LCK 089A (NỮ) - TRÌNH PHÁP TỨ NIỆM XỨ - LÀM BÀI TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - LO TU TẬP KHÔNG CHỈ TRÍCH NGƯỜI KHÁC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian : 11/02/2006
Thời lượng: [01:01:29]
(00:00:02) Trưởng lão: Rồi mấy con, mấy con thưa hỏi Thầy gì thì thưa hỏi đi con?
Tu sinh: Kính bạch Thầy, mấy ngày nay con bị thọ hành lắm. Nó đau nhức khắp người con, thấy ngồi không nổi nữa, mà nằm nó cũng đau nữa, đứng thì nó không đau mà đi thì nó đau.
Trưởng lão: Ừ, rồi con dụng cái pháp nào?
Tu sinh: Dạ con muốn bỏ cuộc đi về luôn đó Thầy. Con chịu không nổi nữa. Trời ơi! Nó đau mà con ngồi không được, con thấy là con ngồi nhiếp tâm trong hơi thở (Tiếng Trưởng lão: "an tịnh thân hành" ) con an tịnh thân hành thì ba mươi phút nó mới hết. Lát rồi nó đau trở lại, nó làm như phá lên, nó thành sốt lên, thì con mới dùng pháp con tác ý con phá liền. Con làm một ngày đêm thì nó hết; nó qua khỏi cái đó thì hết sốt luôn. Nó hết bệnh. Tự nhiên nó tỉnh thức luôn.
Đêm nay thì nó thức suốt như vậy thì con không có tắt đèn đi ngủ, con muốn tập tiếp ( không nghe rõ ).
Nó cũng còn một hai ( nghe không rõ ); sao tự nhiên nó có chướng ngại? Ban ngày con quán thực phẩm bất tịnh với lại quán thân bất tịnh thì con ớn không có muốn ăn nổi đó Thầy, mà nó sợ ăn nữa, con ớn lắm.
(0:02:04 ) Trưởng lão: Con quán tới cái mức nào đó thôi, đừng quán nữa, thấy nó …
Tu sinh: Con thấy đồ ăn nó bất tịnh, nó ghê gớm lắm đó Thầy, con muốn bỏ ăn luôn.
Trưởng lão: Ừ!
(00:02:15) Tu sinh: Tự nhiên tới giờ tu đâu khoảng mười một, mười hai giờ đêm nó tỉnh thức vậy, tự nhiên cái bụng nó đau ( không nghe rõ ).
Bữa con nói Thầy "con đi kinh hành trên Tứ Niệm Xứ mà con thấy tỉnh thức" - bữa con có hỏi Thầy đó; cái đó là năm dục trưởng dưỡng có phải không Thầy? Thầy kêu con phòng hộ sáu căn; con không biết phòng hộ làm sao mà nó cứ vậy đó, con không biết cái đó là con không có biết?
(00:02:38) Trưởng lão: Cái đau đó là cảm thọ con ạ. Còn phòng hộ sáu căn là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đừng có để cho sáu trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nó tác động vô. Cho nên, khi mình nghe âm thanh thì mình bảo tai mình quay vô, mình thấy cái hình ảnh gì đó thì mình bảo mắt quay vô, mình cảm nghĩ thì mình bảo.
Thí dụ, ý nghĩ thì nó loạn tưởng nó phóng ra thì mình bảo "đừng có phóng ra - an tịnh tâm hành". Đó là mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình. Còn cái vấn đề cảm thọ, con càng tu thì cảm thọ càng đánh mạnh cho nên mình đừng sợ.
Tu sinh: Bạch Thầy con muốn đi về luôn đó Thầy, con sợ con chịu hết nổi nữa Thầy.
(00:03:19) Trưởng lão: Nó đánh mình để cho mình bỏ cuộc đó. Cho nên con càng vượt qua, còn nhiều nữa; những cái điều kiện gì mà con vượt qua.
Tu sinh: Con vượt qua đó thì giai đoạn tỉnh thức thấy rõ
Trưởng lão: Thì con thấy là con vượt qua được nó, thì cứ mỗi lần vượt qua là mỗi lần mình rèn luyện ở trên cái cảm thọ của mình cho đến khi mình làm chủ sự sống chết của mình. Cho nên Thầy nói chẳng qua là nếu mà một…
Tu sinh: Nó đau nó nhức từng miếng thịt, con ghê quá!
Trưởng lão: Thì đó, nó vậy! Nó đánh vậy chứ nó đâu có… Bởi vì con tu một đời nay chứ mà con chuyển nhiều đời đó con. Nhiều cái nghiệp ác, nhiều cái nghiệp của mình. Cho nên phải gan dạ, bền chí. Chỉ có phương pháp này mới chiến thắng được giặc sinh tử thôi. Cho nên vì vậy mà càng đau con càng tu, càng đau càng tu. Có thể con thức suốt đêm con tu tập cái pháp, ôm chặt cái pháp hơi thở đó con, con nương vào hơi thở: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô".
Cứ nương vào hơi thở con sẽ vượt qua được những cái đau này. Còn nếu như không có chỗ nương thì con chịu không nổi đâu, nếu như con bỏ cuộc.
Tu sinh: Dạ con niệm danh hiệu Thầy quá chừng.
Trưởng lão: Nhờ nó! Nhờ con ôm vào cái hơi thở mà con vượt qua đó - chứ không nó còn kéo dài con nữa; nó còn khổ nữa. Nó vậy chứ nó còn đánh con nữa chứ chưa phải tới đó nó thôi đâu. Khi nào mà con tới Tứ Niệm Xứ mà nó sắp sửa nó thanh tịnh thì nó đổ ba cái cảm thọ ra dữ lắm, mà cuối cùng nó đổ ra rồi con dẹp hết, cái bắt đầu nó Bất Động Tâm. Con bảo vệ được cái Chân Lý, con chứng đạo rồi.
(00:04:42) Hễ càng đau chừng nào mà… Đi tu mà gặp cái trường hợp mà đau chừng nào thì nó không phải là thân bệnh của con đâu - mà đó là pháp hành. Khi mà mình hành vậy để chuyển cái nghiệp nó thì nó đổ ra, đổ ra để cho mình trả cái nghiệp chứ không gì, nhưng mà mình có pháp cho nên mình coi như là tâm mình nó bất động nó chuyển nghiệp. Tức là nó không dao động trước cơn đau.
Chứ còn nếu mà con ở ngoài đời con để nó từ từ. Nó đau ít ít, nó đau hoài; nó cứ nay đau bệnh này mai đau bệnh khác; cái đó là cái nghiệp của con mà. Bây giờ nó dồn lại mà con ở trên pháp con tu, như vậy mà nó đánh con còn tơi tả. Cho nên đừng có sợ, gan dạ lên. Thầy nói con có thể tu được đó; Thiện Thảo thì sợ nó lạc trong tưởng chứ còn con thì được rồi.
Tu sinh: Trời ơi! Con đau nhức từng miếng thịt, cái đầu nó nhức từng chút, ghê quá! Con ráng dữ lắm; con ngồi chút xíu, Thầy ơi con tu hơi thở nửa tiếng mà mồ hôi cứ ra rần rần, cái nó hết. Có khi con ngồi được một tiếng mà có khi con ngồi nửa tiếng, không đều Thầy ơi!
Trưởng lão: Không có sao hết! Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ không cần mà phải một tiếng hay hoặc là nửa tiếng đều đều gì, không cần.
Tu sinh: Có khi con ngồi hai mươi phút, con không hiểu sao?
(00:05:47) Trưởng lão: Được bao nhiêu ngồi bao nhiêu, nhưng mà nó muốn đi là mình đi, muốn ngồi mình ngồi, tu Tứ Niệm Xứ mà , con thích tu Tứ Niệm Xứ mà Tứ Niệm Xứ thì nó gặp chướng ngại trên đó là ôm chặt nó mình quét, quét chừng nào ra thì thôi. Bởi vì chấp nhận Tứ Niệm Xứ rồi, con hiểu không?
Cho nên con thì tu Tứ Niệm Xứ thì được rồi đó. Bây giờ cứ ôm pháp Tứ Niệm Xứ đó thì con sẽ tới. Cứ ôm chặt nó. Bây giờ thì coi như là những cái bài vở của mấy con thì bài khó nhất trong những bài là cái bài Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả và Tâm Hỷ, Tâm Xả là những cái bài khó nhất ở trong Tứ Vô Lượng Tâm.
Tâm Từ, Bi thì Thầy phân biệt cho con thấy lúc nào là nó Từ, lúc nào là nó Bi thì nó dễ. Mà khi nói đến Tâm Xả, Tâm Xả với Tâm Hỷ thì mấy con phải làm cái dàn bài cho kỹ lưỡng thì viết nó mới không sai chứ không mấy con nói lung tung. Nói lung tung nó không có đúng cách mà mình quán nữa. Cho nên vì vậy mà mình muốn viết cái bài này thì phải lập thành cái dàn bài. Mình muốn nói cái gì trước, cái gì sau. Mình lập cái dàn bài rồi mình nói nó không sai, chứ không khéo nó sai.
Mấy con nhớ trong cái vấn đề tu tập mà bây giờ còn có mấy bài mà Thầy đã cho cái khoảng thời gian là hai mươi ngày. Trong hai mươi ngày nữa thôi thì mấy con cố gắng, còn cái bài nào rơi rớt thì mấy con cố gắng mấy con làm cho nó đúng con, làm cho nó đúng.
(00:07:21) Tu sinh: Dạ! Con vẫn suy nghĩ.
Trưởng lão: Cho nên cố gắng ôm cái pháp mà tu tập, tu tập cho nó được con. Bây giờ lo vượt qua, vượt qua những cái khó khăn đó. Mình vượt qua những cái khó khăn đó thì nó mới được con.
Còn nếu mà không vượt qua những cái khó khăn thì không có làm chủ sinh tử được. Cố gắng! Cố gắng tu tập con. Cho nên mấy con yên tâm đừng có sợ. Thầy nói con thấy không, nó đau vậy mà nó có chết đâu con. Đừng có sợ! Bởi vì mình ôm pháp, mình có pháp mình ôm. Còn mình thấy mình sợ hãi, mình thấy mình không chiến thắng được nó thì thôi mình nghỉ tu, mình về sống đạo đức cũng được. Mình sống đạo đức.
Cho nên mình khỏi tu thôi. Còn nếu mình quyết cuộc đời mình tu thì mình phải đi tới nơi, cho nên gặp cái chướng ngại gì thì mình cũng đánh dễ lắm. Có pháp mà, học pháp mà, mình đừng có sợ.
Có gì không con ?
Tu sinh bên ngoài: ( người này hỏi Thầy về thất ở cho người mới đến )
Trưởng lão: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: … Ở ngoài sau còn có cái thất…
Tu sinh bên ngoài: để con hỏi… có nước không…( nghe không rõ)
Trưởng lão: Có nước con ( nghe không rõ).. gần thất thầy Chơn Thành có nước…
Tu sinh: Dạ Thầy, đêm con tỉnh thức nó ngồi chơi vậy có sao không thầy ?
(00:09:42) Trưởng lão: Thì đâu có làm sao đâu con. Nó tỉnh thức nó không buồn ngủ thì ngồi chơi có gì đâu. Chướng ngại thì mình đuổi mà không chướng ngại thì…
Tu sinh: Mình có cần tác ý gì không Thầy?
Trưởng lão: Không cần tác ý gì hết, ngồi chơi thôi. Ngồi chơi mà mình tỉnh, mình biết sự kiện nó xảy ra trên thân, tâm của mình, có cái điều gì mình đều biết. Có vậy thôi; không có gì hết. Tu tập như vậy thôi! Dễ mà con!
(00:10:05)Trưởng lão: Mấy con có thắc mắc có, vấn đề gì thì mấy con thưa hỏi Thầy không con?
Tu sinh: ( nghe không rõ )
(00:11:00) Trưởng lão: Con đang tu Tứ Niệm Xứ phải không con? Tứ Niệm Xứ thì con tác ý “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự ”; chứ đừng có tác ý “Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền ”. Bởi vì nhập Sơ Thiền khi nào mà Tứ Niệm Xứ nó sung mãn thì nó có Tứ Thần Túc, thì lúc bấy giờ mình chỉ cần tác ý “Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền” thì nó mới nhập được.
Còn bây giờ chưa có Tứ Thần Túc thì con tu nhắc “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự “ rồi con ngồi đó, con tỉnh thức trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp coi bốn chỗ con tỉnh thức trên thân con xem nó có sự kiện gì xảy ra không? Nó có niệm gì khởi ra? Nó có cảm thọ gì? Và ở ngoài các pháp nó có tác động vào không?
Nếu mà con thấy nó có tác động thì con mới xả; còn không có thì con ngồi đó chơi thôi; không có gì hết.
Nếu mà nó không có gì hết thì nó thanh thản, an lạc, vô sự. Mà cái thời gian thanh thản, an lạc, vô sự hoặc là mười hai tiếng, hoặc là hai bốn tiếng thì coi như là con có đủ đạo lực làm chủ sự sống chết của mình. Có vậy thôi chứ không có gì hết, ngồi chơi thôi miễn là đừng có buồn ngủ thì được, mà có buồn ngủ thì còn giờ tu thì mình đi kinh hành, mà hết giờ tu thì thôi.
Tu sinh: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: À, nó thở cũng được mà nó không thở cũng được. Mình chỉ biết thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi. Vì hơi thở mình có khi nó nhẹ. Nói chung mình cũng không cần biết hơi thở làm gì. Ngày hôm qua cái thân của mình biết nó không có chướng ngại ở trên đó là được, không quan trọng ( không nghe rõ ).
Khi mà nó biết hơi thở, nó dựa vào hơi thở để nó quan sát tức là nó còn dựa vào. Còn nó không dựa vào hơi thở thì nó không thấy hơi thở; vậy thôi. Nó vẫn ở trên thân hành an lạc, vô sự. Do thanh tịnh nên nó biết trên thân, tâm nó xảy ra cái gì nó biết. Cho nên nó không sai đâu. Con đừng sợ!
Tu sinh: Thưa Thầy ( nghe không rõ )
(00:13:16) Trưởng lão: À! Không sao! Bây giờ lúc này nó còn trong cái buổi mà giao thời - tức là mấy con chưa chuyển qua cái lớp Chánh Tư Duy. Nhưng mà chuyển qua cái lớp Chánh Tư Duy để mình đi tới rốt ráo thì mấy con không còn tiếp duyên ra ngoài, sống độc cư trọn vẹn. Mình cố phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình đừng nghe bên ngoài, để cho mình tu tập nó mới đi tới rốt ráo, tới lớp Chánh Tư Duy mới tu được.
Còn nếu mà lớp Chánh Tư Duy mà bị bên ngoài nó tác động thì mình rất là khó tu, tu nó lâu lắm. Nó không đạt được kết quả như mong muốn. Do đó khi mà bắt đầu còn hai mươi ngày nữa; hôm nay là còn mười tám ngày nữa. Nếu mà sau mười tám ngày nữa thì mình chờ cho chị em, huynh đệ đồng làm bài xong rồi; thì bắt đầu mấy con mới vào tu tập thì lúc bây giờ người nào mà biết tu thì không có tiếp duyên ra bên ngoài nữa; mà nỗ lực tu cho nó đạt được kết quả, chứ mình tiếp duyên ra ngoài thì tu nó cầm chừng chứ không thể mau.
Thời gian nữa tới đó, rồi tính sau. Còn bây giờ thì lúc này đương nhiên là chúng ta còn đang ở cái lớp Chánh Kiến, không tu cao hơn. Cho nên vì vậy ngày hôm qua con ra mở cửa này kia nhưng mà làm phụ giúp cô Út thì được. Sau này sắp xếp xong rồi thì cô Út cô được rảnh rang. Có cái gì ở ngoài tiệm cơm chay đem vào, nên tránh cái duyên mà cực khổ như vậy. Cho nên vì vậy mà mấy con cũng đỡ cực khổ, chứ thấy cô Út cực thì mấy con không nỡ bỏ. Thầy cũng nghĩ vậy, nhưng mà sắp xếp sao cho mấy con tu là tốt nhất. Mình tu tốt nhất, để cho còn cô Út cô cũng được rảnh rang để cô lo công việc khác. Chứ nếu mà cô Út vậy thì vừa mình tu lại vừa lo phụ cô Út thì rất là cực.
Cho nên mấy con tu ráng cố gắng tập như vậy, đừng có sợ, đừng có trật, mai mốt Thầy sẽ lần lượt hướng dẫn cặn kẽ, kỹ lưỡng. Rồi bắt đầu mấy con cứ ở trong thất tu, đừng có sợ gì hết. Mình nắm cho vững mình tu thì mình biết được mình không có trật. Có trạng thái tưởng nào thì các con dùng pháp tác ý đẩy lui xả thôi chứ không có gì hết .
(00:15:36) Tu sinh: ( không nghe rõ )
(00:16:15) Trưởng lão: Mấy con thì cẩn thận, dè dặt, ngay từ lúc đầu mình cẩn thận hơn. Có gì thì cái phần quà của những người ( không nghe rõ ) thì do đó chỉ có cô Út, cổ đến cô giao như thế nào hoặc là vào cái giờ cơm, mà đem cái gói quà đó để ngay chỗ lấy cơm, mình viết mấy chữ của ai gửi cho cái người đó, ( không nghe rõ )
Có cái gì đó để Thầy dặn cô Út, mình không cần ra thất họ. Mà có ai gửi gì đó thì mình viết cái giấy người nào, tên gì, gửi cho ai. Rồi mình viết cái tên người đó mình để ngay chỗ đi khất thực, rồi tới giờ họ ra họ lấy cái đó. Cái người đó gửi cho họ thì mình cứ để tại chỗ đi khất thực. Thì như vậy không có động, nó mới tốt, nó mới yên tĩnh cho mình tu được.
Chứ còn cô Út cô mang ra cô giao trong thất thì mình cũng động nữa, nó không tốt. Bởi vì giữ cho cái hạnh, có cái chỗ mình đi khất thực mình sẽ để ngay cái chỗ đó. Do đó người ta đến người ta sẽ lấy, ( không nghe rõ ) trong khi khất thực người ta thấy cái tên ngay đó. Dặn trong này trong này ai có gửi gì; tới chừng người ta ( nghe không rõ )
Tu sinh: ( không nghe rõ )
(00:18:12) Trưởng lão: Ừ! Nhưng mà tu tới đây con ( không nghe rõ ), mấy con cũng biết rồi. Con đến thăm mẹ ( không nghe rõ ).
Mấy con còn hỏi gì nữa không? Còn không hỏi thì mấy con về tu chứ không có gì hết mấy con.
(00:18:32) Tu sinh: Kính bạch Thầy, cho con hỏi cái phần tu Tứ Niệm Xứ thì con ngồi được ba mươi phút con xả ra, con cứ ngồi ba mươi phút vậy con có hơi nhức đầu, thì con xin hỏi Thầy là con tu vậy có được không?
Trưởng lão: Được chứ! Không có sao hết con. Bây giờ, tâm của con, tùy theo, mình thiện xảo trong cái sự tu tập của mình thì tốt thôi chứ không có gì hết. Mới vô đầu mình thấy chưa có gì hết, mình thiện xảo cho nó yên tịnh chút, chứ không nó tuôn trào, để cho mình giữ được cái tâm bất động là tốt nhất .
Tu sinh: Thưa Thầy, khi mình tu Tứ Niệm Xứ mình cứ ngồi im hay là thỉnh thoảng có nhúc nhích có được không ạ?
Trưởng lão: Được con! Chứ không có gì hết. Con có thể nhúc nhích cũng được nhưng mà điều kiện là khi mình có cái gì động trong thân của mình thì mình chú ý kỹ cái Tứ Niệm Xứ của mình mới được. Chứ mình ngồi mà bất động như gốc cây thì mấy con chịu sao nổi? Mấy con về mấy con cứ cứ nhúc nhích nhưng mà tâm đừng động; đừng có bị chướng ngại trong thân; nó rất là bình thường.
Tu sinh: Nếu mà con nháy mắt có được không Thầy?
Trưởng lão: Cũng được con! Chứ không có sao. Nếu mà cứ ngó chăm chăm thì con lại cay mắt. Nếu mà nhắm mắt không thì bị tưởng. Cho nên vì vậy mà lúc mở lúc nhắm. Cứ nháy mắt, nhưng mà cứ nhắm trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình không chướng ngại là tốt. Còn có chướng ngại đau, nhức hay hoặc là nghĩ ngợi lo lắng gì là sai, là không được. Chứ còn con nhắm mắt, mở mắt rồi cúi đầu, ngửa cổ gì cũng được hết nhưng mà điều kiện là không có chướng ngại gì hết.
(00:20:17) Tứ Niệm Xứ nó dễ lắm. Nó tu như một người sống bình thường. Lúc muốn đi thì đi, lúc muốn ngồi thì ngồi, lúc muốn nằm thì nằm nhưng mà đừng có ngủ. Cứ nhớ vậy, mà đi thì đừng có lập bập nơi miệng thì được. Chứ còn đi mà nói lập bập, lập bập thì người ta nói ông đó điên, bà đó điên thì không được. Tu vậy thôi à.
Tu sinh: Vậy thưa Thầy con về.
Trưởng lão: Rồi con về con. Mấy con xong rồi mấy con cứ về lo tu đi con. Đây là cái buổi mà thưa hỏi để cho mình nắm cho vững cái phương pháp mình tu tập mới được tốt.
(00:20:58) Tu sinh: ( không nghe rõ )
(00:21:09) Trưởng lão: À, được! Coi như con ngồi con tập Tứ Niệm Xứ thì con tập như thế này: "con ngồi chơi nhưng mà có cái chướng ngại gì trên thân con hoặc tâm con khởi niệm thì con sử dụng pháp tác ý hoặc ( nghe không rõ ) con đẩy lui nó, hai là con an trú trong cái pháp, con đẩy lui, có vậy thôi".
Còn không có gì thì mình ngồi chơi, ngồi chơi suốt ngày như một người vô sự bình thường. Chứ đừng có nhiếp tâm trong trạng thái thanh thản gì nữa hết. Đừng có nhắc nó, đừng có nhiếp tâm, chỉ sống một cách rất bình thường. Tập cái sống bình thường như mọi người, không có chuyện gì mà mình cũng không tu gì hết.
Như bây giờ mình là tiên rồi, chỉ ngồi chơi thôi, không tu tập gì cho nó cực khổ nữa hết. Nhưng mà có ai động đến thân tâm mình thì không được đó. Có vậy thôi, mấy con nhớ tu Tứ Niệm Xứ là mấy con nắm cho vững cái này, mấy con tu nó nhàn nhã lắm - nghĩa là "không có người nào sướng như người tu Tứ Niệm Xứ. Ngồi chơi nhàn nhã có gì đâu, nhưng mà đừng có chọc ghẹo cái thân tôi đau nhức thì không được, đừng có chọc ghẹo cái tâm tôi nó có những cái cảm giác lo lắng, buồn phiền gì thì nó chịu không được. Tôi ở đây tôi người vô sự rồi mà cứ chọc ghẹo là buộc lòng tôi phải thẳng tay tôi trừng trị đó". Thì như vậy mấy con cứ …
(00:22:28) Tu sinh: Con hay tác ý như này được không Thầy, là tại cái tâm con nó hay lắm chuyện, con nói là "tâm phải im lặng"
Trưởng lão: Ờ phải rồi con. Nói "im lặng, nhiều chuyện. Ở đó mà nói chuyện ở trỏng". Thì con phải nhắc vậy, rồi nó im lặng. Mà nó nói nữa thì con nẹt nó cái coi như nó dừng, tiếp nó quen rồi thì nó hết. Mà nó hết rồi thì con mới hoàn toàn là tâm thanh thản.
Tu sinh: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Ờ cũng được con. Coi như là xong bài; rồi còn có tiếp tục mà tu cho được, chứ còn cái vấn đề lên cái lớp Chánh Tư Duy là vấn đề áp dụng vào tu. Sống một đời sống độc cư trọn vẹn để mà nỗ lực tu cho đạt được, xả tâm cho được. Nên Thầy trang bị cho mấy con cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy tri kiến mấy con mới đầy đủ. Nếu mà chưa đầy đủ thì mấy con coi chừng bị ức chế. Mà Thầy nghĩ rằng cái sự hiểu biết của mấy con thì nó tạm đầy đủ rồi. Cố gắng mà xả, xả cho hết trên Tứ Niệm Xứ thì mới đạt được kết quả của nó; chứ không khéo uổng một đời tu chẳng ra gì hết. Thôi được rồi để đó …
Tu sinh: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Cho nó yên đi con thì mới được, thì tu mới được.
Tu sinh: ( không nghe rõ )
(00:24:35) Trưởng lão: Rồi con, con cứ trình.
Tu sinh: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Con nương vào hơi thở phải không con? Con chỉ tập chừng năm hơi thở là con tác ý một lần.
(00:25:06) Tu sinh: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Tùy theo cái hơi thở của con
Tu sinh: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Ừ! Cái đặc tướng của con.
Tu sinh: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Ừ! Đúng rồi đó. Tùy theo cái đặc tướng hơi thở của con.
Tu sinh: ( nghe không rõ ) không động, không rung chuyển có phải không ạ? Con hiểu là cái thân nó phải không động.
Trưởng lão: Ngồi ráng kìm đó con, như vậy là Tứ Niệm Xứ đâu được. Tứ Niệm Xứ tu…
Tu sinh: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Ừ! Con ức chế thì đâu được.
Tu sinh: Cái chữ "Nhất Dạ Hiền" không động không rung chuyển thì con bảo là không được nhúc nhích, có phải không ạ?
Trưởng lão: Không phải con, không động không rung chuyển là cái tâm.
Tu sinh: ( nghe không rõ )
(00:26:14) Trưởng lão: Không phải con! "Không động không rung chuyển là cái tâm, chứ không phải cái thân".
Tu sinh: Tâm không được phóng đi, đừng nghĩ cái gì hết.
Trưởng lão: Chứ không phải cái thân. Cái thân thì nhúc nhích, đi đâu đi tới đi lui gì cũng được hết, nó không phải định.
Tu sinh: Vậy con ngồi nửa tiếng, đi cũng nửa tiếng, nằm cũng phải nửa tiếng.
Trưởng lão: Tùy theo, có khi nửa tiếng, có khi mười phút. Tùy nó à chứ không phải bắt buộc nhất định ba mươi phút, ba mươi phút, không phải vậy. Tại vì, nó muốn đi mấy phút thì mình cứ đi mấy phút.
Tu sinh: Tức là chỉ phụ thuộc vào cái đặc tướng của thân mình.
Trưởng lão: Của thân mình, chứ không ép.
Tu sinh: Làm sao để cho anh thực hiện thế nào được để cho thọ khổ không làm sao mình trước tiên, thế thì sướng ạ, thế thì được thôi, chứ không phải ngồi im lặng ạ?
Trưởng lão: Không phải ngồi im lặng, bộ con nhiếp tâm an trú hay sao mà con ngồi im lặng.
Tu sinh: Con ngồi như thân gỗ, nhưng rất là may ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Ức chế quá độ,
Tu sinh: ( nghe không rõ )
Trưởng lão: Đúng rồi! Bởi vì con dụng công như vậy tu riết rồi thành cây gỗ luôn chứ ở đó. Nó mệt. Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ nó an lạc lắm, như cái người ngồi chơi vậy, ngồi rảnh rang vậy, thư giãn, nhẹ nhàng chứ không có gì khó. Con hiểu không?
Tu sinh: Trong khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ thì có những lúc con thấy hơi thở nó không thấy được thì không sao hả Thầy? Đôi khi nó nhẹ, có lúc không thấy được không sao hả Thầy?
Trưởng lão: Không sao hết, mình thấy nó thanh thản không bị, không có chướng ngại trên thân là được.
Tu sinh: Con thấy nó rất là nhẹ nhõm.
Trưởng lão: Không có gì, "cho mày nhẹ nhẹ, nặng nặng gì tao không cần thiết biết mày". Tu vậy là đúng quá rồi, mấy con có tu biết rồi thì có gì đâu mà sợ. Càng lúc biết càng rõ tu lại dễ dàng hơn. Hồi đầu không biết, trời! ức chế gần chết. Kìm kẹp cái thân cho đã, rồi kềm kẹp cái tâm.
Tu sinh: Vâng, con không biết là không động không rung chuyển thì con bảo là
(00:28:20) Trưởng lão: Ừ!
Tu sinh: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Bởi vì người ta nhắc là người ta nhắc cái tâm. "Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, không rung không chuyển là cái tâm chứ ai bảo cái thân". Nếu mà con đi mà không rung chuyển, con ngồi mà không nhúc nhích thì con ức chế nó quá.
Tu sinh: May mà con hỏi Thầy chứ không thì con ngu quá ạ!
Trưởng lão: Tu thì thoải mái chứ tu gì mà giống như cái gốc cây, ngồi không dám nhúc nhích. Khi nào con nhiếp tâm, an trú tâm thì nó khác. Còn cái này con tu Tứ Niệm Xứ mà. Có phải không? Đâu có nhiếp tâm, đâu có an trú, nếu mà gom thử coi.
Tu sinh: Vừa nhúc nhích một tí thế là con bảo: "thôi thế là hỏng rồi".
Trưởng lão: Hỏng rồi! Bây giờ mới biết - ngồi mà cứng ngắc đó. Được rồi, con sẽ tu tập sửa lại thì con sẽ tu thoải mái, nó không có khổ nữa, chứ không có gì đâu, không có khó đâu. Thầy nói biết rồi sau này mấy con tu như người ngồi chơi vậy thôi. Mà không ai động, không ai làm chướng trong thân tâm con được đâu. Bởi vì con có pháp đàng hoàng, "đụng tới con là con đánh bay luôn đó chứ không dễ".
Cái người tu Tứ Niệm Xứ là vậy; nó không động cứ ngồi chơi suốt ngày. Rồi sau này các con cũng sống vậy đó, y như vậy. Nghĩa là hàng ngày mình sống tiếp xúc mọi người mà không động được cái tâm mình chút nào. Nó không có dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu.
Tu sinh: ( không nghe rõ )
Đại loại là: "cái ông chủ tịch xã kể chuyện tiếu lâm tất cả mọi người cười nhưng con không buồn cười, thì ông nói sao mà cái cô này cô không buồn cười thì con chả biết trả lời thế nào"; như thế thì cũng có một phần nào đấy là… Có phải không Thầy? Như có một phần nào đấy ở trong con nó lưu xuất vậy, như là con tu từ kiếp trước rồi có phải không Thầy ?
Trưởng lão: Ừ, đúng đó con.
Tu sinh: Con xin phép Thầy con về tu ạ.
(00:30:21) Trưởng lão: Còn ai hỏi Thầy nữa không con? Rồi ai hỏi lên hỏi Thầy đi, Thầy sẽ trả lời cho Minh Châu. Rồi con về tu đi con.
Minh Chánh có đây không con? Không có Minh Chánh ha? Con phải ráng con, sau Thầy trả lời con, con với Minh Châu con. Con ráng chờ Thầy chút con, rồi Thầy trả lời cho.
Tu sinh: ( không nghe rõ)
Trưởng lão: Rồi, để rồi thưa hỏi Thầy cách thức tu tập như thế nào Thầy dạy cho con. Rồi con tu tập, rồi con sẽ về… (không nghe rõ )
Tu sinh: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Đúng rồi! Cái hoàn cảnh nó khó con. Từ từ giải quyết sau, không có gì đâu con đừng sợ. Ráng cố gắng tu giữ được tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Lỡ mình có chết đi thì mình cũng ở trong trạng thái đó, nó không tái sinh.
Tu sinh: Vâng! ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Được rồi! Năm nay Thầy sẽ cho con “Những lời Phật dạy" đầy đủ hơn.
(00:32:52) Tu sinh: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Rồi, mấy đứa lên Thầy coi, coi thử coi hôm rày ăn Tết ngon quá rồi!
Tu sinh: ( không nghe rõ )
(00:33:42) Trưởng lão: Để lát Thầy gửi cô Út, con cất cái giấy chứng minh đi con. Để lát Thầy gửi cô Út, để cô trình cho mấy con, để mấy con yên tâm mà tu tập. Còn bao nhiêu bài nữa mấy con ráng làm cho nó hết đi mấy con. Từ đây cho tới, còn tám ngày nữa, mấy con làm mấy bài mà, mấy con làm tới bài Tâm Từ và Tâm Bi chưa con? Chưa hả? phải làm Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả, bốn tâm.
Còn quán các Pháp Vô Thường các con làm chưa? Cũng chưa nữa?
Quán Thân Vô Thường rồi chưa? Rồi hả! Các Pháp Vô Thường?
Vậy thì mấy con phải làm mấy bài này cho nó hết. Bắt đầu từ cái Tâm Từ, Tâm Bi, rồi Tâm Hỷ, Tâm Xả. Những bài pháp này trong trường quán nó rất khó - chứ không khéo nó lộn. Nó giống như Đại thừa. Cho nên mấy con phải làm cái bài cho nó rõ ràng. Bây giờ Thân Vô Thường rồi, các Pháp Vô Thường.
Rồi quán Thân Bất Tịnh, quán Thực Phẩm Bất Tịnh chưa? Cũng chưa hết? Trời ơi! Mấy con sao mà thời gian mới đây quá trễ, quá nhiều bài vở. Thôi bắt đầu bây giờ về quán các Pháp Vô Thường đi mấy con, về làm bài đó đi. Rồi nỗ lực trong cái thời gian này mấy con làm rồi mấy con nộp cho Thầy; dựa theo những cái dàn bài mà Thầy đã cho rồi, mấy con làm coi có được không. Rồi cứ nộp cho Thầy, Thầy sẽ xem rồi nếu mà không được thì Thầy sửa lại cho mấy con làm.
Về cố gắng tập trung làm để triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình đúng chánh pháp. Sau này mình lên lớp Chánh Tư Duy để mình dùng cái tư duy của cái tri kiến đó mà xả cái tâm của mình và mình đạt được cái Chánh Niệm Tỉnh Giác của mình. Còn nếu không thì nó không được. Cố gắng chứ đừng có về mà tập trung cho nhức đầu mà cho què chân nữa thì không có được.
Tu sinh: ( không nghe rõ )
(00:35:53) Trưởng lão: À bây giờ con chỉ làm bài thôi, tư duy làm bài cho nó mau. Mấy bài đó mấy con tiếp tục mấy con làm cho nó xong để khi đó mấy con lên kịp lớp với mọi người. Chứ không khéo thì mấy con ở lại cái lớp Chánh Kiến nữa. Còn hai mươi ngày sợ mấy con làm không kịp chứ ở đó, nó nhiều quá, nó nhiều bài quá!
Tu Sinh: ( không nghe rõ ) con suy nghĩ mới xíu là con bị nhức đầu rồi
Trưởng lão: À, thôi để từ từ thôi cũng được. Cái đầu con sao mà dở quá vậy, suy nghĩ cái đã nhức đầu rồi. Thôi kệ nó, từ từ tập nó thôi con, để cho cái đầu..
Tu sinh: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: À, bây giờ, mấy con sẽ làm cái bài cho nó xong, dù ít dù nhiều thì mấy con cũng phải làm để cho nó biết cách. Bắt đầu quán các Pháp Vô Thường thì con thấy các pháp thay đổi, nó đâu có thường đâu, lúc vầy lúc khác mấy con.
Mình dở thì làm ít nhưng mà nói đúng. Thấy rõ ràng thật, nhận xét được sự thay đổi của các pháp. Còn giỏi thì mấy con làm nhiều, chứ không cần mấy con viết nhiều đâu. Mấy con viết mà Thầy thấy mấy con nói đúng là được, không có gì đâu. Nói một hai lời mà thấy đúng cũng được rồi. Các Pháp Vô Thường mà. Cho nên bây giờ các con về làm đi con, chứ không có thì giờ nữa.
Còn cái vấn đề tu thì mấy con ngồi chơi thôi chứ không có gì. Có niệm gì thì tác ý đuổi nó đi để cho mình ngồi chơi thanh thản, chứ đừng có nhiếp tâm gì hết. Tới chừng nào mà lớp Chánh Tư Duy rồi thì Thầy sẽ dạy cho mấy con áp dụng các con tu. Chứ bây giờ mấy con tu, mấy con ức chế nó như mọi lần thì nó không tốt đâu. Cho nên vì vậy mà mình cứ lo suy nghĩ mình viết những cái bài cho nó hết để mình triển khai cái tri kiến con, chứ còn mình tu cho có tri kiến. Sau đó thì tới chừng áp dụng vô tu thì tới chừng Thầy mới dạy. Còn bây giờ thì mình ngồi chơi thôi, giữ cái tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự thôi, chứ đừng ức chế nó. Sao cho mấy con đừng có nhức đầu, đừng có đau, đừng có cảm giác cảm thọ khó tu.
Tu sinh: ( không nghe rõ)
(00:38:18) Trưởng lão: Không con! Các con làm cái bài này thôi, còn cái tu đó thì mấy con dừng lại hết. Tới chừng cái lớp Chánh Tư Duy Thầy sẽ dạy cách thức tu, áp dụng tu đó thì nó mới được. Còn không mình tu mình bị ức chế. Mấy con còn tuổi nhỏ đó thì mấy con ráng mấy con cố gắng mấy con tu; mấy con không ngờ là cơ thể của mình nó còn trẻ đó; nó bị ức chế quá; đó nó sinh ra bệnh.
Bây giờ mấy con giữ bình thường, chỉ có suy tư mình làm bài thôi. Làm bài triển khai cái tri kiến của mình thôi. Như vậy thôi, bây giờ mấy con cứ về làm bài đi. Thầy sẽ đưa cái này, chừng nào cô Út cần cái giấy chứng minh, cô Út nói mấy con đưa cô Út đi trình cho mấy con. Vì có giấy tờ mới tốt mấy con, bởi vì các con tu dài hạn, chứ còn không khéo thì mình cứ lo giấy tờ hoài thì không được. Bắt đầu mấy con về mấy con tư duy làm bài đi.
Tu sinh: Kính thưa Sư Ông ( không nghe rõ )
Trưởng lão: À, thôi được rồi! Từ đây con có lỗi lầm gì thì từ đây vô Tu viện rồi thì không lỗi lầm nữa, ráng giữ gìn tu tập. Thầy hoan hỉ cho mấy con sám hối để cho nó không còn lỗi lầm, giữ giới luật cho mình tu. Như vậy xong rồi mấy con yên tâm.
Tu sinh: ( nghe không rõ)
Trưởng lão: Ừ! Các con có máy nghe không? không thì Thầy sẽ nói với Thanh Trí để cho mấy con mượn một cái máy để mấy con bỏ đĩa vô, rồi mấy con đặt trong lổ tai rồi mình nghe chứ nó không phát ra âm thanh. Chỉ tự mình nghe thôi bởi vì thất của mình ở gần mọi người đó. Khi nghe thì gắn hai cái chuông vô trong tai mình đó, mình mở máy ra thì mình sẽ nghe như vậy. Qua những cái thời gian mấy con về ngoài đó; ở trong này người ta tiếp tục người ta học ở những ngày đó, cho nên vì vậy mấy con cũng nghe bài cho mấy con biết cái sự học tập, tu tập ở trong này như thế nào, để mình biết.
(00:40:14) Thì như vậy là khi nghe rồi thì mấy con làm sao trao lại cho người khác? Cứ đưa cho Thầy là Thầy sẽ trao cho người khác, chứ các con đừng có ( không nghe rõ ) với nhau, đừng có khoe nhau.
Thí dụ như con nghe rồi con trả cái máy lại Thầy, rồi Thầy sẽ trao lại cho con ( tu sinh khác ). Cứ vậy đó thì mấy con sẽ giữ được hạnh độc cư, chứ còn không khéo thì nghe rồi mình trao lại cho người khác thì không được vì làm động mình và làm động người, con hiểu chưa? Giao lại Thầy! Thầy mới giao lại cho ba đứa, ( không nghe rõ ) nhờ trung gian qua Thầy mà mấy con được nghe lại không mất thời gian nó không gián đoạn, con hiểu không?
Rồi có gì không con ?
Tu sinh: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Ừ! Đưa cô Út, gửi cô Út cất dùm tụi con, các con tu cần giữ giới chứ không có giữ tiền. Ở đây tu lâu thì gửi cô Út khi nào mình cần thì mình về mình có tiền mình về. Cứ gửi cô Út coi như là mình xả hết rồi, chứ còn để cho yên tâm mình tu tập.
Tu sinh: ( không nghe rõ )
Trưởng lão: Ừ! Được con, sang gặp cô Út đi! Và đồng thời mấy con cầm luôn cái này đưa cô Út. Thầy cũng không mất công sang đưa nữa, để cô xin cho mấy con tạm trú để cho mấy con nhập thất tu.
Rồi con, con còn thưa Thầy gì không con? Sao, mấy con chờ Thầy chút xíu. Rồi Thiện Thảo hỏi gì Thầy vậy con? Con lên đây,
Tu sinh: ( không nghe rõ )
(00:42:45) Trưởng lão: Rồi con ngồi ghế đi con, con làm bài hết xong chưa?
Tu sinh: Dạ con còn bài Xả Tâm á Thầy.
Trưởng lão: Bài Xả Tâm hả con? "Bởi vì bài đó là bài dễ tu nhất mà lại cũng khó tu nhất; xả từ thấp đến cao". Cho nên lập thành cái cái dàn bài viết đầy đủ cho Thầy. Người nào mà viết bài thí dụ như Tứ Vô Lượng Tâm mà trong bốn cái bài mà cái người đó viết đầy đủ ý nghĩa của bài đó; đó là cái đặc tướng họ tu vậy con. Như bây giờ con viết cái bài Xả mà Thầy đọc thấy đây đúng là cái Tâm Xả của con, con nói rốt ráo như thế này là con có duyên với pháp xả.
Cho nên cái đặc tướng của con; còn nếu mà con nói Xả mà có chút ít thôi, coi như là chung chung nhau hết - nghĩa là Tứ Vô Lượng Tâm, Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả nó đều đều nhau hết. Con luận, con nói đều đều nhau thì mấy con tu Tứ Niệm Xứ.
"Còn cái Tâm Từ con nói rất là con thích thú, con nói với viết nữa mà nó không hết cái Tâm Từ, thì đó là các con có cái đặc tướng với Tâm Từ. Mà con có đặc tướng Tâm Bi thì bài Tâm Bi sẽ rất xuất sắc. Mà con có đặc tướng với Tâm Hỷ thì cái bài Tâm Hỷ con viết rất hay, rất xuất sắc".
(00:44:01) Còn con nếu có Tâm Xả thì con chỉ viết cái bài Tâm Xả rất hay. Mà ít nhiều nói không hết cái dòng tư tưởng của mình thì đó là mình có duyên với pháp đó - tức là mình sẽ tu cái pháp đó đi đến rốt ráo. Cho nên ở đây đọc qua cái bài thì Thầy biết các con, đặc tướng của mấy con hợp với pháp nào. Còn nếu mà "chung chung thì các con tu Tứ Niệm Xứ".
Ở đây, "người ta căn cứ vào chỗ đó người ta biết cái đặc tướng của mọi người, chứ không phải người ta dùng thần thông". Bởi vì mình thích thú, mình hiểu biết, mình mới viết như vậy được. Còn không thích thú thì mình viết gượng ép thì mình viết bao nhiêu lần, cố gắng mình viết cho nó đúng chứ không khéo nó trật.
Cho nên trong cái vấn đề tu tập; nó rất đơn giản, "nó cần triển khai cái tri kiến của mình để hiểu biết. Mà hiểu biết đúng cái chỗ đó thì đó là cái đặc tướng của mình, thì mình ở đó mình cứ giữ cái tri kiến đó mà xả - xả cho đến khi cái tâm mình nó rốt ráo thì nó thành tựu mấy con; chứ không có gì khác con, nó không bị ức chế gì hết".
Cho nên vì vậy mà trong khi các con sống độc cư trong một cái giai đoạn này thì coi như là mấy con phải bị ức chế. Nhưng mà làm sao Giới Luật của Phật là phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì mình cố gắng khắc phục. Nếu con thấy tu được thì tức là mình cố gắng mình tu cho được. Chớ không khéo mình mang tiếng bỏ đi tu mà rốt cuộc rồi mình không có ra gì hết, thì cái chỗ đó là không được.
Còn không mà mình thấy khả năng mình tu không được thì mình về cũng không ai nói gì. Bởi vì mấy con về, bây giờ mấy con đăng ký mấy con đi làm cô giáo cũng được, có gì đâu. Và mình phải biết đạo đức thì nó cũng hay rồi chứ có gì đâu. Nhưng mà đã đi tu thì phải tu cho nó đến nơi đến chốn chứ không thể nào "đạo phải ra đạo mà đời phải ra đời", nó mang tiếng mấy con.
Chẳng hạn là bây giờ mấy con vô đây đi tu rồi mấy con về. Mấy con mang tiếng mấy con đi tu, bây giờ bỏ về nhà, nó kỳ lắm ( không nghe rõ). Cho nên mình quyết tu rồi mình phải thực hiện cho tới nơi tới chốn. Để tới chừng mà chừng đó cái duyên mình đủ mình mặc chiếc áo cư sĩ, mình là gương hạnh cho mọi người, mình sẽ thuyết giảng cho mọi người với chương trình học tập mình biết rất rõ từ cái Chánh Kiến, Chánh Tư Duy như thế nào; mình nắm rất vững mình không còn đi lạc nữa.
(00:46:14) Cho nên vì vậy mà tu thì phải ráng tu! Chứ nhiều khi mấy con không hiểu rồi mấy con ức chế tâm; rồi mấy con làm nó sai. Cái thân tâm của mình nó ở trong cái dục lạc của thế gian; rồi thế này thế khác mà mấy con không tới. Cho nên những cái gì mà cần thiết thì mấy con phải cố gắng làm cho nó rốt ráo. Thay vì hôm rày chịu khó các con làm bài, thì chắc chắn các con phải là những người đọc xong bài tốt.
Còn cái mà đọc bài hay không đọc bài nó không quan trọng, mà quan trọng ở chỗ mình viết đúng. Còn vấn đề đọc chẳng qua là để lắng nghe cái dàn bài thôi .
"Cái người lý luận cao nhiều khi lý luận cũng không có đem đến cái lợi ích gì cho bản thân cái người đó hết. Mà trái lại mình nói thẳng, nói thật những điều hiểu biết của mình gần với dàn bài. Mà nói đúng để cho mình biết áp dụng vào để xả tâm của mình". Đó là những cái bài viết mà Thầy thấy hầu như trong lớp chúng ta nhiều người họ viết rất ít, họ không có lý luận nhiều nhưng mà họ viết rất hay, họ viết trong cái Tâm Xả, ở trong cái thực hiện việc tu hành của họ ( nghe không rõ )
Thầy cũng mong là các con viết, nhưng cái điều mà cần thiết nhất trong khi viết bài, "chúng ta không có nói móc, nói ngoéo, nói người này người kia. Những cái người mà viết bài mà nói móc nói ngoéo người này người kia, dù không nói tên người đó nhưng mà nói cái tính xấu của người đó ra. Đó là mình đi vay mượn tệ lắm đó mấy con".
Mình tránh đừng có động chạm đến một người nào hết. Còn viết mượn tên, mượn ngòi bút của mình mà nó xéo nói xắt, chửi chó mắng mèo người ta trong đó, thì cái đó dở lắm. Cho nên "mình là con người quân tử đừng có bao giờ nói chuyện đó, nó gượng lắm. Danh từ, ngôn ngữ mà nói xéo nói xắt như vậy mình không phải là người quân tử".
Đối với nhau dám chịu thì người đó là người quân tử, còn mượn cái điều kiện ( không nghe rõ ); cho nên tránh. "Mà khi nào mình tu xong rồi, mình giáo pháp Đại thừa sai thì mình nói sai, mình nghe cái người đó thuyết giảng sai; mình thấy cái vị sư đó sai thì mình nói cái sai của vị sư đó về Giới Luật nhưng không nêu tên họ ra".
(00:48:44) Bởi vì nêu tên họ ra thì họ bị chửi mắng, nên mình không nói tên ông A, ông B, ông C gì hết. Nhưng mình nói các sư thầy phải giữ gìn Giới Luật. Giới luật là khi mà thầy giữ gìn giới luật không nghiêm chỉnh, " tiền bạc đếm này kia nọ coi bao nhiêu, thì cái đó là hành động đó là không đúng". Con cứ nói nhưng nói chung chung, nhưng mà sự thật ra trong cái này ( không nghe rõ ) - chứ đừng nên nêu tên họ ra nói. Cũng không nên nêu tên chùa người ta nữa mấy con chỉ cần (không nghe rõ)… nó không có hay.
"Vì khi mà mình tu chưa xong mà nói vậy thì không đúng với chánh pháp của Phật". Phật dạy "khi mà mình tu chưa xong thì mình thấy lỗi mình, không thấy lỗi người", đó là cái để cho mình tu. Còn mình cứ thấy lỗi người thì mình biết rằng dựa vào cái nào đó mình hiểu, thì mình hiểu rồi mình bắt đầu mình hay nói người khác khi mình tu chưa xong.
"Còn khi mình xong là mình nói với mục đích vì lòng thương yêu họ, mình chấn chỉnh họ". Còn bây giờ "mình nói vậy là gây ra sự đau khổ cho họ. Bởi vì mình chưa xong, mình chưa có đủ cái tiếng nói, chưa có trọng lượng đối với họ đâu - tu chưa rồi thì cũng như họ thôi chứ cũng không có gì hơn mà mình phải nói họ; cho nên họ không có tin mình đâu".
Còn cái người tu xong như Thầy, Thầy nói là, bây giờ cái bác đó sai, người tu sĩ làm vậy là sai, Thầy cũng không nêu tên ai, nhưng mà động chạm họ, nhưng họ… Cái tiếng nói của Thầy có trọng lượng, bởi vì Thầy tu có bằng chứng cụ thể.
Chẳng hạn bây giờ mấy con tu xong rồi, mà mấy con đi quảng cáo nói cho mình "tôi đã tu xong rồi thì ai tin". Mà có một vị Thầy, một người nào đó họ xác định cái sự tu của mấy con là xong. "Như chẳng hạn là Thầy tu xong rồi, Thầy đâu có tự xưng tên mình là tu như thế nào đâu, thì phải nhờ Hòa thượng Thanh Từ, dù là Hòa thượng Thanh Từ đi ở một góc độ khác. Nhưng mà vấn đề đó, trước khi mà Thầy đến với Hòa thượng thì Thầy đã biết pháp của Hòa thượng như thế nào. Để rồi Thầy trả lời đúng hết, cũng giống như mình thi tuyển. Mình thi mà, người ta mới chấp nhận cho mình đậu, người ta mới tuyên bố cái sự tu chứng của mình bằng cái lời người khác nói, chứ không phải là mình tự nói".
(00:51:03) Cho nên vừa rồi có một vị Thầy về đây, thì gặp ai, Thầy cũng nói tôi tu chứng thế này thế khác. Cái đó là cái sai, bởi vì mình tu chứng mình đừng có nói. Mà để một người khác người ta trắc nghiệm người ta nói. Sau khi gặp Thầy thì Thầy nói, bây giờ tu chứng thì trình bày cho Thầy nghe cái sự tu chứng và Thầy hỏi trả lời xem cái tu chứng ở mức nào. Thì Thầy nói đây chẳng qua là cái kiến giải của thầy đó thôi, chứ thầy chưa tu chứng. Nếu mà tu chứng tức là Thầy trắc nghiệm nói được, đúng được Thầy sẽ tuyên bố cho mọi người biết. Bởi vì có người tu chứng lợi ích cho rất nhiều người. Mà bây giờ nó không thật như vậy thì làm sao mà Thầy bảo là tuyên bố được.
Cũng như Thầy trước kia, Thầy lên Hòa thượng Thanh Từ, Hòa thượng Thanh Từ trắc nghiệm Thầy để hỏi coi thử coi Thầy chứng ở góc độ nào trong cái hiểu biết của Hòa thượng Thanh Từ. Khi đó Thầy trả lời thì cái mực của Hòa thượng Thanh Từ, cái sự hiểu biết của Hòa thượng Thanh Từ ở cái mức độ đó thì Thầy trả lời Hòa thượng thấy đúng cái chỗ Hòa thượng hiểu thì Hòa thượng nói đúng. Còn cái chỗ Hòa thượng không hiểu thì coi như Hòa thượng không nói ra thôi. Nhưng mà Thầy trình bày con đường đi của mình để cho Hòa thượng thấy từ cái chỗ của Hòa thượng đến cái chỗ Hòa thượng ( không nghe rõ). Như vậy người ta mới ấn chứng, người ta mới dám bảo rằng Thầy chứng quả Alahán chứ còn nếu không thì ai dám nói, con hiểu không?
Thì mấy con tu như vậy, mấy con cứ nỗ lực mấy con tu, thì Thầy thấy rằng mấy con tu được giải thoát hoàn toàn, làm chủ được sinh tử của mấy con thì Thầy nói ờ Thầy rất là hãnh diện có người đệ tử của mình tu được như vậy. Thì mình phải nói với Phật tử, nói với mọi người tôi có được năm ba người tu được như vậy, làm chủ nhân quả. Ai ai thì Thầy sẽ nói tên, thì chừng đó mấy con không nói nhưng mà họ rất quý trọng mấy con. Bởi vì mấy con là người sẽ thay Thầy mà dạy đạo, các con hiểu không?
Cho nên đối với mình tu là mình lo lắng mình tu, đừng nói gì hết. Và những cái bài mấy con viết được, mấy con viết, Thầy thấy cái khả năng của mấy con có cái ngòi bút lý luận rất sắc bén, rất hay, Thầy đưa tiếp, không sai. Mấy con dựa vào mấy cái kinh, mấy cái lời của Thầy nói, mấy con đập người ta thì Thầy nói thiệt là họ không ngóc cái đầu họ lên được. Nó rất là logic; nó làm cho người ta không lý luận được; nó muốn chết người ta luôn.
Cho nên vì vậy mà Thầy nói khoan đã, chứ còn thiệt ra mấy con hãy lo tu, lo tu rồi mấy con từ cái tu chứng của mấy con thì tất cả cái sai của Đại thừa nó đều bị lật nhào. Đó là mấy con tiếp tay Thầy dựng lại cái nền đạo đức nhân bản, nhân quả. Mấy con có khả năng lắm, tuổi trẻ tương lai mấy con còn dài, mà mấy con không tu quá uổng, mà mấy con tu cái kiểu mà nó ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, nó không có đúng.
(00:53:42) Mà người ta trong cái thời gian tu vậy, mình đâu ra đó. Con người của mình nó bình thường nhưng giờ tu ra giờ tu, giờ nghỉ ra giờ nghỉ. Đúng phạm hạnh mà, giờ giấc nó không phi thời, tức là cái phạm hạnh của mình. Xung quanh người ta đều lưu ý hết, người ta nhìn mình, mình tu mình phải cố gắng tập cho nó đúng, ( nghe không rõ )
Và đồng thời đừng có làm cái gì sai, thí dụ như cầu cơ thì nên bỏ, dẹp qua hết. Bởi vì đối với Phật giáo thì không có thế giới siêu hình; nó chỉ là tượng tưởng của mình thôi.
Cho nên vì vậy mà các con biết đó là cái sự làm cho mình mờ mịt, mê mờ tâm tính. Thế giới siêu hình nó không đúng. Và đồng thời các con cố gắng "khi mình tu tập thì không nên tin mình cái gì hết, - tức là mình tin mình cái gì đó thì coi chừng mình sẽ bị cái bản ngã, cái ngã của mình". Bởi vì cái pháp mà đoạn tận lậu hoặc, một pháp đoạn tận lậu hoặc là diệt cái ngã mạn của mình cho nên rất cần phải khiêm hạ. Không có xưng hô, không có nói một cái gì khác, coi như là mình nhỏ nhất trong những người khác, để cho mình rèn luyện tu tập thì mình mới mau tới.
(00:55:05) Thì lúc bấy giờ họ biết con là nữ nhưng mà mấy con có khả năng, có trình độ, thì mấy con tu được rồi thì cái vấn đề chấn chỉnh lại nền đạo đức cho Phật giáo; nó dễ dàng chứ không khó khăn. Nhất là bên phái nữ mấy con thì mấy con dễ gần gũi họ hơn. Và mấy con phải là người gương mẫu, đừng có để lọt vào cái thế giới tưởng thì mấy con mất gương mẫu rồi. Người ta xem coi như mấy con là đồng cốt, âm binh nhập vô.
"Phải chấn chỉnh mình là cái con người sống đúng con người hoàn toàn với trí tuệ, hoàn toàn sống đúng với ý thức của chúng ta. Không có lọt vào cái tưởng nói mơ, nói mò, nói tưởng được".
"Thấy biết, đúng nói đúng, đừng có nói như là ông lên, bà xuống, đồng cốt thì không được; cái chuyện bậy bạ thì không được".
"Đừng có nói qua tâm lý gì hết" - "thấy đúng nói đúng, không nói một cái gì sai".
Người Phật tử họ quý trọng mình; họ mới tôn trọng mình. Nếu không thì mấy con sẽ bị họ khinh dễ mình; họ coi mình tu như những cái hạng thầy đồng cốt, bóng chàng, ông lên bà xuống nên mấy con phải giữ gìn cẩn thận.
Vì một tu sĩ Phật giáo là "một người sống đúng phạm hạnh; một người rất bình thường như mọi người với cái trí hẳn hoi đàng hoàng, với sự hiểu biết cụ thể đàng hoàng, không nói chuyện mơ hồ, không nói chuyện ảo tưởng". Tất cả những cái điều mơ hồ, ảo tưởng, mê tín đều dẹp phắt xuống không bao giờ nói điêu. Nhớ những lời Thầy dạy thì mới tu được.
Còn thấy mình tu không được, thấy mình vô không nổi thì Thầy khuyên mấy con nên trở về đời sống bình thường. Mình đi lao động mình làm công việc như đi dạy học để cho mình sống; nó cũng là hạnh phúc lắm mấy con. Thầy mong từ khi mà Thầy biết cái ý nguyện mấy con muốn đem cái đạo đức mà dạy cho các em Thầy đã khuyến khích từ lúc bấy giờ rồi, cố gắng mà làm cô giáo mà đem cái đạo đức này dạy nhưng đâu được mấy con, khó lắm!
(00:57:16) Khi các con đọc cái tạp chí của Ban Tôn Giáo Chính Phủ thì người ta nói rõ ràng. Người ta đâu có cho xen kẽ cái đạo đức của tôn giáo đi vào cái nền chính trị cai trị của người ta đâu. Người ta đâu có cho mình, người ta dè dặt lắm. Bởi vì người ta thấy từ thời trung cổ tôn giáo nó lãnh đạo, nó cai trị. Cho nên người ta đã đứng lên, người ta tách lìa ra tôn giáo. Bây giờ người ta không có cho tôn giáo lãnh đạo, cai trị. Tức là tôn giáo không có lấn át vào cái Pháp Quyền, cái nhân quyền của người trị nước .
Ngày xưa thời trung cổ, tôn giáo nó lấn quyền, nó át quyền, coi như nó cai trị luôn. Nó làm cho Vua Chúa dưới quyền của nó điều khiển. Bây giờ thì nó thay đổi, nó khác, mình chấp nhận. Cho nên mấy con đem cái đạo đức tôn giáo mà dạy cho trẻ em thì không được chấp nhận con, chỉ có sinh hoạt riêng tư thì có thể được. Nhưng mà vấn đề đó là vấn đề lần lượt mình phải đem cái nền đạo đức chân chính đó cho các nhà lãnh đạo họ thấy: “đây không phải là tôn giáo, mà đây là cái đạo đức của con người” thì lần lượt người ta chấp nhận, thì mấy con làm cô giáo dạy đạo đức chứ không phải dạy giáo dục của người lãnh đạo; họ chấp nhận thì chúng ta dễ dàng.
Cái mục đích của Thầy là làm sao cho Bộ giáo dục của Nhà nước người ta chấp nhận cái nền đạo đức này thì người ta đem phổ biến ra; người ta dạy cho toàn dân, ( không nghe rõ ); ráng cố gắng khắc phục được những khó khăn để xây dựng cùng.
Còn mấy con thì bây giờ cố gắng để mình làm, mình sống đúng cái đạo đức đó, không làm khổ mình khổ người, để cho mình có cái khả năng trong cái thời gian này con có thể đứng lớp dạy trẻ em cũng như là dạy những người khác. Nếu như mình tu chứng thì nó còn tuyệt vời hơn nhiều lắm. Vì vậy phải ráng con, chứ đừng có…
Mấy con gần đây thì Thầy thấy mấy con có những cái làm Thầy rất buồn, tại vì tưởng mấy con là những người hiểu biết mà không bị lạc vào những điều tà giáo ngoại đạo. Cầu cơ làm cho mấy con lạc vô thế giới siêu hình, tưởng mất rồi.
(00:59:43) Thầy rất lo lắng và cũng rất buồn, vì tưởng mấy con là những người có thể, tuổi trẻ có thể mấy con tu được, mấy con cố gắng mấy con thực hành như Phật, như mình tu tập theo đạo Phật nhưng mà khoa học. Không ngờ mấy con lại lạc riết ở trong cái sai lên đồng, nhập cốt.
Thầy mong rằng từ đây về sau mấy con bỏ hết về sống lại bình thường, để tập dần sống những cái đức hạnh của mình. Đây là những cái phương pháp đúng, tập dần những cái đức hạnh. "Vô Ngã Ác Pháp thì tức là mình phải xả những cái điều đau khổ của chính mình, chính người - đó là cái thực tế mình dựng lại cái nền đạo đức này".
Chứ ở đây Thầy có dạy mấy con tập luyện thần thông, phép tắc, bùa chú linh nhập hồn, nhập xác đâu? Thầy chỉ dạy mấy con sống để xả những cái ác pháp, cách thức làm cho mình không khổ, làm cho người khác không khổ. Dạy cho mấy con cách thức để mấy con làm chủ, không còn đau khổ nữa. Dạy mấy con cách thức để mấy con có phương pháp để tập luyện, rèn luyện mình sống đạo đức chứ không có gì hết. Mấy con cứ suy ngẫm coi Thầy dạy có đúng không?
(01:00:51) "Cuối cùng đem lại sự hạnh phúc cho mọi người bằng cái nền đạo đức chính bản thân họ phải sống". Cho nên những lời Thầy dạy bảo mấy con cố gắng khắc phục mình, nghe lời Thầy để mình tu tốt. Thứ nhất là mấy con sẽ được giải thoát cho mấy con; thứ hai là mấy con sẽ giúp cho những người sau này người ta chưa hiểu thì người ta sẽ hiểu. Người ta sẽ sống được an vui, được hạnh phúc, đem lại sự yên ổn cho mọi người, bình an cho mọi người. Các con hiểu chưa?
HẾT BĂNG