LCK 063D - Ý KIẾN TU SINH - TÍCH TẬP TRI KIẾN GIẢI THOÁT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 17/01/2006
Thời lượng: [48:09]
(00:00) Trưởng lão: Rồi! Ai có ý kiến, các con?
Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con về đây theo Thầy từ năm 97. Là một trong những tu sinh còn rớt lại trong 12 người trong khi Thầy mở cái Giáo án tu tập đường lối chính thống của đạo Phật. Qua quá trình từ năm 97 đến nay thì là 9 năm 8 tháng.
Thầy biết đấy, con lần đầu tiên được Thầy (00:45). Con như một cái bình, bao nhiêu những cái điều con đã bỏ hết ngoài đó vô đây được Thầy nhận học. Con đã tu theo đúng phương pháp, con có được những kết quả nho nhỏ; cũng như nhiều lần Thầy sách tấn “chúng” một mặt con thấy cái nào được, cái nào không được, không nên làm.
Thế nhưng qua từ năm 97 đến nay con là người không hề biết Nguyên Thanh. Thầy là người chứng kiến và tất cả huynh đệ ở đây ai là những người mà hôm nay đã giữ gìn giới mà đã từng đến thất của ai chưa? Điều đó chưa có.
Có một điều là qua quá trình tu thực tế mà (02:05) tiến tu hay không tiến tu thì mỗi người đều thấy.
Còn riêng con, con cũng thấy tất cả mọi cái chưa đến đâu cả. Nhưng không ít người mà không chịu nhìn vào bên trong, con chưa liên hệ nói về trí khôn hay lời bình. Nhiều người còn lén đến thất của con xem con có tu hay không. Trước đây, trong thất của con, con độc cư đến cái mức độ là dán giấy hết không có chỗ ánh sáng lọt ra ngoài.
(02:51) Qua những chuyện đó, con thấy như bây giờ, Thầy cho nhìn thấy được là mình tu thật hay mình tu giả nhưng mà con thấy rất khó khăn không đơn giản.
Chứ còn nói, ai cũng nói hay hết nhưng thực chứng tu là tu cho mình; chứ không phải tu cho mình mình chưa giải thoát đừng nói chuyện độ cho ai. Có Thầy thì Thầy dạy cái gì xét cho cùng con nhiều lần nói với Thầy, con mà tu lục thông thì Thầy cho phép con về ngay lập tức (03:40)
Cũng như là cái bài, lời giới thiệu trong sách Trưởng lão có nói rằng, chúng sinh (03:49 -4:02).
Ở đây con xét thấy rằng qua cái chuyện sóng gió Chơn Như, nó vô cùng là rất chi là, nó có duyên (04:19)
Còn thực tế ở đây thì riêng con, con biết rõ hơn ai hết từ cái chuyện thần thông đến các chuyện khác. Đối với mọi người có thể là chưa biết nhưng đối với con là con đã nhìn thấy rất rõ những cái Thầy thể hiện thần thông như thế nào, con biết hết.
Nhưng cái đó để làm gì, cái đó không phải là vấn đề! Chúng con ở đây mọi người đang mong, cho nên có những câu hỏi, có những người hỏi, mong rằng hỏi về những chuyện thần thông nó không đúng cái hạnh của người tu, nhiều những câu hỏi làm mất rất nhiều thời giờ.
Trong khi đó bộ sách “Đường về xứ Phật” nói rất rõ rất nhiều không có Phật Di Lac, A Di Đà; thế thì ở đây, rõ ràng là nếu mà như vừa rồi Thầy nói như thế, con nghĩ rằng con cũng đã từng nói với Thầy. Với tâm đại từ, đại bi của Thầy, Thầy không có bỏ một ai cả; cụ thể là trước đây đã có những người bị Thầy đuổi khỏi Tu viện nhưng khi quay lại Thầy vẫn tiếp đón như là chưa có vấn đề gì cả.
(05:55) Chứ còn bây giờ chúng ta mọi người ai nói cũng được, nói độc cư tốt nhưng thực tế thử kiểm điểm lại mình, một ngày các vị không gặp nhau nói một vài lời là không chịu được, điều đó có hay không? Chính ta tự biết, bây giờ mình tu cho mình, không tu cho ai cả.
Thực tế nếu Thầy quyết - thấy đại chúng như thế này, đại chúng không tuân thủ- thì con xin sẵn sàng nói lời đầu tiên, xin từ giã Thầy, con sẽ về cánh động mả như Thầy đã về thăm, con sẽ liều chết ở đây tu cho đến khi chết, nếu như không chứng đạt - ở giữa cánh đồng mả.
Chứ còn nếu như thế này thì thật ra tại sau con phải dời cái thất con tự xây, tự cất trong mười chín ngày dời về đến cái chỗ này.
Cũng như Thầy nói là bây giờ con cứ chia (07:09). Đấy nó khó như thế, con nghĩ rằng, nếu như cứ cái đà như thế này tất cả mọi người không qua đi, dứt khoát là như thế cho đến dù Thầy có mở cái lớp này cho Thầy mang hết tâm trí của Thầy.
Trong khi đó nền đạo đức, người ta cần nền đạo đức. Phật giáo có thể mất đi nhưng nền đạo đức không thể mất. Con nghĩ rằng từ bao nhiêu thế kỷ nay đạo đức Khổng, Mạnh không hề mất đi tuy rằng Khổng, Mạnh đã qua đời đến nay thành bùn đất rồi. Mà nền đạo đức của Khổng, Mạnh (07:55) nhưng đạo đức làm người là của chung nhân loại, nó còn mãi mãi trường tồn.
(08:08) Con nói như thế để mọi người phải xác định là tu như thế nào, chứ không phải tu như thế này, không đi đến đâu cả, rồi thầy Chơn Thành vào đây tu cũng không đến đâu cả! Phải thấy rõ ràng, dù có thức thâu đêm suốt sáng cũng không đến đâu hết. Bởi xung quanh này từ trường bao trùm cả một từ trường ảm đạm thì làm sao mà tu được. Con thiết nghĩ như thế!
Trong cái đường lối mà Thầy đưa ra con nghĩ đây là lòng đại từ, đại bi của Thầy; Thầy thương tưởng đến chúng sinh mà mang hết tâm lực của mình không kể thời gian, không kể sức khỏe, tất cả để rồi Thầy được cái gì? Không được cái gì hết! Có mỗi mình Thầy dựng lại cái nền đạo đức nhân bản nhân quả cho thế gian này mà Thầy (09:10) không ai dám thay được, không ai có thể thay thế được Thầy, không ai thay được, không ai (09:20).
Thế nên bây giờ mọi người đều phải thấy trách nhiệm tu cho mình để chấn hưng Phật pháp. Chứ không phải chạy đông, chạy tây. Bộ y áo không làm nên thầy tu, cái đầu trọc không làm nên một vị (09:38 -09:45) thế cho nên tự suy nghĩ, tu là thế nào (09:50) .
Cho nên vừa rồi Thầy nói không muốn dạy lớp này (09:55 -10:00). Đã có rất nhiều người (10:09) nhưng khi quay lại.(10:12 -10:22). Cùng là một cha, một mẹ sinh ra, giờ đấu đá lẫn nhau trong một tăng đoàn như thế (10:30 - 10:34). Học trò của Thầy Thông Lạc phải nói hơn hẳn các học trò của các thầy khác về kiến thức và cái giới luật.
Thực tế người ta đến đây, người ta nghe thế nào người ta phải phát nguyện (10:50 - 11:28). Không có ai dòm ngó đến ai cả, có vướng mắc thì có Thầy đây thế làm gì mà họ (11:34 -11: 40)
Hôm nay có vài lời bộc bạch, mong Thầy hoan hỷ chứng minh.
(11:50) Thanh Quang: Kính bạch Thầy! Thưa tất cả quý Tăng, Ni và Phật tử! Những lời từ đáy lòng, con thấy cân nhắc mãi mà không nói được (12:03)
Kính bạch Thầy do duyên phước của chúng sinh toàn cầu nên hôm nay chúng con mới có được Thầy.
Kính bạch Thầy! Vì tất cả chúng con, vì nỗi khổ của nhân loại mà Thầy bây giờ hằng ngày đang phải chịu những điều mà chính chúng con xâm phạm; chúng con cũng không thể cầm lòng được. Thầy làm việc với cường độ như thế, Thầy sống tất cả vì chúng con! Một ngày, con đã có lúc đánh mắt trông sang bình bát của chú Mật Hạnh, con biết Thầy mỗi bữa chỉ có một vài muỗng cơm, Thầy tất cả vì chúng con!
(13:00) Kính bạch Thầy! Chúng con là vô minh nhưng ít nhiều cũng nhận được ra điều đó nên tất cả chúng con ngồi đây đã từ bỏ, rũ hết tất cả những gì thuộc về mình để về đây. Riêng con cũng nghĩ mình sống coi như đã chết rồi chỉ mong làm sao cố gắng nhiều hơn nữa làm được những điều Thầy dạy và Thầy mong mỏi; chúng con không làm được là phụ ơn của Thầy, là chính tự chúng con huỷ hoại chúng con - Một điều quý giá muôn ngàn vạn kiếp mới có thể có được chứ không phải (13:39)
Bạch Thầy! Nhưng tội của chúng con là vô minh nên cũng không thể ngay một lúc mà có thể sáng được lên. Cũng như đứa trẻ cũng phải ngã không biết bao nhiêu trăm ngàn lần mới đứng vững được chân. Chúng con cũng muốn nhanh chóng rũ bỏ cái xấu để trở thành tốt, muốn bỏ nhanh cái ác để trở thành thiện.
Bạch Thầy! chúng con vướng mắc lầm lỡ rất nhiều làm Thầy bận tâm nhiều hơn nữa, làm Thầy mất thời gian nhiều hơn nữa về chúng con.
Hôm nay được Thầy chỉ dạy, tất cả chúng con ai cũng từ trong đáy lòng thấm thía hơn nữa những điều lỗi của mình; dù người có lỗi nhiều, người có lỗi ít và cả những người chưa mắc lỗi đó cũng suy nghĩ làm sao được tốt hơn.
Chúng con xin hứa với Thầy sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa để sửa mình và cố gắng làm được những điều như Thầy đã phải chịu khổ để mong mỏi vì chúng con.
Bạch Thầy! Riêng về phía Nguyên Thanh, con nghĩ rằng Nguyên Thanh đã có chánh kiến tốt đẹp như thế, Nguyên Thanh phải cố gắng nhiều hơn nữa, hơn chúng con rất nhiều.
Bạch Thầy! Nói được và làm được thì vô cùng quý giá nhưng nói được hay mà không làm được thì điều đó thật là rẻ rúm, thi hành thì phải đừng để bất nhất.
Bạch Thầy! nếu biết nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng thì con chắc rằng đã hạn chế được những điều đáng tiếc xảy ra.
Cô Út không phải là người xấu, cũng như Thầy và mọi người ở đây đều thấy chiều hôm qua cô Út đã phải khóc lên, khóc xuống; mà từ xưa đến nay cũng đã rất nhiều lần, tại sao lại như thế, tại sao lại có thể mang đến khổ đau cho người khác đến mức độ như thế? Còn mình thì không có chuyện gì chăng?
(15:43) Bạch Thầy! Nếu Nguyên Thanh biết nhẫn nhịn, biết nhún nhường và nhất là đang học ở giai đoạn hiện nay về tri kiến giải thoát, nếu thấy được tất cả những điều như thế dù có nghe ai nói rằng mình như thế nào, dù oan, dù ức đi chăng nữa cũng lấy chỗ đó làm sự tu tập để sửa mình, lấy chỗ đó quán xả về thân vô thường, làm sao mà có dịp gặp lại để rồi trở thành huyền thoại.
Con xin bộc bạch giải bày điều này, xin Thầy hiểu cho! Còn riêng con, bạch Thầy! Chúng con nếu còn giấu gì trong tâm thì không thể học và theo Thầy được. Riêng con, con nghĩ là chúng con hoàn toàn bao giờ cũng tin ở Thầy, Thầy nói gì chúng con nghe theo thế, làm như thế.
Thầy đánh giá, nhận xét về Nguyên Thanh như vậy là như vậy không thể khác được và chúng con sẽ phải cố gắng hướng theo nhưng chúng con mong Nguyên Thanh sẽ phải cố gắng tốt hơn nữa, tốt đẹp hơn nữa, cố gắng tiến bộ nhanh hơn nữa đó là sự mong mỏi của tất cả chúng con và của cả chúng sinh.
Bạch Thầy con xin hết!
(16:57) Trưởng lão: Thầy xin giải thích thêm cái phần này để các con hiểu thêm.
Khi Nguyên Thanh nghe cái chuyện: “Nguyên Thanh nói cô Út như vậy đó”. Nguyên Thanh có đến gặp cô Út nói là: “Con không có nói như vậy”. Tức là bộc bạch nỗi lòng của mình: “Mình không có nghĩ như vậy!”
Con hiểu không, chứ không phải đến mà tranh luận, cãi cọ! Nhưng các con không biết, chính Thầy bước chân tới, Thầy đã nghe rõ.
Khi mà Thầy đứng, tới cái hồ nước - con biết hồ nước chứ - Thầy đi tới để mà gặp cô Út bàn công việc; nhưng khi đến đó thì Thầy nghe nên Thầy đứng lại, Thầy nghe tất cả từ đầu. Nó biện bạch: “Con không có nói cô Út vậy đâu”, chứ không phải là cãi cọ với cô Út, chống đối với cô Út đâu.
Các con hiểu mà! Nguyên Thanh làm gì chống đối cô Út mấy, các con hiểu mà! Đến đây là nhờ cô Út mà, làm gì mà dám chống đối, làm gì mà dám cương cường mà chống đối được! Cô Út là có quyền hạn rồi, còn Nguyên Thanh có quyền hạn gì mà chống đối đâu. Cho nên các con đứng trong góc độ của các con thôi, may mà Thầy!
(18:12) Cho nên sự kiện xảy ra đều là do nhân quả, nhân duyên của nhân quả. Nhưng thôi! Tất cả mọi chuyện đã qua, Thầy nói những chuyện đã qua, cho nó qua đi, chúng ta sẽ tiếp tục cái lớp học của chúng ta vì sự yêu cầu của các con, các con cố gắng giữ gìn Thầy sẽ duy trì. Nếu có sự việc gì mà các con làm sai trái mà Thầy thấy cần phải giải thể không cho nữa thì Thầy miễn.
Bởi vì sự thật ra Thầy biết rất rõ, giá trị của lớp học rất lớn. Thầy rất thương yêu không đem kỷ luật ra, đem quy ước ra mà phạt từng người. Sợ! Tội lắm, các con! Mỗi lần mà phạt vạ, khi người đó ra đi, người ta đau khổ lắm, “cái tiếng” đó còn hoài.
Cũng như Thầy Chơn Quang, hiện giờ thầy đứng một góc trời nhưng mà cái tiếng thầy bị Hoà Thượng Thanh Từ đã biệt tu thầy một năm, mãi mãi không hết, các con! Cho nên Thầy không muốn các con mang “cái tiếng đó”.
Thầy muốn các con hoàn toàn là những đứa con lành lặn không bị một tì vết nào! Cho nên Thầy rất sợ điều đó, tội lắm! Bây giờ thầy Chơn Quang làm gì thì tiếng đó cũng có muôn đời. Thầy muốn cho đệ tử của Thầy, ngày mai dù có thế nào cũng không mang tiếng đó.
Cho nên ví dụ như Nguyên Thanh về trị bệnh, thì về trị bệnh thôi; rồi có dịp về tu, có vậy thôi chứ Thầy không đuổi nguyên Thanh, các con hiểu không? Thầy không đuổi người nào hết.
(20:01) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Thời gian qua bên phái nữ, mà phần nhiều tâm nữ chúng con ai cũng có nhiều chuyện nhỏ mọn, hẹp hòi, ganh tị. Ai cũng có!
Nhưng thời gian qua, sự việc nó xảy ra như vầy chúng con cũng rất làm tiếc. Trong chúng con ai cũng phạm lỗi về độc cư hết. Nhất là về bản thân con và với những người con có giao tiếp, thì con cũng có thể trao đổi vài vấn đề về bài vở này kia thì cũng có.
Về cái việc của Nguyên Thanh thì chúng con thấy bây giờ NguyênThanh sai hay đúng gì cũng không có nói về vấn đề đó. Nếu thật sự là sai hay không đúng thì chúng ta cũng lấy đó để mà làm có cách để xả tâm. Bởi vì Thầy đã dạy rằng “Thanh thản, an lạc, vô sự” thì mọi việc đều là vô sự hết; thì dù Nguyên Thanh đúng hay sai cũng đều vô sự.
(21:08) Bây giờ chúng con không phải xoay về vấn đề này mà để Nguyên Thanh ra về. Chúng con, huynh đệ dù một ngày cũng phải có tình có nghĩa, không phải riêng Nguyên Thanh mà bất cứ người nào phải ra khỏi cổng tu viện, chúng con cũng rất là đau lòng.
Do đó, từ đây sắp tới con cũng xin Thầy để cô Nguyên Thanh ở lại tu; chúng con sẽ cố gắng làm những gì không làm Thầy buồn nữa; có chuyện gì chúng con cũng quyết tâm xả tâm để tiến tu không phụ lòng Thầy.
Dạ con trình Thầy.
Trưởng lão: mấy con ccó ý kiến gì không?
(từ phút (21:50) đến 22:50: băng trống)
(22:51) Tu sinh Chân Niệm:
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Kính thưa Đức Trưởng Lão.
Kính thưa đại chúng.
Cái chuyện xảy ra vừa rồi bên Ni, con không có biết. Riêng cá nhân con, hôm thứ Bảy con có trình bày là sau khi mà con nghe tất cả những bài của cô Nguyên Thanh đem qua bên nam đọc.
Lúc đầu con chưa phát hiện nhưng sau này con về và lúc sư Pháp Ngộ đọc bài “Quán thân vô thường” thì con mới về lật lại bộ “Phật học phổ thông” con thấy Nguyên Thanh chép lại rất nhiều ở trong đó.
Sau khi con coi lại con thấy chép trong đó rất nhiều, con coi lại các bài khác nữa con cũng thấy chép lại rất nhiều; như vậy chứng tỏ rằng là trong tất cả những bài viết này Nguyên Thanh đã chép lại rất nhiều những tài liệu khác chứ không phải riêng gì “Phật học phổ thông”.
(23:06) Riêng về cá nhân của con thì con thấy một người làm vậy là không đúng; không đúng ở cái chỗ, con xin trình bày hết các sự việc: tức là nếu mình đã chép bất cứ cái tài liệu nào ở trong sách vở, tờ báo nào thì yêu cầu mình phải ghi chú, chú thích mình đã ghi trong bài báo đó ra chứ không thể nào mình trích những bài đó mà mình ghi tên mình trong đó được.
Nên việc làm này là con không có đồng ý. Buổi chiều đó con có trình bày hết ý của con ở chỗ này nhưng liên tiếp những bài sau này cứ chép trong đó ra. Và khi con làm tới những bài “Quán các pháp vô thường” con cũng trích những tài liệu trong sách, con nghĩ mình làm như vậy là không hay, mình có tri kiến, mình nhớ cái gì đó thì mình làm nếu không nhớ thì thôi tuyệt đối không trích gì trong sách hết.
Chỉ có vừa rồi là cái bài “Quán thân bất tịnh” con có trích một số trong bài “Cơ thể học” khi nói về bộ xương của con người; nhưng lúc đó hấp tấp, con quên ghi là con có trích ở trong cái này ra.
Và khi con quét rác con có nói với thầy Thanh Quang là Nguyên Thanh có trích rất nhiều tài liệu ở trong sách ra chứ không phải là ý của Nguyên Thanh hết; sau đó thầy Thanh Quang cũng có viết một miếng giấy nói với con về Nguyên Thanh như vậy, con có trình miếng giấy đó rồi.
Riêng cái ý của con, con thấy nếu mà mình thực chất mình muốn thể hiện tài năng của mình thì tuyệt đối là tri kiến của mình, mình đừng có lấy bất cứ cái tài liệu nào để nói vô hết.
(26:08) Cũng có nhiều cách rất hay, ví dụ như con nắm được tài liệu đó, một cái ý của bài viết đó thì con sẽ không chép nguyên văn bài viết đó ra, con chỉ nắm ý, con triển khai cái ý của con thôi. Nhưng mà hầu như con thấy tất cả những bài viết đều được chép nguyên văn từ dấu chấm đến dấu phẩy đều lấy nguyên văn hết, đó là cái mà con không chấp nhận. Ý của con là như vậy.
Bữa trước con có xin sám hối rồi, nhưng dù sao đi nữa thì con đã nói với thầy Thanh Quang về vấn đề đó nên con xin sám hối với Trưởng Lão và con cũng xin sám hối trước đại chúng.
Và cũng có một lời khuyên với Nguyên Thanh rằng nếu mình là một người có thực tài thì tuyệt đối từ nay về sau đừng nên lấy bất cứ một tài liệu nào trong sách mà đưa ra nói. Đó là một điều chân thật nhất đối với một người tu sĩ Phật giáo nguyên thuỷ. Tại vì mình tu học đây là dựa trên nền tảng chân thiện mỹ, mình nói ra một cái gì thì nó phải xác định được cái sự thật của nó chứ không thể nào mình lấy của người ta mình chép, mình nói là của mình được. Con mong muốn như vậy và riêng cá nhân của con, con xin sám hối trước Trưởng Lão và trước đại chúng.
(27:34) Trưởng lão: Bây giờ Thầy xin giải thích cái lời nói của thầy Chân Niệm.
Bởi vì chúng ta là những con người tích tập những sự hiểu biết. Từ khi ba mẹ sanh chúng ta ra, chúng ta chưa biết kêu “Ba, má”; nhờ ba, mẹ dạy chúng ta tích tập; từ cái chỗ chưa biết chúng ta nhờ thầy giáo dạy chúng ta tích tập những sự hiểu biết. Do sự hiểu biết đó bây giờ chúng ta mới có đủ kiến thức để hiểu biết; do sự hiểu biết đó chúng ta chép, ghi lại những điều chúng ta hiểu biết.
Một người mà có công chép lại những tư tưởng của đông, tây như thế này không phải là một việc làm dễ, việc rất khó! Đó là chúng ta phải có trí nhớ, bây giờ đem một đống sách ra mà chép lại thì rất khó.
Thầy xin trả lời để thấy Nguyên Thanh có trí nhớ; không có trí nhớ chúng ta có đọc rồi chưa chắc là chúng ta nhớ, chúng ta phải lục lọi những tài liệu để ghi chép.
Ở đây chúng ta ghi chép lại để học tập, cùng nhau học những ý nghĩ hay của những Bậc Tôn túc trong kinh sách.
Cũng như thầy viết kinh sách Thầy phải đưa kinh sách nguyên thuỷ ra mà nói chứ làm sao; nếu mà Thầy nói của Thầy thì ai tin, các con hiểu không? Bây giờ Nguyên Thanh nói của Nguyên Thanh thì Nguyên Thanh phải là người tu chứng nhưng mà ai tin?
Cũng như bây giờ Thầy nói nhân quả con người - một người sanh ra nhiều người - các con có thấy tin không? Thầy phải chứng minh từ chỗ này đến chỗ kia cho các con nhận xét.
Tất cả những kiến thức của con người từ ngàn xưa để lại nó là cái kho tàng văn hoá của nhân loại, của loài người; chúng ta phải tích tập những văn hoá đó, những kiến thức đó để trở thành cái hiểu biết của chúng ta từ đó chúng ta sử dụng nó, chúng ta xả tâm, chúng ta mới có đủ Tam Minh để mà phát triển tri kiến, cho nên Đức Phật nói “Tri kiến giải thoát” mà! Các con thấy rõ không?
Con không chấp nhận đó là quyền của con, nhưng thử hỏi con có sự hiểu biết để mà con nói có phải là con tích tập của người ta không?
Con nói rằng Nguyên Thanh chép, Thầy đồng ý nó chép, bởi vì mình học, mình phải chép; mình chép ra để mọi người đồng học với nhau là lợi ích chứ!
Nếu không có Nguyên Thanh chép, chắc chắn là các con sẽ viết bài của các con bao nhiêu đó, có phải không? Cái sự hiểu biết của các con rất cùn. Sau những bài mà Thầy đọc, nhiều khi các con chắp vá một cách không logic như Nguyên Thanh.
Các con nghe cái bài của Nguyên Thanh hồi nãy đọc rất là logic. Nó sắp xếp như thế nào mà từ cái sách khoa học, từ cái sách thiên văn mà nó kết hợp với Phật học để rồi nó trở thành cái bài, các con thấy rõ không?
Còn các con kết hợp vào nó lỏi chỏi, nó không bao giờ có sự dung hợp, thấy cái tài của mình có chỗ đó không? Các con phải biết mình, cho nên mình thấy được cái tài của Nguyên Thanh; thứ nhất là Nguyên Thanh có trí nhớ vì không có trí nhớ thì không thể viết như thế được, ngồi mà viết như thế này thì không thể nào lật sách đọc chỉ có cái đầu mình nhớ thôi.
(30:56) Các con thấy từng xấp như thế này mà bài của nó viết từng xấp như thế này - cỡ bây giờ một đống như thế này các con đủ sức viết như vậy không?
Bây giờ Thầy nói, ngồi viết không thôi thì cái đầu này phải nhả ra để viết chứ còn lật sách thì không bao giờ viết được, các con chưa từng thấy, Thầy thấy thiệt là con người!
Bây giờ lớp học này Thầy mới thấy Nguyên Thanh viết từng xấp như thế này, các con! Giấy lớn, không phải giấy nhỏ đâu mà mười xấp như thế này không phải ít; thì các con cứ ngỡ tưởng cái người mà ngồi không để chép thôi, các con thấy cái tài của người ta chưa?
Thầy nói để các con so sánh, bây giờ Thầy đưa cái số tài liệu của Nguyên Thanh cho con ngồi chép một tuần lễ, các con thấy việc đó; mà bây giờ, trong đầu người ta viết ra, người ta phải nhớ, phải thuộc làu hết chứ. Thầy biết rằng nó viết như vậy là nó thuộc làu chứ không thể nào không thuộc làu mà viết được!
Còn bây giờ các con đọc rồi các con có nhớ được không? Hay các con phải học một thời gian, vậy cái trí nhớ của mình có bằng nó không, không bằng?
Bây giờ con chê, con không chấp nhận, thử hỏi cái bài của con có đem những hiểu biết của người khác không? Hay là tự con hiểu biết? Con tự hiểu biết, con biết gì về nhân quả, hay là con phải tích tập trong sự hiểu biết của đức Phật? Con thấy chưa?
Cho nên cái tư tưởng như vậy là tư tưởng không có đúng, con! Tư tưởng sai! Cái tư tưởng ích kỷ, nhằm của mình thôi, nhưng mà không đủ diễn tả được.
(32:47) Thầy nói, Thầy có hiểu như thế này cho đến khi Thầy tu chứng nó khác; từ nhỏ chí lớn, Thầy hiểu Thầy đã huân biết bao nhiêu sự học; từ hồi sanh ra cha mẹ dạy những cách sống đi đứng nằm ngồi nói từng tiếng nói bập bẹ.
Cho đến khi Thầy vào lớp học được sự hướng dẫn của các thầy cô giáo cho đến khi lên Đại học đều là bao nhiêu kiến thức của người ta gom lại cho mình chứ mình có cái gì mới mẻ đâu, mình học gần chết chứ mình không có gì mới hết.
Từ chỗ mà Thầy chứng Tam Minh Thầy mới thấy được, nếu không chứng Tam Minh Thầy cũng chỉ là một cái mớ hiểu biết tạp nhạp mà mình gom lại.
Cho nên chúng ta hiện giờ toàn là những người đang tích tập. Nên tìm được người mà có trí nhớ như thế này thật sự trong xã hội - thôi nói xã hội rộng lớn quá, chúng ta chưa biết chắc - trong lớp học chúng ta bao nhiêu người, Thầy đưa tờ này các con đọc đi xem có nhớ không?
Thì các con thấy cái nhớ này như thế nào và đồng thời mà ngồi viết như thế này thì chỉ viết lia lịa thôi, viết ngày đêm chứ không có cách gì! Mà phải viết nhanh chứ viết chậm thì cũng không rồi thì đủ biết cái tài của người ta.
Thôi con ngồi xuống!
Tu sinh Chân Niệm: Kính thưa Trưởng Lão, con xin có ý kiến. Tại vì dù muốn hay không chúng con cũng còn vô minh chỉ thấy cái tầm ngắn thôi không thấy được cái tầm xa cho nên con vẫn chỉ thấy bao nhiêu đó thôi chứ không có đi xa được.
Còn Trưởng Lão thì đã thấy qua tới bên kia rồi, cho nên những sự lầm lỗi của con, con xin sám hối trước Trưởng lão và bạch trước đại chúng về ý kiến của con là như vậy. Còn chuyện bên nữ thì con không biết, con chỉ có ý kiến là tu tập mình dựa trên sự chân thật; làm, nói và suy nghĩ phải chân thật. Con trình bày ý kiến của con, chứ không có gì hết trơn!
Trưởng lão: Thì đó là cái chân thật, con nói rồi không có sao đâu! Nhưng Thầy nói để các con thấy biết được cái sự huân hiểu biết để kết tập thành cái lý ở trên cái bài học, bài pháp thật là khó chứ không phải dễ. Từ cái bài viết của các con đều có sự huân tập trong đó, sự huân hiểu biết chứ không phải các con tự hiểu biết.
Nếu chưa bao giờ ai nói nhân quả thì các con chưa biết nhân quả; đã có nghe nói, nhưng sự hiểu biết đó cạn cợt, vì vậy chúng ta cần phải triển khai. Thầy thường nhắc các con, chúng ta học bạn hơn học thầy.
Người bạn mình có góc độ này hay, góc độ khác dở; Ở đây Thầy thấy hầu hết người nào cũng vậy có người hiểu chỗ này, có người hiểu chỗ khác; ta cần thấy cái hay của người khác, đừng thấy cái dở; Đức Phật dạy “Thấy lỗi mình, không thấy lỗi người” chúng ta học cái hay của người khác để chúng ta trở thành một người tốt, người hay đó là điều cần thiết!
(36:00) Vì vậy khi Thầy đưa ra một cái gì, Thầy đã tư duy suy nghĩ kỹ lắm, Thầy muốn nêu lên một cái điều kiện rất cụ thể; tại sao Thầy phải đưa những tài liệu của Nguyên Thanh? Thầy thấy, dạy lớp này Thầy phải soạn thảo những điều kiện cần thiết trước khi Thầy đưa cho các con bài.
Nhưng Thầy thử trí óc của các con triển khai sự tích tập được bao nhiêu, nhớ được bao nhiêu! Thì sau những bài làm của các con, Thầy biết các con có sự tích tập nhưng chưa đủ còn ít lắm.
Cho nên nhờ ở trong cái lớp này Thầy đưa lên một người có sự tích tập, có sự nhớ, có sự ghi chép như thế này đưa cho các con để đỡ một phần sức vất vả của Thầy.
Nếu mà đưa một cái đề tài mà các con làm không xong; mà toàn bộ lớp này không có người nào thì chắc chắn là Thầy phải soạn thảo rồi! Thì Thầy phải ngồi soạn thảo suốt một tuần lễ tới cái ngày các con học, mới có bài cho các con học; các con sẽ được đọc nghe những điều kiện cần thiết để trang bị cho kiến thức của các con, để hiểu.
Cho nên ở đây có người đã hiểu biết, soạn thảo thì chúng ta học rất hay. Trong đó có những bài của các con mà Thầy không có thời gian để các con đọc với nhau nghe hết; Thầy có hứa là bài vở của các con nên giữ lại để có dịp chúng ta sẽ kết tập nó lại làm những tập sách, có nhiều bài hay, có nhiều ví dụ rất là đặc biệt, rất lạ, rất hay xác định được những điều mà chúng ta muốn nói- những cái ví dụ đó.
Ở đây chúng ta là những người đang học, đang tu chứ chưa phải là những người (37:58). Cho nên chúng ta từ chối không chịu học không chịu hiểu biết cho cái sự chép của Nguyên Thanh là đạo văn. Ở đây không phải đạo văn.
Nghĩa là chúng ta hiểu rồi chúng ta tự viết ra, điều đó đúng chứ không phải sai nhưng mà tự hiểu biết ra bằng cách là bây giờ có người đã viết sẵn mà mình nhớ trong đầu thì mình cứ đem ra có gì đâu! Cái vấn đề này là rất quan trọng.
Ngày xưa Thông Uyển về đây trao cho Thầy một cái tập “Luận về nhân quả”. Thầy Thông Uyển vẫn trích kinh sách đàng hoàng. Vấn đề đó là vấn đề phải học, phải đọc mới hiểu còn không đọc, không học làm sao hiểu mà chép được, phải hiểu! Tất cả những cái này, đều là Thầy đã chứng kiến.
(38:52) Ở đây trong vấn đề tu học chúng ta cần phải sáng suốt, coi như mình chưa hiểu gì hết để cho mình tích tập mặc dù mình có kiến thức hiểu biết của mình nhưng kiến thức của mình chưa đủ đâu. Mình phải rút tỉa từng cái hay.
Cho nên những cái điều các con nêu ra như vậy chứng tỏ các con - cái bản ngã - một người tu theo đạo Phật, mình biết cái ngã không tốt cho nên mình phải biết cái sự tích tập của mình.
Thầy biết các con hiểu biết những điều đó; các con đưa Thầy tức là các con xác định! Thầy biết Nguyên Thanh hiểu biết, học, nhớ như thế nào! Thầy đọc Thầy biết hết, khỏi cần các con nhắc.
Nhưng mà Thầy biết khi mà Hoà thượng Thiện Hoa viết về các pháp vô thường, Hoà thượng viết vô đầu hay lắm; Thầy thấy nếu mà chúng ta chưa có kinh nghiệm đó chúng ta chưa viết được - Hoà thượng Thiện Hoa viết rất hay, Thầy thấy vô đầu! - Nhưng bây giờ Nguyên Thanh viết lại như vậy là Nguyên Thanh nhớ được như vậy, hay quá!
Để mà nhắc nhở không lẽ bây giờ Thầy phải phát cho mỗi đứa một cuốn “Phật học phổ thông” cho các con đọc sao? Hay hoặc là lấy tập sách “Phật học phổ thông” của Hòa thượng Thiện Hoa dạy các pháp vô thường dạy lại cho các con, các con thấy không?
Cho nên ở đây các con thấy vấn đề cần phải hiểu biết, người ta nhắc lại mình: “À, thấy đúng quá!”. Chứ đừng có nghĩ rằng cọp bài; Người ta có viết sách đem bán đâu mà gọi rằng cọp bài, người ta đang học để mà tu, các con thấy chưa?
Đây là lớp Chánh Kiến chứ chưa phải là lớp Chánh Tư Duy, đâu phải là lớp Chánh Nghiệp. Nếu mà tới lớp Chánh Nghiệp thì từ cái oai nghi tế hạnh từ cái đức hạnh của người ta, cái lớp Chánh Ngữ thì người ta sẽ học nói và học cái hành động như thế nào còn bây giờ mới tới lớp Chánh Tư Duy mà các con biểu người ta phải như cái người đã từng học cái lớp Chánh Nghiệp và Chánh Ngữ thì sao được!
Còn mấy lớp nữa, từ lớp Chánh Kiến rồi Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ thì sơ suất những cái lời nói Chánh Ngữ không ổn một chút thì mình vẫn thấy người ta chưa học tu, nó còn cái thói quen ở ngoài đời, thói quen trong cuộc sống, chưa phải được huấn luyện, được giáo dục.
Rồi cho tới lớp Chánh Nghiệp hành động đi đứng nằm ngồi thì tất cả những cái đó đều là Chánh Nghiệp.
(41:30) Ví dụ như bây giờ có người đi dậm chân, dậm cẳng, vấn đề đó không phải là vấn đề của lớp học Chánh Kiến đâu, các con! Chừng nào khi học lớp Chánh Nghiệp mà những người có hành động như vậy, họ mới sai, họ mới đáng trách.
Ở đây chúng ta sống được trong môi trường đạo đức, chúng ta có được nhờ cái huân tập hành động đạo đức của gia đình, của cha mẹ, của xung quanh chúng ta thì chúng ta hơn người một chút. Chứ chúng ta chưa học được cái này ở đâu, ở trường lớp nào? Còn bây giờ ở trường lớp của đạo Phật, nó có đấy, các con sẽ học tới.
Nhưng mà muốn học tới thì ngay lúc đầu các con phải chấp nhận, các con phải học! Bây giờ các con chê cái này là copy, là đạo văn các con không cần thiết, không cần biết. Thì các con học cái gì đây!
Khi Thầy trang bị cho các con sự hiểu biết đó để nhằm lợi ích gì, các con nói: “Ờ cái này tôi biết rồi, cái này tôi chưa biết” thì cái đó là cái hay của các con. Biết rồi thì khỏi cần học, chưa biết thì phải học, phải không các con? Còn cái này, mình tự mang cái bản ngã của mình, mình cho cái này là chép văn.
Hôm nay còn có mấy tuần lễ nữa chắc chắn là Nguyên Thanh phải về bởi vì nó hết học lớp Chánh Kiến, điều đó là điều chắc chắn. Nghĩa là sau lớp này, Thầy đã nói chương trình học chỉ có tới “Tứ vô lượng tâm” thôi; còn tùy duyên thôi, chứ Thầy đã có ý định như vậy thì chắc chắn Nguyên Thanh sẽ học xong “Định vô lậu” trong lớp Chánh Kiến trong giai đoạn này thôi thì sẽ về; còn các con ở lại tu học.
(43:27) Lớp này là cái lớp các con phải tu tập “Tứ niệm xứ”; các con tu thì phải ráng tu cho được còn tu không được thì thôi! Thầy không có ép. Vì tu là lợi ích cho các con. Người nào ráng được thì được!
Còn riêng Nguyên Thanh học được như vậy cũng quá quý, nó cũng sẽ biết vừa rồi trong cái quán hạnh “Thiểu dục tri túc” nó cũng nói nhiều về đời sống của nó, Thầy cũng thấy đáng thương, tuổi trẻ còn nhỏ, nó cần nhiều lớp tu học hơn để đào tạo thành con người có đức có hạnh hơn nhưng Thầy tin rằng với sự hiểu cố gắng dù nó có đứng một phương trời nào đó Thầy tin chắc rằng nó cũng nhớ dừng lại ở cái đạo đức nhân bản nhân quả; Nó đừng phá giới luật của Phật. Thầy ước ao như vậy; Thầy tin rằng ngày nào đó nó cũng làm sáng tỏ một góc trời chứ không phải như vầy đâu.
Các con bây giờ chỉ học tu để được giải thoát, đó là may lắm rồi, các con không đứng một góc trời nổi đâu. Cái khả năng của một con người mà Thầy đã nhìn thấy như thầy Chơn Quang ngày xưa, Thầy đã thấy điều đó rồi bây giờ tới Nguyên Thanh, Thầy cũng thấy điều này.
Nhưng Thầy ước ao một điều là hãy đóng cửa thất tu hành cho được rốt ráo để được giải thoát hoàn toàn làm chủ bốn sự đau khổ “Sanh, già, bệnh, chết” rồi hãy ra mà hoằng dương chánh pháp đừng vội ra sớm như thầy Chơn Quang thì rất uổng một đời và một số người theo sẽ đau khổ; Thầy chỉ ước ao như vậy thôi!
Thầy mong rằng Nguyên Thanh, ngày mai con cũng sẽ trở thành một góc trời sáng tỏ. Với cái nhìn của Thầy của cái tập “Luận về nhân quả” của thầy Chân Quang ngày xưa và những sách, những tài liệu mà Nguyên Thanh viết hôm nay Thầy đoán điều đó không sai đâu!
Cho nên ngày xưa Thầy đề cái lời tựa trong cái cuốn “Luận về nhân quả” của thầy Chân Quang thì ngày hôm nay nếu mà những tập sách của Nguyên Thanh thì Thầy sẽ đề tựa cho, Thầy cũng biết nó sẽ đứng một góc trời.
(45:45) Nhưng thôi đó là duyên của nhân quả, duyên của Phật pháp; nếu nó có lệch cũng là do Phật Pháp, do con người chứ không phải do Thầy, Thầy đã cố gắng hết sức để đào tạo cho thật người tu chứng hẳn hoi.
Có Thầy, Thầy biết rằng không lạc đường mà không có Thầy dễ bị lạc đường nhưng đó là cái nhân duyên. Thôi các con yên tâm, không có gì hết, các con cứ lo tu, Thầy sẽ cố gắng hướng dẫn cho các con. Mong rằng lớp học của chúng ta được năm, mười người chứng quả ALaHán là tốt.
Thôi! Bây giờ không có gì hết, các con đừng nghĩ gì hết, tại đó là duyên của nhân quả. Từ cái ngày đầu tiên khi Nguyên Thanh đến đây, Thầy có mục đích là đào tạo nó ngay liền và cái giờ phút mà nó trở lại đây để tu học Thầy cũng có mục đích uốn nắn để mà đào tạo nó trở thành con người lợi ích cho Phật pháp bên phái nữ. Nhưng không được vì bên phái nữ các con, bên phái nam, hầu hết Thầy thấy cái ganh tị ít thôi không có nhiều nhưng bên nữ quá nhiều; cho nên Thầy thấy Nguyên Thanh ở đây là tai hại.
Còn bên nam, các con không có điều đó nhưng lòng ganh tị có, các con không biết nương tay; các con không biết học tập của người khác.
Đó, như vậy thôi! Các con đừng có nghĩ gì hết, ráng lo tu. Tu để xả tâm mình để giải thoát chứ còn tích tập những cái hơn thua, ganh tị thì không hay, dở lắm!
Đời có ai đầy đủ đâu, không ai đầy đủ hết, chúng ta phải học những cái hay của người khác; những cái dở của người khác để chờ cho người ta sửa chữa, ai cũng muốn mình sửa cho tốt hết chứ có ai muốn mình xấu đâu, người nào cũng vậy, Thầy mong các con cũng vậy.
Đừng vì một chút gì mặc cảm mà hãy nỗ lực thực hiện sự giải thoát thật sự của mình, Thầy mong muốn điều đó.
Thôi bây giờ đến giờ thọ trai, các con chuẩn bị về để thọ trai.
HẾT BĂNG.