LCK 088B (NAM) - GIỮ ĐỘC CƯ - VẤN ĐẠO THẤU TRIỆT TỪNG TÂM NIỆM - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - UỐNG THUỐC - DUYÊN GIÁC - DỤC LẬU, HỮU LẬU, VÔ MINH LẬU
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2 /2006
Thời lượng: [42:43]
(0:0) Trưởng lão: Các con nên nhớ rằng đức Phật dạy chúng ta rất là kinh nghiệm. Đức Phật đưa Tứ Diệu Đế thì mấy con quan sát kỹ coi: tại sao đức Phật không dạy Đạo Đế trước mà Diệt Đế? Tại sao lại cho chúng ta giác ngộ được cái Diệt Đế? Chúng ta ngộ được; chúng ta nhận thấy được cái mục đích mình phải đạt. Cho nên mới đưa ra cái Đạo Đế là cái chương trình đào tạo chúng ta học, tu như thế đó mới được, mới đạt được cái Chân Lý đó. Chứ không có cách tu mù mờ.
Bây giờ nói mình tu, để mà mình đạt được mục đích mà không biết cái mục đích ở chỗ nào, thì làm sao gọi là đạt? Cho nên đức Phật đưa ra chúng thấy rõ cái mục đích của chúng ta đạt. Và đồng thời đưa ra chúng ta có cái đường lối, cách thức để mà chúng ta đạt được cái mục đích ấy. Đó! Nó mới cụ thể rõ ràng.
Cho nên trong cái pháp Tứ Diệu Đế, thật sự đức Phật đã đưa ra rất là rõ ràng, đúng đắn của nó. Cái nào trước, cái nào sau. Chứ không phải chúng ta tự thay đổi Đạo Đế phải trước Diệt Đế thì chúng ta đã lầm, đã lầm cái điều đó rồi.
Cho nên ở đây Thầy cũng biết, thầy cũng hiểu biết rất rõ Bát Chánh Đạo là như thế nào; lớp học phải bài vở nào, triển khai cái gì trước và cái gì sau. Để giúp cho mấy con đi từ cái chỗ, cái chỗ mà mấy con đạt được kết quả của nó.
(1:17) Trưởng lão: Bởi vì "nếu mấy con chưa có học những cái lớp chung chung - tức là phổ thông như: Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, pháp Thân Hành Niệm, Định Thư Giãn nè, Định Vô Lậu nè… Không học chung chung, thì ngày giờ này thì mấy con không được tham dự vào cái lớp Chánh Kiến này mà Thầy triển khai về Định Vô Lậu. " Tại sao vậy?
Vì chưa biết chung chung, học xong cái lớp Chánh Kiến này. Thì mấy con phải tiếp tục học nào Định Niệm Hơi Thở, phải tu tập từng đề mục nó. Để sau đó vào cái lớp Chánh Tư Duy này, thì mấy con sẽ có cái căn bản để mấy con đẩy lui các chướng ngại pháp, ác pháp trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mấy con, thì mới được.
Còn đằng này, mấy con đã từng tập tu về Định Niệm Hơi Thở, Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành, rồi mấy con tập Thân Hành Niệm, mấy con đều tập chung chung. Nếu cái lớp Chánh Tư Duy này, mấy con nghe ở trong bốn cái pháp tu Tứ Chánh Cần chứ gì. "Tứ Chánh Cần là ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện, thì nó có bốn cái loại định cần phải tu".
Thì mình tu cái gì? Tu Định Vô Lậu là hiện giờ chúng ta đang học lớp Chánh Kiến. Định Vô Lậu. Kế đó chúng ta phải tu tập cái gì? Định Niệm Hơi Thở là mười sáu cái đề mục, mười tám cái đề mục; mười chín cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở. Tu xong mười chín đề mục Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta tu gì nữa? Chúng ta tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, Thân Hành Niệm, rồi chúng ta tu pháp gì nữa? Chúng ta tu thư giãn, Định Thư Giãn - tức là Định Sáng Suốt.
(02:49) Nó có bốn các loại định đó mà chúng ta tập luyện ở trong cái lớp Chánh Kiến này. Nó là chương trình giáo dục của người ta mà. Nhưng mà Thầy thấy mấy con đã từng tu tập những cái pháp đó. Từng tu tập được rồi cho nên Thầy không dạy mấy con vào cái giáo trình dạy cho mấy con học tu. Mà chỉ triển khai cho cái tri kiến của mấy con. Vì Thầy biết cái tri kiến của mấy con chỉ hiểu biết một cách cạn, chưa có thấu thiệt, nó còn cạn cợt lắm. Buộc lòng Thầy phải dạy cho các con cái Định Vô Lậu để mấy con quán triển khai cái tri kiến của mình cho nó thấu thiệt.
Đó là còn cái phần của Định Vô Lậu, còn cái phần Định Niệm Hơi Thở thì mấy con có tập hết rồi. Có nhiếp tâm trong hơi thở, an tịnh, an tịnh tâm hành, rồi quán ly tham, quán ly sân, với tâm định tĩnh mấy con đều có tập hết rồi. Rồi Chánh Niệm Tỉnh Giác đi kinh hành rồi mấy con tập hết rồi. Bây giờ dạy lại nó bằng thừa. Tập rồi, nó không mất thì giờ.
(3:44) Cho nên bây giờ áp dụng vô lớp Chánh Tư Duy liền. Cho nên chúng ta chỉ có ba tháng mấy mà chúng ta học được lớp Chánh Kiến. Chứ nó là một năm học lận mấy con chứ không ít đâu. Nghĩa là mấy con còn phải học rồi, mấy con còn phải tập nào Định Niệm Hơi Thở, nào này kia; chứ đâu phải mấy con có viết bài này không đâu. Nhưng vì mấy con đã tập từ chỗ thọ Bát Quan Trai, mấy con đã quen với các pháp chung chung này hết rồi. Cho nên bây giờ cái lớp Chánh Kiến chúng ta thay vì một năm thì chúng ta chỉ có mấy tháng mà thôi.
Cho nên chúng ta chuyển qua cái lớp Chánh Tư Duy, mà lớp Chánh Tư Duy thì bài vở chúng ta áp dụng ở trên lớp Chánh Tư Duy là ở trên cái tu tập của lớp Chánh Kiến để chúng ta bảo vệ và hộ trì cái Chân Lý là tâm thanh thản của chúng ta, các con thấy chưa?
(04:27) Cho nên vì vậy mà ở trên đó chúng ta sử dụng để mà xả tâm chứ không có gì hết. Mà nếu chúng ta nỗ lực tu tập thì trong vòng một tháng, hai tháng, ba tháng thì chúng ta phải đạt chứ. Bởi vì hàng ngày chúng ta không phạm giới, sống một mình mà. Chúng ta có làm gì, ăn no rồi cứ nỗ lực tu thôi. Mà tu rất là khỏe, chứ đâu phải chúng ta phải nhiếp tâm trong hơi thở, phải an trú trong hơi thở bằng cách này bằng cách khác đâu! Dâu có làm cái chuyện đó đâu cho nó mệt nhọc.
Ngồi chơi mà có chướng ngại là đuổi. Mà hàng ngày chúng ta ngồi chơi mà biết bao nhiêu chướng ngại xảy ra trên thân chúng ta không? Từ cái niệm này cho đến cái niệm khác nó đều xảy ra trên thân chúng ta. Vì vậy mà hàng ngày chúng ta ngồi đó mà lau quét, thì trong vòng một tháng, hai tháng, ba tháng phải sạch chớ. Không lẽ mà ở đó quét mà ngồi chơi sao? Các con hiểu điều đó.
Rồi cái thời gian chúng ta tăng dần lên để chúng ta thấy cái bộ mặt của hôn trầm, thùy miên. Chứ đâu phải bây giờ chúng ta tu thời gian ngắn không thấy mặt nó, nói tu như vậy phải xong đâu. Tăng cho đến khi mà chúng ta không còn ngủ nữa! Mà trong thời gian ba tháng còn lại, chúng ta có thể nỗ lực chúng ta quét ra ba cái này hết, ba cái rác rưới này nó không còn ở trong thân tâm của chúng ta nữa. Như vậy chúng ta phải đạt chứ sao. Các con hiểu điều đó chưa?
(5:37) Trưởng lão: "Chứ đừng có nghĩ chúng ta phải tu vô lượng kiếp, hoặc là tôi tu phải là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm". Không có nghĩa đức Phật cho cái thời gian như vậy nhưng sự quyết định của chúng ta ngắn hay dài là do sự quyết tâm của người tu tập.
Mà đến đây mấy con, Thầy nói, mấy con đến đây để quyết định tìm con đường giải thoát. Chứ đâu phải để ăn ngủ, để mà chơi nữa đâu. Cho nên vì vậy mà đâu còn ham vui, đâu còn nói chuyện, đâu còn thích thú, đâu còn đi qua đi lại, đâu còn làm cái này làm cái kia, đập cộp cạp làm cho người ta tu không được? Mấy con thấy không?
Mấy con đâu còn dựng nhà dựng cửa nữa đâu! Có cái gì thì mấy con ở trong ấy thôi chứ, nhà người ta cất sẵn, nước người ta có sẵn, đèn người ta có sẵn. Lỡ bây giờ bóng đèn nó đã bị cháy, nhất định là chúng tôi cũng không xin nữa. Ngày xưa, mình nghĩ đến ngày xưa đức Phật có đèn mang theo không? Mà thế mà người ta ở trong rừng mà người ta tu được, đi tới chỗ mà có nước, chúng ta để sinh hoạt không hay là phải đi tới dòng suối để múc lên uống, chúng ta thấy chưa? Ngày xưa đức Phật cực khổ như vậy, tăng đoàn cực khổ như vậy, còn bây giờ nước sẵn này, đèn sẵn này, vậy mà không nỗ lực tu sao?
Thời gian của chúng ta, nó đâu có phí như ngày xưa của đức Phật. Thế mà bây giờ ngồi tại chỗ, nước chạy tới nơi, đèn sáng tại chỗ, khỏi cần phải phải đốt. Còn ngày xưa đốt được cái ngọn đèn mấy con tưởng sướng lắm sao? Lấy hai cục đá mà đập với nhau cho ra một cái ngọn lửa để mà vất vả vô cùng. Cho nên vì vậy mà người tu người ta đâu cần đèn cần đuốc gì.
Còn bây giờ mình bấm công tắc cái nó sáng trưng lên liền. "Trời! cái thời này nó hạnh phúc quá trời; nó tiện nghi quá độ". Mà tu như thế này mà tu sao đây? Mấy con thấy như thế nào thôi. Thì chúng ta dồn hết cái công phu đó, cái thời gian mà cực khổ để chẹt đốt được cái ngọn đèn đó bằng hai cục đá thì mấy con tu như thế nào thôi, nó hạnh phúc nó vô cùng, nó có nhiều thời giờ tu, thế mà mình tu không bằng Phật sao?
(7:29) Trưởng lão: Thầy nói thật sự, ngày xưa ông Phật tu bốn mươi chín ngày. Nếu mà biết rõ Phật pháp, Thầy tu bốn mươi ngày chứ là chứng, chứ không thua gì ông Phật đâu! Còn hơn nữa thầy tu mười ngày là xong. Tu vậy mới là tu chứ! Tu gì mà kéo dài hoài! Bữa nay các pháp thì vô thường. Bữa nay sống, ngày mai nó có sống cho chúng ta không? Bữa nay mạnh, chứ ngày mai nó đau bệnh thì làm sao chúng ta tu này?
Các con cứ nghĩ, giờ phút chúng ta là quý báu vô cùng, chớ đâu phải giờ phút chúng ta đồ bỏ sao? Cho nên cần phải cố gắng khắc phục mình hết mình, nỗ lực sớm chừng nào tốt chừng ấy. Nghiệp mình cao thì mình phải nỗ lực tu rất cao, nghiệp mình thấp thì minh tu nhanh hơn một chút, có gì đâu.
(8:08) Trưởng lão: Nhưng mà quyết tâm. Đến đây, đến cái Tu viện Chơn Như, là đến đây là tìm sự giải thoát, không phải tìm ăn, tìm uống, tìm hạnh phúc, tìm vui chơi đâu. "Ở đây là tìm sự giải thoát làm chủ bốn sự đau khổ Sinh Già, Bệnh, Chết. Nhất định là một là chết, hai là chứng đạo. Đó là sự quyết tâm của quý thầy, của quý cư sĩ" .
Chớ quý thầy, quý cư sĩ còn muốn sống làm gì đây nữa? Mang cái thân này là mang cái thân khổ. Ham sống sướng lắm sao? Mang cái thân bất tịnh mà ham sao? Một đống hôi thối ở đây mà chúng ta không lo để giải quyết để ra khỏi cái thân bất tịnh, cái ổ bệnh đau này thì quá uổng cuộc đời tu hành của chúng ta.
Cho nên phải ráng nỗ lực! Những lời mà Thầy khích lệ sách tấn như vậy là những điều lợi ích lớn cho quý thầy. Chứ không phải là lợi ích cho Thầy đâu. Thầy nói thì rất là mệt nhọc. Thầy lo cho mấy con rất là khổ, khổ cực. Hàng đêm phải ngồi chấm bài cho mấy con là vì thương xót chúng sanh, thương xót mấy con, mà mấy con lỡ lòng nào phụ lòng thầy.
Khi Thầy bảo đừng nói chuyện là phải đừng nói chuyện chứ. Đừng nói chuyện là kết hợp nhau nói chuyện bằng cách này bằng cách khác, làm cho Thầy thấy Thầy hết muốn dạy. "Một ông thầy, nếu mà thật sự Thầy không có Tâm Từ, Tâm Bi mà thương xót mấy con, Thầy bỏ lớp này liền." Bởi vì cái chuyện của mấy con tiếp xúc nói chuyện qua lại, Thầy bất mãn vô cùng. Là thầy biết rằng con đường đó là con đường không bao giờ đi tới cái cứu cánh giải thoát.
Cho nên từ đây về sau, khi bước chân vào cái lớp Chánh Tư Duy rồi mà còn phạm phải những lỗi lầm này thì mấy con sẽ, Thầy bỏ lớp liền, thầy không dạy, Thầy sẽ đi một nơi nào đó Thầy ẩn bóng, hoặc là Thầy nhập diệt.
Thầy không còn tha thiết gì! Cuộc đời này đem hết sức lực của mình thương yêu, mà họ có biết sự thương yêu của mình đâu? Họ phụ cái công ơn thương yêu của Thầy, thì làm sao mà Thầy còn ở đây với mấy con được? Chỉ còn vào Niết Bàn thì khỏe khoắn mà thôi. Chúng sanh không có duyên thì mình phải đi chứ ở đây để mình làm gì đây mà quá khổ. Khổ mà không đạt được những cái điều mình làm thì còn ở đây làm gì?
(10:08) Trưởng lão: Mà luôn luôn mấy con cứ tưởng rằng mình tu chơi, tu thường. Tu thật sự mà! Cho nên về đây không có nghĩa là về để mà chơi, hay về đây là như con chim mà nghỉ mát để mà đậu một cái tàng cây nào đó, để một thời gian bay đi. Không phải điều này đâu.
Mục đích của chúng ta đến đây là chấm dứt sanh tử luân hồi. Mục đích của chúng ta đến đây là ra khỏi quy luật của nhân quả, không còn chi phối đời sống của chúng ta một chút nào được. Đó là cái mục đích của chúng ta đến đây. Chứ không phải đến đây để rồi ngày nào đó chúng ta trở về với gia đình, với chùa mình, cũng y như vậy thì đến đây để làm gì?
Bận cho Thầy, mất công với Thầy, thà là ở tịnh xá, ở chùa của mình, mình sống như thế nào, theo Đại thừa như thế nào thì cứ làm theo cái nấy. Được mất thì không hoàn không lo lắng. Còn ở đây, đến đây là phải đạt được. Còn không đạt thì thà cái Tu viện Chơn Như này là một khu rừng, hơn là có bóng dáng người mà chẳng ra gì hết. Điều đó là điều đau lòng nhất!
(11:10) Trưởng lão: Ở đây là cái câu hỏi của con. "Bất cứ một niệm nào nếu quán chưa đủ sức để diệt nó, thì có thể để nó qua một bên quán đề mục khác. Đến vài ngày sau, đem ra quán lại được không? "
Câu hỏi của con. Một cái niệm mà xảy ra trong tâm của mình, khi mà bước chân vào cái Định Vô Lậu, thì cái niệm đó phải được quán cho thấu triệt, cho được xả, chứ không được bỏ qua. Rồi lại niệm, rồi lại lấy, rồi lại đưa một cái niệm khác mà quán thì không được.
Ở lớp này, thì cái niệm nào cũng phải triệt tiêu cái niệm đó. Mà chưa triệt tiêu, thì nhất định phải quán đi, quán lại. Chừng nào triệt tiêu cái niệm đó rồi mới đưa một cái niệm khác. Mục đích chúng ta phải diệt, phải ly, phải diệt cho sạch cái niệm đó. Hoàn toàn cái niệm đó phải thấu triệt. Lặp đi lặp lại, tư duy suy nghĩ, còn hơn là hiện giờ mấy con đang làm cái bài học của Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả.
Nghĩa là bây giờ "một cái niệm đó, đến với con - mà con có quán sơ sơ là con ức chế. Nó sẽ có mặt trở lại! Buộc lòng đem cái niệm đó triệt tiêu nó ngay liền trên cái tri kiến của chúng ta. Bằng cách chúng ta quán triệt, phải thông suốt cái niệm này là một cái ác pháp. Nhất định luôn luôn lúc nào chúng ta có thể triệt tiêu bằng cách tư duy quán sát, bằng cách pháp Như Lý Tác Ý. Liên tục biết rằng mày sẽ còn sống lại chứ chưa phải mày hết. Thì luôn luôn pháp Như Lý Tác Ý kèm theo luôn luôn với cái niệm đó. Phải xả nó cho thật sạch thì chúng ta mới đi tới niệm khác".
(12:48) Trưởng lão: Còn chưa chưa xả sạch thì nhất định đừng có bỏ qua, thì không được. Cho nên ở cái lớp Chánh Tư Duy, Thầy sẽ hướng dẫn cách thức xả tâm: "một niệm đến mà niệm đó nó nằm ở trong chúng ta thấy rõ, nằm trong dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, thì những cái niệm này phải triệt tiêu chứ không được để". Vậy triệt tiêu nó như thế nào?
"Tư duy lần thứ nhất, tư duy lần thứ hai, tư duy lần thứ ba. Và luôn luôn khi mà tư duy như vậy toàn bộ những cái điều đó đã thấu triệt cái niệm đó nó thuộc về ác pháp nào. Sau đó thì luôn liên tục dùng pháp tác ý ở trên Tứ Niệm Xứ của chúng ta, luôn nhắc tâm, nhắc trạch pháp cái câu đó, câu mà xả cái niệm đó. Nhắc rồi mới giữ tâm thanh thản. Rồi một lúc nhắc cái câu đó lại một lần nữa, làm cho cái niệm đó thật triệt tiêu, không còn bén mảng đến tâm chúng ta nữa. Thì như vậy mới là xả tâm. "
Nó đâu có bao nhiêu niệm. Nó không có bao nhiêu niệm. Tuy rằng nói vô lượng, cái gốc của nó là có ba lậu: "dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu". Cho nên ba lậu hoặc này không còn thì chúng ta đã thành tựu; tức là ba lậu hoặc này không có mặt thì chúng ta là người vô lậu, là người bất động tâm. Đem cái ví dụ
(14:08) Như cuộc đời của chúng ta làm việc ở đây không. Nghĩa là đem đi đem lại thì cái niệm đó, nó còn đủ khả năng nó duy trì nó. Triệt tiêu ngay liền. Cái niệm đó mà chúng ta chưa quán chưa thấu triệt nó thì chúng ta dừng lại. Thì sau khi nó lại hiện ra chúng ta lại quán triệt, nó có cái khả năng mạnh hơn. Bởi vì nó đến một lần đến thì nó thêm một cái lực của nó. Cho nên chúng ta khi mà diệt nó, là phải diệt tận gốc nó cho thấu triệt thì nó mới.
Cũng như bây giờ chúng ta làm công chuyện nó chưa xong, rồi chúng ta nghỉ, rồi chúng ta tiếp tục làm nữa, ngày mai ngày mốt chúng ta làm nữa, làm cho đến xong. Bằng những… Còn ở đây chúng ta phải làm cho xong cái niệm này rồi mới làm tiếp, không được dừng lại. Dừng lại là cái sức mạnh của tâm chúng ta nó có nhiều cái lừa đảo trong này. Cũng như nói bây giờ thôi mình ngủ chút đi, rồi lấy sức khỏe đi, rồi tu nữa. Nhưng mà trở thành cái thói quen rất là nguy hiểm. Bây giờ, cái giờ này là giờ chưa ngủ là nhất định cái buồn ngủ phải thức, không có cách nào mà chống đối nó.
Để khi mà chúng ta chiến thắng, chứ không nói là bây giờ thôi để ngủ, rồi khuya mình dậy mình tu thì cái này là làm quen cái niệm, trở thành thói quen niệm. Và đồng thời mình không có thắng được cái hôn trầm thùy miên của mình đâu. Cho nên vì vậy mà ở đây tới cái lớp Chánh Tư Duy là quyết định: "hễ có giặc là triệt tiêu liền, chớ không được để cho nó tới lui ở trong cái tâm của chúng ta. Dù là cái niệm thiện, niệm ác; dù là cái niệm hôn trầm thùy miên vẫn giống như nhau".
(15:43) Trưởng lão: Con thấy bây giờ nó hơi buồn ngủ, nói thôi để ngủ chút đi, rồi lát nữa dậy, thì cái này nó sẽ trở thành cái niệm này nó sẽ trở thành thói quen, mà mình không thắng được nó. Đó, thì thầy đem cái ví dụ để thấy. Nó không phải công việc làm thường của thế gian.
Ví dụ bây giờ Thầy cất cái nhà này. Nó chưa rồi, mới có lợp mấy tấm thiếp, còn mười hai chục tấm nữa. Nhưng bây giờ có cái niệm khác cái công việc khác đi, tôi chạy tôi làm cái chuyện đó đi, chờ chút nữa tôi lại tôi lợp nữa. Thì cái việc tu này nó không phải làm công việc đó được. Nó không phải làm như việc người đời. Cho nên ở đây nó khác rồi, triệt tiêu nó, chứ không nó trở thành thói quen, rồi bắt đầu bây giờ đó.
Ví dụ như ở đời cũng vậy thôi. Con làm công việc gì đó, mà con làm mới nửa chừng thôi, con nói thôi để làm công việc khác vì có công việc khác đó. Thì con phải xét: "bây giờ làm khuya rồi đây lợp nhà này chưa rồi, buổi chiều nay mà mưa thì nó sẽ khổ mình thêm đây. Chuyện đó không cần dừng lại đi, tao sẽ giải quyết sau. Bây giờ tao phải lợp cái nhà cho xong, không khéo mưa xuống đây là cái nhà này nó lầy lội, rồi nó thêm cái chuyện khổ cực nữa. Cho nên phải lợp xong cái nhà. "
Tức là phải biết cái chuyện nào phải làm xong, mà cái chuyện nào dừng lại được. Phải sáng suốt trên các công việc bình thường. Còn ở đây là niệm của chúng ta ở trong tâm là nó có cái nội lực của nghiệp lực. Cho nên phải triệt tiêu nó bằng mọi cách để mà xả cho được thì mình mới làm chủ nó được.
Bởi vì cách thức làm chủ, chớ không phải cách thức mà làm cái nghề nghiệp. Mà nghề nghiệp còn phải ờ bây giờ bữa nay nếu làm cái này không xong sẽ xảy ra tai nạn cho người khác. Bây giờ làm cái cầu này chưa xong này, còn bắt năm mười con ốc nữa. Mà thôi, để nghỉ. Không ngờ cái xe nó đi nặng qua, nó thấy đi được, nó đi nặng qua, mấy con ốc, mấy con bù lông chưa có bắt nó sụp cái cầu xuống, nó chết tai hại biết bao nhiêu người.
(17:31) Đó, thầy đem một cái ví dụ để cho thấy rằng, bây giờ dù như thế nào thì phải giải quyết cho xong cái này. Để con đường này người ta đi mới được, không khéo thì tai nạn xảy ra. Các con hiểu trên cái vấn đề; làm nghề sống ở ngoài đời thôi nó cũng có phải có sự tư duy như vậy. Cái gì phải làm, còn cái gì có thể bỏ lại được thì chúng ta bỏ lại được. Nghề nghiệp, cái nghề nghiệp nào bây giờ cái này nó không quan trọng đâu, mình có thể dừng cái này lại để làm cái việc quan trọng kia được thì con sẽ dừng.
"Nhưng mà cái niệm của chúng ta, cái niệm vọng tưởng, cái niệm mà dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu này không dừng được đâu, mấy con. Cái niệm mà Vô Minh Lậu là cái niệm hôn trầm, thùy miên. Trong đó có cái mù mờ nó không hiểu, thì những cái niệm này đều hoàn toàn phải giải quyết hết, không khéo nó trở thành một cái thói quen, thói quen mà ta không triệt tiêu liệu"
Đó! Thầy nói như vậy để khi mà bắt đầu vô tu lớp Chánh Tư Duy. Một niệm xảy ra mà nó nằm ở trong ba lậu hoặc này là triệt tiêu. Còn một cái niệm mà nó không nằm trong ba loại lậu hoặc này thì không sợ. Nó có niệm không lậu hoặc, mà nó có niệm lậu hoặc. Bởi vì thay vì Thầy phải có dạy cho mấy con phải làm những cái bài dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Nhưng mà Thầy thấy nó tạm đủ cho mấy con cả rồi. Lẽ ra mấy con phải thông suốt, để cái niệm nó khởi ra mấy con biết: "à! cái niệm này nó là dục lậu này, cái niệm này là Hữu Lậu này, cái niệm này là Vô Minh Lậu này. Phải xác định cho được những cái niệm đó thì mấy con sẽ biết nó tác động vô cái tâm của mấy con nó hay khởi niệm". Bởi vì mầy con ở trong thất mấy con tu, thì mấy cái niệm đó nó nằm ở dạng nào, mà nó quán cái pháp gì để xả nó, cho rành rẽ như vậy thì mấy con sẽ triệt tiêu được tất cả các niệm.
Nhưng lần lượt, lần lượt rồi mấy con tu tập. Mấy con gặp những cái niệm mấy con xả không được thì có Thầy trợ giúp. Bởi vì Thầy biết lớp Chánh Tư Duy phải học đủ. Nhưng vì Thầy không có thời gian, thời gian dài, cho nên Thầy muốn mấy con phải được tu tập. Tu tập ngay liền để áp dụng vào cái sự xả tâm. Để kéo dài quá thì Thầy cũng mòn mỏi, mà mấy con thì không kết quả. Thì cái niềm tin cũng sẽ mất đi.
(19:43) Trưởng lão: Càng đem cái niệm mổ sẻ ra nó không khó khăn, mà nó triển khai tri kiến con càng sáng suốt hơn. Nghĩa là tri kiến con, cái niệm nó chưa xong. Cũng như bây giờ các con làm cái bài Tâm Hỷ, Tâm Xả, mà mấy con chưa thấu triệt, mấy con hỏi Thầy, và mấy con không hỏi Thầy, mấy con tư duy suy nghĩ: bây giờ cái này là Tâm Hỷ nè, cái này phải làm như vậy nó là Tâm Hỷ nè, rồi mấy con tìm ra, truy tìm ra, càng ngày nó càng rõ, chứ nó không phải khó khăn. Còn con bỏ lơ qua, con không tiếp tục, con bỏ lơ qua, thì con phải ở trong một cái trạng thái bất động, chứ còn trạng thái mà không đúng cách thì nó không triển khai cái tri kiến của con đâu.
Ví dụ như bây giờ tới đó con bí rồi, con không biết làm gì nữa hết. Nghĩa là không suy nghĩ ra được, thì bắt đầu bây giờ con phải ở trong cái trạng thái an tịnh tâm hành của con, ở trong trạng thái an ổn. Con nhiếp tâm an trú để con ở trong cái trạng thái bất động. Từ cái trạng thái bất động đó con mới đủ cái tri kiến mà suy tư. Bởi vì đó là cái Chánh Niệm Tỉnh Giác rồi. Mà nếu mà con không giữ được tâm mình ở trong Chánh Niệm Tỉnh Giác thì con chuyện này chuyện khác, nó làm lu bu con thì con mờ mịt, tới khi làm bài con bị mờ mịt.
Cho nên khi mà con làm bài, con bị kẹt thì con giữ tâm con thanh thản an lạc vô sự kéo dài. Đừng có nghĩ niệm gì hết. Để ức chế, chế ngự cái tâm của mình trong khoảng thời gian im lặng. Từ đó mấy con có sáng suốt, mấy con tiếp tục làm bài này.
(21:01) Và các con nhớ rằng, trừ ra chúng ta lập thành cái dàn bài thì chúng ta sẽ không bao giờ mà chúng ta sai. Và chúng ta có cái tri kiến từ cái tiểu đề này cho đến cái tiểu đề khác trong một cái đại đề của nó. Thì mấy con sẽ không bao giờ mấy con thiếu cái tri kiến của mình. Nó sẽ dẫn dắt cái tri kiến của mấy con càng sâu lên, càng thấu triệt hơn, càng hiểu biết, càng biết mà không hết dòng tư tưởng.
Chứ nếu mấy con không có những cái dàn bài thì mấy con sẽ bị cạn cụt cái dòng tư tưởng của mấy con. Còn mấy con làm cái dàn bài, thì mấy con không bị cạn cụt cái dòng tư tưởng của mấy con.
Nó không có khó khăn. Thật sự ra thì con thấy nó khó khăn, xử lý thì nó khó khăn. Nhưng mà không khó khăn. Ở đây không phải xử lý bằng cách là mình ngắt bỏ cái niệm đó. Mà mình xử lý bằng cách phải tìm hiểu cái niệm đó.
Mình xử lý, mình tìm hiểu cái niệm mà khởi trong tâm của mình. Mình hiểu cho nó toàn thiện, thấu triệt cái niệm đó. Buộc lòng mình phải dùng cái tri kiến mình hiểu. Hiểu lần thứ nhất, chưa thấu suốt. Hiểu lần thứ hai, hiểu lần thứ ba, thấu suốt rồi, áp dụng pháp Như Lý Tác Ý. Thì mấy con có cái phương pháp hẳn hòi mà. Thì lúc nào các con tu cũng tác ý ngay cái niệm đó hết. Cho nên nó đâu phải còn khó khăn. Nó có cái phương pháp rồi. Nó không phải mất cái hướng của mấy con đâu, nó hoàn toàn phải đẩy lui cái niệm đó, hoàn toàn nó không còn lai vãng đến với con được nữa.
Càng gặp những cái niệm khó quán xét thì ráng nỗ lực, đem hết sức lực của mình. Từ cái chỗ đó mới triển khai được cái tri kiến của mình, mới xả được tâm rốt ráo, nó không còn khó nữa. Đó là cái phần con hỏi Thầy.
(22:56) Trưởng lão: Được rồi, con sẽ lo vấn đề giấy tờ rồi con sẽ nộp Tâm Hỷ và Tâm Xả. Nếu mà nó không đúng thì Thầy sẽ ghi trong cái bài của mấy con là không đúng, để cho con làm thêm. Còn nếu đã đúng thì mấy con lo giấy tờ xong thì mấy con sẽ nỗ lực tu tập rồi vào lớp Chánh Tư Duy luôn. Được, chứ không có sao hết. Bởi vì cái Tứ Vô Lượng Tâm này rất cần thiết, càng thấu triệt nó thì mấy con dễ xả lắm. Áp dụng trên Tứ Niệm Xứ, mấy con sẽ đem lại sự bình an cho thân tâm của mấy con.
Bây giờ con chỉ cần tập quan sát trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà thôi. Còn về cái phần mà viết về Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả thì mấy còn phải thực hiện cái tri kiến đó cho trong suốt; chứ chưa bây giờ áp dụng đâu. Chừng nào vô cái lớp Chánh Tư Duy, thì mấy con sẽ áp dụng. Con áp dụng với cái đặc tướng của mấy con với tâm nào? Tâm Xả, Tâm Từ hay Tâm Bi, thì mấy con sẽ sử dụng trên Tứ Niệm Xứ bằng cái pháp duy nhất đó.
Còn bây giờ mấy con chưa viết xong, thì mấy con đừng có nghĩ rằng mình sẽ tu pháp từ hay pháp bi gì được hết. Khi nào viết xong rồi thì Thầy sẽ xác định mấy con có cái duyên với pháp nào. Bởi vì cái duyên với pháp nào là cái cái sở trường của mấy con. Mấy con thích nó, thì mấy con sẽ tu nó, chứ không có gì khác.
Còn mấy con chưa viết được mà mấy con muốn tu thì chưa được đâu. Bởi vì nó chưa xác định, mà nếu mấy con chung chung, nghĩa là từ bi hỷ xả này, bốn cái pháp này mà mấy con chung chung thì tức là mấy con sẽ tu Tứ Niệm Xứ, chứ không tu chuyên được bốn cái pháp đó đâu.
(24:39) Trưởng lão: Còn các con thấy trong Kinh Bát Thành nó có tám Pháp Độc Nhất; mà Pháp Độc Nhất của nó là thứ nhất là Sơ Thiền, thứ hai là Nhị Thiền, thứ ba là Tam Thiền, thứ tư là Bốn Thiền. Rồi mới Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả. Tám pháp độc nhất.
Một người tu mà Sơ Thiền, người ta vẫn đạt được kết quả chứ không phải đợi, phải đi Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Không phải đâu mấy con. Đức Phật đã xác định. Điều này Thầy chưa dạy về cái…
Bởi vì bốn cái pháp này nó là bốn cái pháp định, bốn cái pháp định. Cho nên Thầy chưa triển khai. Tới cái lớp mà Chánh Định, nếu mấy con mà tới đó là cái lớp Chánh Định triển khai cái giáo án của nó là cái Sơ Thiền là phải tu như thế nào. Còn bây giờ chúng ta tu trên Tứ Niệm Xứ là Chánh Niệm, chứ chưa phải là Chánh Định.
Cho nên vì vậy mà chúng ta có Tứ Thần Túc thì chúng ta nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền thì nó dễ rồi. Nhưng mà chúng ta đi vào pháp độc nhất của Sơ Thiền, ngay từ bây giờ này chúng ta độc nhất vào Sơ Thiền thì phải học các pháp, các giáo trình của nó để thực hiện cái pháp này.
Cũng như bây giờ Thầy triển khai cái tri kiến của mấy con về Tứ Vô Lượng Tâm: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả. Để thấy cái khả năng của mấy con; cái đặc tướng của mấy con ở pháp nào để lấy cái đó mà làm Pháp Độc Nhất cho mấy con tu thôi. Chứ Thầy chưa có giảng về pháp độc nhất đâu.
(26:12) Trưởng lão: Lẽ ra thì phải có cái thời gian một năm lận, cái lớp Chánh Tư Duy là cỡ một năm. Nhưng mà vì Thầy không muốn kéo dài cái thời gian. Cho nên mấy con phải làm đêm làm ngày đó, làm cho thật nhanh mà cho đầy đủ đó. Mấy con phải cố gắng triển khai vì cái thời gian nó gấp rút. Chứ lẽ ra một năm học lớp Chánh Kiến chứ đâu phải là trong ba tháng bốn tháng này đâu. Cho nên gì vậy mà Thầy thấy cái thời gian cần phải gấp rút, gấp rút lên buộc lòng mấy con phải làm việc rất nhiều về cái Chánh Tư Duy của mấy con.
Do đó thì cái lớp mà tu hành về Chánh Tư Duy thì mấy con phải nỗ lực làm cho nốt bài. Còn có mười mấy ngày nữa, mười mấy ngày nữa là mấy con phải làm nốt. Lẽ ra thì những cái bài này được kiểm đi kiểm lại cho đúng cái tiêu chuẩn.
Thí dụ như một bài mấy con làm: "đầu tiên con làm bài Tâm Từ, cái bài đầu, bài này mới có được hai điểm à, thì mấy con phải làm lại cái bài Tâm Từ lần thứ hai. Chứ không phải là hai điểm rồi đi qua để học cái bài khác đâu. Thì các con làm cái bài Tâm Từ lần thứ hai, thì mấy con được lên ba điểm hay là năm điểm. Rồi mấy con làm cho được tới mười điểm mới thôi đó" .
Một bài một, mà phải làm chưa được tới cái đó thì mới còn phải suy nghĩ như thế nào để làm cho được cái điểm đó thì mới chấm dứt cái bài đó. Nhưng ở đây thì chỉ cần thiết để mà các con hiểu biết để áp dụng, để áp dụng vào cái sự tu. Mà Thầy thấy cái sự hiểu biết của mấy con, chứ không phải là dạy mấy con văn chương để viết lách, để tư duy cho nó lý luận bằng cách này bằng cách kia. Nếu mà đúng á, là những cái bài viết của mấy con thì chỉ mới có được ba điểm bốn điểm mà thôi. Chứ chưa được mười điểm đâu.
Cho nên bây giờ các con phải ráng! Ráng mà thực hiện cho xong những cái bài vở này để qua áp dụng thì cái sự tiếp tục của mấy con trên cái lớp Chánh Tư Duy này thì có những người, người ta đủ khả năng để người ta ở lớp Chánh Tư Duy để mà người ta chứng đạo.
Còn mấy con chưa đủ thì Thầy lần lượt giúp đỡ cho mấy con triển khai cái lớp Chánh Kiến trở lại. Chớ không sao đâu. Con đừng lo cái chuyện đó đâu. Nghĩa là muốn không thì mấy con cái khả năng của mấy con nó không được ở trên cái lớp Chánh Tư Duy để xả tâm á. Thì mấy con vẫn coi thì đương nhiên mình nằm ở trên lớp đó, nhưng mà sự thật ra thì còn đang phải làm bài. Để khi nào mấy con thấy Thầy bảo với con phải viết bài để mà xả cái niệm đó là mấy con còn ở trong lớp Chánh Kiến, chứ chưa phải là lớp Chánh Tư Duy đâu. Còn Chánh Tư Duy là quán thấu triệt liền, xả tâm liền.
(28:45) Trưởng lão: “Kính Bạch Thầy có người nói rằng con rắn ăn con nhái, mình can cứu con nhái, nhưng con rắn đang đói khổ thì sao?”
Trưởng lão: Thì thật sự ra Thầy có nhắc cho mấy con rõ mà. Khi mình đuổi con rắn rồi, nó không ăn con nhái rồi thì mình ăn cơm mình đem nấu cơm ra ngay chỗ mình đuổi con rắn đó, mình kêu nó đi: "Rắn ơi! Hồi nãy mày đang đói cho nên mày kiếm con nhái mày ăn chứ gì? Để cho no bụng gì? Nhưng vì con nhái là một cái loài biết đau đớn, thì tao không muốn cho mày làm cái điều ác đó. Vậy bây giờ đây là nắm cơm, thực phẩm đây, mày lại đây mày ăn. Hàng ngày cứ lại đây tao sẽ bỏ cơm này cho mày ăn".
Thì mấy con thấy mình có làm cái điều ác không? Mình có làm con rắn đói khổ không? "Mình can ngăn nó làm điều ác; đó là tạo nó có phước, thứ nhất. Cái thứ hai, còn lại bố thí cho nó cơm ăn nữa, thì nó khỏe quá rồi nó còn làm điều thiện thì từ cái tâm niệm thiện của mình thôi".
Mình sẽ giao cảm được những cái loài đó con, và những cái loài đó nó sẽ giao cảm được mình. Nó sẽ đến đây ăn cơm của mình các con đừng tưởng. "Mọi vật đều là ở trong cái quy luật nhân quả, cùng chung nhau nhân quả. Cho nên Tâm Từ chúng ta sẽ giao cảm được, từ trường chúng ta sẽ giao cảm được loài vật. Nó sẽ giao cảm nhau và cùng sống chung nhau", mấy con.
Các con đừng lo cái điều đó, cho nên vì vậy mà nó không có đói khổ đâu. Tại vì chúng ta nghĩ rằng đói khổ, nhưng mà chúng ta đuổi con rắn rồi, chúng ta không cho nó ăn gì, nó nói khổ là chúng ta mang tội đó. Mình ít ra mình cũng thực hiện được cái lòng từ của mình đối với loài chúng sanh.
Bây giờ bi với con nhái, phải không? Con nhái bị con rắn cắn là bi với con nhái rồi, thì phải từ con rắn chứ. Bi với con nhái, lại bỏ con rắn cho chết đói, tu tập như vậy là sao? Từ bi người ta có đủ mà tại sao không thực hiện? Do đó mấy con hỏi điều này thì mấy con chưa hiểu, chứ hiểu rồi mấy con hiểu khi mình đuổi con rắn rồi, thì con rắn nó chạy đâu đó chứ nó đi đâu, thì đem nắm cơm hoặc là cái bánh cái chuối gì đó, để đó đi, để ngay cái chỗ mình đuổi được rắn: "Hồi nãy tao đuổi không cho mày làm cái điều ác là giết hại con nhái để cho mày ăn no bụng mày. Bây giờ tao sẵn sàng cho mày cái bánh nè. Mày đến đây, mày ăn đi đừng có bắt con nhái, tội nó lắm. Tất cả những loài vật mà giết nhau ăn thịt nhau đều là xấu lắm, ác lắm. "
Mình nói vậy đi, rồi cái từ trường của mình phóng ra nó sẽ giao cảm chứ gì. Đã biết là khi một lời nói thiện, một lời nói ác đều có từ trường phóng ra. "Mà là dòng động vật nó không có nghe âm thanh chúng ta nói được đâu, mà nó giao cảm được cái từ trường. "
(31:10) Trưởng lão: "Trở lại, trường hợp người ta hoan hỉ trong ác pháp như trúng số, bê tha. Ta có thể thương xót họ không? Và vậy có thể gọi là Tâm Bi không? "
Trưởng lão: Nghĩa là khi mà chúng ta không hoan hỷ với họ trong cái ác pháp của họ. Nhưng mà chúng ta thương xót họ, biết họ ở trong ác pháp mà thương xót họ. Thương cho họ thì chúng ta làm sao? Chúng ta bỏ mặc à? Ít ra chúng ta nói: à "bác hay chú hay anh, Trời ơi, mình trúng vé số mình phải lo bỏ vốn làm ăn chứ, bê tha vui thế này rồi bài bạc, mai mốt nó khánh tận, khổ lắm".
Thà là mình có lời nói khuyên lơn người ta, còn người ta làm hay không làm là do nhân quả của người ta. Nhưng mà mình làm ngơ trước cái đó là mình thiếu lòng từ. Thấy người ta trong ác pháp, người ta đau khổ mình không nói lời nào đó là mình thiếu lòng từ. Cho nên mình cũng khuyên lơn họ, nói này nói nọ, tức là mình thực hiện lòng từ. Cho nên vì vậy mình ban rải được lòng từ của mình khắp cùng. Cho nên phải sáng suốt vấn đề này con. Rồi!
(32:17) Trưởng lão: Con bây giờ còn bệnh thì con cứ uống thuốc, không có sao đâu. Chừng nào mà tới chừng nào mà thầy nói bây giờ không uống thuốc nữa nghe, thì mấy con sẽ không uống thuốc. Còn bây giờ thì các con cứ uống tự nhiên, thuốc là tốt chứ không có gì đâu. Nó sẽ hết bệnh, đó là cái phước Hữu Lậu, mình có thuốc là phước Hữu Lậu cho nên cứ dùng.
Chừng nào mà tới cái giai đoạn mà quyết định sống chết với giặc sinh tử thì chừng đó khỏi cần uống thuốc. Lấy pháp mà ôm phao, mà vượt biển; lấy pháp mà đập thật sạch ba cái cảm thọ này xuống. Thì chừng đó thầy bảo, còn bây giờ thì chưa thì mấy con đừng có nghĩ, chưa tới giờ mà cứ vậy đó thì mấy con chưa đủ đạo lực đâu, rồi mấy con tự tiêu hoại mấy con thì uổng lắm. Con hiểu chưa? Cho nên đừng, khoan đã! Chừng nào Thầy cho phép…
Còn bây giờ chưa cho phép thì à, bây giờ thầy bảo, bây giờ đó, không uống thuốc gì hết, ngồi sừng sững lên, không được nằm rên. Thì lúc bây giờ nghe lời Thầy ngồi lên, chết bỏ. Chừng đó thì có xin cho uống thuốc Thầy cũng không cho, ai đem thuốc Thầy bảo "dừng", không cho uống thuốc.
Còn mà chừng nào Thầy bảo còn uống thuốc được thì cứ uống thuốc. Mà nếu trong cái giờ đó uống thuốc mà cần phải ăn cái gì thì Thầy khai giới cho mà ăn, ăn phi thời, Thầy khai giới, khai giá trì phạm mà. Cái khả năng con chưa đủ, thì con phải uống thuốc, phải ăn uống một cái gì đó để khi thuốc nó không quậy phá bao tử con, thì Thầy sẽ giúp dùm cho. Đừng lo xa, có Thầy, chừng nào Thầy chết rồi là tự lo. Còn bây giờ có Thầy, Thầy bảo "hôm nay là chiến đấu tận cùng à, chết bỏ nhất định là không uống thuốc", thì chừng đó hãy nghe lời Thầy. Còn khi Thầy chưa bảo thì cứ uống, không có sao hết.
(33:49) Trưởng lão: Rồi bắt đầu, không có gì nữa. Có hỏi gì nữa thêm không?
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão. Con hỏi thêm câu này: Lúc trước Trưởng lão có giảng cho con nghe về pháp tu của bậc Duyên Giác là không có độc cư mà đi thẳng vào Tứ Vô Lượng Tâm. Sau khi mà con phát hiện đặc tướng của mình rồi thì dùng phương pháp nào cũng được. Đặc tướng của con là Tâm Bi. Con có nên phát triển Tâm Bi của con hơn là độc cư. Vì pháp tu của bậc Duyên Giác là không có độc cư mà.
Trưởng lão: À, "không độc cư mà độc cư. Bởi vì nó không có nói chuyện như Thinh Văn. Nhưng pháp tu của bậc Duyên Giác thì Bậc Duyên Giác nó tu ngay cái chỗ mà Lục Nhập - nó sanh ra Xúc, Thọ đó. Nó sanh ra duyên Xúc với duyên Thọ. Do đó nó ở chỗ đó nó ngăn chặn, phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, nó hơn là độc cư rồi con".
Nếu mà nó ở chỗ đó, bởi vì nó tu chỗ Lục Nhập, mắt, tai, mũi, miệng là năm căn và năm trần nó xúc chạm vào đó mà nó sinh ra các cảm thọ. Mà nó diệt tất cả các cảm thọ đó, nó không còn ái, thọ lạc, thọ khổ nữa. Do đó, nó ở cái chỗ mà xúc chạm với nhau, vì vậy nói rằng tu cái pháp đó không độc cư…
"Sự thật ra nó không nói độc cư con, chứ bậc Thinh Văn là độc cư Đệ Nhất. Nó ôm chỗ đó là nó phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Nó xúc chạm mà nó không sanh. Cho nên nó phòng hộ ghê lắm, nó không để cho xúc chạm nhiều đâu, chứ xúc chạm nhiều nó giữ không có nổi đâu". Con hiểu không?
(35:30) Trưởng lão: Mà cái bậc gọi là Duyên Giác, là bậc ghê gớm lắm. Họ ngay từ cái chỗ cảm thọ, xúc chạm mà sanh ra cảm thọ; họ không cho ái; họ nhắc - nghĩa là nó chạm nhau mà họ không cho ái. Cho nên nó vừa là phòng hộ kỹ lưỡng, nói nó không phòng hộ nhưng sự thật nó ở chỗ đó nó phòng hộ. Chỗ lục nhập mà, sáu chỗ lục nhập. Cho nên nó phòng hộ ghê gớm lắm, giữ gìn ghê gớm, nhưng nó vẫn bị xúc chạm. Bởi vì nó xúc chạm để nó sanh ra thọ đó, Xúc Thọ đó, cảm thọ đó - cái thọ thì nó có Ái, Hữu Thủ đó.
Cho nên chỗ này là cái chỗ rất là quan trọng của chúng ta. Cho nên nó bẻ gãy ngang ở chỗ đó. Cho nên ở trong cái thời gian mà tu nó là Độc Giác đó. Những cái bực đó là bực Độc Giác, nghị lực và ý chí của họ mạnh mẽ vô cùng, chứ còn lơ mơ thì ở chỗ xúc chạm chịu không nổi.
Còn "chúng ta có phương pháp nương, còn nó nó không có nương, ở chỗ đó nó bẻ". Mình nương như thế nào?
"Bây giờ thân đau quá thì mình nương vào hơi thở, an tịnh thân hành, nó nương. Còn kia nó không nương đâu, bởi vì nó không có Thinh Văn, nó không có đi từng cấp đâu. Nó vô ngay chỗ đó nó bứt liền. Cho nên vì vậy nó phòng hộ ghê gớm lắm". Nhưng mà "nó không độc cư mà nó độc cư"; "nó không có nói chuyện với ai hết". Bởi vì nó vô cái chỗ đó nó chỉ còn có mình nó với cái chỗ xúc chạm. Bởi vì nếu mà nó xúc chạm nó sanh ra ái dục, cho nên nó đâu có nói chuyện được. Con hiểu không?
Nó không tiếp giao bên ngoài, mà nó tu ghê gớm lắm. Bởi vì nó là độc giác mà. Độc giác thì nó phải độc cư rồi, nhưng mà điều kiện là nó phải ở chỗ đó nó thực hiện. Ở chỗ mà xúc chạm, ở chỗ Lục Nhập. Cho nên nói về Duyên Giác, Thầy nói bậc này ghê gớm. Còn bậc Thinh Văn thì mình tu từng pháp, từng pháp mình vô. Rồi mình phải hiểu, mình phải hiểu, mình vô con.
(37:22) Trưởng lão: "Còn con hỏi, con hỏi, Thầy từ bi giảng rõ chi tiết dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu".
Ở đây là những cái bài pháp à con. Bài pháp dục lậu, là Thầy nói chung chung để mấy con hiểu. "Những cái gì mà khởi ham muốn điều là dục lậu. Còn những cái Hữu Lậu là những gì có mà làm chúng ta phiền não, đau khổ là cái Hữu Lậu. Những gì có: như có thân chúng ta chấp thân - coi chừng chúng ta bị Hữu Lậu đó. Rồi chúng ta chấp những kiến thức hiểu biết ấy, nó cũng là Hữu Lậu đó. Cái hiểu biết của chúng ta nó làm cho chúng ta không xả được, nó là Hữu Lậu. Còn Vô Minh Lậu là cái mờ mịt, cái tướng trạng mờ mịt là hôn trầm, thùy miên. Và sự hiểu biết không có rõ, không có cụ thể, đều là Vô Minh Lậu hết mấy con".
Cho nên hôm nay chúng ta học Chánh Tri Kiến, là vén cái màn Vô Minh Lậu đó. Chỗ đó chung chung, để sau này rồi có dịp Thầy sẽ, khi nào mấy con bị kẹt chỗ nào không giải quyết được thì lúc bấy giờ Thầy giảng cho mấy con làm cái bài đó cho thành.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão Hữu Lậu là những cái có sẵn phải không?
Trưởng lão: "Là cái có sẵn. Như bây giờ, cái thân con là có sẵn rồi đó, là nó Hữu Lậu đó. Rồi cái tâm niệm của con, cái kiến giải, cái hiểu biết của con là cái có sẵn trong đầu con; đó là cái Hữu Lậu đó. Tất cả những cái có mà nó đem đến sự đau khổ cho mình đó là Hữu Lậu. Còn cái dục lậu là cái gì ham muốn, nó đem đến cho mình đau khổ đó là cái dục lậu" .
Con hỏi đi!
Tu sinh: Cái Sanh Y có phải là Hữu Lậu?
Trưởng lão: Cái Sanh Y cũng là cái Hữu Lậu rồi con. Bởi vì nó là Hữu Lậu. Phải không? Bởi vì chúng ta tu tập là trong tâm chúng ta hoàn toàn là không có ba cái lậu hoặc: Dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, là giải thoát. Còn ba lậu hoặc này là không giải thoát. Chứ không phải nói cái niệm không còn niệm là giải thoát, không phải!
Nó không còn dục lậu, nó bất động tâm, chúng ta có niệm, nhưng mà có niệm không có dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Có cái niệm không có, thì cái niệm đó cái bình thường của con người. Chúng ta phải có cái sự tư duy suy nghĩ chứ, nhưng mà nó không có lậu hoặc mấy con. Mình nên xét cái chỗ đó; nó không có lậu hoặc. Nhưng nó có niệm, tức là con người là phải có niệm, nói con người mà không niệm là cái gốc cây rồi, trật rồi, không được. Sai, không đúng.
Cho nên nó có niệm, mà niệm dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu thì triệt tiêu, không được để vì đó là sự đau khổ. Còn cái niệm không đau khổ thì không triệt tiêu.
(39:49) Trưởng lão: Hiểu như vậy thì chúng ta mới biết cách tu mà sau này chúng ta mới triệt tiêu cho được những cái niệm dục lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu này. Quyết định là triệt! Chứ không có được để, hễ nó có lòi cái mặt ra là quyết định phải diệt. Đó là cách tu của chúng ta, mạnh mẽ và cương quyết.
Bởi vậy Thầy nói lớp này còn là chứng đạo. Còn một người là chứng đạo một người, mà rớt hết thì thôi. Thầy nhất định mà, mấy con tưởng ở đây tu thật mà làm thật chứ. Ăn thật, làm thật, nói thật. Chứ không phải nói chuyện giỡn! Mà tu thật, tu chết tu sống đó - chứ không phải là nói. Đem hết cuộc đời chúng ta sanh ra làm người, được cha mẹ nuôi lớn như thế này bao nhiêu công lao, rồi bây giờ vô đây ngồi để chơi à?
Không phải chuyện đó đâu mấy con. Phải làm thật. Phải đem lại sự giải thoát thật, để chứng minh cho mọi người biết là Phật giáo là phải tu như vậy đó, chứ không phải tu chơi đâu. Bây giờ một mình Thầy không đủ chứng minh điều đó, cái miệng Thầy nói, họ nói Thầy cái miệng nói, không làm được gì được đâu. Nhưng mà ở đây có năm người, mười người làm được, họ có dám nói chúng ta không? Chúng ta tu rõ ràng mà. Có một tập thể chúng tôi làm được mà, chứ đâu phải có một người.
Thôi rồi, bây giờ còn hỏi gì nữa không? Nghỉ nha mấy con. Hết chưa. Hết rồi hén. Cố gắng thực hiện những cái bài mà chưa xong thì phải làm cho xong. Càng sớm chừng nào tốt chừng ấy, để chúng ta đi vào tu tập đi.
Tu sinh: Bạch Thầy có bài quán xả, hôm nay con chưa chấm, còn…
Trưởng lão: À, cái Tâm Từ hả con? Con có nộp rồi phải không?
Tu sinh: Tâm từ con làm rồi, Tâm Hỷ con làm rồi
Trưởng lão: À, lẽ đương nhiên mấy con nộp lu bù như vậy đó. Thì để Thầy duyệt lại nó ở đâu chứ, mấy con bữa nay đưa ngày mai đưa, mấy con góp lại một lần cho Thầy. Mấy con đưa người trước người sau, người trước người sau.
Tu sinh: Thế thì con xin lại, quyển này con làm xả rồi nhưng mà..
Trưởng lão: Cái quyển nào? quyển này của con hén?
Tu sinh: Vâng!
Trưởng lão: Có nhiều con viết Tâm Từ, Tâm Bi một tập. Bao nhiêu tâm con viết một tập. Mà mấy con đưa Thầy, tại sao Thầy không trả, là tại vì chưa tới cái ngày trả, mới đưa hôm qua bữa nay đòi lại Thầy rồi. Ông nội Thầy đọc sao kịp! Có phải không? Mấy con làm quá thầy cái máy.
Tuần rồi phải không con. Như vậy để thầy kiểm lại, con tên gì đây? Rồi để Thầy kiểm lại.
Tu sinh: Của con có Tâm Từ không.
Trưởng lão: Có Tâm Từ không, rồi, được rồi để Thầy kiểm lại. Nó sót ở đâu đó. Bởi vì mấy con cứ đưa, người này đưa bữa nay, người kia đưa bữa nọ. Thầy về Thầy để chồng lên đó. Thành ra nó cứ đầy ắp dưới này, Thầy cứ lấy bài đầu Thầy mới duyệt. Tới ngày Thầy trả Thầy trả cho mấy người đó, chứ còn sót cái tập cuối cùng. Không biết chừng con nằm cuối sổ.
Rồi bắt đầu bây giờ xong rồi hả con!
HẾT BĂNG