00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 080B - VẤN ĐẠO TỈNH GIÁC - TỈNH THỨC - THẦN CHÚ - CUỘC ĐỜI TU HỌC CỦA THẦY - TỨ NIỆM XỨ, TÂM XẢ

LCK 080B - VẤN ĐẠO TỈNH GIÁC - TỈNH THỨC - THẦN CHÚ - CUỘC ĐỜI TU HỌC CỦA THẦY - TỨ NIỆM XỨ, TÂM XẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 03/02/2006

Thời lượng: [47:28]

1- TỈNH THỨC, TỈNH GIÁC

(00:00) Trưởng lão: Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không, con?

Tu sinh: Dạ, bạch Thầy câu Chánh Niệm Tỉnh Giác và Chánh Niệm Tỉnh Thức, hai câu nó giống nhau hay khác nhau?

Trưởng lão: Nó khác nhau chứ nó không giống nhau.

Tu sinh: Con muốn xin Thầy giải thích thêm hai câu đó ạ.

Trưởng lão: Chánh Niệm Tỉnh Giác, "Giác ở đây là Giác Ngộ". Còn Chánh Niệm Tỉnh Thức là "con tỉnh thức trên từng hành động của con thôi".

Còn “GIÁC” ở đây nghĩa là "ai có nói chuyện gì tức giận với con thì con tỉnh thức ngay với những điều ác pháp đó làm cho tâm con bất động thì đó gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác". Giác nghĩa là giác ngộ được ý của người khác nói, những lời móc, lời khéo, lời ác, lời thiện - con hiểu hết gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác trong đó.

Còn "Chánh Niệm Tỉnh Thức là tỉnh thức trên cái hành động, trên thân hành thôi". Nghĩa là con đi con biết con đi là tỉnh thức. Hiểu không?

Còn "Tỉnh Giác là con giác ngộ những gì mà người ta nói ác nói thiện con biết hết; thì đó là Giác Ngộ". Chữ Giác đó là giác ngộ, hiểu biết.

Còn "Tỉnh Thức là tỉnh trên hành động của nó" - đang làm, đang thở, đang đi thôi; chớ nó "Không Ngộ lý gì ở trong đó hết mà nó chỉ biết cái hành động đó thôi thì đó là Tỉnh Thức". Con phân biệt được chỗ đó là đúng.

Bởi vì Giác nó như thế này, Tỉnh giác là Giác Ngộ. Nó có sự Hiểu Biết; Giác là nó có sự hiểu biết của Tri Kiến của mình trên mọi ác pháp của nó. Trong đó, có thiện có ác pháp chớ không phải là không. "Nó Giác Ngộ hết tất cả các pháp chứ không phải nó Giác Ngộ trên cái bước đi của con không đâu". Cho nên nói Giác là Giác hết các Pháp. "Giác Ngộ hết các pháp tức là hiểu thông suốt hết các pháp mới gọi là Tỉnh Giác".

Tĩnh là Bình Tĩnh mà giác ngộ, "người ta chửi, mình bình tĩnh - mình ngộ được cái lý của nhân quả của cái chửi mắng mình". Cho nên mình ngộ được nhân quả.

Cũng như bây giờ, mình nói ra như thế này người ta chửi mình, mình nói: “Đây là nhân quả”. Đó là mình ngộ nhân quả gọi là Tỉnh Giác. Con thấy chỗ hiểu như vậy là Tĩnh Giác chớ không phải là Tỉnh Thức. Cái đó mới là Tỉnh Giác. Cho nên giác ngộ được lý nhân quả là người ta mắng chửi mình…​.

Còn "Tỉnh Thức là ở trên hành động thôi" - nó không cần thấy gì; nó không cần hiểu biết gì; nó chỉ biết nó đi; hoặc là giơ chân lên đưa chân xuống hoặc là đưa tay ra đưa tay vô rồi ngồi hít thở lên xuống; nó biết cái đó - những cái động tác của nó thôi thì nó là Tỉnh Thức.

2- THẦN CHÚ, CẦU CÚNG, TỤNG NIỆM

(02:33) Trưởng lão: Con hỏi gì con?

Tu sinh: Khi xưa có thời gian con bị căng thẳng thần kinh mà con bị mấy lần riết nó tiến tới một mức nữa con…​ thì lúc đó con có một cái may mắn là có một vị thầy, thầy trụ trì ở trong chùa. Con lên con hỏi thì thầy nói: “Bệnh này khó lắm Thầy cũng không biết khuyên trị làm sao mà Thầy cho cô mượn cuốn Chú Lăng Nghiêm, cô về cứ trì tụng đi”. Lúc đó con chưa biết gì hết - con cũng tin, tin tưởng con về con cứ đọc. Mà tiếng Hán, tiếng Phạm gì không à! Nhưng mà đến câu gì ( nghe không rõ ), cái câu gì con xả tâm chưa được. thì lúc đó con nói cái này vi diệu quá! Nhưng mà sau này con tin theo Pháp Thầy thì con hiểu cái đó là nhờ con nhiếp tâm, con an trú tâm được. Xong trong lúc con đọc câu mặc dù con không hiểu nhưng mà cái tâm con tập trung vào đó; rồi nhảy đến một câu con hiểu được thì con xả tâm được. Nó tan liền như một bao gạo ở trên lầu vứt xuống vậy Thầy. thì có phải trong lúc con đọc kinh đó con nhiếp tâm và an trú tâm được phải không Thầy?

(04:15) Trưởng lão: Con ngồi xuống đi! Trong thời gian mà con bị bệnh, phải không? Con bị căng đầu; con bị bệnh do con tu tập; do con lo lắng tư duy gì đó mà nó quá sức của con. Nó căng thì lúc bấy giờ có ông thầy đó đưa cho con cuốn Thủ Lăng Nghiêm, "bảo con cứ đọc cái chú này đi".

Bởi chú Thủ Lăng Nghiêm nó rắc rối lắm. Nó bắt buộc con phải nhìn từng chữ mà đọc; nó kỹ lưỡng chứ không khéo đọc không được. Cũng bởi nó chú mà đọc như thần chú vậy đó. Thì do đó con cố gắng con đọc thì tức là từ đó cái thần kinh của con nó không bị căng tập trung vào chỗ nào nữa, nó không căng, cởi mở ra. Và đồng thời đó thì con nghe chú này người ta cũng nói nó linh hiển cho nên cái lòng tin con cũng đặt trọn ở trong đó - tức là cái tín lực. Từ cái tín lực, từ cái giải của tâm của con là không cho nó tập trung trong cái tưởng của con nữa.

Cho nên nó giải qua những cái chú con đọc, đọc phải chú ý, chứ mới đầu con đọc mà không có chú ý kỹ con đọc không có được. Nó đọc từng chữ từng chữ chứ - nó ko hiểu nghĩa gì. Nhưng mà nó làm giải trừ được tâm tập trung của con lại. Do đó mà nó giải được bệnh của con chứ không có gì hết, -chứ không phải là thần chú nó linh mà là giải. Nhưng mà khi đó con không hiểu, con nói cái chú này linh thiệt chứ "tụng có một thời gian mà sao cái bệnh mình mất hết, chắc có lẽ thần chú nó trị bệnh mình đây chứ gì".

Hầu hết, ở đời người ta không hiểu, người ta cứ đọc thần chú mà người ta cảm thấy bệnh nó giảm - sự thật ra thì không phải do cái thần chú mà nó giảm. Mà do thần chú nó làm cái tâm mình nó loãng đi; nó không còn bị gom lại; nó không bị tập trung cho nên vì vậy nếu chúng ta đọc thần chú để mà tập trung tâm của mình để đừng có niệm vọng tưởng thì cái người bình thường mắc đọc nó khó nó gom lại; nó gom lại trong cái thần chú.

Còn cái tâm con nó gom lại; nó bị tưởng rồi. Cho nên khi đọc nó toả ra. Bởi vì khi đọc nếu mà không chú ý từng chữ thì đọc không được, con có thuộc lòng đâu. Còn mấy người học thần chú mà người ta thuộc làu rồi đó. Người ta thuộc làu thì người ta đọc lia đọc lịa đó thì nó gom cái tâm người ta ở trong những cái câu đó. Cho nên vì vậy nó tập trung nó gom lại; nó mới có những cái thần lực của nó là thần lực tưởng.

(06:39) Còn con bây giờ đọc để mà tỏa cái gom tâm của con; cái tập trung cái căng thần kinh con thì nó tỏa ra. Bởi vì con chưa phải là cái người đọc làu làu; cho nên nếu con là người đọc làu làu, đọc Tâm Kinh Bát Nhã hoặc đọc thần chú mà chú Vãng Sanh - Chú Vãng Sanh mấy con đọc thấy nó: “Nam mô a di da ba…​”, trời đất ơi nghe như tiếng chà già, tiếng gì đâu, có phải không?

Do đó nếu mà thuộc làu thì nó gom tâm mấy con - mà chưa thuộc làu mà đọc mấy con thấy: “Nam mô a di đa bà già đa tha già đa dạ đa điệt dạ tha”, mấy con phải đọc từng chữ nó mới được chứ sao đọc nó rắc rối quá, giống tiếng tàu tiếng Ấn Độ tiếng gì đâu.

Thành ra nó bắt buộc mấy con tập đọc như vậy đó thì nó phân tâm mấy con ra; nó không gom lại. Còn mấy người người ta đọc làu làu rồi nó gom; nó gom tâm ở trên câu thần chú đó. Nó gom lại nó không còn cho chúng ta nghĩ ngợi một niệm gì khác hết, bởi vì đọc: “Nam mô ai di đà bà già, đa tha già đa đạ đa điệt dạ tha a di rô bà tì”, trời đất ơi nó không nghĩ được gì khác! Nó lia lịa lia lịa mà âm thanh nó kéo dài dài ra cho nên nó buộc mình gom tâm. Còn khi mà mình chưa đọc nhanh được đó thì mình đọc từng chữ từng chữ thì nó bị phân tâm. Nó phân tâm ra theo từng chữ. Nó là cách thức như vậy.

Do như vậy chứ không phải là thần lực gì của thần chú đó. Nếu mà có thần lực như vậy thì con phải gom tâm đạt đến mức độ ức chế ý thức; rồi từ đó nó mới có thần lực tưởng. À bây giờ con nhiếp đọc chú đó, họ nói mình sẽ có thần thông gì thì nó sẽ thực hiện thần thông đó.

Cũng như Ngài Từ Đạo Hạnh ngài đọc Chú Đại Bi mà ngài liệng cây gậy xuống dưới dòng nước, dòng suối đó. Ngài bảo "cây gậy phải đi lên, ngài đọc thần chú thì nó lội ngược nó lên". Ngài nói hôm nay cây gậy ngài mà đi ngược được thì ngài trả thù được rồi. Cho nên ngài xách cây gậy ngài đến ngài giết ông thầy kia cho chết.

(08:44) Thì các con thấy đó là thần chú Đại Bi thôi nhưng mà cái tưởng người ta nghĩ nó có một cái năng lực như vậy. Cho nên người ta quyết tâm người ta đọc cái chú mãi cho đến khi người ta ném cây gậy xuống dòng nước mà người ta đọc cái thần chú, người ta vỗ tay bảo đi ngược lên cái cây gậy nó lội ngược lên thì đó là nó có thần thông rồi. Hoặc là người ta ném cây gậy lên trên hư không người ta đọc thần chú người ta bảo cây gậy bay đi thì cây gậy không rớt xuống mà cây gậy nó bay đi mà cây gậy không rớt xuống. Cây gậy nó bay đi như một con chim thì biết rằng bây giờ mình có lực của tưởng mình tu tập "nó có cái lực của thần chú rồi" - nó sẽ điều hành được những gì mình sai bảo. Thì lúc bấy giờ các con mới thấy cái thần chú nó thường thôi, chú Đại Bi mà có cái nghĩa lí gì, thế mà cái tâm niệm đó nó sẽ biến chú Đại Bi nó có cái thần lực. Như vậy chứ không có gì khác hết.

Còn cái chú Thủ Lăng Nghiêm nó có 5 cái biến lận, mà thường thường khi mà Thầy hồi nhỏ vào trong chùa thì hầu như quý thầy, quý sư nói: “Ở ngoài đời thì sợ đi lính mà ở trong chúng thì sợ Chú Lăng Nghiêm”, bởi vì nó khó thuộc quá! Cho nên khi vào học, học bốn cuốn luật thì dễ dàng lắm, bốn cuốn luật Tỳ Ni Nhật Dụng đồ đó thì học thuộc làu dễ lắm. Mà qua Chú Lăng Nghiêm học rất lâu mới thuộc, thuộc làu làu. Bởi vì chú nó không có nghĩa gì hết. Mình phải đọc coi như là phải đọc nó quen miệng mình, tới chừng nó thấm nhuần; nó quen rồi đọc mới được.

Chớ còn nếu mà không thuộc làu mấy con vô cái buổi khuya công phu với chúng, mấy con đọc không có được. Người ta đọc nghe rốp rốp rốp rốp mình không thuộc mình đọc không có được. Cho nên ở chùa mấy chú mới vô tu đọc chưa có thuộc thì vô đó nghe người ta đọc chứ còn mình đọc không có được. Cho nên một thời gian sau năm sáu tháng học thì mới có đến công phu được, mới có đi tụng cái chú Thủ Lăng Nghiêm được. Khuya nào người ta cũng tụng chú Thủ Lăng Nghiêm hết; cho nên vào chùa là phải học chú Lăng Nghiêm hết. Chú điệu nào cũng phải học hết chứ không có chú nào mà tha.

(10:49) Hiện giờ, "chúng ta không có điều đó nữa là tại vì nó không phải là của đạo Phật mà là của Mật Tông, của Bà La Môn giáo". Cho nên nó có những cái chú đó, chứ còn đạo Phật không dạy chúng ta tu tập cái đó. Cho nên bây giờ chúng ta nhẹ nhàng - hơn nữa Tu viện của mình lại không có tụng niệm nữa, chứ không khéo Tu viện người ta dù có bớt đi nữa người ta cũng còn tụng Tâm Kinh Bát Nhã. Như Thiền tông người ta vẫn còn tụng Tâm Kinh Bát Nhã; tối nào người ta cũng tụng một biến hoặc ba biến Tâm Kinh Bát Nhã.

Còn ở đây mình lo tu mình lo xả cái tâm của mình cho nên mình không làm những điều đó. Do như vậy mình đi khác con đường của họ rồi.

Cho nên khi Thầy về đây Thầy không cho tụng niệm. Xóm này nói Chùa này lười biếng ghê; nó không tụng niệm. Khuya người ta giọng chuông người ta tụng niệm - bà con thức dậy đi cày. Còn cái Chùa gì lười biếng quá trời! Mình không biết giờ giấc đâu mà đi cày hết.

Thì các con thấy không? Tại hồi nào giờ nó quen, đến cái Chùa của mình giờ không tụng niệm, cúng bái nữa. Họ lắng nghe Chùa Am này không tụng niệm, cái ông Thầy về ông làm biếng ghê gớm lắm, ông ngủ thẳng cẳng à! Nhưng mà đâu có ngờ một hai giờ, mình thức dậy mình ngồi thiền rồi. Nó sai khác, còn kia nó năm giờ, bốn giờ rưỡi, năm giờ nó thức dậy nó tụng ó é hơi nó ngủ lại. Còn mình đâu có làm cái chuyện đó, mình khác.

Cho nên từ cái chỗ hành khác. Họ mới đầu, họ chê, họ báng Thầy dữ lắm. Nhưng mà sau cuối cùng họ biết là trời đất ơi nửa đêm ông thức dậy ông ngồi ông tu rồi, thành ra họ nói ông này còn siêng năng hơn mấy chùa kia nữa, lần lượt họ khen. Từ cái chê tới cái khen nó cũng dễ dàng quá, nó không có khó khăn gì. Nhưng mà hôm nay mình tu vững vàng là không còn ai chê mình nữa hết.

Cái hồi Thầy mới về đây, Thầy không tụng niệm cái kiểu đó đâu, Thầy dẹp bỏ. Rồi tới ngày rằm ngày tết, ngày vía đồ này kia họ đến họ cúng sao giải hạn, cầu siêu, cầu an. Họ đến chùa đông lắm. Bây giờ, họ không đến chùa mình. Bây giờ, còn đến chút ít thôi chứ hồi đó đến đông lắm. Như rằm tháng giêng này họ đến họ cúng sao giải hạn đủ loại hết, bởi vì họ mắc sao hạn đủ thứ cho nên họ cúng dữ lắm. Nhưng mà Thầy không làm điều đó, Thầy nói Thầy không biết làm, Thầy không biết, Thầy không hiểu, riết rồi họ rút lui mất hết.

(13:14) Thường thường ở trong quê họ hay có tình trạng mê tín lắm. Nếu mà trong chùa chúng ta mạnh mẽ thì chúng ta dẹp được còn yếu yếu thì dẹp không được. Hơn nữa chúng ta thích ăn trứng gà, tôm khô, bộ tam sên cúng sao đó. Do đó mà chúng ta thích ăn thì kể như cái chùa đó cả một cần xé hột vịt. Mấy con biết, họ mua đó họ đến họ cúng cứ người một hột vịt với mớ tôm khô với bộ đồ thế, Thầy nói đốt một đống vậy đó biết bao nhiêu tiền, làm tốn hao lắm. Nhưng mà ở đây Thầy dẹp, Thầy biết cái đó là cái tốn hao của họ là cái sai. Vả lại mình tu hành ăn tôm khô sao mà đem tôm khô đến đây mà cúng; ăn trứng vịt nữa, sao mà đem trứng vịt đến đây mà cúng. Cho nên vì vậy mà Thầy dẹp cái điều đó đi. Còn không ấy người ta cúng mình đem đổ sao? Cho nên vì vậy mà Thầy dẹp ba cái mê tín đó, Thầy không chấp nhận. Cho nên chùa mình lần lượt nó thanh tịnh; nó không còn cái sai đó.

Thứ nhất là những ngày rằm tháng giêng này là cúng sao giải hạn nhiều. Tức là ngày mùng tám tháng giêng đó mấy con. Bữa nay là ngày mùng mấy rồi không biết? Người ta nói "mùng tám vía trời, mùng mười vía đất" gì đó - cho nên họ tập trung vào ngày mùng tám là ngày cúng sao. Ở đây mình khỏe tối ngủ thẳng cẳng, khỏi cúng sao giải hạn. Cuối cùng thì mình chỉ lo tu mà thôi.

(14:33) Trưởng lão: Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì thêm không mấy con? Rồi con hỏi Thầy con.

Tu sinh: dạ kính bạch Thầy! Gần đây con có quen một thầy nhưng mà con (14:43) nhưng mà qua thời gian con gặp được Pháp của Thầy thì con cũng từ bỏ ông luôn. Con không đến mà ông thì đến nhà con, ông dọa con, ông chửi con đủ kiểu, ông bảo là cô không đưa lễ đến đảnh lễ Phật và nói với tôi một lời thì tôi sẽ làm thân xác cô sẽ tan tành thì lúc đó con cũng không sợ con nghĩ là con gặp được Pháp của Thầy rồi con không sợ, con cũng im mãi để ông chửi con một buổi luôn nhưng mà con không nói gì hết - xong rồi con nghĩ là con không biết nói sao cả. Thôi bây giờ con nói với Thầy như thế này, con nghĩ Pháp là Thầy của con, Pháp Phật và tất cả lời của Phật của Thầy đó là Thầy của con.

Con không nghĩ tới cái chi khác, lúc đấy ông bảo Pháp đâu mà Pháp, bà muốn xuống địa ngục, bà cứ rứa mà chui xuống đi bà không làm thì bà sẽ chết, đời bà sẽ tiêu tan. Con cũng không sợ nhưng qua đợt đó được 6 tháng là ông cũng bắt được Pháp nào ông lại bảo như này, à bà này không có cách gì chửi bà bà không nói gì cả. Hôm nay mình được cái Pháp này trong khi đó được ba, bốn tháng thì ông lại vào, ông vào ông có cách đối xử với nhà con không được thân mật lắm. Từ đó nhà con cũng không lên trên ông nữa. Nghe trong sách kinh của Phật mà Thầy dạy như thế thì mình cứ làm như thế, nếu mà chết cũng được. Con trả lời khi đó con cũng bảo với ông là con có chết cũng được thưa thầy vì là con theo giới luật của Phật chứ không theo ai cả. Giờ, thầy chửi con thì thầy cứ chửi, từ đó ông cũng không dám lại. Cái đó là con xả tâm đúng không Thầy?

(16:51) Trưởng lão: Đúng đó con, nhưng mà trong vấn đề đó con gan dạ chứ con nhát gan là ông hù con xuống địa ngục con hoảng hồn đó. Con cũng gan đó.

Ở đây thật sự ra thì tiếng nói từ trái tim và lời sám hối. Ở đây có một điều kiện là qua những cái bài của Tuệ Hạnh và Nguyệt Cảo mà viết sự thật, viết một cái sự thật mấy con. Bài của mấy con có giá trị rất lớn, sau này có giá trị rất lớn nhưng mà vì hiện giờ có một số người đọc - họ tối mắt họ, họ hoảng sợ. Do đó họ không biết cách nào khác hơn là họ chỉ nói, cô Út thì cũng sợ. Bởi vì họ nói như thế này nè: những bài mấy con viết là một cái sự thật của những Bậc Tôn túc, những bậc mà đang lãnh đạo Phật giáo hiện giờ; coi như nằm trong giáo hội phần nhiều là mấy người đó, trừ ra Thầy Chân Quang là không nằm trong giáo hội làm lớn thôi. Nhưng mà Giáo Hội thì cũng không ưa gì Thầy Chân Quang lắm đâu. Nhưng mà mấy con nói về Thầy Chân Quang thì nó không sai chút nào hết, đem cái đĩa hình của Thầy Chân Quang mà soi lại, thì mấy lời mấy con nói là phá giới không còn chỗ nào toàn bộ hết. Mà chính người đọc bài của con qua bài Thầy Chân Quang họ nói "trong nhà của họ là bốn, năm người theo Thầy Chân Quang hết" mà đọc bài này chắc họ tá hoả tam tinh, thì họ cũng nói với Thầy như vậy.

Nhưng mà họ nói hiện bây giờ những bài này mà viết ra mà đụng mấy ông Thầy đó; như các vị hoà thượng mà đang lãnh đạo đó. Ví dụ như Thầy Trí Quảng chẳng hạn hoặc là Thầy Từ Thông chẳng hạn - đều là những người "tay gộc" không à mà con dám đụng chạm đến mấy ông đó, thì cái người cư sĩ này họ đọc thì họ cũng là người trí thức - họ đọc thì họ nói là những bài này thì coi như Thầy trực tiếp Thầy đánh họ đó. Bây giờ họ đâu có nói mấy người đệ tử của Thầy đâu mà họ nói Thầy, Thầy cho đệ tử Thầy đập họ đây, thì bắt đầu Thầy cứ lượng cái sức của Thầy. Bây giờ lực lượng của Thầy là bao nhiêu nè, Thầy nhìn Đại thừa coi nó bao nhiêu - nói súm nhau là nó khạc nước miếng không ở đây Thầy cũng ngợp chết nữa chứ đừng nói gì nữa.

(19:20) Do đó, cho nên theo họ nghĩ bài này khoan đã, chừng nào lực lượng Thầy tương đương với Đại thừa kìa. Còn lực lượng Thầy thấy như hạt cát giữa bãi sa mạc thì thôi đừng nói. Do đó ý của họ góp vậy đó, thì cô Út cô nghe cô sợ lắm. Cô muốn ở đây mình được bình an hơn là có chuyện gì. Vì vậy mà Cô lo cô nói mấy con vậy thôi nhưng mà sự thật ra có những cây bút mà viết như vậy đó thì nó mới thật sự nó mới có sửa đổi cái Phật giáo, chứ còn nếu không có khó sửa lắm chứ con.

Không phải thầy nói Thầy khích lệ cho mấy con viết mạnh nữa; lo mà tu chứ đừng có viết gì hết. Nhưng mà sự thật ra có những ngòi bút mà viết nó luận logic lắm; nó lấy ba kinh sách của Thầy thôi mà nó đem ra nó luận nó "đập" người ta choáng váng mặt mày hết; nó không còn chỗ nào hết. Nó lấy cuốn Đường Về Xứ Phật của Thầy thì nói Đại thừa; nó lấy đó chỉ điểm mấy cái ông này hết trơn hết trọi, nói còn cái chỗ nào mà mấy ông cụt cựa, chỉ còn nước ngậm miệng thôi.

Nhưng người ta ngậm miệng đâu phải người ta đâu chịu nhúc nhích, thì mai mốt thì có bọn "đầu ngựa" nó tới đây chứ sao. Cho nên vì vậy nó không có gì đâu mà sợ. Đối với Thầy, Thầy chẳng sợ gì hết đâu, vì toàn bộ Thầy nhìn đó là nhân quả mà mấy con. Nhưng mình biết, mình là người biết mình biết người - cho nên lúc này được mình phổ biến hay là không phổ biến thôi; chứ đâu phải mình biết mình mà, mình biết người mình mới trăm trận trăm thắng chứ.

(20:54) Cho nên nếu không biết thì làm sao được! Bây giờ cái đầu tiên hiện giờ thì sách vở của Thầy mình sẽ được xin phép, đó là cái đầu tiên để bảo đảm. Đó, mấy con thấy chưa? Bây giờ mấy cái bộ sách của Thầy lần lượt mà nó có được giấy phép hết rồi, sau đó cái bộ Đường Về Xứ Phật, cái bộ mà Thầy nhuận lại mới đó. Thì do đó khi mà những lời Phật dạy và cái bộ sách Đạo Đức Làm Người được giấy phép xong thì tiếp tục là Những Lời Phật Dạy được xin phép. Sau khi mười tập Đường Về Xứ Phật được xin phép xong thì lúc bấy giờ chúng ta nói gì cũng được hết. Tại sao? Tại vì chúng ta có Nhà nước ủng hộ, phải không?

Chứ bây giờ mình không có ai hết thì phải làm sao? Làm sao được? Bởi vì ít ra Nhà nước cũng thấy được cái đúng cái sai. Còn bây giờ chưa được mà Nhà nước quan sát xem xét được cái tài liệu của mình nhất là trong cái giai đoạn này Nhà nước muốn có được cái sự đoàn kết chứ không muốn chia rẽ nhưng mà mình có chia rẽ gì đâu. Nhưng mà sự thật ra đó thì nói cái sai cái đúng thôi nhưng mà lúc này mình chưa nên nói, mà đồng thời Thầy thấy mình cũng chưa nên nói cái điều đó đâu, lúc này chưa đâu con.

Nhưng mà những cái bài của mấy con đi vào lịch sử có giá trị; chứ chưa phải bỏ đâu, không có bỏ đâu, nhưng mà bây giờ chưa phải lúc, để chúng ta tu học, cái lớp chúng ta đào tạo cho được bậc A La Hán, cái điều đó điều quan trọng mấy con.

(22:24) Mấy con ráng tu, mấy con ráng tu, mấy con đủ cái khả năng, đủ sức của mấy con rồi khi mà nó sai "đầu gấu" mấy con bay khỏi trời thì nó đập ở dưới đất chứ đâu có đập ở trên trời được, có phải không? Mấy thằng đầu gấu nó vô mình, ngồi trên trời hết; nó đập bụi đập đất chứ được gì. Thì mình chứng quả A La Hán mình mới ngồi trên trời chứ mình chưa chứng quả A La Hán mình ngồi được trên trời không mấy con? Bộ dễ hả? Còn mấy con ngồi dưới đất mấy thằng đầu gấu nó đập hết chứ ở đó, có phải không? Mà người ta có tiền nhiều bọn đầu gấu nó đến chứ có gì đâu, dễ dàng lắm đó. Cho nên vì vậy bây giờ chưa phải lúc mà chúng ta nói vấn đề này mà bây giờ là lúc chúng ta tu, chúng ta tu cho đạt được. Bởi vì cái lớp của Thầy đào tạo cho mấy con mà, đào tạo phải đạt được chứ đâu phải đào tạo để mà nói đào tạo rồi cuối cùng chẳng ai làm được gì đâu, cái chuyện đó là cái chuyện vừa mất công, vừa mất sức, mất sức của mấy con, còn này đào tạo là phải đạt được chứ.

Cái vấn đề tu tập của đạo Phật nó đâu phải mơ hồ nữa đâu, nó là cái thực tế mà. Do khi mà chúng ta tu được rồi chúng ta không nói ai hết mà người ta thấy mình tu được người ta sẽ tự đến với mình. Quý thầy người ta đi tu người ta cũng muốn tìm sự giải thoát chứ đâu phải đi tu người ta muốn tìm ăn tìm uống tìm chùa to Phật lớn bao giờ? Người ta đi tìm cái sự giải thoát nhưng mà vì không có giải thoát nên người ta đi qua cái hướng độ để mà người ta sống cho nó đỡ hơn, đỡ khổ hơn. Chứ bây giờ đã cái công đi tu rồi mà còn ra cày ruộng nữa thì quá khổ vậy sao? Ít ra chúng ta cũng phải có tụng niệm cúng bái cầu siêu, cầu an để mà sống cho nó đỡ hơn, sướng hơn chút, thì không lẽ cũng tìm cách sống cho nó khỏe hơn chút chứ sao! Các con cứ nghĩ đi, không lẽ đi tu rồi còn vác cuốc, vác cày ra ruộng mà cuốc cấy, tìm hạt lúa như vậy là quá khổ rồi. Cho nên vì vậy hiện không có con đường giải thoát thì buộc lòng người ta cũng phải tìm cái giải thoát của dục lạc chút, mấy con cứ chửi mắng người ta quá cũng tội.

Cho nên bây giờ người ta chưa có con đường thì mình tìm con đường mình vạch ra cho rõ ràng và con đường của mình có nhiều người thực hiện được thì buộc lòng người ta cũng phải dẹp cái sai của người ta chứ, đâu phải người ta thích ở trong cái vị trí đó đâu.

Thật sự ra thầy nói bây giờ mình tu được đi thì tất cả các chùa Đại thừa lần lượt họ cũng không thích cái điều đó đâu, nhưng mà vì họ không có cách khác giải quyết hơn; cho nên họ phải nằm ở trong đó mà họ chịu đựng. Chúng ta cảm thông như vậy, vì vậy mà chúng ta nỗ lực tu đi. Mấy con tu được thì mấy con khỏi nói, Thầy Từ Thông ông cũng cuốn gói lại đây ông tu nữa chứ khỏi nói, Thầy Trí Quảng ông cũng xin đến đây, ông từ bỏ Niệm Phật, ông vô đây ông tu chứ không nói gì ai đâu. Mấy con cứ tu đi, ổng cũng muốn giải thoát chứ ông muốn nằm bệnh viện sao? Các con cứ nghĩ đi! Ổng có muốn bán thân ông nằm trên giường để đệ tử khiêng lên khiêng xuống sao? Ai đời ai muốn điều đó.

(25:16) Nhưng mà cái trước mặt của mấy ông mấy ông cũng biết rằng không khéo thì mình cũng sẽ bán thân nằm như các vị Hoà Thượng khác chứ không chạy đâu khỏi, nhưng mà bây giờ làm sao giờ. Thà là được một phút mà hưởng dục lạc này còn hơn là mình chờ tới đó mình nằm. Cho nên bây giờ nó không có cái đường chứ nếu mà có đường cụ thể rõ ràng ở đây chừng năm, mườ người chứng quả A La Hán, làm chủ được sự sống chết cụ thể rõ ràng là quý thầy đó họ xách gói đến với mình đó. Mình ở đây mình cất nhà không kịp chứ ở đó!

Đại Thừa mà nó tập trung đến đây thì mấy con biết rồi nó đông lắm chứ ko ít đâu. Còn bây giờ thì họ bán tin bán nghi họ chưa biết có được hay không? Mình bỏ công mà trời đất ơi ngày một bữa, sống độc cư buồn khổ gần chết mà không biết có được gì không? Người ta cũng ngán cho nên người ta chờ; người ta nhìn mình dữ lắm chứ không phải không đâu. Mà Thầy nghĩ cái lớp mà Thầy đào tạo mấy con sẽ làm được, tu được, rồi mấy con làm chủ được sự sống chết đó. Cho nên khi mấy con làm chủ được thì rõ ràng là một người thì chưa đủ nói họ tin đâu! Mà hai người, ba người, mười người, một trăm người thì mấy con biết trong cả nước của chúng ta họ tập trung về hết chứ điên gì ở đó họ ăn ngủ phi thời có lợi ích gì cho họ đâu, chỉ phì da béo thịt ra đó rồi mang thêm bệnh tật khổ đau; họ có ham thích gì, nhưng mà bây giờ không có cái đường đi cho nên họ chịu đứng lại đó mà chịu chết đó thôi. Chúng ta là những người đang cứu họ mà bây giờ nói họ như thế này chắc họ chết sớm. Họ mà chết sớm chắc mình cũng trầy da tróc vảy chứ đâu phải là không, mấy con nhớ kỹ điều đó cho nên khoan đã.

Những cái bài của mấy con sau sẽ đi vào lịch sử. Nó nói đúng trong thời điểm đó nó ghi lại những cái lịch sử. Bởi vì những tài liệu này sau một ngàn năm sau mà người ta kiếm lại những lịch sử cách một ngàn năm sau ở cái quê hương này, người ta tìm những bài của con không có đâu, nói ra cái sự thật mà.

Cho nên những cái bài Pháp, những cái điều kiện trong xã hội mà trong cái thời đức Phật bấy giờ mà lật ra những điều kiện mà đời sống trong đức Phật hồi đó mà được vạch ra như Đề Bà Đạt Đa hại Phật như thế nào, làm sao, mưu mô trong đầu như thế nào? Tìm những cái điều đó làm sao tìm? Mà có ai mà hồi đó viết? Phải có Tuệ Hạnh, Nguyệt Cảo mà nó viết thì bây giờ đỡ chúng ta biết mấy.

(27:24) Đọc lại cái trang sử đó chúng ta thấy nó có giá trị ghê gớm lắm chứ đâu phải không? Phải không? Biết rõ được Đề Bà Đạt Đa mưu hại Phật bằng cách nào đó biết rõ, nó biết ghi lại, bây giờ chúng ta đọc trời đất ơi cảm ơn Nguyệt Cảo với Tuệ Hạnh biết bao nhiêu. Còn bây giờ hồi đó đâu có Nguyệt Cảo, Tuệ Hạnh đâu mà ghi, cho nên bây giờ chúng ta không có biết mấy con. Đó là bằng chứng như vậy mà. Còn bây giờ mấy con mắt thấy tai nghe mấy con ghi trong thời điểm của mấy con hiện tại vậy. Nhưng một ngàn năm sau nó trở thành một trang sử đó mấy con; nó không thường đâu! Nó nói cái sử của Phật giáo trong thời điểm đó. Rồi cái ông Hoà Thượng đó, ông Tổ đó hồi đó cách đây một ngàn năm các vị này thành Tổ hết rồi, cho nên nói ông Tổ đó hồi đó vậy vậy đó. Trời đất ơi họ đọc họ thấy đúng là không có sai, nó là cái trang sử thật mà, khó lắm chứ không phải không đâu.

Trưởng lão: con?

Phật tử: (28: 03) đi một vòng chỗ nào cũng vậy, bao che, bao che, mấy đứa nhỏ nó không có biết (29:25) cái đó là cái cửa chung, không viết thư (29:32).

(29:35) Trưởng lão: Chắc không được đâu.

Tu sinh: ngày nào mình cũng hành như vậy, đi qua người ta cũng biết rồi, họ cũng biết chứ không phải không biết

Trưởng lão: Tính ra ở trong chùa mà tổ chức đánh bạc thì chắc Nhà nước không bắt rồi.

Tu sinh: Dạ không, Nhà nước không bắt.

Trưởng lão: Chứ ở ngoài mà tổ chức ở nhà nào mà dân tập hợp là họ đến họ "lộm" hết đó, nhưng mà trong chùa nó khó.

Tu sinh: Mình là Phật tử mình không biết thì thấy gì đó chứ mấy người Phật tử họ biết rõ ràng như vậy rồi, người ta đánh bài vậy đó mà Phật tử cũng ráng chạy theo quý thầy che rồi cầm đồ đó, thấy thầy đi nắng nôi không có phương tiện vậy đó ráng dồn tiền vào mua cho thầy

(30:38) Trưởng lão: Thua bạc cũng là lo luôn

Tu sinh: Dạ dạ (nghe không rõ )

Trưởng lão: Bởi vậy quý thầy tu sướng quá mà. Đánh bạc có người lo tiền. Khổ quá! Thầy nói đúng là trong cái điều kiện đó, trong cái giai đoạn đó mà mấy con được ghi lại; nó được đi vào những cái trang sử thôi, chứ không phải ghi cho chúng đọc, ghi để mà nói họ bây giờ đưa ra nói bây giờ nhưng mà ghi thành một cái trang sử của mấy con. Để sau này nó còn lật lại cái trang sử Phật giáo của chúng ta nó tệ bạc như vậy đó mấy con. Trong chùa mà cái ổ bài bạc còn nói gì nữa con, trời đất ơi. Tụng ba tiếng hơi cái hết cái thời đó rồi ra trổ sòng bài ra còn không ấy làm cái tiệc bàn rượu nhậu laze với nhau, lai rai tới nửa đêm mới đi ngủ thì thôi, hết chỗ nói rồi, tu hành gì mà hưởng thụ dục lạc ghê gớm vậy.

3. CUỘC ĐỜI TU HÀNH CỦA THẦY

Cho nên vì vậy đó là điều mà mấy con ghi lại, chép lại những điều đó trong mắt thấy tai nghe, không hề nói gian nói xảo một cái điều gì. Nhưng mà ở đây không phải đưa ra cho mọi người mà để lại thành một cái trang sử của Phật giáo một cách tệ hại. Các con biết, nó biến từng…​ Thầy nói, trong cái đời của Thầy xuất gia Thầy vào trong chùa thì quý Thầy đều có vợ con hết, mà may mắn Thầy không nhiễm mà Thầy dọt, Thầy ra khỏi cái môi trường đó. Thầy ở trong cái ngôi chùa như vậy thì họ cũng dạy tụng niệm, cúng bái, cầu an, cầu siêu, làm tuần đám ma đủ loại hết, cũng làm y như người đời nhưng họ cũng có vợ có con cũng làm ăn sinh sống y như những người khác. Chỉ có họ hơn người đời chút là họ biết tụng niệm thôi, họ học kinh thôi chứ không có khác gì hết.

Do đó mà Thầy có duyên trong chiến tranh nó không để những người thanh niên ở trong quê này đâu, buộc lòng nó phải rời đi cho nên Thầy rời đi, rời đi riết tới các Phật học viện, tới mấy chùa ở thành phố, rồi ở đó có những người mà họ hiểu biết Phật pháp người ta có giữ được chút ít. Do nhờ cái sự học rồi từ đó Thầy nhờ đó nó thoát thân bay ra khỏi chứ không Thầy cũng trở thành ông Thầy có vợ có con như mấy ông Thầy kia chứ không khác gì đâu mấy con.

(32:49) Ở đâu nó ảnh hưởng vậy à! Nhưng mà may mắn chiến tranh nó buộc lòng Thầy phải rời khỏi quê hương, đi khỏi chỗ này đi rồi Thầy đi ra tới chỗ khác; rồi từ cái chỗ khác đó Thầy cũng được những bậc mà người ta cũng một phần giữ gìn một phần không có vợ con.

Ví dụ như Hoà Thượng Thiện Hoa, Thiện Hoà đó. Thì mấy người đó họ từ giã vợ con hoàn toàn họ tu họ giữ gìn cũng là tốt. Do đó mình đến mình gặp những người này, rồi những trường Phật học họ mở ra rồi mình được theo học. Do đó cái trình độ học về Phật pháp của mình càng lúc càng sâu hơn, càng hiểu hơn rồi cuối cùng thì minh đi tu nữa. Do đó cái duyên của mình, cái duyên của Thầy nó đẩy lần đi đến cái chỗ rốt ráo, nó không để cho Thầy bị dính mắc.

Trong cái thời mà Thầy nói chính quý thầy ở Ấn Quang như này nè, cái thời mà Thầy ở Ấn Quang, buổi chiều buổi tối gì đó là ở trước phòng mấy thầy, có cái nhà, có phòng phòng phòng tầng trên tầng dưới, mà hễ mình đi ngang qua mà thấy đôi dép của phụ nữ thì trong đó có ông thầy ngồi nói chuyện với phụ nữ trong đó, thì thật sự ra nó bê bôi tới mức độ vậy mà không làm sao được hết, mà những người đó đều là những người có trí thức hết, họ là những giáo sư đó.

Cho nên vì vậy mà Thầy, Thầy có một cái lạ lùng cuộc đời của Thầy, Thầy nói thật sự cho mấy con biết, Thầy có một cái lạ lùng là khi thấy một cái điều đó Thầy không chấp nhận bởi vì cái Giới Luật hồi mà Thầy học với các thầy ở đây, các thầy ở trong các chùa mà có vợ con nó dạy Thầy, Thầy học thuộc rồi Thầy suy ngẫm, còn họ sao họ có vợ con được Thầy cũng chẳng hiểu. Còn Thầy, Thầy suy ngẫm Giới Luật họ dạy vậy, rồi đi đến mấy chùa cứ sống Giới Luật; thậm chí Thầy muốn ăn mộ ngày một bữa chứ không muốn ăn ba bữa.

Rồi trong lúc đi dạy học. Nó gặp đủ thứ chuyện; nó rắc rối lắm mấy con. Nhưng mà Thầy vượt qua từng chỗ từng chỗ mà Thầy vượt lên, cuối cùng Thầy đi tu được là không phải dễ! Nó luôn luôn là những mắt xích trói buộc một người tu, nó rơi vào dục lạc của thế gian; nó cám dỗ ghê gớm lắm; nó đủ thứ.

Mà Thầy may mắn lắm. Cuộc đời Thầy may mắn lắm Thầy vượt được qua, Thầy vượt qua khỏi hết mọi cái. Đó là một cái sự thật trong cuộc đời tu hành quá khó chứ không phải dễ. Cho nên mình thấy quý thầy mà sa ngã trong tình hoặc là trong tiền, trong danh, trong lợi nó đều là bị cám dỗ hết. Khi cái trình độ học thức mình có rồi nó dễ cám dỗ đủ mọi mặt. Thầy nói như thế này để mấy con biết.

(35:20) Cái người Phật tử họ rất mến vị thầy bởi vì họ nghĩ cái người tu là tốt; họ ở ngoài đời còn nhiều người xấu, họ mến họ lo lắng cho quý thầy. Cuối cùng họ lo rồi họ thầu luôn ông thầy luôn. Thầy nói thật mấy con, Thầy hồi đó với thầy Quảng Chánh đồng quê hương ở đây mà khi đi thành phố thì Thầy Quảng Chánh làm hiệu trưởng ở trường Bồ Đề ở chợ lớn và cuối cùng cái cô đó, cô giàu có tiền bạc nhiều, cô thầu luôn thầy Quảng Chánh, cô làm luôn. Bắt đầu thầy Quảng Chánh phải trả y áo lại rồi hai người mới dẫn đi qua bên Pháp ở và cuối cùng để lại hai đứa con và đồng thời cuối cùng thầy thấy cuộc đời của thầy nó đen tối quá cho nên thầy gửi hai người con của thầy vào cho một người thân của thầy nuôi, rồi thầy xuất gia trở lại thầy đi theo thầy (36;10) tu.

Cho nên hiện giờ Thầy cũng đang ở chùa bên Pháp, Thầy cũng tu trở lại mấy con, rất tội mấy con. Hồi đó là hiệu trưởng trường Bồ Đề đó, Thầy dạy ở trường Bồ Đề, còn thầy là hiệu trưởng trường Bồ Đề. Cho nên Thầy thấy trong giới mà Tu sĩ đi dạy học là nguy hiểm vô cùng.

Thầy cũng bị cám dỗ nữa chứ không phải Thầy tránh khỏi đâu mấy con mà Thầy vượt qua khỏi, Thầy vượt qua khỏi, Thầy đi mà Thầy không báo cho Phật tử thành phố hồ Chí Miinh biết, Thầy đi ra Vũng Tàu Thầy theo Hoà Thượng Thanh Từ mấy con, Thầy không cho ai biết hết, Thầy ra đó ở tu ba tháng. Thầy đi luôn lên Hòn Sơn, trốn luôn không ai còn biết Thầy. Khi mà Thầy ra Vũng Tàu, Thầy tu với Hoà Thượng Thanh Từ vậy mà Phật tử ở thành phố họ mò ra họ biết. Họ đến họ thăm. Thầy biết đổ bể rồi; cái Thầy, khi ba tháng ở đó rồi Thầy ra đi, Thầy âm thầm Thầy đi ra Hòn Sơn, không còn ai ra Hòn Sơn biết Thầy được, chỉ có mình Thầy ra Hòn Sơn. Thầy trốn đó mấy con, Thầy trốn để mà đi tu.

Ghê lắm mấy con, họ đến đó họ cũng dường mình đủ thứ vật dụng, cách thức họ nuôi dưỡng mình, trời ơi riết rồi mình sa ngã mất đi. Cho nên Thầy về trên Hòn Sơn mà Thầy ăn rau Thầy sống đó mấy con biết không? Thầy có cái duyên lớn lắm chớ còn nhỏ nhỏ mà ham ăn một chút là ở thành phố hay ở Tu viện Chơn Không thì bây giờ Thầy cũng làm Trụ Trì của một cái Tu viện của Hoà Thượng Thanh Từ cất rồi. Lúc bấy giờ hưởng thụ dục lạc chứ chắc chắn không có giải thoát được đâu!

(37:35) Cho nên cả một cái vấn đề đời tu mấy con. Cho nên giờ đây mấy con về đây mấy con tu là được sự bảo bọc của Thầy trọn vẹn lắm mấy con; nó yên ổn lắm. Nhưng mà Thầy mong rằng mấy con tu cho được, được như Thầy, làm chủ được sự sống chết có đủ Tam Minh như Thầy - để rồi mấy con còn sống một đời sống còn để gương hạnh tốt để chấn chỉnh lại Phật giáo thay Thầy làm những việc đó. Một mình Thầy tiếng nói không đủ đâu mà chính nhờ mấy con thêm nữa thì mới đủ. Nhưng mà mấy con không ráng tu thì Thầy chắc chắn cũng chịu.

Tu sinh: Bạch Thầy (38:12 - 38:22)

Trưởng lão: Bởi vậy cho nên Thầy mới phân nhầm lớp đó mấy con; để cho cái bóng đèn của con có trăm mười thì ở trăm mười chứ hai trăm hai mươi không được.

4. TỨ NIỆM XỨ, TÂM XẢ

(38:33) Tu sinh: Cho con hỏi Tứ Niệm Xứ ạ.

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ là con không chuyên về Tâm Xả nhưng mà Tứ Niệm Xứ là Tâm Xả. Bởi vì bây giờ cái kia nó ở trên cái Tâm Xả nó thực hiện thì nó cũng ở trên Tứ Niệm Xứ mà nó không phải đứng ở trên Tứ Niệm Xứ mà quan sát. Còn con tu Tứ Niệm Xứ là con đứng ở trên Tứ Niệm Xứ mà con quan sát có chướng ngại thì con mới xả - còn cái kia đụng gì nó cũng xả hết. Nghĩa là nó xả là nó dùng cái Tâm Xả nó đi vô. Nó cũng như là Tứ Niệm Xứ nhưng không phải Tứ Niệm Xứ bởi vì nó không nhìn Tứ Niệm Xứ mà nó nhìn cái Tâm Xả của nó thôi. Mỗi mỗi cái gì nó cũng xả. Còn cái Tứ Niệm Xứ thì có mới xả còn không có thì thanh thản. Nó khác chỗ đó.

Còn lúc nào tu cái Tâm Xả thì lúc nào nó cũng xả, nó đi nó cũng xả mà nó ngồi nó cũng xả. Tất cả đều là giữ cái Tâm Xả của nó duy nhất mà, nó xả luôn luôn; nó không để. Có chướng ngại cũng xả mà không chướng ngại cũng xả, hỷ lạc cũng xả, bất thọ lạc, bất thọ khổ cũng xả. Bởi vậy con nghe xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. nó xả rốt ráo. Cho nên nó xả hết.

Còn con thì bây giờ ở trên Tứ Niệm Xứ xả để tâm thanh thản, an lạc, vô sự rồi bắt đầu mới nhập Tứ Thiền, phải không? Phải Tứ Thiền mới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Bây giờ Tứ Niệm Xứ rồi mới tới Tứ Định. Còn Tâm Xả nó xả từ đây đi tới luôn cả Tứ Thiền nó xả luôn, nó không ở đứng chỗ nào hết, nó đi luôn một lượt xả. Con hiểu chưa?

(40:05) Cho nên khi nói xả thì con nghe nói Sơ Thiền nó nói ly chứ không nói xả. Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, mà nó tới Nhị Thiền nó diệt, diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền chứ nó đâu có nói xả con, phải không? Mà Tam Thiền thì nó ly nữa, nó ly hỷ, nó trú xả, nó trú vô cái xả chứ nó chưa có xả. mà nó tới Tứ Thiền nó mới xả. Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tới Tứ Thiền nó mới xả sạch ra.

Mà từ bắt đầu chúng ta xả tới cái tâm phàm phu chúng ta xả tất cả ác pháp, xả tất cả các hỷ lạc, dục lạc của thế gian, xả hết. Xả hết cho tới khi nó xả đến cái Tứ Thiền, xả luôn hơi thở đó, cho nên nó đi một lèo nó xả.

Còn con đi Tứ Niệm Xứ thì con mới ở chỗ Chánh Niệm, con xả ở trên Tứ Niệm Xứ thôi. Cho nên nó chưa. Sau khi Tứ Niệm Xứ rồi nó mới có Tứ Thần Túc con mới vô con mới xả được. Tứ Thần Túc tức là Định Như Ý Túc, con mới vô cái tác ý đó mà con vô con xả lạc xả khổ xả niệm thanh tịnh thì nó mới vô tới Tứ Thiền. Còn anh này anh đi lạ, anh vô anh xả không, anh xả tới khi mà xả luôn cái hơi thở của anh luôn, anh đi luôn. Bởi vì cái lực của anh đó nó đi từ cái xả nó tạo thành cái lực, Bảy Năng Lực của Giác Chi; nó xả luôn.

Tu sinh: con xin hỏi xả (41:14)

(41:16) Trưởng lão: coi như là trong cái xả đó họ sử dụng Định Vô Lậu, cái tri kiến của nó nó xả nữa con; rồi nó sử dụng các Pháp Tác Ý, nhất là Pháp Tác ý của nó. Mà cái Định Vô Lậu với pháp Tác Ý nó kèm theo để nó xả. Bởi vì cái tri kiến hiểu biết tức là Định Vô Lậu, phải không? Cho nên vì vậy sử dụng cái Tâm Xả giai đoạn đầu nó dùng tri kiến nó xả hết; nó thấy nhân quả là nó xả; nó thấy các Pháp vô thường nó xả; nó dùng mấy cái này nó xả hết; nó xả cho đi tới rốt ráo của nó thì xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, nó đều xả. Vì vậy nói tới Tâm Xả mấy con viết, coi thử mấy con. Nếu mà mấy con nói đúng thì nó đúng mà nói trật thì nó trật.

Trưởng lão: Uh, con.

Tu sinh: Thưa Thầy con có ý kiến, con muốn thưa hỏi Thầy chưa rõ chỗ này: Về Tâm Xả trong cuốn Tứ Vô Lượng Tâm thì Tâm Xả đấy nó là một cái Pháp để cho mình tu. Cái Tứ Niệm Xứ là trợ duyên, nó trợ duyên cái pháp tỉnh giác hoặc là Định Vô Lậu chứ nó không phải là một cái Pháp để cho mình xả, không biết có đúng không ạ?

Trưởng lão: cái Tứ Niệm Xứ nó như thế này; "Tứ Niệm Xứ là cái mặt trận, mình dàn cái mặt trận ở trên Tứ Niệm Xứ". Bây giờ Tứ Niệm Xứ nè, bắt đầu bây giờ, Thân, Thọ, Tâm của Thầy, Pháp nè…​ là cái mặt trận của nó rồi. Nó không chướng ngại thì mặt trận nó đang bình yên mà nó đấu tranh thì nó đấu tranh ở trên đó, đấu tranh trên Tứ Niệm Xứ.

(42:55) Còn cái Tâm Xả là phương pháp, phương pháp Độc Nhất. Mà chúng ta nói ở trên Tứ Niệm Xứ thì cũng không được mà nói không ở trên Tứ Niệm Xứ cũng không được bởi vì nó xả tất cả mà; đụng đâu nó xả đó, đụng cái gì nó cũng xả hết à, cho nên cái đó là cái phương pháp Độc Nhất. Còn Tứ Niệm Xứ bây giờ nó là một cái mặt trận, bây giờ chúng ta dàn cái mặt trận ra rồi mà địch nó không động địa trên cái mặt trận, bây giờ nó chưa có vô đánh, bây giờ mình hẹn nó ngày mai mày đến đây tao với mày bắn bữa, thì bắt đầu nó lên cái mặt trận này rồi đó thì bây giờ mình mới dàn quân mình đánh nó. Phải không? Bây giờ nó vô cái bắt đầu hào hào hào chỗ nào trước thì bắt đầu nó khởi niệm thì bắt đầu mình đánh ngay liền Định Vô Lậu vô nó. Còn bây giờ nó đánh vô cảm thọ, nó đau nhức chỗ thân mình thì nó đánh vô góc độ trên mặt trận thân rồi, thì mình mới dùng nhiếp tâm và an trú tâm mình đánh bạt cái bệnh khổ đó ra thì đó là mình tu Tứ Niệm Xứ đó con.

Xả, cái đó cũng là xả mà xả Tứ Niệm Xứ; tại vì nó động trên Tứ Niệm Xứ thì mình xả mà không động thì mình thôi không có xả, còn cái kia nó xả con.

Bình thường cái tri kiến của nó, cái hướng của nó là nó muốn xả, nó là cái pháp xả, cho nên đụng cái gì nó xả mà không có thì nó xả tới đi tới không à, nó đi tới xả. Cái tiến trình đường đi của xả như vậy. Bây giờ mấy con làm tới đó là mấy con thấy cái đường đi, Thầy sẽ nói cái đường đi cho mấy con thấy, rồi con hỏi con. ai hỏi không?

Tu sinh: Theo con hiểu thì mình vẫn sống bình thường, thì mình sống phải là trước sau không có (44:42)

(44:44) Trưởng lão: cái đó còn nằm trong cái. Nói chung là cái đó không phải là xả Tứ Vô Lượng Tâm mà xả của con là cái Tâm Xả giai đoạn đầu.

Tu sinh: Con cũng nghĩ nó là giai đoạn đầu nhưng giai đoạn đầu xả Tứ Vô Lượng Tâm

Trưởng lão: không con! cái Tứ Vô Lượng Tâm nó đi tới Tứ Thần Túc rồi nó mới xả cái kia, nó có nhờ Tứ Thần Túc tức là cái đạo lực nó mới xả tới xả lạc xả khổ xả niệm thanh tịnh. Còn nó chưa có Tứ Thần Túc, còn cái xả này là nó tự xả rồi nó đi đến đó đủ Thần Túc. Nó không nghĩ nó có Thần Túc đó đâu nhưng mà tại nó xả rồi nó có đủ lực nó đi tới, thành ra tự con đường nó đi rồi nó có Tứ Thần Túc nó không phân biệt Tứ Thần Túc ở trong đó, tại nó xả nó thanh tịnh rồi nó đi tới à, rồi cái lực nó tự nó có nó đi tới thôi - cho nên nó không có đi qua vào Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền gì hết. Nhưng nó đi thẳng tới, nó muốn gì là nó xả cái đấy làm như cái xe ủi đất, đi tới đâu nó ủi sập tới đó hết. Cái xe ủi đất, cái xe xả, cái xe mà bang, nó bang sạch hết. Còn cái xả này, bắt đầu đây là cái xả của con trên Tứ Niệm Xứ thì phải có bốn chỗ mình tác động vô mình xả còn không tác động thì thôi, mình ngồi bất động. Phải không?

Còn cái con nghĩ, con giữ gìn, con tác ý giữ gìn đó là cái phương pháp xả đầu tiên. Có thì con tư duy mà không có thì con tác ý, tâm phải xả tất cả các ác pháp, các thiện pháp, các cảm thọ gì cũng phải xả con, con nhắc nó vậy. Nhưng mà đụng tới cái nó xả nó không phải ở trên Tứ Niệm Xứ mà tại vì đụng tới cái nó xả nó xả.

Tu sinh: Vậy bây giờ con không biết làm sao con xả Tứ Vô Lượng Tâm?

Trưởng lão: bởi vậy. Bây giờ con mới lý luận nè.

Bây giờ, có một người chửi mình mà mình tu Tâm Xả, người ta chửi mình mà mình tu Tâm Xả thì bây giờ muốn xả nó thì mình hiểu gì đây? Mình dùng Định Vô Lậu mình hiểu. Tại vì trong đầu của mình mình học Định Vô Lậu rồi, mình thấy đây llà nhân quả, mình thấy nó là nhân quả thì ngay đó nó đã xả, đó là xả cái giai đoạn đầu, con hiểu chưa? Mà thay vì mình tu Tâm Từ thì mình thấy đây là cái lòng từ của mình mình thương mình mình đừng làm cho mình giận, nó khác con, nó khởi một cái ý khác trong đó. Còn nó khởi ý xả là nó không nghĩ thương mà nó chỉ cần hiểu cái đó thì nó thấy cái đó mà không tác động được nó, nghĩa là "Tâm Xả là tâm không dính mắc, không chấp đắm, không dính mắc thôi".

Các con hiểu chữ dính mắc và chấp đắm không? Chấp đắm, dính và mắc vào một cái gì đó còn cái xả thì nó không dính mắc. Bây giờ người ta chửi nó nó không sân thì đó là nó xả.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy