00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 040 (NAM) - VẤN ĐẠO - CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - THÂN HÀNH NIỆM - ĐUỔI BỆNH

LCK 040 - TU SINH TRÌNH BÀY KẾT QUẢ TU TẬP - CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - THÂN HÀNH NIỆM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 12/2005

Thời lượng: [1:13:02]

1- TU SINH TRÌNH BÀY KẾT QUẢ TU TẬP

(00:00) Thanh Quang: Thế như thế là con lại lạc quan hơn, thế này thì mình yên tâm, không có gì phải sợ nữa rồi. Yên tâm.

Trước thì thế làm không được, cứ như vậy là có những, trong bốn thời khóa, thì những thời khóa như vậy nó chỉ có khi chỉ một lần, hai lần là bị thôi, trong như độ ba tiếng đồng hồ đấy, thì nó chỉ một, hai lần là bị có nghĩa là niệm quẩn lên. Thế thì cái tuần đấy con thấy như thế là hoàn toàn lạc quan, hoàn toàn yên tâm không sợ gì môn này nữa rồi.

Thế nhưng mà sang đến tuần thứ ba, thứ tư vừa rồi đấy, thì bạch Thầy, một lẽ nó cũng vì cái công việc nữa, cái công việc của con, thế rồi thì thí dụ như nó động về cái chuyện con phải lo về cái chỗ giấy tờ là nghỉ ngoài kia. Thế rồi thì cái việc chỗ chú Hòa là cũng luôn trong đầu.

Cứ đang tập như thế này thì nó lại là mình thấy ý đấy, thấy ý nghĩ là phải đối phó chuyện này, đối phó với chuyện kia, cách làm thế này, cách làm thế kia. Thì bạch Thầy con đã ngồi xuống, con tác ý là: “Việc nào ra việc ấy, trong lúc này là tập Chánh Niệm Tỉnh Giác không được nghĩ việc khác”.

Rồi cứ như thế tác động, thì con thấy là con đúng là phải vật vã với nó, nên là có khi là ba vòng đi thì ba vòng đều có khởi, thế nhưng có cái khác hơn là nó khởi cái là bắt đầu biết ngay. Như chớm khởi một cái là là nó bắt đầu xảy ra cái thì biết ngay.

Thế thì con cũng xác định được rằng: “À như thế cũng vẫn có thể coi như là nhiếp tâm”. Bởi vì nó mới biết một cái là mình đã biết ngay rồi, thế nhưng mà dẫu sao thì nó liên tục những cái chuyện như thế, chứ nó không liên tưởng những cái chuyện trước.

Thì bạch Thầy rằng, xin Thầy cũng đại xá cho việc này, nó là việc công việc. Tất cả những công việc thì con cũng, sẽ cũng vẫn cứ phải làm, bởi vì cũng sẽ phải cứ thỉnh thoảng lại gặp về trao đổi những chuyện công việc như sinh hoạt ạ. Nhưng mà cái việc có buộc phải đợi giấy tờ ngoài kia thì cũng bắt buộc như thế. Thế nhưng mà cố gắng là phải tỉnh giác ngay trong cả những chuyện đó.

Mặc dù những cái chuyện đó xảy ra là mình chủ động, mình biết cái việc phải làm, làm cái việc đó là biết mình làm việc đó, là cũng phải tỉnh giác ngay trong chính việc đó. Thì cách nghĩ của con thì là như thế, tức là Thầy dạy đó.

Trưởng lão: Ừ.

Thanh Quang: Bạch Thầy thì vấn đề này, thế đồng thời thì sau khi những cái chuyện ấy nó xảy ra, thì con thấy ở trong con nó diễn biến lại có một loạt những cái chuyện khác nó cũng xảy ra kèm theo. Thí dụ như là cái việc ăn, ngủ, độc cư nó cũng lại đồng thời kém đi hơn, nó không được như trước.

Thí dụ như cái việc ăn thì trước đây là con đã không nghĩ gì đến cái chuyện ăn, thế nhưng mà gần đây thì đồng thời những cái việc con nói là cái Chánh Niệm Tỉnh Giác nó xảy đến những việc như thế, thì tự nhiên cái ăn lại nghĩ đến những cái món nào mình thích từ trước đến giờ. Thế thì con biết rằng nó khởi đến như thế thì con lại phải tác ý nó, con lại phải quán.

(2:36) Con phải quán rằng: “Cái thân là vô thường, ăn uống là vô thường”. Thế rồi con lại nghĩ đến cái gương hạnh của Thầy, trong lúc ăn rau rồi sống, rồi tu tập như thế. Thế thì: “Mình phải như thế này là quá sung sướng rồi, quá tốt rồi, quá dư thừa rồi, không được nghĩ đến nữa”. Thế hoặc là cũng quán rằng: “Tất cả mọi chuyện mình đã từ bỏ, mình không còn nghĩ gì đến nữa và bây giờ chỉ còn có một là chứng đạo, hai là chết khổ thì chọn lấy con đường nào đi? ”.

Thì tự quán như thế, thế nên là cũng là những cái cuộc đấu tranh thường xuyên xảy ra. Thế nhưng mà nó. Con lường sao đến cái giai đoạn này, kiểu là những cái đó con thấy nó hình như nó đồng loạt nó đều sống dậy đó. Đấy đấy là về ăn.

Thế về ngủ, thì từ trước đến giờ là con ngủ là con tỉnh. Chuông đồng hồ chỉ báo cái là con đã biết rồi. Thế nhưng hôm nay thì nó lại xảy ra cái chuyện là báo thì biết, dậy là ngồi. Nhưng mà chưa bao giờ là con lại có cái hiện tượng dậy xong ngồi đấy, đầu nó nảy ra cái ý định là mệt mỏi quá, ngồi lịm đi, gần như thay chỗ ngủ.

Tức là nó rất ma quái là trong đầu nó nảy đến ý nghĩ như thế, không nằm ngủ, không chịu nghỉ, thế nhưng nó lại nhắc khéo là ngồi kiết già thêm xong rồi vô thức đi. Thế thì người nó cũng như là, gần như là được ngủ thế thì con phải con vùng ra khỏi cái trạng thái như thế, đứng dậy ngồi dậy.

Vì những lúc đấy con nhận thấy, nếu mình không dùng nỗ lực của mình, dùng ý chí mạnh ra thì lập tức mình bị ngụp luôn. Trong tất cả những cái trạng thái mà nó không thành ý thức rõ rệt, nhưng mà ở trong đầu nó rất nhanh một cái ý nghĩ như thế. Thì con nói, thí dụ cái thứ hai là ngay cả đến một cái ngủ đến như thế.

Thế còn giờ đến độc cư thì con đã kiên quyết rồi, kiên quyết là Thầy đã dạy như thế là không thể con đường nào khác hơn nữa. Thế bây giờ tiếp xúc gặp gỡ thì không gặp gỡ, không chuyện trò nhưng mà tránh nhất những cái chuyện trên lao tác, trên đường gặp gỡ nhau nói nhanh, nói một hai câu, như cái kiểu như thế cũng cần phải chấm dứt ngay lập tức, chứ không thể tiếp tục …​ (không nghe rõ) ra được.

Vì tu thì phải tiến lên, từng ngày phải thấy mình tiến lên bằng cách là làm tu được đúng pháp, giữ được đúng với giới luật thì như thế tức là tự tiến lên. Còn nếu không làm như thế tức là giậm chân tại chỗ, mà bị giậm chân tại chỗ thì tức là tự mình đào thải mình, thế nên là không còn có cách gì khác hơn nữa là phải cố gắng nỗ lực, thì phải thế thôi.

Con giờ trình việc Thầy.

(4:53) Trưởng lão: Ừ.

Thanh Quang: Nó có một số các hiện tượng nó xảy ra như thế. Thế bây giờ thì là cái phương hướng của con là lúc bình thường thì con vẫn tập theo đúng thời khóa, nhưng mà khi nào nó buồn ngủ mà có hiện tượng gì nó ấy, thì con lại bắt đầu viết bài. Tức là ngay những lúc đó thì dùng viết bài, mình định rồi mình viết bài, mình tập trung vào chuyện đó, thì con thấy nó có sức tỉnh tốt hơn.

Rồi cứ kết hợp là ba mươi phút tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì ba mươi phút lại bắt đầu ngồi và đọc rồi viết một đoạn. Viết một đoạn xong thì lại tiếp tục tập rồi cứ. Trong những ngày vừa rồi là con. Cái tuần vừa rồi là con tập theo kiểu đấy, rồi viết theo cái kiểu như thế, vừa định vừa tập Chánh Niệm Tỉnh Giác.

2- DỊCH CÂN KINH LÀ THÂN HÀNH NIỆM

(5:38) Tu sinh: Kính bạch Thầy, thì đó là vấn đề thứ hai. Thế còn vấn đề thứ ba con xin trình Thầy, để con hỏi thêm này đây Thầy dạy cho.

Trước đây vào khoảng cuối thập kỷ 80, thì con cũng yếu cũng bị bệnh, thế con được một người, việc cán bộ giảng dạy Đại học họ mới hướng dẫn cho con về cái, cái người ta gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh.

Thì bấy giờ con có tập một thời gian thì con thấy tốt lắm, bệnh tật lui sức khỏe rất là tốt. Thế rồi con hướng dẫn cho một số người thì họ tập, họ khỏi một số bệnh, họ gặp con họ rất xúc động. Thí dụ như cái là kiết, bị kiết lị đó rồi thì bị cái bệnh trĩ đó thế mà họ tập cái đó xong thì nó co đi, rồi nhiều bệnh khác nữa là khỏi, thì tốt lắm.

Thế trong những năm qua thì con thôi, con không tập nữa, con bỏ bẵng đi từ đấy đến giờ. Nhưng mà một hôm ở trên Tổ đường này, Thầy có hướng dẫn để tập luyện, rồi tất cả các Tu sinh có trình. Thì hôm ấy chú Bàng, chú có trình cái pháp là khi buồn ngủ thì chú làm một số các động tác như thế để cho nó đỡ, nó hết ngủ, thì tự nhiên con nảy ra trong đầu về cái động tác chú đánh tay ra đằng sau đó, chính là cái động tác mà con đã tập cách đây về cuối thập kỷ 80.

Thế thì từ hôm ấy con nảy ra ý định là khi nào muốn ngủ, thì mình tập lại cái này thử một số lần xem sao. Thì con thấy là nó vẫn hiệu quả rất là tốt, thế thì bây giờ con sợ là nó chen vào với chính pháp, thì bây giờ con mới quyết định là hết giờ rồi. Thí dụ như sáng tập đến năm giờ rồi, thì từ năm giờ đến năm rưỡi, ngoài giờ con tập ba mươi phút cái bài này.

Thì bạch Thầy con tập từ hôm đến nay là khoảng mấy tuần rồi, là con tập từ năm giờ đến năm rưỡi con tập, thì con thấy như thế là nó cũng giúp cho cái việc Chánh Niệm Tỉnh Giác. Bởi vì trong khi tập thì cũng, mình cũng theo dõi ngay chính tay của mình đánh lên đánh xuống, thế rồi đầu mình tập trung vào một điểm, thế như thế con thấy nó cũng vẫn trong việc đó mình có thể hướng nó và thiện xảo nó thành cái Chánh Niệm Tỉnh Giác.

(7:35) Thì bạch Thầy bây giờ, con xin thưa Thầy, là rồi cái động tác nữa để xem, xem xem Thầy hướng cho con xem như thế có được không? Thí dụ con hướng là hai chân mở bằng với vai, thế là hóp bụng lên hoặc uốn lưỡi co lên, lưỡi cong lên chạm vào cái hàm ếch ở trên và đánh về đằng trước, thì để cho tự quán tính của nó về đằng trước, còn đánh mạnh về phía đằng sau. Rồi sau đó thì đầu mình tập trung theo dõi vào cái tay của mình đi lên và đi xuống, mắt thì tập trung nhìn vào một điểm ở phía trước. Đánh như thế này.

Thanh Quang: Bạch Thầy cái động tác của nó chỉ như thế.

Trưởng lão: Ừ.

Thanh Quang: Thế thì bây giờ con xin Thầy, để Thầy dạy cho con.

Trưởng lão: Được. Cái đó là thuộc về pháp Thân Hành Niệm không à con.

Thanh Quang: Vâng.

Trưởng lão: Đối với đạo Phật thì cái đó là được gọi Thân Hành Niệm. Khi đó mình tập trung trong cái thân, khi mà con đưa tới, đưa tới vầy thì nhẹ, mà đưa sau thì. Mà gọi là giật cái mạnh con đưa ra sau mạnh mà đưa tới thì nhẹ. Cái đó là cái phương pháp Dịch Cân Kinh đó. Có phải không mấy con?

Thầy cũng có đọc sơ sơ, chứ còn Thầy thì không có tập. Nhưng Thầy biết đó là cái phương pháp Thân Hành Niệm chứ không có gì. Để trong khi con tập vậy đó, con tập trung ở trong cái tay con đưa tới, giật mạnh lại sau nó có cái sự chú ý đó. Con chỉ tập trung nó, thì tốt chứ không có gì đâu con.

Bởi vì đó là cái phương pháp Thân Hành Niệm của Phật đó, là cái phương pháp để chúng ta tập luyện, để cơ thể chúng ta nó không có bị bệnh tật. Như sư Phước Tồn đó, con có thể con tập cái vấn đề đó được, bởi vì cái vấn đề con biết không?

(09:17) Sư Phước Tồn: Dạ, mô Phật. Bạch Thầy con có tập tuần qua rồi.

Trưởng lão: Con bệnh đó.

Sư Phước Tồn: Thưa Thầy trong thời gian con tu; con có qua rồi.

Trưởng lão: Con tập qua rồi hả?

Sư Phước Tồn: Dạ! Nhưng mà trong thời gian hôm qua thì con cũng trình với Thầy.

(9:45) Trưởng lão: Về vấn đề Thanh Quang đó con, con tập luyện con thiện xảo như vậy đó, trong khi này là trong cái giai đoạn mình đang chiến đấu từ cái tư tưởng này mình chiến đấu với tư tưởng kia.

Cho nên nó có hữu sự thì bắt đầu nó khởi ra nhiều cái điều kiện nó, nhờ cái duyên kia mà nó tạo ra nó phóng ra nhiều. Cho nên trong lúc này là trong lúc mình có cái duyên sự như vậy rồi, thì nó nương vào cái đó mà nó phóng ra những cái khác, cái niệm nó phóng ra những cái khác. Là do đó, con chiến đấu, bây giờ lúc này lúc con chiến đấu rồi, con sử dụng pháp con chiến đó nó, mà thiện xảo như vậy là Thầy thấy hay để cho mình được. Đầu tiên đó, thứ nhất đó là mình lo cái sức tỉnh thức của mình cho có, tức là nhiếp tâm cho được.

Mà nhiếp tâm được là tức là tỉnh, dù cái niệm nó vô mình cũng vẫn tỉnh chứ không bị mê, đó là mình nhiếp tâm. Còn an trú được càng tốt mà an trú chưa được vẫn giữ nhiếp tâm, tức là vẫn giữ không mất cái sức tỉnh của mình, là mấy con đã giữ đúng, không có sai đâu.

Nhưng mà trong khi tu tập như vậy đó, đòi hỏi ở cái sức của mình đang đấu tranh với cái tư tưởng, tư tưởng này đấu tranh với tư tưởng kia. Cho nên những cái mà con học đó là tạo cái tư tưởng thiện, để các con đấu tranh với cái tư tưởng ác của nó, chứ không phải là gì khác. Cho nên mình phải có cái sự học hiểu như vậy, chứ còn nếu không, mình không học hiểu như vậy thì mình không có thể đủ sức mình đấu tranh nó. Con hiểu không?

Cho nên cái đường lối của đạo Phật nó cụ thể, nó rõ ràng mà thiện xảo áp dụng, như con Thầy nói sẽ thành công. Con cứ cố làm đi, rồi con đừng có để bị thất bại, nó làm gì làm.

Như thí dụ như nó làm, khi mà con thức dậy nó làm cho con uể oải, nó làm cho con coi như là muốn ngồi, muốn là nằm chứ còn không có muốn tu tập gì hết, nó làm như vậy đó.

Mà mình cố gắng mình biết cái này sai rồi, trật rồi, nỗ lực thực hiện phải chiến đấu với nó, mới tận cùng với nó, đừng có để mà mình làm theo nó. Tức là một cái cách thức ngăn ác, cái đó là cái pháp ác, rất cực ác chứ không phải là thường.

Cho nên vì vậy mấy con cố gắng, Thầy biết trong khi tu tập mấy con thì Thầy cảm thông được cái sự khổ cực của mấy con nhiều lắm, Thầy biết.

Cho nên Thầy sách tấn mấy con ghê gớm lắm, là tại vì Thầy biết cái sự tu tập rất là khó, không phải dễ. Cuộc đấu tranh đó là cái đấu tranh tư tưởng của mình, mình đấu tranh với tư tưởng của mình mà. Các con ráng mấy con, phải ráng.

Như vậy là thiện xảo không có gì, không có trật đâu, không có trật.

Còn cái Dịch Cân Kinh mà mấy con vừa tập luyện đó, để giúp cho cơ thể mấy con khỏe mạnh, nó có bệnh gì đi nữa nó cũng được phục hồi lại, để các con có sức mấy con chiến đấu với những cái tư tưởng của mấy con, với những cái nghiệp của mấy con, chứ không phải dễ đâu. Cho nên mình có những cái phương pháp đúng mà hay.

Tu sinh: con tu như vậy, con an trú được không

(12:19) Trưởng lão: À thì mình, mình, cái tâm của mình đó, khi mình đưa vậy đó, mình chú ý đó con, mình giật mạnh, mình chú ý ra sau con để mình, mục đích của mình làm như vậy đó, để thứ nhất đó là nó ổn định được cái cơ thể của mình, nó có những cái chướng ngại gì. Và thứ hai đó là mình, như vậy đó để cái sức tập trung của mình, để cho tập trung mạnh. Bởi vì khi con gằn tay mạnh đó thì cái sức tập trung con nó gom vào.

Tu sinh: Trong đó thì còn có khi tập là con phải đếm từ 1 cho đến 100 nó luôn.

Trưởng lão: À phải rồi, nó tới cả 100 lận con. Nhưng mà nó cũng được không có sao hết. Như vậy là con cũng tập trên pháp Thân Hành Niệm của Phật chứ không có mất gì đâu. Cái sức tập trung của con, con phải nương theo chứ không phải là giật không vậy đâu.

Cứ đưa tới giật để có tuyến, con đếm thí dụ như con: “Một, hai, ba”. Đó con đếm vậy ha, nhưng mà tới 100 cái con mới nghỉ thì con có thể, cái sức tập trung, Định Tỉnh của con ở trên cái thân hành, cái tay con đưa ra đưa vô. Cũng như là con bước đi vậy, không có gì đâu.

Mà cái này thay vì con bị hôn trầm con bước đi rất mạnh, con đạp xuống rất mạnh, thì cái này giật rất mạnh cũng là mục đích của nó phá cái hôn trầm con đi. Mấy con làm thử đi, mấy con cũng phá hôn trầm được mà.

Tu sinh: trong cái trò pháp này thì con thấy, con tập thì con không có được tỉnh giác con xem như vầy, ví dụ như trong lúc mình hóp cái bụng lên, thì nếu mình không chú ý vào trên toàn thân (13:46) mình cũng có cái sự theo hai cái căn đi khoảng nó cứng lại giống như mình đi kiểu trên cái đường trơn trượt vậy và mình khi, mình chú ý về trong thân hành thì phải có lúc con tập thì chú ý toàn thân, thì có những lúc thì giữ một lúc lâu trở về cái trạng thái tu đang nằm. Rồi con tập có lúc thì chỉ trong vòng khoảng 100 cái thôi là nó căng toàn thân.

(14:30) Trưởng lão: À nó tỉnh thức, chứ không có gì đâu mà.

Thanh Quang: Bạch Thầy. Con tập vậy được thì con thấy nó tốt quá. Con tập như vậy là 1200 cái thì vừa đúng là 30 phút ạ. 30 phút từ 5 giờ đến 5 rưỡi là đúng được 1200 cái. Thế thì có những cái là 100 cái là không có một cái niệm nào. Nếu mà con phấn đấu, chiến đấu với nó cũng vật vã cũng áp huyết với tim mạch không khác tí nào cả.

Thí dụ như 100 cái này bị vọng một hai lần con bảo không được, như thế sẽ trừ cho mày đi 100 lần, bắt mày tập thêm 100 lần nữa thành 1300. Thế là tiếp tục, nếu lần sau này lại bị nữa thì cứ kéo thêm thế nữa, kéo cho đến 6 giờ thì thôi. Thế nên chính nó cũng sợ và bản thân là có nhiều lần đến 100 cái không hề có một chút niệm nào. 100 cái tức là được 2 phút rưỡi, thế thì con thấy nó bổ trợ thêm.

Cái thứ hai nữa là hôm bắt đầu, con mới bắt đầu tập thì sau 30 phút xong là chân con run và tê quá, bước ra giường là giật giật chân đi mãi mới đi được. Thế nhưng mà tập hôm đó đến nay thì giờ bước đi bình thường, không bị nữa rồi. Tức là chân mà đã cứng rồi vững ra được rất nhiều. Thế hoặc là khi bị đầy hơi thì tập theo cái đó là hơi bị dễ, hơi dễ. Thế thì con thấy như là sức tỉnh giác của nó rất là tốt và nó giúp cho cái buồn ngủ rất là tốt.

(15:50) Thế nên là cứ trong đêm mà các cái pháp đi để chống lại cái buồn ngủ ấy thì con đã tập nhiều. Thí dụ như động tác đi nghiêng quân đội, thế rồi dáng chân rọt mạnh lắm. Đi nghiêng trước đây, người ta chỉ đi được khoảng chừng độ. Thí dụ như đi diễu qua lễ đài, đi khoảng độ 20 mét là đã mệt lắm rồi. Thế nhưng mà bây giờ mà hễ đi quen có khi phải 5, 7 chục mét, 100 mét vẫn được, thế thì cái động tác rất mạnh thế nhưng mà nó vẫn không bằng cái Dịch Cân Kinh đánh về phía đằng sau. Thì con thấy cái hình thái đó là rất tốt.

Con thưa Thầy, vừa rồi Thầy dạy con như thế con mới thấy yên tâm, là con không hiểu tại sao hai cái tuần vừa qua ở đây nó lại nổi lên mọi thứ đối với con kinh như thế, mà toàn bộ nhét vào trong tất cả các mặt vật chất và tinh thần.

Về mặt vật chất cơ thể, thì tự nhiên nó nảy ra những cái ý thèm ăn, thậm chí con phải đấu tranh với nó quyết liệt. Tự nhiên tập thì thấy cái mùi sắn nướng, thấy cái mùi cái cây củ dong kia nướng. Thế mà con đã…​ Vì họ đi qua, những người làm lễ họ đi qua họ nhổ cây sắn của con, bẩy cái củ sắn vứt ra, thế là con mới vơ lấy những cái lá ở trên mái nhà, con quét xuống thì bấy giờ không có kiến thì con đốt ở sân, thì con mới vứt những củ dong, củ sắn ấy vào. Thế nhưng mà khi cầm ăn những củ đó thì con tự thấy xấu hổ, là con thấy những cái việc làm như thế này không đường hoàng, không chính trực, không phi thời, xấu lắm không được phép như thế.

Thế nhưng mà cứ thế gàn thôi, vài hôm sau nhiều lần, rất nhiều lần nó thúc giục con gần làm tiếp tục những việc như thế đi, thế nhưng con kiên quyết không làm, dứt khoát không làm, không làm, tác động ý, tác động ý là mình kiên quyết không làm nữa, thì nó xảy như thế.

(17:30) Hoặc như là chỗ xuống nhà bếp như thế, con về đây con thấy nó mận cái tính rất là xấu, thí dụ như đi qua có những cái rau, cái quả cô Út cô bảo để vào lấy, thì con phải tự đấu tranh với mình quyết liệt lắm. Quyết liệt, thưa Thầy là quyết liệt lắm mới thắng nổi đấy, chứ không phải không đâu.

Bởi vì nó là những vấn đề rất nhẹ nhàng, không quan trọng, thế nhưng cái nhu cầu ở trong thân tự nhiên nó nảy ra rất mạnh mẽ, mà từ trước đến giờ chưa từng có những cái chuyện như thế. Vì vậy ho đến là kể cả về việc ăn ngủ đều như thế cả. Thế vừa trong đầu nó lại nảy ra những ý.

Thí dụ như về gia đình về con cháu. Trong suốt thời gian mà con về từ đợt trước đến giờ là hầu như con không nghĩ đến nhà, gần như bẵng hẳn đi, không nghĩ đến nữa. Thế nhưng cũng chính trong cái tuần này, thì kính bạch Thầy là cái hình ảnh những người trong nhà nó cứ tự nhiên ở trong đầu lúc nào nó, nó luôn phục biến ở trong đầu.

Con thương đứa con dâu mà nước ngoài đấy, nó sang đây, xa quê quán xa bố mẹ, rồi đất khách quê người, bây giờ ở Hà Nội rồi chồng thì lại về bên ấy. Thế thì cứ như thế, loáng một cái như thế đến đầu thì con lại bắt đầu dừng lại để Định Vô Lậu, quán lường tất cả mọi chuyện đều là vô thường, kiếp này nó vào đây nó làm con cái mình, nhưng nó ở bên kia châu Âu, mình ở bên này châu Á dính líu gì với nhau đâu, tất cả mọi cái đây là những nhân duyên, rồi hội tụ đến với nhau. Kiếp này mình nghĩ đến, thế nhưng mà còn trước một kiếp đó nữa thì vợ ở đâu? Con ở đâu? Cháu ở đâu? Tất cả những chuyện đấy nữa tao có bao giờ nghĩ đến, mà tại sao hôm nay ta lại chấp cái này rằng mọi chuyện có để mà nghĩ?

(19:00) Thì con phải dùng câu quán rất nhiều nó, thế nhưng mà có cái ác là: cứ nó cứ nháng đến không thấy rõ, không có rõ hình ảnh. Nhưng chỉ có những cái chuyện láng như thấy biết ở trong đầu thì ngay lập tức dừng lại quán ngay.

Thì bạch Thầy là cũng như Thầy dạy con mới yên tâm con thấy nó ngộ ra toàn diện, trong khi đó cơ thể thì xảy ra đau mắt. Đau mắt suốt mấy hôm nay, nhức cả bên trong người đỏ lên thì là con thấy ở bên cái nghiệp nó nổ ra liên tục.

Vào dịp năm ngoái, đúng ngày mồng một này Thầy, con có chuyển từ dưới thất dưới lên trên này, ngày mồng một tháng mười hai âm lịch đấy, là nghiệp trong cái dịp đấy nổ ra tợn. Thì năm nay con thấy nghiệp cũng nổ ra, con đúng cũng hay kiểu như thế, nó khác đi hơn một chút thôi.

Mấy hôm vừa rồi huyết áp lên, nó lên tới mức độ độ 170 thôi, chứ nó cũng là mỗi tội như thế, thì bấy giờ con lại phải tập luyện rồi thì tác ý đối với nó. Trong khi đó gia đình thì: một bà chị là, Bạch Thầy là mới mất bữa trước con đã thưa Thầy đấy, còn một bà chị thì cũng trong dịp này, ở TP. HCM là cũng chuẩn bị mất, nhà cũng điện lên báo tin thế, biết thế rồi.

(20:04) Thế rồi con thấy hình như tất cả nghiệp nó quây, nó có một cái chu kỳ của nó như thế nào đó, cứ vào dịp cuối năm, vào khoảng tầm tháng 12, thì nó vòng trở lại là tất cả chuyện nó nổ ra. Thế nên dịp này là dịp tất cả mọi cái đều nổ đến cùng một lúc.

Thế hôm nay trình Thầy thì con được thấy một điều rằng, trong chính lúc này là lúc thời cơ để mình chiến đấu với nó. Thế mà nếu mình mà không vượt được lên nó, tức là thua nó mà đã thua nó thì là tụt lại đằng sau một bước rất dài chứ không phải chuyện đơn giản đâu.

Trưởng lão: Đúng rồi đó.

Thanh Quang: Vâng.

Trưởng lão: Phải chiến đấu đó.

Thanh Quang: Vâng. Vậy con sẽ xin cố gắng để vượt qua.

Trưởng lão: Ừ.

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con có cái ý kiến ở chỗ này nè, để nói hốt lại một cái là những cái thời gian thưa hỏi như vậy đấy, là chỉ có trong vòng một tiếng đồng hồ thôi. Nếu mà khi nào mình nhắm mà không có ai, mà chỉ có một mình, thì mình mới xin được nói lâu dài hơn. Chứ mình bây giờ có nhiều người như vậy, bây giờ của thầy Thanh Quang mất hết 30 phút rồi.

Trưởng lão: Không sao con. Không có sao.

Trưởng lão: Thầy chỉ cần mà làm sao tu được thôi.

Tu sinh: Vâng.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Chỉ cần mấy con tu được thôi. Đồng thời cũng là một cái điều rút tỉa từ kinh nghiệm từ người này qua người kia để mà tu tập con. Thầy không có nệ một giờ đâu, thay vì một giờ nói vậy chứ, sự thật ra bây giờ có lỡ năm giờ Thầy cũng chịu nữa.

Tu sinh: Kính bạch Thầy, con rất ý thức là việc làm mất thời gian của Thầy. Nên con rất ít khi xin gặp Thầy và ít khi thưa hỏi. Sớm tối trong ngày lúc nào cũng thế thì khi nào thật bí cần thiết lắm, con mới xin gặp thưa thôi. Bây giờ con xin phép Thầy, con giờ con về đi tập đã.

Trưởng lão: Thôi về tập con. Đến Phước Tồn con.

3- ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP KHI TU TẬP

(21:36) Sư Phước Tồn: Mô Phật. Bạch Thầy. Trước tiên con xin sám hối cái này. Con kính bạch Thầy …​ (không nghe rõ) như đồng hồ, như chạy mọi bữa thì con nghe tiếng reo đồng hồ, như này thì con cũng có làm như vậy, nhưng mà cái lúc của con cầm đồng hồ lên thì con thấy con biết con nhớ lại chuyện cái đồng hồ và sau khi giật mình nó dậy là lúc đó là ba giờ rưỡi rồi. Chỉ con thấy vậy.

Trưởng lão: Bởi vậy.

Sư Phước Tồn: Từ hồi con vô trong này tới bây giờ là chỉ có lần này lỡ tắt không vặn nút. Và những cái.

(22:29) Trưởng lão: Hãy cố gắng.

Sư Phước Tồn: Hai ngày đầu đó, thì nó đánh con về cái phòng, như con đang ngồi tư duy về cái. Như con đi ra ngoài sân thì ngồi ở trên cái cục đá, thì bắt đầu con ngồi nghỉ thư giãn, quán thân vô ký xong rồi là nửa tiếng đồng hồ con chỉ, nó tối qua con giống như là con chỉ mới chớp mắt và mở mắt ra thôi. Mà khi mà nó tỉnh dậy rồi con thấy nó không có cái trạng thái buồn ngủ gì hết, rất là tỉnh. Và có lúc con đang tu tập pháp Thân Hành Niệm và ngồi xuống chỉnh trong hơi thở, trong lúc đó mới ba hơi thở là bắt đầu nó kéo dài con mà tới chừng trong khi con tác ý mà thở hơi thở thứ tư là bắt đầu nó kéo. Con nhìn theo đồng hồ mất nửa tiếng nữa.

(23:22)Trưởng lão: Mau quá! Nhập định gì mà mau quá trời quá đất! Thôi không có sao đâu con phải cố gắng khắc phục, mình biết vậy đó, mình đừng có ngồi. Mình biết nó dễ đánh mình như vậy đó, mình cứ đi kinh hành đi. Không mình tập những cái pháp Thân Hành Niệm, tác ý để mình tránh cái giờ đó mà biết không có thể nào mà ngồi ngồi. Coi tỉnh nó vầy chứ mà ngồi coi chừng nó đánh mình vô cái gục liền tức khắc, nó đánh thần tốc.

Con có cái nghiệp sao mà đánh thần tốc quá. Cái kiểu đó là cái kiểu nghiệp nó đi học ở đâu ở trên Hy Mã Lạp Sơn đâu cái môn gì mà đánh kinh, loại đánh không hay gì hết. Nghĩa là năm hơi thở, mới có hít hơi thở tới thứ tư là nó đi mất thôi. Nó vô không hay, lẽ ra thì người ta có năm hơi thở mà đâu có lý nào mất cái tỉnh như vậy.

Cho nên vì vậy mà con chuẩn bị là lúc bấy giờ cái thời gian đó, con đừng có ngồi, con đừng có hít thở nhẹ mà con nên đi động thân con đả phá, để con vượt qua cái thời gian đó. Sau đó nó không có vô nữa thì nó mới nhớ, chứ nó vô rồi nó quen con, nó quen con không thắng nó đâu.

Sư Phước Tồn: Dạ. Thì con trong lúc đó thì con mấy cái ngày hôm qua buổi tối đó, thì con thấy con có cái sự là kiểu con có thấy, như con thấy rõ ràng là cái bệnh con nó giảm (24:36-24:38) con tập cái pháp Thân Hành Niệm nó chặn lại.

Trưởng lão: làm đi!

Sư Phước Tồn: chặn ại rõ ràng và cái thứ hai nữa bữa trước thì con đi đúng một vòng, thì có mười phút thôi, mà ban ngày tới hai mươi phút lận.

Trưởng lão: Ừ.

Sư Phước Tồn: Và con rất kỹ lưỡng. Như vậy thì con tu tập một tiếng đồng hồ thì chỉ có ba vòng, dằn mười năm hơi thở. Vậy con thấy cái bệnh con là nó hạ xuống liền hết, không còn cái trạng thái ợ hơi nữa.

(25:07) Trưởng lão: tiến bộ đó.

Sư Phước Tồn: và thứ hai là trong suốt cái buổi đó là không có thấy còn cái trạng thái nào hôn trầm, thùy miên nữa. Khi mà con thức tới 11 giờ không có thấy buồn ngủ. Và trong khi tới giờ con đi ngủ thôi.

Trưởng lão: Rồi được rồi, như vậy là con thiện xảo như vậy là phải chiến đấu cho tận cùng đó con.

Sư Phước Tồn: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên những cái trường hợp này xảy ra nó đánh con thần tốc lắm, thì con nên chuẩn bị cho mình cái phương pháp nó đánh vô không được. Con hiểu không? Vậy là con thiện xảo.

Đừng có cố chấp, giờ này tôi phải tu cái pháp này mà tôi tu không được, tôi cũng phải bắt buộc tôi tu thì không được đâu mình ráng. Đang mình đánh trận với nó rồi, thì không có thể nào mà vậy được. Con nhớ nha.

Sư Phước Tồn: Con nghĩ con tu như này nó được hay không? Như này, trong suốt thời gian, một buổi như vậy cái con quan trọng nhất là con xoáy mạnh vào cái đề tài là Quán Vô Lậu, nó chỉ chờ khi nào là nó có trạng thái buồn ngủ hôn trầm thì bây giờ con mới dùng pháp Thân Hành Niệm. Còn mệt thì con đi thư giãn ngoài đó.

Trưởng lão: Ừ. Thôi được vậy rồi. Được rồi con. Rồi thử coi một vài bữa, báo cho Thầy biết coi nó coi như thế nào. Thầy hướng dẫn thêm, rút tỉa từng kinh nghiệm.

Sư Phước Tồn: Như trong trường hợp như con có năm tuần qua thì có ba trường hợp, như vậy trong tuần này con có lỗi lầm hay không?

Như lúc con đang thấy tội như, như làm vác cái bình nước lại thì có một người đến nhưng giúp con là vác lại thì thấy, thấy con vác chậm mà vác không được. Nhưng mà con cố gắng, con qua, chỉ trong đó thì người ta mới chỉ cái cách vác, thì con chỉ văn từ từ qua thì có người đó đến muốn vác lại giùm con, thì con, lúc đó con không có nói chuyện thì con bỏ đi nơi khác rồi con đi tắm. Và sau khi con đi tắm ra thì người đó đã trở về có nói chuyện với con, con tránh. Trong phần này con có lỗi hay không?

Trưởng lão: À. Không có lỗi. Con tránh duyên và đồng thời đó thì người ta rót giùm mình. Thay vì con phải mần mò thì lần lượt cũng rót được nhưng nhiều khi mình không biết mình lại rót sai nữa con. Nhưng có người rót thôi thì người ta biết người ta rót cho mình được rồi.

Vậy con tránh vậy là tốt đó, khéo phòng hộ giữ gìn chứ không khéo bị động. Tại vì người ta thấy, cũng tốt bụng người ta rót thôi, là cho lên giùm mình thôi, mình tránh điều kiện, tránh không, sợ mình nói chuyện qua lại đó. Tốt, thì cái đó là con có điều, vậy là hay đó con.

(27:30) Sư Phước Tồn: Có người cũng như chưa có làm. Thì trong tuần qua thì cô Út có gửi mỗi người một cái, chung là cái hồ sơ, thì trong đó cô Út có lấy, con có đưa ra ngoài nhờ một vị tu sĩ khác đến đưa cho mỗi thất như này. Trong khi mà con thấy như vậy con chỉ xá, vái chào và con chỉ nhận thôi, con không nói chuyện. Như vậy con có lỗi hay không?

Trưởng lão: Không. Không có lỗi. Không có lỗi gì hết. Cái đó là đúng đó. Nghĩa là khi mà người ta đến thất mình, người ta trao cho mình đó, cái đó mình chỉ xá người ta mình chào mà thôi. Không có gì hết. Còn mình đứng lại nói chuyện là có lỗi đó. Nó vậy thôi.

Sư Phước Tồn: Nhưng có một trường hợp con đứng lại có thầy (28:08), con đứng lại con coi, một lúc sau con thấy điều nay sai (28;16- 20;219). Cô Út cô (28:21 - 28:30). Như vậy con có lỗi hay không?

Trưởng lão: Cái đó là trong vấn đề đó mà cái vị đó là có lỗi là đến hỏi cái này kia là cái vị đó có lỗi. Còn con giật lại rồi con bỏ con đi, con không có lỗi đâu con, cái đó là mình tránh, vì cái hạnh độc cư mình sợ, nói qua nói lại hơi hỏi cái mình không giữ trọn đó, mình sẽ phạm vào cái hạnh độc cư.

Cho nên cách thức mà mình từ chối cái tiếp duyên cho nên mình bỏ, mình đi vậy là đúng. Cũng như thấy người ta sắp sửa vào cửa mình đóng cửa lại. Đó là người ta nói mình thiếu lịch sự, nhưng mà sự thật ở đây mình tu tập cho chính mình rồi, mình không có phải thiếu lịch sự đâu con. Mà chính cái này bảo vệ cho họ mà bảo vệ cho mình thôi, cái điều đó tốt. Cũng như bây giờ, cái cục xà bông con, cầm con coi, có người đến họ đến rồi họ muốn nói này kia đó, thì con lại giật cái cục xà bông đi rồi con bỏ con đi.

Sư Phước Tồn: Dạ đúng.

Trưởng lão: Thì đó là con phòng hộ cho mình mà cũng phòng hộ cho người để mà giữ gìn giới. Tại cái người này họ không có thấy được cái giới cho nên vì vậy họ phạm giới.

Chứ lẽ ra của người ta, người ta coi gì người ta coi kệ mình đi ngang mình đi luôn. Còn cái này mình đến mình còn, mình còn dòm coi rồi mình còn có lấy cục xà bông người ta để rồi mình còn muốn nói chuyện nữa, thì cái này là cái sai của người đó hoàn toàn đó con. Con lấy cục xà bông con lại con đi là đúng không có sai đâu. Con không nói chuyện gì mà lấy cục xà bông cái mình đi.

Sư Phước Tồn: (29:46).

Trưởng lão: Cái đó không sai đâu. Phải làm như vậy mới đúng đó. Mới đúng đó con. Theo ở đời thì coi như là con thiếu lịch sự nhưng mà theo ở trong sự tu là con lại giữ đúng, cố gắng giữ như vậy đúng.

Sư Phước Tồn: (29:56-29:58).

(30:05) Trưởng lão: Rồi tới con con.

Tu sinh: Dạ mô Phật. Bạch Thầy. Khi con ngồi con tu Định Sáng Suốt trên Tứ Niệm Xứ. Toàn thân ngứa vậy cái, mình tác ý câu: “An tịnh thân hành” với: “An tịnh tâm hành” nó bớt ngứa vậy có được không Thầy?

Trưởng lão: Được con. Bớt ngứa được, hay lắm con. Con tác ý rồi, bắt đầu đó con nương vào cái hơi thở con, con thở rồi con tác ý, thở con tác ý, hơi cái nó hết.

Tu sinh: Nếu mà không tác ý là ngứa hoài à.

Trưởng lão: Nó ngứa hoài à con?

Tu sinh: Ngứa hoài chịu không nổi.

Trưởng lão: Đúng đó, nhờ tác ý. Con biết sử dụng đó. Cái đó là cái biết sử dụng pháp.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Biết sử dụng.

Tu sinh: Mà cái mình tác ý, bắt đầu người nó lạnh lạnh, với đầu nó bớt ngứa lần lần, cái thân đặng rung người chập cái nó mát trở lại, thì nó có cái như vậy Thầy.

Trưởng lão: Thì hiện tượng của nó là chuyển biến cái trạng thái ngứa của con con, nó phục hồi lại chứ không có gì. Con thấy cảm lạnh, hơi lạnh lạnh chứ gì?

Tu sinh: Lúc đầu con lạnh nhiều, chập nó ít lạnh lạnh.

Trưởng lão: Đó là nó thay đổi để nó chuyển biến đừng có ngứa nữa chứ không có gì đâu con. Thay đổi cái cơ thể con, cái đó cái hay lắm đó con, con biết sử dụng pháp đó. Vừa biết sử dụng pháp có cái hiện tượng xảy ra hiệu quả của nó, chứ không phải không đâu. Hay lắm à mấy con, mấy con tu vậy là pháp mấy con có hiệu quả rồi, có đạo lực rồi đó. Thôi bây giờ tới con, con còn hỏi điều gì thêm không? Hết rồi ha?

Tu sinh: Chắc cũng hết rồi.

Trưởng lão: Hết rồi ha? Tới con.

Tu sinh: Con kính thưa Trưởng lão, con xin có chuyện để con thưa riêng với Trưởng lão.

Trưởng lão: Rồi vậy thì mấy con hỏi trước đi con. Con hỏi trước đi con rồi tới sư. Con hỏi trước đi.

Tu sinh: Cho con hỏi. Câu chuyện của con. Năm ngoái con bị vọp bẻ năm nay tình trạng trở lại như vậy, vọp bẻ nay nó thêm sưng cẳng, rồi nay nó thêm …​ (không nghe rõ) luôn thưa Thầy. Vậy mình phải làm thế nào? Thầy dặn đừng ăn những món đồ người ta cho. Hôm nay cô Út tới giờ nuôi tụi con mà ba bốn năm nay, hôm nay coi cũng như là tình mẹ con, giờ không chấp nhận nó, tuyệt đối không chấp nhận phải không thưa Thầy?

Trưởng lão: Không. Con cứ chấp nhận cái lòng tốt chứ. Cô Út, cô cúng dường con mà.

Tu sinh: Đem cơm tới. Đem thố cơm nếp cẩm đem tới cho rồi, giờ mình không lãnh thì cô Út cũng buồn làm sao?

(32:32) Trưởng lão: Thì đó con lãnh chứ có sao đâu. Bây giờ con lãnh đó thì ra ngoài đó, con xới cơm ít lại.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Đâu có sao.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Mình lựa, bởi vì mình đừng có lấy dư mình bỏ uổng.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Thí dụ bây giờ ở ngoài kia người ta cho vậy đó, thì mình biết ở trong này cô Út có cho gì rồi, thì mình lựa ngoài đó mình lấy cái phần ít lại thôi.

Tu sinh: Hôm nào tới nay thì rau cải ở ngoài đó thì con thấy những người già. Hôm nay con có đưa ý kiến, nếu thiếu rau cải, đi cầu bón lắm, nên ở đây con đưa ý kiến thưa Thầy hoan hỷ cho con. Vì thấy mỗi người già mà thiếu rau cải đi cầu khó đi lắm. Lại nữa bây giờ những chứng bệnh của con, thưa Thầy giúp cho con thế nào để cho con phước lên đường tu nó dễ dàng.

Trưởng lão: Con có pháp rồi. Biết sử dụng thì nó hết bệnh. Con có cái pháp Như Lý Tác Ý rồi, rồi có cái pháp Định Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành” rồi, thì con cứ sử dụng nó con sẽ hết. Con tin nó đi con sẽ nhiếp tâm và an trú tâm ở trong cái thân hành của con, rồi con tác ý thì cái bệnh nào của con cũng hết. Con sẽ phục hồi lại hết, không có gì đâu khó khăn đâu.

Tu sinh: Từ mấy chục năm nay con biết thể dục, nhờ cũng thầy con dạy, con tập thể dục chim bay cò bay đó, mỗi một bên 40 cái, thì trong đó là 120 cái con giữ không có cái phóng tâm. Chim bay cò bay con làm mạnh lắm rồi những các động khác nữa, thành ra từ năm giờ cho tới gần năm giờ rưỡi con tập nó suốt. Con tắt đèn người ta tưởng con ngủ, họ đâu biết.

Trưởng lão: Thì con vận động vậy đó, cái cơ thể con nó sẽ khỏe mạnh thôi. Bởi vì cái phương pháp mà vận động được cái cơ thể vậy đó, thì đức Phật đã dạy chúng ta là pháp Thân Hành Niệm.

Nó lấy cái niệm của thân, cái hành động của thân mà làm cái niệm để tập luyện. Nhờ vậy mà cái cơ thể của những người mà trong cái thời đức Phật, người ta ở rừng ở bụi con thấy lẽ ra ở như đức Phật ngày xưa bệnh đau lắm đó, mà người ta nhờ cái pháp Thân Hành Niệm đó, mà người ta không bệnh đau.

Còn mình bây giờ ở trong nhà, trong cửa kín đáo như thế này mà không luyện tập, bệnh đau rề rề hoài mà không thấy sao? Con hiểu không? Cho nên vì vậy mình nên cần, bởi vậy Thầy nhắc cái pháp Thân Hành Niệm đó, mấy con cứ khuya mấy con thức dậy mà tập nó đi, tập cho tới sáng không có sao hết đâu. Nó càng khỏe mấy con thấy êm hết.

(35:02) Tu sinh: Rồi lại nữa. Hôm đấy tạo tác từ sáng. Rồi công chuyện tạo tác sinh của mình đó, thì con tập thể dục rồi con vệ sinh, vệ sinh rồi thấy ngoài rác rến thấy rồi ra quét chút xíu cái rồi, còn người ta quét hồi chiều hôm qua. Thì hôm qua con phải đóng cửa rồi, coi bụi nó bay mịt mò, mở cửa vẫn mở cửa, con đóng cửa mà họ tưởng con ngủ. Chứ chiều rồi mình quét để làm gì? Một đêm đó mà có ai đi tới đâu nữa mình quét sạch, quét giáp sáng luôn cho sạch sẽ thôi.

Trưởng lão: Mấy người đó bộ buồn ngủ quá, xách chổi đi quét quáy rồi, chiều rồi.

Tu sinh: Quét chiều rồi lại sáng họ ngủ tới gần năm giờ rưỡi họ mới dậy thưa Thầy. Sáng hồi người gần năm giờ rưỡi họ mới dậy, thì con ra quét chút 20 phút rồi rồi, còn họ quét tới sau, lát nữa thì năm giờ rưỡi gần sáu giờ, sáu giờ con đi tắm. Từ hồi tới đây tới giờ mấy năm rồi con cũng đi tắm giáp sáng luôn luôn …​ chiều sợ lạnh lắm.

Trưởng lão: Trời mùa đông này mà con tắm buổi sáng là giỏi đó chứ.

Tu sinh: Dạ con tắm thuở giờ vậy đó thưa Thầy. Sáng con xối ào ào vậy.

Trưởng lão: Giỏi à. Như vậy là con sẽ sống dai được đó, mắc chịu lạnh được là sống dai được, không có sao đâu. Thôi bây giờ nhớ, có bệnh đau thì con dùng cái pháp của Phật mà dạy đó, tác ý con, rồi mình nương vào cái cánh tay hoặc là mình nương vào cái hơi thở thì con sẽ đuổi được bệnh không gì đâu.

Còn về cái vấn đề mà tập thể thao đó thì đó là đương nhiên là đối với đạo Phật thì xem nó là pháp Thân Hành Niệm rồi. Vì từng hành động con, thí dụ như đưa tay ra vô vậy: “1, 2, 3”. Đều là có sự chú ý trong cái hành động mình đưa ra đưa vô hết.

Tu sinh: Mấy chục năm nay, con làm một bên là bốn chục cái, là trăm hai chục cái đó, thưa Thầy.

Trưởng lão: Ừ.

Tu sinh: Con giữ được không có phóng tâm đó.

Trưởng lão: Nó đỡ. Nó đỡ được cơ thể con, lớn tuổi rồi nó khỏe mạnh. Bởi vì vận động được các cơ bắp thì nó tốt, không có sao đâu. Thì những cái sự tu tập như vậy là được rồi, không có gì, ráng mà nỗ lực tu tập.

Rồi đồng thời ráng mà giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mấy con. Chính cái đó là cái nơi mà mấy con sẽ trở về đó và cũng chính là cái nơi mà có thể nói rằng cái nền tảng đó, mà tất cả ác pháp nó đều hiện trên cái nền tảng đó, mà mấy con quét ra hết, bằng những cái phương pháp mà Thầy đã dạy cho mấy con, để mà ở trên cái nền tảng đó mà nó hiện ra trên đó gặp mấy con quét ra hết. Đó là pháp Thân Hành Niệm đó, phải nhớ hàng ngày tu nhiều pháp đó, chừng nào tốt đã.

(37:40) Tu sinh: Việc này nữa, vài hôm Thầy giảng con tâm thanh thản, an lạc, vô sự, thì trong lúc đó con ngồi xong, khi nào mỏi con mới đi được không thưa Thầy?

Trưởng lão: Được. Đâu có sao.

Tu sinh: Bởi vì con ở dưới lộ, dưới đất này con thấy con quét một hồi, chừng năm phút thì thấy trùng nó đội lên nhiều quá, con không có đi dưới, con đi vòng vòng trong cái thất không thưa Thầy.

Trưởng lão: Ừ. Được, không có sao. Không có sao, con ngồi, rồi có thể nằm mà nhưng mà mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi của con đều là cảnh giác, đều cảnh giác.

Tu sinh: Con không dám nằm.

Trưởng lão: Sợ nó ngủ.

Tu sinh: Có điều không dám nằm, nó dậy khi nào, dậy nói 2 giờ chứ thấy 1 giờ rồi thôi cũng ngồi dậy, chứ không dám ngủ nữa. Ngủ là nó ngủ luôn.

Trưởng lão: Phải rồi, cảnh giác vậy mới được con. Tu tập là phải cảnh giác vậy để mình chiến đấu với cái si, cái tâm si của mình.

Tu sinh: Dạ. Thành ra nói ngủ một đêm bốn tiếng, chứ con ngủ không tới bốn tiếng thưa Thầy.

Trưởng lão: Ừ. Cố gắng vậy được con. Ráng cố gắng.

Tu sinh: Dạ thưa Thầy. Con có bao nhiêu đó xin trình Thầy.

Trưởng lão: Rồi. Nhớ con. Con nhớ là đuổi bệnh nghe không?

Tu sinh: Dạ. Dạ được rồi.

4- TRÊN THÂN TÂM QUÁN THÂN ĐỂ KHẮC PHỤC THAM ƯU

(38:44) Trưởng lão: Rồi. Con trình bày Thầy con.

Tu sinh: Kính thưa Thầy, con xin bạch Thầy về pháp môn Thân Hành Niệm, con đưa tay vô, đưa tay ra xác định (38:59) xin Thầy chỉ cho con thực hành.

Trưởng lão: Ừ. Bây giờ con ngồi ghế đi con. Ngồi trên ghế đi. Ngồi cái ghế đó đi. Con ngồi đó đi, không có gì đâu.

Bây giờ đó, con sẽ tác ý trước, con tác ý trước rồi con sẽ đưa tay ra. Thí dụ như: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, rồi con đưa ra, đó con đưa ra. Đưa chầm chậm từ từ để mình chú ý trên cái hành động đưa ra. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi con đưa vô. Rồi bây giờ con lặng thinh con không tác ý nữa, con đưa ra, rồi con đưa vô con đếm một, đưa ra rồi đưa vô con đếm hai.

Như vậy con đếm tới 5 thì con lại tác ý: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, thì cái tay này con đưa ra, cái tay này nghỉ. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi con đưa vô. Rồi con làm thinh con chú ý ở trên cái hành động đưa ra, đưa vô con đếm một, đưa ra đưa vô đếm hai, đưa ra đưa vô đếm ba tới năm, thì bắt đầu con thay đổi cái tay này, rồi con đưa ra đưa vô, cái đó là tập Chánh Niệm Tỉnh Thức.

(40:06) Tỉnh thức ở trên cái hành động đưa tay ra vô, nó giống như hơi thở ra hơi thở vô. Nhưng vì hơi thở, tập trung hơi thở ra vô thì nó dễ bị rối loạn hô hấp. Còn cánh tay đưa ra vô này nó không có bị ảnh hưởng gì hết, mà cái sự tập trung nó rất dễ dàng. Và đồng thời cái sức tập trung ở trên cái cánh tay đưa ra đưa vô đó, để áp dụng làm cái điều gì, nó có cái lợi ích chứ không phải tập trung để tỉnh thức mà chơi. Con hiểu không? Nó phải có sự áp dụng.

Bây giờ áp dụng, bây giờ cái đầu con nhức nè, cái đầu con nhức, con nói: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra”, thì con đưa ra, thì con tưởng như cái đầu nhức của con nó sẽ theo cánh tay ra. “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”, thì con đưa vô, con không tưởng gì hết, con thấy như cái cơ thể con nó bình an.

Rồi bắt đầu con đưa ra thì con không tác ý nữa nhưng mà con có cái dòng tư tưởng, cái nhức đầu của con sẽ theo cánh tay ra. Con cứ làm như vậy thì cái đầu con chỉ trong vòng một phút, hai phút cao lắm ba phút nó sẽ hết, nó không có nhức nữa. Bất kỳ cái thân con đau chỗ nào, con sử dụng cánh tay của con đưa ra đưa vô như thế này, cái bệnh nó sẽ hết. Đó là lấy Thân Hành Niệm để đẩy lui chướng ngại pháp trên thân, tâm của con.

Cho nên cái phương pháp của Phật không phải dạy chúng ta tỉnh thức để mà vào thiền định, mà dạy chúng ta tỉnh thức ở trên cái chỗ hành động của chúng ta, để đẩy lui chướng ngại pháp mà trên Tứ Niệm Xứ gọi là: Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu.

Khi quán xét cái thân mình bị nhức cái đầu, đau cái tay, đau cái bụng hoặc đau cái chân, mình quán xét mình thấy cái chỗ đau của nó rồi, thì bắt đầu mình dùng cánh tay đưa ra đưa vô, đẩy cái bệnh đó ra cho khỏi thân, gọi là: Nhiếp phục tham ưu. Con hiểu chỗ đó không? Có phương pháp mới nhiếp phục được tham ưu ở trên thân, mà không có phương pháp thì không có nhiếp phục tham ưu.

Con về tập cái này cho thuần rồi ngày mốt con sẽ gặp Thầy trình lại. Một pháp thôi, rồi Thầy sẽ dạy cái pháp Thân Hành Niệm nữa. Con không có tu nhiều, tu ít vậy thôi, tu cho thuần cái đã rồi mới nói chuyện tới.

Rồi bây giờ con hỏi thêm gì không?

5- HƯỚNG DẪN PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

(42:08) Tu sinh: Bạch Thầy, bây giờ con thì có tin Thầy, mà con còn hai, ba việc chưa giải quyết được thì đó mà chắc Thầy cho con đi thời gian nữa, Thầy cho con thời gian giải quyết việc chưa xong. Như con còn có hai việc hay ba việc chưa xong, chứ việc xong là con vào đây.

Trưởng lão: Rồi.

Tu sinh: Kề vai sát cánh với Thầy quyết chí tu, để lại thân ở đây. Hôm nay thì trong giờ này chắc con cũng gần ra đi, xin Thầy cho con khi đi, cái động tác đi đưa tay ra, đưa tay vô mà Chánh Niệm Tỉnh Giác từng động tác, thì coi như giả sử Thầy chỉ cho con để sau khi con xa Thầy.

Trưởng lão: Con biết pháp Thân Hành Niệm phải không?

Tu sinh: Khi con chưa. Khi đi này, khi ngồi con chưa biết rành, trong đó Thầy chỉ dạy đưa tay vô đưa ra đó là. Và đi thôi. Còn khi ngồi lên đưa xuống, ngồi lên ngồi xuống con.

Trưởng lão: Con chưa, Con chưa có biết. Con chưa có biết ha. Rồi bắt đầu, Phước Tồn con thuộc cái bài pháp Thân Hành Niệm phải không con?

Sư Phước Tồn: Dạ thuộc ạ.

Trưởng lão: Thuộc. Con hãy hành động cho sư.

Tu sinh: Sư chỉ cái cách ngồi xuống, ngồi xuống sao?

Sư Phước Tồn: Nghĩa là tu tập pháp Thân Hành Niệm?

Trưởng lão: Pháp Thân Hành Niệm.

Sư Phước Tồn: Thứ tư?

Trưởng lão: Ừ. Thứ tư đó con.

Sư Phước Tồn: Dạ con xin phép.

Trưởng lão: Rồi rồi, con hãy đi ra, đi ra chút xíu rồi con tập.

Sư Phước Tồn: Cái thường là con hay đi.

Trưởng lão: Con tập từ đầu chí đuôi đi con. Tập chừng mấy, đi mấy bước thôi rồi tới kế đó con ngồi.

Sư Phước Tồn: Con nghe Thầy, con đi có hai mươi bước nhưng mà trong này thì hai ba bước vì không có thời gian,

Tu sinh: Thôi đưa bước một thôi.

Sư Phước Tồn: Thì con đi tầm…​

Trưởng lão: Đi bước một thôi.

Sư Phước Tồn: Bốn bước thôi.

Trưởng lão: Ừ.

Tu sinh: Một bước cũng được, hai bước cũng được.

Trưởng lão: Đi cho Thầy.

Sư Phước Tồn: Trước tiên thì con, thí dụ như (44:04 - 44:07). Thì con hay đứng như vầy, con mới dang lên như vầy, thì bắt đầu con dang hai tay con để phía sau trong cái khoảng này, nếu mà cái tay phải này nó sẽ gác như thế này.

Trưởng lão: Rồi con cứ, con tác ý đi. Con làm theo cái pháp đi. Khoan. Con tác ý từng hành động con. “Tay phải để sau lưng”, thì con mới để nó sau lưng. Rồi: “Tay trái để sau lưng”, thì con mới hai tay con để sau lưng, từ hành động tay. Rồi con làm đi con, con tác ý làm.

(44:37) Sư Phước Tồn: “Tay phải để ra phía sau”. “Tay trái để ra phía sau”. “Tay phải nắm tay trái”. “Chân trái, gót giở lên”. “Giở chân lên”. “Đưa chân trái”. “Để chân xuống”. “Hạ gót xuống”. “Chân phải, giở gót lên”. “Giở chân lên”. “Đưa chân về”. “Đưa chân trái”. “Để chân xuống”. “Hạ gót xuống”. “Giở gót lên”. “Giở chân lên”. “Đưa chân tới”. “Để chân xuống”. “Hạ gót xuống”. “Giở gót lên”. “Giở chân lên”. “Đưa chân tới”. “Để chân xuống”. “Hạ gót xuống”. “Giở gót lên”.

Trưởng lão: Con chuẩn bị ngồi đi.

Sư Phước Tồn: “Giở chân lên”. “Đưa chân tới”. “Để chân xuống”. “Hạ gót xuống”. “Giở gót lên”. “Giở chân lên”. “Đưa chân phải”. “Để chân xuống”. “Hạ gót xuống”. “Giở gót lên”. “Giở chân lên”. “Đưa chân vào”. “Để chân xuống”. “Hạ gót xuống”.

(47:39) “Tay phải buông tay trái ra”. “Tay trái để ra phía trước”. “Tay phải để ra phía trước”. “Tay trái chống vào hông”. “Tay phải chống vào hông”. “Toàn thân ngồi xuống”. “Tay trái chống ra phía sau”. “Tay phải chống ra phía sau”. “Thân ngồi xuống”.

“Chân trái để ra phía trước”. “Chân phải để ra trước”. “Chân trái để nằm xuống”. “Tay trái nắm chân trái”. “Để lên chân phải”. “Tay trái để lên đầu gối chân trái”. “Chân trái giở lên”. “Chân phải giở lên”. “Chân phải đưa ra”. “Chân phải hạ xuống”. “Chân trái hạ xuống”. “Tay phải nắm chân phải”. “Để lên chân trái”. “Tay phải để lên đầu gối chân phải”.

(49:53) “Lưng ngồi thẳng lên”. “Tay trái để vào lòng”. “Tay phải để vào lòng”. “Mũi hít”. “Bụng thở”. “Hít”. “Thở”. “Hít”. “Thở”. “Hít”. “Thở”. “Hít”. “Thở”.

“Tay phải bỏ lên đầu gối chân phải”. “Tay trái bỏ lên đầu gối chân trái”. “Lưng ngồi sụp xuống”. “Tay phải …​ (không nghe rõ) chân phải”. “Để xuống”. “Tay phải chống ra phía sau”. “Chân trái giở lên”. “Chân phải giở lên”. “Chân phải đưa vào”. “Chân phải hạ xuống”. “Chân trái hạ xuống”. “Tay trái nắm chân trái”. “Để xuống”. “Tay trái chống ra phía sau”. “Chân trái dựng lên”. “Chân phải dựng lên”. “Chân trái đưa vào”. “Thân ngồi dậy”. “Tay phải chống vào hông”. “Tay trái chống vào hông”. “Toàn thân đứng lên”. “Tay phải để xuống”. “Tay trái để xuống”.

Mô Phật. Bạch Thầy đã xong.

(53:36) Trưởng lão: Xong rồi con? Tới chu kỳ trở lại sau lưng nó nữa hết rồi. Đó vậy đó. Con về coi theo đó mà tập con.

Tu sinh: Tất cả như vậy là để mình Chánh Niệm Tỉnh Giác thêm?

Trưởng lão: Nó Chánh Niệm Tỉnh Giác nhưng mà tu tập cái lệnh.

Tu sinh: À ra lệnh nó (53:49).

Trưởng lão: Cái lệnh nó chứ không phải là tu tập cái Chánh Niệm Tỉnh Giác thường đâu. Mình đi mình biết mình đi đó là tỉnh giác. Cái hành động mình biết hành động đó là tỉnh giác. Còn cái này tu tập cái lệnh, mình tùy cái lệnh rồi cái hành động mình làm.

6- TU SINH THƯA HỎI CÂU HỮU CÁC PHÁP

(54:02) Tu sinh: Kính bạch Thầy cho con xin hỏi câu nữa. Dạ thử như giờ trong một thời tu ba tiếng, nhưng mà trong thời gian đó mình có thể mình đi được ba tiếng có được không?

Trưởng lão: Được. Không có sao.

Tu sinh: Cứ kéo dài (54:16).

Trưởng lão: Ừ. Được. Không có gì đâu. Nhưng mà có điều kiện là sau khi mình tu tập Tứ Niệm Xứ, mình ly dục ly ác pháp xong đó. Mình đi suốt ba tiếng thì nó đủ Tứ Thần Túc, vì cái lệnh nó, Lệnh Như Ý Túc mà. Cái pháp đó là cái pháp nó đầy đủ Mười Như Lai lực, nó đầy đủ.

Tu sinh: Cho con xin hỏi Thầy. Trong cái năm hơi thở hít vô hít ra. Giả thử mình đem một cái pháp môn Định Niệm Hơi Thở nhưng lúc đấy mình lấy cái chổi, mình quét là coi như, là ly tham: “Tôi ly tham, tôi biết tôi ly tham”. Như vậy mình hít vô mình thở ra, mình lấy cái đó mình nhập vào có được không?

Trưởng lão: Không. Không được. Cái đó là Định Niệm Hơi Thở khác, cái đề mục đó khác rồi.

Tu sinh: Dạ. Không cho qua vô đó được.

(55:00) Trưởng lão: Còn cái này là pháp thân hành không có cho vô. Này là pháp thân hành mà thân hành nó chỉ hít, cái hành động nó hít vô thôi.

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Nó điều khiển cho nó hít thêm. Tức là sau này nó điều khiển cái hơi thở tịnh chỉ không là do cái pháp này nè. Còn cái kia đó mình dùng hơi thở để an tịnh, để quán ly tham, quán ly sân nó khác rồi, nó mới ly dục chứ nó không có tịnh chỉ, còn này tịnh chỉ.

Tu sinh: Con cảm ơn.

Trưởng lão: Rồi. Được rồi con.

Tu sinh: Con xin đảnh lễ Thầy, chút đây thì chắc, chưa chắc thì giờ nào con đi để làm cái mọi chuyện thì giờ tới, con chào Thầy.

Trưởng lão: Ừ. Thôi không có sao.

Tu sinh: Cho nên con xin sám hối Thầy ba lạy. Thầy cho con ít thời gian nữa.

Trưởng lão: Giải quyết cho xong đó con. Giải quyết xong mới tu được.

Tu sinh: (55:46 - 56:22).

(56:23) Trưởng lão: Rồi Chân Thành lên hỏi Thầy con. Có gì không con?

Tu sinh: con thưa Thầy! cái duyên con muốn nói với Thầy, con có cái chuyện riêng .

Trưởng lão: có cái chuyện riêng con hả con.

Tu sinh: con có chuyện riêng con muốn trình bày với Trưởng lão.

(56:55) Tu sinh: Kính thưa với Trưởng lão. Xin thưa với Trưởng lão (57:05) cái phần của con đó Trưởng lão nó (57:07), Con xin thưa trình bày với Trưởng lão nó có những cái chuyện chướng ngại đó. Thứ nhất là về cái bệnh đó, còn thứ hai về cái hôn trầm mà con cũng đang cố gắng để mà dứt điểm với nó, để cho cái sự tu tập của mình cho nó tiến bộ, nó không có bị trở ngại mà cái con rất cố gắng. Chứ không phải là, mình không phải là một cái người mà cứ để cho nó huân tập hất thụi lùi trong cái pháp anyf sang cái pháp khác nữa.

(57:37) Về cái chứng bệnh của con đó thì con cố gắng (57:42) con cố gắng con ngủ luôn buổi trưa tới buổi chiều, tức là buổi tối con không dám ngủ (57:50) cho nên con không dám ngủ trong cái giờ đó.

Hồi như lúc sáng nay thì Trưởng lão cũng có dạy về những cái đó, cái này thì con nói rõ về cái này. Mà cái này con có nghĩ, chứ không phải không có đâu, có nghĩ tróc ra thì, nói là như vậy thì chọn lựa những người nào mà để là đưa đi sâu trong đó, chắc là con đã biết. Trước đó là có loại hết một số, chứ không phải không có chờ tới lớp học thì vô học. Lớp học đó, đó là nắm cơ hội trước một số người, trợ giúp cho một cái số người, để người ta đi tới thành công, một số người thì không có căn bản như vậy.

Nhưng mà riêng với con thì, kính thưa Trưởng lão là con kính mong Trưởng lão là nó có những trở ngại của bản thân con, từ trước đến giờ nó chưa có an trú được ở trên cái giới luật. Vì vậy mà con kính mong Trưởng lão cho con sám hối những cái việc con phạm giới. Ví dụ như cái hôn trầm, đi xin thuốc để uống này kia mỗi khi mà cái bệnh mà nó đạp, nó làm cho thân tâm của con nó dao động đó.

Trưởng lão: Ừ.

Tu sinh: Nay con xin sám hối với Trưởng lão và con kính mong Trưởng lão là theo kiểu mà giúp đỡ cho con để sự tu tập của con nó tiến bộ, nó không có trở ngại nữa. Với cái thứ hai nữa là. Suốt trong cái thời gian cái niệm.

Phật tử: Thầy ra phòng khách có người ở trên Đà Lạt xuống.

Trưởng lão: thế à.

Phật tử: Thầy ra phòng khách.

Trưởng lão: có bốn người à, xong rồi Thầy ra.

Tu sinh: Suốt cái thời xin Trưởng lão mà trợ giúp cho con cái sự tu tập của con nó có một sự tiến bộ, với nó không có trở ngại nữa thì bây giờ là như không có tiến bộ thì, mình bị loại ra thì con thấy đau, đau khổ nên con kính mong Trưởng lão là hoan hỷ giúp cho con, để con có thể con sẽ cố gắng (01:00:06 -01:00:10). Trong suốt trong thời gian mở lớp học mở tới hôm nay, Trưởng lão có nói là trong thời gian đó thì phải viết giấy để mà từng người, từng người lên để rồi nói về những lỗi sai, con cứ chờ nên con nghĩ là chắc Trưởng lão đã mời một số người mà mình chắc chắn là con không có được lọt vô, cho nên là con không có buồn phiền về chuyện đó.

(1:00:38)Trưởng lão: không. Nói chung là Thầy chưa có làm. Thầy chưa có mời là tại vì Thầy thấy dường như là quý thầy nhiếp tâm và an trú tâm chưa có chắc chắn. Nếu mà Thầy mời ra thì coi như là, những cái người mà được đó thì thật sự ra có một hai người, thì coi như cái lớp của Thầy chỉ như là tiến tới có một hai người thôi, còn bao nhiêu loại hết đó. Như vậy rất là cực, bởi vì một lớp mà dạy có mấy người rất cực. Nên Thầy không thể, Thầy để cho nó tập cho nó khá hơn, để rồi mình chọn lấy cho được có một số người, nên Thầy cứ nhắc nhở mấy con ráng tập. Chứ lẽ ra cái tháng này nè, bắt đầu qua cái tháng này, tháng này gần hết rồi.

Tu sinh: Tháng này chỉ còn năm hôm à, bốn năm ngày nữa.

Trưởng lão: Bốn năm ngày nữa là hết tháng này, tức là mình hai tháng rồi đó con. Hai tháng học, bắt đầu từ tháng 10, tháng này tháng 11 nè mà còn có mấy ngày nữa là hết tháng 11 rồi. Mà Thầy chần chờ cho tới bây giờ mà Thầy xem xét lại cái sự nhiếp tâm một phút, như con mà thấy Thanh Quang một phút mà vẫn còn bị đánh. Không chủ động nổi chỉ còn có nhiếp tâm chứ an trú chưa được, có lúc được mà lúc không.

Tu sinh: con có thể vô được một phút rồi Trưởng lão, cho nên

Trưởng lão: cho nên Thầy nâng đỡ, nâng đỡ lên để cho một phút được là Thầy xốc qua (01:01:47). Vậy mà trong suốt thời kinh có người chưa được một phút, vậy không có dễ đâu. Cho nên Thầy nâng đỡ đó, Thầy kéo dài cái tháng này, nếu mà Thầy sắp xếp mà Thầy nhất hơi Thầy mời, Thầy nói cái lỗi thì coi như là những người đó được không? Ở lại. Đó.

Tu sinh: Con hiểu hết đó, tuy nhiên con có cái ước nguyện, con ước vọng con bây giờ con theo Thầy, cái sự nghiệp của con theo Thầy thôi, chứ bây giờ không có đi đâu nữa cả. Bởi vì cái sau lưng mình bị vứt bỏ rồi, bởi vậy nên có những trở ngại con sẽ cố gắng. Mà con cũng chưa hoàn thiện, chưa có an trú được cho những cái giới luật Thầy bảo.

(1:02:22) Trưởng lão: Nói chung là con bị cái bệnh nó bất tịnh hành, nó không có thanh tịnh. Chứ nếu mà cái bệnh nó không có thì nó có cái bệnh đó, Thầy mong rằng con tìm cách uống thuốc, bởi vì mình tự mình, mình nhiếp tâm an trú chưa được thì mình khó đẩy lùi cái bệnh đó ra.

Khi mà con nhiếp tâm được chừng mười phút hay hoặc mười năm phút con coi cái pháp Như Ý Tác Ý nó rất là hay, chứ không phải, nó không phải thường đâu. Nhưng mà mình nhiếp tâm an trú chưa có được vì cái hôn trầm thùy miên đánh con quá. Cho nên con chưa có đủ sức vì vậy mà phải cố gắng một thời gian sau đó, bởi vậy từ đây về sau con cố gắng con đi kinh hành khắc phục được cái ngủ này.

Tu sinh: con ngồi từng đêm, giữ gìn giới luật.

Trưởng lão: thôi, khắc phục được như vậy rồi từng lần lượt, rồi tới cái tháng thứ ba này Thầy xem xét mà nếu được một số chừng khoảng được mười người là Thầy, thấy nó được mười người là Thầy mừng rồi.

Tu sinh: nhưng mà, nhưng như vậy thì Thầy để kéo thêm một tháng nữa.

Trưởng lão: Phải rồi.

Tu sinh: Trưởng lão phải kéo thêm tháng nữa.

Trưởng lão: Phải chịu tháng nữa. Nhắc nhở, nhắc nhở cho người ta thấy.

Tu sinh: Chứ bây giờ, nếu mà Trưởng lão mà nhận xét (01:03:46 - 01:03:50).

Trưởng lão: Đó, thì Thầy biết về cái tinh thần nó suy sụp ngay liền đó.

Tu sinh: Giờ nó suy sụp liền.

(1:03:53) Trưởng lão: Nó hết tu nổi. Thầy biết, Thầy hiểu cho nên vì vậy mà Thầy kéo dài một tháng thôi, vừa hết tháng này rồi. Bắt đầu bây giờ qua tháng thứ ba Thầy, chịu khó Thầy ra xét thấy từng người một, từng người một. Thầy hiểu mấy cái tâm lý mà con, cái đó là cái tâm lý đó.

Tu sinh: Thưa Trưởng lão là về cái chỗ hôn trầm cho nên là con chưa có quán sâu được, cho nên là những ác pháp xen vô. Những cái pháp mà bây giờ mình chưa có quán sâu được, mình bị lao theo nó vậy.

Như đáng lý con cảnh giác, nếu mà con, con cảnh giác, Thầy, không đem cái chuyện của Nguyên Thanh cách vào đây mà nói chuyện với Trưởng lão hết trơn hết, những chuyện đó là chuyện bình thường (01: 04:37) con người quân tử lắm, nói vậy không hay, cho nên con.

Trưởng lão: Thầy cũng hiểu, Thầy không biết sao. Không phải Thầy không biết, nhưng mà Thầy muốn giúp đỡ thôi. Cũng là một cái đầu óc, cũng nhớ dai, chứ nhiều người đọc rồi không nhớ nữa. Nhớ dai mà có hiểu biết, có hệ thống lắm đó chứ không phải không hệ thống đâu.

Tu sinh: Với Nguyên Thanh (01:04:58).

Trưởng lão: Trí nhớ.

(1:05:01) Tu sinh: dạ. Cho nên là con xin sám hối với Trưởng lão (01:05:09).

Trưởng lão: ráng con, cố gắng nỗ lực Thầy giúp đỡ cho.

Tu sinh: thưa Trưởng lão con (01:05:15 -01:05;20)

Trưởng lão: Ừ.

Tu sinh: (01:05:21 -01:05;28) con tư Tứ Niệm Xứ ((01:05:29 -01:05;59)

Trưởng lão: Nói chung cái vấn đề mà cái quy ước này là do chú Bàng với Thanh Quang, mình chưa tư chứ còn Chơn Thành không biết gì hết nhưng mà để Chơn Thành đại diện cho Tăng. Chơn Thành chỉ lo tu thôi.

Rồi mấy con ra. Các con ra con. Rồi Phước Tồn vô trước rồi ra con.

7- TÁC Ý LỚN TIẾNG KHI TU TẬP THÂN HÀNH NIỆM

(1:06:46) Sư Phước Tồn: Dạ. Mô Phật! Bạch Thầy, con có một câu hỏi. Câu hỏi nãy con có hỏi, là như trong trường hợp mà con đi của con tu tập Thân Hành Niệm con tác ý lớn tiếng như vậy, mà thầy Chơn Thành nghe như này có ảnh hưởng gì không?

Trưởng lão: không có sao đâu. Bởi vì mình tác ý lớn để cho mình tạo cái lực của ý thức để cho nó tỉnh thức.

Sư Phước Tồn: dạ. Bởi vì con thấy con, nếu mà tác ý thầm thì nó không có hiệu quả.

Trưởng lão: nó không hiệu quả bằng cái tác ý lớn, cái lệnh lớn, cái lệnh nó mạnh lớn, nó vang lên. Bởi vì cái người mà tu gần bên đó, người ta cảm thông được, con biết tại sao không? Cảm thông được là vì biết rằng trong cái giai đoạn đó con bị, thời gian đó con bị hôn trầm. Dễ bị hôn trầm lắm, cho nên mình phải tác ý lớn.

(1:07:25) Sư Phước Tồn: con xin trình phần tu tập của con, có bữa con tác ý lớn tiếng thì con mới nghe, mà con lúc đó con tác ý sai con cảm thấy (01:07:38), mà trong thời gian này thì con tu tập (01:07:40 -01:07:46).

Trưởng lão: chính vì chỗ đó để mà những người khác đó, khi mà bị âm thanh ở ngoài tác động đó, thì người ta vẫn phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, người ta khéo léo người ta kêu vô. Cái sức mà nhiếp tâm và an trú người ta kêu nó vô, nó nhiếp tâm nó không nghe bên ngoài nữa. Để thử biết cái sức nhiếp tâm của người ta, rồi còn nếu mà không có cái vậy đó thì đâu biết sức nhiếp tâm đâu.

Sư Phước Tồn: Dạ. Những cái con tác ý lớn tiếng như vậy thì có giúp cho cả hai?

Trưởng lão: Cả hai chứ. Bởi vì cái giúp cho cái người ở bên đó người ta nhiếp tâm. Còn cái người mà không có chịu nhiếp tâm và an trú như vậy là người ta mới trách: “Sao mà to tiếng quá trời, làm tôi thu không được”. Đó mấy người đó là nhiếp tâm chưa được, chứ mà người nhiếp tâm được người ta đâu có.

Con thấy thầy Chơn Thành, thầy nhiếp tâm vô đó, nhiếp tâm vô. Mọi lần có cái thất ở bên, sát ở phía sau thất của Thầy đó, hát kêu mở băng quá trời đó, rồi xúm nhau mà hai ba người mà ngồi nói chuyện mà ở ngoài đó không. Bởi quay, cái tai quay vô có nghe, là biết nó quay vô không nghe. Cái đầu động, rồi nhưng mà cái biết nó quen rồi thành ra có sự tác ý, tác ý với nó.

Sư Phước Tồn: Như vậy là con an tâm, con tu hành.

Trưởng lão: Ừ ráng tu.

Sư Phước Tồn: như vậy từ 1 giờ đến 2 giờ là con rút thời gian một tiếng để con dùng pháp Thân Hành Niệm, như vậy có cái tác hại gì hay không?

Trưởng lão: không. Không có tác hại gì hết. Như là con tập đếm vậy đó: “1, 2, 1, 2”, vậy đó. Nói to tiếng đặng đi cho nó đúng chứ để không, chứ không nó, thì cái, tức là cái pháp Thân Hành Niệm là cái lệnh đó.

Sư Phước Tồn: dạ thưa. Tại vì Thầy dạy là tu tập chỉ nửa tiếng thôi. Còn cái này tu tập tới một tiếng là gấp đôi.

Trưởng lão: Bởi vì con đang ở trong cái sự mà tu tập để tỉnh thức và đồng thời cũng là cái phương pháp để tác động cho con có cái nội lực để mà khi trị bệnh của con lại. Nội lực không có sao đâu con, cứ nỗ lực tu đi.

Con chưa có nghe chú Lĩnh, chú ở cái nhà tường đó, mà chú tác ý mà hồi đó bên nữ đi bên cái đường mà ở ngoài này đi vô đó. Mà mấy cô này vô nói cô Út: “Trời đất ơi! Ông đó, ông điên hả trời? Ông la quá trời”. Thì con biết không? Khuya thì buồn ngủ, người ta la cho nó đừng buồn ngủ chứ sao. Tức người ta phá, sau này người ta hết rồi, đâu có người ta đâu có la nữa. Hồi đó thì bộ nằm ngủ, khuya dậy trời đất ơi, nó muốn ngủ không, chứ nó đâu có muốn trời thức không, vì ông la cho nó hết.

(1:09:59) Sư Phước Tồn: Nếu mà trong trường hợp mà con, cái pháp Thân Hành Niệm con đã sửa đổi, vậy con đâu có, theo con nghĩ thì nếu mà dùng pháp Thân Hành Niệm này thì cái, vì cái siêng năng, cái hôn trầm thùy miên của con là con không còn sợ nữa và cái bệnh con có thể giảm.

Theo con nghĩ như vậy, tại vì trong thời gian mấy ngày qua thì con thấy nó có cái sự giảm rõ rệt. Làm, thay vì như, nhưng mà cái lệnh mà con khi mà cái bụng con nó phình hơi lên thì bắt đầu con tác ý: “Đến đó dừng, hạ xuống”, thì bắt đầu là nó hạ xuống ngay và nếu mà nó có lúc mà nó, con thấy hai lần mà nó không có. Đó thì bắt đầu con chỉ đi một vòng thôi, là bắt đầu nó không có còn cái cảm giác đó nữa và cái hơi tí của đoạn đó vừa xuống cái con chặn lại được.

Trưởng lão: Ừ. Rồi con khéo léo mà tu tập nó, thiện xảo nó. Rồi bắt đầu được rồi. Cần phá cái hôn trầm của con đó, tuổi trẻ mấy con bị hôn trầm có thể mạnh lắm.

Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão. Con hỏi lại chỗ này, con đi làm về quán vô thường rồi, bây giờ (01:11:11).

Trưởng lão: Cái bài Quán vô thường rồi. Quán thân vô thường phải không con?

Tu sinh: Dạ.

Trưởng lão: Bắt đầu bây giờ con làm cái bài kế tiếp là các pháp vô thường đó.

Tu sinh: Các pháp vô thường.

Trưởng lão: Ừ. Các pháp vô thường.

Tu sinh: Đồng thời thì con sẽ hoàn chỉnh cái bài về đạo đức nhân bản.

Trưởng lão: Đạo đức nhân bản. Nhân bản đó.

Tu sinh: .con hoàn thành.

Trưởng lão: đúng rồi. Phải hoàn thành được cái cuốn thành ra một cái tập sách Đạo Đức, đạo đức nhân bản đó.

Tu sinh: con nghĩ! kính thưa Trưởng lão vừa rồi sư Phước Tồn có đi Thân Hành Niệm.

Trưởng lão: như vậy là theo cái đặc tướng sư Phước Tồn.

Tu sinh: (01:11: 46-01:11;48).

Trưởng lão: Ừ đó. Thì cái đó là theo cái đặc tướng của nó. Cho nên mà cái chân nó giở cái đôi gót lên, giở cái đầu gối lên đó, nó khác. Nhưng mà điều kiện nó, cái đặc tướng của nó đặt hơi khác.

Rồi thầy Chơn Thành còn ngoài đó không con? Chắc đi rồi.

(1:12:22) Tu sinh: Thầy Chơn Thành còn ở ngoài phòng khách đó Thầy.

Trưởng lão: Ngoài phòng khách hả con?

Tu sinh: Dạ thầy đi ra phòng khách.

Trưởng lão: Thầy ra phòng khách.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy