00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 045A (NỮ) - ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

LCK 045A (NỮ) - ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 01/01/2006

Thời lượng: [23:56]

1- THẦY SỬA BÀI CỦA TU SINH VIẾT VỀ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ

(00:00) Trưởng lão: Người ta đọc thì người ta hiểu thì mới hay, người ta không hiểu người ta muốn nói một cái gì cho nó rõ ràng cụ thể. Mấy con viết rất hay, nó nhiều cái mẩu chuyện các con đưa rất thực tế, cụ thể trong cái đời sống đức hạnh của chúng ta. Nhưng mà các con không có nói rõ được cái đề mục của cái phần đó. Hôm nay, Thầy mong rằng mấy con sẽ chuẩn bị sửa soạn cho mỗi người đều có một tập sách Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả. Mỗi người đều viết một cái tập sách Đạo đức Nhân bản. Chúng ta hãy cố gắng tư duy suy nghĩ để viết rõ ràng một cuốn sách Đạo Đức.

Thì ở đây có nhiều bài của mấy con Thầy đọc rồi, thì Thầy đề tựa cho cái tên của cái hành động mà mấy con nói về cái đức hạnh đó thì được đề tựa như đức Hiếu sinh. Câu chuyện thứ nhất là đức Hiếu sinh. Các con nêu ra một câu chuyện, nhưng mà câu chuyện đó mấy con không nêu ra cái đức hạnh gì. Cho nên khi các con nêu ra câu chuyện đó các con để đức Hiếu sinh. Sau đó các con đề cái mẩu chuyện và các con luận trên cái mẩu chuyện đó ra, để chỉ cho người ta thấy đó là cái đức hạnh của đức Nhân bản, đức hạnh của cái việc đó. Các con cần phải làm cái đức hạnh đó, cần phải thực hiện cái đức hạnh đó.

Câu chuyện thứ hai về Sư Minh Hiếu thì cái đức Nhẫn nhục. Con thấy khi mà đám trẻ con nó tiểu xuống cái giếng thì Sư lại múc nước đó Sư uống, trong khi đó cái hành động đó là cái hành động nhẫn nhục. Nếu mà không nói đức Nhẫn nhục thì người ta nghe như câu chuyện mình nói để thấy hay vậy thôi chứ người ta không biết. Nhưng mà nói rằng đức Nhẫn nhục thì mình đưa ra câu chuyện đó, đầu tiên mình vô mình giới thiệu rồi mình mới đưa ra cái mẩu chuyện. Mình giới thiệu đức Nhẫn nhục như thế nào, thế nào, rồi mình mới đưa ra cái mẩu chuyện, từ kết luận cái mẩu chuyện đó, chúng ta mới nêu lên, thấy rõ cái hành động đức Nhẫn nhục. Đó, như vậy mới đúng mấy con.

(02:15) Rồi còn một câu chuyện thứ ba nữa là đức Tôn trọng, mấy con. Người ta thấy cái sự tôn trọng thì mình phải nhận ra cho được mẩu chuyện mình nói, đó là đức Tôn trọng. Rồi mình giới thiệu đức Tôn trọng như thế nào rồi mình mới đưa ra cái mẩu chuyện để xác minh cho được cái đó là đức Tôn trọng.

Cái câu chuyện thứ tư thì Thầy cũng ghi cái tên cho mấy con. Thì đọc qua cái câu chuyện của mấy con thì Thầy nhận ra cái đức của nó Thầy ghi lên. Thay vì mấy con muốn viết cái đức đó, mấy con muốn nêu lên câu chuyện đó thì mấy con nêu lên cái tít đề của nó đi; thì câu chuyện thứ tư là đức Từ Tâm.

Các con thấy nó có nhiều cái đạo đức lắm, bởi vì cái bộ sách Đạo Đức nó rất nhiều chứ nó đâu có chỉ nằm gọn ghẽ ở trong mười điều lành đâu. Nhưng mà mười điều lành đó là cái gốc, cái gốc của nó, cho nên vì vậy mà chúng ta nương vào trong Kinh Thập Thiện mà chúng ta viết thành một cái bộ sách Đạo Đức rất là nhiều, rất là nhiều chứ đâu phải viết một bài. Và cũng là viết để cho mình học, để cho mình sống đạo đức mấy con, mình phải sống những cái đạo đức mà mình đã viết ra.

Rồi cái bộ sách Đạo Đức của mình không những mình học trong hiện thời trong cái lớp học này mà còn để lại cho con cháu chúng ta về sau. Và nó là một cái giáo trình tu học Đạo Đức. Bởi vậy phải viết cái giáo trình chứ mấy con viết cái bài như cái bài luận, như một cái bài luận thôi, thành ra nó không phải là cái giáo trình để học Đạo Đức. Thành ra Thầy muốn xây dựng mấy con trở thành những người đứng lớp dạy đạo đức thì phải thực hiện cái giáo trình.

(04:10) Ở đây chúng ta không có thì giờ vì có rất nhiều bài mấy con viết rất hay mà không có thì giờ để mà đọc và đồng thời chúng ta hiểu biết để chúng ta tu tập phần lớn là chúng ta xả tâm cho được, áp dụng vào đời sống chúng ta được. Sống không làm khổ mình, khổ người; sống thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Mà người nào sống mà cứ làm cho tâm mình bị động, là cứ thấy chướng ngại pháp bên ngoài mà làm cho tâm động, thì không xả tâm.

Cho nên câu Kinh của Đức Phật dạy mà Thầy từng nhắc mấy con nhiều lần đó là: “Tri Kiến ở đâu thì Đức Hạnh ở đó, Đức Hạnh ở đâu thì Tri Kiến ở đó. Tri Kiến làm thanh tịnh Đức Hạnh, mà Đức Hạnh làm thanh tịnh Tri Kiến”. Các con thấy không? Tri kiến là cái sự hiểu biết của mấy con, Thầy đã dạy hơn 2 tháng nay, cái sự hiểu biết vừa đủ để cho mấy con sống trong đức hạnh.

Kết quả của 2 tháng học chúng ta lại trở thành những người viết sách Đạo Đức, vừa dạy cho mình mà cũng vừa dạy cho người sau. Vì chúng ta học trong lớp này để đào tạo chúng ta trở thành những người đứng lớp dạy đạo đức cho mọi người. Mà nếu chúng ta không có thực hiện được thân giáo, không sống đúng đạo đức mà chỉ có lời nói suông, mặc dù mấy con viết rất hay nhưng mấy con sống không đúng đạo đức thì mấy con cũng không được đứng lớp.

Mà mấy con viết hay, mà nói hay mà sống đúng Đức Hạnh thì mấy con xứng đáng là đứng vào lớp. Và mấy con viết hay luận hay về đạo đức và sống đúng thì mấy con chứng quả A La Hán.

2- THẦY XÁC ĐỊNH ĐẠO PHẬT LẤY ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ LÀM GỐC, KHÔNG PHẢI THẦN THÔNG

(06:00) Ở đây Thầy xác định cho mấy con biết nếu mà một người nào ở trong đệ tử của Thầy mà khi tu có thần thông “Tứ Thần Túc”, mà áp dụng Tứ Thần Túc để thực hiện thần thông thì Thầy sẽ đuổi ra khỏi lớp này. Bởi vì ở đây là chỉ có thực hiện Đạo đức chứ không có thực hiện thần thông. Thầy biết rằng mấy con sẽ tu có, rồi đây mấy con mà chưa có diệt ngã của mấy con, rồi mấy con sẽ thực hiện một cái sai lầm của mấy con biến Phật giáo thành một tôn giáo thần thông chứ không phải Đạo đức Nhân bản - Nhân quả. Cho nên Thầy xác định cho mấy con thấy rõ những người đệ tử của Thầy dù nam hay nữ, dù có Tứ Thần Túc là để làm chủ sự sống chết của chúng ta chứ không phải có Tứ Thần Túc để biểu diễn thần thông. Người nào biểu diễn thần thông đương nhiên Thầy sẽ mời ra khỏi lớp học, không phải đệ tử của Thầy nữa, Thầy chấp nhận điều đó.

Ngày xưa ông Châu Lợi Bàn Đặc nỗ lực tu hành để chứng Thánh quả A La Hán, một mình Ngài trong rừng Ngài thực hiện thần thông, biến thành hàng ngàn người ngồi trong khu rừng, đến khi Đức Phật biết rõ sai người mời thọ trai, về gọi ông Bàn Đặc đến thọ trai. Và từ đó về sau chúng ta không thấy ông Bàn Đặc trên kinh sách của Phật nữa.

Thì con đủ biết rằng đạo Phật là lấy Đạo Đức làm gốc chứ không phải lấy thần thông làm gốc. Cho nên người nào mà ngồi thiền 5, 7 ngày, 1 tháng, 2 tháng để biểu diễn thần thông thì điều này được Thầy mời ra khỏi Tu viện, không chấp nhận đệ tử của Thầy là những thần thông ngoại đạo đó.

Thầy biết rằng đạo Phật có nội lực rất lớn - có Tứ Thần Túc; nhưng mà chúng ta tu đúng - "có"; nhưng chúng ta tu sai - "vẫn có" nhưng "có" rất là tại hại cho người khác. Làm mất uy tín của Phật giáo, làm sai lệch con đường của Phật giáo là có tội với nhân loại, đem nhân loại vào sự mê man thần thông phép tắc mà đến ngày nay chúng ta vẫn thấy.

(08:20) Mỗi lần nghe có một cái điều gì kỳ đặc là xúm nhau chạy tới chạy lui, báo chí đăng rùm beng lên. Như vừa rồi có 1 cậu bé ở Ấn Độ ngồi thiền 6 tháng không ăn uống làm cho thiên hạ chạy tới chạy lui, báo chí, đài điện rần rộ coi như 1 kỳ đặc lạ lùng, coi như đức Phật Thích Ca tái sanh.

Điều này là điều sai không đúng cách. Thầy có người ném cái bài đó vào trong mạng nhưng Thầy thấy rằng ai làm gì làm, nhưng ý họ muốn hỏi Thầy: như vậy ngồi thiền định 6 tháng như vậy, không ăn uống như vậy thì ý của họ muốn hỏi Thầy để Thầy trả lời là có phải thành Phật không? Điều này Thầy nói thành quỷ chứ không phải thành Phật. Thầy xác định cho mấy con biết thần thông chỉ là quỷ chứ không phải là Phật đâu. Cho nên những chuyện mê tín cầu cơ, thần thông phép tắc lạ lùng, những điều đó là những điều sai. Lên đồng nhập cốt đều là những mánh khóe lừa đảo bằng tưởng chứ không có gì khác lạ. Điều đó đối với Thầy chẳng có gì gọi là kỳ đặc, chỉ là một trò ảo thuật gạt người mà thôi.

3- THẦY SÁCH TẤN TU SINH

(09:37) Còn ở đây chúng ta sống thực, đúng đạo đức làm người, đem lại hạnh phúc cho mình, cho người. Cho nên chúng ta phải thấy rất rõ ràng. Vì vậy hôm nay Thầy muốn nhắc để cho mấy con tự mình soạn thảo được bộ sách Đạo Đức.

Như vừa rồi Nguyên Thanh gửi bài cho Thầy, được sự hướng dẫn cụ thể qua bộ sách Đạo Đức Làm Người. Nguyên Thanh dựa vào đó viết nên nó rõ ràng. Đây mấy con sẽ thấy, vào đầu thì đề tựa là Đạo Đức Nhân Bản, sau đó thì lời đầu sách rõ ràng, rồi kế đó là giới thiệu ba nơi xuất phát đạo đức nhân bản: Thân, Khẩu, Ý.

Các con thấy rõ ràng, giới thiệu ba nơi xuất phát, bởi vì chúng ta viết Đạo đức nhân bản mà, cho nên chúng ta giới thiệu ba nơi xuất phát của Đạo đức Nhân bản. Rồi kế đến từng bài một, kế đến "Từ bỏ lấy của không cho", tức là giới cấm không tham lam trộm cắp chứ gì, thì cái đức của nó là "Từ bỏ lấy của không cho".

Thì mấy con thấy đặt từng cái tên của nó cụ thể, rõ ràng, có đầy đủ ý nghĩa. Đi qua hết cái đức đó rồi thì chúng ta sẽ thấy xuống hàng, bỏ cái đức đó qua một cái đức khác, thì chúng ta đọc cái đạo đức nào nó ra cái phần nấy, cụ thể. Ví dụ như hết cái đức "Từ bỏ lấy của không cho" thì chúng ta tới đó còn dư một số trang chúng ta không nối tiếp đâu, chúng ta qua một tờ khác để nói một cái đức hạnh khác.

Thì cái đức hạnh khác, đức hạnh "Không giận hờn". Các con thấy người giận hờn là không đức hạnh, mà giận hờn rồi tức tối, la lối, chửi mắng nó tạo thêm những cái ác pháp khác, thiếu đức hạnh khác.

Mấy con thấy như vậy rõ ràng là phải trình bày nó thành một cái tập sách. Ở đây không phải chỉ có bấy nhiêu đây. Cái bộ sách Đạo Đức rất nhiều mà Thầy đã xác định cho mấy con biết nó là 24 tập sách Đạo Đức Làm Người, Đạo Đức Nhân Bản dịch nghĩa ra là đạo đức làm người chứ không có gì hết, đạo đức của con người. Ở đây 2 chữ Nhân Bản có nghĩa là là chữ Hán học, còn Thầy viết để tên là bộ sách Đạo Đức Làm Người. Chứ sự thật ra đạo đức của con người, vì vậy dịch chữ “nhân bản” là đạo đức của con người chứ không có gì khác hết.

(12:30) Vì vậy mà hôm nay Thầy mong rằng mấy con chuẩn bị cho mình mỗi người phải viết 1 bộ sách Đạo Đức, và bộ sách Đạo Đức ấy sẽ được lưu hành trong nội bộ. Mỗi người đều được truyền tay nhau qua lại đọc thử coi mình viết đạo đức như thế nào, thử coi mình có áp dụng được vào đời sống của mình không. Vì tháng này, tháng thứ ba là tháng áp dụng bằng phương pháp vào đời sống, sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Tháng này mấy con tu nhiều.

Về Định Vô Lậu mấy con bớt lại, tập trung vào pháp tu nhiều hơn. Áp dụng vào những bài học của Định Vô Lậu, mấy con biết tu pháp gì không? Tứ Niệm Xứ đấy mấy con. Chỉ có Tứ Niệm Xứ mới áp dụng được Đạo Đức Làm Người, còn nếu không có Tứ Niệm Xứ thì chúng ta áp dụng vào chỗ nào?

Cho nên tâm thanh thản, an lac, vô sự thì thôi. Tâm có niệm, thân có đau khổ là ác pháp là chướng ngại pháp. Nếu tâm có niệm thì tư duy suy nghĩ xả bỏ không để niệm tác động vào thân, tâm của chúng ta. Thân có bệnh, có đau khổ thì hoàn toàn nhiếp tâm và an trú trong 1 phút. Các con đã từng nghe Thầy đã dạy, thì chúng ta sẽ đẩy lui bệnh bằng phương pháp Như Lý Tác Ý mấy con đã học rồi.

Thầy nghĩ rằng giữa 2 phương pháp này trong 5 tháng còn lại mà hằng ngày người nào siêng năng, chuyên cần trên Tứ Niệm Xứ khắc phục những tham ưu thì 5 tháng còn lại đây mấy con sẽ chứng đạo một cách rất là tuyệt vời, và không có thời gian dài.

Các con biết cách áp dụng chưa? Nếu biết cách áp dụng thì phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng không tiếp duyên mọi mặt để thực hiện được đạo đức nhân bản - nhân quả. Nếu mấy con tiếp duyên thì mấy con không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình thì không bao giờ mấy con xả được hết, dù tri kiến mấy con có giỏi cách gì thì cũng chỉ là lý thuyết suông mà thôi.

(14:54) Nói được phải làm được, nói được mà không làm được là nhục nhã, là xấu hổ. Nói được làm không được là người nói láo, không thật. Nói được phải làm được. Các con viết sách như thế này mà nói được các con phải cố gắng làm cho được thì mới xứng đáng là đệ tử của Phật, của Thầy. Còn mấy con nói được mà mấy con không làm được tức là mấy con không xả tâm được thì mấy con không xứng đáng.

Hầu hết các nhà học giả, lý thuyết họ nói được nhưng họ chưa sống được. Họ nói giới luật rất hay nhưng cuối cùng những giới luật họ chẳng ra gì.

Cho nên ở đây phải nhớ những lời Thầy dạy, thời gian chúng ta không còn nhiều. Thầy dạy mấy con cứ ngỡ tưởng rằng 7 năm nhưng Thầy muốn ngắn chừng nào tốt chừng nấy. Trong lớp học chúng ta sáu mươi mấy người, hoàn toàn Thầy ước ao sáu mươi mấy người là sáu mươi mấy người đạo đức hoàn toàn sống không làm khổ mình, khổ người, không con người nào là rơi rớt, điều ước mong của Thầy như vậy.

Mấy con đã bỏ hết cuộc đời vào đây tu được dịp này là may mắn rất lớn. Còn 5 tháng nữa, không lâu đâu mấy con. Thời gian như chớp mắt. Nếu chúng ta thực hiện hằng ngày, hằng giờ, hằng phút trên Tứ Niệm Xứ để thực hiện tâm thanh thản, an lạc, vô sự tức là các con hộ trì chân lý, bảo vệ chân lý của các con bằng tri kiến của mấy con, bằng sự nhiếp tâm an trú để đẩy lui tất cả chướng ngại pháp trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mấy con, thì sự đạt thành kết quả 100% nếu mấy con siêng năng.

(16:46) Còn mấy con lãng tránh, mấy con chỉ học hiểu để cầu danh, cầu lợi thì điều này chắc chắn mấy con sẽ không đạt được. Sự quyết định cho sự sống chết, làm chủ sự sống chết trước mặt mấy con.

Mấy con đã từng học pháp vô thường, các con có biết hôm nay các con ngồi đây được nghe Thầy dạy, ngày mai còn chắc chúng ta còn ngồi đây không, đó là pháp vô thương mấy con. Rồi đây có người bệnh, có người chết chúng ta sẽ không thường đâu. Đừng nghĩ rằng 5 tháng là nhanh chóng mà chúng ta không nỗ lực; đừng nghĩ rằng 5 tháng đời chúng ta còn dài, chưa đâu nó sẽ mất đi. Và sự mất mát trong khi chúng ta hiểu được Phật pháp mà để sự mất mát quá uổng cho kiếp đời của chúng ta.

Đời có gì đâu, tất cả đều dục lạc đem đến sự đau khổ cho chúng ta. Thân chúng ta vô thường để cung cấp nó làm gì những dục lạc, dục lạc có hạnh phúc gì, đời rất khổ! Thế mà chúng ta còn vui gì để mà còn ngồi đây mà không tu tập, để mà chuyện vãn, để mà nói chuyện này, chuyện tình, chuyện tứ, chuyện đủ thứ. Hãy bỏ xuống đi mấy con mà nỗ lực thực hiện!

(18:02) Mấy con đã làm cho Thầy, hơn 2 tháng nay có nhiều người làm cho Thầy thất vọng. Thầy nghĩ rằng Thầy làm rất uổng, Thầy dạy rất uổng. Các con sẽ không đạt được rất uổng công Thầy. Bởi vì con đường thực hiện được chứ không phải không thực hiện được. Phật làm được! Chúng tăng làm được! Thời đại chúng ta,Thầy làm được bốn sự đau khổ thì các con cũng làm được chứ sao! Vì các con cũng là con người, cũng như Thầy bằng xương bằng thịt, cũng từ cha sanh mẹ đẻ, người nào cũng giống y như người nào, tại sao có người làm được mà người không làm được. Tại sao các con tự ti mặc cảm mình không làm được, chắc chắn mấy con sẽ làm được! Tự tin mình hãy làm được, vì rất dễ dàng, không khó!

Bằng chứng mấy con đã nói được, các con có thấy không? Các con nói rất rõ mà, từng bài như thế này các con nói rất rõ. Đức Hiếu sinh các con nói rất rõ, đức Từ bỏ lấy của không cho các con nói rất rõ và cụ thể, từng những sự việc mẩu chuyện cuộc đời đã xảy ra mấy con ghi chép bằng một sự thật, không phải đặt điều. Mấy con nói được, mấy con thấy được, hiểu được rõ ràng, như vậy mấy con còn phạm phải sao?

Các con nhớ mỗi lời nói của Thầy là đem hết sức lực của mình khuyên lơn các con hãy cố gắng cứu mình. Các con được lợi chứ Thầy được lợi những gì. Nhưng Thầy thấy mỗi người được lợi là mỗi ánh đuốc sáng soi cho muôn người soi. Các con hãy cố gắng! ngọn đuốc của các con đang thắp sáng, phải sáng; đừng để u tối, đừng để đen tối. Mà các con bị đen tối thì cả thế gian này sẽ đen tối. Các con thắp sáng là cả thế gian này sáng, các con nhớ điều đó! Tu cho mình, có lợi ích cho mình nhưng có lợi ích cho muôn người!

(20:13) Các con có người than sao con hay sân hận quá, mỗi chút mà con không thể dằn được. Các con đã biết, đã biết tại sao đó là ác pháp mà lại sao không dằn được. Nó đem đến cho sự đau khổ của mấy con qua cơn sân rõ ràng, tại sao mấy con không dằn được. Tại sao mấy con có pháp Như Lý, không tác ý, không nhắc nhở tâm mình từng phút từng giây. Nếu tâm mình sân, nếu tâm mình còn ham muốn, đời có gì nữa mà ham muốn, thì các con phải dùng pháp Như Lý Tác Ý nhắc từng phút, từng giây, từng giờ: “Sân là đau khổ, tâm phải lìa xa”. Con cứ nhắc mãi đi rồi các con sẽ thấy hiệu quả của nó. Chứ lâu lâu mấy con nhắc một lần, mỗi lần đau khổ thì hối hận; sân hận thì hối hận, dày vò; tự làm khổ mình thêm, có lợi ích gì đâu. Có phải không mấy con? Cho nên ở đây Thầy khuyên nhắc mấy con cố gắng và cố gắng!

Từ đây mấy con phải soạn thảo bộ sách Đạo Đức Nhân bản Làm Người. Mỗi người phải viết rõ ràng theo dàn bài tiêu chuẩn như thế này mấy con viết. Thầy tin rằng, ở đây mấy con đều là người nào cũng viết được hết chứ không có người nào không viết được. Thầy đọc thấy mấy con viết rất hay, luận rất hay, rất rõ ràng cụ thể nhưng các con không theo cái dàn bài, cho nên vì vậy những bài vở của mấy con trở thành bài luận của học sinh, chứ không phải là người viết sách Đạo đức. Thầy muốn mấy con trở thành những nhà đạo đức, viết sách Đạo Đức thay cho Thầy.

Vì hôm nay Thầy sống ngày mai Thầy chết, 24 tập sách Đạo Đức Thầy viết kịp không? Các con biết tuổi của Thầy lớn rồi, cho nên nhờ những bàn tay, nhờ những khối óc của mấy con tiếp nối ngọn đèn của Thầy, còn không có thì làm sao đây. Con người thì đang đau khổ, đang thiếu đạo đức, mà Thầy ra đi rồi thì ai thay thế Thầy làm công việc này, có phải những người đang ngồi trước mặt Thầy không? Các con có thấy đời khổ không? Có thấy mọi người đang chém giết nhau không? Vì miếng cơm manh áo, vì danh vì lợi mà họ chà đạp lên cuộc sống của loài người, của con người, các con có thấy không? Những người ngồi trước mặt của Thầy còn đang sức khỏe, còn đang nhiều sức sống, hãy nỗ lực tu mấy con. Từ đó những ngòi bút của mấy con, những trí óc của mấy con trở thành những trang sách Đạo Đức, để dạy người, để đem lại hạnh phúc cho loài người, các con hiểu không?

Ở đây Thầy chỉ mong cái sức khỏe của mấy con còn lại, còn lại để thay thế Thầy, vì Thầy biết tuổi Thầy tám mươi rồi mấy con, cuộc đời Thầy không còn xa lắm đâu. Thật sự càng một ngày sống trên thế gian này thì Thầy cực khổ, quá cực khổ.

Thầy mong trong 5 tháng kế tới đây mấy con thực hiện được hoàn toàn, từ đó mấy con thay Thầy, hằng ngày cặm cụi nói lên bộ sách Đạo Đức Làm Người. Đầu tiên mấy con hãy viết điều này. Và từ khi mà Thầy dạy mấy con Định Vô Lậu để triển khai tri kiến mấy con, để giúp cho mấy con có khả năng soạn thảo thành bộ sách Đạo Đức thay Thầy.

Thầy không ham danh, Thầy không muốn tự mình viết để cầu danh cho mình đâu mấy con. Thầy muốn mấy con viết bộ sách Đạo Đức này để cho mấy con làm sáng đạo đức.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy