LCK 081A - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - LIỆT TUỆ - XẢ TÂM - HỶ TÂM - LY DỤC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 04/2/2006
Thời lượng: [57:00]
HIỂU ĐÚNG TÂM HỶ, TÂM XẢ
(00:00) Trưởng lão: Hôm nay, các con có hỏi những gì cần thiết các con hỏi để Thầy giải đáp cho mấy con cách thức để biết cách tu tập, viết bài cho nó đúng, triển khai cái tri kiến của mình cho nó đúng, không khéo nó sai và đồng thời các con cũng biết rằng cái Tâm Hỷ và Tâm Xả nó khó hơn Tâm Từ, Tâm Bi. Bởi vì phải thấu triệt để mà hiểu mà biết để mình xả cho nó đúng. Hoan hỷ như thế nào tu cho đúng. Từ chỗ mà hoan hỷ của cái tâm bình thường của mình thấy các ác pháp cũng như thiện pháp cho đến khi cái Tâm Xả của mình đối với xả bình thường cho đến khi xả rốt ráo. Nó từng cái giai đoạn của nó, nếu mà không hiểu được thì chúng ta không thể thực hiện được pháp độc nhất được. Bởi vì nó là pháp độc nhất đi từ cái thấp đến cái cao, rồi đi tới chỗ chứng đạo cho nên nó khó chứ không phải dễ.
Vì vậy mình cần phải hiểu, hiểu rõ, biết cho rõ mình mới triển khai được cái sự hiểu biết của mình mới được. Còn nếu mình không biết thì mình triển khai không được. Nếu mình hiểu rõ, biết rõ thì mình áp dụng, mình mới xả được tâm thì mình mới hoan hỷ được trước các ác pháp. Chứ nếu không mà không thông suốt thì mình sẽ không áp dụng được vào cái sự tu tập của mình.
Bởi vì nó là pháp độc nhất cho nên ví dụ như cái Tâm Hỷ thì mình thấy rõ ràng là cái hỷ để mà con người bình thường khi gặp những cái gì vui thì mình có sự hoan hỷ đó là cái bình thường, nhưng mà đến khi cái hỷ của chúng ta ly dục, ly ác pháp thì nó cũng có cái hỷ. Cho nên do ly dục sanh hỷ lạc. Do ly dục sanh hỷ lạc thì chắc chắn trong đời người của chúng ta ít có người mà biết đến cái điều này, ít có cảm nhận được cái điều này "ly dục sanh hỷ lạc". Do đó thì chúng ta phải hiểu biết và triển khai đúng, không khéo thì chúng ta sẽ sai.
Còn xả như chúng ta thấy rõ ràng là hiện giờ có những điều mà chúng ta buông bỏ xuống thì chúng ta xả. Nhưng mà đó là cái xả của người bình thường. Còn đến cái xả của thiền định thì chúng ta thấy như trong Tứ Thiền thì đức Phật đã dạy xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Cái đó là cái xả rốt ráo cho nên xả cả luôn cái hơi thở của chúng ta nữa. Thì như vậy là chúng ta mới đi từ cái xả bình thường cho đến cái xả rốt ráo. Nó không đơn giản mà phải tùy lúc cũng là biết, hiểu mới tu được. Không hiểu thì không biết đâu mà tu.
LƯỢNG SỨC ĐỂ CHỌN CON ĐƯỜNG TU
(02:37) Vì vậy mà hôm nay thì bây giờ, chúng ta muốn hiểu để mà biết làm hoặc là trong cái vấn đề sắp sửa để mà chúng ta xếp lớp, có lẽ là ngày thứ Hai tới thì cả nam lẫn nữ chúng ta sẽ xếp lớp luôn trong cái dịp này. Chúng ta bước qua cái giai đoạn để mà thực hành. Cho nên sẽ sắp xếp lớp tuổi trẻ theo tuổi trẻ, già theo người già. Người liệt tuệ theo liệt tuệ, người thắng tuệ theo thắng tuệ. Chúng ta sắp xếp rồi thành cái lớp để Thầy dễ giảng hơn. Nếu không sắp xếp như vậy thì để chúng ta tu thì cái người hướng dẫn rất là khó, cho nên nó đồng loạt, đồng cái đặc tướng, đồng cái pháp tu thì nó dễ cho cái người hướng dẫn.
Còn người tu thế này, người tu thế khác, dạy chung chung thì chắc chắn là không thể đến kết quả tốt được. Từ đó, Thầy thiết nghĩ ngày thứ Hai, cả nam lẫn nữ đều mình họp lại hết trong cái lớp học như thế này để Thầy sắp xếp lớp. Người nào ra lớp nấy, tu học lớp nào, lớp nào cho nó cụ thể rõ ràng. Sắp xếp xong rồi chúng ta khi mà làm cái bài xả tâm thì chúng ta bắt đầu vào cái lớp mới để chúng ta tu tập chuẩn bị cho chúng ta.
Cho nên, người nào mà thấy khả năng mình tu không được thì mình sẽ tu sống cái đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người thôi. Còn nếu mà có người nào mà quyết tâm rốt ráo thì Thầy sẽ sắp lớp để mà Thầy hướng dẫn đi tới nơi, tới chốn. Chúng ta đi tới nơi, tới chốn chứ không thể nào đi nửa đường. Nếu mà quyết tâm tu để được giải thoát thì phải tu tập đúng cách và đi tới nơi, tới chốn. Còn người nào thấy mình trong giai đoạn này mình chưa đủ duyên tu, khả năng mình cũng chưa đủ thì mình sẽ xin tu giữ gìn cái đức hạnh không làm khổ mình, khổ người thì được cho qua một cái lớp để học đạo đức không làm khổ mình, khổ người.
(04:58) Nghĩa là chúng ta chỉ dùng cái tri kiến chúng ta sống một đời sống không làm khổ mình, khổ người; chứ không đi sâu vào thiền định. Còn cái lớp mà chúng ta sắp xếp đây, nó vừa là sống không làm khổ mình, khổ người mà cũng vừa tiến sâu hơn nữa là chúng ta thực hiện đến mức Tam Minh. Hoàn toàn, chúng ta có đủ Tứ Thần Túc khi thực hiện Tam Minh.
Cho nên trong vấn đề tu tập thì chúng ta biết rõ ràng như vậy rồi thì để chuẩn bị cái lớp tu học cho chúng ta người nào mà quyết tâm, thí dụ như bây giờ ở trong lớp này khi đó Thầy hỏi: "Người nào quyết tâm tu đến nơi, đến chốn, tới cái chỗ mà làm chủ sinh tử chấm dứt luân hồi thì giơ tay". Người nào quyết tâm thì giơ tay, Thầy ghi tên hết những người đó vào cái lớp quyết tâm, nghĩa là tu một là thứ nhất mình chết; thứ Hai là chứng đạo có vậy thôi. Cái người đó quyết tâm ở đây tận cùng và đồng thời đưa tay lên, Thầy ghi những người đó.
Còn những người nào mà nhát gan không dám thì thôi, Thầy sẽ sắp vào cái lớp sống một đời sống đức hạnh của mình, sống không làm khổ mình, khổ người chứ không có bắt buộc người đó tu tập đến rốt ráo được là tại vì người ta không có đủ cái sức, đủ cái sức để mà chiến đấu tất cả những cái cảm thọ, cái nghiệp báo từ vô lượng kiếp người ta. Khi mà như vậy đó, mà bắt buộc người ta phải ngồi chiến đấu những cái điều kiện đó làm người ta quá khổ.
(06:29) Còn cái người quyết tâm đi tới một là chết, hai là chứng đạo có vậy thì cái người đó đưa tay lên, Thầy ghi tên những người đó để rồi chúng ta sắp xếp những người đó là những người quyết tử họ đi vào con đường làm chủ sanh tử. Như vậy thì mới có quyết tâm. Quyết tâm cao như vậy thì chúng ta mới có cái lớp đó để đào tạo những bậc A La Hán.
Còn những người mà còn thấy sợ hãi thì chúng ta sẽ sắp xếp họ qua một cái lớp khác để mà họ tu, họ có đạo đức họ sống không làm khổ mình, khổ người; cũng đem lại cái sự bình an yên ổn cho họ, nhưng sự rốt ráo thì họ không thể thấy được, bởi vì cái con đường tu của đạo Phật thì không phải tu chơi được mà tu một lần. Nếu không một lần chết đi thì không thể sống lại được, bởi vì chúng ta quyết con đường đó “đi phải đạt” như vậy. Đến cái rốt ráo cuối cùng của nó thì cái nghiệp của chúng ta nó phải chuyển. Mà không chuyển được thì chúng ta không thể nào thành công được. Nó có nhiều cái khó khăn như một cơn bệnh, khi đang tu như vậy mà một cơn bệnh, bệnh rất ngặt nghèo mà cái người đó sợ hãi thì cái người đó không cứu ra được. Bởi vì, chúng ta cần chiến đấu cái cơn ngặt nghèo đó bằng cái phương pháp chứ không phải bằng đi uống thuốc, đi trị bệnh cho nên một là chúng ta chết, hai là chúng ta chứng đạo.
(07:52) Chúng ta chứng đạo trong cái kiên cường, cái anh dũng; chứ không phải chứng đạo mà trong cái này, cái khác. Cho nên, cái hình ảnh của đức Phật ngày xưa, họ tu sắp sửa chứng đạo thì chiến thắng với Ma Vương, nói Ma Vương chứ thật ra chiến thắng với Thân Ngũ Uẩn của chúng ta chứ không có gì khác.
Bởi vì đó thuộc về ngũ ấm ma, trong thân chúng ta có ngũ uẩn mà trong cái ngũ uẩn đó nó đem, nó mang đến, nó là cái ngũ uẩn nghiệp. Cho nên tất cả những cái nghiệp nó cản đường, nó cản lối, nó chiến đấu, nó làm chúng ta trở ngại rất lớn. Nếu chúng ta còn cái sợ hãi thì chúng ta không thể thắng được. Cho nên, cái ngày thứ Hai là cái ngày mà Thầy chọn người nào mà còn nhút nhát thì hãy đứng qua một bên, còn người nào mà gan dạ thì hãy đứng qua một bên để Thầy sắp xếp cái lớp đó cho nó gọn.
Bây giờ, Thầy tuyên bố trước để cho quý thầy, quý cư sĩ chọn lấy con đường cho mình tu chứ không khéo, không phải là tu chơi chơi, tu cầu danh đâu. Tu thật đó, làm thật đó, chứ không phải là tu chơi bởi vì cuộc đời của mình đã bỏ hết rồi mà tu chơi để làm gì. Tu cho lấy có hay tu danh, tu lợi, tu hơn thua nhau, không phải đâu! Tu đây là tu rốt ráo hẳn hoi. Tu làm chủ sự sống chết của mình hoàn toàn. Con đường tu là như vậy.
(09:05) Nếu cái sức của mình, thấy mình không có thắng nổi thì mình lui trước đi đừng để mất công, tới chừng đó rồi mình cũng không chịu nổi đâu. Cho nên chuẩn bị tinh thần hẳn hoi, đàng hoàng thì mới vào cái lớp đó mà tu. Cái lớp đào tạo để trở thành chứng đạt chân lý. Chứ không phải là nói chơi, nói đùa đâu. Ở đây, Thầy dạy thật, làm thật chứ không phải là nói thường. Cho nên, phải chuẩn bị tinh thần rốt ráo.
Chứ không phải tu chơi chơi mà cứ tới giờ ngồi thiền, mà hết giờ rồi xả ra, rồi ngày này qua ngày khác, không phải vậy đâu. Hoặc là mình tu cầm chừng, cầm chừng như thế này, không phải vậy đâu. Bây giờ tới chừng khi mà học xong cái lớp này rồi thì bắt buộc vào cái giai đoạn chúng ta tu rốt ráo không thể tu thường thường được. Cho nên, trong cái sự tu tập như vậy thì nó mới rốt ráo chứ còn tu lơ mơ thì không rốt ráo được.
À bây giờ, quý thầy có hỏi gì không?
(10:08) Tu sinh: Thầy cho con hỏi, bây giờ quyết tâm tu giải thoát mà tri kiến người đó yếu quá.
Trưởng lão: Liệt tuệ phải không con?
Tu sinh: Là yếu thôi
Trưởng lão: Yếu thôi chứ không phải liệt tuệ hả con?
Tu sinh: Nãy có, chẳng hạn như con
Trưởng lão: Ờ, con chờ Thầy con, Nguyên Thanh chờ Thầy, Thầy sẽ lấy thuốc cho con.
Trưởng lão: Rồi, con hỏi Thầy đi.
Tu sinh: Con hỏi Thầy nè
Trưởng lão: Ừ, con hỏi Thầy đi
(10:49) Tu sinh: Thầy, quyết tâm tu tốt mà tri kiến kém quá, yếu quá.
Trưởng lão: Thầy nói bây giờ cái tri kiến kém, thì hồi nãy Thầy có nói đó là cái người có cái thắng tuệ và người có liệt tuệ. Nghĩa là cái người liệt tuệ rất khó tu chứ không phải dễ; nhưng mà Thầy tính ở trong cái số chúng của chúng ta hiện giờ cũng có qua cái làm bài mà để tìm hiểu biết đó, có một số người họ có cái tri kiến gần như là liệt tuệ đó. Họ không có hiểu do như vậy Thầy cũng sắp xếp cái lớp người đó để mà những cái người đó được gần ở bên Thầy mấy con, để giúp đỡ họ cho họ tu chứ không được bỏ người nào hết.
Dù con nói là không đến nỗi liệt tuệ nhưng tri kiến nó kém thôi, nhưng vẫn tu được không có sao hết. Phải sắp xếp họ vào cái lớp hướng dẫn họ, đi vào cái lớp biết cách để mà cho họ xả thôi. Chẳng hạn như bây giờ, Thầy nói như thế này các con thấy đơn giản; cái người đó họ không có lí luận được mà chỉ cần hiểu như thế này nghĩa là chỉ cần họ hiểu như thế này, họ làm như thế này là được thôi cho nên Thầy sẽ giúp đỡ những cái người mà có trí tuệ nó hơi kém đó gần như là liệt tuệ. Họ không có hiểu biết mà chỉ làm theo thói quen thôi, làm theo cái gì đó quen thôi chứ họ không có phải tự suy nghĩ để mà họ làm đúng, gọi là liệt tuệ đó.
(12:30) Những người đó Thầy cũng hướng dẫn được chứ không có thối tâm nhưng mà phải tu bằng cách dùng cái "phương pháp như lý tác ý" thôi là vì hướng dẫn cho họ thí dụ như khi người khác chửi mình mà mình nổi sân thì mình không có Tâm Từ. Nếu mình không có sân, không có tức giận là đó mình có từ tâm đối với mình. Chỉ cần hiểu như vậy thì Thầy sẽ hướng dẫn người đó từng chút trong cái tri kiến.
Ví dụ như bây giờ có người nào nói xấu mình hoặc là nói oan mình mà mình nổi tức giận, buồn phiền trong lòng thì mình không có cái lòng thương yêu mình. Còn mình không giận, không tức là mình là người đã thương yêu mình. Chỉ cần hiểu như vậy thôi và khi ai đó chửi mắng mình thì mình hãy thương mình để đừng có giận, đừng buồn.
Thầy sẽ dạy không cần lý luận, không cần suy nghĩ nhiều. Đó là cách thức Thầy sẽ dạy cho những người mà cái trí tuệ của họ không thể triển khai được qua cái sự suy luận để họ xả tâm mình, thì cái người đó họ chỉ cần nhắc nó đủ rồi. Tức là qua cái pháp Như Lý Tác Ý bằng câu trạch pháp ngắn gọn để giúp cho họ xả tâm sân, tức giận của họ trong lòng, bằng cách là nâng đỡ họ ở trên cái mức cái đức lòng thương yêu, cái đức Tâm Từ của họ để nhắc nhở họ, rồi hàng ngày tập cho họ huân thành thói quen để mà họ xả được cái tâm của họ không còn sân.
(14:03) Trong công thức hướng dẫn khi mà biết người đệ tử của mình, trí tuệ nó không có lý luận được, không có sắc bén được thì phải hướng dẫn như vậy chứ không cách nào khác hơn hết. Cho nên, trong số những người mà làm bài Thầy thấy có nhiều người không có lý luận được. Họ không có viết được cho nên buộc lòng phải dạy họ.
Chỉ cần biết họ gan dạ, họ nghe, họ chấp nhận, họ đặt trọn lòng tin thì Thầy sẽ hướng dẫn họ được. Chỉ cần có họ tin, đừng có mất lòng tin thì Thầy sẽ hướng dẫn họ đạt được sự giải thoát hoàn toàn nghĩa là ở trong đây có nhiều người họ cái trí tuệ họ rất dở nhưng họ có cái lòng tin rất lớn, mà Thầy chỉ cần lòng tin, tin theo Thầy, Thầy sẽ dẫn dắt họ tới nơi, tới chốn. Thầy bảo sao, họ làm vậy là họ sẽ được giải thoát với cái lòng tin như vậy.
(15:01) Tu sinh: Dạ thưa Thầy, cái tập hồi nãy con đưa cho Thầy, Thầy ghi cái tên đó vô đây dùm con…
Trưởng lão: Rồi, rồi.
Tu sinh: Kính bạch Thầy cho con hỏi tiếp.
Trưởng lão: Rồi, con hỏi đi.
Tu sinh: Những bài làm của con xin Thầy chỉ cho cái người mà tu giải thoát, sự hiểu biết của con trong bài làm Trưởng lão thấy con có đủ khả năng để mà nó có khó khăn trong con đường tu hành không?
Trưởng lão: Trong vấn đề bài làm của con nói lên cái tri kiến của con, con triển khai cái tri kiến, con thuộc loại trung bình. Bởi vì hầu hết là những cái người mà trung bình đều tu cũng dễ chứ không khó đâu, chỉ có những người mà quá thấp, những người đó mà Thầy còn không bỏ, thì con biết là Thầy có cách thức để hướng dẫn cho họ đi tới rốt ráo.
Còn cái người quá cao thì áp dụng họ để xả cái ngã của họ, chứ họ quá cao thì cái ngã họ cũng rất lớn, không có dễ. Còn những người trung bình chứ dễ mấy con, không khó. Chỉ cần cỡ cái sức tầm hiểu hiểu như con thì nó dễ chứ không khó. Còn cái mà nó liệt tuệ quá, nó không có suy luận, không dễ dàng. Cái đó khó. Nhưng mà Thầy cũng tin rằng Thầy cũng giúp đỡ họ được.
(16:36) Còn cái người mà có những cái tri kiến họ học hiểu nhiều, họ viết họ lý luận rất hay thì họ cũng mắc cái ngã của họ, cũng khó chứ không phải dễ đâu. Cái hạng mà liệt tuệ, cái hạng thắng tuệ đó hai cái giới này, hai cái đặc tướng này nó khó dạy nhưng mà Thầy vẫn giúp đỡ cho họ được, bởi vì theo Thầy là họ không thể hơn Thầy được cho nên Thầy nhiếp phục họ được.
Bởi vì cái thắng tuệ, khi họ làm bài họ suy luận, họ thấy họ hơn Thầy thì Thầy khó dạy rồi, nhưng mà qua những cái sai của họ thì họ biết họ không hơn. Bởi vì Thầy chỉ cho họ thấy những cái sai của họ. Thì cái người mà có trí tuệ thắng tuệ như vậy họ thấy họ còn kém Thầy. Rồi Thầy phải thuyết phục họ bằng những cái mà họ qua cái tri kiến, qua sự hiểu biết, họ thu thập nó không… những cái điều kiện. Mọi cái điều kiện hiểu biết gần như họ tương đương với Thầy hoặc là có thể nói rằng họ bằng Thầy đi, thì Thầy sẽ sử dụng một cái lực nào đó để nhiếp phục họ. Họ phục Thầy, họ mới đủ niềm tin để Thầy hướng dẫn họ, chứ không khéo thì họ thấy họ hơn Thầy rồi, họ mất niềm tin ở Thầy, Thầy không dẫn họ được. Cái ngã của họ rất lớn, khi đó họ chưa thực hiện được sự làm chủ, chưa được Tam Minh, mà họ không còn thấy Thầy bằng họ, thua họ thì Thầy hết hướng dẫn rồi? Đó là cái khó chứ không phải dễ.
(18:15) Mà thường thường, những người mà có cái tri kiến, có triển khai được tri kiến thì cái ngã nó lớn lắm. Khó lắm chứ không phải dễ. Còn cái người mà liệt tuệ là người không hiểu cũng khó hướng dẫn lắm chứ không phải dễ đâu. Còn cái người trung bình như mấy con là dễ hướng dẫn.
Tu sinh: Như vậy con được ạ
Trưởng lão: Nhưng mà ráng tu à, chứ không phải được mà… vội mừng đó.
(18:39) Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi thêm. Hỏi về cái Tâm Xả, về cái bài xả, xả vô lượng nó thuộc về mục 1 ví dụ như tham thì chúng con phải làm từng đề mục tham, kiểu như là đưa ra một cái dàn bài nói về tham, quán hết đề mục tham. Có phải như vậy không ạ?
Trưởng lão: À, nó tùy theo ở trong đó. Mình phải đưa ra có một cái dàn bài con. Có một cái dàn bài để theo đó để mình đi từ cái xả của tâm phàm phu cho đến cái xả rốt ráo. Nó đi từ thấp đến cao chứ không thể nói chung chung được.
Thứ hai này, Thầy sẽ cho mấy con cái dàn bài để mấy con theo đó mà làm bài, chứ còn nếu không thì mấy con không có biết. Có cái dàn bài thì mấy con theo đó, mấy con triển khai được. Còn không có dàn bài thì mấy con nói đầu mấy con lôi đuôi, đuôi mấy con lôi đầu; bên không đâm qua, bên kia đâm lại mấy con nói lung tung cho nên nó khó ở chỗ đó mấy con. Nói xả chứ, phải xả cái nào trước, xả cái nào sau? Nó có cái dàn bài của nó để nói cho đúng cách của nó chứ không khéo mình luận nó sai mất. Cho nên ở trong cái sự tu tập nào đi nữa mình muốn triển khai cái tri kiến của mình đều phải có sự hướng dẫn cụ thể để đưa ra cái dàn bài cho người ta. Mặc dù, chúng ta đều có đầu óc suy luận hết rồi nhưng mà phải suy luận theo đúng cái tiêu chuẩn, cái đề bài, cái dàn bài của nó, cái gì trước, cái gì sau.
Mình xả cái gì trước, xả cái gì sau. Cho nên con thấy ví dụ như muốn xả cái tâm, muốn tu cái Tâm Xả thì phải đi từ cái tâm phàm phu của mình xả cái điều tham, sân, si, những cái điều mà gần bên mình. Rồi lần lượt mình phải xả cái vi tế ở trong tâm của mình. Nó là một cái điều kiện mà sau …
(20:47) Bữa thứ hai, thứ ba Thầy sẽ cho ra cái dàn bài, bởi vì bây giờ, mấy con còn đang làm cái cái Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ; mà Tâm Hỷ chưa có gì nữa mà hỏi tới Tâm Xả thì nó xa quá, lần lượt những cái bài này cho nó xong đã. Do đó cố gắng làm cái bài từ, bi, hỷ, xả. Mà cái Tâm Từ, Tâm Bi phải cho rốt ráo hai cái phần đầu. Hai cái phần đầu từ, bi nó thuộc về, các con không hiểu, nó thuộc về pháp ngăn; từ bi nó thuộc về pháp ngăn ác. Còn Hỷ, Xả; Tâm Hỷ, Tâm Xả nó thuộc về cái diệt (ác). Ngăn ác, Diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Ngăn tức là từ bi, diệt nó thuộc về hỷ xả. Nó diệt nó không còn để, còn khi nó ngăn, nó chặn lại. Khi mình khởi cái sự thương yêu thì mình ngăn. Mình ngăn, không cho ác pháp nó tác động.
Ví dụ như bây giờ, người ta chửi Thầy mà Thầy khởi lòng thương yêu thì Thầy ngăn cái ác pháp nó không tác động Thầy làm cho Thầy sân. Đó là ngăn. Cho nên lòng từ, lòng bi là cái pháp ngăn, còn pháp hỷ, pháp xả là pháp diệt. Nó làm cái tâm chúng ta không còn một chút nào ác pháp ở trong tâm chúng ta, nó diệt ác pháp hết. Cho nên nó "ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện". Thì "ngăn và diệt", là hai pháp đầu tiên là "ngăn" nó ở trên tu pháp. Tứ Vô Lượng Tâm là cái pháp độc nhất cho nên, chúng ta sẽ thấy nó ngăn và nó diệt.
Mà ở trong cái Từ thì nó có Hỷ, có Xả, nó có Bi ở trong đó đủ, cái lòng Từ nhưng mà chúng ta không nói. Chúng ta nói Tâm Từ thôi, chúng ta không nói Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả trong đó, tự nó nó có cái đó chứ không phải không có. Nhưng mà, nó là phụ thôi chứ không chính mà cái Tâm Từ chính. Cho nên, chúng ta nói Từ thì chúng ta biết rằng ở trong cái Tâm Từ đó thì nó có Hỷ, có Xả nhưng mà không phải Hỷ, Xả của pháp Hỷ, Xả . Nó sai.
(22:56) Còn nếu mà chúng ta tu vào cái pháp Bi, thì trong cái Bi đó nó có cái Hỷ, cái Xả của nó ở trong đó, nó có cái Từ trong đó chứ không phải không có.
Còn bây giờ chúng ta tu Tâm Hỷ thì Tâm Hỷ nó có Từ, Bi ở trong đó. Nó có Xả ở trong đó chứ không phải là có Hỷ không? Nhưng mà cái có là có của nó, nó có của Tâm Hỷ. Cái Tâm Hỷ nó có Từ Bi ở trong đó là có sự Từ Bi của cái Hỷ của nó chứ không phải là cái pháp đó là Tâm Hỷ.
Còn cái pháp đó là pháp Từ trong đó. Thí dụ như bây giờ, tu Tâm Xả thì trong Tâm Xả thì tự nó có cái Từ, cái Bi, cái Hỷ của nó. Cho nên, cái đó là của nó chứ không phải là của cái pháp Tứ Vô Lượng Tâm.
Còn mình không hiểu đó là mình gộp chung là coi như mình tu Tâm Từ thì nó có Tâm Hỷ, Tâm Xả ở trong đó. Thì như vậy là mình gộp chung hết mấy pháp lại vào thì nó không đúng với cái tên là pháp độc nhất.
Tại nó có, tự nó có. Tự cái tâm đó nó phải có những cái đó. Nếu cái tâm đó thể hiện được phải có cái kia thôi chứ không phải trái mấy cái kia. Mấy cái kia là cái pháp khác. Nó là cái pháp khác, pháp độc nhất. Trong cái pháp độc nhất đó nó có những cái trạng thái đó, cái trạng thái của Từ, Bi, Hỷ, Xả. Cho nên mình hiểu như vậy; cho nên, mình không nói…
(24:17) Tôi nói Tâm Từ. À bây giờ, người ta chửi, tôi không giận mà tui có cái lòng Từ. Tôi thương tôi thì tôi phải có cái Tâm Hỷ, Tâm Xả ở trong đó. Nó có cái Tâm Bi ở trong đó, cho nên vì vậy mà dường như mình lầm lẫn, cứ viết cái tâm này thì nó dính qua cái tâm kia, nhưng mà không ngờ tại trong cái pháp đó, tại cái Tâm Từ nó có cái đó, chứ không phải là tôi tu mấy cái đó. Tự nó có chứ, hễ tôi tu cái này được thì cái kia nó hiện ra vậy đó chứ không phải là của nó. Đó hiểu như vậy thì mấy con sẽ biết cách tu cho đúng chứ không khéo mình lẫn lộn.
Tu sinh: Con hỏi thêm. Hai chữ kiến thức nó thuộc về huân tập của sự học tập phải không Thầy?
Trưởng lão: À, cái kiến thức là cái sự huân, sự hiểu biết; cái kiến thức ví dụ người ta nói rằng cái cuộc đời con người chúng ta được trang bị cái kiến thức của mình vừa đủ, vừa đủ thôi chứ chưa phải nó thừa đâu, vừa đủ để cho mình có cái kiến thức mình hiểu biết đó thì mình phải học tới lớp mười hai.
Còn dưới cái lớp mười hai thì cái kiến thức của mình, người ta trang bị cho mình chưa đủ, tức là mình còn chưa có hiểu, chưa hiểu hết được. Nhưng mà trang bị cho mình có cái kiến thức để mình muốn nghiên cứu, muốn tìm hiểu gì thêm đó thì mình phải học hết cái lớp mười hai. Đó là cái kiến thức mà người ta trang bị cho mình có sự để cho mình suy nghĩ, nghiên cứu gì đó. Nhờ mình có căn bản này, người ta trang bị cho kiến thức này, để cho nó cốt cán để cho mình hiểu nhiều chuyện khi đó mình nghiên cứu, mình dễ hiểu hơn.
Còn khi mình chưa trang bị những kiến thức như vậy đó, nghĩa là mình chưa có tốt nghiệp lớp mười hai thì mình chưa đủ cái kiến thức cho nên mình chưa đọc được những loại sách này, khó hiểu quá mình không hiểu, tức là cái kiến thức của mình chưa đủ. Cho nên cái lớp mà trang bị kiến thức cho mình như vậy là cái lớp học phổ thông.
Lớp phổ thông cho nên cái kiến thức mình hiểu chung chung, nó nhiều mặt để hiểu . Rồi bây giờ mình muốn chuyên sâu vào hiểu về vấn đề gì thì nhờ kiến thức đó mới hiểu được. Chứ còn không khéo mà không được trang bị những kiến thức đó thì mình sẽ không hiểu. Cho nên đó là những cái kiến thức người ta trang bị, người ta đem lại cho mình. Cũng như mình sinh ra được cha mẹ mình hướng dẫn mình cái hiểu. Từ đứa bé mình hiểu cách đi, cách nói, cách đứng cũng là kiến thức để cho mình hiểu.
(26:45) Chứ cỡ mà không có cha mẹ mình dạy cái hành động đầu tiên cho mình hiểu cái hành động đầu tiên thì mình cũng giống như cái loài động vật không hiểu gì hết. Cái kiến thức để cha mẹ mình mớm đầu tiên, mình kêu ba má, kêu mẹ đó, đó cũng là kiến thức để mình huân vào. Chứ nếu mà không có cha mẹ mình dạy cho mình những tiếng nói đầu tiên thì chắc chắn mình không có kêu ba đâu, mình không có hiểu ba đâu.
Do đó, từ cái chỗ sơ khởi của một đứa bé cho đến khi mình học lớp mười hai người ta trang bị cho mình những cái hiểu biết. Nó phổ cập như vậy thì nó gọi là kiến thức.
Tu sinh: Dạ thưa Thầy cho con hỏi tiếp. Thưa Thầy hai từ kiến thức này có áp dụng với một bậc tu chứng được không?
Trưởng lão: À nhờ cái kiến thức đó mình mới hiểu biết, chứ nếu không có kiến thức thì con không hiểu biết. Như con vật nó không hiểu biết, nên không làm sao dạy nó tu chứng được. Nhờ cái kiến thức đó mà mình tu chứng. Mình hiểu, mình biết đây là thiện, đây là ác. Còn nếu không có kiến thức con sẽ không phân biệt được cái thiện, cái ác. Không phân biệt được thiện, ác thì không làm sao tu đúng.
Tu sinh: Lấy ví dụ như một bậc tu chứng mà người ta nói lên, diễn giải cho mình cách thức tu hành thì con cho đó là kiến thức được không ạ hay là nó…?
Trưởng lão: À, người ta dạy cho mình cách thức để mình tu để cho mình hiểu thêm, hiểu biết hơn.
Tu sinh: Đó là hiểu thêm
Trưởng lão: Đó là cái kiến thức đó con, để người ta dạy cho mình hiểu biết thêm, cái hiểu biết đó là kiến thức. Kiến thức hiểu biết, hiểu biết thêm về con đường tu. Một số người, người ta chưa biết về cách thức tu. Kiến thức về tu họ chưa biết, do đó được một cái người tu chứng họ hướng dẫn lần lượt người đó hiểu rõ ràng. Cũng như bây giờ con chưa tu chứng nhưng mà Thầy dạy mấy con cách này, cách kia mấy con mới hiểu được kiến thức về sự tu; nó là cái kiến thức về con đường tu. Nhờ người ta dạy cho mình có kiến thức đó, còn nếu không có thì mấy con không có kiến thức đó.
Tu sinh: Hai từ kiến thức này nếu mà một bậc tu chứng thì nó thuộc về chánh, còn nếu mà cái người không chứng thì nó là tà?
Trưởng lão: Tà đó, hiểu qua cái tu, hiểu tu mà lém lém cái kết quả thì sự thật đó là kiến thức tà, tà kiến. Chánh Kiến, tà kiến. Kiến thức thì trong đó nó có cái tà và cái chánh ở trong đó, cho nên có tà kiến, chánh Kiến.
Cho nên, cái lớp Chánh Kiến là dạy chúng ta hiểu, tức là dạy chúng ta có kiến thức đúng, gọi là Chánh Kiến như thật. Đó là Chánh Kiến. Còn không mà cái hiểu của chúng ta mà không được hướng dẫn thì trong khi đó tà kiến mà chúng ta vẫn nghĩ đó là đúng thôi. Cho nên, vì vậy mà, nhiều khi người ta sống trong đau khổ, họ vẫn nghĩ là mình đúng chứ đâu phải người ta nghĩ sai. Cái hiểu biết đó là cái tà kiến chứ không phải Chánh Kiến.
Cái kiến thức của chúng ta đó, có cái tà kiến, cái Chánh Kiến ở trong đó chứ không phải kiến thức của chúng ta là cái nào cũng chánh hết đâu. Nếu mà chánh thì sao còn khổ dữ vậy, hiểu biết mình mà sao còn làm khổ nhau vậy.
Trưởng lão: Ừ con có hỏi gì thêm không? Con hỏi đi.
HỶ DO LY DỤC SANH HỶ LẠC
(29:50) Tu sinh: Con bạch Thầy, cho con hỏi trong cái Tâm Hỷ, hỷ phàm phu nó thuộc về thất tình lục dục. Hỷ ly dục ly ác pháp thì con chưa có, vậy mình phải nghĩ như thế nào để viết bài cho chính xác Thầy?
Trưởng lão: À, để Thầy hướng dẫn cách thức nó cho đúng cách. Bởi vì, sự tu thì hỷ phàm phu, Thầy nói như một người trúng vé số họ mừng đó là cái hỷ của phàm phu. Rồi khi mà anh em, chị em trong nhà hoặc những người thân mình đi đâu xa, khi về gặp trở lại nó sum họp đó thì nó có cái niềm vui là hỷ của phàm phu.
Còn cái hỷ do ly dục sanh hỷ lạc thì bắt đầu bây giờ Thầy nói như vầy: Bây giờ con tập con ăn ngày một bữa. Sáng không ăn, chiều con không ăn mà bây giờ con thấy thoải mái dễ chịu quá thì cái trạng thái thoải mái dễ chịu do ngày ăn một bữa của con đó; đó là cái hỷ do ly dục, con cảm nhận được chứ không phải mừng cái kiểu kia.
Thôi bây giờ Thầy nói như thế này, bây giờ con ngồi thiền, thường thường thì người ta cứ bị cái tâm nó lăng xăng, nó nghĩ ngợi cái này, cái kia. Bữa nay con ngồi sao nó không có lăng xăng nghĩ ngợi gì hết, thì bỗng dưng con thấy có trạng thái yên ổn. Nó gần như là nó bất động nó an ổn, cái trạng thái mà lại thích ngồi đó. Cái thích ngồi, cái thích muốn ngồi như vậy, cái thích đó là hỷ ly dục. Thầy nói đây là những cái mức sơ khởi mấy con có nhận ra được chút chút của nó do cái hỷ mà nó ly dục; con diễn tả, con nói sao cái cảm nhận đó con nói thì nó không sai đâu nhưng mà nó đi sâu nó chừng mực con.
Cái hỷ mà nó do cái chỗ ly dục nó mới ở cái chỗ Sơ Thiền, nhưng mà cái hỷ mà nó cao hơn chút nữa là nó do sáu cái căn trong đó ngừng hoạt động, là nó cao hơn. Cái hỷ nó cao hơn, nó cảm nhận nó cao hơn.
(31:59) Nhưng mà khi con ly tất cả các trạng thái của cái hỷ, của cái trạng thái do Định sanh diệt Tầm, Tứ thì nó lại có cái hỷ cao hơn nữa. Khi mà con tịnh chỉ được hơi thở. Cái hơi thở con không có thở, thay vì người ta không thở thì người ta rất là đau khổ. Cái khổ nó làm lỗ tai con bừng bừng lên. Nó làm cho con khổ sở. Nhưng mà trái lại khi mà cái người mà ở trong Tứ Thiền nó tịnh chỉ hơi thở thì cái hỷ của nó, hơi thở nó dần dần nó nhỏ nhẹ và nó an lạc.
Khi nào mà con tu hơi thở của mình nó nhẹ nhàng thì con thấy có cái hỷ. Còn cái người mà hơi thở nó nhẹ, nó nhẹ từ từ, từ từ rồi nó dừng lại thì nó tăng cường cái trạng thái hỷ nó lên, hỷ lạc nó lên tăng cường làm cho sự an lạc vô cùng. Cho nên trong cái Tứ Thiền đó có cái hỷ lạc của Tứ Thiền, nhưng mà mình chưa tới, mình chưa cảm nhận, mình mới có chút ngồi yên lặng, có chút thôi đừng có niệm thôi, tỉnh táo thì mình cũng thấy cái trạng thái hỷ lạc của nó. Đó là do từ chỗ ly dục, ly ác pháp mà ra cái trạng thái đó.
Dù con diễn tả được cái trạng thái hỷ. Mình nói hỷ, thì phải nói tới trạng thái tất cả những cái đó. Mặc dù bây giờ nó chưa sâu nhưng mà mình nói được. Mình biết cái dạng đó mình nói được. Không biết mấy con có những cái danh từ để mà diễn tả cái đó không. Mình gượng ép những cái từ nào đó mình diễn tả thì mình cũng nói được cái trạng thái hỷ. Như vậy là khi mình lìa được cái gì, mình làm được cái gì thì sẽ có cái hỷ đó. Thì do đó, bây giờ Thầy lìa bữa sáng không ăn, buổi chiều không ăn chỉ còn ăn bữa trưa thì Thầy thấy nó có cái hỷ. Bây giờ ngồi thanh thản mà nghĩ lại sáng không phải ăn, chiều không ăn mà mình thấy khỏe chứ, sướng chứ. Đó là cái hỷ.
Nhưng mà đang giao tiếp từ cái chỗ mà phàm phu ăn ngày ba bữa cho đến cái chỗ mà ăn ngày một bữa nó chỉ chuyển tiếp mà mình thấy có cái hỷ của nó, cái an lạc của nó trong đời sống của mình.
Nó chuyển tiếp từ cái này nó qua cái ly dục đó. Mà nó có cái sự an lạc trong đó chứ nó chưa có cái hình thức như là cái hỷ của Nhị Thiền, của Tam Thiền, của Tứ Thiền. Nó chưa có cái ly dục, ly ác pháp hoàn toàn của cái Sơ Thiền đâu, vậy mà nó có thì Thầy nói đơn sơ thôi. Bây giờ Thầy lìa cái ăn sáng, lìa cái ăn chiều giờ nó quen ăn quá rồi. Thầy thấy ngồi bây giờ người ta thì đói gần chết mà mình thì không đói. Nó có cái trạng thái, con nghiệm lại coi nó có trạng thái hỷ trong đó. Nó thấy nó thảnh thơi lắm. Rồi con hỏi thêm.
(34:38) Tu sinh: Thưa Thầy ví dụ như mình đứng trước biển, nhìn biển thấy trong lòng mình có cái vui thì đó lại là vui phàm phu mất rồi.
Trưởng lão: Cái vui phàm phu con, nó thấy vui theo thiên nhiên đó con, nó còn ở phàm phu. Còn cái vui đó nó thản nhiên, thấy sóng gió mà ta thấy thản nhiên. Trong khi đó thản nhiên nó mang cái tính chất hỷ của cái thản nhiên đó, cái sự ly đó. Cũng như bây giờ mình thấy bầu trời, ánh nắng này kia nó yên ả mà mình thấy nó yên lặng như thế này mình thấy trong lòng mình nó có cái nguồn vui thì cái vui đó, cái hỷ đó nó còn có thích cái yên lặng thì nó còn dục chưa đến cái hỷ. Cho nên, nó lìa ra những cái cảm nhận mà nó thích thú theo cái kiểu thế gian mặc dù là nhìn thiên nhiên. Nhiều khi người ta nhìn thiên nhiên người ta thấy lòng mình hoan hỷ. Mà không ngờ đó là. Bởi vì, con người chúng ta có cái dục trong sự yên lặng con. Thấy cái cảnh yên lặng, ánh nắng nó chứa chan như thế này, nó sáng sủa như thế này, nó đưa chúng ta vào cái hỷ của cái hỷ dục của sự yên lặng đó chứ chưa phải là ly cái dục.
Chừng nào ly dục thì nó thanh thản lắm, nó bất động lắm. Nó không thấy cái đẹp, cái xấu nữa đâu. Đó là cái thuộc về ly.
Còn thấy bữa nay sao trời yên lặng, đẹp đẽ quá. Mưa thì âm u, còn hôm nay nó trong sáng quá. Đây là trời mùa xuân. Nghe nó hân hoan thì đó thuộc về dục. Nó vi tế lắm con, không khéo mình nhầm ảo tưởng đây là giải thoát chứ không phải đâu.
Rồi, con còn hỏi gì nữa không con.
XÚC TƯỞNG HỶ LẠC
(36:18) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão ví dụ khi mà con còn ở bên khất sĩ đó, bây giờ nói nó là trạng thái hỷ ly dục hay không? Mặc dù hồi đó con vẫn ăn ngày ba bữa, vẫn làm việc để công quả này kia hết chơn. Nhưng mà mỗi khi mình ngồi thì thường hay gặp trạng thái lọt trong một không gian sáng rực, trong sáng yên lặng vô cùng. Cảm nhận được tất cả từng tâm niệm của hơi thở (36:56)- (37:09) ngồi nó an vô cùng. Tất cả cái trạng thái này có phải là trạng thái là hỷ tưởng hay hỷ ly dục?
Trưởng lão: Cái đó nó thuộc về cái trạng thái xúc tưởng hỷ lạc. Khi mà mình yên lặng về sự ý thức của mình chứ thật sự con còn ăn ba bữa, giới luật còn vi phạm nè? Phải không? Cho nên, nó thuộc về chưa có ly dục mà chưa ly dục mà nó có cái trạng thái hỷ đó thì gọi là hỷ tưởng đó. Những trạng thái, hiện tượng mà nó xảy trong con đó, con cảm nhận được đó là qua cái trạng thái tưởng gọi là hỷ tưởng. Thầy thường dùng cái danh từ là xúc lạc hỷ tưởng qua cái cảm nhận. Xúc là cái cảm nhận đó. Hỷ tưởng là do cái tưởng nó sanh ra chứ thật sự chưa phải do cái tâm ly dục, ly ác pháp của mình sanh ra, thì nó thuộc về tà pháp.
Tu sinh: Nhiều khi trong nguyên một cái ngày đó thì cái tay làm việc không bao giờ biết mỏi mệt, cũng không bao giờ giận hờn ai hết trơn.
Trưởng lão: Đúng rồi, nó ở trong cái trạng thái đó, cũng như con ở trong cái trạng thái đó thì con không có buồn ngủ. Còn con lìa nó ra thì con buồn ngủ. Cho nên, con chưa có làm chủ cái việc ngủ, mà con lọt trong cái trạng thái đó thì nó không ngủ. Có vậy thôi, chứ không có gì. Đó là thuộc về loại tưởng thôi.
Cũng như một cái chú bé ở bên Ấn Độ, mà cậu bé đó ngồi sáu tháng không ăn uống thì người ta nói là nhập Định. Đó là thuộc về Định tưởng chứ không có gì. Chú này chưa ly dục, ly ác pháp. Chú còn khoái người ta ca ngợi chú. Cho nên chú còn nói chú chưa phải là Phật. Mà chú đang đi trên con đường thành Phật cho nên chú cũng chưa biết con đường chú thành Phật như thế nào? Cho nên chú chưa có thông suốt được Tứ Diệu Đế, chưa thông suốt được Bát Chánh Đạo mà chú nói: “chú đang ngồi thiền như vậy, thì chú sẽ đi trên con đường sẽ thành Phật”. Thầy thấy cái câu mà tuyên bố của chú là con người mờ mịt, chưa biết con đường làm Phật là con đường như thế nào?
(39:10) Bởi vì con đường làm Phật là con đường của Bát Chánh Đạo, đức Phật đã chỉ chúng ta rõ quá rồi. Chú không triển khai được cái tri kiến, chú tu ngu si. Chú ngồi đó chỉ ở trong trạng thái bất động, để rồi ở trong cái trạng thái hỷ lạc của xúc tưởng hỷ lạc, chú không ăn uống chứ đâu phải có cái gì hay ho đâu. Con hiểu không?
Đó là cái sai của con đường thiền của chú tu rồi, chứ không còn đúng cái chánh pháp của Phật nữa làm sao chú biết đường đi. Bởi vì đức Phật đã tu, đã tự tu, tìm ra được cái Đạo Đế, Phật mới dạy chúng ta. Mà bây giờ làm sao lại có con đường Đạo Đế thứ Hai nữa được. Không bao giờ có con đường thứ Hai nữa. Đó là cái chân lý của con người rồi thì không có Đạo Đế thứ Hai mà chỉ duy nhất có Đạo Đế của đức Phật đã vạch ra cho chúng ta biết mà thôi. Cho nên, sự tu tập của chúng ta hôm nay là chúng ta được nhờ một người đi trước vạch cho chúng ta lối đi quá cụ thể, rõ ràng. Đó là cái chân lý một sự thật của con người chúng ta rồi.
Cho nên, nếu mà người nào tu sai, tu sai Đạo Đế, là cái người đó là không phải là (đi) con đường của đạo Phật nữa. Nghĩa là phải tu đúng Đạo Đế, Bát Chánh Đạo thì chúng ta mới đúng, mà tu sai Bát Chánh Đạo là sai. Cho nên vì vậy mà vào cái ngồi thiền như vậy gọi là Đạo Đế thì không đúng.
(40:24) Qua cái tiêu chuẩn của đạo Phật đã vạch ra Bốn Chân Lý, mà người nào mà tu cái pháp nào mà sai Bốn Chân Lý này mà gọi là đạo Phật thì người đó là không phải, mạo nhận đạo Phật, không phải đạo Phật. Chúng ta biết rõ. Bởi vì cái tiêu chuẩn của đạo Phật là bài pháp đầu tiên để giới thiệu cho mọi người biết đạo Phật đó là bài pháp Tứ Diệu Đế. Nghĩa là hoàn toàn người nào mà đi ra ngoài Tứ Diệu Đế này là ngoại đạo chứ không còn là đạo Phật. đạo Phật có bấy nhiêu đó thôi.
Cho nên ở đây chúng ta không lạc được, ai nói gì thì nói, chúng tôi đi đúng con đường của đạo Phật là chúng tôi đi đúng với Tứ Diệu Đế. Còn tu tập các pháp khác, thì chúng tôi tu tập trên Đạo Đế, không thể đi ngoài cái Đạo Đế mà gọi là đạo Phật được. Thầy xác định cho mấy con biết rằng sau này không có ai lừa đảo mấy con được. Không có nói thiền này của Phật, thiền kia của Phật, không có ai gạt con được nữa. Nó cụ thể, nó rõ ràng, chứ không phải mà nói một cách mơ hồ, như các pháp muốn nhận Phật pháp nào cũng được hết.
Bà Chúa Tiên, Chúa Xứ cũng là của Phật sao? Nó là điều sai. Ông lên, bà xuống, nhập đồng, nhập cốt cũng hô là Phật. đức Phật gì kì lạ vậy? Ngồi Niệm Phật cũng là Phật? Phật gì lạ lùng vậy? Ở trong Tứ Diệu Đế, Đạo Đế đức Phật có dạy mình Niệm Phật ở chỗ nào đâu? Các con thấy rõ mà.
Như vậy người ta đặt ra cái gì, người ta cũng gán cho Phật hết, đổ oan cho ông Phật. Cho nên ở đây, chúng ta phải hiểu cho đúng để rồi chúng ta thực hiện đúng, không có thực hiện sai. Mà thực hiện đúng thì sẽ giải thoát tới chúng ta.
Trưởng lão: Rồi, mấy con còn hỏi gì thêm không?
(42:09) Tu sinh: Thưa Thầy con xin hỏi thêm chỗ là ví dụ người ta có cái câu mà "ăn, ngủ, dâm dục, đi cầu cái đó thuộc về tứ khoái" cái này chuyển thành bốn loại Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả được không Thầy?
Trưởng lão: Sao được con. Coi như cái đó là bốn cái dục của người ta rồi. Người ta chỉ thuộc về những cái điều kiện đó thì con người ở đời loanh quanh, họ làm tất cả mọi cái đều để phục vụ bốn cái dục lạc đó chứ có cái gì khác hơn.
Còn bây giờ Từ, Bi, Hỷ, Xả là cái pháp độc nhất đến cứu cánh không phải mà nhắm vào bốn cái đó được. Nó khác chứ không phải đâu.
Bởi vì Từ, Bi, Hỷ, Xả là Tứ Vô Lượng Tâm để mà chúng ta xả tất cả những tâm chứ không riêng gì vấn đề đó. Còn cái đó thuộc về tứ dục của con người mà thôi. Nó khác, cái đó là bốn cái dục chính của con người nhưng mà không ngoài tham, sân, si đâu, không ngoài cái tâm tham. Cái dục đó nó nằm ở trong cái tham. Bốn cái dục đó đều là nằm ở trong cái tham, nhưng vì người ta loanh quanh, người ta chạy, người ta phục vụ bốn cái dục đó.
Chứ còn cái đạo Phật không thể nào lấy bốn này mà lấy bốn cái Tứ Vô Lượng Tâm mà Phật so sánh bốn cái tầm thường. Bốn cái tầm thường đó nó chỉ nằm ở trong cái tham dục. Nó chỉ có một cái tâm tham thôi: ăn, ngủ, dâm dục rồi đi cầu chứ không có làm gì khác hơn hết. Đó là nói một cái đời sống con người nó như vậy, thì do đó thì cái đó nó thuộc về cái dục. Cho nên, đời người là phục vụ cái dục.
(43:38) Tu sinh: Bạch Thầy con xin hỏi, con trước đây thì con thích xem báo, thích xem ti vi, nhưng mà con cứ dần dần con cứ bỏ không thích nữa, chán. Mà con chỉ thích tu tập, mà con nghe băng hay xem sách hay là con tu tập (43:56) … như vậy cái hỷ thuộc về cái dạng nào?
Trưởng lão: Bây giờ con lần con bỏ phải không? Trong khi con bỏ dần, hồi đó con thích con xem ti vi, rồi con thích đọc báo rồi giờ con xả bỏ, con không còn thích cái nào. Đó là con ly dục rồi đó con. Còn con hồi đó, con thích tức là con dục, còn bây giờ con bỏ đi cái này được là con ly được phần này rồi. Thì đó là ở trong cái hỷ.
Bây giờ con thấy an ổn. Con không còn ham xem tivi nữa? Con không có còn mà đọc báo nữa, con không thích theo dõi tin tức nữa thì đó là cái dạng của con ly đó, ly cái dục, cái thích đó con ly ra, thì con bây giờ con thấy con ngồi chơi mà con thấy nó được an ổn. Nó không bận như mình đọc báo này kia, đó là con đã ly. Còn cái người nào là thấy báo mà còn đọc, còn thích thì họ còn chạy theo dục. Cho nên vì vậy đó là phần con ly rồi đó. Có cái phần ly nhỏ trong đó rồi.
(44:55) Tu sinh: Bạch Thầy! thứ hai nữa là khi con chưa đi đến đây mà ở nhà là con ăn uống thì nhà con sắp, nhưng mà thôi thì cứ sắp thế nào thì con ăn thế, dù đến bữa đã đến 10 giờ, từ 10 giờ đến 12 giờ, con cứ gặp cái nào là con ăn thế cho xong bữa đi thôi, không cứ gì thức ăn hay ngon hay nhạt hay dở nhưng mà miễn là, dù là tí rau chiên mắm, dù là tí rau, tí maggi (xì dầu) ăn xong được là thôi, con không nghĩ gì đến những miếng ăn ngon hay không ngon. Ăn xong việc là thôi.
Trưởng lão: Vậy thì trước kia con ăn như thế này, con nói như thế này thì Thầy nghĩ trước kia mỗi lần mà lên bữa ăn con mà dọn mà sơ sài vậy là con có chuyện đó, có phải không? Còn bây giờ, con không có chuyện nữa, có cái gì ăn nấy không có nói. Mọi lần vợ con mà dọn mâm cơm lên mà con nhìn thấy như thế này “Bà mà dọn vầy tôi ăn sao được” có phải không? Còn bây giờ thì con hết rồi thì như vậy là con có phần ly rồi nhưng mà trong những cái ly dục nó có nhiều cái phần ly lắm con. Con mới ly một phần nhỏ thôi, mới lìa được cái phần nhỏ thôi.
Lìa phần không xem tivi, không xem báo, rồi lìa cái ăn uống, mới lìa cái nhỏ. Trong cuộc sống còn nhiều cái lìa lắm. Nó còn nhiều lắm. Cho nên con đường tu nó còn tiếp tục lìa tất cả mọi cái nữa, còn nhiều lắm chứ không khéo còn những cái mà chưa có lìa. Nó chưa có ly ra, vì vậy bây giờ được cái phần nào thì mừng cái phần ấy, còn tiếp tục ly ra nữa hết. Cho nên bây giờ tiếp tục tu đó là con tiếp tục để mà ly ra gọi là ly dục, ly ác pháp. Nó còn cái dục, nó còn cái dục gì đó.
Thí dụ như bây giờ con thấy mình không có cái bàn là con đi đóng cái bàn đó là còn có dục cái bàn. Con có hiểu không? do đó con đục đẽo. Vậy bây giờ, không đục đẽo nữa, Thầy thấy vậy, Thầy cho con cái bàn, cái ghế thì con hết đục đẽo để con ly cái đó ra, vậy thì con cũng biết rằng mình còn. Cho nên, vì vậy mà dòm dòm tới, dòm lui thấy bữa nay thì muốn đóng thêm một cái ghế này để ta ngồi, tắm, rửa cho nó tiện lợi đó thì con lại bắt tay con làm thì con bị còn dục.
Con nói “Không cần, xả hết! Phật ngày xưa còn ba y một bát mà bây giờ còn thêm ghế ngồi ghế này kia nữa thì không được”. Vậy do đó, con cần ly nữa, rồi tiếp tục con còn ly nữa, ly nhiều nữa thì lần lượt rồi nó sẽ ly hết thì lúc bấy giờ là hoàn toàn diệt…
(47:22) À, Thầy sẽ dạy mấy con lớn tuổi rồi, Thầy sẽ dạy mấy con cách ly đó. Cách ly đó tức là cái hình thức ly tức là xả bỏ, cho nên nói ly là tại vì mình nói danh từ như vậy mình lìa ra vậy chứ sự thật ra mình xả từng chút, từng chút.
Trong cái bài xả các con thấy cái này là cái xả. Cái chuyện nhỏ nhỏ vậy chứ nó xả mấy con. Mà bắt đầu xả từ cái nhỏ rồi tu tới cái lớn chứ không phải muốn xả cái thọ là xả được liền đâu, không phải dễ đâu, coi vậy chứ buông bỏ chứ tâm tôi còn thấy tiếc chứ chưa thật sự bỏ đâu.
Cho nên phải rốt ráo, chẳng hạn bữa nay thấy món ăn nó ngon đó, cô Út để thế này mình thấy nó hợp. Mấy bữa rày mình ăn rau tươi, thấy bữa nay cái này nó hợp quá. Trời đất, coi chừng chưa ly đó.
Coi vậy chứ nó vi tế lắm mấy con chứ chưa hẳn đâu, thấy nó vậy chứ chưa ly, cho nên mình phải cảnh giác mình từng chút, cái tâm mình nó trăn trở cái gì, mình biết liền để cố gắng mình ly. Mà cố gắng ly thì sau này các con viết cái bài xả cái đó, đó là xả cái giai đoạn hữu dục.
Trưởng lão: Ừ con
Tu sinh: Kính bạch Thầy, nếu trước con ăn cơm bữa bốn chén, sau rồi làm cho nó tụt xuống còn ba chén rưỡi, rồi ba chén, rồi nó tụt xuống còn hai chén, vậy có phải ly không Thầy?
Trưởng lão: Nó không có ly đâu. Nó sắp sửa chết chứ ở đó ly.
Trưởng lão: À, con.
Tu sinh: Kính thưa Thầy, xin Thầy dạy con. Con thì không nghiện chè (trà) và cũng không thích uống, thậm chí còn thấy nó không tốt. Nếu mình uống như vậy thì nó thành thói quen có hại cho cơ thể. Nhưng mà khi uống vào thì lại thấy đầu óc nó tỉnh táo, nó không bị hôn trầm nữa. Tu tập nó lại tốt hơn. Lúc ấy thì phải hiểu cái đó là có lợi cho sự tu tập hay là hại?
Trưởng lão: Nó sẽ có hại cho con đó. Nó sinh dục con rồi mà con không biết, nó dụ con mà con không hay đó. "Ui cha! Uống trà vô sảng khoái tu Thiền tốt quá". Nó dụ con đó, để cho con ghiền trà rồi con biết. Con phải biết được cái tâm của nó khéo léo lắm đó. Xả ngay liền. Ở đây không có trà, uống nước lạnh chứ không có trà, trà gì hết. Nó kích thích mày tỉnh đó chứ mai mốt không có trà mày gục tới, gục lui đó. Nó nguy hiểm lắm con. Dẹp, Thầy nói dẹp không có uống trà.
(49:51) Trưởng lão: Con hỏi đi.
Coi vậy chứ nó vi tế lắm, chứ không phải dễ đâu. Thấy sao mà nó uống trà tu tốt quá chứ. Mình uống, uống thấy tu tập tốt, tỉnh quá, còn không uống sao nó gật gù. Nhưng mà mình đừng có thêm, thêm cái đó nó tỉnh vậy chứ mai mốt dính cái đó nó còn khó hơn cái hiện bây giờ mình chiến đấu với cái hôn trầm, cái buồn ngủ, cái không tỉnh này nè. Mình ráng tự mình, tự lực mình chiến chứ mình đừng có thêm cái gì để cho nó tỉnh thì nó nguy hiểm lắm. Cho nên, vì vậy mình phải sáng suốt mà xả, đừng để cho chúng ta nhiễm thêm cái dục. Nó tỉnh đó chứ nó giết mình chết đó.
(50:31) Tu sinh: Kính bạch Thầy con xin hỏi thêm một chỗ này nữa. Chỗ cô Út thì vẫn cứ để thức ăn thêm ở đấy, thì trước đây Thầy đã dạy, đã có ý kiến rồi, thế nhưng mà rồi lại có lúc chúng con lại thấy là, vẫn được nghe nói là Thầy vẫn cho ăn trong những ngày Tết, có phải đấy vẫn tiếp tục là cái để Thầy dạy mỗi người tự tri kiến lấy không ạ?
Trưởng lão: Nói chung là mọi người phải tự tri kiến lấy. Mình ở đây thì đã nói Tết nhứt cái gì. Mà Thầy thấy nào là bún riêu, rồi nào là bánh ướt, rồi nào là bánh rán. Trời đất ơi! Cơm ăn không có hết, mà ăn cơm là đệ nhất bổ. Còn bánh tráng, bún, trời đất ơi! ba cái đó nó xay, nó làm đủ thứ. Nhiều khi nó bỏ hàn the trong đó, mình ăn mà chết người luôn đó chứ. Ngon cái miệng mà cái bụng nó muốn chết. Cho nên vì vậy, đối với người tu thật sự người ta ly người ta đừng có thèm cái gì hết. Có cái gì ăn nấy là khỏe nhất, là giải thoát đó, bởi vì cái đó nó thử thách mình đó. Nhất là cô Út thử thách cô cứ đưa vô trong miệng, cái này ngon, cái này dở, cái này này kia, cứ lùa lùa vô. Trời đất ơi! Nó khiêu cái dục ăn ghê gớm lắm Thầy sợ!
Tu sinh: Bạch Thầy, chỗ bún và bánh ướt là con đã trình Thầy. Con xin cô Út làm một bữa để tất cả mọi người cùng ăn, sau đó để con không ăn nữa để vào tu dễ ạ.
(51:58) Trưởng lão: Như vậy là con nhờ mấy người ăn bớt cái ưa ăn của bánh ướt, ăn phụ cho con để con từ đây chừa không thèm ăn nữa, chiêu đãi mọi người kiểu này chắc là chết mất thôi. Thôi bây giờ qua rồi, bỏ cái vấn đề chiêu đãi này, không còn chiêu đãi nữa. Bắt đầu đi vào cái con đường tu thật sự đó, từ đây về sau, chúng ta phải cố gắng khắc phục hơn nữa. Coi vậy chứ cái ăn, cái uống đó nó nó lặt vặt vậy chứ nó cám dỗ mình ghê gớm, không có ly dục được mấy con. Coi vậy chứ nó gần gũi mình lắm.
Cho nên hồi nãy, Thiên Nhiên có nói đó cuộc đời con người chỉ có phục vụ cái ăn, cái ngủ, cái dâm dục với cái đi cầu thôi, có bốn cái đó thôi? Có đúng vậy không?
Ờ, cái… cứ nhớ cái chuyện đó thôi. Bốn cái dục lạc đó nó nằm trong cái tâm tham chứ không có cái gì khác. Mà cái phục vụ là phục vụ cho cái tâm tham của chúng ta. Cho nên vì vậy, đời người họ chỉ có cuối cuộc đời họ, họ chỉ làm gần chết họ chỉ phục vụ có nhiêu đó thôi, không có gì hết. Họ không làm cái gì nên cái trò trống gì, có phải không? Mấy con thấy có bấy nhiêu đó thôi chứ không có gì. Có đáng cái thứ gì?
Vậy mà con người nào cũng căng cái đầu ngu si vô trong cái dục lạc đó làm cái gì, Thầy nói thật. Cho nên chúng ta sống chết chúng ta phải làm chủ được, vượt thoát ra cái chỗ quá tầm thường đó, con người là tầm thường đến mức độ đó, sống một cách tầm thường. Thầy coi cái đồ đó là đồ tầm thường, đồ bỏ, mà thiên hạ thì tập trung vô cái đó. Nhưng mà còn đối với Thầy, làm người tu Thầy thấy nó quá tầm thường.
(53:38) Cho nên vì vậy mà mình cố gắng mình vượt lên. Cái ăn, mấy con thấy rõ ràng trong đó có cái ăn chứ gì? Phục vụ cho cái ăn, ăn rồi ngủ chứ làm gì? Mà giờ đó, mình chơi cái kiểu của mình tu là dẹp cái ăn, dẹp cái ngủ. Hai cái dục lạc đó thì thiên hạ họ hết nhờ cậy rồi… thì như vậy mấy con thấy, phải nỗ lực để thắng cho được cái này chứ.
Cho nên, từ cái chỗ nho nhỏ, cái ăn uống mấy con thấy, à cô Út làm cái này bữa nay rau tươi quá thì mấy con chết với cái rau tươi chứ không phải đâu, rồi nó sinh ngứa ngáy đó con. Nó sinh ngứa ngáy "chà, bữa nay không ăn rau sao nó ngứa", nó sanh nó đặt chuyện ra chứ. Có cũng vậy mà không có cũng vậy, cơ thể nó tự nó nó điều chỉnh, có cái gì đâu mà. Tự mình, mình cảm nhận, mình sanh ra những điều kiện đó.
Thời tiết có lúc này, lúc khác. Cơ thể của mình nó cũng vô thường, lúc nó ngứa, lúc nó hết ngứa. Lúc nó ngứa thấy nó đau. Mấy con nghĩ chuyện kỳ lạ. Cái đó là mình nghĩ sai, mình đừng nghĩ theo cái miệng của ông bác sĩ. Mình nghĩ theo cái chuyện mình tu đi. Nghĩ theo cái miệng bác sĩ chắc chắn là ăn là thiếu chất, phải ăn cho đầy đủ tôi mới cứu anh, tôi mới chích thuốc thì cái điều đó sẽ… không phải vậy đâu.
(54:53) Bởi vì qua cái kinh nghiệm bản thân của Thầy, chín tháng ở trên Hòn Sơn, Thầy ăn rau không à? Mà có chất gì ở trong đó, dầu không có, đường không có mà tại sao cũng sống?
Nếu mà không có đường, dầu trong đó, mấy con nói không có đường, dầu vào nó mục. nếu mà thân mình không ăn đường, ăn dầu, ăn muối vào một tháng thì mình chết rồi, còn cái gì. Tại sao Thầy ăn rau chín tháng mà sao không chết. Có đường, dầu mỡ gì đâu trong đó mà người ta vẫn sống. Cái con bò đó, nó ăn cỏ, nó có dầu đường bột đâu mà nó vẫn sống đó.
Chúng ta vẫn thấy, mỗi cái chất đều có ở trong thiên nhiên, nó có cái chất mà tự nó nó tác dụng vào cơ thể của nó, thì nó sẽ sanh ra cái chất đó để nuôi cơ thể chứ đâu phải, cỏ nó sinh ra đường được chứ đâu phải không? Thầy nói như vậy mấy con tự biết, nó thấy thiếu thì nó phải đưa ra cái chất gì đó để nó chuyển biến cái chất đó thành cái chất thiếu của nó để nuôi cơ thể nó chứ nó điên gì để cho nó thiếu để nó què quặt nó đui mù nó sao?
Cho nên, cứ nói thiếu vitamin A, b, C… trời đất ơi, cơ thể tự nó biến chế ra A, b, C trong đó chứ, có phải không mấy con? Đừng có nghe theo mấy ông bác sĩ, phải uống A, B, C cho nhiều, ăn cho nhiều A, B, C. Con mắt như thế này nó lòi ra hay sao? Không nói thừa, nó phải lòi ra chứ sao? Hầu hết là phải thải ra nhiều, mình bỏ ra nhiều chứ cơ thể mình nó chỉ dùng bao nhiêu đó thôi. Mình ăn nhiều để mình chạy theo cái dục lạc của cái miệng của mình. Bao nhiêu cái chất bổ nó thừa, nó bỏ ra, chứ bộ nó ở trong đó được sao. Cái cơ thể nó vừa đủ thôi, còn bao nhiêu, dù có bổ bao nhiêu nó cũng thải ra nó bỏ.
Đó thì như vậy thì mình thấy rất rõ cho nên mình ăn ngày một bữa vẫn sống nhăn à. Mình nói mình sống nhăn chứ mình có chất gì đâu trong người. Người ta ăn ba bữa thì thừa bao nhiêu. Mấy ông còn ăn nhiều trong đó thì toàn thải ra cái đồ bất tịnh. Mấy ông bỏ ra, chứ mấy ông có hơn chỗ nào đâu.
HẾT BĂNG