LCK 072C - TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - PHÂN BIỆT TÂM TỪ BI HỶ XẢ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 27/01/2006
Thời lượng: [57:16]
(00:00) Trưởng lão: người khác nghe mình diễn tả như thế nào nói cho đúng nó thì để cho mình thực hiện được cái tâm hoan hỉ, cái tâm vui trước các ác pháp, trước cái sự làm khổ của người khác đối với mình mà mình vẫn vui vẻ, mình thấy mình không có buồn, tức là mình tu một cái pháp độc nhất đó để được cái tâm như giải thoát, cho nên nó thuộc về Tâm Hỷ.
Còn Tâm Xả cũng vậy, nó không phải xả mà như cái Định Vô Lậu, mà nó xả đây nó xả độc nhất của nó là tại cái tâm chúng ta thực hiện qua cái xả. Cho nên nó khéo léo, chứ không khéo chúng ta nói nó thành ra cái xả tầm thường. Cho nên lần lượt Thầy sẽ triển khai khi mấy con làm bài xong đó, rồi cái sai cái đúng rồi Thầy chỉnh lại lần lượt mấy con sẽ đúng hết. Lúc bấy giờ mới áp dụng vào cái sự tu tập của chúng ta trong cái Tứ Niệm Xứ để xả cái tâm của chúng ta cho đến rốt ráo.
Nhờ có tu tập được như vậy nó mới có giải thoát chứ không khéo nó không có giải thoát. Cho nên hôm nay mấy con biết cách làm thì thôi mà không biết cách làm thì hỏi Thầy. Hồi sáng Thầy mới đi dự tất niên ở Mặt trận mời Thầy, cho nên Thầy cố gắng dự, sự thật ra thì cũng không có ăn uống gì đâu, tại vì đến cho vui vậy thôi, để cho chúng ta trong cái Tu viện chúng ta được an ổn. Cho nên vì vậy mà hồi sáng thay vì cái lớp sáng mấy con hỏi Thầy, nhưng Thầy mắc đi thì mấy con tới buổi chiều.
Thì có những điều gì mấy con cần hỏi để mà viết cho đúng, tư duy suy nghĩ cho đúng, để mà viết cái bài này, không phải viết để viết mà viết để áp dụng cho cái sự tu tập của chúng ta sau này. Chúng ta thấy cái đặc tướng của mình nó hợp với cái Tâm Từ, hoặc là hợp với Tâm Bi, hoặc là hợp với Tâm Hỷ, Tâm Xả. Nó hợp tâm nào thì chúng ta sẽ ôm ngay cái pháp đó, chúng ta thấy thích nó thì chúng ta biết nó là có pháp hướng đó.
Còn nếu người nào mà không có cái thích của cái pháp đó, bốn cái pháp này mà không có cái thích mấy cái tâm này thì chúng ta nên tu ngay trên Tứ Niệm Xứ để chúng ta sử dụng các pháp chung chung để mà xả cái tâm của chúng ta thôi, đó là tu Tứ Niệm Xứ.
Còn nếu mà chúng ta thấy cái sở thích của mình, mình thấy thích mình thường hay cái Tâm Từ thì mình tu cái Tâm Từ, mà mình thích cái Tâm Bi thì mình tu cái Tâm Bi, mình thích cái Tâm Hỷ thì mình tu Tâm Hỷ.
Do đó mình ôm độc nhất cái pháp đó để mình thực hiện, hàng ngày mình rèn luyện, có cái phương pháp rèn luyện cái tâm đó, chứ không phải mình muốn có, nó có đâu, mà mình phải rèn luyện. Cho nên mình nói đúng, rồi cách thức rèn luyện Thầy sẽ nói để cho mình biết cách thức rèn luyện cái tâm đó.
Thì khi mà rèn luyện cái tâm đó, cũng như là chúng ta rèn luyện cái Tri Kiến Giải Thoát vậy, chúng ta hiểu biết nó, để rồi mọi ác pháp nó tác động vào thì cái tri kiến ấy nó đánh bạt ra, chuyển hoá cái ác pháp đó nó không còn tác động chúng ta được, nó làm chúng ta hoàn toàn bất động tâm, đó là cái giai đoạn đầu của sự tu tập.
(03:02) Cho nên ở đây tới bốn cái bài này nó rất quan trọng, cho nên vì vậy mà làm cẩn thận, kỹ lưỡng, để xem coi cái đặc tướng của mình nó hợp với cái tâm nào ở trong bốn cái tâm này, mình sẽ ôm nó mình đi vào, để cho mình tu tập cho đến khi rốt ráo.
Nếu mà cái đặc tướng nó đi vào cái Tâm Từ, mấy con tu nhanh lắm mấy con, các con phát triển cái Tâm Từ của mình xong rồi, thì không có một ác pháp nào tác động được tâm con thì tâm con bất động, tức là nhập Bất Động Tâm Định rồi. Nó dễ dàng, nó không có khó khăn thì cái thời gian nó thu ngắn.
Còn nếu mình phát triển cái Tâm Từ của mình nó không được, tức là nó không hợp đó, cho nên vì vậy mà mình không thể nào mà dùng Tâm Từ được thì mình quan sát đến cái Tâm Bi, thấy hợp với Tâm Bi.
Nhưng mà luôn luôn Tâm Bi là phải có đối tượng, chữ Bi thì nó phải đối tượng. Chữ thương yêu và chữ thương xót, mà thương xót nó để chỉ cho cái Tâm Bi, trước mặt mình nó có cái sự đau khổ gì nó mới có xót xa.
Còn nó không có cái sự đau khổ gì thì cái lòng thương yêu đó là cái lòng Từ, còn có cái sự xót xa nó là lòng bi.
Còn nếu mà lúc nào chúng ta trước các ác pháp, trước các cảm thọ đau xót, tất cả mọi cái mà cái tâm hoan hỉ, chúng ta có niềm vui trong lòng thì chúng ta thấy tất cả những điều kiện gì nó không qua được cái tâm vui, thì lúc bấy giờ mình phải thực hiện tập cái tâm đó, chứ không nó không có, nó có không bao nhiêu. Khi mình, ví dụ như giờ Thầy trúng số Thầy mừng, cái mừng đó là mừng thất tình lục dục, cái vui mừng đó của cái tâm tầm thường, tâm thế gian chứ không phải là cái tâm hoan hỉ của cái người tu.
Cho nên nó khác, nó không phải nằm trong cái hoan hỉ đúng. Cho nên vì vậy mà, mà cũng không phải mình biến từ cái tâm mà vui mừng của cái cuộc trúng số đó để thành cái hoan hỷ của cái sự tu tập, mà mình phải tập luyện cái tâm hoan hỷ trước ác pháp, trước cảm thọ đau đớn của mình, trước mọi cái nghịch cảnh, mà mình hoan hỷ trước cái tâm hoan hỷ đó.
Do đó mình tập, chứ không phải lấy cái tâm hoan hỷ, cái tâm vui mừng của cái thất tình lục dục, được thì mừng, mấy cái tâm đó đưa nó lên hướng nó tới cái sự cao thượng, không phải! Bởi vì nó là thấp rồi, nó không thể cao lên được.
(05:30) Cái lòng vui mừng như vậy nó là vui mừng trong ích kỷ. Mình trúng số mình mừng. Gia đình mình đi xa bây giờ sum họp mình mừng, thì cái mừng đó là cái mừng của thất tình lục dục, nó không phải triển khai về cái mừng của cái tâm hoan hỷ của Tứ Vô Lượng Tâm này được, nó khác. Cho nên cái nỗi mừng này, đừng có nghĩ là cười ngắc lên đó là mừng. Cho nên có nhiều người họ nghĩ rằng mình phải luôn luôn tập mỉm cười, có người dạy chúng ta mỉm cười trước những cái hít vô chúng ta mỉm miệng cười, thở ra chúng ta mỉm cười.
Mình cứ mình tập luôn luôn, mình tập cho cái sự vui vẻ của mình, thì cái sự vui vẻ đó gượng ép, và cái sự vui vẻ đó nhằm vào cái thất tình lục dục, cái mừng vui đó nó chưa có phải thực.
Ở đây mình sẽ tập luyện để rèn luyện cái nỗi vui, cái nỗi vui đó là cái nỗi thanh thản, an lạc, vô sự.
Trong cái thanh thản an lạc vô sự đó nó có cái trạng thái hỷ lạc, nó hỷ là vui mừng đó, hỷ lạc đó tự nó có cái hỷ lạc đó, cho nên mình tập cái hỷ lạc đó, cái lạc đó, cái hỷ đó.
Cho nên ở đây, khi nào mà mấy con nhận ra được cái hỷ lạc đó thì mình mới tập được, còn chưa nhận ra được thì mình không tập được. Do đó giờ như thầy Chân Thành, thầy tu thầy thấy cái hỷ lạc ấy, đó là cái hỷ, thầy tập cái hỷ đó nó mới đối phó được các ác pháp. Chứ không phải lấy cái vui mừng của mình tầm thường mà mình luyện tập mà được, con hiểu chưa?
Rồi bây giờ mấy con chưa thấy cái trạng thái hỷ lạc đó thì mấy con khó mà tập, bởi vì mình chưa nhận ra làm sao mình tập được, mình phải biết nó được rồi mới tập. Mà muốn biết được nó thì người ta sẽ dạy cho mình cách thức tập như thế nào để có cái hỷ lạc đó, cái hỷ đó, rồi mình mới tập cái hoan hỷ đó, cái vui mừng đó trước các ác pháp mới được.
(07:15) Trưởng lão: Cách thức đó như vậy thì mấy con thấy đây là những cái pháp mà cuối cùng chúng ta học trong cái lớp Chánh Kiến, nó rất là quan trọng, cho nên cố gắng. Khi nào mấy con viết thì mấy con sẽ nhớ những cái tiêu chuẩn mà Thầy đã nói con mới viết, và đừng có lộn, đưa những cái mẩu chuyện ra coi chừng cái mẩu chuyện chúng ta đưa ra thì nó có cái Tâm Từ và nó có cái Tâm Bi ở trong này.
Nhưng mình nói cái Tâm Bi thì mình tách lìa cái Tâm Từ ra, ngầm ở trong đó thì nó có cái Tâm Từ nhưng mình phải tách lìa ra cái Tâm Bi, thì như vậy nó mới được.
Nhưng mình phải xác định cho nó rõ cái Tâm Từ là không có thấy cái sự đau khổ của chúng sanh, luôn luôn lúc nào cũng giữ gìn để cho chúng sinh đừng đau khổ. Còn đã thấy chúng sanh đau khổ, từ đó mà mình thương xót chúng sanh, đó là Tâm Bi.
Cũng như đức Phật thấy chúng sanh sống ở trong đau khổ, rồi nỗ lực tu hành để chứng đạo, đem lại cái phương pháp giúp chúng sanh tập luyện để thoát ra những sự đau khổ đó, đó là Tâm Bi. Không thể nói đó là Tâm Từ của đức Phật đâu, bởi vì đức Phật đi ra bốn cửa thành, thấy con người sống bốn cái khổ, nghĩ mình cũng có cái khổ đó, cho nên nỗ lực bỏ hết mà đi tu.
Để rồi đem cái giáo pháp để giải thoát được cái đó, đó là Tâm Bi của đức Phật, không phải Tâm Từ, bởi vì thấy biết người ta đang đau khổ, mọi người đang đau khổ, cho nên cái sự cố gắng để mà thực hiện cho được giải thoát.
Cũng như Thầy thấy biết hiện giờ con người ở trên thế gian này đang thiếu đạo đức, đang khổ đau vì không có đạo đức, vì thiếu đạo đức cho nên luôn luôn tự làm khổ mình khổ người.
Cho nên Thầy hết sức cực khổ, cách nào Thầy cũng muốn dựng lại cái nền đạo đức này, đó là Tâm Bi mấy con, vì thấy người ta đang đau khổ thiếu đạo đức đó, nó là Tâm Bi. Còn cái Tâm Từ là bảo dưỡng tất cả mọi sự việc, nó chưa có khổ đau, mà sợ tránh cho nó đừng có khổ đau nữa, đó là Tâm Từ.
Còn cái Tâm Bi là họ đang khổ đau, bây giờ tìm cách để giải quyết cho họ hết khổ đau, đó là Tâm Bi. Mấy con lắng nghe kỹ điều này mấy con sẽ làm không sai, chứ không khéo mấy con sót. Nó sai rồi tới chừng mình áp dụng nó trật, bên Từ nó xiên qua bên Bi, bên Bi nó xiên qua bên Từ.
(09:47) Trưởng lão: rồi bây giờ mấy con có hỏi Thầy gì thêm không? Có người nào muốn hỏi gì cứ hỏi, Thầy sẽ trả lời mấy con. Có hỏi gì không con?
Tu sinh: thưa cô cầm micro lên đi cô.
Trưởng lão: con lên ghế này đi con, muốn hỏi đó ngồi hỏi đi con, không có gì cả.
Phật tử: nghe nói hôm đó trên cái Phật tử bên ngoài, trên mạng người ta yêu cầu là..
Trưởng lão: “không nghe gì hết”,
Phật tử: dạ thưa Thầy, ví dụ như là..
Trưởng lão: “không nghe được”.
(11:22) Phật tử: dạ thưa Thầy, ví dụ như là, cái Tâm Từ là ví dụ như đống rác đó, con tính đốt, nhưng con nghĩ lại nếu như mà mình đốt thế thì là bao nhiêu kiến với chúng sanh rồi thì dế, rồi đủ thứ trong đó nó chết cho nên con không đốt, tức là Tâm Từ phải không thưa Thầy?
Trưởng lão: đúng đó, nó là Tâm Từ.
Phật tử: thưa Thầy, ví dụ như là, con đi ngang qua cái cây đó, con thấy dây nó phủ lên quá nhiều, thì tâm con nó khởi lòng thương vì những cái cây tự nhiên nó phủ lên nó đè lên cái cây. Mà cái cây chịu đựng miết từ ngày này qua ngày kia giống như mình phải đội một cái gì miết đứng vậy đó. Nhưng mà nếu gỡ dây xuống thì gỡ không được, mà nếu bứt cái dây thì cái dây kia nó chết mất, thì một cái sống một cái chết, như vậy thì cái đó phải làm sao thưa Thầy?
Trưởng lão: cái đó phải thấy nó là nhân quả. Thì đấy nó là nhân quả thì con như thế nào. Bây giờ gỡ mà bứt cái dây thì cái dây nó sẽ chết đi, mà để cái dây nó đeo cái cây thì cái cây nó mang nặng và cái cây nó cũng rất là khổ sở. Đây là nhân quả của tụi nó mà thôi, chúng ta đừng rớ vào, Từ Bi chúng ta ở đây không thể được. Thấy nó là nhân quả.
Phật tử: dạ kính bạch Thầy là, ví dụ như là, mình thấy trong cái làng cái xóm của mình, có một em Lâm hay em gì đó học rất là giỏi nhưng mà cái hoàn cảnh khó khăn, mà mình muốn giúp đỡ. Thì cái đó thứ nhất là mình có nên làm hay không, thứ hai là cái đó thuộc về tâm gì?
(12:56) Trưởng lão: cái thứ nhất là mình nên làm hay không. Thì thật ra mình thấy cái khả năng mình có thể giúp được mấy em đó, thì con giúp đỡ mấy em đó vì hoàn cảnh nó nghèo mình biết rất rõ, mà khi khởi sự muốn giúp và làm được công việc đó, nó là Tâm Từ. Bởi vì các em đó không có đau khổ gì hết, có thì chúng sẽ học khá hơn còn không thì cũng không sao.
Nhưng vì hoàn cảnh chúng như vậy thì biết gia đình chúng không có đủ sức để cho chúng học. Và đồng thời mấy em đó học giỏi, mình muốn giúp đỡ các em đó trở thành con người có tài trong cái xã hội, để giúp cho xã hội của mình, thì con có khả năng con giúp như vậy, đó là Tâm Từ chứ không phải Tâm Bi.
Tu sinh: dạ thưa Thầy, còn ví dụ như là, về thiên nhiên thì có cây cỏ, dòng suối sông, nếu mình nghĩ mình vui theo cái đó, thí dụ như mình nghe tiếng suối kêu, rồi mình nghe tiếng chim hót thế này thế kia, nếu thật sự mình vui với nó, mình hỷ theo cái đó thì, nó duyên theo cái đó, xin Thầy giảng cho chúng con hiểu.
Trưởng Lão: cái đó là cái hỷ của thất tình lục dục, nó duyên theo cảnh mà nó vui, nếu không có cảnh đó thì mình thấy mình thiếu, mình buồn, cái đó là mình bị thất tình lục dục, có vui có buồn. Cái hỷ mà Tâm Hỷ của đạo Phật, thì nó là hỷ trong cái, do cái ly dục sanh hỷ lạc, tức là mình ly được cái dục gì đó nó mới có cái hỷ đó, cái hỷ đó nó rất là hoan hỷ, cho nên trong các ác pháp, bởi vì ly được các ác pháp nó mới sanh hỷ lạc, do ly dục sanh hỷ lạc mấy con.
Cho nên cái hỷ này, bằng chứng là chúng ta phải có khoảng thời gian ly dục chúng ta mới nhận ra được cái hỷ này.
Còn cái hỷ mà con vừa nói đó, thấy cảnh thiên nhiên mình thấy tốt đó, nó im lặng, dòng suối chảy rồi chim hót, rồi cây xanh, ngàn cây nội cỏ, nó phù hợp với cái tâm mình, mình thấy thích, hoan hỷ với cảnh đó thì cái hoan hỷ nó còn nằm trong thất tình lục dục.
Tu sinh: dạ kính bạch Thầy nhưng mà, ví dụ như chúng con làm bài, là Tâm Hỷ trong cái thiên nhiên đó, ví dụ như thiên nhiên nó là những thứ như vậy. Mà chúng con nếu mà vui theo cái đó thì nó bị duyên theo, dính mắc rồi đó là thất tình lục dục. Rồi nếu mà làm bài hỷ của thiên nhiên thì không biết hỷ thế nào?
Trưởng lão: ly nó ra, đừng bị dính mắc nó thì nó sẽ có hỷ của thiên nhiên. Bởi vì đức Phật đã nói ly dục ly ác pháp sanh hỷ lạc, do ly dục sanh hỷ lạc.
Tu sinh: cái chỗ đó chúng con không có làm được, cái chỗ mà hỷ với thiên nhiên không có làm được.
(15:40) Trưởng lão: thì tức là mình đừng dính mắc. Ui cha cái bông này đẹp quá, hôm nay sao trời nắng ấm áp quá, thấy nó vui sướng quá, thì cái này là thất tình lục dục mất rồi, cái hỷ này là còn nằm trong cái hỷ của lục dục, cho nên vì vậy mà cái này còn đau khổ đó. Cho nên mình ly hết cái này đi rồi sẽ có cái hỷ khác.
Tu sinh: nhưng chúng con làm bài theo cái hỷ thiên nhiên thì làm sao ạ?
Trưởng lão: thì mình sẽ nói như vậy để cho mình biết, để tập luyện cái hỷ chính xác, chứ không khéo con tập luyện cái hỷ dục làm sao. Hỷ thất tình lục dục càng đi tới thì thất tình lục dục càng nhiều hơn, thì như vậy không có ly dục, làm sao mà gọi là hỷ, hỷ này không phải là hỷ của Tứ Vô Lượng Tâm rồi, không phải hỷ giải thoát, phải không? Chút nữa rồi mấy con trật hết rồi đó.
Tu sinh: dạ đó, con mới thấy chỗ đó nó trật rồi, không có làm được ạ. Dạ thưa Thầy ví dụ như là còn trong cái xóm đó, trong cái gia đình đó, người ta gia đình đàng hoàng, rồi con cái nó học hành tốt, rồi nó thi đậu, người ta vui vẻ. Rồi mình cũng hoan hỷ với cái vui của người ta, thì có phải cái đó cũng nằm trong thất tình lục dục?
Trưởng lão: mình hoan hỷ theo đó, đừng có ganh tị thì cũng tốt thôi, nhưng cái hoan hỷ đó vẫn còn là của thất tình lục dục.
Tu sinh: dạ thưa Thầy còn một câu nữa là, thí dụ như là. Trong trại cùi, mình nói mình Tâm Bi trong đầu mình nói đủ thứ. Nhưng thật sự nếu mình vào trại cùi, mà mình xả thân để mình làm thì mình chưa làm được cái điều đó. Mà như các sơ, rồi con thấy đi vô đó, các sơ như là hy sinh hết cuộc đời, không còn thiết một cái gì để mà giúp những người ở trong trại cùi đó, họ thấy cái khổ của người bị bệnh đó là cái khổ của họ, đó là họ hy sinh như vậy, nhưng nếu mà trong cái Hỷ Tâm như ở đây thì là giống như trong đạo rồi, nhưng mà họ có đạt được cái gì không ạ?
(17:41) Trưởng lão: tại vì sống ở trong tưởng, khi mà họ thấy họ chăm sóc cho những người bệnh cùi mà họ không có gớm ghiếc gì hết, coi như chính họ đang bị cùi vậy đó, thì họ nghĩ rằng họ có niềm tin họ làm được những điều kiện đó thì họ sẽ trở về với Chúa hoặc là trở về với cõi Trời, cõi Phật nào đó. Niềm tin đó cho nên họ thấy cuộc đời này họ chẳng có gì, hy sinh giúp cho người khác, sau khi mình bỏ thân này thì mình được đi gặp. Cái đó là cái ước vọng của tưởng của họ thôi, chứ chưa phải là tình thương thật.
Các cháu ai cũng thấy cái người mà bị cùi thì cũng sợ họ lây, nhưng mình đừng cũng bị bệnh mình khổ, nhưng đạo Phật dạy mình trí tuệ, chúng ta thấy cái bệnh cùi này có thể truyền lại cho chúng ta, thì chúng ta không nên. Mà chúng ta nên thương xót những người này bằng một cái thực tế hơn là chúng ta phải giúp họ với cái tinh thần của họ để cho họ tự lực giải khổ, họ đừng thấy họ bị cùi mà họ có cái tự ti, mặc cảm, nó khổ tâm thế này thế khác.
Chúng ta đem cái giáo pháp của Phật để an ủi tinh thần họ hơn là lại chăm sóc họ, mà lúc nào họ cũng bị vết thương đau trên cái bệnh cùi của họ, thì chỉ an ủi trên cái phần thể chất của họ, còn có người biết thương họ thôi, chứ không bằng chính tự họ phải cứu họ hơn.
Cho nên đạo Phật dạy chúng ta có hiếu với cha mẹ không gì hơn chúng ta đem chánh pháp của Phật dạy cho cha mẹ mình, thì đó là một người đại hiếu. Còn con có đem thực phẩm, đem gì đi nữa, chăm sóc cha mẹ gì đi nữa thì cái đó cũng chưa phải là đại hiếu. Cho nên dù mình có thương người, thì mình phải đem cái chánh pháp của Phật, làm cho họ tự cứu họ ra khỏi, đó mới là thật sự là thương người, mới gọi là Từ Bi của đạo Phật.
Tu sinh: dạ như vậy thì mấy sơ đó là thể hiện lòng bi thưa Thầy?
(19:36) Trưởng lão: nói chung cái hành động đó là Bi nhưng vì tinh thần của họ chưa hẳn là Bi, vì họ còn cầu. Để mình làm cái việc đó để mình trở về với Chúa, thì chưa hẳn là Bi. Còn đạo Phật, nếu mà chúng ta làm những hành động trước cảnh đau khổ của người khác, thì chúng ta giúp cho họ, cái giúp về tinh thần họ tự cứu họ. Cái thứ hai là chúng ta tự chăm sóc họ, chúng ta nghĩ rằng đây là nhân quả, nếu mình chăm sóc nhưng người cùi này mà tất cả những bệnh cùi sang cho mình, mình vui vẻ chấp nhận thì đó chính là đạo Phật dạy chúng ta phải thực hiện những điều đó. Cả vật chất chất lẫn tinh thần.
Tu sinh: dạ thưa Thầy, như về cái Tâm Bi mà trực tiếp như các vị Thánh thì con thấy như hôm nọ mà Thầy cứu con mèo đó thì thật sự ra tất cả chúng con không ai làm được điều đó. Bởi vì đâu có dám, đụng vào là nó táp vào, lúc đó con thấy cái tay Thầy nó nát không còn có gì hết Thầy vẫn ôm giữ nó này kia rồi đó, thì cái đó là ngoài như Thầy không ai dám làm cái chuyện đó.
Trưởng lão: nói chung là trước cái cảnh như vậy, mà cái lòng Bi của một người tu không nỡ để thấy bao nhiêu con chó mà dày vò con mèo chết một cách rất là đau khổ, cho nên Thầy có ôm con mèo lên mà đỡ trên cao để cho chúng không có còn, như vậy mà nó cũng vẫn cắn tay Thầy. Không sao đó là nhân quả mà, cái đó người tu người ta thấy được cái nhân quả người ta không có ngại. Chứ trước cảnh đó thì mấy con sợ lắm.
Phật tử: dạ con cảm ơn.
(21:17) Trưởng lão: bây giờ mấy con còn ai hỏi gì nữa không? Nãy giờ học thêm được một chút về Từ-Bi-Hỷ-Xả. Thầy biết không khéo rồi mấy con diễn tả không đúng, coi vậy chứ nó không đơn giản. Khi từ cái nhân quả thảo mộc đến nhân quả con người, rồi các pháp vô thường, thân vô thường, rồi thân bất tịnh, các pháp bất tịnh, rồi bây giờ tới Từ-Bi-Hỷ-Xả, mà không khéo thì mấy con sẽ không làm được.
Nhất là bốn cái pháp gọi là Tứ Vô Lượng Tâm của đạo Phật rất khó hiểu, hầu hết các nhà Đại thừa từ xưa đến giờ giải thích đều không hiểu Tứ Vô Lượng Tâm, vì không hiểu nó là pháp độc nhất để chúng ta đi đến cứu cánh hoàn toàn, cho nên hiểu rất là cạn cợt, với cái tâm phàm phu.
Nếu sự tu chưa chứng thì không thể hiểu được Tứ Vô Lượng Tâm, nghe thì dễ, làm thì sơ sơ thì được, nhưng đi sâu để tới cứu cánh làm chủ được bốn sự đau khổ bằng pháp Tứ Vô Lượng Tâm thì người ta không hiểu nổi. Như hồi nãy Thầy đã nói, như cái Tâm Hỷ là cái niềm vui, mà cái niềm vui thì ai cũng biết, nhưng cái niềm vui đó trong thất tình chứ không phải trong chỗ ly dục ly ác pháp mà có niềm vui đó.
Như trong kinh, Phật đã nói: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc”. Cái hỷ lạc do ly dục, thì điều đó mới gọi là hỷ của Tứ Vô Lượng Tâm, nên hiểu được như vậy thì chúng ta mới diễn tả được, và chúng ta mới biết cách thức để thực hiện Tâm Hỷ. Chứ nếu không thì chúng ta cứ cố gắng giữ miệng cười hề hề, đụng đâu cũng hề hề thì thật ra nó là hỷ của phàm phu, chứ không phải là hỷ thật sự. Cho nên khéo léo để chúng ta tập Tâm Hỷ của chúng ta cho đúng cách thì mấy con sẽ thấy được giải thoát.
Bởi vì các con nghe cái câu đức Phật dạy: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc”, chữ hỷ thì chúng ta thấy đây mới chỗ là ly dục, thì như vậy là khi chúng ta diễn tả được trạng thái hỷ này, cái hành động hỷ này nó phải ở chỗ ly dục chứ không phải ở chỗ còn dục mà diễn tả nó đúng được, như vậy nó mới đúng. Thì mấy con cố gắng làm cho đúng, dù ít dù nhiều rồi Thầy cố gắng triển khai cho mấy con sẽ làm hết những cái Tâm Hỷ, rồi ai có duyên với Tâm Hỷ thì chúng ta sẽ thực hiện từ bước đầu để chúng ta đi vào Tâm Hỷ cho đạt được.
Khi hỷ rồi, khi mấy con ly dục ly ác pháp mà đã có Tâm Hỷ rồi, thì không có ác pháp nào tác động vô mấy con được hết, nó không có động được, hết động rồi, cho nên ly dục ly ác áp, ly rồi làm sao còn động các con. Cho nên cái niềm vui đó nó mãi mãi, đó là Tứ Vô Lượng Tâm Hỷ của chúng ta. Đó bây giờ mấy con hỏi gì không con, con hỏi Thầy sẽ nói, có cái micro đó con.
(24:45) Trưởng lão: Con ngồi trên ghế đi con.
Câu chuyện của Phật tử sau đây nhiều đoạn nghe không rõ.
Tu sinh: con kính bạch Thầy, trước khi mà con được nghe các cái băng của Thầy giảng, con chưa được về đây để đảnh lễ Thầy. Sau khi con nghe trong băng Thầy dạy thì con xả hết, thí dụ như cửa nhà, tiền bạc, tất cả cái gì con cũng xả hết, trong người con không còn cái gì để xả nữa thì con vào xin quy y Thầy. Con xin quy y Thầy xong thì do bệnh con chưa khỏi cho nên xin Thầy và dì Út con về con trị bệnh. Khi con về con trị bệnh thì trong đấy người ta bảo con chắc là có nhiều tiền lắm, bán cái nhà ba tầng trên Hà Nội chắc là nhiều tiền lắm. Họ về, họ rình để họ trộm con.
(25:42) Nhưng sau hai năm họ rình thì họ không thấy con có gì để họ trộm. Thì bắt đầu họ cho các loại thuốc xanh, thuốc độc, họ cho vào bể nước. Con không biết con cứ dùng, đến khi con thấy người con không còn có sức lực nào để bước đi nữa thì con kính trình thầy, trong trường hợp này cho con xin Thầy cho con pháp để con gắng sức con vượt qua. Thì đây là tiền kiếp nhân quả của con (26:15). Trong điều kiện của con, con cũng rất muốn về nhưng con cũng rất là sợ. Sợ ở chỗ (26:19) cũng sợ mọi người, sẽ bị nói cái người nào cứ đi ra đi vào nhiều nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến các tu sĩ, còn các Phật tử thì con tránh được các lời ác (26:40). Nhưng lên đây thì cũng có cái thuận và có cái nghịch. Thì dù là thuận hay là nghịch thì con cũng cố gắng vượt qua để không gì đáng tiếc xảy ra. Trong đấy mặc dầu là lúc ấy thì quả thật là con cũng buồn. Con nghĩ là đã được Thầy dạy thì không được buồn, mà cũng không được đau khổ cho nên là, con sẽ cố gắng vượt qua cái nạn, cái buồn cái khổ. Để tránh xảy ra cái sự đáng tiếc xảy ra. Thì đây cũng là con sợ nói lỡ mồm thôi, chứ không phải con tạo ra những cái chuyện như vậy. Nhưng con đã vượt qua bốn lần, bốn lần nghe họ nhưng con cũng không nói gì, nhưng thật ra trong tâm con cũng không được vui.
Trong cái phần này thì con không biết, trong cái điều kiện này thì nó lẫn cả bốn tâm: từ Bi Hỷ Xả có tất cả, con làm bài tập nói tất cả những chuyện đấy con thấy lẫn lộn, con thấy khó hiểu. Con kính thỉnh Thầy, Thầy dạy cho chúng con để chúng con biết cách làm bài, để tu tập cho nó được thuận tiện.
(27:53) Trưởng Lão: trong cái hoàn cảnh xảy ra của con, mà để thực hiện Tâm Từ Bi Hỷ Xả thì lúc bấy giờ, trong khi mà họ hại con thì con vui vẻ, con tha thứ những cái điều mà người ta làm cho con khổ, thì đó là con đi vào Tâm Từ, chứ không phải Tâm Bi. Luôn luôn lúc nào trong hoàn cảnh của con hiện tu đều là con thực hiện Tâm Từ, chứ không phải Tâm Bi. Còn Từ thì trong Từ nó có Xả.
Khi mình biết thương người bằng cái hiểu biết họ làm cái điều, họ rình rập, họ nghĩ con bán nhà có tiền nhiều để họ lấy tiền, nhưng họ không lấy được, rồi họ bỏ thuốc độc thế này thế kia, làm cho con khổ sở. Thì đó là luôn lúc nào con cũng tha thứ họ để con sống, đó là cái Tâm Từ.
Vì chính con thấy hoàn toàn đó là cái nhân quả, cho nên mình chấp nhận để mình trả nhân quả, đồng thời mình khởi sự thương yêu những người mà họ có tâm ác, để mà hại mình. Mà theo Thầy thiết nghĩ họ là những người chắc cũng gần gũi con lắm, chứ không phải xa, và đồng thời chắc họ cũng ghét con lắm, cho nên họ muốn tìm cách họ hại con. Chứ người ra rình mà lấy trộm không có thì chắc người ta bỏ chứ không bao giờ mà đi đến hại người khác như vậy đâu. Nhưng mà vì có lẽ họ cũng ghét con, cho nên họ mới hại con như vậy.
Vì vậy con nên lấy Tâm Từ, trước hết là con sẽ thương yêu họ, thứ hai là con sẽ lấy Tâm Bi để mà tha thứ họ. Tức là họ hại con, con lấy Tâm Bi tha thứ họ. Còn Tâm Từ là họ sân, họ giận, họ ghét con, con lấy Tâm Từ mà xả. Ở trong cái dạng của con, nó có Từ và Bi, cho nên biết áp dụng lúc nào Từ mà lúc nào Bi thì nó mới rõ ràng, cụ thể cho cái sự tu học của con. Như họ thù oán ghét con, hoặc là họ khởi tâm tham, thấy con có tiền nhiều, cho nên họ muốn đến lấy tiền của con, mà đó là cái tâm tham của họ, vì vậy mà họ làm cho con có nhiều cái sự đau khổ, cho nên con tha thứ họ.
(30:10) Do đó, lòng Từ và thực hiện lòng Bi của con đối với những người đó, thì đó là trong lúc này nó không phải là Tâm Xả đâu, mà Từ Bi. Còn nếu mà con không có Từ Bi thì con sẽ đau khổ vô cùng. Còn nếu mà xả thì tức con bị ức chế và đồng thời Thầy thấy con có xả nhưng xả kiểu ức chế cho nên con còn buồn. Chứ nếu thực sự con áp dụng Tâm Từ Bi thì con không có buồn. Còn con Tâm Xả trong đó là Xả ức chế chứ không phải là Xả đâu, cho nên con còn buồn cái chuyện đó.
(30:43) Bây giờ con nhắc lại thì con còn có, thật sự ra còn nhớ mà nhắc lại tức là vẫn còn buồn trong lòng, cho nên từ đây về sau con xả bỏ, quên đi không còn nhớ những chuyện xảy ra nữa. Đến ngày giờ này con đến Tu viện con tu thì chỉ một lòng duy nhất là đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn, đến giờ phút cuối cùng ra đi tự tại làm chủ được hơi thở của con, vì mạng sống của con ở trong hơi thở, mà làm chủ được hơi thở thì con sẽ an ổn nhất trong cuộc đời của con, không có gì hơn hết.
Cho nên con nên thực hiện những cái điều kiện qua đó là Tâm Từ và Tâm Bi, chứ đừng đòi thực hiện Tâm Xả vì xả như vậy là ức chế tâm. Còn Từ Bi thì phải rốt ráo, cho nên khi mà Từ Bi rốt ráo thì nó không có hận, không có buồn trong lòng con đâu. Con dùng Từ Bi Tâm Bi mà con xả, do đó con bị có phần ức chế, còn Từ Bi thật sự thì không xả mà không bị ức chế.
Vì thương thật cái người đó, thương họ thật nên từ đó tự nó xả chứ không phải rèn luyện Tâm Xả, cho nên không có buồn nữa. Phải lấy thật. Khi áp dụng lòng Từ hoặc lòng Bi của mình là thật sự Từ Bi của Phật, thì mình sẽ xả được những cái ác pháp đó, những cái tâm đó. Con hỏi Thầy gì nữa thêm?
(31:58) Tu sinh: (câu chuyện của Phật tử không nghe rõ nhiều đoạn) Con kính bạch Thầy, thì trước khi con vào đây thì con cũng chưa được vào đảnh lễ Thầy, cho nên con có gửi hỏi cô Út rằng: con có chút lương, con muốn mang chút tiền đó vào xin cúng dường Thầy. Nhưng cô Út có nói trong đấy không cúng dường chỉ cúng vào tu sửa chùa thôi, thì con cũng chưa biết là đầu đuôi như thế nào. Cho nên con cũng chỉ vào đảnh lễ Phật, thế sau đó con cũng nói chuyện con mua một mảnh đất nào đấy để con có chỗ mà con thọ Bát Quan Trai. Nhưng ý kiến của Thầy là không được mua, cho nên số tiền đó, con cũng nhất quyết không nhận cái đó con cũng bảo không phải của tu, tất cả cô không nhận…, đáng lý ra con nhờ Thầy để không có chuyện xảy ra, nhưng mà con đã (32:50) nuôi con trai con học đến đại học, bây giờ cháu là Phó Tiến sĩ,(32:57) con tập trung vào các cháu và con cũng cho các cháu… Từ đó nó không có sự tâm tham đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai nói chung là trong hoàn cảnh bên họ nhà con, họ xa cũng có, họ gần cũng có, họ xa họ đến với mình là chính, còn họ gần thì chỉ có nội, ngoại hai bên chẳng hạn (33: 21) thì con cũng nhận thấy không có (33:28) con xét thấy…. Thầy dạy đây là nhân quả mà thôi.
Thế nhưng mà cho đến bây giờ, hiện tại là con muốn mang cái nước mà con ăn hàng ngày. Con mang đến cơ quan cũ của con. Con đưa cho 5 viện, 3 viện: viện hóa học chất tự nhiên, viện hóa phân tích, hóa hữu cơ và hóa vô cơ. Tất cả 4 Viện hóa này họ xác định họ kết luận chung là trong cái nước nó có như thế này: thứ nhất là có cái muối (33;58), cái thứ hai là các loại thuốc sâu, cái thứ 3 là nhân ngôn, mà ngành y người ta gọi là thạch tím đó ạ.
Con cứ ăn vào ăn vào, cứ nhiễmtrong 2 năm liền. Cho đến bây giờ con uống rất là nhiều các loại thuốc sâu vào người, nó rất là (34:17). Bây giờ mặc dù con ôm pháp của Thầy nhưng nếu không có thuốc thì con không tống được thạch tím đó ra ngoài được. Con xin pháp của Thầy đáng nhẽ ra là phải tác ý, nhưng thạch tím gọi là nhân ngôn trong người nó độc lắm. Khi đấy con không còn gì để mua thuốc uống nữa, thì con có ra Hà Nội, các bạn đồng nghiệp của con nói rằng: thôi, đừng có khách sáo nữa, tôi biết là từ xưa là bác không có nhận cái gì của ai, đó là cái tính của bác, nhưng mà 13 năm học với nhau chúng tôi hiểu. Thế nhưng bây giờ 180 người tặng bác 180 thang thuốc, bác có thể lành bệnh được. Nếu không khỏi bệnh thì chúng tôi mỗi người sẽ tặng bác thêm một thang nữa, cố gắng uống cho nó khỏi để có thể có sức, để đi tu này.
Con kính trình Thầy cái hiện trạng của con là như vậy. Bây giờ con rất là lẫn lộn, không biết là Tâm Từ, Tâm Bi, hay Tâm Hỷ hay Tâm Xả, con xin kính trình Thầy, Thầy dạy cho chúng con để con biết làm bài. Để sau này buông xả cho hết (35:19) Thậm chí là trước khi con vào đây, thì con có xin Thầy, cái đồng lương tối thiểu của con như vậy, con định đi đâu để con làm gì với vài đồng lương. Con cũng xin Thầy một là đưa vào trại trẻ mồ côi, hai là đưa vào trại thương binh vì họ vì dân vì nước, nhưng mà con chưa được Thầy dạy, nên con vẫn chưa xả được. Chứ còn con bây giờ quả thật không còn gì để xả.
(35:44) Trưởng lão: như vậy thì bắt đầu về cái đồng lương của con, thì theo Thầy thiết nghĩ con nên gửi cho những người thương binh.
Thứ nhất, để an ủi những người đã hy sinh cho cho đất nước.
Cái thứ hai là có thể đồng lương con không gửi cho thương binh thì gửi cho những trẻ mồ côi, an ủi cho nỗi bất hạnh của chúng.
Đó là cái điều kiện mà con buông xả với cái tâm rất tốt, lo lắng cho xã hội, tương lai của trẻ em, thì điều đó điều tốt nhất.
Còn ở Tu viện chúng ta tu tập, con đừng lo gì hết, con ở đây thì coi như là một cái nơi để con yên tâm tu tập, coi như là con xả bỏ hết đời con mới vào đây. Còn nếu mà con đem cái đồng lương con cúng dường vào đây thì đương nhiên là con nghĩ rằng đó là sự sống họ nuôi con, con không phải là đi xin ăn của Phật tử, cho nên con có thể không cố gắng tới tối đa.
Cho nên vì vậy mà con làm cái gì đó với cái tiền đó tốt hơn, để con đến đây con xin ăn ngày một bữa cơm sống, và từ đó con nỗ lực tu đến giải thoát hoàn toàn.
Đó là lời khuyên của Thầy chân thật, và đồng thời cũng là Tâm Từ của con đối với những người thương binh, họ hy sinh một phần cơ thể của họ đối với Tổ quốc. Và trẻ mồ côi bất hạnh, sinh ra không có cha mẹ, thì cái đồng lương của con cũng nói lên cái tình thương của cha mẹ chúng một phần đó để an ủi cho đứa trẻ, vậy thì điều đó là điều tốt mấy con.
Còn cái phần con thì đủ duyên con đến đây, nhờ cái duyên Phật pháp, con ngồi con tu để làm chủ, vì vậy con hãy xả nốt cái này. Chứ đừng để đó mà con còn phải lo cái này, lo cái kia, thì tâm con cũng chưa bao giờ xả được hết.
(37:27) Còn cái phần người ta lo thang thuốc cho con đó là cái nhân quả, trong vấn đề anh em học cùng với nhau một trường, mà khi thấy con bệnh đau người ta sẽ giúp con để con uống thuốc. Thì đó là nhân quả để người ta đối với con, người ta biết con bị thạch tím .
Tức là bị ngấm cái chất thạch tín, thì cái chất rất độc, cho nên người ta làm thuốc cho con giải độc, thì đó là Tâm Bi của họ đối với con. Còn con nhận cái lòng thương yêu của họ đó là cái Tâm Từ của con làm cho họ vui, thì đó là Tâm Từ của con. Tất cả những cái này đều sống ở trong lòng Từ Bi đúng cách của nó con à.
Như vậy thì con an tâm mà vào tu thật tâm, mà tu tập thật sự. Tu tập thật sự tức là thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người, ai làm gì làm, miễn lo cứu mình.
Vì tuổi đời của con cũng quá lớn rồi, không còn xa nữa, cho nên cố gắng để thực hiện được sự giải thoát làm chủ sanh già bệnh chết, nó đòi hỏi mấy con ở công phu, công phu rất nhiều, ở giới luật rất nghiêm chỉnh.
Nếu mấy con không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh mà không nghe lời Phật dạy, thấy lỗi mình, không thấy lỗi mình mà thấy lỗi người thì chắc chắn mấy con tu hoài không có tới đâu.
Hãy đừng thấy lỗi ai hết mấy con, luôn luôn lúc nào mình cũng thực hiện Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Xả của mình, nên mình không thấy lỗi người khác, thì con tu mới tốt được. Nhớ kỹ, còn những gì thêm nữa không con?
Tu sinh: con kính bạch Thầy, con không muốn nhận tại vì thế này: trước kia thì bố con còn sống thì bố con có nói như này: ông nội dạy bố (39:03), thì bố đã thực hiện được trong cuộc sống của bố và bố thấy được nó có ích rất lớn và trong cuộc sống của bố, bố thêm một điều nữa là: trong cuộc sống, thì trước hết là không để cho ai lợi dụng mình, mà ngược lại mình cũng không nên lợi dụng người khác khi cần thiết đến độ quá mức.
Nhưng mà cũng không phải mình làm như thế thì không có bạn bè, nhưng mà nếu như thấy người bạn bè mình chân tình mà người ta bị sa chân lỡ bước, thì chúng con sẽ nên giúp người ta với khả năng của mình, với điều kiện thực hiện được tấm lòng chứ không có tính toán thiệt hơn. Thì bố con có dạy như vậy nên con thường ghi nhớ những câu đó cho nên con không nhận (39:50), con xin gia đình không nhận. thì những người bạn họ cứ nói đi, nói lại trong 13 năm (40: 00) con cũng không nhận, vậy con cũng sai ạ thưa Thầy?
(40:07) Trưởng lão: lẽ tự nhiên con không nhận tức là con không nhận cái lòng thương của họ đối với con tức là con cũng sai, bởi vì con cố chấp trong cái lời nói của ba con, của ông bố con, thì như vậy rõ ràng mình quá cố chấp.
Bởi vì mình biết cái tình của người ta thương mình thật. Bạn bè trong khi biết con cái đồng lương của con và con luôn luôn lúc nào cũng làm cái việc thiện tốt cho nên họ sẵn sàng giúp con. Mà con phụ cái lòng tốt của họ thì con cũng làm một điều không tốt.
Tức là mình thiếu Tâm Từ, khi mà người ta cho món quà cho mình, mặc dù là mình thừa, hoặc là mình thấy mình, người ta cho người ta có nghĩ lợi dụng mình đâu, thế mà mình từ chối làm cho người ta cũng thấy buồn, do đó mình thiếu cái lòng Từ, mình thiếu cái lòng bi, mình không nhận trong khi người ta thật tình chứ không phải người ta giả dối, hoặc người ta biếu mình cách lợi dụng mình bằng cách này cách khác. Cho nên vì vậy mà mình phải nhận cái lòng thật của họ. Ông bố con dạy đúng nhưng mà con cố chấp thành ra con sai.
Tu sinh: dạ con xin cảm ơn Thầy ạ.
Tu sinh: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Thầy, theo con hiểu thì Tâm Từ nó bao gồm cái lòng hiếu lễ, ngọc thảo với cha mẹ, với thầy bạn. Ví dụ như là vua Thuấn mà đối với cha (42:10) hay là Mẫn Tử Khiên có tình thương đối với người kế mẫu. Mặc dù là người đó đối với mình rất là khắc nghiệt. Tâm Từ nó bao gồm cả cái lòng tôn kính, nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, và tránh né để cho mọi người và chúng sinh được an vui phải không thưa Thầy?
Trưởng lão: đúng, nhưng mà chuyện Mẫn Tử Khiên, nó là Tâm Bi đó con. Bởi vì trước khi cái bà dì đó bà đối xử với Mẫn Tử Khiên rất là khắc nghiệt, cho nên Mẫn Tử Khiên biết bà rất là ghét, đối với mình khắc nghiệt.
Cho nên vì vậy Mẫn Tử Khiên đối với dì mình rất thương. Cho nên khi người cha định đuổi dì đi thì Mẫn Tử Khiên quỳ xuống xin cha. Nếu mà cha đuổi đi thì ba anh em chúng con đều khổ hết, đó là lời nói rất là thương dì, cho nên đó là Tâm Bi con, chứ không phải Tâm Từ.
Tu sinh: đối với Phật tử ba lần về nhà là tâm gì hả Thầy
(43:25) Trưởng lão: đó là Tâm Từ con, thương con mình, nó ở chỗ đó nó sẽ nhiễm đi, nó sẽ trở thành đứa con xấu, người xấu. Đó là Tâm Từ để tránh, coi như Tâm Từ nó chưa bị gì hết thì mình chuẩn bị cho nó đừng bị. Cũng như một cây cỏ, mình đừng dẫm đạp để cho nó được sống tươi vui. Mình giẫm đạp lên sợ nó héo úa, đó là Tâm Từ. Còn khi nó héo úa rồi mình lấy nước mình tưới, đó là Tâm Bi con.
Tu sinh: như vậy là vua Thuấn đối với cha như vậy cũng là Tâm Bi phải không thưa Thầy.
Trưởng lão: ừ khi cha khổ đó mà lo cha là Tâm Bi, còn cha mà không khổ, cái hiếu mà khi cha không khổ mà lo lắng cho cha quạt nồng ấp lạnh thì đó là Tâm Từ.
Tu sinh: theo con nghĩ là mình không có cái Tâm Hỷ mà giải thoát, nhưng mà khi mình gặp mọi người, mình mỉm cười với nhau cho nó giải phóng cái sự căng thẳng trong những cái thời tu như vậy là Tâm Từ phải không bạch Thầy.
Trưởng lão: cái đó là cái Từ con, chứ không phải là Tâm Hỷ, mình vui. Mình cố mình giữ cái gương mặt vui để có cái sự hòa hợp nhau, mình giữ cái nét mặt đừng có cau có, thì nó cũng hoàn toàn là Tâm Từ. Mặc dù cái niềm vui ngoài mặt mình cố gắng, nó cũng là thể hiện của Tâm Từ, chứ không phải là Tâm Hỷ.
Tu sinh: dạ con cám ơn Thầy.
Trưởng lão: ừ, rồi mấy con hỏi gì nữa không?
Tu sinh: dạ con hỏi tâm từ
Trưởng lão: rồi con hỏi cứ hỏi đi con, hỏi rồi thầy trả lời, hay là con đọc ở trong này?
(45:39) Tu sinh: dạ con xin hỏi thầy về Tâm Từ.
Kính bạch thầy, con thì hoàn cảnh ra thì nó hơi khó. Khó là con phải chịu gánh nặng nhọc, nuôi các em nhỏ. Con đã xác định nuôi các em nhỏ, lao động cực nhọc để mình nuôi lấy em và bản thân mình. Để học tập và hy sinh làm lao động, vì là mình là con cả, thế và đối với các em con thì chúng còn nhỏ.
Ví dụ như là: em thứ hai của con nó cũng kém con 5 tuổi. Em thì còn nhỏ, học, lại yếu nữa thì em đi học con cũng đi làm. Ví dụ như là đồng tiền, đồng gạo có nuôi em thì thường thường con cứ phải hướng dẫn cho em. Em phải cố gắng học hành để sau này em trưởng thành rồi, em có văn hóa, em đi ra em xây dựng cuộc đời em tự lập thì nó tốt. Cho nên ví dụ là thì trong cái quá trình con 11 tuổi thì con không biết lý lẽ như vậy, nhưng từ 15 tuổi trở đi thì con biết, con lao động như vậy.
(47:14) Nói về học hành thì con phải hy sinh rồi, con phải bỏ từ lớp 1 đến lớp 4 con không học được, mà con phải đi lao động. Vì lúc bấy giờ, nhà con thì bố con thì vì nghĩa vụ cái chuyện đẻ, tức là lạc hậu về giữa cái chuyện con trai và con gái. Cho nên sinh trong gia đình 11 người con, cứ năm một như vậy cho nên bố mẹ con rất là ốm yếu.
Nói về lao động ở ngoài đồng thì không thể lao động được, vì mẹ con bị bệnh hai cái chân, nó tê không thể đi được, chỉ ở nhà những việc nhẹ. Trong 11 em đó thì thực ra là không sống cả được, lần lượt chúng cũng ốm đau chúng ra đi. Thì đến cuối cùng còn được 7 người sống thì năm người con gái và 2 người con trai. Vậy cuối cùng con cũng phải đảm nhiệm, trong thời gian con còn ở nhà, nói chung là con đi lao động.
Trên nhà con thì có đồi, nương và núi và có đồng ruộng. Cho nên con đi làm việc gì cũng được. Có hôm con đi cuốc ruộng thuê. Mỗi một ngày được bao nhiêu đấy, thì về chi cho em học, còn bao nhiêu thì đưa cho mẹ. Mẹ lúc đó còn chống được lạng, chân đau nhưng còn chống được gậy đi chợ, cũng lo đi chợ để mua bán mắm muối rau cỏ về để lo cho gia đình. Em thứ 2 ở nhà là những cái việc như vậy. Thế nhưng mà thường xuyên thì con vẫn phải nhắc.
Thế mà đến cái thời gian mà 11 tuổi đến tuổi 15, 16 tuổi thì con biết, con cũng cố gắng con học hành. Con thấy rằng, hàng xóm thì người ta đi, người ta có cái chữ, người ta đi học người ta thoát ly. Người ta về những ngày thứ 7 Chủ Nhật người ta về người ta nói chuyện thì con cũng thấy được là, người ta đỡ khổ, người ta làm được kinh tế mang về nhà cũng dễ hơn. Từ đó con suy nghĩ con đi học, đi học với điều kiện của con thì con đi học ban đêm chứ không được đi học ban ngày. Vì ban ngày con phải đi làm, thêm sự trợ giúp của anh em nữa nên nuôi mấy em, thì đến cuối cùng còn 5 con gái, 2 người con trai.
(49:55). Đến năm 73 thì mẹ con vì ốm yếu nặng quá nên đã qua đời, còn để lại 1 em trai lớn nhất là 21 tuổi, em trai thứ hai là 13 tuổi, em gái dưới nhất là 9 tuổi. Con vẫn phải mang gánh nặng như vậy, thế nhưng mà lúc này con đã học hết cấp 1 và cấp 2. Con nghĩ rằng mình phải đi thoát ly thì mới có tiền gửi về thêm vào cho bố để nuôi các em thì nó tốt hơn là mình ở nhà.
Thế thì con cũng nói chuyện với các em và con cũng giúp em thứ 2 cũng rất là chăm học. Đến khi con đi được 4 năm rồi thì em thứ 2 cũng vào được Đại học. Và với số tiền con gửi về, và số tiền trợ giúp của cơ quan. Bởi vì người ta về thăm viếng gia đình nhà con người ta cũng thấy rất là khổ, khổ là vì bố mẹ cứ ốm liên miên như vậy. vì là cái em cả, về con trai em trai lớn 21 tuổi, mẹ con chết được một năm thì em cũng bị điện giật chết.
Cho nên bố con đã yếu lại càng yếu thêm. Cái tính lạc hậu cứ suy nghĩ như thế cho nên chẳng làm được cái gì, chỉ có đau đầu thôi. Cho nên đối với con một gánh nặng thì thế nhưng mà con thì gửi về cho em như vậy thôi, thế nhưng mà chứ em tự lực là chính. Ví dụ như em thứ 2 thì việc nhà xong thì cố gắng lên lớp học, mà em cũng tiếp thu tốt lắm, cho nên khi con đi thoát ly được 4 năm thì em cũng vào Đại học.
Rồi tiếp đến em thứ 3, thì cũng nghe lời của con để em cố gắng học hành. Và con cũng nhắc em: những cô Tuyết, rồi cô Nga, mấy cô học hành được rồi cô được như thế, cho nên các em là phải lo cho bản thân mình chính đã rồi hãy lo cho việc gia đình. Việc gia đình thì mỗi người cùng làm 1 lúc là xong. Con thấy các em thì cũng liêm khiết, các em con cũng nghe như thế và nói chung vẫn theo học.
(52:32) Và cho đến khi con đi thoát ly được 4 năm rồi, hàng năm con vẫn phải tiết kiệm cái đồng lương và số trợ cấp của cơ quan vào cho các em, nói chung gia đình kinh tế các em cũng đỡ vất vả. Khi mẹ con mất như vậy, đến năm 75 thì em thứ hai của con nó ra trường Đại học thì nó vào huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp để công tác, thì em nó ổn định công việc xong thì đưa hai em nhỏ nhất vào trong đó để nuôi. Nói chung hai em ấy cũng trưởng thành. Các em đều có gia đình, bây giờ em bé nhất cũng có 3 con, thế rồi gia đình thì cũng giàu có chứ không bất hạnh như con.
Thế thì con cũng nghĩ là con có sự tâm sự của con là phải hy sinh để lao động, thế rồi hy sinh về học hành, thế rồi chỉ dẫn cho em. Thưa thầy đó có phải là Tâm Từ không thầy? đó là một. Cái thứ hai là tiếp theo thì các em con nó có nghe lời con và từ đó nó cũng biết lo cho bản thân, rồi thì lúc nghèo đói, con ăn gì thì chúng cũng ăn đó. Các em con thì chúng cũng rất là ngoan cho nên là gia đình nhà con, cho đến bây giờ các em nó trưởng thành. Thì đó có phải là Tâm Từ để giúp em trong tinh thần cũng như là vật chất để em học thì đó có phải là Tâm Từ không. Đó là ý thứ nhất, còn ý thứ hai tâm từ của con, thí dụ như là một tổ chức trong một xã hội, có bộ phận người ta nuôi những người tàn tật, mù. Để mà người ta dạy chữ, rồi người ta dạy những cái nghề để cho những người đó trưởng thành. Thì đó có phải là Tâm Từ không? thì con xin hỏi vấn đề như vậy.
Trưởng lão: thì cái đó là Tâm Từ, con lo trong gia đình của mình. Nhưng mà nó trong cái Từ đó nó chưa phải là cái Từ của đạo Phật, vì con chỉ lo cho gia đình riêng mình thôi, chứ không phải là lo bao rộng như lòng Từ của đức Phật thương tất cả chúng sinh.
Con hiểu, cho nên nói Tứ Vô Lượng Tâm thì nó rộng lắm, nó không hẹp, còn cái Tâm Từ con nó chỉ Tâm Từ ở trong cái gia đình của mình thôi, nên nó thuộc về nằm trong thất tình lục dục thôi. Nó lo lắng cho gia đình mình, cái hoàn cảnh của mình.
Tu sinh: kính thưa Thầy, thì lúc bấy giờ chúng con cũng chẳng biết là lo cho ngoài Tâm Từ nó như thế nào. Bây giờ học thì mới biết như vậy thì con cũng xin trình với Thầy như vậy. Thế còn cái ví dụ thứ 2 là con nói là trong một tổ chức, người ta tổ chức lên để nuôi dưỡng người tàn tật, hay người già, người mù chẳng hạn, thì người ta cũng có cái lòng Tâm Từ và cái lòng thương để mà người ta dạy dỗ những người mù, người tàn tật đó có học, có chữ rồi có nghề nghiệp thì đấy có phải Tâm Từ không Thầy?
(55:56) Trưởng lão: Tâm Từ, bởi vì những người đó không phải thân nhân của họ, không phải ruột thịt của họ, họ thực hiện qua một góc độ Tâm Từ.
Là những người thân của mình, những người ruột thịt của mình mình lo, thì đó cũng là một góc độ Tâm Từ, nhưng nó ở trong cái cá nhân nhỏ hẹp.
Tu sinh: dạ con xin cảm ơn thầy
Trưởng lão: có ai hỏi Thầy nữa không con? Con có hỏi Thầy gì không con? Cái này cái tập này của cô Thanh Từ phải không con? Thanh Từ có hỏi gì Thầy không con?
HẾT BĂNG