00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 088A (NAM) - ÁP DỤNG TRIỂN KHAI TRI KIẾN TRONG LỚP CHÁNH TƯ DUY - VẤN-ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - GIỚI LUẬT NGHIÊM

LCK 088A (NAM) - ÁP DỤNG TRIỂN KHAI TRI KIẾN TRONG LỚP CHÁNH TƯ DUY - VẤN ĐẠO TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - GIỚI LUẬT NGHIÊM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 11/02/2006

Thời lượng: [46:11]

1. LƯU Ý HỌC LỚP CHÁNH TƯ DUY

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay, mấy con thưa hỏi Thầy về vấn đề làm bài hoặc là tu tập. Tu tập có gì trở ngại thì thưa hỏi Thầy. Vì chúng ta sắp sửa còn mấy bài nữa là chúng ta vào lớp Chánh Tư Duy, dùng tư duy suy nghĩ để xả tâm mình, đi đến chỗ rốt ráo. Tức là tu cái Định Vô Lậu mà chúng ta đã từng áp dụng triển khai cái tri kiến của chúng ta trong cái lớp Chánh Kiến.

Hôm nay chúng ta còn một vài bài nữa là chúng ta xong. Làm sao viết cho đầy đủ. Nếu không đầy đủ, tới chừng vô áp dụng cái lớp Chánh Tư Duy thì chúng ta bị ức chế. Cho nên phải viết cho đầy đủ, viết cho đúng. Viết sai thì cũng không xả tâm được. Bởi vì quan trọng là ở chỗ Chánh Tri Kiến của chúng ta. Nếu mà cái Chánh Tri Kiến không thông suốt thì nó bị Tà Kiến, vì vậy mà chúng ta nói xả chứ sự thật ra chúng ta bị ức chế. Cần phải thông suốt thấu triệt được cái lý như thật của Phật pháp thì chúng ta mới xả tâm được.

(01:12) Cho nên cố gắng những bài vở mà của các con đã tư duy suy nghĩ viết ra - đúng thì các con thấy nó đã xả rất nhiều. Mặc dù là chúng ta chưa áp dụng nhưng mà chúng ta thấy khi mà hiểu biết thì chúng ta xả rất nhiều chướng ngại pháp đến với tâm chúng ta; chúng ta thấy bình thường, làm chúng ta rất an ổn.

Đó là nội cái lớp Chánh Kiến thôi mà chúng ta thấy tâm mình cũng xả rất nhiều rồi. Mà nếu bước qua cái lớp Chánh Tư Duy, từ cái tư duy ở trên tư duy để xả những ác pháp để ngăn diệt ác pháp trong thân tâm của chúng ta. Nếu mà không thông suốt thì chúng ta bị ức chế.

Mà thông suốt thì chúng ta thấy nó thanh thản, an lạc, vô sự một cách cụ thể rõ ràng. Và từ đó cái thời gian kéo dài từ một giờ đến mười hai tiếng đồng hồ rất dễ dàng, không còn khó khăn như trước kia nữa. Vì chúng ta ức chế mà chúng ta không thể kéo dài cái thời gian thanh thản, an lạc, vô sự dài được.

Vì ức chế mà tâm chúng ta vẫn bị hôn trầm thùy miên rất nhiều vì chúng ta phải dụng công; dụng công cho nên nó mệt mỏi. Do đó chúng ta bị hôn trầm, thùy miên.

(02:21) Còn trái lại, chúng ta xả được tâm thì chúng ta không có mệt nhọc, không có dụng công nhiều. Chỉ cần cái tri kiến chúng ta hiểu biết, hiểu biết thấu triệt như thật các ác pháp thì chúng ta đã xả tâm rồi. Do đó chúng ta không có vận dụng, vận dụng cái công sức của mình nhiều để mà tu tập. Vì vậy mà hôn trầm, thùy miên giảm.

Và đồng thời cái cuối cùng thì chúng ta hoàn toàn là không có cái buồn ngủ, không có hôn trầm thùy miên, tức là không có trạng thái lười biếng, si mê của cái trạng thái hôn trầm, thùy miên nữa. Từ đó nó rất là tỉnh táo, nó đem lại cho chúng ta rất là sáng suốt. Cho nên mọi sự kiện xảy ra chúng ta vẫn thấy mình hoàn toàn là bình an.

(03:10) Cho nên cố gắng nếu mà học có căn bản từng lớp một thì chúng ta thấy được sự giải thoát rất cụ thể rõ ràng. Từ cái chỗ không hiểu chúng ta đi đến chỗ hiểu, từ cái chỗ hiểu đi đến cái chỗ giải thoát nó không xa. Bởi vì đó là tri kiến giải thoát. Chúng ta tu bằng cái hiểu biết - chứ không phải bằng cái ức chế. Hiểu như vậy!

Cho nên sắp sửa chúng ta còn không bao lâu là chúng ta tiến tới cái lớp Chánh Tư Duy, để áp dụng vào đời sống của chúng ta từng tâm niệm, để đem lại sự thanh thản, an lạc, vô sự cho sự tu tập của chúng ta, kết quả của sự giải thoát hoàn toàn.

(03:46) Hôm nay các thầy, các phật tử có điều gì hỏi, cần thiết trên sự tu tập của chúng ta, cần thiết để lập thành cái dàn bài để viết không sai, để quán xét một điều cần hiểu biết mà nó không đi lệch đường, không lặp đi lặp lại. Cần thiết phải thưa hỏi kỹ trong vấn đề tu tập. Vậy ai có hỏi điều gì, cứ thưa hỏi Thầy.

2. VẤN ĐẠO TU TÂM BI

(04:16) Tu sinh: Bạch Thầy, Thầy cho cái dàn bài của Tâm Xả. Con chưa có tận tường.

(04:55) Trưởng lão: Ở đây có hai câu hỏi, hình như là Tâm Bi có hai phần: "thương xót nỗi khổ đau bất hạnh của chúng sanh và thương xót nỗi hạnh phúc của chúng sanh? "

Không phải thương xót cái nỗi hạnh phúc của chúng sanh, mà hoan hỷ cái nỗi vui mừng hạnh phúc của chúng sanh. Thì mới đúng. Chứ không có thương xót. Thấy người ta vui mà thương xót?

Thương xót có nghĩa là đau xót. Cho nên không có thể nói thương xót chúng sanh trong hạnh phúc của chúng sanh được. Mà chúng sanh trong nỗi đau khổ thì nói thương xót. Các con hiểu không?

Mà trong khi thương xót nỗi hạnh phúc của chúng sanh thì không có thương xót nỗi hạnh phúc. Thương xót dùng chỗ này không đúng. Mà hoan hỷ, vui vẻ với cái sự an vui của chúng sanh, của người khác, vật khác. Hoan hỷ, chắc chắn là Tâm Hỷ rồi. Khi thấy chúng sanh trong cái hạnh phúc an vui đó thì mình hoan hỷ. Còn mình tu tập Tâm Từ thì không có làm cho hạnh phúc đó bị mất. Hạnh phúc của chúng sanh đang an vui mình đừng làm cho bị mất thì đó là Tâm Từ. Còn cái tâm mà thấy chúng sanh được an vui hạnh phúc thì mình hoan hỷ, chứ không có thương xót, mà hoan hỷ. Con lầm chữ hoan hỷ với thương xót.

(06:25) Tu sinh: Kính thưa Trưởng Lão, tại vì trong Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, Trưởng Lão có đề là "thương xót là hạnh phúc của chúng sanh? "

Trưởng lão: Cái đó là lời Phật dạy nhưng mà sự thật dùng chữ thương xót thì nó không đúng, mà phải là hoan hỷ mới đúng. Cái đó làm lạm dụng chữ. Cho nên chữ thương xót nỗi hạnh phúc của chúng sanh. Chữ xót có nghĩa là đau đớn, đang đau đớn mà thương xót. Cho nên chỗ này là hoan hỷ hạnh phúc của chúng sanh thì mới đúng.

Tu sinh: Vậy là ở trong tập sách đánh lộn chữ?

(06:57) Trưởng lão: Đánh lộn đó con. Hoan hỷ chứ không phải là thương xót.

Tu sinh: Cho nên con đọc con thấy “thương xót là hạnh phúc của chúng sanh

Trưởng lão: Cho nên đó là những cái sót của những cái từ mà dùng đó con. Bởi vì làm sau mà thương xót được trong khi người ta vui vẻ. Thấy người ta vui cười mình thương xót là không đúng. Bởi vì thấy người ta đau khổ mình mới thương xót.

Cho nên nhiều khi mình dùng chữ, mình thiếu suy nghĩ một chút thì nó sai. Hoặc là khi mà đánh vi tính thì mình đánh sót hoặc là không đúng, vậy thôi. Cho nên khi mà mình phân tích cho kỹ thì mình phải thấy rõ được cái này, chứ không khéo thì không được. Cho nên thương xót nỗi khổ của chúng sanh đúng, vì chúng sanh đang khổ mình xót xa quá. Mình thấy cái quằn quại trên cái đau thương thì đó là thương xót.

Còn bây giờ người ta vui cười mà mình thương xót họ sao được? Người ta cười vui, người ta hạnh phúc, người ta không có khổ, thì đó là mình hoan hỷ. Mình thấy người ta vui mừng thì mình thấy mình hoan hỷ. Cũng như người ta trúng vé số mà tôi thương xót người trúng vé thì không được - mà tôi hoan hỷ anh sao mà có dịp may quá lại trúng được vé số như thế này; anh trang trải được nợ nần; anh sắm được nhà cửa, ruộng đất. Tôi hoan hỷ tôi thấy anh thoát ra cái sự khổ đau, nghèo túng của anh rồi. Đó là tôi vui mừng; tôi vui mừng giúp anh. Tôi chúc anh được mãi mãi như vậy hoài. Thì đó là mình vui mừng ở trong cái hạnh phúc của chúng sanh.

Do đó con gặp cái trường hợp đó, con hỏi để cho mình biết cho rõ, chứ không khéo mình bị lầm, lầm dùng từ. Thì ở đây còn ai hỏi Thầy gì nữa không?

3. VẤN ĐẠO VỀ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

(09:06) Trưởng lão: "Câu hỏi con như thế này. Bạch Thầy, con xin hỏi khi con xuất gia; con có phát nguyện: "sau khi con bỏ thân này, con xin làm đệ tử của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát", thành tựu không hai."

Trưởng lão: Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị bồ tát ở bên Đại Thừa, để độ vong linh của những người chết ở dưới địa ngục. Đó là cái nghĩ tưởng của bên Đại Thừa. Cho nên con muốn làm đệ tử của Ngài thì cũng tốt, là lúc nào cũng phải đi độ vong hồn của người chết.

Nhưng theo Thầy thiết nghĩ đó là một vị thần ở bên Bà La Môn mà được đưa vào để cứu độ vong hồn của những người chết, mà biến thành Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nhưng Địa Tạng Vương Bồ Tát người ta nói đó là cái Ngài Mục Kiền Liên. Ngài Mục Kiền Liên tu hành mà vì phát nguyện tâm của mình thành Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Nhưng mà sự thật Mục Kiền Liên là đệ tử của đức Phật, Ngài cứu độ mẹ mình mà sau này viết thành cái bộ kinh bên Đại thừa, là kinh Vu Lan Bồn. Cho nên trong cái vấn đề của kinh sách của Nguyên Thủy và Đại Thừa nó hay sai khác.

Người ta lấy Ngài Mục Kiền Liên, mà người ta nói Mục Kiền Liên đi xuống địa ngục, khi mà chứng được Tam Minh, rồi đi xuống địa ngục thăm mẹ, khi thấy mẹ ở trong cái Địa Ngục Ngạ Quỷ, địa ngục đói. Rồi lấy cơm cho mẹ ăn, mà mẹ ăn không được. Cho nên mới về mới xin Phật để cứu mẹ mình. Cho nên đức Phật mới dạy cho Ngài Mục Kiền Liên là xin tứ sự, để cúng dường trai tăng cho chư tăng, nhờ công đức tu hành trong ba tháng hạ. Do đó nhờ công đức đó của Ngài Mục Kiền Liên mà cứu độ mẹ mình thoát địa ngục.

(11:16) Thì đây là một cái vấn đề của Phật giáo Đại Thừa đặt ra, không có đúng cái điều kiện của Phật giáo Nguyên Thủy. Bởi vì Phật giáo Nguyên Thủy thì tự ai cũng phải tự cứu lấy mình, tự thắp đuốc lên đi. Cho nên do đó mà con đọc kinh sách đó, con thấy cái tâm nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát quá lớn, độ chúng sanh, độ những linh hồn ở dưới địa ngục chừng nào mà tất cả những linh hồn của người chết ở trong địa ngục mà thoát ra khỏi hết thì Ngài mới thành Phật. Còn không thì Ngài luôn luôn là Bồ tát để độ tất cả linh hồn người chết. Thì đó là cái ước nguyện của một vị thần ở bên Bà La Môn. Như vậy chứ còn ở bên Nguyên Thủy không có. Không có điều đó. Mà con muốn làm đệ tử của Ngài mà độ những linh hồn thì tốt, chứ không có sao. Đó là cái tâm nguyện tốt.

Nhưng con đường nào, con cứ nguyện như vậy, con đường nào con đi đến để mà con làm đệ tử của Ngài thì ở trong kinh Địa tạng không có dạy. Nếu mà dạy thì con cũng có thể làm được. Nhưng vì không có dạy cho nên vì vậy con không có biết cách mà con đi đến. Vậy thì tốt hơn hết theo Thầy thiết nghĩ con hãy tu, tu cho mình, làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Con sẽ chứng quả A La Hán; chừng đó con có đủ Tam Minh; con mới quán xét con có duyên độ chúng sanh, những linh hồn chết ở dưới địa ngục hay không? Chừng đó có đủ Tam Minh con quan sát coi ở chỗ nào mà gọi là địa ngục; chỗ đó có linh hồn của người bị giam cầm ở đó không. Nếu quả chăng có thật thì ước nguyện mà con làm, con sẽ ước nguyện làm đệ tử của Ngài Địa Tạng thì chắc chắn nó sẽ đạt thành.

Còn nếu khi con có Tam Minh, con quan sát mà thấy không có, thì chắc chắn là con sẽ biết là Ngài Địa Tạng có thật hay là không có thật và linh hồn của người chết có thật hay là không có thật. Thì chừng đó thì con sẽ tự giải quyết được cái điều ước nguyện của con.

(13:22) Còn bây giờ thì ráng tu, ráng tu để cho mình xả được tâm ly, tham, sân, si làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Thì khi mà làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì con có đủ đạo lực; con sẽ dùng Tam Minh - tức là con dùng cái Thiên Nhãn Minh con quan sát coi cảnh Địa Ngục ở đâu, và ở đó có vị Địa Tạng Vương Bồ Tát hay không? Cái khả năng của con, con tu tập được là con sẽ thấy được điều đó. Và cái nguyện của con trở thành làm đệ tử của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Thì bây giờ con sẽ làm Địa Tạng Vương Bồ Tát, chứ không làm đệ tự ông tăng nữa. Con hiểu không?

Tự con đi xuống đó mà rước linh hồn, rồi hướng dẫn cho họ để họ thoát ra cảnh địa ngục. Thì con ráng mà tu đi, rồi con sẽ đạt được cái ước nguyện đó.

(14:18) Trưởng lão: "Con xin Thầy để cho gặp riêng, để hỏi về pháp môn Tứ Niệm Xứ, và con muốn học tu pháp Tứ Niệm Xứ. "

Trưởng lão: Thầy sẽ chỉ dạy, con lớn tuổi rồi, cũng từ trên pháp môn Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Nếu mà cố gắng tu tập thì tâm con sẽ thanh thản, an lạc, vô sự thì chừng đó con sẽ thấy pháp môn Tứ Niệm Xứ thật là vi diệu. Thầy sẽ có thời gian Thầy sẽ dành gặp riêng con, để dạy con tu pháp này. Lúc mà hai giờ chiều nay, con sẽ gặp Thầy tại Tổ đường, tại đây, Thầy sẽ dạy con về tu pháp Tứ Niệm Xứ.

4. VẤN ĐẠO “XẢ LẠC, XẢ KHỔ”

(15:09) Trưởng lão: Câu hỏi của con. "Cho con xin hỏi một câu hỏi. Xả lạc, có phải là lạc của bảy giác chi không? Xả khổ, có phải là khổ đế trong Tứ Diệu Đế không? Xả niệm thanh tịnh, có phải là tu tập Từ, Bi, Hỷ, Xả không? Bạch Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ, để con làm bài cho được tốt. Kính xin Thầy hoan hỷ cho. "

(15:39) Trưởng lão: Ở đây “xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh” đó là một câu tác ý của Tứ Thiền. Khi chúng ta muốn nhập Tứ Thiền thì chúng ta trạch pháp cái câu này. Thì trạch pháp câu này thuộc về Trạch Pháp Giác Chi. Khi mà chúng ta có Tứ Thần Túc thì câu này là Trạch Pháp Giác Chi. Mà chưa có Tứ Thần Túc thì câu này chỉ là một cái câu trạch pháp giác chi của pháp Giác Chi, chứ không phải là năng lực của Giác Chi. Con phân biệt rõ chỗ này.

Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh” - tức là xả cái cảm thọ, cái cảm thọ nó có ba: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Cho nên xả lạc là tọ lạc; xả khổ là thọ khổ; xả niệm thanh tịnh là thọ bất lạc bất khổ. Con hiểu chưa? Cho nên ở đây, xả được cái này thì chúng ta nhập được Tứ Thiền.

Cho nên xả lạc có phải là lạc của Bảy Giác Chi? Không phải! Không phải là lạc của Bảy Giác Chi mà của cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ.

Còn cái lạc của Thất Giác Chi là cái lạc do các pháp, do các pháp mà tu, thì như bây giờ chúng ta tu cái hoan hỷ, nó làm cho mình có cái trạng thái an lạc ở trong đó, thì đó là pháp Bảy Giác Chi. Mới bắt đầu mà chúng ta tu là Bảy Pháp Giác Chi, nhưng bảy năng lực của giác chi. Thì cái lạc này là cái lạc do "ly dục sanh hỷ lạc".

(17:22) Xả khổ có phải là Khổ Đế Tứ Diệu Đế không? Khổ Đế, Tứ Diệu Đế là đức Phật chỉ cho cái Chân Lý, cái sự thật của cuộc đời con người là khổ như vậy, như vậy. Thì nó là cái Chân Lý của đời người. Còn xả khổ ở đây là cái trạng thái đau khổ của cảm thọ, con hiểu không?

Còn cái kia nói để cho chúng ta biết rằng, bây giờ có cái sự mà trong gia đình có người đi xa, có người chết, đó là cái khổ biệt ly; hoặc là đói không có cơm ăn, thì nó là cái khổ về cảnh đói; hoặc là trong gia đình có người đau, thì mọi người cũng đều khổ nhưng mà khổ vì lo. Còn ngươi đau thì vì cái sự đau mà khổ; cho nên là khổ cảm thọ. Chứ không phải là Khổ Đế. Khổ Đế chỉ cho tất cả những cảm thọ, những sự kiện làm cho người ta bất an thì đó là khổ - khổ của Tứ Diệu Đế.

(18:25) Xả niệm thanh tịnh như hồi nãy Thầy nói: xả bất lạc bất khổ đó, là cũng cảm thọ. Nó không phải là Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Từ, Bi, Hỷ, Xả là Pháp Duy Nhất để chúng ta thực hiện đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn. Cho nên chữ xả ở đây chỉ nó nằm trong cái "xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh" - tức là xả lạc, xả khổ, xả bất lạc bất khổ. Chứ không có gì hết. Đó là cái cảm thọ của chúng ta.

Còn Từ, Bi, Hỷ, Xả là cái pháp môn, cái pháp môn để mà chúng ta tu tập đi đến rốt ráo, pháp môn Độc Nhất. Cho nên nó thực hiện cái Tâm Từ; thực hiện cái Tâm Bi; thực hiện cái Tâm Hỷ và thực hiện cái Tâm Xả. Cho nên "xả niệm thanh tịnh không có nghĩa là Từ, Bi, Hỷ, Xả". Cái xả này nó không giống cái "xả niệm thanh tịnh" đâu.

Bởi vì cái xả của Từ, Bi, Hỷ, Xả Tứ Vô Lượng Tâm là nó xả toàn triệt; đụng tất cả các cái pháp nào mà đụng tới thân nó; nó đều xả hết, xả các pháp ác có, xả các pháp thiện có. Nó hoàn toàn nó ở trong thanh thản, an lạc, vô sự; nó toàn bộ là cái xả của cái Từ, Bi, Hỷ, Xả, Tứ Vô Lượng Tâm là xả vô lậu. Còn cái mà xả mà còn hữu lậu thì nó còn cái trạng thái an ổn, còn trạng thái thiện ác, hoàn toàn còn hữu lậu. Còn cái xả của từ bi nó đi đến cuối cùng là xả vô lậu. Mà vô lậu nó là thanh thản, an lạc, vô sự. Nó không còn lậu hoặc nữa. Thì đó là xả vô lậu.

(20:04) Mục đích nó đi từ cái thấp của cái xả của những pháp ác, "như bây giờ chúng ta giận hờn thì chúng ta tư duy quán xét rồi chúng ta xả cái tâm giận hờn của mình. Mình lo lắng, mình buồn rầu thì mình xả cái sự lo lắng buồn rầu. Mình có cái sự mà vật chất của cải tài sản, thậm chí như cái bát. Mình có cái bát mà mình đi khất thực mà có người đến xin, mình cho liền, mình không có dụ dự. Thì đó là mình xả, đó là cái Tâm Xả vô lượng. "

Nghĩa là cái gì mình xả hết. Thân mình đau nhức, mình cũng xả luôn. Mà xả đau nhức bằng cách nào? Bằng phương pháp hẳn hòi đàng hoàng xả.

Thí dụ như con nương vào hơi thở con tác ý: "an tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra. " Khi mà tác ý như vậy để cái cảm thọ trên thân của con nó không còn tác động được nữa. Cũng là xả đó.

Thay vì mình nói đây là Định Niệm Hơi Thở, mà mình để tập cho an trú cái thân của mình nó không còn bị đau. Hoặc là trên Tứ Niệm Xứ, trong khi mà áp dụng cái phương pháp đó, gọi là "trên thân quán thân để khắc phục tham ưu". Thì nó khắc phục tham ưu, nhưng mà đứng trên Tâm Xả của tôi, tôi thấy tôi xả cái khổ ưu này, tôi xả bỏ ra. Thì đó là đứng trên góc độ xả. Thì cái gì nó cũng xả. Nhưng nó biết cách sử dụng các pháp nhưng mà thực hiện Tâm Xả. Cho nên nó là Pháp Độc Nhất.

(21:36) Khi mấy con viết một cái bài mà nói về Tứ Vô Lượng Tâm mà nói về Tâm Xả. Mà trong khi con viết Thầy đọc cả tập giấy này qua tập giấy khác thì biết các con có nhân duyên với Tâm Xả. Bởi vì cái dòng tư tưởng của mình nó thể hiện qua cái tâm của mình; nó nói lên cái dòng Xả. Do đó Thầy biết rằng con nên ôm cái pháp Xả này mà đi vào. Bởi vì cái sự thông suốt về tất cả các pháp mà bằng cái hướng Xả thì như vậy con có cái nhân duyên và đặc tướng với nó thì con ôm pháp Xả con đi vào thì con xả sạch. Và cuối cùng thì giải thoát. Thì Thầy giải thích như vậy, con không có hiểu lầm lạc và làm bài rất đúng.

5. AN TRÚ TÂM TRÊN ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(22:20) Khi mà quán xét những cái niệm đó, làm cho tâm mình ưu phiền, bất an không còn nữa thì có thể dùng câu tác ý Định Niệm Hơi Thở: "an tịnh thân hành".

Thật sự ra khi mà tâm con mà đã quán xét, mà cái niệm ưu phiền bất an đó không còn thì con khỏi dùng. Trừ ra nó còn, nó còn phiền não, nó còn đau khổ trong tâm con mà con nghĩ nó không có hết, con tư duy suy nghĩ mà không xả được. Thì con bắt đầu dùng Định Niệm Hơi Thở: "an tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành, tôi biết tôi thở ra. " Con nương vào đó con tác ý ra thì cái tâm con nó được an ở cái lúc mà con tu tập cái pháp đó thôi.

Nhưng mà khi xả ra thì con lại tư duy quán xét lần nữa, thì cứ lần lượt như vậy thì cái tâm con nó càng lúc nó đi sâu vào cái chỗ niệm con thấy bình thường; nó không còn phiền não, đau khổ nữa. Thì coi như nó trở về an ổn rồi. Thì đó là con đã sạch.

Còn nếu mà nó còn, mà con quán mà còn thì con nên dùng cái Định Niệm Hơi Thở những cái đề mục an tịnh tâm hành, để cho nó an một lúc. Sau khi xả ra, thì bắt đầu con trở về con quán lại nữa. Con quán lại cái niệm phiền não con nữa để con xả cho được. Mà khi xả mà thấy nó không còn, không còn buồn phiền nữa, thật sự nó thật sạch rồi thì con khỏi dùng Định Niệm Hơi Thở. Mà nếu nó chưa sạch thì con phải dùng Định Niệm Hơi Thở để an trú, chứ không nó dằn vặt con dữ lắm. Hễ không nhớ thôi, nhớ tới thì làm cho con khổ. Thì như vậy là con biết sử dụng pháp để mà giải quyết được tâm của mình. Vừa là cái Định Niệm Hơi Thở biết sử dụng lúc nào, vừa là dùng cái pháp quán ở trong cái tư duy nào để xả được cái tâm ưu phiền của mình, thì nó mới đem lại sự an ổn. Cách thức áp dụng, áp dụng cả hai pháp.

Rồi mấy con còn hỏi Thầy thêm gì nữa không?

6. VẤN ĐẠO TU HỶ TÂM

(24:32) Trưởng lão: Ở trong câu hỏi như thế này. Thầy sẽ đọc cái câu hỏi.

Trưởng lão: "Con xin thưa hỏi: có nhiều trường hợp người ta đang hạnh phúc an vui, nhưng đang ở trong ác pháp. Chúng ta có hoan hỷ với họ không? Ví dụ, người ta trúng số rồi phóng xe, đi chơi bồ bịch vợ bé, nhậu nhẹt, bê tha, cờ bạc. Vậy chúng ta nhìn sự việc đó với tâm nào? "

Trưởng lão: Bây giờ ở đây chúng ta mới biết rõ. Bởi vì một người tu theo Phật giáo, người ta biết hoan hỷ, hoan hỷ trong thiện pháp. Chứ không phải hoan hỷ trong ác pháp.

Bây giờ có cái người trúng vé số. Người đó họ trúng vé số thì họ thanh toán được nợ nần; họ trả hết được những điều kiện này nọ, sắm sửa trong gia đình họ, hoặc là tiền trúng vé số đó họ kinh doanh làm ăn để tiếp tục làm những điều thiện thì chúng ta sẽ hoan hỷ với những người đó. Thấy họ rất tốt, họ là người lương thiện.

Còn ông này trúng vé số rồi bắt đầu ông sắm xe hơi, rồi đi chơi bồ bịch, bia ôm, nhậu nhẹt, bê tha, cờ bạc. Thì chúng ta không có mừng vui cho ông này, mà thấy ông này đang đi vào trong hố thẳm của sự đau khổ chạy theo dục lạc. "Hồi đó ông không có tiền, ông không bê tha được. Bây giờ ông trúng vé số, bắt đầu ông bê tha". Như vậy là đối với người tu Phật giáo chúng ta biết tu cái Tâm Hỷ là phải Tâm Hỷ ở trong cái niềm vui của thiện pháp, chứ không phải Tâm Hỷ ở trong niềm vui của ác pháp.

(26:21) Cũng như bây giờ, chúng ta cái hoan hỷ của chúng ta là chúng ta ăn ngày một bữa, mà chúng ta thấy sáng không đói, chiều không đói, thì chúng ta thấy rằng mình đã được ly dục, ly dục ăn, mà được cái sống như thế này, tức là chúng ta hoan hỷ. Còn chúng ta thấy ông này sáng ông ăn, chiều ông ăn, trưa ông ăn, tối ông cũng ăn. Mình cũng thấy ông ta cũng hoan hỷ lắm, ăn được ông ta vui chứ gì. Nhưng chúng ta thấy ông này ở trong ác pháp đây; làm sình bụng, ông đau bệnh, đau ruột, đau gan này kia. Thì chắc chắn ông sẽ khổ.

Như vậy là tôi không hoan hỷ với cái vấn đề ông ăn uống như vậy đâu. Ông tiền của nhiều, ông ăn uống đã, có ngày ông chết sớm thôi. Do đó tôi không có hoan hỷ với cái ăn uống của ông. Bởi vì cái ăn uống của người tu là ăn uống ly dục ly ác pháp. Còn cái người đời họ ăn uống chạy theo dục lạc. Cho nên coi chừng dục thì chúng ta sẽ ngăn chặn dục đó, chứ không thể để cho cái dục đó.

Cho nên tu cái Tâm Hỷ; chúng ta hoàn toàn ở trong cái trí tuệ để mà khởi cái sự hỷ đúng, hỷ trong vô lậu - chứ không phải hỷ trong dục lậu.

Cho nên cái hoan hỷ của đạo Phật, Tứ Vô Lượng Tâm, hoan hỷ, nhưng hoan hỷ đúng. Nếu mà hoan hỷ sai là chúng ta cũng chạy theo dục lạc mà vui vẻ thì chắc chúng ta cũng chết luôn. "Tôi vui trong cái dục lạc, tôi kiếm vợ bé vợ nhỏ, chắc cái nhà tôi tiêu". Các con thấy rất nguy hiểm. Thì cũng vui, nhưng vui trong dục lạc. Vui đó là vui chết. Cho nên vì vậy mà chúng ta ngăn chặn những cái vui này.

(28:07) Vì vậy mà người tu theo đạo Phật, dù tu Tâm Từ, nhưng mà chúng ta biết tu Tâm Từ như thế nào đúng, nhưng mà tu Tâm Từ như thế nào sai. Người ta làm ác mà tôi cũng "Từ" ở trong đó thì chắc là tôi cũng bị lôi trong ác pháp. Do như vậy mà tôi "Bi", tôi cũng biết ở trong cái lòng bi của tôi phải đúng lúc chứ không phải là người làm ác.

Bây giờ thằng ăn trộm bắt ở tù mà biểu tôi cũng khóc thương nó thì chắc chắn là xúi nó ăn trộm thêm. Cho nên nó không như vậy được. Cho nên mình phải tu theo đạo Phật là phải trí tuệ. Chứ không thể nào mà thiếu trí tuệ được. Nhớ như vậy thì có những câu hỏi này chúng ta mới hiểu, để mà lần lượt chúng ta phanh phui mà chúng ta viết bài cho nó đúng.

Chứ nếu không có hỏi như vậy thì chúng ta không biết rồi chúng ta cái nào cũng “Hỷ”, cái nào cũng hừ hừ hề hề hết, cái nào cũng tùy hỷ họ hết, xui khiến họ đi ăn trộm, hoặc là giết người nữa là khác. Cho nên vì vậy mình phải biết cách, chứ không biết cách thì cái hỷ của mình là cái hỷ trong cái dục lậu, cái hữu lậu. Còn cái hỷ của mình đi đến cái rốt ráo là cái hỷ vô lậu hoàn toàn, hỷ trong niềm vui.

(29:20) Cho nên ví dụ như bây giờ ở đây mình ăn ngày một bữa - "mình vui mình thấy cuộc đời mình hạnh phúc quá, nó không tốn hao nhiều, mà lại rảnh rang nhiều, sáng không bận ăn, chiều không bận uống. Mình thấy rất là…​ " Hoàn toàn mình không suy nghĩ thì mình thấy nó bình thường. Nhưng mình suy nghĩ mình thấy thật hạnh phúc thiệt. Đó là cái vui thật sự của mình.

Cho nên những cái hỷ - nó không phải là cái người đó người ta cười hoài là hỷ đâu. Nhiều khi chúng ta thấy mình có một cuộc sống nó đúng phạm hạnh; đó là cái niềm hoan hỷ.

Chẳng hạn mình nghe "một con rắn bắt một cái nhái", mình ra đập rào rào cho con rắn nó chạy nó bỏ con nhái. Mình thấy mình làm cái hành động như vậy mà cứu được con nhái thì mình thấy mình rất là hoan hỷ, tức là mình rất vui. Do cái vui đó mà mình thực hiện được cái hành động đó. Hàng ngày đem lại sự hạnh phúc cho chúng sanh, trong đó cho mình.

Thì như vậy mình thấy những cái hành động đó là cái niềm hoan hỷ thật sự, đem lại cái sự không đau khổ cho người khác. Cho nên cái hành động đó mình thấy mình đâu có cười gì đâu, nhưng cái niềm vui nó nằm ở trong lòng của mình, nó hân hoan ở trong đó. Đó là những hành động.

(30:44) Thí dụ như một người đi trước, họ đạp con cuốn chiếu cái rốp rồi họ bỏ đi. Chúng ta đi sau chúng ta lượm con cuốn chiếu để trên lòng bàn tay, mặc dù con cuốn chiếu nó sẽ chết, nhưng chúng ta an ủi, chúng ta ước nguyện "sao cho con cuốn chiếu này khi mà đã chết được sanh làm người, được gặp chánh pháp tu hành". Rồi chúng ta đem con cuốn chiếu bỏ vào trong cái lỗ đất, chúng ta lấp con cuốn chiếu lại rồi chúng ta bước đi. Nhưng cài lòng chúng ta thấy cái công việc làm của mình với sự thương yêu đó đối với con cuốn chiếu, thì cái lòng thương yêu mà đối với con cuốn chiếu chết đó thì chúng ta thấy làm được công việc đó chúng ta thấy hoan hỷ, rất hoan hỷ.

Hoan hỷ tức là niềm vui mình biết an ủi được một con vật đã chết. Mình biết ước nguyện một điều lành. Mình thấy mình đâu có cười, nhưng mà sự thật nó có hoan hỷ trong đó. "Cho nên Tâm Bi nó có hỷ đó". Trước cái hành động thương sót chúng sanh mình có hành động mình làm như vậy, thì trong đó nó có cái hoan hỷ chúng ta trong đó, có cái niềm vui trong đó. Chúng ta làm được điều lành. Nó không nói lên cái vui cười như dục lạc, mà nói lên được cái niềm hoan hỷ trong tâm hồn chúng ta biết làm một điều thiện. Nó ngầm ở trong đó; nó có cái sự hoan hỷ.

(31:55) Nhưng mà chính chúng ta tu tập về Tâm Hỷ thì chúng ta triển khai nó ra, chúng ta tư duy suy nghĩ nó ra để cái hoan hỷ cái lòng thiện của chúng ta nó lớn mạnh dần lên. Nó biến ra từng những hành động, nếu chúng ta Tâm Hỷ thì trong Tâm Hỷ có Tâm Bi, trong Tâm Hỷ có Tâm Từ chứ đâu phải không. Nhưng mà nó không phải là cái pháp độc nhất, nhưng nó kèm theo bốn cái pháp này nó vẫn có. Nhưng cái chính của nó vẫn là Tâm Hỷ. Cho nên chúng ta triển khai cái Tâm Hỷ, và đồng thời cái Tâm Hỷ càng lớn lên thì Từ, Bi, Hỷ, Xả nó đều có trong đó cả.

Như vậy khi làm bài, chúng ta sẽ không bị lầm lạc. Bây giờ còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?

7. GIỚI LUẬT NGHIÊM CHỈNH LÀ CHỨNG ĐẠO

(32:37) Tu sinh: Bạch Thầy, Tâm Xả con mới làm xong, ở trong có một tờ giấy. ( nghe không rõ )

(33:16) Trưởng lão: Con hỏi Thầy.

"Nếu thời khóa học tập bảy tháng thì đến nay đã được nửa thời gian lớp học Chánh Kiến, đến nay xả vô lượng là hết lớp học Chánh Kiến. Trong quá trình học tập con thấy cũng phần nào tiến bộ. Nhưng về trình độ văn hóa của con rất hạn hẹp, chưa hết lớp ba phổ thông. Vào trong tù, anh em dạy nhau nên con học thêm được hai lớp là lớp năm, chẳng có bằng cấp gì cả, về lý luận cũng nghèo nàn, công tác thì chỉ là lính và công nhân bình thường. Nhưng ý chí thì cương quyết đi theo Đảng Cộng Sản thì có kinh tế gì đâu mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ đến khi nghỉ hưu. Đi theo Phật thì dù xa Thầy thì cũng ôm pháp bảo mà tu. Nhiều lúc tu sai cho đến khi chấn chỉ ước nguyện được về cửa Phật để tu hành nốt phần đời còn lại. Nói ước nguyện ấy đã đến với con, con rất vui qua học tập làm bài về Chánh Kiến, con thấy cũng thua về phần văn hóa nghèo nàn nên ảnh hưởng đến bài vở không được đầy đủ trọn vẹn, gần như liệt tuệ. "

(35:28) "Nhưng dù sao con cũng khai mở cạn kiệt hết trí tuệ gọi là có nộp được bài. Nay những bài con làm là do sự hiểu của con được như thế nào con làm như thế ấy. Đến nay còn bài Xả Vô Lượng là xong. Thầy phê duyệt rồi con xin lại Thầy. Nếu Thầy cho người đánh vi tính được thì con sẽ học. Còn nếu khó khăn thì con để thế con học cũng được. Con thấy nếu con cứ xem bài của con rồi con học, con cũng có thể là một người sống trong thiện pháp. Còn quá trình học tập nếu con tu độ được thì càng thì sáng tỏ cho Phật pháp nên không độ người thì tu được định nào cũng tốt. Rồi con cứ phải…​ "

(36:44) Trưởng lão: Trong cái câu hỏi của con về vấn đề thì con nghĩ rằng bẩy tháng, hôm nay thì học lớp Chánh Kiến được phân nửa rồi - tức là nó gần bốn tháng rồi. Nhưng ở đây thì các con biết Thầy có nói rằng, Thầy có tuyên bố là mình học lớp Chánh Kiến này xong thì bắt đầu qua Chánh Tư Duy là cái lớp xả tâm, lớp tu tập. Thì những cái tri kiến mà các con hiểu như thế nào thì cũng tốt, miễn các con đừng có hiểu qua cái đề mục mà sai thôi. Mà hiểu đúng, không cần phải văn chương nhiều.

Nhưng mà khi biết áp dụng xả tâm là điều cần thiết. Và đồng thời Thầy sẽ hướng dẫn ba cái lớp mà Chánh Tư Duy để các con xả tâm. Những bài vở của con viết thì hiện giờ cái công việc đánh vi tính thì không có người, vì bài vở quá nhiều. Cho nên các con giữ lại mà đọc. Con cứ yên tâm, cái phần của con; Thầy sẽ dạy. Nói bảy tháng, nhưng mà sự thật con đã học được lớp Chánh Kiến hết bốn tháng, còn ba tháng tu tập. Ba tháng tu tập trong lớp Chánh Tư Duy, nếu mà quyết tâm sống đúng giới luật, hành đúng Phạm hạnh, Thầy nghĩ rằng ba tháng ngồi gạn lọc tâm tư của mình bằng tri kiến giải thoát, thì mấy con sẽ thấy tuyệt vời hơn nhiều.

Tu đúng, làm đúng, không sai. Nếu mấy con học được mà mấy con áp dụng vào sai, mấy con còn tập hợp nói chuyện, còn qua lại. Thì điều đó kể như nó không ba tháng, mà chỉ ba ngày mấy con cũng rời khỏi lớp nữa. Nghĩa là trong cái lớp Chánh Tư Duy này buộc lòng giới luật phải nghiêm chỉnh, ăn ngủ độc cư hẳn hòi, giờ giấc đâu ra đấy, không được phi thời. Mà nếu phi thời trong vòng một ngày đêm thôi thì mấy con đã phạm phải thì mấy con cũng rời khỏi lớp đó nữa.

(39:02) Ở đây rất khó là bước qua một cái giai đoạn khác, giai đoạn tu tập. Thì phải tu tập đúng cách, không được sai dưới sự hướng dẫn của Thầy. Nếu ai làm sai thì đi tìm chỗ khác tu tập, chứ không được ở đây mà tu tập. Nghĩa là mấy con làm sai là mấy con sẽ không đúng cái sự điều khiển của Thầy. Mà Thầy đã hứa là Thầy dẫn dắt mấy con tới nơi tới chốn, nghĩa là mấy con làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người sanh, già, bệnh, chết.

Nếu mấy con làm sai, mà Thầy cứ dung dưỡng cho mấy con thì cái trách nhiệm của Thầy nó đã làm sai, mà làm sai cho những người khác nữa chứ không phải riêng một mình mấy con. Cho nên một người phạm lỗi là mau mau loại trừ người đó ra khỏi cái lớp học của chúng ta. Không được để, vì để nó sẽ lây bệnh cho người khác. Bởi vì cái bệnh mà nói chuyện nó sẽ lây lan. Cho nên buộc lòng Thầy phải dẹp trừ cái điều kiện mà nó làm cho cái lớp học của chúng ta sẽ không đạt được kết quả tốt. Cho nên khi mà bây giờ lớp Chánh Kiến thì Thầy không nói. Bởi vì lớp Chánh Kiến mấy con còn học, còn phải tìm hiểu, còn phải nghe băng, còn phải nghe bài giảng.

(40:14) Còn cái lớp Chánh Tư Duy thì tự mình tư duy để xả tâm, chứ không còn nghe nữa. Bởi vì trong cái lớp Chánh Kiến mấy con đã viết, đã nói lên được những cái điều của mình hiểu biết rồi thì bây giờ lớp Chánh Tư Duy không còn mà viết lách, không còn gì nữa hết. Trừ ra Thầy thấy mấy con chưa đủ cái điều kiện mà xả tâm - tức là chánh tri kiến mấy con chưa đủ, buộc lòng Thầy phải trực tiếp hướng dẫn cho mấy con từng cái tâm niệm để xả tâm. Và mấy con đương nhiên là mấy con tuy rằng nói mấy con ở trên lớp Chánh Tư Duy để xả tâm, nhưng sự thật khi mấy con cầm cây viết để xả tâm là mấy con chưa đủ sức để xả tâm, tức là Chánh Kiến mấy con chưa đủ, thì coi như là mấy con giữ gìn giới luật được đúng đắn. Thầy sẽ tiếp tục dạy cho con, coi như là bổ túc thêm cái sự hiểu biết đó, để cho con biết cách mà xả tâm.

Còn mấy con lấy từ cái chánh tri kiến hiểu biết của mình mà tự trên từng tâm niệm của mình để xả, để đi đến chỗ rốt ráo thì mấy con là đương nhiên là không những trong ba tháng con lại, mà không biết chừng trong một tháng mấy con đã thấy được sự giải thoát cụ thể của mình, và không chừng mấy con đủ đạo lực để làm chủ sự sống chết của mấy con.

(41:32) Cho nên khi bước vào lớp Chánh Tư Duy, nếu mấy con tu đúng làm đúng thì kết quả rất là cụ thể rõ ràng. Nó không phải thời gian dài mà nó là thời gian ngắn. Mấy con nhớ kỹ những lớp mà Thầy, đã ở trong đầu của Thầy - nó là cái chương trình của giáo dục đào tạo cái giáo trình và cái giáo án đã sẵn sàng trong này. Dạy cái bài nào, cái lớp nào, nó đã nằm sẵn trong cái đầu này. Mặc dù chưa viết ra thành sách, mà nó đã có quy hoạch ở trong đó, phải dạy cái bài nào, và làm cái gì, Thầy đã quy hoạch trong cái đầu của Thầy sẵn sàng.

Cho nên vì vậy mà tới cái lớp học nào, cái giờ nào học cái gì, Thầy đã biết quy hoạch nó. Và tu cái gì, xả cái gì, làm cái gì, Thầy đã có hoạch định như cái chương trình học của Quốc Gia, của Bộ Giáo dục vậy.

Ở đây là tám cái lớp học của đạo Phật, là cái chương trình giáo dục của đạo Phật thì nó phải có cái giáo trình, và cái giáo án để đứng ra dạy, để cái giáo trình để cho người học sinh phải học theo cái giáo trình đó, chứ không được đi sai.

Vậy mà khi mà Thầy dạy mà đến cái lớp đó, học nó phải giữ gìn cái giới luật như thế nào, thì các con sẽ giữ gìn đúng thì Thầy mới dạy. Mà không giữ gìn đúng thì Thầy không dạy. "Nghĩa là vào cái lớp học mà học sinh nói chuyện ồn náo thì nhất định ông thầy đi ra khỏi lớp chứ không dạy". Đó là phạm cái lỗi rất là lớn ở trong cái lớp học.

Còn ở đây mà tu tập để giải thoát mà các con là tu sĩ mà không giữ gìn giới nghiêm chỉnh mà tiếp giao nhau nói chuyện, hoặc là nghe băng, hoặc là này kia như cái lớp Chánh Kiến nữa thì ở cái lớp này thì hoàn toàn là Thầy không chấp nhận, và Thầy không dạy. Thà là giải thể, đóng cửa hơn là Thầy chịu cực khổ mà không đạt người nào.

(43:28) Ở đây mục đích là chúng ta tu phải chứng, phải đạt - chứ không phải nói chơi, không phải làm chơi, không phải là tu chơi để bỏ phí cái đời của chúng ta, bỏ những cái thời gian quý báu của chúng ta. Thay vì ở đời thì chúng ta làm lợi ích cho xã hội, cho bản thân mình, thì vào đây không lẽ nào mà chúng ta bỏ phí thời gian lợi ích như vậy để rồi học nhảm nhí không đi đến đâu, thì quá phí uổng.

Thầy không phải điên, để mà Thầy ngồi đây để mà Thầy làm công việc mà vô ích như thế này. Cho nên vì vậy người nào sai, buộc lòng Thầy phải mời họ ra khỏi. Đây là sự quyết định của Thầy. Thầy không nỡ tâm sắp xếp qua bài vở của mấy con: qua bài vở của mấy con Thầy biết người nào đã ở lớp Chánh Tư Duy được, người nào ở lớp chúng ta chưa được, Thầy biết hết. Nhưng mà Thầy không nỡ tâm sắp xếp như vậy rất tội.

Để mấy con lên lớp mấy con được học Chánh Tư Duy, để rồi mấy con yếu thì Thầy sẽ cố gắng Thầy bổ túc thêm cho phần Chánh Tư Duy của cái lớp yếu. Còn nếu mấy con được thì mấy con ở lớp đó mà mấy con xả tâm. Thì đây, Thầy rất thương yêu mà Thầy không lỡ tâm để cho mấy con buồn tủi là mấy con bị ở lại. Cho nên Thầy muốn cho mấy con được lên lớp, nhưng mà Thầy phải cực khổ để bổ túc thêm sự hiểu biết cho mấy con để mấy con áp dụng vào lớp Chánh Tư Duy để xả tâm rốt ráo.

(44:48) Còn những người nào được thì mấy con ở lớp đó mà nỗ lực tu, nhưng phải sống đúng Giới Luật - chứ còn nếu mà phạm giới thì không thể được. Ở đây phải có kỷ luật hẳn hoi, chứ không có kỷ luật thì không được. Cho nên vì vậy mà chúng ta phải cố gắng, cố gắng để giúp Thầy đừng cực khổ nhiều. Và mấy con cũng được lợi ích lớn.

Cho nên vì vậy mà sau khi bước qua cái lớp Chánh Tư Duy thì Giới Luật nghiêm chỉnh hơn cái lớp Chánh Kiến của chúng ta nhiều. Nếu đứng về cái góc độ lớp Chánh Kiến vừa rồi thì đương nhiên là chúng ta là những người phạm quy ước, phạm kỷ luật ở trong cái lớp học. Chứ không phải là chúng ta làm tốt cái lớp học của chúng ta đâu.

(45:29) Cho nên ở đây thì mấy con nhớ kỹ là khi bác Hàng nói là chúng ta bảy tháng, mà bây giờ chúng ta hơn phân nửa rồi, phân nửa cái thời gian học rồi. Thì có nghĩa là còn lại cái thời gian đó chúng ta có thể tu tập chứng hay không? Đó là cái ý của bác muốn nói như vậy. Nhưng mà sự thật ra ở đây Thầy quyết định qua cái lớp Chánh Tư Duy này mấy con phải xả tâm rốt ráo, mấy con phải chứng được Chân Lý thanh thản, an lạc, vô sự.

Nếu mấy con mà phạm giới, phá giới thì mấy con không bao giờ mấy con chứng đạt được Chân Lý thanh thản, an lạc, vô sự đó đâu. Đó là cái Chân Lý.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy