00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 053C (NỮ) - LÒNG YÊU THƯƠNG - VẤN ĐẠO - ĐỊNH VÔ LẬU - TỨ NIỆM XỨ - ĐUỔI BỆNH

LCK 053C (NỮ) - LÒNG YÊU THƯƠNG - VẤN ĐẠO - ĐỊNH VÔ LẬU - TỨ NIỆM XỨ - ĐUỔI BỆNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 9/1/2006

Thời lượng: [56:18]

1. LÒNG YÊU THƯƠNG TRONG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(00:00) Trưởng lão: Nó còn nhiều cái sự việc lắm mấy con để thực hiện lòng từ, khi mà viết tới tâm Từ rồi mấy con sẽ thấy, chúng ta nói nhiều chừng nào chúng ta thấm thía cái lời của đức Phật: Tứ Vô Lượng Tâm.

Bởi vì vô lượng tâm, Từ vô lượng tâm mà, vô lượng là không có kể hết nổi: Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỉ vô lượng, Xả vô lượng. Nó vô lượng, nghĩa là “tất cả những cái gì cũng xả hết, cái gì cũng hoan hỷ hết, như vậy mới gọi là Tứ Vô Lượng Tâm”, các con thấy chưa!

Cho nên cái học của chúng ta là cái học hôm nay là vì thương. Cho nên vì vậy khi mà mình bị hôn trầm thì mình đi xa ra mình tác ý, đừng có ở gần bên mình, đó là Tứ Vô Lượng Tâm thực hiện rồi đó mấy con. Còn mình ho hoặc làm cái gì đó mình động, sợ mình ho động người ta ngồi tu không được, thì chạy ra xa mình ho cho đã, vô cái khu rừng nào đó ngồi ho cho đã rồi mình chạy vô, có gì đâu. Đó là mình Tứ Vô Lượng Tâm đó, thực hiện cái lòng thương của mình đó mấy con.

Chứ còn mình không thương mình ở trong thất mình hả họng mình ho lia lịa thì mình làm động người ta, còn mình ngáp nghe ồ ồ thì lúc bấy giờ ai mà ngồi tu được. Cho nên vì vậy đó, khi mình nghĩ đến mình thương mọi người xung quanh mình đang cực khổ thức khuya, dậy sớm mà tu tập, cho nên mình không làm động họ, tức là thương mình, thương họ mấy con.

Cho nên những cái sự tu tập của mấy con càng lúc mấy con càng học được Tứ Vô Lượng Tâm nhiều. Cho nên Thầy để cái bài Tứ Vô Lượng Tâm mấy con học sau hết đó, vậy mà khởi sự thương yêu mấy con, mấy con, tuyệt vời.

Mấy con đọc Hành Thập Thiện Tứ Vô Lượng Tâm, Thầy chỉ nói một chút thôi ở trong đó, chứ chưa nói hết đâu mấy con. Tứ Vô Lượng Tâm mà, nói như vô lượng tâm lận mà: tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỉ…​nhiều lắm mấy con.

Rồi đây cái lớp chúng ta sẽ, những người nào cũng là Tứ Vô Lượng Tâm hết mấy con! Người nào cũng biết thương yêu; không bao giờ có giận hờn một người nào. Người ta chửi, mạt sát mình, mình vẫn cười vẫn thương yêu họ, không có ghét chút nào hết; người ta nói gì thì nói mình cũng không giận hờn.

Từ đó mình mới thấy được cái Tứ Vô Lượng Tâm của Phật là giải thoát thật sự. Các con học tới đây rồi mấy con sẽ thấy Tứ Vô Lượng Tâm, bây giờ chưa đâu! Cho nên hiện giờ dạy cho mấy con biết cách thức ở trên Tứ Niệm Xứ thôi, chứ chưa đâu! Chưa vô đâu! Mà tới chừng mà vô tu là mấy con phải thông suốt cái Định Vô Lậu hoàn toàn đã, cái tri kiến của mấy con đầy đủ, thì mới bắt đầu vô tu, thì mấy con sẽ khép mình vô tu tới khi mà thành Phật thôi đó.

2. TU SINH VẤN ĐẠO

(02:09) Trưởng lão: Có gì không con?

Tu sinh: Dạ con thưa con xin Sư ông giúp cho con một cái nhân quả về gió ở thể lỏng được không ạ?

Trưởng lão: Gió hả con?

Tu sinh: Dạ, mà ở thể lỏng ạ. Tại vì con làm thì gió ở thể rắn thì con thấy như trái banh đó, người ta gom lại thành thể rắn. Còn gió ở thể lỏng; con không biết là cái quạt gió là nó ra hơi nước có phải không Sư ông?

Trưởng lão: Gió ở cái thể rắn là không khí đó con, khi mà một cái tốc độ…​

Tu sinh: Dạ gió nó ở thể khí rồi Sư ông, rồi gió nó ở thể gì, con phân tích giống như là nước mà ở thể rắn là đá, nước ở thể lỏng là nước thật.

Trưởng lão: Nước đá á?

Tu sinh: Còn nước ở thể khí là hơi nước, còn gió ở thể rắn á, còn gió ở thể khí là thể thực của nó, còn gió mà ở thể rắn là giống như trái banh vậy, khinh khí cầu, những cái thứ mà người ta gom lại bong bóng, còn là gió ở thể lỏng á thì con không biết có phải là cái hơi xăng dầu hay quạt gió hơi nước không thưa Thầy?

Trưởng lão: Quạt gió hơi nước đó con.

Tu sinh: Còn lửa mà ở thể khí là, là thể…​ hơi ấm là gì?

Trưởng lão: Hơi ấm là nhiệt.

Tu sinh: Còn lửa mà ở thể lỏng là nóng thủy tinh Sư ông hả? Còn lửa mà ở thể rắn là than đỏ, còn đất mà ở thể rắn là đất đá là thể thực của nó; còn đất ở thể lỏng là bùn lầy, và đất ở thể khí là bụi, đất là hơi đất, đúng không Sư ông?

Trưởng lão: Đúng!

Tu sinh: Dạ, con cám ơn Sư ông.

Trưởng lão: Ờ, rồi, bây giờ còn hỏi gì nữa hay thôi nghỉ con, hết giờ rồi. Rồi, thôi bây giờ nghỉ con!

Tu sinh: …​vì muốn ở lại hỏi Thầy.

(04:11) Trưởng lão: Rồi, có gì ở lại hỏi Thầy, hồi nãy có ai hỏi lại Thầy?

Tu sinh: Con cũng muốn ở lại hỏi Thầy chút.

Tu sinh: Con xin ở lại để sám hối.

Trưởng lão: Rồi, con ở lại đi, mấy người ở lại đi. Mấy con ra đi con. Thôi Thầy chào mấy con.

Trưởng lão: Mấy con ra đi con, những người nào còn ở lại thì ở lại hỏi Thầy.

Tu sinh: Dạ Thầy, con hỏi.

Trưởng lão: Ờ, rồi con cứ hỏi đi.

(04:53) Tu sinh: Thưa Thầy! Con tu trên Tứ Niệm Xứ đó Thầy, hơi thở mình phải nương theo cái hơi thở hay là mình đứng ngoài mình canh hơi thở, lên xuống, lên xuống biết hết, biết rõ ràng?

Trưởng lão: Mình nương hơi thở mà mình thấy Tứ Niệm Xứ; mình thấy cái thân của mình. Con nghe cái câu mà trong Định Niệm Hơi Thở: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân…​”, thì con nương vào cái hơi thở con thấy hơi thở ra, nhưng mà con quay cái biết đó nhìn nó thành ra xuyên suốt.

Tu sinh: Dạ, cái xuyên suốt là sao Thầy?

Trưởng lão: Xuyên suốt! Mới đầu thì nó không xuyên suốt, nhưng sau này nó xuyên suốt.

Tu sinh: Con thấy con nhìn bốn nơi rồi hết, không nhìn mà hơi thở nhẹ nhàng; con không phải nhìn nữa mà con thở nhẹ nhàng hít vô, thở vô, thở ra. Nay lỗ mũi nhẹ nhàng, nhẹ nhàng lại rồi.

Trưởng lão: Ờ, không được con! Con đó là con tùy tức rồi, con sẽ nương vào hơi thở con; cái cảm nhận hơi thở con là con chỉ thấy cái thân của con, con nhìn bốn chỗ trong thân tâm con.

(06:06) Tu sinh: Thưa Sư ông! Con đi kinh hành ở trong thất; con yếu rồi sao đó con chóng mặt và con về nhà mua mấy cái chất bổ, mấy viên thuốc bổ tăng sức, con uống trong cái lúc mà con ăn trưa đó.

Trưởng lão: Được con!

Tu sinh: Thầy, được không Thầy?

Trưởng lão: Được con! Được! Vì cái sức con yếu, con đi vòng vòng vầy là con chóng mặt phải không? Là yếu đó, yếu, con đi nó chóng mặt là yếu.

Tu sinh: Thầy ơi! Vừa qua con, nhỏ con la con: má uống vậy, thiệt…​ không cho con

Trưởng lão: Bây giờ con ăn cái chất bổ nó không đủ đâu, con uống thêm mấy viên thuốc bổ để cho nó bổ, không có sao đâu con, uống vậy tốt, không có gì đâu con đừng sợ, có gì đã có Thầy, không có rầy con được đâu.

Tu sinh: Con xin cúng dường, phụ cho Tu viện

Trưởng lão: Vậy à! Thầy cảm ơn con, …​Rồi, con nhớ về tu con xả ra con, con xả ra, con nhớ tâm thanh thản, đừng ức chế nó con.

Tu sinh: Dạ, con bị ức chế. Cái đầu con nhức.

Trưởng lão: Nhức là bị ức chế, con xả nhẹ lại; con tu như mọi lần nó không có bị nữa. Vậy là đúng đó con, con nhớ, có gì con phải hỏi Thầy nghe.

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Mấy con lớn tuổi, Thầy rất tội, thương mấy con lắm, con ráng tu!

(07:25) Tu sinh: Nam Mô A Di Đà Phật, kính bạch Thầy! Con dự định con đưa dượng con lên để mà con tiện về con tu, vừa chăm sóc vừa tu, mà dượng con bệnh quá! ( nghe không rõ ). Giờ con già như vậy, con hít thở, mỗi lần ho là thở thấy buốt, nhưng mà thở nhiều lắm mà thở không ra, Thầy có dạy trong niệm xứ là ( nghe không rõ ).

Vì lúc trước con cũng đã nghĩ về điều này, thứ nhất lúc chưa hết bệnh lên nghe giảng đã ho nhiều lắm rồi, thấy đó cũng là trở ngại rồi, rồi bây giờ nếu mà lên lỡ mà trong thất ho nhiều quá con cũng nghĩ về điều đó, con thấy cũng có khó khăn, bị ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đến hôm nay Thầy cũng có dạy như vậy, thành ra con cũng thấy cái điều của con nghĩ là cũng đúng, và định mỗi tuần lên nhưng mà lúc này còn đang lạnh, hơi lạnh là lại ho, cho nên chắc là qua Tết rồi ổn con lên.

Trưởng lão: Được con! Con để cho ổn đi con.

Tu sinh: Dạ! Con tranh thủ những cái thuốc men, thức ăn, con sắp xếp trong vòng một tuần để cho nó giảm, có thể tuần sau con lên, con cố gắng con tu những pháp Thầy chỉ bảo cho con,…​ bị bệnh thấy yếu tinh thần, nói chung con cũng sợ lắm Thầy.

(09:25) Trưởng lão: Thì không có tu; cái tinh thần nó sợ hãi lắm con.

Tu sinh: Dạ! Thành ra cái duyên của con, nhân quả của con nó nhỏ quá, có bệnh con cũng quán, quán cái nhân quả của mình, con cũng cố giữ cho nó được thanh thản. Kính bạch Thầy từ bi chỉ dạy cho con, con cố gắng giữ giới hạnh để từ đó có thể chuyển cái nghiệp của con nó nhẹ bớt á Thầy. (nghe không rõ ); nhiều khi con cực quá!

(10:27-12:53: Tu sinh khác xin ý Thầy về làm Tập san)

(12:54) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con trình bày cho Thầy cái hoàn cảnh của con; mong Thầy thông cảm cho con!

Trưởng lão: Được rồi con! Thầy hiểu mà! Thầy rất thấy mấy con cũng tội quá, hoàn cảnh quá ngặt nghèo, tu hành chưa có đủ duyên nó mới gặp trường hợp vậy, bởi vì mà con mạnh khỏe thì chắc chắn hơn.

Tu sinh: Dạ! Con vì ba con nữa, ba con lo xong thì con trong mình cũng còn bệnh, con nghe Thầy mở khóa là con cũng dứt khoát đi mà cái duyên chưa đủ

Trưởng lão: Cái nghiệp con, dồn dập, mà trong cái thời gian mở khóa tu mà đi không được.

3. TU TỨ NIỆM XỨ (CÓ NHIỀU GIAI ĐOẠN) GIAI ĐOẠN ĐẦU PHẢI SỬ DỤNG TRI KIẾN ĐỂ XẢ TỪNG TÂM NIỆM

(13:37) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con xin phép Thầy con lên hỏi Thầy?

Trưởng lão: Ờ, con lên hỏi đi con rồi còn về.

(14:39) Tu sinh: Con thưa trình đức Thầy việc con tu Tứ Niệm Xứ. Con ngồi con buồn ngủ quá! Con cứ đánh nó hoài…​ cái con mệt mỏi quá cái con lăn ngủ luôn, đi đi mà không nổi nữa,…​ Sau đó rồi con nghĩ, đi đánh giặc…​ mà còn ngủ nữa, cái con ngồi con cười thầm một mình, con biết chắc Thầy cũng thấy. Do đó, giờ con trình với Thầy mai mốt con hết sức sửa, đó là lỗi thứ nhất.

Còn cái lỗi thứ hai, con làm bài pháp vô thường, có những điều mà không có thật mà con đem con viết vô, cứ như là mình nhớ như nhớ hình như là có, không biết có phải hay không nhưng con vẫn đem con viết vô, (nên con xin sám hối với Thầy). Con xả tâm, lúc trước con xả rồi mà sao cái bài vô thường tuy là Thầy nói rất đầy đủ nhưng con thấy cái bài con nó chẳng có giá trị gì hết, cái bài mới đầu con thấy cái câu Kinh Pháp Cú của Phật, con rất là tâm đắc, giống như là Thầy giảng Kinh Pháp Cú về con cá, câu kệ con cá mà phạm (nghe không rõ ) …​. Cái câu đó con nghe con thấy con rất là xúc động như là muốn khóc vậy.

Con muốn tu thời khuya tiếp tục câu kệ đó, (nghe không rõ); con tu mà không biết mà sao con tức thở quá, nên là con làm bài khác nhưng mà con vẫn muốn ôm cái pháp đó…​ nhờ Thầy khai sáng cho con cách con áp dụng bài kệ đó ( nghe không rõ )

(17:38) Trưởng lão: Nói chung là trong Tứ Niệm Xứ, thì mình sử dụng cái tri kiến của mình để xả từng cái tâm niệm của mình thì nó không bị ức chế. Mình không có dùng cái tri kiến của mình thì mình sẽ bị ức chế hết, tiêu diệt thì bị ức chế hết.

Qua cái kinh nghiệm, qua cái lời của đức Phật dạy; nó rất là rõ ràng, nói những điều nhưng mà khi mình hiểu sai đó. Vì tu nó có nhiều cái giai đoạn tu Tứ Niệm Xứ chứ không phải trong một cái giai đoạn một. Cho nên cái bài kệ này nó nhằm tu cái giai đoạn đầu, mà tại vì mình không có biết, mình lấy cái giai đoạn cuối mình làm như cái giai đoạn đầu, thành ra nó sai rồi.

Giai đoạn đầu là người ta triển khai cái tri kiến hiểu biết của nó rất rộng, bởi vì nó là sự việc tri kiến giải thoát mà. Nó hiểu biết rộng cho nên nó mới chuyển giới được, giữ giới được.

Cho đến khi đến giai đoạn cuối cùng của nó để cho giữ tâm thanh tịnh, nó không lầm lạc, tri kiến nó rõ ràng, con hiểu chưa? Tới cái giai đoạn nào thì…​, bởi vì mấy con có Thầy cho nên Thầy mới có dạy mấy con như vậy được, không có dạy chung chung.

Cho nên vì vậy cái nào Thầy dạy ra cái nấy. Người nào mà không nghe thì thôi Thầy cũng bỏ qua hết, Thầy cũng tha thứ bởi vì mấy cái lỗi lầm của mấy con, mấy con cố chấp thì mấy con chịu lấy chứ Thầy đâu có gì đâu. Nhưng mà Thầy cũng khích lệ, sách tấn cho mấy con thôi, để cho mấy con nỗ lực tu được đến đoạn nào hay đến đoạn nấy, tùy cái duyên của mấy con.

Riêng Thầy, là Thầy dạy người nào cứ theo từng bước, từng bước mà Thầy dạy, thì Thầy bảo đảm rằng họ sẽ đạt được chứng quả A La Hán. Bởi vì Thầy triển khai cho tận cùng cái tri kiến này, làm sao họ sống toàn bộ cái tri kiến này thì tâm bất động, không ai làm động được họ. Bởi vì cái gì đụng đến cái tri kiến của họ, họ hiểu nó hóa giải hết, họ không có động. Mà họ không động thì nó thanh tịnh, nó thanh tịnh thì tới cái giai đoạn mà họ ngồi họ tu Tứ Niệm Xứ nó khác rồi. Bây giờ Tứ Niệm Xứ là họ ngồi họ quan sát rồi.

(19:33) Còn bây giờ mấy con chưa đủ, cái tri kiến chưa đủ mà mấy con ngồi tu Tứ Niệm Xứ tức là mấy con ức chế trong thanh thản, an lạc, vô sự rồi. Mấy con cứ ngỡ tưởng đây là vô thanh tịnh thanh thản nhưng mà sự thật nó vô ức chế, nó sai chút là bị ức chế rồi.

Nó khó cái chỗ mà Thầy hướng dẫn sao mấy con cứ làm vậy, chịu khó làm, đừng có hiểu qua cái mấy con mà làm sai mà mình bị ức chế tâm

(20:00 Tu sinh: Dạ. Nói là áp dụng vô mà mình nói bằng lời đi nữa mà mình làm được không, áp dụng vô rồi con cứ bị ức chế.

Trưởng lão: Bị ức chế! Mình thấy cái đó cái mình áp dụng vô thì bị ức chế, nhưng cái giai đoạn đầu mình quên, giai đoạn đầu tri kiến ở đâu, trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó.

Bây giờ là cái giai đoạn đầu, tri kiến triển khai đặng cho nó ở đâu thì có nó đó, nó không phạm giới luật được, tức là nó ly dục ly ác pháp, mà cái giai đoạn đầu. Cho nên nó không có bị ức chế chút nào hết, có nhiếp tâm chỗ nào đâu?

Triển khai cái tri kiến của nó để nó sống; nó phá hoàn toàn bằng sự hiểu biết của nó, ai động tới nó, nó không có động.

Ở ngay giai đoạn một Tứ Niệm Xứ, bây giờ Thầy coi triển cái tri kiến vậy rồi ai động mấy con đâu, cái gì nó làm chủ đây, đâu phải mấy con ngồi bất động nó đâu, con hiểu chứ ? Cho nên ai động, ai nói gì con biết xả liền, không có buồn giận ai hết.

(20:53) Tu sinh: Còn cái lỗi của con, như từ xưa đến giờ con đọc lại bài thấy…​ con xả ra được?

Trưởng lão: Thì đó, bây giờ con sám hối lại là nó hết, không sao đâu con, hễ mình phát lồ sám hối thì lần lượt nó sẽ không còn bị trạo hối nữa, rồi mình cố gắng mình nghe lời Thầy dạy bảo

Tu sinh: Ghi những cái gì mình biết rõ thì mình.

Trưởng lão: Biết rõ thì mình ghi, còn không biết rõ mình còn nhớ lờ mờ là coi chừng mình ghi không đúng sự thật con.

(21:31) Tu sinh: Trước giờ con học nhưng mà nghỉ lâu rồi con quên, giống như học mấy lời dạy của đức Phật với mấy đại đệ tử; con học giờ gần chục năm rồi quên hết giờ con hỏi Thầy có cái tài liệu cho con xin.

Trưởng lão: Để Thầy dạy con cách, có tài liệu đó, những cái tài liệu đó đưa vào cái tủ sách mà lưu trữ đó, có cần dùng, để Thầy coi.

Tu sinh: Con cũng có học về luận ngữ như của Trung hoa.

(Thầy tiếp Tu sinh khác một lát vào hỏi việc)

(22:30) Tu sinh: Học về luận ngữ cổ học Trung Hoa, nó cũng có nhiều cái câu truyện con tâm đắc, nhưng mà con không có nhớ tên của mấy cái vị đó, nhiều khi con lấy lầm câu của người này con gắn vô câu của người khác cho nên con nghĩ cái khác.

Trưởng lão: Không được! Cái đó mình phải nhớ rõ con; mình nhớ rõ mình đưa vô. Còn không nhớ rõ là mình đọc vậy bị sai, sai thì coi như là viết nó sai.

(23:01) Tu sinh: Con có cái bài, mình đọc vô cái tự nhiên, đáng lẽ là bài mình nói một cách mà bị tác động nên không có giá trị gì hết.

Trưởng lão: Đúng rồi đó con.

Tu sinh: Tác động vô, cho nên con làm lại.

Trưởng lão: Đúng rồi! Nó có tác động vào. Con hiểu vậy là đúng đó, không có sao đâu.

Tu sinh: Con gởi con mua, ở nhà thì có đầy đủ nhưng mà không có liên hệ, giờ con gửi mua.

Trưởng lão: Được con! Được con! Không có gì đâu! Bây giờ lên thành phố con thấy cái chỗ nó bán, mấy chỗ bán sách nó có, cần thiết mình mua, có nhiều lắm. Bây giờ nó in sách đẹp lắm con, bây giờ nó in khác lắm. Còn hồi đó, cái tài liệu thập đại đệ tử của Phật đó, con biết không, hồi đó nó chỉ đánh máy trên cái máy đánh chữ rồi nó phô tô ra. Hồi đó ở dưới Thường Chiếu mấy thầy gởi về cho Thầy đó, chứ Thầy không có.

Tu sinh: Thầy ơi, Thầy cho con mượn lại?

Trưởng lão: Của cô Như Đức đó, Thầy lục lại cái tủ sách cũ Thầy coi.

4. KHI TU TỨ NIỆM XỨ BỊ ĐAU ĐẦU THÌ XẢ RA CHO PHỤC HỒI RỒI TRỞ VỀ TRIỂN KHAI TRI KIẾN

(24:30) Trưởng lão: Rồi, con lên đi con. Con xá thầy thôi con.

Tu sinh: Nay con lên kính trình Thầy; xin sự chỉ dẫn của Thầy. Trong quá trình con tu tập từ bấy nay, sức khoẻ con nay gọi là đã tạm ổn.

Trưởng lão: Tạm ổn rồi hả con?

Tu sinh: Dạ! Con cũng đã đi vào thời khoá tu tập - tức là con thực hiện một ngày năm tiếng liền pháp Thân Hành Niệm, và con ngồi tu Tứ Niệm Xứ thì một tiếng đầu nó không có hiệu quả; đến bây giờ con tiến lên hai tiếng rưỡi một thời khóa. Trong thời khóa tu tập con thấy thanh thản, thoải mái, nhưng mà lúc hết bài con có mấy chú ý, nên con muốn lên để mong sự chỉ dẫn của Thầy.

Con không biết có được không vì lúc bắt tay vào viết thì bắt đầu các thọ nó giật nảy lên; nó đau đầu kinh khủng, giống như sáng nay con chỉ nghe cô Nguyên Thanh đọc con đã đau hết cả đầu, thế nên con cảm thấy con không muốn viết nữa. Vì vậy, con trình pháp lên Thầy; xin Thầy niêm mật rồi tu, con muốn có nhiều thời giờ tu, cái việc tu con thấy nó giải quyết được cái cảm thọ.

(26:41) Trưởng lão: Bây giờ thì coi như là con để mà tu tập những cái pháp đó, thì giải quyết cái thọ cho nó thật bình phục hết bệnh rồi, rồi con khi mà hết bệnh rồi con trở về triển khai cái tri kiến.

Chứ sự thật ra, đạo Phật là đạo trí tuệ, phải giải quyết cái tri kiến của mình thông suốt tất cả những ác pháp, làm cho cái tri kiến của mình nó vững vàng thì trong khi đó mình không bị ức chế.

Còn bây giờ thí dụ như con tu vậy giờ nó có cái phần ức chế, ức chế nó an trú để đẩy lui cái bệnh của mình thôi qua cái pháp Thân Hành Niệm, phải hông? Và đồng thời khi mà bệnh nó bình phục lại; nó khoẻ mạnh đàng hoàng thì trở về vị trí triển khai cái tri kiến lại. Con phải học từ đầu, phải học từ đầu chứ không phải là thiếu nó, bởi vì thiếu tri kiến thì con bị ức chế tâm, mà bị ức chế tâm thì nó không bao giờ nó đi đến cái chỗ giải thoát hoàn toàn được, nó khó!

Cho nên cái Định Vô Lậu là cái tri kiến giải thoát mà, cho nên triển khai nó. Con thấy triển khai như Nguyên Thanh, về đây hướng dẫn nó triển khai, nó viết không có ai viết hơn nó nổi, Thầy nói thiệt, toàn bộ cái đầu óc của nó nó tích tập quá chừng quá đỗi. Thầy nói, đúng là đưa một cái đề tài nào thì nó viết rất là nhiều và đồng thời mà khi mà nó được cái tri kiến đó rồi, nó áp dụng vào Tứ Niệm Xứ thì nó quét. Thời gian sau nó quét, nó chứng quả đó, nó chứng quả bằng cái tri kiến mà không bị ức chế đó con. Còn nếu mà coi con bây giờ mà con làm vậy thì không được bởi vì con đang bị bệnh.

Tu sinh: Mỗi lần quét là nó lại bắt đầu nó đau.

(28:01) Trưởng lão: Nó đau! Bởi vì con không làm được là vì con đang ở trong cái trạng thái bệnh, thân bệnh, mà nếu mà không có phương pháp để đối trị bệnh, mà bệnh hết rồi thì mới triển khai qua mới được. Còn bệnh mà chưa hết thì triển khai qua không được. Chứ không phải là bây giờ ví dụ con tu tập về pháp Thân Hành Niệm mà trong khi cái xả cái tâm con không có dùng được cái tri kiến xả thì con không tới đâu! Nó sẽ bị ức chế nó vào đường tưởng.

Tu sinh: Bây giờ, con bạch Thầy! Trong con người con nó luôn có một cái sức nóng ghê gớm lắm. Từ trước nay con không dùng quạt đâu, nhưng bây giờ bình thường con vẫn phải dùng quạt nhưng nó thấy nóng ghê lắm nhưng tự nhiên nó gồng, co cái cơ bụng nó gồng lên.

(28:42) Trưởng lão: Cái đó là đang bị bệnh đó con.

Tu sinh: Dạ! Thế và nó như là bị tụt huyết áp, trong cái cơ thể con nó phản ứng như thế, thế mà con dùng Như Lý Tác Ý con tu tập, con dùng liên tục như là cái kiểu mà có người đối thoại liên tục với con, cứ lảm nhảm. Con xin hỏi Thầy xem là con có phải rơi vào cái bệnh thần kinh không? Con người con bị vô thường nó đóng trụ rồi, con như là sắp chết ấy, cho nên có những trạng thái gồng co bụng, tự nhiên như tụt huyết áp nhưng mà mồm con vẫn tác ý liên tục.

Con thấy pháp Tứ Niệm Xứ thì rất là thích; tại vì ví dụ những tiếng đầu tiên, như giờ đầu nó rất thanh thản thoải mái; về sau thì nó có khởi một vài cái niệm thì con đón được niệm, con đón được niệm để con tác ý thì nó mới đi. Nhưng mà chỉ có cái bây giờ bắt đầu mà vào viết, thì bắt đầu nó rơi vào mặt, nó cứ xoáy vào mặt, nó chóng mặt và nó đau đầu, con xin phép được lời chỉ dạy của Thầy, con không viết nữa.

(29:59) Trưởng lão: Thì bây giờ con đừng có viết. Bây giờ con đang trị cái bệnh của con nó không có bình thường về cái hệ thần kinh của con, tức là cái hệ thần kinh mà triển khai cái tri kiến nó không bình thường.

Triển khai như vậy là con bị nặng đầu, nhức đầu, cho nên con đừng có viết. Giai đoạn này con chỉ đối trị bệnh của mình thôi. Tới bữa nay thì nó mới chỉ ổn định chứ chưa phải là hết, chừng nào mà nó thật sự là thân con nó không còn cảm giác bệnh đau nữa thì con mới bắt đầu con triển khai lại cái tri kiến của con mới được

Tu sinh: Dạ! Nó chỉ đau đầu thôi ạ, nó đau đầu nó cứ đau ở khoang mặt, nó thoáng vào con như là rối loạn nên con không viết, nhưng mà con ngồi tu, hai cái pháp này thì con thấy rất là thoải mái mà giải quyết được bệnh.

(30:40) Trưởng lão: Thì nó giải quyết được cái bệnh của con vì nó đối trị với Thân Hành Niệm mà cái phương pháp nó đối trị cái cảm thọ của thân. Còn cái tâm thì nó bị ức chế, bị ức chế bởi vì, khi đó, sau đó là con sẽ ngồi lại.

Do đó khi mà tu Thân Hành Niệm rồi bắt đầu ngồi lại rồi thấy sức tỉnh mình có rồi, mình không bị hôn trầm, thùy miên nữa mà cái thân mình nó không có bệnh nữa rồi, bắt đầu đó mình ngồi lại.

Mình ngồi lại từng cái tâm niệm để nó xảy ra. Nó xảy ra thì dùng cái tri kiến chứ không phải là dùng tác ý mình dừng nó bị ức chế.

Dùng cái tri kiến của nó mổ xẻ từng cái niệm của nó. Vậy thì khi mà từng cái niệm đó mình mổ xẻ nó nó không ra, tức là giờ con cầm cái bút mà con viết thì cái tri kiến của con đâu có triển khai được, cho nên nó không ra đó, con hiểu hông?

Chờ cho cái thân, cơ thể con nó mạnh khỏe rồi, bắt đầu con phải đi lại triển khai cái tri kiến. Cho nên từng cái tâm niệm không có được đuổi ngang nó, mà phải đưa cái tâm niệm, từng cái niệm đó nó trở thành cái đề tài, phải quán cho nó thông suốt, thông suốt cả cái các pháp ở trên thế gian này hết, nó không còn cái chỗ nào mà nó không thông suốt.

Tu sinh: Con có bây giờ thấy cái hạnh độc cư của con thấy có cảm nhận là ví dụ như đi ra khỏi ngoài thất này mà con nhìn thấy ai, cái tâm trạng của con như là một thằng ăn trộm.

(31:55) Trưởng lão: À lẽ đương nhiên là phải giữ được cái tâm.

Tu sinh: Mà nó nhìn thấy người nó sợ; bởi vì con ra ngoài con nhìn thấy người nó sợ.

Trưởng lão: Đừng nói chuyện với ai hết, phải giữ gìn, giữ gìn cho nó thanh thản, an lạc, nó quen cái đó là cái tốt.

Tu sinh: Dạ, Thầy cho con không phải viết nữa.

Trưởng lão: Thì bây giờ thì thôi, bây giờ thì con đừng có viết nữa mà lo trị bệnh.

Tu sinh: Khi con đi cái pháp Thân Hành Niệm con thấy rất hoan hỉ có được không, hay là…​?

Trưởng lão: Được! Nhưng mà trong cái lúc này con kiên trì được không?

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Chứ chưa phải là nó đi đến cái rốt ráo được đâu, chưa đâu con. Chừng nào mà qua một cái tri kiến đó sau một thời gian học giới luật học hẳn hoi hoàn toàn. Con còn phải học giới luật nhiều lắm bởi vì xuất gia rồi. Những cái bộ oai nghi tế hạnh thì chưa có học được, mới có hai cuốn giới luật đầu thôi, còn cái oai nghi tế hạnh nữa.

Khi tu mà cơ thể xuất nóng, dừng triển khai Tri kiến để tu pháp Thân Hành Niệm.

(32:42) Tu sinh: Con người con nó cứ như xuất nóng ra, nóng, từ trước nay con ít khi dùng quạt mà giờ con phải dùng quạt

Trưởng lão: Cái nhiệt lượng nó tăng nó làm con có cái cảm giác bệnh đó con, nó không có quân bình được, nên cứ thấy cái nhiệt nó tăng lên, nó nóng. Cho nên cái cảm nhận của con qua cái đốt nhiệt thì nó không có bình thường được. Mà do, chừng nào mà con thấy nó bình thường; nó thích nghi; cơ thể nó quân bình, nó không phải cảm thấy cảm giác nóng nữa thì nó mới được con.

Bây giờ thì con đình chỉ lại. Con đừng có viết! Vì viết nó làm cho con nhức đầu, nặng đầu lắm. Con triển khai cái phần tri kiến không được đâu, nó thuộc về cái hệ thần kinh, hệ thần kinh mà suy tư đó, con chưa được, nên con dừng lại đi con, dừng lại để tu pháp Thân Hành Niệm.

Tu sinh: Thưa Thầy, về phần trong gia đình con, sáng con tiếp cú điện thoại, con bây giờ thì con có cái đứa con thứ hai nó về nó đón con nó đi sang bên Đức rồi; con bây giờ hoàn cảnh gia đình thì rất là an ổn rồi, không có vấn đề gì nữa.

Trưởng lão: Vậy là tốt quá rồi.

Tu sinh: Dạ! Cho nên giờ con yên tâm tu hành, con xin cảm ơn Thầy!

(33:54) Trưởng lão: Vậy nó cũng may mắn. Rồi, con lên hỏi con.

Tu sinh: (Tu sinh trình bày công việc ngoài sự tu tập và xin ý kiến Thầy - nghe không rõ ).

Trưởng lão: Thôi! Để nữa rồi đi con; để công việc đó sau đi, có cần thiết thì mướn xe, còn không cần thì thôi con, để rồi về đó để sau còn làm những việc từ thiện tốt hơn con, không có gì đâu. Thầy sẽ tính toán những điều kiện đó để làm lợi ích lớn hơn.

(36:35) Tu sinh: Dạ! Con cũng dư ra chút đỉnh để gửi Thầy, Thầy sử dụng như thế nào thì tùy Thầy để con yên tâm.

Trưởng lão: Ừ! Để con yên tâm tu. Để con…​ không yên được.

(Tu sinh kể chuyện hoàn cảnh gia đình mình với Thầy - nghe không rõ )

Trưởng lão: Đâu có sao đâu con! Khuyên vậy là đúng rồi, để không nó vui chơi quá trớn nó cũng khổ.

Tu sinh: Dạ! Lúc đầu con nghĩ, con không nói ra để cho nó bớt cái sự chơi ở ngoài đi, nhưng con nghĩ lại, …​ở đây con nói chuyện nó cũng dòm nó ngó, rồi cực con động. Con nói như vậy thì chỉ có về thôi ( nghe không rõ )

Trưởng lão: Không có sao đâu con! Yên tâm đi, có nhiều khi nó bị trạo hối đó.

Tu sinh: Dạ! Thưa Thầy ( nghe không rõ ) chân con trước khi tu…​nó đau…​ nếu mà con đi trị. (không nghe rõ).

(38:33) Trưởng lão: Rồi! Con tác ý! Con tin tưởng tác ý vài lần là nó sẽ ổn định lại cho con hết. Qua cái nghiệp, tức là nó chuyển được cái nghiệp nặng lắm. Còn nó chưa chuyển cái nghiệp là con còn trả nặng hơn, hãy vui vẻ đi con, chứ điều trị hoài nó cũng vậy. Tại mình sợ, chứ mình bền tâm mình tác ý, mình có phương pháp mà thì mình lần lượt mình chuyển nghiệp, mình sống thiện thì mình chuyển nghiệp chứ.

Tu sinh: Như giờ! Thời lượng cứ 30 phút nhìn hơi thở, 30 phút tiếp theo con tác ý như thế nào khi cái chân nó tê mỏi, con tác ý thì nói giảm xuống mà con cũng ngồi xuống tiếp 30 phút nữa. Tại vì con nghĩ, thưa Thầy con còn đi dài thì mình cũng như vậy thôi; giờ con tác ý khi nó khởi sự con thấy nó cũng bình yên như vậy thôi, chứ không ngồi hàng giờ được.

Trưởng lão: Được con! Nếu mà nó yên được thì con ngồi, đừng ráng. Nếu được thì mình lên dần dần, còn không được thì thôi, lui lại bình thường, sau thời gian tập thì nó lên thôi. Được thì mình giữ luôn, không có gì đâu.

Tu sinh: Thầy! Ngồi ghế cũng được thưa Thầy?

(39:42) Trưởng lão: Ngồi ghế cũng được có gì đâu, Tứ Niệm Xứ mà, nó đơn giản lắm con. Nó làm sao mà con ngồi thoải mái con tu được con, để giữ tâm con không dừng lại bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của con là được.

5. KHI TU TẬP SAI PHÁP BỊ THỌ HÀNH

(40:02) Trưởng lão: Rồi! Lên hỏi đi con. Mau đi để tối rồi con, hết giờ rồi nha. Hỏi đại, cái gì con, để hết giờ, gần 5 giờ rồi, còn có 9 phút nữa à.

Tu sinh: Con không biết có đúng không, con thấy con ( nghe không rõ ) hai ngày rồi con không có biết, nó ra sao?

Trưởng lão: Cái gì đâu, ra sao? "…​ ngủ đến khuya thức dậy mấy lần, mà để đến 1 giờ 55 thì con nghe tiếng đồng hồ của ai đó reng, con định dậy tu tập nhưng con nghe bên ngoài có tiếng nhạc gì đó nên con vẫn nằm yên và bảo: "Cái tai đưa vô không được nghe âm thanh bên ngoài nữa, hãy lắng nghe hơi thở, ngủ đi". Thế là con ngủ đến 2 giờ 20 phút đồng hồ của con reo, con bật dậy để tắt đồng hồ thì con thấy hai cái tay của con nó đau tê cứng lại; nên con tưởng là mình không tắt được cái đồng hồ chứ, nhưng con cũng tắt được. Xong rồi con dùng tác ý: "Cái tay phải trở lại bình thường như cũ", vừa xoa bóp cho nó bình thường trở lại, đi tới đi lui động thân để cho nó quên cái cảm giác ấy đi.

Khoảng 20 phút sau thì con phải ra ngoài để đi mà cái tay vẫn chưa hết, con cũng vẫn giữ câu tác ý và con giữ ra khỏi cốc đi mấy bước thì tự nhiên con thấy toàn thân ớn lạnh; thế nhưng con vẫn giữ câu tác ý nó, đến khi trở vô cốc con thấy hai cái tay của con bây giờ thêm một cái cảm giác lạnh nữa. Chứ cái lạnh đó nó không giống như mọi hôm trời lạnh, mà con thấy nó lạnh như đá vậy, nó không còn miếng nào ấm hết; cái tay nó mềm xèo giống như cơ thể của người bị xỉu vậy.

Con có thể uốn cong các ngón tay lại được mà không cảm giác đau đớn gì; con thấy hình như cái tay nó mất hết cảm giác hay sao? Thấy con ngắt nó mà chẳng cảm giác; thấy vậy con tác ý càng mạnh và nhiều hơn. Và sau hết chà hai tay với nhau, khoảng 30 phút sau con thấy nó đỡ, đổi lại nhưng cái đầu nó đau cái chỗ trên tay bên phải, chỉ đau một chỗ đó thôi. Lúc ấy con tác ý: "Cả cái đầu, cái tay phải bình thường trở lại!".

(42:54)Tới khi khoảng 10 phút sau cái đầu nó hết đau, hai bàn tay ấm dần trở lại, nhưng con thấy nó lại lạnh đến hai bàn chân. Cái lạnh cũng giống như ở tay vậy, lúc đầu con chà sau tác ý, đến lúc sau thì con mỏi tay quá không thể làm được nữa nên con chỉ ngồi yên tác ý thì con thấy cái lạnh nó đi lần lần từ chân lên tới đầu gối.

Con rờ toàn thân thấy chỗ nào cũng lạnh hết, ngay cả cái bụng mà nó cũng lạnh ngắt; chỉ trừ hai bàn tay không lạnh thôi, toàn thân con mất hết cảm giác và hơi nóng rồi. Con tác ý: "Toàn thân cho ấm trở lại không được lạnh nữa", tới một lúc lâu con thấy vẫn không hết được chút nào hết mà nó còn tăng thêm ở hai cái chân và cái mặt con. Đổi lại câu tác ý: "Cái lạnh cút đi đưa tay ra! Toàn thân phải ấm trở lại đưa tay vô, tưởng cái lạnh đã tha, tưởng nghĩ hơi ấm.

Cứ như vậy đến khi con nghe tiếng chuông chùa vẫn không hết; con mới đứng dậy bật điện lên để dọn dẹp ba cái đồ ăn, đồ uống mà con đã làm và ngắm nghía chúng cho nó quên đi nhưng vẫn tác ý liên tục. Đến 4 giờ 10 phút, con thấy không hết, con ngồi trở lại tác ý tiếp và xoa cái mặt tới khoảng 5 giờ con thấy mặt và tất cả mọi nơi ấm lại; chỉ còn hai cái chân là không hết thôi.

(44:40) Con bước ra, tiếp đến cái chân, trên đầu ý nghĩ phải ở miết trong cốc để tác ý, quán nếu đi ra ngoài là có chuyện gì sao? Nhưng đến 5 giờ 30 phút con thấy không bớt tí nào nên quyết định đi ra ngoài để giặt đồ, đặng ( nghe không rõ ). Nghĩ đâu cũng là nhân quả cả, vừa giặt vừa tác ý, nhưng không quan tâm tới cái chân mà chỉ giặt thôi.

Đến lúc giặt xong, con trở vô để xếp mùng mền và mới rờ thử thì thấy nó vẫn lạnh như cũ. Thế là con đi ra ngoài lượm lá quanh cốc vừa tác ý, đến khi quét rác ở các đường đi; con cảm thấy từng cảm thọ và niệm khởi xảy ra. Chỉ muốn lên để thưa Sư ông xem sao; con đều tác ý đẩy lui hết nhưng nó đến liên tục không hết mà còn khởi niệm thưa Sư ông và có những cảm thọ con mới dọa mà nó không hết con mới dùng những câu tác ý mạnh để đe doạ nó, nào là con nói: "Mày lì, tao lấy cán chổi đập mày đó!", “rồi nó vẫn lì…​”

(45:57) Tu sinh: Bạch Thầy, con đợi Thầy lấy về hai hộp cơm nha hay con chờ Thầy.

Trưởng lão: Ờ! Con lấy con về đi, chứ bây giờ tối rồi.

Tu sinh: Tối thứ Tư Thầy đưa cho con nhé Thầy.

Trưởng lão: Ờ, rồi rồi rồi!

Tu sinh: Dạ, Thầy cho con cung cấp mẩu chuyện, chứ con không có mẩu chuyện. Dạ, con xin phép Thầy!

Trưởng lão: Rồi! "…​ Con nói mày lì tao lấy cán chổi đập, tí lại trở lại nữa"…​

Tu sinh: Năm giờ rồi thầy, hay là Thầy nghỉ.

Trưởng lão: Rồi! Thầy chỉ giải quyết cái này thôi, bây giờ mấy con về đi con. Chứ còn lâu quá con.

(47:13) Trưởng lão: ( Thầy đọc tiếp câu hỏi của Tu sinh ) cảm thọ nào hiện lên là coi chừng cái gì đó, con đứng đó một lúc thì ai dám ( không nghe rõ) xuất hiện hết, nhưng con đi nó lại tới tấp con lại phải tác ý liên tục. Và đến khi quét xong con thấy giờ lạnh mà tay chân trở vô cốc vẫn thấy tay chân nó lạnh. Đến 6 giờ 55, con ngồi và tu Tứ Niệm Xứ trước vì cái đầu của con nó đã bớt hẳn, con không để ý gì tới cái chân nữa nhưng khoảng 5 phút sau là con thấy cái bụng con bớt lạnh và hơi thở của con càng ( không nghe rõ ).

Mãi đến 25 phút sau con thấy như con không thể thở được nữa cộng với cái buồn ngủ, vì không lo đến cái tâm mà chỉ lo đến cái bụng nên con xả ra và rờ thử hai cái chân vẫn lạnh như cũ, con mới tác ý cả cái chân cái bụng, khoảng 15 phút sau cái bụng nó hết nhưng cái chân vẫn còn. Con tiếp tục xoa và tác ý cái chân, con thấy không giảm. Đến 8 giờ con mặc kệ nó tu tiếp, nhưng con mới ngồi một chút là cái bụng nó co trở lại tiếp, con vội xả ngay và đi tới đi lui tác ý thì cái bụng hết, cái chân vẫn còn.

Con đi ra ngoài lượm lá, tác ý cái chân, khoảng 9 giờ kém con trở vô tu tiếp, không quan tâm gì đến cái chân nữa. Con thấy cảm thọ sắp đến là con đuổi đi ngay, rồi tới cái thân thì nó cứ thưa, thưa hết cái này đến cái kia.

Đến 9 giờ 55 con thấy yên ổn cả thân tâm con mới xả ra và ngồi chà, tác ý cái chân, con cứ chà và tác ý miết mà cái chân của con nó đỡ chút. Nhưng mà nó không ấm lên được mà cũng không lạnh như trước.

Đến 9 giờ 55 phút con không chà nữa, đi ra ngoài lượm lá tác ý, tới 10 giờ 10 phút con rửa tay đi khất thực, trên đường đi lại phải tác ý tiếp. Cái đầu bị như ngày hôm qua trở lại, cái vai cứ rần rần, đến khi lấy cơm lại phải chiến đấu với cái khổ. Dù phần ăn, thức ăn của con, con có 2 cái bánh mà ai cũng có hết. Con thấy 2 cái bánh để ở giữa phần con với phần người khác, cái tâm tham ăn muốn lấy con lại nói: ” Không được lấy”, thế rồi con lại…​ "

Tu sinh: Dạ thưa Thầy! Con cũng muốn hỏi vấn đề này chút, mà tuần sau con đi về rồi. Bây giờ con gặp Thầy hay là con cứ về, bây giờ chờ Thầy gặp thì con…​

(50:11) Trưởng lão: Sao vậy? Trời tối rồi mà chờ cái gì…​

Tu sinh: Dạ! Thầy giải quyết cho cô này, rồi…​

Trưởng lão: Cái bệnh gì kì lạ, bởi vì cái này là cái bệnh kỳ lạ, chứ tu học gì mà nó xảy ra cái bệnh kỳ lạ vậy. Đây là cái bệnh rồi, còn mấy người kia có cái gì nữa không?

Tu sinh: Có cô Huyền Quang ngồi đợi Thầy,…​ bởi vì giờ 5 giờ rồi Thầy, Thầy dạy vắn tắt trong 20 phút hoặc 10 phút, để còn…​

Trưởng lão: Cái này quá trời, viết cái bệnh gì mà viết quá tay vậy nè…​

Tu sinh: Dạ! Đối với con, cái bệnh con không biết nói sao để chuyên tâm mà tu…​

Trưởng lão: Bây giờ đó con, bây giờ như thế này này, để cái tập này Thầy sẽ đọc hết, Thầy mới coi coi cái bệnh gì. Nhưng mà hiện giờ nó là những cái thọ hành của con, do tu tập sai pháp cho nên cái thọ hành nó đánh con nhiều đó con. Cho nên con xả, con nghỉ đi, con đừng có tu nữa, con xả con nghỉ đi, con chỉ thanh thản, an lạc, vô sự thôi. Còn khi nào mà các thọ nó đến thì con tác ý con đuổi nó thôi, có vậy thôi, chứ con đừng có tập trung.

Tu sinh: Con không có tập trung nữa ạ, con chỉ ngồi đó con nhìn…​

(51:19) Trưởng lão: Hoặc là con thấy nó buồn ngủ, con đi nằm nghỉ, con phục hồi bằng cách thức đó thôi, để cho nó phục hồi. Đó là cái cảm thọ hành của con mà nó bị như vậy thôi chứ không có gì hết, phải hông?

Tu sinh: Dạ! Con thấy, lúc nào con cũng thấy cái tâm con nó khởi niệm.

Trưởng lão: À không! Bây giờ đừng có thấy nữa mà giữ bình thường thôi, nghĩa là bình thường như cái sự kiện nó không có xảy ra gì hết

Tu sinh: Nó tự thấy, Sư ông, như con làm bất cứ chuyện gì giờ con cũng thấy, con biết thế, hay là con đi lau nhà hay là con làm những việc…​ Con thấy bất cứ chuyện gì nó đến, con làm bất cứ chuyện gì thì con thấy khởi sự tập trung

(52:02) Trưởng lão: Con đừng có tập trung vào nó, nghĩa là con làm cái gì thì con tập trung qua một cái khác, đừng có để cho nó tập trung vô đó.

Tu sinh: Mà nó tự thấy

Trưởng lão: Nó tự thấy không được, bắt lôi nó ra. Thí dụ như bây giờ, bởi vì con thấy khi mà cái cảm thọ của con, thì cái cảm thọ của con, con muốn đối trị với cái cảm thọ của con thì con phải nương vào một cái khác, nương vào một cái trạng thái khác.

Ví dụ như bây giờ con nương vào cánh tay, nương vào cái hơi thở thì cái cảm thọ đó con đừng có để ý nó, vì con để ý nó thì nó lại tăng nhiều lên, bởi vì thường thường…​ Con cứ nghe xem, bây giờ cái chân con lạnh, con xoa cho nó ấm thì con đã bị để ý nó rồi, con hiểu không? Nó tập trung vô đó. Nếu mà con không biết, con không xoa thì đâu có tập trung được, con nhớ không?

Mình phải nương vào một cái chỗ khác, đừng có ngay cái chỗ đau. Bây giờ nó lạnh cái chân con này, thì con đừng có tập trung, con tác ý cái chân con nóng lại, nó bình thường nó không có lạnh, thấy không. Thì bắt đầu bây giờ con tác ý như vậy thì con ở trong cái hơi thở, đừng lưu ý nó, đừng có chà cái chân.

Cho nên trong khi mà dùng cái phương pháp đối trị nó, cho nên cái bị ngứa thì không có lấy dầu mà thoa. Tại mình lấy dầu thoa là mình có chú ý nó rồi, con hiểu hông, mà bây giờ con thấy cái chân con lạnh, con xoa vậy đó, đó là con chú ý cái chân của con rồi. Con đừng có chú ý vô, cho nên mình đưa nó chỗ khác thì ở đây nó bình phục lại. Do cái pháp tác ý nó bình phục lại, còn mình chú ý vô cái bệnh, mình cứ tập trung nó thì nó lại tăng, nó không hết.

Tu sinh: Dạ không! By giờ ý con nói là…​ chẳng hạn như con thấy bây giờ không bị muỗi cắn tự nhiên nó cũng ngứa chỗ đây!

(53:40) Trưởng lão: Nó bị muỗi cắn mà nó ngứa là cái cảm thọ của nó.

Tu sinh: Con cũng thấy bình thường mà con không có tập trung được hết khi làm lao tác quét sân.

Trưởng lão: Quét sân thì con nhớ nhắc quét sân là biết quét sân thôi, nhưng mà lát con cứ lưu ý nó hoài.

Tu sinh: Dạ không! Tự nó thấy; nó thấy…​

Trưởng lão: Nó ở trong thân con thì con dính nó đó, nhưng mà tại vì con có cái sự tập trung yếu nên không có lôi nó ra khỏi. Chẳng hạn bây giờ Thầy, cái đầu Thầy nhức mà Thầy tập trung trong cái cánh tay thì Thầy chỉ còn biết cánh tay thì cái đầu Thầy hết nhức, bởi vì Thầy không có lưu ý cái đầu nữa. Còn con đưa tay ra biết, cái đầu vẫn biết thì hai cái này nó đi hàng hai, con hiểu hông? bởi vì con đã hai cái, cái cảm trong thân tâm con là hai cái.

Ví dụ như giờ con đưa tay ra con cũng biết con đưa tay ra, còn không nó bị đau quá, con đưa tay ra có cầm chừng vậy chứ con cứ lưu ý cái đầu miết, thành ra nó nhức cái đầu. Cho nên ví dụ như bây giờ cái chân con lạnh mà con cứ xoa cái chân con vầy, tức là con đã tập trung trong cái chân của con.

Tu sinh: Dạ!

Trưởng lão: Tức là tập trung cái chân, con cứ tập trung trong cái bệnh của con thì nó lại bệnh nhiều.

Tu sinh: Cái chân con khi con ngủ dậy thì con thấy nó hết.

(54:50) Trưởng lão: Ờ, Nhưng mà lát con tập trung lại thì nó tập trung vô.

Tu sinh: ( không nghe rõ ) thì nó không có nữa.

Trưởng lão: Vậy, bởi vậy Thầy bảo bây giờ mình muốn quên đi. Cho nên ví dụ như người ta thấy người ta bị cảm người ta sốt, người ta nhức đầu, uống thuốc cảm nó làm cho người ta ngủ, cái người ta quên đi, tới chừng người ta mở mắt dậy người ta thấy không có nhức cái đầu nữa. Cái phương pháp của người ta là tập trung vào cái chỗ khác để cho cái bệnh nó tự phục hồi, còn mình cứ tập trung vô cái bệnh thì cái bệnh nó càng phát triển, nó không có hết.

(55:16) Tu sinh: Bây giờ, con thấy hai ngày rồi con ngồi con tu đó, thấy cái cảm thọ như là biết cái tâm của con nó không có chạy lung tung như trước nữa, mà thấy cái tác ý của con bây giờ, mình tác ý cái đau bụng là nó hết.

Trưởng lão: Nó hết. Cái đó nó hết rồi, tác ý có hiệu quả thì nó hết thôi. Nhưng mà bây giờ con phải tập trung, tới khi mà nó không chịu hết; nó không chịu hết tại do mình định, có tập trung vô nó định nó mới hết. Còn mọi lần con tác ý hết là tại vì nó có cái lực nó đẩy, còn bữa nay cái lực của nó hơn, nó hơn cái sức tác ý của con cho nên nó không hết đâu, mà không hết thì con cứ tập trung trong cái chỗ đó, chỗ lạnh của con.

Tu sinh: Thì hồi đó…​ bây giờ nó không còn cái gì nữa hết.

Trưởng lão: Bây giờ nó bình thường rồi nhưng mà nó sẽ tái diễn trở lại, mà tái diễn trở lại thì đừng có tập trung, cái đó là thuộc về hành tưởng. Cái cảm nhận mà đau đó nó thuộc về hành tưởng rồi.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy