00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 070A - DÀN BÀI ĐỨC TỪ TÂM - ĐỌC BÀI NGUYÊN THANH

LCK 070A - DÀN BÀI ĐỨC TỪ TÂM - ĐỌC BÀI NGUYÊN THANH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 24-01-2006

Thời lượng: [01:04:21]

1. DÀI BÀI ĐỨC TỪ TÂM

(00:05) Tu sinh: ( nghe không rõ )

Thầy trả bài cho các tu sinh.

(00:34) Trưởng lão: Giờ con đi trả những tập này.

(02:07) Bài làm của mấy con có nhiều tiến bộ nhưng mà viết phải dựa vào cái dàn bài, cách thức viết nó không bị sai. Chứ không khéo mình viết cái ý thì nó không sai, nhưng cái nào trước, cái nào sau - nó phải theo thứ tự thứ lớp nó, thì mấy con chưa biết lập cái dàn bài nó có thứ lớp. Cho nên nó có nhiều cái sai, và nó không có đi sâu, chỉ có khi mình nói ra, mình viết ra nó chung chung không được sâu. Cho nên bắt đầu bây giờ thì các con viết bài Đức Từ Tâm, thì Thầy cho cái dàn bài trước “Đức Từ Tâm”

Đức Từ tâm là tên chung của Tâm Từ, nhưng trong cái Tâm Từ nó có nhiều thành phần ở trong đó. Ví dụ như Đức Từ Tâm, mấy con bước vào đầu các con giới thiệu Đức Từ Tâm có bao nhiêu nhóm Từ Tâm?

1. Nhóm thứ nhất: Từ tâm là lòng thương yêu của mình đối với mình

(03:15) Mình phải thương yêu mình trước đã. “Nếu mình không nói được sự thương yêu đối với mình thìmình sẽ không biết cách thức, mình biết đối với mình có sự đau khổ, có sự giận hờn, có sự phiền toái, có sự đau nhức cơ thể, thì lòng từ của mình đối với mình như thế nào để cho mình không có sự đau khổ đó nữa thì gọi là Đức Từ Tâm đối với mình". Đó là cái tựa đề. Rồi kế nữa.

2. Nhóm thứ hai : Đức Từ Tâm đối với người khác

(03:47) Đối với mình rồi phải đối với người khác chứ chẳng lẽ đối với mình rồi thôi, rồi bấy nhiêu đó thôi, đối với người khác để mình còn có lòng thương yêu người khác nữa.

3. Nhóm thứ ba : Đức Từ Tâm đối với các loài động vật

(03:58) Đức Từ Tâm đối với người khác rồi còn Đức Từ Tâm đối với các loài động vật nữa. Phải đi từng phần chứ nói lung tung cũng Từ đủ thứ hết, cái trước cái sau. Cho nên phải có Đức Từ Tâm đối với loài động vật.

4. Đức Từ Tâm đối với các loài thảo mộc

(04:16) Rồi Đức Từ Tâm đối với các loài thảo mộc, cây cỏ nữa. Mình cũng thương yêu sự sống mà.

Đức Từ Tâm chẳng qua là Đức Hiếu Sinh, lòng thương rộng rãi - Từ Vô Lượng Tâm. Các con nghe Tứ Vô Lượng Tâm: Từ Vô Lượng Tâm, Bi Vô Lượng Tâm, Hỷ Vô Lượng Tâm, Xả Vô Lượng Tâm; vô lượng cho nên rất nhiều.

Vì vậy mà phải theo một cái dàn bài. Từng đề mục của nó mình để triển khai ra nó mới đúng, không khéo sẽ viết chung chung, cũng nói Tâm Từ mà lúc thì thương người, lúc thì thương vật - không cái nào ra cái nào, chung chung. Cho nên Thầy cho dàn bài để mấy con thấy, để mình đi sâu được, môi thứ đi sâu được, còn nếu không thì, Đức Từ Tâm với thiên nhiên mấy con.

Rồi mục đích, cái cuối cùng của nó là mục đích của Đức Từ Tâm là để làm gì? Để mình kết luận nó. ( nghe không rõ )

Vì vậy, thì chúng ta thấy trước khi giới thiệu bài của mình nói về Đức Từ Tâm, thì mình phải tóm lược cho người ta thấy mình phải nói những đề mục nào, đề mục nào, mình giới thiệu mà, giới thiệu Đức Từ Tâm thì mình mới thấy.

Ở đây bài của Nguyên Thanh viết nhiều về Đức Từ Tâm nhưng không được Thầy hướng dẫn cái đề mục. Cho nên theo nó thì nó có một cái nhóm đưa ra nhóm giới thiệu Đức Từ Tâm. Cái nhóm của nó. Nó có giới thiệu cái nhóm, nó viết. Nó đưa ra những cái nhóm nhưng mà nó không có theo…​ nó có những cái đúng mà có nhưng cái nó tự nghĩ ra.

Như đầu tiên nó giới thiệu nhóm Đức Từ Tâm: thì nó so sánh Đức Từ Tâm với Bác Ái; Tâm Từ của đạo Phật với lòng bác ái của vua Chúa như thế nào? Cái nghĩ của nó đưa ra. Công năng của Đức Từ Tâm. Nó đưa ra công năng của Đức Từ Tâm, rồi nó đưa đến Đức Từ Tâm trong thời đức Phật - Giáo chủ Thích Ca. Cái nghĩ của nó.

Còn Thầy xoáy vào "Đức Từ tâm đối với mình; đối với người khác; đối với loài động vật; đối với thảo mộc; đối với thiên nhiên; rồi mục đích của Đức Từ Tâm".

(06:39) Tức là dựa vào mọi cái, rồi mình chứng minh như đức Phật, Tâm Từ của đức Phật như thế nào? Có những mẩu chuyện Từ Tâm của đức Phật.

Ví dụ như vua Trần Nhân Tông, vua Trần Thái Tông, vua Lý Thái Tổ, Đức Từ Tâm của các vị đó thực hiện như thế nào? Do đó mình đem những mẩu chuyện đó. Còn ở đây mình phân tích ra như: Đức Từ Tâm trong thời đức Phật - Giáo chủ Thích Ca; Đức Từ Tâm đối với con người; Đức Từ Tâm trong giáo lý của đạo Phật; Đức Từ Tâm đối với thiên nhiên. Áp dụng Đức Từ Tâm vào bản thân mọi người.

Nó đưa ra được nhóm, giới thiệu được cái nhóm, còn hầu hết một số bài, mấy con viết rồi mà không đưa ra, không giới thiệu được nhóm. Nó khéo léo, nó biết cách thức. Trong đó, khi mà chúng ta đưa ra được như vậy, khi ta biết dàn bài thì viết không có lệch, nó không sai, nó không chung chung. Thầy biết mấy con có khả năng và có sự giúp đỡ mấy con thì mấy con sẽ lần lượt người nào cũng triển khai được tri kiến giải thoát một cách…​

(07:55) Cho nên vấn đề mà chúng ta triển khai tri kiến để chúng ta áp dụng vào đời sống của chúng ta để việc tu tập không bị ức chế tâm. Cho nên bốn Tâm Vô Lượng này rất quan trọng mấy con. "Trong Kinh Bát Hành có tám pháp độc nhất, ôm một cái pháp là có thể đi tới cứu cánh giải thoát". Cho nên khi mình giới thiệu Đức Từ Tâm, một trong bốn pháp của Tứ Vô Lượng Tâm. Cho nên nó đem lại lợi ích thế nào thì mình giới thiệu cho người ta biết lợi ích của Đức Từ Tâm.

Cuối cùng, mình đưa cái nhóm đó ra. Nhờ Đức Từ Tâm nó mang lại lợi ích gì; lòng thương yêu của mình mang lại lợi ích gì? Cái thứ nhất như nào? Cái thứ hai như nào? Đức Từ Tâm đó đem đến cuối cùng người ta chứng đạt Tam Minh. Các con thấy Đức Từ Tâm đi từ từ, bởi vì nó là pháp độc nhất đưa đến cứu cánh giải thoát chứng quả A-la-hán mà. Vì vậy, đưa tất cả kết quả mình giới thiệu cho người ta biết Đức Từ Tâm lợi ích lớn như vậy đó để mình thực hiện cho được lòng từ của mình.

Ở đây, nó không nêu cái lợi ích cho nên nó thiếu chỗ đó.

Nhưng mà, mấy con sửa cho tốt, càng viết mấy con càng thấu suốt hơn nữa. Bởi vì mình thấy, khi mình viết có nhiều cái mình viết chung chung. Mình hiểu mà mình hiểu chung chung, chưa lập dàn bài.

(09:29) Các con thấy đọc trong Phật Học Phổ Thông, các con thấy Hòa thượng Thiện Hoa khi muốn viết một cái bài nào - thầy thành lập cái dàn bài. Thầy viết đi thẳng vô cái dàn bài đó, không bị lạc tức là không bị lạc đề, không nói mông lung, không bị nói nó sai. Cho nên mình khi viết điều kiện là mình lập cho được cái dàn bài thì mình viết không sai. Hầu hết là mình viết đụng đâu viết đó, tới chừng mình giật mình khi mình thấy nó sai. Nói tới nó - nó lạc đi không đâu có đúng cái điều chính của nó, không đúng chủ đề của nó.

Do cái viết thì, bởi vì cái lớp này coi như Thầy đào tạo mấy con trở thành những giảng sư. Hễ người nào trong lớp này "xong rồi" thì mấy con đứng ra, đứng lớp mấy con dạy về đạo đức rất là tài, không có người viết nào mà dạy không được. Nghĩa là mấy con hoàn toàn là thuyết giáo mấy con rất tài. Mà thuyết giáo đúng con đường của đạo Phật-Bát Chánh Đạo đàng hoàng; chứ không nói bậy nói bạ, dựa kinh này kinh kia nói bậy nói bạ. Mà chúng ta thuyết giảng bằng cách đem Kinh Nguyên Thủy để chứng minh cho lời thuyết giảng của chúng ta. Thường thường chúng ta hay đem những lời Phật dạy trong Kinh Nguyên Thủy để chứng minh, nhất là Kinh Pháp Cú mấy con!

Kinh Pháp Cú nó cô đọng, Mình đem những lời Phật dạy để chứng minh cho Phật dạy chúng ta cái Tâm Từ như vậy, như vậy hoặc là đối với mọi người như thế nào? Kinh Nguyên Thủy của Phật rất tuyệt vời khi mà chúng ta không phải giảng suông. Cho nên chúng ta không đem bài kinh ra giảng suông mà chúng ta áp dụng lòng Từ, lòng Bi, lòng Hỷ, lòng Xả của chúng ta vì có những lời đức Phật chúng ta đưa vô để chứng minh, thì chúng ta đứng lớp dạy rất là tuyệt vời. Hơn là đem một bài kinh thuyết suông, thuyết giảng nghe chơi, Phật dạy vậy tôi giải thích vậy, nó không lợi ích thiết thực. Bằng cách chúng ta đem lời Phật dạy, có đức Phật dạy như này, câu nói đạo đức như thế này, lý luận như này, đây là đúng, không sai lời Phật dạy. Đó là cái Thầy đào tạo mấy con trở thành những giảng sư, những người mà thuyết giảng.

(11:41) Đồng thời các con tu tập - tu tập xả tâm; giới luật mấy con nghiêm chỉnh. Tức là thân giáo mấy con sống. Khi lớp này đào tạo rồi, ở chỗ nào có Trung Tâm An Dưỡng mở trường lớp dạy đạo đức. Tức là dạy Bát Chánh Đạo mấy con trở về đó, mấy con sẽ dạy từng lớp đó. Không có gì phải sợ nữa cả! Nghĩa là mấy con sẽ rất vững vàng. Những tài liệu như này, viết như này mấy con làm sao làm sai.

Và được Thầy hướng dẫn cách dựng cái sườn bài, cái dàn bài thì mấy con không dạy lạc chỗ nào được hết. Muốn nói một cái đề tài gì đó mấy con lập cái dàn bài ra, mấy con soạn thảo cái bài đó ra mấy con giảng không bao giờ lầm. Đồng thời, các con còn biết được người ta còn hỏi mình chỗ câu hỏi nào, chỗ nào mình biết được. Khi mình lập dàn bài mình biết được người ta sẽ hỏi mình chỗ này, khi mình giảng rồi mình chờ đợi cho họ hỏi mình, chứ không phải tránh né như các giảng sư đâu. Thường các giảng sư họ giảng rồi họ lật đật họ tránh né họ đi, họ sợ các Phật tử hỏi nhiều. Còn ở đây chúng ta không sợ ai, bất kỳ hỏi gì chúng ta cũng trả lời được. Bởi vì cái dàn bài chúng ta rất là vững vàng, không có chỗ nào chúng ta không thừa.

(12:50) Cho nên hôm nay mấy con thấy cái lớp học của chúng ta - tuy rằng có sự lộn xộn trong cái lớp học. Nhưng mà Thầy hoàn toàn những người làm cho cái lớp học chúng ta "động" thì Thầy cho họ về. Còn lại chúng ta vẫn tiếp tục học chứ không có giờ nào chúng ta nghỉ. Coi như mấy con có nghỉ không? Không có nghỉ! Chúng ta luôn luôn tiếp tục. Tuần nào chúng ta cũng có bài hết để chúng ta thu ngắn thời gian. Nếu mà nghỉ một hai tuần ăn Tết hoặc này kia mấy con sẽ mất thời gian. Mặc dù mấy con cũng tu như sự tu đó không có tinh tấn mấy con.

2. BÀI ĐỨC TỪ TÂM CỦA SƯ CÔ NGUYÊN THANH

(13:30) Trưởng lão: Bây giờ thì mấy con đọc đoạn này để cho mấy con rút tỉa kinh nghiệm thêm, để thấy được sự lý luận của Nguyên Thanh. Mình học bạn mà có gì xấu hổ mấy con. Thì Thầy đưa cho mấy con đọc một đoạn thôi chứ nhiều quá, quá nhiều. Chúng ta còn tiếp tục chúng ta học những cái khác nữa.

Để chúng ta rút tỉa những kinh nghiệm để thấy cái lý luận của bài Đức Từ Tâm. Ngay bây giờ có ai đọc dùm Thầy được không? Con đọc đi con. Những điều kiện tài liệu của Nguyên Thanh, những cái cần thiết để Thầy cho đánh vi tính rồi in, chứ nó viết như thế này mình phô tô ra nó ló cái đuôi, có nhiều tờ thừa ra như thế này, nó dài nó khó phô tô quá.

(15:00) Tu sinh: Con xin đọc: Bài viết 43 “Đức Từ Tâm”:

Khi chúng ta đến chùa, phương châm thường thấy là “Từ Bi-Trí Tuệ” được khắc nổi bật như để nhắc nhở mọi người nên nhớ đến cốt lõi của đạo Phật thật cao quý và trong sáng. Có thể khẳng định, Đức Từ Tâm là tâm dẫn đầu quan trọng nhất. Không có Từ tâm không là đạo Phật. Một vị lãnh đạo Việt Nam cận đại, Bác Hồ, cũng đánh giá đạo Phật là đạo Từ Tâm.

Ôn lại cuộc đời của đức Phật hẳn ai cũng phải nhìn nhận Đức Từ Tâm chính là động lực cao quý duy nhất đã thúc đẩy Ngài hiện thân trên cuộc đời này và đức Phật đã thể hiện trọn vẹn tình thương vô hạn ấy trong cuộc đời hoằng hóa độ sinh.

Thật vậy, bước chân du hóa của đức Phật đâu phải lúc nào cũng đi trên thảm nhung, hàng ngoại đạo và kẻ ác đã từng dùng mọi thủ đoạn để hạ uy tín và sát hại Ngài. Để đáp lại những việc làm ác độc, những lời nói xấu xa của họ, chúng ta thấy tỏa sáng nơi đức Phật ánh mắt hiền hòa, thái độ dịu dàng trầm tĩnh, lời nói từ ái xuất phát từ trái tim nồng nàn và tình thương sâu xa vô bờ bến của đấng Cha lành đối với muôn loài. Lịch sử đã ghi lại vô số những tấm gương Từ tâm cao thượng của đức Phật. Đức Phật cũng dậy hàng đệ tử cần phải thể hiện lòng Từ tâm trong cuộc sống, được kinh tạng Nikaya ghi lại rất nhiều:

"Hận thù diệt hận thù

Đời này không thể có

Từ bi diệt hận thù

Là định luật thiên thu"

(Kinh Pháp cú).

Hoặc: "Chư Tỳ Kheo, các ông phải tu tập như sau: Tâm ta sẽ không lạc hướng. Ta cũng không thốt lên lời ác, nhưng chúng ta sẽ sống thân ái, bi mẫn với tâm thân thiện, không thù nghịch. Chúng ta sống sung mãn toàn thể thế gian với tâm thuần thiện, bao la, quảng đại, không căm thù, không sân hận "(Trung Bộ Kinh).

Hoặc trong kinh “Lòng từ” của Tiểu Bộ kinh: "Như mẹ hiền che chở đứa con bà. Yêu quý con duy nhất thật sâu xa. Cho dù phải liều mình vì con trẻ. Với tất cả chúng sinh này cũng thế. Mong người tu tập quảng đại Tâm Từ". v. v.

(17:46) Chẳng những kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy, mà cả các tôn giáo khác cũng triển khai tinh thần Đức Từ Tâm này. Mặc dù thường được mọi người nói đến hai chữ “Từ Tâm”, nhưng bị người đã hiểu sai rất nhiều. Có người hiểu Đức Từ Tâm là một tình thương nhỏ nhặt tầm thường, nông cạn; có người hiểu Từ Tâm là một tình thương nhạt nhẽo, lãnh đạm, tiêu cực, thua xa “Tình yêu” hay “Bác ái”. Có người cho Đức Từ Tâm là hình thức biến thể của “ích kỷ”; lại có người đi xa hơn cho Đức Từ Tâm là một danh từ trống rỗng, là vô nghĩa.

(18:28)

A. NỘI DUNG CỦA PHÁP QUÁN TỪ TÂM

Khi áp dụng vào cuộc sống của bạn, thì đạo Đức Từ Tâm là đạo đức biết thương mình, phải thương mình thì sống như thế nào mới gọi là thương mình thật sự, mới gọi là đạo Đức Từ Tâm. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm về nội dung của pháp quán này như thế nào và dùng công hạnh gì để chúng ta học tập:

1/ So sánh Đức Từ Tâm và bác ái

2/ Công năng Đức Từ Tâm

3/ Đức Từ Tâm trong thờ đức Phật giáo chủ Thích Ca

4/ Đức Từ Tâm đối với con người

5/ Đức Từ Tâm trong giáo lý đạo Phật

6/ Đức Từ Tâm với thiên nhiên

7/ Áp dụng Đức Từ Tâm vào bản thân mỗi người

Muốn thương mình, hàng ngày phải rèn luyện theo phương cách sống từ tâm. Khi từ tâm có mặt trong cuộc sống của chúng ta là Thiên Đàng, Cực Lạc. Vì vậy cuộc sống không còn tham, sân, si, mạn, nghi. Do đó, Đức Từ Tâm là hành động biết thương mình, thương người, tôn trọng sự sống của chúng ta hàng ngày. Để vấn đề này được sáng tỏ, đầy đủ ý nghĩa mọi khía cạnh, chúng tôi xin trình bày ý nghĩa của Đức Từ Tâm như sau:

(19:46)

1. SO SÁNH ĐỨC TỪ TÂM VÀ BÁC ÁI

Trong đời hay các học thuyết tôn giáo khác cũng được nâng tình thương yêu, lòng bác ái, nhưng danh từ này chứa đựng nội dung hẹp hòi, có khi nó chỉ là tình thương yêu vợ con, gia đình, quyến thuộc, bè bạn, rộng hơn thì cho đến quốc gia, chủng tộc, loài người. Tôn giáo xướng lên thuyết “Bác ái”, nhưng nhà học giả không bàn xét đến lý chân thật, đua nhau học theo và cho đó là thiên kinh đại nghĩa. Phật giáo chẳng những không nói “Bác ái” mà còn cho “Ái” là cái nhân của khổ não và gốc của sinh tử . Vậy Phật giáo nói đến đức “Từ Tâm”, các tôn giáo khác nói “Bác ái” khác nhau ở điểm nào? :

(20:35) Xin trả lời rằng: Hai thuyết này ý nghĩa tuyệt nhiên giống nhau - không giống nhau, bởi vì đã gọi là “Ái” - yêu tất có nhân ái (người yêu) và sở ái (kẻ được yêu). Đã có nhân - sở (người yêu và kẻ được yêu) tất có nhân ngã (người và ta); lấy ngã làm nhân ái, nhân làm sở ái, đã có tướng nhân ngã tức là có tâm phân biệt, yêu ta hơn yêu người. Thế gian thường tình đều như thế cả, đó gọi là tục kiến. Nhưng nếu yêu người hơn yêu ta thì cũng trở thành biên kiến. Hơn nữa, đã gọi là yêu tất có điều kiện để yêu.

Ví dụ ta yêu người kia vì tướng mạo đẹp, học vấn giỏi, phẩm tính tốt. Nhưng tướng mạo, học vấn, phẩm tính không phải là cố định, chẳng phải là tuyệt đối, một mai theo thời gian biến đổi không còn đẹp, giỏi, tốt được như xưa hoặc chẳng được bằng người thì mình sinh ra chán ghét, không còn trở lại yêu người ấy được nữa. Tiến thêm một bước để nói, cái gì ta yêu thì người khác cũng yêu, ta yêu nên lấy đó làm vật sở hữu của ta và người khác phải mất cái vật để yêu của họ. Vì ta được mà người mất, người được mà ta mất.

Thông thường, người ta quan niệm sai lầm rằng từ tâm là bi lụy, mềm yếu, than khóc, tiêu cực…​ Người ta cứ tưởng rằng hễ đã từ tâm thì ai muốn làm thế nào mình cũng chịu, sống trong hoàn cảnh nào mình cũng theo, thiếu tinh thần tiến thủ.

Tóm lại, Từ tâm theo nghĩa thông thường là than khóc và nhu nhược. Phương thức sống này về đạo đức mà Phật dạy cho chúng ta là không làm khổ mình, khổ người thì trước tiên chúng ta hãy sống đạo đức với mình. Sống đạo đức với mình tức là sống có đạo Đức Từ Tâm. Vậy Đức Từ Tâm hiểu như thế nào? , chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm nội dung của câu hỏi đó.

(22:40)

B. NỘI DUNG

Định nghĩa: Đức Từ Tâm có nghĩa là phương cách dạy mỗi hành động của con người không bao giờ đụng chạm và làm chúng sanh đau khổ. Tâm Từ nghĩa là lòng thương mình, người bằng sự chấp nhận, không phê phán, giữ một không gian thanh thản trong tâm và lòng thương kẻ khác nhưng không vì lòng quyến luyến, muốn chiếm hữu. Từ tâm xuất phát do trí tuệ là tình thương vô điều kiện, một lòng đại từ tình thân hữu ấm áp đối với mọi loài ở mọi nơi. Tình thương ấy không chỉ có giới hạn trong những con người có liên hệ với mình nhưng không phải ta đi tìm kiếm người khác vì nhu cầu, vì mong muốn mà do sự sáng rõ của một tình thương vô bờ bến.

Đức Phật dạy: "Từ năng dữ nhứt thiết chúng sinh chi lạc. Bi năng bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ", nghĩa là: "Từ" là cho vui tất cả chúng sinh; "Bi" là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài. Diệt khổ và cho vui đó là tất cả nguyện vọng và hành động lợi tha, cứu người, cứu vật. Thế nên, Đức Từ Tâm không phải là thụ động, là trốn đời hay nhu nhược. Cái khổ và cái vui nói ở đây, không chỉ là cái khổ cái vui vật chất mà gồm cả khổ và vui tinh thần.

Hết khổ và được vui tức là hai khía cạnh của cuộc đời, nhưng không thể rời nhau được. Khi được vui một phần nào tức là đã bớt khổ một phần nào ấy là trong “Từ” có “Bi”; trái lại, khi bớt khổ một phần nào tức là đã vui được phần ấy như thế là trong “Bi” có “Từ”. Cũng như một đứa bé đang khổ sở vì đi lạc đường, bỗng có ai chỉ đường cho nó, nó liền vui mừng và hết khổ.

(24:23) Đạo Đức Từ Tâm là một trong những lòng yêu thương rộng lớn vô biên, nó vui khiến người ta đã vận dụng tất cả khả năng, tâm tư, phương tiện để làm cho tất cả mọi người, mọi vật thoát khổ, được vui. Cho nên sinh ra tâm ghen ghét, phát ra ở việc làm là giết hại, trộm cướp, dâm dục và xét đến kết quả của nó là oán ghét nhau mà gặp gỡ là khổ, cầu mong việc gì không được toại ý là khổ, khi muốn mà phải xa lìa là khổ. Vì thế, Phật nói “Ái” là gốc của muôn loài, của luân hồi sinh tử và nhân của ưu bi khổ não. “Ái” đã là cái nhân nhiễm trược, thì “Bác” thì dù có rộng rãi đến đâu đi nữa cũng không thể nào biến ô nhiễm thành thanh tịnh được. Đây là cái lý do Phật giáo không đề xướng thuyết “Bác ái”.

(25:21) Lại có một câu nói cửa miệng là "Ái ngã địch nhân" nghĩa là tôi yêu kẻ địch của tôi, đó là câu nói mà các nhà tôn giáo thường đề cập đến. Nhưng thật ra, đã gọi là kẻ địch ắt hẳn trong tâm đã có tướng đối địch. Có tướng đối địch mà khởi ra tâm thù oán, hờn giận, ghen ghét chứ không thể sinh ra tâm vui mừng, hòa nhã thương yêu được.

Ví dụ, họ có miễn cưỡng thương yêu kẻ thù địch của họ đi nữa thì cũng chẳng qua là cái tâm hư ngụy, giả dối mà thôi. Phật giáo thì không bao giờ nói đến cái tâm ấy, mà chỉ dạy chúng ta đối đãi với mọi người làm…​ ta. Trước hết, phải có quan niệm bình đẳng mà không có tư tưởng đối địch, và cũng không cần yêu thương đến họ, mà chỉ nên khởi tâm đại bi đồng thể bằng cách tìm mọi phương pháp làm cho họ tiêu tan cái tâm ác hại chuyển thành tâm vui mừng, đó mới đúng là Phật pháp.

Nghĩa chính của hai chữ “Từ Bi”, theo Phật giáo giải thích: “Từ” là cho vui, “Bi” là cứu khổ. Từ bi không phải lấy cái “Ngã” làm trung tâm xuất phát mà là kiến lập trên thể tướng bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Như vậy, “Từ Bi” với “Bác ái” khác nhau.

(26:30) Ở trên đã nói, đứng về phương diện vật chất thì tất cả chúng sinh đều cùng một thể không sai khác. Đứng về phương diện tinh thần thì tất cả chúng sinh đều có đủ tâm thức. Vả lại, tinh thần không thể phân chia giới hạn được, như thế chứng tỏ là tất cả chúng sinh đều bình đẳng, nhất thể. Nên chữ “Từ” trong Phật giáo cũng gọi là “Bình đẳng từ”, “Vô duyên từ”. “Bi” là đồng thể bi. Chúng ta khi luyện tập pháp “Từ bi quán” trước hết phải quán nghĩ tất cả chúng sinh trong đó có ta là bình đẳng nhất thể. Nếu thấy chúng sinh cần dùng vật gì ta nên tùy phận, tùy sức giúp đỡ họ vật ấy, khiến họ được đầy đủ và vui thích.

Trong khi ta thí xả, cần nhất là không nên tưởng nghĩ rằng ta là người cho, kẻ kia là người được cho, và cũng không nên tưởng nghĩ đến những tài vật mình cho nhiều hay ít. Có như thế, mới không sinh tâm ngã mạn, không cầu danh dự, không mong báo đáp, không duyên với mọi tướng đó mới gọi là “Vô duyên từ”, “Bình đằng từ”. Nếu thấy chúng sinh có điều gì đau khổ, nên khởi ra cái tâm tưởng đồng thể, chúng sinh bị khổ tức là ta bị khổ, không phân biệt kẻ kia với ta và nên phát tâm đại bi, tùy phận, tùy sức để cứu giúp chúng họ qua khỏi sự đau khổ. Trong khi ta cứu độ chúng sinh cũng không nên tưởng nghĩ đến tướng ta, tướng người, không cầu danh dự, báo đáp, không trụ vào mọi tướng đó mới gọi được là đồng thể đại bi.

Ta hiểu rõ lý luận của hai chữ “Từ bi” rồi, tự nhiên không còn giết hại chúng sinh để dinh dưỡng cơ thể, không còn lấy của cải phi nghĩa để tiêu xài hao phí, và cũng không còn tham yêu sắc đẹp để khởi tâm dâm dục. Bởi khi ta đã giác ngộ được mình với các loài vật như gà, vịt, trâu, bò v. v.. đều cùng chung một bản thể. Của cải sắc đẹp cũng không phải ngoài tâm ta mà có, cho đến người tham và vật bị tham cũng đều không có nữa. Song chúng sinh sở dĩ phạm vào tội sát, đạo, dâm đó chẳng qua chỉ là do ngu si mà thôi.

(28:40) Chữ Từ Bi của đạo Phật không có phạm vi, bao la vô tận, nó lan từ gia đình, xã hội, chủng tộc, nhân loại cho tới toàn thể chúng sinh, cỏ cây. Nó không có thâm sơn, phạm trù, xa gần, mạnh yếu, nó lan rộng như nước chỗ nào thấp thì chảy đến trước nhận được nhiều, chỗ nào cao thì chảy đến sau nhận được ít. Nhưng bao giờ cũng đồng đều trên mặt, kẻ nào đau khổ nhiều được cứu nhiều, kẻ nào đau khổ ít được cứu ít. Nhưng mục đích bao giờ cũng làm cho mọi người, mọi vật đều thoát khổ, được yên vui bằng nhau.

Đức Từ Tâm rất bình đằng, không cao, hạ, xa, gần, nặng nhẹ, không phân biệt chúng sinh loại khổ nhiều loại khổ ít, nhân loại có kẻ cực nhiều kẻ cực ít. Cho nên Đức Từ Tâm tùy theo trường hợp, tùy theo căn bệnh mà gia giảm ít nhiều để cân bằng cứu khổ. Như thế ta nhận thấy rằng Đức Từ Tâm bao giờ cũng bình đẳng, chân thành và ( nghe không rõ )

(29:39) Tùy trường hợp, có nơi cần rất nhiều tình thương, có nơi vừa phải, có nơi ít, và do đó mới thật là bình đẳng. Đức Từ Tâm không những.. bình đẳng mà còn sáng suốt vô cùng…​ có nhiều khi rất mù quáng, "khi thương củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bò hòn cũng méo". Thương thì chuyện tốt càng tốt, ghét thì chuyện tốt cũng hóa xấu, nhất là tình yêu còn mù quáng hơn, trong báo chí không ngày nào không có năm ba vụ chém giết nhau vì tình yêu. Tình yêu và thù oán luôn song song với nhau, không yêu được thì ghét. Một nhà tâm lý Pháp đã nói rất đúng như thế, tình yêu thương chỉ là những tình cảm mù quáng như thế, là vì nó xuất phát từ thất tình lục dục, là vì nó dựa trên tình thương mình, thương cái ngã. Trí tuệ của đạo Phật đã đánh tan cái ngã, cho nên Đức Từ Tâm của Phật không dựa trên cái ngã hẹp hòi. Do đó Từ tâm rất sáng suốt.

Đức Từ Tâm nhờ trí tuệ soi sáng, nhận thấy được rằng: "Toàn thể là mình, mình là toàn thể". Chúng sinh từ vô thủy bơi lội trong nhân quả luân hồi tiếp nối từ muôn triệu tiền kiếp đã từng là cha, mẹ, anh, chị, em, thân bằng quyến thuộc của nhau nên phải thương yêu nhau.

Nói một cách tổng quát, thì Đức Từ Tâm là tình thương phát xuất từ sự sống, trở lại thương sự sống mà quyết tâm dứt trừ đau khổ đã bám víu vào sự sống theo muôn hình vạn trạng; sự sống bao la bình đẳng, sáng suốt thì Đức Từ Tâm cũng bao la, bình đẳng và sáng suốt như thế.

2. CÔNG NĂNG ĐỨC TỪ TÂM

(31:14) Đức Từ Tâm không phải là lý thuyết suông, không phải là một ý tưởng tốt đẹp để cho người đời nhìn ngắm, nó không phải là sức mạnh thụ động mà là cả một sức mạnh hoạt động không ngừng. Đức Từ Tâm là nguồn gốc của muôn hạnh lành, những hành động tốt đẹp đều do lòng Từ tâm mà san sẻ. Trước hết, vì từ tâm mà ta bố thí, do bố thí mà dứt khoát được lòng tham lam, bỏn xẻn. Vì từ tâm ta trì giới, do trì giới mà ta không sát sinh hại vật. Vì từ tâm mà ta nhẫn nhục, nhờ nhẫn nhục mà ta dập tắt được tính nóng giận, thù hằn. Vì từ tâm mà ta tu tinh tấn, do tính tấn mà ta diệt trừ được lười biếng. Vì từ tâm mà tâm ta bình tĩnh, do bình tĩnh mà ta hết bối rồi, loạn động. Vì từ tâm nên ta trau dồi trí tuệ, do trau dồi trí tuệ mà mê lầm tiêu tan. Nhờ Đức Từ Tâm mà muôn vật đỡ sát hại nhau, đỡ gây ra đau đớn. Nhờ Từ tâm mà nhân loại đỡ chiến tranh; nhờ từ tâm mà loài người bớt thù oán. Nhờ từ tâm mà người nghèo bớt đói lạnh, người giàu bớt tham lam. Nhờ từ tâm mà người ngu được khai ngộ, người độc ác trở lại người lành, người sợ hãi trở lại yên tâm.

Tóm lại, nhờ Đức Từ Tâm mà cõi ta bà này bớt chúng sinh than khóc, để sầu vơi nước mắt, nụ cười trở lại trên môi.

3. ĐỨC TỪ TÂM TRONG THỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

(32:42) Bao giờ cũng thế, đời sống của vị Giáo chủ, cái tấm gương phản chiếu cái đạo mà mình đã phát minh. Tâm hồn, thái độ, cử chỉ, hành động của vị Giáo chủ chứng minh cho những giáo lý của mình. Đó là những bài học linh động thực hành để tín đồ nhận thấy rõ ràng tinh thần, cái nghĩa lý sâu xa của đạo cứu thế. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ hành động của đức Phật Thích Ca được cô đọng lại qua lịch sử đời Ngài. Thành những tượng trưng cho Từ Bi, Trí Tuệ, Đại Hùng, Đại Lực. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề từ tâm, nên chúng tôi chỉ sẽ chú mục đến những điểm nào trong đời Ngài đã biểu dương được tình thương rộng lớn vô biên ấy:

Trước tiên, chúng ta thấy người chép trang sử đời Ngài nhấn mạnh ở điểm: lúc mới bảy tuổi, đức Phật Thích Ca một hôm theo xem lễ cày ruộng đã rơi lụy, đau xót cho nỗi đau xót của chúng sinh, đã phải xâu xé, giành giật nhau để sống: người thợ săn đang rình bắn con diều, con ó; những con này đang rình rập để bắt những con gà, con chim nhỏ, những con sau này lại đang tranh nhau, giành giật những con côn trùng mà lưỡi cày bới lên. Sự sống bằng sự chết! Những cảnh tượng ấy phơi bày ra trước mắt mọi người. Nhưng chỉ có một mình Ngài nhận thấy và đau xót, vì Ngài đã hòa mình trong nỗi đau khổ của chúng sinh, đã chan hòa tình thương của mình trong mọi vật như nước đại dương mà mỗi làn sóng, mỗi âm vang đều vang dội đến tận đáy lòng mình. Đấy là lý do, động lực chính đã thúc đẩy Ngài đi tìm đạo sau này.

(34:37) Rồi trước khi rời cung điện để ra đi tìm đạo, đức Phật Thích Ca đã nói với mình như thế này: "Ta không muốn làm một kẻ chinh chiến, tắm bánh xe trong máu đào của muôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm đỏ gớm ghê. Tiếng kêu đau thương của thế giới xé rách màng tai, lòng từ tâm của ta chỉ muốn xóa bỏ những cảnh khổ đau của nhân loại". Và Ngài đã nói với tên giữ ngựa Xa Nặc như thế nào? " Ngươi ạ, sẽ là một thứ tình yêu giả trá nếu ta chỉ ở bên cạnh những người thân để hưởng những lạc thú ích kỷ. Ta muốn dừng bịn rịn với tổ quốc nhỏ hẹp này để được yêu vũ trụ rộng lớn".

Và trên con đường đi tìm đạo, đức Phật không từ một cử chỉ nhỏ nhặt nào của tình thương. Ngài đã bế một con cừu con què chân để cho nó theo kịp mẹ nó, và nói với nó: " Dù con về xa đến đâu, ta cũng sẽ bồng con theo mẹ con cho đến đấy. Trong lúc ta chưa tìm ra được phương thuốc để cứu độ toàn thể chúng sinh thì ít nữa ta cũng cứu được một mình con khỏi đau khổ. Như thế còn hơn là ngồi trên núi như những kẻ tu hành kia để tự hành hạ thân xác và để cầu được thoát khổ với những vị thần bất lực. "

(36:00) Ngài đã khuyên vua Tần Bà Sa La đừng giết súc vật để tế thần. Như thế, đâu phải chỉ vì mình mà đức Phật Thích Ca đi tìm đạo? Đâu phải vì chán ngán cõi đời như nhiều nhà nghiên cứu Phật học Âu Châu thường nói. Mà đức Phật Thích Ca lìa bỏ cõi đời xuất gia tìm đạo? Cái Đạo của Ngài là đạo vì đời, đạo của tình thương. Đại nguyện của Ngài là cứu độ cho toàn thể chúng sinh thoát vòng đau khổ.

Cho nên sau khi đắc đạo dưới gốc Bồ Đề, mặc dù nhận thấy Đạo của mình thâm huyền, khó nói, khó bàn, ít người hiểu thấu, đức Phật cũng không nề khó khăn lao nhọc, đem ra truyền bá cho đời. Ngài đã tự nhủ: "Ta đã vì đời mà tìm đạo, không lẽ bây giờ thấy cái đạo thâm huyền, khó nói, khó bàn mà giữ riêng cho ta, không truyền bá cho đời sao? " Do đó, Ngài đã lập ra một chương trình giáo dục đào tạo Tám lớp đa cấp tu học thích hợp cho mọi người, mọi căn cơ mà Ngài biết có khả năng làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người. Đại nguyện vì đời mà hành đạo, vì tình thương mà san bằng bể khổ được Thích Phật Thích Ca theo đuổi từng ngày, từng giờ trong suốt bốn chín năm đi truyền bá giáo lý của Ngài cho đến phút cuối cùng khi Ngài nhập Niết Bàn.

Tóm lại, lịch sử đức Phật Thích Ca chính là lịch sử của lòng Từ Bi và Trí Tuệ, đã tiếp diễn một cách dũng mãnh không một phút giây thối chuyển. Do đó, người đời gọi Ngài bằng những danh hiệu: đấng Giác Ngộ hay Đấng Đại Từ Đại Bi là vậy.

4. ĐỨC TỪ TÂM ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

(37:32) ​​Như các bạn đã biết, “Tình thương” là một tư tưởng trọng yếu của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó lại khác biệt rất lớn giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Và nhất là khác với bất cứ ý nghĩa thông thường nào của từ “Tình thương”.

Trong Phật giáo, có một quan niệm được gọi là bốn trạng thái tâm cao thượng, thường được dịch là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nhiều người đã thử dịch khác đi, nhưng thay vì cố làm cho nó thích hợp với một trong các khái niệm đó, tôi sẽ giữ lại cách dịch Pali tổng quát của nhóm từ này: bốn trạng thái tâm cao thượng, bốn phạm trú Brahma vihara. Hy vọng bài viết này sẽ làm sáng tỏ quan niệm Phật giáo về “tình thương” là gì?

(38:15) "Metta" là một danh từ trừu tượng xuất phát từ từ "Mitra" có nghĩa là "Bạn". Tuy vậy, nó không được định nghĩa là "Tình thân hữu" mà là chính là thứ tình cảm thúc giục.

Tình cảm thúc giục một người mẹ yêu thương đứa con duy nhất hơn cả cuộc sống của bà và như nó diễn tả trong Kinh Lòng từ (Metta sutta): "Như mẹ hiền che chở đứa con bà. Yêu quý con duy nhất thật sâu xa. Cho dù phải liều mình vì con trẻ. Với tất cả chúng sinh này cũng thế. Mong người tu tập quảng đại Tâm Từ" (Kinh Tập-Tiểu Bộ Kinh).

Tu tập đời sống tối thượng và cách hành trì của các tối tượng nhân là sống đời sống Từ (Metta), Bi (Karuna), Hỷ (Mudita), Xả (Upekkha). Bởi vì đây chính là những cách sống tối cao ở đời (Phạm trú Brahma Vihara) hoặc là trạng thái tâm cao thượng có tên: từ ái, tình thương vô hạn, bao la và đầy thiện chí (Metta) đối với muôn loại hữu tình; Bi mẫn (Karuna) đối với tất cả chúng sinh đang đau khổ trong bất an hoạn nạn và mong được cứu giúp; Hoan hỷ (Muditã) trước thành công, an lạc và hạnh phúc của tha nhân và Xả ly (Upekkha) trong mọi nỗi thăng trầm thế sự (Trường Bộ 1, Trung Bộ 1).

(39:57) Người đã tu tập viên mãn những đức tính đó được gọi là "Người đã được tẩy sạch cấu uế nội tâm sau khi tắm mình trong dòng nước từ bi đối với chúng sinh đồng loại". Khi Ngài Anan, đệ tử đức Phật, bạch Phật rằng: "Nửa phần giáo pháp của đức Phật nằm trong việc tu tập lòng từ". Đức Phật đã dạy rằng không phải nửa phần mà là toàn bộ giáo pháp của Ngài. Đức Phật dạy rằng: "Này các thầy Tỳ Kheo, như khi những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cắt tay chân các ông. Tuy vậy, ngay khi người ấy nào giữ tâm thù hận, vì lý do đó mà người ấy không thực hành lời dạy của ta. Ở đây, các vị Tỳ Kheo các ông phải tu tập như sau: Tâm ta không lạc hướng, ta cũng không thốt nên lời ác, mà chúng ta sẽ sống trong ái, bi mẫn với tâm thân thiện, không thù nghịch, chúng ta sẽ sống sung mãn toàn thể thế gian với tâm thuần thiện, bao la quảng đại, không căm thù, không sân hận. Này các Tỳ Kheo đó là cách sống, các ông phải tu tập bản thân " (Trung Bộ Kinh 21-Ví dụ cái cưa).

Từ tâm là một phần quan trọng quan yếu trong giáo lý trung đạo của đức Phật, nó đưa đến sự đoạn tận ba cội rễ ác pháp: tham lam, sân hận và si mê. Đức Từ Tâm đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng Giới, Định và Tuệ, hướng dẫn người Phật tử đến mục tiêu tối hậu là thấy sự vật như thật (như thật tri kiến).

Đức Phật giải thích sự phân biệt giữa Metta (Lòng từ) và Pema (Luyến ái cá nhân). Từ tâm là một tình cảm xả ly, không vị kỷ, trong khi luyến ái cá nhân là tình cảm luyến ái độc hữu. Không chỉ tình luyến ái và ngay tình bạn, sự yêu thích cũng có khuynh hướng dựa vào chấp thủ. Trong những lời giáo huấn Chư Tỳ Kheo, đức Phật khích lệ các đệ tử, Ngài nói:

"Này các thầy Tỳ Kheo, hãy du hành vì an lạc của quần sanh, vì hạnh phúc của quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc, hạnh phúc cho loài người" (Kinh Đại Niết Bàn).

(42:23) Tâm Từ có đặc tính không luyến ái bất kỳ ai. Nó bao hàm một tinh thần thân hữu không có thất tình lục dục. Tình thương vô hạn của đức Phật trải rộng ra không chỉ cho loài người mà còn cho tất cả hữu tình. Một trong những bài kinh Phật đầu tiên về lòng từ dạy như sau:

Nguyện cầu an lạc chúng sinh

Mọi loài tâm trí tốt lành vui tươi.

Cầu sao tất cả muôn loài.

Cao, to, yếu, mạnh, ngắn, dài, nhỏ, trung.

Dù ta thấy được hay không.

Những loài xa vắng hay gần bên ta.

Những loài đã được sinh ra.

Hoặc chưa sinh thảy an hòa tâm tư

(Kinh Tập- Tiểu Bộ Kinh).

Đức Phật rời bỏ hoàng cung, gia đình và mọi lạc thú để quyết chí tìm con đường giải thoát nhân loại khỏi cuộc sống khổ đau. Để đạt giác ngộ, Ngài đã phải nỗ lực tu tập trong vô lượng kiếp. Điều này đã được minh họa trong nhiều truyện Bổn sinh, những truyện tiền thân của đức Phật. Ví dụ như: "Khi Ngài là một ẩn sĩ tên là Khantivadi (Kham Nhẫn đại sư) trong thuở xa xưa, một lần nọ, Ngài đến thành phố Ba-la-nại và trú trong một khu rừng ngự viên. Một ngày kia, Quốc vương xứ Ba-la-nại, một người hung bạo, không hề để tâm đến việc thực hành đức hạnh, một người có tư tưởng thiên về vật dục, gặp ẩn sĩ Khantivadi tại rừng cây và hỏi: "Này ẩn sĩ, ông thuyết giảng giáo lý gì? ". " Bần tăng giảng dạy đạo đức nhẫn nhục", vị ẩn sĩ trả lời. Nhà vua chứng minh sự tư tập nhẫn nhục này không thể thực hiện được, nên cho người dùng roi gai đánh Ngài nhưng vẫn không làm vị ẩn sĩ nổi giận. Rồi, ông ta bảo chặt tay chân Ngài, ngay cả lúc ấy vị ẩn sĩ cũng không hề cảm thấy giận dữ chút nào" (Tiểu Bộ Kinh, Truyện Bổn sinh Tập III).

(44:16) Chúng ta còn được đọc một câu chuyện nữa là : "Ở một tiền kiếp khác, đức Phật sinh ra làm con một vị vua kiêu căng tên là Pratapa. Vương tử là một người phi thường. Một ngày kia, đức vua nổi giận lôi đình vì hoàng hậu đang mải mê âu yếm con mà không đứng dậy chào vua. Vua cha giận dữ đùng đùng ra lệnh cận vệ chặt tay và chém đầu con thơ. Nhưng hoàng tử bé con vẫn không hề giận cha mình hay người đã chặt tay chân mình, mà Ngài phát tâm bình đẳng với tất cả, với cha Ngài, với kẻ đã chặt tay chân Ngài, với người mẹ đang than khóc và ngay với bản thân mình nữa.

Trong Tương Ưng Bộ kinh, chính đức Phật đã dạy chúng ta: “Khi vị thiền giả tư duy như vậy về công hạnh trước kia của các bậc Thánh, mọi sân hận của vị ấy có thể lắng dịu xuống. Nếu vị ấy vẫn không thể xóa tan giận dữ đối với tha nhân, lúc bây giờ vị ấy cần quán chiếu những lời dạy của đức Phật. ” Ngài dạy: " Này các thầy Tỳ Kheo! Thật không dễ dàng tìm thấy một vị hữu tình nào ở tiền kiếp không phải là mẹ, cha, anh, chị, con trai, con gái…​ của các ông ở một kiếp quá khứ trong vòng luân hồi tái sinh vô thỉ này"".

(45:34) Điều này lại được giải thích rõ ràng hơn trong tác phẩm “The Buddha’s Ancient Path” (Phật Đạo cổ sơ) của Tôn giả Trưởng lão Piyadassi như sau: "Đức Từ Tâm là một năng lực hoạt động, mỗi hành động của một người có lòng từ được thực hiện với tâm hồn an tịnh để giúp đỡ, tương trợ, tạo hoan hỷ, tạo nhiều phương tiện dễ dàng hơn, êm đẹp hơn, thích hợp hơn cho tha nhân nhiếp phục sầu bi và đạt đến an lạc tối thượng.

Con đường phát triển lòng thương yêu là qua cách suy xét kỹ các tai hại của sân hận và các lợi ích của vô sân, qua cách suy tư thận trọng đúng như thật, phù hợp với nghiệp rằng thực sự không có gì đáng sân hận cả. Rằng, sân hận là một cảm giác ngu si làm phát sinh ra càng lúc càng nhiều sự tối tăm, cản trở Chánh Kiến (sự hiểu biết chân chánh). Sự sân hận gò bó, từ tâm buông sả; sân hận ly gián, từ tâm giải phóng; sân hận đem lại ăn năn, từ tâm đem lại an bình; sân hận làm dao động, từ tâm làm lắng dịu, bình an, thanh thản; sân hận gây chia rẽ, từ tâm tạo hòa hợp; sân hận làm khô cứng tâm hồn, từ tâm làm êm dịu tâm hồn; sân hận ngăn trở, từ tâm tương trợ. Như vậy, qua sự tìm hiểu và đánh giá đúng đắn các hậu quả của sân hận và các lợi ích của lòng từ, ta cần tu tập Tâm Từ".

(47:06) Như chúng ta đã thấy ở trên, Đức Từ Tâm là động lực chính đã thúc đẩy đức Phật đi tìm đạo giải thoát để cứu độ chúng sinh. Đức Phật không thể ngồi im nhìn sự đau khổ hoành hành trong đời sống, như người mẹ không thể ngồi yên nhìn thấy con đau. Càng thương con bao nhiêu, càng nỗ lực tìm thầy chạy thuốc giúp dứt trừ bệnh hoạn cho con. Sức lực của người mẹ chính là ở tình thương. Nghị lực, sức chịu đựng dẻo dai bền chặt của đức Phật trong khi vượt qua bao gian lao khổ cực để tìm đạo cũng chính vì tình thương lớn lao với chúng sinh vậy.

Dựa trên kinh nghiệm bản thân, đức Phật dạy người tu tập phải lấy Đức Từ Tâm làm gốc. Cây Bồ Đề lớn mạnh nhờ bám sâu gốc rễ trong đất. Kẻ tu hành lấy Đức Từ Tâm lợi lạc hữu tình làm lẽ sống. Trước hết, bản thân mỗi người hãy tu tập từ tâm, rồi sau đó đem diệu pháp của Như Lai mà giáo hóa lòng sân. Đó là những hướng của bậc Đạo sư: "Này các thầy Tỳ Kheo, hãy vì hạnh phúc sự an lạc cho Chư Thiên và loài người, các ngươi hãy lên đường du hóa, nhưng chứ đi hai một chỗ, mà phải mỗi người mỗi nơi, hãy thuyết pháp đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối đều trôi chảy có ý nghĩa, không lệch lạc". Tất cả mọi việc làm của người đệ tử chánh giác là hướng tới lợi mình, lợi người ngay trong hiện tại và tất cả tương lai.

Tất cả (không nghe rõ 48:34) đã thống thiết truyền dạy những điều đó cho Tôn giả La Hầu La: " Này La Hầu La, mỗi khi con muốn làm một điều gì, con phải suy nghĩ những hành động ta muốn làm này có hại cho ta, có hại cho kẻ khác, hoặc có hại cho cả hai thì đó là hành động không tốt, hành động đem lại phiền não và đau khổ, hành động ấy không chân chánh, không nên làm"; "Này La Hầu La, nếu con thấy rằng hành động ta muốn làm có lợi cho ta, có lợi cho kẻ khác, có lợi cho cả ta và kẻ khác thì đó hành động tốt, hành động đem lại an vui và hạnh phúc. Hành động ấy con nên làm và phải làm mãi mãi". (Trung Bộ Kinh-2. Kinh giáo giới La Hầu La).

Mục đích của các đại đệ tử là lấy việc phục vụ chúng sinh làm sự nghiệp. Muốn cho chúng sinh được an vui hạnh phúc thì chính bản thân mình phải thể hiện Lòng Từ. Lòng từ có đạo lực kỳ diệu cảm hóa kẻ xấu trở thành người tốt, tu Tâm Từ ở bất kỳ hoàn cảnh nào ta cũng phải làm vui lòng người. Đối với người mà họ không vui, ta tự biết ta chưa có Tâm Từ, hay Tâm Từ trong ta còn có giới hạn, có lúc làm người ta vui, nhưng cũng có lúc ta làm mất lòng họ.

(49:54) Tôn giả Phú Lâu Na sau khi được Thế Tôn ban cho pháp từ tâm cứu thế, đã phát nguyện đem đạo Từ tâm của đạo sự đến cảm hóa xứ Sunaparanta. Để thử thách bản lĩnh của Ngài Phú Lâu La, đức Thế Tôn đã đặt những câu hỏi như sau:

"Này Punna, người nước Sunaparanta rất hung ác, thô bạo, khi họ mắng nhiếc ngươi, nhục mạ ngươi thì ngươi sẽ xử sự như thế nào?

Bạch Thế Tôn!, con nghĩ người nước Sunaparanta thật hiền thiện vì họ không dùng tay đánh con.

Nếu họ dùng tay đánh ngươi thì ngươi sẽ nghĩ thế nào? Con sẽ nghĩ rằng họ còn hiền thiện vì họ không dùng đất đá ném con.

Nếu họ lấy đất đá ném ngươi thì ngươi sẽ nghĩ như thế nào? Con sẽ nghĩ rằng họ còn hiền thiện vì họ không lấy gậy đánh con.

Nếu họ lấy gậy đánh ngươi thì ngươi sẽ nghĩ như thế nào? Con sẽ nghĩ rằng họ còn hiền thiện vì họ không dùng gương bén để kết liễu mạng sống của con.

Nếu họ dùng gươm bén kết liễu mạng sống của ngươi thì ngươi sẽ nghĩ thế nào? Bạch Thế Tôn!, con sẽ nghĩ có những đệ tử của Thế Tôn, ưu phiền, nhàm chán thân bất tịnh muốn đi tìm con dao để kết liễu cuộc đời mà không có cơ hội. Nay con khỏi cần đi tìm mà lại may mắn được cơ hội ấy, Bạch Thế Tôn con sẽ nghĩ như vậy.

Lành thay! Này Punna, nay ngươi có thể sống trong xứ Sunaparanta vì ngươi đã đủ năng lực nhiếp phục và an tịnh" (Trung Bộ Kinh 2).

(51:45) Rốt cục, không phải người Sunaparanta ban ân huệ cho Tôn giả Punna bằng một lưỡi gươm bén, mà chính Tôn giả Punna đã cảm hóa họ, khiến cho hàng ngàn người trở thành những Phật tử thuần lương.

Câu chuyện giữa đức Phật và một đệ tử…​ đã truyền đạo đã nói lên chân lý của đạo Phật là đức Từ, Bi, Hỷ, Xả. Từ câu chuyện này giải thích nguyên do vì sao đạo Phật được truyền bá một cách hòa bình, êm dịu. Chính đạo Phật đã có thái độ ấy trong lúc truyền đạo: "Người ta đánh đập thì mình chạy, nếu chạy không được thì đành chịu, bị đánh hay bị giết. Do thái độ hiền hòa, bất bạo động, bất đề kháng ấy mà đạo Phật đã cảm hóa được nhân tâm, đã lan tràn mau lẹ trên thế giới".

Phát xuất từ Ấn Độ, được sùng mộ trong khoảng gần mười thế kỷ ở đây rồi bị Bà La Môn lấy uy quyền hiếp đáp, xua đuổi, đạo Phật lẳng lặng ra khỏi Ấn Độ để du nhập những nước láng giềng. Sự hy sinh lớn lao của đạo Phật khi rời bỏ Ấn Độ, ra đi mà không chống cự lại đã gây ra một ảnh hưởng vô cùng vĩ đại, chứng tỏ người Phật tử đã trung thành với giáo lý mà mình đã theo với lời của đức Phật đã dạy. Cái truyền thống bất bạo động ấy chưa một lần nào bị vi phạm. Mặc dù ở đâu và lúc nào như các xứ Tây Tạng và nhất là Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn xưa kia có tiếng là hung bạo, thế mà đạo Phật đã cảm phục được và biến đổi người dân ở những xứ đó thành hiền lương, thuần hậu.

(̀53:26) Như vua A Dục, một vị Hoàng đế, Phật tử lừng danh của xứ Ấn Độ vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, nhờ thấm nhuần đạo từ bi, khoan dung, sống chung hòa bình vạn vật, nên kính trọng và nâng đỡ tất cả mọi tôn giáo khác trong quốc độ rộng lớn của ông.

Trong lần tuyên bố của Hoàng đế (53:49) đến nay ta còn được đọc: "Người ta không chỉ kính trọng tôn giáo riêng mình mà bài bác những tôn giáo của kẻ khác, mà phải kính trọng tôn giáo của kẻ khác vì bất cứ lý do nào như thế ta có thể làm cho tôn giáo mình phát triển và giúp đỡ các tôn giáo khác nữa. Nếu không thế, tức là ta đã đào huyệt cho chính tôn giáo mình và còn làm hại cho các tôn giáo khác. Kẻ nào chỉ chú trọng tín ngưỡng của mình mà bài bác tín ngưỡng của kẻ khác với ý nghĩ rằng: Ta chỉ làm sáng danh tôn giáo của ta thì kỳ thực khi hành động như thế đó họ đã làm tổn thương tôn giáo của mình trầm trọng; bởi vậy, chỉ có hòa hảo là tốt đẹp hơn hết. Mọi người nên lắng nghe và có thiện chí lắng nghe những lý thuyết mà người khác đề xướng". Nước Ấn Độ thật đánh hãnh diện có một vị Hoàng đế, Phật tử khéo áp dụng những lời Phật dạy cao cả của đấng Giác Ngộ trong cuộc xây dựng một đất phú cường, khiến cho sử sách ngàn thu còn ca tụng. Thế còn đất nước của ta thì sao?

(55:05) Nhìn lại lịch sử nước ta thời kỳ huy hoàng nhất của đạo Phật. Phật giáo Việt nam là thời Lý. Vua Lý Thánh Tông là ông vua rất nhân từ, nhờ thấm nhuần giáo lý từ bi của đức Phật. Không những vua thương yêu những người dân lương thiện như con ruột, mà ngay cả những kẻ phạm tội vua cũng rủ lòng thương xót. Trong một phiên tòa xử kiện ở điện Thiên Khánh, vua chỉ vào công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh và bảo ( nghe không rõ ) rằng: "Lòng ta yêu con ta cũng như lòng cha mẹ yêu muôn dân, dân không biết mà mắc vào hình pháp, ta rất lấy làm thương xót. Từ nay về sau không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm". (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đầu năm Ất Mùi, một ngàn không trăm ba mươi lăm, trong khi trời giá rét, cũng chính nhà vua này đã bảo với các quan: "Trẫm ở trong cung, nào là sưởi ngự, nào là quốc cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục bị gông cùm khổ sở chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, áo chẳng kín mình rất khổ tâm hoặc có kẻ chết không nơi nương tựa, Trẫm rất thương xót. Vậy trẫm hạ lệnh cho quan Hữu tri phát chăn chiếu và mỗi ngày cho ăn hai nữa" (Đại Việt sử ký toàn thư).

Một ông vua ngồi trên ngôi báu, cấp cao muôn trùng đối với dân chúng, thế mà vẫn nghĩ tới từng cuộc sống của mỗi người dân, thậm chí còn xót xa, lo lắng và chăm sóc cho những người phạm tội, thật là nhân từ biết bao. Đời nhà Trần câu chuyện Thượng hoàng Trần Thánh Tông đốt tài liệu hàng giặc của các quan, chúng ta không khỏi nghiêng mình thán phục. Khi quân Nguyên tràn vào nước ta, thế giặc đang mạnh, triều thần lắm kẻ hai lòng tư thông với giặc đến lúc giặc thua về Bắc, triều đình bắt được một tráp đựng biểu hàng giặc của các quan. Triều thần khi vô để trị tội, nhưng vua Thánh Tông nghĩ rằng: “Trị tội những kẻ tiểu nhân cũng vô ích”. Vì thấm nhuần Đức Từ Tâm của đạo Phật, nên vua Thánh Tông bèn sai đốt cái tráp ấy để yên lòng mọi người.

Đó là lòng khoan hồng, từ tâm đối với các quan của vua Thánh Tông. Còn vua Nhân Tông khi ra đường gặp gia nhân, vương thần hay các bô lão thường hay dừng lại hỏi han, không cho vệ sĩ quạt nạt họ, vua nói: "Lúc thái bình thì nhờ các thị vệ tả hữu, khi nước nhà lâm hoạn nạn thì chính những người dân ấy đi theo bảo vệ" (Đại Việt sử ký toàn thư).

(58:13 ) “Những ông vua ấy đã áp dụng tinh thần giáo lý đạo Phật để liên kết nhân tâm, và thể hiện lòng từ tâm của mình đối với dân chúng. Tuy có phục vụ cho mục đích chính trị, nhưng không phải vì vậy mà người dân Phật tử, họ là những Phật tử chân chính có ý nguyện phụng sự đạo Phật một lòng với phụng sự quốc gia và triều đại của họ(Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, quyển 2).

Trong quyển “Lý Thường Kiệt” có một tác phẩm nổi tiếng của Hoàng Trung Hãn, khi ( nghe không rõ ), ảnh hưởng của đạo Phật đối với các vua đời Lý, tác giả viết như sau: "Đời Lý là có thể gọi là đời "Thuận", "Từ" nhất trong lịch sử nước ta, đó chính là nhờ ảnh hưởng của Đức Từ Tâm của đạo Phật".

Ông (59:08) một triết gia người Ba Lan chuyên thuyết tại một trường đại học Calcutta năm 1915, ông đã nhắc với các sinh viên về thời đại huy hoàng của vua A Dục, và ông nói thêm: “Trong một ngàn năm nay Ấn Độ đã có ít người theo Phật giáo, nhưng trong một ngàn năm ấy nhân dân Ấn Độ chẳng bị. (59:26 -59:36) nhưng nếu ta nhìn lại quá khứ về cái thời mà giáo lý của đức Đại Giác còn được sùng ngưỡng ở đây, ta thấy rằng tất cả mọi người đều sung sướng, viên mãn và tự do, không chỉ có một giai cấp được vậy mà thôi. Trong những thời đại Phật giáo, đời sống cộng đồng Ấn Độ đã biến cải hoàn toàn, Ngũ Giới được áp dụng trong đời sống của người dân không phải chỉ bằng sức mạnh của luật pháp, mà lòng tự giáo dục của quần chúng trở thành nền móng luân lý của cộng đồng”.

Đức Phật là bậc thầy đầu tiên đã cấm buôn người nô lệ, cấm bán khí giới giết người, cấm bán thuốc độc để hại nhau, cấm bán ma túy khiến cho người dùng nó bị tàn phế điên rồ, và khiến cho các gia đình tan nát, thống khổ.

(01:00:20) Niết Bàn không dành riêng cho một thế giới nào, giai cấp nào mà dành chung cho tất cả mọi người có tâm hồn vĩnh cửu.

Một nhà trí thức tây phương khác, tiến sĩ (01:00:33) trong cuộc hội thảo về đề tài “Tôn giáo và Hòa bình” tại Moscow ngày 08/04/1991 (01:00:45) về đạo Phật như sau: “Lý tưởng của đạo Phật, theo tôi là cuộc sống tâm trạng yên tĩnh, thuần tri - không phải cho một tương lai xa xôi nào mà chính ngay trong đời sống hiện tại. Đừng tưởng đây là một chủ trương, cầu an nhạt nhẽo và thụ động như một vài nhà phê bình Tây phương đã nghĩ. Bởi lẽ, đoạn đường từ lối sống ích kỷ tới Niết Bàn được Phật giáo coi như đoạn đường từ tù đày tới tự do, từ khiếm khuyết tới hoàn hảo, từ đau khổ tới Cực Lạc, từ vô tâm đến sáng suốt, từ cái biết hữu hạn tới cái biết vô biên, từ vô thường tới cái bền vững thường hằng, từ sợ hãi lo âu đến yên ổn an lạc, từ bệnh hoạn tinh thần đến tráng kiện, viên mãn. Sự thanh tịnh ấy vượt khỏi tầm nhận thức của con người, bởi vì nó là kết quả của những gì có tính chất nghịch lý trong công cuộc loại bỏ những dục vọng thấp hèn để đạt tới những thực thể siêu việt, cái mà đạo Phật gọi là Chân lý diệt khổ".

Qua những gì trình bày trên đây, chúng ta khẳng định Phật giáo là đạo “Từ Bi và Trí Tuệ”.

Từ là cho vui, Bi là cứu khổ. Trí tuệ ấy thấy rõ tính chất vô thường, khổ, không của tất cả các pháp. Chính vì thế mà đạo Phật luôn chủ trương chung sống hòa bình. Nhưng muốn chung sống hòa bình, đức Phật dạy mọi người không những từ bỏ sự độc ác hận thù, tàn sát lẫn nhau mà còn phải thể hiện đức nhẫn nhục, lòng khoan dung, tha thứ. Người đệ tử chân chính là người biết áp dụng tinh thần Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật trong việc nuôi, tìm hòa bình. Hầu đem hạnh phúc cho xứ sở và cộng đồng, nhân loại.

Cho nên ngày nay chúng ta không thấy gì làm lạ khi thấy đạo Phật được gọi là đạo hòa bình, và những phong trào hòa bình trên thế giới đều lấy Phật giáo làm nòng cốt, hay ít nhiều ảnh hưởng của Phật giáo. Trong Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ ba họp ở Nhật Bản, hay lần thứ tư họp ở Nepal, vấn đề hòa bình trong đạo Phật đã được nêu lên làm điểm chính trong cuộc hội thảo.

(1:02:57) Trong một hội nghị văn hóa quốc tế họp ở Tân Đề Li năm 1956, thủ tướng Nehru, người lãnh đạo khối Colombo, người chủ trương giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Con người hòa giải vĩ đại ấy, trong bài diễn văn khai mạc tỏ ra hy vọng và tin tưởng năng lực Phật giáo trong công cuộc xây đắp nền hòa bình vững chắc cho nhân loại. Phó Tổng thống Ấn Độ Radhakrishnan, trong một cuộc mít tinh ngày 23/11/1956 tại Tân Đề Li, đã tuyên bố trước sự hiện diện của hơn sáu mươi học giả danh tiếng trên thế giới: "Khoa học ngày nay mang lại cho nhân loại nhiều quyền lực đến nỗi mà có thể tự phá hủy đời sống của mình. Cho nên không thể nói rằng: Nếu không trồng cho mình Đức Từ Tâm, bất bạo động thì loài người sẽ hủy hoại tất cả, hủy loại hạnh phúc của mình và chính bản thân mình nữa".

Xem thế, chúng ta thấy từ tâm của đạo Phật là một tình thương rộng mênh mông, lan trải từ người đến vật, đến cỏ cây rất bình đằng, rất tích cực chứ không phải là hạn cuộc, ích kỷ, tiêu cực, vô nghĩa như một số người đã lầm tưởng. Nếu có những tác dụng quý báu, tích cực, ích lợi cho cuộc đời có những ảnh hưởng tốt đẹp với sự sống, nó làm cho con người trở nên hiền dịu, rộng rãi, thông cảm với đồng loại, với muôn vật, với cỏ cây; biết tôn trọng sự sống của tất cả và không vì một lý do gì mà tàn sát sinh vật, cũng không vì một lý do gì mà giết hại đồng loại hay chiến tranh.

Chỉ riêng mấy điểm ấy đạo Phật cũng đáng để nhân loại cảm mến và tôn sùng.

Con xin hết.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy