LCK 045D (NỮ) - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ, SÁCH TẤN SƯ CÔ HUỆ ÂN, TU TỨ NIỆM XỨ, ĐỊNH VÔ LẬU, XẢ TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 01/01/2006
Thời lượng: [47:54]
(00:00) Trưởng lão: Còn Định Vô Lậu thì mấy con sẽ tiếp tục mấy con quán như quán thân bất tịnh. Rồi các con sẽ tiếp tục những cái bài pháp quán để cho mấy con đi sâu vào cái tri kiến một số nữa để đối trị. Các con sẽ quán từ bi, quán tâm Từ của mình, mấy con sẽ làm cái bài tâm Từ của mấy con, cái đức hạnh Từ Bi của mấy con, nó sẽ trở thành cái bài để viết cái tâm Từ của mấy con, nói lên cái tâm Từ để thực hiện lòng từ của mấy con.
Bây giờ các con quán thân bất tịnh để đối trị tâm sắc dục của mình, đó là tiếp tục và đồng thời các con chỉnh thời gian còn rảnh rang mấy con chỉnh lại cái bộ sách Đạo Đức của mỗi người. Các con mỗi đứa đều có một bộ sách Đạo Đức; bộ sách Đạo Đức đó ít ra mấy con cũng phải viết từ 600 trang, 1000 trang cho Thầy, trang như thế này nè chứ không phải viết ít đâu. Đạo đức mà, con người chúng ta rất nhiều cái hành động ác chứ đâu phải ít. Thầy nói mấy con tổng kê lại mấy con viết một cái bài đạo đức nhân bản 8, 9 trang, 10 trang, 20 trang chưa có đủ một chút nào trong đó hết, các con hiểu chưa? Cho nên các con phải viết mỗi người phải 1000 trang cho Thầy về đạo đức nhân bản.
Các con cứ viết, chừng nào mà đếm đủ 1000 trang, lúc bấy giờ cứ viết có một chữ mà viết hoài tới 1000 trang đó chắc thôi Thầy đầu hàng luôn. Cho nên ở đây mấy con phải cố gắng viết phải có từng thứ lớp, đức nào ra đức đấy. Bây giờ mấy con viết cái hành động đó mà mấy con chưa biết cái đó gọi là cái đức gì, nhiều khi Thầy biết mấy con không có biết cái đức đó là đức gì nữa thì xin làm ơn hỏi Thầy, Thầy sẽ nói cho cái tên đó, các con hiểu chưa. Cho nên vì vậy Thầy chỉ là một người Thầy để hướng dẫn mấy con, khi mấy con viết cái đó được, nói được mà không biết cái đức này đức gì.
(02:07) Cũng như bây giờ Thầy nói tham lam trộm cắp, mấy con nói đức không tham lam, chỗ đó trùng với cái đức không tham lam của cái tâm mấy con thì sao, phải không? Cái tâm cái ý của mấy con có tham, sân, si đó, có phải không? Bây giờ nói đức không tham lam, bây giờ cái trộm cắp nó khác mà, tôi lấy của không cho bây giờ lại là nói đức không tham lam thì nó trùng với cái kia thì sao. Thành ra coi chừng mấy cái đó mấy con sẽ sai đó, có phải không? Cho nên mấy con thấy nói về tham lam trộm cắp thì có sự buông xả, cho nên có thể gọi là "đức buông xả". Nhưng "đức buông xả" nó không sát nghĩa, nó mênh mông, các con hiểu không? Thì "đức không lấy của không cho, đức hạnh về lấy của không cho" - người ta chưa có cho mình nhất định không lấy, thì đó là nó đối lại với tham lam trộm cắp, có phải không mấy con. Của không tham lam trộm cắp là cái của người ta đâu có cho mình, có phải không? Còn bây giờ mình nói cái đức "từ bỏ lấy của không cho", "đức hạnh từ bỏ lấy của không cho" nghĩa là không bao giờ mà tôi tham lam trộm cắp nữa, có nghĩa là như vậy.
Cho nên trong cái giới luật của Phật có cái giới luật mà đức Phật dạy, "từ bỏ lấy của không cho", các con nghe cái đó không? Thì cái danh từ đó chúng ta ghép lại cái "đức từ bỏ", nếu mà chúng ta không có cái đức đó thì chúng ta sẽ lấy của không cho. Cho nên vì vậy mình phải đặt một cái tên cho nó phù hợp, chứ không phải muốn đặt tên nào thì đặt. Cho nên nó phải xác thực được cái tên của nó để nó là cái tựa của cái bài đức hạnh của chúng ta viết. Chứ không phải muốn nói đức hạnh rồi chúng ta nói à bây giờ tham lam, rồi trộm cắp, rồi sát sanh, rồi tà dâm, rồi nói vọng ngữ, nói lời hung ác, chúng ta cũng kê như là kinh Thập Thiện thì thôi rồi rồi, phải không? Như vậy là chúng ta kê vô Thập Thiện chúng ta nói chứ chúng ta có biết cái đức gì đâu mà nói ra.
(04:10) Ở đây đạo đức nhân bản nhưng đức Phật chỉ đại khái cho chúng ta cái sườn để chúng ta biết Thập Thiện là 10 cái điều lành để đương đầu với 10 cái điều ác để diệt 10 cái điều ác, nhưng ở đây nó đã trở thành cái đạo đức nhân bản của chúng ta rồi. Vì vậy mỗi cái hành động đó là đạo đức và mỗi đạo đức, thí dụ như bây giờ Thầy nói về cái đức "từ bỏ lấy của không cho" nó nhiều lắm mấy con. Một người hối lộ ăn lo cũng là sai, một người mà móc túi vẫn sai, một người cân non đo thiếu vẫn là sai, vẫn là tham lam trộm cắp đó chứ. Một người mà như mấy cháu làm công việc ở chùa, làm có hai cái cửa mà ngồi chơi suốt ngày lấy tiền, thì cái đó là tham lam trộm cắp chứ còn gì nữa. Các con thấy cái này thực sự ra quá là tham lam, cho nên chúng ta thấy rất rõ những cái điều đó. Vậy mà mỗi cái đó chúng ta sẽ nói và đó là chúng ta xác định được cái đúng của nó như thế nào để cho người khác người ta tránh, người ta không làm.
Nó rất nhiều cái hành động, trong một chuyện mà tham lam trộm cắp nó qua nhiều cái hành động tham lam trộm cắp, bằng cách khéo léo, bằng cách thô lỗ. Một người mà giật đồ họ, đánh họ lấy đồ là thô lỗ; một cái người khéo léo họ tính toán kỹ lấy của người ta bằng cách này bằng cách khác, bằng mưu mô mà không ai biết mình trộm cắp cũng là tham lam trộm cắp đó chứ, các con hiểu không? Vì vậy mình vạch ra hết tất cả những cái hành động sai này là hành động đạo đức.
Vậy thì cuốn sách chúng ta viết nhiều lắm chứ, đâu phải ít đâu, chứ đâu phải ngồi đây. Bởi vì cái bộ sách này sẽ trở thành cái giáo trình cho chúng ta học tu và con cháu của chúng ta học tu sau này. Mỗi con đều là những người đứng lớp, dạy đạo thì không lý nào mà các con không làm được điều này; người nào cũng làm được.
(06:28) Còn về cô Huệ Ân, con tu tập khi cái thân của con nó cằn cỗi; con cứ ngồi đi con, con cứ ngồi đi, cái thân con cằn cỗi già yếu rồi thì nay đau mai ốm. Thường thường là cái cơ thể của con nó bị dằn vặt, cái nghiệp; coi như cuộc đời của con mà nuôi các cháu lớn khôn từ chỗ này đến chỗ khác có nhiều điều đã huân tập cái nghiệp của mình cho nên cái giờ phút này thân con đau khổ là phải, nó nhức chỗ này. Nhưng con biết pháp, con nhờ con biết tu, con nhờ biết pháp nên con chuyển được sự đau khổ nơi thân con. Khi nó đau, nó tức, nhói chỗ này đau chỗ kia, có khi đứng dậy không nổi con đều nhờ pháp "tâm bất động", do đó chuyển được nghiệp con, con mới ngày hôm nay ngồi được lớp mà nghe Thầy dạy, chứ cỡ sức con thì không còn ngồi đây mà nghe nổi đâu. Do đó con nhớ pháp Như Lý Tác Ý và tâm an trú, bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là con sẽ đuổi được nghiệp của con. Và sau khi con ra đi thì con sẽ được an ổn không còn đau khổ nữa.
Cho nên nhớ những điều Thầy dạy mà cố gắng giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp, các cảm thọ. Đừng sợ, các pháp đều vô thường, thân của con cũng sắp sửa vô thường mất rồi, nó sẽ tiêu ma nó không còn nữa, cho nên yên tâm đừng sợ, lúc nào cũng có Thầy một bên. Con đã ở đây thì không xa Thầy đâu, con yên ổn. Khi đau nhức con tác ý con gọi Thầy gọi Phật và tác ý “Tâm đừng sợ hãi, chết còn không sao, đau bệnh là vô thường có gì mà phải sợ”. Cho nên con tác ý như vậy thì tâm con sẽ an ổn và con sẽ dùng phương pháp đẩy lui bệnh ra khỏi thân con thì con sẽ hết đau. Nhớ những điều mà con đã ghi ở trong đây mà cố gắng tu tập vượt qua cái thân nghiệp để khiến cho tâm con bất động và thanh thản, an lạc, vô sự.
(08:35) “Về tâm con không còn lo lắng nghĩ ngợi, các con con đều được phước tu hành yên ổn, do đó không còn lo nữa, con không còn gì lo lắng nữa. Cho nên không giận hờn, thương ghét, buồn phiền, lo lắng, tâm luôn lúc nào cũng an ổn.”
À tất cả những điều con ghi trong này con đều làm đúng không có gì sai, con cố gắng làm như vậy thì sự tu tập của con sẽ được yên ổn. Không sao, con sẽ hỏi hoặc người này thế kia không sao, nhưng mà đối với con thì điều cần thiết mà với mấy đứa con của con đến chăm sóc, hỏi một hai điều về vấn đề tu học chứ mình cũng không cần hỏi phải lảng bên ngoài, vì vậy mà không có sao đâu con. Có những điều mà con cháu đến thăm điều đó điều tốt, con vẫn giữ hỏi thăm mấy cháu và đồng thời cũng khích lệ cho chúng nó một vài điều gì đó là nhân quả, chùm nhân quả của con. Trong khi con được yên ổn như thế này mà con khích lệ chúng nó để chúng nó học đạo đức sống không làm khổ mình khổ người thì cái chùm nhân quả của con sẽ nhẹ nhàng, sẽ tốt hơn. Dù là một phút giây nó đã tái sanh vào trong gia đình của con, làm con làm cháu đều là có nhân quả với nhau hết, cho nên con an tâm.
(10:19) Mà lúc tu tập chúng ta độc cư chứ không phải độc câm và chúng ta còn có những cái lúc độc cư trọn vẹn. Còn những lúc bây giờ nó chưa phải trọn vẹn, nghĩa là chưa phải đến lúc mà cuối cùng. Như vậy hôm nay chúng ta còn thời giờ quá ngắn, vì vậy mà sự độc cư chúng ta trọn vẹn trong cái giai đoạn này. Nghĩa là trong giai đoạn này chúng ta còn 5 tháng, nghĩa là cái thời gian chúng ta ngắn lắm, không còn dài đâu, 5 tháng mà phải được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là Tứ Niệm Xứ chúng ta phải sung mãn, nghĩa là chúng ta phải sống suốt 12 tiếng đồng hồ tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Từ đây cho đến cái ngày cuối cùng là chúng ta phải đạt, tức là cái ngày cuối tháng thứ 5, tâm mấy con phải đạt được thanh thản, an lạc, vô sự 12 tiếng đồng hồ. Nếu 12 tiếng đồng hồ chưa xong thì coi như là mấy con tu chưa rồi. Còn nếu mấy con 12 tiếng đồng hồ trong 5 tháng chuyên môn, Thầy xác định cho mấy con thấy, trong 5 tháng chuyên môn cực kỳ nỗ lực ôm pháp Tứ Niệm Xứ như ôm phao vượt biển, thì tất cả niệm gì khởi trong tâm của mấy con thì mấy con sử dụng nhân quả, sử dụng vô thường thì mấy con sẽ đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp này và đồng thời đem lại sự bình an và chứng đạt chân lý này, không sai, nếu mấy con cố gắng thì mấy con sẽ đạt được.
(11:54) Cố gắng không có nghĩa là ức chế tâm, mà ngồi chơi để cho từng niệm khởi ra mà quét bằng Định Vô Lậu, các con nhớ chưa, bằng Định Vô Lậu và pháp Như Lý Tác Ý. Thầy đã trao cho mấy con để rồi mấy con sẽ tiếp tục, từ đây về sau mấy con ghi chép giờ nào giờ nấy ghi chép, còn không thì mấy con tập trung cho 5 tháng đạt được chất lượng rồi sẽ làm bài sau, cũng không sao hết. Còn những bài mà Thầy cho Định Vô Lậu tiếp tục thì mấy con cần phải quán, bởi vì trên chướng ngại pháp các con sẽ còn gặp những chướng ngại này. Như quán thân bất tịnh, mấy con phải tiếp tục làm.
Mặc dù mấy con đang tu Tứ Niệm Xứ nhưng các con phải giành trong 24 tiếng đồng hồ chia ra làm hai đoạn thời gian, một đoạn thời gian tu Định Vô Lậu, làm bài là 1 tiếng đồng hồ. Và nó không phải trong một ngày mà Thầy cho mấy con làm bài thân bất tịnh trong 1 tuần lễ có 2 giờ ngồi làm bài thân bất tịnh; rồi cuối tuần sẽ nộp Thầy và đồng thời Thầy sẽ xem lại lại thân bất tịnh để giúp mấy con có hướng phá đi tâm sắc dục của mình.
Cuối cùng tới bài pháp kế, nếu thân bất tịnh xong rồi thì mấy con tiếp tục làm cho Thầy bài pháp thực hiện Từ Vô Lượng tâm, tức là thực hiện tâm Từ của mấy con. Rồi mấy con sẽ làm bài kế tiếp là quán thực phẩm bất tịnh. Bây giờ ba cái đề tài đó mấy con ghi chép và cố gắng làm, nhưng tất cả thời gian dồn vào Tứ Niệm Xứ để tu tập để xả tất cả niệm do những phương pháp Định Vô Lậu mà mấy con đã học, không được biếng trễ! Chỉ có thời gian ngắn 5 tháng phải đạt được, mà nếu 5 tháng không đạt được, nếu cái lớp này mà 5 tháng không đạt được thì Thầy dẹp bỏ không dạy nữa, mất công cực khổ Thầy.
(14:16) Thầy nhắc nhở cho mấy con cố gắng! Bởi vì cứ kéo dài hoài, uổng phí cuộc đời của mấy con mà Thầy cũng mất thời giờ. Mà pháp thì thực tế cụ thể, đức Phật chỉ tu 49 ngày, Thầy chỉ có 6 tháng, còn mấy con đã được 7 tháng thì như vậy mấy con quá, mà được sự hướng dẫn của Thầy rất cụ thể, ít ra mấy con chỉ cần tu 1 tháng là xong. Thế mà được sự hướng dẫn của Thầy mà Thầy cho 5 tháng là quá nhiều. Mình đã quyết tâm, đời còn gì nữa, đã học pháp vô thường, các thân này đâu phải là của mình nữa đâu, các pháp xung quanh này đâu còn gì của mình nữa, phải bỏ xuống hết, hoàn toàn phải chấp nhận! Cuộc đời này chẳng có gì, nỗ lực thực hiện tâm thanh thản, an lạc, vô sự, đạt được chân lý đó, không bao giờ rời xa khỏi chân lý đó! Phải chấp nhận hoàn toàn, như vậy mới là người tu theo đạo Phật!
Người tu theo đạo Phật không có nói là tu vô lượng kiếp, mà chỉ có 5 tháng mà thôi. Cho nên ở đây Thầy đã dạy mấy con 7 tháng thì mấy con phải biết như thế nào là tu chứng chứ, đâu phải là tu 7 năm. Ở đây 7 tháng là quá nhiều, đức Phật có 49 ngày. Chúng ta tu như vậy là quá dài, thời gian quá dài, là tại vì chúng ta không biết đường, mà trước kia đức Phật không biết đường mà đức Phật tu như vậy là một cái người đặc cách, còn chúng ta không biết đường cho nên chúng ta tu như vậy. Còn bây giờ chúng ta được Thầy hướng dẫn cụ thể rõ ràng những đường đi của đức Phật cụ thể như vậy, tại sao chúng ta làm không được? Chúng ta còn tiếc gì khi học các pháp vô thường! các con còn tiếc cái gì nữa đây, các con hiểu ? Không có cái gì của các con mà các con còn tiếc, chỉ có trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự là cứu cánh của mấy con thoát ra khỏi nhân quả, còn ai cứu mấy con hơn là trạng thái này!
Một vật quý báu vô cùng tại sao chúng ta không ôm nó, tại sao chúng ta lại buông bỏ nó mà chạy theo dục lạc để làm gì, chạy theo vui của thế gian này làm gì? Cho nên phải cố gắng khắc phục, thực hiện bằng được trong 5 tháng. Thầy xác định cho mấy con nếu trong 5 tháng mấy con không thực hiện Thầy đóng cửa, nghỉ không dạy nữa.
Đến đây thì các con sẽ cố gắng nghe lời Thầy dạy, Thầy quyết định phải làm được!
Con cứ trình …
Sư cô Huệ Ân: (không nghe rõ)
(16:48) Trưởng lão: À con thì tu Tứ Niệm Xứ phải không con? Con đừng có đi Thân Hành Niệm nhiều, trừ ra khi buồn ngủ thì con ngồi đưa tay ra, vô như vầy thôi và tác ý “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra. ” Con tác ý như vậy nó cũng định tĩnh chứ con lớn tuổi rồi, con đi không tốt đâu, con nhớ tu Tứ Niệm Xứ thôi.
Sư cô Huệ Ân: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Thôi được rồi Thầy đã hoan hỉ cho con rồi.
Sư cô Huệ Ân: con xin sám hối trước Thầy, trước đại chúng (17:34) …
Trưởng lão: Thôi con, con xá thôi con, đừng lạy. Rồi con ngồi ghế đi con. Các con nghe lời Thầy nói, cô Huệ Ân già từng tuổi đó mà phạm lỗi nói chuyện với con cháu một vài người mà cô xin sám hối khắc phục và Thầy ước mong rằng những sự sám hối của con mà được sám hối thì từ đây về sau cố gắng khắc phục vì tuổi đời không còn xa nữa, và nghiệp của con nó sẽ đổ ra. Nếu không phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý, làm cho tâm mình còn phóng dật, mà còn phóng dật thì làm sao chứng đạt được chân lý.
(18:54) Cho nên muốn chứng đạt được chân lý là phải giữ gìn tâm không phóng dật. Dù bất cứ một điều gì cứ ở trên Tứ Niệm Xứ giữ cho tâm được thanh thản, an lạc, vô sự không để bị tác động. Khi tai nghe, mắt thấy, tất cả sáu căn bị tiếp duyên sáu trần thì lúc bấy giờ phòng hộ ngay liền, không được cho tiếp xúc ra ngoài. Và đồng thời luôn luôn trên bốn chỗ Tứ Niệm Xứ có chướng ngại thì đẩy lui liền không được để cho có chướng ngại trên đó.
Một phút chưa đẩy lui được thì hai phút, hai phút chưa đẩy lui được thì một giờ, hai giờ, một ngày, hai ngày phải đẩy lui cho được, hoàn toàn sự chiến đấu tận cùng để khắc phục cho được, không để cho ác pháp tác động trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Không được để sáu trần tiếp xúc sáu căn mà tạo thành phóng dật của các con. Cho nên các con phải mạnh mẽ, xác định được rõ ràng cụ thể để sự chiến đấu của mấy con đạt thành được kết quả cụ thể, rõ ràng, trong 5 tháng nữa phải đạt được kết quả.
Thầy tin rằng sự nỗ lực của mấy con sẽ đạt được, mà nếu mấy con không cố gắng phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, không thực hiện được Tứ Niệm Xứ sung mãn thì mấy con không bao giờ thành tựu được đạo quả này. Thầy đã trang bị cho các con đủ sức để mà chiến đấu để trở thành những dũng sĩ, để trở thành người chiến thắng, mấy con nhớ kỹ. Tu không phải đợi lâu nữa mà chỉ cần phải nỗ lực hiện cho bằng được sự giải thoát nơi thân tâm của mấy con.
Đến đây thì mấy con còn hỏi gì không, nếu không thì chúng ta sẽ nghỉ.
Tu sinh: (không nghe rõ)
(21:06) Trưởng lão: À bây giờ mấy con bắt đầu vô tu Tứ Niệm Xứ thì tuần sau Thầy sẽ kiểm tra lại pháp tu Tứ Niệm Xứ của mấy con vì pháp tu Tứ Niệm Xứ là pháp quan trọng nhất. Thầy sẽ bắt mỗi người ngồi đây Thầy kiểm tra 30 phút, Thầy xem coi mấy con tu Tứ Niệm Xứ ra sao, coi mấy con có áp dụng được hay không những cái phương pháp của mấy con. Mỗi người ngồi đây, thí dụ như giờ Thầy cho cái ngày nào đó, coi như 1 tuần lễ này qua, thì cuối cùng Thầy sẽ cho mấy con đến đây, Thầy cho 5 người 3 người đến đây trong một buổi, Thầy cho mấy con ngồi đây Thầy kiểm tra Tứ Niệm Xứ coi mấy con tu đúng hay sai, biết áp dụng xả tâm hay không xả tâm. Chứ không phải nói suông đâu, còn áp dụng vào cái thực tế nữa. Bắt buộc mấy con phải ngồi tu tại nơi Tổ đường này để rồi Thầy sẽ xem xét tu Tứ Niệm Xứ của mấy con ra sao.
Còn bây giờ thì mấy con về tập, mấy con nhớ biết Tứ Niệm Xứ chưa, trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp ngồi có niệm thì dùng phương pháp tác ý, dùng Định Vô Lậu quán xét xả niệm, còn thân có bệnh, có đau có nhức chỗ nào thì dùng nhiếp tâm an trú mà tác ý xả cái bệnh đau đó, đó là cách thức mấy con tu Tứ Niệm Xứ. Và đồng thời mấy con ngồi đây Thầy sẽ xem coi mấy con nhiếp tâm như thế nào, ở trong Tứ Niệm Xứ như thế nào đúng, như thế nào sai chứ không khéo mấy con ức chế thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự lại còn nguy cho mấy con nữa. Các con hiểu chưa?
Cho nên bây giờ là bước qua đầu tháng thứ 3 là Thầy đã tuyên bố là cho các con biết rằng chúng ta còn 5 tháng nữa phải đạt được chứ không thể nào mà không đạt được. Vì đây là cái lớp đào tạo chứ không phải tự tu tự chứng nữa, mà đây là đào tạo, nếu người nào tu sai mà không đúng thì đương nhiên phải ở lại lớp. Bởi vì tới đây là giai đoạn chúng ta đi đến chứ không phải là còn chần chờ, người nào tu sai, phạm giới luật, phạm kỷ luật thì đương nhiên mấy con sẽ ở lại, Thầy không hướng dẫn mấy con tu tập kế tiếp nữa đâu. Tại sao, tại vì cái lớp đầu mà mấy con chưa đạt được thì cái lớp sau làm sao đạt được. Như bây giờ mấy con còn nói chuyện, như bây giờ mấy con viết cái Định Vô Lậu mấy con viết cái tư tưởng rất hay mà mấy con không áp dụng được thì Thầy cũng không dạy mấy con tu Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là mấy con nhớ là Thầy gọi người nào đến đây mà tu Tứ Niệm Xứ là người đó được lên lớp để tu cái lớp thứ ba này, còn người nào mà không được thì đương nhiên mấy con ở lại mà lo làm bài lại, chứ không được.
(23:45) Cho nên vì vậy mà người nào được Thầy gọi trên đây là tu Tứ Niệm Xứ, mà không được thì đương nhiên là mấy con ở lại. Thầy báo trước cho mấy con biết Thầy không gọi là mấy con là những người có lỗi, phạm giới ở trong này Thầy không gọi. Mà mấy con mà không phạm giới; tuần này, qua tuần thứ hai mà Thầy thấy mấy con không phạm Thầy sẽ kêu gọi lên đây Thầy chỉ dạy.
Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: À bây giờ trong cái tháng này đó, con cũng chỉ tập Thân Hành Niệm để mà đối trị cái bệnh của con thôi. Thì đó là những cái đặc tướng của mấy con cần phải tu cái gì để đối trị thì con yên tâm. Còn về phần Thầy hướng dẫn về tu Tứ Niệm Xứ thì người nào mà giới luật nghiêm chỉnh, thì trong một cái tuần này mà sắp tới đó, thì người nào mà nghiêm chỉnh thì cái tuần tới Thầy sẽ gọi lên đây Thầy dạy Tứ Niệm Xứ. Còn con, con ôm pháp Thân Hành Niệm để đối trị cái bệnh của con, con diệt nó đi.
Tu sinh: (không nghe rõ)
(24:49) Trưởng lão: Hàng ngày, hiện giờ con cũng tập Tứ Niệm Xứ và đồng thời con tu pháp Thân Hành Niệm, còn cái Chánh Niệm Tỉnh Giác con tu ít lại thôi, không cần tu nhiều đâu.
Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: À Thân Hành Niệm được con, con tu 2 tiếng được, không có sao. Nếu mà điều kiện được thì con cứ tiến tới con tu nó nối liền cái thời gian của nó, mà không được thì con chia làm hai phần. Thí dụ như bây giờ con thấy khi con tu 1 tiếng Thân Hành Niệm thì con phải tu tập cái Định Thư Giãn, tức là Tứ Niệm Xứ, con xả nghỉ đó… À tu tập thì con tu luôn, 2 tiếng liên tục, nó có thể kéo dài luôn 3 tiếng cũng được, để đối trị với cái nghiệp thân của con.
Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: À, được rồi, để đối trị với cái nghiệp.
Rồi có gì không con?
Tu sinh: Bạch Thầy! con dùng Định Vô Lậu mà con không đi kinh hành … con muốn hỏi Thầy là có khi cái tâm con nó tuôn trào những niệm quá khứ đó Thầy. Con muốn dùng câu: "Tất cả các pháp đều rời khỏi thân ta" có được không ạ?
(26:32) Trưởng lão: Không được, mọi niệm đều phải dùng Định Vô Lậu mà quán xét cả, chứ không được tác ý suông. Tác ý suông là bị ức chế, con hiểu không? Cho nên khi mà nó có những niệm gì tuôn trào ra, bảo “Dừng lại, chậm chậm từng niệm một”, con nhắc nó vậy; rồi để con giữ thanh thản, an lạc, vô sự; con tỉnh thức đó, rồi từng niệm nó sẽ đi ra từng niệm. Mà nếu nó tuôn trào liên tục nó không có dừng, con không biết niệm nào để mình quán thì tác ý là “Từng niệm một ra chứ không phải đi tập trung như vậy”. Con nên nhớ là nó không có được lộn xộn, con phải nhắc cái tâm của con chứ không nó tuôn trào liên tục con không biết đâu mà quán. Cho nên mình nhắc nhở nó, mình lấy cái pháp Như Lý Tác Ý, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ mà, con nhắc nó để mà dẫn cho nó đi vào tuần tự để rồi dùng Định Vô Lậu quán xả, chứ đừng có tác ý ngang nữa. Sau khi quán xong rồi, mới tác ý.
Tu sinh: (không nghe rõ) ngồi khoảng 15 phút nó hết… lâu lâu con nhắc tâm thanh thản, an lạc, vô sự nó không có niệm đó Thầy.
Trưởng lão: À nó không niệm thì cứ để nó không niệm chứ có gì đâu, nhưng mà rồi nó sẽ có niệm.
Tu sinh: … không nghe rõ
(27:55) Trưởng lão: À thì con nhắc đó thì con chỉ mới đầu con tu thôi, cho nên đó cũng là một cái phương pháp mới đầu, còn sau này thì không cần nhắc nữa. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự rồi ngồi đây chờ cho có giặc đến để mà đánh chứ không phải còn nhắc "tâm thanh thản, an lạc, vô sự", "tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Cứ nhắc hoài thì nó thanh thản, nhưng "nó thanh thản cái kiểu đó là cái kiểu nó không phải chứng thanh thản đâu". Bây giờ phải tu tập trở lại cái vấn đề này. Đầu tiên để mà giữ tâm thanh thản bằng cách là chúng ta nhắc để giữ thanh thản cho nên chúng ta thường nhắc, nhưng bây giờ chúng ta đã biết trạng thái thanh thản đó rồi, cho nên bây giờ chúng ta nhắc một lần thôi “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi chờ đó, có mặt nào ló ra mới dùng Định Vô Lậu mà quét, đập chứ không có nhắc nữa.
Tu sinh: Khi mình không nhắc tâm: "thanh thản, an lạc, vô sự" thì khi nào có niệm thì mình dùng Định Vô Lậu chứ không dùng tác ý hả Thầy?
Trưởng lão: Mình dùng Định Vô Lậu rồi pháp tác ý đuổi đi. Định Vô Lậu quán xét cái niệm đó rồi thì mới tác ý “Đây là ác pháp, đây là cái gì…” thì con cứ tác ý, cái chữ đây nó là cái tác ý của mình để đuổi nó, hoặc là tác ý “Tao không chấp nhận cái niệm đó”, thì cứ như vậy thôi. Còn hôn trầm thùy miên có buồn ngủ thì nên ngồi tác ý luôn.
Tu sinh: Con tác nó hết Thầy, con không cần đi kinh hành
Trưởng lão: “Với tâm định tĩnh…”, còn nếu mà tác ý không hết thì chỉ còn cách đi kinh hành mà thôi. Nhớ chưa? Rồi được rồi thì cứ về tu tập như vậy, nhớ giữ trọn hạnh độc cư, đừng có nói chuyện, nói chuyện là tu không có tới đâu đâu. Lo triển khai những tri kiến giải thoát, lo triển khai cái đạo đức nhân bản, lo triển khai cái đạo đức này thì nó mới tốt được.
(29:44) Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Rồi, rồi, bây giờ thì không cần nữa, nghĩa là đã hiểu được nhân bản - nhân quả rồi, hiểu được thân vô thường rồi, thì bây giờ áp dụng vào cái Tứ Niệm Xứ mà xả tâm cho rốt ráo, chỉ có 5 tháng thôi, không có lâu đâu, phải cố gắng mà thực hiện cho được. Rồi, thôi con về đi.
Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Ở đây có ai Thiện Hiền không con? không có hả? Như vậy là không có Thiện Hiền (bên nam).
Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: À có bữa cô Liên Châu, con ở đâu con xách bài thơ đến đây con đọc chứ gì, cái đó Thầy không biết. Bữa con đọc rồi thôi con cất chứ Thầy có biết đâu.
Tu sinh: Ý Thầy dặn là lấy bài thơ đó…
Trưởng lão: Không, Thầy có bảo lấy bài thơ
Mấy con làm đặc san chứ Thầy biết đâu
Bởi vì thơ mấy con làm nhiều lắm Thầy đâu có biết đâu, mà nói về đặc san thì Thầy cũng không có biết.
Bây giờ còn cái gì nữa không con?
Tu sinh: Dạ tuần sau là nộp bài thân bất tịnh?
Trưởng lão: À, thân bất tịnh con. Nếu mà con cứ làm bài thân bất tịnh con nộp cho nó đủ, bài bản để cho mình đi vào cái Định Vô Lậu … ở trên Tứ Niệm Xứ đó
Tu sinh: Dạ Còn đạo đức nhân bản - nhân quả đó Thầy
(32:06) Trưởng lão: Còn đạo đức nhân bản - nhân quả các con dựa theo cái sườn này đó con, con sẽ lần lượt viết cái bộ sách Đạo đức Nhân bản Nhân quả. Nó có những cái mẩu chuyện quá thiết thực, Thầy nói, thiệt ra khi mà các con làm bài rồi Thầy đọc những cái bài mấy con đưa ra những cái mẩu chuyện, Thầy nói cụ thể lắm, những mẩu chuyện này mà Thầy nắm Thầy viết đạo đức là tuyệt vời. Nói chung Thầy không có những mẩu chuyện, buộc lòng Thầy phải tư duy suy nghĩ, Thầy phải làm sao một cái chuyện thật mà dùng cái Tam Minh của mình quan sát một cái chuyện ở đâu đó thì mình thấy rõ, nhưng mà mình nói ra nó không có bằng chứng. Còn mấy con nói cuộc sống của mấy con nó bằng chứng rõ ràng là người ở sát vách của mình, người ở bên cạnh mình và chính bản thân mình, mấy con viết qua Thầy nói đúng là sự thật của cuộc đời đó, không có cái nào mấy con viết sai.
Cho nên vì vậy mà điều kiện đó, lần lượt mấy con lấy cái mẩu chuyện đó, lấy cái sự kiện xảy ra trong đời mấy con sẽ viết thành những cái bộ sách Đạo Đức có giá trị. Mà Thầy thấy bàn tay của mấy con sẽ thay Thầy làm công việc đó, chứ bắt Thầy mà viết hai mươi mấy tập sách nữa chắc chết Thầy luôn. Phải không, mấy con thấy chưa, sắp sửa mở những cái lớp dạy đạo đức thì phải có những người thừa kế Thầy làm những cái điều đạo đức ấy chứ, phải không? Thì Thầy bây giờ chỉ gợi ý cho mấy con thôi.
Ngày xưa mấy con biết thầy Chân Quang về đây ở đây Thầy chỉ nghĩ rằng Thầy sẽ là người gợi ý, Thầy không bao giờ tham danh đắm lợi, Thầy không bao giờ muốn viết sách đâu mấy con. Viết cuốn sách đầu tiên đó là Hành Thập Thiện Thầy viết cho một người bệnh đau chứ sự thật ra Thầy không có viết, cho nên Thầy không có sách vở gì hết. Khi mà thầy Chân Quang về ở với Thầy, Thầy nói ngòi bút của người này là có thể làm lên một sự nghiệp của Phật giáo qua cái sự hiểu biết này. Cho nên cái bộ mà luận về nhân quả của thầy Chân Quang viết, nhưng thầy viết từ ở Thường Chiếu mang về đây được xem Thầy thấy có nhiều cái tưởng cho nên Thầy bảo gạt bỏ tất cả Thầy mới đề cái lời giới thiệu trong đó.
Và đồng thời Thầy muốn xây dựng thầy Chân Quang trở thành cái ngòi bút để mà viết những tâm tư, những điều mà Thầy đã chứng. Nhưng không được mấy con, duyên đó không đủ, cho nên thầy Chân Quang đã rời khỏi. Từ đó đến bây giờ thầy Chân Quang sử dụng cái tri kiến của mình, cái hiểu biết của mình để dẫn dắt bao nhiêu người đi trên con đường mà Thầy thấy phạm giới, phá giới rất đau khổ mấy con. Một ngòi bút, một con người có đầy đủ trí tuệ như vậy mà không được đào luyện trong đúng chánh pháp là một tai hại rất lớn cho Phật giáo.
(34:38) Cho nên ở đây những ngòi bút mấy con viết mà được đào luyện, đào luyện lắm mấy con. Đây Thầy nói như Nguyên Thanh viết như thế này đó mấy con, đánh vi tính như thế này, in ra như thế này, làm đúng y chang như là một bộ sách Đạo Đức, một cái giáo trình hẳn hoi từng bài rõ ràng. Mà Nguyên Thanh được đào tạo, được tu chứng thì lợi ích biết bao nhiêu mấy con, nhưng mà không đào tạo tu chứng là một điều không thua thầy Chân Quang. Đây Thầy nói thẳng, bởi vì Thầy rất tha thiết mong sao những con người có tài mà được học đạo đức, mà được tu chứng thì lợi ích rất lớn cho loài người. Còn nếu có tài mà không có đức thì đau khổ cho loài người lắm mấy con. Cho nên Thầy xem coi những người có tài là ruột thịt, là máu thịt của Thầy, mà đem cái tài đó thực hiện được cho đời, đúng đạo đức của Phật giáo thì Thầy nói hạnh phúc của loài người này biết bao nhiêu.
Và xung quanh Thầy có những người có tài chứ không phải là những người không tài nhưng được uốn nắn, rèn luyện. Mấy con làm sao biết mà trang trí một cái tập sách như thế này nếu không qua sự hướng dẫn của Thầy thì mấy con làm sao viết được. Từng bài, từng đạo đức, từng cái đức thì không có Thầy mấy con làm sao biết đâu mà làm. Cho nên Thầy đào luyện mấy con trở thành những nhà đạo đức, mà nhà đạo đức thực sự qua cái thân hành của mình, qua cái thân giáo của mình. Mình sống đạo đức, mình nói đạo đức hẳn hoi, mình nói được, làm được. Mà nói làm chủ bốn sự đau khổ là làm chủ được bốn sự đau khổ chứ không phải nói mà không làm chủ được. Điều đó là điều xác định được đạo đức không làm khổ mình, cụ thể chứ không phải nói mà suông được.
(36:40) Đức Phật đưa ra đạo đức "không làm khổ mình, khổ người" thì đức Phật đã làm chủ được không làm khổ mình mới dám nói. Thầy hôm nay dựng lại những danh từ này sáng tỏ, làm cụ thể hơn thì Thầy phải là người làm được và mấy con sau này đứng vị trí để hướng dẫn người đạo đức thì mấy con phải làm được chứ. 5 tháng mấy con, trôi qua không lâu đâu, lớp đào tạo của Thầy phải có người chứ. Cho nên Thầy nghĩ rằng cuộc đời của mấy con không phí, mấy con cứ nhìn đi, cả một cái loài người trên hành tinh này đang đau khổ vì thiếu đạo đức nhân bản chứ gì. Vậy thì chúng ta hy sinh một cái đời sống của chúng ta, đừng chạy theo dục lạc của thế gian này, có gì là hạnh phúc đâu, toàn là pháp vô thường.
Do đó chúng ta hãy hi sinh cái thân mạng này đi, một cái đời sống của chúng ta, một sự hiện hữu của chúng ta này để lợi ích cho loài người này, cái này mới quý giá chứ. Mà mấy con đã có những đầu óc, đã có những tư tưởng, đã có những khả năng, đã có những cái tài mà tại sao lại đem phí cái tài mình trong dục lạc mà không đem đến lợi ích cho loài người. Thầy mong rằng những ngòi bút của các con, cái tâm tư tha thiết thương yêu của các con đối với con người phải thực hiện được những cái điều này! Và 5 tháng, mấy con sẽ thực hiện trọn vẹn, Thầy tin rằng mấy con sẽ làm được vì sự đào luyện, vì sự hướng dẫn của Thầy không đưa cho mấy con sai.
(38:12) Mấy con viết đạo đức nhân bản, mấy con chưa biết cách viết, bây giờ Thầy hướng dẫn mấy con sẽ biết cách viết. Và những mẩu chuyện của mấy con là mẩu chuyện thực, mấy con sẽ áp dụng vào bài vở đạo đức của mấy con có một giá trị tuyệt đối. Người ta đọc người ta rất xúc động, người ta thấy đúng là như thật. Cho nên nó hay, hay từ cái sự thật chứ không phải là gì khác. Bởi vì cái gì phải là thật, cho nên mấy con đừng có nghĩ tôi không thể tôi làm được, Thầy nói rằng bây giờ mấy con có khả năng gì đi nữa mà không được một người chứng Tam Minh hướng dẫn thì mấy con làm sẽ sai. Còn một người có trí tuệ Tam Minh họ biết cách hướng dẫn cho mấy con để dẫn dắt cho mọi người trên hành tinh này đi đến đạo đức "sống không làm khổ mình khổ người". Chắc chắn là mấy con sẽ làm được!
Mấy con biết mấy con bây giờ chưa là bác sĩ nhưng mà được đào luyện trong trường bác sĩ mấy con sẽ trở thành bác sĩ. Bây giờ đưa cái kim chích mấy con có dám chích ai không, cầm cái kim như vậy mà run rẩy là chích ai, gãy kim chết người ta sao. Nhưng mà được đào luyện một thời gian thì người bác sĩ cầm cái kim chích rất là nhẹ nhàng và người ta không đau đớn, các con thấy không? Do sự đào luyện chứ, ai có giỏi đâu, mà Thầy đào luyện cho mấy con thì chắc chắn mấy con phải đạt được chứ, đâu phải là cái chỗ chúng ta tự tu, tự chứng đâu.
Ở đây sự thật là sự đào luyện, từ cái chỗ mấy con không hiểu, Thầy đào luyện cho mấy con hiểu thì hôm nay mấy con hiểu. Bây giờ mấy con chưa biết áp dụng Thầy đào luyện cho mấy con áp dụng, chỉ có mấy con ra công mà thôi. Từ mấy con chưa biết viết sách Đạo Đức, mấy con viết cái bài đạo đức nhân bản - nhân quả thì mấy con viết với cái bài luận đó là sao lại đạo đức, mấy con nói suông chơi thôi. Còn ở đây nó trở thành cái giáo trình để mà học đạo đức, cho nên nó bài bản hẳn hoi. Ngày hôm nay phải học đạo đức gì, ngay mai học đạo đức gì hay tuần sau phải học đạo đức gì, đâu nó ra đó.
Đây không phải là những bài học đạo đức trong cuốn giáo trình sao? mà Thầy muốn mấy con trở thành những người soạn thảo cái giáo trình đó. Khả năng mấy con thừa, chỉ có hướng dẫn cho mấy con là mấy con làm được, không có gì khó! Các con có muốn con người sống có đạo đức không, các con có muốn mình sống có đạo đức không? Nếu các con muốn thì các con sẽ làm được, có gì đâu.
(40:39) Cho nên cái hành động làm chủ sự sống chết của chúng ta vẫn là hành động đạo đức chứ. Bây giờ Thầy muốn chết vì Thầy thấy cái thân này nằm đây nó thừa, vô ích, nó hao tốn, nó tốn công người phải chăm sóc Thầy, cho nên Thầy ra đi một cách tự tại, không phải là Thầy đạo đức sao. Các con thấy cái hành động đó là đạo đức chứ, không làm khổ mình khổ người. Còn nằm đây mà người ta phải chăm sóc mình, chăm sóc rồi uống thuốc, rồi cho ăn cho uống, rồi phải làm vệ sinh cho cái người nằm tại chỗ này, thì như vậy là khổ không? Khổ cái người bệnh mà khổ cả cái người chăm sóc. Còn Thầy ra đi, đi hết khổ không? Hết, Thầy không khổ mà người khác không khổ, không phải là cái hành động làm chủ sự sống chết của Thầy lúc bấy giờ có phải hành động đạo đức không? Các con thấy rõ mà. Còn bây giờ mấy con không khả năng như vậy mấy con có làm được không? Vậy thì mấy con có sống có đạo đức "không làm khổ mình khổ người chưa? "Hay là chịu cho người ta nuôi tới ngày giờ chết, mình mòn mỏi mình không sống được?
(41:39) Cho nên những cái điều lợi ích như vậy mà tại sao mấy con không tu tập?. Mà chỉ có 5 tháng, chứ phải lâu đâu, chứ phải kiếp này qua kiếp khác sao. Ở đây chỉ có 5 tháng. Mà như vậy thì trong 5 tháng chúng ta vẫn làm được chứ đâu phải là không. Đức Phật đã nói mà, 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Nếu người nào giỏi chúng ta áp dụng vào Tứ Niệm Xứ trong 7 ngày, như ông Châu Lợi Bàn Đặc ông dốt nát học hoài không thuộc, thế mà đức Phật dạy ông trong 1 tuần lễ, ông ngồi ông quét tâm là ông chứng đạo. Mấy con thấy cái thời gian đâu phải là dài. Còn tại sao chúng ta cũng con người như vậy mà tại sao chúng ta làm không được, chúng ta lại thông minh nữa, hiểu biết nữa, lại nhớ dai nữa, đâu có thua gì ông Châu Lợi Bàn Đặc. Thế mà chúng ta làm không được à? Cái đó là chúng ta tự ti mặc cảm mình làm không được chứ không phải mình làm không được!
Thầy hỏi như thế này này: "bây giờ đây là một cái tờ giấy, tờ giấy như thế này, mấy con quăng ra được không, bỏ được không? - Bỏ được" Các con biết đó là ác pháp, sân là ác pháp, tham là ác pháp, các con bỏ ra được không? Tại vì các con còn cố chấp, bỏ ra được thì bây giờ ăn một ngày một bữa thì bây giờ đói có ăn không. Bây giờ bỏ ra được thì đau mặc kệ nó, nó có cái gì đâu, nó là pháp vô thường mà, có gì đâu mà quan trọng đâu mà mấy con lại cố chấp mà rên la.
(43:22) Đó thì mấy con thấy Thầy nói, bởi vì nó như một cái tờ giấy này, Thầy biết rõ cái thân này nó nhiều khi món bỏ, cái thọ này là vô thường, cái thân này là vô thường, không có gì là của ta hết, ném bỏ nó đi. Mà ném bỏ thì mấy con còn sợ nó nữa hả, mặc nó làm gì thì làm mặc nó chứ. Chúng ta có pháp chứ đâu phải chúng ta không pháp. Thì cho nên mấy con quyết tâm, đừng có lừng chừng, bỏ thì uổng sao, mấy con có giữ gìn được nó không? Mấy con còn tiếc những gì nữa mà mấy con không bỏ? Lâu đài cung điện, vợ đẹp con xinh mà đức Phật còn bỏ được, cả thân mạng đức Phật còn bỏ được. Sống khổ hạnh mấy con thấy, người ta còn bỏ cả thân người ta, không quan trọng. Còn mình khởi chút là rên, khởi chút là la, các con hở chút là đau chỗ này, hở chút là đau chỗ kia. Ăn uống phi thời, rồi hở chút lại không phòng hộ mắt tai mũi miệng nói chuyện nói vãn, làm chi vậy, có ích lợi gì đâu mấy con. Càng đem lại sự đau khổ cho mình, cho người khác, có gì đâu.
Cho nên bỏ xuống hết đi, chúng ta hãy cứu chúng ta đi, trên đời này chẳng có gì hết. Có người lại dại dột đem cái chuyện của người khác mà nói người ta sai làm gì? ở đây chúng ta không nói người ta sai gì hết. Có người lại lo lắng, bây giờ thí dụ như Thanh Trí lo lắng làm báo Xuân, báo này báo kia, làm làm gì? Ở đây chúng ta mang một nỗi khổ là cái nghiệp chúng ta này, dẹp sạch đi mà lo cứu mình đi; làm báo Xuân để làm gì đây? Khoe Thầy à. Thầy có ham danh không mấy con, Thầy không ham thứ gì đâu, Thầy không muốn ai ca ngợi Thầy đâu mà Thầy muốn mấy con là những nhà đạo đức thay Thầy trong cấp thời.
(45:11) Các con thấy tuổi Thầy tám mươi rồi, bằng Phật rồi chứ gì, Thầy còn xa nữa không? Phật như vậy cũng vừa đủ, và Thầy còn gì nữa mấy con. Mấy con muốn Thầy phải sống 200 năm phải không? Để làm gì mấy con, khổ chứ làm gì. Ăn một ngày một bữa, ăn ba cái đồ bất tịnh này để nuốt vào đó làm gì mấy con. Mỗi lần uống ly sữa mấy con có thấy con bò khi mà bị nặn sữa, khi thả ra nó quỵ xuống không? Thầy nghe nói đau xót vô cùng, còn gì nữa mà chúng ta ham ăn ham uống mấy con. Nỗi ăn uống của chúng ta là nỗi đau khổ của muôn loài, cái cây cỏ, cây rau kia chúng ta ngắt đầu vô chúng ta ăn sung sướng lắm sao? Các con hạnh phúc lắm sao mà ngồi đây mà lại không chịu tu? Các con thấy chưa?
Những lời Thầy nói là những lời tâm huyết của Thầy nói ra cho mấy con thấy. Còn ham sướng gì trong cuộc đời này, khi chúng ta sống lại có bao nhiêu người chết, bao nhiêu vật phải hy sinh cho chúng ta. Vậy mà có 5 tháng tu tập để làm chủ được sự sống chết này mà không làm, còn tiếc những gì? Thầy nói cái thân của mấy con như cái tờ giấy này này, cái bệnh của thân mấy con như cái tờ giấy này; ném nó vậy, bỏ có được không, còn dính mắc nó làm gì? Đau mặc nó, nó là vô thường, nó đâu phải của mình, của nhân quả mà, các con hiểu chưa? Học nhân quả rồi, học vô thường rồi mà còn giữ nó để làm gì. Mấy con nói vô thường chứ tâm mấy con chưa vô thường đâu, nó còn chất chứa thường ở trong đó đó. Cho nên hở chút thì than thở, hở chút thì khổ đau. Cho nên mọi vật đều có gì của chúng ta nữa đâu, nghe lời Thầy đi mấy con, cố gắng tiến lên! Ngày hôm nay còn một chút hơi thở, ngày mai không kịp rồi! Thầy mặc dù biết pháp dạy mấy con, mấy con không biết pháp, nhưng mà không kịp cứu mấy con là mấy con phải chịu lấy sự tội lỗi của mấy con.
Đến đây Thầy xin chấm dứt, mấy con về nghỉ.
HẾT BĂNG