33:06) Câu hỏi: Những người mà mới vào tu, chưa có tu tập, đều được sắp xếp ở trong khu vực riêng của họ?
Trưởng lão: Sau khi cái lớp này, bắt đầu qua cái lớp Chánh Tư Duy thì sắp xếp cho những người tu lớp Chánh Tư Duy ở chung với nhau trong một khu. Những người tu lớp Chánh Kiến, thí dụ, ở một khu của họ; và cái lớp của những người mới vào Tu viện chưa tu gì hết thì cho họ vào một cái lớp riêng. Không khéo nó sẽ làm ảnh hưởng chung cho bao nhiêu cái lớp khác, thì người tu tốt trở thành người tu xấu.
Hiện bây giờ là đang sắp xếp lớp cho mấy con, chứ không có để sống chung lộn xộn như vậy được. Lớp Một ra lớp Một, lớp Hai ra lớp Hai, lớp Ba ra lớp Ba. Chứ không thể nào mà người mới vô chung cũng như người tu lâu, nó lộn xộn, hết sức lộn xộn. Khu nào ra khu nấy… (không rõ)
Con viết chữ khó đọc quá. Có lẽ là con uống thuốc như thế nào đây? Trong khi uống thuốc thì nó có những triệu chứng gì thì con nằm hay thức dậy cũng được chứ không có gì đâu. Nhưng mà cái lớp Chánh Tư Duy cần có giữ gìn nghiêm chỉnh, còn cái lớp của con bây giờ đâu có gì đâu mà con sợ; không có gì.
(34:30) Vả lại, Thầy xin nhắc lại về vấn đề vệ sinh. Khi chúng ta đi khất thực thì chúng ta có những cái hộp mút; khi mình ăn cơm rồi khéo léo, không được quăng ném ném chỗ này chỗ kia mà hãy kiếm một cái bọc và bỏ nó vào cái bọc. Những cái túi nilon mà người ta đựng canh hoặc chè, cháo gì đó, khi ăn rồi, cũng không được bỏ lại, đừng có ném xung quanh thất của chúng ta. Do đó chúng ta cũng bỏ vào một cái túi nilon, và đồng thời Thầy sẽ xin cô Út một cái thùng như là một cái thùng đựng rác có nắp đậy hẳn hòi đàng hoàng. Và khi tới giờ chúng ta đi khất thực thì chúng ta sẽ mang theo cái túi bọc nylon đó tới thùng rác đó, chúng ta sẽ bỏ nó vào cái thùng rác đó. Chứ không được bỏ xung quanh cái thất của chúng ta, tung toé những cái bọc, những hộp mút cũng vậy nữa, kỳ lắm. Rất là mất vệ sinh. Nó làm cho cái khu vực chúng ta ở không có vệ sinh.
(35:30) Thầy mong rằng lên lớp này hãy chuẩn bị. Thầy sẽ cho một cái thùng rác để ở gần, phía trước đây, để khi chúng ta đi ra cứ ném rác vào đó, rồi ở nhà bếp ở đó người ta sẽ sử dụng rác này, người ta sẽ bỏ hoặc thủ tiêu vào một nơi nào đó cho rất vệ sinh nếu người ta sẽ không đốt. Bởi vì đốt chúng ta cũng làm cho cái môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm. Cho nên có thể nói rằng chúng ta sẽ cho vào một cái mặt bằng nào đó để chúng ta chôn lấp như vậy nó mới hút …(không nghe rõ) mới hút được … chứ mà không khéo thì những người nào không có Đức Vệ Sinh cho nên nhớ kỹ.
Thì Thầy thấy rác đầy rồi. Từ những cái bọc mì gói cho đến những cái bọc nhỏ nhỏ đựng canh, đựng chè, đựng đồ ăn sau khi ăn rồi thì lại ném bừa bãi. Thậm chí như những cái hộp mút người ta đựng đồ ăn lại cũng quăng tùm lum tà la. Thành ra nó rất là không có vệ sinh.
(36:33) Thầy mới đi lượm từng cái bọc xung quanh ở đây, chỗ nào mà có những cái bọc, những cái gì Thầy lượm hết, Thầy cho dồn vào, có bữa cũng cả bao. Thật sự ra người ta không có ý thức được cái vấn đề vệ sinh, người làm cho cái môi trường sống xung quanh rất là bẩn. Cho nên chúng ta ở đây, Thầy mong quý thầy quý cư sĩ hiểu, về đây là vệ sinh để chúng ta vừa giữ vệ sinh trong khu vực chúng ta ở, không có thấy chỗ này trắng, chỗ kia đỏ, chỗ nọ đen, màu mè của các bọc nylon thấy rất là bẩn. Do đó chúng ta phải cố gắng khắc phục được những điều này. Một hành động nào nhỏ thì cũng sẽ đem lại vệ sinh rất tốt cho nơi chúng ta ở. Chứ không khéo chúng ta cũng như những người khác, không có Đạo Đức Vệ Sinh. Thầy mong điều này.
(37:23) Ngày xưa đức Phật khi ăn uống rồi, từng cái vỏ chuối, từng cái lá, mà đức Phật còn bảo phải đào lỗ chôn chứ không được vứt bỏ bậy bạ. Huống hồ bây giờ thời chúng ta là những cái bọc nylon nó không tiêu được mà để nó từ năm này qua năm khác và khi nó khô, nó bị thành bụi thì nó lại làm ô nhiễm rất lớn đối với cơ thể chúng ta sẽ dễ bệnh lao. Cho nên phải khéo léo giữ gìn vệ sinh cho cẩn thận.
Với vả lại, Thầy muốn nhắc lại có nhiều người bị bệnh như thế nào mà khạc, khẹt, nhổ thì hãy làm ơn cẩn thận làm cái việc đó mặc dù ở trong thất của mình. Nhưng một mai mình rời khỏi cái chỗ của mình, mình để lại những điều bất tịnh, nhất là những điều bất tịnh đó cho người khác ở, rất tội cho người ta. Cho nên khi mình có khạc hay nhổ nước miếng, đờm, nhớt, thì nên đào một cái lỗ rồi mình muốn khạc nhổ gì xuống đó rồi mình lấp lại. Chứ không nên muốn khạc nhổ đâu là khạc nhổ. Chúng ta là những người tu thì phải có tinh tấn siêng năng, mà siêng năng trong mọi hành động của chúng ta đều là đạo đức, toát ra cái đạo đức của chúng ta, cho nên cẩn thận những điều này.
(38:35) Thầy thấy quý thầy quý cư sĩ hầu như là sống quen, rồi lúc bấy giờ nó hơi bừa bãi một chút, là khạc nhổ đại, phun đại, chỗ nào cũng phun được hết. Đó là chúng ta chưa tập thành một cái thói quen giữ vệ sinh tốt, làm như vậy không hay. Người ta sẽ, cái người hiểu biết sẽ đánh giá trị mình rất kém, hoặc là mình là người không có hiểu biết. Bởi vì nước miếng hoặc đờm nhớt trong người của mình, đã đức Phật đã dạy nó là bất tịnh. Vậy thì sự bất tịnh đó phải được chôn lấp kỹ lưỡng thì nó mới bảo vệ được môi trường sống chung nhau trên hành tinh này, không những cho mình mà cũng cho loài vật khác. Một con chuột chết mà nếu chúng ta không chôn, thì mùi hôi thối làm chúng ta khó chịu. Thế mà chúng ta chỉ cần đào xuống ba tấc đất mà lấp con chuột chết xuống thì chúng ta không còn nghe mùi hôi thối ngay tức thì. Như vậy rõ ràng rất cần thiết cho chúng ta làm những việc vệ sinh rất tốt cho đời sống của chúng ta.
Vậy Thầy mong rằng khi quý thầy ho, khạc, nhổ, thì tất cả những điều này thì chúng ta cố gắng, cố gắng, khi đó chúng ta đào một cái lỗ rồi chúng ta khạc nhổ. Nếu chúng ta có cái bệnh hoặc cái tật khạc nhổ thì chúng nên đào sẵn một cái lỗ, rồi chúng ta ra đó chúng ta khạc nhổ và lấp lại đàng hoàng để giữ vệ sinh chung cho cái cuộc sống của chúng ta trong một cái Tu viện có nhiều người, chứ không phải chỉ riêng một mình mình.
(40:04) Thầy mong quý thầy thực hiện những điều tốt này. Đừng để ảnh hưởng chung không tốt. Vì chúng ta càng ngày càng học Đạo Đức, càng học giới luật nhiều thì những hành động đạo đức này chúng ta phải học, phải tập luyện chứ không thể rằng nói tôi không học không tập luyện được, vì mình là người tu sĩ của đạo Phật có Đạo Đức Không Làm Khổ Mình Khổ Người, mình không thể từ chối cái hành động nào gọi là đạo đức. Vì vậy mà gánh nặng Thiện Pháp, tức là gánh nặng của Đạo Đức, chúng ta là con người chúng ta phải thực hiện cho được trọn vẹn. Bây giờ quý Thầy còn hỏi gì Thầy nữa không?
(40:40) Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi cái dàn bài này. Con đã làm cái bài này, cái bài này tả nó vô một đoạn rồi. Mà cái phần đầu của con đã giới thiệu xong rồi con vô cái phần nội dung của dàn bài thì nó khác với thân bài. Vậy con bỏ hay con làm?
Trưởng lão: Không. Con cứ để đó rồi làm. Bắt đầu con đọc cái dàn bài đó rồi coi cái gì mà thiếu, cái gì đã có rồi thì thôi, cái gì mà thiếu thì con thêm vô, nó nằm trong những cái mục của nó, thí dụ con thấy mục I, II, rồi III. Ở trong đó có những cái mục của nó, con xem cái chỗ mình đã làm rồi nằm trong mục nào thì để cái đoạn đó nằm trong cái mục đó. Nó không sai đâu.
(41:24) Ngay đó thì con làm cái dàn bài từ cái chỗ Hỷ ở trong cái giai đoạn I và Hỷ trong giai đoạn II; trong khi đó tâm Xả nó cũng nằm ở trong giai đoạn I hoặc ở trong giai đoạn II. Cho nên nó không sai đâu, nhưng mà mình xem lại coi nó nằm ở trong cái dàn bài nào. Con nói, luận trong cái gì trong tâm Xả của con thì nó cũng nằm ở trong những cái dàn bài đó, không trật đâu. Cho nên khỏi bỏ đi.
Tu sinh: Bởi vì có cái con thấy có cái khác đó. Của con là cái nội dung nó nằm ở đằng sau, phía trước là cái phần giới thiệu. Còn cái này phía trước là cái nội dung. Tại thấy khác nên con hỏi.
Trưởng lão: Không sao, con coi chỉnh lại cái đó đi. Rồi, con?
Tu sinh: Bạch Thầy, như giờ giấc sửa lại, nhưng mà bây giờ con tu rồi, tới một giờ con nghỉ rồi tới một giờ rưỡi con dậy, như vậy con sửa lại là bao nhiêu Thầy?
Trưởng lão: Đó thì tất cả những cái giờ giấc mà sửa lại thì đúng cái giờ đó con tu tới mười một giờ con phải đi ngủ chứ gì, bây giờ mười giờ đi ngủ. Nhưng mà tới mười một giờ con vẫn tỉnh thức, con tiếp tục con tu nhưng mà tắt đèn đi. Nhưng nếu tắt đèn mà ngủ thì con đã thua trận đó. Chứ Thầy không bảo con phải lui trở lại mười giờ nhưng mà mười giờ tắt đèn; nhưng còn khoảng một tiếng đồng hồ đó thì con vẫn giữ tâm con tu tập chứ không phải là con đi ngủ. Con hiểu không?
(42:53) Dù muốn dù không, khi mười giờ con tắt đèn đi ngủ như mọi người, nhưng khoảng thời gian đó con không ngủ bởi vì con đã quen rồi. Cho nên vì vậy giờ giấc con vẫn phải nghiêm chỉnh, nhưng vẫn tắt đèn đúng như mọi người, không được mở đèn. Rồi thay vì con dậy sớm, một giờ mà họ tới hai giờ, thì trong một giờ đó con vẫn dậy nhưng con vẫn tu tập theo con trong bóng tối.
Ngày xưa thời đức Phật không có đèn, người ta vẫn tu tập trong bóng tối, có sao đâu. Bây giờ có đèn thì mình tiện lợi hơn, nhưng có điều kiện là trong cái khoá tu của mình, thì mình cần một lượt với nhau, nhưng cái giờ giấc mình đã tu tập tỉnh thức từ mười một giờ đến một giờ. Từ trước tới giờ mình vẫn giữ cái giờ giấc đó nhưng mà bây giờ khác là tắt đèn khi đi ngủ, chứ không có gì thay đổi.
Mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?
(43:48) Tu sinh: Kính bạch Thầy, cái dàn bài của cái bài xả tâm làm theo cái dàn bài của bài Hỷ Vô Lượng Tâm luôn hay không Thầy?
Trưởng lão: Nó cũng gần giống, nhưng nó có nhiều hơn nữa và đồng thời có thể là cái dàn bài nó dựa vào cái chỗ đó hay là dựa vào cái dàn bài này mà mình có thể chọn lọc ra đầy đủ hơn nữa. Con dựa vào đó thay đổi, thí dụ như thay đổi chữ Hỷ bằng chữ Xả, cũng như thay đổi chữ Từ bằng chữ Bi, thay đổi, nhưng mình lại lý luận của mình để chỉ cho tâm Từ, tâm Bi, hay tâm Hỷ, tâm Xả. Trong cái dàn bài đó nó không khác vì Tứ Vô Lượng Tâm nó gần như giống nhau, có tâm này thì có tâm khác. Cho nên mấy con không chạy đâu trật hết, vì vậy mà về tâm Xả nó nhiều hơn, phân tích nhiều. Nên con có thể làm cái dàn bài, nó có nhiều, rất nhiều, chứ không phải nó có ít như dàn bài của tâm Hỷ.
(44:47) Dựa vào đó để cho mình đừng đi sai thôi chứ còn cái mình làm cái dàn bài thì mình thêm hơn nữa càng tốt chứ không có sao hết, để cho mình cho hết tất cả các tâm Xả đó cho trọn vẹn hơn, cho đầy đủ chứ không có gì. Để làm gì? Để mình nhớ mục đích tu tập của chúng ta là xả tâm. Buông xả hết. Cho nên con đọc cái bài Buông Xả của Thầy đó:
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
(tức là xả tâm đó)
Chớ giữ làm chi, có ích gì,
Thở ra chẳng lại, con chi nữa?
Vạn sự vô thường, buông xuống đi!
Ba cái bài kệ của Thầy nói về tâm Xả hết chứ không có gì khác. Cho nên nhớ tu tập mục đích của mình là xả; xả sạch mình mới giải thoát. Chứ còn một chút dù như đất trong móng tay cũng chưa được giải thoát. Nhớ! xả cho thật kỹ, xả cho thật sạch mới được giải thoát, chứ xả không kỹ không sạch là không giải thoát.
(45:39) Dựa vào cái dàn bài, để không chúng ta nói không đúng, có lý luận không đúng thì nó sai mất.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, theo trong đầu con thì con nghĩ là, giữa cái vấn đề giác ngộ và xả là hai chân phải đi song hành. Có giác ngộ thì mới xả được, chứ không giác ngộ được cái nỗi khổ của thế gian của cuộc sống thì cũng không biết làm sao xả được. Thế nên giữa xả với cái giác ngộ là cả hai quan niệm phải đi song với nhau, vì thế cái đề cập đến đầu tiên là Tứ Diệu Đế, từ cái Tứ Diệu Đế xong rồi thì đề cập đến Tứ Niệm Xứ để xả; bây giờ đề cập đến Tứ Vô Lượng Tâm. Đó là ba cái vấn đề cơ bản nhất. Thì từ cái chỗ đó thì đề cập đến những vấn đề lớn hơn. Bạch Thầy vừa qua con đang triển khai song hành như thế.
(46:33) Trưởng lão: Cái đó được. Bây giờ nó như thế này để Thầy nói. Trong Tứ Diệu Đế có hai cái điều đầu tiên là xả, là Khổ Tập là xả, mà Diệt là không xả; Diệt đế là không xả. Cái trạng thái Thanh thản - An lạc - Vô sự đó, cái chân lý đó, cái chân lý này là bảo vệ và hộ trì tâm xả. Cho nên nói đến Tứ Diệu Đế coi chừng mình xả luôn cái trạng thái đó nữa là không được. Cho nên bảo vệ cái trạng thái đó là bảo vệ sự chứng đạt cái chân lý đó. Và cái Đạo đế không phải là cái bài Xả mà là nói đến tám cái lớp học và ba cái cấp học của nó ở trong đó. Cho nên, nó không phải là bài Xả. Nó chỉ có hai bài pháp đầu tiên - Khổ đế và Tập đế - là hai cái đầu tiên là xả. (Dạ). Còn mấy cái kia không phải xả mà cũng không nói, thí dụ như Đạo đế thì không nói xả được. Nếu mình nói Đạo đế là xả là mình xả cái lớp học của mình sao. Cái đó không đúng. Chứ nó không phải cái Đạo đế là cái bài pháp để mình tu cho nên gọi là xả; không được. Mà, cái Đạo đế là cái chương trình giáo dục, là cái lớp học của người ta như vậy, coi như mình chấp nhận chứ không có xả cái này. Không được nói xả cái Đạo đế, mà lấy cái Đạo đế làm cái chỗ để cho mình tu tập.
(47:48) Như bây giờ Chánh Kiến, mình xả chánh kiến rồi mình còn tà kiến sao. Đó, con hiểu không? Cho nên không được xả Chánh kiến. Mà cái lớp Chánh Kiến là phải học để cho mình có chánh kiến. Rồi Chánh Tư Duy cũng vậy, mình đâu có xả được cái chánh tư duy đâu con. Cho nên mình phải học Chánh Tư Duy để mình xả tất cả các ác pháp trên tâm của mình.
Cho nên có hai phần: Diệt đế và Đạo đế thì không được xả. Chỉ có Khổ đế và Tập đế, cái đó là xả. Nhưng nói về Khổ đế và Tập đế coi như nó nằm toàn bộ hết những cái sự khổ đau của con người, có ác pháp rồi, có dục và ác pháp trong đó rồi. Cho nên vì vậy mà nói xả mà cái Tập đế là cái nguyên nhân gây ra sự đau khổ, đó là cái khổ, tất cả nguyên nhân đó là phải xả, tức là cái dục là phải xả rồi.
(48:35) Rồi còn cái Khổ đế là chỉ cho tất cả mọi cái sự đau khổ của con người là ác pháp rồi. Cho nên vì vậy hai cái này thì mình hoàn toàn xả. Cho nên cái danh từ Ly Dục Ly Ác Pháp nằm trên cái Khổ đế và Tập đế; cái Khổ đế và Tập đế đó là Ly Dục Ly Ác Pháp. Cho nên mình hiểu đó là xả thì mình ly dục ly ác pháp.
Còn cái Giác ngộ, lẽ ra xả phải ngộ chứ không mình không giác ngộ thì mình không biết đâu mà xả. Con giác ngộ tức là phải hiểu, cho nên vì vậy có một cái Định Vô Lậu đó. Do đó nhờ cái tri kiến của mình hiểu biết, mình mới giác ngộ đó là đúng hay sai, là thiện hay ác. Do đó con nói cái đó thì đúng, mình phải giác ngộ mình mới xả, còn mình không giác ngộ thì không xả được. Bởi vì có ngộ rồi mới xả. Cái đó là đúng.
(49:26) Trong lớp Chánh Tư Duy, người nào được vào cái lớp Chánh Tư Duy thì mấy con sẽ nhận được sự cúng dường của Phật tử, nghĩa là cô Út muốn cúng dường thêm thì cô Út sẽ đem những thực phẩm khi Phật tử cúng dường như trái cây, hoặc là bánh, hoặc là những gì muốn cúng dường thêm cho cái lớp học, thì cô Út sẽ đem ngay lại cái chỗ mấy con đi khất thực, một chỗ một mà thôi. Bởi vì đây là cái lớp giữ hạnh, đi xin một lần chứ không có đi hai lần. Cho nên Thầy sẽ nhắc cô Út khi nào Phật tử có cúng dường thêm cái gì cho quý thầy trong cái lớp Chánh Tư Duy, thì chúng ta sẽ nhập lại.
Ở ngoài kia người ta sẽ đem vào một số thực phẩm căn bản cho chúng ta hằng ngày để sống. Nếu không có Phật tử cúng thêm thì chúng ta vẫn có món căn bản, còn có cúng thêm thì cô Út sẽ đem ra ngay tại chỗ đó, hai bên họp lại để người ta chỉ đến đó khất thực một lần mà thôi, vì đây là cái lớp giữ hạnh rất là nghiêm chỉnh. Đi xin một lần chứ không có đi xin hai lần; đi xin một chỗ chứ không có đi xin hai chỗ.
(50:37) Cho nên vì vậy mà cái lớp Chánh Kiến thì mấy con thấy dễ dàng, không có khó khăn. Nhưng tới lớp Chánh Tư Duy thì nó buộc vào kỷ luật, cái giới luật nghiêm chỉnh, đúng đắn của một người tu sĩ, chứ không để bị phân tâm. Chúng ta nhìn ngó cái này, tới nhìn ngó cái kia, cái tâm đó là tâm dục, nó không có tốt. Đến đó chúng ta lượng sức của mình, nhận được bao nhiêu thì chúng ta nhận, không có nhận nhiều. Vì chúng ta nhận lòng cúng dường của họ và cái thực phẩm mà họ cúng dường ngày hôm đó, thì chỉ lấy vừa đủ. Hoặc là mình bớt cơm lại và mình lấy thực phẩm thêm trái cây, hoặc là thứ khác; mình bớt cơm lại, chứ không khéo rồi mình nhìn, đi tới đây mình nhìn thấy cô Út để chỗ này, ra ngoài kia đặng lấy cơm bớt ít. Thì cả hai sự phân tâm rất bất lợi cho mấy con tu tập.
(51:30) Đến đây thì mấy con nhận. Nhìn qua cái khẩu phần của mình bữa nay nhiều hay ít, nếu mình thấy nhiều thì mình sẽ bớt cơm lại, mình lảnh gói khẩu phần này về để mình thọ thực. Còn để chỗ này chỗ kia mấy con bị phân tâm lắm. Trái lại lớp Chánh Kiến thì mấy con được, mấy con chưa có khép chặt trong cái kỷ luật. Còn lớp Chánh Tư Duy là lớp tu để xả tâm mà tâm không phòng hộ thì làm sao mấy con xả cho rốt ráo được.
Cho nên Thầy đề nghị với cô Út để giúp đỡ cho mấy con dồn lại, không có để nhiều chỗ, để cho mấy con thực hiện được đời tu phạm hạnh, đúng là cái người tu giải thoát hoàn toàn. Chứ không khéo rồi chúng ta thành một cái thói quen không tốt, không đúng cái hạnh của người tu thì nó ảnh hưởng đến Phật giáo của chúng ta sau này. Cho nên vì vậy Thầy nói với cô Út ưu tiên phần của lớp Chánh Tư Duy cho trọn vẹn để thực hiện thứ nhất là cái phạm hạnh, thứ hai là tu tập để chứng đạo.
(52:38) Đó là cái trợ giúp để dựng lại Chánh Pháp của Đạo Phật. Mấy con yên tâm, để cái phần đó rồi Thầy sẽ lo. Cũng như về cái phần vệ sinh thì mấy con cũng nhớ Thầy nhắc nhở hết để cho chúng ta giữ gìn vệ sinh cho trọn vẹn. Chứ không khéo rồi chúng ta từ đó Thầy sẽ nhắc mấy con thế này thế khác thì nó sẽ làm động. Trong cái lớp tu trước khi vào cái lớp Chánh Tư Duy thì tất cả chúng ta phải chuẩn bị đâu nó ra đó, phải sẵn sàng hết để cuộc chiến đấu của chúng ta phải là người chiến thắng, chiến thắng giặc sanh tử, không phải là người thua trận nữa đâu. Mà là người chiến thắng hoàn toàn. Nhớ kỹ! Khi dấn thân vào cái lớp này thì phải hết mình, tu tập phải hết mình tu tập cho đúng, và tất cả mọi những gì có thể xảy ra làm chúng ta động tâm thì cố gắng bên ngoài người ta trợ giúp cho mình khắc phục, bên trong thì mình nỗ lực tu.
Chứ bên ngoài bừa bãi mà bên trong tu thì rất là khó, bên ngoài làm động tâm thì bên trong tu cũng rất khó, chứ không phải dễ. Cho nên giữa bên ngoài và giữa quý thầy phải có một sự đồng nhất để giúp cho sự tu tập càng tốt hơn.
(53:47) Thầy mong rằng cái lớp học của chúng ta được may mắn và được sự hỗ trợ để chúng ta dựng lại Chánh Pháp của Phật. Chứ một phía thì chúng ta cũng khó, bên ngoài cứ làm động hoài mà bên trong nỗ lực tu cho yên tĩnh thì cũng không thể được. Bên ngoài phải trợ giúp cho bên trong tu tập và bên trong nỗ lực tu thì mới có kết quả. Bên ngoài trợ giúp mà bên trong lại không tu thì như vậy cũng không thành công. Hai bên đều phải có sự trợ giúp nhau thì tức là lớp học của chúng ta sẽ có người tu chứng; chứ không khéo thì chúng ta không tu chứng. Còn mình thấy khả năng không được thì trở về lớp Chánh Kiến.
Và lớp Chánh Kiến thì chúng ta cũng phải chuẩn bị những cái tư thế cho nó trọn vẹn; chứ còn nếu không thì chúng ta cũng bị phân tâm lắm. Do cái sự phân tâm ấy mà nó cũng làm chúng ta trì trệ, mất thời giờ vô ích. Nên Thầy cũng nghĩ rằng chúng ta cố gắng khắc phục và tiếp tục làm tốt hơn. Sau này Thầy cũng mong cô Út sẽ trợ giúp hơn để chúng ta được làm tốt.
HẾT BĂNG