LCK 066B - TU SINH SÁM HỐI THỈNH CẦU THẦY TIẾP TỤC DẠY - GIẢI TÁN LỚP - NHÀ BẾP LÀ NƠI TẠO DỤC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 19/01/2006
Thời lượng: [1:04:10]
(00:00) Tu sinh 1: Dạ, bạch Thầy! Con muốn xin Thầy cho con ở lại, tại vì bữa… con lên con bước vô, con ráng ở đây tu, con không có tính chiều đi về, thành ra nếu Thầy không dạy thì Thầy cũng cho con ở đây. Con xin phép Thầy cho con được ở đây được không Thầy?
Trưởng lão: Được!
Tu sinh 1: Con biết ơn Thầy!
Tu sinh 2: Con kính bạch Sư Ông! (Nghe không rõ)
Con không biết chuyện gì xảy ra hết. Con xin phép Sư Ông cho con được ở lại.
Trưởng lão: Thôi con cứ ra nhà - con ở đi, vì con không có nhà cửa, con cứ ra cái nhà. Còn Nguyên Thanh thì con về trị bệnh đi.
Tu sinh 3: (01:20) …
Trưởng lão: Thôi bây giờ con cứ về trị bệnh đi!
Tu sinh 4: Con kính bạch Thầy! Con xin phép Thầy cho con ở lại để mà phụ cô Huệ Ân.
(01:57) Trưởng lão: À, được rồi con ở lại giúp cô Huệ Ân.
Tu sinh 5: (02:00) (Nghe không rõ)
Trưởng lão: Thôi con đừng nói nữa! Thôi đừng nói nữa! Thôi đừng có nói người khác nữa! Thầy nói thôi!
Tu sinh 6: (Nghe không rõ)
Trưởng lão: Được rồi con sẽ ra khu dưỡng lão ở với mấy cô già.
Tu sinh: (03:22) (Nghe không rõ)
(03:25) Trưởng lão: Thì không chừng, Thầy không biết Thầy có mở hay không Thầy không biết nhưng mà cái điều kiện là cơ thể con suy yếu như vậy thì con chỉ như người dưỡng lão vậy thôi. Thầy chưa có quyết định vấn đề mở hay không mở. Mấy con cứ được người nào mà cho ở thì mấy con ở trong cái viện dưỡng lão thôi. Như Tú thì có ở lại đó thì chẳng qua là do phụ giúp cho cô Huệ Ân vì già quá rồi. Còn Mỹ Thiện trước ở Tu viện thì con tật bệnh chân cẳng đi như vậy đó thì con cũng ở trong cái khu dưỡng lão, con ở trong đó để mà dưỡng cái thân của con. Chứ còn bây giờ đi như vậy thì rất là tội cho con.
Người có tật thì Thầy cũng nói chung là những người mà có tật có nguyền - khuyết tật Thầy rất thương những người đó. Họ là những người bất hạnh trong cuộc đời. Thầy mong ở đây để cho họ có niềm an ủi cho họ. Còn mấy con lành lặn, mấy con đầy đủ thì cái lớp học Thầy đóng cửa rồi, Thầy không có dạy nữa.
Cho nên vì vậy mà những người mà xin Thầy, được Thầy chấp nhận cho đó là những người còn ở lại, coi như là ở trong khu an dưỡng. Chứ còn cái lớp tu thì không còn nữa. Chừng nào Thầy tuyên bố Thầy mở lớp tu thì chừng đó hay chứ bây giờ Thầy đóng cửa, có vậy thôi. Trong cái dịp Tết thì mấy con cứ về ăn Tết cho vui vẻ, không có gì hết.
Tu sinh: (Nghe không rõ)
(05:17) Trưởng lão: Thì cái thời gian mấy con ở lại đây đó, thí dụ như là mấy con lớn tuổi mấy con ở lại khu dưỡng lão đó, thì tức là mấy con cũng phải giữ gìn cái hạnh chứ không phải là mấy con dưỡng lão rồi mấy con nói chuyện này, tập trung nhóm này, nhóm kia nói chuyện nhau thì dưỡng lão cái kiểu mà như vậy là ở ngoài đời. Chứ còn ở đây đó, dưỡng lão là dưỡng lão trong cái phương pháp, sống cái hạnh của nó, thì như vậy mới gọi là dưỡng lão ở trong cái Tu viện, con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy mà chấp nhận cho mấy con ở để cho mấy con có sự yên ổn để giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Mà nếu mấy con nói chuyện này, chuyện kia thì mấy con có được thanh thản đâu? Thì dưỡng lão như vậy cũng như ở ngoài đời thôi, chỉ ăn để mà chờ chết chứ đâu có cái gì khác hơn. Còn ở đây nó khác, nó thuộc về tinh thần rồi. Cho nên mấy con được ở là mấy con phải giữ gìn hạnh cho nó đúng thì mới được ở chứ mấy con mà giữ gìn không đúng thì coi như là cái dưỡng lão ngoài đời thì thôi chứ ở đây mà dạy dưỡng lão làm gì?
Tu sinh: (06:11) Con cảm ơn Trưởng lão, con cố gắng con giữ giới…
Trưởng lão: Nhất là mấy con được ở lại thì mấy con nên nhớ rằng những cái điều kiện cần thiết là mình phải thấy cái lỗi mình. Chứ không được thấy lỗi người. Bởi vì mấy con thấy lỗi người là trong cái lớp, trong cái dưỡng lão của mấy con, mấy con sẽ có sự tranh chấp; còn thấy lỗi mình để mình sửa - mình thấy lỗi người thì mình có thể mình mất sự dưỡng lão sao an ổn được.
Con nhớ Thầy dặn hôm nay là Thầy rộng rãi cho mấy con chứ không khéo Thầy cho mấy con cũng về hết. Thì coi như là còn cái phần của mấy con thì mấy con cứ chuẩn bị mấy con về. Bên nam cũng vậy, mấy con cũng chuẩn bị mấy con về. Còn những người nào mà xin Thầy để ở lại trong khu dưỡng lão thì để mấy con tu.
Rồi chừng nào Thầy có mở lớp thì Thầy sẽ chiêu sinh, Thầy cho hay. Những người nào mà quyết tâm tu thì sẽ ở lại, còn những người nào mà không quyết tâm tu thì chúng ta đi về. Bởi vì còn thiếu gì chùa mấy con, còn thiếu gì nơi, còn sung sướng hơn ở đây nhiều, ăn ngày ba bốn bữa lận mà! Chứ đâu phải một bữa; ở đây ăn cực khổ, sống độc cư, không được nói chuyện, nay bị rầy cái này, mai bị phạt cái khác. Ở đây là Tu viện, đây không có làm phước đâu.
(07:43) Tu sinh: Con kính bạch Thầy! Kính thưa tất cả chư Tăng Ni, quý Phật tử. Tất cả chúng con ở đây đều có lỗi cả, không riêng một người nào; chỉ có điều lỗi nhiều và lỗi ở mức độ, lỗi trực tiếp về vụ việc này và những lỗi khác. Thầy từ trước đến giờ đã từ bi, lo cho chúng con rất nhiều - chỉ khi nào bất đắc dĩ lắm Thầy mới bắt buộc Thầy nói. Sự việc Thầy mới tha cho cách đây một vài ngày, hôm nay lại tập trung nói chuyện, Thầy lại phải nói những điều này.
Tất cả những điều mà chúng con đã tạo nên chúng con phải chịu lấy hậu quả. Làm xong lỗi rồi lại xin ngay, xin hết lần này, xin đến lần khác không biết sửa. Những người ấy thật là rẻ mạt! Nếu không biết tự trọng mình, tự trọng người thì cũng phải biết sám hối như thế nào cho nó đúng pháp.
Thầy! Khi có lỗi chúng con bây giờ thấy rằng việc quyết định của Thầy là quyết định của trí tuệ Tam Minh. Chúng con không đủ tư cách để đại diện cho chúng sinh toàn cầu với niềm hi vọng, trông đợi của mọi người. Lớp phải giải tán, đó là quyết định của trí tuệ, của những điều phải làm. Con không biết nói gì hơn, con cũng không dám xin gì cả.
(09:24) Bạch Thầy! Nhưng trước khi tất cả mọi người ra về, con xin tất cả mọi người có lương tâm hãy nghĩ đến lỗi lầm của mình, trước mặt đức Trưởng lão, xin các vị quỳ xuống sám hối về lỗi của mình. Những ai thấy mình có lỗi thì xin các vị tự nguyện quỳ xuống sám hối Trưởng lão để cho tâm chúng ta được thanh thản. Còn mọi việc quyết định là ở trí tuệ Tam Minh chứ không thể ý muốn riêng của mỗi người.
Còn ai thấy mình không phải xin lỗi thì việc đó là việc của các vị. Chúng tôi không tham gia ý kiến. Chúng con xin sám hối đức Trưởng lão với tất cả những công sức, tất cả lòng thương yêu Thầy đã ban cho chúng con, dành cho chúng con nhưng chúng con chưa làm được, chúng con tự làm khổ chúng con, nhưng chúng con cũng nhận ra lỗi lầm của mình trong những việc Thầy chỉ bảo. Chúng con xin cúi đầu sám hối Thầy!
(11:05) Kính bạch Thầy! Con cũng chỉ thưa được đến như thế. Còn riêng con, bạch Thầy, khi con quyết ra đi con đã từ bỏ gia đình, ly gia và trên đường cắt ái. Bây giờ con không còn gia đình để về. Bạch Thầy, con cũng không có chùa và con cũng không thể đến một chùa nào được cả. Con đã nhận ra chân lý và đến gặp Minh Sư, gặp Thiện Trí Thức và được học tập từ bấy đến giờ, con càng thấy rõ điều đó không thể có chỗ nào con dung thân. Chỉ có con đường học tu thành đạo, hoặc nếu không thì cũng chết trên con đường tu tập. Tâm huyết của con như vậy, xin thưa với Trưởng lão!
Trưởng lão: Con thì không có gia đình, đã ly gia cắt ai hết rồi, bây giờ tuổi con cũng lớn rồi, vậy thì con cũng sẽ nằm vào trong cái viện dưỡng lão. Thôi con yên tâm, coi như là nơi đây là cái nơi mà dưỡng lão, ở lại đây để mà dưỡng lão. Còn cái lớp học mở hay không mở thì đủ duyên Thầy sẽ mở lại mà không đủ duyên thì Thầy đóng cửa. Mấy con cứ yên tâm, mấy con cứ ở lại đây với Tu viện Chơn Như này, gắn bó với nhau, sống chết với nhau thì Thầy chấp nhận mấy con ở lại trong Tu viện.
Tu sinh: Dạ vâng Thầy!
(13:25) Tu sinh: Con xin kính bạch Thầy! Con ít nhiều con cũng có lỗi lầm (13:33) …xin cho con ở lại, con quyết tâm sửa đổi vì con không biết về đâu.
Trưởng lão: Thì con nên ở lại cái khu dưỡng lão.
Tu sinh: (Nghe không rõ)
(16:15) Trưởng lão: Cái lỗi của con lớn lắm! Con làm nhục các Tăng này. Một người thanh niên như con mà con lôi một cái hành động của người phụ nữ ra mà nói như vậy. Con đâu biết rằng cái sự mà hiểu biết đó, cái sự hiểu biết của chúng ta hoàn toàn là những sự hiểu biết của (16:34) …; con đâu thấy cái sự thông minh của người khác. Cho nên con đem ra cái đó con làm diệt hết cái đám thanh niên này. Lẽ ra con nên nói điều, vấn đề mà thực tế. Đám thanh niên này và đám Tăng Ni, bên nam này còn ra gì nữa?
Mà cái người đại diện lên trước đám đông Phật tử, người ta nói như thế nào con biết không? Người ta cho là cái đám thanh niên này nhỏ mọn, ích kỷ. Nhóm Phật tử họ nói với Thầy, con biết chưa? Họ kêu với Thầy là quý thầy tệ quá không bằng phụ nữ; con hiểu điều này không?
Thầy không có làm sao mà làm gì được. Cái lỗi của con rất lớn, con làm cho người ta chê hết cái đám nam. Nó không phải là mình con, một người làm mà bao nhiêu người khác chịu, con thấy không con?
Cái thứ nhất là tại sao mình Tăng mà mình đi nhìn ngó người nữ? Đức Phật nói "Đừng có nhìn, đừng có ngó!" mà tại sao hở một chút đều là mình biết hết, tức là mình nhìn ngó người ta. Con hiểu không?
Mấy con về nhìn. Thật sự ra Việt Nam mình, anh hùng Việt Nam, dân tộc Việt Nam, người ta cho người nam mình là cái người quân tử. Thế mà… Con hạ hết đám thanh niên, đám người nam này, mình sai mà người ta coi hết luôn. Mình là Tu sĩ, nhìn cái điều sai hãy tư duy, suy nghĩ cái điều đó.
Tu sinh: (Nghe không rõ)
(18:47) Trưởng lão: Bây giờ thì con cứ suy nghĩ đi, bây giờ con xin lỗi với quý Tu sĩ mới phải chứ, vì con đã lầm lỗi với tất cả đám đông người nam. Xin lỗi cả mới phải. Khổ tâm lắm!
Tu sinh: (Nghe không rõ)
Trưởng lão: Rất buồn trong cái số Tu sĩ nam như vậy. Con đừng có nói gì hết, vì cái chỗ đầu tiên mà con đưa cái cuốn “Phật Học Phổ Thông” là Thầy đã thấy cái tâm của con nó nhỏ mọn đến mức nào! Thầy không muốn nói. Thầy hiểu biết hết bởi vì Thầy là Thầy mà, người nào bị như thế nào Thầy biết hết, đâu cần phải con đi vạch lá tìm sâu.
Thì con cứ thấy cái tâm của con. Rồi con ở đây con nhìn mặt mũi cái ông thầy, con đâu có thấy là một nỗi khổ đau lắm. Những cái đó là những cái trạo hối luôn luôn trong đời của con, nó làm cho con rất đau khổ, vô thường mà không biết, không có trí tuệ. Tìm đọc cuốn sách, Thầy thấy con quá tệ! Không hiểu biết!
Trong cái cuộc họp đủ mặt có Phật tử này kia con đã đứng lên nói vậy, con không nhìn thấy cái điều con tự con làm, hết trong cái số nam người ta sẽ nhìn như thế nào?
Tu sinh: (Nghe không rõ)
(21:05) Trưởng lão: Vừa làm mất uy tín của mình, tự mình đã làm mất uy tín của mình, tự mình lại làm mất uy tín của một số Tu sĩ khác. Cho nên khi mà trong cuộc họp nào mình phải chín chắn với lời nói, suy nghĩ rất kỹ mới dám đưa ra trong cái đám đông như thế này.
Tu sinh: (Nghe không rõ)
Trưởng lão: Con nâng cao cái…Nguyên Thanh. Con có biết lời nói đó là con nâng cao Nguyên Thanh? (21:57) … chứ cái tâm tu nó dày xéo con như vậy con sống sao? Sao con nhìn mặt mũi huynh đệ? Còn ở đây cái người nào mà nhiều chuyện nhất mấy con biết không? Đụng đâu cũng nói chuyện, bên nam mấy con biết ai không? Ở trong cái lớp học này người nào cũng biết mặt người đó hết, mấy con thấy cái giá trị của người đó ra sao đây? (22:28) … ; ai cũng biết mặt. Thì mấy con cứ nghĩ cái lượng cái sức của mình, mình ở đây mà mình xấu hổ vậy mình sống sao được? Mấy con đi đi, tự mấy con đã làm hư hoại cái lớp học, bởi vậy Thầy nói: "Im lặng như Thánh". Mấy con không chịu! Không nghe lời Thầy chút nào!
Tu sinh: (Nghe không rõ)
(23:57) Trưởng lão: Thì con ở lại cái khu dưỡng lão.
(24:40) Trưởng lão: Bây giờ thì mấy con đừng có nói chuyện với nhau nữa thì mấy con cứ về viện dưỡng lão của mấy con (24:47) … chứ bây giờ Thầy không có mở lớp đâu, bởi vì mấy con không có nghiêm chỉnh giới luật, cứ nói chuyện, nói chuyện thì làm sao mà Thầy nói nổi.
Mấy con coi thường lắm! Thầy nói như vậy một lần, hai lần rồi, trong khi Thầy đuổi mấy con một lần rồi, Thầy giải thể cái lớp này rồi. Rồi từ cái ngày đó tới nay trong có mấy ngày à - mấy con cũng vẫn nói chuyện với nhau như thường. Mấy con coi Thầy quá rẻ mà.
Thầy là người điều khiển cái lớp học, dạy mấy con học, điều khiển cái lớp học mà nói bảo các con không nghe, vẫn tiếp tục nói chuyện như thường. Như vậy là như thế nào? Các con thấy không? Cái lỗi của mấy con quá lớn! Coi thường Thầy quá! Coi thường, trong khi Thầy đem cả cái sự hiểu biết của mình giúp đỡ cho mấy con để mấy con được giải thoát mà.
Thế mà mấy con không có kính trọng Thầy chút nào hết, coi quá rẻ. Mấy con có nghe lời Thầy đâu! Cho nên buộc lòng làm sao mà Thầy còn để cái lớp này nữa. Thầy phải giải thể cái lớp này, chứ không muốn để. Mấy con thấy cái lỗi của mấy con không?
Mà chỉ vừa rồi đó, hôm kia chứ không có đâu hết, Thầy đã giải thể cái lớp này rồi, mấy con xin Thầy rất là tội, chứ đâu phải như bây giờ đâu. Các con thấy, Thầy rất tội, một - hai người đến đại diện các con nói, thôi Thầy tha thứ, Thầy cho mấy con được tiếp tục, thế rồi mấy con lại thấy Thầy coi dễ dãi quá mấy con lên mặt liền tức khắc.
Trong khi đó mấy con tưởng là mấy con chắc chắn là Thầy không theo dõi hả? Từng người một, Thầy biết mà. Mấy con còn tập họp, mấy con còn làm cái chuyện này chia rẽ, mấy con còn nói này nói kia. Mấy con biết những cái điều kiện đó không?
Rồi người nói chuyện đầu này, kẻ nói chuyện đầu kia, tập họp nói chuyện đủ loại hết. Như vậy mấy con còn cái tin tưởng ở Thầy nữa không? Vậy thì học làm gì nữa? Mấy con giỏi thì mấy con cứ về đó tu đi, về đọc kinh sách mà nghiên cứu tu đi chứ còn theo Thầy làm gì? Để cho Thầy quá cực khổ! Mấy con giỏi mấy con cứ tu đi.
Cho nên thôi bây giờ mấy con đừng có nói gì nữa, mấy con mà điều kiện không có gia đình lớn tuổi rồi thì mấy con cứ vào khu dưỡng lão, cô Út đang lo lắng cho mấy con khu dưỡng lão. Cứ ở lại dưỡng lão, cứ ở lại - Con ở lại viện dưỡng lão. Thôi đừng nói nữa!
Tu sinh: (Nghe không rõ) Con xin Thầy cho con ở lại.
(27:28) Trưởng lão: Giờ mấy con còn tuổi trẻ, người nào cũng xin ở lại hết sao được đây? Người nào bây giờ có chùa, có tịnh xá về được thì cứ về, còn mấy con có lỗi thì mấy con…ngại. Mấy con ở đây mấy con có lỗi phải, mấy con nhìn mặt người này, nhìn mặt người kia sao được? Những cái lỗi mấy con làm quá lớn rồi.
Những cái người mà tạo những cái cảnh bất an ở trong này thì mấy con thấy có lỗi rồi mấy con ở đây mấy con nhìn ai nè? Cái tâm tư đó mấy con có tu được không? Mấy con ở đây thấy khổ cho mấy con thôi, mấy con phải xét trong cái vấn đề đó. Cho nên vì vậy mà mấy con thấy mấy con như thế nào thì mấy con đừng như thế nấy. Còn như mấy con thì yên tâm rồi, Thầy nhận mấy con vào dưỡng lão ở trong những ngày này, rồi hết cái hạn mấy con về.
Tu sinh: (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Bây giờ thì có chùa đồ này kia thì con cứ về ở, chừng nào mà Thầy mở cái khóa khác rồi Thầy cho về.
Tu sinh: (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Bây giờ thì con đã từ giã hết rồi thì con ở lại đây, là coi như con ở trong khu dưỡng lão như mọi người thôi.
(29:15) Tu sinh: Thưa Thầy! Cho con hỏi lại Thầy. Như con thấy: “Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi”, nhà mình dột có chỗ, thì chỗ nào cần mình thay tấm tôn khác chứ mình dỡ hết đi thì tội nghiệp cho những người chân tu thưa Thầy!
Trưởng lão: À, bây giờ con nghĩ đây là “cái nhà” cho nên nó dột cái tấm tôn nào thì dở tấm nấy; ở đây thì lớp học, dở cái tấm này nó đập mấy tấm kia, tốt hơn là dở hết, Thầy làm lại cái mới, rồi coi người nào, cái tấm nào còn xài được thì người ta lợp lại. Thôi con đừng hỏi nữa, cái sự quyết định của Thầy rồi. Thầy không có giận.
Tu sinh: (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Thôi, con đi về Bắc đi mà tu, đừng có nói nữa! Thôi rồi đó mấy con, mấy con không có nói gì nữa hết, cứ về đi, chuẩn bị về.
Tu sinh: Con kính thưa Sư Ông! Khó khăn lắm chúng con mới được ở đây tu, Sư Ông đừng bỏ chúng con!
Trưởng lão: Mấy con không cần phải thưa Thầy.
Tu sinh: (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Rồi mấy con cứ về đi, rồi sau này có khoá khác thì mình vô, còn giờ cứ về. Mấy con cứ về đi, mấy con đừng nói nữa, về ăn Tết, mấy con cứ về ăn Tết, đừng có xin nữa.
(31:50) Trưởng lão: Rồi con bây giờ xin gì nữa đây? Nếu muốn ở thì ra khu dưỡng lão chứ đừng có xin, đừng có nói gì nữa, con cứ về khu dưỡng lão. Còn con đừng có xin gì nữa hết, lo chuẩn bị về đi. Giờ còn ai còn gì nữa không? Giờ sắp Tết rồi, mấy con chuẩn bị về là vừa, để gia đình, chùa được vui vẻ. Thôi con đừng nói gì nữa, thôi con cứ về đi, đừng có xin gì nữa hết.
Tu sinh: (Nghe không rõ…)
(33:39) Trưởng lão: Thôi con cứ về đi, đừng có xin gì nữa hết, con cứ về đi … Thầy cho con dưỡng lão… Thôi được rồi, con về đi. Thôi đừng ai xin gì nữa hết, Thầy đã nói rồi. Bây giờ mấy con chuẩn bị về đi, về lo tu tập. Thầy không nhận là không nhận. Coi như là bây giờ mấy con còn ở lại là mấy con dưỡng lão thôi chứ cái lớp học là Thầy đóng cửa rồi, Thầy giải thể rồi không còn nữa đâu.
Chừng nào mà Thầy hô Thầy mở lại thì Thầy sẽ tiếp tục Thầy dạy, mà không thì thôi. Từ bữa nay, hôm nay và tất cả các ngày khác Thầy không có dạy đâu. Mấy con dưỡng lão thì con cứ ở lại, những cái nơi mà yên ổn các con tập trung vô tu, Thầy không dạy là không dạy.
Một người làm thì cả bao nhiêu người chịu thì đó là cái chùm nhân quả của mấy con như vậy. Mấy con không chuẩn bị trước thì bây giờ điều kiện nó như vậy. Thầy đang đứng ở trên "đầu sóng", mấy con biết hàng ngày Thầy giải quyết biết bao nhiêu việc mà các con không biết? Bảo vệ cho cái lớp học của mấy con, thế mà mấy con tự chia rẽ; Thầy thấy xem thường. Vừa rồi cái điều kiện Thầy quá rõ rồi, mấy con đã hoại diệt cái lớp học thì Thầy bảo vệ làm gì để chịu bao nhiêu sóng gió, không thương Thầy.
Do đó mấy con bây giờ mấy con cứ người nào người nấy mấy con lo chuẩn bị về đi. Còn những người nào Thầy chấp nhận ở dưỡng lão thì ở lại, mà cũng đừng xin gì nữa hết, dù mấy con có xin gì đi nữa Thầy bây giờ, khi nào mà mấy con xin thì ít ra mấy con mới biết cái sự sám hối của mấy con, mấy con biết giữ gìn đúng trong những thời gian mà giữ gìn thì mới đúng sám hối, ít ra mấy con giữ nghiêm chỉnh chứ. Đằng này mấy con sám hối, ngoài miệng thì nói mà về bước khỏi Thầy rồi thì tật nào vẫn tật nấy không biết lỗi lầm của mình gì. Thì như vậy là sám hối để làm gì mấy con? Có lợi ích gì ?
(36:05) Thôi mấy con cứ về đi là tốt hơn hết, đừng có xin xỏ gì hết! Một khi mà Thầy đã quyết định rồi thì không có xin xỏ gì được hết. Thầy đã từ bi hết sức, nghĩa là Thầy lúc nào Thầy cũng tha thứ những lỗi lầm của mấy con; Thầy không phạt, Thầy không rầy, Thầy cũng nhắc nhở, Thầy cũng khuyên lơn mấy con hết sức. Cho đến giờ phút này thì đã có sự quyết định của Thầy rồi.
Cách đây 3 bữa, Thầy đã nói rồi, thế mà Thầy thấy rõ ràng là mấy con còn muốn đuổi mà chứ đâu phải, còn muốn giải thể mà, chứ đâu phải là mấy con nghiêm chỉnh đâu.
Mấy con riết mấy con coi thường Thầy quá. Thầy không có pháp luật à? Thầy không có quyền đuổi mấy con à? Hôm nay, thì mấy con sẽ thấy không có ai xin được Thầy đâu! Thầy nói đi là đi à, Thầy nói đóng cửa là đóng cửa à, không bao giờ mà Thầy, bởi vì nếu mà nói mà không làm thì mấy con coi thường Thầy, rất coi thường.
Mà mấy con biết cái lòng thương yêu của Thầy đối với mấy con vô cùng tận, tha thứ từng những lỗi này đến lỗi khác. Thế rồi mấy con cũng vẫn xem thường. Vậy thì hôm nay mấy con mới thấy rằng cái sự quyết định của Thầy. Mấy con cứ về, Thầy không muốn nói gì hết.
Rồi, yên ổn mấy con cứ về. Chuẩn bị mấy con có gì đó mấy con về quê sống cho yên ổn, đừng có ở đây làm cho Thầy khổ tâm lắm. Mấy con biết mặt Nhà nước, phải đối như thế nào để cho mấy con được ngồi trong lớp học, mấy con biết khổ sở của những người chịu ở đây không?
Người ta biết bao nhiêu là sự dằn vặt, mấy con không hiểu cái điều đó. Mình ngồi yên tu chứ bao nhiêu cái sự khó khăn chứ đâu phải là chuyện dễ. Mấy con sung sướng quá, còn cái người người ta cực quá mà mấy con đâu có thấy.
(38:20) Mấy con ngồi không, có cơm mang tới chỗ tới nơi. Thời gian mấy con rảnh rỗi. Mấy con cứ nhìn đi! người ta ở ngoài đời người ta quần quật người ta mới có được hạt cơm người ta ăn. Còn mình rảnh rang ngồi đây hàng ngày tu tập; lại còn nhiều chuyện nữa chứ, chuyện này đến chuyện khác, không có lo tu tập.
Suốt ngày Thầy tạo cho mấy con cái thời gian không có kẽ hở; luôn luôn lúc nào cũng tập tư duy, suy nghĩ, viết lách; thời gian không có kẽ hở. Thức đêm, thức khuya, dậy sớm, làm việc hơn mọi người, thế mà còn thời gian nào mấy con rảnh mà mấy con làm ba cái chuyện này. Chỉ có những người mà không chịu tu không chịu khó mới có cái chuyện này còn không thì…
Đã đem công ra dạy cho mấy con, mấy con đâu có cần học, mấy con ở trong thất cho sướng hơn. Ăn rồi ở trong thất ngồi chơi sướng hơn chứ làm bài, viết bài chi cho nó cực, còn không thì viết sơ sơ thôi.
Bảo học cái hay của người khác thì không chịu học, cho là người ta này kia nọ. Thầy nói thiệt ra nếu mà Nguyên Thanh không có viết những cái bài này, mấy con biết đường đâu mấy con ôn, chỉ còn có nước Thầy vạch cho mấy con đi thôi.
Cái bài cuối cùng mấy con thấy không? Từ cái hạnh thiểu dục tri túc mà đem áp dụng vào cái chỗ bất tịnh mấy con thấy mấy con làm được không? Thế mà mấy con không chịu học. Người ta biết cái thực phẩm bất tịnh là cái mục đích gì? Còn mấy con chỉ biết thực phẩm bất tịnh là nó bất tịnh à chứ không có biết mục đích nó là cái gì. Mà biết mục đích đó như vậy là mình phải dùng cái gì để mình phá nó nè. Mấy con có biết sử dụng cái gì không?
Thế mà mấy con không có học, không học cái hay của người khác, cứ lôi cái dở của người khác ra mà chửi mắng người ta. Mấy con thấy không? Thì bây giờ cái người hay người dở gì Thầy cũng cho giải thể hết, đi về hết.
(40:25) Mấy con cứ chuẩn bị đi mấy con về đi, để rồi mấy con về đó mấy con phải tự làm lấy cơm mấy con ăn, rồi mấy con mới biết được cái chỗ mà ngồi không mấy con tu. Rồi mấy con về rồi mấy con làm ra hạt cơm con sống rồi mấy con tu để cho con biết cái gian khổ, chứ bây giờ ở đây thì mấy con đâu có gì đâu.
Thế mà còn đòi cái này, kia, cái nọ, rau cải đủ thứ. Thật sự ra ngày nay người ta không rau chứ ngày mai người ta cũng cho rau à, không rau tươi thì cũng rau luộc chứ đâu phải người ta không cho mình sao?
Nào là ăn cái này, kia, cái nọ. Cái gì mình ăn không được, thì thôi miễn mình ăn cơm với muối mình sống cũng được rồi. Mình tu, mình ngồi không chứ mình có làm gì lợi ích đâu mà mình đòi ăn cái này, đòi ăn cái kia làm gì?
Mình không sống cái gương hạnh của đức Phật. Mình lại muốn tạo cái thế để cho cái Tu viện này nó trở thành cái nhà bếp nữa mà, đặng muốn ăn cái gì đó đặng mình theo cái đó mình ăn. À "Bây giờ con ăn cái này không được, cô Út cho con cái này". Như vậy là mình muốn như thế nào? Mình chạy theo dục chứ mình tu cái gì đây?
"Cái nhà bếp ở trong chùa là cái nơi đó là cái nơi tạo dục". Thầy đã từng ở các Tu viện, các chùa rồi mà, Thầy đã thấy rất rõ, à "bữa nay, cô ơi cô trong chùa ăn cái này ớn quá, mấy cô làm cái khác đi!" Có phải không mấy con? Còn nếu người ta cho ở ngoài kia mình có lại nhà người ta mình nói không? Người ta nấu ăn cái gì người ta cho mình cái nấy chứ mình dám nói cái gì. Còn ở đây mình quen cái tật trong chùa, bếp nước nổi lên rồi. Đây là một cái hạnh phúc rất lớn chúng ta sống được một cái đời sống đức Phật, vậy mà chúng ta còn muốn ở trong chùa này còn cái nhà bếp nữa? Nếu không phải mấy con thì làm sao có cái nhà bếp này.
(42:30) Thầy tha thiết bao nhiêu năm, khi mà trở về đây, tất cả những mê tín ở Tu viện này, Thầy đã dẹp sạch xuống, không có còn cúng bái cầu siêu, cầu an, không đi đám ma, không coi ngày giờ tốt xấu; dẹp ba cái mê tín hết. Dân xung quanh đây, họ không bao giờ đến đây làm cái chuyện mê tín nữa. Đó là cái khó khăn của Thầy đầu tiên chứ đâu phải chuyện dễ.
Cái chùa gì mà không nghe chuông, nghe mõ; chùa người ta thì tụng niệm, chùa gì lười biếng. Các con cứ nghĩ đi, cái chùa mà không chuông, không mõ người ta nói chùa này lười biếng nè, giờ này nó còn ngủ nè. Họ chửi mắng Thầy biết bao nhiêu không?
Rồi bây giờ dẹp được cái nhà bếp thì mấy con muốn cho cái nhà bếp có lại, đặng mấy con muốn ăn cái gì nó có nấy chứ gì? Sung sướng lắm à? Hạnh của người tu như vậy à? Mấy con hạnh phúc lắm, chạy theo dục mấy con không thấy sao?
Thôi bây giờ thì mấy con, bây giờ Thầy giải thể chứ không được. Chừng nào Thầy thấy chọn được người nào đúng, Thầy sẽ mở lớp. Thầy không mở lớp nhiều đâu, Thầy không mở sáu bảy chục người cho Thầy cực khổ đâu.
Thầy cứ nghĩ rằng bây giờ một trăm người Thầy cũng mở nổi, hai trăm người Thầy cũng mở nổi, vì cái ăn uống Thầy có Phật tử thành phố Hồ Chí Minh họ lo cho Thầy. Họ hứa một trăm hai trăm, họ làm được, họ giúp đỡ được. Đó là: “Cứ hễ Thầy có thêm bao nhiêu Thầy cứ báo, con sẽ gọi điện thoại họ là họ đem lên liền cho Thầy à”, người ta nói với Thầy như vậy. Bao nhiêu cũng được hết, người ta lo cho cái đời sống đủ.
(44:11) Về phần ăn uống không lo rồi. Về cái phần tu tập thì Thầy dạy mấy con từng chút, từng chút, từng chút, không có cái kẽ hở nào hết, Thầy dạy hết sức kỹ lưỡng. Thế mà mấy con không chịu học, mấy con hay lắm, ở trong thất tu. Người nào cũng là tỏ ra cho mình là Thánh, là Thần hết. Mấy con thấy chưa?
Một khi mà cái buổi mà không phải là cái buổi học, mà cái buổi mà thưa hỏi thôi, mà nếu một người tha thiết tu, người ta vẫn đến để mà nghe những cái chuyện thưa hỏi đó. Còn cái gì thêm biệt "mắm muối" thì sau cùng tất cả mọi người đều về hết.
Ở đây là chúng ta tích tập những cái sự hiểu biết chứ chưa phải là chỗ chúng ta tu, tu chỉ là chúng ta tập cho nó quen thôi. Thì cái sự hiểu biết, cái giờ nào Thầy đã cho mỗi buổi, mỗi ngày trong một tuần lễ, buổi sáng cũng vậy, buổi chiều cũng vậy, có một giờ để thưa hỏi.
Một người thưa hỏi, học hỏi biết bao nhiêu người không? Thế mà mấy con không cần đi, ờ người đó hỏi tại vì người đó thắc mắc, tôi không có hỏi. Nhiều khi những cái thắc mắc của người ta mà chính mình chưa biết cái thắc mắc đó mà mình không chịu nghe. Không chịu nghe thì mình học hỏi cái gì đây?
(45:43) Mình tu ở trong thất đó chứng đạo? Mấy con còn phải trải qua bao nhiêu, đây là cái lớp Chánh Kiến mà. Còn tám cái lớp học nữa - còn bảy cái lớp học nữa chứ đâu phải một lớp. Thầy khích lệ Thầy nói: “Ờ còn ba tháng, hai tháng” để chúng ta ráng cố gắng, hàng ngày ráng siêng năng học tập. Là khích lệ mấy con chứ mấy con có biết không?
Cái chương trình dạy trong đầu của Thầy biết, dẫn dắt cho mấy con tới năm nào mấy con chứng đạo, Thầy đều biết cái điều đó. Nếu một người mà đứng lớp mà dạy mà không biết cái chương trình giáo dục như vậy thì làm sao dạy ai? Đâu có phải dạy mò, dạy người ta biết chứ làm sao người ta dạy mò được.
Bây giờ cái chương trình giáo dục đào tạo của Nhà nước dạy cho người ta học thì phải Tiểu học học lên cái gì, gì, gì chứ, lớp nào lớp nào ra sao chứ! Nếu mà không biết, mở cái trường bây giờ học lớp một rồi tới lớp hai mới là soạn thảo ra; chuyện đó làm sao dạy? Thầy dạy trật làm sao?
Mấy con hiểu, đâu có phải là chuyện dễ. Đứng trên cái chương trình giáo dục đào tạo đâu có phải chuyện dễ, người ta phải hoạch định hết trong cái chương trình dạy như thế nào; người ta đã hoạch định ở trong đầu người ta đủ thứ ở trong đó hết rồi, người ta mới mở cái lớp chứ.
Còn nếu mà chưa có hoạch định ở trong cái đầu người ta làm sao người ta dám mở lớp? Mở tới đây rồi cái tới kia mình biết cái gì mình dạy nữa; các con hiểu người ta phải nắm vững chứ. Coi như là Thầy dạy mấy con là Thầy trở thành Bộ Quốc gia giáo dục, nghĩa là biết được cái đường lối như thế nào, cái chương trình học tập như thế nào, Tiểu học, Trung học, Đại học học như thế nào phải nắm hết chứ; người ta mới dạy, người ta mới dám tuyên bố mấy con là đào tạo mấy con chứng quả A La Hán chứ. Còn không người ta làm sao người ta dám nói như vậy.
(47:22) Thế mấy con tưởng lời Thầy nói là Thầy nói chơi, nói gạt mấy con. Nói chơi, nói gạt để làm gì vậy? Có ích gì cho Thầy? Cái sự quả quyết đầu, vô cái khóa học là Thầy đã tuyên bố như vậy rồi.
Mà tới cuối cùng mấy con coi thường quá, coi thường cái lời tuyên bố của Thầy nói. Ngàn năm, cái lời tuyên bố của Thầy nó vẫn là khắp cùng, thế giới sẽ biết cái lời tuyên bố của Thầy chứ chưa phải là … Thầy nói ở đây với một số người đây đâu, cái sự quyết định của Thầy như vậy.
Còn cái này rõ ràng là lỗi của mấy con chứ, chứ đâu phải là lỗi của Thầy đâu. Nếu mà mấy con bình an mấy con nghe lời Thầy, người nào mà đến dự được cái lớp này thì mấy con phải ra học tập đàng hoàng chứ, thì Thầy càng hoan hỷ, càng thích để mà dạy cái lớp. Đằng này cần gì nó học đâu, vậy thì cần gì mà phải dạy cho nó cực như thế này. Còn mấy con siêng năng, cần mẫn học hỏi, hiểu biết, đây là lớp Chánh Kiến mà.
Mà bây giờ mấy con muốn Chánh Định, mấy con vô trong thất mấy con ngồi mấy con tu không, mấy con không cần hiểu biết gì hết. "Tôi chỉ biết nhiêu đó tôi ngồi trong thất tu thôi" vậy thì mấy con cứ ở trong đó mà tu cho giải thoát đi. Vậy thì bây giờ mấy con cứ về quê mà tu cho nó giải thoát đi, mấy con biết rồi mà, cần gì phải học nữa.
Các con coi thường cái lời nói của Thầy lắm! Nói rồi cái, bây giờ nói đây, lát ra kia cái nói chuyện thì rõ ràng như vậy là Thầy còn cái tâm địa nào, cái tâm, lòng nào mà dạy mấy con đâu. Mà đâu phải một lần, nhiều lần lắm.
(49:12) Thầy thấy từ xưa đến giờ, các con biết không? Từ khi mà đức Phật đã nhập diệt rồi, cho đến giờ Thầy thấy không có các Tổ nào mà dám tuyên bố “Tôi sẽ mở cái lớp đào tạo chứng quả A La Hán” như Thầy. Không có ông Tổ nào dám nói điều đó. Thì mấy con biết là cái đường đi, cái chương trình giáo dục đào tạo như thế nào, Thầy đã biết rất rõ trong cái vấn đề đó.
Thầy nói ra cho biết rằng cái Bát Chánh Đạo là cái chương trình giáo dục đào tạo, nói vậy thì nó chung chung, nhưng mà bước vào để đào tạo nó đâu phải là cái chuyện mình nói suông cái lời nói vậy đâu. Nó phải có bài vở, nó có kích thước chứ đâu phải, nó phải đào tạo.
Bắt đầu giờ mấy con học trong gần ba tháng nay, mấy con thấy rõ ràng cái chương trình giáo dục đào tạo của Thầy chứ đâu phải là cái chương trình nói suông được. Dù mấy con không muốn, thì bắt buộc mấy con phải học cái lớp này để triển khai.
Cho nên ở đây cô Tịnh Bản cô đâu có cần học! Cô đâu cần triển khai, cô chỉ cần ở trong thất cô là cũng đủ rồi, cho nên các con thấy rõ ràng, còn có nhiều người cứ ở trong thất chứ cần gì phải triển khai, triển khai cái này để làm động tâm mình, sanh ra vọng tưởng nhiều chứ gì?
Ở đời mấy con dẹp vọng tưởng để làm gì? Để mấy con làm cây cỏ hả hoặc làm gộc cây, cục đá hả? Những cái vọng nào mà chúng ta diệt, mà cái vọng nào mà chúng ta không diệt; thì chúng ta phải ở trên cái Chánh Kiến chúng ta mới thấy được cái vọng nào mà chúng ta diệt nó, mà cái vọng nào mà chúng ta không diệt. Thế chúng ta dẹp hết vọng để làm gì đây? Để con người chúng ta trở thành cây, đá à?
Cho nên hễ mỗi lần mà ra học: "Ra học sao nó động quá!" Mà nó động ở trong cái Chánh Kiến của nó chứ nó động trong cái tà kiến hay sao mấy con sợ? Học như vậy mới là học chứ, tu như vậy mới là tu chứ; mà tu kia mấy con tu để làm cây, làm đá để làm gì đó.
Tu mà bằng cái trí kiến, tri kiến hiểu biết của mình, bằng cái tri thức hiểu biết của mình; mình sống với mọi người mà không ai tác động được làm tâm mình buồn khổ, giận hờn, đau khổ phiền não, cái này nó thực tế. Một con người là con người, chứ tại sao con người mà trở thành cây, đá không phân biệt? Mấy con vô phân biệt để làm gì đây? Người ta nói gì mình chẳng biết gì hết thì có lợi ích gì cho mấy con?
(51:35) Ở đây ai nói gì chúng ta cũng hiểu nhưng mà không làm sao mà chúng ta buồn phiền trong lòng chúng ta được thì cái đó là cái học của chúng ta chứ! Phật pháp là như vậy chứ. Mà muốn được vậy thì cái chương trình này nó phải có giáo dục đào tạo chứ bây giờ mấy con ngồi đó tư duy được vậy sao? Không bắt mấy con suy nghĩ làm bài, viết bài thì làm sao mấy con có được cái tri kiến đó.
Đó là cái chương trình người ta dạy, người ta hướng dẫn. Mà có một cái người người ta đứng ở trên cái "chóp bu" đó người ta thấy được cái bài sai của mấy con, đúng - sai chứ. Chứ còn nếu mà không có cái người mà hiểu biết vậy, vậy cái bài vở mấy con thấy người nào cũng đúng hết rồi sao? Vậy thì làm sao mà giáo dục đào tạo người ta được.
Thì mấy con thấy không? Mấy con phải hiểu cái chỗ đó. Mà cái người mà đứng trên dạy, người ta chịu cực khổ ghê gớm lắm chứ không phải là thường. Người ta biết được cái sai, cái đúng; biết được cái tư duy quán xét của các con đến chỗ này, còn thiếu chỗ kia, còn thiếu chỗ nọ. Người ta biết hết tất cả những cái người ta mới dạy mấy con được.
Chứ cỡ mà cái nào mấy con viết ra cái nào cũng đúng, đúng hết sao. Thì như vậy là đâu có biết mấy con đã tư duy, cái suy nghĩ của mấy con thiếu ở chỗ nào.
Cái chưa biết mấy con, người ta biết. Nếu mà mấy con đã biết cái chưa biết của mình thì mấy con phải viết vô chứ. Đằng này mấy con thấy: "Ờ tui biết như vậy đầy đủ rồi", mấy con mới nạp Thầy chứ. Như vậy cái sự hiểu biết của mấy con có ở chỗ góc độ này thôi còn những cái khác mấy con chưa biết mà.
Vậy mà cái lớp này lại đào tạo cho mấy con biết, toàn diện như vậy mà mấy con không có chịu học, mấy con ở trong thất. Từng đó mấy con tu vậy là tu ngu si chứ tu đâu có trí tuệ đâu.
(53:12) Như các con thấy không? Bây giờ mấy con cứ đi các chùa khác để cho người ta triển khai cái tri kiến của mấy con đi. Người ta sẽ dạy cho mấy con. Còn ở đây Thầy cực khổ như thế này mấy con đâu có cần đâu. Mà bảo là mình đừng có nói chuyện; cái thứ nhất là Thầy không ưa cái nói chuyện, bởi vì nói chuyện nó mới có phe nhóm; người này chạy lại góc kia kêu gọi, người nọ chạy lại góc kia kêu gọi.
Cái này là muôn đời rồi, họ đã sai cái điều đó nó quá sai rồi. Tập hợp này kia nọ nói chuyện, chuyện này, chuyện kia đủ cách. Ở, mấy con mà sống độc cư làm sao có những cái sự kiện này. Có ai nói chuyện gì đâu mà nói chuyện, ai nói ai?
(53:54) Thôi bây giờ thì mấy con chuẩn bị đi về đi. Thầy nói không có ai mà xin Thầy được, Thầy quyết định là quyết định, không có nói gì hết, mấy con yên tâm cứ về. Bây giờ hết rồi, thôi mấy con cứ về đi.
Mấy con đừng có khóc, đừng có lóc, đừng có gì hết. Hoàn toàn ở đây chúng ta không có khóc lóc gì hết. Tuỳ theo cái phước duyên, chúng ta đã học nhân quả rồi, nhân nào thì nó quả nấy mấy con. Cái nhân của mấy con tạo thì cái quả mấy con phải gặt thôi chứ đừng có nói gì nữa hết. Đừng nói nữa!
Còn mấy con có ăn trưa, không có giấy tờ thì mấy con về, không khéo thì công an nó sẽ soát xét chùa. Ở trong nay mai thì mấy con mà không có giấy tờ thì tức là nó sẽ phạt, nó phạt tiền đó chứ không phải là ít đâu, mà nó còn nói nặng nói nhẹ mình nữa đó.
Cho nên khi mà con không có giấy tờ thì con đi về, về càng sớm chừng nào tốt chừng nấy. Còn những người mà lầm lỗi mấy con cứ chuẩn bị mấy con về. Chùa ở đây Thầy không có dạy đâu, Thầy không có dạy mấy con đừng có ở mắc công lắm.
Thầy đã nói rồi là rồi. Chừng nào mà Thầy thấy toàn diện chúng ở đây toàn diện thanh tịnh Thầy sẽ mở, mà chúng ở đây không thanh tịnh Thầy không mở. Thì mấy con thấy, nghe chữ thanh tịnh mấy con biết nó thanh tịnh như thế nào thì mấy con đã lường trước cái sự thanh tịnh Thầy muốn nói.
Mấy con cứ chuẩn bị về, đừng nói gì hết. Còn những người nào mà Thầy chấp nhận cho ở lại khu dưỡng lão thì mấy con ở lại trong khu dưỡng lão. Thầy sẽ xin cô Châu cho cái khẩu phần của những người dưỡng lão để giúp đỡ Thầy, mấy con cũng đi ra khất thực, cũng sống như những người dưỡng lão chứ lớp học thì Thầy không dạy nữa. Chứng nào Thầy thấy thanh tịnh đàng hoàng mấy con sống đúng Thầy sẽ dạy.
Rồi mấy con hiểu chưa? Những người nào mà Thầy cho ở lại thì đương nhiên là mấy con sẽ được ở trong khu dưỡng lão. Bây giờ thì thất nào thì mấy con cứ về thất nấy để chuẩn bị. Những người khác mà rời khỏi rồi thì từ đó Thầy sẽ bàn cô Út là sắp xếp cho mấy con, người già lớn tuổi thì ở theo người già lớn tuổi, người nhỏ nhỏ tuổi hơn thì ở theo cái khu người nhỏ nhỏ tuổi hơn chứ không có người già mà ở lẫn lộn. Trừ ra cô Huệ Ân thì có Tú ở bên chăm sóc thôi, còn mấy con thì ở riêng ra hết; trẻ thì theo trẻ, già thì theo già chứ không có được ở chung nhau.
(56:53) Cô Huệ Ân thì lớn tuổi quá, cần phải có một người gần bên để chăm sóc cô. Thì Tú thì nó là con của cô cho nên vì vậy Thầy cho ở gần để mà chăm sóc cô. Còn mấy con còn khoẻ, thì không có người chăm sóc thì mấy con còn khoẻ thì mấy con ở riêng.
Chừng nào mấy con mà thấy cái cơ thể mình suy yếu quá, cần thiết thì Thầy sẽ cho một người tuổi trẻ đến chăm sóc. Ở đây nghĩa là cái người tu sĩ trẻ thì sẽ giúp đỡ cho những người già yếu, khi mà già yếu.
Cái người đó Thầy sẽ, khi mà Thầy cho đến mà hướng dẫn cho một cái người già yếu thì Thầy sẽ có cách thức Thầy sẽ hướng dẫn cho họ đối xử cái người già yếu đó như cha như mẹ của mình.
Thì sau khi cái người đó thật tình thương yêu đối với những người già, Thầy sẽ cho cái người đó đến chăm sóc cái vị đó, còn nếu không Thầy không cho. Chứ không phải là Thầy cũng đề nghị rằng cô này phải đến đây chăm sóc cho cái sư, cụ này hoặc là cô kia, cụ kia, hay là bác nọ, Thầy không có điều kiện đó.
Cứ khi mà cho chăm sóc một cái người khác thì Thầy phải đào luyện cái người đó đến chăm sóc cái người già đó như là 1 đứa con mà chăm sóc cho mẹ mình thì Thầy mới giao cho cái người đó họ đến họ chăm sóc cái người già đó.
Đối với Thầy thì nó phải thương bằng cái tình thương, chăm sóc bằng tình thương chứ không phải chăm sóc bằng cái hành động để làm cho lấy có. Mình phải thật sự mình thương cái người đó, mình chăm sóc như là bản thân của mình. Vậy là mới cái khu dưỡng lão của Thầy.
Chứ còn nếu mà khu dưỡng lão mà không được cái người chăm sóc như vậy nhất định Thầy không mở. Mục đích của Thầy là làm nó thực hiện ở trên cái đạo đức, cái lòng thương yêu thật sự. Còn chưa được huấn luyện mà đưa vào để mà chăm sóc cũng như hôm mà cô Minh Cảnh mà bệnh đau như vậy mà cho mấy con về thay phiên nhau chăm sóc như vậy, Thầy không đồng ý như vậy nhưng mà tại vị Thầy bây giờ Thầy chưa có đủ.
Cái người nào mà thật sự thương cô Minh Cảnh thì người đó đến chăm sóc. Người ta mới tận tình người ta lo như là lo cho bản thân người ta. Còn đưa người này, người kia, người ta gờm nhớm, người ta làm bắt buộc, vì bắt buộc. Người ta sẽ làm cho cái người bệnh đau đó rất đau khổ. Thì cái hành động đó người ta rất đau khổ.
(59:15) Thầy nói như vậy mấy con biết ở đây có những cái điều kiện để hướng dẫn, để đào tạo cho chúng ta trở thành những người thật sự thương yêu nhau. Chứ không phải là chúng ta nói chúng ta thương chứ thật sự ra chúng ta chưa thương đâu. Người mà thật sự thương yêu nhau, cái người đó đó họ bệnh đau, họ ỉa đái người ta không có gớm.
Còn mình nói mình thương nhưng mà sự thật đứng trước cái bệnh đau, người ta bài tiết ra nó hôi thúi vậy đó, cái lòng thương của mình mình ráng mình chịu đựng chứ thiệt ra mình làm với cái hành động đó cái người bệnh đau người ta đau khổ lắm, người ta xem như mình hất hủi.
Thầy nói thật sự, mình phải biết đó. Một con người chúng ta là một con người có tình cảm, nó có những cái thiêng liêng của nó ở trong đó. Mà nếu vô tình chúng ta làm hành động không đúng thì chúng ta đã vô tình chúng ta tạo thành cái thiếu đạo đức của chúng ta.
Cho nên vì vậy đó, cô Huệ Ân ở đây thì Tú xin làm cái việc đó được, là tại vì Tú thương mẹ, là mẹ của mình. Còn hoàn toàn như người khác mà đến xin chăm sóc cô Huệ Ân chắc Thầy không cho. Mà nếu mà cô Huệ Ân không có con cái, không có người nào hết thì đành đào tạo một người mà chăm sóc cô Huệ Ân như là một đứa con của cô, Thầy thấy được Thầy mới cho.
Như vậy thì mấy con biết là Thầy chấp nhận cái khu dưỡng lão, Thầy đã hoạch định ở trong đầu của Thầy như thế nào để giúp cho những người già. Coi vậy chứ có người người ta hy sinh người ta thương yêu các cụ già, người ta chăm sóc, người ta hướng đến, người ta tắm rửa, người ta xoa thuốc, người ta làm đủ cách để an ủi cái người già. Có nhiều người họ không thân thuộc gì hết mà họ chăm sóc như vậy. Họ có cái lòng như vậy mới được.
Đối với Thầy thì cái vấn đề này Thầy lại quan tâm chứ không phải là nuôi để mà chờ ăn để mà chờ chết đâu, không phải đâu. Đó là cái khu dưỡng lão mà hôm nay cô Út đã lo cái việc đó với cái lòng thương yêu thật sự, ban rải cái tình thương đến cho những người khác trong khi người ta xa gia đình, không có gia đình, không con cái. Khi lỡ bệnh đau thì phải có những người thay con cái mình là để an ủi, trách nhiệm của Thầy.
Thôi rồi, mấy con cứ về đi, gần hết giờ rồi. Thôi bây giờ gần Tết rồi, để đó con ăn Tết… thôi để đó lát Thầy ra Thầy nhận chứ bây giờ Thầy không nhận. Thôi bây giờ mấy con chuẩn bị về, người nào được Thầy cho ở lại thì ở lại. Thôi bây giờ mấy con còn hỏi gì nữa không? Con Nguyên Thanh!
Tu sinh Nguyên Thanh: Con kính bạch Thầy! Là con được hữu duyên Thầy cho con ở lại mà cái bữa mà hôm con có sám hối trên giấy, mà Thầy có hoan hỷ tha lỗi cho con bữa đó không Thầy?
Trưởng lão: Có.
Tu sinh Nguyên Thanh: Dạ, tại vì con cũng sợ làm mất thời gian của Thầy, với lại con cũng muốn là thật lòng để con sửa đổi. Thành ra là con cũng có sám hối trên giấy nhưng mà con thấy về là Thầy còn bận công chuyện, thành ra con đi về mà con chỉ lễ Thầy con về thôi chứ con chưa có nghe Thầy nói là có tha lỗi cho con không?
Trưởng lão: À, Thầy đã đọc rồi, tha lỗi cho con!
Tu sinh Nguyên Thanh: Dạ, vậy một lần nữa con cũng xin biết ơn Thầy!
Tu sinh: Dạ còn con cũng có cái lỗi nói chuyện với mọi người, con xin sám hối với Thầy!
Trưởng lão: Từ đây cố gắng! Sám hối rồi, con được vào cái khu dưỡng lão, con cố gắng giữ gìn đừng có phá cái hạnh.
Rồi mấy con bây giờ chúng ta trở về.
HẾT BĂNG