00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 084A - ĐIỀU KIỆN VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY - HỌC OAI NGHI TẾ HẠNH - SÁU PHÁP CẦN ĐƯỢC LƯU Ý - DÀN BÀI HỶ TÂM - TU SINH THƯA HỎI PHÁP THẦY

CK 084A - ĐIỀU KIỆN VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY - HỌC OAI NGHI TẾ HẠNH - SÁU PHÁP CẦN ĐƯỢC LƯU Ý - DÀN BÀI HỶ TÂM - TU SINH THƯA HỎI PHÁP THẦY

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 07/02/2006

Thời lượng: [41:42]

1. ĐIỀU KIỆN VÀO LỚP CHÁNH TƯ DUY

(00:00) Hôm nay là cái ngày sắp lớp mấy con, để còn có 20 ngày nữa là mấy con vô học cái lớp Chánh Tư Duy rồi. Chuẩn bị sắp lớp xong đặng tới cái ngày đó thì mấy con vào là lo tu, chứ không còn mà học tập cái gì hơn khác nữa.

Để rồi thời gian còn rảnh để mà Thầy soạn thảo lớp học Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp. Vì có thời gian Thầy mới soạn thảo cái oai nghi tế hạnh từ lời nói cho đến hành động, chứ còn nếu không thì giáo trình đó, không có soạn thảo được giáo trình hai cái lớp đó. Nó khó, nó khó dạy bởi vì nó dạy, bắt đầu nó dạy từ cái hành động của mấy con. Cho nên Thầy cần có một cái thời gian, ít ra cũng vài ba tháng Thầy mới soạn thảo và đồng thời trong cái thời gian đó mấy con tu cái lớp Chánh Tư Duy. Dùng cái thời gian Chánh Tư Duy của mấy con tập tu.

Thầy được rảnh rang Thầy mới soạn thảo cái bộ oai nghi tế hạnh, cái bộ giới luật oai nghi tế hạnh. Còn cái vấn đề tu thì mấy con biết rất rõ, biết rất rõ là hiện giờ Thầy có dạy cho mấy con cách thức. Mấy con tu, cái người mà còn trẻ khỏe thì mấy con nương vào hơi thở, nhìn lại bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của mình. Đó là Tứ Niệm Xứ cho những người còn khỏe.

Và cái giờ giấc mấy con lưu ý, cái giờ giấc của người còn trẻ khỏe thì bắt đầu, bắt đầu từ 10 giờ tối mới đi ngủ mà cho đến 2 giờ thức dậy. Không có người nào mà dậy sai, thức dậy sai mà ngủ sớm được mà hoặc ngủ trễ hơn cũng không được. Đúng 10 giờ.

(02:03) Còn cái khi một thời gian, sau một tháng tu tập Thầy sẽ cho tăng lên, nếu được Thầy sẽ cho tăng lên . Thầy thấy cái khả năng của mấy con tiến bộ được, Thầy sẽ cho tăng lên 11 giờ mới đi ngủ mà 1 giờ thức dậy. Thì mấy con liệu trong một tháng mà mấy con tu tập như thế nào thì tăng lên để mà phá dần cái hôn trầm.

Còn cái người già hiện giờ đó, mấy con cũng giữ đúng, giữ đúng giờ giấc, là cũng 10 giờ mới đi ngủ, nhưng cái tuổi trẻ sẽ tăng lên. Nhưng mà bây giờ thì đồng đều, cái thời gian vào lớp học thì đặc biệt người lớn tuổi sau đó không có lên chỉ ở cái mức đó thôi.

Còn tuổi trẻ thì tăng lên và đồng thời nếu tuổi trẻ mà tăng lên được nữa thì coi như là ban đêm không ngủ, thức suốt đêm tu tập, chỉ có ban ngày ăn cơm rồi thì nằm nghỉ được 30 phút.

(03:03) Các con lượng sức chứ không khéo thì Thầy cho chết luôn chứ không phải dễ đâu. Coi như cái sự tu tập, chứ đừng nghĩ là, nó khó lắm chứ không phải dễ đâu. Phải chiến đấu với giặc hôn trầm thùy miên, quét cho sạch chứ không được để nó. Bởi vì để nó nó còn si. Đó là cái sự tu tập của chúng ta.

Còn cái người già thì không nên mà tập trung nhiều ở trong cái Tứ Niệm Xứ mà tu là vô sự hơn, tức là ngồi chơi. Nhưng mà có những cái niệm, có những cái thọ, có những cảm thọ, có niệm gì tác động vào thân thì sử dụng các pháp để đẩy lui chướng ngại pháp đó thôi. Và cái thời gian thì suốt một buổi vậy, thời gian là như ba tiếng. Nhưng hiện có những chướng ngại pháp nào thì chúng ta có pháp để phá chứ không phải tu các pháp.

(04:00) Tu các pháp, thí dụ như: giờ thấy mình bị hôn trầm, thùy miên nhiều. Cứ ngồi tu một lúc thì bị buồn ngủ thì cái người đó phải dồn hết cái công phu vào pháp Thân Hành Niệm. Tu tập từ một giờ đến hai giờ thậm chí như ba giờ để cho cái sức tỉnh thức của mình tăng lên. Còn người không có hôn trầm, thùy miên nhiều mà bị loạn tưởng thì tu Định Vô Lậu nhiều, tu cái Định Vô Lậu nhiều. Tức là lật lại những cái bài làm của mình, coi mình còn thiếu sót cái gì ở trên vô lậu thì mình phải triển khai cái tri kiến của mình thêm những cái phần nào thiếu sót. Còn người nào mà bị phóng dật nhiều thì phải tu pháp phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Luôn luôn tác ý giữ tâm mình, giữ tai mình, mắt mình đừng cho nó quay ra. Thường giữ tâm quay vào.

(05:04) Đó là tùy theo mỗi đặc tướng mọi người mà tu tập. Nếu trong một tháng, vào tu trong một tháng mà có người nào phạm giới tức là phá hạnh độc cư, nói chuyện, tới lui nói chuyện này kia thì người đó sẽ bị cho xuống lớp, không cho tu lớp đó nữa. Bởi vì tu lớp đó thì sẽ động và đồng thời những người đó sẽ được đưa ra phía trước, đưa ra phía trước này học. Sau này thì cho vào tu, coi như những người nào mà đã quyết tâm tu thì cho ra phía sau hết.

Còn những người khách vãng lai hoặc là những người chưa được chấp nhận cho tu thì đều ở phía trước. Và hiện giờ, người nào mà được vào phía sau tu học thì phải giấy tạm vắng tạm trú đầy đủ. Còn người nào mà tạm vắng, tạm trú chưa được đầy đủ thì thứ nhất là về lo cho đầy đủ. Chứ còn ở như thế này thì mai kia mốt nọ cái lớp học của chúng ta sẽ bị đổ vỡ.

(06:14) Tại vì một số lượng đông như thế này, rồi Nhà nước đến người ta kiểm tra, mình không giấy tờ thì chỉ có một người thôi mà vẫn bị động đó, nó không thể, nó rất khó khăn.

Cho nên không giấy tờ thì phải giải quyết giấy tờ cho ổn để chúng ta tu cho tới nơi tới chốn chứ không thể nào mà để động. Một mình mình mà động người khác thì không nên. Do mình phải thực hành cho đúng đắn để bảo đảm sự yên ổn trong Tu viện mọi người tu tập cho tốt.

Do như vậy thì còn về phần những người bệnh. Nếu mà không có đủ khả năng đẩy lui bệnh, thì hãy đi uống thuốc trị bệnh cho hết. Còn nếu có đủ khả năng trị bệnh thì vào thất chuyên. Vào thất thay vì người ta tu tập thì mình chuyên đẩy bệnh, chừng nào hết bệnh thì mình mới tu Tứ Niệm Xứ và tu các pháp khác, còn nếu còn bệnh thì không có tu các pháp khác gì được hết. Chỉ làm sao cho hết bệnh mà thôi.

(07:18) Vì vậy cho nên vì vậy, người nào có bệnh thì cũng được tu nhưng mà tu theo cái người bệnh là áp dụng cái phương pháp đẩy lui chướng ngại pháp của thân bệnh, chừng nào hết bệnh mới trở về giữ cái tâm bất động của mình thanh thản an lạc vô sự trên Tứ Niệm Xứ.

Còn bệnh thì không thể nói ở trên Tứ Niệm Xứ được, bởi vì chính mình tu Tứ Niệm Xứ mà trên thân mình có chướng ngại thì mình phải đẩy lui cái chướng ngại đó. Rồi ta đẩy lui trong một giờ, hai giờ người ta hết. Còn mình, bệnh nó trầm kha, ngày nào ở trên thân mình nó cũng bệnh hết, thì chừng nào mình đẩy hết cái bệnh thì mình mới trở về tu chứ còn bệnh thì không thể nào tu được. Nó là chướng ngại pháp.

Nhớ kỹ, những người bệnh phải lo trị bệnh. Nếu cái khả năng, cái đặc tướng của mình trị, mình không đủ khả năng dùng pháp để trị thì nên đi bác sĩ trị. Nên cho Thầy biết: “Ờ bây giờ con sử dụng thuốc thang”, thì cho Thầy biết, Thầy sẽ nhờ bác sĩ hoặc là nhờ cô Út đưa đi khám bệnh xét nghiệm đâu đó cho hẳn hòi, rõ ràng rồi tu tập.

(08:27) Ở đây, tu thật làm thật chứ không thể mà nói suông. Cũng như từ cái ngày mà vào học cái lớp này thì qua cái tri kiến của quý thầy, quý cô đều là có nhiều người viết rất hay, lý luận rất giỏi. Nhưng mà tới đây rớt hay đậu là do cái chỗ thực hành chứ không phải là chỗ lý luận giỏi, mà cái chỗ thực hành. Người nào tu được thì Thầy mới chấm người đó đậu, người nào tu không được thì không chấm người đó đậu. Mà người nào còn phạm giới, phá giới trong cái thời gian mà thực hành cái lớp Chánh Tư Duy này thì được đưa ra khỏi lớp học không có chấp nhận.

Bởi vì, mình phạm giới, phá giới thì mình không có còn tu tập được gì nữa hết. Mình phạm giới, phá giới thì làm động người khác nữa. Mình làm cho người khác, người ta tu cũng không được, cho nên phải thanh tịnh giới hoàn toàn. Nghĩa là độc cư là phải độc cư chứ còn không được nói chuyện vãng lai gì nữa hết. Bởi vì ở đây, theo Thầy thiết nghĩ ai cũng biết pháp tu rồi. Không có người nào là không biết pháp, chỉ còn biết cách thức chúng ta biết để mà chúng ta xả tâm mà thôi.

(09:34) Thì như vậy thì không cần thưa hỏi gì hết, chỉ trừ khi người nào ở trong lớp học tu có trạng thái tưởng xuất hiện hoặc những chướng ngại gì khác hơn mà tự mình không thắng được. Hầu hết Thầy cũng trang bị cho mình những phương pháp để đuổi những các cái tưởng, khi nào có những trạng thái gì lạ lùng thinh - âm thanh, sắc tướng hiện ra thì chúng ta đều có pháp Như Lý Tác Ý đuổi hoặc là đứng dậy đi kinh hành, hoặc là xả, giữ tâm bất động của mình hoặc là xả tâm bất động của mình thì luôn luôn để mà xả các loại tưởng.

Thì như vậy thì trang bị đầy đủ thì còn lý do gì mà mình đi hỏi người này hoặc hỏi người kia, hoặc hỏi Thầy làm cho nó mất thì giờ vô ích. Thì trừ ra có mình sử dụng mình đuổi mà không hết, vẫn còn hoài, lúc bấy giờ mới đến trực tiếp hỏi Thầy chứ không được hỏi ai hết, chỉ có trực tiếp hỏi Thầy để Thầy trợ giúp.

Còn không, còn không hỏi thì phải làm như thế này: Khi lúc bấy giờ có một trạng thái tưởng nào mà tác ý không hết thì tác ý xong rồi thì gọi tên Thầy. Bây giờ gọi tên Thầy: “Thầy ơi, con đang gặp khó khăn trong một cái trạng thái tưởng mong Thầy giúp con để con vượt thoát ra”. Thì lúc bấy giờ giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự đừng dao động, đừng sợ hãi. Giữ tâm thanh thản thì lúc bấy giờ tiếng gọi của các con mới có hiệu nghiệm. Thầy sẽ giúp đỡ bằng một cái từ trường nào đó để giúp cho mấy con vượt thoát ra khỏi những trạng thái tưởng đó. Thì cái trạng thái tưởng đó sẽ bị dẹp ngay liền tức khắc. Bởi vì đây là tu cho nên nó có nhiều cái chướng ngại nó sẽ xảy đến mà khi gặp trường hợp bất đắc dĩ như vậy thì mới gọi tên Thầy, mới gọi Thầy.

Còn nếu không mà tự lực của mình tác ý, dùng pháp tác ý và an trú mình đã đẩy lui được thì không cần nữa, còn nếu mà không đẩy lui được thì lúc bấy giờ mới nhờ đến Thầy. Còn nếu mà trong khi gọi như vậy mà tâm giữ bất động thanh thản an lạc vô sự không được, những cơn đau hoặc là những cái trạng thái của tưởng mà giữ tâm không được, do đó thì mau mau đến gặp Thầy. Có vậy thôi, còn giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự được thì Thầy sẽ gián tiếp giúp đỡ qua một cái từ trường để mà thắng được những cái trạng thái của tưởng, trạng thái của cảm thọ.

(12:17) Nhớ những điều mà Thầy căn dặn để khi gặp trường hợp đó thì chỉ cần gọi Thầy rồi giữ tâm bất động thì sẽ được toại như ý nguyện, còn nếu không thì thấy mình không làm được điều đó thì nên trực tiếp gặp Thầy.

Lúc nào muốn gặp Thầy thì bên nữ đến nhờ cô Út đưa vào thất Thầy, còn bên nam cứ trực tiếp vào thất Thầy, giờ nào cũng được. Cứ đến hỏi vì sự tu tập chứ chúng ta không còn lên trên cái thiền đường này mà học tập nữa.

Sau một tháng tu tập thì xét nghiệm. Thầy sẽ có một ngày Thầy xét nghiệm người nào tiếp tục tu và người nào mà tu xả tâm không được, thì người đó trở về lớp Chánh Kiến để học lại Định Vô Lậu. Còn người nào đã đạt được những cái kết quả tốt thì sẽ cho tiếp tục tu đến khi mà tâm bất động hoàn toàn, khi tâm bất động hoàn toàn, sau thời gian 3 tháng hay 6 tháng mà đã bất động hoàn toàn thì chừng đó Thầy sẽ hướng dẫn tiếp để thực hiện Bốn Định và thực hiện Tam Minh.

2. HỌC OAI NGHI TẾ HẠNH

(13:40) Khi xong rồi, thì quý thầy dù sao đi nữa thì chúng ta cũng còn những cái học hạnh về oai nghi tế hạnh. Cho nên từ cái Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp thì chúng ta cần phải được học thêm một thời gian nữa để chúng ta đi ra giảng pháp bằng cái thân hành đức hạnh giới luật nghiêm chỉnh, không còn vi phạm một lỗi lầm nhỏ nhặt nào nữa.

Đó là, sau khi chúng ta tu tập xong thì chúng ta còn những cái tạp khí chưa phải hết, những cái thói quen như thân đi nó không có, chỉnh sửa lại thì cái thân của chúng ta thói quen thì nó đi nhanh hoặc là đi quá chậm hoặc là đi chân cao, chân thấp, hoặc là ngó hoáy huýt, hoặc là nói nó không có cái hạnh.

Bây giờ, mình học về những cái hạnh để cho mình tập quen. Trong vòng một năm hoặc là nửa năm để cho quen những cái oai nghi tế hạnh đâu nó ra đó thì trở thành một người có đức hạnh, có những cái hạnh của người tu, cái phạm hạnh của người tu.

Thì như vậy mới trọn vẹn, khi mà ra đứng lớp dạy hoặc là ra dạy người khác tu thì mình mới trọn vẹn. Như chẳng hạn, trước kia Thầy tu tập khi làm chủ được sanh già bệnh chết nhưng những oai nghi tế hạnh cũng lần lượt rất là khắc phục mình chứ không phải tu xong là tự oai nghi tế hạnh nó đầy đủ được, cái phạm hạnh đầy đủ được.

(15:15) Cho nên vì vậy mà những cái thói quen của mình hồi nào tới giờ, mình phải sửa nó lại. Để không khéo nó có những cái hành động, có những cái lời nói mà không có kiềm thúc được. Bởi vì, nó là cái thói quen của cái cơ thể của mình.

Cho nên do đó mà cái lớp Chánh Ngữ và cái lớp Chánh Nghiệp, thì chúng ta phải học tập đúng oai nghi tế hạnh. Cho nên, trong cái bộ giới dạy về Một Trăm Giới Chúng Học cũng là dạy về những oai nghi tế hạnh chứ không có gì khác. Và còn rải rác nhiều trong những cái bài kinh dạy về oai nghi tế hạnh của người tu rất nhiều.

Do đó mà chúng ta, Thầy sẽ thu thập tất cả những tài liệu này lại để hướng dẫn vào cái lớp mà Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp cho một người tu trọn vẹn phạm hạnh của người tu, không còn sai sót.

Mặc dù chúng ta tu chứng nhưng mà cái thói quen nó vẫn còn, nhưng nó vẫn dễ dàng hơn, uốn nắn nó dễ dàng hơn là khi chúng ta chưa tu chứng. Nhất là cái phần người tu chứng thì cái ngã của họ nó đã bị triệt tiêu cho nên cái phần oai nghi tế hạnh nó dễ dàng hơn. Còn cái ngã mà nó còn, nó thể hiện qua cái tướng của các cái hành động của nó. Dễ dàng người khác người ta nhận thấy một cách rất là thô lỗ.

(16:37) Cho nên vì vậy mà sau khi mà tu Tứ Niệm Xứ ở trong cái lớp Chánh Tư Duy này để mà xả tâm rốt ráo được bất động rồi thì tiếp tục Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con nhập bốn thiền để làm chủ được sự sống chết của mình.

Nếu tới đó, mấy con được bằng lòng thì thôi. Còn nếu mấy con cần thiết để đi tới cuối cùng thì chúng ta, từ đó chúng ta thực hiện Tam Minh thì để xong cái con đường tu tập của mình.

Thì như vậy là cái thời gian, chúng ta hiện giờ chỉ còn hai mươi ngày nữa là chúng ta tiếp tục vào cái lớp Chánh Tư Duy thì lớp tu rồi, phải không. Bởi vì, mình tư duy để cho mình xả tâm chứ không phải tư duy để mà Chánh Kiến. Mình phải phân biệt được cái điều này. Nhưng hôm nay, những bài viết của mấy con về Từ tâm, bi tâm nó hơi lộn là nó có những cái hành động của Bi tâm thì lộn Từ tâm. Có những hành động Từ tâm thì lại lộn Bi tâm. Cho nên, mấy con phải phân biệt rõ những các pháp này.

3. SÁU PHÁP CẦN ĐƯỢC LƯU Ý

(17:39) Đồng thời Thầy xin nhắc lại về khi tu tập lớp Chánh Tư Duy thì mấy con phải lưu ý Sáu Pháp cần phải thông qua. Thầy có nhắc rồi mấy con khỏi cần ghi. Thầy xin nhắc lại mà thôi.

Ở đây, câu hỏi đầu tiên cái pháp thứ nhất là cái pháp giữ tâm không phóng dật tức là độc cư đó mấy con. Thế nào một pháp có nhiều tác dụng. Mình giữ độc cư nó có nhiều tác dụng cho cuộc sống tu hành của mình. Nó có lợi ích rất lớn.

3.1. Thế nào một pháp có nhiều tác dụng? Không phóng dật đối với các ác và thiện pháp. Đó là cái pháp đầu tiên mấy con ghi nhớ khi mà vào học.

3.2. Thế nào một pháp cần được tu tập? Nghĩa là tu tập hằng ngày đó. Thì niệm thân câu hữu với khả ý, tức là mình trên Tứ Niệm Xứ. Niệm thân là thân, thọ , tâm, pháp tức là mình quan sát cái thân của mình thì trong đó nó có bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Cho nên, niệm thân câu hữu với khả ý luôn lúc nào nó cũng hoan hỷ, nó cũng thích thú ở trên Tứ Niệm Xứ thì gọi là niệm thân câu hữu với khả ý. Đó là mình tu Tứ Niệm Xứ đó mấy con, cho nên cái pháp này cần phải tu tập, vì vậy mà luôn lúc nào các con cũng cần phải tu tập ở trên pháp Tứ Niệm Xứ hết, mà luôn luôn lúc nào mình cũng ở trên đó mới khả ý, tức là thấy thích thú thấy thoải mái, thấy dễ chịu trên đó. Nếu mà thấy không thoải mái, không dễ chịu thì mấy con đã tu sai.

(19:20) 3.3. Thế nào một pháp cần phải đoạn trừ? Pháp cần phải đoạn trừ nghĩa là dứt hẳn, trừ diệt hẳn nó, đó là Ngã mạn. Ngã mạn là một pháp cần phải đoạn trừ. Nghĩa là, mấy con luôn lúc nào cũng phải cảnh giác nó, nó hơi nó có cái ngã của nó lộ ra là diệt ngay liền chứ không có để. Do đó cái pháp đó là cái pháp đoạn trừ không có được để.

3.4. Thế nào một pháp đưa đến thù thắng? Dùng cái pháp đó nó sẽ đưa đến cái sự mà thành tựu sự tu tập của mình đó là Chơn chánh tác ý. Nghĩa là mình tác ý, Như Lý Tác Ý, tác ý một cách đúng đắn của một cái pháp chứ không phải tác ý sai. Tức là trước khi tác ý thì mình phải trạch pháp kỹ lưỡng hẳn hòi rồi mới tác ý. Gọi là Chơn Chánh tác ý.

3.5. Thế nào một pháp cần được sanh khởi? Cái pháp đó luôn luôn phải được giữ gìn, luôn luôn phải được sanh khởi luôn, chứ không được để mất, không được để mất. Đó là Bất Động Trí. Bất Động Trí, cái pháp đó là cái pháp mà Im Lặng Như Thánh. Trước cái ác pháp, trước cái cảm thọ bất cứ lúc nào vẫn giữ được cái Bất Động Trí của mình. Như là trước pháp nào thì mình giữ im lặng để lắng nghe, để hiểu biết chứ không được mà vội vàng, không được mà để động tâm. Đó là Bất Động Trí.

3.6. Thế nào một pháp cần được tác chứng? Một pháp cần được tác chứng là cần chứng nghiệm, cần biết được mình tu tập có chứng đạo hay là không chứng đạo. Nghĩa là, cái pháp đó mình biết được mình chứng đạo hay không chứng đạo. Do mà biết được như vậy đó thì mình thấy được cái tâm mình bất động giải thoát, bất động tâm giải thoát. Tức là Định Bất Động Tâm đó, tức là biết mình không có động tâm thì biết là mình đã tác chứng, tức là mình biết mình đã chứng đạo rồi.

(21:28) Nên là trước hoàn cảnh nghe thấy tiếng động tất cả mọi cái mà tâm mình bất động, không có còn dao động một chút nào, không còn sợ hãi, không còn lo lắng, không còn gì hết. Ai nói gì thì nói, ai làm gì thì làm mà mình thấy tâm mình như như bất động đó, đó là nó chứng minh rằng mình đã chứng đạo chứ không có gì khác.

Đó là sáu cái pháp để cho cái giai đoạn tu tập của chúng ta chứng nghiệm được sự giải thoát hoàn toàn, nhưng mà cái pháp thứ sáu này là cái pháp chứng nghiệm, chứng nghiệm cho sự tu tập giải thoát của mình. Nếu mà tâm mình bất động là mình đã được giải thoát rồi chứ không có gì hết. Đây là sáu pháp để biết được cách thức mà chúng ta sắp tới còn 20 ngày nữa là chúng ta tu tập.

4. DÀN BÀI HỶ TÂM

(22:22) Bây giờ thì các con sẽ tiếp tục làm Tâm Từ, Tâm Bi cho xong và bắt đầu làm Tâm Hỷ. Tâm Hỷ thì mấy con phải biết cách làm đừng có, hãy hiểu cái dàn bài làm để không khéo thì không biết đâu mà làm.

Trước tiên, mình vào mình nói về cái Tâm Hỷ. Thì trước tiên, mình giới thiệu và giải nghĩa đó cái đức Hỷ Tâm. Mình phải giải nghĩa cho người ta biết, chứ mình không giải nghĩa người ta không có biết. Nói Hỷ Tâm nhiều người, người ta không có biết Hỷ Tâm là cái gì. Thì do đó thì mình phải giải thích cái đức Hỷ Tâm cho người ta biết và giới thiệu và giải thích cho người ta biết cái Hỷ Tâm.

(23:10) Hỷ Tâm về vật chất: Nếu mình có của cải, tài sản tiền bạc, trúng vé số hoặc gì đó mình vui mừng, đó gọi là Hỷ Tâm về vật chất. Mình phải nói về cái tâm hoan hỷ của mình ở phàm phu trước. Và đồng thời mình cũng xác định rằng, những cái điều mà hoan hỷ của vật chất như vậy đó, nó không có mang đến cho cái giải thoát mà nó đem đến cái nỗi khổ cho chúng ta. Của cải nhiều vui vậy đó chứ nó lo lắng, nó đủ thứ hết thì coi như là cái niềm vui đó là cái niềm vui, vui trong cái khổ chứ không phải là vui trong cái vui thật. Nó là cái Hỷ Tâm về vật chất.

Hỷ tâm về sự trùng phùng: Nghĩa là cái người đi xa gặp lại mừng vui thì cái Hỷ Tâm đó, mấy con ghi về cái sự mà gặp gỡ nhau để mà vui mừng như trong cái khi mà gặp gỡ.

Hỷ tâm về việc làm từ thiện: Mình làm từ thiện. Ví dụ như bây giờ, mình giúp một con vật nó thoát ra con rắn giết nó, hoặc là mình an ủi một cái người nào để cho họ không còn buồn khổ nữa, đó là cái mình thấy cái niềm vui ở trong lòng của mình nó khởi ra thì đó là Hỷ Tâm về việc làm từ thiện.

Hỷ tâm về ly tham, ly ác pháp: Mình lìa cũng như bây giờ mình lìa cái tâm tham ăn của mình và mình thấy mình sống buổi sáng không ăn buổi chiều không ăn, trưa chỉ ăn một bữa, mình thấy là thảnh thơi quá, mình thấy có niềm vui trong lòng mình. Hoặc là mình Hỷ Tâm mình ngồi mình tu trong Tứ Niệm Xứ mà mình thấy có một cái niềm vui lâng lâng ở trong lòng của mình, đó là Hỷ Tâm trong các pháp, trong cái pháp ly dục ly ác pháp.

(25:00) Hỷ tâm về lòng từ: Khi mình gợi lên cái lòng thực Chánh Niệm Tỉnh Giác, mình đi một cách thoải mái mà tránh không giẫm đạp lên chúng sanh, mình thấy có niềm vui trong lòng của mình, đó là Hỷ Tâm về lòng từ.

Hỷ tâm về lòng bi: Mình làm giúp cho cái người khác, một cái con vật khác, mình thấy ai nhổ cây cỏ mình đem cây cỏ mình trồng, mình trồng xong mình tưới nước, mình thấy cái niềm vui trong lòng của mình, đó là Hỷ Tâm về lòng bi.

Hỷ tâm về lòng xả: Người ta chửi mắng mình, người ta làm gì, người ta nói oan mình mà mình không có buồn giận mà mình thấy mình làm được cái điều đó mình thấy có cái niềm vui trong lòng của mình, đó là Hỷ Tâm về lòng xả.

Hỷ tâm do ly dục ly ác pháp: Là do mình tu tập Tứ Niệm Xứ mà hằng ngày mình đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm của mình. Đó là Hỷ Tâm ly dục ly ác pháp.

Hỷ tâm do diệt tầm tứ: Khi mình tác ý mà sáu căn của mình cũng ngưng hoạt động, sinh ra một cái trạng thái an lạc, đó là Hỷ Tâm do diệt tầm, tứ.

Hỷ tâm do xả ly các trạng thái tưởng: Khi mình bị một trạng thái tưởng trong tu tập hoặc là một hình ảnh sắc tưởng nào hiện ra mà mình tác ý hình sắc đó hoặc trạng thái đó biến mất đi. Khi mà biến mất mình thấy có một sự an ổn bình thường trở lại thân tâm thì đó là Hỷ Tâm do ly các trạng thái tưởng.

Hỷ tâm do xả các cảm thọ: Hình như chúng ta tịnh chỉ được hơi thở, các cảm thọ không còn nữa với một trạng thái an ổn, đó là Hỷ Tâm Xả các cảm thọ.

Cuối cùng thì chúng ta kết luận sự lợi ích của Hỷ Tâm.

(26:55) Đó thì mấy con, nếu mà muốn viết một cái bài mà nói về Hỷ Tâm thì phải dựa vào những cái điều kiện như vậy để chúng ta viết nó không có lệch lạc, nếu không khéo thì nó sẽ lệch lạc. Hầu như, mấy con viết mà không lập thành một cái dàn bài để biết mình đi. Và đồng thời, thực sự ra thì mấy con cũng chưa biết lập cái dàn bài như thế nào nữa, cho nên Thầy gợi ý để cho mấy con biết cái dàn bài rồi làm theo, chứ không khéo thì mấy con không có làm sao mấy con tư duy về cái Hỷ Tâm sâu sắc được. Nhờ có cái phần nhỏ nhỏ đó mà chúng ta theo đó mà chúng ta dò để mà chúng ta nói lên được cái Hỷ Tâm.

Phần nhiều khi viết bài, chúng ta luận thì nó sẽ khô khan mà chúng ta viết mà nó không khô khan thì chúng ta đưa một mẩu chuyện, có một câu chuyện rồi chúng ta viết. Chứ mấy con luận thì đọc nó khô khan lắm, làm cho người ta rất là khó nhận ra cái điều mình muốn nói.

(28:03) Còn mình đưa ra một cái mẩu chuyện rồi mình nói ra cái mẩu chuyện, nói qua cái mẩu chuyện nó xảy ra những cái điều mà đem đến Tâm Hỷ của mình. Thường thường, mình nói về những cái mẩu chuyện đó được xảy ra nơi bản thân của mình thì nó rất là hay, nó thiết thực, nó nói lên được cái điều mình đã làm được, thì rất là cụ thể, rõ ràng.

5. TU SINH THƯA HỎI PHÁP THẦY

(28:28) Ở đây có cái phần mà cô Diệu Minh hỏi thì Thầy thấy về cái giáo trình của các cái lớp mà con được ghi ở trong này thì nó không đúng đâu. Bởi vì, cái giáo trình này được Thầy soạn thảo nó mới đúng. Tuy rằng Ba Mươi Bảy phẩm trợ đạo nhưng nó không phải. Con ghi như vậy nó không có đúng, để rồi Thầy sẽ thành lập cái giáo trình. Sau khi các lớp học này xong thì chúng ta sẽ có cái giáo trình cho tám cái lớp học này.

Còn bây giờ thì chúng ta học. Do Thầy quy hoạch cái giáo trình ở trong đầu của Thầy, và đồng thời Thầy biết lúc nào mà giáo trình đó cần soạn ra thành sách trước khi để dạy mấy con. Còn cái lớp nào mà không cần thì Thầy không soạn nhưng mà trong cái ý của thầy nó có cái giáo trình trong đó. Như cái lớp Chánh Kiến Thầy đã biết dạy cái gì rồi, mà không cần phải viết ra, rồi bây giờ lớp Chánh Tư Duy Thầy biết là phải tu tập cái gì, áp dụng cái gì để mà tư duy để mà ly dục ly ác pháp, để xả tâm mình. Thì tới đó là thầy biết rồi.

(29:40) Nhưng mà đến lớp mà Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp, thì hai cái lớp này thì nó là oai nghi tế hạnh rồi, nó đi vào trong giới, mà giới dạy về oai nghi tế hạnh. Cho nên vì vậy mà phải soạn cái bộ giới để cho mấy con học, để rồi mấy con nương vào cái học hiểu đó rồi mình tập đi, tập đứng, tập ngồi, tập nhìn, tập ngó, tập nói. Tất cả những cái này chúng ta tập cho thành, lần lượt nó thuần, nó quen thì coi như là con người chúng ta nó đầy đủ cái phạm hạnh, cái oai nghi tế hạnh đó nó trở thành cái phạm hạnh của một người tu.

Còn bây giờ, con tự hỏi Thầy để mà viết cái giáo trình để mà tu tập thì nó chưa phải đâu, lúc này nó chưa phải.

(30:31) Tu sinh hỏi:Thầy từ bi, hoan hỷ chỉ dạy cho con soạn thảo giáo án tu tập Bát Thánh Đạo như sau. Có phải như thế này không: Lớp Chánh Kiến Thầy giảng đạo đức nhân bản, nhân quả. Nhân Quả Thảo Mộc: gồm có Nhân Quả Ái Ngữ, các pháp vô thường trong đó có Thân vô thường, thân Bất Tịnh, thực Phẩm Bất Tịnh, ngũ Dục Lạc đến Tứ Vô Lượng Tâm, Chánh Tư Duy, có phải là Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế không, Chánh Ngữ, Thập Thiện không, Chánh Nghiệp, Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo không, Chánh Mạng.

Đức Trưởng lão: Không phải đâu, con chưa biết đâu, để rồi Thầy sẽ giúp đỡ cho phần này sau này đã.

Tu sinh: "Về cái phần, còn bậc Vô Lậu A La Hán có phải qua mười sáu loại định này không. Định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, Định Niệm Hơi Thở, Định Tư Cụ, diệt Thọ, tưởng, Định."

Đức Trưởng lão: Tất cả những cái này con ghi theo cái tên chứ không đúng đâu. Để rồi Thầy sẽ hướng dẫn.

Tu sinh: "Định Lực, định Căn."

Đức Trưởng lão: Không phải đâu, cái này nó khác con. Nó nằm ở trong những cái khác, chứ không phải nó nằm ở trong những bậc Vô Lậu A La Hán đâu.

Nhưng mà đó là những cái pháp tu, cái tên của những cái pháp như: Sơ Thiền, Nhị Thiền nó cũng là tên pháp để mà tu thôi, rồi Định Niệm Hơi Thở nó cũng là tên mà Định Tư Cụ là Tứ Chánh Cần, nó cũng là tên của cái pháp tu Tứ Chánh Cần thôi.

Diệt Thọ, tưởng, định, Định Như Ý Túc, định Bất Động Tâm, định Vô Tướng. Tất cả những cái này, nó đều là một cái tên để chỉ cho cái trạng thái tâm của chúng ta. Cho nên sau này, Thầy sẽ dạy cho.

(32:26) Có một người hỏi Thầy.

Tu sinh: "Bạch Thầy, con xin hỏi về hai phần kinh tế và chính trị, xả về kinh tế con xin hỏi như sau. Con về hưu, hàng tháng chỉ được vào lương hưu để ăn sống chi tiêu, nó cũng vào loại lương thấp, cũng chẳng đáng là bao. Vậy con xả thì đồng tiền bằng xương máu ấy thì xả như thế nào?"

Đức Trưởng lão: Chẳng hạn như bây giờ về vấn đề mà con hỏi câu hỏi này, khi mà con đã xả bỏ hết con tu tập, con vào chùa để xin ngày một bữa cơm để sống tu thì cái tiền lương của con, con không có cần thiết nữa, con không có dùng nữa. Bởi vì, con xin bữa cơm con sống rồi mà, thì con đừng có để dành. Khi mình tu, quyết tâm mà tu rồi thì cái đồng lương của mình hàng tháng của mình, thì bây giờ còn cha mẹ của mình, mình gửi cái đồng lương đó cho anh chị em mình lãnh để mà mua cái gì cho cha mẹ mình ăn. Còn nếu mà cha mẹ mình qua phần hết rồi, con cái mình cũng lớn khôn hết rồi thì thôi, mà còn đứa nào còn nhỏ đó, mấy con gửi cái số tiền đó cho đứa nhỏ nhất nó còn đi học, nó chưa có gia đình để nó lấy cái tiền đó mà nó mua sách vở nó học.

Đó là con làm bổn phận của một người mẹ hoặc một người cha đầy đủ trọn vẹn. Còn nếu mà con lớn khôn hết rồi, các con đều lớn khôn hết rồi thì cái số tiền đó con sẽ gửi vào trong những cái nhà mà nuôi người già hoặc là nơi nuôi trẻ mồ côi, những trẻ bất hạnh, những người mà khuyết tật. Gửi vào giúp đỡ cho những người đó để cho họ có cái an ủi cuộc đời bất hạnh của họ.

(34:34) Đó là mặc dù tiền lương hưu của con nó không là bao nhưng nó nói lên được cái lòng của con đối với những người bất hạnh trong xã hội. Thì như vậy, đó là những cái giai đoạn, từng cái giai đoạn ở trong gia đình của mình. Trong gia đình, nếu còn cha mẹ thì nên gửi số tiền lương đó giúp cha mẹ mình, còn nếu còn con cái còn nhỏ chưa có đủ, còn đi học thì con hãy gửi số tiền đó cho đứa con nhỏ đó để nó có tiền nó tiếp tục học để sau khi nó đủ khả năng, nó sống trong xã hội. Nếu mà trong gia đình không còn có gì hết thì số tiền đó con gửi vào làm từ thiện trong trại dưỡng lão, trong trại mồ côi hoặc là những cái nơi mà trẻ khuyết tật thì đó và điều làm từ thiện.

Còn trái lại thì con chỉ xin cơm ăn mà tu tập, thì Phật tử người ta sẽ lo lắng cái đời sống của con thôi, phần con chứ đừng nghĩ rằng có tiền đó rồi mình cứ để cho mình tự mình tu, mình lấy mình ăn thì cái điều đó nó làm cho chúng ta không có đúng phạm hạnh.

(35:46) Thay vì ngày xưa ông Phật cũng giàu lắm. Nếu ông Phật nghĩ như thế này: “Bây giờ đó con xin đi tu, ba cho con một số tiền. Hàng tháng ba gửi cho con, con khỏi mất công đi xin ăn. Do đó con cũng có mà đủ cái thức ăn, khỏi cần xin ai”. Thì như vậy ông vua cha chắc ông mừng lắm. Nhưng mà đằng này, ông Phật không có chịu như vậy. Nên như vậy, khi mà ra đi rồi thì chỉ ôm bình bát đi xin bữa đói bữa no. Chúng ta cũng lập hạnh như Phật, chứ đừng sống theo cái kiểu mà dành dụm để đó mà chi tiêu ra ăn một đời sống. Rồi chúng ta cũng vì cái chỗ đó mà cái bản ngã của chúng ta nó cũng to lớn, nó không xả được cái ngã.

(36:30) Câu hỏi thứ hai:

Tu sinh: "Đạo Bà-la-môn là đạo có trước đạo Phật Thích Ca nhưng chưa tu chứng mà sao bên ngoại đạo Phật Thích Ca lại cứ lấy tên họ Phật Thích Ca để đổi tên đổi họ."

Đức Trưởng lão: Sự thật ra thì đạo Bà-la-môn có trước đạo Phật, nhưng khi đức Phật tu chứng thì cái dòng họ của đức Phật là dòng họ Thích ca. Cho nên đâu có thay tên đổi họ gì, vì vậy mà khi mà đức Phật Thích Ca mà đi tu thì đức Phật Thích Ca cũng vẫn có cái tên họ là Thích Ca Mâu Ni rồi, chứ không phải là thay tên đổi họ gì cả hết, có chỉ chúng ta bây giờ mới thay tên đổi họ.

Như Thầy là họ Lê nhưng mà bây giờ đổi lại là họ Thích, thì như vậy tức là Thầy thay tên đổi họ. Thầy là đệ tử của Phật cho nên vì vậy mới thay tên đổi họ theo như Phật. Còn ngày xưa đức Phật không có thay tên đổi họ, vì Bà-la-môn không có họ Thích. Trong dòng đức Phật cũng có những người Bà-la-môn nhưng vì lúc bấy giờ đức Phật ra đời trở thành một Giáo chủ cho nên lấy họ của đức Phật mà làm cái họ của đạo Phật.

Cho nên người nào theo đạo Phật đều lấy chữ Thích mà thay tên đổi họ của mình, không có còn để cái tên họ cha mẹ. Mình hiểu như vậy mới đúng cái lịch sử.

(38:06) Còn câu 3:

Tu sinh:Trước đây con bị tù, bị bắt hai lần. Đứng trước tra tấn những đòn sấm sét của quân thù con vẫn chịu đựng. Nay con thấy sức con vẫn khỏe, ý con muốn tu vào Bốn thiền. Thầy có Tam Minh thầy xét con nên con có thể tu được đến đâu. Thầy dạy con theo sự hướng dẫn của Thầy để làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Con muốn hỏi Thầy.”

Đức Trưởng lão: Thì ở đây, Thầy sẽ dạy mấy con sẽ đi đến cái chỗ mà làm chủ được bốn cái sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Còn vấn đề có Tam Minh hay không Tam Minh thì nó không quan trọng đối với Thầy mà xem xét con có tu được hay không. Bởi vì, khi mà quyết tâm tu thì đạo Phật không có người nào mà tu không làm chủ, không có người nào tu…​ Chỉ có không quyết tâm thôi, chứ quyết tâm sống đúng giới, đừng phạm giới thì mấy con sẽ tu được, sẽ đến chỗ rốt ráo làm chủ bốn sự đau khổ.

(39:22) Bởi vì ở hiện tại trước mắt của chúng ta, các huynh đệ đang ngồi trước mắt Thầy đây thì người ta đã làm chủ được bệnh, chỉ còn có làm chủ được cái sự sống chết nữa mà thôi. Mà nếu làm chủ được sự sống chết rồi thì làm sao mà còn tái sanh.

Cho nên vì vậy mà trên con đường tu chúng ta thấy, hiện giờ chúng ta làm chủ được cái đời sống của chúng ta. Ngày ăn một bữa đã làm chủ đời sống rồi mấy con. Hôm nay có nhiều người khi đứng trước cái ác pháp, người ta chửi mắng, người ta nói oan mình, mình vẫn được thản nhiên thì đó mình cũng làm chủ được cái đời sống của mình rồi đó.

(40:01) Đó thì do đó hiện giờ chúng ta là người đang tập làm chủ mà chúng ta cũng có làm chủ được những cái điều kiện, chúng ta thấy rõ tâm mình cũng có làm chủ được rồi. Rồi bây giờ đến cái thân bệnh chúng ta cũng thấy mà đẩy lui được những cơn bệnh, thì đó là trong huynh đệ chúng ta cũng có nhiều người đã làm chủ được chút chút rồi chứ chưa phải trọn vẹn. Nhưng đã thấy cái hướng đi chúng ta có làm chủ và sự chấm dứt luân hồi thì chúng ta cũng thấy trong một vài phút chúng ta cũng thấy mình chấm dứt luân hồi rồi.

Tại vì lúc mấy giờ trong 1 phút, 2 phút, 10 giây, 30 giây mình thấy tâm mình thanh thản an lạc vô sự trong đó không có tham, sân, si thì mình biết chắc chắn trạng thái đó mình sẽ không tương ưng với người khác. Mà không tương ưng với người khác thì chắc chắn mình đã chấm dứt luân hồi rồi, mình đã chấm dứt tái sanh rồi, không còn sanh nữa.

Thì như vậy rõ ràng chúng ta nhận xét qua sự tu tập của chúng ta, thì chúng ta biết con đường chúng ta đi đúng không còn sai. Vì vậy mà cố gắng, cần cố gắng hơn nữa cho đến khi mà ngày này qua ngày khác chúng ta không còn có một cái niệm tham, sân, si thì chúng ta biết mình chấm dứt. Khi mà không còn chút tham, sân, si thì mấy con sẽ làm chủ được bốn sự khổ đau sanh, già, bệnh, chết một cách cụ thể, rõ ràng không còn khó khăn nữa. Đó là thầy trả lời cho những câu hỏi của mấy con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy