00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 054A - QUÁN THÂN BẤT TỊNH - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ - TỨ NIỆM XỨ - Ý THỨC LỰC

CK 054A - QUÁN THÂN BẤT TỊNH - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ - TỨ NIỆM XỨ - Ý THỨC LỰC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 10/01/2006

Thời lượng: [57:50]

1. CÁCH ĐẶT TỰA ĐỀ ĐỂ GIỚI THIỆU ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

(00:00) Hôm nay, chúng ta tiếp tục học về cái Định Vô Lậu, Quán Thân Bất Tịnh. Những cái bài vừa rồi thì về đạo đức nhân bản thì có một số người làm khá hay, còn một số người thì làm chưa đạt được yêu cầu. Nhưng mà vì cái tựa đề của mỗi cái đạo đức thì mấy con không có ghi nó rõ ràng, cụ thể. Ví dụ như cái bài của Thích Chí Thiện, thì cái tựa đề vào đầu giới thiệu đạo đức nhân bản thì không có giới thiệu, để có cái tên chung là Đạo đức nhân bản. Nhưng mà khi vào đầu đề, thì mình giới thiệu, mình giới thiệu cái đạo đức nhân bản, để cho khi đó người ta biết cái đạo đức.

Rồi kế cái tựa đề kế của nó, thí dụ như cái tựa đề kế của nó là đạo đức giao thông, thì mình để, đừng có để đạo đức giao thông, mà để đức giao thông, tức là cái đức hạnh giao thông á, tức là đức cẩn thận đó.

Rồi về cái nghề nghiệp mà thầy thuốc đó, thì mình để y đức, cái đức của cái vị thầy đó con, về y đức. Bài viết của con rất hay nhưng mà cái tựa đề nó không có, thí dụ như cái bài này: đạo đức trong mua bán, nghề nghiệp mua bán đó, đạo đức trong nghề nghiệp thì mình để đức thương mại tức đức buôn bán, không có gian xảo trong đó.

Còn cái đức hiếu sinh, cái đạo đức hiếu sinh thì con để đức hiếu sinh, còn mình nói chung là cái đạo đức, còn cái đức ở đó có cái đức, có khi cái đức mà có khi cái hạnh nữa. Còn cái đức buông xả không tham lam trộm cắp, thì mình để đức từ bỏ, lấy của không cho, cái đức từ bỏ đó con. Đạo đức thành thật thì mình để Đức thành thật. Cái đạo đức cha mẹ đối với con cái thì mình để Đức giáo dục con cái. Còn đạo đức con cái đối với cha mẹ thì đức hiếu thảo, con, Đức hiếu thảo.

Tu sinh: Thầy có hộp mực, Thầy có đem ra không?

Trưởng lão: Mực hả con, để Thầy ra lấy đó con. Con chờ chút xíu nữa con.

(02:48) Đạo đức vệ sinh môi trường thì con để đức vệ sinh thôi con. Đó thì bắt đầu mấy con viết rất nhiều cái đạo đức, nhưng mà ở trong mỗi cái đức như vậy đó, mấy con cho một cái mẩu chuyện, cho cái mẩu chuyện thì rồi con xác định cho cái đức hạnh ở trên cái mẩu chuyện đó, thì cái bài đạo đức rất là linh động mấy con.

  • Con chờ Thầy đi lấy, mấy con chờ Thầy chút xíu con, đi lấy cái bút cái đã.

Đây là cái phần của Chí Thiện con, sau khi nhớ, lần lượt thì những cái đạo đức nhân bản, mấy con có nghĩ đến một cái nghề nghiệp, đến bản thân của mình, đến gia đình hoặc là mọi chuyện thì nó đều là đạo đức nhân bản hết. Do đó mình ghi nhận rất là nhiều cái bài đạo đức nhân bản. Nhưng mà mỗi cái đạo đức đều có nêu lên một cái mẩu chuyện để cho nó cụ thể, nó xác thực hơn. Mà mẩu chuyện đó mình đừng có đặt, mà mình hãy có những chuyện nó sự thật của cuộc đời mình đưa vô, thì đó là đạo đức nhân bản.

Còn về cái bài của Thanh Quang thì con viết cũng, cái bài này viết, lát nữa rồi nếu mà có điều kiện là mấy con có đọc được thì đọc cái bài đạo đức này cũng để mà thấy được cái sự mà viết của hai người, viết về đạo đức. Vào đề thì con để đức hiếu sinh với thiên nhiên, tức là lòng yêu thương của mình với thiên nhiên đó con. Cái bài của con viết, cái tựa của nó để Đức hiếu sinh thiên nhiên với cuộc sống con người.

Đó, mình nghe cái tựa đề đó không có cái đức, nhưng mà đây là đạo đức nhân bản, tức là đạo đức thân hành đó, thì mình nên đề cái tựa của nó Đức hiếu sinh với thiên nhiên. Nghĩa là mình sống với thiên nhiên mà mình có cái sự thương yêu, có cái sự gần gũi với nhau, đó là đối với mình có cái cảm nhận như là mình rất là thương yêu, vì có chúng mà mình mới có sự sống, cho nên cái đó là đức hiếu sinh của mình với thiên nhiên, đó là một cái tên của cái đức mà con viết ở trong này, đó là cái tên. Đây là cái tựa của con đề cái chỗ này: Sự gắn bó giữa người và loài vật, do đó cái tên nó thì nó không, bởi vì đây là đạo đức nhân bản mà, cho nên con để đức hiếu sinh người và muôn vật, đức hiếu sinh, lòng thương yêu của mình và con vật đối với mình nó cũng có cái tình cảm thương yêu, thương yêu với nhau.

(05:31) Thí dụ như mấy con thấy là một từ con rắn, con rít con gì, tất cả những cái loài vật, con kiến, con trùng nó quây quần bên mình nhưng mình đối xử với một cái tình thương yêu của mình đối xử, tức là mình sống với muôn vật đó thì cái tình cảm đó nó sẽ đến với mình. Bởi vì, trong cuộc sống tu hành của Thầy, Thầy thấy cái điều hạnh phúc đó. Từ con rắn mà chúng ta thấy nó như vậy, con rít như vậy, sự thật ra nó, mình đừng có làm nó đau, nó không có cắn mình đâu, rồi nó quấn quýt bên mình như một người bạn, thân thương lắm mấy con chứ không phải là. Coi vậy chớ nó có cái cảm, giao cảm được với cái lòng từ của mình, nếu mình biết thương nó thì nó cũng thương mình. Cho nên mình thấy nó mình sợ, thì mình sợ nó cắn mình, thì mình đập, mình đánh nó từ đó mình với nó cách xa nhau hoặc là mình ăn thịt nó cho nên vì vậy mà từ đó nó với mình không có gần gũi nhau, chớ loài vật với mình, mình sống nó sẽ gần gũi với nhau hơn.

Hãy dùng những cái lời nhỏ nhẹ mình nói, cái lời nhỏ nhẹ thì cái từ trường của mình phóng ra, cái tình thương của mình phóng ra, nó sẽ giao cảm qua cái khứu giác của nó, nó không nghe nó không hiểu.

Cũng như mình với người Anh, người Mỹ nói nhau nghe không có hiểu gì hết, nhưng mà cái dấu hiệu đó mình sẽ cảm thấy cái thiện cảm hay không thiện cảm mình biết. Nó ưa mình, mình thấy mình cũng nhận ra được mà nó không ưa mình cũng biết nữa. Cho nên cái cảm nhận nó dễ lắm. Còn cái lời nói, cái ngôn ngữ nó cách biệt, nó khó hiểu.

Mình nói con kiến nó không nghe nhưng mà nó cảm nhận được cái lòng từ của mình, cảm nhận được. Nó nói mình cũng không biết, mà mình cũng không biết nó nhưng mà điều kiện nó cảm nhận qua cái sự quấn quýt nhau. Ví dụ như một con rắn mà nó luôn luôn mà nó nằm gần bên mình, nó không cắn mình, nó có sự quấn quýt đó là cái sự cảm nhận.

Mà trong cái bài con viết, thì Thầy thấy có sự cảm nhận với nhau. Cho nên mỗi cái tựa đề mấy con viết đạo đức, thì mấy con lấy cái đức hoặc cái hạnh mấy con ghi vào trong đó, để nói lên cái tựa đề của mấy con muốn nói thì nó sẽ rõ ràng, nó cụ thể cái ý nghĩa của nó hơn. Và đồng thời mình dựa vào đó mình mới nói được cái đức, cái hạnh của mình qua cái tựa đề của nó.

(07:50) Tình nghĩa con người với cỏ cây thực vật đó thì, tình nghĩa con người với cỏ cây thực vật thì nó đức hiếu sinh với cỏ cây, mình để chữ: Đức hiếu sinh với cỏ cây. Tức là lòng thương yêu của mình với cỏ cây, mà cỏ cây với mình nó cũng có cái sự mến nhau nữa. Các con sẽ sống với cỏ cây, mấy con thương yêu nó bao nhiêu, mấy con chăm sóc bao nhiêu, khi mấy con đi vắng mà thì nó lại buồn, nó lại không có vui vẻ. Cây cỏ coi vậy chớ, nó cũng có cảm nhận lắm chớ không phải không cảm nhận, cho nên chúng ta sống, chúng ta sống với một cái tâm từ, bi, hỷ, xả của chúng ta thì sống chúng ta thấy sao nó thích thú, nó làm cho chúng ta an ổn trong cái thiên nhiên, tự nhiên. Đừng có, mình đừng có bẻ nhánh, bẻ lá, mình chặt, mình đốt, mình làm đủ thứ, cái điều đó mình nghĩ rằng vệ sinh sạch sẽ chứ điều thật ra trong cái môi trường sống chung nhau mình đừng nên làm cái hành động đó.

Thầy thấy có nhiều người họ muốn sạch sẽ, họ hốt tất cả rác trong đó có những loài vật mà sanh ra nó sẽ không còn là chủ đất chỗ đó nữa, thấy tội lắm mấy con. Cho nên vì vậy mà đối với Thầy thì rất là chỉ chừa cái đường của mình đi thôi, còn bao nhiêu thì kệ không cần thiết gì hết. Chính nó đang sống với mình, mình đang sống với nó, mình có ngôi nhà thì nó có đống rác, mấy con hiểu điều đó, mấy con đốt hết mấy con thấy làm cho sạch chứ sự thật ra cái sạch của mấy con á. Thì bữa nay mấy con hốt sạch chứ ngày mai cũng là bao nhiêu lá nó cũng phủ trở lại à.

Cái sạch của mấy con chỉ cái đôi mắt của mấy con sạch. Cũng như mình thí dụ như, một cái vật mà mình cho rằng thúi thì con vật khác nó lại cho thơm. Thí dụ như một con chuột chết, mình nghe thúi quá mình chịu không nổi nhưng mà con chó nó sẽ xé ra nó ăn, nó nói nó thơm nó ăn. Cho nên nó đâu có cái gì mà thật sự đâu, mình chỉ lầm thôi. Mùi thơm cũng như mùi thối, không có gì hết mấy con.

2. QUÁN THÂN BẤT TỊNH

(09:44) Sau cái bài mà quán thân bất tịnh, thì mấy con sẽ, nếu mấy con phanh phui ra tất cả những cái sự bất tịnh đó thì mấy con sẽ thấy ghê gớm cái thân của chúng ta lắm mấy con. Đây bây giờ mấy con sẽ thấy này, hôm qua Thầy đã cho đọc cái bài suốt 3 tiếng đồng hồ mà Nguyên Thanh nói về thân bất tịnh, mấy con thấy cái đầu óc mà viết như thế này, Thầy nói thật ra phải tích tập dữ lắm, cả cái phương pháp về nói thân bất tịnh.

Cho nên cái người mà nói về thân bất tịnh như thế này rồi, thì người ta ngán cái sắc dục vô cùng à, không còn ai ham mê sắc dục nữa. Cho nên không còn ai mà có thể mà đắm đuối ở trên sắc dục nữa. Đây là quán thân bất tịnh. Các đề tựa của cái quán thân bất tịnh đầu tiên thì quán đức ly sắc dục, cái đức quán cái thân bất tịnh của chúng ta là cái mục đích của nó là nó giúp cho chúng ta lìa cái thân sắc dục, không còn ham sắc dục nữa.

Đây là cái bài đầu tiên mà viết giấy như thế này, thì mấy con viết quá nhiều. Rồi cái quán hạnh thân bất tịnh, ở cái bài kế quán hạnh thân bất tịnh, cái hạnh thân bất tịnh. Trong này á, thì có những cái bài mà đức Phật dạy mình cách thức để quán nó chứ không phải là khi không đâu.

Mà Nguyên Thanh là cái đầu thì thích học, học quá trời học cho nên vì vậy bây giờ nhớ mà viết ra như thế này Thầy thấy cũng ghê. Rồi chánh kiến về thân bất tịnh nữa mấy con, mình phải hiểu biết cho đúng cách thức để áp dụng vào để xả cái tâm của mình bằng cách, bằng cái phương pháp hẳn hòi, đàng hoàng để cho tâm mình đừng có bất tịnh.

Mấy con viết ghê gớm, Thầy nói thật, đọc 3 tiếng đồng hồ, suốt buổi hôm qua đọc 3 tiếng đồng hồ cho chúng nghe trong cái vấn đề, Phật tử đã nghe rồi thì chúng ta thấy rõ ràng là cái thân chúng ra chẳng có gì hết. Ở đây á thì, Thầy nghĩ rằng, khi mà những cái bài của mấy con viết thân bất tịnh như thế này cũng khá nhiều. Chơn Thành cũng nói rất nhiều, nhưng mà để đọc rồi mới thấy được cái sự hiểu biết của mấy con. Bởi vì phải có sự nghiên cứu,phải có sự đọc rất nhiều mà đức Phật tập trung. Nói chung đức Phật biết được là con đường sinh tử là chỗ cái sắc dục mấy con.

(12:00) Cho nên đức Phật cũng tập trung về quán thân bất tịnh rất nhiều cái đề mục, rất nhiều cái đề mục về quán thân bất tịnh. Mà cái người có học Phật thì mới có học, chứ mà còn nếu không có học Phật thì chúng ta chỉ biết sơ sơ thôi. Cho nên cũng nghe nói bất tịnh thì cũng nói vậy thôi mà không mổ xẻ ra hết. Mổ xẻ từ tim gan phèo phổi chúng ta ra, tất cả những cái gì cũng bất tịnh hết, không có cái gì mà thanh tịnh ở trong đó được hết.

Rồi cộng thêm cái thân vô thường của chúng ta, vừa bất tịnh mà vừa vô thường, nó vừa thay đổi cái này thì nó tới cái khác. Cho nên tất cả những cái điều mà chúng ta học, ở đây cái mục đích là không phải chúng ta viết nhiều mà hay, có nhiều khi chúng ta viết nhiều mà tâm chúng ta không xả thì không hay. Cho nên chúng ta hiểu, học hiểu, hiểu để làm gì?

Tức là cái tri kiến chúng ta hiểu để áp dụng vào đời sống của chúng ta để xả, tức là áp dụng vào tứ niệm xứ để giúp chúng ta được giải thoát mấy con. Cho nên trong cái vấn đề mà học là một lẽ, mà hành là một lẽ. Cho nên đức Phật dạy, ở đâu chúng ta có cái bài học về thân bất tịnh thì có bài hành về thân bất tịnh. Cho nên khi mà chúng ta áp dụng đúng pháp rồi thì cái tâm sắc dục chúng ta sẽ không còn có nữa, chứ cũng không khéo lơ mơ chúng ta bị sắc dục chết được, nó không có thế nào mà chúng ta thoát ra khỏi.

3. TU TẬP TỨ NIỆM XỨ

(13:34) Thầy muốn cho đọc nhưng mà vì nó không có thời gian, chúng ta còn phải tiếp tục tu học tập sao cho nó đúng cách pháp Tứ Niệm Xứ nữa mấy con. Bởi vì, trong cái pháp Tứ Niệm Xứ coi vậy chứ nó rất khó, nếu mà không khéo thì chúng ta bị ức chế tâm, mà đúng cách thì nó không bị ức chế, cho nên tu tập Tứ Niệm Xứ chớ nó không đơn giản, nói thì như vậy chớ không có đơn giản đâu.

Cho nên muôn pháp, mọi pháp mà đức Phật dạy, nhất là điều khiển hơi thở thì đức Phật dạy để chúng ta áp dụng vào Tứ Niệm Xứ cho nó cụ thể, rõ ràng hơn. Bởi vì trên Định Niệm Hơi Thở, nó có 16 cái đề mục và 2 cái đề mục nữa là ở trong pháp Thân Hành Niệm, 1 cái đề mục nữa ở trong giới hành của dạy của La Hầu La, thì cộng là 19 cái đề mục của hơi thở. 19 cái đề mục của hơi thở để áp dụng cho trên pháp Tứ Niệm Xứ chứ không có gì khác hết. Cho nên đức Phật nói, dùng Định Niệm Hơi Thở nó có lợi ích lớn, có lợi ích rất lớn cho cái sự tu tập của chúng ta.

(14:42) Cho nên vì vậy mà, trong đề mục những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở nhằm cái mục đích để chúng ta giải quyết ở trên được cái thân của chúng ta. Ví dụ như bây giờ mới đầu mà như Thầy nhắc mấy con á, thì mới đầu mà chúng ta vào tu Tứ Niệm Xứ thì trong cái đề mục mà của Định Niệm Hơi Thở, thì đức Phật đã có hướng dẫn cho chúng ta một chút để chúng ta thấy được trên cái hơi thở để mà tu Tứ Niệm Xứ. Thì như cái “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, thì mình nương vào hơi thở chứ không phải là tập trung trong hơi thở mà thấy biết bốn chỗ thân, thọ tâm, pháp.

Tức là thấy biết thân của mình là đủ rồi, toàn thân của mình từ trên đầu tới dưới chân, trên đó khi mình nhìn cái thân của mình như vậy đó, cảm nhận được như vậy, thì trên thân đó xảy ra một cái gì mình biết rồi. Tại vì thân thì nó có tâm, nó có thọ, rồi các pháp tác động cũng vào trên thân chúng ta. Bởi vì nếu mà các pháp tác động trên thân chúng ta thì thấy vậy, nhưng âm thanh thì nó sẽ tác động vào tai chúng ta. Bởi vì trên thân chúng ta nó có 6 căn, rồi 6 trần, và 6 thức, nó cộng là 18 giới á, cho nên nó luôn luôn nó các pháp nó tác động ở trên 6 căn chúng ta chứ có cái gì đâu. Cho nên vì vậy mà chúng ta phải biết cách để ngăn chặn những cái ác pháp đó có.

Cho nên sự tu tập rất là dễ dàng khi chúng ta nhìn cái thân là ở trên đó nó đủ hết rồi, thân, thọ, tâm, pháp nó đủ rồi, hễ nó tác động vô, thì tác động vô ngay liền thì chúng ta biết nó ở chỗ nào rồi liền tức khắc rồi.

Ví dụ như bây giờ ở trên thân chúng ta, chúng ta đang quan sát, đang thấy từ trên đầu tới dưới chân mình cảm nhận, cảm nhận từ trên đầu tới chân mình, thì lúc bấy giờ nó xảy ra một cái niệm nào đó thì nó cũng ngay ở trên cái chỗ mình quan sát thân mình đã thấy nó rồi, chứ đâu phải là ngoài cái chỗ thân mà đi tìm cái người khác được. Cho nên thân, thọ, tâm, pháp nó là một cái khối, cái khối duy nhất, mình nói rời ra chứ đều là trên thân này có tâm, mà trên tâm, trên thân thì nó có thọ rồi, phải không, nó không có chạy đâu khỏi chỗ nào hết.

Cho nên chúng ta quan sát thân mình, quan sát 4 chỗ rồi, cho nên vì vậy mà chúng ta cảm nhận, hít vô tui biết cái cảm nhận của thân tôi, thở cũng toàn thân tôi, thở ra tôi cũng biết toàn thân tôi. Tức là, làm sao mà cái tâm mình nó quay vô để nó nhìn được, nó đừng có quay ra, mà nó không quay ra thì nó quay vô nó nhìn, nhưng mà không khéo mình lại bị tập trung ức chế. Cho nên cái này rất là tự nhiên, thí dụ như bây giờ Thầy ngồi chơi như thế này, nhưng mà Thầy vẫn tỉnh táo, vẫn tỉnh táo quan sát được thân Thầy một cách rất tự nhiên thì Thầy không bị ức chế, Thầy không bị ức chế, do đó Thầy tu rất dễ.

4. THÂN BẤT TỊNH

(17:11) Vì vậy mà những cái pháp mà trang bị như cái tri kiến hiểu biết của mình, tâm nó khởi lên sắc dục thì biết ngay liền là thân này còn cái gì nữa, mà ở đó mà ham sắc dục. Ngay đó mình đã biết liền, sắc dục là một cái chất dơ bẩn, chớ có gì đâu mà ham thích, mà cái thân mình thì nó, khi mà quán thân bất tịnh, mấy con sẽ quán nó phình trương, nó hôi thối này kia đủ cách, nó làm cho chúng ta nhàm chán, gớm.

Cho nên 60 vị Tỳ kheo mà khi quán thân bất tịnh người ta tự tử, người ta tự sát thân người ta, người ta thấy nó gớm quá, người ta không có còn nữa. Cho nên đức Phật cấm không có cho, bởi vì mình quán mình hiểu để mà mình đối trị với cái tâm sắc dục chứ đâu phải để mình tự tử. Vì vậy mà, trong cái thời đức Phật đó, 60 vị Tỳ kheo tự tử đó khi mà quán thân bất tịnh.

Đúng là đức Phật dạy rất hay, rất hay, cách thức quán tưởng rất là tuyệt vời. Vì vậy mà chúng ta không học, cho nên vì vậy mà chúng ta bị xuất tinh, bị mộng tinh, bị di tinh đủ loại. Đó là cái gì? cái tâm sắc dục chúng ta chớ có gì. Cho nên cái người mà người ta lìa cái thân sắc dục rồi, người ta không có một hề hấn một chút gì mà xuất tinh, một chút gì mà mộng tinh hết á, người ta đâu còn có ham thích cái thứ đó nữa, cho nên người ta ngao ngắn lắm, người ta sợ lắm.

Cho nên mình học đúng, mình tu tập đúng, mình dùng cái phương pháp Phật dạy đúng. Mà trong đây là Nguyên Thanh nó ghi lại được những cái điều kiện, thực sự ra nó học ở trên Phật học rất là đầy đủ chứ không có thiếu đâu. Người nào mà có học Phật học thì chúng ta sẽ hiểu biết cái này rất rõ chớ không phải.

Cho nên từng đó chúng ta nương vào cái chỗ hiểu biết của Phật mà dạy chúng ta thì chúng ta sẽ hiểu biết. Mà hiểu biết thì để áp dụng vào đời sống tu hành của chúng ta, để ngăn chặn cái tâm sắc dục của chúng ta. Hầu hết ai cũng vậy, bên nam cũng vậy, bên nữ cũng vậy, người nào cũng vậy chứ đâu phải là. Các con biết bên nữ nó cũng vậy, nó cũng giống như bên nam vậy, chứ nó cũng không khác gì hết. Cho nên tâm sắc dục là người nào cũng vậy hết. Cho nên chúng ta phải chiến thắng, chớ đâu mà để mà trên cái tâm sắc dục. Vì vậy mà hôm nay Thầy cho các con quán về cái thân bất tịnh.

5. THỰC PHẨM BẤT TỊNH

(19:09) Nhưng mà quán thân bất tịnh rồi quán thực phẩm bất tịnh, kế tới mấy con sẽ làm bài, tuần sau là mấy con sẽ nộp bài Quán thực phẩm bất tịnh. Quán thực phẩm bất tịnh, các con biết từ một cái trái cây mấy con ăn thấy ngon ngọt chứ gì? Nhưng không ngờ là cái đống phân nó hút vô nó làm nên cái trái đó chớ, nếu không có đống phân thì làm sao có cái trái đó. Từ cái gốc của nó hút vô đó nó làm cái mấy trái, mấy con lầm, mấy con vô minh mấy con không thấy cái bất tịnh của trái cây, mấy con thấy ăn nó ngon, nó ngọt rồi bữa nay, hôm nay trái xoài này nó ngọt quá, trái đu đủ này ngon quá, nhưng mà không ngờ nó là cái đống phân rất là bẩn các con biết không. Nó đâu có gì đâu mà sạch.

Đó là Thầy nói chung từ cái chỗ đó, chứ đâu phải là cái món ăn mà chúng ta để thiu thúi rồi chúng ta mới nghe cái mùi bốc hôi thối đó là bất tịnh đâu, nó bất tịnh từ cái gốc của nó. Thử hỏi cái thân của chúng ta bây giờ đó, chúng ta chết đi, nó sình trương hôi thối đi, chúng ta đem dập dưới gốc cây nào đó, hỏi thử cái cây nó có ăn cái rễ, nó có vô ăn cái xác của chúng ta không? Nó bò vô nó ăn, nó rút lên ba cái chất bất tịnh đó, nó làm cái trái ở trên đó. Bây giờ hái cái trái ra ăn ngọt quá, trời ơi, ngon quá, như vậy mấy con ăn đồ bất tịnh, mấy con có thấy không?

Từ cái chỗ suy tư như vậy, chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta sống ở trong cái đồ bất tịnh không à, rồi cái thân của chúng ta nó còn ra gì nữa, nó cũng là đồ bất tịnh. Từ cái bất tịnh này nuôi cái bất tịnh khác, nó có cái gì đâu là của thanh tịnh đâu. Cho nên nó làm cho chúng ta rất là nhàm chán, do đó nhàm chán.

6. TRIỂN KHAI TRI KIẾN ĐỂ SỐNG ĐÚNG GIỚI LUẬT

(20:28) Từ đó chúng ta mới thấy được thương yêu mình, mới thương yêu mình mang cái thân này, thân nghiệp quá khổ như thế này, quá dơ bẩn như thế này. Mình thương mình thì mình thương mọi chúng sanh. Thì cho nên từ đó mấy con sẽ học tâm từ, tâm bi, tâm hỷ xả. Tức là đức từ, đức bi, đức hỷ, đức xả. Mấy con mới tròn triệt được ở trên cái phương pháp tu Định Vô Lậu.

Mấy con thấy mình phải học hiểu, mà mình học hiểu thì mình mới có những cái tri kiến đó, mình mới xả, mình mới có những cái tri kiến thật sự, mình mới thương yêu. Nhờ đó mà mình xả toàn bộ thân tâm của mình mới thanh tịnh, mình mới được giải thoát hoàn toàn chớ. Chớ nếu không mình không có tri kiến, mình cứ ức chế tâm của mình, mình nghĩ rằng, bây giờ tâm mình không niệm, không gì hết, rồi mình thiền định mình giải thoát liền, mình đâu có giải thoát gì?

Cho nên trên cái sự học của Định Vô Lậu nó rất là quan trọng, mình từ cái chỗ không hiểu, mình hiểu, từ cái chỗ vô minh, mình minh. Đó là cái sự học của mình mà, nó triển khai cái tri kiến của mình để cho mình sống đúng giới luật. Tại sao cái giới luật của Phật dạy mình, Phật cấm mình như vậy, không có cho mình ham ăn, cấm mình phải ăn ngày một bữa, tại sao làm như vậy có khổ mình không? Để cho mình ăn nhiều bữa có gì đâu.

Cho nên có nhiều người trả lời, ăn nó có quan trọng gì với vấn đề mà mình tu đâu? Mình tu là mình ngồi cho nó giữ, mình ly dục, ly ác pháp, mình xả tâm rồi. Nhưng mà chính mình mình nghĩ cái ăn nó không quan trọng, nhưng mà rốt cuộc rồi nó quan trọng. Có người nói như thế này, tui có cái ti vi tôi xem thời sự, tui biết tin tức này kia nọ chứ tui có đắm nhiễm gì đâu, tui thấy rõ tôi không có đắm nhiễm. Nhưng mà sự thật đang đắm nhiễm đó chớ, đang đắm nhiễm đó. Mặc dù là mình xem, mình có phải là cái nhà chánh khách để mà lo cái chuyện quốc sự đâu hoặc là thế giới này đâu, mà lo làm chi cái chuyện đó rút cuộc rồi cuối cùng cái sanh tử đến mình có làm chủ được gì đâu.

Cho nên có nhiều người họ nói một cách rất là đương nhiên, coi như là phải hợp thời đại. Ngày xưa tại Phật không có ti vi nên hổng xem chứ, còn có chắc ổng cũng tối ngày ổng cũng tập trung ổng ngồi đó ổng xem nữa. Như vậy là ông Phật cũng mê quá rồi. Ngày xưa cũng có, người ta cũng ca hát chớ chứ đâu phải không ca hát, nhưng mà tại sao đức Phật lại cấm không cho mình nghe ca hát và ca hát. Mà trong ti vi nó có vấn đề nó ca hát, nó có chứ không, rồi thời sự tin tức. Thời sự tin tức, đức Phật cấm trong giới luật, mấy con đọc kinh Sa môn quả, Kinh Phạm Võng, coi đức Phật có cấm không?

Tại những cái bài đó, những giới luật đó Thầy chưa biết, cấm không có cho mà chúng ta bàn bạc về thời sự. Bây giờ mở tivi để nghe chuyện thời sự, ờ đánh bên Trung Đông, nào Irắc, Iran gì đánh đập với nhau bên đó, đó là thời sự chứ gì, có phải không? Như vậy là mình mở ra mình xem thời sự, mà đức Phật cấm không có cho bàn về chính trị, bàn về thời sự. Giới luật nó có hẳn hòi chứ đâu phải không đâu.

(23:12) Cho nên vì vậy mà nhiều khi chúng ta luận để mà lừa đảo cái người phật tử người ta không biết, để cho mình thoả mãn được cái tò mò của mình biết. Giờ Mỹ đánh Afghanistan như thế nào, hay Iraq như thế nào, như thế nào đó để mình theo dõi thời sự, theo dõi để làm gì? Cái tâm của chúng ta ở đây, chúng ta có làm cái chuyện gì bên đó được đâu, có phải không? Chúng ta có theo dõi để rồi chúng ta la lối bảo à Mỹ đừng có bỏ bom, chúng ta bảo được không? Nó dọng cho mình mấy cái nữa chứ ở đó mà la.

Đó là trong cái vấn đề mà đạo Phật dạy chúng ta, cho nên vì vậy mà hôm nay chúng ta đi vào trong con đường tu tập của chúng ta, là mục đích là đem lại sự bình an cho bản thân chúng ta và cái thân hành của chúng ta làm đúng được thì nó lợi ích rất lớn. Những gì mà đức Phật cấm trong giới luật, những gì đức Phật dạy thì đó là đức hạnh để chúng ta được đức hạnh giải thoát. Cho nên chúng ta phải chấp nhận và thi hành những cái lời của đức Phật, vì đó là cái đường, con đường kinh nghiệm, kinh nghiệm của đức Phật như thật. Những giới luật mà trong giới kinh mà như thật đó, không có cái gì mà sai được hết.

7. BẤT TỊNH CỦA SẮC DỤC

(24:21) Cho nên, vì uổng rằng Thầy không có thời gian, con thấy gần 3 tháng nay, Thầy không có viết được một cái cuốn sách nào hết, mà chỉ lo những cái bài vở của mấy con thôi, làm gì mà còn thì giờ đâu mà viết. Lẽ ra thì 4 cái tập giới luật của Tỳ kheo tiếp tục, thì hôm nay ít ra Thầy cũng viết được 1 hay hoặc 2 cuốn nữa, nhưng mà không có viết được. Vì vậy mấy con thấy gì? Thầy bỏ cho mấy con rất nhiều, mấy con nỗ lực tu cho đúng thì. Còn nếu không mấy tu sai rồi thì mấy con không xả tâm thì cũng vô ích của mấy con thôi. Ờ, ngồi cứ cho hết mộng tưởng thì coi chừng, cái thiền đó đã từ lâu rồi, từ thầy tổ chúng ta cũng đã tu tập điều này rồi, nhưng mà chẳng được kết quả gì đâu.

Còn hôm nay chúng ta tu tập cho đúng cách mà đức Phật đã dạy. Thí dụ như bây giờ triển khai cái tri kiến, từ đầu cái khoá học này các con triển khai cho đến hôm nay, thì cái tri kiến của mấy con, Thầy thấy nó rất nhiều, nhưng mà sợ mấy con không biết cách áp dụng thôi. Chớ nếu mà con biết cách áp dụng thì nó rất là lợi ích. Khi mà, một khi mà các con ngồi các con viết cái bài mà, thí dụ như giờ thân bất tịnh, mà các con viết lột sạch, cái tâm mấy con nó cũng giảm cái tâm sắc dục nữa chứ đừng nói. Khi mấy con viết, mấy con tư duy suy nghĩ, mấy con thấy tự nó nó giảm.

Còn mình không có viết được, mình nói qua loa về bất tịnh của nó sơ sơ thì nó nhằm nhò gì, cái lực của sắc dục nó mạnh lắm, nó không có thể nào mà nói sơ sơ mà nó ngán đâu, nó cho hoàn toàn là sạch, nó ngu đến cái mức độ Thầy nói cái chỗ dơ bẩn mà nó chung cái đầu của nó vô đó mà nó chịu, nó còn ham thích nó nữa. Nó ngu đến cái mức độ mà không có tưởng tượng được đâu.

(26:06) Mà thật sự ra, nhìn trước mặt, mình là những người nam, mình thấy mình cũng ngu nữa chứ đừng nói chuyện, phải nói rằng ngu rất ngu, cái chỗ bất tịnh, cái chỗ dơ bẩn mà cuối cùng con biết, từ cái chỗ mà chúng ta thấy, từ cái bào thai chút xíu nó vô trong đó nó nằm ở trong cái chỗ bất tịnh, nào nhớt nhao, nào hôi thối trong đó, mà nó nằm ở trong cái bào thai, con biết không.

Mình bây giờ mình lớn như thế này chớ hồi đó mình cũng vậy chứ gì, mình cũng nằm ở trong đó 9 tháng 10 ngày chớ bộ, ở trong đó nó không có một chút không khí nữa, làm cái gì mà trong cái bào thai có không khí trong đó được mấy con, chỉ hô hấp theo cái hơi thở của bà mẹ thôi, chứ làm gì, nó tối um ở trong đó chứ làm gì có ánh sáng ở trong đó, coi như cái ngục tối ở trong đó, mà ngục tối nó dơ bẩn nữa, nước nhớt nhao nó nằm chung quanh đó, mình nằm ở trong đó một đống dơ bẩn. Mấy con cứ nghĩ đi, ham mà chi cái chuyện dơ bẩn như vậy để rồi một đứa bé ở trong đó nằm 9 tháng 10 ngày mới xuất thai.

Từ đó mấy con thấy không, mang cái thân mình dơ bẩn, cách thức dơ bẩn bằng tinh cha huyết mẹ chứ gì, hai cái phối hợp nhau, nằm đó 9 tháng 10 ngày vừa dơ bẩn. Cho nên toàn bộ thân mình từ cái bắt đầu đã dơ bẩn rồi, cho đến bây giờ còn cái gì nữa mà không dơ bẩn. Thế mà người nào cũng là quần này áo kia, rồi cho đẹp đẽ, rồi xoa dầu rồi cho thơm tho, rồi tắm giặt đồ này kia làm cho nó ghê tởm. Sự thật nó có ra gì cái thân này đâu, chết ba bữa thấy không dám ai dám ngó, thực sự rằng bảy bữa là không ai dám lại gần.

Nó là cái thân chúng ta như vậy thì mấy con cứ nghĩ đức Phật dạy rất đúng và chúng ta tư duy suy nghĩ. Càng viết thì chúng ta mới thấy nó thấm thía lắm mấy con. Chúng ta cố chấp cái thân, ai động tới chửi mình cái là thấy mình sừng lên liền, mặt đỏ gay lên liền, coi cái thân này là quý báu, có gì đâu, một đống phân hôi thối, có gì? Mình ngồi vậy chứ cái da nó bọc ở trong đó, chứ xé banh ra một cái là thiên hạ chạy banh, không có ai dám ngồi đây, thiệt nó dơ quá mà, đâu có còn ai dám ngồi đây mấy con.

Thật sự người nào làm gan đi, lột da mình đi, để bụng ra, giòi ra cả đống đó, ông nội dòm cái họ sợ. Cái thân gì mà dơ đến cái mức độ, nội cái máu không nó cũng tanh chúng ta chịu cũng không nổi nữa, chớ không phải.

8. LẤY THỰC PHẨM BẤT TỊNH NUÔI THÂN BẤT TỊNH

(28:22) Cho nên vì vậy mà khi mà quán xét rồi chúng ta ngao ngán lắm, mang cái thân mạng dơ bẩn. Hàng ngày ăn, tưởng ăn để sống, tưởng chất bổ, toàn là cái chất dơ không à, chất bổ bổ gì hết. Từ cái dơ từ cái cây cỏ cho đến những con vật nó ăn cái thứ này, ăn cái thứ kia.

Thí dụ như bây giờ mấy con thấy mấy con chó nó ăn ba cái bất tịnh, ba cái phân, ba cái này kia, rồi mần thịt nó ăn rồi xúm nhau thì trong thân cái người đó nhét ba cái bất tịnh đó. Nói mình không ăn cứt chứ mình ăn vòng qua thân con chó chứ gì, cũng vậy. Không, mình phải công nhận, mình phải công nhận chứ đâu phải, đó là cái dơ bẩn.

Ờ, nói giờ thực sự ra, đem một cái dĩa phân, phẩn, bảo mình ăn mình không ăn được đâu, nhưng đem thịt con chó mình ăn được. Con gà nó mới mổ một bãi phân kia nó ăn, bây giờ đem vô cắt cổ con gà cái mình mần, không phải từ cái chỗ cái bãi phân đó nó qua thịt con gà sao? Có phải mình ăn phân không? Có phải không, mấy con cứ nghĩ đi. Vậy mà người ta nuốt nuốt. Không người nào mà không nuốt.

Bây giờ mấy con ra chợ con ngồi, ngồi họ nuốt thịt heo, họ nuốt thịt mèo, thịt chó gì đủ loại, rắn rít gì cũng ăn hết chứ đừng nói. Như vậy mà họ có biết cái gì bẩn đâu. Cho nên mình, thực sự ra mình ăn rau cải, mình vẫn thấy rau cải nó phải có phân tro nó lên chớ. Đem trên đá con trồng cải coi nó lên không, có phải không? Như vậy rõ ràng từ cái chỗ bẩn dơ nó mới thành ra rau cải nhưng mà còn đỡ hơn ba cái con, ba cái loài động vật.

9. MƯỢN THÂN BẤT TỊNH TU TẬP ĐỂ ĐƯỢC THANH TỊNH

(29:51) Như vậy chúng ta sống là để chúng ta tu, cho nên chúng ta tạm thời chúng ta cố gắng ăn cái ngao ngán, hết muốn sống rồi. Cho nên 60 vị Tỳ kheo khi nghe đức Phật giảng về thân bất tịnh rồi, các vị tự tử ngay liền, hết có ham sống rồi, cái thân gì mà dơ quá độ vậy. Cho nên đức Phật mới nói. Bây giờ mình tự mình giết nó nhưng mà cái tâm tham sân si của mình vẫn còn thì mình vẫn phải có thân khác, làm sao mà mất được các con.

Tốt hơn là mình mượn cái thân này để cho mình tu tập để cho nó không còn tái sanh nữa, thì cái này cái lợi ích chứ. Trong cái thân bất tịnh này nó có cái thanh tịnh, chứ đâu phải là bất tịnh hết sao. Nhưng cái thanh tịnh đó phải do tu tập chứ làm sao mà, bởi vì cái thanh tịnh là cái gì thanh thản, an lạc, vô sự, là cái trạng thái chân lý đó chớ. Cho nên mình phải giữ gìn, mình bảo vệ, mình bảo vệ một cách khéo léo thiện xảo chứ không phải ức chế tâm. Còn mình vụng về mình ức chế tâm, mình cố gắng mình tập trung cận cánh cận còng, mình để cho nhức đầu, để cho thức suốt đêm thì cái điều đó sai.

Ờ, giờ nào đi ngủ thì mình đi ngủ, bởi cái thân của mình nó còn ngủ nghỉ mà. Thì cái giờ nào thức thì mình tu, mình tu mình tu cái gì, thì mình quan sát coi bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp mình có chướng ngại thì mình có phương pháp đẩy nó ra, mà đẩy ra nó không còn có chướng ngại nữa thì nó xong chớ có gì. Mà nó xong rồi thì nó thanh tịnh chớ có gì đâu.

10. ĐỨC PHẬT KHÔNG DẠY NHỊN ĂN

(31:10) Cái mục đích của chúng ta bằng những cái sự hiểu biết, bằng cái sự biết cách đẩy, nó có cái phương pháp đẩy. Cho nên có nhiều người hỏi Thầy, bây giờ nhịn ăn theo người ta dạy nhịn ăn để trị bệnh, để cho hết. Thực sự ra đức Phật đã dạy mình pháp Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu thì cần gì phải nhịn ăn, mình sợ, mình ăn để mà sống, mình nhịn ăn thì có cái phương pháp nhịn ăn thì cũng trị bệnh, nhưng đó là cái phương pháp Thầy không thấy ở trong kinh sách Phật dạy về cái pháp nhịn ăn.

Vì trước kia đức Phật cũng nhịn ăn, ăn quá ít, đức Phật kiệt quệ, cho nên vì vậy mà không thấy đức Phật dạy chúng ta nhịn ăn để trị bệnh, đối trị những cái bệnh. Nhưng vì hiện giờ thì người ta phát giác ra cái sự nhịn ăn trị bệnh thì cũng có hiệu quả, nhưng theo Thầy thiết nghĩ thì những cái người nào mà quá bệnh nhiều á, mà chúng ta dùng pháp của Phật chưa đẩy lui được thì tự mấy con ăn gạo lứt muối mè, hoặc là nhịn ăn để trị bệnh, uống nước chanh đường gì đó thì tự mấy con làm gì cũng được hết. Nhưng đừng nói đó là pháp của Phật. Tội ông Phật không có dạy những điều đó, nhưng mà sau khi mà hết bệnh rồi thì nói, ờ tui nhờ nhịn ăn, mà Phật dạy nhịn ăn nữa thì mấy con tin không?

(32:27) Cho cái pháp của Phật là nhịn ăn thì tội cho ông Phật. Bởi vì Thầy đọc hết kinh sách Nguyên Thuỷ, Thầy không thấy đức Phật dạy nhịn ăn. Cho nên khi mà nhịn ăn mà hết bệnh á thì đó cũng là một cái chuyển nghiệp của mình thôi, nhưng không hết bệnh thì cũng là một cái nghiệp của mình thôi, chớ có gì.

Còn ở đây chúng ta dụng pháp, mục đích của chúng ta dụng pháp khi thân có nghiệp. Dụng pháp để làm gì? để tạo thành cái lực ý thức của chúng ta, bởi vì pháp Như Lý Tác Ý mới đẩy lui bệnh, mà khi dùng nó đẩy lui bệnh thì biết bao nhiêu lần chúng ta tác ý. Mà biết bao nhiêu lần chúng ta tác ý thì biết bao nhiêu lần trở thành tích tập thành một cái lực của nó, các con hiểu không. Từ cái chỗ mà bệnh chúng ta cho đến khi mà bệnh chúng ta lành mà bằng cái phương pháp tác ý để đuổi bệnh á thì nó trở thành một cái lực của nó.

Còn bây giờ mấy con nhịn đói, mấy con đâu có dùng cái pháp Như Lý Tác ý làm chi. Nó hết bệnh nhưng mà mấy con có lực không? Ông Phật ổng nhằm ở trên cái tâm của mình, nó có những niệm rồi do đó mình tư duy quán xét, dùng pháp Như Lý Tác ý đuổi cái niệm đó đi. Rồi bây giờ trên thân nó có chướng ngại thì dùng cái pháp Như Lý Tác ý đó đuổi cái chướng ngại của trên thân đi, cái bệnh đó đi. Thì khi mà đuổi ra được như vậy thì mấy con biết bao nhiêu lần tác ý không?

Rồi bên ngoài các pháp tác động vào, tai nghe mắt thấy, thân cảm xúc điều này thế kia, thế nọ. Mỗi lần mà phòng hộ là mỗi lần phải tác ý chứ gì. Tức là mình có đi sai pháp Phật không, mình rèn luyện hàng ngày cũng như mình đọc thần chú vậy, thì cái chú đó phải linh chứ, phải không? Đọc riết nó phải linh hiển chớ. Còn cái thần chú của mình đọc là cái pháp Như lý tác ý, mà đọc để cho nó xả ly cái ác pháp, cái chướng ngại chứ gì? Thì nó xả ly được thì cái thần chú mà mình đọc đó nó có linh hông?

Ờ bây giờ cái thân đau: "Thọ là vô thường, cái đầu nhức này phải đi", thì cái đầu nhức này đi rồi lát nữa đau cái tay: "Cái thọ vô thường cánh tay đau này phải đi". Mình chỉ đuổi cái bệnh thôi chớ mình có làm gì, mà không ngờ mỗi lần tác ý là nó tích tập cái lực. Các con nghe cái lực, ý thức lực mà mình tác ý bằng ý thức của mình chứ bằng gì, nhưng mà cái ý thức lực. Cho nên cuối cùng mà tất cả những chướng ngại pháp đó nó không còn ở trên thân tâm chúng ta nữa. Thì cái tu tập mà hàng ngày tác ý như vậy á, nó trở thành Tứ Thần Túc, nó 4 cái lực như thần, các con nghe chưa?

Cho nên vì vậy mà bây giờ mình làm sai thì mình lại mất, uổng quá trời, tui đau mà tui nhờ cái này mà tui luyện được cái thần lực. Còn ờ bây giờ mấy con nói ờ tui đau, thui tui đi uống thuốc thì lực ở đâu? Ra ngoài đó nhờ bác sĩ nó lấy cái kim nó chích cho lực chứ làm sao mà có lực nữa. Hay hoặc là bây giờ mấy con đau, mấy con thôi để mình nhịn ăn, mình uống chanh đường đi thì cái lực nó ở đâu? Nó hết đau rồi thì còn mấy con nói thôi hết đau rồi giờ tu cái gì? nhưng mà cái lực nó không có mấy con. Còn cái này đức Phật nhắm để mà hướng dẫn cho chúng ta tạo thành một cái lực, cái lực đó sau này chúng ta mới làm chủ được sự sống chết, mới chấm dứt được luân hồi. Rồi cái chuyện mình không thấy, mình sẽ có Tam Minh mình thấy được.

11. LỰC CỦA PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý LÀ VÔ CÙNG TẬN

(35:30) Bây giờ mình tu tập cái kiểu này đó, hết bệnh rồi thì cũng như người phàm phu vậy thôi. Hễ đau bệnh thì nhịn đói, đi bác sĩ có phải không, rồi cuối cùng thì mình đâu có luyện cái pháp Như Lý Tác ý này đâu. Cho nên cuối cùng thì mình không có Tứ Thần Túc, mà không có Tứ Thần Túc thì làm sao mấy con có Tuệ Như Ý Túc, mà không có Tuệ Như Ý Túc thì bây giờ mấy con muốn quan sát một cái gì mấy con quan sát được không? Với cái ý thức của mấy con nè, mấy con làm sao mấy con nhìn được nè. Bây giờ Thầy hỏi đời trước mấy con là ai? mấy con nói giùm cho Thầy nghe coi thử coi, con mèo con chó gì nó sanh ra mình đây, coi thử coi đời trước thử coi, mấy con dùng mấy con nhìn được không? Hồi mà cha mẹ mình sanh á, hồi nằm trong bụng mẹ giờ nhớ lại coi nằm bằng cách kiểu nào đây, các con có biết không?

Nhưng mà khi mà có Tam Minh rồi, mấy con quan sát lại các con thấy kiểu cách của mấy con hồi nằm trong bào thai, mấy con biết hết. Biết nằm méo nằm tròn, nằm sao nằm co nằm dài nằm ngửa gì mấy con biết hết hà. Thấy rõ ràng cụ thể lắm mấy con. Đó là mình phải nhờ cái pháp Như Lý Tác ý đó mà nó trở thành cái lực, cái lực để nó thực hiện Tuệ Như Ý Túc, như cái lực như mình muốn, mình muốn thấy biết cái đó nó sẽ thấy biết.

Cũng như bây giờ mình có ông nội, bà nội mình chết mất rồi, bây giờ không biết ổng ở đâu nữa ta, nhìn coi thử coi ở đâu thì mấy con sẽ thấy biết. Còn bây giờ mấy con biết ông bây giờ đi tái sanh con gì, vật gì hoặc người nào ở đâu, người Mỹ, người tây, chỗ nào đâu, mấy con coi thử coi ở đâu, coi ông bà mình coi tái sanh chứ. Làm sao mà không tái sanh được. Thì mấy con chưa biết được như vậy thì mấy con phải thực hiện cái pháp Như Lý Tác ý chớ.

Khi mà tác ý, khi mà pháp Như Lý Tác ý mấy con đẩy lui hết chướng ngại pháp ở trên thân của mấy con, ở trên tâm mấy con, và các pháp không có, các pháp nó không tác động được thân vào tâm mấy con thì nó thanh tịnh. Nó thanh tịnh thì nó đủ thần túc. Bởi vậy Thầy mới nói, nhắc đi nhắc lại mấy con biết con đường đi nó như vậy, chứ nó đâu phải là gì khác hết.

Cho nên chúng ta nỗ lực chúng ta tu để mà chúng ta có đủ cái lực đó đó, đủ những lực, mà cái lực đó đâu ngoài pháp Như Lý Tác ý mà có được. Chớ không phải mình ngồi thiền định mà có. Mấy con ngồi thiền định mà giao cảm được cái gì đó mấy con tưởng nó là đúng sao? Nó là tưởng của mấy con chứ đâu có phải là cái Tứ Thần Túc của mấy con đâu, nó đâu phải là Tuệ Như Ý Túc đâu.

Thì lên đồng nhập cốt nó cũng làm được cái điều đó, thì bây giờ mấy con cũng thôi đi học cái kiểu cách lên đồng nhập cốt như mấy bà đó thì cũng làm được chứ có gì, cần gì mà phải tu cho nó cực. Nghĩa là mấy bà lên đồng nhập cốt họ ăn ngày 3, 4 bữa họ cũng chạy theo dục lạc, họ cũng có chồng, có con, họ cũng có vợ con hết, họ cũng lên đồng nhập cốt được chớ, có phải hông? Có gì đâu mà lìa ngoài đời đâu, họ đâu có khác gì đâu. Con cứ thấy mấy bà cốt, mấy cô cậu coi thử coi họ lên đồng, nhập cốt chứ họ cũng có chồng, có con, họ cũng có vợ hết à. Mấy ông pháp sư đó, mấy ông mà lên đồng coi thử coi, mấy ông cũng có vợ con hết chứ, mấy ông cũng có còn dâm dục, chứ mấy ổng ấy hết sao.

(38:24) Còn trái lại mình hoàn toàn là từ cái chỗ mình là một con người sanh trong dâm dục đó, mà mình thoát ra dâm dục, không còn ham thích một chút nào hết, như vậy mình mới thoát ra khỏi cái nhơ bẩn, cái bất tịnh của cái sự sống của con người, nó không phải cái đó là cái thanh tịnh hay sao. Cho nên chúng ta muốn thì chúng ta phải nỗ lực, mà muốn được như vậy chỉ có pháp duy nhất có pháp Như Lý Tác ý, mà pháp Như Lý Tác ý phải đúng cách, phải tu đúng pháp, cho nên ở trên Tứ Niệm Xứ mà tác ý. Chứ mấy con ở trên cái chỗ khác mấy con tác ý, giờ ở trên câu niệm Phật mà tác ý thì tác ý cái gì đây, ờ, tác ý đi về cầu Cực Lạc thì cứ chuyện đó làm nó thành ra sống tưởng mấy con mất rồi, đâu có còn gì mà ở trên cái chỗ 4 chỗ của thân, thọ, tâm của con mà các con đối trị.

Cho nên trong cái vấn đề mà tu học của chúng ta nó rất là quan trọng cái chỗ mà triển khai cái tri kiến và cái pháp Như Lý Tác ý. Cho nên mấy con đừng có sợ, hơi hơi mấy con sợ chết, hơi hơi đau đau cái sợ chết. Chết thì chết mẹ cho rồi đi chứ sống làm chi mà ở đây mà tu không được. Mà lại cái pháp Như Lý Tác ý làm cái thần dược để mà cứu mấy con, mấy con biết từ cái chỗ mấy con tác ý, mới đầu mấy con tác ý mấy con thấy nó cũng có hiệu quả chút chút, mấy con cũng đặt trọn cái niềm tin chứ.

Nếu mà con tu sâu hơn, mấy con thanh tịnh hơn thì cái pháp Như Lý Tác ý nó lại rõ ràng hơn. Các con cứ hỏi đi, quý thầy đi, như thầy Chơn Thành mà bệnh đau thầy tác ý nó đi liền chớ, đó nó có cái hiệu quả như vậy. Mà hầu hết là Thầy thấy mọi người ở đây đều có cái kết quả nhỏ đó chứ không phải là không có cái kết quả đó đâu. Nhưng tại sao chúng ta không ôm nó để mà chúng ta đối trị, cầu cho có thân bệnh để mà được dùng nó mà đối trị.

(40:01) May như Phước Tồn, con thấy không? Con có cái bệnh đó là phước quá rồi, có chỗ để mà dẹp, để mà tu tập cái pháp Như Lý Tác ý, để tạo thành Tứ Thần Túc gì, không biết chừng nào là mình dùng nó mình đuổi hàng ngày, mình đuổi nó cuối cùng là mình có Tứ Thần Túc chứ sao. Ờ, bởi vậy cái người mà có bệnh là cái rủi nhưng mà cũng là cái may, tu có đối tượng. Ờ bây giờ một là mày chết, hai là tao sống là tao sử dụng mày.

Mà bây giờ các con thấy cái thân mình mạnh khoẻ không đau ốm gì hết, mình tu, mình ngồi đó mình lắng lặng để mình nghe từng cái cảm thọ ở trên thân của mình để mình dùng pháp Như Lý Tác ý chứ gì? Mình từng đó mình lắng mình nghe từng cái tâm niệm của mình để mình dùng pháp Như Lý Tác ý chứ gì? Mình lắng nghe tất cả những các pháp bên ngoài tác động vô thân tâm mình để mình dùng pháp Như Lý Tác ý để phòng hộ chứ gì? Các con thấy tất cả đều là pháp Như Lý Tác ý hết chứ gì?

Do đó thì bây giờ chúng ta có gì đâu mà lại khó, cũng như sư Pháp Ngộ bây giờ đi hồi nào tới giờ quen rồi, ngồi lâu tới bây giờ nó cứ khởi tâm nó muốn đi nữa. “Mày chết, tao kì này tao cột chân mày đi, mày không ấy tao lấy dây tao trói chân mày vô gầm giường, thì nhất định là không cho thì làm sao mà lôi. Mày đi mày quen rồi, bây giờ mày muốn đi nữa thì tao cột chân mày lại. Kỳ này tao cột chừng nào mà tới hoàn toàn im ắng”. Nghĩa là nội tác ý cột chân nó nó cũng hoảng nữa, thì nó cũng thành lực nó rồi. Nhất định không đi là không đi, chết bỏ. Nhất định rồi, kỳ này là phải hoàn toàn làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi chứ không có muốn đi tới đi lui nữa. Bởi vì tao đi quá rồi, tao biết rồi, không có cái chỗ nào mà giải thoát như chỗ này hết đâu, mày đi nữa là mệt xác mày.

(41:34) Và do đó, tác ý như vậy, rồi tư duy như vậy, rồi hoàn toàn là phải đi. Nghĩa là bây giờ mày không có đến đây mày cám dỗ rủ tao nữa, tao không có ham đi đâu nữa hết, chỗ nào tao cũng biết hết rồi. Đó thì mạnh mẽ như vậy thì mấy con sẽ chiến thắng nó. Bền chí, kiên cố, dùng quán tác ý: “Mày nổi lên mày rủ tao thì tao tác ý tao đuổi mày đi liền, tao đập mày chứ không có ở đây mà vô đây mà dụ tao nữa. Bộ mày tưởng tao còn ham lắm sao, mấy người ở trong tu viện này, có nhiều người có biết đi như mày chưa, mà giờ mày đi rồi mày còn ham”.

Đó con dùng cái phương pháp vậy con tác ý đuổi liền. “Hôm nay chỉ còn có mấy tháng nữa, chỉ còn có mấy tháng nữa mà nếu mày tu không xong là mày chết chứ đừng nói chuyện, mày phải làm cho xong đó. Cả cuộc đời mày đi tới đi lui, mày có xong cái chuyện gì đâu, bây giờ còn muốn đi nữa, đi ít bữa nữa rồi vô nó xí gạt, mày xí gạt tao. Đi ra rồi vô chắc gì mày tu được. Thí dụ như mấy con bền chí, kiên cố, đánh mạnh”.

Rồi cho nên vì vậy mà sau khi sắp xếp ổn định xong rồi. Từ cái ra vô, từ cái tất cả những cái điện thoại, mọi cái mấy con đều dẹp chúng, ba cái máy này cũng dẹp hết. Tao chỉ còn biết ngồi đây biết Tứ Niệm Xứ thôi, chứ tao chẳng nghe lời Thầy gì hết. Thầy nói rồi, tao biết rồi mà cứ lải nhải, lải nhải hoài trong cái tai của tao, bộ mày ngồi đây mày nghe Thầy ca hát cho mày nghe sao. Dẹp sạch ba cái máy này hết thì mấy con mới tới chứ còn Thầy nói mấy con cứ tối ngày tưởng mình nghe pháp chứ thật ra mấy con nghe ca nhạc đó.

Cho nên tu tập này chỉ còn duy nhất, duy nhất là ôm Tứ Niệm Xứ mà thôi. Cho nên Thầy hướng dẫn cho mấy con cụ thể, rõ ràng, biết cách hẳn hòi rồi thì chừng đó thì kể như là mấy con đóng thất. Đừng có thèm gặp Thầy nữa, đừng có hỏi lải nhải nữa. Mà nỗ lực ôm chắc cái pháp này, luôn luôn pháp Như Lý Tác ý đuổi sạch ba cái chướng ngại hết thì thời gian rất ngắn mà mấy con tới. Nghĩa là Thầy trang bị cho mấy con được cái tri kiến của mấy con tới Tứ Vô Lượng Tâm, tức là tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, Xả rồi, mấy con làm bài đủ rồi á thì tới đó là dừng lại không làm nữa đó. Bây giờ ôm pháp tu đó.

(43:45) Nghĩa là như thí dụ như bây giờ tròn tháng này là tháng thứ ba, gần hết tháng thứ ba rồi, tới tháng thứ tư, mà trong tháng thứ tư thì chắc chắn là mấy con sẽ xong hết cái Định Vô Lậu. Các con cố gắng, bởi vì mỗi tuần lễ mấy con sẽ làm một bài, một bài.

Thí dụ như bây giờ Thầy cho cái thực phẩm bất tịnh này, cái bài hôm tuần này là cái bài quán thân bất tịnh. Vậy mà còn cái bài này còn ai viết, Phước Tồn còn viết cái bài Nhân quả khẩu hành, nói lệch lạc còn đi lại cái bài cũ cũng được, nhưng mà điều kiện là mấy con cố gắng những cái bài mới con, mấy cái bài mới. Quán thân bất tịnh nè, cho nó xong cái quán thân bất tịnh cho cái tuần này cho xong, rồi tuần tới đó quán thực phẩm bất tịnh, rồi quán thực phẩm bất tịnh, rồi tới tuần tới nữa thì mấy con sẽ quán tâm Từ, quán tâm Bi, quán tâm Hỷ, tâm Xả mấy con. Những cái gì mấy con không hiểu thì mấy con lật ra Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Vô Lượng Tâm Thầy chỉ đưa ra một cái số từ, bi, hỷ, xả đơn giản thôi, chứ nó còn nhiều lắm mấy con, nói nhiều lắm. Bởi vì tâm từ của mình rất nhiều mà tâm bi cũng rất nhiều và tâm hỷ, tâm xả rất nhiều. Vì tâm hỷ, tâm xả đều là rất là quan trọng đó mấy con.

12. THẦY MONG MUỐN TU SINH TU XONG SOẠN THẢO BỘ SÁCH ĐẠO ĐỨC

(45:01) Trong cái vấn đề mà tu tập để xả tâm thì Tứ Vô Lượng Tâm là quan trọng nhất ở trong cái vấn đề tu tập xả. Cho nên nó là pháp độc nhất để đi đến chứng đạo đó, mà Tứ Vô Lượng Tâm đó, nó thuộc về thiền quán con à, tư duy không à chứ nó không có thuộc về thiền ức chế đâu. Cho nên phải cố gắng, còn mấy bài nữa chớ không có nhiều, còn 5 bài nữa. Cái bài quán thực phẩm bất tịnh nè, rồi quán tâm từ, quán tâm bi, quán tâm hỷ, tâm xả. Còn 5 bài nữa. Còn cái Thập Nhị Nhân Duyên, còn thất kiết sử rồi đó thì thôi thầy dừng lại để cho mấy con đủ sức mà để xả rồi.

Thực sự ra thì nếu mà có điều kiện cần học thêm thì rất tốt, nhưng mà vì mình cái thời gian nó không có và Thầy thì nó không có cái thời gian mà kéo dài nữa, thì rất là vất vả. Cho nên Thầy thấy là tạm đủ để cho mấy con xả được tâm rồi, thì do đó nó còn mấy bài nữa, có 5 bài nữa thôi thì mấy con cố gắng viết, cố gắng trong cái giai đoạn viết mà cố gắng này thì làm cho cái tri kiến, thực hiện cái tri kiến mà cho đủ, cho đủ xong những cái trang bị cho đủ xong để mình tu tập. Thì khi mà xong rồi thì bắt đầu áp dụng vô tu, không còn hỏi, không còn gì nữa hết. Người nào lo phận sự nấy, lo tu tập chứ không còn viết lách gì nữa hết, dẹp xuống hết.

(46:13) Sau khi mà tu xong rồi á, thì mấy con khi mà có đủ Tứ Thần Túc, Tam Minh rồi, mấy con có đủ cái Tứ Thần Túc rồi, thì lúc bấy giờ khi xong rồi đó thì mấy con trở về vấn đề vị trí là mấy con soạn thảo cái bộ sách Đạo Đức. Những cái tài liệu, những tài liệu, những mẩu chuyện xảy ra ở trên báo chí á, thì hiện giờ đó thì có một số nhà văn họ ghi lại những cái sự kiện xảy ra, họ đóng lại thành sách, những cái tập sách nhỏ nhỏ như bây lớn đây và họ coi thành sách xã hội đó. Thì tất cả những sự kiện như ở trong trường xảy ra học trò đánh thầy giáo, đánh thầy giáo nó cũng ghi vô mấy con. Rồi những cái chuyện mà gia đình vợ con li dị đồ đó nó cũng ghi vô hết. Những cái mẩu chuyện đó là mẩu chuyện thật của xã hội đó.

Mà những cái nhà văn, nhà viết này đó, họ ghi lại thành những cái mẩu chuyện rồi họ cho in thành sách. Thì những tập sách nhỏ nhỏ như thế này, mỏng mỏng như thế này hàng tháng đều có 4 tập, 5 tập.

Rồi về pháp luật, về cái pháp luật nó cũng ra một cái tập nhỏ nhỏ như cái tập sách vậy, nó cũng ghi lại những cái sự kiện mà xử án trên những cái tội danh, tội nhân ở trên đó như thế nào nó cũng ghi lại trong xã hội chúng ta…​ đầy đủ những tài liệu để mà chúng ta viết sách đạo đức đó, không có thiếu đâu. Do đó có một số tập báo chí như vậy, thì chúng ta có một cái số lượng như vậy, thì để chúng ta mỗi lần đọc cái mẩu chuyện đó, chúng ta biết nó nằm cái đạo đức nào của xã hội.

Nếu gia đình thì con đánh cha, thì chúng ta đem cái câu chuyện ra ở tại đâu, xứ nào, quê nào, ở tỉnh nào, huyện nào nó có nói hết. Do đó mình đưa ra cái câu chuyện này, cái ông con này ổng nhậu nhẹt, ổng về ông đập ông cha chết queo à, hồi toà án kêu án như thế nào, thế nào đó thì nó có hẳn hòi đàng hoàng chứ không mình đưa cái câu chuyện đó ra thì thành cái đạo đức. Tức là, cái sự bất hiếu như thế nào đó, thì tuỳ theo mình luận mà mình thấy đây là một cái điều kiện mà cần thiết để cho mình nói nên cái đạo đức. Rồi con giết cha, rồi mẹ mà giết con nữa mấy con, mê cái ông nào đó không biết đem con mình nhét ở trong cái lỗ cống cho nó chết sạch hết rồi để cho mình đi kiếm chồng.

Thì đó, những cái mẩu chuyện này nó có thật đó mấy con. Cho nên vì vậy đó, người ta, mình đem cái mẩu chuyện này nói ra để mà xây dựng lại cái đạo đức, không khéo nó nó, càng ngày nó càng tốt hơn. Cho nên nó có những cái chuyện thật mà nó đã ghi thành những tập sách, Thầy đã đọc rất nhiều và Thầy cũng nghĩ rằng cái sự mà tích tập lại những cái điều kiện này á, để mà khi mình viết ra nó có cái bằng chứng cụ thể trong cái ngày đó, giờ đó, năm đó, tháng đó, cái tờ báo gì nó ghi lại cái câu chuyện đó xảy ra, ở cái địa điểm nào, tỉnh nào, huyện nào, xã nào. Nó rõ ràng, cụ thể, mình đưa ra nó bằng chứng, cho nên đây là một cái hình ảnh thiếu đạo đức nhân bản của con người, do đó mình đưa ra và đồng thời mình sẽ viết.

(49:09) Và đồng thời khi mấy con tu xong thì những cái tài liệu này Thầy sẽ giao lại cho mấy con làm cái vấn đề này, còn riêng Thầy Thầy làm công chuyện khác. Chớ không lẽ giờ Thầy ngồi, hai mươi mấy tập sách đạo đức mà Thầy ngồi Thầy viết để cho mọi người đọc á, Thầy viết thì cũng được chớ không phải không, nhưng mà Thầy nghĩ mấy con cũng phải thay Thầy làm công việc. Và những cái cuốn sách đạo đức do mấy con viết á, người ta sẽ đọc, người ta sẽ có đầy đủ một cái niềm tin ở mấy con. Bởi vì không có gì hơn là muốn cho người đệ tử của mình đứng lên ở trên lớp mà để dạy người ta đạo đức, thì không gì hơn là người đệ tử mình phải viết từng cái bộ sách, từng cái bộ sách đạo đức.

Đó là Thầy đưa cho mấy con, cho nên Thầy nhớ rằng, các con nhớ là Thầy nhắc lại, khi mà Thầy đến với Hoà thượng Thanh Từ đó, Hoà thượng cũng muốn xây dựng cho mình, cho Hoà thượng có một cái đội ngũ, đội ngũ biết viết kinh sách, biết dịch thuật kinh sách.

Cho nên khi Thầy đến Chơn Không thì Hoà thượng chọn Thầy và một số quý thầy nữa. Cho nên Hoà thượng đưa cái bộ Đại tạng Kinh bằng chữ Hán, nhờ quý thầy dịch bài này, bài này để làm gì? Để khi đó Hoà thượng cho in thành ra sách, phải không? Cho in thành ra sách thì Thầy dịch ra hoặc Thầy viết á thì tức là tên tuổi Thầy có, thì đối với Phật tử người ta sẽ tin tưởng mình có cái khả năng. Các con hiểu cái kiểu cách mà người ta hướng dẫn cho mình trở thành một bậc thầy sau này, đó là Hoà thượng Thanh Từ không còn ích kỉ ở trong, nghĩa là mình chỉ muốn mình cái danh của mình thôi, còn không bao giờ muốn đệ tử của mình.

Cho nên, ví dụ như Hòa thượng hướng dẫn thầy Nhật Quang đi thuyết giảng chỗ này, chỗ kia cũng vậy. Mục đích là đưa người ta đi đến cái chỗ để người ta thay thế mình sau này. Các con hiểu không, đó là tình thầy trò người ta nương, người ta đưa nhau như vậy. Thì Thầy biết thầy Thanh Từ là người rất tốt mấy con, muốn cho học trò của mình để thay mình làm công việc chứ không phải là bao nhiêu cũng ôm ấp vào mình.

Cho nên hôm nay Thầy mở cái lớp này là Thầy muốn mấy con cũng trở thành những cái con người như vậy. Thầy muốn mấy con sẽ đứng ở trên cái giảng đường, đứng ở trên cái lớp mà con trở thành con người hướng dẫn người ta, để thay Thầy chớ không phải là Thầy ôm đồm cho một mình mình. Thầy mong muốn như vậy, cho nên vì vậy mà những cái điều mà Thầy gợi ý cho mấy con và Thầy để tên cái tựa của đạo đức như vậy đó, để cho mấy con biết cách sau này đó, mấy con nhìn vào cái sự kiện xảy ra mấy con biết đây là cái đức gì rồi. Để cho mấy con để cái tên của cái đức hạnh đó, để rồi mấy con sẽ trở thành những cái nhà lãnh đạo về đạo đức, các con sẽ vừa thân giáo lại vừa mình tu chứng. Mình tu chứng giới luật mình nghiêm chỉnh tức là thân giáo rồi, thân giáo của đạo đức rồi và đồng thời cái thuyết giáo của mình nó rất là hay.

Nói thí dụ như Thầy nói bây giờ như Nguyên Thanh mà tu chứng á thì thuyết giáo hay mà thân giáo cũng hay. Còn nếu mà Nguyên Thanh mà viết như thế này á mà tu hành không chứng á là rất tai hại. Thuyết giáo được mà thân giáo không được là tai hại lắm.

13. NGƯỜI THUYẾT GIÁO HAY MÀ THÂN GIÁO KHÔNG ĐÚNG SẼ TAI HẠI RẤT LỚN (THẦY CHÂN QUANG)

(51:53) Các con thấy như thầy Chân Quang thầy thuyết giáo rất hay nhưng mà thân giáo thầy nó không đúng, cho nên vậy á thầy dẫn một số người rất xa. Chớ đâu phải là không có đâu. Đó là mấy con nhìn thấy hồi thầy Chân Quang về đây á, Thầy biết được cái ngòi bút, Thầy biết được cái đầu óc này, cái trí nhớ rất là, người ta nói ở trong, ở trong Thường Chiếu á các huynh đệ nói, thầy Chân Quang đó là thầy Thông Uyển đó là cái máy cassette biết ăn cơm, nghĩa là thầy nghe nói ai nói là thầy nhớ, không có bao giờ thầy quên đâu, thầy ghi lại không có sai đâu. Cho nên người ta nói thầy là cái máy cassette ăn cơm. Khi mà thầy về đây ở dưới đây một năm á thì Thầy biết rằng, thầy trò qua lại Thầy biết, con người này là con người có tài, mà con người có tài mà nếu mà đào tạo đúng thì có ích cho Phật pháp, mà nếu sai á thì nó sẽ tai hại rất lớn.

Thì bằng chứng mấy con thấy bây giờ thầy Chân Quang mà hướng dẫn một số Phật tử thì khủng lắm chứ đâu phải, cái số lượng rất đông á. Thầy không bằng một góc của thầy Chân Quang đâu, Thầy nói thật sự đó. Mà nếu thầy Chân Quang mà thực hiện đúng cái thân giáo mà cái thuyết giáo của Thầy thì bây giờ thầy dẫn người ta đi vào cái nền đạo đức rất là rộng lớn lắm đó mấy con, lợi ích rất lớn.

Nhưng mà vì cái duyên nó không đủ cho nên khi đó Thầy đưa thầy Chân Quang về Phước Hải để mà trông coi cái khu Trung tâm An dưỡng Chơn Lạc ngoài đó, để mà giữ gìn ngoài đó, để điều khiển chúng, thầy có khả năng điều khiển cho nên Thầy đưa ra đó thì bắt đầu nó sự kiện nó xảy đến, xảy đến rồi thầy tự tung, tự tác rồi thầy coi như thầy về núi Dinh rồi từ đó thầy thuyết giảng, bắt đầu phật tử người ta tập trung theo thầy rồi thầy thuyết giảng theo cái kiểu thầy. Cho nên đâu có tu xong đâu, chứ phải chi mà thầy tu xong thì lợi ích lắm.

(53:29) Còn bây giờ ở đây, trước mặt Thầy quý thầy, Thầy muốn đào tạo quý thầy, cái người nào có khả năng đều là Thầy nhìn thấy hết, Thầy nhìn thấy hết. Cho nên đầu tiên mấy con thấy Thầy tuyên bố, Thầy nói Nguyên Thanh á, cái khả năng Thầy cũng thấy từ cái lúc mà những cái năm mà đến đây Thầy cũng thấy cái khả năng đó rồi, mà hôm nay thì mấy con thấy cái sức mà nó viết như thế này, nó không phải là cái người mà không có, thầy Chân Quang giỏi lắm, thầy cũng ghê lắm, thầy viết thầy về đây mà thầy cái đầu óc luôn luôn ngồi viết không. Từ hôm đó tới nay là nó ngồi viết không đó, chứ không có ông nội ai mà muốn có thêm thời gian mà trong cái thời gian chừng một tuần lễ mà viết cả xấp như thế này nổi, mà nó ngồi viết xấp nổi. Mà bữa nay thì nó đang viết cái bài mà gọi là thực phẩm bất tịnh, Thầy nói, quá nhiều, quá đầy đủ.

Cho nên Thầy nói thật ra những cái đầu óc đó là những đầu óc phải đào luyện cho họ trở thành thân giáo, chứ còn nếu mà thuyết giáo không thì rất là nguy hiểm, rất là nguy hiểm, sai sót một chút xíu là chúng ta bỏ một nhân tài của đất nước, của đất nước Việt Nam của chúng ta. Những nhân tài này nó đâu phải là cái người mà nghe rồi, nhớ rồi, hiểu rồi, đọc rồi nhớ rồi, thì cái đầu óc nó không phải là cái đầu óc dễ. Chúng ta phải học 5, 3 lần chúng ta mới thuộc, còn người ta nghe rồi người ta thuộc. Cho nên thầy Chân Quang hồi đó nghe rồi là thầy thuộc, nó không phải thường.

Hồi Thầy còn bé nhỏ Thầy đi học ở lớp Tiểu học á, Thầy học lớp hồi đó gọi là lớp nhất đó. Thì Thầy có một cái thằng bạn học, nó cũng cái đầu óc nó cũng kinh lắm con. Nghĩa là ông thầy nói rồi nó thuộc rồi, nó không cần học, mà nó tới lớp cái Thầy nói. Cái đầu óc lạ lắm, nó không có thèm học bài, nó đi chơi tùm lum, tà la, nó không có học, mà nó vô tới giờ mà ông thầy mà dọn bài á, nó đọc sơ qua cái rồi ông thầy kêu nó lên nó đọc vách không có chữ nào mà sót hết. Nó học thuộc nhẹ nhàng lắm, nó sung sướng, cái đầu của nó nó sung sướng lắm, nó làm như nó học sẵn ở đâu rồi nhưng mà sự thật nó chưa.

Cho nên vì vậy trong lớp mấy thằng đó thật là, Thầy cũng là con người học khá giỏi đó nhưng mà đối với nó Thầy thì đứng sau lưng chứ chưa dám đứng trước mặt nó đâu, thì các con đủ biết trí nhớ của nó kinh lắm chứ không phải không. Thì trong cái sự học, thì Thầy thấy cuộc đời nó có nhiều người lạ lùng lắm, cái trí óc nó lạ lùng. Nhưng mà cái lạ lùng đó nó không phải là gì khác hơn là người ta đã huân nhiều đời rồi, người ta huân cái học nhiều đời rồi, cho nên khi mà dùng Tam Minh Thầy biết rằng những người này họ đã tích lũy, họ gieo cái duyên đó thì làm sao mà họ lại không có cái duyên đó.

(56:12) Còn mình thuở giờ, đời trước mình có gieo cái duyên đó không, đời nay mình dốt đặc chứ sao, dốt như ông Châu Lợi Bàn đặc, nhưng mà nỗ lực tu cũng được. Cho nên trong cái sự thật ra mình thấy được cái những cái điều kiện, cái nhân tài mà không khéo mình phẩy tay là bỏ phế uổng.

Con biết, thí dụ như từ xưa đến giờ các con biết nghe những cái vị tổ, như tổ Lâm Thọ nè, tổ Mãn Minh này, tổ Vô Trước Thế Thân, những cái người hoàn toàn là những cái người có đầu óc, có đầu óc thông minh ghê gớm lắm chứ không phải không đâu. Nhưng mà tiếc vì trong cái giai đoạn đó Phật giáo nó đã bị lệch, cho nên cái tri kiến của mấy người đó nó triển khai qua một cái góc lệch, nó đưa đi đến bây giờ chúng ta mới khổ đau này.

Các con thấy không, những đầu óc đó mà nếu mà được hướng dẫn đúng Chánh pháp nó sử dụng á, thì coi như nó đưa lại cái nền đạo đức cho loài người, rất là hạnh phúc cho con người. Cho nên nhiều khi chúng ta thấy đó, thỉnh thoảng ở trong cái loài người nó có những cái nhà triết học, nó có những cái nhà thông minh đó, nhưng mà những nhà đó không được đào tạo trong môi trường đúng cho nên họ đưa ra những cái thuyết sợ muốn chết thiên hạ hết. Bởi vì họ đưa ra thì có cái lý luận của họ rất hay, cho nên nó làm ảnh hưởng, ảnh hưởng nhiều người, nhưng mà cuối cùng đi đến cái đích của nó làm tai hoạ rất lớn chứ đâu phải nó là triết học là hay hết đâu.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy