00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 065A (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - HUÂN TẬP TRI KIẾN - LÒNG YÊU-THƯƠNG - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA THẦY - MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM ĐỂ XẢ TÂM

LCK 065A (NỮ) - VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ - HUÂN TẬP TRI KIẾN - LÒNG YÊU THƯƠNG - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA THẦY - MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM ĐỂ XẢ TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 18/01/2006

Thời lượng: [59:54]

1- VẤN ĐẠO TỨ NIỆM XỨ

(00:15) Tu sinh: Nghe không rõ

Trưởng lão: Được con, tu vậy được. Nó có chướng ngại, con đuổi cái chướng ngại đó đi. Cái vọp bẻ, con đuổi nó đi rồi con trở về Tứ Niệm Xứ. Đến khi mà nó hết con trở về Tứ Niệm Xứ, còn không thì thỉnh thoảng con tác ý đuổi đi

Tu sinh: (00:28)…​ Không nghe rõ

Trưởng lão: Con ngồi xuống đi con. Bây giờ có ai hỏi gì Thầy thêm nữa không? Con ngồi xuống đi con. Con ngồi đi.

Tu sinh: (01:06) …​ Không nghe rõ

Trưởng lão: (01:31) À con đang ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà cơ thể con nó bỗng giật mạnh. Trong khi đó con có hướng tâm cho cái thân của con nó bình phục trở lại không con? Con có hướng tâm cho cái thân con nó bình phục lại không?

Tu sinh: (01:46) …​ con đang ngồi tu ngon lành …​

Trưởng lão: (01:53) Con đang tỉnh, con biết chứ còn không phải gì hết. Trên cái pháp Tứ Niệm Xứ đó con, thường thường nó cũng có cái phần tu tập đó. Mình giữ được cái “tâm thanh thản an lạc vô sự” để cho nó hoàn toàn tới sau khi nó sung mãn Tứ Niệm Xứ. Sung mãn bốn chỗ gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ, trong đó có sung mãn cái thân. Mà sung mãn cái thân, thân con nó có những cái bệnh tật gì hoặc có những cái chướng ngại gì đó thì nó đều hoàn chỉnh cái chướng ngại đó, nó trở về cái dạng bình thường không có bị chướng ngại gì hết. Những hiện tượng mà nó xảy ra nó vẫn đứng thẳng là nó sửa cái thân của con chứ không có gì đâu.

Còn nếu mà con vô ký, nó cũng giật. Ví dụ khi con ngồi yên lặng, thanh thản nó cũng giật một cái vậy, thì rõ ràng là tự động nó giật vậy; thì đó cũng là một cái trạng thái vô ký, nó quên đi, nó giật . Còn cái này con tỉnh từ đầu đến cuối, nó giật con cũng biết; giật cái thân con dựng đứng lên, con cũng biết thì cái đó là nó thay đổi cơ thể của mấy con. Tức là nó phục hồi cái chướng gì trong cơ thể của mấy con, chứ không có gì đâu.

(03:08) Còn nếu mà nó vô ký thì nó cũng giật. Bởi vì nó vô ký, nó nhanh. Nó làm cho mình vừa quên, cái mình giật mình. Đó là mình nhận xét qua cái vô ký nó có cái dạng quên ở trong đó. Còn cái này thì nó không có dạng quên. Mình đang tỉnh thức mà thấy nó giật mình cái vậy. Đó là cách thức trên Tứ Niệm Xứ, nó chấn chỉnh cái thân của nó. Nó làm cho cái thân nó tỉnh dậy. Bởi vì nó sung mãn Tứ Niệm Xứ có nghĩa là nó làm cho thân tâm nó thanh tịnh không còn bị chướng ngại.

Còn có chướng ngại thì nó "trên thân quán thân để khắc phục tham ưu", làm cho cái thân mình không còn ưu phiền nữa, tức là nó không còn chướng ngại nữa. Cho nên trong cái vấn đề mà con hỏi, đó là do cái Tứ Niệm Xứ nó chấn chỉnh lại cái thân của các con qua những cái nó rung động chứ không có gì hết.

Trưởng lão: (đọc câu hỏi của Tu sinh) câu hai "Ngồi chơi tu Tứ Niệm Xứ có giữ thân bất động trong giờ tu không thưa Thầy? "

Không, không cần con. Nghĩa là trong cái giờ mình tu, mình giữ bất động trong 30 phút. Còn trong cái giờ mình ngồi chơi mà tu Tứ Niệm Xứ thì không có cần. Nó muốn đi thì đi. Nó muốn nhúc nhích gì đó cũng được nhưng mà có cái là mình nên tỉnh thức ở trên cái Tứ Niệm Xứ, tức là luôn luôn lúc nào cũng quay vô nó quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp thì nó đúng . Chắc các con biết, cái đó nó quay vô như các con nhắc nó “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô. Cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra" hoặc "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" mình tựa vào cái hơi thở thấy cái thân hành nó rung, nó rung động. Hoặc là mình cảm nhận hít vô mình cảm nhận từ đầu đến chân, hoặc hít ra thấy từ chân nó lên đầu. Nhưng mà nó kềm, mới đầu Thầy dạy mấy con mình có cái tưởng trong đó. Tưởng về hơi thở, nó chạy luồn ở trong thân nhưng mà sau đó phải bỏ mấy con, chứ không khéo nó bị tưởng

Nhưng mà nó kềm, lúc mới đầu Thầy dạy mấy con có tưởng ở trong đó. Tưởng về hơi thở, nó chạy lùa ở trong thân nhưng mà sau đó phải bỏ mấy con, chứ không khéo nó bị tưởng.

(05:12) Khi mà thấy có cảm nhận như vậy thì mình biết là mình cảm nhận thôi chứ đừng để cho cái tưởng của mình nó thấy hơi thở, nó đi từ trên đầu xuống chân mình, rồi từ chân lên đầu. Do mới đầu thì mình có dùng tưởng để sau khi mình cảm nhận được cái sự ở trên thân của mình thì mình chuyển qua cái sự rung động cái thân để cho nó quên đi cái phần tưởng ở hơi thở. Rồi cuối cùng thì nó rất rõ ràng, nó dễ dàng lắm. Mỗi khi mình nhắc câu mà tác ý cố định để hơi thở nó “Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi…​” thì bắt đầu thấy cái tâm nó quay vô à, nó quay vô nó quan sát cái thân của nó rõ ràng. Thì coi như đó không có cần phải cảm tưởng như là hơi thở, dùng cái tưởng mà hơi thở nó luồn ở trong thân đi lên đi xuống như vậy chứ không có gì đâu; mà nó từ cái chỗ mà hơi thở nó đứng, nó quay vô, nó không có quay ra mà nó quay vô nó nhìn cái thân của nó; do đó mà mình đang ở trên cái Tứ Niệm Xứ, mình tu đúng đó.

Mình đi nó cũng vậy con, nếu mà nó quen rồi. Mình đi đó, mình nhắc cái tâm quay vô, mình nhìn cái thân rồi bắt đầu thấy nó quay vô nhìn cái thân chứ nó không có nhìn ra. Cái đó là mình dễ rồi, bắt đầu dễ tu rồi. Rồi sau khi mà nó nhìn cái thân nó vậy đó thì nó có hai phần, một phần mình ngồi tu thì bắt đầu, còn phần mình đi hoặc mình làm công việc mình nhắc cái tâm quay vô nhìn bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp cái nó quay vô. Làm gì thì làm, nó nhìn cái thân của nó. Mình đi không có lưu ý đi nhưng mà cái cảm nhận đi thì nó cũng biết, nhưng mà luôn luôn nó quan sát cái thân. Đó là đúng đấy.

(07:03) Hôm nào Thầy kiểm tra lại trên cái phần Tứ Niệm Xứ đó mấy con. Kiểm tra lại để coi các con tu trong khoảng thời gian tu Tứ Niệm Xứ có nhiếp tâm ở trên Tứ Niệm Xứ có đúng không? Tức là nó quan sát lại bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp mấy con

Tu sinh: (07:19) …​ Không nghe rõ

Trưởng lão: (07:26) Được con, con làm cái này được con. Những cái bài mà mấy con làm như này cũng tạm đủ để cho mình dùng được cái tri kiến của mình để xả, để xả cái tâm của mình đây thôi. Theo Thầy thấy mình làm nó ngắn gọn đầy đủ cái ý chính của nó, làm cho mục đích mình thấu suốt được các pháp nó vô thường. Và mình thấm nhuần được cái ý, vì vậy mà mấy bài mà các con viết, các con giữ lại những bài này, sau đó có một dịp nào đó thì Thầy chỉnh lại, mình in thành sách để rồi mình đọc. Mấy con bây giờ giữ lại để thỉnh thoảng mấy con đọc lại. Tất cả cái này, các con làm cái bài về các pháp vô thường đầy đủ chứ không có thiếu đâu. Nó không còn gì mà thiếu bởi vì mọi vật ở trên thế gian này cái gì nó cũng là vô thường, nó không có cái gì gọi là thường còn, tức là có hình tướng là vô thường. Còn cái vật không hình tướng nó cũng vô thường chứ không có gì hết. Cho nên sự tu tập mà biết các pháp vô thường thì các con cố gắng tu tập Tứ Niệm Xứ để chuyển qua thanh thản, an lạc và vô sự.

Bất kỳ mọi cái chướng duyên, mọi cái ác pháp gì thì khi mà đến thì mấy con muốn cần nên quên hay không? Trong những cái điều kiện hiện giờ thì thấy bên nam cũng như bên nữ, thì trong sự việc tu tập ở đây, qua những bài đọc của Nguyên Thanh chứng tỏ, có một số người có cái tâm không chịu xả thì nó lộ cái chướng rất rõ ràng. Cho nên vì vậy Thầy mong rằng, mấy con thấy rằng, tại sao mà Thầy lại đưa những bài của Nguyên Thanh vào bởi vì Thầy biết trong cái lớp này, hầu như người ta cũng nhìn ngó Nguyên Thanh thế này thế khác. Bởi vì nó có những cái điều kiện cần, nhưng mà đưa Nguyên Thanh thật sự Nguyên Thanh nó có tài chứ không phải không có tài, nhưng mà trong con đường tu tập thì ai cũng còn phải rèn luyện để tu tập mới trở thành con người giải thoát nhưng vì người ta thấy cái tài, người ta hay ganh tỵ. Người ta đâm ra thế này, thế khác. Tự mình tạo cho mình khổ chứ, ở đời này đâu có cái gì tự mình mình chuốc lấy cái khổ của mình. Mục đích của mình đi tu là nhắm vào cái sự giải thoát mà thôi chứ không có thấy ai hơn thua ai hết.

(10:00) Mà mình cần phải có sự học thấy người ta hay cái gì thì mình học cái hay. Còn cái dở thì mình không có học. Còn cái dở thì người ta đang…​ , mọi người ai cũng khắc phục cái dở của mình hết. Cho nên khi mình biết cái dở của mình thì mình cố gắng khắc phục, sợ mình không biết thôi. Còn cái hay của người thì mình cứ tiếp thu bình thường.

2- HUÂN TẬP TRI KIẾN

(10:17) Thí dụ như, có những cái làm cho chúng ta tăng trưởng cái lòng từ thêm, ví dụ như qua cái bài của Nguyên Thanh các con nghe nó nói về cái vấn đề nuôi bò, nuôi gà ở bên Mỹ làm cho mình thấy rất là tội. Những cái điều kiện mà có thể có nhiều người chưa có đọc được những cái tin tức, những sách báo ở trên thế giới thì việc người ta đọc được, người ta thấy được, người ta viết ra được để cho mình nhận xét coi. Mình tu mà, do đó mình tiếp thu cái hay đó để gợi lên cái lòng thương yêu của mình. Từ đó mình không có uống sữa, mình không có thích bồi dưỡng chứ không khéo mình đâu có biết trước khi mình ăn uống cái gì đó thì mình cũng thấy tất cả mọi sự đau khổ của chúng sanh thì mình nỡ lòng nào khi đó mình tự mình nghe cái bài đó rồi, tự nhiên cái Tâm Từ của mình nó tăng trưởng cái lòng thương yêu của mình. Cho nên, mình thấy cái sự sống của mình, coi như cái thân của mình là vô thường thật sự, cho nên vì vậy cái lòng thương yêu của mình trỗi dậy, chứ không còn lo cái thân nữa. Chứ hầu hết là chúng ta cứ lo cái thân, cho nên vì vậy mà những gì gọi là bổ dưỡng, tốt đẹp thì mình cứ mình nuôi dưỡng cái thân thôi. Khi mình chỉ nghe những cái bài như vậy thì chúng ta thấy rằng chúng ta xả được cái tâm của mình. Lòng từ của mình tăng trưởng lên.

Đồng thời, thí dụ như nghe những cái động đất, núi lửa, sóng thần này kia nữa, tin tức báo chí, hoặc bây giờ gom góp lại những tài liệu từ xưa đến giờ nó xảy ra biết bao nhiêu sự đau khổ của chúng sanh. Mình thấy thật sự đó là các pháp vô thường. Vì vậy mình nghĩ bây giờ mình yên ổn được giờ phút nào mình yên ổn. Chứ một lát nữa bão tố nó đến đây thì mình còn gì, hoặc là một cơn động đất. Hôm rày, mấy con nghe tin tức ở thành phố Hồ Chí Minh có những dạng động đất, nhà cửa rung thì nó có sụp lổ nữa. Do đó nó báo động là đất nước của chúng ta cũng có một lúc nào đó, nó cũng sụp đó. Bây giờ nó đang rung động nhẹ, chấn động nhẹ của vùng của chúng ta. Nó nhẹ, như Tây Ninh thì không thấy nhưng mà thành phố Hồ Chí Minh đã cảm nhận rõ, dưới Vũng Tàu nó lại cảm nhận điều đó.

(12:31) Nếu mà cỡ cái duyên phước của chúng ta không có thì nó sụp xuống chừng vài ba phút thì cả cái dân thành phố này và Vũng Tàu nó còn gì? Và cái hiện tượng là tại vì chúng ta đã lấy cái dầu mỏ ở ngoài Vũng Tàu. Cái dầu đó, thành ra nó trống đi cho nên vì vậy mà cái vỏ trái đất nó sẽ co lại một chút đó. Nhưng nếu mà chúng ta lấy nhiều hơn nữa nó co lại, có lẽ số dân thành phố Hồ Chí Minh với số dân Vũng Tàu chắc nó sụp đổ hết. Nó tan tành hết. Cho nên vì vậy mà chúng ta lợi cái này, chứ nhưng mà chúng ta thấy lấy một số dầu như vậy chúng ta có thể bán đi lấy số tiền chắc xây dựng cái thành phố Hồ Chí Minh chắc không đủ đâu, phải không?

Rồi bao nhiêu cái người chết nữa mấy con, nhưng mà người ta không tính. Người ta tính lấy số dầu đó mà bây giờ mình không có nhà máy lọc, mình lấy dầu thô đó phải chở qua Liên Xô lọc rồi bán lại mình, rồi mình mới than cũng mắc gần chết chứ bộ rẻ gì! Nhưng mà nó gây cái sinh mạng, cái tài sản của nhân dân ở trên những khu vực gần đó số tiền rất lớn. Bây giờ đem tiền dầu đã bán chưa chắc đã mua được cái thành phố Hồ Chí Minh, rồi mua cái sinh mạng của dân tộc. Các con thấy cả cái thành phố Hồ Chí Minh mà nó động đất một cái thì cả nhà cửa, con người đều tiêu hết không còn cái gì nữa. Nó nằm xuống một đống đó. Đó là những cái điều kiện mà chúng ta cần hiểu biết, vì vậy thúc hối chúng ta phải ráng mà tu. Bởi vì nó vô thường, bây giờ thì chúng ta thấy như vậy chứ ngày mai không biết ở cái Trảng Bàng này, ngay Tu viện này nó rung một cái là chúng ta cũng đi đời. Bởi vì nó đâu có biết chừng, vì nó là vô thường mà mấy con, các pháp nó vô thường. Đừng nghĩ là nó vững chắc đâu. Nó không chắc đâu. Cho nên, nó vô thường, mà nó vô thường tập thể đó. Còn nó vô thường cá nhân thì lát có người chết.

(14:30) Người thay người, mấy bữa rày nó không có đám ma thì nó không có vô thường ở đây, chứ nó vô thường chỗ khác, nhưng mà vô thường từng cá nhân. Cho nên khi học pháp vô thường là chúng ta ngộ được pháp vô thường. Tu, tu sao cho đúng, hỏi sao cho kỹ. Ví dụ như Từ Quyền hỏi Thầy: hỏi những phương pháp tu, hỏi cho kỹ để chúng ta nhiếp tâm cho đúng, cái đó là hay mấy con. Thầy sợ mấy con tu sai và đồng thời nó có những cái điều kiện mà chúng ta cần phải xả tâm.

Như các con thấy rằng, như quý thầy lẽ ra người đàn ông người ta phải rộng rãi một chút, ở đây người ta đưa ra như vậy thì hẹp hòi quá. Tức là tính hạ mà làm sao được. Các con thấy cái đúng là nó phải đúng, cái sai là phải sai mà. Từ cái kiến thức chúng ta hiểu, chúng ta phải huân từ cha mẹ mình, tất cả sách vở, tất cả những tư tưởng của con người trên hành tinh từ xưa tới giờ. Như bây giờ chúng ta hiểu được thì chúng ta cũng huân cái hiểu của đức Phật. Nhờ ông Phật nói, mình mới hiểu. Chứ cỡ ông Phật không nói, mà làm gì Tất cả những cái đó đều là sự học của mình. Mình phải gom góp lại chứ đâu phải tự mình có được, tự mình sáng chế ra được.

(15:37) Nhưng có hai phần đó mấy con. Để Thầy nói cho mấy con nghe kĩ nó có hai phần. Một cái phần bây giờ mấy con đọc nó không có thuộc làu, cái trí nhớ của mấy con nhớ nó không nhớ nhưng mà con nhớ được ý, mấy con đọc qua một cuốn sách nào đó con nhớ, mấy con nói lại được. Nhưng mấy con đọc từng cái câu ở trong đó không có được, cái trí nhớ của mình nó dở. Cho nên mình nhớ được cái ý thì mình gom ra mình viết, mình gom cái ý đó mình viết mình nói của mình sao, cũng của người ta mình mới hiểu, con hiểu không? chứ đâu phải của mình. Còn có người, người ta nhớ; người ta chép không sai một chữ, người ta từng nhớ cái ý, người ta giỏi hơn mình, người ta chép lại, người ta nói không sai, phải không mấy con?

Còn mình muốn chép lại thì mình phải lật cái cuốn kinh, cuốn sách chép lại chứ tôi có nhớ cái câu đó được đâu. Tôi lật ra, tôi thấy ừ bây giờ câu đó viết a, b, c chữ như vậy, như vậy, tôi chép lại. Tại cái trí nhớ của tôi không nhớ nhưng mà tôi nhớ cái đoạn đó họ nói vậy vậy nhưng bây giờ tôi không có nhớ được nên vì vậy tôi lật ra tôi chép.

Còn người ta nó nhớ hay, người ta chép không sai một chữ. Cái đầu của người ta nó thuộc làu làu. Nhưng cái đặc biệt của người ta nó khác các con hiểu không mà cái hạng người mà nhớ vậy ít lắm. Cho nên mấy con, ngày xưa mà Thầy ở đây thì khi mà người ta ở ngoài Thường Chiếu, thì các huynh đệ ở Thường Chiếu họ nói thầy Chân Quang là cái máy cát-sét ăn cơm. Nghĩa là nói rồi, Thầy đọc lại vanh vách y chang không có trật cái chữ nào hết. Cho nên mới gọi thầy là cái máy cát-sét ăn cơm, phải không? Còn mình có phải cái máy cát- sét ăn cơm đâu cho nên vì vậy mà mình không có làm được đâu. Đó thì Thầy muốn nói vậy cho biết, thấy rằng cái đặc biệt của cái bộ óc của người ta. Cũng cái bộ óc, cái bộ óc sao mà nó ghi chép hay dữ vậy. Còn mình thì nó ghi chép cái ý chứ không ghi chép tất cả cái lời nó không ghi chép được.

(17:38) Thành ra trong sự tu tập, ở trên con đường tu tập, Thầy đã nói rồi mấy con. Người thì được cái này mà mất cái kia, chưa có ai toàn diện. Nếu mà toàn diện thì Thánh, Phật rồi còn gì, phải không? Cho nên khi mà được cái tốt này thì chúng ta học cái đó. Còn khi cái xấu thì để chúng ta sửa. Cho nên đức Phật nói thấy lỗi mình thấy cái sai thì mình sửa, sau đó mình thấm được chứ.

Cho nên vì vậy, ai mà không sai mấy con? Không ai là không sai. Không sai sao được. Mình là phàm phu mà, phải sai thôi. Cho nên, mình cố gắng, mình học của huynh đệ. Bởi vì tiếc bài vở, mà thời gian thì ngắn quá mà không có người chuyên môn. Vừa rồi con biết không, cái tài liệu của Nguyên Thanh đưa ra mướn người ta đánh vi tính nó tới bốn ngàn một trang A4 đó, nó đắt tiền lắm chứ mà cái công của người ta đánh mình vẫn phải …​

Tu sinh: Dạ bẩm Thầy, cái đĩa này bỏ vô cái máy con này nó không có nhận. Nó hiện lên chữ no asking cho nên Thầy sang giùm con cái này qua cái USB vì cái máy của con nó chỉ nhận cái USB thôi. Con gửi Thầy.

Trưởng lão: Cái công của họ đánh đó mấy con biết không? thật sự ra thì nó có cái nghiệp vụ của nó, nó làm chuyện đó nhưng mà nó tính cứ mỗi trang vậy đó là bốn ngàn, mà chín mươi hai trang cái tài liệu của Nguyên Thanh, mà chín mươi hai trang lớn, tính ra là ba trăm sáu mươi mấy nghìn, thấy có ghê không. Còn mình ở đây đánh đó, chú Mật Hạnh chú đánh suốt buổi của chú cũng nhiều lắm mấy con, nghĩa là đánh nhanh hơn cái dịch vụ ngoài này nữa nhưng mà không có thì giờ, còn phải tu mà đánh thì đánh phụ Thầy chút ít vậy thôi, xong rồi, vô trong thất cũng ngồi tu Tứ Niệm Xứ để xả tâm chứ. Cũng nỗ lực tu chứ, cuộc đời mình còn gì, mai mốt nó cũng tiêu ma hết, nó vô thường mà. Cho nên chú biết, cũng ý thức được điều đó nhưng mà giúp Thầy thì Thầy đưa cái tài liệu gì đó đánh phụ Thầy, chứ đâu có phải mà chuyên môn làm cái vấn đề đó đâu. Nhưng mà chú Mật Hạnh đánh giỏi lắm, chú đánh nhanh lắm. Thầy đưa một cái xấp một tập như vậy nè, thì đánh chừng độ khoảng một buổi là xong. Từ mấy chục trang, trang lớn đó từ bảy tám chục trang. Kể như mà chú đánh mà trả tiền như người khác thì chú cũng kiếm ăn được đó.

(20:22) Bởi vì nói chung gần Thầy, được chuyên môn đánh nên bây giờ đánh lẹ lắm. Nhưng mà có cái điều kiện là ôi thôi chú mà đánh thì sửa mệt! Sửa lại nó mệt, bởi vì chú đánh chú không cần “hoa” đâu. Phật cũng không thèm “hoa”. Tới nay cũng không cần “hoa”. Bởi vì “hoa”đó khi mà đánh, bấm cho nó ở chỗ “hoa” đó, mà mình viết suông vậy thì nó nhanh. Muốn bấm cái chữ đó, thì phải bấm xuống để cho nó chữ “hoa” đó, phải ấn thì nó chậm lại, không có dừng lia lịa được. Phải ấn này, bấm thì mới “hoa” lên. Thành ra chú để luôn, đánh luôn khỏi cần cho đến khi mà chỉnh lại đó thì Thầy phải mất công cái vấn đề đó, sửa lại. Nhiều khi cái dấu phẩy này kia chú cũng không cần phẩy luôn nữa, đánh thôi. Nó nhanh nhẹn, đánh nhanh lắm nhưng mà có cái điều kiện là chữ hoa, dấu phẩy hoặc này kia thì chú đánh luôn rồi ai ở sau đó sửa thì sửa, cho nên nó mất công cho người sửa một chút. Thầy đọc lại cái dịch vụ đánh thì họ đánh cũng kỹ, dấu phẩy, dấu này kia…​ thì họ đánh kỹ. Lỗi chính tả họ soát kỹ, chữ nào “hoa”, chữ nào không “hoa” họ đánh kỹ lắm. Họ làm dịch vụ mà, họ ăn tiền mình cũng xứng đáng chứ không có gì hết.

3- LÒNG YÊU THƯƠNG

(21:37) Đó nhìn trên cái phần mà, những tài liệu của mấy con gom lại để đánh phải có thời gian, chứ không thể nào mà không có thời gian mà làm được. Nhưng mà những tài liệu này học mấy con sửa đi, sửa lại cho nó đúng rồi mấy con gom lại hết để sau đó có dịp mình sẽ đánh nó trở thành những bài học, kinh nghiệm bản thân của mình rồi từ đó mình đọc lại những điều mình chưa xả. Mình sẽ thấy mình nói được chứ mình chưa xả được, nó ngầm. Cái tâm của mình nó gian xảo lắm các con. Nó nói nó xả, nó nghĩ nó xả, nó lý luận chứ vậy nó không có xả. Nhưng mà ngầm đó, nó hờn, nó nằm núp đó chứ chưa hẳn nó bỏ đâu. Nó chờ có dịp cái mặt nó ló ra, nó không phải nó ló gì, nó ló nanh ra dữ tợn lắm đó chứ không phải không. Nó bình thường, nó che dấu, nó nói tui xả rồi, nó gạt mình đó. Khi đụng chuyện thiệt đúng rồi nó ló cái nanh nó ra, nó ghê gớm lắm!

(22:35) Đó mấy con thấy, chỉ Thầy nói ngày hôm qua thôi thì người nào mà. Mấy con thì con mắt của mấy con thì mấy con thấy nó thường; nhưng mà Thầy thấy, trời ơi nanh nó ló ra, nó ghê gớm, mà người nào ló nanh ló gạc ra đều lộ ra hết, nó không có sai đâu mấy con. Cho nên, mình tu cái Tâm Từ mình biết thương yêu, cũng như ông Phú-Lâu-Na ai làm gì cũng thương nhưng mà chỉ chạm người ta chút là nanh rút. Hồi mình cũng biết lý luận, mình cũng thương yêu, mình cũng nói, mình cũng dặn đàng hoàng lắm, nhưng mà lúc đó nó chưa có mọc nanh. tới chừng đụng chuyện nó mọc nanh. Thầy nói vậy mấy con biết cái tâm của mình nó quỷ quyệt lắm chứ nó không phải không đâu. Cho nên mình phải tư duy quán xét tận gốc là thật sự nó thương yêu thật chứ nó không phải thương yêu giả, nó thương nó làm bộ đó. Tôi thương chị lắm, tôi thương anh lắm đó. Nhưng sự thật chưa hẳn đâu, nó núp ở đó đó.

Không, Thầy muốn nói thật để cho các con biết cái xả tâm là vấn đề quan trọng đó. Mình xét nét mình từng chút chứ không khéo nó núp, nó coi, nó lý luận cũng hay lắm, nó lý luận nó xả thật sự. Nó lý luận nó ở trong này nó nói nó xả, nó không có ghét người đó nữa, nhưng mà thật sự nó chưa phải đâu. Cho nên hỏi nó, mày có thật vậy không? Hay là mày nói cái miệng thôi? Mình hỏi cái tâm mình đó mà. Mình hỏi đi hỏi lại, rồi mình mới thấy được cái tâm của mình. Chứ còn mình chỉ lướt qua một lần, nó nói cho mình nghe khoái tai rồi, mày xả rồi, được rồi. Nhưng mà mai mốt, nó vẫn thấy cái người đó, nó ghét, nó có ác cảm. Cho nên tất cả mọi cái, mình nên tha thứ và thương yêu nhau là được.

(24:24) Và cố gắng tới đây là mấy con sẽ tập tới Tâm Từ, Tâm Bi thì từ cái bài học này nó sẽ tới các con sẽ thấy Từ, Bi, Hỉ, Xả. Những cái bài này nó sẽ nhắc đi, nhắc lại mấy con nhiều lần cuối cùng mà thực hiện được cái Tâm Xả của mấy con, tức là mấy con xả được là bốn cái pháp cuối cùng của nó. Cái này mấy con thấy nhân quả, mấy con thấy không có gì, các pháp vô thường mấy con thấy rõ hết rồi. Thế mà nhắc đi, nhắc lại chứ nó còn ẩn núp đó.

Tới đây, tới những bài Tâm Từ, Tâm Bi thật sự mình thương yêu thật. Mình tu tập hàng ngày. Mình rèn luyện Tâm Từ, Tâm Bi mình thật sự chứ không khéo mình khó mà xả nó. Cho nên pháp của Phật các con thấy có cứ để dụng tâm Tâm Từ, Tâm Bi, tâm Hỉ, Tâm Xả liên tục bốn cái pháp đó để mà nó xả tâm.

(25:11) Định Vô Lậu mà nếu thiếu Từ, Bi, Hỉ, Xả thì không có vô lậu nổi. Cho nên, Thầy để nó là cái bài cuối cùng để kết luận cho cái học Định Vô Lậu. Người nào có vô lậu được hay không là qua cái lòng thương yêu đó. Chứ mấy con không thương yêu là mấy con sẽ bị chết với nó, các con bị nó gạt.

Cái lòng thương yêu nó ngộ lắm. Nó cảm, nó giao cảm được tất cả cái sự sống ở trên hành tinh này từ cây cỏ, từ loài côn trùng,…​ Nó giao cảm được người mà nó giao cảm được mọi vật. Mà chúng ta phải tu tập mới có được, chứ còn không tu tập, nó không lớn mạnh đâu. Cái tình thương của chúng ta ở trong cái thất tình lục dục chứ không phải nó là Tâm Từ, Tâm Bi đâu. Nó thật sự nó rộng lớn lắm. Nó làm bộ, nó vậy đó. Ví dụ như nó đi vậy cái nó thấy ai đạp một con cuốn chiếu hay con gì chết; nó thấy có người ta, nó làm bộ, nó để trên tay, nó làm nó thương là cái thương kiểu của nó. Nó như thật, thật ra, nó không thương đâu. Nó làm bộ kiểu cách nó thương chứ sự thật nó làm "tướng" chứ chưa phải thật sự nó thương. Thầy nói thật, các con cứ xét băng đi.

(26:27) Trong cái vấn đề mà, bởi vì tại sao mà biết được; chính mình, con người với mình còn chưa thương nhau, làm sao mà đi thương con cuốn chiếu người ta đạp. Nhưng mà kiểu cách mình làm bộ thì có. Chừng nào thật sự mà đối xử với nhau mình thương thật, mình biết tha cho lỗi lầm của người khác. Mình đừng thấy cái hành động của người đó vậy mà mình chướng, người ta đi ngang mình mà “đụng bộp” là mình tức giận thì lúc đó mình chưa thương.

Cho nên mình học Phật, mình phải học cho tận cùng kỹ lưỡng, cho tận rốt ráo rồi áp dụng. Áp dụng mình phải tư duy suy nghĩ, cho nên đức Phật nói “trên tâm, quán tâm” quán tâm suy nghĩ trên tâm rất nhiều, chứ không phải quán mà nhìn cái tâm. Bây giờ cái tướng của nó là nhìn nó có niệm, không niệm? Nhưng mà quán cái tâm, suy nghĩ cái tâm của mình, suy nghĩ từng chút của cái cơ thể mình, quán cái thân của mình: “Cái cơ thể này đang bệnh đau, cơ thể này đang vô thường, cơ thể này đang nhân quả”. Mình quán, mình tư duy suy nghĩ để mình mới thấu triệt được cái thân của mình để mình nhiếp phục những cái tham ưu ở trên đó chứ không khéo mình lầm rồi mình sẽ đau khổ. Cho nên trong cái sự tu tập nó quan trọng lắm đó mấy con, rất là quan trọng.

Chừng nào mà trong cái lớp của chúng ta, mọi người đều yêu thương nhau hết, không có người vầy kẻ khác. Khéo léo lắm, ở ngoài thì nói thương, trong bụng không thương còn tìm mọi cách hại nhau nữa chứ. Nói xấu nhau nữa chứ; thế này, thế khác đủ thứ. Cái đó là cái…​ mình đang tu mà thực hiện cái tâm như vậy nó không đúng.

(28:12) Cho nên, mình ráng mình cứu mình, mình ráng mình làm chủ. Đó như bây giờ cô Huệ Ân, Thầy dạy cách thức tịnh chỉ hơi thở. Tập đâu phải một ngày, hai ngày đúng không? Tập dần dần, dần dần cho đến khi nó làm chủ. Nhưng khi mà một người người ta tu Tứ Niệm Xứ sung mãn thì có Tứ Thần Túc, người ta tác ý một lần thì nó tịnh chỉ liền. Còn mình, cái tâm của mình nó còn, nó chưa có sung mãn được. Nó chưa có thanh thản, an lạc, vô sự đúng cái thời gian của nó. Mình chưa kéo dài được. Nhưng bây giờ cái thân của mình nó không còn, nó ngắn quá rồi, mà mình không có tập luyện cái này, đến chừng cái nghiệp đến thì mình làm sao tịnh chỉ hơi thở được mấy con? Cho nên, ngay bây giờ, Thầy hướng dẫn cô Huệ Ân, cô lớn tuổi rồi, cho đến khi mà cái thân cô sắp rời bỏ. Cô tác ý, nó sẽ dừng lại và nó tập một thời gian trong năm, sáu tháng, một năm thì có thể làm chủ được. Nó không phải nhập Tứ Thiền đâu, mà cái ý thức lực nó làm cái chuyện đó.

Còn Tứ Thiền thì nó dễ rồi. Tứ Thiền thì nó có cái Định Như Ý Túc, muốn nhập cái định đó thì nó vào cái định cho nên nó vào Tứ Thần Túc. Còn này mình chưa có, nhưng mình tâp thì mình có được ý thức lực nó cũng điều khiển được hơi thở, mình bình an khi mình ra đi.

(29:33) Cũng như bây giờ mình đau bệnh đó. Mình giúp chỗ này, kia thì ý thức lực chứ mình đâu có Dục Như Ý Túc đâu được. Mình chưa có, chỉ có ý thức lực thôi. Nhưng nhờ giới luật, sống nhờ cái tâm thanh thản của mình, mình bắt đầu cho nên mình tác ý thì ý thức lực nó có cái lực nó giúp cho cơn bệnh của chúng ta nó phục hồi, nó không còn đau lại nữa. Nhưng cái nghiệp của mình mà, thì nó không đau một giờ, hai giờ, một ngày, hai ngày là hạnh phúc quá rồi. Cái nghiệp thân của mình mà bảo nó không đau luôn sao được, thì nó phải đau lại chứ. Nhưng mà đau lại đuổi hết.

Các con, bây giờ Thầy nói như thế này này, hàng ngày lá cây rụng, bữa nào cũng phải quét. Cái đó là luật vô thường của cây rồi chứ gì? Mình muốn sạch thì phải quét chứ sao! Còn cái luật vô thường của cái thân, hàng ngày nó phải đau chứ nhưng mà nó đau thì tôi quét. Tôi quét thì nó sạch. Mà ngày mai nó đau nữa thì tôi lại quét nữa, cũng như bây giờ mình quét cái sân mình sạch. Nhưng mà ngày mai lá cây rụng nữa cái đó là quy luật của vô thường. Chứ tôi bảo nó hết thì nó hết làm sao? Bảo nó đừng rụng à? Các con hiểu ý đó chưa? Chứ nó như vậy mình đâu có ngại, tôi có chổi, sáng tôi quét rồi chứ bộ tôi không có chổi sao? Tôi mặc định nó rớt, nhưng mà rồi nó cũng sạch chứ phải không? Nhưng ngày mai, nó cũng phải dơ lại à. Chắc chắn, tôi biết ngày mai có rác phải không? Thì tôi cũng biết cái thân tôi, bấy giờ tôi quét nó đi rồi, nó mạnh, nó khỏe quá tôi ngồi chơi được rồi. Bây giờ cái sân tôi cũng sạch rồi.

Các con cứ nghĩ đi, tôi biết rồi ngày mai thế nào nó cũng cái sân này cũng dơ lá rớt lại nữa. Thì tôi cũng biết cái thân này ngày mai nó cũng có đau nữa, chứ đâu phải không đau đâu. Nhưng mà đau tôi có chổi tôi quét mà, đâu có gì đâu. Cũng như sân dơ thì tôi có chổi. Thân tôi đau thì tôi có pháp. Tôi có pháp như lý. Tôi cũng đuổi nó như thường. Có gì đâu tôi sợ. Tôi có tốn tiền thuốc đâu mà tôi sợ phải không?

(31:26) Ờ, bây giờ, tôi đau bệnh, thân tôi già yếu không làm gì có tiền, mà đau bệnh tôi đi bác sĩ họ cũng lấy tiền chứ. Như cô Huệ Ân vừa ra coi thử coi, nó soi rồi nó cũng lấy tiền chứ ở đó nó nói bà già rồi tôi cho bà, có phải không? Nhưng cái pháp này nó đẩy hết bệnh, nó có đòi tiền không? Nó có nói ờ bây giờ Huệ Ân phải trả tôi một trăm tôi mới đẩy cái bệnh được. Có không mấy con, mấy con thấy không, phải không? đâu có đòi tiền đâu, nhưng mà nó đuổi đi được, có phải không? Cũng như bây giờ sáng mấy con quét sân, sân mấy con sạch, các con có đòi tiền cái gốc cây không? Có đòi nó không? Nhưng mà nó sạch chứ.

Mấy con thấy rõ ràng, trên cái vấn đề tu tập chúng ta có lợi ích như vậy. Chúng ta biết thân vô thường thì chúng ta có quan trọng nó đâu. Nó đau thì mình đuổi, còn không đau thì mình thôi, chứ có gì đâu. Mình chắc chắn là nó sẽ đau chứ không phải không đau đâu.

Cho nên như bây giờ, mấy con có pháp rồi, mấy con thấy an ổn rồi đâu có sợ. Nó cũng đâu có mất tiền bạc gì đâu, mình chỉ lấy cái ý thức của mình tác ý mà thôi. Đó thì, trong cái sự tu tập nó có lợi ích như vậy đó mấy con.

4- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA THẦY

(32:47) Trưởng lão đọc câu hỏi của Tu sinh: Kính thưa Thầy! hoan hỉ cho con các bài của cô Nguyên Thanh để con học vì đó là những bài viết tích tụ, cô đọng lại sự hiểu biết Phật pháp mà con chưa từng học, hơn nữa để rút ngắn thời gian học.

Trưởng lão: Đúng rồi, Thầy cho đi đánh ở ngoài đó để in ra đó con, rồi Thầy gửi cho mấy con. Những cái bài mà gần đây mà đọc, mấy cái bài đó, cái bài mà "hạnh thiểu dục tri túc" nó cũng hay lắm đó mấy con.

Tu sinh: Rất hay

Trưởng lão: Mấy bài đó, Thầy sẽ cho đánh vi tính, rồi Thầy sẽ in ra mấy con đọc. Những bài mà nói về trại gia súc, nuôi …​ đó mấy con

Tu sinh: (33:34) …​ không nghe rõ

Trưởng lão: (33:36) Thành ra Thầy đang cho in cái ổ đĩa này, Thầy đang cho in mấy cái bài, coi như sắp sửa in gần xong thì Thầy photo, Thầy cho mấy con đọc, mấy con học. Rồi tới lớp mà các con học rồi áp dụng một thời gian để tu Tứ Niệm Xứ. Sau khi tu Tứ Niệm Xứ cái tâm mình nó an trú được, nó thanh thản, an lạc được rồi mà mình chưa kéo dài cái thời gian, nó còn sự vi tế của thân tâm, buộc lòng Thầy phải dạy mấy con cái lớp Chánh Tư Duy, tức là Chánh Kiến rồi đó bây giờ áp dụng Chánh Kiến rồi tới cái Định Vô Lậu của nó là Tứ Vô Lượng Tâm Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Mấy con học xong rồi, mấy con dừng lại tu. Áp dụng vô cái học của mình trong phương pháp tu Tứ Niệm Xứ. Một thời gian tu rồi bắt đầu nó còn cái vi tế, mấy con sẽ thấy những cái niệm vi tế, sau đó thì bắt đầu qua cái Chánh Tư Duy để quét cái vi tế ra, rồi bắt đầu quét cái vi tế ở Chánh Tư Duy xong rồi, khi mà các con sung mãn Tứ Niệm Xứ rồi, thì bắt đầu Thầy hướng dẫn mấy con oai nghi tế hạnh chính tức là cái Chánh Ngữ đó mấy con, cái lời nói trước, rồi mới tới cái Chánh Nghiệp tức là mấy hành động của mấy con từ đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, mặc y, mang bát đi xin, hoặc đi ra, đi vô, cách thức nhìn, ngó, liếc, háy đều là dạy hết. Cái này không có thừa, còn không có gì mà không dạy. Đó là oai nghi tế hạnh mà từ Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng bắt đầu mấy con sẽ đào luyện mấy con từ tất cả các hành động sống của một người đức hạnh.

(35:13) Còn học lớp Chánh Tư Duy để giúp cho mấy con xả những niệm vi tế để mà làm cho cái Tứ Niệm Xứ của mấy con sung mãn hoàn toàn. Cái lớp học phải đi từng bước, từng bước. Chứ chưa gì mấy con lo, mấy con nghĩ, mấy con suy nghĩ là mấy con Chánh Tư Duy sao? Chánh Tư Duy của mấy con bây giờ là tư duy ở trên cái Chánh Kiến chứ đâu phải là Chánh Tư Duy trên tư duy đâu. Nó có những cái cách thức tu học rõ ràng mà, nó từng lớp lang chứ đâu phải muốn cái lớp nào được lớp nấy đâu.

Cho nên người ta huấn luyện, người ta đào luyện mấy con gọi là đào tạo mấy con từ cái người không đạo đức người ta đào tạo có đạo đức. Từ cái người ăn nói thô lỗ, người ta đào tạo không còn thô lỗ. Thầy dạy rồi, mấy con đâu có nói gì thô lỗ được đâu. Lời mấy con nói thô lỗ, to tiếng hoặc lời nói mà nó không có thanh mai, không ôn tồn thì mấy con sai rồi. Người ta huấn luyện rồi thì mấy con đâu có làm cái được điều đó đâu. Mấy con làm cái điều đó, mấy con học đây mà mấy con ra làm cái điều đó, mấy con nói cái lời nói không đúng là mấy con tự xấu hổ lấy mình rồi. Mình không xứng đáng rồi.

Cho nên người ta dạy cho mình cách thức, trong khi người ta đào luyện cho mình trở thành người hoàn toàn đức hạnh. Bởi vậy mới nói đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Đi gì mà háy nguýt người ta dữ vậy. Ngó xiên, ngó dọc người ta quá trời vậy, phải không mấy con? Cho nên vì vậy, những điều kiện được người ta huấn luyện mình hết mà mình trở thành một con người đàng hoàng, mình đi ra ai chê mình được, từ cái ăn mặc của mình chứ đâu phải mà cái cách thức. Cho nên những lớp học mấy con có đủ duyên mấy con học hết tám lớp học này các con sẽ thấy Thánh hay phàm là biết liền. Mấy con hiểu không?

(36:56) Phải học chứ, chứ còn không học, mình đâu biết mấy con. Ví dụ như mình muốn làm một cái nghề gì. Bây giờ nói chung là cái nghề làm ruộng thôi. Nhưng ông cha mình không dạy cách thức mình biết xuống ruộng, mình đắp bờ không? Ít ra mình cũng phải thấy mày phải đắp bờ như thế này chứ, chứ mày đắp cái kiểu này nó tuột hết sao. Do đó, Thầy nói cái chuyện đơn giản thôi, cha truyền, con nối cũng phải học chứ. Đừng nói mình sinh ra, rồi mình biết xách cuốc ra đắp bờ, đắp gì mà lòng vòng, tầm bậy, tầm bạ.

Các con có hiểu Thầy nói đơn giản, chứ còn huống hồ làm nghề bác sĩ, mấy con không học mấy con dám cầm cây kim chích không? Nó run rẩy như thế này, trời đất ơi, nó sợ quá! Nhưng mà mình phải học, mình phải hành rồi mình mới làm được chứ. Cầm cái dao mổ bụng người ta đâu phải mổ heo hay sao, chứ đâu phải dễ đâu. Thấy nó phát run, không biết mình mổ bậy chết người ta sao. Mà bác sĩ người ta cầm dao người ta mổ, người ta không có run. Còn cỡ Thầy đưa cho mấy con con dao đi, rồi người nào vạch bụng ra cho các con mổ, coi có dám không? Chưa chắc dám đâu, phải không mấy con? Mình phải học chứ, từ đó trường học nó đào luyện mình.

(38:05) Bây giờ mình muốn học đạo đức thì cái trường học đạo đức nó phải đào luyện mình chứ. Trời ơi, thuở giờ tôi có biết cái cách thức đi như vậy đâu, bây giờ dạy tôi đi như vậy tôi mới biết chứ. Các con có hiểu không?

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: Từ nào tới giờ, cha mẹ dạy tôi ăn nói vậy rồi ông chửi lộn, tôi cũng bắt chước chứ, có phải không? Có phải mình bắt chước không hay phần nhiều là mình học? Bây giờ vô trường, người ta đào tạo mình, người ta dạy mình không có được chửi lộn, phải nói vậy, nói vậy, nói vậy phải không? Người ta bảo mình, người ta dạy mình, người ta huấn luyện mình sau đó mình sẽ nói theo cái đào luyện rồi, thành ra nói đúng. Cho nên, nó có trường lớp chứ đâu phải bậy bạ được. Đó rồi, mấy con thấy, trong cái sự học của Phật pháp là hoàn toàn huấn luyện, đào tạo mình trở thành con người đạo đức đàng hoàng.

(38:49) Như các con thấy đó, dạy đầu tiên cái lớp Chánh Kiến, dạy cho mình hiểu, thấy mọi vật phải hiểu đúng như thật. Rồi dạy mình Chánh Tư Duy, dạy mình suy nghĩ, chứ ai mà không suy nghĩ, nhiều khi mấy con suy nghĩ bậy đó, phải không? Giờ này, suy nghĩ đòi ăn, suy nghĩ bậy, rồi cái chuyện ở đâu đó mà ở đây ngồi suy nghĩ rồi thương vay, khóc mướn thiên hạ. Có lợi ích gì trong cái chuyện đó đâu? suy nghĩ bây giờ tôi nhớ nhà tôi này kia, không biết ba mẹ tôi sao? Nhớ cái đó là suy nghĩ tầm bậy rồi, ở đây mình nhớ để làm gì. Ở đây để mình (39:24) …​ , đó là sai rồi.

Lớp Chánh Tư Duy người ta dạy cho mình từng chút đó. Suy nghĩ vậy là suy nghĩ bậy. Mình làm gì được mà suy nghĩ? Bây giờ cỡ cha mình bệnh ở đó, mình suy nghĩ rồi mình ngồi đó mình khóc được không? chắc gì mà hết bệnh. Cho nên suy nghĩ không đúng. Còn suy nghĩ đúng người ta sẽ nói bây giờ mình nghe tin được ba mình hay mẹ mình đau thì cái suy nghĩ mà ngồi đây mà suy nghĩ đau khổ là suy nghĩ sai, còn suy nghĩ cách nào để giải quyết cho ông bà đừng có đau khổ thì đó là suy nghĩ đúng. Bởi vì có Chánh Tư Duy mà mấy con, chứ cái nào mà không cho mình tư duy sao. Đâu phải như Thiền tông không cho mình suy nghĩ. Còn này suy nghĩ đàng hoàng, mà suy nghĩ như thế nào có lợi ích cho người đó, có lợi ích cho mình để cho mình thực hiện được cái lòng hiếu của mình với cha mẹ mình. Nghe cha mẹ đau, không có được suy nghĩ vậy, suy nghĩ như vậy là sai. Chứ đâu có được, cha mẹ đau thì phải suy nghĩ chứ, nhưng suy nghĩ mà ngồi mà khóc sướt mướt thì cái chuyện đó không thật, không đúng. Cho nên, nó tà tư duy rồi.

Người ta dạy cách thức suy nghĩ như thế nào để đem lại cái sự hạnh phúc cho mình không khổ mà cho đối tượng của mình cũng không khổ chứ không phải là suy nghĩ bậy. Cho nên cái lớp suy nghĩ này, nó dạy mấy con đi từng chút. Chứ để không mấy con suy nghĩ bậy.

(40:38) Đó là những cái học, cái học của Phật pháp. Cho nên, Thầy nghĩ rằng trong cái lớp này, mà mấy con biết xả tâm. Đừng có vì một chút gì hết, mà mình nỗ lực mình tu tập thì mình sẽ gánh vác được cái nền đạo đức của Phật giáo đem ra dạy thì lợi ích biết bao nhiêu. Từ bắt đầu bây giờ Thầy dạy thì mấy con thấy những cái điều kiện Thầy dạy thì coi như là tóm lược, tóm tắt chứ còn thiệt ra mà dạy trường lớp đàng hoàng thì cái lớp Chánh Kiến phải một năm, một năm đó mấy con. Thí dụ như bây giờ một năm chia thành nửa năm: sáu tháng thì học lí thuyết, sáu tháng thì thực hành. Các con hiểu không, còn Chánh Tư Duy cũng vậy: nửa năm học lí thuyết, nửa năm thực hành. Bởi vì nó có học, có thực hành chứ.

Cũng như bây giờ con đi học lái xe, vô đó người ta cho con cái bảng con học thuộc bảng đi đường như thế này, thế này, thế này; cấm như thế này, thế này. Bây giờ con học thuộc làu hết rồi, áp dụng lái xe chứ không lẽ học ngồi đó chỉ bảng không sao, phải không? Giờ học lái xe rồi phải thực hành. Thực hành để lái xe tới cái bảng đó dừng hay là hoặc chạỵ, phải không? Đó là thực hành. Mấy con thấy không, phải học, cái gì cũng phải vậy chứ. Còn bây giờ học không, không có lái xe thì lợi ích gì? Cái ông này nhìn mà không có dẫn dắt, mà ông không có lái xe, ông chạy ông đánh tới cái bảng đó ông chỉ, ông nói đúng đó nhưng mà ông không biết lái gì hết. Thì như vậy là đâu có lợi ích gì thiết thực.

(42:04) Cho nên, cái sự học là như vậy đó con, phải có cái sự áp dụng thực hành. Cho nên Thầy đã phân được một cái lớp học như vậy là sáu tháng lý thuyết. Sự thật ra cái lớp Chánh Tư Duy này mà Thầy dạy đầy đủ bài bản là sáu tháng đó chứ không phải là hai tháng, ba tháng đâu? Chứ không đơn giản. Bây giờ mấy con học tới cái Tứ Vô Lượng Tâm rồi chứ gì? Các con thấy này, bốn cái pháp này ít ra cũng hết cái tháng này là ba tháng là Thầy thu ngắn gọn đó, chứ Thầy kéo dài là buộc lòng mấy con phải từng người phải đọc những cái bài của mình lên để mọi chúng đều nghe thì thử hỏi cái thời gian còn đâu? có phải là sáu tháng không? Có phải nội bây nhiêu, Thầy đưa cái bài đó, mà mỗi người làm bài rồi đều được đọc để mà nghe, mà thu thập cái hay của người khác, có phải không, các con hiểu không? còn bây giờ tóm tắt thôi, bài nào mà cần thiết thì mình đọc để mình thu thập, tìm hiểu nó thôi. Còn những bài khác, thôi mình chưa đọc hết vì mình không có thì giờ, cho nên nó thu ngắn còn ba tháng, mà Thầy sợ nó còn rớt tới tháng thứ tư nữa chứ đừng nói.

(43:10) Còn cái kia nó sáu tháng thì mình dễ rồi. Nó rộng rãi hơn để mình nghiền ngẫm một cái pháp nào đó tới, lui nhiều lần. Mình nghe bạn bè, coi mọi người nghe người ta viết đầy đủ chưa? Nghe mình, mình viết đầy đủ chưa để bổ khuyết cho những cái đó. Để mình lắng nghe nó mới đầy đủ chứ, chứ còn bây giờ thật sự ra mấy con cũng chung chung thôi chứ mấy con có biết mình đầy đủ không. Nghe người ta nói hay, nó huân có một chút. Cái đầu của mình đó, nó không phải là nhớ dai đâu. Có cái mình nhớ, có cái không nhớ nữa.

5- MỔ XẺ TỪNG TÂM NIỆM ĐỂ XẢ TÂM

(43:40) Rồi cái tâm ganh tỵ, nó còn không thèm nghe nữa, thấy không? Mấy con, Thầy nói thật mà. Nó ganh tỵ, nó ghét rồi, nó không có thèm nghe thành ra nó không huân vô được cái gì hết. Chứ đâu phải dễ đâu. Cho nên, trong cái sự tu tập, mấy con thấy Thầy rất là hiểu biết hơn mọi người. Thầy biết, đó thí dụ như bây giờ cô Tịnh Bản làm sao cô biết cái gì không? Cô ngồi ở trong thất không có nghe cái gì? Rồi cứ ở trên cái nghĩ tưởng của mình, mình phải tu như vậy, tu như vậy. Sự thật ra nó là một cái sai, nó sai quá sai mà mình không sửa cái sai của mình, cứ cố chấp cái đó, cuối cùng cuộc đời mình nó đi tới đâu?

(44:20) Thầy nói tu là mình làm một cái người nhỏ nhất, nhưng mà không ngờ, cái người nhỏ nhất lại là cái người lớn nhất. Còn cái người lớn nhất coi chừng cái người đó lại là nhỏ nhất. Mấy người gọi là mình hay là mấy người coi chừng là nhỏ nhất lớp. Còn mấy người mà thấy mình nhỏ nhất, mình dở nhất để mình thu thập mọi cái, cuối cùng mình là người hay nhất.

Bởi vì cuộc đời mình là cuộc đời mà huân, tích tập những cái hiểu biết, mà mình không chịu mình nhỏ thì mình đâu có cần phải huân vô. Ủa thôi cái bà này nói tầm bậy, tầm bạ, hơi nào mà nghe. Cuối cùng, mình không chịu huân vô trong đó. Cho nên, mình lại nhỏ nhất. Cuối cùng mình không hiểu, chỉ hiểu mỗi cái mớ, cái chấp của mình thôi. Cái hiểu biết của mình có nhúm à . Rồi cái ngã của mình nó lớn quá, cho nên mình không chịu nhận của người khác, cuối cùng mình quá nhỏ, cái sự hiểu biết mình quá cạn. Cho nên cái học tập nó cũng vậy. Mình cứ thấy mình dở nhất để rồi mình thu hết ba cái hay của thiên hạ vô cái bồ của mình thì chắc chắn mình là người ngon nhất. Còn mình không chịu thu vô cái bồ của mình thì cái bồ của mình nó trống lốc à.

(45:30) Trưởng lão: Con hỏi Thầy nhiều quá trời vậy nè! ba, bốn câu.

Tu sinh: Đó là cái bài của con đấy ạ.

Trưởng lão: Cái bài của con à?

Tu sinh: Vâng ạ…​

Trưởng lão: Ờ thôi con hỏi, trực tiếp hỏi đi rồi Thầy trả lời cho.

Tu sinh: Thầy, cái bài thơ này nè. Cái câu này thì phải đổi lại như thế này, hay như thế này được? Hay Thầy đổi lại câu này dùm con đi, câu này nó cắt?

Trưởng lão: À (đọc bài của Phật tử đó)

Tu sinh: Con định hỏi đằng sau có tập (46:07) …​

Trưởng lão: À thôi được rồi, để Thầy trả lời.

Tu sinh: Thầy đổi dùm câu đó liền, con đợi để cho cô sửa vì cô đang làm ở trong nhà in.

Trưởng lão: Nhà in à?

Tu sinh: Ở nhà in, in cuốn bìa màu xanh.

Trưởng lão: À như vậy

Tu sinh: Cô đổi lại hai câu thế này, một câu mà không biết có được không? con hỏi đổi một câu, có một câu này thôi.

Trưởng lão: Có câu này thôi phải không con?

Tu sinh: Mấy câu này, nó đúng vần rồi, năm chữ. Còn cái câu này là nó khó xử quá.

Trưởng lão: Ừ.

Tu sinh: Tùy Thầy!

Trưởng lão: Thế là cô đổi lại cái câu dưới

Tu sinh: Đổi câu dưới này, với câu này.

Thầy đọc văn bản của Phật tử.

Tu sinh: Thưa Thầy, đây nữa ạ

Trưởng lão: Được, mấy cái nghĩa này cũng được. Đảo qua đảo lại, có cái nghĩa cũng có nghĩa thôi, cũng được. Nói cô được, không có gì.

Tu sinh: Nói cô đổi, đổi là được ha Thầy?

Trưởng lão: Ừ.

(47:08)- (47:23) : không có âm thanh

Trưởng lão: (47:24) À con Tịnh đi.

Tu sinh: (47:28) - (49:49): nghe không rõ

Trưởng lão: Cũng được, đâu có gì đâu. Nhưng mà nhớ những cái niệm gì đó, mình xả tâm đừng để nó vướng, mình giải quyết nó. Thí dụ như bây giờ đó, cái cổng mình đi ra, mình khép lại, rồi người ta đến, người ta mở ra chứ không có gì đâu, chứ đừng có để cái cửa nó hở ra. Bây giờ ai người ta cũng muốn vậy đó. Khi mình đi vào hay con đi khất thực thì con khép cái cửa lại. Còn con đi ra, con cũng khép cái cửa vào. Còn ai tới thì họ mở, rồi tự họ, họ cũng đóng lại.

Tu sinh: (50:20)- (50:43): nghe không rõ

Trưởng lão: (50:44) À bây giờ, như thế này này. Thường thường, không có lý nào hai người đi chung, đi cặp kè về, người đi xa, người đi gần. Khi mà cái hành động nó cũng tập thành thói quen tỉnh táo, chứ không có gì đâu. Khi mình đi đó, khi mình tới cửa, mình mở ra, rồi mình đi ra rồi mình khép lại. Thì cái người đó, mặc dù họ cách mình năm thước, mười thước, thí dụ vậy đi họ đi tới nhiệm vụ của họ cũng làm y như mình, trở thành cái thói quen chứ không khéo đó thấy có người đi sau, thôi không cần đóng. Tức là mai mốt mình quen rồi, mình cũng không đóng, con hiểu không? Thành ra, thường thường chỉ có hai người đi gần nhau đó; người đi trước, người đi sau đó cách nhau chừng một thước thì con không đóng thì được. Nhưng mà cái điều kiện là chúng ta đừng đi khất thực mà đi sát như vậy. Người ta sẽ nói hai người này đi gần quá chắc bộ đi thì thầm nói chuyện gì đó, người ta cũng nghi ngờ nữa. Thành ra khi mà đi khất thực, mình bước ra khỏi thất thấy có cái người đi trước mà đi gần quá, thì mình đứng lại chờ cho người ta đi cái khoảng cách chừng mười thước thì mình mới đi.

Bởi vì Thầy nói đây là cái oai nghi tế hạnh, chứ đừng có đi khít khít như vầy, đừng có đi cách chừng thước, chừng thước một người đó. Đi như ngoài đời thì không được. Mình đi cách xa ra thí dụ như từ năm thước tới mười thước. Nó cách xa ra, để nó tránh đi vừa đi mà vừa tu. Còn đi mà hai người, người đi sạt trước, người đi sạt sau, mình nhiếp tâm nó cũng khó đó mấy con. Hai người đi nghe “rột, rột”, ở đằng trước nghe “rột, rột”. Thành ra nó khó lắm, vì vậy cho nên, mình đi ở trong Chánh Niệm. Bởi vì cái oai nghi tế hạnh của người tu luôn luôn là phải sống ở trong Chánh Niệm cho nên mình phải đi cách xa để mà Chánh Niệm nó dễ.

Coi như độc cư, độc bộ, độc hành đó, một mình đó. Do đó mình cứ thấy, bây giờ đi ra, cái thất này cũng đi ra, thì bắt đầu mình đứng lại chờ cái người đi đúng cái tầm mà vừa xa đó mình bắt đầu đi. Cho nên cái người đó họ ra cửa họ khép, họ mở rồi họ khép lại rồi tới mình, mình cũng ra cửa mình cũng mở và khép lại. Cái người kế kia họ cũng đi khoảng độ năm thước, mười thước. Do đó, cái hành động người nào cũng liên tục, người nào cũng có cái nhiệm vụ đóng mở hết. Nó rất hay ở cái chỗ đó.

Tu sinh: (53:00) - (53:39): nghe không rõ

Trưởng lão: Không phải đâu, bây giờ nó mắc cái chướng đó nó không nhớ. Mà khi nó hết chướng rồi, nó bắt đầu bây giờ nó nhớ nhà dữ lắm. Cái tâm nó khủng khiếp lắm. Bây giờ ai nói gì đó mà nó hơi oan mình thì nó cứ cái chuyện đó nó nhớ hoài, nó bực ở trong người.

Như vậy cái xả tâm, mạnh mẽ mình xả mới hết được. Cho nên trong cái vấn đề tu tập nó khó ở chỗ xả tâm, mà đạo Phật đó lại bắt đầu, nó vô, nó bắt mình xả trước. Nó vô mà nó bắt mình định trước thì nó cũng đỡ. Định trước thì nó đâu còn hở gì đâu, mà này nó bắt mình xả trước rồi nó mới vô định sau. Cho nên, cái định đó mới gọi là định chân chánh. Vì vậy mà, nó có nhiều cái khó lắm mấy con. Thầy nói coi vậy chứ cái tâm mình khó ghê gớm chứ không phải dễ.

Cho nên, cố gắng khắc phục. Chuyện mình mà mình không có làm điều đó, mà người ta nói mình làm điều đó thì thứ nhất nghe nó buồn phiền trong lòng. Chắc ai cũng có cái bệnh này dữ lắm. Do đó, chúng ta biết cái này là cái …​ Mình biết các pháp là vô thường. Mình thấy cái nhân quả, hồi nào tới giờ chắc mình cũng nói oan ai bây giờ chắc người ta nói lại vậy thôi, thì mình phải xả cái tâm. Đừng có minh oan, minh oan thì cái nghiệp mình nó không hết. Cũng từ cái lý luận đó, nó còn tới nữa. Mình không làm mà người ta nói, thành ra cũng buồn chứ. Do đó nó tới lui, tới lui. Chuyện mình quán từ cái nhân quả, cho đến các pháp vô thường, cho đến mọi cái để rồi cuối cùng nó mới được an.

(55:04) Và khởi sự cuối cùng phải khởi lòng thương yêu, tội cho người nói, như vậy tội cho họ, họ không chính xác ý mình làm cái điều đó, mà họ nói vậy là họ nói cái điều không đúng, tội cho họ phải lãnh cái quả này. Mình phải thương yêu họ, đừng nên giận họ, chứ không khéo nó ngầm, nó buồn phiền trong lòng, nó có cái hờn. Tại sao mà nói, tôi không làm mà nói tôi. Nó hờn, rồi từ cái hờn đó, nó thấy cái người đó nó ghét. Bởi vì người đó nói oan mình mà. Thành ra, từ đó nó có cái ác cảm liền, nó không có ưa và đồng thời nó có cái ác cảm, nó hay lắm mấy con. Ai mà nói tới người đó vậy, mình hùa. Nó hùa theo, nó từ cái xấu này, nó dẫn mình đi tới cái ác pháp khác, cái xấu khác mấy con .

Cho nên từ đó, một cái gì đó xảy ra thì mình ngăn chặn, ngăn chặn đến tận cùng để tới cái lòng thương yêu của mình thật sự mình rất thương họ. Mình thương người ta đang sai quấy rất rõ như vậỵ. Đó mới thật sự giải được cái tâm của mình chứ không khéo là nó ngầm đó, chứ nó sẽ diệt mình, nó đưa nhiều ác pháp đến nó diệt đó nó. Khi nghe người ta nói cái người đó xấu, bắt đầu mình ghét cái người đó. Trời, nó hả cái bụng mình dữ lắm. Nghĩa là coi như người ta nói người đó cũng như thay mình nói, cho nên mình thích lắm. Mấy con biết cái tâm nó quéo quắt tới mức độ như vậy chứ nó không thường đâu, mình phải hiểu.

Cho nên mình tu tập theo Phật là mình phải coi như là mình như một cái người đồ tể, mà mổ xẻ từng chút da, chút thịt ra hết, không còn chỗ nào để cho cái tâm mình nó thông hiểu. Chứ đừng có tưởng, mình nói thôi qua rồi thôi đâu, không phải đâu. Nó nằm đó, chứ nó chưa hẳn nó hết đâu. Người ta rất sợ là cái tâm hại. Cái tâm sân nó bừng lên la lối một chút nó hết. Nhưng cái tâm hờn giận, nó hờn hờn đó, nó hại, nó ngầm ở trong đó chứ nó hại mình ghê gớm lắm. Phải sợ cái tâm đó mấy con. Cho nên, cái người tu mà tu cái Tâm Từ thì nó dễ mà cái Tâm Bi nó khó lắm con. Cái Tâm Bi nó đối trị cái tâm hại, cái tâm hờn đó, Tâm Bi của mình đó. Cho nên, vì vậy mà, mình phải thực hiện cái lòng bi. Thầy nói mấy con sẽ tới mấy con viết những cái bài này, mấy con nói cho đúng chứ mấy con nói nó lộn qua Tâm Từ là trật lất à. Để mà biết, để mà thực hiện, biết để mà nói phanh phui từng da, từng thịt nó ra để thực hiện cái Tâm Bi của mình, để cho nó không còn cái hờn giận. Nó hờn hờn nó không nói ra, nó làm như nó không có giận hờn vậy đó, nó làm như con người hay lắm. Nhưng mà nó nằm ngầm ở trong đó mà đức Phật dùng cái danh từ gọi là tâm hại. Nó hại mình dữ lắm. Nó ghét người ta mà nó hại chứ nó không có lợi gì, gọi là tâm hại.

(57:49) Cho nên, mấy con nhớ, do con hỏi, Thầy chỉ cách cho mấy con để mấy con biết mà xả. Tất cả các pháp đều vô thường. Mấy con học các pháp đều là vô thường. Có gì đâu “thường” người ta khen mình, người ta chê mình, có gì đâu. Người ta nói oan mình có gì đâu. Mình có làm đâu mà mình sợ. Cho nên mấy con thấy Thầy im lặng như Thánh, ai nói gì Thầy, Thầy có động gì đâu, cái gì rồi nó rồi có gì đâu, đâu có ai làm gì.

Còn mấy con không động mà nó hờn trong bụng hoài. Mà nó không có thương người khác được thì như vậy là mấy con tự chuốc cái sự đau khổ của mình.

Cho nên trong cái đường tu mấy con nhớ xả tâm là quan trọng. Thầy cho mấy con những tri kiến như vây để mấy con xả, từ đó mấy con dùng nó coi như là cái lưỡi dao sắc bén của Định Vô Lậu, nghĩa là mổ xẻ từng chút ra hết cái tâm của mình không được để cho nó còn một chút chút nào chưa hiểu biết trong cái tâm của mình. Phải mổ xẻ từng chút cái tâm của mình, dù một niệm coi thường chứ đừng có thiếu cái sự mổ xẻ nó ra. Mổ cũng như là người ta đi tìm vàng, người ta banh rất kỹ ra người ta coi. Mấy con phải rất kỹ cái tâm của mình, mổ xẻ nó từng chút, đừng có để nó dù có một cái gì xảy ra thì cái đó phải mổ xẻ liền. Thí dụ bình thường thì không có đâu, có người nào nói cái lời nói gì mà nó làm trong lòng mình nó buồn phiền thì phải mổ xẻ rất kỹ ra chứ không để nó nằm trong đó, hoàn toàn nó thành cái vọng của mấy con, chết mấy con. Không bao giờ cái tâm của mấy con thanh thản được đâu. Nó khó lắm chứ không phải dễ đâu. Cho nên vì vậy mà những cái phương pháp học này là một …​

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy