LCK 085B - VẤN ĐẠO XUẤT GIA - LỚP CHÁNH TƯ DUY - QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ - TĨNH GIÁC - LÀM DÀN BÀI - TRI KIẾN VÀ GIỚI LUẬT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 02/07/2006
Thời lượng: [45:21]
(00:00) Trưởng lão: Bây giờ trong cái vấn đề thứ nhất là xin Thầy xuất gia. Nhưng vì Thầy không có lo cái vấn đề mà xuất gia cho mấy con đâu. Nhưng mà Thầy chỉ lo mấy con sống có đúng giới hạnh không. Đó là cái thứ nhất.
Mà sống đúng giới hạnh rồi thì bắt đầu thì những cái lớp mà các con vào sau, cái thời gian nó trễ, thì bắt đầu mấy con làm những cái bài mà đầy đủ hết thì mấy con sẽ được vào cái lớp Chánh Tư Duy. Mà nếu mà vào cái lớp Chánh Tư Duy thì hiện giờ Thầy cũng cho mấy con vào tu.
Nhưng nếu mà mấy con, thứ nhất là phạm giới, nhất là cái giới độc cư mà phạm giới thì mấy con sẽ không được dự vào cái lớp đó. Và kế đó thì ăn ngủ không được phi thời. Nếu mà ngủ phi thời, ăn phi thời thì không được.
Mà ăn thì chắc chắn là mấy con sẽ giữ gìn được rồi. Còn cái ngủ phi thời như hồi sáng Thầy đã lo lắng, sách tấn mấy con về vấn đề ngủ giờ giấc nó ra giờ giấc. Giờ nào thì nó ra giờ giấc nấy không được phi thời. Còn ăn uống thì mấy con thấy ngày mình có xin ăn một bữa, còn tất cả những cái gì thì không có để lại, trả lại hết.
Bắt đầu vô cái lớp này coi như là không có giữ lại thực phẩm gì hết, trả lại cho nhà bếp hết. Ăn được bao nhiêu ăn, còn ăn không được thì mình bố thí cho chúng sanh. Còn những cái gì mình ăn không được thì mình trả lại cho nhà bếp, để nhà bếp có thể làm lại. Ngày mai hay ngày mốt người ta sẽ cúng dường cho mình ăn trở lại. Còn không thì mình bỏ hết. Có như vậy thôi.
Còn về cái phần mà vào tu tập, cái lớp Chánh Tư Duy này nó sẽ, mấy con sẽ rớt như sung rụng đó. Mấy con đừng có tưởng mà vô cái lớp như Chánh Kiến mấy con ngồi tu được đâu. Mấy con làm bài vở gì, giỏi gì mấy cái lớp Chánh Kiến thì được hết. Chứ mấy con vô lớp Chánh Tư Duy là mấy con sẽ như sung rụng đó.
Thầy nói nó sẽ rụng như sung, mấy con rớt ra hết đó, nó không dễ đâu. Mấy con mà sơ suất một chút là mấy con bị rụng ra đó. Nó không có vô nổi đâu. Bởi vì nó là cái lớp áp dụng vào cái cuộc đời tu để mà xả ly để mà giải thoát đó. Nó không có đơn giản. Coi như là mấy con lơ mơ là mấy con bị hết à.
Nghĩa là người nào mà vô đây mà còn mang cái ngã mà cũng bị nữa, Thầy nói thật không có chạy khỏi đâu. Thầy nhìn suốt mấy con hết thấy không con không qua Thầy được đâu. Cho nên vì vậy mà mấy con lơ mơ mà mấy con xả không được niệm thì mấy con xuống dưới học lớp Chánh Kiến.
Thời gian thí dụ như trong một tuần lễ, hai tuần, mà với cái niệm đó mà mấy con xả không được thì mấy con phải xuống lớp Chánh Kiến mấy con học lại. Chứ không còn được ở trên cái lớp Chánh Tư Duy bởi vì lớp Chánh Tư Duy là xả là phải xả dứt đoạn. Mà xả mà mấy con không có tích cực xả, mà mấy con xả sơ sơ là mấy con bị đó.
Cũng như từ lâu tới giờ mà mấy con xả tâm kiểu đó là mấy con rớt ra hết đó. Xả nghĩa là xả dứt đoạn đó. Xả mà nghĩa là hoàn toàn là không tới không lui nữa, xả hoàn toàn nó sẽ thực hiện ở trên cái hạnh của một người tu rất rõ ràng.
Nghĩa là giới hạnh mấy con sống độc cư trọn vẹn hẳn hòi, tối ngày chuyên tâm về cái tu tập của mình để cho rốt ráo. Cho nên cái thời gian tu mấy con thấy thời gian tu nó không có lâu. Nó cái thời gian năm sáu tháng hay bảy tám tháng ở trên cái lớp này.
(02:52) Còn nếu mà lâu nữa thì nó cao lắm một năm, nhưng mà ở đây Thầy không có cho tới một năm đâu. Nếu mà một năm là dài quá, quá dài. Chừng năm sáu tháng thì ở trên cái lớp xả này mà xả được rốt ráo rồi thì mấy con ly dục ly ác pháp thì nó sẽ có đủ Tứ Thần Túc thì mấy con sẽ nhập định.
Thì còn chừng tới nữa thì khi mà các con được xong như vậy rồi, thì các con chỉ còn có học những cái lớp Chánh Ngữ và cái lớp Chánh Nghiệp nữa, để cho oai nghi tế hạnh của mấy con thực hiện từ cái đi, đứng, nằm, ngồi; ăn, uống, nói, nín, tất cả mọi cái hành động đó đều là nằm ở trong cái Chánh Nghiệp của một người tu sĩ thôi.
Cho nên vì vậy mà trong cái thời gian mà mấy con tu về cái lớp Chánh Tư Duy này, thì cái thời gian này Thầy soạn thảo cái bộ giới luật của Phật mà một cái cuốn sách, một cái bộ giới oai nghi tế hạnh của một người tu.
Để khi mà mấy con vừa xong cái lớp này thì bắt đầu qua cái lớp Chánh Ngữ với cái lớp Chánh Nghiệp đó mấy con, thì mấy con học oai nghi tế hạnh hết. Không có bỏ sót một người nào. Mà cái người nào mà được ở trên cái lớp Chánh Tư Duy mà xong thì mới được học cái lớp này chứ còn không thì Thầy không có dạy mấy con đâu.
Bởi vì dạy mấy con, mấy con sao? Mấy con… Dạy mấy con cái lớp mà Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp mấy con đầy đủ oai nghi tế hạnh, cái hình tướng của mấy con có, nhưng mấy con tu cái lớp Chánh Tư Duy nó chưa đạt được, chưa xả được, chưa ly dục ly ác pháp, mấy con đi ra làm thầy mấy con làm cái tướng của mấy con đó mấy con nổi cái danh, nổi cái tham của mấy con thì cái đó tiêu mấy con hết à. Tự mấy con giết mình mà còn giết người khác nữa.
Cho nên cái lớp Chánh Tư Duy này, tư duy trên tư duy để xả tâm mình, để rốt ráo, để cho mình đạt được cái chỗ ly dục ly ác pháp hoàn toàn, để ở trong cái tâm bất động của mình.
Mà nếu mà chưa đạt được thì Thầy không có dạy cái tướng này để cái tướng lóc chóc mấy con ra là người ta thấy mấy con nói hay ấy chớ, ở lớp Chánh Kiến mấy con luận mấy con thấy hay lắm. Nhưng mấy con ra lóc chóc ấy là người ta biết là mấy con chưa có gì đâu.
Bởi vì giới luật của mấy con là qua cái thân giáo. Mà cái thân giáo thì nó ở trong cái lớp Chánh Ngữ với cái lớp Chánh Nghiệp. Thầy biết rất rõ bởi vì nó là cái chương trình giáo dục đào tạo, xây dựng người ta từ cái hành động đạo đức của người ta mà.
Mà bây giờ dạy cho mấy con có đạo đức rồi mà cái mấy con chưa hoàn tất được ly dục ly ác pháp thì mấy con còn tham, sân, si. Mà tham, sân, si thì mấy con dùng những cái tướng, dùng cái Chánh Tri Kiến và dùng cái tướng này á thì mấy con sẽ lừa đảo người ta rất dễ.
(05:07) Mấy con nói như là mấy con ở trên trời rớt xuống vậy. Các con hiểu không? Mình sẽ làm thầy thiên hạ đó, nhưng mà thầy dỏm đó mấy con. Thầy này chưa chứng. Còn cái lớp Chánh Tư Duy mà mấy con thực hiện được mấy con tư duy xả được tức là tâm vô lậu đó, thì thầy này thầy thật.
Cứ có thầy dỏm, thầy thật chứ đâu phải. Mặc dù là mấy con học thức, mấy con có cái bằng tiến sĩ Phật học đi. Nhưng mà mấy con là thuộc về thầy dỏm đó. Mấy con chứng đâu, mấy con đâu có giải thoát được đâu. Mấy con nói được chứ mấy con chưa có làm được. Cho nên nó thuộc về thầy dỏm.
Vì vậy mà cho nên ở cái đạo Phật, đức Phật đã dạy: “Tu chứng mới dạy người mà tu không chứng thì không dạy”. Chứ không có, đừng có nói làm hạnh Bồ Tát. Mấy con làm hạnh Bồ Tát là Bồ Tát tiêu với chúng sanh hết đó.
Coi chừng chúng sanh xỏ mũi mấy con nó dẫn đi, cho nên Bồ Tát nào cũng có vợ hết, mấy con không thấy hay sao? Không, Thầy nói thẳng thật mà. Mấy ông thầy trẻ trẻ mà tu thời gian xem, bị xỏ mũi hết đó, chứ không có thường đâu.
Tu sinh: Bị nhền nhện bắt hết.
Trưởng lão: Phải rồi Sư nói đúng rồi, nhền nhện đó bảy con nhền nhện vương nó bắt á. Bởi vì mình tu chưa có ly được, mình làm sao mà mình thắng được. Cho nên mình dễ bị lắm. Cho nên vì vậy mà mình không có làm chủ được mình thì mình bị người ta bắt mình.
Còn mình làm chủ được thì mình dẫn dắt cái người mà người ta đang ở trong cái tâm phàm phu, mình dẫn dắt người ta trở thành người ta tốt, con.
Bởi vì mình đã thắng được mình, mình làm chủ được cái đó rồi. Cho nên vì vậy mình lần lượt mình khích lệ cái người mà người ta thương mến mình, mình khích lệ người ta đi dần đến cái chỗ người ta giải thoát. Mình đem đến cái chỗ giải thoát cho họ, giúp cho họ đến cái chỗ hoàn toàn giải thoát.
Từ cái tình thương nhỏ mọn họ trở thành cái lòng thương yêu rộng lớn, mấy con. Như vậy là mình trở thành tốt. Còn mấy con chưa có ở trong cái lớp Chánh Tư Duy này, chưa ly dục ly ác pháp mà mấy con vẫn vô mấy con dính hết đó.
Bởi cái tư duy của mấy con chưa đủ đó, mấy con sẽ xả không được đâu. Mấy con nói, mấy con bây giờ ai lại không biết là cái thân bất tịnh mấy con. Nhưng mà mấy con đụng nó coi, nó có bất tịnh không? Nó xỏ mũi các con nó dẫn đi tuốt luốt hết chứ ở đó, nó không phải dễ đâu.
(07:02) Thầy nói thẳng nói thật đó mấy con, khó lắm chứ đâu phải dễ. Cho nên mấy con ráng mà tu. Ở đây tu chứng đạo cho xong rồi, tự nhiên râu tóc của mấy con nó rụng hết chứ khỏi cần đâu, nó khỏi cần.
Rồi y áo ở đâu trên trời nó rớt xuống nó phủ lên mấy con thì mấy con cũng như quý sư này. Khỏi có lo cái vấn đề mà xuất gia xuất gì hết, ở đây không có lo mà chỉ lo tu cho thật thôi. Rồi từng đó đó, y áo nó sẽ rớt nó đắp lên.
Tu sinh: Nó đến thì nó đến cho mình.
Trưởng lão: Nó đến là nó đến tới hà. À bây giờ mấy con cứ lo tu đi, đừng có cái tướng tu. Tôi là cư sĩ tôi cứ tu à, tôi tu hoài cho tới lúc nào mà rốt ráo mà các con thấy các con cư sĩ, cái hình dáng cư sĩ nhưng mà sự thật mấy con vô đây là mấy con hoàn toàn là tu sĩ.
Mà nhiều khi tu sĩ không bằng mấy con nữa chứ đừng có nói. Thầy nói thật ra mấy con đừng có nghĩ rằng mấy con là bây giờ tôi còn cái đầu. Mấy con ham cái tướng chứ gì. Ăn mặc như sư nó đâu có sướng đâu mấy con. Có phải không? Nó phùng phình, rồi y áo rồi giặt nào, trời ơi, cái y bự như vậy mà giặt gần chết, nó như cái mền.
Còn mấy con mặc cái áo mà như mấy con ấy, giặt vô giặt một chút cho rồi. Tôi làm cư sĩ chứ tôi gọn ghẽ, tôi không có mất thời giờ nhiều. Tới chừng mà tui tu xong rồi ấy thì mặc sức y áo nó phủ lên tui chứ có cần gì mà tui phải nói.
Mấy con khỏi lo đi mấy con. Nghĩa là Thầy mà phủ cái áo này, chờ cho mấy con chứng đạo Thầy phủ lên giùm. Phải không? Mà chưa có chứng đạo thì không có phủ đâu. Con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy mà đừng có lo cái chuyện y áo, mà chỉ lo tu thôi, lo tu giải thoát. Đó Thầy nói như vậy thì các con yên tâm để mà lo tu tập cho nó rốt ráo thôi. Đó mấy con nhớ chưa? Rồi bây giờ còn hỏi Thầy cái gì nữa không? Yên tâm mà tu. Có hỏi Thầy nữa không?
(08:37) Phật tử: Dạ bạch Thầy đó mà cảm giác toàn thân mà nó lên (08:40) … biết hết rồi, mình biết từ khi đi lên (08:43) … phồng xuống… nó cứ lên xuống vậy hoài hả Thầy?
Trưởng lão: Ờ, nó lên xuống vậy hoài đó con. Một cái thời gian sau rồi con sẽ thấy nó rõ ràng lắm chứ không phải là bệt đầu nó cứ chạy lên chạy xuống đâu. Mà nó đứng một chỗ mà nó nhìn toàn diện, nó không có chạy đâu.
Bây giờ nó mới nó đang chạy đó. Con bây giờ thì nó đang chạy đó. Sau này thì nó không còn nữa đâu. Rồi nó sẽ đứng một chỗ mà nó nhìn, nó không bao giờ, nó tỉnh giác. Sau này cái chỗ mà từ nó chạy đó nó trở thành cái sức tỉnh giác của mấy con. Sức tỉnh giác.
Rồi mấy con sẽ lần lượt mấy con cứ tu như vậy đi, rồi mấy con sẽ thấy nó cái sức tỉnh của nó. Bởi vì nó tỉnh giác ở trên cái Tứ Niệm Xứ của nó. Không có một cái niệm nào mà ở trên đó mà xảy ra nó không biết đâu.
Nghĩa là con tu con chưa đủ cái sức tỉnh giác đó cho nên nó xẹt qua cái nó đi mất con không biết. Còn cái này thì không, nó ló cái mặt ra thì con biết đây là con chuột ở hang ló đầu ra thì nó mới vừa ló như này nè: “Mày lòi ra đi chứ không có đừng có ở trong đó lấp ló, lấp ló. Tao không phải con mèo ngồi rình đâu”.
Do đó là con sẽ thấy, biết nó sẽ lòi cái mặt nó ra hết. Con vừa chộp, bởi vì cái sức tỉnh giác của con nó còn yếu cho nên nó tới con không có hay, nó xẹt qua cái nó mất. Cho nên không biết cái niệm đó là niệm gì. Còn cái mà tỉnh giác á con, nó vừa ló cái mặt nó ra thì biết nó con chuột lớn, con chuột nhỏ, con chuột cống, con chuột nhắt thì biết ráo hết.
Nghĩa là nó ló ra là biết liền. Nó không có, bởi vì tỉnh quá tỉnh. Mà cái sức tỉnh của các con quá tỉnh thì nó không ló ra nữa, Chánh Niệm Tỉnh Giác mà. Còn cái mấy con chưa có Chánh Niệm Tỉnh Giác mới còn tỉnh lơ mơ mà, hơi tỉnh.
(10:13) Cho nên vì vậy mà cái sức tỉnh của con bây giờ đó, mới tập tỉnh nó mới thấy nó chạy từ trên đầu chạy xuống, từ dưới chân chạy lên, chạy xuống chạy lên chạy xuống vậy. Nó bắt đầu nó theo hơi thở mà nó cứ cảm giác cái kiểu lên xuống lên xuống, nó giống như là hơi thở nó luồn ở trong thân nó chạy lên chạy xuống. Có phải không mấy con?
Nhưng mà các con cứ tu như vậy đi, cứ theo hơi thở đi, rồi nó sẽ tỉnh giác. Nó tỉnh giác ở trên cái thân của nó đó. Mà nó tỉnh giác ở trên thân thì nó định trên thân nó mấy con, tâm định trên thân đó. Nghĩa là tâm định trên thân nó định chỗ nào mấy con biết không? Nó định trên hơi thở của nó. Thầy nói như vậy thì mấy con biết có cái danh từ đó rồi đó.
Đó thì trong cái sự tu á, rút tỉa từng cái kinh nghiệm, người có tu thì mới hiểu được kinh nghiệm, mà người không tu thì không hiểu được kinh nghiệm. Nghĩa là Thầy nói mà mấy con không tu thì mấy con không diễn tả được. Nhưng mà con có tu thì con mới thấy nó chạy lên chạy xuống đó. Còn con không tu không biết nó có chạy kiểu nào đây, không biết.
(11:16) Trưởng lão: Được con, rồi.
Tu sinh: Dạ bạch Thầy, như vậy thì là nội cái khoảng mà mình tỉnh giác đó, thậm chí cả trong giấc ngủ luôn, khi mình ngủ là trong cơ thể mình nó xảy ra bất cứ chuyện gì hoặc là mình biết trước cái lúc mà nó xảy ra phải không Thầy?
Trưởng lão: Biết, ừ! Nó biết trước. Bởi vì nó tỉnh mà chứ nó đâu có mê đâu mà nó không biết. Bây giờ con nằm ngủ đó mà một con kiến hoặc một cái gì bò là con biết à. Thậm chí như Thầy nói như thế này nè. Cái gì nó xảy ra trên thân con rất là vi tế nó đều biết, cái sức tỉnh của nó.
Mà bây giờ mình không tập ở trên cái thân mình quan sát thì sau này mình không có tỉnh đâu, luyện tập quan sát. Tức là quan sát kiểu mà đức Phật đã cho mình cái đề mục tu tập rất là cụ thể rõ ràng: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Cái đề mục đó để tập để mà nhìn cái thân của mình chứ có cái gì đâu.
Mình phải cảm giác cái thân chứ đâu phải trụ hơi thở chỗ cái nhân trung của mình thấy hơi thở ra vô. Hay là tập trung ở chỗ bụng thấy phình lên xẹp xuống. Bảo cảm giác toàn thân chứ ai bảo tập trung ở chỗ bụng, mà cứ tập trung ở chỗ bụng thì sai rồi chứ sao. Con hiểu chưa?
Đó, phải nhớ cái câu của Phật dạy mà.
Trụ ở chỗ đó là trật rồi, đức Phật đâu có bảo mình trụ chỗ đó, mà đức Phật bảo cảm giác toàn thân.
(12:36) Tu sinh: Cái khóa tu Tứ Niệm Xứ (12:38) … có dạy
Trưởng lão: À, tu trung tâm ở đó thì mới có đề mục thứ nhất là “Hít vô tôi biết tôi hít vô. Thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra.
Tu sinh 1: Dạ, cái khóa ba tháng đó Thầy.
Trưởng lão: À, con học khóa đó rồi hả? Khóa mới trụ nhân trung.
Tu sinh 1: (12:52) (Nghe không rõ…)
Tu sinh 2: Dạ bạch Thầy, thậm chí cả khi mà trong giấc ngủ đó Thầy, có khi là thí dụ như mình có nằm mộng đi. Mà cái hàng ngày mình huân tập những cái pháp, mình giữ giới mình tác động với nó. Có nghĩa là mình không chấp nhận những cái vận động của nó. Tới khi giấc ngủ của mình khi mà có cái nằm mộng nó xảy ra đến, và mình không chấp nhận nó mình thức dậy liền Thầy. Có phải mình tỉnh giác…
Trưởng lão: À, đó là cái tỉnh giác đó con.
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Nó, cái đó là cái sức tỉnh đó con. Từ trong mộng mà mình cũng thấy mình làm chủ nó. Bây giờ cái người mới ăn chay đó, thì họ nằm mộng thì họ quên mất đi, thì họ ăn các món ăn họ thấy là họ ăn thịt chúng sanh à.
Nhưng mà một thời gian sau cái họ có, họ tới chừng đó họ cũng nằm mộng. Rồi bắt đầu là họ ngăn chặn liền, không được, không được, ăn chay. Và tức là họ thấm nhuần vào thức rồi. Sau đó cái họ ngủ họ thấy ăn, họ nằm mộng họ thấy ăn chay không chứ không có thấy ăn mặn.
(13:52) Nó lần, nó ly ra lần, nó lìa ra lần. Còn mình tu tập cũng vậy con, lần lượt rồi cái sức tỉnh đó, lần lượt rồi trong giấc mộng mình cũng tỉnh à. Cho nên nó không xảy ra những cái điều mà bị nó cám dỗ trong cái dục của trong giấc mộng.
Chứ thường thường mình bị trong cái giấc mộng dữ lắm. Nó không còn cái trí tuệ nữa. Đó, trong cái sự tu tập thì như vậy. Rồi mấy con hỏi.
Tu sinh: Thưa Thầy, con vào đây con học được độ hơn một tháng. Thì con nằm ngủ thì nó cũng không mệt lắm, không ngủ say lắm đâu, ngủ cũng vừa vừa thôi. Con mơ, phát hiện cổ nó vướng. Con thò tay vào con kéo ra thì một đoạn cước như thế này mà lại có cái dướng dài hơn một gang, mà lại đầu cái dướng câu rất sắc, nó rất là sáng mà lại…
Trưởng lão: Có cái lưỡi câu.
(14:38) Tu sinh: có một miếng thịt sắp ở đấy. Mà con vẫn cứ rùng mình lên. Con tỉnh rồi nhưng mà con vẫn sợ, bảo: “Tại làm sao mà nó lại không móc vào trong ruột mình mà nó lại lôi ra như thế”, mà lại nghĩ bảo chắc nó có một miếng thịt này cho nên là nó mới không móc vào ruột mình.
Mà nghĩ đến bây giờ cũng vẫn còn sợ. Một cái dướng nó dài như thế này mà có một đoạn cước dài như này, mà rút từ mãi trong ruột rút ra. Con mê…
Trưởng lão: Nằm mê á, con thấy như vậy đó.
Tu sinh: Vâng, mê nhưng mà bây giờ con vẫn thấy vẫn còn hãi. Con mới rút từ trong ruột rút ra mà cái dướng nó vẫn dài như này, nó rất là sáng. Mà lại dướng sắc, mà lại con cầm con giơ lên xem. Thế nhưng mà, mà con tỉnh dậy con vẫn thấy sợ.
Trưởng lão: Ừ, chắc hồi nào tới giờ con cũng đi câu cá dữ lắm đó.
Tu sinh: Không, con không thích câu đâu.
Trưởng lão: Không biết câu mà sao con biết được cái lưỡi câu của nó mà nó móc như vậy mà nó lôi từ dưới bụng con nó lôi lên. May đó nó gỡ được cái lưỡi câu.
Tu sinh: Con chỉ nghĩ là như thế là con có khi là nó thoát cái việc mà mắc phải lưỡi câu của thế gian đúng không?
Trưởng lão: Ờ phải rồi. Thì đó, con cũng thuộc về cá rồi nằm chiêm bao. Như vậy là con thấy những cái đó là nó thuộc về những cái ác mộng. Nó thấy nó ghê gớm lắm, nó sợ lắm. Như là mình bị như là con cá bị mắc câu đó.
Nó còn một cái dây cước, một khúc dây nữa. Nhờ nắm dây cước đó mà lôi hết cái lưỡi câu ra. Ghê thiệt. Mà nó nhờ cái lưỡi câu nó móc miếng thịt gì đó chứ không khéo nó lôi ruột con ra hết đó.
Tu sinh: Dạ vâng, thế con mới sợ.
Trưởng lão: Đó là những cái hiện tượng, hiện tượng ít. Con không câu cá, ít ra con cũng thấy người ta câu cá. Vấn đề này ít ra như vậy nó mới trong cái mộng của con nó mới thấy như vậy. Chứ còn mình không thấy cái lưỡi câu, chưa từng thấy thì nó không bao giờ nó thấy được đâu, không bao giờ nó có cái mộng đó.
Cho nên trong cái những cái ác mộng đó thì con thấy con bây giờ mà con nghĩ tới còn thấy ớn. Nghĩa là trong lúc đó con nghĩ trong giấc mộng đó, rút cái sợi dây ra nó nghe tựa như ruột này rút ra lên chứ không phải là coi như cái sơ sơ đâu. Cũng như Thầy nói như thế này nè. Mình ăn món ăn nào đó không biết, nhai quên đi.
(16:35) Mà giờ nuốt hết một khúc tóc ở trong bụng mình rồi. Bây giờ nó còn ló nó mới lôi ra. Trời ơi cái cọng tóc nó dài, nó từ đâu. Nghe nó ớn thiệt, nó ớn thiệt ớn. Mà cái tóc thôi chứ đâu có cái gì. Còn cái này cái lưỡi câu mà, còn ớn hơn. Có phải không? Đúng là cái trường hợp đó là như vậy đó.
Thầy nói nhai sao nuốt mà không ngờ là mình nhai cái cọng tóc. Mà cọng tóc như vậy nó dài quá, lôi cũng ớn thiệt. Vì vậy mà trong khi mà tu tập chúng ta thấy lần lượt chúng ta nó có đủ những cái sức tỉnh và đó là cũng là cái nhân quả nghiệp báo đó con. Đó vì vậy mà trong giấc mộng của mình…
Tu sinh: Còn khi mà con nằm con chưa ngủ ấy, mà mỗi lần mà nằm ấy thì cái tưởng nó đã xuất hiện rồi. Là con tác ý con đuổi cái là đi luôn. Đấy nó có nhiều cái tưởng nó xuất hiện.
Trưởng lão: Đúng vậy. Nếu mà có cái pháp Như Lý Tác Ý thì mình đuổi những cái tưởng đó để đem lại cái sự bình an cho con, chứ không khéo nó quấy rầy lắm, cái tưởng ấy. Rồi mấy con còn hỏi gì Thầy thêm nữa không mấy con? Có cái gì nữa không?
Tu sinh: (17:34) (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: À cũng được, ở lại vài ngày, rồi xin ít số sách, con. Rồi về con nghiên cứu đọc, rồi năm tới nếu mà có mở cái khóa thì Thầy cho hay rồi lên dự. Còn nếu mà không có khóa thì quý thầy này họ sẽ mở khóa, mấy Thầy này tu xong rồi họ mở khóa thì con cũng dự tu được chứ không có sao đâu mà sợ.
Tu sinh: Dạ.
Trưởng lão: Con chỉ cần xin sách thôi con. Bởi vì trong cái khóa này nó đang dạy cái khóa nó hơn ba tháng rồi, nó hơn ba tháng. Cho nên bây giờ mấy con có vô học cũng không được đâu, không kịp đâu. Mà cũng không biết đâu mà học bởi vì phải từ đầu à. Chứ còn nó hơn ba tháng rồi làm sao mình học lại những cái bài học đầu được. Mà Thầy làm sao Thầy dạy lại được.
Cho nên vì vậy mà rất khó cho mấy con.
(18:46) Rồi, bắt đầu bây giờ mấy con còn hỏi gì? Hết rồi phải không con? Hết rồi mấy con nghỉ con. Rồi cô Út sẽ sắp xếp cho con với Sư có một cái chỗ nghỉ, nghỉ ngơi. Rồi hỏi một số kinh sách để rồi mình nghiên cứu mình đọc, nhất là cái bộ Giới đó con. Cái bộ Văn hóa Phật Giáo Truyền Thống đó. Nó là cái bộ Giới, mười Giới đức Thánh Sa di và Giới Tỳ kheo. Coi những cái Giới nó dạy về những cái đức cái hạnh.
Tu sinh: (19:13) (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Phải rồi, cái đó là mình phải tịnh giới rồi. Phải luôn luôn lúc nào người tu sĩ phải nhắc nhở giới chứ còn không khéo nó sẽ bị phạm đó.
Tu sinh: Mình có cái giới gì mà Thầy mới nói là hai trăm năm chục giới đó.
Trưởng lão: À nó thuộc về cái Sa môn quả, Sa môn hạnh đó, cái hạnh của người tu đó. Nó thuộc về Giới Hạnh đó mà, với Giới Đức.
Tu sinh: Cái đó hình như các sư các sư vị lớn không dạy vì như…, không có duyên đó.
Trưởng lão: À không. Coi như là bây giờ đó mình sẽ đọc lại những cái Giới Đức và Giới Hạnh. Cái Giới Đức, Giới Hạnh để cho mình biết cái Đức Giới nó ở chỗ nào, rồi cái Hạnh Giới nó ở chỗ nào. Thí dụ như bây giờ nói về cái giới cấm sát sanh. Thì cái Đức Giới đó là cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu sự sống của mình.
Cho nên mình giữ cái giới đó là mình không có phạm vào cái giới mà giết hại chúng sanh hay vui theo cái người giết hại chúng sanh. Nó mới đúng cái giữ giới của mình. Tại vì mình biết cái Đức, cái lòng thương yêu của mình đối với sự sống của chúng sanh, nó là cái Đức. Còn nếu mà mình chưa hiểu thì mình phải học hiểu để biết cái Đức. Do đó mà những cái mình còn thiếu khuyết thì mình học thêm cho nó đầy đủ hơn.
Tu sinh: Phải học thêm cho nó thấy rõ hơn. Còn cái đó là có như cái hạnh đầu đà đó. Cái đó là cơ bản.
(20:34) Trưởng lão: Mình phải hiểu nó. Còn những cái giới nào mà mình hiểu rồi thì thôi. Mà những cái giới nào chưa hiểu thì phải học, bởi vì nó là thuộc về phạm hạnh hết rồi. Khi mà cái người tu á, thì những giới luật đó là phạm hạnh. Mà mình sống mà không đúng giới luật á, là mình phạm cái giới á, là mình không phải là phạm hạnh. Cái hạnh của mình không phải là phạm hạnh rồi.
Tu sinh: Mỗi tháng phải tụng giới hai lần.
Trưởng lão: Tụng giới để nhớ, để nhớ mà mình sống đừng có vi phạm đó. Và đồng thời mình có vi phạm thì sẽ phát lồ mà sám hối. Để cho cái giới nó thanh tịnh. Chứ nó không phải là mình tụng giới để như mà tụng kinh vậy, không phải. Tụng để nhớ, nhớ để mà sống cho đúng, đừng có vi phạm. Rồi bắt đầu mấy con còn hỏi gì thêm nữa không? À đặng nghỉ?
(21:16) Tu sinh: Mô Phật, bạch Thầy bây giờ giả dụ như về con cái Thân Thọ con có những mốc thời gian nào nó ngồi yên mà chưa ví dụ hiện tại giờ (21:23) (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Nói chung là con chia ra cái phần mà Chánh Kiến thì nó còn ở trong cái giai đoạn mà trị bệnh rồi. Cho nên vì vậy mà con dành ra cái thời gian mà con viết bài, viết cho hết những cái bài mà còn thiếu. Con phải viết hết để triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình cho nó đúng theo các pháp đó.
Rồi cái phần mà trị bệnh thì coi như là buổi tối thì con trị,… Giờ nào đó thì con ngồi con viết, rồi giờ nào đó con tập để trị bệnh của mình. Để cuối cùng mà khi mà viết xong rồi mà bệnh còn thì tập trung vô, tất cả những cái đó dừng lại không viết nữa. Rồi tập trung vô cái trị bệnh, trị chừng nào mà con thấy là bệnh mình không còn nữa, hết rồi.
Thì lúc bây giờ nó mới vào cái lớp Chánh Tư Duy mà tu tập. Chuẩn bị cho mình được mạnh khỏe nè, rồi tri kiến mình đầy đủ nè, để xin vào cái lớp Chánh Tư Duy thì mình tu tập mới tốt, mới vững vàng. Phải không? Như vậy mới được.
Tu sinh: Từ bây giờ bắt đầu con viết bài từ đầu, những cái bài nào còn lở dở viết chưa làm mới viết lại từ đầu.
(22:38) Trưởng lão: Đúng rồi. Con phải viết cho đầy đủ, cho trọn vẹn đó con. Cho nó đầy đủ đặng cái tri kiến mình nó hiểu biết nó như thật hết. Không có chỗ nào mình còn mơ hồ hết. Thì lúc bấy giờ nó thì mới được, mới tu tập qua cái lớp Chánh Tư Duy mới được. Đặng khi một cái niệm nào nó xẹt đến là mình có đủ cái khả năng mình diệt nó đó, mình tiêu diệt nó.
Tu sinh: Một lát sau cho con chắc là con xin gặp riêng Thầy một chút có được không ạ?
Trưởng lão: À được rồi, lát con gặp riêng Thầy một chút rồi về con. Rồi bây giờ mấy con còn hỏi gì không? Thôi bây giờ hết rồi thì về nghỉ. Còn riêng bác Phước thì giải quyết xong chưa?
Bác Phước: Dạ bạch Thầy (23:18) …
Trưởng lão: Ờ, xong hết rồi phải không. Kì này ráng tu hén. Thầy thấy coi bộ cái vô thường nó cũng sắp sửa đó. Phải ráng nỗ lực nha.
Bác Phước: Dạ.
Tu sinh 1: Thưa Thầy, cái chỗ dàn bài (23:30) …
Trưởng lão: Ấy không không, con cứ để đó đi con. Thầy bây giờ không trong cái giờ mà… không có ngồi đây mà làm cái công chuyện đó nữa con. Để rồi Thầy giải quyết cho, không có gì đâu con.
Tu sinh 1: (23:40) …
Trưởng lão: Ừ, rồi rồi rồi. Thầy phải ghi ở trong cái bài kia của con đó, con làm thiếu cái gì, thiếu cái gì đó Thầy ghi ở trong mà biết.
Tu sinh 2: Thưa Sư phụ, còn cái bài Đức Tâm Hỷ con viết Sư phụ chấm cho con rồi giờ có phải làm lại nữa không Sư phụ?
Trưởng lão: À không, con khỏi làm lại đi.
Tu sinh 2: Vậy giờ con xin làm cái bài Tâm Xả, Đức Tâm Xả.
Trưởng lão: Rồi con làm bài Đức Tâm Xả cho nó xong đi.
Tu sinh 2: Dạ.
Trưởng lão: Rồi lo mà lo mà tiếp tục tu.
Tu sinh 2: Dạ.
(24:23) Trưởng lão: Nói chung là con khi mà con làm đó con tự moi cái đầu óc con ra. Con lập thành một cái dàn bài theo những cái ý của mình thì nó rất hay mấy con. Phải tự mình. Chứ còn mà không tự mình thì coi như mình không có đủ sáng kiến để mà đi vào trong mà… Nhưng mà muốn làm cái bài nào đi nữa thì ít ra thì mấy con cũng phải có một cái, thành lập mình một cái sườn để cho mình đi vào thì rất hay. Còn mình dựa vào một cái sườn mà Thầy cho đó thì con bị theo cái khuôn khổ của Thầy mất đi.
Đó con thấy như Nguyên Thanh nó lập cái sườn của nó nó đi. Nhưng mà nó không sai. Mình khéo léo mình hay như vậy đó. Mình đừng có dựa ai hết bởi vì đây là cái sườn để cho mình có cái tri kiến của mình. Nói về cái Tâm Hỷ hay Tâm Xả của mình, mình lập thành cái sườn của nó là mình đi vô.
Mình lập thành cái dàn bài mình đi vô. Con hiểu không? Tự mình mình lập ra. À mình thấy bây giờ phải như vậy như vậy. Rồi bắt đầu cái này thì đạo Phật á lập cái dàn bài này sai, không được đúng, cái này lập cái chỗ này đúng mà cái này chưa đúng. Thì Thầy chỉ, Thầy nói vậy cho mấy con biết, mấy con sẽ làm đúng đó.
Mà đó là mình triển khai, gọi là triển khai cái tri kiến. Còn để cho Thầy dựng lên cái sườn rồi mấy con mới trèo lên mấy con lợp mấy con đóng vách vô thì coi như là cái sườn nhà của Thầy, nó không phải là của mấy con. Nó dở hơn.
Còn bây giờ cái sườn nhà của Thầy thì cũng như là Thầy cất cái nhà này nó kiểu này như vậy… như vậy… vậy… Thầy dựng lên cái sườn này rồi bây giờ mấy con có một cái mà leo trên lợp rồi đem ba cái vách này gắn vô. Thực sự là cái sườn này là sườn của Thầy. Còn bây giờ mấy con làm cái sườn của mấy con đi.
Như Nguyên Thanh nó làm cái sườn nhà của nó đó. Cái nhà của nó nó không có thẳng thóm vậy đâu, nó méo qua méo lại. Nhưng mà cái sườn của nó mà. Nhưng mà nó nói đúng nó không có sai. Thì hả Thầy thấy đúng thì được rồi, đâu cần nhiều mà Thầy phải sửa con.
Vì cái nhà có méo qua méo lại đi nữa, bây giờ thí dụ như nó thẳng khúc này cái nó quẹo bên kia, nó ẹo lại một cái nữa. Nhưng mà nó ẹo qua ẹo lại như vậy nhưng mà vẫn không sai cái nhà mấy con, nó vẫn là cái nhà tốt chứ. Cái nhà này nó có kiểu cách dữ lắm chứ.
(26:19) Thì mấy con, Thầy muốn nói để cho mấy con triển khai lại, tự mình mình triển khai. Từ cái dàn bài do mình tự lập cái dàn bài ra. Nó hay hơn, hiểu không. Chứ còn Thầy lập cái dàn bài chứ gì, con cũng lập y cái dàn bài Thầy, người kia cũng lập dàn bài vậy, y như vậy, y như vậy, cứ theo cái đó mấy con làm.
Thì coi như là mấy con không sai đó, nhưng mà cái điều kiện là nó không có cái gì mới mẻ của mấy con, không có gì sáng tạo của mấy con hết. Kiến trúc sư mà nó cứ thấy cái nhà người ta nó cứ vẽ như vậy thì ông kiến trúc sư này dở quá, không biết sáng tạo.
Mà ở đây mình sáng tạo mình triển khai cái tri kiến của mình để hiểu biết về cái vấn đề đó, hiểu biết cái đó. Thì do đó mình muốn viết á, thì bài nào mình cũng phải có cái dàn bài chứ đâu phải là nhắm mắt mình viết đại. Mà viết đại một hơi cái hứng cụt nó không biết làm sao viết nữa.
Còn người ta làm cái dàn bài đó người ta viết cái đề này rồi cái bắt đầu có cái đề kế luôn rồi người ta viết. Có phải không mấy con? Mình làm cái dàn bài thì mình viết hoài không hết. Còn mình không biết làm cái dàn bài đúng không, mình cứ ờ bắt đầu đi vô nói Tâm Hỷ cái mình viết hỷ một hơi cái, trời ơi giờ không biết đâu mà viết nữa.
Bởi vì mình đâu có dàn bài đâu mình viết. Còn người ta làm cái dàn bài, bây giờ hỷ chứ gì, phải không. Hỷ cái gì, cái gì… gì.. gì… ờ đây cái dàn bài nó chỉ cho mình đây. Rồi bắt đầu đó mình vô, phải tu Tâm Hỷ này với cái đối tượng gì, với cây cỏ, với đất đá, với núi sông, với cái gì.
Hoặc là với người khác, với mình, với tâm tham, với tâm si, với tâm sân. Có phải không? Mình tu tập Tâm Hỷ mình với cái gì. Do đó thì mình phải hỷ, trong cái đó nó hỷ có thiện mà có ác, hỷ ác nữa chứ đâu phải toàn hỷ thiện. Cho nên mình ngồi suy nghĩ một hơi mình vẽ cái dàn bài ra. Rồi, bây giờ tôi ngồi tôi viết lên mấy trăm trang chưa hết nữa chứ ở đó, có phải không?
Còn mấy con không vẽ được cái dàn bài, mấy con viết chừng có trang thế bây giờ cụt rồi. Trời đất ơi tôi không biết đâu tôi viết nữa. Suy nghĩ có một chút đó. Làm sao có cái dàn bài nó gợi ý mình thêm.
(28:03) Cho nên thường thường mình viết bài đó, thứ nhất là mình đặt câu hỏi, mình đặt cái câu hỏi. Tự câu hỏi nó sẽ dẫn dắt mình đi vào tới cái chỗ mà trả lời những câu hỏi đó là nó có cái dàn bài của mình rồi. Đó Thầy muốn gợi ý cho mấy con để mà thành lập cái dàn bài thì cái câu hỏi là đầu tiên đó mấy con, mình hỏi trong đầu của mình.
Bây giờ Tâm Hỷ là sao? Mình đặt câu hỏi rồi. Hỷ là như thế nào? Rồi mình biết cái hỷ nó như thế nào rồi bắt đầu mình mới đi tới. Rồi hỏi nó làm cái gì đây, làm cho ai đây, hỷ cho ai? Phải không mấy con, đặt câu hỏi thì nó mới lòi cái mặt chuột nó ra chứ còn mấy con không đặt câu hỏi cái nó cụt hứng hà.
Quán gì, mấy con quán gì mà không có câu hỏi gì hết rồi biết đâu mà quán. Có phải không? Triển khai cái đầu của mình ra đi chứ. Bởi vì mình phải học cái sáng tạo, chứ đừng có học theo cái rập khuôn. Bởi vì mấy con học rập khuôn thì Thầy, cái hiểu biết của Thầy mấy con chỉ rập khuôn theo Thầy thôi mấy con không có cái sáng tạo mới nào hết.
Thế cho nên thí dụ như các nhà khoa học con thấy không, người ta học để mà người ta hiểu đến nó đó, bắt đầu người ta tự người ta phát triển người ta sáng tạo ra, người ta tìm tòi, người ta phát minh ra cái mới chứ còn người ta không có nhẩm ở trên cái lối cũ nữa.
Còn cái người mà người ta tạo những cái mẫu, người ta không có chịu đứng yên một cái chỗ mà chấp nhận cái mẫu hàng này, cái hình dáng này, người ta không có chịu đâu. Mà người ta tìm cách người ta chế ra những cái mẫu khác. Có khi nó kì cục lắm nhưng mà người ta vẫn chế tạo ra.
Cho nên Thầy nói mình phải sáng tạo ra những cái điều kiện để triển khai cái tri kiến của mình sẽ viết. Cho nên đừng rập khuôn mấy con, đừng có dựa lưng vào ai hết à. Tôi là hoàn toàn là tôi có cái đầu của tôi nè. Tôi có cái đầu tôi sáng chế ra đủ thứ nè, tôi chế máy bay cũng được mà tôi chế cái gì cũng được hết nè.
Bởi vậy, học trò của Thầy nó phải thông minh như vậy đó. Chứ đừng có dựa dựa lưng ai hết. Rồi nhé mấy con, có hỏi vấn đề gì nữa không? Về tự làm đi. Người nào cũng là nhà khoa học hết mà, sáng chế ra đủ loại hết mà. Nó không có cùn nhụt cái trí mình các con. Hiểu chưa?
Mấy con mà được làm học trò của Thầy thì cứ lần lượt rồi Thầy triển khai toàn bộ mấy con có đủ cái trí tuệ của mấy con, để mấy con nhắm vào cái cuộc đời của mấy con mà mấy con hóa giải, mấy con sống không khổ nữa.
(30:21) Tức là mình có đủ cái trí tuệ mình mới sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Còn không đủ trí tuệ, hở một chút là mấy con tự làm khổ mình, mà làm khổ người khác. Còn có đủ trí tuệ mấy con sẽ… Mà mình, cái trí tuệ của mình không chịu triển khai, cứ rập khuôn.
Rập khuôn là tích tập lại cái sự hiểu biết của người khác làm cái hiểu biết của mình, không có sáng chế. Không có sáng tạo, sáng chế cái hiểu biết mới mẻ. Bởi vì kinh sách vậy chứ mà luôn luôn nó phải có một cái hiểu biết chơn chánh của nó, chứ không khéo là chúng ta hiểu biết là hiểu biết tà, nó không có chơn chánh.
(31:00) Cho nên các con thấy kinh sách Đại thừa cũng hiểu biết nhưng mà thành tà pháp không à. Người ta tu không có được. Đó là cái hiểu biết không chơn chánh. Còn cái hiểu biết chơn chánh nó đưa đi đến cái chỗ mà mình thấy hoàn toàn giải thoát thật sự, hoàn toàn thật sự.
Cho nên cái hiểu biết mà Thầy dạy cho mấy con, đó là cái hiểu biết chơn chánh. Bởi vì nó Chánh Kiến mà làm sao mà nó tà kiến trong đó được. Còn cái hiểu biết kia con thấy hiểu biết mê tín tức cầu cúng không. Niệm Phật riết cầu vãng sanh, Cực Lạc mà cõi đó ở đâu không biết, mà cứ ở đây cầu hoài.
Cho nên đó là cái tà kiến chứ đâu phải Chánh Kiến. Nhưng mà mình nói người ta tà kiến thì người ta ghét mình lắm, đừng có nói. Cho nên vì vậy mà Thầy nói để mình biết rồi mình triển khai cho đúng cái hướng của nó, của đạo Phật. Thì mình sẽ được Chánh Kiến và mình được Chánh Kiến thì mình được giải thoát.
Bởi vì Chánh Kiến ở đâu là giải thoát ở đó. Cho nên các con nghe đức Phật nói: “Chánh kiến ở đâu là giới luật ở đó, giới luật ở đâu là Chánh Kiến ở đó” mà. Chánh Kiến là tức là trí tuệ đó, cái trí tuệ hiểu biết đó. Cho nên lúc thì nói trí tuệ, lúc thì nói tri thức, lúc thì nói Chánh Kiến, đều là một chứ không có hai ba gì ở trong đó hết.
Có thể lúc nói tâm nữa. Con nghe nói "tâm ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tâm ở đó", rồi “trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu là trí tuệ ở đó”. Bởi vì cái hiểu biết đó người ta chỉ cho mình cái hiểu biết đó, mà cái hiểu biết đó nó kèm theo cái đức hạnh giới luật, thì cái đó là cái giải thoát.
(32:21) Thế cho nên mình triển khai cái đó chứ, mình triển khai. Chứ nó đâu phải có một cái sự hiểu biết của mình một số đâu, mà mình triển khai. Đừng có lìa ra cái giới luật thì nó sẽ đúng. Còn mình lìa ra giới luật mình triển khai, mình phá giới, phạm giới đó là mình sai.
Cho nên những cái người mà triển khai những cái hiểu biết đó mà họ lìa giới, họ phạm giới, mấy con. Mà họ nói rằng đúng thì tức là họ sai. Thí dụ như là tôi tu thiền mà ăn ba bốn bữa thì còn cái gì là gọi là tu thiền. Phá giới rồi. Họ chỉ có ngồi thiền thôi. Đó là một cái sai.
Rồi Niệm Phật cũng ăn ba bốn bữa mà họ cũng như vậy rồi họ phạm giới, phá giới rồi, giới luật nó là có cái bài pháp nó rõ ràng cụ thể để chứng minh cho một cái người, giới luật ở đâu thì cái hiểu biết đó nó sẽ kèm theo.
Mà mình hiểu biết cái kiểu mà tôi Niệm Phật mà tôi không có cần giới luật thì như vậy là mình phạm giới, phá giới thì như vậy là mình tu sai rồi, mình hiểu biết sai rồi, không đúng. Đó thì mấy con thấy không, cứ dựa vào giới luật mà cái hiểu biết ở trong giới luật thì hiểu biết không sai. Còn mình hiểu biết mà phạm giới, phá giới, cái hiểu biết đó dù mình có thành tiên, thành Thánh cũng là Thánh dỏm thôi, tiên dỏm thôi, hay là Phật dỏm thôi chứ đâu có thứ thiệt. Thứ thiệt thì giới luật chứ, không lẽ ông Phật mà bây giờ còn đi nhậu nhẹt.
Phổng tay vào chợ rồi xách cá, xách thịt rồi đi ra cái quán kia mà ngồi nhậu nhẹt rồi nói tu tự tại vô ngại, rồi như vậy ông Phật dỏm chứ còn gì. Nó đâu có đúng mấy con. Cho nên mấy con nghe nói là tự tại vô ngại, đói ăn, khát uống, mệt đi ngủ, trời đất ơi ông Phật giờ này mà ông còn… Bây giờ là hai giờ ba giờ rồi mà bây giờ còn ngồi ăn à. Ông Phật gì ăn lạ lùng vậy.
Thì như vậy là ông Phật dỏm chứ không phải ông Phật thiệt. Phật thì phải oai nghi tế hạnh chứ, phạm hạnh ông ở đâu mà ông như vậy? Mà ông ăn kiểu này chắc ông tương ưng với ngạ quỷ rồi. Giờ này đâu phải là giờ ông ăn mà ông ăn kiểu này là tương ưng với nó. Mai mốt ông cũng thành ngạ quỷ luôn chứ làm sao ông thành Phật được.
Còn cái đời sống người ta phạm hạnh, người ta đàng hoàng, người ta sống đúng giới luật thì ở đâu đúng giới luật thì ở đó mới là chư Phật chứ, giới luật là Thầy mà, giới luật là chư Phật ở đó mà chứ đâu phải… Cho nên cái người nào phạm giới là coi như là ma vương.
(34:14) Họ là tương ưng với cái bọn quỷ vương, ma vương đây thì tức là họ sẽ tái sanh trong cái dòng đó chứ không chạy đâu khỏi hết. Qua cái sống thì nhận thấy được cái sai của họ, mà cái sai của họ thì họ giải thoát gì thì họ cũng là tà pháp, tà kiến chứ không có đúng đâu. Dễ lắm bởi vì đức Phật nói: “Lấy giới luật ta làm Thầy” mà.
Ai mà phạm giới, phá giới là không phải thầy của mình rồi, không phải người tu sĩ trên đạo Phật như vậy. Cho nên lấy giới luật mà thấy ông thầy đó giới luật nghiêm chỉnh là đó thầy mình đó. Đó không mấy con mình phải kính mến ông Thầy đó chứ.
Tu sinh: (34:45) … các nơi khác. Thấy toàn sư uống rượu và (34:49) … không. Tịnh xá, chùa chiền ba bữa. Sáng thì ăn cháo, cho ăn cháo. Trưa thì ăn ngọ. Chiều lại ăn cháo.
Trưởng lão: Mà đi đâu cũng vậy hết.
Tu sinh: Dạ, (35:04) …
Trưởng lão: Đó thì như vậy là họ tương ưng với cái gì giờ? Họ tương ưng với phàm phu. Bởi vì cái ăn uống như vậy là tương ưng với người phàm phu người ta cũng ăn.
Tu sinh 2: Phàm phu không có gì cũng hai bữa à Thầy.
Trưởng lão: Phàm phu không có gì cũng hai bữa bởi vì hai bữa đó là tại người ta ít tiền người ta ăn hai bữa. Chứ còn nhiều tiền nó lại ăn đêm và nó đi quán bia ôm rồi lung tung nữa.
Tu sinh: Đây ra tới Quy Nhơn á, thành phố Nha Trang, cũng vậy.
Trưởng lão: Đâu cũng vậy hết.
Tu sinh: (35:36) (Nghe không rõ….)
(36:00) Trưởng lão: Với ăn uống vậy nó không có lỗi thời. Chứ ăn theo Phật nó lỗi thời. Thời Phật thì ít đồ ăn quá thôi ăn một bữa. Còn thời mình giờ nhiều thôi thế ăn ba bữa. Đúng là giới luật họ phạm hết, không còn nữa. Có đi như Sư á thì mới thấy được trong các chùa, các tịnh xá…
Tu sinh: Cái thứ hai nữa. Các sư hiện nay toàn là xe riêng không. Không biết ở đâu mà có…
Trưởng lão: Nghĩa là sư thầy nào cũng có xe riêng.
Tu sinh: (36:29) …
Trưởng lão: Quý sư bây giờ giàu rồi.
Tu sinh: (36:39) (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Thôi được rồi, tôi cho ông bây giờ tôi ngủ ngoài hàng ba. Bởi vì cuộc đời tôi xả hết mà. Ông có cái thất ông mất công giữ. Còn tôi lâu lâu tôi có về tôi ngủ hàng ba không có sao đâu, tôi ngủ tạm. Xả hết đó, xả hết. Chứ ngày xưa đức Phật chết ở dưới gốc cây thì sao.
Tu sinh: Chết gốc cây thì bỏ hư sao, chứ thần thức mình đi rồi còn cái xác có nghĩa gì…
(37:32) Trưởng lão: Bỏ luôn chứ, không chôn thì thúi ráng chịu.
Tu sinh: Thân bất tịnh mà còn cái gì nữa. Nhưng mà trò có phát nguyện. Trước khi giờ chết, thì nhờ nếu có bạn bè á, cột lại cho trò ngồi, kiết già đàng hoàng chứ đừng để nằm… thấy thân bất tịnh quá, ngồi cho nó đỡ hơn, còn lại chút đỉnh con nguyện vậy, còn ông Hòa thượng ông nói con cột vào cổ. Không được cột cổ họ nói tôi tự vẫn. Cột nách tôi á thì nó không phải tự vẫn. Cột cổ là tự vẫn rồi, họ nói tui…
Trưởng lão: Rồi ông làm ơn ông uốn tay chân tôi ông để tôi ngồi vầy chứ ông đừng có để tôi khuỳnh khoàng.
Tu sinh: Mình ngồi đàng hoàng chứ. Khi mà chết mà mình bỏ cái báo thân này trục ra khỏi thì cái thần thức này ra rồi thì lát nó cứng thì nó cũng cứng luôn chứ.
Trưởng lão: Nó cứng chứ. Bởi vậy cho nên khi đó mình dặn trước. Tôi vừa tắt thở thì mấy ông uốn tay uốn chân tôi chứ để lát nó cứng ngắc mới uốn không có được đâu.
Tu sinh: Không có mình ngồi kiết già trước mà.
Trưởng lão: Ngồi kiết già gì mà đau quá trời rồi bật ngửa nằm xuống.
Tu sinh: Nó không đau đâu, nó có bị dục nó ra.
Trưởng lão: Nói chung là trước khi mình chết thì mình phải có đủ cái sức tu tỉnh thức để chịu đựng chứ còn không khéo nó khuỳnh khoàng hết á.
Tu sinh: Cái thứ hai nữa là mình phải muốn diệt. Thí dụ mà mình thấy không có cái sự đi đứng đây đó được, bây giờ mình thọ bệnh. Cái thân thọ bệnh nữa. Hỏi: chích thuốc? Bệnh hoạn gì mà chích. Nói: khát không? Đâu có khát đâu cái gì mà uống. Hỏi: Đói không, ăn không? Đâu có đói đâu mà ăn. Xong mười ngày sau là mình sẽ bỏ nó, thì chắc chắn mình bỏ được, mình đâu có tiếc gì đâu. Tới giờ đó là mình thấy (39:09) …
Nếu các sư, quý thầy cảm thấy mình đi lang thang giờ mấy Thầy (39:17) … giờ kiếm chỗ trụ chi, chứ ông già rồi không ai cho vô, sợ già… Giờ đi lang thang không biết họ có cho vô không.
(39:26) Họ sợ mình chết, mà mình bịnh sợ tốn tiền, nói không sao đâu nếu tôi chết ông cho thì chết hàng ba, không cho thì chết tại cửa ngõ nghe ông, cái thứ ba ông chết thì chết hàng rào, không khi nào tôi bỏ ông, như vậy mà khi tôi chết rồi á ông dám bỏ không. Nó thúi chịu không nổi, nhưng mà… rồi như vậy viết cái giấy để lại yêu cầu, chỉ có cái là đốt, thiêu chứ đừng có để cái xác này (39:57) …
Mình đi lang thang hoài, giờ già bảy mươi ba tuổi rồi…
Trưởng lão: Ừ, bây giờ cũng lớn rồi. Theo Thầy thiết nghĩ tu làm sao mà tự tại trong khi chết á, đừng có mà để chết rào chết giậu đó. Mình chết thì mình ngồi sừng sững mà chết. Phải tập làm sao đi chứ. Khi mà cái cận tử nghiệp nó đến nó ngặt nghèo lắm đó.
Tu sinh: Phải trả thôi, đằng nào cũng trả.
Trưởng lão: Thì do đó biết là mình chấp nhận nhưng mà nó sợ nó không chết mà nó nằm đó đó. Bây giờ như Sư bây giờ không có đệ tử, không có ai hết, mình đi mình du tăng khất sĩ rồi. Đi đây rày đây mai đó. Mà bây giờ lỡ mà nó bán thân đi, nó nằm liệt đi, rồi Sư làm sao…
Tu sinh: Bởi vậy mình mới nguyện cái thứ nhất là họ nói mình hỏi có chích thuốc không. Nói có bệnh gì chích. Hỏi ăn không, nó đâu có đói đâu mà ăn. Hỏi khát không, nó đâu có khát mà uống. Đó như vậy là mười ngày sau bỏ xác đi…
Trưởng lão: Thầy biết rồi. Mười ngày sau mà bây giờ tới mười ngày, trong khoảng mười ngày đó bây giờ nằm ngoài sau?
Tu sinh: Ơ không không. Không nằm, cột nghỉ. Phải ngồi.
Trưởng lão: Ngồi cái gì cho nổi. Bây giờ ngày thứ nhất thì còn ngồi, ngày thứ hai thì cũng còn ráng ngồi được. Nhưng ngày thứ ba á mà cột dây nó quẹo xuống như vầy nè. Cột cái dây đây thì nó cúi xuống như vầy chứ. Nó mệt quá rồi giờ nó cứ gục xuống chứ nó không… nó không có ngồi thẳng được.
Tu sinh: Cái dây mét cột vào cây, gốc cây vậy cho nó vững.
Trưởng lão: À cho nó vững. Nhưng mà điều kiện là chắc cái cổ nó cúi á. Lúc bấy giờ phải cột cổ. Cột đấy cột cái dây nịt.
Tu sinh: Cột vậy người ta nói mình tự vẫn thì sao.
Trưởng lão: Bởi cột cổ mà, nói mình siết cổ tự vẫn. Nhưng mà cột cái đầu không cúi.
Tu sinh: Con có nguyện là nguyện được như vậy thôi á.
(41:48) Trưởng lão: Nghĩa là Sư nói cái đó là bước đường cùng, chứ Phật pháp người ta dạy mình có phương pháp chứ đâu mà đi lấy dây mà cột.
Tu sinh: Không cột mình sợ mình…
Trưởng lão: Mình sợ mà nó nằm quẹp xuống…
Tu sinh: Nằm quẹp nó xuống á, không được.
Trưởng lão: Lo xa quá. Như vậy là phải mua dây để dành.
Tu sinh: Không có. Lúc đó mình…, cái y trung mình đó, mình quấn dây cột y trung cũng dài hai thước lận mà, có gì đâu bắt buộc phải kiếm dây…
Trưởng lão: Ờ, thì cũng được, xé nó ra. Lấy bớt cái y mà xé ra, rồi cột. Mấy Sư lo cái chuyện xa dữ quá.
Tu sinh: Giờ mấy thầy mấy sư bây giờ (42:29) (Nghe không rõ…)
(43:05) Trưởng lão: Thiệt là tội. Thầy ở đây mấy cụ già về đây người nào Thầy cũng tiếp nhận hết, Thầy dạy cho phương pháp chết ngồi thẳng lưng. Chứ không có lấy dây cột. Chưa từng bao giờ Thầy dạy cho mấy con phải nối dây để chờ chết cột, không có bao giờ đâu mà Thầy dạy mấy con khi nào mà coi bộ nó muốn nằm quẹp Thầy vô Thầy nạt: “Ngồi dậy cho thẳng không có nằm”. Thì chừng đó nó ngồi thẳng lên.
Tu sinh: Nhưng mà tới… , biết đâu trò đi chắc đâu có về ghé đây mà có cách như vậy mà Thầy nạt cái nó chạy.
Trưởng lão: À, bởi vậy ở đâu á thì chịu thôi, chịu lấy dây cột thôi. Chứ còn ở đây thì khỏi cần, chỉ cần nạt cái thì nó ngồi thẳng lên rồi.
Tu sinh: Như hạnh đầu đà thì đâu có ở chỗ nào cho nó nhiều, không ở chỗ nào nhiều.
Trưởng lão: Nói chung trước khi mà mình làm hạnh đầu đà đó thì mình phải có những cái phương pháp chủ động, thì mình đi đâu mình cũng không sợ hết. Bây giờ chết chỗ nào mình cũng tự tại được. Còn nếu mình chưa có pháp chủ động…
Tu sinh: Thành ra trò cũng tới đây là muốn tu cho cái…
Trưởng lão: Phải đi rốt ráo đó. Để cho…
Tu sinh: Quyết tâm rốt ráo. Cũng như Phật mà khi mà ngồi dưới, tọa ngồi dưới gốc bồ đề. Nếu không thành đạo thì chẳng hề muốn đi.
Trưởng lão: À thì phải rồi, phải tu tới như vậy đó. Thì sau này cái hạnh đầu đà thì nó mới vững tâm. Chứ không mình đi đây đi đó mà cuối cùng mình chưa có đủ sức làm chủ được thì khi mà nó gặp cái trường hợp nó…
Tu sinh: Học khóa Tứ Niệm Xứ rồi mới (44:28) … đi được
Trưởng lão: Thì ở đây là tu Tứ Niệm Xứ để đẩy lui các chướng ngại pháp thì ngồi sừng sững mà chết chứ không có gì đâu mà sợ.
Tu sinh: Suốt ngày lẫn đêm, đi nghỉ hai tiếng, ngày nghỉ hai tiếng đồng hồ.
Trưởng lão: Ừ, vậy là tốt. Cái thời gian mà như vậy là chỉ nghỉ buổi trưa chừng khoảng ba mươi phút mà thôi. Thôi bây giờ mấy quý sư, mấy con nghỉ, nghe. Rồi.
Tu sinh: (44:50) …
Trưởng lão: Thôi bây giờ mấy con xá Thầy.
Tu sinh: (45:00) …
Trưởng lão: Rồi, xá Thầy thôi mấy con ơi. Ra đi con, mấy con, ra đi. Rồi xá Phật rồi ra đi con. Rồi.
HẾT BĂNG