00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 067C - ĐỐI TRỊ TÂM SẮC DỤC, VẤN ĐẠO, SÁM HỐI, THẦY DẶN DÒ TU SINH

LCK 067C - ĐỐI TRỊ TÂM SẮC DỤC - VẤN ĐẠO - SÁM HỐI - THẦY DẶN DÒ TU SINH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 19/01/2006

Thời lượng: [47:14]

1. ĐỐI TRỊ TÂM SẮC DỤC

(00:00) Tu sinh: Bạch Thầy, theo con nghĩ, tuy rằng viết như vậy, thì mỗi người viết dài ngắn tùy theo. Nhưng theo con nhận xét: Là người nào quan trọng là xả tâm được, nhiều khi viết nhiều mà xả tâm không được, mà nhiều khi viết ít mà xả người ta xả được.

Trưởng lão: Đó là vấn đề quan trọng, nhưng mà bây giờ khi mình viết là như vậy; bắt đầu, khi người ta cho một niệm về cái bất tịnh nào đó để mình hóa giải cái niệm đó.

Ví dụ: Mục đích là “Quán thân bất tịnh” để đối trị tâm sắc dục: Bắt đầu bây giờ có một cô gái đẹp đi ngang qua. Thầy mới đưa cái đề tài này ra quán cái tâm sắc dục, phá cái tâm sắc dục này. Nói về cái thân của cô này như thế nào để mà nhàm chán đây? Bây giờ áp dụng vô, chứ không phải nói chuyện mà thấy thây ma đứng chết mà thối đó thì không có được, mà đây còn áp dụng.

Thì khi mà Thầy đưa đề tài, là bắt đầu nói nào là mắm, nào là khô, nào thịt nào này kia thay vì nó thối tha…​ Kệ, không biết. Nhưng bây giờ áp dụng vô để đối trị cái tâm sắc dục bây giờ nó thích phụ nữ nè. Thì phải làm sao đối trị nó nè? Thì bây giờ mình nói sắc dục thì mình đối trị nó bằng cái thân bất tịnh rồi, thì bây giờ phải áp dụng vô nè.

Thì bây giờ tới cái giờ áp dụng mấy con áp dụng như thế nào nè? Làm sao mà mấy con cứ nói mà làm sao người ta ớn mà cái tâm sắc dục người ta hết đó thì mấy con giỏi, còn mấy con nói mà người ta vẫn còn sắc dục thì mấy con dở, mấy con hiểu không. Bởi vì cái đó là cái lý luận của người ta làm cho cái người nghe đến nỗi người ta quá sợ.

(01:28) Tu sinh: Bạch Thầy, có người viết bài thì mọi người đọc thì họ nghe họ tiếp thu được, nhưng mà có nhiều người họ viết bài vì mỗi người họ có một cái gọi là nhân tướng hành tướng khác nhau, ví dụ như có cái bài của người kia mà viết nhiều khi con đọc con ví dụ vậy con đọc con tự nhiên con thấy nó cũng học được một chút thôi nhưng mà nếu toàn bộ thì không học được. Vì đó là việc của người đó, họ học được xả tâm con có thể rút được chút kinh nghiệm nào để con học được. Nhưng mà nhiều khi cái bài của con tuy rằng nó ngắn nó không hay lắm nhưng mà con lại là nhân tướng của con cho nên con xả tâm được ví dụ vậy.

Trưởng lão: Đó thì bây giờ con bắt đầu áp dụng chính vô của chỗ con, con đọc bài đó con thấy: Người này nói tôi thấy quá ớn, vì tâm sắc dục mà đẻ đàn con năm đứa, làm ngày cơm không đủ ăn nghe thấy ớn thiệt chứ, phải chơi đâu, người ta lấy chỗ đó mà đối trị, bắt đầu người ta nói thân bất tịnh rồi nó chưa ngán đâu, chừng nó nói đẻ bầy con ra nó hoảng hồn.

Người ta vừa áp dụng để nói chuyện tâm sắc dục, tham sắc dục nó sinh ra. Rồi tiến đến người ta nói đến bệnh giang mai, người ta nói đến bệnh đầu cổ lở lói mọc tùm lum hết, nghe người ta diễn tả qua mình cũng giật mình, chứ đừng nói mấy ông rớ vô là mấy ông chết đó chứ đừng nói chuyện.

Rồi người ta nói đến chỗ để ngừa tâm sắc dục, người ta nói người phụ nữ dữ lắm, khi mà ở với nó rồi nó đòi hỏi không có nó chửi tan nát hết, nghe cũng ớn chứ. Chứ nó đâu có từ, hồi không có cung phụng sự đòi hỏi của nó coi, đâu có dễ gì, đâu phải chuyện giỡn, đừng có nói chuyện nó dữ lắm đâu có hiền đâu. Con mèo chứ có ngày nó cũng quào mình chứ.

Tu sinh: Nhìn hiền hiền chứ đụng vô là biết đó.

Trưởng lão: Đụng vô là biết đó, nó ghê gớm lắm đừng tưởng nó hiền, đâu phải cục bột đâu. Thực ra mấy con người nào có vợ rồi sẽ biết chứ đừng có nói, Thầy thì không có biết nhưng mà điều kiện Thầy biết cái mặt nó dữ.

(03:31) Tu sinh: Mình có thể dùng lý tưởng đại bi để thắng được không Thầy?

Trưởng lão: Thắng tâm sắc dục hả con? Không được đâu con, nuôi kiểu đó chắc chắn nó sai mình chắc chết. Người ta đưa ra để thấy sự ghê gớm đó mà mình không dám rớ tới phụ nữ, để mình tránh tâm sắc dục. Con khởi tâm đại bi, thôi! Nghĩ vợ mình thì lại nghĩ kệ nó, bỏ qua.

Tu sinh: Tâm đại bi như nhiều người không có gia đình, người ta có lý tưởng nào đó để sống thì người ta bỏ qua, vượt qua thì cái đó có hết không Thầy?

Trưởng lão: Không được đâu con ơi, cái này mục đích là đối trị tâm sắc dục. Mình nghĩ ra người phụ nữ dữ mục đích là tránh, đừng có gần phụ nữ thôi.

Tu sinh: Tại con diễn tả chưa đúng cái danh từ, ví dụ cuộc đời mình gặp nhiều người người ta sống với lý tưởng, sống độc thân, họ theo đuổi cái mục đích lý tưởng nào đó họ độc thân thì họ vượt qua cái đó được?

Trưởng lão: Ví dụ giờ con có lý tưởng con có công việc làm ăn gì đó hoặc là con có lý tưởng, mặc dù lý tưởng độc thân, nhưng mà nó có những cái gì đó nó mới độc thân? Chứ phụ nữ có sức cám dỗ ghê lắm, mình chưa rớ tới thì thấy quá dễ thương, còn rớ tới rồi thì không thấy dễ thương.

Tu sinh: Ở Quy Nhơn có một cái bà điên khoảng năm mươi, năm mấy. Ở trần truồng đi ngoài đường, ai thấy cũng mất hồn hết trơn.

Tu sinh: Con thấy, bạch Thầy, người phụ nữ nhìn thấy vậy chứ khi đụng tới họ, sinh hoạt chung một cộng đồng nào họ nhiều chuyện nhất, họ lộn xộn nhất,..

Trưởng lão: Ai có sống gần thì biết. Thầy nói thật ra tránh xa được chừng nào đỡ chừng nấy, tại nó có sức cám dỗ quá làm cho mấy ông bị rớt đài. Bởi vậy, đức Phật dạy: “Quán bất tịnh” mấy con. Ghê lắm. Khổ lắm.

(05:56) Tu sinh: Bạch Thầy, khi mình tu rồi, mình quán thân vô thường, quán thân bất tịnh, quán vật thực bất tịnh, mình cần làm gì nữa và quán những bài nào nữa để tăng cường việc diệt tâm sắc dục cho mạnh, cho vững chắc hơn nữa?
Trưởng lão: Cho nó vững chắc đó là áp dụng vô đó. Ap dụng cho mấy con vét từng tri kiến của mấy con, nói thân bất tịnh chưa đủ, chưa hết đâu. Bắt đầu mấy con phụ họa thêm gì đó vô nữa để ngăn chặn tâm sắc dục. Bây giờ mấy con quán thân bất tịnh chưa chắc nó đã hết.

Thầy cho cái điểm để thực hiện, tập trung hết lực lượng để đánh tâm sắc dục, buộc lòng phải tư duy suy nghĩ, nói làm sao để cái tâm sắc dục phải dẹp xuống thì mấy con cứ nói. Buộc lòng mấy con phải làm mà còn không thì gợi ý, còn không có người nào gợi ý thì mình đưa cho đọc người ta nói hay quá mà thì mình phải học theo cái đó để cho tâm sắc dục mình nó diệt, người nam cũng vậy cũng như người nữ cũng vậy chứ đâu phải nam sắc dục mà nữ không sắc dục, cũng ghê gớm lắm chứ đâu phải.

Tu sinh: Cái đó là mặt trận đầu tiên phải đánh phải không Thầy, muốn vào Tứ Niệm Xứ phải diệt được tâm sắc dục

Trưởng lão: Phải cốt cái đó, đánh sập nó, chứ để nó là sẽ bị tản mát tinh khí, tinh lực mất hết. Mấy con không bao giờ có Tứ Thần Túc. Mấy con mất cái đó thì mấy con không bao giờ có Tứ Thần Túc. Buộc lòng mấy con phải là rất thanh tịnh, tất cả tinh lực phải được tản mát trong thân của mấy con hết chứ nó không được tập trung.

Do đó quán thân bất tịnh là quan trọng nhất. Coi vậy chứ tới chừng Thầy cho áp dụng vào các đề tài, các con phải tư duy quán xét, phá cho được tâm sắc dục. Bài đó không phải chỉ làm một lần, không phải một hai tuần chừng nào Thầy thấy đọc được rồi, nghe thấy ngán ngẫm thì mới được, chứ nói sơ sơ là làm lại hoài, triển khai lại hoài, chừng nào được mới đi qua. Vậy mình mới chiến thắng mới nổi, không phải dễ, buộc lòng tri kiến phải thông suốt. Đức Phật dạy: “Quán thân bất tịnh”, quán dùng tưởng bất tịnh: sình, hôi thối, gân, xương đủ loại để cho mình phá tâm đó, để quán nó làm gì, mấy con viết cái mục đích nó tu ghê gớm lắm, nhiều đề tài tu tưởng lắm chứ không phải một cái đâu. Mấy con thấy Nguyên Thanh viết 32 cách chứ đâu phải ít đâu, đầy đủ nghĩa là trong Phật giáo dạy như thế nào nó viết đầy đủ hết chỗ mà quán thân bất tịnh.

(8:28) Tu sinh: Bạch Thầy, có nhiều người ngồi thiền quán thân bất tịnh người ta thấy bộ xương của người ta thấy rõ như vậy có phải pháp quán cái đó không ạ?

Trưởng lão: Đó là quán tưởng rồi đó.

Tu sinh: Dạ, có ích lợi gì không Thầy?

Trưởng lão: Có, khi nó khởi tâm sắc dục vừa tưởng nó cái nó hiện lên tướng bất tịnh làm cho người ta sợ liền.

Tu sinh: Có người thấy được cái xương rõ, có người thấy ngũ tạng thấy một cái năm cái đầy đủ luôn, thấy rõ luôn.

Trưởng lão: Coi như cái đó là quán tưởng nó xuyên suốt, quán mà nghe hôi thối bốc lên, ngồi mà quán thân thây ma mà nghe mùi thối liền, mặc dù nó không có mà người ta tưởng ra nó có liền. Bởi vậy mà khi thấy người phụ nữ đi ngang qua, tưởng cái thân sình lên, nghe mùi thối là thấy ớn.

Tu sinh: Bạch Thầy mình tưởng cái mùi thối mà tưởng được rồi là nó ly được phải không Thầy?

Trưởng lão: Nó ly rồi đó, mình tưởng ra được là nó ly, còn tưởng chưa được là chưa ly. Bởi vậy, phải áp dụng nó. Mấy con làm bài về vấn đề tưởng, mấy con nói như thế nào về vấn đề tu tập nữa. Chứ không phải đơn giản. Do pháp hành, hành trên pháp, đối trị cái tâm đó mới được, lơ mơ là không được, bởi vậy mới hướng dẫn mấy con đi từng phần. Chứ không phải mấy con đọc ở trên Tứ Niệm Xứ nói quán thây ma sình trương này kia là nói miệng.

Còn ở đây bắt buộc con phải thực hiện, quán tới đâu, triển khai tri kiến tới đâu, cái pháp đó phải nói như thế nào, thực hành như thế nào nói ra hết để người ta dạy cho mình làm được đúng. Lúc bấy giờ, mấy con không có ngồi đó tu Tứ Niệm Xứ đâu mà về đó quán thân bất tịnh này bằng cái tưởng như thế nào, mấy con về tập cái đó chứ không phải quán chơi đâu. Bởi vì, đây là triển khai từ tri kiến, hiểu biết rồi qua đây áp dụng tri kiến, hiểu biết.

Mà áp dụng tri kiến hiểu biết thì phải có pháp thực hành nó để đối với tâm sắc dục, con không thực hiện được thì muôn đời nói suông suông vậy thôi, ông nào cũng xuất tinh hết là làm sao. Nói đâu phải thường nói mà cái chuyện mấy con nói thì nghe chơi vậy chứ còn thực ra nó đâu có hết đâu, còn đây người ta tu thật người ta hoàn toàn triển khai tri kiến hiểu rồi phải áp dụng pháp hành nữa mới ngăn chặn được, mới hoàn toàn cơ thể mới khỏe mạnh. Cái người phụ nữ không còn kinh chứ đừng nói.

(11:00) Tu sinh: Bạch Thầy như vậy, các con mới chỉ học tri kiến thôi mà cũng chưa xong tri kiến đâu?

Trưởng lão: Chưa xong tri kiến, nói về quán bất tịnh các con chưa xong. Nói về quán tưởng mấy con biết đâu mà quán. Bây giờ nếu các con không đọc bài Nguyên Thanh các con có hiểu về lối quán tưởng đó đâu, mà có người vậy mình mới khỏi đi lệch kinh này kinh kia. Bởi vậy, mình cần phải học nhiều lắm, học nhiều rồi thực hành.

Tu sinh: Dạ, bởi vậy cần phải hiểu nhiều rồi thực hành, tài liệu chừng nào sẽ có vậy Thầy?

Trưởng lão: Tài liệu đó Thầy cho đánh vi tính, in ra mới có, để trao cho các con đầy đủ rồi tới khi áp dụng mấy con mới biết, không khéo thì mấy con đâu biết.

(11:48) Tu sinh: Quán tưởng là mình ngồi đó tưởng tượng ra những bộ phận…​ bất tịnh phải không Thầy?

Trưởng lão: Đúng rồi, đức Phật cho một cái đề tài bất tịnh đó thì mình ngồi mình dùng cái tưởng của mình tưởng ra sự bất tịnh đó. Bây giờ nếu con chưa từng thấy, con quán tưởng không được thì người ta tìm cái vật thật sự.

Tu sinh: Con thấy đọc trong kinh điển thời đức Phật, sở dĩ thành công là nhờ có cái nghĩa địa thực tế ở ngoài, mỗi người tu đều ra để nhìn hết?

Trưởng lão: Vậy để mai mốt Thầy ghé bệnh viện Chợ Rẫy mượn kéo cái thây ma về đây mà…​

Tu sinh: Thầy, không phải thây ma, mà có thể liên hệ mua các bộ phận đúc bằng nhựa trong các trường y khoa họ có đó từng những bộ phận.

Trưởng lão: Tới đây rồi Thầy sẽ nhờ Phật tử họ tìm mấy bộ phận đem về đây để nhìn.

Tu sinh: Cái nào dơ nhất, ghê nhất đó.

Trưởng lão: Bởi vì đây là cái lớp học mình xin Phật tử bác sĩ chuyên khoa người ta làm người ta biết cách người ta sẽ tìm cho mình những bộ phận cần thiết, nó mới thực tế. Bây giờ mình ngồi nhìn rồi, nó vô hết trong mắt rồi, vô trong thức mình rồi mình dẹp các bộ phận đó đi rồi ngồi tưởng nó ra không, mà chừng nào mình tưởng được hình dáng nó rõ rồi, bắt đầu nó ra thì mới tưởng ra các cái khác được.

Tu sinh: Con đọc trong kinh điển, đức Phật dạy tu quán bất tịnh, đi ra bãi tha ma nhìn xong rồi trong thời gian đi về mình giữ hình ảnh đó, rồi về tịnh xá không nói chuyện với ai hết, vô phòng ngồi yên lặng mà nhìn cái thây ma đó.

(13:23) Trưởng lão: Đó chính chỗ đó đó. Thầy đã chuẩn bị cái điều đó rồi. Thực tế phải như vậy mới được. Hồi đó, có rừng thây ma, người ta chết người ta đem lôi trong cái rừng đó người ta bỏ không có chôn gọi là rừng thây ma. Cho nên vì vậy ngày xưa người ta như vậy đó, cho nên vì vậy nó có chỗ để tới mà quán cái thây ma, chưa đi tới khu rừng đó mà thấy thúi quá trời rồi. Ráng lết vô tới trong nhìn một cái về chắc muốn mửa.

Tu sinh: Về tới tịnh xá cũng không nói chuyện với ai.

Trưởng lão: Không được nói chuyện, nói nó lãng đi, cứ giữ cái hình ảnh đó thôi.

Tu sinh: Chỗ mà Pol Pot nó đánh tập trung những xương cốt cỡ 5, 6 thước vuông vậy nè, như 1 đống đủ thứ hết.

Trưởng lão: Ở chùa Phi Lai đó phải không con? Con viết bài con cũng nhắc đến chỗ đó con cũng đến con quán cái chỗ đó rồi.

Tu sinh: Nguyên một cái thây người chết gần ba ngàn người.

Trưởng lão: Tới đây, trong lớp học sẽ thực tế hơn, tất cả các điều quán này không có học suông đâu mấy con, mình còn tạo điều kiện để thực hiện đúng sự thật, chứ không phải thầy Thiện Thảo mà vẽ hình mấy bộ xương hình vậy đâu, nó không phải đâu mấy con.

Tu sinh: Thầy liên hệ bác sĩ kiếm những bộ phận ngâm phoóc môn để chắc ăn nhất, vô đó thấy buổi một là thấy ớn rồi, những hình bác sĩ chụp hình những bộ phận thực tế.

Trưởng lão: Mình liên hệ với mấy ông bác sĩ coi như mấy ông giúp đỡ mình thì có đầy đủ hết. Tới đây mình có nhiều bác sĩ lắm mấy con.

Tu sinh: Bên Miến Điện con thấy họ để mấy bộ xương người sẵn trong lồng kính. Con có đi tới thăm họ để sẵn nguyên cả chân tay mặt mũi. Ốm như bộ xương nhìn thấy cũng ghê lắm mà nhiều người kêu chẳng thấy ghê gì cả. Còn nhìn đẹp nữa, không biết làm sao?

Trưởng lão: Bởi nó làm đẹp quá. Sự thật tu hành là nó vậy mấy con. Phải như vậy để cho mình khắc phục được tâm sắc dục.

2. VẤN ĐẠO

(15:45) Tu sinh: Bạch Thầy, con thấy phương pháp Thầy triển khai là tuyệt vời quá! Con đi khắp nơi rồi: Miến Điện, Thái Lan, Lào, luôn Việt Nam ,…​ từ khi con mới vào chùa tu, con học ba bốn năm trong trường học, bắt học nào là tiếng Pali, học vi diệu pháp, học giáo lý, nhưng mà đi về thực hành đâu có gì đâu, chỉ bắt tụng kinh, ngồi hơi thở sơ sơ đó thôi rồi xong ra trường. Nhưng khi học trong lớp cùng nhau thì mình tốt, nhưng khi ra khỏi ngoài thì đủ thứ vướng mắc tùm lum đâu có tu được gì đâu, pháp tu không có.

Tu sinh: Bạch Thầy, vi diệu pháp có phải nằm trong tạng, kinh luật gì của Phật không? Con thấy nó đâu có áp dụng gì với chuyện tu đâu?

Trưởng lão: Sự thật ra Vi diệu pháp, Thầy thấy tại vì họ đặt là Vi diệu pháp, nó không thành vấn đề cụ thể thực tế đâu, nó nói lý luận trong đó thuộc về Bộ luận thôi.

Tu sinh: Bên Nam Tông họ quan trọng cái đó hơn một nửa của kinh sách.

(16:52) Tu sinh: Vi diệu Pháp, khi thời kỳ kết tập kinh tạng của các vị ngày trước kết tập, không có cho Vi diệu pháp nằm trong cái tạng đâu, nó không thuộc tạng. Rồi sau này, vì Vi diệu pháp nó có truyền thuyết như này: Đức Phật, Ngài lên cung trời Ngài thuyết pháp cho hoàng hậu Maya, rồi sau khi thuyết pháp cho hoàng hậu Maya xong cho nên sau nó mới có cái tạng Vi diệu pháp này. Tạng vi diệu pháp này nó cũng nói về cõi người này kia tùm lum hết á, nhưng sau các vị kết tập không kết tập vi diệu pháp.

Nhưng sau này mới đưa vào tạng luận, sau này họ mới đưa vào, đưa vào tạng thôi, nhưng ngày trước thì không đưa vào tạng. Vì con học cái đó cũng mấy năm đó. Nó luận dữ lắm, nó luận kinh khủng lắm. Nó nói về cõi người, tâm thức, sắc pháp, danh pháp. Sắc pháp của mình nói biết bao nhiêu sắc tướng ghê lắm. Nó mổ xẻ tâm ra đủ thứ nhưng không áp dụng gì.

Trưởng lão: Vi diệu pháp không có áp dụng gì cho việc tu, nó như duy thức học, bộ luận duy thức. Thành ra nó không áp dụng về tu chỗ nào hết.

Tu sinh: Bạch Thầy, vi diệu pháp là Phật nói hay ai nói?

Trưởng lão: Tổ nói, nên mới đặt ở cõi Trời đưa xuống, ngoài tạng kinh, nó thuộc về bộ luận.

Tu sinh: Nói chung khi ai nói vi diệu pháp là họ nói là tu ngon rồi đó.

(18:31) Trưởng lão: Bộ luận, cũng như giờ nói về Kinh, bộ luận Thanh Tịnh Đạo ai mà học suốt Thanh Tịnh Đạo là cũng là ngon rồi đó, nó thuộc về bộ luận hết à.

Tu sinh: Hiện giờ, bộ luật giống các vị Nam Tông, con thấy họ chỉ học qua đó thôi chứ còn về sâu sắc về tạng luật vì trong những tạng mà dạy đó, nói mổ xẻ phạm này phạm kia, ai cũng sợ lắc đầu hết, mấy thầy dạy chính mấy thầy cũng bị phạm giới nên mấy thầy dạy cái đó cũng lắc đầu hết vì vậy bỏ lướt qua, vì phạm giới mình xấu hổ.

Trưởng lão: Còn cái tạng luận nữa, họ đọc theo đó họ luận, lý luận nên gọi là Vi diệu pháp.

Tu sinh: Lý luận là bào chữa tội lỗi.

Trưởng lão: Dựa vào một số kinh pháp Phật họ luận ra, con đọc trong Thanh Tịnh Đạo họ luận ra, cũng như kinh Tương Ưng, bài kệ Tương Ưng họ luận ra họ nói. Nó thuộc về tạng luận, họ lướt qua, sơ sơ không dám triển khai. Quý thầy quý sư không dám triển khai luật, chỉ luận.

Tu sinh: Thi lỡ mà ra Vi diệu pháp, các vị bên Nam Tông đậu tiến sĩ là nhờ cái đó. Nó không có ích lợi gì cho việc tu.

Tu sinh: Bên Thái Lan có nhiều người học tạng luận đó, Vi diệu pháp đó, học xong được cấp bằng Vi diệu pháp để đi dạy dữ lắm, lý luận dữ lắm.

Trưởng lão: Dựa vào đó mà luận thôi, luận mà trả lời những người khác. Đọc các bài kinh đưa ra, nhờ có luận đó mà trả lời, để nó chảy xuôi. Mình đậu cái đó mình đi làm giảng sư được rồi, ai hỏi gì mình có thể luận được, đối đáp được.

Tu sinh: Sư cả Bửu Chánh, trụ trì chùa Phước Sơn. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ đề tài vi diệu pháp, ông đậu tiến sĩ đề tài đó, ông giảng hay lắm mà con thấy nó không có ý nghĩa gì.

(21:02) Trưởng lão: Nó lý luận thôi con, không đi vào Pháp hành.

Tu sinh: Khi lý luận hay rồi đâu có phải đến chỗ là giới luật, là đức hạnh đâu, Thầy dạy chỗ đức hạnh và chỗ thực hành mới là hay, còn cái kia nó luận nhiều. Con học mấy năm. Do cái chỗ đó mà các thầy mới cãi nhau nhiều, luận càng nhiều cãi càng dữ.

Trưởng lão: Ở đây, mình học mình không phải lý luận. Mình học để cho mình hiểu như thật, áp dụng vô từng tâm niệm: Tham, sân, si, ái dục, áp dụng để mình hóa giải được tâm của mình. Ví dụ như bài Nguyên Thanh viết về Thiểu dục tri túc, các con thấy nó áp dụng thực tế. Chính chỗ đó nó đi vào áp dụng thực tế, viết như vậy nó làm triển khai ý thức.

Tu sinh: Thầy dậy như vậy nó mới đi vào giới luật, phạm hạnh mình tu rồi mình mới thấy hạnh phúc.

Trưởng lão: Sau này Thầy cho đề tài gì đó, Ví dụ đề tài nào đó, các con sử dụng hiểu biết của mấy con, áp dụng vô đề tài để hóa giải mục đích đó. Như Nguyên Thanh đưa cái đề tài quán thực phẩm bất tịnh nó đưa cái đề tài thiểu dục tri túc để phá. Mấy nữa nương vào chỗ này, các con hiểu thì các con sử dụng cái gì để phá cái mục đích đó, cái tâm cho nó hết. Mình nói thông rồi thì nó nhẹ bớt được phân nửa, còn phân nửa là tu quán. Các con thấy không phải áp dụng cái hành nữa. Đã hiểu biết là nó giảm rồi, còn chưa hiểu biết là nó chưa giảm. Hiểu biết phải đi đầu, từ đó áp dụng cái hiểu biết đó để hình thành cách thức tưởng của mình quán, tu là vậy đó, lợi ích thiết thực. Thôi bây giờ các con nghỉ. Còn gì nữa?

(22:58) Tu sinh: Thưa Thầy, có cái bằng tiến sĩ Phật học trình luận án tiến sĩ nói: Trong Tứ Diệu Đế mà chỉ cần thông một Đế là thông suốt ba Đế kia. Luận án đó đậu được tiến sĩ?

Trưởng lão: Mấy ông đó điên hay sao chứ! Bây giờ Thầy thông được một Đế (Khổ Đế) mà các Đế kia Thầy không thông, vấn đề Diệt Đế nó không thông…​ Bây giờ hỏi họ thông một Đế trong đó như Khổ Đế hoặc Tập Đế, thì họ làm sao họ biết Chương trình giáo dục đào tạo của Phật là Tám lớp này nó ở trong Đạo Đế? Con có thấy họ thông mà sao họ không vạch ra cái Chương trình đào tạo đó?

Tu sinh: Bạch Thầy, nếu người nào có luận án tiến sĩ, mình biết bạn đó mình mượn về đọc một vài luận án rồi thấy chán lắm, con có đọc một vài luận án rồi. Hồi đó con chưa học lớp của Thầy, con đọc con đã thấy chán rồi. Nghe Hà Nội có nhiều bằng tiến sĩ lắm, đọc thấy nói cái chi đâu, mình học lớp này xong rồi mình ra mình coi họ coi, họ nói cho họ lượm một Đế cũng không được nửa Đế nữa!

Trưởng lão: Hòa thượng Minh Châu lập luận án tiến sĩ. Hòa thượng đậu luận án tiến sĩ, Hòa thượng về dạy ở Vạn Hạnh đó. Hòa thượng có in cái luận án tiến sĩ ra, mấy con đọc thấy chán lắm mấy con.

Tu sinh: Bất cứ luận án nào trên thế giới mang cho chúng ta đọc tham khảo cũng thấy chán nữa, thua những bài luận của chúng ta hiện học Định Vô Lậu bây giờ đó, thua xa vì nó không thực tế, không áp dụng được gì hết, không tu gì được hết, chỉ có luận khơi khơi vậy.

(24:57) Trưởng lão: Luận án của Hòa thượng Minh Châu đem Kinh Trung Bộ so sánh với Kinh Trung A Hàm, thấy cái đúng cái sai vạch ra thôi mà người ta chấm Hòa thượng đậu luận án Tiến Sĩ! Chỉ có so sánh hai cái Bộ kinh đó thôi, mình đọc mình thấy so sánh cái sai cái đúng của hai bộ Kinh Trung A Hàm (Hán Tạng), Kinh Trung Bộ (Pali), có nhiêu đó thôi, có công luận như vậy thôi, nhưng mà cho người ta thấy được những bài kinh đúng sai. Cho nên mình đọc thì mình thấy luận nói thôi, chứ không có kinh nghiệm, sai cũng không dám nói sai, chỉ nói so sánh cho người ta thấy thế thôi, không dám nói thẳng: A Hàm này nó vậy, nó trật, không dám nói kiểu đó, nói kiểu đó chắc là rớt.

Tu sinh: Mang bài vi diệu pháp ra luận với mình, mình thấy nó còn sâu sắc đó nhưng thực hành không thấy có chi.

(26:06) (Tu sinh và Thầy nói chuyện về cấp y áo, đắp y cho tu sinh, thầy dặn giữ giới cho tốt,…​ )

Tu sinh: Bạch Thầy, lớp học chúng ta có điều kiện duy trì tu học được tốt, thì các bài luận của tiến sĩ chúng ra mang về mổ xẻ để mở mang hiểu biết chắc là hay.

Trưởng lão: Lớp học chúng ta được duy trì cho đúng hết tám lớp Bát Chánh Đạo thì mỗi người của chúng ta, bài vở đó kết hợp lại đem lại cái giá trị rất lớn. Nghĩa là vừa pháp hành và triển khai tri kiến; cái chúng ta nhìn, thấy, nói không có sai, áp dụng vào đời sống chúng ta, xả tâm lợi ích lớn lắm. Mới đầu mấy con chưa biết đâu tới lớp Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp các con viết văn người nào cũng viết sẽ hay hết, không còn lởm chỏm như này.

Tu sinh: Lớp học thời gian học là bảy đến tám năm.

(28:25) Trưởng lão: Con nên nhớ tám lớp là tám năm, Bát Chánh Đạo đâu phải học ít. Tám năm nhưng mà điều kiện lớp Định không có khó, nó có bảy năm thôi. Đức Phật nói Tứ Niệm Xứ, tức là lớp Chánh Niệm thôi, đức Phật nói: "Bảy ngày bảy tháng bảy năm", lớp Chánh Định không có khó đâu mấy con. Lớp Chánh Niệm, bắt đầu vô được Chánh Niệm rồi có Tứ Thần Túc rồi thì qua Chánh Định dễ dàng lắm. Bảy năm rèn luyện của mình là trên cái Chánh Niệm, bảy năm tới qua Chánh Định chỉ mấy tháng. Người ta chỉ cách thức cho mình nhập định thôi chứ không có gì nữa, tự mình có lực, dạy cách thức nhập thực hiện Tam Minh, lớp đó là lớp cuối cùng.

Tu sinh: Bây giờ là tan rồi hả Thầy.

Trưởng lão: Kể như giờ Thầy khỏe rồi.

Tu sinh: Thiếu duyên. Ít nhất có vị nào tu đạt được cái, Thầy mở lại.

Trưởng lão: Coi như giờ Thầy giải thể, duyên tan rồi đó.

Tu sinh: Đột xuất có một nhân tài nào đó tự nhiên Thầy dạy về tu tốt rồi về Thầy mở lại, nó tan rồi buồn lắm.

Trưởng lão: Mấy con về nghỉ mấy con, duyên tan tới rồi bây giờ ai về vị trí nấy đi.

3. TU SINH XIN SÁM HỐI - THẦY DẶN DÒ

(31:10) Tu sinh 1: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Bạch Trưởng lão:

Con xin sám hối việc hôm trước, về cái ý kiến về Cô Nguyên Thanh bữa đó con khởi buồn, tại vì chỗ công việc của cô Nguyên Thanh thấy thê thảm, ảm đạm quá thành ra con khởi tâm không được tốt, tâm phiền não, không an tịnh. Nay con xin sám hối, từ nay về sau con không dám chạy quấy người khác nữa. Con còn việc nữa, kỳ rồi con xem sách về pháp thọ Bát Quan Trai có 42 bài độc cư, con có biên cái giấy gửi cho cái chú kia là con nói trong đó có 42 bài độc cư rất hay, con giới thiệu, nhưng mà con nghĩa lại con làm không đúng nhưng con đã lỡ lời rồi vì Thầy không cho nói chuyện khi độc cư, hai lần con làm việc đó là con lén lút, con đã gian dối với Thầy, dối con dối Thầy, con xin sám hối, mong Thầy từ bi tha thứ cho con.

Còn những lỗi gì mà con không biết cũng xin Thầy từ bi hoan hỷ tha thứ cho con, con cũng muốn hoàn thiện bản thân mình. Vào đây, con cũng cố gắng khép chặt thân hạnh của mình, nhưng cũng còn sơ sót, con có thật cố gắng nhưng rồi không khỏi việc sai lầm, nhiều cái nhỏ nhặt cũng không biết được vì con quá vô minh, mong Thầy từ bi tha thứ cho con. Đồng thời con Tết năm nay con cũng xin ở lại, con không có về, Thầy cho con ở lại tu học…​ (toàn bộ lời sám hối của Tu sinh nghe không rõ lắm)

(33:38) Trưởng lão: Ừ cũng được, con cứ ở tạm thất của con đi, nhưng mà cố gắng khắc phục độc cư cho trọn vẹn, giữ gìn. Bốn mươi hai cái bài kệ độc cư mà đức Phật đã giảng phòng hộ mắt tai. Mấy con không khéo tu tập mấy con sẽ vi phạm và do đó sau đó đi tới giai đoạn tu tốt nhất để mấy con đạt được đạo, phá độc cư thì mấy con không được vô. Nên tu hết cuộc đời cũng không được gì. Nên mấy con cố gắng nghe lời Thầy, nếu không nghe lời Thầy thì Thầy vừa uổng công dạy còn mấy con mất công tu mà không được gì.

Vì Thầy biết chắc lớp học của chúng ta, nếu nghe lời Thầy, Thầy dẫn dắt cho mấy con đạt được giải thoát hoàn toàn, còn mấy con cãi thì Thầy cực, các con cũng cực mà công giã tràng, cả hai đều công giã tràng, mấy con phải hiểu, vì vậy phải nghe lời Thầy. Thầy phạt và Thầy giải thể cái lớp này cũng vì muốn đem lại cái lợi ích lớn, trước mắt của Thầy là mấy con sau đó là cả con người trên hành tinh. Lẽ ra mấy con như vậy Thầy bỏ Thầy đi, làm gì làm, Thầy không nói tiếng nào, kệ là im, Thầy không còn nói tới nói lui, Thầy chỉ cần nói mấy con phạm như vậy thì Thầy tìm chỗ nào Thầy ở cho yên thân. Thì buộc lòng mấy con phải đi hết, nhưng vì Thầy thương nên Thầy mở cho mấy con cái lối, những người già còn dưỡng lão có cái lối thoát chứ không khéo chết.

Thôi bây giờ thì yên tâm, ở lại mà ráng tu tập nghe lời Thầy dạy, tránh các duyên, tiếp duyên nhau thì dẫn tới sự việc, nó rất khó. Do đó, mình nhìn thân tâm mình, nhìn lỗi mình, đừng nhìn lỗi ai hết,…​ Khó nhất là nhìn lỗi người thì không thấy mình sai, vì vậy, các con nhớ lời Phật dạy: "Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người ai làm gì làm" để cho thân mình tu mình thanh tịnh, nhìn lỗi người ta tức là mình đọa, là ác pháp, con đường tu là phải vậy.

(36:12) Tu sinh 2,3: …​ (Tu sinh khác xin sám hối lỗi với Thầy), xin Thầy từ bi tha thứ cho con!

Trưởng lão: Con cứ yên tâm, lo ở trong thất, khi nào Thầy mở lớp bắt đầu con về, mấy con cũng lỗi nho nhỏ không có gì hết.

Tu sinh 2,3: Con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Còn Tấn Trọng con cứ về thất đi, không phải nói gì hết, con cứ về, ráng giữ gìn, tu tập cho đúng.

(38:02) Tu sinh 4: Thưa Thầy, con xin Thầy ở lại tới 28 mà con sợ có việc gì chướng ngại của Thầy không? Xin Thầy ngày mai cho con về, chừng nào ra Tết có lớp con về lại.

Trưởng lão: Ừ, được con, mấy con cứ về, qua Tết lại Thầy mở lớp lại thì quay về học.

Tu sinh 4: Thưa Thầy, còn trong cuộc sống con nghĩ con người sao tránh khỏi lỗi lầm. Đối với con, con cũng khép tâm (38:40).. sửa lỗi lầm, trong cuộc sống con có lỗi gì xảy ra làm phiền lòng Thầy, cái đó con cũng vô tình chứ cũng không phải lỗi của con, nếu có gì thì Thầy cứ rầy con, con xin sám hối với Thầy.

Trưởng lão: Ừ, tại vì Thầy dặn mấy con ráng sống độc cư, đừng có nói chuyện với ai nhưng mấy con cứ quên, rồi mấy con có sự lầm lạc nên có lắm sự việc từ cái sai này dẫn đến cái sai khác, làm cho mích lòng Tu viện vì lòng từ bi thì khi khi trở lại tu học thì phải ráng giữ gìn nghiêm chỉnh, tránh sự việc xảy ra như này.

Tu sinh 4: Thưa Thầy, hôm qua con ra con thấy cô Út chặt củi, con nghĩ rằng con làm cùng với cô thì cô cũng vui lòng, mà con thấy cô Út nói vậy nè: Nguyên Thanh biết sửa đổi cái tính của nó thì sau bốn tuần về Tu viện thì cho ở lại, ở hay không là do Nguyên Thanh muốn ở lại tu thôi. Cô nói vậy thì con tưởng chắc cũng có công việc cũng chẳng có gì, thành thử khi làm nói chuyện gì cô nói gì con cũng lắng con nghe, con nghe con cũng không biết nói sao thì con: “Dạ” chứ cũng không biết lỗi lầm gì không.

Trưởng lão: Ừ, chắc không có lỗi lầm gì đâu con. Cô cũng rất tốt, không phải cô có ý muốn đuổi Nguyên Thanh đâu, mà cô cũng muốn Nguyên Thanh tu tập tốt, đừng có…​ người ta hiểu lầm lạc kích bác cô, người ta nói Nguyên Thanh nói cô đó là cái lối chia rẽ, dùng lời chia rẽ, cô là người hiểu biết. Cho nên, khi cô ra cô dặn Nguyên Thanh khi về trị bệnh xong rồi thì vào học lo tu tập, đó là cái lòng của cô Út thương chứ đâu phải ghét đâu.

Tu sinh 4: Dạ, con biết cô có cái lòng tốt lắm (40:33) …​ (Tu sinh nói cảm nghĩ của mình)

(41:02) Trưởng lão: Lần lượt tu học mình sẽ sửa được những sai lầm của mình chứ, người tu học bao giờ người ta cũng sửa lỗi chứ ai để nguyên vậy đâu. Mấy con cứ nhìn cái lỗi người ta mà trách móc người ta là mấy con sai đó. Thôi, sự việc nó đã như vậy thì giờ nó đã ổn định rồi, để từ nay về sau nó không còn sóng gió nữa mấy con, nó sẽ hết.

Mấy con cứ về nghỉ Tết cho nó yên ổn, sau đó khóa học sẽ tiếp tục chứ không có đóng cửa đâu, sẽ mở ra tiếp tục dạy chứ không bỏ dở đâu. Chương trình học của Thầy là thiết thực, thực tế, đào tạo chứ không phải để cho người tự tu, tự chứng được. Đào tạo mới chứng, đó là vấn đề quan trọng. Vấn đề thực tu, thực chứng ở đây là hoàn toàn là do sự đào luyện của Thầy, tình trạng xảy ra như này là phải dập chứ không có để. Tất cả các điều kiện Thầy phải kiên quyết, phải dập hết để cho nó không còn sóng gió nữa, để mấy con về tu tập được yên ổn chứ không khéo làm sao yên được.

Cứ ít bữa động, ít bữa động cứ ít bữa động, các con biết động như thế nào cô Út dạy mà khóc tùm lum tà la, trước cảnh đó làm người ai mà không xót xa, không biết chuyện gì mà thấy khóc là thấy khổ rồi đó; một người tu sĩ như mình có cái tâm từ thì sao mình không thấy khổ mấy con, không thương yêu đối với người đang đau khổ, người ta khóc mình thương chứ. Cho nên người ta biết vấn đề đó người ta dẹp cái tình trạng này để không còn vấn đề đó.

Tu sinh 5: Thầy ơi, (42:35)…​

Trưởng lão: Sao vậy, sao cô phải khóc nhiều dữ vậy!

Tu sinh 5: Con phải khóc,…​ (42:45)

Trưởng lão: Coi như là dặn cô, dùng cái nội lực trị, trị không được thì cứ đưa đi bác sĩ coi xem hiện tượng đó nó như thế nào, đâu có gì đâu, đâu có lỗi phải gì khi đi trị bệnh đâu. Thôi yên tâm đi con, về đi con, chuẩn bị ngày mai ngày mốt mấy con về dịp Tết nó gần rồi mấy con.

Tu sinh 4: Dạ, Thầy con về chắc trong thời gian chừng nửa tháng, trong thời gian đó con tu tập có gì Thầy cho phép con gọi điện lên con hỏi Thầy.

Trưởng lão: Ừ cũng được con, nhất là trong cái nhiếp tâm an trú, có gì phải hỏi, nhiều khi lúc này nó khó lắm.

(43:33) Tu sinh 4: Thầy ơi, con cũng tính con ở đến tháng Tám con mới về, nhưng con thấy sợ nhiều khi nó chướng ngại việc của Thầy. Có gì Thầy dạy cho con thêm.

Trưởng lão: Ừ, đúng rồi, về thì hay hơn lúc này. Bây giờ các con ôm tu về mình thấy những trạng thái gì hiện ra thì biết nó là tưởng thì mấy con mình tác ý bảo nó dừng lại thôi, để khi mình trở về tu tập với sự hướng dẫn cặn kẽ của Thầy thì không sợ. Nhớ pháp tác ý để phá, còn nếu ngồi tác ý mà không phá được thì con xả ra, con đi kinh hành.

Tu sinh 4: Dạ, con dựa vào trạng thái này, giống như lúc trước, lúc con về chùa hay bị xếp chặt nên con sợ, vậy phải xả, đi kinh hành à Thầy. Con cảm ơn Thầy,

Tu sinh 6: Kính bạch Thầy, mấy ngày qua con về đây con thấy rất an lạc, Thầy đã cho con một pháp tu, những lời dạy của Thầy con không biết nói gì hơn con xin tri ân Thầy. Ngày mai chị em con về sớm, ra Tết có duyên thì con lên con xin Thầy được ở tu tập, nương tựa Thầy để hướng dẫn con tu

Trưởng lão: Ừ, ráng tu nha con!

Tu sinh 7: Bạch Thầy, mấy bữa nay con đọc bộ sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, con lên xin Thầy cho con xin bộ sách để con về con làm bộ sách gối đầu con đọc.

Trưởng lão: Ừ, bộ giới à mấy con? Sách Văn hóa Phật Giáo Truyền Thống? Rồi, để Thầy cho mấy con, nhớ đọc cho kỹ cái giới đức, giới hành mà đức Phật đã dạy cho La Hầu La, và đồng thời giới Tỳ kheo những giới đức, giới hạnh, giới hành trong cái Giới, Đức mà đức Phật đã dạy mà Thầy đã giải thích rất rõ ràng, theo đó, mình giữ được cái đức, hạnh của mình. Chưa đủ, nó nhiều lắm nhưng Thầy bận quá nên Thầy không có soạn thảo thêm, tới sáu cuốn lận giờ mới có hai cuốn, ráng mà đọc, đọc nghiền ngẫm vì mình là tu sĩ rồi. Lấy cái giới làm cuộc sống của mình, đừng buông giới. Giới là thầy của mình, là con đường đi tới đạo giải thoát, nhớ lời Thầy dạy.

Thôi mấy con về, mai rồi Thầy gửi cho con bộ!

Rồi mấy đứa lên đi, có gì không đây? Thầy đã biểu ở trong thất, lo mà ở trong thất!

(46:29) Tu sinh 8: Dạ, tại chúng con muốn gặp Thầy chứ không phải chúng con muốn gặp nhau (Tu sinh trình bày việc riêng).

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy