00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 059A - PHẢI HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ CHÁNH TRI KIẾN XẢ TÂM

LCK 059A - PHẢI HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ CHÁNH TRI KIẾN XẢ TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 12/01/2006

Thời lượng: [46:09]

1. PHẢI HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ TRI KIẾN ĐỂ XẢ TÂM

(00:00) Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà mấy con phải triển khai cái tri kiến của mình, nhiều khi mấy con thấy mình làm qua loa để mình tu cho nó yên tĩnh cho sướng hơn, để mình ngồi tu cho nó khỏe hơn, để mình nghĩ ngợi nó mệt óc, không phải đâu.

Thầy nói cho mấy con biết, trong Bát Chánh Đạo: Chánh Kiến là cái lớp đầu tiên. Tức là cái kiến thức hiểu biết của Phật pháp phải học cái lớp này nè. Nếu mà cái kiến thức Phật pháp mấy con không hiểu thì mấy con không biết cái gì mấy con xả tâm. Thì bắt đầu bây giờ mấy con có tu gì mấy con cũng bị ức chế.

(00:36) Nhưng tại sao có nhiều người người ta học về kiến thức của Phật giáo người ta có cấp bằng Tiến sĩ, chớ không phải không. Nhưng mà người ta không biết áp dụng, người ta hiểu biết nhưng mà người ta không biết áp dụng. Cho nên người ta bị ức chế tâm.

Đây, bây giờ Thầy nói nè, có nhiều người người ta có cấp bằng Tiến sĩ người ta đứng ra người ta dạy về Phật học người ta dạy rất thuần, người ta thuộc làu mà. Bởi vì Thầy có học ở trong các trường Phật học Thầy hiểu biết, bắt mình phải học thuộc làu từng cái bài kinh chớ không phải là không học, học thuộc làu. Nhưng mà thật sự cái đầu óc của mình là đầu óc ngu, học rồi trả bài rồi chứ bữa sau, hôm sau, tuần lễ hai tuần lễ rồi nó quên. Còn có người thì người ta nhớ dai lắm, còn mình thì mình thuộc về loại ngu cho nên mình học, học hồi đó thì xong rồi trả bài rồi giỏi đó, giỏi đó, đọc vanh vách vậy đó. Nhưng mà tháng hai tháng sau nó quên lần hết.

Cho nên cái con người của chúng ta có nhiều người đặt biệt nhớ, mà có nhiều người cũng rất dở. Nhưng chúng ta dù sao đi nữa chúng ta cũng kiến thức được, hiểu biết được cái sự hiểu biết. Mặc dù chúng ta quên chứ chúng ta phải hiểu. Bởi vì cái cần thiết để mà chúng ta hiểu, mà cái kiến thức để mà chúng ta hiểu, nó không phải từ đâu mà có. Mình sinh ra những kiến thức của cha mẹ mình đầu tiên gom lại cho mình hiểu biết, mình biết kêu ba kêu mẹ cũng là do cái kiến thức của cha mẹ dạy lại mình. Cỡ mình sinh ra bỏ mình một con thú vật nuôi chắc mình không biết kêu ba mẹ đâu. Cho nên cái kiến thức đầu tiên để cho mình hiểu biết kêu cha kêu mẹ cái tiếng kêu của mình, rồi mình hiểu biết từng cái bàn cái ghế, chúng ta hiểu biết đó là cái kiến thức. Từ đó cái nhà cái cửa, cây cỏ tên họ của những cái loài cây đều là do cái kiến thức của những cái người mà người ta đã đi trước mình người ta dạy cho mình, huân mình hiểu chứ cỡ bỏ mình ra một cái con chó sói hay một con vật nào nó nuôi mình đi, chắc mình chưa biết cái bàn này đâu. Có phải không?

Tất cả đó là những kiến thức gom lại cho mình trở thành cái sự hiểu biết. Và đồng thời những kiến thức của những nhà học giả, những nhà triết học, những nhà tôn giáo học người ta đưa ra những cái kiến thức cái hiểu biết, mình phải học hiểu những cái này nè. Cho nên trong kiến thức đó có những cái sai, có cái đúng.

Vì vậy mà đức Phật mới có cái Chánh kiến, bởi vì có cái hiểu sai nó là Tà kiến mấy con. Còn học chúng ta mới biết được cái Chánh kiến, mà hôm nay cái cái lớp Chánh Kiến mục đích chúng ta xây dựng và đào tạo chúng ta có cái sự hiểu biết, cái kiến thức hiểu biết đúng Chánh kiến. Làm sao khi không học, làm sao chúng ta biết được?

(03:16) Cho nên nhiều khi mấy con nghĩ rằng mình cần gì phải học chi cho cực. Ở trong thất tu. Nhưng mà kiến thức của mấy con đâu có, hoàn toàn là số không. Những cái bài làm của mấy con sai rất nhiều, tại vì Thầy không muốn nói nói sợ mấy con buồn. Cái kiến thức của mấy con là kiến thức chắp vá hiểu lơ mơ, nó không có.

Chẳng hạn nào bây giờ thật sự ra ví dụ có nhiều bài mấy con viết rất hay, nhưng cái bài đó nó phải nằm ở trong cái chỗ nào, cái vị trí, cái lớp nào. Bây giờ các con thấy cái lớp Chánh Kiến nè, rồi cái lớp Chánh Tư Duy nè, rồi cái lớp Chánh Ngữ nè.

Bây giờ mình mới có học lớp Chánh Kiến à, mà mình đã áp dụng trong những cái bài của mình viết ra là mình Chánh Tư Duy. Mà mình không biết rằng mình đã áp dụng sai. Bởi vì có nghĩa là mình thấy trong cái lớp Chánh Kiến nó có cái tư duy suy nghĩ chớ, mình suy nghĩ trong Chánh Kiến chứ chưa phải là suy nghĩ trong Chánh Tư Duy trong tư duy. Các con hiểu chỗ đó? Thầy dạy mấy con lớp Chánh Tư Duy trong tư duy chưa? Chưa mà! Thầy mới dạy các con có học lớp Chánh Kiến trong Chánh Kiến.

(04:25) Đạo Phật là đạo trí tuệ mấy con. Mình triển khai, cho nên cái lớp đầu tiên của Phật là lớp Chánh Kiến rồi Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ mà. Các con thấy rõ ràng chưa. Vì vậy mà không xây dựng cho mình được những cái hiểu biết này, thì làm sao mình dùng cái trí tuệ mình để mình làm chủ được cái tâm tham, sân, si mình nè. Mà nếu không thì mình cứ ngồi mình ức chế mình để cho nó hết tham, sân, si thì mình đi vào cái gì các con biết không? Ức chế! Thì tức là mình đâu có ly dục ly ác pháp đâu.

Ly dục ly ác pháp phải bằng cái tri kiến hiểu biết, cho nên gọi là Định Vô Lậu. Các con thấy đức Phật đặt cái tên rất là cụ thể rõ ràng. Thế mà Thầy dạy mấy con, có nhiều người ở trong thất tu, không chịu ra học. Rồi ra học không chịu tiếp thu những cái điều kiện cần thiết. Thật sự ra nếu mà Thầy dạy cái lớp này tức là Thầy phải soạn thảo cái giáo trình. Những cái bài vở phải như thế nào, giảng cho mấy con phải làm cái gì, gì…​ Nhưng mà thì giờ Thầy đủ không mấy con? Không có đủ!

Cho nên bây giờ Thầy nói thật sự ra cái người có học Phật học rồi, thì người ta có cái sự hiểu biết qua đức Phật đã dạy ở trong những bài kinh, còn mấy con chưa học Phật học mấy con hiểu cái kiểu của mấy con lõm bõm, chắp vá rồi mấy con viết ra theo cái nghĩ tưởng của mình không. Mình cứ nghĩ tưởng rằng mình hiểu, mình nghĩ mình viết để mình xả tâm, nhưng mà chưa phải đâu mấy con.

Đó như bây giờ Thầy nói như cô Diệu Vân cô viết cô hiểu. Nhưng mà cô viết cái kiểu cô là ở cái lớp khác chứ không phải ở cái lớp Chánh Kiến. Bởi vì lớp Chánh Kiến nó phải nằm ở trong sự hiểu biết của hiểu biết chứ chưa phải là lớp xả tâm. Các con thấy không?

Bây giờ tới chừng mà học Chánh Tư Duy phải bắt áp dụng vào cái sự suy nghĩ để mà suy nghĩ xả tâm. Còn cái lớp Chánh Kiến học suy nghĩ để mà hiểu biết, mới gọi là Chánh Kiến chớ. Hiểu biết cái đúng, có phải không? Chứ chưa nói đến chỗ xả tâm đâu.

(06:31) Còn Chánh Ngữ người ta dạy cho mình từ cái ngôn ngữ nói, chứ không phải là để cho mình muốn nói đại đâu. Người ta dạy mình, người ta tập luyện cho mình những cái oai nghi tế hạnh, cái ngôn ngữ của mình khi đứng trước những cái ác pháp cái lớp đó sẽ dạy cho mình từng cái ngôn ngữ. Các con vậy mới lớp học chứ, đào tạo người ta mà, xây dựng người ta mà để người ta trở thành có những cái ngôn ngữ, có cái oai nghi.

Bây giờ tới Chánh Nghiệp, Chánh Nghiệp là cái hành động của chúng ta, mà cái hành động chúng ta nó trở thành một cái chơn chánh, một cái hành động mà thô lỗ thì nó sai, mấy con bước đi vụt vụt thì mấy con sai mất rồi. Đâu phải là Chánh Niệm như vậy, Chánh Niệm nó phải như thế nào chứ. Chánh Ngữ cái lời nói như thế nào? Rồi Chánh Nghiệp như thế nào? Rồi cái Chánh Mạng mấy con sẽ sống cái thân mạng của mấy con như thế nào mới gọi là Chánh? Bây giờ những cái lớp học này mấy con có học chưa? Chưa có biết gì hết!

Thế mà bây giờ mấy con chổng khu mấy con vô mấy con ngồi ở trong thất mấy con tu, mấy con tu cái gì đây? Mấy con ức chế tâm chứ mấy con làm cái gì!

(07:30) Cỡ sức mấy con tu mà chứng rồi đó thì nay là hai ba năm mấy con chứng rồi. Các con thấy không? Ức chế hoàn toàn có gì đâu mấy con chứng, mấy con làm được gì đây? Mấy con đi suốt đêm như vậy mấy con làm được gì? Mà trong khi ở cái lớp này Thầy mở ra để dạy mấy con cái Chánh Kiến mấy con không chịu học. Mấy con cứ thoái thoát nào là bệnh đau, nào này kia…​

Nghĩa là mình còn cục cựa được, mình còn tư duy được, mình còn mở mang được cái hiểu biết của mình, nỗ lực để tìm hiểu những cái gì cần thiết cho cuộc đời tu tập của mình. Mà khi người ta mở cái lớp để triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình, tức là Chánh Kiến, có cái hiểu biết đúng. Để làm gì mấy con biết không? Để cho mình hiểu biết đúng đắn cho các ác pháp, các tà pháp nó không xâm chiếm được mình. Mà mấy con không chịu, chỉ tiếc nhiêu của mình thôi rồi mình làm nhiêu đó thôi. Bấy nhiêu đủ không mấy con? Các con chưa hiểu!

Cho nên cái sự tu học mà có một người hướng dẫn như thế này, thì rất là lợi ích cho mấy con, mới biết cái đường mới biết cách thức chứ còn không mấy con không biết cách đâu.

Thế rồi mấy con cứ nghĩ tưởng theo cái kiểu của mấy con, bây giờ ở trong thất tôi cũng tu yên ổn hơn làm chi cho nó động, thay vì bây giờ ở trong thất mình cứ nỗ lực mình tu. Sự thật ra mấy con tu được gì đây? Thầy nói không được gì hết. Nếu mà được, thì chắc Thầy không mở lớp này cho cực Thầy đâu. Thầy thấy không được, tu cái kiểu của mấy con là tu không đúng.

(09:01) Nói xả tâm, nói ly dục ly ác pháp xả tâm diệt ngã. Nói thì nói, nhưng mà không có biết cái cách, cái tri kiến mình không hiểu mình xả được cái gì. Mà không hiểu, thì mấy con bây giờ có cái niệm nè mấy con cũng nghĩ nó là nhân quả thôi. Rồi mấy con cũng tác ý nhân quả, đi. Như vậy mấy con ức chế mấy con làm gì đây? Mấy con có hiểu nó đâu, mà không hiểu thâm sâu làm sao hiểu, có ai dạy cho mình hiểu đâu.

Cho nên từ khi mà cái lớp này mở nó có những cái cần phải hiểu biết, thì cái mình chưa hiểu biết thì mình cần phải hiểu biết. Nhưng mà mình cứ nghĩ mình là hiểu biết thôi. Thí dụ như những cái bài mà Thầy đưa Nguyên Thanh nó viết ra mấy con thấy cái sự hiểu biết của nó là cái sự hiểu biết của bao nhiêu người mà tích tập lại, nó tích hợp lại. Nếu một người mà chúng ta đọc sách, báo đọc tất cả những sách vở. Bây giờ Thầy đem một cái đống sách đó nó có vậy, mấy con ngồi đọc đi. Hơn là Nguyên Thanh nó ghép lại như vậy để mà khi chúng ta đọc trong mấy giờ mà chúng ta đã hiểu biết tất cả những cái, có lợi ích cho chúng ta hơn. Chỉ cần mấy con nghe thôi, mấy con cũng có cái tầm vóc kiến thức về cái vấn đề đó rồi.

Bây giờ nói năm tháng ngày giờ núi lửa hoặc là sóng thần hoặc là chỗ này chỗ kia mấy con bây giờ đã nghe rồi đó, đã đọc rồi đó mấy con có nhớ lại không? Bây giờ năm nào tháng nào xảy ra ở đâu mấy con nhớ không? Cái kiến thức của mấy con bây giờ mấy con đã đọc rồi đó, bữa đó Nguyên Thanh đọc rồi mấy con có nhớ không?

Còn vấn đề mà đức Phật dạy chúng ta quán cái thân bất tịnh, các con thấy 32 cái pháp, bao nhiêu pháp để tu tập của pháp bất tịnh. Bây giờ mấy con nhắc lại cho Thầy nghe coi.

Người ta học ở trong trường Phật học bắt buộc người ta thuộc làu cái này hết mấy con. Nghĩa là có ở trong Phật học viện mình mới biết được cái đào luyện của quý thầy Đại Thừa. Nhưng mà vì họ không biết cách áp dụng, cho nên họ không có dùng cái Định Vô Lậu để xả từng cái tâm, mà họ chỉ lo cái thiền định, cho nên họ chỉ khi mà họ hiểu như vậy là hiểu. Nhưng mà khi áp dụng thì họ lại áp dụng ở trong cái đối tượng họ như bây giờ ở bên Miến Điện người ta áp dụng thiền Minh Sát Tuệ là sao mấy con biết không? Thay vì người ta ngồi để từng cái tâm niệm người ta xả chứ gì, có niệm người ta dùng cái tri kiến đó người ta xả chứ gì. Trái lại không, ức chế cái tâm phình xẹp. Cứ tập trung ở trong này rồi Định Tướng xuất hiện, tướng gì? Tướng đó là tướng tưởng chứ tướng gì! Cuối cùng họ được những gì? Đó là cái sai mấy con!

Bây giờ chúng ta cũng nói giờ tôi ngồi trong thất tui yên ổn như thế này để nó không có niệm, nó càng thưa dần thưa dần. Chúng ta đi vào cái định gì đây? Trong khi cái tri kiến của chúng ta chưa đủ hiểu biết. Qua những cái bài vở của mấy con hầu hết là mấy con viết Thầy thấy cái tri kiến của mấy con đối với Phật pháp, đối với Chánh Kiến nó còn cạn cợt vô cùng lắm!

(11:57) Vì vậy chúng ta học vừa là học bạn mà vừa học Thầy, để chúng ta huân thêm những cái tri kiến của chúng ta nhiều hơn, nhiều hơn để chúng ta có một cái hướng để mà chúng ta chủ động điều khiển bằng cái tri kiến chúng ta để gọi là tri kiến, làm chúng ta không có bị phiền não, không bị đau khổ, không bị tham, sân. si. Mấy con thấy tri kiến đó rất lợi ích. Và trong đó người ta có những cái pháp hành, người ta chưa nói về vấn đề áp dụng đâu.

Mà khi người ta dạy tới chỗ áp dụng mấy con thấy những cái bài như cô Diệu Vân viết đó là những cái bài áp dụng vào đời sống bằng cái tri kiến đó. Nhưng mà cái lớp đó nó ở trong cái chỗ lớp Tư Duy, Chánh Tư Duy trong tư duy mà. Nó áp dụng vô rồi.

Còn nói về cái lớp Chánh Ngữ mấy con biết học cái bài gì không? Lớp Chánh Ngữ tức là học Tứ Vô Lượng Tâm đó. Nếu mấy con không có tâm Từ, tâm Bi thì không có bao giờ có Chánh Ngữ. Người ta biết cả từng cái bài học của Phật dạy cái lớp nào nó sẽ học cái bài nào đó.

Nhưng trước tiên ở lớp Chánh Kiến người ta cho mấy con học, hiểu biết về cái tâm Từ, tâm Bi chứ chưa áp dụng từ bi. Tới cái Chánh Ngữ nói mới áp dụng vào ngôn ngữ của mấy con đó. Các con thấy tới đâu cái lớp nào nó có lớp nấy chớ nó áp dụng chớ.

Còn bây giờ lớp Chánh Kiến nó chưa có áp dụng đâu. Tới lớp Chánh Tư Duy trong tư duy nó sẽ áp dụng vào đời sống chúng ta đó. Nó cả năm chứ đâu phải là. Các con thấy cái chương trình học Phật nó rõ ràng, nó cụ thể chứ đâu phải mà muốn học ngang xương đâu học được. Cũng như mấy con chưa thuộc số mà mấy con đi làm toán cộng, toán trừ, toán nhân được sao!

Các con hiểu không? Bây giờ cái kiến thức của mấy con, Chánh Tư Duy của mấy con, cái kiến thức nó không hiểu mà cũng như cái người học trò mà chưa học thuộc, chưa có biết viết số nữa. Mà biểu đi làm toán cộng, toán trừ, nhân chia thì mấy con làm sao được! Mấy con chỉ nói thôi chứ chưa có áp dụng được.

(13:51) Cho nên vấn đề học Phật mà Thầy đã thấy được con đường của đạo Phật là con đường giáo dục - đào tạo, chúng ta phải học từng lớp lang. Chớ không phải muốn lớp nào nó lộn xộn lớp nấy được đâu. Cho nên vì vậy lớp này không phải là lớp mà chúng ta ngồi ở trong thất mà gọi là tu tập thiền định. Mà chúng ta chỉ tập để chúng ta quen đi với cái quan sát trong khi lúc bây giờ chúng ta ngồi chúng ta suy nghĩ hoài cũng mỏi mệt chứ đâu phải không. Cho nên chúng ta phải tập đi kinh hành để cho chúng ta phá hôn trầm, để làm cho chúng ta tỉnh. Tập pháp Thân Hành Niệm để đẩy lùi những bệnh chướng ở trong thân chúng ta. Rồi chúng ta tập nhiếp tâm an trú trong hơi thở trong 1 phút, để cho nó quen dần. Rồi tập nhìn lại Tứ Niệm Xứ. Cái này mới tập thôi, mới tập cái này chứ chưa phải đi vào cái lớp gì được hết. Đâu có phải cái chỗ này để mấy con chứng đạo sao.

Bây giờ dạy Tứ Niệm Xứ mấy con cứ chổng khu để mà giữ chứng đạo, chứng đạo sao được mà khi cái tri kiến của mình không đủ để xả tâm làm sao mình chứng đạo! Nếu mà cứ cố gắng kéo dài nữa mình bị ức chế sao. Các con thấy không? Cái tri kiến mình chưa đủ làm sao mình xả được cái tâm của mình. Đó, đó là những cái sai.

(14:55) Mà Thầy thấy mấy con hiểu một cách cạn cợt, vì thế mà Thầy hết sức dạy bảo mấy con mà mấy con không nghe Thầy muốn giải thể cái lớp này đi. Thầy không muốn dạy nữa, bởi vì dạy mấy con có học đâu. Mấy con tin những người nào mà có thần thông, phép tắt có này kia thì mấy con cứ theo những người đó học. Thầy không mời mấy con về đây đâu. Nhưng mà vì Thầy muốn mấy con là những người có thể đào tạo được để cho mấy con đứng lớp để mấy con dạy đạo đức cho thiên hạ. Nhưng mấy con muốn đứng lớp thì mấy con phải là người có đủ Tam Minh. Chứ mấy con chưa đủ Tam Minh, Thầy không cho người nào ra đứng lớp hết.

Còn bây giờ mấy con thấy, từ cái oai nghi tế hạnh có nhiều người người ta từng người ta sống những cái hạnh. Nếu mà thật sự cái Chánh Tri Kiến được đào luyện rồi, thì đến khi mà người ta dạy từ cái lời nói ái ngữ, từ cái Chánh Nghiệp, từ cái hành động oai nghi tế hạnh ở trong cái Chánh Nghiệp người ta sẽ dạy cái người đó, người ta sẽ tu người ta khép mình ở trong khuôn khổ mà của giáo dục người ta đào tạo. Người đó bước đi một bước mà nặng người ta cũng không chấp nhận nữa.

Tới cái lớp Chánh Nghiệp mấy con sẽ thấy nó áp dụng. Thì làm sao mấy con nói ờ người đó tránh như vầy vầy, mấy con bây giờ được ở trong cái thói quen nào tốt đó thôi, mấy con tưởng rằng mình tốt hả. Chưa đâu, mấy con chưa được đào luyện mà, oai nghi tế hạnh mấy con chưa được đào luyện cái gì hết. Mấy con chưa có ở trong cái lớp Chánh Nghiệp làm sao đào luyện được cái hành động của mấy con như thế nào gọi là đạo đức. Chỉ bây giờ mấy con sống trong cái môi trường nào đó thì mấy con quen được cái hành động đạo đức đó rồi mấy con thành thói quen, mấy con có nề nếp bước đi nhẹ nhàng này kia, mấy con ăn nói nhẹ nhàng chứ mấy con được đào luyện chưa? Mấy con chỉ tập theo cái thói quen thôi.

(16:41) Còn có nhiều người thì người ta chưa tập, người ta chưa từng sống. Người ta sống ở trong cái hành động thô lỗ người ta quen đi, nhưng mà những người này khi mà người ta khép mình vào đó thì người đó cũng vẫn oai nghi tế hạnh đàng hoàng chứ cái trường người ta đào tạo người ta cho mấy người đi làm vậy sao? Đi đứng như vậy sao? Khi mà học tới lớp đó người ta cho mấy người có những hành động đó sao? Có phải không mấy con?

Bởi vì cái lớp người ta đào tạo mà. Người ta đào tạo oai nghi tế hạnh của mấy con thì mấy con làm sao vô đây mấy con học mà nếu mấy con cãi lại người ta đuổi mấy con ra liền. Cũng như bây giờ Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến mà mấy con không chịu học Thầy đuổi mấy con chứ sao. Bởi lớp này đâu phải là lớp Thầy dạy mấy con ngồi trong thất mà tu, đâu phải ngồi nhiếp tâm như vậy.

Rồi mấy con nhiếp tâm mấy con bị tưởng mắc công Thầy chứ làm gì, lỡ điên rồi mắc công Thầy chứ làm gì. Cho nên cái lớp này là lớp đào tạo mấy con cái tri kiến hiểu biết. Chứ đâu phải cái lớp mà cho mấy con ngồi trong thất để mà tu như mọi lần đâu. Ở đây nó hoàn toàn nó không có giống như cái lớp Thọ Bát Quan Trai đâu. Nghĩa là cái đó nó dạy chung chung thôi, cho biết tất cả các pháp thôi.

Còn ở đây nó về chuyên khoa rồi. Thầy dạy Chánh Kiến là Chánh Kiến.

Mà Thầy dạy tới đâu làm tới đó, Thầy dạy một phút không được làm hai ba phút. Mà Thầy dạy nhìn quan sát nhìn cái thân của mình thì quan sát nhìn cái thân. Mà mấy con làm hơn thì tức là mấy con đã tu sai. Bởi vì Thầy là thầy mà, Thầy biết được từng cái thời gian phải tu tập như thế nào trong khoảng thời gian một tuần hai tuần ba tuần tu như thế nào. Rồi cái kết quả đó được trắc nghiệm lại để xem coi tập luyện như vậy đúng hay là sai nữa.

Thầy là thầy mà, Thầy hướng dẫn mà Thầy chịu tất cả trách nhiệm.

Còn mấy con làm sai thì mấy con phải chịu. Nhưng mấy con làm mấy con tưởng, mấy con nghĩ như vậy mấy con đúng. Thôi bây giờ mấy con đúng mấy con cứ về, ở đây làm gì cho mất công Thầy? Phải không mấy con cứ nghĩ đi. Mấy con nghĩ rằng mình tu tập như vậy đúng thì mấy con cứ về tu tập đi cho nó thành Phật đi, cho được giải thoát đi chớ ở đây làm gì? Để rồi phải có cái này cái kia?

2. VẤN ĐỀ ĂN UỐNG

(18:45) Trưởng lão: Còn bây giờ Thầy nói về cái vấn đề ăn uống, đây thì mấy con thấy vấn đề ăn uống. Mấy con không nghĩ về người ta có cái tâm người ta thức khuya dậy sớm người ta nấu nướng để đem đến dâng cho mình, đem tận chỗ mình đi khất thực. Thế mình còn đòi hỏi ăn cái này kia. Thầy muốn nói cho các con biết rằng những cái chất độc đó đó, những cái gì mà độc thì chúng ta không ăn.

Chúng ta ra nhận cơm, chúng ta nhận hết thực phẩm về chúng ta quan sát. Bởi vì đức Phật dạy chúng ta khởi tâm Từ, nghĩa là khởi tâm Từ của mình trước khi mình muốn ăn mình khởi cái lòng từ của mình, xem xét hết trên dưới bốn phương. Nghĩa là xem xét hết trên cái thực phẩm chúng ta đang dùng. Mà thấy nghe biết, thì nhất định là không ăn. Nghe, thấy, nghi là không ăn, Ăn không thấy, không nghe, không nghi mà đức Phật đã nói mà.

Nhưng mà trước khi đó phải quan sát khắp cùng, nhưng mà đức Phật dùng quan sát bốn phương tám hướng nghĩa là quan sát tâm Từ của mình chứ ai khác. Từ thứ nhất là thương mình, ăn cái món này độc giết mình nhất định là không ăn. Có phải lòng từ không? Để mình ăn vô mình bệnh là mình có từ mình không? Mình có thương mình không? Đó đức Phật đã dạy trong cái bài kinh đó rõ ràng mà.

Do đó mình quan sát hết mà mình thấy có thịt nhất định không ăn. Hình dáng thịt không ăn. Nghe mùi nghi không ăn. Nghe người nói nghi không ăn. Cho nên cái điều kiện của đức Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng trong cái vấn đề nghi cái này là chất độc không ăn. Hình dáng, thấy hình dáng không ăn. Nghĩa là có sự đau khổ trong này không ăn. Nhưng chúng ta không ăn không có nghĩa là người ta cúng dường rồi mình đòi hỏi ờ phải cho tui ăn cái này, cho tui ăn cái kia là sai.

Đức Phật ngày xưa đi xin nói ờ bây giờ bà cho tui ăn cái này không được, thôi bà cho tui cái khác. Có bao giờ nói vậy không mấy con? Không bao giờ nói cái điều đó đâu mấy con. Nghĩa là người ta cho thì mình nhận hết, nhưng mà về tui ăn cái gì được thì tui ăn. Còn cái gì không được tui bỏ. Ngày hôm đó tôi sẽ có cơm tôi ăn.

(20:51) Thì ở đây chúng ta không đòi hỏi, không đòi hỏi mà phải cho cái này, cho cái kia, cho cái nọ. Nếu mà mình đòi hỏi như vậy thôi mình về nhà mình nấu mình ăn đi. Các con hiểu điều đó.

Cho nên ở đây là Thầy muốn dạy cho mấy con là với đôi mắt của một cái người ăn uống để mình tránh những cái đau khổ cho thân mình, thì người ta cho gì mình nhận cái lòng của họ hết, nhận hết không nói.

Nếu mình là một người tu mà mình nói ra ở phải làm này, làm kia thì người đời họ đánh giá trị mấy con. Chúng ta tu mà cũng giống người đời cũng đòi hỏi cái này, cái kia thì mình còn là người tu gì mấy con? Mình chỉ còn chạy đi ăn thôi chứ làm gì.

Ngoài đời thì người ta nói ờ bữa nay làm vậy tôi ăn không được thôi phải làm cái gì ngon hơn. Còn bây giờ mình trong đạo thì mình nghĩ rằng bây giờ ăn cái này bệnh đau thôi tôi không ăn phải cho tui cái khác tui ăn, thì mình cũng đòi hỏi chứ gì. Cái đó có đúng không mấy con?

Mình đi xin ăn mình không có quyền gì đòi hỏi hết, người ta cho mình đó là may. Mình chỉ còn có mong được mình ngồi không để mình xả cái tâm mình tu. Mà ngay cả cái ăn mình không xả được. Thầy ở đây Thầy muốn khuyến khích mấy con là thấy cái độc mình không ăn. Ờ nước tương thì chất độc, mình không ăn.

Do cái quyền mình mình ăn không ăn cái quyền của mình chứ người ta đổ trong miệng mình được sao. Người ta bảo mình nuốt được sao. Đó là cái quyền.

Nhưng mà cái lòng cúng dường của họ, mình biết họ cực khổ họ nấu nướng như vậy họ phải thức đêm khuya sáng ra họ mới đem lên cho mình như vậy chớ đâu phải là khi không mà nó chín như vậy cho mình ăn sao. Các con thấy cái công ơn người ta quá lớn. Rồi mình còn đòi hỏi thêm nữa, đòi hỏi là cái gì?

Mình muốn ăn theo cái kiểu của mình thế này thế khác thì mình về mình nấu mình ăn đi, chứ mình là người tu mà. Ờ bữa nay tất cả những cái đồ này mình thấy hoàn toàn độc mình không ăn mình sẽ ăn cơm với muối có sao đâu, có chết gì đâu!

Mình nhìn vào cái mình biết rồi, bởi vì đức Phật bảo mình khi mà thọ dụng thì mình nhìn bốn phương mà. Bốn phương, phương trên, phương dưới nữa sáu phương. Mình nhìn toàn diện hết cái dĩa đồ ăn của mình. Đồ độc nhất định không ăn, đó là tâm từ của mình. Phải rãi ra khắp bốn phương mà. Đó thì mấy con thấy trong cái vấn đề cái đó là những vấn đề sai.

3. PHẢI HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ TRI KIẾN ĐỂ XẢ TÂM (TIẾP)

(23:01) Trưởng lão: cái sai đầu tiên là cái lớp Chánh Tri Kiến mấy con không hiểu. Mấy con thấy ví dụ như bây giờ Nguyên Thanh. Bây giờ ví dụ Thầy đặt thành vấn đề nè. Thầy thấy Nguyên Thanh có cái khả năng như vậy, Thầy nói bây giờ Nguyên Thanh soạn giùm Thầy về những cái bài vở, thí dụ như nói về cái thực phẩm bất tịnh. Bây giờ về soạn cho Thầy để Thầy dạy cái lớp này. Thì Thầy đỡ mất công chớ gì, Thầy thấy nó có thể làm được chứ gì. Bởi vì cái tri kiến đó cần phải tích tập chứ gì, cần phải để cho mấy con hiểu chứ gì. Bởi vì qua cái sự kiểm điểm lại về cái vấn đề mà hiểu thì mấy con hiểu còn ít lắm, chưa có hiểu sâu.

Cho nên ở đây chúng ta thấy rõ ràng chúng ta không có chê người nào hết. Nhiều khi các con biết Thầy nói thật sự trong một cái lớp học như mấy con đông như thế này. Mà cái người mà có khả năng lãnh đạo không phải nhiều, cả một cái Thường Chiếu mấy con biết bao nhiêu thầy không? Bao nhiêu bên nữ không? Mà bao nhiêu người được như cô Như Thủy? Mà bên nam bao nhiêu người được như thầy Chơn Quang?

Bây giờ thầy Chơn Quang đóng một phương trời, bao nhiêu phật tử mấy con biết không? Tìm ở trong số tu sĩ mà làm được như thầy Chơn Quang có không? Bây giờ mình đứng ở trong gốc độ thầy mình chê Thầy Chơn Quang chứ sự thật ra bao nhiêu người khen thầy Chơn Quang chứ đâu phải là chê thầy Chơn Quang đâu. Chúng ta hiểu!

Bây giờ ai làm được như cô Như Thủy nè? Bên nữ mấy con thấy làm được như cô Như Thủy. Mặc dù cô Như Thủy cô đã thấy được một cái điều kiện cho nên cô thấy hoàn toàn cô không có làm một cái trò hề, đóng kịch mà đi nói cái chuyện mà mình làm chưa được. Cho nên cô khép mình ở trong khuôn khổ ai làm được. Nhưng mà cô Thủy có tiếng lắm chớ. Nếu mà cô mà làm như thầy Chơn Quang cô cũng đứng một góc trời chứ, cái khả năng của cô Thủy cô cũng đứng một góc trời chứ đâu phải là cô thua ai.

(25:07) Thì các con biết rằng những cái người mà họ có những cái khả năng như vậy, đâu phải là trong chúng ta người nào cũng có hết đâu. Không có hết, đâu phải dễ. Mà nếu những người đó được hướng dẫn đúng chánh pháp thì Phật pháp lợi ích biết bao nhiêu. Như thầy Chơn Quang chẳng hạn. Nếu mà thầy đứng ở trên đạo đức nhân bản - nhân quả mà thầy đã hiểu biết thầy triển khai tám cái lớp Bát Chánh Đạo này thầy đủ khả năng thầy hướng dẫn người ta Bát Chánh Đạo. Thì nó không sai thì bây giờ thầy như thế nào mấy con biết không?

Cho nên nếu mà cần thiết thầy Chơn Quang nếu mà ngày đó thầy tu thầy chứng đạo quả A La Hán thì làm sao ngày hôm nay có một hướng trời như vậy. Các con hiểu biết!

Cho nên trong cái vấn đề đó rất là quan trọng, rất là quan trọng! Các con biết, ở đây Thầy muốn nói cho các con hiểu. Cái người có trí nhớ mà không thông minh, chẳng hạn như ông Lê Quý Đôn, ông có trí nhớ chứ. Ông Viên Tu ông có trí nhớ người Trung Hoa. Nghĩa là ông đọc qua là ông thuộc rồi gọi là trí nhớ. Nhưng mà còn thông minh nữa mấy con. Thông minh như thế nào?

Khi mà Thầy nói ra rồi mấy con làm bài trúng vở đó là mấy con có thông minh. Bởi vì cái ý của Thầy như vậy mà người ta hiểu được cái ý người ta làm thì nó đúng chớ. Còn mấy con không thông minh mấy con làm trật tức là mấy con kém thông minh. Các con hiểu cái thông minh nó quan trọng lắm. Cái trí nhớ người ta đọc qua cái người ta thuộc rồi, còn mình phải đọc ba bốn lần mình mới thuộc. Còn có nhiều người đọc hoài mà không thuộc nữa chớ. Đó là cái trí nhớ.

Phải không? Mấy con thấy không? Cái trí nhớ mà kèm với thông minh. Chưa chắc ở đây mà mọi người thông minh. Thông minh sao mà Thầy nói vậy mấy con không hiểu. Nếu hiểu thì mấy con đâu có tu điên! Đâu có tu khùng!

(26:54) Các con thấy hồi nào tới giờ Thầy bảo: “Ly dục ly ác pháp, xả tâm" bằng cái sự hiểu biết của mình, bằng cái Định Vô Lậu. Nói vậy thôi, rồi bắt đầu mấy con hiểu mấy con có tu điên không? Mấy con có tu mà lọt trong tưởng không? Như vậy là không thông minh!

Tức là mình không hiểu là không thông minh chứ gì, mình hiểu mới là thông minh chứ. Vậy thì cái sức hiểu biết của mình như thế nào? Các con thấy mình đâu có thông minh.

Còn cái hạng mà thông minh người ta nói qua rồi người ta biết được ông thầy đó muốn nói cái gì rồi. Còn cái Tam Minh như thế nào mấy con khỏi nói rồi, người ta biết ở trong ruột chưa nói ra người ta biết ở trong ruột mình nói gì rồi. Đó là cái Tam Minh của người ta nó thông minh đến cái mức độ tuyệt vời. Cái thông minh đến cái mức độ mà nó biết cái quá khứ đời nó bao nhiêu đời nó biết, nó thông minh đến cái mức độ đó. Đó là cái trí Tam Minh của người ta mà.

(27:41) Còn cái tri kiến của chúng ta nó có cái thông minh. Có người thông minh là khi nói người ta hiểu. Còn khi mình nói người ra không hiểu, rồi người ta hiểu qua cái hiểu của người ta. Cho nên thường thường mọi người người ta hiểu qua cái hiểu của họ chứ không hiểu qua cái hiểu của Thầy. Cái ngôn từ Thầy nói ra, nhưng mà người ta hiểu qua cái hiểu của người ta chứ không phải là hiểu qua cái hiểu của Thầy cho nên nó lệch nó sai lệch.

Vì vậy mới có cái chỗ mà chúng ta nói tới nói lui để chúng ta hiểu cho rõ cách thức mà chúng ta áp dụng tu. Nếu hiểu thì kinh sách Phật bây giờ người ta đã tu chứng đạo hết rồi mấy con.

Hai ngàn năm trăm bốn mươi mấy gần năm chục năm rồi. Mà cái người hiểu để mà tu để mà làm chủ bốn sự sanh tử này, hiểu mà để biến Phật giáo thành cái chương trình giáo dục đào tạo đã mấy người mấy con? Mấy con xét từ hai ngàn năm trăm tới bây giờ ai là người đã hiểu được cái đường lối của Phật là Bát Chánh Đạo là cái chương trình giáo dục - đào tạo như thế này?

Mà hôm nay Thầy có nói rồi đó là cái lớp học như vậy vậy rồi. Nhưng mà hôm nay vào cái lớp học này mấy con mới thấy cái chương trình mà dạy các con thấy. Bây giờ mấy con mới Thấy rõ. Chánh Kiến học như thế nào? Chứ mấy con có nhiều người nghĩ như thế này, Thầy vừa dạy lớp Chánh Kiến chứ có Tư Duy trong đó rồi mà. Các con hiểu không? Bởi vì mình có suy nghĩ có Chánh Kiến chớ gì. Nhưng mà tư duy này ở trong cái lớp Chánh Kiến chứ không phải tư duy trong Chánh Tư Duy. Các con lầm hết rồi!

Làm sao con người không có sự suy nghĩ. Nhưng mà cái lớp học của chúng ta suy nghĩ để chúng ta hiểu biết, chứ không phải suy nghĩ để áp dụng vào đời sống chúng ta. Còn bây giờ cái lớp Chánh Tư Duy trong tư duy thì chúng ta áp dụng vào cái suy nghĩ để mà áp dụng vào cái đời sống chúng ta cho nên nó đi vào sát với cái đời sống của chúng ta. Mình chưa hiểu mà bây giờ mình đã áp dụng vô thì mình hiểu cạn cợt mất đi.

Rồi tới Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp rồi Chánh Mạng tất cả những cái này đều qua hành động của chúng ta thân khẩu ý hết. Không có cái nào mà chúng ta không có huấn luyện ở trên thân khẩu ý chúng ta. Tức là con đường của đạo Phật huấn luyện thân, khẩu, ý của chúng ta hoàn toàn ở trên cái vấn đề đào tạo cho chúng ta trở thành một con người rất là đạo đức.

(30:00) Thì các con thấy từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, rồi Chánh Ngữ nè, rồi Chánh Nghiệp, Chánh Mạng các con thấy hoàn toàn nó ở trên cái thân hành của chúng ta không. Tức là nó giáo dục cho chúng ta oai nghi tế hạnh tất cả mọi mặt. Từ cái hiểu biết cho đến cái suy tư. Từ cái suy tư cho đến cái ngôn ngữ lời nói. Từ cái ngôn ngữ lời nói mới đến cái hành động. Đến cái hành động rồi nó mới đem lại cái thân mạng cuộc sống của nó chơn chánh. Các con thấy rất rõ mà, từng lớp mà. Chứ đâu phải là muốn học lớp nào học ngang.

Vậy mà bắt đầu Thầy dạy các con thì các con lại coi thường cái lớp Chánh Kiến, cái lớp đầu tiên căn bản. Nếu mà cái lớp học đầu tiên mà không có căn bản thì mấy con sẽ luôn luôn là những người quá dở, không có giỏi được.

Đó thì hôm nay Thầy nói để cho mấy con biết rằng cái vấn đề tu học mấy con lượng sức mình. Tu được mấy con ở tu, tu không được mấy con về. Chớ rốt cuộc rồi thì buộc lòng Thầy cũng phải, cái người nào mà có quyết tâm tu có quyết tâm học. Học để áp dụng vào tu chớ không phải học để làm cái tủ đựng kinh sách. Con hiểu không?

Hầu hết là người ta học để mà người ta làm cái tủ đựng kinh sách chớ không phải tu. Và tu thì lại tu sai không đúng, cho nên cái tủ vẫn là cái tủ. Mà cái tủ đựng kinh sách là cái tủ mà cái sự tu lại là khác.

Còn ở đây chúng ta học để áp dụng từ cái học vào cái đời sống chúng ta để được giải thoát. Nó không giống của thiên hạ đâu, nó không giống chút nào đâu. Áp dụng từng cái tâm niệm, từng cái sự hiểu biết chúng ta vào đời sống của chúng ta hằng ngày. Tứ Niệm Xứ là đời sống chúng ta chứ không phải ngồi ức chế tâm. Chúng ta sống hằng ngày, cho nên đức Phật nói: “Bất động tâm định”.

Chúng ta ở đó, chúng ta đi, chúng ta đứng, chúng ta làm mọi công việc mà tâm chúng ta không động vì chúng ta là người có tri kiến, có Chánh Tri Kiến.

Chứ không phải là ngồi lì đó để mà cầu cho mình làm Phật ở chỗ ngồi, hoặc là chỗ nhiếp tâm hay hoặc là không phải như vậy đâu!

(32:01) Thầy muốn nói để cho mấy con rõ biết con đường của đạo Phật. Nếu Thầy đào tạo được thì được là vì cái chúng sanh có đầy đủ phước, mà không được Thầy đâu cần đâu mấy con. Thầy thương xót là thương xót, nhân duyên không đủ Thầy bỏ đi, Thầy sẽ đóng cửa.

Nghĩa là tu mấy con tu được tu, mà tu không được Thầy sẽ bỏ, Thầy đâu có cần đâu. Thầy không có cần thiết gì, đức Phật ngày xưa tu xong rồi, sau khi đức Phật thấy mình vừa đủ với cái tình thương của mình nhưng mà chúng sanh lúc bấy giờ đủ thứ chuyện cho nên đức Phật bỏ ra đi. Chứ không phải nói bây giờ ta dạy đủ rồi ta ra đi đâu, không phải đâu!

Lúc bấy giờ đức Phật đã hiểu biết từng tâm niệm của các cái đoàn của Phật giáo. Cái giáo đoàn của ông Ca Diếp khi trở về nghe đức Phật chết là mừng, có ông già ở đó ông làm thế này thế kia, giới luật này giới luật kia đủ thứ. Chết là phải!

Như vậy trước khi mà đức Phật chết đức Phật đã biết từng tâm niệm của chúng sanh hết chứ sao không biết. Cũng như bây giờ Thầy làm sao Thầy không biết tâm niệm của mấy con, mấy con tu đúng hay tu sai. Mấy con nghĩ sai?

Đó như bây giờ thí dụ sư cô Tịnh Bản từ hôm đó tới nay sư cô có dự đây không? Có học không? Thì các con thấy cái lớp học để mở cái tri kiến, cái tri kiến cô đủ, nếu mà cô nói cô đủ sức hiểu thì cô lên đây Thầy sẽ trắc nghiệm. Thầy sẽ hỏi coi cái tri kiến đó mấy con hiểu về Phật giáo cái chỗ nào. Trả lời cho Thầy nghe cái hiểu biết đó không.

(33:37) Mà nếu mà mấy con trả lời đúng, ờ Thầy cho vô thất tu. Mà trả lời sai thì mấy con thấy như thế nào? Mấy con về đi. Ở đây tu là Thầy hướng dẫn. Con đường đi Thầy biết rất rõ. Mà nếu để mấy con tu sai thì Thầy có trách nhiệm chớ. Đó mấy con hiểu không?

Nếu mấy con tu được, sao từ lâu tới giờ mấy con tu lại không được? Nếu được thì bây giờ mấy con đã chứng đạo rồi chứ gì. Chứng đạo rồi thì mấy con phải có Tam Minh chớ. Tới giờ này mà tại sao mấy con không chứng Tam Minh gì hết!

Đâu mấy con cứ thử đi bảo hơi thở tịnh chỉ ngưng để nhập Tứ Thiền đi. Làm thử coi, có được không. Hay là nói còn tu năm mười năm hay là vài ba kiếp nữa! Cái vấn đề đó không phải đâu.

Ở đây đức Phật xác định đã rất rõ: Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Nghĩa là Thầy giáo dưỡng cho mấy con đủ cái trình độ của mấy con thì trong bảy ngày mấy con sẽ thành tựu. Đâu phải khó! Đâu phải tu chơi, tu là đem hết sức lực của mình ra tu. Tu để chiến đấu với giặc sinh tử chứ đâu phải làm chuyện chơi, chuyện thường!

Thế mà dạy mấy con không nghe. Mấy con không nghe thì mấy con tự tu lấy đi, thử coi mấy con có đạt được không?

(35:22) Cô Út báo tin là cuốn sách Hành Thập Thiện, Tứ Vô Lượng Tâm đã được in sắp xong rồi mấy con, vài hôm nữa là xong. Thì đó cũng là cái nỗi mừng, vì Hành Thập Thiện là mười cái điều thiện và Tứ Vô Lượng Tâm là bốn cái tâm từ bi, mặc dù lúc bây giờ Thầy viết nó chưa có đủ tạm thời ngắn gọn để cho cái người đọc không có ngán. Do đó thì nếu mà được cái giấy phép thì cũng là cái tốt cho mọi người để mà chúng ta phổ biến cái tập sách đó, nó đem lợi ích rất lớn mấy con. Rất lớn cho người ta! Thì cũng là một cái bước tiến rất tốt.

Như vậy là những cái điều mà đạo đức mà được dạy lần lượt được nhà nước chấp nhận cho phép, đây cũng là cái duyên tốt trong xứ sở quê hương của mình. Thầy còn bốn cái tập giới luật, mà cái tập dạy về oai nghi chánh hạnh mà Thầy nói ở trong cái lớp Chánh Nghiệp của mấy con sẽ học. Thì sẽ áp dụng vào cái tập sách oai nghi tế hạnh này, tức là cái giới luật mà dạy về oai nghi tế hạnh.

Cho nên mấy con còn học nhiều lắm. Đối với Phật pháp mấy con còn được rèn luyện từng oai nghi tế hạnh, từng lời nói, từng cử chỉ, từng cách thức ăn uống, tất cả mọi cái đều còn rèn luyện, đào tạo mấy con.

Nhưng mới cái lớp đầu tiên mà đã làm Thầy rất bất mãn, bên nam cũng vậy. Thật sự ra Thầy rất tội có một số người thì rất là chịu học, nhưng có một số người thì họ nghĩ rằng cái kiến thức của họ đã hiểu biết sâu sắc.

Nhưng cái sâu sắc của họ thật sự ra từng cái bài viết của họ sao họ không đem cái sâu sắc của họ ra họ nói. Họ hiểu gì về nhân quả? Họ hiểu gì về các pháp vô thường? Hay là chỉ có một nhúm mà thôi! Thật sự đối với sự hiểu biết của mấy con chưa có Tam Minh thì mấy con chỉ hiểu có một nhúm mà thôi chứ không có nhiều đâu. Như một hạt cát giữa một bãi các mênh mông, cái sự hiểu biết của chúng ta.

Cho nên cái học các con thấy người ta học gần chết. Nhưng mà mỗi cái kiến thức của mỗi con người của một thời đại người ta để lại cho mình học, mình học gần chết. Nhưng mà cái đó có cái đúng có cái sai chứ đâu phải là đúng hết sao.

(37:40) Còn ở đây là đức Phật dạy chúng ta để hiểu biết cái đúng, cái như thật không được có gian dối. Chẳng hạn bây giờ mấy con viết một cái bài, mấy con đưa một mẩu chuyện mấy con thêm thắt ở trong đó là mấy con có gian dối trong đó. Mấy con nói cho tốt. Nhưng mà sự thật nó không phải sự thật.

Cho nên đưa một mẫu chuyện là phải đưa sự thật, ở đây là như thật chứ không thể là nói dối ở trong đó được. Các con biết! Đó là những cái mẫu chuyện chúng ta đưa, chúng ta biết rõ ràng biết rành rẽ, thì chúng ta đưa ra mà không biết thì nhất định là không đưa.

Còn thêm bớt là mấy con có lỗi mấy con nói không thật. Cho nên ở đây là phải nói thật, cái mình làm được là nói được. Mà cái mình làm không được mình nói được người ta vẫn biết chứ. Cái này mình học tới cái trình độ nào mình làm được cái này! Người ta hiểu biết chớ. Cái tri kiến của cái người mà người ta lãnh đạo người ta hiểu biết hết. Mấy con không có qua mặt được Thầy hết cái gì tất cả hết. Mấy con nói thì nói Thầy không bao giờ Thầy động chạm đến mấy con đâu, nhưng mà sự thật ra Thầy đã hiểu biết hết.

Với cái trí tuệ mà Thầy đã dám nói Đại Thừa, Thầy đã dám nói kinh sách Đại Thừa như thế này thế khác. Thầy đã dám nói tổ Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước như thế nào thì mấy con biết cái trí tuệ của Thầy phải biết được cái hướng của họ như thế nào rành rẽ như là chỉ bàn tay của Thầy thấy, Thầy biết rất rõ Thầy mới dám nói. Nếu mà biết mù mờ Thầy không dám nói ai hết. Thầy nói thật sự mấy con, cái học hiểu mấy con biết mà mấy con chưa nắm được vững chưa dám nói các tổ đâu. Cái trình độ của các tổ cũng không thua gì những người mà thông minh trong thời đại này.

Bởi vì các con biết, cứ đọc ở trên sách vở của kinh sách Phật hiện giờ các tổ mấy người, mà trong lúc đó họ theo Phật biết bao người tu không. Mà được những cái tên viết lách, mà được những cái tên lý luận như vậy, được những người lý luận vậy được bao nhiêu người? Đâu phải những người đó là những người không thông minh. Đâu phải những người đó là không trí tuệ. Rất trí tuệ chứ. Nhưng mà nó có chánh hay là tà đây thôi chứ. Các con hiểu điều đó!

Cho nên vì vậy mà ở đây Thầy muốn hướng dẫn cho mấy con có một cái chánh tri kiến hiểu đúng như sự thật. Làm đúng như sự thật. Đừng có làm sai!

Nói một cái gì mình nói cho đúng, không được nói sai. Đó là cách thức đào luyện, uốn nắn mình ngay từ cái lúc ban đầu. Mới gọi là chánh. Còn nếu có một sự sai trong đó đó là tà chứ không thể nào. Mình nói sai, mình nhớ mơ hồ gì đó mình nói sai.

Sau khi cái lớp bên nam Thầy nói rồi bao nhiêu người đã viết sai trong đó. Tức là mình thêm bớt ở trong đó. Qua những cái bài học rồi để xác định được cái sai cái đúng.

(40:27) Cho nên ở đây các con nhớ kỹ, trong cái lớp hôm nay người nào tu được, theo cái lớp này được thì nỗ lực tu. Mà theo không được mấy con cứ về. Thầy chỉ cần một người thôi cũng đủ rồi, một người quyết tâm để mà tu tập.

Thầy không đòi hỏi ở cái trí tuệ của mấy con phải thông minh như những bậc thông minh đâu. Bình thường nhưng mà chịu khó huân hiểu biết, chịu khó tích tập những sự hiểu biết của mọi người của chánh pháp của Phật. Hiểu biết về nhân quả; hiểu biết về các pháp vô thường. Hiểu biết, khi Thầy nghĩ rằng đọc qua thì tức là mấy con vừa nghe là mấy con thấm nhuần. Mình vẫn nghe, mình chú ý nghe tự nó nó lọt vô trong đó nó thấm nhuần. Nhưng mình vẫn quên chứ không phải, nhưng mà một giờ phút nào đó nó sẽ bừng nó nhớ lại. Nó không quên đâu mấy con. Nhất là những cái điều kiện mình thuở giờ chưa nghe, chưa hiểu biết mà được nghe người ta nói thì nó vẫn ghi sâu đậm vào trong tâm tư của chúng ta.

(41:23) Còn chúng ta xem thường, chúng ta coi như cái thường thì tức là chúng ta nghĩ mình là hiểu biết hơn thì cái mà hiểu biết hơn cuối cùng mấy con viết Thầy thấy cái hiểu biết của mấy con quá cạn. Không có đúng!

Cho nên sự tu học của chúng ta cần phải có sự học hỏi, mỗi người có một cái gốc độ hay. Mấy con viết cái bài của mấy con có một cái gốc độ hay nhưng mà có cái gốc độ dở. Người nào cũng vậy, chứ không phải người nào mà toàn bộ là dở hết đâu.

Sư Pháp Châu, tức là thầy Pháp Châu thầy viết một câu hai câu thôi. Nhiều khi nó không trúng cái đề tài của cái bài nữa, nhưng mà cái lời nói của thầy nó hay ở chỗ mặc dù nó sai nó không trúng, nhưng mà nó hay ở chỗ là tự tâm nói chân thật.

Đó Thầy nói như vậy chớ không phải cần là chúng ta, nhưng mà chịu khó thầy cũng vẫn ráng ngồi nghe tất cả mọi cái huân tập được những cái mình không hiểu để người ta nói cho mình nghe được những cái lời nói đó nó làm cho thầy bắt đầu có cái tri kiến. Đó là cái dở mà nó trở thành cái hay do mình huân tập.

Cho nên Thầy nói từ cái chỗ mình sinh ra mình chưa biết kêu ba má đâu. Thì mình huân tập cái hiểu biết để kêu ba má. Rồi từ cái bàn, cái ghế như hồi nãy Thầy đã nói mà. Rồi bắt đầu từ đó chúng ta đi học người ta dạy cho mình trong mười hai lớp để trau dồi huấn luyện mình có cái kiến thức hiểu biết. Người ta tạm thấy mười hai lớp đủ cái kiến thức của mình để hiểu biết, chứ chưa còn biết bao nhiêu hiểu biết của con người để lại. Chúng ta chưa chúng ta còn phải học nhiều nữa. Nhưng mà cái sức mà để nhận ra, để hiểu biết thì cái lớp mười hai người ta trang bị cho mình đủ cái nhận xét hiểu biết. Chứ chưa phải mình hiểu biết hết. Chỉ mới có đủ sức nhận xét, nhận xét cái sự hiểu biết của con người ở trên hành tinh này.

(43:27) Nhưng mà trong cái đó có cái đúng cái sai, nhưng mà cái đúng cái sai cái sự nhận xét cái sự hiểu biết đúng sai thì chúng ta chưa đủ khả năng để nhận biết sự đúng sai đó. Cho nên Phật pháp ra đời là giúp chúng ta hiểu biết đúng và hiểu biết sai. Để là gì?

Hiểu biết đúng nó đem lại cái đời sống chúng ta an ổn, bình an. Mà hiểu biết sai nó sẽ đem đến cái đời sống của chúng ta đau khổ, buồn phiền. Các con hiểu? Vì vậy mới gọi là Chánh Kiến. Đó là cái sự học của chúng ta.

Cho nên Thầy mong rằng mấy con đến cái lớp học này coi như một đứa bé mới biết chập chững ở trong cái lớp của Phật giáo. Cái lớp Chánh Kiến, cái lớp căn bản đầu tiên của lớp Bát Chánh Đạo. Coi như mấy con mới vào cái lớp một, cái lớp mới học A, B, C. Nghĩa là cô giáo dạy như thế nào thì làm như thế nấy, cầm tay viết chữ A chữ B chữ O như thế nào thì làm thế nấy, như vậy thôi.

Cũng như một đưa bé mới chập chững bước đi thì bà mẹ nắm tay, lôi từ cho nó dở cái chân nó bước mà nó dở cái chân còn chưa được nó kéo lết cái chân nó vầy. Mà bà mẹ thì nương nương nương lôi đặng cho nó rê cái chân nó dở lên, mà nó chưa biết dở cái chân nó nữa. Các con thấy đứa bé mới tập bước không nó như vậy.

Thì bây giờ mấy con ví mình như một đưa bé, cái sự hiểu biết của mấy con bây giờ Thầy cho mấy con như là một đứa bé mới tập đi. Nó chưa có đúng.

(44:58) Bởi vì từ lâu tới giờ mấy con tu sự thật ra nếu mà đúng thì mấy con đã chứng đạo rồi. Vì chưa đúng cho nên mấy con chưa có chứng đạo. Chứ đâu phải là mấy con không nỗ lực tu. Từ khi mấy con đọc sách Thầy mấy con nỗ lực mấy con tu theo đúng Bát Quan Trai, tam giới rõ ràng cách thức tu tập trong đó Thầy có nói rõ ràng mà, người nào cũng có tu tập. Nhưng nhìn lại mấy con được những gì giờ đây?

Hay là một phần nhỏ nào thôi bây giờ hơi nhức đầu tác ý cái nó hết. Hay hoặc là tâm mình giờ nó bớt. Nhưng mà sự thật ra nó chưa gặp chuyện lớn, chứ gặp chuyện lớn rồi mấy con cũng bò lăn thôi chứ có làm gì hơn. Sân thì sân, mà hận thì vẫn hận, ghét nhau thì vẫn ghét nhau, ganh tị thì vẫn ganh tị. Có gì hơn đâu!

Bình thường thì nói ờ tui cũng hiểu Phật pháp vậy nhưng mà rốt cuộc rồi mấy con xét lại tâm mình coi. Tới chuyện rồi mấy con sẽ thấy nó cũng như thường đâu có gì đâu. Nó đâu có khác gì cái người phàm phu đâu!

Cho nên trong cái vấn đề tu học là cái vấn đề phải cố gắng, phải biết cái giai đoạn, cái trường lớp đã Thầy nói mở cái lớp Chánh Kiến thì mấy con coi như là cái người mới vào lớp một. Và cố gắng, cố gắng.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy