LCK 058A (NAM) - VẤN ĐẠO QUÁN XẢ NIỆM - TỨ NIỆM XỨ - THỌ HÀNH - PHẢI HỌC TẬP TRI KIẾN GIẢI THOÁT - THÔNG MINH - TRÍ NHỚ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 12/01/2006
Thời lượng: [56:35]
(00:00) Trưởng lão: … do cái sự dẫn tâm của mình. Bởi vì pháp Như Lý Tác Ý là pháp dẫn tâm, dẫn tâm vào đạo đó. Cho nên mình thấy nó có gì mà nó làm không đúng là mình nhắc nó, để tự nó điều chỉnh. Rồi trong khi đó mình tu tự nó dẫn mình, nó dẫn đi, nó tỉnh lắm. Chứ mình thiếu pháp dẫn là bị nó đánh mình hoài, nó làm cho mình quên, rồi những cái niệm khác nó đánh vô.
Ở đây là tất cả những cái niệm khác là để cho mình, từ cái chỗ mình học tri kiến giải thoát, các cái niệm khác đến thì mình mổ xẻ nó, hoặc là tác ý, mình thấy cái đó thường quá mình tác ý mình đuổi, nghĩa là mình đã từng hiểu nó quá mà nó cứ đến lui, tức là cái nghiệp, cái nghiệp của nó còn, nó chưa hết đâu, thì mình tác ý mình đuổi, không dẫn, đẩy nó đi được thì mình có phương pháp tác ý, ngắn gọn hơn là mình tư duy. Còn cái gì mình chưa hiểu, cái niệm nào chưa thông, thì mình đưa ra tìm hiểu cho nó thấu đáo thì tự nó hết.
Tu sinh: Cho con hỏi Sư cái chỗ như này. Trong thời gian tu Tứ Niệm Xứ thì nó ào ra rất nhiều, nhưng mà có một niệm gì mình đem ra quán sát theo pháp Quán Vô Lậu, nghĩa là thay vì nói về gia đình thì mình quán Ái Kiết Sử, nói về chùm nhân quả có phải vậy không ạ?
Trưởng lão: Đúng đó con, về gia đình là kiết sử hết, chùm nhân quả đó. Nó thuộc về Ái Kiết Sử thì nó là một cái chùm nhân quả rồi.
Tu sinh: Nó nhận biết các đối tượng của nó, thí dụ như là khởi niệm gì thì mình lấy cái đó ra mình quán xong mình xả nó được phải không?
(01:47) Trưởng lão: Phải rồi, đúng rồi. Nó khởi cái niệm gì, bây giờ nó biết Ái Kiết Sử nó chung rồi, nhưng mà kiết sử với cha mẹ hoặc là kiết sử với em cháu hoặc với một cái người nào, người dưng người lạ, nó có cái tình cảm bạn bè nữa cũng Kiết Sử đó. Mình phải biết, phải nhận xét cho nó rõ. Rồi nó Ái Kiết Sử với một người phụ nữ khác thì nó thuộc về sắc dục, cho nên mình nhận ra mình điểm mặt ngay sắc dục là mình thấy nó bất tịnh.
Do cái sự bất tịnh đó thì mình quán mình xả cái bất tịnh, bởi vì cái nào nó ra cái tác động ấy. Còn nếu mà với cha mẹ mình Ái Kiết Sử mình thương nhớ cha mẹ mình thì mình quán cái nhân quả, có duyên nhân quả mới gặp nhau, sau này chết đi, khi mình chết rồi cái nhân quả nó rã đi nó đâu còn biết là cha với mẹ mình đâu. Cha mẹ mình thì sinh ra trong nhân quả, mình cũng sinh ra trong nhân quả, nhưng vì có cái chùm nhân quả đó mà mình mới gặp nhau ở trên cái cuộc đời này, mới thành cha thành mẹ, con cái.
Tu sinh: Trong thời gian mà mình quán như vậy, cái tâm niệm mà lúc trước mình để chỗ sống mũi đó, bây giờ mình phải làm sao?
Trưởng lão: Bây giờ mình tập trung vào ngay chỗ cái niệm đó, chỗ cái niệm mình suy tư đó. Coi như là khi mà nó bình an thì nó sẽ ở chỗ mũi mình thấy hơi thở ra vô mà quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Nhưng mà không bình an thì ở chỗ khác, tức là cái niệm hoặc là cái cảm thọ thì nó ở chỗ đó rồi, nó không ở cái chỗ này nữa đâu.
Do đó từ đó mình dùng cái pháp khác để mà quét nó, mình ở trên cái pháp khác chứ không phải ở trên Tứ Niệm Xứ nữa. Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ thì “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu", thì trên thân bây giờ thấy nó ưu phiền thì ở trên cái pháp khác khắc phục chứ không phải ở đó mà khắc phục được. Cho nên mình đâu có ở chỗ cái tâm thanh thản mà khắc phục nó được đâu mà phải ở cái pháp khác để mà khắc phục.
(03:47) Đó thì cũng như bây giờ con ở trong Định Vô Lậu con mới tư duy quán xét thì đâu còn ở trên Tứ Niệm Xứ nữa đâu, để mà đẩy lui cái chướng ngại đó ra. Khi cái chướng ngại đó ra rồi thì mới trở về Tứ Niệm Xứ, thì gọi là hộ trì chân lý. Mình bảo vệ, mình hộ trì nó, cái chân lý của mình. Cho nên vì vậy mà mình phải làm sao mình đuổi được cái thằng giặc nó vô đây nó chiếm này, cho nên nó làm mất cái chỗ thanh thản, an lạc, vô sự của mình này. Bây giờ mình đang đấu tranh với nó để cho nó ra khỏi, để cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự nó mới trở lại. Mà khi nó ở lại thì mới ở trên Tứ Niệm Xứ. Còn lúc bấy giờ mình ở trên cái ác pháp chứ không phải ở trên Tứ Niệm Xứ, con hiểu chỗ đó.
Cho nên Tứ Niệm Xứ là nó luôn luôn nó hoạt. Nếu mà mình được cái chân lý hiện tiền ra được, thì chân lý được hộ trì. Còn bây giờ coi như mình sử dụng nó bảo vệ cái chân lý, cho nên luôn luôn lúc nào mình cũng tác chiến hết, mình giữ gìn. Đó vậy mới gọi là Tứ Niệm Xứ mới được.
Tu sinh: Thầy bảo vậy là, khi mình đã quán niệm xong rồi, xả niệm xong thì thấy là nó thong thả trở về ngay chỗ vị trí.
(04:57) Trưởng lão: À mình trở về chỗ vị trí. Khi mình đuổi nó xong rồi, cái niệm đó mình thông suốt rồi, hoặc cảm thọ mình nó hết rồi, thì bắt đầu trở về thì mình nhắc lại “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết”, mình nhắc lại, bảo nó: "Ly tham, sân, si, tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự", để cho nó ở trên Tứ Niệm Xứ. Bắt đầu vậy, mà hễ có chướng ngại thì dùng cái pháp khác đánh, đánh xong rồi cái trở về cũng nhắc lại để cho nó trở lại Tứ Niệm Xứ nữa. Chứ không phải nói mình trở lại cái mình làm thinh mình trở lại không phải đâu, phải dẫn bằng cái pháp hướng đó con, pháp Như Lý Tác Ý.
Tu sinh: Kính bạch Trưởng lão, vậy khi mình ngồi tu Tứ Niệm Xứ, cái niệm nó nhiều thì cũng có không sao.
Trưởng lão: Không có sao,không có sao hết. Cái niệm nhiều thì lần lượt mình đã học tu quán xét, tư duy, suy nghĩ, triển khai cái tri kiến con, thì cái niệm nó sẽ thưa dần, thì cái Định Vô Lậu mà con.
Tu sinh: Có những cái niệm nó không đáng, đi đâu mình thấy cái gì đâu lạ lạ, vậy tự nhiên nó thu vô hồi nào, bây giờ tự nhiên mình ngồi cái nó nhớ lại cái này, nó nhớ lại cái kia, không đáng mà lại nhớ.
Trưởng lão: Niệm đó là niệm tào lao, cũng làm động đó.
Tu sinh: Dạ tào lao vậy đó, nó cũng làm mình động, nhiều khi cũng quên đó nha, con thấy khi một hai niệm đó đến, nó vừa đến con tác ý, tác ý chưa hết câu nó cũng mất tiêu rồi.
Trưởng lão: Ừ, nó lặn mất rồi. Thì những cái niệm tào lao đó mình chỉ cần dùng cái pháp tác ý là đẩy lui mất.
(06:22) Tu sinh: Con xin kính trình đức Trưởng lão là hôm kia buổi học con xin uống thuốc đó, nhưng vì con được Trưởng lão sách tấn cho con nghe con hiểu, con về con không uống thuốc vô, con chơi với nó tới sáng luôn, không biết nó có sao không. Còn dùng Tứ Niệm Xứ, con tác ý bằng tâm mình đó, con chỉ như này đó, con dùng tâm con đưa ra, phát hết trơn à.
Trưởng lão: Đúng vậy, phải gan vậy đó. Thầy nói gan dạ là pháp thọ
Tu sinh: Lúc nó đau quá làm con vô minh hay sao đó, con nghĩ uống thuốc nó mới hết, chắc là nó cũng dẫn mình, nó dẫn con nghĩ là uống thuốc nó mới hết chứ ban đầu con cũng nghĩ là con cương với nó. Dạ, nhưng mà lúc đau quá cũng nghĩ phải uống thuốc.
Trưởng lão: Như vậy nó dẫn đó, ác pháp nó dẫn mình.
Tu sinh: Con mới nghĩ để đau như vậy làm sao mà làm bài được, nó đau ngay giữa lòng bàn tay sao làm bài được, sao cầm cây viết được. Nghĩ vậy để ra xin Trưởng lão uống thuốc về mới viết được. Con về con nghĩ là nó dẫn, nó xúi mình.
Trưởng lão: Đúng vậy đó, nó xúi mình.
Tu sinh: Thành ra con về con cũng kiên trì mỗi một lần con tu khoảng nửa chừng đó, cho nó có cái lực, thì đó con mới hướng cái tâm về con xử lý nó.
Trưởng lão: Đúng rồi, nó có sự nhiếp tâm an trú ở trong đó rồi, nó có cái lực rồi đó. Đúng là con làm đúng đó không sai đâu.
Tu sinh: Chứ nói xơi xơi thế này nó không có nhằm nhò gì.
Trưởng lão: Đúng vậy, mấy con tu tập rồi biết cách rồi đấy, tạo cho nó cái lực rồi mới đẩy lui nó ra. Thành ra sau này những cái cảm thọ mấy con không có sợ đâu. Bởi vì Thầy nói tới chừng mà tu Tứ Niệm Xứ là các con đã có cách đẩy lui những cái cảm thọ rồi, cho nên không có lo, đừng có sợ chết nữa.
Mà khi không sợ chết thì mấy con bảo là nó đi đó, mà hễ nhút nhát nó đau quá chịu không nổi đâu, thì tức là cái dạng sợ chết. Sợ nó làm hoài đó, nó không có chuyển đổi cái nghiệp, mình sợ là mình bị chi phối bởi cái nghiệp nhân quả, còn mình không sợ tức là mình vượt qua cái nhân quả, chuyển đổi, thay đổi. Còn kia mình bị cái nhân quả nó tác động mình, mình sợ là bị nó tác động mình càng nhiều.
Tu sinh: Vậy con xong rồi.
Trưởng lão: Rồi, đến con.
(08:55) Thanh Quang: Kính bạch Thầy, con xin trình bạch Thầy là về tình hình bệnh tật của con như thế thì con về con có cân nhắc, con có suy nghĩ là trong những ngày vừa qua thì con đã đối phó với nó theo cách là, nếu khi bình thường, không có hiện tượng huyết áp gì đến, thì con vẫn phải, tức là cứ 30 phút thì con lại nghỉ 30 phút. Mà 30 phút ấy là con suy nghĩ về Định Vô Lậu tức là bài viết, chứ con không ỷ cho rằng chơi bời, nghỉ ngơi đầu óc thỏa mái hẳn mà con chuyển hẳn sang hướng suy nghĩ làm đề cương, dàn bài để chuẩn bị cho bài viết.
Thế thì cứ ba buổi sáng, ba cái lần như thế thì ba lần kèm theo 3 tiếng, đến buổi tối thì con tập đến 10 rưỡi, còn sáng con tập 4 tiếng, từ 2 giờ đến 6 giờ. Thì bạch Thầy đối với những khi mà con còn khỏe thì con như thế.
Thế nhưng mà khi mà yếu, con thấy hiện tượng huyết áp đến thì những buổi ấy con sẽ tập theo kiểu là 2 tiếng đồng hồ liền con tập Thân Hành Niệm, đi liền một mạch, thế còn lại tiếng về sau con lại bắt đầu tập Tứ Niệm Xứ chứ con không bỏ nữa. Tức là buổi nào con cũng có Tứ Niệm Xứ cả, có điều tăng giảm tùy theo tình hình của bệnh cấp độ khác nhau. Thì con thấy như thế nó cũng có hiệu quả rất tốt.
Tức là mấy ngày vừa rồi là thời gian mà có lẽ cao điểm nghiệp lực trong con hoành phát đủ thứ sao đó. Thế nên là con thấy những buổi chiều có lúc nó lên tới 180, nhưng hôm khác có lúc khoảng chừng 7, 8 giờ tối là bắt đầu nó lại xuống trở lại bình thường. Thì hiện tượng nó cứ thế, huyết áp hiện nay ở mức độ như thế, rõ ràng con thấy pháp đã chế ngự nó một cách rất rõ rệt, nó có hiệu quả, có lẽ là mạnh hơn cả những liều thuốc huyết áp mà khi lên cơn người ta phải dùng.
Người ta lên cơn người ta phải dùng thì đây mình ôm pháp thì nó cũng giảm. Hiện nay với tình trạng cơ thể con thì con thấy là điều đó rất tốt. Còn có đợi thời cơ, đến lúc nào có điều kiện Thầy cho phép thì có khi con nghĩ là phải đánh dóc nó vào trong phòng cả đêm từ tối đến sáng, đánh đến lúc mà có thể thắng thì phải tập trung lực lượng để đánh đẩy lui tiếp. Thì thưa Thầy như vậy.
(11:18) Còn về tập Tứ Niệm Xứ thì mấy hôm nọ con thấy rất là khó khăn trong cái việc tập Tứ Niệm Xứ. Bắt đầu tác ý rồi thì nó mờ mịt đi, con cảm thấy như là nghiệp lực nó dồn đến, khi con tác ý đến tất cả những điều đó sau nó dồn đến nó đánh con đủ mọi thứ. Lúc đầu thì mờ, trong khi bình thường thì tỉnh táo, nhưng mà đến lúc vào tập Tứ Niệm Xứ thì mờ, thậm chí những câu tác ý mà còn cứ luẩn quẩn. Có 3 cái ý cần phải tác ý mà có nhiều lúc cứ phải căng đầu ra suy nghĩ, con thấy nó như thế.
Thế rồi thậm chí tự nhiên nó nổi lên ngứa không thể tưởng tượng nổi, mà cái ngứa đấy là cái ngứa gọi là phong giáp, tức là nó tịt lên từng mụn từng nốt từng giọt, nó ngứa rất nhức rất khó chịu. Những cái này con đã bị từ hồi 10, 11 tuổi, đến bây giờ con thấy là dịp này tập nó bắt đầu nó ra. Thế mà bắt đầu tác ý một cái thì con biết là trên pháp quán pháp, nó chính là pháp, ta phải lấy pháp để quán về nó, thế thì kiên quyết chống lại nó để không đưa tay hàng.
Thế nhưng thưa Thầy có những lúc nó còn hơn ngồi trên tổ kiến lửa đến nỗi con không thể chịu nổi được nữa, con đành rằng thôi tao tạm thời nhượng bộ mày, không có cách nào khác. Thí dụ như được độ 10 phút, 15 phút con nhượng nó, con chấp nhận để gãi, con bôi dầu
Trưởng lão: Thua rồi.
Thanh Quang: Con thua nó, thì như thế là hai bên tiếp tục đều tồn tại để chiến đấu. Chứ còn nếu không sẽ bị một bên bị tiêu diệt, mà con thì chưa diệt được nó, thế thì nó sẽ đánh khụy con.
Trưởng lão: Căng quá, phải gãi cái.
(12:59) Thanh Quang: Đúng, bạch Thầy là phải như thế. Thế nhưng mà từ hôm đến nay thì con thấy là rõ ràng là đã tốt lên rất nhiều. Tốt là chỗ thế nào? Tốt là con đã ngồi nhiều buổi 30 phút hoàn toàn không cựa quậy, dứt khoát không động. Nhất là về ban ngày thì không hề có ngủ nữa, không có hôn trầm nữa.
Con dùng cái pháp như Thầy đã dạy, Phật đã dạy tức là hít thở chậm chậm, từ từ đến lúc nó đến mức độ nín hơi nó căng lên một cái thì bên này hít vào hoặc mình lại thở ra thì tự nhiên đầu nó bình tĩnh. Hoặc là con tác ý cái câu: "Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô", thì con thấy là câu ấy rất có hiệu quả.
Mấy hôm nọ là con đã chặt nó ra, chặt đến 10 phút thì cho cử động, hoặc là 15 phút thì cho cử động để chống đối với mọi chuyện. Thế bây giờ con đã ngăn các ác pháp bằng cách nếu mà muốn thì đeo cái khăn phủ mặt như thế, chân thì xỏ vòng tròn, riêng mỗi là không còn phải chống đỡ việc ngồi, thế còn cái ngứa thì đã chịu đựng đến cái mức độ như thế. Thì bạch Thầy là con đã thấy trong cái Tứ Niệm Xứ tập bắt đầu dần dần nó đi vào. Và con cũng thấy đã có sự yên ắng được một đôi ba phút.
Thế nhưng con vẫn chưa được rõ lắm về pháp Tứ Niệm Xứ, hiểu thì gọi là hiểu nhưng con cho rằng hiểu một cách rất lờ mờ.
Theo con nghĩ, bạch Thầy, tập Tứ Niệm Xứ, cái pháp cơ bản của Tứ Niệm Xứ tức là trong tất cả bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể tập được. Thế và tùy theo với đặc tướng đặc tính của mình mà mình thiện xảo trong mỗi oai nghi ấy, làm sao cho nó phù hợp. Cốt điều là vẫn giữ được cho tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Thế thì cái cách của nó cơ bản là như thế, nên người ta chỉ cần ngồi nghỉ ngồi chơi, tựa lưng ở cửa rất nhàn nhã và người ta quan sát trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp giống như ông chủ ngồi quan sát trên cái mảnh đất đai của mình, nếu chỗ nào có sự kiện gì thì bấy giờ ta mới đến đó để mà ta giải quyết. Trâu phá rào chỗ nọ, người vào xâm nhập chỗ kia thì người ta mới tới, còn nếu không người ta cứ quan sát trên một cái bình diện chung như thế để người ta giữ ở trạng thái thanh thản.
Trưởng lão: Đúng đó.
(15:28) Thanh Quang: Thế nhưng để làm được như thế thì đã trở thành sự thuần thục mới có thể thấy được, chứ chúng con hiện giờ chưa thể có cái như thế được, nên phải bằng những động tác chặt đoạn ra, tập những cái cơ bản, cơ bản nhất. Thí dụ bây giờ tập trung vào ngồi một cách im lặng để giữ tâm, gom chặt nó lại một chỗ để mình tập trung quan sát về bốn cái điểm thân, thọ, tâm, pháp từng chỗ một, đó chính là cách rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật, kỹ xảo. Để cho chắc cái bước này thì mới tiến lên chỗ quan sát trên bình diện toàn bộ.
Trưởng lão: Đúng vậy.
Thanh Quang: Thế thì con nhận thức nó như thế, nên con thấy rằng, có phải chăng như vậy ở trong đầu mình luôn phải giống như một người đi tuần trên bốn chặng hành trình của anh ta, hoặc giống như một người tuần ở đường sắt, anh ta phải đi từ ga nọ tới ga kia, trên các điểm thì anh ta vẫn phải đi liên tục như thế quan sát những cái điểm đấy.
Thí dụ điểm A, điểm B, điểm C, hết anh ta lại phải quay lại điểm A, điểm B, điểm C. Thế thì ở đây con phải ngồi, bằng cái đầu của con, con suy nghĩ trên cái việc về thân: trong lúc ấy thân có đau đớn, có nhức, có mỏi, có ngứa có gì không? Không có, thì đầu con bắt đầu chuyển dời sang chỗ thọ, xem hiện nay ở chỗ thọ có cái cảm gì đối với cơ thể mình không, có nóng gì không? Có lạnh gì không, có rét không, có những hiện tượng gì không?
Không có gì, thì ta lại bắt đầu đi, chuyển sang chỗ tâm, nếu vậy có khởi lên có nhớ gì không, có thương gì không, có cái yêu cái ghét gì không? Không có thì lại bắt đầu chuyển sang rà tiếp những chỗ khác, xem là có cái gì tác động bên ngoài ảnh hưởng gây chướng ngại đối với mình không, có đài hát không, có người nói to không, có tiếng các loài thú vật làm mình bị phóng tâm ra chỗ đó không? Không có thì lại bắt đầu đi vòng lại chỗ thân.
(17:27) Thế nghĩa là cứ suốt 30 phút tập là con cứ phải liên tục trong cái cảnh hoạt động ấy, thế ngoài ra, thế nếu có cái gì đó khởi lên thì lấy cái tỉnh giác của mình, lấy cái Chánh Kiến của mình để xem ngay cái này là thiện hay là ác. Nếu là thiện có thể tiếp tục để cho nó tự nhiên, tự do tư duy, nhưng nếu là ác thì phải nhận ngay đây là ác, thì chặn đứng nó ngay bằng câu tác ý và câu cắt đứt nó.
Tác ý xong bấy giờ mình bắt đầu lại quay lại cái động tác ban đầu, tức là trước khi vào tập thì các câu tác ý đều phải khởi động từ đầu là: "Tất cả những khởi niệm về quá khứ, hiện tại, vị lai đều phải dừng ngay, cái tâm ở đây là ở trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự. Hãy giữ tâm ở chỗ đó", tác ý như thế, "Tâm thanh thản, an lạc và vô sự". Thế là bắt đầu con tập. Những cái câu đầu ấy là tất cả trong một buổi đều phải khởi lên, nếu bị những chướng ngại đều phải như thế.
Thì bạch Thầy con suy nghĩ về cái Tứ Niệm Xứ mà con tập hiện giờ như thế có đúng không?
(18:30) Trưởng lão: Đúng đó con, để Thầy dạy cho con thấy này. Bây giờ như trong bốn cửa thành, Tứ Niệm Xứ là bốn cái chỗ, mỗi chỗ mình đặt một người canh gác, mình là cái người đi xem mấy thằng gác này. Đến đây tao hỏi nãy giờ mày ngồi đây mày có thấy cái gì không? mày không phải không? Ờ nó trình bày nó không thấy có gì vô đây hết, cái cửa này không có ai hết. Bắt đầu đi qua cửa kia, dòm coi hỏi có thấy gì không, y như mình là gác trưởng đó, mà có bốn thằng lính đặt trong bốn cửa thành, cho nên mình đến thăm cửa này rồi, mình đến thăm cửa kia, cửa nọ. Mới đầu là phải tu vậy đó con.
Gọi là trên thân quán thân, trên thọ quán thọ. Quán là quan sát coi kỹ lưỡng, mà mình đâu có ngồi một chỗ mình coi kỹ lưỡng được buộc lòng mình phải chạy tùm lum vậy đó, đi vòng vòng vòng vòng bốn cửa thành. Mới đầu suốt 30 phút con đi vòng vòng vậy, sau đó khi con đã quen rồi thì bắt đầu con ngồi một chỗ con nhìn, tức là ngồi trên chỗ hơi thở mà nhìn nó thì mới được. Còn bây giờ con ngồi trên chỗ hơi thở con nhìn một hơi quên, nó quên cửa này, quên tuốt bốn cửa, quên luôn, nó đi đâu nó không chịu ở đó nó nhìn đâu.
Mới đầu mình như một người lính chịu khó đi bốn cửa thành, đi hoài, đi suốt 30 phút, hết cái thời gian của mình thôi mình xả nghỉ, mệt quá, rồi lát nữa trở lại gác nữa. Đi cũng vòng vòng vòng vòng bốn cửa thành đi coi hoài của này tới cửa kia, đi luôn luôn vậy đó, suốt 30 phút thì con suy tư, con nghĩ đúng đó, không có chật đâu. Chịu khó như vậy sau đó nó mới tỉnh. Chứ không phải bây giờ mấy con ngồi coi nó hay quên lắm. Mình nhìn mình biết rồi, cái câu đức Phật dạy đó “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, mình nói vậy xong mình nhìn có một chút à, xong rồi nó quên mất, thành ra nó không có được bình an đâu.
(20:26) Cho nên mới đầu vào mình phải đi vòng vòng, tức là trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ. Quán tức là quan sát, xem xét nó, chứ không phải quán là mình tư duy suy nghĩ cái này cái kia, mà quan sát nó thôi. Cứ quan sát nó thấy bình yên không có gì hết, mà hễ có là đuổi ra liền tức khắc, đi qua dùng một cái phương pháp khác đuổi liền.
Tức là bây giờ nó không có thì mình chắp tay sau đít mình đi xem, mà hễ có là rút cắc ra đánh liền. Nghĩa là luôn luôn mình có vũ khí trong tay, đi gác bốn cửa thành này. Có vũ khí trong tay, con phải có nhiếp tâm an trú này, cách thức để đẩy lui cảm thọ của thân, có tri kiến để phá, hóa giải, tức là Định Vô Lậu, có phương pháp tác ý, con thấy không? nó có đủ thứ, có pháp Thân Hành Niệm này. Nghĩa là hôn trầm, thùy miên mà vô cửa thành tao là tao đánh liền, có vũ khí đàng hoàng. Tất cả những vũ khí đó các con phải trang bị cho đầy đủ hết rồi, cho nên hễ nó ló cái mặt nào lọt trong cửa thành là con đánh liền, không có để.
Bởi vì con sử dụng như cái người lính gác thành rất là cẩn thận kỹ lưỡng, mà đầy đủ, mang theo đầy đủ vũ khí, coi như trên người con mang những cái loại vũ khí đấy hết, chứ không bỏ sót ở chỗ khác được đâu, chạy về mình lấy nó thì ở đây mình chắc chết, coi như mang sẵn, hễ đụng nó là đánh liền. Đó như vậy gọi là tu Tứ Niệm Xứ.
Tu sinh: Dạ Thầy nói vậy con cũng có điều xin hỏi Trưởng lão, thấy con có trong cái trạng thái này. Thì nhiều khi ngồi không có niệm nhưng rồi cái mất tiêu, không còn nhớ mình ở trên cái hơi thở nữa.
Trưởng lão: Ừ, quên quán rồi đó.
Tu sinh: Bởi khi ngồi yên một chỗ cũng không phải là dễ, xong rồi như thầy Thanh Quang là hay hơn à, con mới đi vòng vòng như vậy.
(22:23) Trưởng lão: Đi vậy cho nó tỉnh đó, tại vì bắt buộc nó phải đi, nó phải tỉnh. Thì mới mà, sau khi nó tỉnh đàng hoàng rồi nó có sức tỉnh rồi bắt đầu ngồi nhìn nó nó mới tỉnh luôn, chứ không khéo nó quên. Vì vậy cho nên Thầy nói mấy con, nhắc nhở nó cho nó tỉnh, chứ không khéo nó không tỉnh.
Tu sinh: Trường hợp mà bị ngứa rồi tác ý như vậy nó không đi rồi phải làm sao?
Trưởng lão: À ngứa thì có cảm thọ rồi, rồi không đi thì đừng có gãi, mình cứ tác ý hoài, tác ý chừng nào đi thì thôi. Mình có pháp mà, coi như là con sử dụng cái vũ khí con đánh nó là cái phương pháp tác ý rồi con nhiếp tâm an trú trong cái hơi thở của nó, hoặc là trong cái thân hành của nó. Mà nó chưa có đi thì con cứ ôm pháp thân hành rồi con đứng dậy con đi đi, rồi con tác ý từng hành động chứ đừng có móc gãi. Con ngồi đó móc gãi thì con thua trận nó rồi.
Con hiểu không? bây giờ nó ngứa này, bây giờ mình phải có pháp chứ mình ngồi gồng mình với nó mình gồng không nổi đâu. Thực sự con ôm pháp một chút nó quên mất à. Con cứ lo ôm pháp đi, thí dụ bây giờ nó bị ngứa này, ngứa chỗ này ngứa chỗ này, mà hễ mình thò tay gãi chỗ này thì nó tới chỗ khác nó ngứa nữa chứ không phải hết. Chỗ này nó hết chứ chỗ khác nó tới, cho nên mình biết là cái ngứa nó dây chuyền, nó móc chuyền nhau, cho nên khi đó mình đừng có gãi. Đứng dậy ôm pháp Thân Hành Niệm đi liền đừng có ngồi gồng mình chịu không có nổi với nó đâu, thế nào mình cũng thất trận. Cái bệnh ngứa coi nó không chết chứ nó khó lắm chứ, coi như là mình gồng mình mình chịu một hơi mình thua liền.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, cái ngứa do nguồn gốc nào, do nghiệp chướng của mình, do đâu mà bình thường nó không có, nhưng mà khi ngồi tác ý xong rồi tự nhiên mình nhột lỗ tai, có bữa nó nhột bên đây. Con tác ý hoài nó không yên.
Trưởng lão: Cái đó là cái thọ hành đó, cái phương pháp mình tu cái cảm thọ nó ra nó đánh. Bình thường mình không có ngứa, trời ơi sao ngồi tu một hơi nó đổ ra, đó chính là cái thọ hành. Bởi vì cái phương pháp mình nó đổ cái nghiệp ra.
Tu sinh: Con ngồi tác ý hết chỗ này nó qua tới bên kia, tác ý bên kia con chỉ bên phải, cái lỗ tai, con chỉ vậy đó, chỉ bên trái nhưng cũng được con phải tác nhẹ.
Trưởng lão: Tác nhẹ à, chứ mà gặp nó ngứa mà nó nổi mụn lên trời ơi ghê gớm lắm nghen, do đó mấy con chỉ con ôm pháp Thân Hành Niệm mấy con đi thôi, đi một hơi nó quên mất à.
Thanh Quang: Bởi vì cái nhiếp tâm của chúng con không mùi mẽ gì với những cái thọ nó đánh kiểu đấy cả. Con đã theo dõi, quan sát có những lúc con nghiến răng chịu đựng, nhưng nó cũng có kiểu nghiến răng của nó.
Trưởng lão: Cái lực nó cũng ghê lắm chứ không phải đâu.
(25:09) Thanh Quang: Bạch Thầy có phải đúng là khi chỉ có tu Tứ Niệm Xứ mới là cái pháp mà nghiệp nó dồn đến mạnh nhất không ạ?
Trưởng lão: Đúng đấy con, bởi vì Tứ Niệm Xứ nó mới đổ dồn ra hết, nó tuôn trào ra, quét cho nó sạch, nó thanh tịnh đó. Coi vậy chứ nhất định là trong bảy ngày, bảy tháng, bảy năm, nhưng mà bảy năm nó lâu chứ không có dồn đâu. Mà mình nỗ lực mình tu trong bảy ngày coi nó dồn, nó dồn ghê lắm, dồn muốn chết, nó đổ đủ thứ hết. Quyết định mình tu suốt đêm suốt ngày, coi bảy ngày đêm coi nó dồn ra coi, cái gì nó cũng dồn ra hết, bởi vì bảy ngày phải chứng đạo. Còn nếu mấy con tu coi như mấy con tu mà còn ngủ nghỉ rồi đó, thì tu bảy năm, nhưng mà cuối cùng phải bảy ngày chiến đấu chứ không phải là bảy năm nữa đâu. Nó dồn ra, lúc mà sắp sửa chứng đạo nó dồn.
Bây giờ thí dụ mấy con ôm riết pháp rồi, cách thức biết rồi, trang bị mấy con đủ rồi, bắt đầu mở màn bảy ngày giải phóng, thì mấy con sẽ thấy nó đổ ra, nó đánh tan nát, nó đánh tơi bời.
(26:11) Tu sinh: Cái lúc đó là Trưởng lão thường nhắc là phải có một lần chết nó mới …
Trưởng lão: Đó! Trong bảy ngày đó, chết với sống với nó.
Tu sinh: Con vẫn thường nghe Trưởng lão nhắc câu đó mà con để khi nào rảnh con hỏi đó. Lúc đó đau đớn như thế nào?
Trưởng lão: Thôi, Thầy nói nội cái ngứa không thôi, nó cứ dồn dập tấn công hoài. Nó ngứa, càng ngứa lên nữa, các con cũng biết, đừng có nói chuyện tới cái đau. Nó đau, đau tận cùng, đau khiếp đau khiếp, tận cùng đau, coi như mình ngắc ngư muốn chết. Mình cứ ôm chặt pháp mà tác ý, cho nên bây giờ mấy con luyện tập cho nó thuần quen đi, chỉ còn nước tác ý thôi, tác ý mà đánh cái thọ. “Thọ mày đi đi, ra khỏi” cứ như vậy mà giữ cái thân chịu đựng như vậy nè, gồng mình lên mà chịu đựng, mà tác ý luôn luôn phải nhớ tác ý, chứ còn không tác ý nó ngả mình xuống liền.
Tu sinh: Bạch Thầy, cũng như thầy Minh Thuận kể trong bài vậy thôi, cũng đau ghê gớm lắm phải quét ra luôn à.
Trưởng lão: Nhưng mà cái đó ít thôi, cái đó bị tưởng rồi đó, thọ tưởng, cái cảm thọ của tưởng, nó vậy đó. Còn cái kia là tưởng nghiệp của mình, nó đổ ra ghê gớm lắm, tới chừng coi như mình mất tiêu rồi cái bắt đầu nó hết, coi như mình chết rồi đó. Nghĩa là đến tận cùng cái sức mà đấu, đá của mình với nó cái mình mất, nó cũng mất, mình cũng mất. Cứ mình sống lại coi nó mất, rõ ràng là mình đủ lực hết rồi, coi như một lần chết đi sống lại.
Tu sinh: Cảm giác của người khi mà đánh nó mất mình mất nó như thế nào?
Trưởng lão: Nghĩa là chừng đó cảm thọ nó cũng mất mà mình cũng mất tiêu luôn, mình cũng không biết mình luôn. Chừng mà mình sống dậy thì mình thấy toàn bộ thay đổi hết, coi như mình chết đi rồi mình sống lại.
Tu sinh: Thay đổi con người ghê gớm quá.
Trưởng lão: Tại cuộc chiến đấu mà, kể như là mình chết và nó cũng chết. Mới thành công đó, nó mới đủ cái lực đủ nội lực.
Thanh Quang: Lúc ấy ý chí mà sa sút mà kém, đầu hàng một cái là trượt rồi đấy.
Trưởng lão: À trượt rồi đấy, thất bại rồi, cái ý chí con mà thua một cái là thất bại. Cũng như là con ngứa quá con gãi một cái, có vậy đó. Còn cái này không, nó tới chết lận đó, mất tiêu luôn mình, vẫn là mất tiêu mà ở trong pháp chứ không phải mất tiêu mà bỏ pháp đâu. Nghĩa là đang ở trong pháp vậy đó, mà tận cùng cái sức của nó cái mất mình luôn, nó cũng mất. Nhưng mà khi tỉnh lại trời ơi khỏe quá, sung sướng lắm.
(28:47) Thanh Quang: Bạch Thầy sau cái trạng thái mình mất đấy thì lúc tỉnh lại chắc là mình khác với mình trước đây.
Trưởng lão: Khác xa lắm con, mình không có còn chút nào, rõ ràng lắm, dục nó đi hết nó thay đổi hết. Chết đi sống trở lại đó. Chứ không phải đâu, có một lần con sẽ thấy tới chừng mà các con đủ pháp Phật, đúng, mà các con đã nắm hết pháp rồi thì cho một lần chết đi sống lại. Ai mà chịu chết thì mới sống lại, còn ai chưa dám chịu chết thì thôi rồi.
Tu sinh: Trong vòng bảy ngày đó mình có ăn uống bình thường không?
Trưởng lão: Coi như trong thời gian đó nó không còn thèm ăn uống gì hết. Trong cái thời gian mà mình quyết chiến đấu, nó không có đói, khi mà mấy con tu tập mấy con thấy ngồi mà nó an lạc rồi, bắt đầu mấy con vô đó mấy con ráng, nó không cần ăn uống đâu. Vậy mà cảm thọ nó đánh tan nát, lúc bấy giờ còn đói cái gì nữa mấy con, trời đất ơi nó đau gần chết lận. Nó đủ thứ hết, cái này nó đánh tới dồn cập cái kia, cái nọ, chứ đâu phải một thứ, nó nhiều lắm.
(30:02) Mấy con nghe mà cái chuyện đức Phật mà Ma vương đến đánh lúc đức Phật sắp sửa Niết Bàn đó, đủ loại hết. Bắt đầu nó đánh những cái cám dỗ, nó dụ dỗ ghê gớm lắm, nó cũng tự cái tâm của mình thôi, nó nói này nói kia, nó gãi đời cho mình nghe, nó ru mình muốn bỏ cuộc đi ra không có tu. Nó dụ đã không được rồi bắt đầu nó đánh tan nát hết, ghê gớm. Nó có cái lối đánh tâm lý mình trước, nó không có đánh mạnh trước mình đâu mà nó đánh tâm lý, nó dụ dỗ mình, nó nói tu làm chi cho cực này kia. Nó nói đúng lắm, đúng cái tâm lý của mình muốn siêu lệch chứ không phải không.
Nhưng mà bởi vì Thầy trang bị cho mấy con cái tri kiến để mấy con biết đời không có gì hết, các pháp đều là vô thường hết, không có gì để khi nó dụ dỗ mình là mình có những cái tri kiến hiểu biết đó mình phá nó mới nổi, mình mới chịu đựng nổi, chứ không nó dụ dỗ mình ghê lắm, cái tâm lý mà. Rồi bắt đầu nó dụ dỗ không được nó bắt đầu đổ ra nó đánh, nó tuôn ra nó đánh cái trận cuối cùng của nó, nó ghê lắm mấy con.
Thầy nói tu rồi mới biết được cái con đường, người mà nhát gan hoặc là người yếu thì thắng không nổi đâu, coi cái lớp mình vậy chứ tới cuối cùng không mấy người đâu. Cái người gan dạ là cái người dũng cảm vậy đó, chứ còn lơ mơ là rớt hết. Nó cũng lợi ích cho mấy con được một phần nào thôi chứ đi tới rốt ráo nó không có được, nó không được Tứ Thần Lực đâu.
Chỉ mình chết đi sống lại nó thay đổi toàn bộ, mình thấy nó mới mẻ lắm, nó không còn con người mình đâu, con người mới hoàn toàn không còn mang cái tâm của mình hiện giờ tham, sân si, nó giảm chứ nó không hết, tới chừng chết đi sống lại nó mới hết thật, nó mới không còn. Cái cuộc chiến đấu mà, cũng ghê lắm chứ không phải.
(31:58) Tu sinh: Bạch Thầy cái chặng từ đây đến lúc chứng đạo thì chặng nào là quyết liệt nhất ạ?
Trưởng lão: Cái chặng mà quyết liệt nhất là cái chặng cuối cùng của Tứ Niệm Xứ, chặng cuối cùng. Cho nên từ đây mà chứng đạo là Thầy trang bị cho mấy con xong rồi bắt đầu mấy con vô tu. Tu trong một thời gian mấy con biết cách tác chiến rồi, đàng hoàng rồi mới quyết định cho mình một tuần lễ, một tuần lễ quyết định của nó chứ không phải bảo là một tuần lễ đâu. Bởi vì đức Phật bảo bảy ngày là một tuần lễ quyết định của một đời tu của mình.
Bây giờ mình đã trang bị đầy đủ rồi chứ không phải tu cầm chừng cầm chừng vậy đâu. Bây giờ là đang tập luyện để cho nó quen, nó quen với việc áp dụng sử dụng những phương pháp, tới chừng mà mở mặt trận đánh bảy ngày đêm để giải phóng là quyết định rồi, một chết hai sống đó.
(32:47) Cho nên Thầy thường nhắc mấy con một chết hai sống là lúc bấy giờ, chứ bây giờ là nói một chết hai sống nói chơi vậy chứ còn chưa phải đâu, chưa phải quyết liệt, tới chừng đó là quyết liệt. Chừng nào mà Thầy cho mấy con mở mặt trận đánh là cái người nào mà Thầy thấy được, chứ còn chưa được Thầy chưa cho đâu. Tu chơi chơi vậy thôi chứ Thầy không cho đâu. Nghĩa là Thầy phải hướng dẫn cho các con tri kiến đầy đủ, để mấy cái đòn tâm lý của nó đánh không qua được cái tri kiến, chánh tri kiến của mấy con đâu, nó đánh không thủng cái hàng rào chiến đấu của mấy con bằng cái tâm lý nó đâu, nó đánh không được, Thầy trang bị cho mấy con.
Cho nên vì vậy mà những điều cần thiết nhỏ nhất đều là các con phải hiểu hết, cái Định Vô Lậu đó, bữa kiểm tra tri kiến của mấy con, bởi cái này nó đánh bật mình ra hết. Rồi tới phương pháp nhiếp tâm, an trú tâm đó để các con có chỗ nhiếp tâm, an trú tâm vững vàng để đánh những cảm thọ chứ còn lơ mơ nó đánh mấy con bật gốc ra hết, chứ không có dễ đâu. Cái lực của nó, cái lực nghiệp nó mạnh lắm chứ không có yếu đâu. Mấy con thấy nó đau ít ít vậy thôi không nói gì chứ nó đau siết mấy con, bò càng ra chứ đừng có nói. Lúc bấy giờ chỉ còn nhớ thuốc thôi.
Bởi vì lúc bấy giờ các con thấy khi mà nó đau vậy đó chỉ còn cái phản xạ tự nhiên là cái ham sống thôi. Cho nên nó vô minh một cách kỳ lạ lắm chứ không phải đâu, nó chỉ còn bây giờ làm sao mà có thuốc uống thôi. Nghĩa là bây giờ nó muốn sống cho nên nó đi uống thuốc thôi, tại vì cái đó là thói quen của nó, nó không nghĩ thuốc không phải là cái sống được đâu.
Cho nên người ta trang bị cho mấy con đầy đủ hết rồi mấy con mới tác chiến, chứ còn lơ mơ mấy con tác chiến là mấy con chỉ thất bại thôi, không có thắng đâu. Bây giờ Thầy cho mấy con tác chiến thôi, cứ thức suốt đêm thôi, bảy ngày bảy đêm mấy con sẽ biết. Hôn trầm thùy miên nó giăng mấy con liền, mấy con bỏ cuộc liền, bấy nhiêu mình không có tu nổi.
(34:57) Bởi vì thí dụ như ở trong cái lớp học này, 20 người, mà cái tri kiến trang bị đầy đủ mới cho mấy con lên lớp, mà cái tri kiến nó chưa có đầy đủ không có cho lên lớp. Bởi vì cái lớp đào tạo người ta biết cái người này sẽ đúng vào cái chỗ đó là họ sử dụng được, mà cái người này chưa đủ tới chỗ đó là họ thất bại. Cho họ vô tu vậy mất công mình.
Cho nên coi vậy chứ trong lớp này Thầy chọn người đó, chọn người cho lên lớp, chứ không phải. Người nào được mới cho lên, người nào không được Thầy cho ở lại cái lớp đó học, còn phải học nữa. Để triển khai cái Định Vô Lậu, bởi vì cái Định Vô Lậu nó làm cho mình hết lậu hoặc nó mới chứng quả được. Mà cái Định Vô Lậu, cái tri kiến mà nó không có thông suốt thì nó không vô lậu được.
Thầy nói như thế này, bây giờ mấy con từ cái ngày mấy con học, tới nay là hai tháng mấy rồi, về cái Định Vô Lậu, cái tri kiến nó có giảm cái sự ham muốn ở trong lòng của mấy con nhiều lắm. Mấy con có gì đâu, chỉ hiểu thôi chứ gì, vậy mà nó giảm.
Tu sinh: Bạch Thầy nó giảm lúc nào cũng không biết, bây giờ ngồi điểm lại các việc, kiểm tra thì mới thấy nó giảm.
Trưởng lão: Mới thấy nó giảm. Đúng đó mấy con, mà càng học, càng thâm sâu, càng nhiều nữa. Cho nên những cái tài liệu mà cần thiết cho mấy con, những cái tài liệu đi tới cái chi li của nó để mình thông suốt, thấu suốt của Định Vô Lậu đó, thì những tài liệu này được in ra để mấy con đọc đi đọc lại. Chứ nhiều khi mấy con không có mấy con quên, coi vậy chứ đâu phải mấy con nhớ đâu, đọc một hồi cái mấy con quên.
Đó thôi như Thầy nói thí dụ cái bài mà các pháp vô thường của Nguyên Thanh nó viết ghê, nó nhớ trong cái đầu nó từ ngày tháng nào là xảy ra ở trên thế giới này. Bây giờ hỏi cái năm nào, cái nạn động đất ở đâu, sóng thần như thế nào mấy con có nhớ, chết bao nhiêu người có nhớ, nếu mà không có tài liệu mấy con làm sao nhớ.
(36:46) Thanh Quang: Bạch Thầy, con thưa Thầy con suy nghĩ ở chỗ này thế này, con trình Thầy để Thầy dạy con. Cái tri kiến ở đây là cái tri kiến giải thoát, cái tri kiến tự mình tư duy, tự mình đào sâu nhiều tầng, như là bóc hết cái vỏ ngoài thì bóc đến vỏ trong, bóc mãi chứ không phải là cái tri kiến của sự chắp vá, nhặt ở đoạn này, lấy ở đoạn kia. Đó là thứ thông minh dởm, thông minh khôn lỏi, cắt chỗ này, cắt đoạn kia xong chắp nó vào, cấu trúc vào, bạch Thầy con thấy không phải là của mình.
Trưởng lão: Không phải. Bây giờ Thầy hỏi này, con có cái tri kiến hiểu biết ít ra con phải đi học, có phải chắp vá không?
Thanh Quang: Bạch Thầy đấy là tích tập lại, học có rồi nhưng phải biến nó thành cái của mình cơ.
Trưởng lão: Chưa, nói biến của con là con phải tu, mà con không tu con không biến được. Bây giờ con không có nhờ Phật pháp con không hiểu được đâu. Thì từ chỗ phải tích tập của người khác, của Phật chứ gì, con hiểu không, bây giờ mới biến thành bắt đầu mấy con tu, con áp dụng vào Tứ Niệm Xứ con tu tức là con chuyển nó đó.
Còn bây giờ con cứ học mà con không tu tức là cái tri kiến của nhà học giả, của bác học, con hiểu không. Bây giờ người ta khai triển cái tri kiến bắt đầu người ta thu thập tất cả những cái hiểu biết từ Phật pháp, từ tất cả ngoài đời, tất cả những cái gì như thật. Nếu mà không có những cái hiểu biết này làm sao con có hiểu biết, có phải không. Bây giờ bắt đầu tới cái giai đoạn tu cho nên người ta triển khai cái Chánh Tri Kiến, hiểu như thật. Nhưng mà không có những người khác làm sao chúng ta có cái hiểu, con hiểu không? Nếu mình không đi học thì ai trang bị cho mình tới lớp 12 để cho mình có đủ sự hiểu biết.
(38:33) Thanh Quang: Bạch Thầy con thấy rõ ạ, thấy rõ là phải học, phải lấy của người ta, lấy cái của người ta để biến thành cái của mình, chứ không phải lấy…
Trưởng lão: Đúng rồi, bây giờ tới cái lớp mà Thầy dạy, các con tu, con mới biến của người ta thành của mình. Mà bây giờ chưa tới lớp tu, mà mới cái lớp Tri Kiến, mà bây giờ con cứ nghĩ rằng mình phải mau, mà trong khi mình chưa có đủ khả năng mình ngoi thì bắt buộc mình phải gom của người ta lại để cho cái tri kiến mình đầy đủ rồi, bắt đầu áp dụng vô nó mới thành cái của mình.
Thanh Quang: Bạch Thầy, cách tiêu hóa ấy là cách tiêu hóa chết, cách tiêu hóa của trẻ con chưa thể ăn được thịt bò, mà đang ăn bột mà lại đưa thế tức là tự làm hại mình. Con thì con thấy thế này, tất cả chúng con đều gắng học những điều mà Thầy đã dạy, tức là những cái gì mà Thầy nói ở trong sách thì con đều nói theo cái cách nói của Thầy chứ làm sao con có thể nói cái gì khác, nếu con nói cái gì khác thì con đã không ngồi ở đây.
Nhưng con phải nói bằng con, bằng cái nhận thức của con, bằng những vấn đề Thầy dạy con tiếp thu được con thấy hay ở chỗ nào và chỗ nào con hiểu được đến đâu thì con trình bày như thế, thì như thế con mới tiến lên được. Chứ còn nếu con không có phương pháp tu và học đúng …
Trưởng lão: Không, Thầy chưa dạy mấy con tới cách áp dụng nhưng mà con đã áp dụng trước, những cái bài của con con đã áp dụng trước cho con, nhưng mà nó chưa đúng phải cái lớp. Có nhiều khi mình đi trước nhưng mà đi trước không sâu, tại vì cái sự hiểu biết của mình nó chưa rộng rãi. Bây giờ nếu nói về các pháp vô thường mà cái sự hiểu biết của con có nhúm đó thôi, thì con áp dụng vô con. Cũng như cái bài cô Diệu Vân cô áp dụng vô nó hay, mình thấy nó thực tế, nhưng mà sự thật ra nó không rộng.
Bây giờ đứng ở trong cái lớp mà mình cần phải gom lại cái sự hiểu biết của bao nhiêu người để trở thành cái hiểu biết của mình, tức là mình mới tích tập, sau đó người ta dạy mình mới áp dụng vô thì lấy cái hiểu biết đó trở thành cái của mình nó mới là tuyệt vời. Còn con không chịu tích tập của người ta, mình lấy có kiểu à bây giờ Thầy nói con số thôi, chứ chưa hết đâu, phải không, Thầy đâu có ở không đâu mà Thầy nói hết, cho nên nhờ người này một chút, người kia một chút mình tích tập lại.
Thành ra cái hiểu biết này là mình muốn trở thành hiểu biết thì phải có hiểu biết của mọi người chứ, không phải một mình mình được. Sau khi mình tích tập nó rồi bắt đầu đức Phật mới gom tám cái lớp học của người ta mà. Bây giờ mới vô lớp Chánh Kiến mình cứ áp dụng vô như vậy mình cho rằng cái đó là cái của mình, sự thật ra nó chưa.
Mình mới biến từ cái hiểu biết nhỏ của mình nó có chút đó thôi. Con bây giờ tư duy nữa con mới biết, con chỉ lặp đi lặp lại cái nhóm của con thôi, có chút cái hiểu biết của con thôi. Nhưng mà cái hiểu biết của con ít ra nó cũng phải tích tập những cái hiểu biết của người khác mà bây giờ con mới tư duy được, áp dụng vào cái đời sống. Cho nên cái bài của con nó có thực tế, nó không có mênh mông, nhưng mà cái lớp đó nó khác, nó chưa tới. con biết tới lớp như thế nào.
(41:26) Bây giờ Thầy nói như thế này, những cái lớp đầu tiên học Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ này, nó mới là cái lớp để mà huân những cái hiểu biết của người khác, chứ mình chưa có gì của mình trong này hết, mà tới Chánh Nghiệp, Chánh Mạng là bắt đầu thực hiện. Người ta chưa có dạy đến lớp Chánh Mạng, Chánh Nghiệp mà con bây giờ đã áp dụng vô mấy con đi sai lớp rồi, đi sai cái lớp Bát Chánh Đạo của người ta rồi.
Cũng như bây giờ Thầy đưa ra, Thầy cho con thấy cái bài của con, Thầy chỉ viết cái tựa giới thiệu thôi, nó bài đạo đức của con viết Thầy chỉ cho cái tựa thôi thì con đủ biết là con chỉ có áp dụng có chút xíu à. Cái hiểu biết của con chưa có bao gồm rộng, nó còn cái sự hiểu biết rất nhiều nữa.
Thanh Quang: Bạch Thầy, con chỗ ấy cũng chỉ nhằm mục đích giới thiệu thôi, vì trước một vấn đề vô cùng lớn con nói rằng không những một cuốn sách mà phải nhiều cuốn sách về đề tài ấy, thế nên ở đấy cũng chỉ là phần giới thiệu. Nhưng mà con quan niệm thế này, tất cả những sự tích tập lại phải trên một bình diện rất rộng, nhưng ở lĩnh vực của nó chứ không thể là cái khác được. Thế mà đến đâu cũng phải một phương châm rằng phải biến tất cả những cái đó thành cái của mình, chứ không thể học theo kiểu vác nguyên xi, bê của người ta từ chỗ nọ…
(42:42) Trưởng lão: Bây giờ con là, cái lớp học này là cái lớp học người ta đang đem tất cả sự hiểu biết, kiến thức để trở thành sự hiểu biết của mình. Nếu mà có một kiến thức như vậy, sau khi lần lượt từng lớp, cho nên vì vậy mà mấy con đưa ra cái bài mà Thầy nói đạo đức nhân bản, mấy con viết cái bài mà mấy con tưởng đó là đạo đức nhân bản sao.
Cái tên bộ sách của người ta, đạo đức nhân bản nó rộng mênh mông lận, nó không có ít đâu. Cho nên đây chỉ là cái lời giới thiệu, cô đọng lại để mà giới thiệu cái lời giới thiệu thôi, chứ chưa phải là cái bài đạo đức. Con hiểu không? Cho nên vì vậy mà bây giờ chưa phải lúc này là áp dụng, nhưng Thầy thử coi cái trình độ của mấy con thu thập có hiểu biết hay không. Nhưng mà Thầy thấy cái trình độ của mấy con chưa có hiểu biết.
Thầy nói có người Thầy nói ra người ta hiểu biết, có người nói chưa hiểu biết. Cho nên mấy con nhiều khi viết bài sự hiểu biết của mấy con quá cạn, Thầy đọc bài Thầy biết liền, chưa có thâm sâu đâu. Còn Nguyên Thanh thì Thầy nói thật sự ra nó có trình độ nhớ, chứ còn thật sự ra đem một đống sách ra nó đọc. Chắc chắn là một tuần lễ nó chưa viết được.
Kia là đang tham cứu, ít ra là đôi ba từ mới viết được cái bài, còn cái này cái đầu nó nhớ cho nên nói những cái đó nó nhận ra được cái lớp Chánh Kiến của nó, nó phải đem cái này ra, tất cả sự hiểu biết này, tức là kiến thức, phải không? Rồi bây giờ từ cái kiến thức đó mới đưa tới cái lớp khác, nó sẽ ở trên lớp khác, nó nhận ra được. Còn mấy con nhận ra không được cho nên mấy con lộn xộn, cái lớp người ta đang dạy Chánh Kiến các con đem Chánh Mạng, Chánh Nghiệp ra mấy con nói. Các con thấy sai không?
(44:15) Cũng như bây giờ Thầy dạy con lớp một mà con sẵn có toán rồi chữ này kia đem vô đây làm cho người ta thấy trời ơi cái bài này hay quá, áp dụng hay quá, nhưng mà sự thật cái lớp này đâu phải chỗ này, nó không phải. Lớp nào ra lớp ấy, thí dụ như bây giờ lớp này Thầy dạy lớp 1 nó mới học đếm số thôi, con đem ra cộng trừ nhân chia, trời ơi mấy thằng nó mới vô học sao cái thằng này giỏi quá trời, nó cộng trừ nhân chia mình đâu có làm được. Nhưng mà sự thật cái lớp này đâu phải cái lớp này, tới cuối năm hoặc qua lớp 2, các con biết. Cái sai của mấy con là cái sai chỗ đó.
Bởi vì Thầy đưa ra cái lớp Bát Chánh Đạo, tám cái lớp của người ta, lớp Chánh Kiến đầu tiên, thì Thầy tập trung cho mấy con học vào lớp Chánh Kiến. Thì trong trình độ của mấy con nó không phải như trẻ con nó chưa có biết gì, đứa nào nó cũng có biết một mớ cái này cái kia. Nhưng mà khi đưa mấy con vào lớp 1, mấy con sẽ chới với liền.
Nhìn qua kiến thức hiểu biết của mấy con, thì mấy con chưa được thu thập kiến thức rộng rãi. Bởi vì lớp này là lớp Chánh Kiến mà, Chánh Tri Kiến để làm cho chúng ta hiểu biết thôi, chứ đâu phải dạy chúng ta áp dụng. Các con thấy chưa? thấy cái lỗi chưa? Thầy đâu có dạy mấy con áp dụng đâu, Thầy dạy cho mấy con hiểu. Bởi vì triển khai cái Định Vô Lậu mục đích là làm cho chúng ta hiểu cho rõ, hiểu như thật thôi, chứ chưa có dạy áp dụng.
Vậy mà Thầy dạy cho các con cách thức nhìn Tứ Niệm Xứ như bắt đầu, hồi nào đến giờ mấy con tu Tứ Niệm Xứ chứ đâu phải không có, có phải không? Rồi hồi nào đến giờ mấy con nhiếp tâm này, an trú tâm này, đi 30 phút 1 giờ này, Thầy dạy mới có 1 phút thì bây giờ mới bắt đầu. Nhưng mà lẽ ra cái lớp này chỉ đại khái cho mấy con biết sơ khởi đó mà thôi.
(46:28) Cho nên Thầy dạy cái lớp nào mấy con học cái lớp ấy, Thầy thường nói dạy đâu học đó, đừng có làm hơn. Mấy con làm hơn thì mấy con không chú ý cái mà lớp mấy con đang học. Mình triển khai hết tri kiến của mình trên cái phần này bởi vì tất cả bạn bè đều là thầy của mình hết, người nào có cái gì hơn thì mình nên học. Bạn của mình, mình học bạn mà, đâu có xấu đâu, mình chưa chắc đã hơn đâu.
Cho nên mình nên học bạn, cái nào của người bạn nó hay thì mình học, mà cái dở mình đừng học, đó là mình học bạn mà.
(47:03) Cho nên vì vậy mấy con cứ tự ngã mình là hay, không phải đâu, ở đời này không có người nào hay. Cái người hay là người phải chứng đạt Tam Minh, nghĩa là người ta có đủ trí tuệ Tam Minh, người ta quan sát quá khứ vị lai, người ta nhìn cả vũ trụ được. Còn mình chưa có được thì cái tri kiến học hỏi của mình thì có người này ở góc độ này họ hay, góc độ khác họ dở, chứ không phải là toàn bộ họ dở hết đâu. Còn mình cũng có góc độ hay của mình thì người khác sẽ lấy cái hay của mình họ học. Do đó ở đây mình học cái hay của người khác để trở thành cái hay toàn diện cho mình. Còn mình không biết, mình học của người khác thì coi như mình dở.
Cho nên từ cái kinh nghiệm mấy con ngồi đây nghe Thầy giảng dạy, mấy con rút tỉa từng kinh nghiệm của người tu này cho đến người tu khác, mấy con rút tỉa lại rồi mình mới quan sát lại mình, mới ngồi tu nó mới chính đáng. Còn quý thầy mà không chịu, quý thầy cứ tưởng mình tu vậy đúng, sự thật ra ngày hôm nay là cái ngày để cho mọi người có thắc mắc, mình đi ra mình bỏ cái thời gian tu đi, mình cứ ngỡ tưởng mình ở trong thất nhưng quý thầy ở trong thất cứ tưởng mình tu được sao, nếu được thì quý thầy đã tu lâu rồi.
Thầy nói thật sự, quý thầy đã tu chứng lâu rồi, cuối cùng quý thầy mấy con thấy bao nhiêu năm quý thầy về đây. Bây giờ như thầy Chân Thành, thầy cứ nghĩ rằng mình không cần học ai nữa hết, mình chỉ có tu. Chưa chắc, mình phải đi lượm lặt từng kinh nghiệm của người khác, khi người ta hỏi mình phải ngồi lắng nghe. Cho nên mình đừng tưởng là mình hay, sự thật là mình hay khi mình đã tu chứng rồi.
Ở đây Thầy nói thật sự Thầy dạy lớp Chánh Kiến, Thầy biết cái tầm vóc của mấy con ở mức độ nào rồi, Thầy tổ chức lớp này ra thì Thầy biết rồi. Cái tri kiến của mấy con để mà hiểu tất cả các pháp vô thường, các pháp trên thế gian này như thật thì mấy con chưa đủ kiến thức để hiểu. Về Phật pháp mấy con chưa đủ kiến thức đọc hết cái tạng kinh của Phật, mấy con có học đâu.
Mấy con cứ nghe lõm bõm rồi nghiên cứu tập kinh này, tập kinh khác chứ mấy con có chương trình học tập ở trong kiến thức đó đâu, làm sao mấy con hiểu. Cho nên mấy con cần phải hiểu trước, hiểu nó mới có áp dụng. Các con nghe đạo Phật đấy, đạo trí tuệ, trí tuệ đâu phải là tuệ Tam Minh, tuệ Tam Minh là cái cuối cùng, trí tuệ đây là cái tri kiến của chúng ta hiểu biết, mà thiếu hiểu biết là mấy con không tu được cái này đâu, Thầy nói thật sự. Mà đạo Phật dạy ta cái Định Vô Lậu là triển khai cái tri kiến chứ gì, để cho nó thành vô lậu, nó không bị ức chế.
(49:33) Nếu mấy con nói tôi dốt, thì làm sao có tám cái lớp này ra đời, làm sao có Bát Chánh Đạo, nếu mình dốt mình đâu có cần gì hiểu biết, cứ nhiếp tâm, thì bao đời mấy con thấy bao giờ xả được tâm không? Ức chế tâm thì thành tưởng, tu riết rồi mọi người học, cho nên vì vậy con đường của đạo Phật bị lấp mất rồi, có biết cái chỗ nào đâu.
Cho nên cái lớp Tri Kiến là triển khai cái sự hiểu biết chứ không phải để chúng ta xả tâm đó. Chứ không phải ngồi ức chế tâm để hít thở để tâm không có vọng tưởng đâu. Vọng tưởng không có là do chúng ta xả tâm, mà tri kiến không có mấy con lấy gì xả, mấy con được có nhúm này mấy con đủ sức xả không? Mà không đủ sức xả thì mấy con nhiếp tâm thì ức chế, các con hiểu.
Cho nên các con cần mở cái tầm rộng ra nhìn toàn bộ các pháp để cho thấy, cho nên Thầy đưa cái bài học nhân quả trước, mà muốn chứng minh nhân quả phải chứng minh nhân quả thảo mộc. Các con thấy đây là từng bước, chương trình giáo dục người ta rõ ràng mà, để triển khai cái tri kiến hiểu biết của người ta mà. Cho nên khi cái hiểu biết xong rồi mấy con thấy như thế nào, có cái gì qua mặt các con được không, có ác pháp nào qua mặt, làm cho các con vô minh được không.
Cho nên cái học như vậy. Mà may mắn ở trong lớp chúng ta có một người trí nhớ, Thầy nói kiếm một thầy Chân Quang khó kiếm lắm mấy con, mà thầy Chân Quang bị đì, bị Thường Chiếu đì, huynh đệ đì, cho nên thầy Chân Quang bị biệt chúng. Lẽ ra thầy Thanh Từ biết thầy Chân Quang là người có tài, tập trung cho thầy Chân Quang. Bây giờ thầy Chân Quang đứng một góc trời, đâu có thua gì Hòa thượng Thanh Từ lắm đâu.
Thầy biết, cái người có tài là có trí nhớ ghê gớm. Thầy nhận xét khi thầy Chân Quang về đây, Thầy thấy con người này không phải con người thường, Thầy đã nhận xét từ lúc ban đầu bởi vì Thầy có trí tuệ Thầy nhận người. Bây giờ một số đông mấy con đây, Thầy nói mấy con không thể làm như thầy Chân Quang được. Mấy con cứ nghĩ đi, mấy con tu vậy chứ không bằng thầy Chân Quang đâu.
Và bây giờ nhìn lại Nguyên Thanh thì nói rằng cái số nữ không có người nào hơn Nguyên Thanh được. Thầy biết chắc điều đó. Qua những bài mấy con đọc, từ chỗ bài nào Thầy đưa cho mấy con thấy, cái khả năng của nó chỗ nào, nó nghe nói rồi nó nhớ, mà nó nhớ đúng chứ không phải nhớ sai, Thầy nói rồi cái nó về nó làm đúng chứ không sai.
Cái dàn bài Thầy nói rồi, còn mấy con làm sai, mấy con không hiểu. Thì từ cái chỗ trí tuệ mình, hiểu được cái ý ông thầy muốn dạy mình, cái điều đó quan trọng. Mấy con hiểu một phần mà không nắm vững hết. Qua những bài mấy con đọc coi nó hiểu Thầy không, nếu không hiểu nó đâu làm cho đúng được. Và cái trí nhớ nó, các con thấy Thầy nói đem một đống sách ra mà để nghiên cứu, để ngày giờ tháng như vậy phải đọc kỹ lưỡng, ghi chép như vậy chứ đâu phải dễ. Mấy con thấy cái người tài nó khác với người bình thường.
(52:30) Con có thể học tới tiến sĩ là con phải học gạo, còn cái người tài không có học nhiều đâu, người ta đọc qua nhớ liền. Bởi vì cuộc đời Thầy Thầy đã gặp những người này, đầu tiên hồi còn nhỏ Thầy đi học, có một người bạn rất tài kiểu như vậy, kế đó sau đó là thầy Chân Quang. Khi mà Thầy ở trong các Phật học viện có biết bao quý thầy không, ở chùa này đến chùa khác biết bao nhiêu người, đều bình thường hết, không có người nổi bật.
Cho đến khi thầy Chân Quang tức là Thông Uyển hồi đó, khi mà về đây thầy xuống lãnh thầy Thông Uyển về đây ở, trong một tháng Thầy đã nhận ra cái con người này không phải thường đâu, rồi bây giờ tới Nguyên Thanh, Thầy thấy con người này không phải bình thường. Cho nên nó muốn điều khiển người ta chứ không bao giờ để người ta điều khiển nó, cách thức của Nguyên Thanh, cũng như thầy Chân Quang hồi trước.
Tu sinh: Bạch Thầy cái nhớ dai như Thầy bữa trước nói cộng với cái thông minh hai cái mới đầy đủ phải không?
Trưởng lão: Mới đầy đủ, nhớ dai mà không thông minh cũng không được, có cái thông minh. Mà thầy Chân Quang hồi đó thông minh lắm.
Tu sinh: Con có một bé gái nó học bài mà nó lên lớp nó không cần học bài, nó chỉ cần nhìn sơ là nó thuộc bài, nó làm nhanh như Sư cô đó Thầy, không biết nó có khả năng đó không con không biết.
Trưởng lão: Có dịp con cứ cho nó về đây thầy xem.
Tu sinh: Dạ hè này con cho nó về.
Trưởng lão: Nó có những cái thông minh kỳ lạ, những người đó là nó có tài lắm, nhưng có cái điều kiện là không khéo thì rất nguy hiểm.
(54:07) Thanh Quang: Bạch Thầy có những người nhớ dai như là ông Lê Quý Đôn thì ông có thể nhớ tới mức độ đọc cuốn sách và ông nhớ hết tất cả. Ông đọc sổ nợ ghi lại đấy, thế mà đến lúc ông nhớ lại được hết. Nhưng mà cũng có những người nhớ, mà báo đã đưa tin, cháu nó đọc một tờ báo, đọc một trang sách nó đọc lại không sót một dấu phẩy nào, nhưng mà đứa trẻ cho đến nay, mấy chục năm cho đến bây giờ nó chả có tên tuổi gì cả.
Trưởng lão: Nó nhớ, nhưng mà nó không thông minh con, con hỏi đó hai cái nó đó đúng. Thông minh là cái ví dụ Thầy nói cái nó nhận ra được, còn không thông minh thì mình làm nó trật, không đúng. Cho nên nó kèm theo cái nhớ là một mà cái điểm nhớ là một thông minh. Thầy Thông Uyển nhớ và thông minh ghê lắm, xuất chúng lắm chứ không phải đâu.
Tu sinh: Vậy hè này, sang hè, nếu mà rảnh Thầy cho con về con dẫn nó lên chơi.
Trưởng lão: Được mà con, có điều kiện dẫn nó lên.
Trưởng lão: Cho nên trong cái thời Tam Quốc, con biết Dương Tu không, là cái trí nhớ cũng ghê lắm. Ông đến đọc bài Tào Mạnh Đức Kinh đó, ông chưa có biết, ông Tào Tháo viết, đâu có ai biết đâu, ông đọc qua rồi ông thuộc làu hết. Ông trả lời cho Tào Tháo, nói rằng tập sách này trẻ con ở bên tôi nó đọc cái này vanh vách hết, thuộc lòng hết, cái này có hay ho gì đâu. Thì Tào Tháo trắc nghiệm thử coi, biểu ông đọc lại một hai trang, ông đọc vanh vách không sai một chữ, cái trí nhớ nó như vậy đó.
Nhưng mà tại sao ông không làm nên sự nghiệp, vì ông không thông minh, phải không. Cái nhớ là có, mà cái thông minh không có. Cái thông minh là ví dụ Thầy nói như thế này này, Thầy nói một điều cái ý của Thầy như thế này này, mà người thông minh người ta nhận ra được cái ý đó, gọi là thông minh. Mà Thầy nói ra mấy con không nhận ra được là cái thông minh không có, các con hiểu điều đó.
HẾT BĂNG