LCK 086A - CÁCH LÀM ĐỨC HỶ TÂM - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - NHÂN QUẢ THẢO MỘC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 08/02/2006
Thời lượng: [39:05]
(00:00) Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà nó là cái pháp độc nhất, nhưng mà điều kiện là mình tập cái lòng hoan Hỷ của mình đối với các cái đối tượng trước mặt của mình. Mình vui, người ta nói vui ở trong cái ác pháp, thí dụ như người ta nói một cái gì đó làm cho mình, mình thấy tất cả cái gì nó cũng không có muốn. Các pháp đều là vô thường á, không có gì mà đáng cho mình phải… Cho nên mình phải tập mình vui vẻ trước cái ác pháp, rồi trước các thiện pháp nữa con. Đó là Tâm Hỷ của mình.
Nhưng mà trước khi làm thành một cái bài nào đó thì các con sẽ làm cái bài tâm hoan Hỷ với mình. Khi mà mình làm được một cái điều gì, chẳng hạn như giờ con tu tập được cái gì đó thì nó hoan hỷ với cái vấn đề tu tập. Chẳng hạn bây giờ con đi con ôm cái pháp tu tập Định Niệm Hơi Thở. Con nhắc: “An tịnh tâm hành tôi Biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành…”.
Bắt đầu con tu tập con kéo dài một hơi thì con thấy cái tâm mình nó an tịnh thì mình có cái hoan hỷ ở trong cái an đó, tức là cái Hỷ đó, tức là mình tập thành cái Hỷ đó. Như bây giờ cái Hỷ đó từ cái phàm phu mà cho đến cái giải thoát, từ cái Hỷ con … Cái Hỷ phàm phu á, như mình làm được cái gì đó thì mình mừng. Thầy thí dụ như mình trúng vé số đó thì mình mừng. Đó là cái Hỷ của phàm phu, cái Hỷ ở trong dục, trong cái dục, cái dục của phàm phu.
Còn cái Hỷ của sự giải thoát nó có hai phần rất rõ, mà có thể nói rằng cái Hỷ của người tại gia và cái Hỷ của người xuất gia. Mà cái Hỷ của người xuất gia đó thì do ly dục, ly ác pháp thì sanh Hỷ. Còn cái Hỷ của người tại gia thì còn làm ăn có nhiều vật chất thì nó vui mừng. Cái Hỷ của người tại gia thì chia ly thì buồn mà sum họp thì vui.
Thì do đó cái Hỷ đó thì phân biệt hai cái phần. Nhưng mà cũng… cái lòng hoan hỷ của tại gia (02:06 - chỗ này trong băng Thầy nói là “xuất gia”, nhưng Người đánh máy hiểu ý Thầy muốn nói là “tại gia”) là tại do cái lòng dục của mình mà ra. Cho nên phân biệt được cái chỗ này thì con viết nó không có sai, chứ còn không khéo nó sai.
(02:15) Cái lòng hoan hỷ, so sánh cái sự hoan hỷ của sự tu đó nó có hai cái trạng thái khác nhau. Trước kia nó mừng mà nó mừng ở trong cái khổ. Thí dụ như mình đó thấy nó khổ đó, thí dụ như sum họp rồi thì nó có chia ly. Do đó nó có liền, được rồi thì nó sẽ bị mất. Cho nên cái hoan hỷ của cuộc đời là cái hoan hỷ trong cái khổ.
Còn cái hoan hỷ của cái đạo là nó hoan hỷ vĩnh viễn. Thí dụ như con giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Mà bữa nay thì được ba phút, ngày mai được bốn phút, ngày kia năm phút, lần lượt nó tăng lên. Thì trong cái tăng lên đó thì từ cái chỗ mà thanh thản, an lạc, vô sự, nó không có cái dục, không có cái chướng ngại pháp gì ở trong đó.
Thì nó mới đầu thì nó như vậy, nhưng lần lượt thì nó lại hiện ra những cái trạng thái nó rất là bình an. Thân của mấy con nó không còn nhức mỏi, đau nhức chỗ này chỗ khác, thì nó đem lại cái sự bình an rất là cụ thể. Lần lượt nó có cái trạng thái nó đặc biệt mà chúng ta không có dùng cái ngôn ngữ để mà diễn tả những cái trạng thái do ly dục nó sinh Hỷ lạc đó.
Cho nên từng tới khi mà viết thì viết từ cái thấp, cái hoan hỷ của thế tục cho đến cái hoan hỷ của người xuất gia giải thoát cho nó cụ thể, rõ ràng. Và đồng thời nếu mà viết mà có những cái mẫu chuyện mình kê vô để mà mình nói cái lòng hoan hỷ đó. Thí dụ như có một bác nào đó bữa nay bác mua vé số, bác trúng, được một triệu, hai triệu bác rất mừng.
Cái nỗi mừng đó mình diễn tả ra cái sự vui mừng của bác. Rồi bác tính toán là cái này phải trả nợ, cái này phải làm cái gì, gì. Trong khi đó mọi sự việc nó được giải quyết, bác hết nợ, bác cũng mừng. Rồi bác được con bác học đậu, thi đậu, bác mừng. Thì đó là những cái nỗi mừng vui của cái người tại gia, cái người còn phàm phu. Thì những cái điều kiện đó thì con viết nói lên cái Tâm Hỷ đó nó như vậy đó, nó cụ thể nó rõ ràng để người ta biết cái đúng, mấy con.
À mấy con hỏi đi!
(04:39) Tu sinh: Dạ bạch Thầy là con muốn trình với Thầy để Thầy cho con biết cái đúng cái sai. Thì là cái ngày hôm kia, thời khóa ngày hôm kia, tức là bốn thời và cái thời khuya buổi sáng hôm qua nữa là năm thời. Thì hai cái thời đầu của buổi sáng ngày hôm trước ấy thì con bạch Thầy là con tu, ngồi tu Tứ Niệm Xứ. Thế thì con tác ý về thân và tâm, rồi phòng hộ sáu căn.
Con thế thì bắt đầu con giữ tâm thanh thản rồi con theo dõi hơi thở rồi con quán tới thân. Thế thì con cứ để im thanh thản thế thôi, con cứ thấy độ khoảng năm mười phút thì cái tâm con nó lại rà từ trên đầu xuống cái cổ chân rồi mới xuống đến chân ạ.
Thế nhưng khi mà nó, con có cảm giác nó như là xuống đến cái chỗ nào mà con cảm thấy nó dừng hơi lâu lâu á Thầy, thì cái chỗ đấy thì con cảm giác nó như nó có một cái gì đấy nó vướng tắc hay sao ấy. Trong khi nó thông thoáng cái thì đến. Con có khi một lần con thấy nó đến chỗ vùng thắt lưng, con thấy nó dừng lâu lắm thì bắt đầu con thấy chỗ đấy bắt đầu nó hơi có cái triệu chứng là mỏi mỏi đau đau ấy.
Xong bắt đầu con mới tác ý là, cứ tự nhiên trong đầu nó nói, tác ý là: “Cái thọ nó phải lui”. Thế thì con tác ý thì con thấy dần dần nó phải đi thì hết. Thế thì sau đấy thì các cái lần sau thì con thấy cứ độ khoảng năm mười phút thì con lại thấy nó cứ rà cái kiểu như là nó… nó rà như thế xong là… Thì đến cái thời khóa thứ hai thì con thấy nó không còn cái hiện tượng ấy nhưng mà con bắt đầu đi vào cái trạng thái là nó thanh thản thì…
Khi mà cái tâm con bắt đầu là nó rà từ đỉnh đầu của con xuống, đầu của con nó bắt đầu nó thông thoáng, nó nhẹ nhàng một cái thế thì người con lúc ấy thì nó an ổn, tức là không có cái kiểu nào, nó không có niệm gì sợ mình đau, nó rất an ổn. Mà cái tâm con tự nhiên nó lại, nó rất thoải mái, thực ra mà con rất khó tả.
(06:42) Thế thì, xong thì tự nhiên con mới cảm giác hai cái khóe mắt của con dường như nó như là vui mới nó cười mà cái khuôn mặt của con với cái nét mặt của con lúc đấy có vẻ vui. Đó là con cảm giác thấy như thế. Thế thì con nghĩ đấy là một cái sự vui thì con phải nghĩ ngay đến là đây không… ở đây tu để mà giải thoát chứ không phải là con ma Hỷ, Hỷ lạc.
Cho nên là không được trụ vào đấy, lạc cũng không trụ mà khổ cũng không trụ. Thế thì “Cái lạc này hãy đi”. Thế thì con tác ý như thế thì con thấy nó mất. Nó mất thì một tí một thì con thấy nó bắt đầu nó có hiện tượng đau ở trên chân. Thế con mới bảo: “Đấy, lạc đến, khổ đến, tức là lúc lạc lúc khổ, cái này đúng là vô thường”. Thì con mới thấy thế thì đến cái thời đấy là con thấy nó hết.
Thì đến cái thời thứ ba thì con lại thấy nó xuất hiện những cái thanh thản an lạc. Thế con cũng cứ coi như… mà con không để tâm vào đấy. Thế thì con lại tác ý con đẩy nó đi con bảo: “Không, không trú tâm vào cái lạc, không vui mừng. Khổ cũng không sợ mà lạc cũng không mừng”. Thế nhưng con thấy cái hiện tượng nó lại không mất, nó vẫn cứ như thế thì con cứ để cho nó, cho tâm nó thanh thản thế thưa Thầy.
(07:51) Trưởng lão: Ừ, đúng đó con. Con cứ để tự nhiên nó thanh thản con!
Tu sinh: Vâng. Thì Thầy con bạch Thầy, con để tình trạng nó thế thì con khoảng 15 phút ấy ạ. Thế xong thì bắt đầu là con thấy nó có cái niệm khởi ở trong đầu con. Là lúc đấy con… cái khởi của con ấy, con phải hỏi Thầy xem là cái đấy nó là đúng hay là sai. Thì để mà tiếp tục để mình tu. Nếu mà đúng thì cứ để mà nếu sai thì mình phải tìm Thầy để chỉnh.
Thì cái niệm khởi đấy thì con khởi lên cái sau này con lại tác ý trở lại để con bắt đầu con nhiếp. Thế thì con bạch Thầy là đến buổi sáng nay con…, hôm qua thì khi con tu thì con thấy từ hôm qua đến giờ, sau khi con ngồi thì cái thời gian mà thanh thản đấy như thế là cũng được, cũng kha khá lâu. Lúc thì năm phút, lúc mười phút, có lúc mười lăm phút mà hiện tượng bây giờ con ngồi cái thời gian ba mươi phút con vẫn thấy người nó thanh thản. Nó không còn có cái đau á.
Thì bắt đầu con tăng lên thêm năm phút. Thế là con… Bây giờ con bắt đầu tăng lên ba mươi nhăm phút mỗi một thời khóa. Thì con bạch Thầy là cái cảm giác của con như thế thì có phải là cái thanh thản an lạc không hay là con sợ nó lọt vào trong tưởng. Thì con chưa hiểu được cái đấy thì xin Thầy nói…
(09:04) Trưởng lão: Ừm, cái trạng thái đó là thanh thản, an lạc, vô sự con. Nhưng mà có cái điều kiện là khi nó thanh thản, an lạc, vô sự thì tất cả các cái trạng thái tưởng nó đều xuất hiện ra. Nhưng mà đều mình có cái pháp tác ý nó, con tác ý thì nó bắt đầu nó dừng lại chứ nó không có gì; để nó bảo vệ, nó giữ gìn cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.
Cho đến khi nào mà nó không có những cái trạng thái tưởng thì nó cũng không có một cái niệm gì hết. Nó kéo dài được thì coi như là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự nó hoàn toàn. Nó bất động như vậy thì con đã chứng đạo đó. Nó đủ trong… ở khi mà nó kéo dài mười hai tiếng đồng hồ là nó đủ đó con. Đó là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của con nó kéo dài.
Nhưng mà thường thường là nó bị động. Hơi thì thấy nó có một cái trạng… nó có một… như nó đang nó cảm thọ khổ đó, hoặc là thọ lạc, nó hay thay đổi ba cái cảm thọ này. Nhưng mà mình tác ý để cái tâm mình đừng bám vô đó. Cứ bám vào cái thanh thản, an lạc, vô sự thôi, thì con sẽ đi đúng.
(09:58) Tu sinh: Thưa Thầy sáng hôm nay thì con bạch Thầy là cái buổi sáng hôm nay con ngồi thì khi mà cái cảm thọ của con nó đến, thì mỗi khi là con tác ý là: “Cái thọ này hãy đi” và con niệm là: “Hơi thở vào tôi biết tôi hít…”. Cái thọ như…thì con tác ý như thế nhưng mà hôm nay là con không tác ý mà con nói ngay: “Hôm nay là ta quyết nhìn thẳng vào mặt ngươi chứ ta không có gì cả. Ta với ngươi chiến đấu”.
Rồi con tác ý con bảo: “Bây giờ ta được đầy đủ vũ khí Thầy trang bị và Thầy cũng chỉ dẫn là sống chứng… ta đã…”. Thì bắt đầu con nhìn thẳng vào cái đau con không có… Mọi khi là con không nhìn mà con chỉ tác ý thôi, con không để tâm vào đấy. Nhưng bây giờ con để tâm nhìn thẳng vào cái đau. Con giực sức nhìn thẳng vào đấy.
Con mới bảo là: "Xem ngươi thắng hay ta thắng. Một là chết hai là… Một là đắc đạo hai là ta chết, mà ta chết trong pháp thì vẫn là vinh chứ không chết nhục là chịu thua, chịu đầu hàng". Thế thì con tác ý như thế, con nhìn thẳng vào thì con thấy là nó không có cái bị sự đau tăng lên như trước.
Tức là trước thì con tác ý thì nó đau đau dữ dội xong bắt đầu nó dần dần dần dần nó mới xuống. Nhưng bây giờ con nhìn thẳng vào thì con thấy ở cái mức độ đau đấy nó đứng im ở cái mức độ đấy, xong rồi dần dần là nó giảm, nó không có cái hiện tượng đau thì con bạch Thầy là con tu, con nhìn như thế có đúng không?
(11:22) Trưởng lão: Cũng được con, không có sao. Nhưng mà điều kiện là nếu mà mình, cái sức của mình mà mình không đủ mình nhìn thẳng nó đó, thì mình nương vào cái hơi thở. Mình tác ý: “An tịnh thân hành tôi Biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi thở ra”. Còn nếu mà cái sức mình đủ thì mình chẳng sợ mình đương đầu nó: "Cho mày đau, cách nào tao cũng chẳng lo". Tức là mình tác ý nó câu đó đó.
Rồi cái mình nhìn thẳng, tức là mình cảm nhận cái đau đó với một sự gan lì của mình, thì nó cũng dần nó lui xuống chứ không có gì. Ừ, đó là mình nhìn thẳng nó, còn cái kia đó mình nương vào cái chỗ khác. Coi như là mình tránh cái chỗ đau. Nhưng mà mình tránh á thì nó lại đau. Nhưng mà rồi mình lại ôm cái pháp, ôm cái pháp cũng như mình ôm phao vượt biển.
Mình ôm cái pháp như đức Phật dạy đó. Thì mình ôm hơi thở của mình. Rồi một lát cái thì nó giảm lần nó xuống rồi nó mất. Bởi vì mình ôm được cái pháp là nó mất à. Nó có hai cách, một cách nhìn thẳng nó và một cái cách mà mình ôm pháp mình vượt, ôm phao vượt biển. Thì hễ mà cái đặc tính của cái người nào được á thì cái gan dạ của mình, mình ở chỗ nào được á, hai bên đều cũng có gan dạ hết.
Thế giờ nó đau, nó làm cho cái tâm mình nó tập trung trong cái đau đó. Mình ôm cái hơi thở mà mình vượt. Mình cứ nhắc cái tâm của mình nương vào cái hơi thở thì một lúc sau đó thì, mình ôm chặt lấy cái hơi thở thì cái đau cũng mất. Còn kia mình nhìn thẳng mình không trốn chạy nó, mình nhìn thẳng nó. Thì một lúc nó cũng giảm xuống qua cái pháp tác ý của mình, tự nó đẩy lui, nó giảm xuống đó, không có sao hết con.
(12:53) Tu sinh: Con bạch Thầy là, khi mà làm bài ấy thì con cũng có những cái đúc rút trong thực tiễn trong cuộc sống của con nhưng mà con vẫn nhìn thấy ý định của con ấy thì, những cái thời những lúc đấy là con chưa biết về đạo mà con cũng chưa hiểu về Tâm Từ con nêu lên thì… Bây giờ con học rồi thì con hiểu cái đấy chắc nó là đúng là Tâm Từ hay là Tâm Bi hay là Tâm Xả thì con nêu.
Thì thưa Thầy, thí dụ như là trong cái hoàn cảnh của con, cái nghề của con ấy thì ví dụ như có những cái trường hợp mà con thấy người ta bệnh nhân nó rất đau khổ mà con… người ta ruồng bỏ mà con cứu được á, thì con rất là vui mừng. Thế thì bây giờ con kể lên thì cái đấy nó có đúng không hay là mình phải kể những cái mà hiện tại mình học xong mình gặp phải.
Thì con nghĩ là những cái gặp phải này con gặp rất là ít. Bây giờ con không có mấy khi con tiếp ở ngoài đời lắm cho nên con bạch Thầy những cái ví dụ nó như thế con có nêu được không?
Trưởng lão: Được con. Con lấy ví dụ đó nó đi vào cái thực tế lắm. Những cái bài nào mà các con viết có những cái ví dụ qua cái đời sống của mình, dù nó Xảy ra rất lâu nhưng mà cái hiện tượng mà xảy ra. Thí dụ nói như cái đời sống bình thường của mình có những cái trường hợp làm cho mình, thí dụ như viết Tâm Hỷ. Thì mình có khi mình viết mình đưa vào đó cái hoàn cảnh nó xảy ra có niềm vui, cái nào có thì mình viết, nó thực tế lắm.
Nếu cái bài viết mà con nêu được những cái ví dụ đó, thì nó rất là cụ thể, nó thấy thiết thực rõ ràng. Đó như còn cái mình lý luận á thì nó có vẻ bác học nhưng mà cái đó là lý luận. Nhưng mà nó không có thực tế bằng cái mình đưa một cái câu chuyện mà mình nói.
Cái Tâm Hỷ của trường hợp ấy thí dụ như nó xảy ra như thế này, để nói lên cái Tâm Hỷ của chúng tôi lúc bấy giờ, của tôi lúc bấy giờ. Nó xảy ra như vậy, như vậy, cái lòng hoan Hỷ của mình. Trường hợp nó xảy ra mà mình hoan hỷ trước cái sự việc đó. Thì cái đó là cái hay lắm, viết những cái bài đó nó cụ thể lắm.
(14:42) Tu sinh: Nhưng mà con cứ cảm nhận những cái vui, những cái buồn vui và cái làm của mình là lúc đấy nó chỉ là cái xuất phát từ cái tùy người thôi cho nên là bây giờ con nêu lên thì con sau khi cái học tới bài Tứ Vô Lượng Tâm này thì con mới phân biệt được đấy là Bi hay là Từ, thì con nêu lên những cái con…
Trưởng lão: Đúng đó con. Và nó có lộn đó, có khi mình có cái lộn đó. Là vì cái Tâm Bi ấy thì trước cái đối tượng của mình, họ đang khổ. Còn cái Tâm Từ ấy, thì trước cái đối tượng nó được bình an. Đó nó hai cái nó phân Biệt được vậy. Thì do đó thí dụ như bây giờ mọi người đang bình an vui vẻ, mà lúc nào mình cũng dè dặt cẩn thận mình không có làm cho họ buồn khổ đó. Đó là mình thực hiện cái Tâm Từ, là lòng đang thực hiện Tâm Từ. Rồi cái hoàn cảnh đó mình đối xử ở trong gia đình mình cũng vậy con, cẩn thận dè dặt để đem lại hạnh phúc cho gia đình thì đúng đó, nó là Từ Tâm.
Rồi, con hỏi Thầy con?
Tu sinh 2: Kính bạch Thầy, xin Thầy chỉ cho con (15:49) (Nghe không rõ…) ly dục, ly ác pháp, với diệt tầm tứ, với trạng thái tưởng ạ. Hỏi những cái mục mình phải viết làm sao cho nó ngắn gọn…
(16:06) Trưởng lão: À, con muốn hỏi là cái chỗ mà diệt tầm tứ đúng không?
Tu sinh 2: Dạ.
Trưởng lão: Diệt tầm tứ tức là mình vào ở trong cái Nhị Thiền thì diệt tầm tứ, thì mình vào ở trong cái Nhị Thiền. Là sáu căn của mình nó không có hoạt động nữa. Nghĩa là lúc bấy giờ con nói về cái tâm gì? Con nói về Tâm Hỷ hay là tâm…?
Tu sinh 2: Tâm Hỷ.
Trưởng lão: Tâm Hỷ hả con. Ờ Tâm Hỷ thì nó diệt tầm tứ á, do định sanh Hỷ lạc. Nó cao rồi. Bây giờ tất cả những cái khi đó con thấy ở trong cái vấn đề này á có tu tập tới đó thì con nói mới được. Còn không có tu tập tới đó thì con nói không được. Nhưng mà con chỉ nói như thế này thì được, chứ còn khi mà mình diệt tầm tứ rồi thì nó có trạng thái nó rất Hỷ lạc, nó Hỷ lạc hơn là cái chỗ ly dục, ly ác pháp nữa.
Cái trạng thái nó an ổn vô cùng nữa. Nhưng mà nó ở… hoàn toàn nó ở trong cái tưởng. Cái tưởng chứ nó không có, bởi vì cái trạng thái ấy là cái trạng thái mà con cảm nhận được cái chỗ mà diệt tầm tứ á. Coi như là ý thức, lỗ tai, mắt, tai, mũi, miệng con không còn nghe thấy âm thanh, sắc tướng gì hết. Toàn bộ cái không gian này nó đều im phăng phắc. Nó lặng lẽ mà trang nghiêm vô cùng lận.
Do đó thì lúc bấy giờ đó, nó có một cái… nó không còn cảm nhận cái thân con mà nó có một cái cảm nhận của một cái trạng thái Hỷ lạc. Cho nên trong kinh Phật nói: “Do định sanh Hỷ lạc, diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền, do định sanh Hỷ lạc”. À cái định sanh Hỷ lạc. Cho nên con muốn diễn tả cái đó thì con chỉ nói cái câu đó rồi con chỉ giải thích cho người ta biết qua một cái định mà của đạo Phật, là nó… khi mà mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nó đóng lại rồi, thì giống như cái người mà đang mộng chiêm bao.
Mà chiêm bao ở trong một cái trạng thái cảm giác nó an lạc vô cùng. Thì vậy thôi chứ con không nói gì khác hơn được cái chỗ này. Bởi vì mình chưa có tới chỗ này. Cho nên mình diễn tả không được. Mà cũng không có cái cách thức nào diễn tả được cái chỗ này, không có cái từ.
(18:07) Bởi vì mình nói theo mình hiểu thì người khác không có hiểu. Mình hiểu cái trạng thái đó. Như bây giờ Thầy viết cái trạng thái đó như vậy như vậy, nhưng mà Thầy nói ra thì người ta không có hiểu. Như vừa rồi Thầy nói về cái Tâm Xả mà nó có cái Tâm Từ. Xả với Từ Tâm, Xả với Bi Tâm. Là tại vì ý của Thầy muốn nói là khi mình Xả thì phải có Từ, có Bi ở trong đó. Chứ không phải là chúng ta tu Tâm Từ, Tâm Bi.
Nhưng mà không khéo thì chúng ta lại thấy lúc thì mình tu Tâm Từ, lúc thì tu Tâm Xả, thì như vậy không phải. Do Xả mà có cái Từ với Bi. Đó thành ra nó có cái sự liên hệ chặt chẽ với nhau trong đó. Cho nên khi mà làm bài mà hiểu được á thì nó dễ, mà không khéo thì mình thấy dường như là lúc này mình có một cái Tâm Hỷ, lúc kia thì mình có Tâm Xả. Đó thành ra nó lộn xộn cái chỗ đó.
Cũng như là lúc này mình có Tâm Từ, thì Tâm Từ thôi thì mình lộn qua cái Tâm Bi. Nó hay sai cái chỗ đó. Nhưng mà nó là một cái pháp độc nhất thì nó có đầy đủ, trọn vẹn ở trong đó, cái tính của nó thì nó có… Thí dụ như tính của cái Tâm Từ thì nó có Bi, Hỷ và Xả. Mà tính của Xả thì nó có Từ, Bi và Hỷ ở trong đó. Tại vì cái tính của nó, nó gồm chung nó có bốn cái nhưng mà cái tính của nó chứ không phải đó là cái pháp.
Chỉ có cái Tâm Xả là cái pháp duy nhất thôi. Nhưng mà cái tính Từ, Bi nó có nó ở trong đó, cho nên nó chung. Thì do mấy con mà làm bài đó thì mấy con phải soạn thảo mình cái dàn bài theo cái dàn bài của mình. Để cho mình viết từ cái bài của mình á, viết nó vừa ngắn gọn, thí dụ như con nêu ra một cái câu chuyện Từ thôi. Tâm Từ thôi, con nêu ra một câu chuyện. Thì con lại gợi cho người ta cái câu chuyện để mà người ta theo cái chuyện đó rồi con mới xác định cái Tâm Từ nó ở chỗ nào.
(20:06) Tâm Từ nó ở chỗ nào, nó đem đến cái lòng Từ Tâm như thế nào, rồi tập luyện cái lòng Từ như thế nào. Rồi qua đó đó, thì cái chỗ đó con xác định cái Từ đó nó đối với mình hoặc là Từ đó đối với người, hoặc là cái Tâm Từ đó nó đối với loài động vật, loài vật, Từ đó nó đối với thiên nhiên.
Bởi vì mình đem một cái ví dụ đó ra mà nói, thí dụ như hôm nay thấy một cái người đó họ nhổ cỏ đi. Họ nhổ cây cỏ nào đó họ ném đi. Mình mới đem cái cây cỏ đó mình trồng lại, mình tưới nước, tưới nước cây cỏ đó. Thì trong cái hành động mình làm như vậy đó, thì đó là mình thực hiện cái Tâm Bi của mình. Mình nói cái công việc đó ra rồi mình gửi gắm cái nỗi lòng mình, chỉ cho người ta thấy đó là cái Tâm Bi của mình mà mình thực hiện.
Nhưng mà khi mình làm được như vậy rồi mình mới đứng lại hoặc là mình ngồi lại mình suy ngẫm cái hành động mình làm, mình thấy nó có một cái niềm vui ở trong lòng của mình. Mình thấy mình đã giúp được một cái cây cỏ nó bị chết đi mà mình làm cho nó sống trở lại, mình thấy mình vui. Mình nói với nó để cho mình thực hiện được cái lòng Bi của mình đối với cái cây cỏ mà khi người ta ném, người ta bỏ.
Một con vật cũng vậy. Đó là mình đối với cây cỏ. Còn mình đối với con người, đối với mình, nó khác. Đối với mình, nếu mà tu lòng Từ thì đối với mình khi một cái người khác người ta chửi mình, mình không giận. Mình giận là mình không Từ. Mình có Từ thì mình không giận mà mình không Từ thì mình giận.
(21:38) Cho nên khi mà cái tâm mình nó nổi giận lên thì mình đã thiếu lòng Từ với mình rồi. Mình đã để cho nó giận, đó là mình tu không thật. Mình nhắc mình, thì ngay đó nghe nói lòng Từ cái bắt đầu cái tâm, cái cơn giận của mình nó xuống đi. Còn mình không nhắc nó thì cái cơn giận đó… Bởi vì đây là mình nói cái pháp để áp dụng vào cái sự tu tập của mình.
Phiền não hoặc là tất cả mọi cái làm cho tâm, lòng mình nó có cái khổ đau trong đó thì đó là mình thiếu lòng Từ. Nhưng mà đợi khi mà nó khổ đau mà mình quán xét, mình tư duy để xả cái niệm khổ đau, phiền não, sân hận trong lòng mình, đó là mình tu cái Tâm Bi.
Còn cái Tâm Từ thì nó không có để cho nó xảy ra. Thí dụ như người ta mắng, thì mới nói: “Phải Từ Tâm với mình, phải thương yêu mình, mà thương yêu mình thì đừng giận, ai nói gì thì nói”. Thì đó là mình tu Tâm Từ. Nó thành ra một cái pháp tu, chứ nó không phải mình luận mà nói. Nhưng mà nó trở thành cái pháp tu, để nó đem lại sự bình an cho mình, tức là tu Tâm Từ.
Còn tu Tâm Bi, khi người ta chửi mắng mình, mình tức giận, rồi mình bắt đầu đó mình dùng cái tư duy suy nghĩ mình xả: “Mình ở trong cái nhân quả, người ta làm cái điều ác, mà mình giận người ta làm gì, hãy xả đi, mình phải thương yêu người ta”. Đó là mình thương yêu đó, Tâm Bi. Đó thì để nó biến ra từng cái hành động mình tu tập để cho mình được giải thoát. Thì mấy con còn hỏi Thầy gì không?
(22:57) Tu sinh: Thưa Thầy còn trạng thái tưởng nữa Thầy.
Trưởng lão: Trạng thái tưởng hả con?
Tu sinh: Dạ. Trong này có cái mục Hỷ Tâm mang nhiều trạng thái tưởng á Thầy.
Trưởng lão: À mười tám cái loại Hỷ tưởng đó phải không con?
Tu sinh: Dạ. Thầy không để cái dàn bài từng đề mục, cái trạng thái tưởng, còn cái về cảm thọ.
Trưởng lão: À, như vậy là con phải xả cái trạng thái tưởng đó ra để mà nhập Tam Thiền con. Mà khi mà xả cái trạng thái tưởng ra thì nó có cái trạng thái Hỷ lạc của nó. Bởi vì con tu Tâm Hỷ phải không?
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Ờ tu Tâm Hỷ. Thì khi mà con vào cái trạng thái của Nhị Thiền á, diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền. Tức là sáu cái căn của con nó ngưng hoạt động, con ở trong một cái trạng thái giống như người chiêm bao. Nhưng mà đây là cái trạng thái thiền chứ không phải chiêm bao đâu. Nhưng mà nó giống thôi chứ nó không phải chiêm bao.
Nó ở trong cái trạng thái Hỷ lạc của tưởng. Nó làm cho cái sự an ổn của cái tinh thần mình, phơi phới. Mà do đó bây giờ nó mới từ cái chỗ đó nó mới xuất hiện mười tám cái loại Hỷ tưởng. Nó ở trong cái trạng thái an ổn đó bắt đầu nó xuất hiện ra cái này cái nọ, thì cũng như ngồi vậy, thì con cảm nhận được những cái tâm niệm của người khác xung quanh đây.
Tự nó nó thanh tịnh nó cảm niệm ở cái người đó. Họ nói xấu mình đó, cái người kia họ đang nghĩ ngợi về cái vấn đề gì, ở đâu đó. Mình thấy mình biết hết, tức là mình cảm nhận những… Thì đó là cái trạng thái mười tám cái loại Hỷ tưởng nó xuất hiện ra nó có cái sự giao cảm. Do đó thì con tác ý con dừng liền. Mọi mọi dừng liền, để ở trong cái trạng thái bất động của Nhị Thiền thôi.
(24:32) Nhưng mà khi mà con dừng hết thì nó lại lọt vào Tam Thiền chứ không có ở cái Nhị Thiền nữa. Bởi vì cái Nhị Thiền, cái trạng thái Hỷ lạc của nó bắt đầu nó xuất hiện những cái đó nó làm cho mình cứ hoan hỷ. Mình thấy biết một cái rất rõ ràng cụ thể. Cho nên nó hoan hỷ trên cái chỗ hiểu biết của nó trong mười tám loại tưởng. Thậm chí như nó gợi… nó có nó đến cái pháp tưởng.
Từ lâu tới giờ cái câu đó con không hiểu mà bây giờ con lại hiểu thì con thấy mừng, mừng vui trong cái niềm mình hiểu, mình hiểu được cái chỗ đó. Do đó thì các cái trạng thái tưởng nó xuất hiện hết, đủ hết thì con cứ tác ý con xả. Con xả riết cái nó hết rồi cái bỏ ở vào Tam Thiền. Cho nên vào Tam Thiền nó có cái Hỷ nó khác, cái Hỷ hoàn toàn nó ở trong cái lạc; cái Hỷ lạc của cái Tam Thiền nó lại cao hơn cái mực của Nhị Thiền.
Do đó mà nếu mà con xả hết mười tám cái loại tưởng rồi thì nó rất là bình an, ở trong cái Tam Thiền. Nhưng mà Tam Thiền thì nó chưa đủ, nó còn cái Hỷ tưởng, cái Hỷ lạc của cái Tứ Thiền nữa. Cho nên xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Cái xả này là cái xả của cái trình độ của xả cao hơn, chứ nó không phải còn thấp, nó xả rất cao.
Cho nên vì vậy mà khi đó đó, xả đến xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh tức là xả các cảm thọ ở trong thân của con. Mặc dù là hiện giờ con ngồi cái thân con đang thở, nó đang ở trong những cái trạng thái của tâm tưởng của con. Nhưng mà cái thân nó còn thở giống như người ngủ vậy. Nhưng mà bây giờ con xả lạc, xả khổ, con xả hết tất cả các cái cảm thọ của thân con, cái thân con nó không thở nữa. Thì chừng đó nó là ở trong cái trạng thái cao hơn. Còn kia là mình ở trong cái trạng thái tưởng, nhưng mà cái thân vẫn còn thở, nó chưa phải là dừng.
(26:19) Cho nên cuối cùng thì con đi đến cái cao hơn nữa là con tịnh chỉ hơi thở, con ngưng để mà con vào cái Tứ Thiền. Thì lúc bấy giờ cái trạng thái Hỷ của Tứ Thiền nó lại cao hơn nữa, cái tầng bậc nó lại cao hơn, nó an trú cao hơn. Từ cái trạng thái đó thì con mới…, cái Hỷ của Tứ Thiền nó cao hơn thì lúc bấy giờ ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền mà Hỷ đó đó, thì con sẽ tác ý con thực hiện Tam Minh.
Thì con nói về cái Tâm Hỷ của cái trạng thái Tứ Thiền đó, khi nào cái hơi thở nó dừng thì nó gọi là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Xả luôn cái đối tượng mà cái tâm thanh thản của con ở trong cái trạng thái của Tam Thiền. Xả hết thì nó mới vào được Tứ Thiền, coi như nó dừng, hoàn toàn nó dừng lại hơi thở. Con còn hỏi gì thêm không? Con biết viết, viết cái đó được không con?
Tu sinh: Con còn có một cái mục muốn hỏi thầy, ly dục ly ác pháp mà thành cái trạng thái tưởng, các cảm thọ của con khi làm tới đó…
Trưởng lão: Ờ cái khúc đó con tiếp tục con làm thêm những cái điều mà Thầy nói ra đó. Thì xả mười tám loại Hỷ tưởng thì con sẽ vô cái Tam Thiền, cái trạng thái của Hỷ của Tam Thiền. Mà xả lạc, là xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì vô một cái trạng thái của Tứ Thiền, cái Hỷ của Tứ Thiền. Thì khi mà cái trạng thái của Tứ Thiền thì tới đó nó hết. Tức là cái bậc mà Hỷ, cái bậc Hỷ mà cao nhất của cái thiền định thì nó là Hỷ của Tứ Thiền là bậc cao nhất. À, con có hỏi?
(28:07) Tu sinh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Trưởng lão: Con ngồi ghế đi con. Con ngồi đi, đừng đứng lên.
Tu sinh: (28:25) (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Ờ đúng đó con. Núi, rừng, sông núi, đất đá, không khí, thời tiết nắng, mưa, gió, bão… Ờ đó là thiên nhiên hết. Con nói bây giờ tôi yêu đất nước tôi thì cũng là tôi yêu thiên nhiên đó con. Tức là cái Tâm Từ của mình đối với…, cái lòng thương của mình. Thì con nói vậy trúng không có trật.
Tu sinh: (29:09) (Nghe không rõ…)
(30:02) Trưởng lão: Nói chung con nhờ pháp đó con. Nó chuyển biến được cái nghiệp của con.
Tu sinh: Dạ bạch Thầy, như từ hôm mùng một tới nay, con tu Tứ Niệm Xứ. (30:13) … thì con năm phút, mười phút nó hết. Nhưng mà (30:23) … cái lòng bàn tay này con đâu có làm cái gì mà nó nhức chỗ này. Nó nhức nó đau vầy. Con vô tu Tứ Niệm Xứ thì con mới trở qua tác ý đuổi nó. Thưa Thầy thì cũng có nhiều lúc nó hết.
Nhiều lúc con không hiểu làm sao như cái tâm con như một cái gì. Nó lý luận nó nói từ sáng tới giờ mới lên lớp, ở nhà làm (30:55) … nó đau cái chân không có đi được. Cái đó là một cái (31:10) … Không có đau cái chân mà nói.
Trưởng lão: À không đau mà nói.
Tu sinh: Thế sau con có nói ngủ mà sao con chân không đau. Con thấy bảy giờ rồi mà sao mình lúc nào cũng giờ nằm hết trơn. Hôm bữa không có như vậy mà sao giờ như vậy. (31:32) … lên nghe được một tiếng cũng đỡ, dẫu đau nhiều cũng đi. Ngày nào cũng đi xong về cũng thở, mệt lắm, nhưng mà con vẫn đi. Con về con đóng cửa, lấy mâm lấy chén, rồi thay áo bình thường.
(32:02) Trưởng lão: Mọi lần thì mệt, bữa nay đi học thì không có mệt.
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Thì con khá rồi. Mình học, học rồi giỏi rồi, nó khá rồi, nó hết.
Tu sinh: Dạ. Thế còn hơi thở, con mới tịnh chỉ hơi thở ba phút, khi con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, con coi đồng hồ vậy mà con ngồi con (32:21) … quay lại thì nó năm phút.
Trưởng lão: Ừm. Được con, con tập vậy được, nó khá lần lần. Rồi tự động cái hơi thở nó sẽ tập dần nó sẽ theo cái lệnh con, nó quen rồi nó sẽ ngừng lại. Để chuẩn bị cho cái tư thế sau này nó sắp sửa mà ra đi đó thì con tịnh chỉ hơi thở nó được tự tại hơn, tốt hơn. Từ từ tập chứ không có vội. Từ đây cho tới sang năm thì nó cũng sẽ thành được một cái khối, một cái lực của nó đó. Cho nên con cứ tập. Ngày nào tới cái giờ tu con cũng tập trước ba phút, năm phút rồi con mới tập cái pháp kia. Có như vậy thôi, không có cái gì hết.
(33:11) Trưởng lão: Rồi bắt đầu mấy con hỏi Thầy. Tâm Thanh, pháp danh Tâm Thanh ai con? Tâm Thanh… con hả? Con giỏi lắm á viết bài Thầy thấy cũng được lắm, ráng tu con, lớn tuổi chứ mình…
(33:24) “Kính thưa Thầy con vào học chậm hơn nửa tháng. Các bài đầu lớp học con chưa được biết, bây giờ con có phải làm tiếp không? Nếu làm tiếp Thầy cho con bài để con làm. Thưa Thầy bài đầu tiên con được làm là nghiệp. Trong đó có ba phần…”
Trưởng lão: Trong cái bài đầu tiên thì con làm, con vô đó thì người ta làm cái nhân quả thảo mộc người ta làm hết rồi. Rồi con bây giờ đó phải làm lại cái bài nhân quả thảo mộc. Đã trễ rồi nhưng mà điều kiện là chưa làm thì con làm cái bài thảo mộc. Bởi vì nhân quả thảo mộc, cái nhân là cái hạt. Có cái hạt con ươm nó mới lên cái cây. Rồi cái cây nó mới ra cái trái, cái trái là cái quả. Rồi trong cái quả nó có những cái hạt. Khi cái trái nó chín, nó già nó chín thì những cái hạt đó nó mới đủ sức nó mới lên thành cái cây con khác. Đó là nhân quả của thảo mộc.
Nhưng mà phải nói rằng từ cái nhân của cái thảo mộc nó nhiều cái dạng lắm. Như con cắt một cái dây lang, phải không. Cái dây lang đó, cái dây á, nó cũng là cái nhân, cũng là cái hạt đó. Thì con ươm nó thì nó cũng lên cái dây lang khác, nó ra dài ra nữa. Rồi như một cái củ, như củ khoai lang đó, hoặc là củ khoai từ, khoai ngọt. Con cắt cái đầu của cái củ con giâm xuống thì cái củ đó nó cũng lên một cái sợi dây, rồi nó ra cái dây đó, rồi nó bò thì ở dưới này nó ra những cái củ khác nữa. Cũng như cái nhân của cái cây khoai mì. Con chặt cái đoạn, cái cây của nó ra. Rồi con giâm nó xuống thì nó lên một cái cây khác. Rồi từ đó cái cây nó sẽ ra những cái củ ở dưới đó là những cái quả mà chúng ta ăn, nhưng mà cái củ đó nó không có lên cây được.
Nhưng mà lấy cái cây làm cái hạt thì nó lên. Cũng như cây mía, cái hạt của cây mía là cái ngọn của cây mía và cái lóng của cây mía. Cũng như cái cây tre, cái hạt, cái nhân của cây tre là từ cái cây của nó mà chúng ta trồng mà nó lên. Đó, cho nên nó nhiều cái dạng, nhân với quả nó nhiều cái dạng lắm, chứ nó không phải là riêng có cái hạt rồi cái trái ở trong đâu. Từ cái cây nó cũng là cái nhân mà nó cũng là cái quả. Đó thì con sẽ viết cái bài nhân quả thảo mộc. Phải nói rõ cái đặc tính của nó, cái đặc tướng của nó là cái hình dáng.
(36:07) Cái cây mì á… cái cây khoai lang nó không giống cái cây mì. Cái cây xoài nó không giống cây cam, cây quýt. Cái tướng của nó mà. Rồi cái trái nó cũng khác nhau nữa. Do đó thì con nói cái đặc tướng của nó. Rồi con sẽ viết cái đặc tính của nó. Thí dụ như cây cam thì nó ngọt mà cây chanh nó chua, mà cái cây ớt nó cay. Thì tất cả mọi cái đó là nói cái tính, cái tính của nó, cái tính từng cái cây của thảo mộc. Thì con viết như vậy.
Và cái duyên hợp, duyên hợp là tạo cái nhân duyên cho nó lên. Con đem một cái hạt mà con ném con bỏ đó, ở trên đất khô thì cái hạt nó không lên. Con phải bỏ nó ở trong đất ẩm ướt rồi phân tro, con hợp lại tạo ra thành có một cái môi trường sống bắt đầu nó nảy mầm nó lên. Đó là cái duyên hợp. Rồi cái duyên tan nữa. Duyên tan bây giờ nắng hạn này kia khô khan quá rồi lần lượt nó chết, nó nằm nó chết thì gọi là duyên tan.
Còn chuyển biến nữa. Cái nhân quả thảo mộc mình chuyển biến, nó như cái cây cam chua mình bỏ vôi, bỏ phân, cái loại phân để cho cây cam nó trở thành có cái trái nó ngọt. Đó là mình chuyển biến. Vì vậy cho nên mình học những cái nhân quả thảo mộc, để rồi mình sẽ đến cái nhân quả con người để mình chuyển cái nhân quả con người được thành tốt. Cho nên con hãy làm lại cái bài nhân quả thảo mộc đó đã, cái bài đó chưa làm.
(37: 44) "Sáu câu Thầy cho các con đó có phải đưa vào bài Tâm Xả để làm bài hay không thưa Thầy?"
_Trưởng lão: Đúng là sáu cái câu đó để mà con dựa vào đó con làm cái bài, làm bài Tâm Xả.
(37:57) _"Bài Tâm Từ con đã làm rồi, Thầy chấm rồi nhưng chưa được cách thức lắm. Thì con có phải làm lại nữa không? Con xin Thầy chỉ dạy."
Trưởng lão: Đúng vậy. Cái nào mà nó còn thiếu con làm lại để cho cái hiểu biết của mình nó triển khai nó đầy đủ hơn, nó sâu sắc hơn. Bởi vì đây là một cái lớp học để cho mình có cái hiểu biết thấu triệt, hiểu biết thấu triệt một cái đề tài, một cái vấn đề để sau khi mình áp dụng vào cái tâm của mình, mình thấu triệt được những cái niệm, những cái nỗi lòng của mình, để cho mình xả được cái niệm đó đem lại cái sự bình an.
Nếu mà mình không thấu triệt nó thì coi như là mình ức chế, ức chế cái tâm. Cho nên buộc lòng mấy con cố gắng mấy con triển khai cái sự thấu triệt đó, qua cái sự hiểu biết của mình, để cho mình áp dụng vào cái sự tu tập của mình thì mình Xả cái tâm của mình không còn đau khổ nữa.
HẾT BĂNG