LCK 070B - DÀN BÀI ĐỨC TỪ TÂM - HỘI TỪ THIỆN TRUNG TÂM AN DƯỠNG - MUỐN THẤU SUỐT NHÂN QUẢ PHẢI CÓ TAM MINH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 24/01/2006
Thời lượng: [46:14]
(00:00) Trưởng lão: đó là một bài lý luận về Đức Từ Tâm, mà mượn lịch sử của đức Phật mà để nhắc nhở chúng ta. Còn theo dàn bài mà Thầy cho các thầy, các thầy nhớ kĩ, nên làm cái Đức Từ Tâm nó thực hiện ngay trong cuộc sống của mình hàng ngày.
Cho nên có những cái tiêu chuẩn mà mình cần ghi chép nhớ cho kỹ chứ - không khéo mình sẽ làm lạc nói nhiều nhưng mà rồi nó không xoáy vào cái mục đích mà mình dùng Đức Từ Tâm đó để xả tất cả những ác pháp xung quanh mình.
Cho nên ở đây chúng ta thấy đó là một bài luận rất hay, mình phải nhớ những câu chuyện lịch sử, nhớ đọc rất nhiều sách vở mà nói về Từ Tâm. Nhưng bây giờ mình lại làm những bài áp dụng, xoáy vào ngay Đức Từ Tâm thì ngay khi mình giới thiệu Đức Từ Tâm nó có cái đề mục của Từ tâm.
1.1. Đề mục thứ nhất, mình nói về cái Từ Tâm đối với mình, cái lòng thương yêu của mình.
(01;29) Mình nhớ đề mục đầu tiên cái lòng thương yêu mình phải thương yêu với Tâm Từ, Tứ Vô Lượng Tâm, là lòng Từ đó, lòng thương yêu đó phải đối với mình. Mình làm sao cho mình tất cả mọi cái đừng có khởi. Nghĩa là nó có cái gì đó là mình khởi, mình phải thương mình. Thương mình bằng cách nào đây?
Tức là mình phải tư duy, suy nghĩ mình trải cái lòng thương đối với bản thân mình. Đó là Đức Từ Tâm đối với bản thân mình.
1.2. Đề mục thứ Hai, Đức Từ Tâm đối với người khác
(02:02) Nghĩa là lòng thương yêu của mình làm sao cho người khác đừng có khổ, người ta chửi mắng mình, người ta nói mình thế này thế khác hoặc người ta làm đủ cách cho mình khổ.
Mình tư duy suy nghĩ để viết cái lòng từ như thế nào, để mà hóa giải. Để cho mình đừng tức giận, làm khổ người khác.
Mình tránh những hành động như thế nào để mình không làm khổ nhưng không phải lý luận suông.
Mà phải nêu từng mẩu chuyện, có mẩu chuyện nào đó mình đưa ra để có những hành động cụ thể. Còn nếu không có những mẩu chuyện đó thì lý luận đó sẽ khô khan. Có mẩu chuyện làm tươi nhuận bài viết của mình.
Ví dụ một mẩu chuyện người ta lắng nghe những mẩu chuyện đó người ta thấy nó cởi mở, tới chừng mình luận trên mẫu chuyện đó ra thì đó là Đức Từ Tâm của mình với người khác.
Đối với mình cũng vậy, cũng phải có những mẩu chuyện, nó đang đau khổ cái gì đây. Hồi đó có những sự kiện đó xảy ra khiến mình buồn khổ. Thì lúc bấy giờ mình thực hiện lòng Từ Tâm đối với mình để hóa giải nỗi khổ mà mình đang ôm ấp trong lòng.
Trong cuộc đời mình có những sự việc mà nhiều khi mình thấy nó ở ngoài đời, đối với mình sự việc như vậy mình cũng dùng từ tâm làm cho mình không còn khổ nữa.
Mấy con lưu ý những điều đó mấy con viết thành những bài đạo đức rất hay. Đạo đức với mình đó.
1.3. Đức Từ Tâm với loài động vật
(03:25) Rồi kế Đức Từ Tâm với người là Đức Từ Tâm với loài động vật. Khi các con nghe một con nhái, con ếch bị rắn đồ cắn, thấy tội nghiệp quá. Đấy là Bi Tâm rồi đó. Phải làm sao bây giờ?
Ngồi đây để mà nghe nó hay bây giờ mình đang tu nên thôi bỏ. Đó là mình đang thiếu Đức Bi Tâm đối với loài động vật. Mình phải mau mau mình cứu.
Mình không đập con rắn nhưng mình phải làm cho nó sợ để nó bỏ con nhái ra.
Mình thể hiện tình yêu thương của mình - Từ Bi của mình. Đó là đối với loài động vật.
1.4. Đức Từ Tâm đối với loài thảo mộc, cây cỏ
(04:07) Còn Đức Từ Tâm đối với loài thảo mộc, cây cỏ. Mình nói sự thương yêu của mình để rồi mình thực hiện.
Bởi vì khi mình nói được, mình thực hiện theo cái lý luận của mình, mình sẽ thấy những cây cỏ mọi vật xung quanh mình nó gần gũi như anh em ruột thịt trong một nhà. Nó rất thực tế và cụ thể.
1.5. Đức Từ Tâm với thiên nhiên
(04:27) Rồi Đức Từ Tâm với thiên nhiên, từ mưa, gió, lũ lụt, thời tiết, nóng lạnh. Đối với thiên nhiên, những trạng thái đó.
Mình đều có Đức Từ Tâm, thương yêu, mình nói sao cho thì cái lý luận của mình, cái sống của mình mới nói lên Tâm Từ của mình. Đó là đối với thiên nhiên.
(04:50) Rồi cái mục đích, cuối cùng mình kết luận mục đích của Tâm Từ để làm gì? Mình giải thích cái mục đích. Đó là những mục của chúng ta.
Và đồng thời Đức Bi Tâm cũng vậy. Có những mẩu chuyện để mình thực hiện để mình triển khai những tri kiến hiểu biết đó để nhằm giải quyết những nỗi khổ của chúng ta.
Mà pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả là một pháp độc nhất đi đến cứu cánh giải thoát. Cho nên chúng ta nói chúng ta phải có hiểu biết, khi mà cái từ tâm đó sẽ ly dục gì: cái tham, cái sân, cái si gì ở trên đó, mình nói cụ thể rõ ràng - để cho biết ly tham, sân, si.
Đức Từ Tâm đó đang ly cái sân, Đức Từ Tâm đó đang ly cái tham, Đức Từ Tâm đó đang ly cái si. Đó là Đức Từ Tâm. Mình viết nó rõ ràng, ly tham, sân, si, gọi là ly dục, ly ác pháp.
Cho nên vì vậy "mình tu Tâm Từ hoặc Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả đều là ly dục, ly ác pháp. Và khi ly dục, ly ác pháp thì nó sẽ có Bảy Năng Lực của Giác Chi".
Cho nên do Đức Từ Tâm mà chúng ta sẽ có một lợi ích rất lớn là bảy năng lực của giác chi. Do Đức Từ Tâm mà chúng ta có Tứ Thần Túc. Do Đức Từ Tâm mà chúng ta nhập bốn thiền và thực hiện Tam Minh.
Đó là lợi ích của Đức Từ Tâm vì nó là pháp độc nhất. Cho nên nó đủ bài bản cho chúng ta đến khi làm chủ Sinh, Già, Bệnh, Chết. Các con thấy lợi ích lớn. Như vậy Đức Từ Tâm được diễn tả như vậy và đồng thời nó đối trị được với ác pháp, nó ly dục. Do đó mình đi từng phần.
(06:28) Mở đầu thì mấy con giới thiệu Đức Từ Tâm. "Đức Từ Tâm gồm có từ tâm đối với mình, từ tâm đối với người, từ tâm đối với loài động vật, từ tâm đối với loài thảo mộc và từ tâm đối với thiên nhiên". Còn kết luận là mục đích của từ tâm đem đến hạnh phúc lợi ích rất lớn bởi vì mục đích của nó, nó thực hiện tới Tam Minh mà. Các con thấy không?
Cho nên mình phải nói lợi ích nó chứ, nó đi đến cứu cánh cuối cùng của nó chứ. Nó có tu thiền định gì đâu! Nó thực hiện Đức Tâm Từ đó thôi. Mà cuối cùng nó đạt được những thiền định.
Bởi vì "từ bi, Tâm Từ chúng ta ly dục, ly ác pháp thì thanh tịnh nó Bất Động Tâm. Nó Bất Động Tâm thì nó có Tứ Thần Túc, có Tứ Thần Túc thì mới nhập bốn thiền. Bởi vì nó có Định Như Ý Túc mà. Nó muốn nhập định nào cũng được bởi vì nó thanh tịnh rồi. Mà nó nhập định nào cũng được hết thì tức là nó đã thực hiện Tam Minh được".
Các con thấy không?
Nó chỉ có một pháp mà chúng ta tu độc nhất là Tâm Từ. Mà giờ chúng ta diễn tả, chúng ta nói không được nó thì làm sao chúng ta tu được? Mình không hiểu Đức Từ Tâm, cho nên nó từng nhóm.
Nhóm Từ Tâm đối với mình, nhóm Từ Tâm đối với những người khác, nhóm Từ Tâm với loài động vật, nhóm Từ Tâm đối với loài thảo mộc và nhóm từ tâm đối với thiên nhiên.
Các con thấy cái đề tài của chúng ta nó rộng chúng ta gom nó vào từng cái đề mục hết. Mà từng đề tài chúng ta nói nó không bao giờ lạc chỗ nào được hết.
Và đồng thời có những mẩu chuyện đi vào nó làm sống động, nhiều khi mấy con khéo tay một chút - các con viết những mẩu chuyện nó gây xúc động luôn luôn người ta muốn khởi cái lòng thương yêu, cái lòng từ đó, cái lòng thương yêu cao thượng đó.
Nó hay ở chỗ các con khéo léo đưa những mẩu chuyện làm người ta xúc động, làm người ta thấy lòng từ đó quá tuyệt vời, lòng thương yêu đó quá tuyệt vời, khéo léo. Thầy nghĩ rằng mấy con cũng vừa triển khai tri kiến, hiểu biết của mình. Cũng vừa là.
(08:29) Vừa rồi các con nghe những bài luận của Nguyên Thanh. Nó luận tất cả những điều thiện khởi từ Tâm Từ nhưng cái này cũng có trong lịch sử. Nhưng nó chưa có xoáy mạnh vào, nó chưa đi vào chi tiết. Nếu chỗ này nó đưa những mẩu chuyện, được sự hướng dẫn của Thầy, nó đưa những mẩu chuyện thực nó lý luận Tâm Từ của nó, nó có khả năng.
Rồi bắt đầu mình lý luận được, mình thông suốt rồi thì bắt bầu áp dụng vào cuộc sống của mình. Chừng đó mình có duy nhất Tâm Từ, chỉ biết thương chứ không biết ghét ai hết, đời sống mình cao thượng lắm mấy con.
Cho nên thầy cho bài Tứ Vô Lượng Tâm này, mà mấy con làm xong rồi bắt đầu áp dụng vào thực hành thì các con sẽ thấy tuyệt vời, trở thành con người đức hạnh. Luôn luôn sống không làm khổ mình, khổ người. Phải không?
Bây giờ các con hiểu được cái dàn bài để chúng ta tiến tới những đề tài kết thúc Định Vô Lậu. Để rồi chúng ta bước qua giai đoạn thực hành. Giai đoạn thực hành, Thầy đưa ra các đề tài và đồng thời, lúc bấy giờ kiểm điểm lại trên Tứ Niệm Xứ của mấy con.
Áp dụng ừa lý luận, để mà áp dụng vào đề mục cũng như Niết Bàn. Nhưng mà vừa những thời gian mà không có suy luận để mấy con quán sát ở Tứ Niệm Xứ, để từng cái niệm đó mà xả. Khi mấy con có cái niệm đó, mấy con xả như vậy, mấy con ghi lại cho Thầy. Có cái niệm chúng ta khởi trong đầu đó.
Khi mấy con tu từng niệm đó. Chứ không phải là ngồi tu một thời ba mươi phút rồi bao nhiêu niệm đó nó thì nó quán sơ sơ thôi mà đi đâu. Không phải đâu!
(10:13) Bây giờ tới phiên Thầy dạy mấy con. Mấy con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, được quan sát bốn chỗ.
Phải không? "Bây giờ có một cái niệm khởi ra, mấy con đặt cây bút ghi cái niệm đó làm đề tài quán cho Thầy. Viết thành cái bài. Chừng nào thành cái bài này cho xong rồi, Thầy đọc, Thầy chấm xong rồi, được rồi thì bài này sẽ xả được tâm. Còn chưa được, Thầy bắt làm lại nữa".
Xả từng tâm niệm, từng cái quán chúng ta quán trên cái niệm đó. Thầy hướng dẫn cho mấy con, một thời gian sau các con quét sạch tâm mấy con. Bằng cái thực hành thực sự. Chứ không phải để mấy con tự quán.
Quán hơi lười biếng, thôi đủ rồi thôi, thấy không có niệm nữa thì thôi, bây giờ đi tới ngồi yên một chút. Làm biếng lắm, bây giờ Thầy nói mấy con làm biếng lắm.
Quán cạn cạn vậy thôi được rồi nó đi rồi nó không nghĩ nữa. Nhưng mà lát nữa nó trào trở lại. Còn đây thành ra một bài đạo đức thật sự để nhắc nhở các con, mà thấm nhuần tri kiến của mấy con ngay đề tài khi mà tự tâm con khởi.
(11:16) Bây giờ bắt đầu tới thực hành. Nghĩa là tới thực hành nó áp dụng toàn diện để xả tâm. Khi mấy con xả hết rồi tâm mấy con thanh tịnh tức là Tứ Niệm Xứ sung mãn thì nó có đủ bảy năng lực của giác chi.
Thì Thầy nói, trên con đường tu chúng ta phải áp dụng thực tế, cụ thể do sự chỉ dẫn của Thầy, không thể nào sai khác được.
Miễn là mấy con cố gắng thực hành đúng lời Thầy dạy, Thầy sẽ dẫn dắt các con đi đến nơi đến chốn, mấy con sẽ làm chủ được sanh tử luân hồi. Ở đây nếu mà thật ra hướng dẫn như vậy không có người nào siêng năng mà người ta nói tôi không làm chủ bốn chỗ sanh, già, bệnh, chết của tui. Người nào cũng làm chủ được.
Chứ không phải tôi sống đạo đức bằng tri kiến giải thoát thôi.
Nghĩa là giai đoạn đầu mình là tri kiến giải thoát. Nhưng trong thời gian thực hành áp dụng vào Tứ Niệm Xứ thì mấy con sẽ thấy lợi lạc rất lớn. Nó sẽ thanh tịnh hoàn toàn thâm tâm của chúng ta.
"Hàng ngày mấy con có làm gì đó, lúc bấy giờ mấy con độc cư một trăm phần trăm. Mấy con đi tới đi lui. Nghĩa là lúc bấy giờ mấy con áp dụng vào rồi mà các con đi tới đi lui là mấy con huân vô. Thầy không chấp nhận cho mấy con như vậy. Nên là cái lớp này phải đào tạo cho tới nơi, thà là một người chứ không để đi tới đi lui"
người ta nói Thầy mở lớp mà không thấy ai chứng quả A La Hán? Nó mang tiếng Thầy chứ!
Cũng như mười mấy năm, hai mươi mấy năm rồi, mọi người về đây vẫn chưa tìm thấy được người chứng quả A La Hán chưa tìm thấy được. Mà bây giờ mở lớp này đào tạo cho mấy con, trong thời gian đó mấy con cứ đi tới đi lui như vậy thì hai mấy năm cũng chưa chắc được. Buộc lòng mấy con phải sống ở đây, chết ở đây; hoàn toàn khép.
Khi mà áp dụng được Tứ Niệm Xứ rồi thì bảy ngày, bảy tháng, bảy năm phải đạt được.
(12:55) Mấy con thấy không?
Thầy triển khai cho mấy con đủ thứ hết rồi để áp dụng vào Tứ Niệm Xứ mà tu. Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm đó là thời gian mà đức Phật xác định đó, quá bảy năm chứ sự thật ra đã biết được qua hướng dẫn của Thầy trải qua thời gian mấy con mất bao nhiêu đâu.
Do đó các con biết được cách thức tu tập rồi, khi áp dụng vào thời gian đâu có tới bảy năm. Cao lắm là một năm bảy tháng là hết sức rồi. Với lại áp dụng hàng ngày, từng tâm niệm đều được kỹ lưỡng như vậy. Các con biết nó hoá giải ghê gớm lắm chứ đâu phải ít, chứ đâu phải tu sơ sơ, tu thật tu.
Bây giờ Thầy xin trả lời thêm chỗ này. Minh Nhân hỏi thầy: "Bạch Thầy, có thể nói lên câu chuyện về lòng từ của người mẹ đối với con cái không thưa Thầy? "
Trưởng lão: có chớ! Mình đưa cái mẩu chuyện đó ra. Được chứ không phải không. Nhưng mà nó thực hiện được lòng từ, nhưng mà thương con mình mà không thương con người khác là không đúng. Các con nhớ? Nhưng hành động thương con mình giống như lòng từ thương mọi người như vậy.
"Kính bạch Thầy, con xin thưa. Chúng con tu Tâm Thanh Thản, An Lạc, Vô sự có còn tu Tứ Thánh Định nữa hay không? "
(14:21) Trưởng lão: con có cần gì tu Tứ Thánh Định nữa. Con tu Tâm Thanh Thản An Lạc Vô Sự tức là Tứ Niệm Xứ. Mà khi Tứ Niệm Xứ nó sung mãn rồi thì con có Tứ Thần Túc. Tứ Thần Túc nó hiện ở trên Tứ Niệm Xứ. Tức là cái thần lực của con nó có bốn thần lực hiện ra. Thì lúc bấy giờ con muốn Nhập Bốn Thiền thì con ra lệnh nó sẽ Nhập Bốn Thiền. Tứ Thánh Định con đâu có tập.
Cho nên đức Phật nói "Tâm nhu nhuyễn dễ sử dụng, tâm định tĩnh nhu nhuyễn dễ sử dụng" thì nhập bốn thiền định nó rất dễ dàng, đâu còn khó khăn, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà đâu phải cần tu Tứ Thánh Định nữa. Chỉ có thực hiện mà thôi.
Lúc bấy giờ con đừng lo, con mà tu được tâm thanh thản, an lạc, vô sự tức là Chân Lý con đã đạt được Chân Lý rồi. Thì lúc bấy giờ Thầy chỉ dạy cho con cách sử dụng con vào các Định con thực hiện Tam Minh.
Chừng đó mấy con sẽ trở thành một ông già tám mươi tuổi chứng quả A La Hán chứ không có gì đâu mà sợ. Bây giờ chỉ tu “tâm thanh thản, an lạc, vô sự” thôi.
Còn Tứ Thánh Định ấy bỏ đi, đừng có tính nó để đó Thầy, Thầy giải quyết cho.
"Tu đến khi nào thì cư sĩ chúng con cạo bỏ râu tóc? "
(15:30) Trưởng lão: chừng nào Thầy gọi con “Thiện Lai Tỳ kheo” thì râu tóc mấy con nó rớt hết thì chừng đó được. Con cứ lo tu đi chứ đừng lo cái chuyện tóc râu. Khỏi lo đi!
Nghĩa là cần cấu ở trong tâm con, nó ly dục, ly ác pháp hết thì tóc râu ngay đó các con muốn mọc nó cũng không thèm mọc nữa đâu, nó cũng rụng hết. Yên tâm đi chừng đó để Thầy lo cho cho chuyện tóc râu, nó không rớt Thầy xức dâu thì cạo sạch hết. Thầy cho đắp y vô hết chứ Thầy đâu có để mấy con mặc cái áo đời đó đâu. Nhớ kỹ! Thầy không cho để đâu. Là một tu sĩ giải thoát phải có cái gương hạnh, có một hình tướng của một người tu giải thoát. Nhưng cũng tùy duyên.
Duyên của con là một người tu sĩ thì tới đó con sẽ thành tu sĩ. Nhưng cái duyên của con làm người cư sĩ để độ chúng sanh thì con vẫn mặc chiếc áo cư sĩ nhưng tâm con là tâm A La Hán.
"Con hỏi Thầy, nhân dịp Tết đến, mấy đứa con của con đi xa đều tụ họp về ăn Tết. Con cần bàn với chúng vài chuyện quan trọng. Vậy con kính mong Thầy thông cảm, chấp nhận theo sự yêu cầu này. Con xin đội ơn thầy"
Trưởng lão: được rồi, trong dịp Tết này Thầy cho phép nhưng mà. Tới chừng mà tu tập tới rốt ráo thì có Tết cũng bỏ luôn. Con cái làm gì thì làm, còn năm nay thì được chứ không có sao. Bởi vì con còn đang học Định Vô Lậu thì được, không có sao hết.
(17:00) Trưởng lão dọc câu hỏi tu sinh: "Kính thưa Thầy, về vấn đề đóng góp cho khu an dưỡng Phước Thiện cách thức đóng ra sao? Mong Thầy chỉ rõ, đóng hàng tháng hay là thời gian ba tháng, sáu tháng Một lần. Nếu nhà xa có thể gửi theo đường bưu điện được chăng? Rất mong Thầy cho biết?
Trưởng lão: Về vấn đề từ thiện, khi nào là con thấy Thầy mở Trung tâm an dưỡng từ thiện thì sẽ có một tài khoản để làm việc từ thiện đó. Hiện giờ trong gia đình con có đứa con hoặc những anh em á. Mình họp lại thành lập hội từ thiện.
Ngay bây giờ, hàng ngày hoặc hàng tháng mọi người bỏ một đồng hay là một trăm đồng vào trong cái hộp từ thiện.
Để sau khi mà trung tâm an dưỡng từ thiện ra đời thì con sẽ gửi vào cái đó. Rồi lần lượt từng sáu tháng, một năm… Nghĩa là mỗi người dành dụm chút thôi, nhưng sáu tháng một năm nó trở thành nhiều - con gửi vào tài khoản đó để cho Trung tâm an dưỡng làm việc với những người bất hạnh trong xã hội.
Thầy rất cảm ơn mấy con. Về vấn đề đó sau này Thầy sẽ hướng dẫn cách tổ chức.
Trong bức tâm thư chín, Thầy có nói về vấn đề sơ sơ tổ chức các hội từ thiện trong gia đình, để rồi sau khi có giấy tờ. Còn giờ chưa có giấy tờ, nếu mà không chừng Thầy xin phép về mở Trung tâm an dưỡng từ thiện Chơn Lạc nó không được.
Nghĩa là không có giấy tờ thì coi như Thầy không làm không mở ra. Lúc bấy giờ trong gia đình mấy con có hội từ thiện gia đình, mấy con góp với nhau được thì còn có bao nhiêu chuyện bất hạnh trong xã hội mấy con có thể dành dụm cho họ cũng được. Nếu mà Hội từ thiện không ra đời, tài khoản không có, thì mấy con cũng có thể làm việc từ thiện được. Hay trong gia đình mình anh, chị, em nào nghèo này kia mình họp gia đình mình lại mình giúp đỡ cho những người đó cũng không sao. Mấy con có hiểu không?
(19:08) Bây giờ Thầy chuẩn bị cho Trung tâm An dưỡng Từ thiện Chơn Lạc để mấy con có thể góp trong đó. Thì các con sẽ thành lập hội từ thiện nhỏ nhỏ trong gia đình mình thôi. Sau khi có giấy tờ được, Thầy sẽ viết một bức tâm thư.
Thay vì bức tâm thư thứ chín Thầy có nói sơ rồi. Bức tâm thư thứ mười, là lúc bấy giờ đã có giấy tờ - nghĩa là nắm trong tay giấy tờ được Nhà nước cho phép rồi. Thì Thầy sẽ báo cáo cho mấy con biết và số tài khoản của trung tâm an dưỡng từ thiện đó như thế nào. Thầy sẽ cho mấy con biết hết. Nghĩa là bức tâm thư đó thầy sẽ gửi cho quý Phật tử, cho các chùa, tất cả mọi nơi đều biết hết.
Nghĩa là người nào có lòng mà góp sức, góp công vào hội từ thiện đó, Thầy không bảo mấy con ngay liền phải bỏ tiền vào đó đâu, mà mấy con phải nhìn xem Trung tâm an dưỡng từ thiện đó có làm từ thiện đúng hay không.
Điều đó là điều quan trọng để cho mấy con gửi giọt mồ hôi nước mắt của mấy con vào đó để an ủi sự bất hạnh của xã hội thì mấy con sẽ gửi. Còn chưa được, chưa đúng cái lòng từ thiện thì mấy con đừng gửi!
Thầy bảo trước cho mấy con biết khi Thầy viết bức tâm thư thứ mười Thầy sẽ nói rõ như vậy. Khi mấy con gửi gắm giọt mồ hôi, nước mắt của mấy con, gia đình mấy con vào làm từ thiện là phải làm đúng. Còn nếu làm sai thì nhất định Thầy không cho làm. Đó là cái sự thật.
Cho nên ở đây có sự làm việc của những người quyết tâm, làm tốt, an ủi những người bất hạnh trong xã hội. Thì lúc bấy giờ Thầy mới cho mở. Chứ còn những người còn tâm Tham, Sân, Si mà vô làm thì vấn đề tiền bạc nó mang tiếng lắm mấy con. Không dễ gì, cho nên ở đây làm cái điều này với một số người.
(20:57) Ví dụ như bây giờ lớp chúng ta nè ly dục ly ác pháp nè hết tham, sân, si rồi. Trong khi mấy con đứng lớp còn lãnh trách nhiệm để mấy con điều khiển một phần gì ở trong đó quan trọng của Trung tâm an dưỡng từ thiện chứ không phải không đâu.
Các con nhớ đây là vấn đề lợi ích cho xã hội. Và lợi ích cho những người bất hạnh trong xã hội nhiều lắm. Bởi vì nhìn trước mắt của Thầy người ta khổ quá. Và cũng từ đó chúng ta hướng dẫn họ sống có đạo đức nhân bản. Nếu không có điều kiện như vậy thì khó có thể hướng dẫn người ta sống có đạo đức lắm con, khó lắm.
Cho nên đó là những điều kiện mà mấy con đóng góp mồ hôi của mấy con cùng với công sức của Thầy để xây dựng nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho loài người.
Nó là một thể hiện cho thế giới chứ không phải là thường. Trung tâm an dưỡng là thể hiện đạo đức thật sự cho cả thế giới cho cả loài người trên hành tinh. Nơi đó để cho mọi người người ta bắt chước. Mà nếu chúng ta làm xấu thì không thể ai bắt chước.
Cho nên ở đây Thầy nói nếu không làm thì thôi mà làm thì phải làm cho thật tốt làm cho thật sự với lòng thương yêu chúng ta thật sự. Mà Thầy đã dạy Tâm Từ mấy con thì đó chúng ta thực hiện lòng từ chúng ta tại đó.
Mấy con hiểu chưa? Cho nên vấn đề này để Thầy hướng dẫn mấy con lần lượt - Thầy hướng dẫn mấy con thành lập hội từ thiện ở trong gia đình của mấy con.
(22:20) Trưởng lão: Anh, em, con, cháu chúng ta. Một đứa bé đi học thôi, với một buổi sáng nó ăn cái nắm xôi thôi, bữa sáng đó nó không ăn nó để dành đồng bạc cho vào hội từ thiện của gia đình nó thì cái lòng của đứa bé ấy đáng ca ngợi. Và những gương hạnh đó Thầy ca ngợi rất lớn. Thầy nói một đứa bé sáng ba cho năm đồng mười đồng hay một trăm để đi mua cái gói xôi thôi nhưng vì lòng từ thiện nó bỏ vào để giữ. Thì hướng dẫn sao cho các con trong gia đình mình có những hành động từ thiện như vậy và miếng ăn của nó buổi sáng để lót lòng nói lên được lòng thương yêu với những người bất hạnh đang khổ đau rất lớn. Nó đóng góp từng đứa bé nhỏ.
Ở đây cái hội từ thiện của Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn mấy con thành lập hội từ thiện với cái lòng thương yêu thực sự, với Tâm Từ thật sự.
Thầy hướng dẫn từng chút mấy con, chứ không để mấy con tự xây dựng đại đâu. Mỗi gia đình Thầy sẽ được gửi từng bức thư đến. Thầy sẽ nói từng gia đình, từng một cháu bé, từng một người trong gia đình.
Mỗi ngày chúng ta đi chợ, chúng ta nội trợ chúng ta bỏ ra một số tiền chút thôi, giành lại, cả gia đình chúng ta nhịn ăn một chút xíu thôi. Chúng ta bỏ vào đó để làm từ thiện đóng góp cho sự bất hạnh của xã hội. Thầy sẽ nói mọi người sẽ đọc bức thư gây xúc động. Và từ đó người ta vui vẻ người ta làm nhưng chúng ta sẽ quan sát hành động của những người làm này.
Chứ không phải chúng ta mù mắt, nhắm mắt đó để đưa mồ hôi nước mắt của mình để cho người ta tự xài (người ta), hưởng thụ cái đó thì không được. Đối với Thầy điều đó hoàn toàn là không được, cho nên Thầy làm một việc gì Thầy sẽ cân nhắc kỹ lưỡng. Cho nên các con thấy từ bức tâm thư này dần đi đến bức tâm thư khác.
(24:15) Trưởng lão: đến đây, bây giờ thì các con sẽ nghỉ, hết rồi. Thầy trả lời hết rồi. Bây giờ sẽ lo về phần các con tu tập. Thầy sẽ vào… Câu cuối cùng? Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy cái gì thêm nữa không? Hỏi đi rồi Thầy sẽ vào.
Tu sinh: kính thưa Thầy, bây giờ quán Vô Lậu nghề nghiệp với Tâm Từ của mình thì đối với mình, thì gồm có những góc độ nào để quán thưa Thầy?
Trưởng lão: À, bây giờ thì con chưa có học bài Tứ Vô Lượng Tâm; Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả về vô lượng đó. Thầy đã nêu ra thì bây giờ mấy con triển khai tri kiến hiểu biết đã. Để Thầy coi mấy con viết nó đúng như thế nào? Không đúng Thầy sẽ chỉnh lại bài của mấy con cho đúng - để mình thực hiện đời sống từ tâm mà. Chứ còn bây giờ chưa hiểu. Con nói tôi tu Định Vô Lậu Tâm Từ con thì chưa đâu! Từ của mấy con chưa sâu đâu, nó còn cạn lắm. Khoan đã. Cái vấn đề này khoan đã.
Tu sinh: dạ, con hỏi là cái bài làm của con ví dụ như nói về lòng từ đối với mình, lòng từ với người khác thì có những phần như thế nào ạ?
Trưởng lão: đối với mình thì như bệnh của con này con phải có lòng từ như thế nào để cho nó đừng có bệnh. Bây giờ thứ nhất bệnh mình phải quán bệnh đó là nhân quả là nghiệp. Thầy đem cái ví dụ như con lòng từ đối với mình.
Bây giờ nó đau nhức mà mình chịu đau nhức sao? Như vậy là mình không có lòng từ, nó đang khổ mà có phải không. Do đó Bây giờ mình muốn lòng từ đối với nó thì mình làm sao đây? Tức là mình phải suy nghĩ, suy nghĩ như thế nào đó là nhân quả mình phải trả bởi vì mình có gieo nhân nào đó nên bây giờ mình phải mang cái thân này.
Cho nên tâm con không dao động không sợ hãi trước bệnh đau. Đó là con đã trải lòng từ với nó rồi đó, cái suy nghĩ đó là lòng từ đó, con viết cái đó là lòng từ con đó. Bây giờ nó an ổn không sợ.
(26:08) Vậy thì những lời Thầy dạy, Phật dạy để nhiếp phục được tham ưu ở trên thân của nó. Bây giờ Pháp của Phật như vậy, đức Phật dạy:
"An tịnh thân thành tôi biết tôi hít vô
An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra"
Vậy thì muốn cho cái thân mình được an ổn như vậy thì phải tu tập, phải siêng năng, phải cần mẫn hàng ngày phải như thế nào? Hoặc là Thầy dạy đưa cánh tay ra đưa cánh tay vô hoặc là Thầy dạy Pháp Thân Hành Niệm. Bây giờ chỉ còn pháp Phật mới cứu mình thôi không còn cách gì nữa. Để nhiếp phục tham ưu trên thân của mình Phật dạy Tứ Niệm Xứ.
Cho nên, vì vậy mình dùng cái Chánh Niệm - "tức là cái hành động thân của mình để mình đối trị những cái này. Tức là con thực hiện lòng từ của con đối với con. Con hiểu chỗ đó chưa?"
Chứ mình tự mình để người khác dính vô không có được, tự mình mình à. Bây giờ tại sao mình đi xớn xác mình đá vào cục đá nó làm cho mình đau chân như vậy rõ ràng là sự lật đật này, sự vội vàng này nó làm cho mình phải cân nhắc từ nay về sau - làm cho mình đau mà.
Vậy mình có lòng từ với mình thì phải có hành động nào đây để từ nay về sau đi đứng phải cẩn thận, chậm chạm nhìn trước nhìn sau không được vội vàng. Dù tất cả chuyện gì thì cũng không được vội vàng vì có những trường hợp xảy ra làm cho mình đau khổ. Vậy mình thương mình thì mình phải làm sao đây. Phải cẩn thận. Mà cẩn thận đi đứng tỉnh táo chú ý kỹ hẳn hòi, từng bước đi chú ý kỹ đàng hoàng không để mình đạp gai, đạp miễn chai hoặc đá cục đá thì đó là lòng từ của mình. Đó con nói những cái này điều là con diễn tả được lòng từ của con đối với con đó. Đó con hiểu chưa? Biết bao nhiêu chuyện con nói về lòng từ của con đối với con.
(27:49) Giải dụ con đặt cái vấn đề đó. "Hôm đó tôi đang đi vội vàng trời chuyển mưa, lật đật chạy ra đem mấy y áo vào không nó ướt thì lật đật chạy đá vào cục đá làm sứt móng chân chảy máu đau đớn quá chừng". Đó bây giờ lấy câu chuyện đó để nói về lòng từ, con thấy đó mình nói không dính dáng đến ai đâu. Bây giờ nói có người chọc mình làm mình tức giận là xong rồi đó. Phải không?
Bây giờ có hai phần. Khi mà người khác chửi mình thì lòng từ đầu tiên là làm cho Tâm mình không giận.
Lòng từ thứ Hai là với người khác không được nói nặng mình phải yêu thương người chửi mắng mình bằng sự tư duy như thế nào để mình thương người chửi mình. Đó là lòng từ đối với người.
Nhưng trước khi đối với người thì phải đối với mình trước. Mình không giận, người ta chửi mình, đánh mình mà mình không có tức. Mình không tức là mình phải có lòng từ với mình. Bởi vì đến giai đoạn hai là phải có đối tượng.
(28:52) Cho nên những cái tu tập của chúng ta phải thấy đối với mình thì những đối tượng xớn xác không cẩn thận nó xảy ra cho mình. Tôi lật đật, tôi đảnh lễ Thầy. Tôi đập cái đầu tôi xuống mà tôi quên coi con sâu ngứa, trời đất ơi, trán tôi bây giờ nó ngứa nó sưng lên. Các con hiểu không? Đó là cái thiếu cẩn thận cho nên mình cân nhắc mình biết thương mình thì hãy cẩn thận. Để không xảy ra sự đau khổ. Đó là lòng từ. Các con thấy chưa?
Cái hành động cẩn thận tức là tỉnh thức hàng ngày đức Phật dạy mình tỉnh thức trong từng hành động. Chánh Niệm Tỉnh Giác đó mấy con. Đó là lòng từ ở chỗ đó đó chứ. Hồi nào tới giờ cứ nghe Chánh Niệm Tỉnh Giác thôi, nhưng mình không ngờ đó là lòng từ. Nếu mà thiếu tỉnh giác coi chừng người ta chửi nó giận liền đó. Có phải không mấy con?
(29:40) Áp dụng vào chỗ này mấy con mới thấy lần lượt những cái bài tu tập của mấy con thực hiện qua lòng từ của mấy con hết đó. Cho nên Từ Vô Lượng Tâm mà nó không còn chỗ nào bỏ sót. Cho nên nó là pháp độc nhất đi đến cứu cánh giải thoát.
Bây giờ Thầy nói vậy lần lượt thôi, có sai chỗ nào tới đó Thầy dạy nữa. Dạy cho mấy con quán cho sâu, cho thâm sâu tất cả những cái này mấy con đều hiểu hết. Rồi mấy con thấy cuộc sống mấy con sống với lòng thương yêu chân thật thương mình, thương người, thương yêu mọi vật. Do chỗ càng thương nên mấy con cần cẩn thận càng lúc mấy con càng tỉnh thức. Sức tỉnh mấy con, lòng thương yêu mấy con. Mấy con không bao giờ nổi giận.
Mấy con tu tập đến đây rồi sẽ biết - từ đó, từ thân tâm nó nhắc mấy con - nó làm cho mấy con không phải bây giờ các con tập tỉnh thức tập trên từng bước đi biết bước đi đâu. Mà từ đó, từ đó nó tập cho các con tỉnh thức rất lớn.
Lòng các con thực sự thương yêu rồi, thì mấy con thấy con người mình chưa dạy về Chánh Nghiệp nhưng nó có oai nghi tế hạnh ở trong đó.
Nó đẹp đẽ vô cùng lận. Hễ mà tu đúng, học đúng từ cái pháp này nó sẽ đem đến cái đẹp của pháp kia, rồi học pháp kia nó sẽ giúp cho chúng ta chuẩn bị cho pháp khác.
Nó càng ngày càng đi đến chỗ giải thoát hoàn toàn.
(30:56)Trưởng lão: thôi rồi, bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?
Tu sinh: Kính bạch Thầy xin Thầy triển khai thêm chút nữa về Từ Tâm đối với thiên nhiên, bão tố, lũ lụt, rồi động đất thì Từ Tâm, thì xin Thầy triển khai thêm chút nữa ạ?
Trưởng lão: cái đó là cái phần con. đối với thiên nhiên lũ lụt, bão tố này kia đó thì con quan sát, con gửi sự từ tâm, con thương yêu với tất cả những sự kiện xảy ra. Tại sao vậy?
Tại vì Những điều ác quá, những từ trường ác quá nó tạo thành những cái đó. Để mà diệt cái ác, đi để mà tạo thành cái thiện thì cần phải có những lý luận. Mình phải có đôi mắt nhìn nhân quả.
Con hiểu? Từ đó con sẽ thấy con rất thương yêu những trận bão, trận lụt, trận sóng thần nếu không có người ta còn ác gấp mấy lần. Con hiểu không?
"Đó là quy luật của nhân quả. Mình thương yêu thiên nhiên, mình từ tâm với thiên nhiên là từ tâm đối với cái huỷ diệt của ác pháp - cái hành động hủy diệt của ác pháp. Nếu không có nó thì con người không bao giờ sợ!"
"Cũng như nếu con người không có khổ - hạnh phúc thì không bao giờ người ta đi tu đâu!. Có khổ người ta mới đi tu. Cái tai nạn nó xảy ra thì đối với mình, mình quán trách. Tại sao tai hoạ lại thế này? Tôi khổ quá! Tôi què tay, què chân một chỗ. Nhưng vì nhờ tai nạn này, tôi mới thấy đời khổ, tôi mới đi tu". Con thấy không? Mình thương yêu cái tai nạn này.
(32:20) Tu sinh: dạ Kính Thưa thầy thêm nữa là về vấn đề khi nói về từ tâm, thương yêu mọi người trong quá khứ đã từng nhiều kiếp là cha, mẹ, anh, em. Nhưng nói với người khác, người khác nói tôi không tin có kiếp trước như vậy thì phải thuyết phục làm sao ạ?
Trưởng lão: "Mình nói không có kiếp trước như vậy thì mình cứ nhìn vào nhân quả thì biết. Không có kiếp trước như vậy, tại sao trái xoài lại có hạt xoài? Rồi cái hạt xoài đó nó sẽ lên cây xoài, mà cây xoài cho bao nhiêu trái đâu phải cho một trái đâu!"
Nhìn vào nhân quả thì con người cũng vậy. Bây giờ nói về hành động nhân quả của con người. Người ta vừa chửi mình, mình tức giận, mình chửi họ thì bắt đầu nhà họ bao nhiêu người chạy ra chửi mình.
Một nhân có bao nhiêu quả? Một quả có bao nhiêu trái? Rồi bao nhiêu trái nó có bao nhiêu hạt? Rồi hồi đó có hai người chửi, bây giờ người ta xúm nhau, hai gia đình chửi nhau. Rồi chửi rồi, bắt đầu nó tăng lên, nhân quả nó tăng lên. Nói không có sao nó tăng lên nó đánh lộn nhau dữ vậy? Bây giờ người nằm nhà thương, người đi ngồi tù. Đó nói không có nhân quả làm sao được!
Tu sinh: dạ ý người ta nói kiếp quá khứ người ta không có thấy người ta không tin thì phải làm sao ạ
Trưởng lão: bây giờ mà nói về quá khứ mà không tin thì mình mới chỉ cho họ thấy. Quá khứ không tin tại sao cha mẹ mình, tại sao cây xoài nó mất đi, trong hiện tại cây xoài bị đốn nhưng mà còn bao nhiêu cây xoài con nó còn chớ. Vậy nó do từ đâu mà có cây xoài này?
Như những cây mít nó chết rồi nhưng nó còn những cái mít con chứ nó đâu có hết. Con thấy không? Rồi nó tiếp tục nó có trái nữa. Rồi bây giờ những cây mít đó nó chết rồi nó còn để bao nhiêu trái nữa chứ đâu phải tiêu hết. Vậy mấy ông nghĩ đi bây giờ mình chết hết à? Đâu nó còn chứ bởi vì quy luật nhân quả mà.
"Con người là một vật cũng như thảo mộc ở trong vũ trụ này đều chịu quy luật của nhân quả thì không nhân không quả" - không nhân không quả thì làm sao có được? Cho nên vì vậy nên cứ lấy thảo mộc để "xấp" cho họ thấy.
"Rõ ràng cây xoài mẹ bây giờ mất rồi, cũng như tôi mất rồi nhưng mà nhìn thấy được những cây xoài con, nó đâu có mất; thì tôi có chết đi thì mấy người nhìn con người có khác; nó mất chứ đâu có mất - xung quanh đó những đứa con tôi còn chứ đâu có hết!" Đó là những cận tử nghiệp. Còn những nhân quả mà tôi đang sống "nó" sinh ra như thế này.
Tôi hỏi? Cây mít còn sống mà bao nhiêu cây con chứ bộ, chứ bộ nó chết rồi nó mới lên cây con hay sao?
Phải không? Rõ ràng mà nhân quả mà nên phải lấy thảo mộc làm chứng minh, chứ bây giờ mình đâu lấy cái gì để chứng minh được ở bên kia thời gian. Cuộc đời này chết rồi đi sinh ra thì họ đâu biết?
(35:07)Tu sinh: ví dụ một người sinh ra có tật nguyền thì có lẽ trong quá khứ gì đó. Mà quá khứ thì đâu biết.
Trưởng lão: đức Phật nói như thế này, cũng như bây giờ trái đu đủ này nè, có người lấy cây gì đó hoặc lấy dao dạt nó cái thì nó có tật, thì nó cũng có thẹo. Nó lành nó cũng có tật vậy. Con người ví dụ như nó có nhân quả gì đó. Cho nên bây giờ mình sinh ra lành lặn như thế này đi xe đụng gãy chân nó có tật trong cái hiện tại. Mình nói trong cái hiện tại.
Còn về cái vị lai, bây giờ mình luôn luôn bẻ giò bẻ cẳng mấy con ếch con nhái thì tới kiếp sau mình trả cái quả đó, thì nó qua cái quá khứ rồi. Thì chắc chắn mà mấy người đòi hỏi cái điều đó thì mấy người làm ơn giùm tôi chút, làm ơn tu như tôi đi, như Phật đi rồi có Tam Minh mấy người nhìn. Chứ còn bây giờ mấy người đòi hỏi mấy chuyện đó thì tôi lấy thảo mộc chỉ cho mấy người thôi chứ không biết cách nào.
Hoặc là nói tại sao có què quặt, què quặt thực sự ra là trái cây đó, bây giờ ra trái như vậy mình dạt đi một miếng, tôi để nó dính thì nó cũng lành trở lại cũng như người ta nó cũng có cái thẹo.
Thì nó là nhân quả, nếu mà tôi không dạt nó thì nó đâu có cái tật đó. Tôi dạt nó nên làm cho trái đó nó có thẹo, nó méo đi hoặc là mất đi chỗ nào đó. Đó là cái tật của nó đó là nhân quả cho mấy người thấy.
Chứ còn qua một cái đời thì mấy người phải học như chúng tôi đi, học như Phật thì mấy người mới thấy được - có cái hiểu biết đó, nó đang gây trong mấy người đó. Nhưng nó chưa có hoạt động thôi! Chứ nó hoạt động nó hướng dẫn cho mấy người. Chứ bây giờ mấy người hỏi thì thật ra với tri kiến mấy người nó hạn cuộc lắm - nó hạn cuộc trong cái không gian và thời gian.
Cho nên mấy người khi mà nói về thời gian thì quá khứ một đời, đời thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư thì mấy người không còn biết được nó ở đâu. Còn về không gian giờ ngồi đây mấy người nhìn có cái không gian như thế này. Chứ nhìn đây mấy người nhìn chợ Trảng Bàng mấy người chưa thấy được. Hoặc ngồi trong này mà cái vách như thế này, mấy người chưa thấu suốt qua bên kia được. Tức là mấy người bị không gian và thời gian ngăn cách rồi. Với cái hiểu biết của mấy người trong đầu bây giờ bị không gian và thời gian ngăn cách.
(37:35) Chứ có nghĩa mấy người không thấy là ở ngoài không có sao? Mấy người hiểu như bây giờ vách tường cùng hết, người ngồi trong nhà tôi thấy không gian này hẹp lắm, do không thấy chứ mấy người đừng nghĩ rằng bên ngoài không có. Con hỏi gì nữa không con?
Tu sinh: bạch Thầy cho con hỏi , tuần tới trúng vào ngày Tết, tụi con có học không Thầy?
Trưởng lão: có chứ con! Mình luôn luôn không có cái ngày nào là Tết. Ngày nào cũng đang Tết hết.
Tu sinh: ngày đó Thầy không ở không mà học, khách quá trời luôn.
Trưởng lão: không, Thầy không tiếp khách họ đâu, họ đến họ đến tự họ tham dự. Cho họ tham dự cái lớp học của mình thôi. Chứ Thầy có tiếp khách đâu.
Tu sinh: họ cứ hỏi bình thường, chứ không có
Trưởng lão: từ nay về sau trong mấy ngày học thôi. Còn trong mấy ngày kia mấy con cố gắng mà tu. Lần lượt Thầy kiểm tra tu đúng rồi mấy con cứ tu không hỏi nữa.
Tu sinh: thứ năm với thứ Bảy rồi khỏi ha?
Trưởng lão: coi như lúc này mấy con còn hỏi, thắc mắc gì mấy con còn hỏi trên cái bài mấy con làm đó. Hết bài rồi mấy bắt đầu hết hỏi. Còn bây giờ hỏi để mấy con triển khai tri kiến mấy con, cái vấn đề đó là quan trọng.
Sau khi Thầy cho áp dụng vào việc tu rồi đó mấy con đã nhìn được bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp đúng rồi đó. Thầy xét lại mọi người nhìn đúng rồi đó thì bắt đầu cho vô tu thì mấy con không có hỏi Thầy nữa. Hỏi Thầy là động tâm không được đâu!
Lúc bấy giờ nó khác rồi, nó qua một cái lớp khác rồi. Cái lớp thứ Hai rồi đó. Lớp này là lớp thứ nhất nè. Qua lớp hai là áp dụng sáu tháng lớp thứ Hai.
Sáu tháng lớp học nhưng mà Thầy thu ngắn thời gian lại để cấp tốc. Chứ mà còn cho mấy con học để cho đúng đó, người nào Thầy cũng nâng đỡ lên thì mấy con phải làm bài cho đúng hết, không được sai. Nghĩa là những bài nào Thầy thấy, thay vì bây giờ mấy con làm những bài rồi như những bài về nhân quả thảo mộc Thầy thấy xong rồi Thầy mới cho lên cái lớp khác.
Còn bây giờ trong số những người ở đây, bài thảo mộc chưa làm được, chưa đúng đó mấy con. Cái trình độ đó chưa được lên đâu nhưng mà Thầy cứ đưa lên để đặt cách cái người lên được cho cái lớp đó lên. Còn cái lớp đó ở lại học lại nữa, để mà nhẩm lại cho tri kiến chúng ta nó thông suốt; chứ không được lam nham đâu. Để chúng ta áp dụng vào chỗ tu chúng ta thông suốt hết chúng ta mới hóa giải được, chuyển đổi được.
(40:02) Chứ bây giờ tới thông suốt - bây giờ Thầy đưa một đề tài cho mấy con làm như ái kiết sử nè. Thầy đưa đề tài cho mấy con làm mà mấy con không có thông suốt cái lớp Chánh Kiến thì làm sao mấy con có tri kiến làm cái bài hóa giải nó được.
Mấy con nói chung chung làm sao Thầy chấp nhận. Bởi vậy làm sao nó giải thoát được.
Mấy con hiểu điều áp dụng chưa? Phải nâng đỡ trình độ mấy con lên đến cái mực nào. Sau đó mới phân cái lớp đó ra. Trình độ thấp kém thì mấy con phải ở lại học để triển khai tri kiến mấy con cho đầy đủ. Tới đó mấy con sẽ viết thành bộ sách Đạo Đức đó. Để triển khai đạo đức nhân bản - nhân quả .
(40:44) Tu sinh: bạch Thầy, con hỏi thêm về phần tu Tứ Niệm Xứ có những niệm khởi về ái kiết sử quán hoài mà chưa có hết.
Trưởng lão: bây giờ Thầy mới cho con cái đề tài ái kiết sử rồi bắt đầu con làm cái bài. Thầy coi con làm có thông suốt không? Chưa thông suốt thì cứ làm hoài khi nào thông suốt rồi Thầy mới chịu thì như vậy ái kiết sử đi đi không đến nữa. Bởi vì con thông suốt rồi, còn không thông suốt thì ít bữa nó lại nữa. Cứ nhớ nhà hoài thì nó chưa thông suốt tức là con chưa có quán sâu được, mà chưa thấm nhuần.
Tu sinh: nó tu cứ tự nhiên nó khơi khơi nhớ cha con, nó cứ
Trưởng lão: thì đó là ái kiết sử đó. Thầy nói ở đây cái tật của mấy con là cái bệnh mấy con là ái kiết sử nhiều lắm. Thầy cứ cho ái kiết sử trước để cho mấy con phá. Rồi ái kiết sử mấy con phá được những bài của mấy con. Ở đây nó không có lớp này làm được thì cho tăng lên mà không được cho ở lại hoài. Để xả cho được cái tâm đó đó.
Chứ không phải mình phá sơ sơ ít bữa nó hiện ra, ít bữa nó hiện ra. Nhất định là phải quét cho được cái này, hoàn toàn nó không còn cái này nữa, đến không được. Với tri kiến mấy con thông suốt như vậy đó, nó không đến ái kiết sử làm cho mấy con nó dao động tâm, bởi vì đó là tình cảm mà. Cái này quá sâu rồi.
Tu sinh: khi nào xong bốn bài này xong thì làm cái bài này.
(42:01)Trưởng lão: đó tới áp dụng thực hành. Khi mà con tu Tứ Niệm Xứ nó có niệm gì đưa ra. Rồi làm cái bài đó phải nộp cho Thầy nữa đó. Chứ không phải tự cái niệm là tự đề tài của con trong đầu nó ra con phải làm, làm đưa cho Thầy xem nữa. Có Thầy triển khai giúp thêm để hóa giải niệm đó chứ một con chưa đủ sức. Thầy biết chưa đủ sức là tại mấy con quán chung chung quá, khơi khơi chưa đủ, Thầy nói còn thiếu quán thêm.
Nghĩa là có thể cái niệm khởi ra con phải tu mấy ngày mới viết được cái bài, hoặc một tuần lễ con mới viết được cái bài cho nó thông suốt được cái niệm mà con khởi lên đó.
Còn mấy cái niệm kia chưa nói đến đâu. Bây giờ lo cái niệm này cho xong. Cũng như bây giờ nói Đức Từ Tâm, con phải làm cho xong Đức Từ Tâm này chứ không có nói chuyện Bi Tâm, Hỷ Tâm gì trong này được hết.
Con hiểu chưa? Làm cho xong cái niệm này cho xong cho thật sạch rồi thì có cái niệm nào đó. Còn không có Thầy cho cái niệm, Thầy cho khởi niệm cho mấy con. Còn mấy con có niệm khởi thì Thầy khỏi cho rồi mấy con làm.
Nhưng các con nhớ nè khi mà cái niệm của mấy con tự khởi ra thì đứa niệm này đứa niệm khác nó rất khó cho Thầy. Còn Thầy cho chung một cái niệm, mấy con tập trung làm cái niệm đó cho thông suốt. Rồi Thầy cho chung một cái niệm khác cứ lần lượt Thầy cho từng cái đó. Mà tất cả niệm trong đầu các con chỉ loanh quanh một số niệm đó. Thầy biết nó không chạy đâu khỏi niệm đó hết. Thầy cho hết rồi đó, những niệm tào lao nó không cần thiết đâu sợ.
Còn những niệm làm cho tâm con lo lắng phiền não đó là những niệm rất sợ. Nó là chướng ngại pháp, nó là ác pháp. Cho nên phải diệt những niệm đó hết. Mà diệt những niệm này hết thì ba cái niệm tào lao nó không tới các con nữa. Nó không giỡn chơi mấy con. Cho nên ở trong sự tu tập là như vậy đó mấy con.
Tu sinh: thưa Thầy trong Kinh Duy Ma Cật có nói "chúng sinh bệnh thì Bồ Tát bệnh", xin Thầy giải thích câu này như thế nào?
Trưởng lão: nó chung chúng sinh bệnh, mà Bồ Tát bệnh vì chúng sinh bệnh cái đó là chuyện của Duy Ma Cật. Chứ mình đây không chịu thay thế nhân quả ai được đâu. Đức Phật có bảo: "các con tự thắp đuốc lên đi" đức Phật không đi cho mình. Có Bồ Tát Duy Ma Cật thì ngon lắm! (Thầy cười )Thôi bây giờ rồi ha mấy con?
Tu sinh: thưa Thầy cho con xin cây bút. Bút hết mực
Trưởng lão: xin cây bút hả con, để Thầy cho cây bút mới.
Tu sinh: cái này con tí mực,
Trưởng lão: tí mực? Con lấy cái này đi.
Có cái xin cái này? (Con) cái này để nói chú Vàng để từ từ giải quyết cho. Để coi ông sang được không? Rồi bút tập rồi đó
Tu sinh: (45:30) Thưa Thầy con muốn, con có niệm của con (45:37- 45:47)
Trưởng lão: sao mấy người tu không có triển khai tri kiến, toàn nói chuyện phiếm con.
Tu sinh: con nói nhiều lần.
Trưởng lão: thôi được rồi.
Tu sinh: (45:56 - 46:02)
Trưởng lão: Thầy giải quyết cho.
Tu sinh: (46:06- 46:16)
HẾT BĂNG