LCK 046B - HƯỚNG DẪN CÁCH TU TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 02/01/2006
Thời lượng: [59:26]
(00:00) Mấy con bên nữ mấy con vô con. Con xá thôi. Con ngồi ghế đi con, rồi Thầy sẽ chỉ dạy mấy con cái sự tu tập. Con ngồi ghế đi con. Thôi mấy con đừng có đảnh lễ Thầy nhiều mấy con. Ngồi hẳn hòi trên bàn nghe Thầy dạy về tu Tứ Niệm Xứ. Còn mấy phút nữa mấy cô mới đến. Mấy con tu tập không có gì hơn, mấy con trình bày lại những cái điều mấy con tu Tứ Niệm Xứ, mấy con ngồi tu mấy con nhiếp tâm, Thầy kiểm tra để xem coi trước tiên thì mấy con trình bày cách tu tập của mấy con, sau đó mấy con ngồi nhiếp tâm, Thầy kiểm tra lại coi nó đúng sự trình bày của mấy con không.
Trước khi Thầy xin nhắc lại tu Tứ Niệm Xứ, trước tiên là mình phải tác ý. Cái pháp tác ý đều là hoàn toàn phải đi đầu, dẫn tâm vào đạo mà, cho nên mình phải dẫn nó trước tiên rồi mình mới ngồi tu. Chứ mình thiếu dẫn tâm vào đạo thì mình tu tập một hơi thì nó sẽ có những loạn tưởng, nó có sự không bất động. Còn mình dẫn tâm nhắc nhở tâm mình thì mình sẽ được bình an, dễ dàng tu tập, mà khỏi phải bị dụng công nhiều.
Cho nên cái pháp mà tác ý rất quan trọng cho sự tu tập của các con. Các con muốn tâm mình được tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì nhắc: ”Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự; tất cả niệm đều phải ly tham, sân, si hết”. Nghĩa là các con phải tác ý như thế nào để tham, sân, si các con không còn khởi niệm đó nữa. Thì như vậy mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ.
(01:34) Chớ không phải tu Tứ Niệm Xứ là muốn vào tu là ngồi, các con nghe đức Phật bảo mình: “Trước khi tu thì ngồi lưng thẳng, rồi đặt niệm trước mặt”.
“Đặt niệm trước mặt” có nghĩa là mình niệm như thế nào để cho tâm của mình hoàn toàn thanh tịnh. Cho nên gọi là “đặt niệm”. Trước khi muốn đặt cái niệm thanh tịnh đó thì phải tác ý tất cả những cái ác pháp, niệm làm cho tâm mất thanh tịnh, phải tác ý đuổi những cái niệm đó và đồng thời nhắc tâm không được khởi những cái niệm đó. Thì tâm mới đặt niệm đó được, còn nếu không thì nó không đặt niệm. Mà nếu không đặt niệm thì chúng ta tu hành vô ích, không lợi ích gì cả.
Sự tu tập như vậy mới đúng là pháp Tứ Niệm Xứ. Còn nếu mà chúng ta tu tập, chúng ta cứ vô ngồi, nói tâm thanh thản, an lạc, vô sự rồi hít thở. Chúng ta chưa diệt những ác pháp, mà gọi là hít thở thì hít thở làm sao được. Ít ra chúng ta muốn nhắc tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì chúng ta phải nói: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết”. Có phải không? Mấy con thấy đó là cái điều kiện nhắc tâm như cục đất, ly tham, sân, si, ngồi suốt thời gian thanh thản, an lạc, vô sự, bất động, không khởi niệm thiện niệm ác. Mình nhắc nó như vậy. Ở đây là chỗ thanh thản, an lạc, vô sự, không có một niệm ác nào xen vào đây, không một cảm thọ đau đớn nào xen vào đây phải bình an, an lạc. Phải nhắc mạnh mẽ như vậy để cho tâm chúng ta được bình an, tu tập cho tốt.
(02:58) Như vậy mới thật sự là mình tu. Còn nếu mình không nhắc như vậy thì nó biết đường đâu nó tu. Cho nên khi muốn đặt niệm thanh tịnh, đặt niệm thanh thản, thì ít ra mình cũng phải tác ý đuổi tất cả những niệm ác mà có thể nó đang muốn xâm chiếm vào tâm của chúng ta. Các con có làm điều này chưa?
Có rồi thì mấy con tu đúng rồi. Cho nên vì vậy trước khi đó mấy con tác ý trước. Bây giờ thân các con có bệnh này, đau nhức này, mỏi mệt chỗ nào này, tác ý đuổi cái này trước. Rồi bắt đầu mình biết rằng mình ngồi thanh thản một lát thì có sẽ những cái niệm, nó sẽ khởi vô, niệm thương, niệm nhớ, niệm ghét, niệm giận, niệm hờn, nó đủ loại trong này, niệm tham, sân, si, đủ thứ trong này, nó sẽ xảy ra trong Tứ Niệm Xứ này chứ không chạy đâu khỏi. Cho nên mình phải tác ý mình đuổi bớt các niệm này hết, tâm chỉ còn một niệm là thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi. Các con nhớ kỹ chưa? Đó, như vậy mới gọi tu Tứ Niệm Xứ. Khi vậy mình mới tác ý đuổi hết để mà còn đặt được một cái niệm, cái niệm thanh thản, an lạc, vô sự. Thì lúc bấy giờ mới thanh thản, an lạc, vô sự.
Quên, có gì hết, cứ nhồi vô đầu thành ra thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi bắt đầu ngồi đó để giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, lát cái thân này nó nhức chỗ này, lát cái thân nó mỏi chỗ kia, lát cái hôn trầm thùy miên nó gục, mình biết rằng mình tu tập mình sẽ bị những chướng ngại pháp nào đó thì trước khi đó mình vào thì phải nhắc nó, phải đuổi nó ra cho khỏi, nhắc nhở người bị hôn trầm thùy miên. Hôn trầm thùy miên, bây giờ chỉ có tâm thanh thản, an lạc, vô sự, không được hôn trầm thùy miên bén vào chỗ này được, đuổi nó trước đi, tác ý nó trước đi. Rồi chúng ta sẽ ngồi, chúng ta sẽ thấy không có cái hôn trầm thùy miên. Các con cứ tu tập như vậy. Các con sẽ đuổi đi những cảm thọ đau đớn của mấy con, không có cho nó vô đây nữa. Thì lúc bấy giờ mấy con ngồi mới thấy sự an tịnh của thân mấy con. Nó không còn đau đớn, mệt mỏi, đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia.
Đó là sự tu tập của chúng ta dẫn tâm vào đạo. Nếu tu tập đúng như vậy thì chắc chắn thời gian chúng ta không xa mà chúng ta chứng đạt được chân lý.
(04:56) Hồi sáng nay có người hỏi Thầy: “Chứng đạt chân lý với chứng đạo có khác nhau không? ”. Sự thật đã nói chứng đạt chân lý là chứng đạo. Cho nên không có khác nhau đâu. Mà chứng đạt được chân lý tức là chứng sự giải thoát chứ không có gì hết. Tâm bất động không còn có cái động nào mà tác động được vào nó. Nó sẽ làm chủ được sự sống chết, nó làm chủ được mọi sự đau khổ của chúng ta.
Cho nên bây giờ là cái lớp của chúng ta đang tiếp tục vào sự thực hành chứ không phải là cái lớp để mà nói suông, mà phải áp dụng tu tập. Áp dụng trong cái sự tu tập của nó. Muốn đạt được cái sự mà tu tập này thì cái pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp rất cần thiết cho sự tu tập của chúng ta.
Cho nên chỉ còn pháp duy nhất là pháp Tứ Niệm Xứ mà thôi. Còn chướng ngại pháp thì mấy con có pháp mà đẩy lui cho nên mấy con không sợ. Một là chết, hai là chứng đạo, có vậy thôi. Bởi vì mình biết pháp rồi.
Và đồng thời tri kiến của chúng ta cũng đã dạy tất cả các pháp vô thường, tất cả mọi pháp đều là do duyên hợp của nhân quả mà sanh ra. Chúng ta không có gì hết, hoàn toàn chúng ta là số 0. Chúng ta không có gì cả hết. Cho nên vì vậy chúng ta chỉ còn tìm lấy con đường thoát ra khỏi uy lực nhân quả, để nó tiếp tục tái sanh luân hồi, nó tạo sự khổ đau cho mình cho người chứ không có gì khác. Vậy mà con nhớ, gắng nhớ ghi lời Thầy nói.
Bây giờ tất cả các con đã đủ mặt hết rồi. Còn năm phút nữa. Thầy chờ đúng 5 phút nữa để coi có ai đến nữa không. Nếu ở đây đã đủ, thì chúng ta sẽ tu tập. Còn nếu ở đây chưa đủ chúng ta chờ đúng hai giờ, bây giờ chỉ còn 3 phút nữa. Sợ có người đến trễ, rồi Thầy hẹn 2 giờ mà mình lại đi trước, tại vì các cư sĩ muốn gặp Thầy cho nên đến mời Thầy nên Thầy mới ra trước, rồi sẵn mấy con đến, mấy con sẽ tập hợp ra đây chứ lẽ ra đúng hai giờ, để chờ đợi.
(07:21) Con hãy lên trên này đi con. Thầy biết thế nào cũng còn học trò đi trễ. Nhưng mấy con đi đúng giờ chứ không trễ đâu, chỉ có Thầy đi sớm giờ quá. Không có sao đâu con. Thầy không có quở đâu. Thầy chờ cho đúng giờ, còn mấy phút nữa, còn 2 phút nữa. Có người nào đi chậm người ta sẽ đến sau. Học trò của Thầy đi đúng giờ lắm, đúng 2 giờ nó tới à. Còn người nào đi trễ là họ chịu. Chứ còn mà Thầy mà dạy sớm thì Thầy có lỗi. Thầy dặn 2 giờ mà. Thầy đến sớm là vì cái duyên của Thầy đến sớm thôi. Chứ lẽ ra thì Thầy thường thường là Thầy đợi cho mấy con đến, ít ra thì Thầy đến cũng là 2 giờ 3 phút 5 phút.
Tu sinh: Con thưa với Thầy, con tu Thân Hành Niệm (08:40 không nghe rõ).
(08:57) Trưởng lão: Không có sao đâu con. Bây giờ con đang bệnh ấy, con ôm pháp Thân Hành Niệm để đối trị với cái bệnh đi. Rồi đồng thời thì đâu có nghĩa là con ôm pháp Thân Hành Niệm suốt đâu, thì con cũng phải ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ để mà xả tâm của con chứ gì. Không có sao đâu con. Vì mình có thêm thì mình phải cực khổ hơn nữa. Và nếu mà con ở trong trạng thái Tứ Niệm Xứ mà con tác ý con đuổi bệnh thì cũng được, sợ con đuổi không được ấy chớ. Còn Tứ Niệm Xứ nó vẫn thanh thản, an lạc, vô sự, bây giờ có cảm thọ gì tác ý đuổi đi, như cô Huệ Ân chẳng hạn, con thấy cũng đuổi được bệnh chứ không được đâu. Nhưng mà sợ nó phản ứng con, mà Tứ Niệm Xứ nó không có đủ cái điều kiện an trú để mà đẩy lui bệnh.
Thì khi nào con thấy cái bệnh con mà nó phát triển mạnh hơn, hoặc là như thế nào đó mà nó, khi mà tu Tứ Niệm Xứ thì có những phút mà sắp sửa chứng đạo đó, cảm thọ nó đến nó rất mạnh, cho nên chuẩn bị cho con cái pháp Thân Hành Niệm để khi đó mình ôm cái pháp tác ý. Để cho nó lấn át đi. Mình tác khi đau, mình tác ý theo hành động rồi mình tập trung trong hành động, để cho nó an trú trong cái hành động đó, để cho cái cảm thọ đó nó bị diệt đi, cho nên nó mạnh hơn.
Còn cái pháp Tứ Niệm Xứ thì các con như ngồi không mà, nó không có chỗ trụ cho nên mình chỉ tác ý, cái nội lực của tác ý nó đẩy lui cái bệnh thôi, giữ cái trạng thái thanh thản an lạc, sợ cái trạng thái thanh thản nó chịu không được những cái cơn đau của con, cho nên vì vậy mà con phải có những phút khuya hay sáng thì con hãy tập cái pháp Thân Hành Niệm, còn bao nhiêu thì con cứ tu Tứ Niệm Xứ cũng được chứ không có gì.
Tu sinh: Thưa Thầy còn bị bệnh thì con chưa làm bài (10:40 không nghe rõ)
(10:52) Trưởng lão: Bây giờ thì Thầy nhắc cho mấy con, các con còn làm những cái bài, Thầy sẽ không cho mấy con làm nhiều lắm đâu. Giờ mấy con làm cái bài là quán thân bất tịnh, quán tâm Từ Bi, quán tâm Từ, quán tâm Bi, quán tâm Hỷ, quán tâm Xả. Đó là những bài mấy con sẽ triển khai cái tri kiến của mấy con. Vì áp dụng Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả đó, để áp dụng bốn cái tâm này để cho mấy con xả toàn bộ những niệm ác, những sự đau khổ trên thân của mấy con, mấy con sẽ xả sạch là nhờ cái Tứ Vô Lượng Tâm, mà nếu mấy con không hiểu Tứ Vô Lượng Tâm thì mấy con không biết đâu mà xả. Dùng cái tri kiến Tứ Vô Lượng Tâm để xả tất cả các áp pháp thế gian, cho nên nó là cái pháp độc nhất trong đạo Phật để chúng ta đi tới cái vô lậu hoàn toàn. Đó là cái pháp xả của Tứ Vô Lượng Tâm, mà bây giờ chúng ta chưa học tới Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả, nó bốn cách thức tư duy quán xét của bốn tâm này.
Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con từ cái quán thân bất tịnh, cho đến cái tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Còn năm pháp nữa, mấy con phải đang khởi sự tư duy và đồng thời áp dụng những cái nhân quả và cái vô lậu, cái vô thường để cho nó vô lậu, tức là áp dụng cái pháp nhân quả, thấy mọi pháp, các pháp đều là nhân quả và đều là vô thường để mấy con xả tâm, nhưng chưa đủ, mấy con còn học thêm cái Thân bất tịnh, rồi các con học thêm cái tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Đó là những cái pháp mà mấy con cần học trong cái tuổi của mấy con.
Còn những người tuổi trẻ thì bắt buộc phải học hết: nào là ngũ triền cái, nào là thất kiết sử, nào là Thân Ngũ Uẩn, nào là Thập Nhị Nhân Duyên. Người ta sẽ học, người ta quán hết. Còn mấy con thì chỉ còn tới đó, vì mấy con lớn tuổi rồi, và thân có bệnh thì mấy con dừng lại chỗ này để mà tu tập Tứ Niệm Xứ mà xả mà thôi. Nó đủ sức cho mấy con xả được cái tâm để mà bảo vệ được cái chân lý của các con, vào cái sự giải thoát cứu cánh hoàn toàn.
Thì như vậy thì bây giờ con chỉ ở cái thân bệnh con, con ôm cái pháp Thân Hành Niệm trong buổi khuya mà thức dậy hai giờ, thức dậy thì tu tập cho đến năm giờ. Còn tất cả những thời gian khác trong các buổi mà thấy nó không có hôn trầm thùy miên thì các con sẽ tu tập Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là dồn lại có cái pháp tu Tứ Niệm Xứ mà thôi. Hiểu chưa? Rồi bắt đầu bây giờ hiểu, để rồi Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con cách thức tu Tứ Niệm Xứ.
(13:28) Trưởng lão: Như hồi nãy Thầy đã nói có một số người. Bây giờ đã đúng hai giờ rồi, chắc có lẽ bây giờ không còn ai nữa. Vì mấy con đến đây đủ mặt hết rồi. Các con nhớ kỹ pháp môn Tứ Niệm Xứ rất dễ dàng, không có khó khăn không có mệt nhọc, tu nó không có khó khăn, không có mệt nhọc, ngồi chơi. Nghĩa là không có bị ức chế chỗ nào hết. Nhưng Thầy nhắc lại, trước khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ, để đạt được Tứ Niệm Xứ, để đạt được cái Chánh Niệm của Tứ Niệm Xứ, các con nghe khi tu Tứ Niệm Xứ thì đức Phật dạy chúng ta: “Ngồi kiết già lưng thẳng đặt niệm trước mặt".
Cái câu nói của đức Phật không biết cái niệm gì mà đặt trước mặt đây? Chúng ta nghe trong cái bài kinh đức Phật dạy tu tập Tứ Niệm Xứ đặt niệm trước mặt. Thì cái niệm gì đây ở trước mặt? Thì thứ nhất là chúng ta lầm tưởng là đặt cái niệm trước mặt là đặt cái hơi thở của mình, hít vô thở ra ở trước mắt chứ gì? Mà lưng thẳng, ngồi thẳng, kiết già lưng thẳng, thì đặt cái niệm trước mặt là cái niệm hơi thở.
Mà niệm hơi thở thì đức Phật đã nói Định Niệm Hơi Thở thì như vậy là nó đâu còn ở trong Tứ Niệm Xứ nữa mấy con. Nó đâu còn ở trong Tứ Niệm Xứ đâu nữa. Nó là Định Niệm Hơi Thở rồi. Cho nên đặt niệm Tứ Niệm Xứ thì phải nhận ra được trạng thái của Tứ Niệm Xứ mới đặt được cái niệm đó chứ, còn mình chưa biết cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ là cái niệm nào của Tứ Niệm Xứ thì mình đặt nào là đặt tay đưa ra đưa vô, cũng là niệm được, rồi hơi thở cũng là niệm được. Thì như vậy là mình biết đặt cái niệm của nó cách nào là đúng của nó đây?
Cho nên vì vậy trong bài pháp Tứ Niệm Xứ mênh mông, nó có Định Niệm Hơi Thở, có quán vô lậu, có quán thân bất tịnh, có quán xương trắng, mình đặt cái niệm đó là đặt cái niệm nào đây? Có phải không mấy con thấy nó mênh mông quá. Cho nên bây giờ đâu có phải đặt niệm Tứ Niệm Xứ như vậy được. Bởi vì cái kia nó thuộc về Định Vô Lậu, chúng ta mới quán thân bất tịnh, quán nhân quả, quán vô thường, nó thuộc Định Vô Lậu rồi, thì nó đâu phải là niệm của Tứ Niệm Xứ đâu. Mà bây giờ đặt cái niệm hơi thở để mà thở ra thở vô, nói tôi đặt niệm trước mặt để thở ra vô gọi là tu Tứ Niệm Xứ thì sao được. Nó là Định Niệm Hơi Thở chứ sao gọi là Tứ Niệm Xứ? Sai mất rồi.
Cho nên chúng ta phải hiểu Tứ Niệm Xứ là cái niệm của nó là niệm thanh thản, an lạc, vô sự. Bởi vì chúng ta đọc ở trong Tứ Niệm Xứ, chúng ta thấy rất rõ đức Phật nói: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Có phải không? "Trên tâm quán tâm để nhiếp phục tham ưu". "Trên thọ quán thọ, để nhiếp phục tham ưu". Có phải không? Có ưu phiền thì nhiếp phục, mà không ưu phiền thì cái niệm đó là niệm gì? Các con phải thanh thản, an lạc, vô sự, phải không? Như vậy chúng ta đã tìm ra được cái niệm của Tứ Niệm Xứ rồi.
(16:14) Còn có thì phải nhiếp phục, mà nhiếp phục thì ở trong các pháp nhiếp phục chứ không lẽ tôi nói nhiếp phục tôi nhiếp phục được sao? Tôi phải có pháp tôi nhiếp phục chớ. Các con thấy chưa? Bây giờ nếu tâm tôi có niệm khởi, nó bị động tâm, nó phiền nào, nó lo lắng, nó buồn phiền thì do đó mà muốn nhiếp phục được cái tâm phiền não này thì tôi phải ở trên cái pháp vô lậu, dùng tri kiến tôi tư duy suy nghĩ cái niệm đó, tôi mới hóa giải, tôi làm cho cái niệm đó không còn tác động vào tâm tôi nữa. Nó không còn buồn phiền nữa. Các con thấy chưa? Đó như vậy là chúng ta có pháp chứ đâu phải là Tứ Niệm Xứ là ngồi cứ thanh thản. Bây giờ nó có niệm mà chúng ta cũng thanh thản thì làm sao mà gọi là diệt niệm, gọi là ly cái niệm đó được. Cho nên, chúng ta phải có phương pháp.
Bây giờ thân chúng ta đang đau nhức mà để nhiếp phục được cái thân đau nhức đó thì chúng ta phải có phương pháp chớ. Chứ không lẽ chúng ta nói nhiếp phục rồi chúng ta nhiếp phục được sao? Cho nên chúng ta có phương pháp là chúng ta phải an trú trong một cái hơi thở, hoặc an trú trong cánh tay của chúng ta. Chúng ta mới tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Có phải không? Mình nương vào cái Định Niệm Hơi Thở thì mình dùng cái pháp hơi thở mình đẩy lui cái chướng ngại đó. Thì cái chướng ngại đó nó lui được rồi thì nó sẽ trở về thanh thản, an lạc, vô sự, tức là cái niệm nó sẽ đặt lại trước mặt của chúng ta chứ gì?
Bởi vì cái niệm thọ làm cho thân của chúng ta đau thì coi như nó đặt trên tâm của chúng ta. Nó đặt cái niệm thọ rồi, thì cái niệm thanh thản của chúng ta còn sao? Cho nên cái niệm đó nó mất rồi, nó mất ở trước mặt chúng ta rồi. Vậy thì muốn cái niệm đó đặt cho được trước mặt thì chúng ta phải dùng một phương pháp đẩy lui cái cảm thọ đó ra khỏi thân của chúng ta. Mà bây giờ một phút chưa đẩy lui được, hai phút chưa đẩy lui được, ba mươi phút chưa đẩy lui được, một giờ hai giờ cho đến suốt cả ngày đêm, chiến đấu tận cùng phải đẩy lui cho khỏi cái thân cảm thọ chúng ta đó. Thì như vậy mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ chớ. Các con hiểu chưa? Cho nên bây giờ, cứ hễ đau cái mấy con thôi, bây giờ thua rồi, thôi đi nằm, uống thuốc cái đã, như vậy các con có dùng pháp để đẩy lui chướng ngại pháp không? Không. Như vậy mấy con là người đầu hàng giặc. Đầu hàng giặc sinh tử.
Cho nên trong cái cuộc sống tu hành thì mấy con thấy cái pháp Tứ Niệm Xứ, mấy con được đặt biết cái niệm của nó đã. Thì cái niệm đó nó ở trước mặt mình, hoặc cái niệm đó sẽ mất sau khi nó bị chướng ngại, phải không? Mà bị chướng ngại thì đâu còn đặt nó trước mặt mình. Cho nên đức Phật bảo đặt niệm trước mặt. Có đúng không? Vậy thì muốn đặt niệm trước mặt mà niệm đó lúc bây giờ thân tâm chúng ta không có, thì thanh thản, an lạc, vô sự rõ ràng trước mặt chứ đâu? Có gì đâu là sai khác đâu? Cho nên luôn luôn cái niệm đó phải là trước mặt.
Nếu mà cái niệm đó còn bị những ác pháp, những cái tâm khởi niệm, những cái tâm phóng dật, những cái cảm thọ lôi cuốn thì lúc bấy giờ chúng ta mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Còn cái niệm đó mà luôn luôn hiện tiền không bị chướng ngại pháp, thì đó chúng ta đang sung mãn Tứ Niệm Xứ. Có phải không? Còn tu nữa không mấy con? Cái niệm đó hiện tiền trước mặt mình rồi, mình còn tu nữa không? Mà không còn tu nữa thì người đó đã chứng đạt chân lý. Họ đã chứng đạt chân lý. Họ giải thoát hoàn toàn rồi. Các ác pháp, các chướng ngại đâu còn nữa, họ ly dục ly ác pháp hết rồi. Đúng không?
Bây giờ đó mấy con từ chỗ pháp này mấy con nỗ lực tu, cái tri kiến này giúp cho mấy con xả được tâm, cái nhiếp tâm an trú trong một phút này xả được cảm thọ mấy con, còn các pháp bên ngoài tác động vào sáu căn của mấy con, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, nghe tiếng động, thì mấy con có pháp phòng hộ mà. Có pháp như lý mà. Như hồi sáng Thầy có nói rồi mà, bây giờ nó ào ào nó tác động vô, thì mình ở đây mình tác ý, bảo cái lỗ tai quay vô đừng có nghe, thì tác ý hoài với nó, chừng nào bên ngoài nó mình thắng, mình thấy không còn tác động vô thì mình dừng lại coi. Có phải mình có pháp không mấy con?
Chớ bây giờ mấy con lười biếng, mấy con tác ý có cái rồi mấy con ngồi lắng nghe thì làm sao nó hết được? Có đúng không. Chúng ta có đủ pháp rồi. Bây giờ mấy con đủ pháp rồi. Nếu mấy con không tu thì mấy con bị trôi lăn trong lục đạo đó. Mấy con sẽ chịu tái sanh luân hồi đó. Các con hiểu chưa?
(20:29) Muốn giải thoát hay không giải thoát. Thời gian thì năm tháng. Nỗ lực trên pháp này. Bởi vì mình siêng năng, cái thời gian năm tháng nó ngắn nhưng nó dài lắm mấy con. Các con cứ ngày ngày mấy con ngồi mấy con quét đi. Rồi mấy con sẽ thấy sự quét của mấy con. Ngày này qua ngày khác, giờ này qua giờ khác, người ta tu mà người ta không còn ngủ, người ta tu thích thú đến mức độ mà người ta không còn thích ăn, thích ngủ nữa. Bởi vì pháp Tứ Niệm Xứ, tu nó say mê, nó làm chúng ta thích thú vô cùng.
Còn tu gì mà còn ham ăn ham ngủ. Thầy nói thật ra mấy con thấy sanh tử nó đến với mấy con, vô thường nó đến mấy con hồi nào đây, cảm thọ nó đến với mấy con hồi nào đây. Mà bây giờ khỏe mà mấy con không có lo tu. Mấy con còn ham thích lắm sao? Đời có gì của các con đâu? Các con thấy chưa? Tại sao chúng ta còn ham làm gì? Ngày xưa ông (21:30 không nghe rõ) Tôn Giả 80 tuổi rồi, bằng tuổi Thầy rồi, ông thấy cuộc đời ông không có còn gì nữa hết, mà nếu không lo tu thì làm sao đây, cho nên ông không bao giờ nằm. Người ta nói rằng ông (21:45 không nghe rõ) Tôn Giả lưng không bén chiếu, tức là không nằm xuống. Ông tu ông đứng, ông đi, rồi ông ngồi ông tu. Như vậy thời gian rất ngắn ông chứng quả A La Hán.
Các con thấy chưa, người xưa người ta làm được, thì người nay cũng làm được chứ. Người xưa người ta sống còn thời bộ lạc, người nay chúng ta sống trong thời đại văn minh, trí óc chúng ta được triển khai từng lớp học, ngày xưa đâu có lớp học như chúng ta. Đâu có trường tiểu học, trung học, các con thấy đâu có, đâu có trường Đại học. Còn bây giờ chúng ta đủ cái chương trình giáo dục đào tạo chúng ta cái trình độ kiến thức hiểu biết hơn người xưa rất nhiều. Thế mà người xưa người ta làm được. Còn người nay bây giờ chúng ta có kiến thức hơn người xưa, tại sao chúng ta làm không được? Đó là cái lỗi đáng trách của chúng ta. Cho nên hôm nay mấy con về đây được mà tu tập trong lớp này, Thầy nghĩ rằng năm tháng là còn dài, cỡ chừng ba tháng, bốn tháng là đã xong. Không cần phải nhiều đâu.
(22:47) Hàng ngày chúng tôi biết rằng cái con đường tu tập này sẽ đem đến chúng tôi giải thoát hoàn toàn làm chủ bốn sự đau khổ, còn gì hạnh phúc bằng, còn gì bằng? Cho nên tôi bỏ hết, bỏ hết, không còn nhớ nghĩ một điều gì. Hằng ngày từng tâm niệm khởi ra chúng tôi đều biết để mà chúng ta xả tâm. Chúng tôi đều biết để mà chúng tôi hoàn toàn ngăn và diệt tất cả ác pháp này bằng tri kiến của chúng tôi, chứ không phải bằng pháp ức chế. Các con thấy chưa?
Hằng ngày thân chúng tôi mỏi mệt, đau nhức, hôn trầm, thùy miên, chúng tôi có pháp quét, không để cho nó bén mảng vào thân tâm của chúng tôi nữa. Như vậy làm sao mấy con không chứng đạo?
Có bao giờ các con nghe những bậc mà ngồi tu, siêng năng cần mẫn tu mà chứng đạo lâu không? Không có những bậc nào mà gọi là siêng năng cần mẫn tu mà nói rằng từ năm này đến năm khác, bảy tám năm đâu, không có. Ông A-nan đi một đêm mà thành đạo, Nhất Dạ Hiền. Ông đi kinh hành không, một đêm mà thành đạo. Các con có nghe ông A-nan một đêm ông đi mà thành đạo không?
(23:50) Các con thấy những gương hạnh của người xưa còn đó, tại sao chúng ta không làm được, mấy con? Mà bây giờ các con đã học rồi, nhất là các con đã vào trễ, các con chưa đủ sức quán nhân quả thảo mộc, các con làm những bài Thầy thấy các con còn thiếu khuyết rất nhiều, phải chuẩn bị làm trở lại những bài để xây dựng cái tri kiến của mình đủ sức để mà phá, để mà nhìn thấy được nhân quả như thật. Nếu không mấy con sẽ giậm chân tại chỗ. Và đồng thời, người ta năm tháng người ta chứng đạt chân lý, còn mấy con năm tháng chỉ chẳng qua là tu cầm chừng mà thôi. Tri kiến của các con không thấu suốt như thật thì các con sẽ xả tâm không được. Và từng đó các con bị ức chế tâm.
Cho nên những người mà tri kiến thông suốt bén nhạy được vào lớp học đầu tiên được học những bài vở đầu tiên và cuối cùng đến ngày hôm nay mà được triển khai tri kiến đầy đủ thì Thầy tin rằng mấy con đủ sức cái tri kiến đó xả tất cả những tâm niệm của mấy con.
Còn những người nào còn thiếu khuyết, mấy con phải cần có thời gian vừa tu Tứ Niệm Xứ, thời gian rảnh rỗi hoàn toàn phải tập trung vào Định Vô Lậu tư duy quán xét lại những điều cần thiết của sự thiếu khuyết của mấy con, phải bồi bổ vào cái sự không hiểu của mấy con để mấy con đạt được. Nếu mấy con không thực hiện đúng như vậy thì chắc chắn là mấy con sẽ không đạt được kết quả đâu. Ở đây có một số người làm bài thiếu sót rất nhiều. Chuẩn bị lại về cái tri kiến của mấy con cho được đầy đủ. Nếu thiếu thì mấy con không được đầy đủ. Những người nào làm bài được đầy đủ trọn vẹn, hiểu biết sâu sắc hãy áp dụng vào Tứ Niệm Xứ. Buộc lòng khi mấy con tu, mấy con sẽ xả tâm đạt được kết quả tốt đẹp. Phải nhớ những điều đó. Bây giờ là chúng ta sẽ hiểu biết tất cả những gì Thầy dặn bảo thì mấy con phải nỗ lực tu tập cho thật sự tốt đẹp.
(25:56) Thì bây giờ mấy con ngưng viết lại hết. Mấy con tự ngồi trên ghế hẳn hòi đàng hoàng, tu tập Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là mấy con ngồi yên lặng, để rồi mấy con tác ý, rồi mấy con giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tác ý để Thầy theo dõi từng chút coi được hay không.
Nếu mà mấy con làm sai thì mấy con phải chịu ở lại, còn mấy con làm đúng thì mấy con được Thầy trắc nghiệm cho lên cái lớp học tháng thứ ba này. Mấy con nhớ kỹ trên cái vấn đề đó. Thầy sẽ đi kiểm tra lần từng người. Mấy con ngồi trên ghế im lặng, không cần phải ngồi xếp bằng, nếu có điều kiện là phòng học chúng ta rộng rãi, có một cái khoảng trống rộng rãi thì có lẽ là ngày nào Thầy cho mấy con ra hành lang, mỗi người ngồi dài theo hành lang để mà tập Tứ Niệm Xứ. Thầy sẽ kiểm tra. Bây giờ mấy con ngồi trên ghế. Bắt đầu. Bắt đầu mấy con tu đi.
(27:26) Mấy con dừng lại. Giờ để kiểm điểm lại cái chỗ nhiếp tâm trong Tứ Niệm Xứ. Mấy con nhiếp tâm trong Tứ Niệm Xứ, các con nghe cái danh từ thanh thản - an lạc - vô sự. Mấy con nghe cái danh từ thanh thản - an lạc - vô sự, nhưng nhiếp tâm như thế nào đúng. Hầu hết là ở đây qua cái sự xét lại thì có người đúng, nhưng mà có người còn sai, mấy con.
Mấy con thường thường nghe cái câu kinh Tứ Niệm Xứ, Phật nói: “Trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ, trên các pháp quán pháp”. Vậy quán tức là nhìn, xem xét nó chứ gì. Lúc bấy giờ các con xem xét nó hay hoặc là các con nhìn ra ngoài. Cho nên khi mà chúng ta động tâm là chúng ta bị phóng ra ngoài; nghĩa là chúng ta ngồi nhúc nhích ngó qua ngó lại là chúng ta không có tập trung gom và nhìn quan sát cái thân của chúng ta.
Bây giờ thí dụ Thầy nhìn hoài cái sự thật Thầy lắng nghe cái hoạt động ở trong cái Tứ Niệm Xứ của Thầy đây. Bốn chỗ này, gọi là tu Tứ Niệm Xứ, chứ không phải, cho nên nó bất động, cái thân của chúng ta nó không bao giờ nó động, mà nó động mà không phải nó nhắm mắt, vì nó nhắm mắt nó cũng gom lại, nhưng mà nó dễ bị tưởng, mấy con.
Còn chúng ta không phải mở mắt lớn nữa, mà cũng không phải mở mắt nhỏ, chúng ta đặt niệm Tứ Niệm Xứ thanh thản - an lạc - vô sự, thì chúng ta nhìn vào một cái điểm nào trước mắt của chúng ta, hoặc là chúng ta nhìn thẳng vào một cái điểm nào đó, nhưng mà cái điểm đó làm cho chúng ta lắng nghe lại bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta ở trong này.
Cho nên từng cái nhịp thở của chúng ta rất rõ, từng cái bụng chúng ta co lên nhịp xuống, chúng ta nghe cũng rất rõ. Nhưng chúng ta không phải tập trung trong cái chỗ hoạt động của thân hành đó đâu. Chúng ta nhìn xem coi bốn chỗ Tứ Niệm Xứ của chúng ta có bình an hay không là bình an, có thanh thản hay không thanh thản, có an lạc hay không an lạc mà thôi.
Cho nên chúng ta nhìn, vì vậy chúng ta say mê trong đó thì chúng ta bất động. Cho nên cả đầu và thân chúng ta không nhúc nhích. Mà hễ nhúc nhích tức là chúng ta bị động, bị động là bị phóng dật ra ngoài, ra khỏi sự quan sát đó. Còn nó nằm trong sự quan sát đó thì nó bất động, mấy con. Còn hễ nó ra ngoài, nó ra ngoài thì nó bị động, nó động thì nó báo cho thân chúng ta nhúc nhích hoặc chúng ta mắt phải nháy lia nháy lịa, hoặc điều này thế kia. Còn khi chúng ta nhìn xuống như thế này nhưng nó lại nghe bên trong của nó, nó nghe bốn chỗ của nó cho nên nó luôn luôn quan sát bốn chỗ, gọi là quán Tứ Niệm Xứ, tức là bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Để nó xem xét coi có động dụng gì không. Không có thì nó luôn luôn chú ý trên.
Mà Thầy có cái ví dụ cho mấy con: ví như một người gác cửa thành, rất tỉnh táo, tức là nó nhìn vào cái cửa, kẻ đi ra biết người đi ra, kẻ đi vào biết người đi vào, trâu bò đi vào biết đi vào, mà trâu bò đi ra biết đi ra, người ra, trẻ con đi ra đi vào đều biết. Không có chỗ nào sai sót nó không biết. Như vậy nó phải nhìn cửa thành nó rất kỹ, mà đây tức là nó nhìn bốn cửa thành nó rất kỹ, chứ nó không có thể xao lãng được. Gọi là tu Tứ Niệm Xứ.
(30:50) Cho nên vì vậy mà ở đây Thầy thấy có người nhiếp Tứ Niệm Xứ được, nhưng mà có người còn sai chưa đúng. Những gì mấy con sai, mấy con cố gắng sửa. Thầy sẽ bắt đầu Thầy sẽ cho, bây giờ mới có 30 phút, nãy giờ mấy con tu là Thầy xóa cái thời gian mà trước đó nó còn bị động, Thầy bỏ, Thầy lấy đúng 30 phút để cho mấy con được yên tịnh hẳn hòi Thầy mới lấy cái phút yên tịnh đó làm cái chuẩn. Bây giờ tới cái giờ mà xả thì mấy con có ba mươi phút mà thôi.
Và kế tới Thầy sẽ cho mấy con tăng lên một giờ, rồi hai giờ, rồi ba giờ, mấy con sẽ thấy cái tướng mà càng kéo dài cái thời gian đó, Tứ Niệm Xứ của mấy con chao động hết. Mới có 30 phút mà Thầy đã thấy chao động, nó không có giữ được Tứ Niệm Xứ rồi, nó mất cái chỗ đứng của mấy con trên Tứ Niệm Xứ rồi, mới 30 phút thôi. Mà 30 phút đối với Tứ Niệm Xứ có gì đâu mà mấy con quá chao động vậy.
Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ kiểm tra lại, từ 30 phút rồi Thầy sẽ kiểm tra, Thầy ngồi đây suốt ba tiếng đồng hồ để kiểm tra mấy con lại hết. Để coi mấy con tu Tứ Niệm Xứ như thế nào, đúng sai mà từ lâu đến giờ không xả được tâm. Cho nên mỗi mỗi chút đều dính mắc, đều là phiền não, đều là động tâm, đều là nói chuyện, giới luật không nghiêm chỉnh, tức là tri kiến không có.
Vì tri kiến không có, cho nên mấy con không xả được tâm, ngồi tu Tứ Niệm Xứ nó luôn luôn bị động, chứ không được nhiếp phục trong Tứ Niệm Xứ. Các con thấy ở đây có nhiều người tu Tứ Niệm Xứ tốt, 30 phút tốt. Nhưng tăng lên 1 giờ, rồi 1 giờ sẽ thấy mấy con sẽ bị động như thế nào Thầy sẽ biết ở trong lúc đó Tứ Niệm Xứ mấy con bình an hay không bình an, Thầy sẽ biết hết.
Cho nên ngồi nãy giờ 30 phút, Thầy đã biết người nào mà đúng Tứ Niệm Xứ, người nào chưa đúng Tứ Niệm Xứ thì Thầy đã biết rồi. Cho nên ngày mai, ngày mốt, bữa kia, suốt tuần lễ nay Thầy sẽ đem giấy theo ghi tên mọi người hết. Nghĩa là sắp lớp đàng hoàng. Người nào tu Tứ Niệm Xứ ở mức nào. Thí dụ như mấy con tu 5 phút được, ghi 5 phút; mà 10 phút được, ghi 10 phút; mà 20 phút được, ghi 20 phút; 30 phút được, ghi 30 phút. Người đó sẽ sắp xếp cái lớp của họ để tu trong cái thời gian của họ để cho họ đạt được. Ở đây phải đào tạo, đào luyện chứ không thể nào nói suông được. Cho nên vì vậy nó không phải khó mấy con, mà phải đào luyện cho được chứ không phải khó đâu. Bởi vì Thầy nói có 5 tháng mà, nếu mà không đào luyện được, thì chắc chắn là không thành tựu được.
(33:37) Mấy con nhớ, hôm nay đó là đây là mới đầu tiên thử Tứ Niệm Xứ mà thôi, bởi vì chúng ta bắt đầu tháng này tu tập Tứ Niệm Xứ. Bắt đầu khởi sự chúng ta 5 tháng cho đạt được kết quả. Bỏ 2 tháng kia rồi, bây giờ bắt đầu từ đây đến cuối cùng tới 5 tháng thôi. Tới tháng tư tức là đúng cái ngày mà lễ Phật Đản của đức Phật, chừng đó chúng ta sẽ nói chuyện người tu như thế nào được hay rớt, đến chừng đó là cái khóa tốt nghiệp đầu tiên của chúng ta là bảy tháng.
Mấy con ráng tu tập. Rồi bắt đầu bây giờ 30 phút Thầy kiểm nghiệm rồi. Ở đây là kiểm nghiệm cho người lớn tuổi. Còn tuổi trẻ, mấy con còn tuổi trẻ. Bắt đầu ngày mai là bên nam, ngày mốt là Thầy kiểm, buổi sáng thầy kiểm lại mấy người tuổi trẻ, tất cả mấy người tuổi trẻ đến Thầy kiểm lại sự tu của các con tuổi trẻ, coi các con nhiếp như thế nào cho biết.
Bắt buộc bây giờ là phải nhiếp thực sự, tu tập thực sự, không có còn mà tu cầm chừng, tu lấy có, hoặc là tu theo kiểu mình hiểu. Tu theo kiểu mình hiểu, mình cứ tưởng tu như vậy Tứ Niệm Xứ là mình sâu, sự thật ra chưa.
Cũng như tu Định Vô Lậu, tưởng mấy con quán sâu, ai dè đưa ra bài vở, trời đất, thôi Thầy nói thật ra quán, nghĩa là ở ngoài không à, chứ chưa có vô sâu được chút nào hết. Cho nên vì vậy từng cái đi sâu vào mới thấy được sự cạn cợn của mấy con. Cái sự tu tập của mấy con còn mong manh quá. Cho nên hèn chi mà giậm chân tại chỗ, không có đạt được đạo quả, không có đạt được chính đạo. Đó là cái sơ sót của cái sự hướng dẫn, cho nên hôm nay không thể để sơ sót những cái lỗi lầm đó, mà phí mất cái thời gian quá lớn của mấy con, và cũng là sự cực khổ của sự đào luyện để mà cứ để tự tu. Sự thật ra tự tu rất khó, chứ không phải dễ. Tu sai mà làm sao đạt được.
(35:42) Tu sinh: không nghe rõ)
(35:48) Trưởng lão: Con thấy khỏe con đi một vòng rồi con trở lại, rồi hai vòng con trở lại rồi con tu Tứ Niệm Xứ trở lại. Rất tốt không có sao đâu.
Tu sinh: (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Nếu mà con đi được thì con nên đi hai vòng để nó thư giãn thoải mái, rồi con trở lại con tu Tứ Niệm Xứ để con nhìn vào bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của nó. Nhìn kia là nhìn không nháy mắt ấy, chứ mấy con nháy mắt là nó chạy mất đó chứ không phải không đâu. Khi mà các con chợp mắt vậy là Tứ Niệm Xứ con bị mất đó.
Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Rồi con cứ đi để Thầy xem
Tu sinh: không nghe rõ
Trưởng lão: Ở đây không có gậy làm sao đây?
Tu sinh: (không nghe rõ)
(39:08) Trưởng lão: Được rồi con. Nhưng mà con có thiếu một cái. Cái chân thứ ba con quên tác ý. Con đi tới ba chân lận. Con quên tác ý cái chân thứ ba. Phải tác ý luôn con, bởi vì nó có bước mà. Con nhớ không, nó có bước thì con phải tác ý nó chứ, con bỏ sót nó, nó buồn đó. Nó nhờ cái chân thứ ba con đi mới vững, mà con quên nó thì nó buồn. Cho nên con nhớ phải tác ý luôn, bởi vì nó có động tác mà con, cái động tác cái tay con đưa cái gậy tới, con bảo cái chân thứ ba bước, nó sẽ bước. Còn không con bảo cái tay đưa cây gậy tới, thì nó sẽ đưa cây gậy tới, con hiểu không, nhớ chưa, đừng có bỏ nó con. Nó cũng là một cái Thân Hành Niệm đó con. Con chỉ quên, người ta đi có hai chân, bây giờ con cũng hai chân, mà thêm cái chân thứ ba, mà con quên mất cái chân thứ ba. Đâu được con, nó có cái hành động của nó, không bỏ nó được. Tôi cũng có động trong đó mà, tôi cũng đi chứ tôi có ở không đâu. Con đừng có miễn nó không có được, nó không có chịu đâu. Nhớ tác ý luôn. Rồi nó sẽ quen, đi luôn ba chân như vậy là nó tốt, không sao. Tại vì bây giờ con đi hai chân nó hơi quýnh, bắt buộc nó phải có cái chân thứ ba, thì tác ý luôn chân thứ ba. Cũng là một điều kiện điều khiển luôn cái tay của con để nó bước đi đó. Nhớ không? Tập lại đi con, tập lại cho nó vững vàng. Mà nếu hai cây gậy là phải bốn chân rồi. Cây gậy này tới lui thì con phải tác ý hết, con hiểu không? Thôi, con lại ngồi ghế đi con.
(40:50 Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Không được đâu con. Con cầm cây gậy là vững đó con. Đi được không con? Nhớ lời Thầy con, đừng có bỏ nó. Có cây gậy thêm là mình tác ý thêm hành động trong đó nữa.
(41:10 Tu sinh: (không nghe rõ)
(41:38) Trưởng lão: Rồi các con vào ngồi ghế đi con. Các con thấy chưa, khi mình thêm một cái động tác nào thì phải nhớ, không được bỏ bởi vì pháp Thân Hành Niệm mà, không có bỏ sót cái nào hết. Như vậy đó con. Cho nên ở đây, mục đích hôm nay là thì dọn lại cái bài tu pháp Thân Hành Niệm để coi mấy con tu đúng hay không. Mấy con có nhìn được Tứ Niệm Xứ mấy con không. Mà thường nói quán Tứ Niệm Xứ, tức là trên Tứ Niệm Xứ phải quán thân, quán thọ, quán tâm, quán các pháp, tức là mình quán tất cả bốn cái luôn luôn liên tục, cho nên mình phải tỉnh thức và đồng thời mình ngó chăm chăm vào một điểm nào để lắng nghe ở trong bốn chỗ của mình, tức là quán chứ không phải là gì.
Chứ không phải là quán, mình nhìn nó quan sát nó rồi thôi, không phải, không phải vậy đâu. Tức là mình đang nhìn chăm chăm trên bốn chỗ coi nó có xảy ra gì không. Như một người lính giữ cửa thành, đức Phật nói điều đó rất rõ. Cho nên người nào mà ngồi thấy lúc lắc qua lại là Thầy biết rằng tu Tứ Niệm Xứ này chưa được đâu, nó còn bị phóng ra ngoài, nó chưa có phải chăm chăm nhìn bốn chỗ này. Quan sát rất kỹ, vì sợ giặc nó xâm chiếm vô bốn cửa thành này, nó làm cho cái chân lý này bị mất đi. Chúng ta gọi là hộ trì chân lý hay là bảo vệ chân lý.
(42:50) Các con đã đọc cái bài mà Thầy đã viết đức Phật đã dạy ở trong cái cuốn Những Lời Phật Dạy tập 4. Hộ trì chân lý, hay là bảo vệ chân lý, hay là chân lý được hộ trì. Các con nghe cái lời đức Phật nói rất cụ thể, rõ ràng mà. Mà tu Tứ Niệm Xứ là hộ trì chân lý, hay chân lý được hộ trì. Mấy con thấy nó rõ ràng. Vậy thì chúng ta muốn bảo vệ cái tâm thanh thản của chúng ta an lạc thì chúng ta phải nhìn bốn cửa thành này, để không có một thằng giặc nào mà lọt vào trong này thì mới bảo vệ được nó, thì mới là hộ trì cái chân lý của chúng ta chứ. Các con thấy rõ ra chứ.
Cho nên cái pháp này là cái pháp tu có thời gian nhất định: bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Mà muốn được vậy thì chúng ta phải triển khai những cái phương pháp để chúng ta đẩy lui được chướng ngại pháp. Cho nên Thầy triển khai cho mấy con Định Vô Lậu, rồi Định Niệm Hơi Thở, Chánh Niệm Tĩnh Giác, đi kinh hành, hơi thở, rõ ràng nhiếp tâm trong một phút. Đâu có dạy mấy con dài. Để mấy con chiến đấu với giặc sinh tử của mấy con mà. Thế bây giờ mấy con đã hiểu biết rồi thì còn có mấy con mở mặt trận đánh để giải phóng quê hương mấy con đây. Năm tháng phải giải phóng. Chuẩn bị hết tinh thần, tập trung hết lực lượng đem vào đánh năm tháng phải giải phóng quê hương, làm chủ sự sinh tử hoàn toàn. Mấy con dở ráng chịu. Thầy đã dạy qua mấy con thiếu khuyết những vũ khí thì mấy con chịu, còn bây giờ là mở mặt trận đánh, không có đầu hàng nó.
(44:13) Hôm nay Thầy kiểm điểm lại tức là trước khi cho sĩ quan ra trường đánh thì Thầy đã kiểm điểm mấy con rồi, Thầy kiểm điểm đúng 30 phút thì sau khi 30 phút người nào được, thì người đó sẽ mở mặt trận đánh. Còn người nào không được thì mấy con ở lại, ở lại quân trường học tập, không có được ra đánh giặc, đánh cho chết hết sao. Có phải không mấy con?
Ở đây Thầy kiểm điểm người nào mà 30 phút mà Thầy thấy được thì mở mặt trận đánh, nghĩa là đánh rấp, không có đầu hàng giặc đâu. Còn người nào chưa được, thì mấy con xin ở lại quân trường đừng có đi ra mà các con chết với nó, không có được đâu. Thì ở trong cái lớp chúng ta không biết được mấy người mà đi ra đánh giặc. Nghĩa là mở mặt trận để mà giải phóng quê hương của mấy con đây. Nghĩa là chiến dịch mùa xuân rồi đấy. Nó sắp sửa tới rồi, người nào mở được mặt trận, người nào chưa được thì mấy con tự biết.
Bây giờ cái lớp đầu tiên này Thầy thấy mấy con chưa có nắm vững được cái chiến trận, cái chiến trường, chưa có nắm vững, chưa có nhìn ngó được chiến trường của mấy con thì mấy con làm sao đánh giặc. Các con chưa biết được chiến trường của mấy con mở mặt trận đánh chỗ nào nữa thì mấy con làm sao thắng. Ví dụ như trận Điện Biên Phủ, phải biết cái Điện Biên Phủ như thế nào, đường đi lối vào như thế nào, các con chưa thông thì làm sao.
Còn bây giờ muốn giải phóng Hồ Chí Minh, cái chiến dịch Hồ Chí Minh thì phải biết phải nắm vững cái chỗ nào là cái căn cứ của quân giặc nằm chỗ nào chỗ nào mình mới vô đánh chứ, còn nếu không biết mình đánh bậy làm sao mình thắng? Các con hiểu chưa?
Giờ Tứ Niệm Xứ mấy con nắm chưa vững làm sao mấy con vô tu được. Mấy con chưa có nhìn nó được, mấy con chưa nắm được vững, thì mấy con làm sao mấy con đạt được. Cho nên bây giờ phải cho mấy con biết rằng đây là cái bản đồ của Tứ Niệm Xứ này. Các con phải nhìn nó, đường đi lối về như thế nào, nó đến đánh như thế nào, chỗ nào, chỗ nào, thì các con phải nắm vững để khí đó nó nhào vào thì mấy con quét nó ra liền tức khắc, không bao giờ để nó xâm chiếm cái Tứ Niệm Xứ của mấy con thì cái sự thành công của mấy con phải cụ thể rõ ràng, thì trong năm tháng phải đạt.
(46:13) Tu sinh: Bạch Thầy, con xin hỏi, tại vì vừa rồi Thầy có nói 30 phút (không nghe rõ) trên Tứ Niệm Xứ, thì con xin hỏi qua 30 phút đó thì có một vài cái tiếng động bên ngoài thì con tác ý là (không nghe rõ). Nghĩa là con có cái niệm như thế, thì có phải như thế không?
(46:37) Trưởng lão: À được, cái đó là con phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không có sao hết.
Tu sinh: Con bạch Thầy, khi mà tu Tứ Niệm Xứ thì mà nhìn một điểm, con nhìn lâu thì nước mắt cứ chảy ra, mà không nháy thì không được. Cái đó thì làm sao?
(47:07) Trưởng lão: Trước khi mà con nháy mắt, con chuẩn bị, khi mà chớp mắt coi chừng giặc nó xen vào chỗ đó liền tức khắc, cho nên mình chuẩn bị với cái sức tỉnh thức cao hơn, để khi mà nháy mắt, chứ không phải không nháy mắt. Nhưng mà khi nó chăm chăm rồi thì nó không nháy mắt. Chăm chăm trong Tứ Niệm Xứ, nó không nháy mắt đâu. Cái trình độ của con mà nhắm vào Tứ Niệm Xứ để quan sát Tứ Niệm Xứ còn yếu, nó còn yếu nên chảy nước mắt. Bởi vì con quá tập trung nhiều ở mắt cho nên vì vậy nó không phải. Ở đây chúng ta nhìn vào một cái điểm rất nhẹ nhàng nhưng mà nó lắng nghe, nó cảm nhận được trong thân nó bốn chỗ thân, thọ. tâm. pháp. Nhìn ở ngoài, mà lắng nghe ở trong, chứ không phải là mình nhìn chăm chăm một cái điểm. Nói như con bị nó như vậy là cách thức con tập trung ở bên ngoài nhiều giữa đôi mắt, chứ không phải mình ngó ở trong tâm mình, mình ngó chăm chăm trong đó thì nó cũng bị chai mắt, bị chảy nước mắt nữa. Ở ngoài thì chúng ta không có sự nhìn, nhưng mà chúng ta không phải tập trung quá nhìn ở ngoài. Nhưng mà chúng ta lắng nghe bên trong, cho nên không ra nước mắt.
Tu sinh: Thưa Thầy, không phải là con quá nhìn mà khi con mắt mở như thế này thì gió sẽ đập vào thì mắt lâu lâu nó chảy ra chứ không phải con tập trung, mà con nhìn vào bên trong nội thân của con, nhưng mắt không lúc lắc không nhìn đi nhìn lại thì gió nó vào, mắt mình mở này thì gió tác động vào.
Trưởng lão: Gió tác động vào thì tự nó có sự phản ứng tự nhiên con, nó không có sao hết. Cái đó tự nhiên không sao. Chứ còn mà con cố gắng con giữ cho đừng, cũng như con nhìn, con mở mắt nhìn, con không cho nó tự nhiên đóng mở, thì nó sẽ bị ra nước mắt. Cái đó cũng sai nữa. Quan trọng mấy con, lưu ý phần này này. Thí dụ như bây giờ Thầy nhìn như thế này, mà Thầy nhìn rất nhẹ nhàng, do đó Thầy cứ lắng nghe trong bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của Thầy. Thì lúc nào Thầy cũng thấy như thế này, mà bỗng dưng nó có một cái bụi hay gió gì thì tự nhiên nó có cái phản ứng của mí mắt, nó tự mở nhắm nó, còn nó bây giờ thí dụ mấy con nhìn chăm chăm này đi, mà con cố gắng con đừng cho nháy mắt thì con bị mỏi mắt. Trái lại nó có sự phản ứng, nó thấy lâu quá thì nó tự nháy thì không sao hết, còn mấy con vừa nháy mắt vừa động luôn cả cái đầu của mấy con thì cái đó nguy hiểm quá.
Tu sinh: Cái thứ hai nữa là trong khi ngồi lâu, khi con ngồi thì lưỡi để trên hàm ếch, thành ra lâu lâu thì nó cái nước miếng thì con hút có được không?
(49:39) Trưởng lão: Con bị để cái lưỡi lên hàm ếch phải không? Được, không sao hết. Nhưng có cái điều kiện là sự tập trung đó con. Còn mình để tự nhiên, đừng để lưỡi trên hàm ếch gì hết. Để tự nhiên, rất là tự nhiên tu Tứ Niệm Xứ, không phải là chỗ mà tập trung phải đặt lưỡi cong lên hàm ếch. Cho nên nó có những phản ứng là lâu nó ra nước miếng. Cũng không sao. Nhưng cái điều đó có sức tập trung nhiều.
Tu sinh: Thưa Thầy con để lưỡi trên hàm ếch không phải là con tập trung. Nhiều khi con tập khí công, lâu rồi con cứ ngậm miệng thì lưỡi nó lên. Ngồi lâu thì cái nước miếng nó ra, con nuốt thì nó có ảnh hưởng gì không?
Trưởng lão: Không có sao hết. Nó chỉ đừng có mất cái nhận xét bốn chỗ Tứ Niệm Xứ của con thôi. Nghĩa là bây giờ nó cái sự gì xảy ra, nhưng mà con đừng có lưu ý, tự nhiên nó như vậy, nó là tự nhiên phản ứng của nó, như vậy tại vì con quen rồi, nhưng mà con đừng có lưu ý đến cái chuyện đó mà con cứ lưu ý đến bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp con thôi. Con ngồi con lắng vậy thì cái sự phản ứng, mắt nháy hay không nháy thì không quan trọng lắm. nhưng mà cái điều kiện là mình luôn quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của mình đây. Như vậy nó sẽ hoàn toàn, tất cả những cái này chỉ là phụ. Sau đó nó sẽ bình an, nó không còn những hiện tượng. Cho nên vì vậy mà mắt nó không nháy, nó tự nhiên, nó sung mãn, nó đứng im phăng phắc vậy đó. Còn nếu nó còn nháy mà mình còn cảm nhận nó nháy mắt, mình biết nó nháy mắt thì lúc bấy giờ là mình đang bị phóng.
Tu sinh: Thưa Thầy là vì lúc nãy Thầy nói là không được nháy mắt. Con nháy mắt mà con không để ý nháy mắt. Các cái kia đều theo tự nhiên. Ví dụ như nước miếng ra tự nhiên là con nuốt, con không để ý.
Trưởng lão: Thầy muốn nói là để khi mà nó nhiếp tâm trong bốn chỗ của nó thì con mắt không có nháy đâu.
Tu sinh: Con thì hay nhắm mắt đó Thầy. Nếu mà con mở mắt dễ bị xao động. Con muốn nhắm mắt.
(51:46) Trưởng lão: Được, không sao. Nghĩa là con không buồn ngủ hôn trầm, suốt cả thời gian Thầy thấy con nhắm mắt mà con không gục, con gục sao không, con gục chút là nó kéo qua, còn mấy con động cái đầu của con vậy là biết con đang lắng, nó có cái trạng thái lặng, cho nên nó bớt bị động. Còn trái lại con ngồi im lặng con nhắm mắt lại, tức là con thu thúc cái tâm của con để nó quan sát cái thân của con, đang ngước nó quan sát, cho nên con không có mỏi mắt, và con cũng không bị cái trạng thái của tưởng nó hiện ra cái sắc tưởng hay thinh tưởng gì hết thì điều đó đúng hết. Còn nếu nhắm mắt mà thấy ánh sáng chọi qua chọi lại hoặc là nó có ánh sáng sáng chóe lên hoặc này kia thì cái đó sai, phải mở mắt ra liền. Còn nếu không có thì tốt lắm.
Vì nhắm mắt là nó dễ nhiếp tâm, dễ nhắm vào. Còn nếu mà không thì chúng ta mở mắt vậy, bỗng dưng có một con chim bay qua, con mắt chúng ta thấy nó sẽ phóng dật ra. Còn nhắm mắt thì nó không thấy gì hết, cho nên vì vậy nó không bị phóng. Nhưng sợ nhất là nó sẽ bị hôn trầm thùy miên hoặc nó lặng vô tưởng thôi. Cái nhắm mắt nó có lợi mà nó cũng có hại. Mà mở mắt nó có lợi, mà nó cũng có hại. Cho nên mình phải khéo léo thiện xảo ở trên cái chỗ tu của mình chớ không khéo khi mà hiện tượng nó xảy ra trong khi nhắm mắt là phải mở mắt ra liền, để phá liền, khi mà nó có hiện tượng mà bị phóng dật khi mình mở mắt, thì mình phải biết rằng nó bị loạn thì phải nhắm mắt lại để thu cái tâm của mình lại để nó quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của nó chứ không được cho nó đi vào chỗ khác.
Cho nên vì vậy phải biết, chứ không khéo trong cái thời gian đó, mình tu riết mà giậm chân tại chỗ ở Tứ Niệm Xứ chớ. Sự thật nó đang chạy lung tung, nó chưa có nằm một chỗ quan sát bốn chỗ. Cho nên khi mà mấy con nhắm mắt Thầy theo dõi, người nhắm mắt, mà người mở mắt Thầy theo dõi người mở mắt. Thầy khó quá, kẻ mở mắt người nhắm mắt, đủ thứ chuyện trong này, nhưng phải biết từng tâm niệm của họ có nhắm vào Tứ Niệm Xứ đúng hay sai, cho nên vì vậy mà Thầy chỉ tuyên bố cái nói ra để cho mấy con biết cái chỗ mấy con nhắm vào để mà tu cho đúng Tứ Niệm Xứ, gọi là Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ là tu bốn chỗ chứ đâu phải tu một chỗ.
(54:06) Cho nên trong cái sự tu tập, nếu tu tập đúng thì thời gian mấy con tu ngắn, mà tu tập sai thì mấy con bị giậm chân, tu hoài, nó không đạt được bởi vì trật cái Tứ Niệm Xứ của nó. Mà nó trật Tứ Niệm Xứ thì tức là mình không làm chủ được rồi. Vì vậy mà lúc nó nó vậy nó yên nó không yên đủ thứ, cho nên do cái chỗ quan sát, quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp. Chữ quán của mình nó nhằm vào cái chỗ Tứ Niệm Xứ của nó, chứ nó không phải phóng niệm, phóng dật qua các pháp khác, như vậy mà mình tu hoài nó cũng giậm chân tại chỗ mà không tiến sâu vào được.
Mấy con lưu ý trên vấn đề Tứ Niệm Xứ, nó rất khó chứ không phải dễ đâu. Người mới tu Thầy biết người nào nó cũng bị hết. Người ta ngồi tu Tứ Niệm Xứ, người ta ngồi dựa cửa như thế này mà tu Tứ Niệm Xứ thật sự, người ta nói tâm như đất, ly dục ly ác pháp hết.
Người ta chỉ tác ý như vậy rồi người ta để cái tâm quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, không cần ngồi kiết già, ngồi tựa cửa mà người ta tu suốt ngày suốt giờ người ta không mỏi mệt, không thay đổi, không nhúc nhích thân. Nó làm như nó say mê, nó quan sát, nó siêng năng, nó tinh tấn, rất tinh tấn trên bốn chỗ, nó luôn luôn nó quan sát kỹ lưỡng, nó không để hở chút nào hết. Không có một kẽ hở bỏ cái Tứ Niệm Xứ của nó ra. Cho nên nó quên cả trời đất, nó không có biết, nó chỉ còn biết Tứ Niệm Xứ của nó thôi, nó say mê trong Tứ Niệm Xứ, thì mấy con biết thời gian đi qua một giờ nó nhanh như chớp, nó không có biết thời gian. Nghĩa là ba tiếng đồng hồ nó coi như là trong một giây, một phút, nó như vậy đó, nó không còn biết thời giờ, mà nó chỉ biết có Tứ Niệm Xứ thôi. Mấy con tu đến say mê như vậy là mấy con sẽ tới đạo. Không còn xa nữa.
(55:46) Bây giờ làm sao dạy cho mấy con biết cách quán Tứ Niệm Xứ, biết cách tu Tứ Niệm Xứ cho cụ thể rõ ràng, nắm cho được, hiểu cho được cái Tứ Niệm Xứ này, mà quan sát cho đúng cách này thì cái này là cái quan trọng của giai đoạn tu Tứ Niệm Xứ.
Cũng như Thầy dạy Định Vô Lậu, làm cho mấy con triển khai đúng cái tri kiến của mấy con để mấy con hiểu biết được nhân quả, làm cho mấy con hiểu biết được các pháp vô thường, thân vô thường, làm cho mấy con hiểu thật hiểu thì cái Tứ Niệm Xứ này làm sao cho mấy con biết cách tu Tứ Niệm Xứ cho đúng đừng có sai, thì sẽ đạt được.
Cho nên bắt đầu tháng thứ ba này, thì mấy con sẽ tu tập. Thầy chịu khó hơn một chút là kiểm điểm cái sự tu tập của mấy con về Tứ Niệm Xứ. Đó là cái pháp để mà chúng ta đạt được chân lý của nó. Cho nên nó khó chứ không phải dễ. Vì vậy mà giai đoạn mới ba mươi phút này đã kiểm nghiệm được người sai người đúng rồi.
Thầy đã thấy được cho nên vì vậy mà lần lượt phải dạy cho mấy con kỹ lưỡng hẳn hòi, chứ không thể nào mà tu chơi chơi được, tu mà bỏ phế, cho mấy con tự tu, tự nghĩ, tự tu. Thầy thấy tu được bao nhiêu hay bao nhiêu thì thật ra nó không phải là cái lớp đào tạo, mà phải hướng dẫn người đó, cụ thể kỹ lưỡng, như nãy giờ Thầy nói, để mấy con nhận xét qua. Nếu mà không có sự kiểm điểm này thì làm sao có những cái câu hỏi có những sự kiện của mấy con hiểu biết, cho nên giúp mấy con hiểu biết hơn, rõ hơn cách thức nhiếp tâm trong bốn chỗ Tứ Niệm Xứ.
Và từ đây về sau toàn kiểm mấy con nữa, để mà hướng dẫn cho mấy con cụ thể hơn. Mấy con về tập Tứ Niệm Xứ cụ thể rõ ràng, rồi trình bày cho Thầy. Chúng tôi nhìn bốn chỗ Tứ Niệm Xứ, nó xảy ra cái gì cái gì, cho Thầy biết để mà Thầy chỉnh đốn lại hoàn toàn cho đúng chứ không phải là như thế này đâu.
(57:41) Các con thấy từ lâu tới giờ ai cũng tu Tứ Niệm Xứ nghe dễ dàng quá. Nhưng mà xét lại mấy con tu đúng không? Chưa đúng. Một người thì mở mắt trân trân, một người thì nhắm mắt, một người thì lắc đầu, một người thì co tay duỗi chân, không bao giờ bất động, các con thấy không? Tu ở trong cái trạng thái mà quan sát, nó là bất động, gần như chúng ta nín thở để mà nhìn nó. Nếu mà không nín thở nhìn nó, coi chừng nó chạy bậy sao? Đâu có dễ đâu.
Cho nên vì vậy chúng ta bắt đầu, trước kia các con thấy Thầy dạy mấy con tu nhiếp tâm và an trú tâm trong thân hành của mấy con chỉ 1 phút. Nhưng cái tu pháp Tứ Niệm Xứ này là 30 phút. Cho đạt được 30 phút, mà không đạt được 30 phút là không thấy cái nhiếp tâm của mấy con trong cái này được. Cho nên căn cứ vào ba mươi phút để tiến tới mười hai tiếng đồng hồ.
Các con thấy chưa? Phải tu tập. Bây giờ kiểm điểm lại, coi như là cái người mà đạt được 30 phút thì chưa trọn đâu. Bắt đầu từ đây về sau kiểm điểm lần lượt các con tu trong 30 phút, kỹ lưỡng quan sát, nhìn nó có những cái gì mà xảy ra, báo cáo cho Thầy liền tức khắc. Coi thử cái tâm của mình nó quan sát suốt 30 phút nó xảy ra cái gì? Người ta tu 30 phút ngồi trong Tứ Niệm Xứ nghe nó an lạc vô cùng. Còn mấy con thì bị động, do nó động như thế nào, các con sẽ trình lại Thầy để phá tất cả những cái động này để chúng ta được yên ổn mà quan sát bốn chỗ thân thọ tâm pháp.
HẾT BĂNG