LCK 065C - VẤN ĐẠO THÂN HÀNH NIỆM - XẢ NIỆM CHỐNG ĐẠI THỪA - TỨ NIỆM XỨ - HỌC TẬP ĐỊNH VÔ LẬU ĐỂ XẢ TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 18/01/2006
Thời lượng: [00:46:37]
(00:00) Tu sinh: Kính thưa Thầy! Con xin hỏi thêm một cái nữa Thầy, ví dụ như bây giờ con có những cái bệnh đau. Con theo dõi rất nhiều lần cái bệnh đau của con; khi mà con trình với Thầy, con đã đỡ rồi, nhưng ngay hôm trình với Thầy về thì hai hôm sau con bị đau, đau mạnh hơn. Tại sao lại như vậy? Con thắc mắc không biết tại sao khi trình với Thầy thì cái bệnh đau nó đau nặng hơn! Con chưa hiểu tại sao lại như vậy, con theo dõi rất nhiều lần rồi Thầy ạ!
Trưởng lão: Vậy hả, con trình bày với Thầy mà nó đau hơn là thử thách con! Chứ Thầy có để nó giết con chết đâu mà sợ! Thử thách con để mà con nỗ lực. Vậy mà không biết nữa!
Tu sinh: Con để ý rất nhiều lần, thấy nó giảm rồi nhưng đến khi trình Thầy xong về nó đau cả hai ngày, đau hơn. Con nghĩ: “Hay là không nên trình Thầy nữa"
Trưởng lão: Để mà tu, mà không biết!
Tu sinh: (00:50 - 01:16),thì con thấy con cứ thanh thản, an lạc (01:18-01:20)
Trưởng lão: À! cái đó là cái tốt để chuyển biến cơ thể của con nó hết chứ sao con! Khi nào mà có cảm giác mà con tu pháp Thân Hành Niệm, tu để đối trị cái bệnh của con, tức là cơ thể mình có cảm giác nóng lên, nhiệt lượng của mình tăng lên mà để đối trị với cái thân của con. Con đừng có lo lắng! Cứ ôm pháp Thân Hành Niệm để đối trị bệnh để trị cho hết đi!
Tu sinh: Thưa Thầy! Một ngày con tu ba thời khoá (01:50 -01:54)
Trưởng lão: Không đủ đâu con, cái bệnh của con, con tu như vậy tạm đủ thôi chứ chưa nhiều, có thể con còn tăng lên chút ít nữa.
Tu sinh: Tăng lên một tiếng rưỡi nữa được không, thưa Thầy?
(02:03) Trưởng lão: Cho nên nó ôm cái pháp, tăng lên chừng nào mà diệt cho hết cái bệnh của con coi như bình phục trở lại, không còn bệnh nữa.
Tu sinh: Thưa Thầy! Con tu pháp Thân Hành Niệm, (02:18) nó tầm ba đến bốn giờ con hay buồn ngủ sao vậy Thầy (02:27 -02:34)
Trưởng lão: sao? Có hôm con tu pháp Thân Hành Niệm mà buồn ngủ phải không?
Tu sinh: Có hôm không buồn ngủ Thầy ạ! (02:38)
Trưởng lão: lẽ đương nhiên cái buồn ngủ đó mới chính là tu pháp Thân Hành Niệm đó. Còn cái hôm mà không buồn ngủ thì đâu phải tu pháp Thân Hành Niệm. Vốn nó để tu tỉnh thức mà! Trong khi mình ôm pháp mà sao nghe buồn ngủ thì càng ôm cái pháp Thân Hành Niệm hơn.
Cho nên con biết khi ôm pháp Thân Hành Niệm khi nó bị buồn ngủ, người ta tác ý rất lớn, tác ý hành động rất lớn: “Đưa tay ra!”, la nó vậy đó, chứ không phải la nhỏ đâu. Đó là cách thức, phương pháp để tu tập tỉnh thức. Cái pháp tác ý phải to nữa, nhiều khi đối trị bệnh mà thấy lâu hết, con phải tác ý lớn đó. Lệnh, như lệnh cho nó, bảo nó phải hết! Như vậy nó mới hết.
Tu sinh: Phải dứt khoát!
Trưởng lão: Dứt khoát.
Tu sinh: Thưa Thầy! Còn tu Tứ Niệm Xứ thì hai giờ đến hơn ba giờ là con bị ức chế, ức chế lắm (03:32)
Trưởng lão: Khi nào tỉnh thì con tu Tứ Niệm Xứ tiếp.
Tu sinh: đến giờ con tu Tứ Niệm Xứ con nhìn một điểm, con nhìn một điểm, con thấy (03:42}
Trưởng lão: Con nhìn điểm nào? Con nhìn điểm?
Tu sinh: Ví dụ như là (03:47) cứ một điểm con nhìn, con nhìn từ một tiếng hơn một tiếng con thấy ức chế tâm hơn là để tự do.
(03:59) Trưởng lão: không phải! Con chưa biết Tứ Niệm Xứ sao?
Nó không có nhìn cái điểm của nó mà nó tựa lưng của cái điểm đó. Bây giờ cái hơi thở, con nghe cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, nó nhắc để mà nó biết quan sát nè! “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Con cảm nhận cái thân của con từ đầu tới chân của con, con cảm nhận chứ không phải tập trung vào nó đâu.
Cảm nhận! Nhưng mà con biết hơi thở, con tựa vào hơi thở: “Tôi hít vô, tôi thở ra mà tôi biết cái thân của tôi” Đó! Thì con thấy không có tập trung cái điểm nào hết, nó quan sát cái thân nó thôi.
Nó quan sát từ trên đầu, chạy lên, chạy xuống; nó đâu có làm sao mà đứng xa mà nhìn tổng quát được. Cho nên vì vậy mà mới đầu người ta còn đi từng phần: “Bây giờ tôi quan sát, tôi dùng tâm quay vô quan sát nhìn cái thân từ đầu tới chân. Ban đầu tôi quan sát cái tâm, cái trạng thái thanh thản coi có tâm niệm gì không? Không có! Quay lại coi các cảm thọ có trong thân không, không có! Quay ra xem có ác pháp bên ngoài không, tôi đi bốn cửa thành đó mà”.
Mới đầu tập như vậy đó, đi bốn cửa thành, đi vòng vòng, vòng vòng canh gác; quán cái này rồi nhảy qua coi cái kia, nhảy qua coi cái nọ xong bốn chỗ rồi; rồi bắt đầu trở lại xem nữa, xem hoài hoài, hoài hoài cho tới hết giờ thì nghỉ. Coi như thằng lính này siêng năng chạy bốn cửa thành hoài.
Sau đó, quen rồi thì nhìn cái thân “động dụng, động dụng” như vậy đó, có gì tác động vô cái nó biết, có gì tác động vô cái nó biết. Đó là giai đoạn thứ hai.
Đến giai đoạn thứ ba không nhìn cái thân nữa mà nó ở “ Thanh thản, An lạc, Vô sự” nó sung mãn. Có ba giai đoạn đó thôi.
Giai đoạn trước là giai đoạn làm lính gác cửa, chạy vòng vòng.
Tu sinh: Thưa Thầy! con ngồi một lúc con mở mắt hay con nhắm mắt.
Trưởng lão: Tuỳ theo, nếu buồn ngủ mà nhắm mắt là nó ngủ luôn! Hễ nó tỉnh thì nhắm mắt được. Nhưng mà hễ thấy có dạng sắc tưởng hay thinh tưởng phóng ra thì mở mắt ra, phải thiện xảo, khéo léo!
(06:02) Tu sinh: Thưa Thầy! Tu Tứ Niệm Xứ, con thấy hôm thời tiết con thấy con đau đầu (06:08), con thấy thần kinh (6:14)
Trưởng lão: bởi vì con tập trung nhiều là nó căng đầu.
Tu sinh: Con đau đầu mà con tu Tứ Niệm Xứ một lúc sau là con nhẹ đầu
Trưởng lão: Bởi vì không có tập trung đó! Phải nắm cho vững, không khéo là con tu sai. Tu sai nó lạc vào tưởng. Thôi bây giờ cứ về tu đi con, rồi bữa nào Thầy kiểm tra một bữa coi thử coi mấy con tu như thế nào đây. Ngồi tu ba mươi phút hay là trong một giờ đồng hồ coi thử coi nhiếp tâm trong hơi thở ra như thế nào hay là cứ thở trong hơi thở không thì cũng không được.
Tu sinh: (06:48 - 6:56) thưa Thầy con thấy ác pháp (7:10) con muốn cảm nhận (7:11 - 08:15)
(08:16) Trưởng lão: Nói với cô, toàn những điều kiện đó nó từng bị ám ảnh cô thôi! Khi cơ thể yếu đuối và dường như Thầy thấy cô Út nấu cháo cho cô ăn, cô ăn riết chắc đây cô thành cháo hết.
Tu sinh: (08:30) con thấy (08: 32 -08:39)
Trưởng lão: Cô còn trẻ tuổi quá mà làm còn hơn là bà già, thua cô Huệ Ân rồi còn gì! Như vậy là cô bệnh, cô quá yếu!
Tu sinh: giống như cô Minh Cảnh luôn!
Trưởng lão: Muốn theo cô Minh Cảnh rồi sao? Thôi không sao! Để lát nữa Thầy ra.
Tu sinh: Dạ, để về con báo cho cô mừng ạ! (09:00) … Cô nói là bị đau đầu, hồi sáng này cô buồn nôn quá, cô nôn ra nghe đỡ hơn một chút (09:14) …
Trưởng lão: rồi
Tu sinh: (09:20 -09:26)
Trưởng lão: Cái sức của mình chưa đủ mà không chịu uống thuốc thì chỉ còn muốn đi nhập Niết Bàn thôi. Cô này cô điên! cô tưởng cô tu Tứ Niệm Xứ và Thân Hành Niệm thì cô đẩy lui nó! Mình thấy lực của mình được thì mình dùng, còn không được thì phải uống thuốc; chứ đâu phải cố chấp như vậy, phải biết!
(09:50) Tu sinh: Con bạch Thầy! Con tu đó Thầy, tự nhiên nó muốn thức sáng đêm không muốn ngủ nữa, kỳ vậy thưa Thầy! Hễ thanh thản là thân không thấy mệt mỏi gì hết mà nó muốn, nó không phải là kêu ngồi không, nó muốn đi, đứng, nằm, ngồi nó muốn đủ thứ vậy đó Thầy, chướng ngại vậy đó Thầy
Trưởng lão: À! Bởi vì Tứ Niệm Xứ là phải tu bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi nó đều tu được hết, nó không có gì hết. Trong vấn đề mà tu Tứ Niệm Xứ là như vậy nhưng mình phải cảnh giác coi những niệm còn khởi không mà thấy nó không khởi mà những cái tưởng còn phóng ra không?
Tu sinh: Cái tưởng nó không còn phóng nữa mà nó cứ có niệm con cứ nghĩ chống Đại thừa, sao kỳ cục gì đâu! Con không hiểu?
Trưởng lão: Tại sao mình lại nghĩ cái điều kiện đó, mình có khả năng gì mình chống Đại thừa, đừng có nghĩ vấn đề đó!
Tu sinh: Con không hiểu sao, nghĩ kỳ cục gì đâu. con không biết mình có tác ý hay không mà !
Trưởng Lão: Bây giờ con phải suy luận như thế này, khi mình muốn cho Đại thừa nó không còn sống như vậy chứ mình chống người ta làm gì! Mình nghĩ như thế này: “Phải tu, tu cho được, làm chủ được bốn sự đau khổ Sinh, Già, Bệnh, Chết để chứng minh cho các nhà Đại thừa thấy rằng các ông tu không có làm chủ được; còn tôi, tôi làm chủ được” . Đó là mình đem lại cái tốt lành cho nhau chứ mình chống họ làm gì, mình nói họ sai làm gì!
(11:07) Tu sinh: Con không hiểu nữa, sao nó kỳ quá, con nghĩ để con hỏi Thầy coi cái đó là gì?
Trưởng lão: Kỳ quá đi, mình phải nói: “Cái niệm đó là cái niệm xấu". Bởi vì Đại thừa cũng là Phật giáo, là tôn giáo được triển khai ra thôi. Vì vậy những cái sai, mình đáng thương người ta hơn, người ta đang không biết đường. Do đó bây giờ mình muốn dẫn đường người ta đi, mình phải thắp sáng ngọn đuốc chứ đâu phải mình nói để mình diệt người ta được sao?
Trên thế gian này biết bao nhiêu tôn giáo người ta sai, người ta dẫn bao nhiêu, hàng vạn triệu người đi đến trong cái đau khổ không à, đến sự giết chóc nhau không, biết bao nhiêu tôn giáo! mà mình trở lại Đại thừa đâu có tội lỗi gì đâu, nó đâu có giết ai đâu nhưng nó đi trên dòng sai, làm cho người ta lệch, phí công thôi nhưng thực ra nó không có tệ như các tôn giáo khác đâu, nó vẫn tốt kia mà!
Cho nên mình phải suy ngẫm như vậy chứ tại sao mình có ý mình chống họ làm gì; như vậy mình chưa có tu được gì hết, sống đời sống phạm hạnh chưa có gì hết thì các con phải nên nghĩ “mình chưa xứng đáng gì đối với các bậc Tôn túc, các bậc Hòa thượng, họ quá tuyệt vời! Họ mới xiển dương hai ngàn mấy trăm năm nay khi đức Phật tịch, họ vẫn duy trì được, kéo dài được từ nước này đến nước khác”. Các con biết, nó phải có một cái gì đó người ta mới duy trì được chứ đâu phải dễ!
Bây giờ mình muốn chống báng mình cũng như lấy một hạt cát mà chống lại bãi sa mạc quá nhiều, mình chống được sao? Không chống được đâu!
Tu sinh: Con biết đó là ác pháp đó chứ, con tác ý một lát thì cái tâm con nó lại (12:43)
Trưởng lão: Đại thừa đâu có diệt chúng sanh! Con nghĩ bậy, nghĩ sai! Đại thừa cũng đem lại sự thiện cho chúng sanh nhiều lắm đó. Nếu cỡ không có Đại thừa người ta biết đâu mà người ta nương. Con biết không bây giờ người ta đi theo những tôn giáo khác, con có thấy những tôn giáo khác diệt chủng một lần chết hàng trăm, hàng vạn người. Các con thấy, bây giờ nói về Thiên Chúa; nó đưa ra một cái điều kiện, con biết không? đế quốc La Mã dùng tôn giáo đó mà nó cai trị người ta; nó muốn giết ai nó giết, ghê gớm lắm, nó giết hàng loạt vậy mà người ta còn không dám nói gì hết, con biết không?
Trái lại, Đại thừa rất là tốt, Thầy nói rất tốt nếu không có Đại thừa làm sao có Thầy. Mà Thầy tu được, mục đích là chấn chỉnh lại cái tốt để làm cho quý thầy đang tu bên Đại thừa người ta biết cái đường đi: “À! Mình tu như vậy mà mình không được giải thoát, còn Thầy Thông Lạc ông tu được làm chủ như vậy sướng quá". Làm cho người ta sáng suốt, người ta tu hành cũng muốn được mình giải thoát chứ!
(13:45) Tu sinh: Dạ thưa Thầy, con xin gửi Thầy số tiền để Thầy trả dùm cho con cái… Thầy gửi cho chú Hạnh dùm con, con để tiền trong cái hóa đơn
Trưởng Lão: Rồi con
Tu sinh: Chút nữa con nhờ cô Liễu Châu hoặc cô về cuối cùng cô tắt cái máy dùm con luôn nha! Cái máy này nè, nút màu đen.
Trưởng lão: Phải không, con thấy không? đừng có nghĩ như vậy nữa, bây giờ mình phải phá cái tư tưởng đó đi con. Bây giờ mình phải lo cứu mình, mình cứu mình; Muốn cho Đại thừa tốt thì những hành động tu của mình, cái đức hạnh. Nãy giờ con nghe Thầy nói cái lớp mà Thầy dạy các con từ Chánh Ngữ cho đến Chánh Nghiệp cho đến Chánh Mạng, những lớp này mấy con có học chưa, tức là oai nghi tế hạnh, đức hạnh của các con chưa có gì hết!
Người ta bao giờ ai cũng nhìn cái hành động của mình, oai nghi tế hạnh; nhìn như vậy nhưng mà lớp chưa học mà cứ bắt người ta phải làm như vậy thì thói quen người ta, người ta làm sao cũng được hết. Chừng nào người ta được đào tạo thì người ta mới được còn bây giờ các con chưa học mà mấy con muốn chống, muốn nói Đại thừa, làm sao nói !
“Oai nghi tế hạnh” con thấy đọc cái bộ bốn cuốn luật Trường Hà của bên nhà chùa, Trời đất ơi, Thầy nói thật là tuyệt vời! Người ta dạy oai nghi tế hạnh rất kỹ lưỡng chứ đâu phải người ta không có! Con thấy nội cái bộ Tỳ Ni, người ta dạy mình từ cái rửa tay, rửa chân, rửa mặt nó có những oai nghi của người ta hết chứ đâu phải người ta không dạy; Mười bộ giới luật Sadi, người ta dạy cũng rất kỹ chứ đâu phải, người ta có oai nghi.
“Tỳ ni, Sa di, Oai nghi rồi mới Cảnh sách”, bốn cuốn luật của người ta trong đó để dạy người tu, người ta có bốn cuốn luật. Nguyên Thanh thuộc vanh vách hết bốn cuốn luật mà chưa được đào luyện trên bốn cuốn luật, học vanh vách nhưng chưa đào luyện thì người ta sẽ lần lượt người ta học.
Còn con bây giờ con không hiểu mà con cứ nghĩ! Đại thừa, người ta dạy như vậy đó, dạy bốn cuốn luật Trường Hà, bắt tu sĩ phải học thuộc làu, đọc như đọc Tâm Kinh Bát Nhã vậy; nhưng vì người ta không dạy áp dụng, người ta dạy như vậy nhưng người ta không dạy áp dụng, nếu cỡ người ta dạy áp dụng đúng cách thì oai nghi tế hạnh của các nhà Đại thừa như thế nào các con biết không? Mình còn khâm phục chứ đâu phải là không có!
(16:11) Thầy chỉ là người triển khai lại thôi, làm cho chúng ta trở thành người gương mẫu để giúp cho bên Đại thừa người ta có những gì sai, người ta nhìn để người ta sửa. Chứ mình đừng nói chuyện chống phá họ này kia, hoàn toàn Thầy không chấp nhận điều đó!
Những bậc thầy như Thầy Nhất Hạnh, Thầy Thanh Từ, những bậc Tôn túc như Thầy Từ Thông đều là bậc Thầy hết; họ là những bậc Thầy dạy con biết bao nhiêu người. Các con đừng nghĩ tưởng chuyện đó, quá tầm thường, mình chẳng có gì đâu, mấy con nói không có kí lô gì đâu, tiếng nói của mấy con không có trọng lượng gì hết!
Cho nên không được nói một cái gì mà chạm đến những bậc Tôn túc đó. Thầy nói thật sự, mấy con nói là Thầy không chấp nhận! Họ là những bậc Thầy Tổ, bây giờ họ chỉ họ tu sai, họ không làm chủ được “sanh, già, bệnh, chết” thôi. Cái phương pháp, cách thức họ không biết cho nên Thầy triển khai lại mấy con thấy được cái đường lối, ở đây Thầy dạy như vậy mới có thể làm chủ được, còn họ dạy như vậy là họ bị thiền ức chế nên họ không làm chủ được, con hiểu không?
Bây giờ, mình đáng thương họ chứ tại sao mình chống họ làm chi, mình thương họ! Mình nói nặng, nói nhẹ họ thì họ đủ khả năng họ quét mình chứ đâu phải mà không đủ! Bây giờ cái khối của họ rất lớn, mình có mấy người mà mình chọc họ thì mình chịu nổi không? Mấy con điên, mấy con đừng có nghĩ tư tưởng đó, dẹp tư tưởng đó đi, Thầy bảo các con phải dẹp cái tư tưởng đó đi! Tư tưởng đó không phải đâu!
Thầy nói là tại vì Thầy là một cái người tu làm chủ được, Thầy cảnh giác nói cái sai, cái đúng cho người ta đi về hướng đúng; còn mấy con không có quyền gì nói được, Thầy còn chưa dám kêu đích danh một người nào, Thầy chỉ nói kinh sách Đại thừa sai thôi, Thầy không dám nói một vị thầy nào sai hết.
Nghĩa là quý thầy không có lỗi sai mà tại vì kinh sách Đại thừa sai cho nên quý thầy dựa vào đó tu thành ra đời của quý thầy không làm chủ, có vậy thôi chứ quý thầy không có người nào sai.
(18:07) Họ cũng đều là người phát tâm tu hành để chứng đạo giải thoát thôi, bây giờ họ chỉ hiểu góc độ của họ thì họ phải dẫn dắt người sau theo góc độ đó chứ sao lại các con trách họ, không nói họ được! Phỏng chừng không có Thầy thì Đại thừa phải phát triển thôi!
Thầy không nói sai, đúng thì các con biết chỗ nào đâu mấy con nói, có phải không? Cho nên bây giờ mấy con nói chẳng dựa Thầy mà nói thôi, như vậy là tự mấy con đã làm khổ Thầy thêm vì những bậc đó là Thầy Tổ của Thầy, các con không được đụng chạm đến là phải!
Còn Thầy, Thầy nói kinh sách Đại thừa sai để Thầy chấn chỉnh lần lần để làm cho quý thầy, các huynh đệ đều là thức tỉnh, biết được chỗ đúng sai mà hướng về sự tu tập. Đó là lòng thương yêu của Thầy khi mà Thầy chứng xong.
Còn con bây giờ chưa tu xong, cái lòng bồng bột của mấy con là do cái tâm tham, sân, si của mình thúc đẩy; chứ mấy con còn hết tham, sân, si chưa? Chưa! Cho nên cái chuyện mấy con nói đây là cái chuyện bỉ thử rồi, đừng làm chuyện đó, dẹp xuống đi, không làm chuyện đó! Cấm bặt, không được nói động chạm ai hết!
(19:12) Tu sinh: Thưa Thầy, con tu những cái niệm tuôn trào đó (19:15)
Trưởng lão: À! Tuôn trào! Đâu có gì đâu! Tuôn trào rồi nó sẽ sạch chứ có gì. Bắt đầu bây giờ nó tuôn trào thì để cho nó tự tuôn trào ra, mình không cần ngăn, cần cản gì hết muốn bao nhiêu đó muốn, chừng nào nó hết thì hết.
Còn nó đi ra từng niệm, từng niệm thì mổ xẻ nhưng mà cái lớp tới áp dụng từng cái niệm này Thầy sẽ dạy cái áp dụng. Bây giờ con học Định Vô Lậu rồi sau đó Thầy mới đưa cái thực hành trên cái Định Vô Lậu này. Rồi mới cho từng cái niệm để các con biết mà xả, còn bây giờ chưa dạy thì các con biết đâu mà xả. Các con hiểu không?
Tu sinh: con tu con thấy cái tâm con được.
Trưởng lão: Ờ, thì bây giờ được, cái đó là tác ý, cái lực tác ý. Nhớ chưa? Để lần lượt các con sẽ làm những bài Tứ Vô Lượng Tâm: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả rồi ha. Bắt đầu bây giờ mới áp dụng, Thầy cho cái đề tài: “Cái tâm nó nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ cha, nhớ mẹ” đem những bài học mà đã học rồi áp dụng vào cái tâm niệm này cho Thầy, viết ra dùm cho Thầy cái bài áp dụng để xả cái tâm này cho Thầy.
(20:26) Rồi mai mốt có một người nào Thầy cho một đề tài “ Có người nào đó nói mấy con ăn cắp của chùa, lấy bóng đèn hay hoặc là lấy tô cơm, hoặc là lấy gì đó ”. Đặt ra cái niệm đó nói con tham lam lấy vậy đó; thật ra con không có tham lam vậy. Vậy thì muốn hoá giải cái tâm oan ức của mình, mình dùng những cái học này nè áp dụng vô nè; viết cho Thầy cái bài để giải trừ tâm uất hận, tâm oan ức này nè, nói cái bài làm sao mà cho xả ra được. Bởi vì cuộc đời mấy con sẽ có những điều kiện xảy ra cái niệm đó; bây giờ học cái niệm này để sau khi có niệm đó xảy ra để các con biết cách mấy con xả tâm, con hiểu chưa? còn không học tới chừng đó các con cũng quán sơ sơ, nó nhét, nó ức chế cái tâm của mình đó, cứ hờn hờn hoài trong bụng không có xả ra hết đâu, các con hiểu không?
Bởi vì nó có những bài học, bài tu, bài áp dụng như vậy đó. Phải học, phải tu mà tới đây các con phải học tu như vậy, như vậy rõ ràng là mấy con có chuẩn bị cho mình cái hướng áp dụng vô đời sống của mình hằng ngày. Khi nó có đến thì mình đã học rồi “Tôi học rồi cho nên tâm tôi nó bất động” các con hiểu chưa? Chứ không phải mà mấy con ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà nó thanh thản được; các con coi chừng, Thầy nói coi chừng đó: “Tôi nhìn Tứ Niệm Xứ, coi chừng đó nghe nói nó quay vô, chứ coi chừng nó ức chế nó nữa à", các con hiểu chưa. Bởi Thầy nói không có Thầy mà dạy thì mấy con ngàn đời mấy con không có tới đâu
Tới đây là tới lớp áp dụng, bây giờ mấy con học rồi mấy con áp dụng nè. Nói tới cái lớp áp dụng, đâu phải áp dụng mấy con ngồi trong thất, ngồi chong ngóc đó để mà ức chế tâm nữa sao? Biết mấy con xả được cái gì đây mà không hướng dẫn. Cho nên muốn biết cách hướng dẫn thì dạy mấy con cách thức là bây giờ Thầy đưa một đề tài nào đó, làm đề tài đó là cái tâm niệm của mấy con sẽ có; bây giờ thì chưa có, chưa gặp nhưng mai mốt sẽ gặp.
(22:25) Cho các con làm bài trong ba tháng, trong ba tháng đó cũng chưa đủ đâu! Người ta muốn lớp Chánh Kiến phải học một năm hoặc sáu tháng kìa, nó chưa có đủ nhưng mà tóm lược lại để cho mấy con biết cách như vậy thôi, chứ thật ra mà rèn luyện các con là phải một năm một lớp.
Lớp Chánh Tư Duy một năm, một năm một lớp là bảy năm lận; đạo Phật nói: “Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm” mà dạy gì mới có một năm mà thành Phật được! Vậy mà Thầy nói còn có năm tháng nữa nghe cũng “quýnh” lên đó chứ!
Nhưng sự thật năm tháng nữa mà tu tập đàng hoàng là thành Phật đó chứ!
(23:04) Tu sinh: Thưa Thầy! Con tu Tứ Niệm Xứ cứ bị ức chế.
Trưởng lão: Ức chế đúng không! rồi sanh ra cái tâm bậy bạ. Xả hết đi!
Tu sinh: Thưa Thầy! Hôm qua Thầy nói đóng cửa (23:16) Cô Liên Châu cô nói (23: 18) mấy cô cũng lộn xộn lắm thứ luôn, thưa Thầy!
Trưởng lão: đúng vậy chứ sao! Mấy con cũng lộn xộn lắm chứ đâu phải. Nói chuyện, rồi đủ thứ chuyện hết. Đóng cửa một phần cũng do mấy con đó. Bây giờ phải ráng tu cho đúng. Thầy tha thứ, hôm qua là tha thứ hết đó. Ở đây cũng có nhiều người, người ta không có nhưng sự thật ra mấy con cũng phạm độc cư hết, không có người nào không hết; cho nên hoàn toàn là mấy con bị hết chứ không có người nào mà oan đâu, đều ít nhiều thôi, còn con là nhiều đó!
Tu sinh: (23:49) …
Trưởng Lão: Cô Liên Châu hôm qua cô nói với Thầy đó: “Thầy cứ phạt tụi nó đi, đừng có vị tình con cúng dường cơm rồi Thầy không phạt". Thầy nói: “ Thầy không có vị tình đâu, có mấy con cúng dường ăn, không có thì Thầy dẹp hết ba cái thứ mà tu không được này".
Tu sinh: Thầy ơi!
Trưởng lão: Phải về tu lại đàng hoàng, cái lớp học Thầy sẽ dạy tới, Thầy đã hứa là Thầy dạy tới chứ không là hôm qua là Thầy đóng cửa hết hoặc Thầy thu cái lớp mới, cái lớp cũ này hư hết rồi, dẹp! Tìm lớp mới: “À! bây giờ người nào mới vô đàng hoàng, độc cư là độc cư, không nói chuyện". Còn lớp này bây giờ nó quen nó cứ nói chuyện vậy đó, thì bây giờ muốn làm gì bây giờ nó cũng quen nữa rồi; coi vậy đó hôm qua Thầy làm gắt vậy chứ bữa nay cũng nói chuyện nữa rồi chứ đâu phải hết đâu, mấy con thành thói quen mất rồi!
Thôi rồi! Bây giờ lo về tu đi!
(24:53) Tu sinh: con thưa Thầy! Con xin sám hối Thầy ạ.
Trưởng lão: Rồi, rồi được rồi! Thôi bây giờ các con nghỉ.
Có gì không? Con hỏi tiếp đi! Gần hết giờ rồi đó, lẽ ra buổi sáng này có một giờ mà các con hỏi nhiều ghê vậy đó, chứ phải ít đâu, đủ thứ hết!
Rồi!
Tu sinh: con thưa sư ông! (25:24 - 25:40)
(25:41) Trưởng lão: Được con! Nhưng mà Thầy nói khi nào buồn ngủ đứng dậy mà đi kinh hành cho Thầy, đi pháp Thân Hành Niệm, tác ý lớn tiếng lên, nói bà con ở hai bên: “Làm ơn đóng cửa lại, tôi đang bị buồn ngủ, tôi tác ý lớn nên phải đóng cửa lại hết chứ không tiếng của tôi lọt vô thì bà con đừng nói tôi làm “động". Làm ơn thương xót dùm tôi một chút, để tôi la nó một hơi cho nó đi". Mình nói vậy đó cho bà con biết, để không bà con nói: “ Trời ơi! Con nhỏ này điên gì, trời đất ơi! nó la lối om sòm vậy tôi làm sao tôi nhiếp tâm được, tôi làm sao tôi tu được". Ở đây mấy thầy ở đây bị người ta buồn ngủ rồi la lớn quá, mấy thầy nói “Trời ơi! Động tôi quá trời vậy tôi tu sao cho được".
Thì làm ơn thương xót người ta một chút, cho người ta phá cho được.
(26:25) Lúc bây giờ trường hợp đó, con nên tác ý lớn tiếng lên. Ví dụ như “Đưa tay ra" la như vậy đó, cho nó rung động cái thân rồi đưa tay ra; “Đưa tay vô" lệnh sai mình thôi mà thiên hạ muốn chết hết, nhớ chưa? Cùng cực hôn trầm, thùy miên mình mới làm vậy chứ không hôn trầm, thuỳ miên thì mình làm chi, phải không? “Bây giờ buồn ngủ quá trời! Tôi muốn chiến thắng nó, bà con tiếp tay giùm tôi đi, đằng kia làm thinh một chút. Chứ đừng nói tôi quấy rầy, tôi không dám tu nữa, chắc chết!”.
Còn không nữa thì mấy con đi ra ngoài trống này, đi kinh hành, đi Chánh Niệm Tỉnh Giác cho nó đỡ. Khi mình đi ra khỏi thất của mình thì hôn trầm, thùy miên nó giảm xuống liền, nó lặn, nó giảm xuống bớt ngủ.
Tu sinh: Con xin sám hối Sư Ông chuyện ngày hôm qua, nói chuyện, họp nhóm nói chuyện.
Trưởng lão: Thôi được rồi! Mai mốt không có họp nhóm nói chuyện, không có chạy tới thất người ta kêu gọi nữa! Người nào có lỗi để đó Thầy! Thật ra các con có lòng tốt chứ không phải không. Thương! sợ Thầy đuổi cô Tịnh Bản đi cho rồi, Thầy biết mà chứ không phải không biết nhưng cái thương của các con là cái hại của các con đó! Để cô Tịnh Bản có lỗi Thầy xử cô, nếu cô không nghe nữa Thầy đuổi cô; cũng là cái tốt thôi, đuổi người ta để người ta tốt chứ đâu phải làm chuyện xấu đâu. Thầy nói ai ở đây mà xả tâm, không xả, rốt cuộc Thầy sẽ đuổi, Thầy không có tha đâu!
(28:14) Nhưng thật sự ra Thầy rất đau lòng khi Thầy tuyên bố đuổi, Thầy đau lòng mấy con, thà là Thầy đóng cửa giải thể chung như vậy nó không mang tiếng cho người ta; chứ kêu đích danh người đó đuổi thì tội cho người ta, suốt đời họ bị mang tiếng “bị đuổi”, tội cho họ!
Một người học sinh mà bị đuổi cũng thấy xấu hổ huống hồ người đi tu mà bị đuổi còn nghĩa lý gì! Bao nhiêu Phật tử nghe được, uy tín người đó còn gì!
Cho nên cùng cực lắm, thật sự ra nói tiếng “đuổi” chứ. Thiệt ra Thầy không dám nói tiếng đó, Thầy sợ lắm, tội cho người đó! Thầy nói thì dễ dàng nhưng mà ảnh hưởng đó muôn đời cho người đó; họ chết đi người ta nói “người này hồi đi tu bị đuổi”. Khổ lắm chứ đâu phải, Thầy không muốn điều đó! Chứ hôm qua những người nào, người nào Thầy biết hết, Thầy lôi ra, Thầy đuổi, Thầy đâu có nói chung chung làm chi. Nhưng điều kiện là Thầy hiểu hết nhưng mà thôi Thầy không nói đâu, để cho người ta còn hơi thở, người ta sống một chút, chứ không là Thầy bóp chết họ hết, chết cả cuộc đời họ, họ không còn gì đâu! Cho nên mấy con cố gắng chuyên tâm đừng phạm phải kỷ luật.
Tu sinh: (29:19 -19:24)
Trưởng Lão: Rồi, được rồi! Chiều, thưa hỏi nha con, bây giờ hết. Chào mấy con, mấy con ra đi, mấy con!
Chú Đức Trọng muốn hỏi Thầy điều gì? Thầy sẽ gửi mấy con mấy cái tập này của ai.
(29:42 - 30:11)
(30:12) Tu sinh Đức Trọng: Kính thưa Thầy! Hôm nay con đủ nhân duyên trở lại Tu viện; con cũng biết Thầy biết hết tất cả, cái tâm con nó sẽ bớt, nó còn tồn đọng quá (30:28 - 30:34) , nó kìm chế, nó chưa nói được mục đích, cái việc chưa làm chủ được cái thân, cái khẩu thì nói ra những cái sự thật nhưng sự thật chưa làm chủ được tâm thì khi tiếp duyên với cảnh thì thấy tâm con còn yếu chưa có gì gọi là ngăn ác. Hôm nay con về đây là thăm Thầy trước, sau đó thì con muốn xin Thầy cho con vào lớp học và con sẽ muốn học lại từ đầu, Thầy đưa những bài tập để con trả lời những gì (31:07 -31:11). Trải qua hai năm con tiếp cận là hai năm con tu tập, thì con muốn giảng giải nội tâm của con cho đúng, con nhờ Thầy chỉ dạy cho con.
(31:23) Trưởng lão: Cũng được, nhưng Thầy sợ, bây giờ lớp học đã qua hai tháng mấy rồi. Con chịu khó con làm lại từ cái bài đầu. Vì đây là thuộc về Định Vô Lậu, triển khai tri kiến, học lớp Chánh Kiến. Tức là mình phải có sự hiểu biết mới gọi là Chánh Kiến chứ nếu không hiểu biết thì gọi là tà kiến. Lớp Chánh Kiến tức là mình học đúng chánh pháp của Phật để cho sự hiểu biết của mình luôn luôn chân chánh không bị hiểu biết sai lệch. Do đó cái lớp này là Chánh Kiến. Lớp Chánh Kiến ở đây là gần tháng thứ ba rồi, bắt đầu qua tháng thứ tư là áp dụng cho những bài học của ba tháng. Tức là thực hành qua sự học của mình, mình thực hành. Tháng này gần hết rồi, khi mà bốn bài học “chúng” ở đây sẽ thực hiện tri kiến, còn bốn bài học nữa là hết; vì vậy qua tháng tới là áp dụng rồi.
Bây giờ con bắt đầu trở về bài đầu, phải có thời gian, con không làm sao học kịp nhưng điều kiện phải có sức bền tâm, bền chí tu học thì từ từ cố gắng. Những bài học mà “chúng” ở đây đã học qua rồi thì mình sẽ làm, Thầy cho những đề tài đó để làm để triển khai tri kiến hiểu biết trên đề tài đó coi đúng hay sai. Do đó Thầy chỉnh, Thầy sửa lại cái hiểu biết chứ nhiều khi mình hiểu biết nhưng hiểu biết chung chung, không sâu. Cái hiểu biết, cái tư duy của mình chưa sâu.
(33:00) Cái người mà người ta tư duy người ta viết thành cái bài đó, chỗ nào người ta chưa hiểu được Thầy gợi ý cho người ta viết cho hết, tức là mình tư duy cho sâu, cho đúng hết cái hiểu biết của cái phương pháp đó. Ví dụ như nói nhân quả mà nhân quả thì nó nhiều góc độ như nhân quả thảo mộc, nhân quả của cây cỏ, nhân quả của con người.
Con thấy không? mình phải học. Bây giờ nói nhân quả ai cũng hiểu chung chung, nhưng nói về thảo mộc thì phải thấy được đặc tướng, đặc tính của nó chứ; rồi duyên hợp, duyên tan của nó chứ; rồi chuyển biến nhân quả chứ. Như con thấy bây giờ đặc tướng thì cái cây đó nó đâu có giống cây cỏ đâu, cái tướng của nó khác nhau chứ, nhân quả mà nó phải có cái tướng khác nhau chứ; rồi cái tính của nó, cây cỏ thì mềm mà cây tràm thì cứng, con thấy nó có tính của nó không?
Bây giờ cái nhân, cái quả của nó thì sao? Cái quả của nó thì có trái ngọt, bùi, đắng, cay; cái quả tướng thì quả tròn, quả méo, quả dài, cái tướng của nó mà. Tất cả những cái này đều là mình học hết, tại sao vậy? Để khi nhân quả con người, mình mới nhìn qua con người mình mới thấy rõ, bây giờ mình phải học.
Ví dụ như bây giờ nhìn qua nhân quả của thảo mộc, gợi cho con thấy cái bài học nhân quả của thảo mộc; con thấy như cây đu đủ, trái đu đủ có dáng của trái đu đủ chứ nó đâu giống trái xoài phải không. Cái tướng của nó mà. Còn cái tính của nó con thấy không, một cái quả có nhiều cái nhân trong cái quả đó, tức là nhiều hạt trong một cái quả đó.
Con thấy không? như trái đu đủ có bao nhiêu hạt trong một cái quả. Mà bao nhiêu cái trái đu đủ, một cây đu đủ có bao nhiêu trái. Từ cái hạt của đu đủ nó lên thành cây đu đủ, rồi từ cây đu đủ nó cho bao nhiêu quả, rồi trong một quả có bao nhiêu là hạt đu đủ nữa, con thấy chưa?
Nhìn qua nhân quả như vậy chúng ta mới đem ra nhân quả con người, từ lời nói ác của chúng ta, trong cái nhân ác đó nó sẽ đem cái quả khổ đau, rồi quả khổ đau đó có chứa bao nhiêu cái nhân khổ đau này, nó sẽ tiếp tục nó lên những cái khổ đau đó
(35:12) Mình phải học mình mới hiểu chứ không học làm sao mà hiểu. Cho nên làm từng cái bài này, từ cái chỗ học Phật của con, từ hồi nào tới giờ con học Phật hoàn toàn có cái hướng của con để mà con quán chỗ này rất sâu, nhờ mình có học; rồi nhờ mình có tiếp xúc tất cả những duyên xung quanh mình, ác pháp xung quanh mình do đó mình mới nắm vững, mới viết cái bài này ra làm cho mình có cái hướng tư duy về nhân quả. Do đó có ác pháp nào thuộc về nhân quả đến đây cái tư duy của mình nó sẽ hoá giải, nó xả, nó không bị ức chế, con hiểu không?
Còn bây giờ cái niệm gì nó đến thì con ngồi đây con giữ cái tâm con mà con không hóa giải bằng cái tri kiến bằng cái sự hiểu biết này thì nó bị ức chế. Con hiểu lối tu đó không?
Như vậy rõ ràng muốn học lớp này thì con phải biết, không thể nào thiếu cái học này được. Bởi vì cái lớp này học Định Vô Lậu nó làm cho mình hết Lậu hoặc.
Đó! Thì được chứ không sao nhưng mà con phải ráng! Chứ không lẽ bây giờ người ta học vậy mà bắt con nhào vô học theo luôn sao!
Bây giờ Thầy đưa ra đề tài về cái niệm Kiết sử, con nhớ về gia đình, nhớ cha mẹ mình đi, bây giờ con làm đề tài nói về nhân quả của gia đình con. Cái niệm đó Thầy đặt bởi vì con không có niệm Kiết Sử đó đâu nhưng Thầy đưa cái niệm Kiết sử đó cho con, con phải làm cái bài này, mọi người đều làm bài về Kiết sử này cho Thầy, tức là áp dụng vào nhân của Kiết sử.
Mặc dù tâm con bây giờ chưa nhớ nhà nhưng Thầy tin rằng trong cuộc đời con sẽ có một lần nhớ nhà, nhớ mẹ mình; bây giờ nó không có mà con đã áp dụng, con đã thông suốt, con đã viết bài này như vậy để hoá giải được tâm kiết sử này rồi. Khi tâm mình có khởi niệm này thì nó được hoá giải, nó xả được liền.
(36:57) Đây là học thật, học chương trình giáo dục đào tạo để chúng ta vô lậu, để chứng quả A La Hán chứ đâu phải là sơ sơ đâu, con hiểu chưa. Cho nên bây giờ con phải học, chứ con không học con làm sao con biết! Nếu con không học nhân quả, Thầy đưa cái niệm Kiết Sử con ra, bây giờ con đem nhân quả mà con không học con làm sao con quán, con không biết quán thì tức con không xả nổi.
Chỉ còn ức chế, mình nhắc nó bậy bạ “ nhân quả thôi, mình đừng có nhớ, thương này kia”. Ức chế đó, nó không có sâu!
Bây giờ trở về học là phải học như vậy, tu như vậy; để rồi con xả được cái tâm rồi thì tâm con Thanh Thản An Lạc Vô Sự tức là Tứ Niệm Xứ sung mãn, không còn chướng ngại trên thân tâm con nữa chứ gì; Tứ Niệm Xứ sung mãn tức là ly dục, ly ác pháp, nó là Định rồi chứ gì, Bất Động Tâm Định mà, Bất Động Tâm Định thì có Tứ Thần Túc, Tứ Thần Túc là Định Thần Túc thì có Định Như Ý Túc. Con áp dụng Định Như Ý Túc con nhập định nào mà không được, con ra lệnh tác ý thì nó vô chứ bộ, chứ đâu phải con ngồi mà nó vô.
Con hiểu cái chỗ đường đi của đạo Phật, nó rõ như vậy đó! Không khéo uổng cuộc đời. Bây giờ con phải học trở lại, nhưng mà hơi trễ vì cái lớp đang đi tới. Bây giờ con vô tu thì phải đi lại ban đầu, không thể thiếu những bài học này được.
(38:13) Tu sinh Đức Trọng: Đối với con, con không ngại! Cái cơ bản, lúc nào cũng phải là căn bản trước, tất nhiên con sẽ cố gắng vượt qua hết tất cả để đuổi kịp chương trình, con làm được! Bởi vì con thấy được hai năm trong Tu viện do không quán nên bị ức chế. Ức chế không thể hoá giải được chẳng qua là bị đè nén thôi thành thử khi ra ngoài tiếp xúc thì cái tâm con rất yếu. Và khi tiếp duyên lại con phải hoá giải nếu không hoá giải thì con không thể ở trên núi được. Nhờ ở trên núi một mình, con sống Thanh Thản An Lạc Vô Sự mới xả được cái niệm đó. Khi xả ra con thấy, ngày xưa tại sao con cứ giữ cái niệm đó? con thấy con cho nó ra hết, mà khi ra hết như vậy tất nhiên con thấy "không có cái gì là của ta, không phải giữ" con xả hết. Xả càng sạch, do tác ý ngày xưa tu tập thì tất nhiên con thấy có khả năng chữa được bệnh thì con không dùng thuốc mà tác ý
Con tu tập như vậy con thấy có một cái lực mà lực này vẫn chưa căn bản vì con chưa học mà Thầy chưa ra một bài tập để biết con đúng hay sai vì con vẫn nằm trong “tưởng”. Vì “tưởng” con thấy nó vô thường, chẳng có gì đúng hết. Con quay về đây cũng là học lại từ đầu nhưng bằng nỗ lực của con, con không biết còn kịp không?
Trưởng lão: Con phải ráng, bởi vì đã qua gần ba tháng rồi, cố gắng ráng thì mới theo kịp. Chứ không khéo thì cứ mỗi ngày người ta có bài vở tiến tới người ta tu còn mình ráng mình phải ráng vượt từ cái lớp đầu tiên. Cũng như bây giờ con mới vào con phải học, về nhân quả thì con phải học nhân quả thảo mộc chứ không thể nào bắt con học nhân quả con người được. Nhân quả thảo mộc rồi các con sẽ học tới nhân quả thiên nhiên, vũ trụ rồi bắt đầu con mới học tới các pháp vô thường, thân vô thường, các pháp vô thường.
(40:10) Các pháp vô thường trong đó có thời tiết vô thường, vũ trụ vô thường, phải làm bài hết tất cả những cái này. Học các pháp vô thường rồi thì học tới quán thân bất tịnh, quán các pháp bất tịnh, quán thực phẩm bất tịnh. Tất cả những cái này đều như thật, phải thấy như thật. Mình làm bài sao mà Thầy đọc cái bài Thầy thấy đây là sự thật, con đã quán đầy đủ.
Thôi, bây giờ con lo sắp xếp thất ở, rồi Thầy sẽ cho từng đề tài, không có bút mực thì Thầy cho bút mực. Ở đây Thầy cung cấp hết vật dụng, bút viết, mực, giấy để cho mình tư duy suy nghĩ những đề tài đó để triển khai tri kiến hiểu biết.
Bây giờ lớp học này không phải là ngồi trong thất mà tu, điều kiện giờ giấc cũng nghiêm chỉnh, giờ nào buồn ngủ thì mình có phương pháp phá buồn ngủ không để cho mình ngủ gà ngủ gật; giờ nào mà tu Định Vô Lậu thì tu Định Vô Lậu, giờ nào tu Tứ Niệm Xứ thì tu Tứ Niệm Xứ nhưng Tứ Niệm Xứ không phải ức chế tâm.
Tất cả những điều này là để giữ gìn có căn bản trong giờ giấc tu học để chuẩn bị cho mình tư thế khi học xong lớp này tới lớp khác có căn bản đi vào không trật nhưng không được đi quá. Ví dụ như nhiếp tâm An trú thì một phút chứ không được hai phút vì hai phút thì mình bị ức chế; khi đó tâm mình chưa xả thì mình bị ức chế.
Còn ở đây Thầy dạy sao cứ làm như vậy, trách nhiệm của Thầy, Thầy chịu; mấy con tu sai thì mấy con chịu. Thầy dạy đúng mà mấy con tu sai, mấy con chịu; Thầy dạy đúng mà mấy con học không đúng thì mấy con chịu.
Cái lớp của Thầy, hôm nay Thầy dám tuyên bố cái lớp Thầy đào tạo cái người tu chứng đạt được làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi mà; nhất định cái lớp này là chứng quả A La Hán, tâm Vô Lậu hoàn toàn có đầy đủ Tam Minh; người nào không nghe lời Thầy thì thôi đừng có học; còn người nào muốn tu có Tam Minh thần thông thôi đi qua bên Tây Tạng học; Ở đây Thầy không có dạy thần thông Thầy chỉ có dạy người ta làm chủ được sự đau khổ của họ “sinh, già, bệnh, chết” chỉ có vậy thôi!
(42:17) Mục đích của Thầy là nhắm vào bốn sự đau khổ của con người, dạy cho họ cách thức làm chủ. Còn vấn đề có Tam Minh này kia là tại vì tâm thanh tịnh nó có Tứ Thần Túc, vì nó có Tứ Thần Túc nên nó có đủ lực. Chúng ta không phải chú ý vào vấn đề đó đâu, người nào chú ý về thần thông thì qua Tây Tạng học, bên đó có dạy còn ở đây Thầy không dạy thần thông, Thầy dạy đạo đức.
Hôm nay con về đây, nỗ lực theo lời Thầy dạy, những đề tài đó Thầy sẽ cho những đề tài con làm bài nộp cho Thầy, Thầy kiểm tra; Đồng thời Thầy kiểm lại vấn đề ngồi nhiếp tâm xem như thế nào đúng, như thế nào sai! Để không con nhiếp sai, con lọt “tưởng” mà lọt “tưởng” con không bao giờ con có đường đi nữa hết, loanh quanh trong ba cái tưởng định đó.
Có thêm người là có cực cho Thầy, Thầy phải kiểm tra chứ bây giờ người ta bỏ hết cuộc đời người ta tu, cái trách nhiệm mình đâu phải, cuộc đời con người có giá trị bộ ít sao, cái giá trị của người ta, sanh ra làm con người chứ đâu phải coi như đất cát. Cho nên con đến đây là Thầy có trách nhiệm, Thầy rất lo lắng chứ không phải không.
Vừa hôm qua Thầy muốn giải thể lớp này, tu sai, không nghe lời Thầy, Thầy muốn giải thể cả nam lẫn nữ. Ở đời Thầy không danh lợi đâu nhưng mà Thầy đem lợi ích cho con người mà tại họ không nghe lời Thầy dạy.
(43:39) Bởi vì Thầy đã nói mục đích tu từ xưa tới giờ! Tại vì Thầy đang lo làm công việc khác, Thầy chỉ giảng dạy rồi mấy con tự tu nhưng không ngờ, tưởng các con tu đúng ai dè mấy con tu như vậy là bị ức chế, bây giờ phải nghe lời Thầy, tu sai rồi.
Trong giờ phút này, Thầy mở lớp này là Thầy dạy cho các con tu đúng; Thầy trực tiếp ở trên lớp dạy các con từng chút mà bây giờ mấy con không nghe, mấy con cứ ngỡ tưởng mấy con vô thất ngồi, hồi nào tới giờ mấy con không ngồi tu sao, được ở chỗ nào đâu, mấy con nói đi! Chút, chút nào đó mấy con tưởng đâu là kết quả lắm sao? Nếu mà được là mấy con làm chủ được sinh, già, bệnh, chết mấy con rồi còn bây giờ mấy con thấy không? Mấy con làm chủ được cái gì? Quét sạch ba cái thói quen này! Mà cứ luôn luôn ở đây phá độc cư, nói chuyện tới, nói chuyện lui. Thầy bực mình cái vấn đề của quý thầy, cái vấn đề này lắm!
Nói rồi, Mình sống, mình hãy một mình mình để mình chiêm nghiệm cái tâm của mình để mình xả. Như con sống trên núi không có ai hết thì bây giờ mình sống trong “chúng” như vậy đó, mình cũng như ở trên núi không có người nào chỉ có loài vật xung quanh mình thôi! Như vậy là mới tu thật tu. Chứ tu mà cứ phóng dật, phóng tâm, cái tâm mình cứ phóng dật hoài sao mình đạt được cái gì, nói chuyện là phóng dật chứ làm gì, có ích lợi gì!
Ví dụ bây giờ mấy con vô đây mà đầu tiên con trở về đây đó, coi chừng có những người đến nói chuyện với con đó, phải chuẩn bị chứ không khéo con sẽ phá, phá bây giờ đó. Con người của mình vì cái lịch sự, người ta muốn nói mình không nói nó kỳ lắm, người ta muốn hỏi mình không trả lời thì không được, mà hễ trả lời một lần, hai lần rồi nó quen rồi, thì thôi rồi chết rồi! cuộc đời mình nó hết rồi!
(45:22) Chỉ còn nước lên trên núi một mình thôi chứ ở đây mà khổ nỗi, người ta cứ luôn luôn lúc nào người ta cũng kiếm chuyện người ta nói chuyện hết. Cho nên con phải khéo léo giữ gìn! Chứ ở đây nó có. Thôi rồi ha con, bây giờ cứ về lo cơm nước đi.
Tu sinh Đức Trọng: con về đây nương tựa Thầy, nghĩa là chỉ có Thầy (45:45) không có chuyện gì khác. Trên núi con bị trói buộc phải nấu ăn thì sự tu tập của con (45:54)
Trưởng lão: khó lắm! Chính đức Phật dạy mình đi xin ăn. Hôm nay nhà bếp dời đi rồi, nghĩa đi xin ăn có chỗ có nơi. Người ta nấu cơm cho mình, chùa nhất định là không có nhà bếp, nhất định Thầy sẽ làm cái này.
Tu sinh: Thưa Thầy, con bữa trước có gửi cho chú Mật Hạnh một trăm rồi.
Trưởng lão: đúng rồi, đúng rồi,
Trưởng lão: Thầy có nghe nó nói, mà nó "ăn" mắc quá.
Tu sinh: thôi kệ Thầy để bữa nào con viết xong rồi con tự đánh lên máy tính luôn
Trưởng lão: Ừ đúng rồi con, đánh đi
Tu sinh: con xin phép Thầy, Thầy cũng nghỉ đi Thầy
Trưởng lão: rồi con.
HẾT BĂNG.