00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 059B (NỮ) - VẤN ĐẠO ĐUỔI BỆNH - XẢ TƯỞNG - ĂN UỐNG KHẤT THỰC - TU LÀ SỐNG - Ý NGHĨA ĐỘC CƯ

LCK 059B (NỮ) - VẤN ĐẠO ĐUỔI BỆNH - XẢ TƯỞNG - ĂN UỐNG KHẤT THỰC - TU LÀ SỐNG - Ý NGHĨA ĐỘC CƯ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 01/12/2006

Thời lượng: [49:04]

1- VẤN ĐẠO ĐUỔI BỆNH

(00:00) Trưởng lão: Vậy thì bây giờ mấy con thấy có cái người nào muốn hỏi, muốn nói gì mấy con cứ lên đây hỏi Thầy. Thầy sẽ trả lời hết những điều mấy con cần biết.

Con có câu hỏi?

Tu sinh: Con bạch Thầy, như vậy thì là Thầy dạy con là muốn đi làm sao thì đi, bước làm sao thì bước. Hôm qua, con thưa trình với Thầy là con tu Tứ Niệm Xứ mà con nhìn thẳng vô thọ thì nó có 2, 3 cái thọ nó đánh con, rượt con mà con nhìn vô thì con chịu không nỗi. Cho nên là con nương theo cái hành động bước đi với lại quét lá. Con tác ý là nó là không phải của mình, thì mình không có để ý, mình cứ lo mình quét lá đi. Thọ này không phải của ta. Con cứ làm theo, nương theo hành động của con. Vậy là con làm đúng hay là sai?

Trưởng lão: Cái đó là đúng chứ, Thầy dạy mấy con đó, thí dụ như bị cảm thọ nào đó hoặc nhiều cảm thọ đi nữa, thì khi đó mấy con chỉ cần tác ý thôi, đừng có nhìn nó mà con nhìn lại vào cái hơi thở hoặc là bước đi hoặc là quét lá. Con nhìn vào cái hành động của con thôi. Rồi con! Nó còn đau chứ, chứ chưa phải hết đau. Cho nên vì vậy mà mình tiếp tục tác ý nữa, rồi lại nhìn vào cái hành động của mình. Con hiểu cái đó là con đã tu đúng.

Còn cái mà con nhìn thẳng vào cái đau đó thì đó là cái phương pháp của, ở bên Miến Điện người ta dạy. Để rồi cái, có nhiều người, người ta nhìn thẳng nó cũng hết nhưng mà điều kiện nó không phải như vậy. Đức Phật nói tác ý một cái tướng khác cùng với tướng đó, và đồng thời đức Phật dạy: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Thầy dạy đúng theo Phật mà. Cho nên mình nhìn vào cái hơi thở ra vô để mình tác ý cái an ổn của cái thân của mình nó đừng có đau nhức nữa. Con hiểu cái chỗ đức Phật dạy. Cho nên Thầy không bao giờ Thầy dạy sai Pháp, cho nên Thầy không bảo dạy các con nhìn thẳng cái bệnh của mình, cho nên các con tu đúng chứ không có sai đâu. Chứ không phải mình tránh né đâu. Mình thẳng trực tiếp nó, mình dùng cái pháp tác ý để đuổi bệnh. Con hiểu không?

Rồi đồng thời mình nương vào cái chỗ khác, chứ không mình cứ nhìn nó thì nó sẽ tăng lên thôi. Hoặc là tăng lên cái mức độ nào đó thì mình chịu không nỗi. Hoặc là mình nhìn thẳng nó, mình gan dạ mình nhìn thẳng nó thì nó cũng tan biến. Nhưng mà cái đó nó không phải đúng lắm, nó sai. Còn ở chỗ này, nương vào hơi thở, hoặc là nương vào cánh tay hoặc là nương vào bước chân, nương vào cái hành động làm của con. Để rồi, con hơn nó làm như nó .. mình làm mà nó quên đi. Chuyện đó là như vậy, là đúng chứ không có sai đâu.

Rồi còn Nguyên Thanh hỏi. Con hỏi gì đó con?

Nguyên Thanh: Dạ, con xin nộp bài Thầy.

2- VẤN ĐẠO XẢ TƯỞNG

(03:14) Trưởng lão: Mấy con còn hỏi gì nữa không? Con, lên hỏi đi con?

Tu sinh: thưa Thầy, chỉ cho con cách ngồi để con tu mà không bị Thọ hành nó ghê quá.

Trưởng lão: Cái Thọ Hành, nó không bị nhức đầu đó con.

Tu sinh: Dạ vâng.

Trưởng lão: Con bị làm sao?

Tu sinh: Con bị lạnh khắp người đó.

Trưởng lão: Lạnh! Bữa đó con có trình bày với Thầy rồi ! Nó chưa hết hả con?

Tu sinh: Dạ thưa không. Từ hai bữa nay con thấy nó đỡ nhưng mà con thấy nhiều lại. Rồi tự nhiên thân thể con nó lạnh hết, đến tối đến khuya con cũng còn lạnh nữa. Giờ con không biết phải làm sao nữa. Giờ con tu thì con thấy nó làm sao.

Trưởng lão: À cái đó là Thọ hành. Nó làm cho con thấy như lạnh đó. Thì con xả ra con tác ý thôi, bảo cái cơ thể nó ấm lại không có được lạnh nữa. Con tác ý như vậy. Con đừng có tu gì hết. Con ngồi con chơi rồi một lát tát ý, lát tác ý. Con hiểu không? Hoặc là con! Chứ con bây giờ con tập trung là nó bị căng liền tức khắc, tập trung trong cái Pháp nào mà con đuổi nó ra, con xả nó ra. Bởi vì sau thời gian tu nó có hơi sai, bị ức chế nhiều.

Con bị ức chế nhiều cho nên nó mới bị cái lạnh ở trên thân thể của con. Đó là Thọ Hành, nó cũng không sao đâu con đừng có sợ. Cho mày chết chứ tao không có sợ đâu, nhất định là vậy! Cho nên con dùng cái Pháp Như Lý Tác Ý. Cái thân nó phải ấm lại không có được lạnh. Nhắc miết, cứ nhắc như vậy thôi. Bắt đầu con đi kinh hành hoặc làm này kia chơi vậy thôi chứ con đừng có tập trung nhiều. Đi như vậy, cảm nhận bước đi rồi vậy thôi chứ đừng có tập trung nhiều. Mình đi giống như người vô sự vậy đó. Hoặc là mình ngồi im lặng, giữ cho mình đừng có tập trung trong chỗ nào hết, ngồi chơi thôi.

Thấy ngồi chơi thôi cũng khó chứ không phải dễ, con chỉ có làm cái gì thôi. Có làm gì thì mình theo dõi cái hành động làm mình khuây khỏa. Chứ như bây giờ con ngồi không là không được đâu. Con ngồi con lấy cây con quệt quệt vầy chứ nó đỡ hơn. Hoặc là con lấy cái tờ giấy gì con vẽ tầm bậy tầm bạ vậy đó chứ mà nó xả ra đó, nó không có tập trung. Bây giờ ví dụ như giờ con ngồi đó mà con muốn xả nó ra, con vẽ con khỉ, cái đầu nó, cái miệng nó, nó nhe răng nó ra. Con ngồi con vẽ chơi như vậy giống như mấy đứa nhỏ mà ngồi vẽ chơi, đó là cách thức xả ra. Xả cái tưởng. Con hiểu không?

Con làm như vậy đi, còn không con ngồi con lấy cây con vẽ dưới đất, vẽ cái đầu, vẽ cái tay, vẽ cái chân vậy đó. Con tập trung con làm như vậy đó. Hoặc là con viết thư pháp. Viết thư pháp là con lấy cây bút con viết, kéo, quẹt nét dài ra, kéo nó tới làm giống chữ nho vậy đó, gọi là thư pháp. Mà mình vẽ vậy đó, cái tâm của mình nó y như nó thích thú với những cái hình ảnh đẹp đó. Đó là nó sẽ phá đi cái Thọ hành của cái tưởng mạnh của con đó.

(06:13) Tu sinh: Con có nhà như vậy nhà con an cư đàn na thí chủ đứng ngồi, cứ vẽ hoài!

Trưởng lão: Cứ vẽ như vậy. Cái đó chính cái tu đó chứ con, chứ đâu phải ăn no của đàn na thí chủ mà tôi chứng tôi làm cái này nó đâu có phiền não đâu. Chính tôi đang có việc tiêu khiển ở trên cái này để mà nó phá vỡ cái tâm tham, sân, si của tôi. Nó phá ngay cả cái thọ hành của con, cái tưởng hành nó làm cho con lạnh đó.

Tu sinh: Thưa Thầy, vì sao con thấy con không có tu gì hết, buổi chiều nay con cũng không tu gì hết nhưng con thấy tự nhiên cái người nó lạnh. Con không có tu gì hết. Ngoài ra con cũng không tu gì hết!

Trưởng lão: Đúng rồi, đó là nó còn có buổi chiều đó, chứ còn mà tu nó lạnh cả buổi sáng, buổi chiều, buổi trưa luôn đó chứ không phải đâu. Con xả ra nó còn có chút buổi chiều. Mà nếu con tu tập thêm là nó thêm buổi trưa, buổi sáng nữa. Nó lạnh luôn cả buổi đó. Nó làm ở đây như là Đà Lạt mất.

Tu sinh: Con thấy lạnh nhưng không có khó chịu. Nó bình thường ngự trị cơ thể con. Con rờ tới đâu nó lạnh tới đó. Nó cũng không nóng không lạnh gì hết đó.

Trưởng lão: Nhưng mà bây giờ phải cho nó lại bình thường chứ không có trạng thái gì mà kỳ cục vậy. Người ta không lạnh mà tại sao mày lạnh ? Ủa đây Đà Lạt sao ? Đất này đâu phải đất Đà Lạt của mày đâu mà mày lạnh ? Cho nên vì vậy, con bảo: “Bình thường lại. Mọi người người ta không mặc đồ ấm mà mày bây giờ mày mặc đồ ấm hả? "

Vì vậy, nhất định là con không mặc nè, cái thứ 2 là con đuổi nó nè, cái thứ 3 là con không có được tập tu nữa. Chứ con tập tu là nó tăng đó, nó tăng cái lạnh của con đó. Cho nên con đừng có tập tu. Vì vậy mà con dùng thư pháp hoặc này kia. Nhiều khi nó nhờ cái duyên đó mà con trở thành người thư pháp con viết rất đẹp. Mình lấy cái cây bút, mình vẽ các chữ, rồi chữ nọ kia mình quẹt tới, quẹt lui vậy đó nó. Ngồi chơi vậy chứ mà nó thư giãn nó xả ra. Xả ra tất cả. Khi mà nó xả ra rồi đó, thì chừng đó Thầy sẽ dạy cho con tu lại chữ Định, cách thức tu.

Bởi gì mấy con rất là tích cực ham tu, cho nên nó sai. Nó sai nó mới có hiện tượng tưởng nó hiện ra.

(8:14) Tu sinh: Tự dưng con thấy sai, sai!

Trưởng lão: Con thấy sai là do vì con nhiếp tâm đó, nhiếp tâm rồi vô đi kinh hành, rồi ráng nỗ lực tu mọi cái, trong cái thời gian rồi con quá nỗ lực tu. Cho nên vì vậy mà cái tu đó nó cũng chưa phải đâu. Bây giờ cái lớp này Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến thì mấy con phải ráng Chánh Kiến chứ ? Phải không? Hoặc là ở đây tu, phải không? Phải tập nhiều quá mà bây giờ cái triển khai cái tri kiến của mấy con đi để cho nó có cái phương pháp nó xả. Nó xả chứ không phải là mình ức chế. Mình tu như vậy là sai. Do cái làm sai nó mới hiện tượng cái tưởng ra, nó mới cảm lạnh.

Còn một đứa nữa, nó nhức đầu, Quảng Đạo hay đứa nào đó không biết. À con bị nhức đầu. Mà nay con hết chưa con? Chưa hết hả con?

Đó, con thấy không. Con thì lạnh, nó thì nhức đầu. Rồi mai mốt đây có đứa nữa nó nhức chân. Đứa thì nhức đầu, đứa lạnh, rồi đứa nhức chân nữa.

Con là Quảng Trí phải không?

Rồi Quảng Đạo thì nhức đầu. Quảng Tính phải không?

Còn Quảng Đạo nữa. Mai mốt con rút chân nữa. Có vậy nữa trời? Vậy đúng quá rồi còn gì.

Đó mấy con thấy không. Mấy con ráng, mấy con tu thật sự xong mấy con quyết tâm tu lắm đó nhưng vì vậy mà mấy con hiện tượng mấy con bây giờ là đang xả. Dùng cái Chánh Tri Kiến thôi mấy con. Nhớ không ? Thật sự ra mấy con là có thể mà huấn luyện, đào luyện cho mấy con tu thì mấy con sẽ có cái nhiệt tâm của tuổi trẻ, nhiệt tâm tu rất tốt. Nhưng mà có cái điều kiện là phải tu đúng. Từ từ Thầy dạy, chứ trời ơi mới có nói sơ cái về tập liền, tập riết. Thầy dạy một phút, tập riết ba mươi phút.

Trời đất ơi. Nó dạy, biểu dạy một phút nhiếp tâm an trú xong rồi nó làm tới ba mươi phút. Trời đất ơi dạy nó có một phút mà nó làm ba mươi phút. Coi thử coi. Thử hỏi không ức chế sao. Tu ba mươi phút trời ơi hèn chi nó tu ba mươi phút một hồi nó tiêu đó. Thầy bảo nhiếp tâm trong một phút thôi rồi xả nghỉ, nhiếp tâm với an trú cho được. Nó làm luôn ba mươi phút, nó làm cho hơn ai hết, thì như vậy là nó phải tiêu trước ai hết. Thôi bây giờ cứ sửa lại đi, không có sao đâu. Con cứ làm thử có sai không. Cố lên.

Rồi Huệ Ân, con hỏi đi con. Con có gì phải không?

Như vậy là hôm nay con chỉ còn có lạnh buổi chiều thôi phải không ? Có buổi chiều con lạnh thôi phải không, còn mấy buổi kia không có phải không?

Tu sinh: Con cứ tới chiều là người nó lạnh. Xong tới mai nó hết lạnh.

Trưởng lão: Rồi thì bây giờ Thầy nói buổi chiều cho tới sáng phải không ? Rồi bắt đầu từ đây về sau con phải xả cho hết thì mới được. Nhớ cách xả chưa? Biết cách không?

Tu Sinh: Dạ, con ngồi viết chữ.

Trưởng lão: À ngồi viết chữ hoặc là vẽ con cọp, con beo gì đó, con vẽ thứ gì đó vẽ. Mai mốt đem trình một bài cho Thầy coi thử họa sĩ này có vẽ tốt hay không?

(10:58) Tu sinh: cái đó có sao không ạ!

Trưởng lão: Không có sao hết, để cho nó thư giãn. Thư giãn nó trả lại bình thường cái thân của con chứ không khéo.

Còn con nhỏ nhức đầu này nữa, để không mai mốt cái đầu nó bể ra chứ không phải không đâu.

Rồi con trình bày đi Thầy chấm.

(11:25) Tu sinh: Bạch Thầy! bữa nay lên lớp con trình bày giáo pháp, mà con không hiểu làm sao luôn (13:45 -13:47) phá con, con xin Thầy con bắt xả mà Thầy không cho. Tự nhiên đêm nay, cô Út (11:51) an ổn, không có gì. Con không biết tại làm sao, Thầy ếm hay Thầy làm sao nó đi?

Trưởng lão: Trời đất ơi, Thầy ở trong này mà làm sao Thầy ếm ở ngoài được? Do nó giao cảm được con rồi nó đi. Con hiểu không? Nó hiểu được con rồi, con nói ra đó cái bắt đầu ngoài kia nó nghe hết, mà nó nghe rồi nó đi chứ không có sao đâu con. Con bị nghiệp duyên rồi.

Tu sinh: Con cũng không có thấy. Cô Hằng nói con nhảy qua nhảy lại, sáng thì nó kiếm chỗ nó trốn. Thôi đi dùm đi.

Trưởng lão: Tối nó mới ra, mà nay nó không có ra nữa.

Tu sinh: Tại con thấy nó (12:32)

Trưởng lão: Tại con muốn đuổi nó đi, nó kỵ nó giao cảm được con rồi nên nó đi chứ không có gì. Chứ Thầy không có đuổi nó. Thầy bảo để cho nó ở trong cái thất con đó chứ.

Cô Huệ Ân: con bạch Thầy! nó an ổn. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự không có chướng ngại gì hết. Thầy dạy con, Thầy nhắc con, để xả. Khi nào có bệnh đau như vậy thì nó bình thường

Trưởng lão: À coi như là bình thường con tập thử thôi, rồi để cho nó quen đi, rồi tới chừng mà coi bộ ngặt nghèo quá cái con bảo: “Tịnh chỉ hơi thở đi, tao kỳ này bỏ thân, không có cần mày nữa…​”. cái nó.

Cô Huệ Ân: Như vậy con thấy thiệt hay là con thỉnh Thầy?

Trưởng lão: Rồi được rồi, tới chừng đó con nói giờ con muốn bỏ cái thân này thôi, xin Thầy chứng minh cho con, rồi chiều nay đó con ngồi thiền con đi luôn thì chừng đó con bảo: “Tịnh chỉ hơi thở” cái nó ngưng đi luôn. Cho huynh đệ, làm gương cho huynh đệ cho biết, chứ đâu phải đâu. Con nhớ con làm thử đi, con cứ nhắc lần lần đó.

(13:24) Cô Huệ Ân: Bữa nào giờ con thấy yên ổn mà, bữa lên đây (13:38 - 13:43) rất là an ổn, hướng tâm là nó đi, con thấy êm ru, không có chuyện gì hết trơn.

Trưởng lão: Nó biết rồi. Nó biết rồi nó đi để cho con ngồi con yên. Thôi bây giờ không có sao đâu con. Bây giờ con lần lượt con tập như thế này nè, thỉnh thoảng khi cái tâm con nó bất động rồi đó thì con lại tác ý nó thanh thản, an lạc, vô sự. Nó bất động thì con tác ý: "Hơi thở tịnh chỉ, tịnh chỉ tao coi thử coi", rồi cái thấy nó ngừng, ngừng, ngừng "Ờ thôi được rồi, thôi thở ra nha, mày đừng có đi luôn là chết tao à". Con nói nó thở ra. Con tập thử đi, rồi mà thấy nó có hiệu quả rồi để dành đó đi, tới chừng nào mà cần thiết là con ra lệnh cái nó tịnh chỉ hơi thở. Thì chừng đó con tự tại con đi chứ có gì đâu sợ. Cách thức làm chủ cái chết mà con.

Cô Huệ Ân: Con thấy là vi diệu. Con xin Thầy chắc con không tu nữa, mấy ngày nay trong thân con 4-7 loại bệnh làm con khó chịu quá. Thì Thầy nói con ráng tu đi rồi thân nó hết, mấy ngày vừa quá nó phá con hoài à, một ngày nay nó êm ru.

Trưởng lão: Được rồi con, như vậy là đỡ con rồi. Tại con không trình cho Thầy nên nó đeo theo con chứ mà trình cho Thầy rồi thì nó rút lui à.

Cô Huệ Ân: Tại con thấy làm mất thì giờ của Thầy quá, với huynh đệ cũng đông quá con không muốn làm mất thì giờ của Thầy, nói chuyện một lần thôi!

Trưởng lão: thôi con đừng có đảnh lễ Thầy, xá Thầy thôi con, xá thôi con. Bây giờ mấy con thấy chưa, Thầy dạy cô Huệ Ân tập làm chủ hơi thở rồi đó mấy con. Hồi nào tới giờ Thầy chưa có dạy đâu, mà bây giờ Thầy dạy cô Huệ Ân tập làm chủ hơi thở, cô lần lượt cô làm chủ đó.

Rồi, mấy con thưa hỏi Thầy gì con?

(16:15) Tu sinh: Dạ thưa Thầy, hôm vừa rồi có thay đổi.

Trưởng lão: À nói chung là không có thay đổi con, bởi chiều hôm nay vì giải quyết vấn đề ăn uống, vì giải quyết vấn đề mà cái lớp học, về cái Chánh Tri Kiến nè, sợ người ta không hiểu, người ta tưởng là cái Chánh Tri Kiến nó không quan trọng cho nên có nhiều người họ bỏ lớp, họ không cần học. Cho nên vì vậy mà Thầy nói, nếu mà người nào mà còn bỏ lớp học nữa thì đi về chứ không có ở đây nữa. Nghĩa là cái lớp học này Thầy đào luyện cho mấy con có cái Chánh Tri Kiến, có cái sự hiểu biết như thật mà mấy con không học, mấy con ở trong thất mấy con tu thì Thầy nói thực sự ra cái không lợi lạc là mấy con chịu chứ mà còn Thầy không có chịu trách nhiệm đó với mấy con đâu. Bởi vì khi mà ta học qua rồi, thì mấy con có nếu mà mấy con tu không xong con muốn học nữa thì phải chờ sang năm, mà chờ sang năm mà Thầy có mở lớp hay không mở lớp? Các con hiểu không?

Khi mà đi qua không có được có mong đợi đâu. Cho nên vì vậy mà những người mà Thầy đào luyện đi được thì họ phải đi tất cả các cái Trung Tâm An Dưỡng mà sắp sửa nó sẽ thành thật. Họ phải đứng ra họ lãnh đạo trong những cái Trung Tâm An Dưỡng đó. Chứ họ ở đây sao? Cho nên vì vậy mà Thầy thì tuổi lớn rồi thầy chỉ cần phải khép mình ở trong khuôn khổ vì còn bao nhiêu cái điều mà Thầy làm chứ đâu phải là không làm. Như cái bộ giới luật của Phật mà triển khai cho nó đầy đủ nó còn 4 tập nữa thì mấy con thấy cái nhiệm vụ của Thầy rất lớn chứ.

Rồi còn cái giáo trình 8 cái lớp học này đâu phải là một tập vở, một tập sách gì đủ đâu? 8 cái lớp học đó người ta, mà bây giờ Thầy dạy cho mấy con cái giáo trình đó, sau này Thầy viết thành sách ra cái giáo trình phải học cái bài nào, từ đầu năm học vô học cái gì, cái gì. Cũng như mấy con vô mấy con thấy Thầy dạy mấy con cái nhân quả thảo mộc chứ gì. Nó phải đi vào cái chỗ đó, chứ mình đi vào cái bài khác sao được? Các con thấy không? Bởi vì mình là nhân quả sinh ra thì mình phải học ngay cái gốc đó chứ.

Rồi lần lượt rồi mình thấy tới các pháp vô thường chứ. Các con thấy Thầy dạy nó có bài bản chứ đâu mình phải muốn dạy ngang xương bài nào đút vô cũng dạy được đâu. Rồi tới cái Chánh Tư Duy nó phải như thế nào mà 8 cái lớp học như vậy, thì các con biết cái giáo trình mà soạn thảo để các lớp này, mà trong cái bộ quốc gia giáo dục nhiều người người ta đưa cho nhiều người làm chứ đâu phải một mình, còn bây giờ Thầy có mình Thầy làm. Còn mấy con mà tu được rồi thì mấy con phải đi ra các lớp mấy con dạy đạo đức người ta chứ đâu phải ở đây. Các con hiểu chưa? Mấy con còn phải làm công việc.

Tu sinh: vậy là thứ 2, thứ 4, thứ 6 hả Thầy?

Trưởng lão: đúng rồi con.

(18:49) Tu sinh: kính thưa Thầy con xin hỏi, cái hành động của con có tu, tâm thanh thản trên pháp tu của mình, nó rất là thanh thản, nhưng nó cứ chóng mặt, nó tức (19:05- 19:11). nó cứ bị ngã ạ! (19:12 - 19: 19), con cứ ôm pháp tu (19;22), hiện bây giờ vẫn (19:25-19;32) con xin hỏi Thầy!

Trưởng lão: À bây giờ thì con chỉ còn có ôm pháp để mà đẩy lui cho hết bệnh, chừng nào mạnh khỏe rồi mới tu. Cho nên vì vậy mà cái lớp Chánh Kiến của con còn năm nay thì chắc sang năm con phải ở lại con học lớp Chánh Kiến. Chứ mục đích của con bây giờ chỉ có đối trị bệnh, chứ còn không có tu gì được hết, chứ không phải vì do cái chỗ tu tập đó mà đạt đến cái chỗ kết quả cuối cùng của mấy con là chứng đạo đâu. Mà đây là trị bệnh cho hết bệnh. Cũng như bên nam, chú Phước Tồn đó họ trị bệnh cho hết bệnh rồi mới tu. Mà cái chú này, chú muốn chú ở luôn cái lớp Chánh Kiến này chú tu mà cái bệnh của chú như vậy làm sao?

Cũng như con bây giờ cái bệnh như vậy mà con làm sao con học được cái lớp này. Con đâu có đủ khả năng học đâu? Cho nên vì vậy mà cái nhân duyên của con như vậy là con phải ở, con phải tập luyện cái pháp Thân Hành Niệm để cho cái thân của con nó bình phục trở lại, nó mạnh khỏe. Bây giờ con xả cái pháp Thân Hành Niệm ra, thì con đi thất thực mà con thấy té lui té tới rồi thì như vậy là chỉ còn có nước mà đi vừa đi thất thực mà vừa đi Thân Hành Niệm nữa thì nó mới ổn. Mà như vậy thì mấy con biết mà, bây giờ con chỉ còn cần ôm cái Pháp đó để mà đối trị với cái bệnh của con, chừng nào mà nó bình phục hẳn hòi nó không còn có nữa thì bắt đầu mấy con mới có thể đủ sức mà học cái lớp Chánh Tri Kiến con.

Tại cái duyên của con như vậy, con đến đây trong khi cơ thể con nó bệnh đau như vậy thì con thấy từ khi mà con về ngoài đó con tu tập thì con chỉ luôn luôn ôm cái Pháp này coi như là cái bệnh ghiền rồi. Cũng như cái người bệnh về gạo lứt muối mè vậy, không ăn gạo lứt muối mè thì bệnh, mà có ăn gạo lứt muối mè thì không bệnh. Cứ như vậy.

Con thấy không? Cho nên bây giờ con chỉ còn ôm Pháp này mà quyết định là phải dùng cái Pháp Hướng Tác Ý, bệnh phải dứt, không có được mà cái cơ thể như người say rượu vậy, ngã tới ngã lui như vậy, phải bình tĩnh, phải khỏe mạnh, phải quắc thước, đi đứng vững vàng. Con phải tác ý như vậy rồi con ôm pháp Thân Hành Niệm con đi. Như vậy nó nhờ có tự kỷ ám thị đó mà nó giúp cơ thể con nó bình phục. Thì sau đó thì cái lớp Chánh Kiến con mới học lại. Con hiểu không?

Chứ còn bây giờ con học lại, con ngồi lại, con tư duy thì nó như cái người say rượu con làm sao con học được. Con phải cố gắng trị cái bệnh đó đi con.

Rồi, An con. Rồi con hỏi đi.

(22:06) Tu sinh: con bach Thầy! cái bệnh mới của con, nó đau nhiều quá con tác ý, nghiệp đi đi tao không sợ ngươi đâu, nó bảo không sợ sao suốt ngày đuổi. (22:30 -22:45), tâm thanh thản, an lạc và vô sự, nó làm mất cái tâm thanh thản, lúc nào cũng vậy, thưa Thầy!

Trưởng lão: Nó là cái độc thoại của con đó, tức là cái tưởng của con và cái ý thức của con, hai cái nó đang đấu tranh, nó đang luận với nhau. Cho nên nó luận cũng có lý lắm chứ không có lý đâu, nhưng mà nó làm sao hơn cái ý thức được. Bởi vì cái tưởng nó là cái bóng dáng của cái ý thức của con thôi, cho nên nó lập luận cũng chính là con thôi chứ không ai gây ra hết. Cho nên nó luận cái này, nó luận cái kia để nó lôi con vào cái chỗ mà tà, không có chánh. Đó như vậy đó.

Cho nên vì vậy đó ví dụ như nó nói không sợ mà sao lại tác ý, nói chính tao không sợ tao mới tác ý cho mày đi, tại vì mày cứ đến đây hoài. Tại mày đến chứ còn cỡ mày không đến nếu mà tao sợ thì chắc tao phải đi uống thuốc rồi. Cho nên tao không sợ cho nên vì vậy mà tao tác ý tao đuổi mày, điểm mặt cho mày biết, mày đừng có bén mảng đến đây.

Chứ nếu mà cỡ mà không đến thì tao cần gì phải tác ý, nhưng mà tao sợ là tao phải đi uống thuốc, còn cái này tao không sợ mày cho nên tao không cần uống thuốc đâu. Mày biết là mọi người ở trên thế gian này họ đau bệnh là họ sợ mày. Họ sợ mày họ mới đi uống thuốc. Còn tao, mày coi tao có uống thuốc không? Nó có lý vậy luôn, nó lấy lý thuyết mà nó lý luận. Mày thấy tao có uống thuốc không? Cho nên tao nói thật mà, tao nói thật với mày tao không có sợ mày đâu. Tao có pháp Như Lý Tác Ý nè, tao tác ý là mày bứng gốc mày đi đó chứ đừng có nói chuyện ở đó.

(24:19) Tu sinh: con thứ dụ như con có cái gì là con nói Tâm thanh thản, an lạc (24;24) như vậy. Tự nhiên trong đầu con nó cười một cái, nó biết.

Trưởng lão: À thì nó biết rồi, con biết quá rõ rồi. Mày đến mày chiếm đoạt cái thanh thản, an lạc, vô sự của tao. Mày làm động không phải mày làm tao mất thanh thản là chỉ vậy thôi đó. Cho nên nó biết rồi, nó biết vậy cho nên nó cười nó đi chứ không gì.

(24:44) Tu sinh: con chỉ nó lạc vào tưởng!

Trưởng lão: Thật sự ra nó là nó là tưởng đó chứ không phải gì hết, nhưng mà nó đối thoại với con. Cho nên đức Phật nói mày là ma vương thì tự nó biết nó ma mà nó đi. Con cũng biết mặt nó rồi đó con nói là nó đi thôi chứ không có gì. Đó là cách thức đấu tranh ở trong cái con đường tu mà cái thiện và cái ác nó thường hiện ra ở trong cái chỗ nội tâm của chúng ta khi mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ.

(25:09) Tu sinh: con bạch Thầy! có phải mình tu nó đối đáp với mình, mình đối đáp mình thua nó.

Trưởng lão: Mình phải thua đó con. Mình phải thua thôi. Cho nên Thầy sử dụng cho mấy con đủ các tri kiến để mà đối đáp với nó đó. Tới đây mấy con sẽ thấy trời mà nó thấy ma nó hiện ra nó đánh, bởi vì Thầy biết con đường tu Tứ Niệm Xứ. Trong khi đó mấy con không đủ tri kiến là mấy con thua nó đó. Nó luận một cái là mấy con thấy không luận lại nó được à, nó sẽ có độc thoại trong đầu của mấy con.

Thầy biết con đường đó, con đường xả tâm mà chứ đâu phải con đường ức chế. Con đường ức chế nó vô cái không tưởng rồi, nó không có nói chuyện đó đâu. Còn cái này nó nói chuyện. Mấy con đừng có tưởng Thầy dạy tới đây mấy con sẽ nói mấy con độc thoại đó, tự nó nói chuyện với nhau trong đó, mà nó đánh đấu ghê gớm lắm. Con đọc kinh tương ưng của Phật, ma vương nó đến nó nói này nói kia, nhưng đâu phải ma vương, tưởng nó nói đó. Mấy con sẽ thấy hồi xưa.

Ừ con !

3- ĂN UỐNG KHẤT THỰC

(26:13) Tu sinh: con thưa Sư Ông! Con bị khớp từ nhỏ, cho nên Sư Ông dạy con đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì con đi thường thường con bị đau ở khớp chân, con đi nó nhức, hai bàn chân nó mỏi.

Trưởng lão: mỏi nhừ

Tu sinh: con tập thanh thản, an lạc và vô sự, con đi Tứ Niệm Xứ, con về con ngồi, ngồi còn khoảng 5 phút thôi, con ngồi nó không đau nữa, con ngồi khoảng 30 phút, nó mỏi, nó toát hét mồ hôi ra, nó ngồi, con thưa Sư ông, con ngồi xếp bằng.

Trưởng lão: Con ngồi tự nhiên, đừng có chọc ghẹo nó đau luôn, khổ luôn

(27:06) Tu sinh: thế sao cái sự an ổn của con, con thưa Sư Ông! con cứ nghĩ cái bụng của con nó cứ thế này, thế khác. Hôm nay con đi khất thực, con lấy con đi sang cô Út con lấy. Con thưa Thầy, hôm qua con ăn gì, lúc chiều con bị đi tiêu chảy (27:35- 27:38), cái bụng con do nó ăn không hợp thức ăn, nên con xin cô Út thêm, có được không ạ!

Trưởng lão: Được, không sao hết.

(27:49) Tu sinh: thí dụ, con xin Thầy, con cứ đi thất thực bình thường, con xin cô Út thêm!

Trưởng lão: Con cứ đi thất thực bình thường, rồi sau đó con sẽ mang cái thực phẩm con sẽ đến xin đổi cô Út, cho con cái thực phẩm như gạo lứt muối mè hay gì đó, xin cô cho con. Kể con đi thất thực về con xin cáo lỗi cái này lỡ cô Út cô Út cho con cái này, coi như con vẫn là người đi thất thực. Chứ giờ con không đi thất thực tức là sau đó con sẽ không hành được cái hạnh. Mình là tu sĩ mà, mình lập cái hạnh.

(28:22) Tu sinh: con thấy con thưa Sư Ông dạy con đồ thừa, không có (28:25) cho nên hai ngày nay con không đi khất thực, con xin cô Út một chút muối mè. thì con thấy cái bụng con nó bình thường, con không bị đau.

Trưởng lão: Bữa nào đó Thầy mổ bụng ra rồi Thầy nạo ba cái ruột coi có cái gì mà nó dữ vậy? Tại sao người ta ăn không sao mà con …​

(28:46) Tu sinh: con không biết làm sao, con nói nó một thôi, một hồi không sao hết, mấy cô mà ở thành phố về nó ngòi đó cả buổi luôn, con đi ra ngoài, Sư Ông dạy con đi ra ngoài ngồi.

Trưởng lão: Đúng rồi, nó tránh. Bởi vì khi mà nó không có ưa đó thì tức là mình phải đi tránh.

(29:09) Tu sinh: con sử dụng nó, nó ngửi mùi.

Trưởng lão: Không có sao đâu con, bây giờ con thay đổi vậy đó, cũng tốt con bởi vì mình ăn để sống tu mà con. Mình xin cơm, rồi mình xin muối mè mình ăn nó đơn giản vậy. Không có gì đâu. Mà hơn nữa mình lại có cái duyên như vậy đó, mình lại ăn đơn giản nữa. Không có gì, nhưng mà khẩu phần cúng dường của con cứ đi khất thực để mình lập cái hạnh đi thất thực. Rồi về đó mình mang cái đồ khất thực của mình đó, mình đến mình xin Út. Nếu có khách thì Út gửi cái món ăn này cho những người khách họ ăn, còn Út cho con muối mè hoặc là muối vừng gì đó với cơm thôi. Con ăn vì cái cơ thể của con, vì cái bao tử của con nó không thích hợp những cái đồ đó.

Tu sinh: Thưa Thầy có phải thất thực hai nơi không Thầy?

Trưởng lão: Không phải hai nơi mà đi đổi. Chứ không phải hai nơi. Bởi vậy mà nếu mà con khất thực hai nơi con ôm 2 cái món. Thay vì cứ ôm cứ đi rồi về để nhà rồi bây giờ đó mình lại đi xin cái nữa thì tức là hai nơi. Còn cái này không! con đem đi đổi cái này vì cái này tôi ăn không được. Vậy là đổi để, còn cái này cô Út sẽ cho cái người khác. Cũng như mình ăn vậy thôi.

(30:22) Tu sinh: cũng như lúc trước con không dám đi đổi, caon ăn xong con thưa Thầy (30:24)

Trưởng lão: Trời đất ơi, cũng được nhưng mà không sao, mình để lại để cho người khác ăn con, bởi vì có những Phật tử người ta lai vãng đó, rồi nếu mà không có thì cô Út cũng phải nấu, cũng phải làm cơm cho người ta. Giống như mình đem ra nó có sẵn đó. Mình đưa cô Út, Út sẽ lấy cái đó Út đãi khách. Thì cũng như mình khất thực mà mình đổi cái thực phẩm khác mình ăn cho nó phù hợp với cơ thể của mình, để cho mình được mạnh khỏe mình tu, chứ không khéo Thầy cho ôm pháp Thân Hành Niệm để rồi khóa sau là học Chánh Tri Kiến.

Con bây giờ, các khớp con còn đau không?

(31:06) Tu sinh: con vẫn còn (31:05), lúc nào trời lạnh đến nó nhức đó Thầy!

Trưởng lão: Rồi như vậy bữa nào mà lạnh mà nó nhức thì con hăm cái chân của con “Mày mà còn nhức nữa tao lên Sư Ông là lấy cái rựa chặt ngay chỗ đó, Sư Ông chặt thiệt đó”, chứ không tha đâu. Cho mày chống cây gậy như sư cô Huệ Ân. Rồi, được rồi, hăm dọa nó đi con, rồi nó sẽ hết chứ không có gì đâu.

(31:31) Tu sinh: thưa Sư Ông, con tu pháp Tứ Niệm Xứ con tập trung. Thưa Sư Ông, con tập nửa tiếng buổi sáng Thân Hành Niệm, con thưa Sư Ông, con bị đau chân con đi

Trưởng lão: Con đã đau chân mà con tập pháp Thân Hành Niệm rồi nó đau thêm làm sao.

Tu sinh: Con tập nửa tiếng hoặc mười lăm phút rồi con bớt đi.

Trưởng lão: À được tập ít thôi. Thầy sợ con tu tập mà ba mươi phút một giờ đó thì nó lại thấp khớp mà lại còn đi nữa thì chắc chắn là kiểu đó phải đi ba chân, bốn chân thôi. Được rồi, thì cứ về tập ít thôi con.

Tu sinh: con cảm ơn Sư Ông!

Trưởng lão: Còn không thì con dùng cánh tay con để trị bệnh con. Phải không? Đừng có đi nhiều nó ảnh hưởng đến cái chân con nhiều. Nhớ kỹ, phải khéo léo, thiện xảo trong sự tu tập.

Nguyên Thanh xin Thầy để làm cái bài hiện giờ thì con có làm tới cái, nếu mà trong khi cái bệnh con mà nó hết rồi đó thì con phải tiếp tục con làm, còn bệnh thì con phải dưỡng chứ đừng có vận dụng cái đầu óc mình nhiều nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Phải không? Cho nên vì vậy mà nếu mà con thấy khỏe được thì con nên làm cái bài Đức Từ Tâm con. Cái Đức Từ Tâm. Cái từ đó. Rồi sau đó sau cái bài này thì Đức Bi Tâm. Bây giờ con làm cái bài Thực phẩm bất tịnh rồi, thì sau đó con tiếp tục con làm Đức Từ Tâm.

vậy con hỏi đi!

Tu sinh: Con thưa Thầy! (33: 10 -33:15) con cũng đi khất thực về (33: 16 -28).

Trưởng lão: vậy là không đi khất thực hay là đi lấy cơm thôi?

Tu sinh: Dạ, lấy cơm thôi.

Trưởng lão: Vậy lấy cơm thì phải lấy hết chứ, không lẽ lấy cơm có một phần, người ta cúng dường rồi còn bao nhiêu bỏ?

Tu sinh: dạ con (33:16)

Trưởng lão: Phải lấy hết lại, đừng có bỏ lại. Khi đi khất thực con phải lấy hết. Cái gì không ăn đó mình đem vào mình giao lại cho cô Út mình xin bây giờ con bữa nay con ăn cái này nó không có được tại vì cái bụng con nó yếu con ăn không được, con xin trả lại. Như vậy là con sẽ trả lại, nhờ đó cô Út cô sẽ cho những người khách vãng lai. Hồi sáng này cũng có ba bốn người. Thì do đó, thì nếu mà được như vậy thì nó lại đỡ cô Út nấu cơm sớm thì đỡ quá.

(34:06) Tu sinh: …​ (34:06 -34:12)

4- TU LÀ SỐNG

(34:13) Trưởng lão: Thầy nói mấy con sao mà bụng dạ tu gì mà yếu đuối quá vậy? Rồi nhớ kỹ đi khất thực ôm hết về, cái nào không ăn thì đừng có rớ đũa, đặng rớ đũa rồi đem cho người ta ăn là ăn thừa. Đem về để nguyên, đem ra đổi muối mè về ăn.

Rồi con, hỏi Thầy đi con.

(35:03) Tu sinh: Con muốn xin Thầy chỉ cho con hết mấy ngày nay con bị khó tiêu, nó muốn ói hoài à.

Trưởng lão: Gì nữa? Để coi sao mà bệnh dữ vậy nè.

Tu sinh: Dạ, con khó chịu lắm. Tại vì đúng là con không biết cách để mà con đuổi bệnh. Con nói: “Thọ là vô thường”. Con nói vậy chứ nó cũng không có…​ con biết là con không biết cách.

Trưởng lão: Bây giờ, đúng rồi, Thầy sẽ dạy cách đuổi bệnh cho. Phải không? Con nhớ, bắt đầu bây giờ đó mỗi khi con thấy nó ăn uống nó muốn ói, nó muốn nhợn gì đó, cái bệnh con như thế nào đó thì con tác ý ngay cái bệnh đó. Thọ là vô thường, cái bệnh gì, ớn, ói hoặc là gì đó…​ đi cái thân phải bình thường, ăn uống phải bình thường, không có bị tiêu chảy, không có bị ớn bị gì hết đó. Con tác ý một loạt như vậy đó, bảo nó trở về bình thường. Phải không ? Rồi bắt đầu đó con nhắc: "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa ta vô". Rồi con cứ nhắc vậy, rồi tới chừng đó chừng khoảng độ chừng ví dụ như chừng 5 phút hay là 10 phút rồi sau đó thì con lại tiếp tục nhắc lại. Con tác ý nữa. Rồi con thấy qua cái giờ đó con tu cái khác đi rồi một lúc nữa con trở lại con trị bệnh đó. Chừng nào cái bệnh này thấy nó không còn có nữa thì thôi. Nội cái tay con đưa ra, đưa vô,

Tu sinh: Dạ bạch thầy, mà nếu đưa tay vô đưa ra thì con theo hơi thở hay là con phải làm sao?

Trưởng lão: Con không cần phải theo hơi thở, đưa ra là đưa ra chứ đừng có theo hơi thở. Còn khi nào con theo hơi thở thì an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra. Rồi con tác ý rồi con hít vô, thở ra rồi con tác ý nữa. Nhưng mà, khi mà cái hơi thở ra đó con cảm tưởng như cái bệnh con nó sẽ theo cái hơi thở nó ra, con dùng tưởng mà đẩy nó ra.

Tu sinh: Dạ, nếu theo hơi thở vậy thì nó đỡ hơn, chứ theo cái tay con thấy nó.

Trưởng lão: Ờ thì rõ ràng Thầy sợ hơi thở con nó rối loạn chứ mà nếu nó không có rối loạn con dùng hơi thở con đẩy ra.

(36:49) Tu sinh: Dạ như vậy thì con thở theo 5 hơi thở.

Trưởng lão: Năm hơi thở con, rồi con tác ý lại một lần. Thí dụ như bây giờ con tác ý rồi con thở ra, hít vô, thở ra. Thở ra đó thì con thấy cái bệnh của con nó theo cái hơi thở nó ra. Mà hít vô thì thấy cái thân an ổn nó đi vô, mà thở ra thấy cái bệnh nó đi ra.

Cứ lần lượt thở ra 5 hơi thở rồi tác ý một lần nữa, tác ý: "Thọ là vô thường, cái bệnh đó đi đi", rồi: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Con tác ý luôn một loạt đó, chứ đừng có tác ý từng hơi thở nha.

Rồi đó, xong rồi đó bắt đầu con hít, con thở, con hít vô, con thở ra thì con thấy cái bệnh nó đi ra. Rồi con hít vô con thấy sự an ổn, con cảm tưởng cái sự an ổn vô thân con, không có còn bệnh gì hết. Mình thở ra thấy cái bệnh nó đi ra. Cứ như vậy là con sẽ làm được, mà con làm con thấy cái hơi thở của con nó ra đó thì con thấy cái bệnh nó đi theo hơi thở ra.

Rồi đó, thời gian sau bệnh gì cũng hết, mấy con đã có pháp mà trời đất ơi pháp mà ăn kêu mà phải xin muối tiêu ăn để không nó tiêu chảy. Trời ơi hết chỗ rồi.

Có pháp chứ có phải không pháp đâu. Nghĩa là có phương pháp trị bệnh, trời đất ơi, tao có phương pháp mà Thầy dạy, tao có phương pháp mày vô đây thì gặp phương pháp tao là đẩy lui ra hết.

Tu sinh: Vậy con thấy pháp là loạt bệnh luôn mà con nói an tịnh thân hành.

Trưởng lão: Rồi, an tịnh, cái câu an tịnh đó là cái câu mà nó sẽ ru con đi vào cái hơi thở cái tay con đưa, để con nằm ở trong đó con cứ cảm tưởng như là cái bệnh con ra. Lúc bấy giờ là lúc trị bệnh, tức là tưởng nó ra, tưởng nó ra. Con hiểu không? Cứ như vậy đó, cứ tưởng khi mà nó thở ra là tưởng cái bệnh đi ra mà thở vô thì tưởng cái bình an nó vô, tưởng không bệnh nó vô.

Tu sinh: Dạ, bạch Thầy bây giờ thì con cũng có một cái tâm trạng là đến đây để tu. Mà nếu mà Thầy kêu tu thì tụi con hồi nào cũng ráng nỗ lực. Mà nếu mà nỗ lực quá thì thấy như tu sai. Còn nếu không nỗ lực thì thấy giống như mình giải đãi, làm biếng.

Trưởng lão: Con cứ nghĩ là giải đãi như thế nào? Ngồi chơi hả?

Tu sinh: Thì tụi con cứ như vậy rồi, giống như mình ăn của đàn na mà mình không lo tu.

(38:40) Trưởng lão: Con thấy nè. Bây giờ đó con làm bài là con tu hay là không đang tu?

Cái đó con nói làm đó không tu sao? Con triển khai cái tri kiến của con để con hiểu biết, để con ngăn chặn bao nhiêu cái tâm niệm ác của con. Không phải là không tu đâu? Một là làm bài là tu, chứ đừng có làm bài mà cái kiểu làm bài vu vơ ngoài đời như vậy không được, còn làm bài nhắm vào cái chỗ hiểu như thật biết.

Con hiểu không? Đó là cái tu rồi. Rồi bây giờ con ngồi chơi, chứ đâu phải là ngồi chơi đâu mà không tu.

Không lẽ để ba cái niệm này nó vô nó đánh con hoặc là những cái trạng thái bệnh đó con ngồi chơi được à? Như vậy là rõ ràng hàng ngày con ngồi chơi chứ con tu hết sức đó. Chứ làm sao mà nó ngồi bình yên được, thầy nói không có cái người nào mà ngồi như gốc cây vậy mà nó không nhúc nhích phải không? Chứ mà nó nhúc nhích thế này, nhúc nhích thế kia, tâm nó không nhúc nhích cái thân nó nhúc nhích. Mấy con cứ ngồi thử đi, rồi mấy con thấy nó nhúc nhích hoài à, nó không có bình yên đâu, nó không có yên đâu.

Mà nó yên là Phật rồi, bởi vì ông Phật ngồi có thấy nãy giờ ông có rục rịch không? Mình thì cục kịch lung tung, còn ông mấy con thấy ông ngồi không cục kịch. Thì chừng nào mà con ngồi như ông đó mới là Phật đó. Còn bây giờ, Thầy nói bây giờ con ngồi yên như vậy chứ trong bụng của con trời trong cái đầu con nó không có yên đâu. Còn cái ông này, ông im lìm ở trỏng, ở trong ra ngoài cũng im lìm, nó không có cái gì nó cục kịch hết đó. Còn mình như thế nào, các con, Thầy cục kịch hết, chứ gì mà không cục kịch. Cho nên nó đâu có yên, mà nó không có yên thì đâu có nghĩa là phải ôm pháp đâu?

Cái vấn đề này tu nó không phải pháp nữa, mà nó là cái cuộc sống, cái cuộc sống mà nó bình an.

Tu sinh: Bởi nhiều khi tụi con không hiểu rõ, rồi cứ.

Trưởng lão: Cứ nghĩ mình không có tu.

Tu sinh: Làm không có đúng theo ý Thầy.

Trưởng lão: Thì bởi vậy Thầy nói mà mấy con.

Tu sinh: Làm mất cái thời gian của Thầy. Tụi con tu cũng sai cũng sót gì, thí dụ như vậy thì Thầy thấy tụi con cái chỗ nào sai thì Thầy chỉ thẳng, rồi tụi con làm vậy vậy tụi con về làm nó đỡ mất thời gian của Thầy và cũng không mất thời gian của tụi con…​

(40:36) Trưởng lão: Thì là bây giờ Thầy chỉ cho mấy con đó, thí dụ như bây giờ đó mình tập tu cái Pháp như bây giờ là Định Vô Lậu thì mấy con triển khai, mấy con suy nghĩ mấy con viết bài đó là mấy con tu Định Vô Lậu, chứ đâu có phải ngồi không. Rồi bắt đầu bây giờ tu Định Vô Lậu rồi, mà bây giờ mình thấy buồn ngủ thì con đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác là tu để mà phá cái buồn ngủ chứ gì. Còn bây giờ nó không buồn ngủ, mà giờ đó mình tu mình làm cái bài này rồi giờ nghĩ cái gì. Thì lúc bấy giờ con ngồi nghỉ phải không? Không có ngồi nghỉ đâu, không phải là nghỉ như những người bình thường ở ngoài đâu.

Thật ra nghỉ, thật ra chứ mà nó có gì xảy ra ở trên thân, thọ, tâm thì bây giờ nó đau nhức thì mình có pháp mình đẩy lui mà, mà cái tâm mình nó lo lắng, nghĩ ngợi gì đó thì mấy con có sự tư duy mấy con xả nó ra. Nó hoàn toàn nó bảo vệ cho mấy con cái sự bình an là tu rồi chứ không có gì. Tức là tu là sống, sống là tu đó, chứ mấy con có ngồi khơi chơi không. Hoặc là bây giờ có cái điều kiện mà mấy con đi nói chuyện, hoặc là. Mà cần thiết để hỏi những cái điều kiện mà cần thiết như bây giờ con muốn làm cái bài này mà con bí quá mà bây giờ có người bạn hiểu hơn mình, mình học bạn mà, mình lại hỏi, bây giờ em làm tới chỗ này mà em không hiểu, chị có biết không, chị chỉ cho em cái này.

Cái thực phẩm bất tịnh mà bây giờ nói tới chỗ này giờ em hết biết rồi, có gì chị giúp đỡ em. Cái chuyện mà mấy con đang ở trong cái lớp Chánh Kiến mà mấy con được tiếp duyên, được nói chuyện với nhau trên cái học, trên cái sự học, Thầy đâu có rầy. Còn mấy con nói chuyện mà tầm phào ngoài đời, từ chuyện này chuyện kia, chuyện ăn, chuyện ngủ này kia, không đúng cách thì không nên nói.

Là như vậy là mấy con tu, học, tu, học. Mình đến mình hỏi bạn để tu chứ đâu phải mình hỏi bạn để mà nói chuyện chơi đâu. Tại mình không hiểu, mình hỏi bạn mà, mình thấy người bạn hiểu hơn hoặc là bây giờ cho em mượn cái bài của chị, chị viết hay quá thì em đọc lại cái chỗ đó để em có tri kiến về cái phần đó. Cái chuyện đó là cái chuyện mấy con cần phải học hiểu, chứ không phải là mấy con copy, để mà viết làm bài cho thầy khen cho mười điểm, hai mươi điểm, không phải là cái chuyện đó đâu. Các con hiểu không? Thầy có cho điểm mấy con đâu.

Thầy không có bao giờ cho điểm, có chỗ nào đúng Thầy để đúng, cái chỗ nào sai Thầy để sai thôi. Mấy con hiểu không? Cho nên Thầy dạy mấy con tu là sống mà, hàng ngày, lúc nào cũng tu. Còn mấy con nghĩ giờ mình không ôm pháp Thân Hành Niệm, không tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, không hít thở này, không ngồi tu Tứ Niệm Xứ thì chắc chắn ngồi không kiểu này chắc ăn của đàn na thí chủ, chắc chết mình. Đâu có, không phải đâu con. Mấy con thấy chưa, cái sự tu mà.

5- Ý NGHĨA ĐỘC CƯ

(43:22) Trưởng lão: Mấy con thấy chưa? Rồi con, con nhức đầu đem cái đầu lên đây. Có ai có cái búa dùm Thầy, cho Thầy mượn Thầy bổ xem tại sao trong cái đầu nó nhức hoài vậy.

Tu sinh: con bạch Thầy, cái chỗ này, cái pháp mà độc cư.

Trưởng lão: À, mình độc cư có nghĩa là phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Nhất là phòng hộ ý, đừng có cho ý mình nó tiếp nhận, đừng có cho tai mình nghe những cái âm thanh bậy bạ. Phòng hộ, tức là độc cư, cần thiết cho cái sự tu tập là con cần hỏi chứ, con hiểu không? con hiểu không!

Tu sinh: được hỏi
Trưởng lão: được chứ sao không được. Hèn chi mà ức chế quá nhức cái đầu đó.

Tu sinh: con nghe không được nói chuyện với ai

Trưởng lão: À Thầy nói không được nói chuyện với ai, tức là nói chuyện tầm bậy thì không được chứ nói chuyện đúng thì Thầy cho chớ. Chừng nào mà tới Thầy nói bây giờ là không được nói chuyện với ai nữa hết nha, hoàn toàn là sống độc cư 100%, không được nói chuyện Phật pháp, cũng không được nói chuyện gì không được. À, bây giờ là tới lúc mà phải mở mặt trận mà đánh giải phóng quê hương của con rồi, thì bắt đầu bây giờ 7 ngày không có nói chuyện, hoàn toàn là không có tiếp duyên nha. Mở mặt trận là đánh suốt ngày đêm thì con còn chỗ nào để nói chuyện? Nếu mà nói chuyện làm sao đánh giặc?

Tu sinh: cái tu cái tâm thanh thản, an lạc và vô sự. (44:49)

(44:50) Trưởng lão: Được chứ con. Để cho mình tìm hiểu thêm, mình học hỏi thêm, để cho tri kiến mình nó hiểu thêm.

Tu sinh: con thưa Sư Ông, con (45: 02- 45:04)

Trưởng lão: Đúng vậy con. Chứ quá sức là nó bị đó nha. Cái đầu của con tại vì quá sức đó, cho nên Thầy muốn chẻ ra coi cái chỗ nào nó quá là Thầy lôi nó lại.

Tu sinh: …​ (44:10 -44:16)

Trưởng lão: À con sẽ rút kinh nghiệm là con tu tập vừa thôi, giờ nào ra giờ nấy. Nhưng mà cái sự tập trung của con, con nhẹ nhàng, để cho mình mục đích của mình ở đây là tu tập xả tâm con. Cho nên vì vậy nó nhẹ nhàng nó hơn. Vì vậy mấy con không còn bị nhức đầu.

Tu sinh: con thưa Sư Ông, mình phòng hộ sáu căn của mình có lúc mình phòng hộ thân, có luc mình thả lỏng nó ra.

Trưởng lão: À phải rồi, chứ mà con kìm nó quá nó mệt, riết rồi chịu không nỗi đâu, con phải bay về xứ đó. Không có dễ đâu. Đúng đó. Có lúc mình phải phòng hộ giữ gìn nó, nhưng mà ít ra mình thấy bây giờ đó mình phải thả lỏng cho nó nhẹ nhàng thì nó mới thoải mái. Chứ con cố gắng quá là bị ức chế đó.

Tu sinh: con thưa Sư Ông, nó ngồi chơi (46:08 -46:11)

Trưởng lão: Được con, làm cũng là một cái vấn đề tu đó con, chứ đâu phải không tu đâu, mà không có nghĩa là con tập trung trong cái hành động làm đó, nhưng mà để cho nó khuây khỏa để cho nó giảm bớt cái chỗ tu lại, cho nó nghỉ ngơi đó. Chẳng hạn bây giờ đó con ra con chặt cái gốc cây hoặc làm cái gì đó thì đó là cũng cái thư giãn.

Không sao đâu, con làm như vậy. Thầy chấp nhận cho những cái điều kiện mà có thể nó thư giãn, cho nhẹ nhàng. Thầy biết là gò bó mấy con mà vô độc cư mà siết chặt quá ít bữa mấy con điên luôn.

Tu sinh: (46:48 - 46; 53)

Trưởng lão: Đúng rồi, rồi mấy con nghe mà mấy con không hiểu nỗi Thầy đó. Hầu như mấy con nghe độc cư là nhất định không nói chuyện, tức là mấy con hiểu Thầy cái kiểu gì lạ vậy. Bộ độc câm hay sao đó, có phải không? Thầy có bảo mấy con câm? Thầy bảo độc cư, chứ Thầy có bảo câm đâu?

Tu sinh: nó cần thiết

Trưởng lão: Cần thiết cho sự tu tập của mình thì được nói nhưng những điều mà không cần thiết thì không được nói. Nói chuyện về ăn uống, ngủ nghỉ, nói về chuyện đi chơi, nói về chuyện học hành năm xưa, thì thôi đừng, dẹp cái đó đi. Mấy cái chuyện đó chuyện tào lao, con hiểu không?

Còn cái chuyện mà hiện giờ, tôi không hiểu, cái bài này tôi không hiểu cái này xin mượn chị, mượn cô cho con mượn cái bài của cô, của chị để con đọc con hiểu thì cái chuyện đó nói chuyện được chứ đâu có sao con. Con hiểu không? Bởi vậy Thầy thường nhắc nhở với mấy con đó. Rồi con hỏi đi. Rồi, được rồi đứng đó thưa đi.

Tu sinh: Kính bạch Thầy, Thầy dạy làm gì cho nó nhẹ nhàng. Con mới thấy việc Ni cô ví dụ như Thầy dạy là từ sáng tới giờ thì mấy cô dậy mấy cô hay ngủ quên. Đương nhiên là mấy cái 2 giờ thấy không dậy thì 2 giờ rưỡi, con thế là hơn 2 giờ là con đi gọi thì đến khi buổi kinh hành người nào đến 2 giờ cũng không dậy con không hay đến 2 giờ mấy con lại gõ cửa. Đến lúc 2 giờ mấy cũng không có nói gì hết thì con không hiểu thế nào. Tới sáng ngày con dậy (48: 25 - 48:28)

Trưởng lão: Bây giờ độc cư nó thành ra người điên hết ráo.

Tu sinh: con thưa Thầy, độc cư nói mượn cái chài khóa thì nó (48:38 -48: 42)

Trưởng lão: Đúng là độc câm. Thấy không bao giờ độc cư. Thật sự ra tu riết mấy con thành khỉ hết ráo đó. Hết nói mà cứ ra dấu không. Thôi, bây giờ hiểu rồi phải không hả mấy con.

Tu sinh : Dạ.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy