LCK 039D (Nam) - Các Pháp Vô Thường - Vấn Đạo Tri Kiến Giới Luật Xả Tâm - Trung Tâm An Dưỡng - Sách Tấn
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 12/2005
Thời lượng: [45:09]
(00:00) Nay mấy con được nghe một cái bài để tổng thể về các pháp vô thường trên cái thế gian này, không còn bỏ sót cái gì hết. Nên nói chung đây là cũng phải có cái sự đọc, nghiên cứu, đọc sách báo rất nhiều. Chứ nếu mà không có đọc thì chúng ta không thể tổng thể như vậy.
Cho nên lấy đó mà chúng ta suy ngẫm tất cả các pháp đều vô thường, không có gì là của mình hết, nên xả bỏ. Các con đừng có ham tiếc gì nữa, cuộc đời này chẳng có gì mà cho chúng ta mà thích thú, ham nữa. Nên cuối cùng chúng ta mới dùng cái tri kiến mà chúng ta xả bỏ những cái ác pháp tham, sân, si.
Bây giờ Thầy sẽ trả lời những câu hỏi của sư Pháp Ngộ. Hôm trước Thầy có dạy: "Tu sai pháp là phạm giới”. Đúng vậy tu sai pháp là phạm giới hết. Bởi vì giới của Phật đem lại sự thanh thản, an lạc, vô sự. Mình tu sai pháp là nó làm cho mình có chướng ngại, làm cho mình có khổ đau, làm cho mình có phiền não, là tức là mình phạm giới rồi đó.
Cho nên vì vậy đó, giới luật của Phật, cái gì mà đem đến sự an ổn, đó là giới luật, đem đến sự bình an cho chúng ta là giới luật. Còn cái gì mà làm cho chúng ta đau khổ đó là chúng ta phạm giới. Đó cho nên vì vậy mà khi tu chúng ta biết ngay chỗ đó mà không có cái sự giải thoát, không có sự an ổn là chúng ta có phạm giới trong đó.
Cái giới đó chưa nói ra, bởi vì các con còn bốn cái tập giới nữa mà Thầy chưa có giảng giải ra hết, mới có hai tập thôi. Cho nên chúng ta chưa có thấu suốt giới của Phật đâu, giới xúc nó khác.
Cái giới của Phật tức là phạm hạnh, phạm hạnh là thuộc cái đời sống an ổn không còn đau khổ nữa, còn có đau khổ là giới cấm thủ. Giới cấm thủ làm chúng ta đau khổ khi chúng ta cố gắng ngồi thiền, kéo hai chân đau mà chúng ta cố gắng chịu đó là giới cấm thủ. Khi chúng ta đứng một chân mà tu, khi chúng ta trầm mình dưới nước để cho lạnh, để nói rằng giải thoát đó là tất cả những dấu hiệu giới cấm thủ, làm cho chúng ta khổ đó là giới cấm thủ. Tu theo ngoại đạo là phạm giới.
Tại sao tu theo ngoại đạo phạm giới? Nó đưa đi đến chúng ta mê tín nè, đưa đi đến chúng ta mất công, mất thì giờ mà không đạt được kết quả giải thoát, làm chúng ta thiếu đạo đức nữa. Dựa lưng vào thần Thánh mà cầu khẩn, thì đó là thiếu đạo đức, mà thiếu đạo đức là phạm giới chứ sao.
Đó thì mấy con thấy 62 lập luận của ngoại đạo đưa cho chúng ta hiện giờ, trong cái thời đức Phật có tu được giải thoát không? Lý luận thì trên mây mà cuối cùng không được gì giải thoát hết, chúng ta có làm, có thấy được giải thoát không?
(2:30) Cho nên trong thời kỳ đức Phật là phạm giới, nghĩa là 62 luận thuyết mà đức Phật đã viết trong kinh Phạm Võng hay hoặc là trong Sa Môn Quả, thì đức Phật có nêu 62 luận thuyết đó để làm gì? Để nói đó là cái những cái giới không có đúng cách, những cái phương pháp không có đúng cách. Tức là chúng ta sẽ tu tập phí công và cực khổ, làm chúng ta khổ, cho nên do đó đức Phật nói bác 62 luận thuyết đó chính là 62 cái điều kiện hiểu biết để làm chúng ta khổ. Cho nên vì vậy mà đức Phật coi như là phạm giới, đó là thuộc về bộ giới mà, chứ đâu.
Bởi vì nó kinh Phạm Võng là bộ giới của Phật rồi hay hoặc là nói Sa Môn Hạnh là phạm giới, thuộc hành giới luật của Phật rồi. Từ trong hai cái bài kinh này mà triển khai nó thành ra cái bộ giới luật của Phật gọi là giới kinh.
Thầy chưa làm xong hết cái bộ giới, cho nên do cái chỗ mà hướng dẫn mấy con chưa có được đầy đủ. Chứ nếu mà cái bộ giới mà Thầy đã viết xong, thì mấy con sẽ thấy tất cả những cái này đều được Thầy soạn thảo ra đầy đủ trọn vẹn, mà không sai một chút nào của đạo Phật.
“Một số phong tục dân gian mê tín là phạm giới”.
Đúng vậy. Nó làm chúng ta hao tài tốn của, làm chúng ta đi lạc không có đúng đắn. Cho nên các con nghe cái lời đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”.
Nghĩa là chúng ta không có tu tập theo pháp Phật thôi, mà không có sống theo pháp Phật thôi, mà sống thì phải có giải thoát, có tu là phải có giải thoát. Một ác niệm tác động vô thì cái pháp của Phật ngay liền chặn đứng, không cho tác động vào thân tâm chúng ta, đó là mới pháp Phật.
Cho nên pháp không có thời gian, còn nếu mà có khổ thì đó là có thời gian, mà có làm khổ mình khổ người thì đó là phạm giới hết. Phạm giới là làm khổ mình, làm khổ người là phạm giới.
Kính bạch Thầy như vậy có phải giới cấm thủ không? Kính bạch Thầy!
Nghĩa là tất cả những cái gì mà làm khổ chúng ta thì nó nằm ở trong cái phạm giới. Và giới cấm thủ là cái giới của ngoại đạo, đặt ra để chúng ta thực hiện như thể là khổ hạnh làm chúng ta đau khổ, làm chúng ta đau khổ gọi là giới cấm thủ. Mà giới cấm thủ thì đem đến sự khổ đau cho chúng ta, do đó nó là chúng ta đối với Phật giáo thì đó là phạm giới.
Cho nên nhìn đối với Phật giáo có giới của Bà La Môn đức Phật chấp nhận, nhưng có giới Bà La Môn đức Phật không chấp nhận. Gọi là giới khổ hạnh mà của Bà La Môn đó thì đức Phật không chấp nhận. Cho nên trong cái thời kỳ mà tu khổ hạnh, đức Phật đã nếm thử những mùi giới cấm thủ này rất nhiều. Cho nên Ngài biết, sau này Ngài dạy chúng ta đều là chúng ta không chấp nhận những giới cấm thủ.
(5:11) Còn gì kính xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Sau này các con sẽ đọc cái bộ giới, còn bốn tập nữa, thì các con… Qua những câu hỏi của con, con sẽ thấy rằng cái bộ giới sẽ xác định rõ những cái điều này, cho mấy con dịch.
(5:24) Câu hai: “Bức tâm thư chính mà Thầy gửi đến quý sư, thầy cùng các Phật tử dạy về khu Trung Tâm An Dưỡng. Kính xin Thầy chỉ dạy thêm cho chúng con được rõ”.
Cái bức tâm thư đó để xác định cho chúng ta biết, khi bức tâm thư mà Thầy vừa gửi cho mấy con, để nói lên cái tài khoản, để kêu gọi mọi gia đình mọi người đều thành lập cái hội từ thiện. Từ mọi gia đình, của mỗi gia đình hội từ thiện trong mỗi gia đình đó, thì bắt đầu đó sẽ thành lập cái hội từ thiện của các tổ thọ Bát Quan Trai. Từ cái hội từ thiện nhỏ của gia đình đến hội từ thiện của tổ Bát Quan Trai.
Và đồng thời những cái hội từ thiện đó sẽ có cái sự đóng góp vào từ thiện qua cái tài khoản của Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện. Để trung tâm có cái tài khoản, có kinh tế xây dựng những cơ sở và làm công việc từ thiện cho trung tâm, ở trung tâm đó. Đó là cái ý của cái bức thư chính là kêu gọi thành lập những hội từ thiện và chuẩn bị để khi có cái tài khoản, thì các hội từ thiện sẽ gửi về cái trung tâm đó, cái tài khoản của trung tâm đó.
Thì trong cái ban, bộ mà giữ gìn cái tài khoản đó nó có năm người hoặc là ba người tùy theo chọn lấy những người nào thật sự quyết tâm làm từ thiện, có lòng tốt. Cái vấn đề mà tài khoản của các gia đình, của các cái tổ thọ Bát Quan Trai gửi về cho cái tài khoản của Trung Tâm An Dưỡng mà không có giữ gìn trọn vẹn để làm từ thiện đó, thì chúng ta sẽ là một cái tội rất lớn đối với những người khác, với những người mà có lòng làm từ thiện.
Đó là cái mục đích của bức thư chín, còn cái kế nữa bức thư mười đó là sẽ báo tin cho biết rằng hiện giờ trung tâm đã có giấy phép hẳn hòi và có tài khoản và đồng thời kêu gọi các hội từ thiện nên gửi về cái tài khoản đó. Đó như vậy để chi phí không những tại cái Trung Tâm An Dưỡng mà còn chi phí cho các cái chi nhánh của trung tâm.
(7:44) Thí dụ như bây giờ Trung Tâm An Dưỡng được giấy phép ở TP. Hồ Chí Minh, thì sau đó cái trung tâm nó sẽ, ở cái trung tâm đó, nó sẽ xin chi nhánh ở Tây Ninh hoặc là ở Huế hoặc là ở Hà Nội hoặc là ở Bà Rịa Vũng Tàu, tùy theo ở đó có cái điều kiện thì nó sẽ xin về làm cái chi nhánh ở đó.
Cho nên nó cái chi nhánh đó nó được cái tài khoản của trung tâm đó, khi cho nó khi mà nó thiếu hụt, nếu mà ở đó nó có lập cái tài khoản riêng của cái chi nhánh đó, mà nó thiếu hụt thì trung tâm sẽ chi cho nó cái số tiền để cho nó trang bị hoặc là nó sử dụng những cái điều từ thiện tại cái chi nhánh đó. Cho nên nó không phải là một chi nhánh mà có nhiều chi nhánh.
Hôm nay Thầy báo tin cho biết rằng, ở Hà Nội thì có một số Phật tử họ đứng trong cái công ty An Phước để xin thành lập cái Trung Tâm An Dưỡng. Mà khi xin cái Trung Tâm An Dưỡng đó, nó coi như là đang… Đất đai thì đã có rồi, rồi cái giấy tờ thì nó sắp sửa hoàn thành, cho nên Thầy mới gửi bức thư 9 để kêu gọi Phật tử tập trung trong vấn đề mà kiếm người, để thành lập cái ban tài khoản.
Sau khi cái ban tài khoản này mà được chọn và có thời gian Thầy sẽ đến Hà Nội, xem xét lại trong cái tình thế coi được hay không. Nếu được thì Thầy chấp nhận, mà nếu không được thì ở đâu có cái duyên mà làm tốt được thì Thầy sẽ về đó. Hiện giờ thì ở Nghệ An, Hà Tĩnh họ cũng đang xúc tiến làm cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện. Ở đó cũng theo cái phương án của Thầy, mà nếu ở đó xin được thì cái trung tâm sẽ về đó.
Và ở TP. Hồ Chí Minh, hiện giờ thì cũng có một số Phật tử họ cũng đang cố gắng để mà xin phép, cái giấy phép cho được để thành lập cái Trung Tâm An Dưỡng ở thành phố. Ở Phước Hải thì công ty An Lạc, tức là họ cũng đang đứng trong góc độ để mà, để ngay cái xin giấy phép cho được cái Trung Tâm An Dưỡng, trở về cái khu đất mà xưa kia mà Thầy đã từng làm ở đó.
(09:54) Cho nên trong cái vấn đề mà theo câu hỏi đó, theo chúng con thiết nghĩ đó sẽ có thêm nhiều Trung Tâm An Dưỡng ra đời. Nói chung là chỉ có một Trung Tâm An Dưỡng mà thôi, còn tất cả đều là chi nhánh của trung tâm. Tất cả tỉnh này hoặc tỉnh kia đều là chi nhánh chứ không có trung tâm nào, chỉ có một trung tâm. Cái nào mà ra trước có giấy phép xin được thì cái đó là trung tâm. Còn cái nào ra sau đó thì lấy cái giấy phép của từ ở trung tâm mà xin phép làm chi nhánh của Trung Tâm An Dưỡng. Cái mục đích nó như vậy, chứ nó không phải có riêng.
Vì về có, chỗ này cũng có trung tâm, chỗ kia cũng trung tâm thì không được, nó chỉ có một cái trung tâm mà thôi. Nhưng mà ở đâu sẽ xin phép trước, được trước thì ở đó sẽ là cái trung tâm, còn ở đâu mà xin sau thì ở đó sẽ nhờ cái giấy phép của cái trung tâm đó để xin làm cái chi nhánh. Nếu ở đó có Phật tử đã tập hợp, đã làm được thì cái chi nhánh nó sẽ về đó.
Thầy báo tin rõ để cho biết.
Chẳng hạn như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa hiện nay đối với pháp luật Nhà nước hiện tại năm 2005 và 2006 trở đi càng mở rộng cho nên khu an dưỡng sẽ ra đời. Chúng con hy vọng những bậc A La Hán ra đời, chánh pháp sẽ duy trì trên cuộc sống này.
Thật sự ra thì Thầy đang lo đào tạo cái lớp này để cho có những cái bậc tu chứng, để mà người ta… Khi mà cái các Trung Tâm An Dưỡng và các chi nhánh ra đời, thì chúng ta sẽ có người bổ nhậm về làm việc ở đó làm việc, vừa làm từ thiện mà vừa đứng ra hướng dẫn đạo đức không làm khổ mình khổ người. Đó là cái mục đích hôm nay mà cái lớp chúng ta đã ra đời trong cấp tốc như thế này, thì các con đủ biết rằng cái hướng của Thầy nó có cái hướng làm cái việc lợi ích lớn cho muôn người.
Cho nên vì vậy mà cái lớp này mấy con cố gắng học, tu mà. Và xong khi học tu xong được rồi, mấy con được giải thoát, giới luật được nghiêm túc, bởi vì giới luật ở đâu là tri kiến ở đó, khi mà mấy con sống đúng giới luật thì mấy con sẽ xứng đáng, mấy con đến cái nơi trung tâm hoặc là những cái chi nhánh của trung tâm, các sẽ xứng đáng là những người đứng lớp để mà dạy người ta đạo đức. Đứng ở cái vị trí mà con điều hành cái trung tâm, cái chi nhánh mà cất ở trung tâm đó, để mà phụ giúp với một số người cư sĩ.
Bởi vì những cái điều kiện này do người cư sĩ đài thọ rất nhiều và chúng ta là những người lãnh đạo tinh thần bằng hành động sống hay hoặc nói khác hơn đó là thân giáo của chúng ta bằng giới luật đức hạnh. Để giúp cho con người sống có đạo đức thứ nhất và giúp cho con người kế tiếp bước giai đoạn hai là họ phải làm chủ được sự sống chết của họ. Đó là cái mục đích mà Thầy đã mong muốn, mong ước từ lâu chứ không phải mới bây giờ.
(12:34) Và bây giờ con sẽ ước ao rằng nó sẽ có những cái Trung Tâm An Dưỡng, cái khu an dưỡng ra đời như vậy. Thì đó là cái ước muốn của con cũng là cái ước muốn của Thầy. Cho nên những ước muốn này Thầy nghĩ rằng các con ai cũng ước muốn điều đó, bởi vì nó đem lại cái sự lợi ích thiết thực cụ thể.
(12:52) Cho nên hôm nay cái lớp học này đó, thì Thầy xin tuyên bố để cho mấy con biết, Thầy sẽ… Cái người nào mà giữ gìn giới luật nghiêm túc đó thì sau một vài tháng là các con đã thấy sống đúng giới hạnh, thì Thầy sẽ chuyển cho mấy con lên lớp thứ hai. Để bắt đầu cho mấy con đi sâu vào cái giai đoạn thứ hai là quét sạch vi tế của tâm của mình, để hoàn toàn tâm thanh tịnh tức là tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Từ đó các con có đủ Tứ Thần Túc để các con nhập các định, để thực hiện Tam Minh, để chứng quả A La Hán hoàn toàn.
Còn nếu các con mà phạm giới, phá giới nghĩa là sống không đúng giới hạnh thì đương nhiên Thầy không có đuổi các con, bởi vì ai cũng muốn tu nhưng mà vì cái nghiệp mình sống không được, Thầy không đuổi, nhưng các con sẽ không được lên lớp, tại sao vậy?
Thí dụ như hôm nay là thứ ba, cái lớp hôm nay là thứ ba, qua cái thứ năm, nghĩa là chúng ta học… Bên nam thì chúng ta học ngày lẻ, là ba, năm, bảy. Thì Thầy sẽ chia ra những người giữ giới luật sau ba tháng, năm tháng mà giữ giới luật trọn vẹn. Thầy sẽ cho cái lớp, mấy con sẽ lên học thay vì mấy con học ngày thứ ba, thì Thầy sẽ cho mấy con được lên lớp học ngày thứ năm.
Có gì không con?
Thầy sẽ cho mấy con lên cái lớp học cái ngày thứ năm. Coi như những người ở lại mà không được lên, thì mấy con sẽ còn học trong ngày thứ ba. Mấy con vẫn bình thường thôi không có thứ gì thay đổi hết, nhưng những người được lên lớp thì, trong cái ngày thứ ba mà mấy con học đó, thì những người lên lớp mà thứ năm đó thì họ không học lớp này nữa, họ lên lớp đó bắt đầu Thầy hướng dẫn họ đi vào cái chỗ mà nhiếp tâm và an trú tâm bằng cách xả tâm, chứ không phải bằng ức chế tâm. Nó có cách thức học như vậy, cho nên nó khác, nó không phải giống như bây giờ đâu.
(14:57) Vì vậy mà trong khi đó thì các con còn ở lại vì các con phạm giới, các con còn ở lại tức là các con chưa xả tâm, cho nên mấy con còn ở lại cái lớp học vào cái ngày thứ ba và những cái người mà được lên lớp thì ngày thứ ba họ sẽ không học lớp này đâu. Tại vì giới luật họ nghiêm chỉnh, họ không có phạm.
Và đồng thời đó thì mấy con cũng thấy sống, sinh hoạt bình thường nhưng mà những người đó giới luật họ nghiêm chỉnh. Do đó thì họ được lên cái lớp cao hơn, mà do vì vậy mà Thầy sẽ hướng dẫn họ cách thức để nhiếp tâm, cái lớp khác chứ không phải cái lớp này mà còn nhắc đi nhắc lại những cái bài làm như thế này nữa. Bởi vì họ đã nói và họ đã làm được, còn mấy con nói được mà mấy con không làm được thì mấy con sẽ ở lại, không có cho mấy con lên.
Và đồng thời khi mà đến cái lớp mà họ đầy đủ được Tứ Thần Túc thì họ sẽ học lên cái lớp cái ngày thứ bảy, họ sẽ học lên cái lớp đó. Nếu trong khi Thầy chọn thấy trong cái lớp thứ hai mà được những người, thì Thầy sẽ cho lên cái lớp thứ ba họ sẽ, bắt đầu họ sẽ nhập định và họ thực hiện Tam Minh. Đó là cách thức hướng dẫn của Thầy chia làm ba lớp, ba cái cấp học của nó.
Cho nên trong những cái điều kiện mà Thầy hướng dẫn mà mấy con dùng tri kiến mà được, thì tức là mấy con còn sẽ học ở đó, ở cái lớp này, còn mấy con sẽ lên mà nếu không được mấy con ở lại học, thì Thầy sẽ dạy qua cái lớp Chánh Tư Duy, nếu một năm sau mấy con chưa xả Thầy dạy qua Chánh Tư Duy.
Khi mà Chánh Tư Duy thì mấy con phải Chánh Tư Duy trong giới luật, thì cái bộ giới luật Thầy sẽ soạn thảo đầy đủ, mấy con còn phạm là chết đó, mấy con sẽ còn ở lại nữa chứ không bao giờ mấy con được lên, Thầy nói thật sự nếu còn phạm giới là còn ngồi lại ở lớp mà mới vào học mà thôi.
Còn những người mà hôm nay, mà mấy con đến xin Thầy để tu học, thật sự đây là cái lớp đã đào tạo hơn một tháng mấy rồi, mấy con theo không kịp đâu. Bởi vì qua những bài vở làm sao Thầy dạy lại được.
Thí dụ như bây giờ nói về… Bắt buộc mấy con thấy làm từng bài như thế này. Bắt buộc mấy con phải tri kiến, mấy con phải tư duy suy nghĩ mấy con mới làm bài được, mà Định Vô Lậu buộc lòng chúng ta phải gọi là thiền quán đó, chúng ta phải ngồi tư duy suy nghĩ những cái đề tài mà Thầy cho, để làm cho cái tri kiến của mấy con hiểu như thật, chứ đâu có hiểu lờ mờ được.
Để từ cái chỗ hiểu như thật đó mấy con mới xả được tâm, mới xả được cái tâm của mình còn mình hiểu nó lờ mờ đó, tuy rằng mình nói để cho nó lướt qua chứ sự thật ra mình bị ức chế tâm chứ chưa phải xả tâm, mình hiểu thật thì mình mới xả. Cũng như nói bây giờ có người chửi mình, nói các pháp đều vô thường, kệ họ chửi rủa. Đó là mình ức chế tâm chứ chưa phải là mình hiểu thật, còn mình hiểu thật khác, nó không phải vậy, mình hiểu như thật nó không có vậy, khác.
(17:37) Cho nên trong cái lớp học ở đây đó, nếu triển khai mấy con thấy như thật, vì vậy mà buộc lòng mấy con ngồi nghe một cái bài dài dòng như thế này, thật sự ra thì Thầy không mong muốn nhưng vì nó là cái tổng hợp tất cả các pháp vô thường trên thế gian này, không có một cái gì mà còn sót ở trong này mà không nói. Các con nghe nãy giờ mấy con thấy không có gì mà không có. Nghĩa là các pháp vô thường thật sự, từ những hiện tượng này cho đến hiện tượng kia đều là vô thường.
Nhưng cái bài mà đọc để chúng ta thâm sâu vào, áp dụng vào đó, đó là bài của Từ Giác, áp dụng vào cái đời sống của chúng ta. Và cái bài mà xác định được đạo đức mà chúng ta cụ thể rõ đó là cái bài Thanh Vân.
Các con nghe, các con tự suy nghĩ các con thấy Thầy nói không sai đâu các con. Và tất cả những các bài mà các con biết, đều có nhằm vào cái thực hiện được cái đời sống giải thoát của mấy con hết. Chỉ có cần áp dụng, chỉ cần thiện xảo khéo léo là mấy con được giải thoát ngay liền, không còn ác pháp tác động vào thân tâm con được.
Các con đã cố học, các con đã làm như thế này, đã vét từng cái đầu óc của mấy con ra, mấy con mới làm được, chứ không phải là muốn viết hồi nào mấy con viết được đâu. Nhiều khi Thầy thấy cái bài của mấy con viết như thế này, các con phải viết đôi ba lần chứ không phải một lần. Các con rất là có công lao tìm hiểu, học hỏi, nỗ lực triển khai cái tri kiến của mình để đạt được cái sự hiểu biết, để hoàn toàn tâm vô lậu, điều đó Thầy rất hiểu ở sự tu tập của mấy con.
Mấy con ráng cố gắng, mà thậm chí có người bị nhức đầu nặng đầu mà, chứ không phải là mấy con viết như vậy là thường đâu, không phải là như học trò làm bài luận văn đâu, mà đây là cái sự cố gắng hết sức mình ở các con. Một tuần lễ mà mấy con viết, mấy con nộp ba bốn bài chứ không phải là ít. Còn có nhiều người nộp một bài nhưng mà rất là cẩn thận, kỹ lưỡng viết đi viết lại nhiều lần, chứ không phải một lần. Cho nên trong cái vấn đề tu tập là phải tu tập thật sự như vậy.
Mà Thầy đào tạo mà cái lớp này mà không đạt được, không chứng được thì nhất định là Thầy không dạy nữa, Thầy dẹp hết, sách vở Thầy đốt hết, Thầy không cần thiết nữa. Cuộc đời là như vậy là để như vậy chứ không còn cách thức nào mà cải hóa, cách thức nào mà làm được nữa hết.
(19:44) Thời đức Phật đã đưa ra cái giáo pháp, cho đến hôm nay hai ngàn mấy trăm năm rồi, mà nhìn lại con người vẫn sống trong ác pháp, chưa hoàn thành được thiện pháp. Đức Phật nói ngăn ác diệt ác nhưng thấy mấy ai mà ngăn ác, diệt ác. Bây giờ Thầy triển khai ra thành một cái lớp học ngăn ác diệt ác thật sự. Thế mà không ngăn ác, diệt ác được thì còn để làm gì?
Một cái giáo pháp nào đưa ra cũng là đều đem đến một sự đau khổ của chúng ta, phải đấu tranh tư tưởng của chúng ta ghê gớm lắm chứ đâu phải thường. Các con biết khi mà ngồi lại một niệm, một niệm ác đến và một niệm… Và một cái tư tưởng thiện đánh đổ một tư tưởng ác là cả một vấn đề đấu tranh, cái nào thắng mà cái nào bại.
Cho nên một cục khổ chúng ta ghê gớm lắm, nhưng mà người ta để lại cái giáo pháp, mình đọc thấy hay, mình đọc thấy mình mong muốn được như vậy mà có làm được hay không? Nếu quả chăng không làm được, xé đốt bỏ hết, đừng để lại cho đời sau con cháu chúng ta khổ. Thà là nó đi theo cái dòng nước dục nó đi đâu nó đi, nó tới đâu nó tới kệ nó, đừng có chặn nó kiểu này mà làm cho nó khổ.
Biết bao nhiêu tôn giáo, biết bao nhiêu các triết gia, triết học đã đưa ra những cái điều kiện, làm cho đời chúng ta phải học rất nhiều mà chúng ta được những gì những cái học này? Hay đem đến chúng ta những nỗi đau khổ sanh, già, bệnh, chết này? Các con thấy rất rõ.
Những cái điều đau khổ nhất là chúng ta phải làm cho được, mà không làm được thì chúng ta xé bỏ tất cả những cái điều mà con người đã để lại, để lại những cái đau khổ này. Nói thì danh từ rất hay: “Sống không làm khổ mình khổ người, khổ cả hai”. Hay quá! Nhưng làm có được không? Nếu không được. Xé đốt bỏ. Để làm gì cho nó khổ như thế này?
Các con thấy, chúng ta hạn chế biết bao nhiêu từ cái ăn, cái ngủ cho đến cái dục lạc của thế gian, chúng ta không dám hề vi phạm nó, thế mà chúng ta được những gì đây? Mà chúng ta bây giờ còn ngồi trong lớp này, nếu chúng ta được thì chúng ta báo cho mọi người trên hành tinh này biết rằng, chúng tôi sẽ làm được điều này. Còn không được thì chúng ta dẹp đi, đừng có sống trong mơ hồ ảo tưởng một cách đau khổ như thế này, mà gọi là tu, mà gọi là sửa. Cái gì thực là thực mà cái gì không thực là không thực.
Cho nên lớp học này chứng minh cho cái điều mà chúng ta làm được hay không được. Các con thấy, cái lời của dạy đức Phật tri kiến giải thoát. Vậy thì cái tri kiến của tôi vậy, giải thoát được những gì khi mà chúng ta hiểu như thế này? Nếu mà chúng ta hiểu như thế này mà còn sống trong ác pháp, còn tham muốn, còn tham dục, còn muốn hưởng thụ cái này, còn muốn hưởng thụ cái kia, tâm niệm đó thử hỏi chúng ta có học pháp này có được không?
(22:21) Nếu không được thì xé bỏ đi. Không được thì dẹp bỏ đi, đừng có học mà cho mất công. Sống như mọi người khác, không biết gì hết có phải sướng không. Tới đâu thì cũng khổ như vậy mà thôi, có gì khác? Bây giờ chặn đứng làm cho hết khổ mà không hết khổ thì còn làm cái gì nữa đây? Cầu khẩn ai cứu được mình? Chắc chắn điều đó không bao giờ có. Mình làm ác mà người khác cứu khổ mình điều đó điều sai, không đúng.
Chúng ta là những con người, con người có trí tuệ, một loài động vật có sự thông minh, có sự hiểu biết thì chúng ta phải hiểu biết rõ ràng, không thể nào mà hiểu một cách mơ hồ. Nghe đâu tin đó, nghe đâu tin đó đem cuộc đời chúng ta làm một vật hy sinh cho tôn giáo, cho một đấng siêu hình, cho một đấng ảo tưởng, phục vụ cho những cái mơ hồ mà cứ đem hết, thậm chí như liều chết cũng để đạt được những cái mơ hồ đó. Cái mơ hồ đó làm sao có thực mà làm.
Cho nên ở đây hôm nay cái lớp học này mà Thầy thấy có thì Thầy cho những người đó lên lớp, mà người nào chưa giữ gìn đúng giới hạnh, chưa buông xả được thì phải chịu khó ở lại. Và những người mới học mà vào, thì Thầy thấy mấy con không theo kịp, chờ sang năm có mở một lớp mới thì mấy con mới có thể theo được.
Chứ bây giờ mấy con vào ngang xương như thế này làm sao được? Làm sao mà được? Nó đâu có phải là cái sự bắt đầu trở lại, đâu có phải sự dạy chung chung. Dạy rồi bây giờ ai đứng lại dạy những bài vở cũ này? Hay hoặc là mấy con sẽ đọc lại rồi mấy con sẽ hiểu qua cái điều này? Sự thật ra cái lớp học là cái lớp đào tạo, có Thầy hướng dẫn khích lệ. Còn bây giờ mấy con đọc, mấy con nghe lại ai là người trực tiếp hướng dẫn mấy con hay hoặc là cái ngôn ngữ đó hay hoặc là trong cuốn băng đó hay hoặc là trong cái đĩa đó để mà nói ra cho mấy con nghe, mấy con biết làm sao.
Sau thời gian người ta tu hết sức, người ta có từng cái kinh nghiệm, trong khi mấy con vừa tu tập cái này mà vừa tập từ chút một, nhiếp tâm và an trú tâm. Thế mà nhiếp tâm và an trú tâm mấy con từ cái ngày mà vô lớp học này, Thầy bảo tu một phút, bây giờ một phút mấy con phải thấy cái một phút của mấy con tập, nó gặp nhiều thứ khó khăn chứ đâu phải là một thứ khó khăn. Còn cái người mới vô học mà chưa có biết một phút là như thế nào hết, thì họ làm sao họ tu theo kịp mấy con. Mấy con biết. Trải qua một cái thời gian rồi có nhiều người Thầy đã chấp nhận, ngồi cả ngày cả giờ, có nhiều người thức suốt đêm thức khuya mà họ đạt được những gì đây? Hay là cái ảo của họ sắp sửa bước vào.
(24:49) Cho nên ở đây Thầy khuyên mấy con đó là tu tập đúng lời Thầy dạy, tu tập sai là mấy con phạm giới. Thí dụ như Thầy bảo mấy con tu tập một phút nhiếp tâm và an trú, mấy con phải làm cho được. Mà mấy con làm chưa được thì mấy con từ từ tập. Và mấy con làm được một phút và an trú một phút, các con đừng có tham mà tu hai phút, năm phút, mười phút, Thầy chưa có dạy tới.
Mấy con tham là mấy con sẽ sai pháp và mấy con tham là mấy con bị ức chế tâm, trong khi tâm mấy con chưa xả. Chưa dùng tri kiến của mấy con, chưa sử dụng được cái tri kiến xả cái tâm mấy con, mà mấy con muốn tăng lên hai phút, ba phút là mấy con làm gì? Mấy con biết không? Là mấy con sẽ vào định tưởng. Đó là cái sai.
Mà cái sai là phạm giới, nó đem đến cái khổ cho các con, mà chính cái khổ các con là Thầy đã chịu trách nhiệm. Lỡ có chút gì thì Thầy chịu trách nhiệm. Bởi vì Thầy là Thầy dạy các con mà, Thầy phải gánh cái trách nhiệm, bổn phận của Thầy dạy đệ tử của mình đưa nó đi vào cái chỗ chết đó sao?
Các con thấy các thầy ở trong các chùa họ dạy các con là từ niệm Phật, ngồi thiền này, niệm thần chú này họ có chịu trách nhiệm không? Mấy con điên, mấy con chịu chứ họ có đi đến họ chịu hay điên cho mấy con không?
Mà hở ra một chút mà thấy mấy con có lạc một chút là Thầy quá lo. Cái trách nhiệm của Thầy nè, cái sinh mạng của các con nè, cái tinh thần của các con ở trên cái bàn tay của Thầy nè, mà Thầy không bảo vệ nó thì Thầy có cái trách nhiệm, có lỗi lầm với mấy con chứ. Mấy con điên là Thầy phải khổ chứ, các con hiểu điều đó. Do tu tập theo Thầy, tại sao Thầy không kiểm tra để cho mấy con phải điên?
Các con thấy cái khổ nỗi của một vị Thầy người ta hướng dẫn trên con đường tu chưa? Người ta thấy rõ ràng cái trách nhiệm. Cho nên các con đừng có nghe đọc, đừng có gì mà các con tu mà phải trực tiếp, có gì mà Thầy mới cứu mấy con kịp. Chứ còn không có Thầy làm sao ai cứu mấy con?
Cho nên mấy con học trễ thì mấy con phải chờ năm tới, mở cái khóa rồi mấy con sẽ vào. Năm sau mở lại cái khóa này, vì cái khóa này nó sẽ là cái khóa khởi sự và nếu mà ở trong lớp này có người tu xong thì họ sẽ đứng cái lớp đó họ cho mấy con. Và bảo đảm hơn các con hãy chậm hơn một chút. Chờ cái lớp này mà tu tập được, mấy con sẽ vào tu, Thầy bảo đảm.
Bởi vì nếu mà cái lớp này, cái lớp mà Thầy đào tạo này mà không tu được, Thầy sẽ xé đốt tất cả sách vở hết, Thầy không bao giờ còn để lại cái gì hết. Thầy đã tuyên bố từ nay bắt đầu khai giảng, bởi vì không đem lại lợi ích cho mấy con. Làm gì, để làm gì cho mấy con phải ngồi đây mà phải cực khổ và như mấy con thế này, trong khi đó mấy con phải cực khổ thức đêm thức khuya như thế này sao? Còn đạt được mấy con hãy đăng ký, mấy con sẽ vào tu. Bởi vì ở đây có người, người ta đã hoàn, người ta làm được.
(27:30) Cho nên không phải ở đây là thí nghiệm, không phải đem mấy con ra mà thí nghiệm đâu. Mà đây là cái chánh Phật pháp, đã từng đức Phật đã dạy từ xưa đến giờ chứ không phải Thầy đặt ra một cái điều gì cả hết và Thầy đem áp dụng để mà chúng ta thực hiện được Phật pháp giải thoát, mà chính Thầy là con người đã được giải thoát. Không lẽ, số người trước mặt Thầy không làm được như Thầy sao?
Thầy cũng là con người như mấy con, cũng bằng xương bằng thịt, cũng cha mẹ sinh ra, chứ Thầy có phải thần Thánh gì, Thầy đã làm được cho nên Thầy mới mở lớp này ra.
Thầy tin rằng trong lớp này sẽ có người làm được như Thầy, mà làm được như Thầy thì phải làm được như Phật, có gì đâu. Làm chủ bốn sự đau khổ có gì đâu mà khó, tại sao Thầy làm được mà các con không làm được? Mà các con không làm được, tại sao các con không nghe lời Thầy? Chứ phải chi mà Thầy không làm được, thì nói: “Ờ Thầy chưa làm được mà Thầy bảo tụi con làm, tụi con làm sao làm được? ”.
Còn đằng này Thầy làm được rồi, mà tại sao các con không nghe lời Thầy? Thầy bảo cái đó là ác pháp, cái này là phải hiểu như vậy, phải xả cái tâm, đừng có phạm giới phá giới, thì các con nghe Thầy các con sẽ làm được, các con hiểu không? Bởi vì Thầy là người đã đi qua, cho nên vì lo lắng cái trách nhiệm, sợ mấy con xê xích một chút là mấy con điên khùng đi, mấy con sẽ bệnh hoạn đi. Bệnh hoạn mà ai biết, các con có biết không?
Nghĩa là mấy con cũng ăn nói, cũng bình thường nhưng đụng một cái là tưởng mấy con quậy ra liền tức khắc. Rồi tâm sân của mấy con tu một thời gian, hồi đó sân ít mà bây giờ đụng tới cái sân ầm ầm lên, thì như vậy do ai mà làm ra cái nỗi đau khổ này cho mấy con? Có phải là chính Thầy dạy sai đã pháp không? Mình tu sao mà tâm người ta hoàn toàn hiền hậu, đụng mỗi chút đều thương yêu tha thứ, không hề giận, không hề oán thù trong tâm của mình, tu như vậy mới đúng chánh pháp chứ.
Cho nên những điều mà Thầy dạy các con lắng nghe cho kỹ, cố gắng thực hiện đúng như lời Thầy dạy, một phút là một phút. Còn quán mấy con viết bao nhiêu cũng được hết, viết năm mười chữ Thầy vẫn để lời khen hoàn toàn: “Con viết hay lắm”.
Đây, con thấy cái bài của Pháp Châu, viết có mấy chữ à, mà chữ lớn như thế này, các con cứ nhìn cái chữ của nó. Này mấy con cứ nhìn đi, nó đâu có nhiều đâu, nhưng mà các con nghe lời phê của Thầy đây: “Bài làm ngắn gọn đầy đủ ý nghĩ buông xả tâm. Hãy cố gắng xả tâm con ạ!”. Nghĩa là bấy nhiêu đây xả tâm là đủ rồi con, không cần phải viết nhiều, con hiểu không? Bấy nhiêu đây đủ rồi.
(30:05) Còn mấy con viết nhiều là cái tri kiến của mấy con nhiều thì mấy con lại xả còn dễ dàng hơn. Chỉ cần hiểu mà xả tâm thôi, chỉ cần biết hiểu mà xả tâm mấy con được là Thầy mừng rồi. Không cần mấy con trở thành nhà văn, nhà gì cả hết mà mấy con chỉ hiểu như Pháp Châu, là nói đơn giản vậy, viết như vậy, nói đơn giản vậy mà biết xả tâm của mình, biết sống, biết thương yêu, biết tha thứ những lỗi lầm của kẻ khác.
Người ta chửi mình không giận đó là mấy con đã xả, xả bằng tri kiến của các con và xả bằng tri kiến các con gọi là tri kiến giải thoát, mà đức Phật đã nói như Thầy nhắc lại: “Tri kiến ở đâu là giới luật ở đó”, tức là đức hạnh ở đó, “Đức hạnh ở đâu là tri kiến ở đó, tri kiến làm thanh tịnh đức hạnh mà đức hạnh làm thanh tịnh tri kiến”. Các con thấy hai cái này đều là của một con người mà, mà giải thoát nơi đó chứ đâu phải giải thoát nơi chỗ nào khác.
Từ cái nơi đó mấy con mới có đủ thần túc, Tứ Thần Túc, nếu từ cái chỗ đó mà không thanh tịnh, không xả được tâm thì mấy con chẳng bao giờ có Tứ Thần Túc. Tứ Thần Túc không phải ngồi thiền mà có được, Tứ Thần Túc do tâm mấy con hết tham, sân, si mấy con xả được nó mới có. Nó chờ cho mấy con phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn, mấy con mới có Tứ Thần Túc.
Đó hôm nay Thầy tóm lược trong những lời dạy, để khuyên nhủ mấy con cố gắng thực hành đúng lời Thầy dạy. Thầy là người chịu trách nhiệm, tức từ sinh mạng của các con tới tinh thần của các con. Chứ không phải là Thầy chỉ nói suông lời nói đâu, mấy con có ảnh hưởng điều gì Thầy chịu trách nhiệm tất cả những điều đó, nhưng phải nhớ lời Thầy dạy.
Điều là Thầy mong muốn là mấy con học hiểu tri kiến mấy con như vậy, mấy con nói rất hay thì mấy con phải xả cho được, xả cho bằng được. Nghĩa là mình nói được thì mình phải có sự quyết tâm. Quyết tâm.
Buổi chiều nay, mấy con còn gặp Thầy, Thầy sẽ cho mấy con gặp Thầy từ hai giờ bắt đầu gặp Thầy cho tới ba giờ, thì chỉ gặp một giờ thôi để Thầy còn làm công việc nhiều lắm. Chiều các con gặp Thầy, rồi ngày mai đó bên nữ, ngày chẵn thì bên nữ ngày lẻ thì mấy con, nếu mà tu có cái gì đó thì sáng bảy giờ các con đến đây gặp Thầy.
Thầy không giảng, bữa hôm nay là Thầy dạy, trả bài cho mấy con và nhắc nhở khuyên răn và dạy cho mấy con tiếp tục. Và đồng thời những ngày khác mấy con tu gặp cái gì đó, người nào có gì khó khăn thì mấy con sẽ gặp Thầy trong bảy giờ sáng hoặc là hai giờ chiều. Cũng như ngày hôm nay là hai giờ chiều mấy con còn gặp Thầy.
(32:30) Bây giờ đã hết giờ rồi, sau khi mà phát bài xong thì mấy con về, rồi còn đi khất thực để lo cái đời sống của mấy con. Và nhớ những lời Thầy dạy hôm nay, nhớ khi cho khắc ghi, đừng có quên lời Thầy dạy mà cố gắng thực hiện cho được.
Thầy hỏi, ở đây mấy con cứ hiểu như thế này, ở đây là chúng ta tu thật, làm thật, xả tâm thật, nghĩa là bằng cái sự hiểu biết của mấy con. Mấy con hiểu biết, mấy con, tại sao mình hiểu biết mà xả không được? Nhất định phải làm theo sự hiểu biết này. Thì như vậy cái sự quyết tâm của mấy con là mấy con sẽ xả được, hoàn toàn xả được. Chỉ có nghị lực và quyết chí là mấy con sẽ xả được tâm.
Khi mà nó có cái gì mà sai trong thân tâm con thì các con dùng pháp tác ý. Tại sao? Hiểu như vậy mà không làm được như vậy? Thì các con phải tác ý mạnh mẽ và quyết định, cho cái nghị lực của mấy con, can đảm của mấy con, nó mới xả được cái tâm mấy con. Chứ còn mấy con làm yếu yếu, mấy con bỏ mặc lơ qua.
Thí dụ như tại sao hiểu như vậy mà còn tham ngủ? Các con đặt câu hỏi với nó, rồi các con hỏi nó: “Tại sao mày vậy?”. Nỗ lực đây là cái chỗ giải thoát hay là đây là cái chỗ đau khổ. Chấp nhận cái chỗ nào nè? Mà chấp nhận chỗ này thì phải xả chỗ này nè, không được sống như vậy, không được hôn trầm thùy miên như vậy. Phải phá như thế nào? Phải tư duy như thế nào? Để rồi áp dụng những cái phương pháp phá nó.
Còn từng tâm niệm mấy con mà hiện ra thì mấy con tư duy rồi tác ý đuổi cho sạch, không chấp nhận nó nữa. Đuổi nó như mình đuổi cái loại ác độc, thì như vậy mới cứu con thoát ra khỏi và nhờ vậy tâm mấy con mới thanh tịnh, mới sống đúng giới luật. Hễ khi nào mấy con nhìn vào giới mà nó phạm, thì tức là nó có ác pháp trong đó rồi, không có sai.
(34:16) Bây giờ xong rồi nha mấy con, còn ai thiếu không con?
Trưởng lão: Con có hỏi Thầy. Rồi con hỏi. Con hỏi gì con? Con hỏi gì đó? Con cứ hỏi.
Phật tử: Nam Mô A Di Đà Phật. Con ở tận Phước Sơn mới đến Tu viện ba hôm nay. Con cũng xin tách bạch trong là Thầy cùng chư tăng, là bởi vì con cũng là đã cũng học, cũng mới bước vào đường đạo tu học, mà chẳng qua là bốn năm nay con đã nghiên cứu, tìm hiểu trong cái bộ Đại Mẫu Tích và con có khả năng buông xả một, tất cả trong cái cuộc sống, kể cả sinh mệnh.
Hôm nay con có nhân duyên đến đây được thọ pháp tu học của Thầy và chư tăng, con xin đại nguyện Thầy cũng vui lòng chấp thọ cho con được tham dự khóa tu học tiếp tục trong các khóa này. A Di Đà Phật.
(35:21) Trưởng lão: Bây giờ nó đã quá trễ rồi, sợ theo không kịp đó. Bởi vì nó hơn một tháng mấy rồi, nó đã… Coi như là Thầy đã khóa cái khóa học này lại rồi, cho nên bây giờ chỉ tham dự học rồi về, rồi tập tu theo cái kiểu mà nghiên cứu sách vở, chứ còn Thầy, bắt đầu mà Thầy dạy thì phải dạy cái đầu khóa, tức là có cái khóa tu, khóa học đó hẳn hòi.
Cho nên vì vậy mà bây giờ muốn theo Thầy mà để học đó, thì phải chờ sang năm đúng tháng mười, ngày 1 tháng 10 sang năm âm lịch đó, thì Thầy sẽ mở cái khóa mới, thì sẽ vào học tu nó bắt đầu từ thấp đến cao, còn bây giờ vô đây nó lừng chừng quá, trong khi Thầy dạy trong một phút nhiếp tâm thì bây giờ con cũng không biết một phút nhiếp tâm như thế nào. Rồi những cái khác đó thì coi như là không có thể dạy từng riêng từng người được, mà đây là cái lớp, riêng một cái lớp nó nhiều người.
Cho nên con chỉ được tham dự để nghe rồi thôi, chứ còn sự thật ra thì con có làm bài Thầy cũng không sửa được nữa. Bởi vì coi như là cái lớp đã khóa sổ rồi, khóa sổ rồi không có nhận thêm nữa. Bởi vì bây giờ chỉ còn tới khi mà cái lớp này tốt nghiệp xong đó, thì mới có thể nhận cái lớp khác.
Còn sang năm mà nếu ở đây có những người, mà người ta đã học xong rồi, người ta đứng lớp thì cái lớp, cái khóa hai sẽ mở ra. Thì cái lớp thứ hai, thì con sẽ đến con đăng ký vào cái lớp thứ hai bắt đầu vô học. Thì coi như là mình tới sắp xếp tất cả, bỏ tất cả vào đây coi như là cái duyên của thế gian là dẹp hết, chỉ còn có một hướng là một là phải chứng đạo, hai là chết, chứ còn không có còn trở lại nữa.
Nếu mà còn cứ trở đi đi trở lại gia đình của mình hay hoặc là chùa thầy Tổ của mình đó, thì đương nhiên là ở đây không có chấp nhận trên vấn đề đó. Bởi vì đào tạo đây là phải sống độc cư, khi mình đi ra đó mình tiếp duyên đó thì nó tuôn trào vào. Cho nên vì vậy, nó sẽ có những cái xả tâm rất khó.
(37:18) Buộc người đó, người mà tu tập ở đây là phải ở miệt đây suốt khi, tới khi mà chứng đạo mà thôi, gọi là tu trọn vẹn đó. Cho nên nó có những cái khó khăn, vì vậy mà bây giờ trong khi đó thì mấy con còn phải chạy tới, chạy lui lo giấy, lo tờ này kia đủ thứ, đủ loại. Cho nên vì vậy mà chỉ có tham dự nghe thôi, để rồi mình sẽ xin một cái số sách, mình sẽ đọc và mình nghiên cứu nó.
Chứ còn mà tu học ở trong cái… Xin vào ở trong cái lớp này thì không được. Coi như xin vào lớp này thì cũng chỉ chẳng qua là mình ở lại mà thôi. Cho nên nó cũng mất công và đồng thời mình nghe vậy chứ, mình cũng không biết gì, mà có thể tu được đâu.
Bởi vì nó đã đi qua rồi mình không có hiểu biết, bây giờ người ta đến, bây giờ người ta học tới các pháp mà vô thường rồi, về cái Định Vô Lậu, thì cái định mà Chánh Niệm Tỉnh Giác thì người ta sẽ tu tới một cái giai đoạn khác nữa rồi, chứ nó không phải còn ở trong lớp này. Cho nên bắt đầu mà cuối tháng này là người ta sẽ đi qua cái giai đoạn khác của Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Cho nên con làm sao con theo kịp, cái đầu tiên mà không học thì căn bản không có thì làm sao mà vô học tiếp được đây? Cho nên con tham dự để nghe thôi thì như vậy được thôi, chứ còn không cách nào mà cái lớp học… Bởi vì đây không có dạy chung chung đâu, mà nó dạy thực sự đi sâu. Nghĩa là từ cái chỗ mà căn bản nhất nó đi vào cái. Bởi vì nó có tám cái lớp và nó ba cái cấp: Giới, Định, Tuệ, nó rõ ràng, cho nên nó hướng dẫn đúng con. Cho nên vì vậy mà con tham dự nghe thôi chứ còn cái tu thì chắc con tu chưa vô đâu.
Phật tử: Như vậy là tốt rồi Thầy.
Trưởng lão: Tham dự
(38:46) Phật tử: Bạch Thầy với chư tăng như thế này. Con không phải tác bạch về cái sự lòng ham muốn quyết tâm, mà con đã đi vào một cái đó là bất hối rồi. Nói thật ra, tác bạch cùng Thầy với chư tăng, những lời mà các thầy nói qua con đã nắm được, con đã thực hiện được và con đã thực hành đã từng thực hành qua rồi, con có thể theo kịp các thầy, cũng nhờ ơn trên Thầy độ và chư tăng độ cho con.
Đã, con đã hành theo lời, đã Thầy đã nói qua đã, con đã tu tập, tu học rồi con đã quán chiếu theo dõi từng hơi thở và từng nội tâm, điều chỉnh từng nội tâm và buông bỏ tất cả vào vô phân biệt, con đã vô phân biệt.
(39:41) Trưởng lão: Bây giờ con im lặng Thầy nói. Như trong mấy ngày nay đó, con đã phạm giới con có biết không?
Phật tử: Dạ biết.
Trưởng lão: Như vậy thì Thầy đã dặn con phải sống độc cư bốn tháng biệt trú mới được chấp nhận, chư tăng mới chấp nhận.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mà vô con phạm giới rồi làm sao mà con được chấp nhận?
Phật tử: Bạch Thầy như thế này. Nếu mà nói phạm giới đó thì người còn tại thế này, còn hơi thở chưa hẳn là ai hết phạm giới. Chỉ có tắc hơi rồi mới là, biết rằng ai là đến đâu. Đó, còn hiện tại là còn sống cái cõi Ta Bà này, chưa hẳn là biết ai là hoàn mỹ là phạm giới, không phạm giới.
Nhưng mà những người tri kiến như Phật biết là mình giải thoát đang thực tại, hiện tại mình có giải thoát nỗi khổ mình chưa? Và mình thật thấy giải thoát cái sự sanh tử mình được chưa? Và thấy cái đại thần biết này chưa? Thấy cái sự sống này chưa? Đó là cái cốt lõi của cái tu học. Đó, con muốn tách bạch Thầy một lời cuối cùng, xin tạ ơn công đức Thầy cùng chư tăng là tác nhất cho con. Con xin hết.
Phật tử: Thôi dự thính được rồi, chú lên lớp mà ngồi nghe.
Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy nói như thế này. Bởi vì Thầy trước kia mà khi vào đó, Thầy cũng nói ráng cố gắng ở đây giữ độc cư cho trọn vẹn. Bất kỳ ai lạ, quen đừng có nói chuyện. Đây là cái thanh quy của cái Tu viện nó như vậy rồi. Mà khi mình đã nói chuyện thì tức là mình sẽ quen, mình quen thì từ đây về sau mình sẽ bị ảnh hưởng mình nói chuyện.
Do đó những cái người mà bây giờ đang dự cái lớp này, mà đang nói chuyện đều được loại ra ngoài dự thính hết. Mặc dù đang ngồi đây, chứ đều được dự thính.
Theo Thầy thấy đó, nói về giới luật thì nó có những cái giới căn bản, mà ở trong Tu viện nó trở thành cái thanh quy của nó. Mà khi mình phạm cái thanh quy đó thì cái Tu viện nó sẽ không có chấp nhận. Con hiểu không? Mà khi mà bước chân vào là Thầy đã nhắc nhở mấy con rồi.
Bởi vì đức Phật ngày xưa, khi một người đến xin mà tu tập, đức Phật cũng cho sống bốn tháng biệt trú. Mà bốn tháng biệt trú mà được đó, thì đức Phật và chư tăng mới chấp nhận cho họ vào cái tăng đoàn. Con hiểu điều đó.
(42:07) Cho nên vì vậy mà những cái lỗi lầm không phải là lấy cái đó mà cố chấp, nhưng mà nhắc nhở để mình cố gắng mình khắc phục cho được. Để rồi mình sẽ vào cái tăng đoàn, mình sẽ được học những cái lớp tu. Chứ không phải là người ở đời thì chắc chắn là giới luật họ không biết, nhưng mà đến đây Thầy nhắc nhở mà mấy con nghe, mà mấy con cũng không gắng, cố gắng giữ gìn, thì sau này Thầy dạy gì chắc chắn mấy con cũng sẽ không giữ gìn được trọn vẹn, thì như vậy là cái trách nhiệm mà Thầy hướng dẫn nó có được không? Đó là cái trách nhiệm của Thầy thấy mà. Con hiểu không?
Cho nên khi mà Thầy nói, cái lời nói nghe nhẹ nhàng, Thầy đâu có nói gì khó khăn đâu. Nhưng mà mình cố gắng, mình khắc phục: “Ờ Thầy nói vậy chứ sắt đá đó”. Thầy từng tuyên bố: “Bí quyết thành công của sự thiền định đó là độc cư”.
Mà các con muốn có thiền định, muốn có sự làm chủ được sống chết, thì ít ra con phải giữ được, gìn được những cái giới đó. Tức là giới phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà. Mình không phòng hộ nó thì mình làm sao mình tu được? Con hiểu điều đó.
Cho nên ở đây con nên tham dự được rồi, chừng nào mà Thầy thấy con giữ gìn đúng, Thầy sẽ nâng lên chứ. Người đó người ta tha thiết, người ta quyết tu chứ, mà người ta giữ gìn giới đúng thì Thầy sẽ cho mấy con. Thầy sẽ cho vào cái lớp học.
Còn nếu mà giới luật không đúng thì tất nhiên là mấy con sẽ. Dù mấy con đã đương tham dự lớp này nhưng mà giới luật không đúng, Thầy còn loại ra mà. Tức là Thầy cho vào cái lớp tham dự thôi. Con hiểu điều đó. Cho nên quý thầy coi, ngồi đây chứ, nói là đang chính thức học, chứ không ngờ là Thầy đã cho ra rồi, mà họ có biết đâu.
Còn riêng con mới vào Thầy nói cho biết thôi, để biết rằng cái thanh quy, cái kỷ luật của cái Tu viện có, nó không cần nhiều người, mà nó cần đào tạo cho được người. Cái mục đích của Tu viện hôm nay cần đào tạo cho được người. Mà cái người giới luật nghiêm chỉnh, dù là người mới vào vẫn khắc khe giữ được nghiêm chỉnh.
Con biết cái khó nhất là cái giới độc cư. Người mới vô mà nói chuyện rồi thì người đó không giữ được. Tại vì mình quen rồi mà mình mai mốt mình nói. Bởi vì cái xã giao, cái tình cảm của mình khi mà nói rồi, người ta muốn nói hay hoặc người này nói, nó thành ra nó không có còn cái kỷ luật.
Bởi vì cái Tu viện nào mà hay tập trung nói chuyện nghe ồn náo là cái Tu viện đó không có kỷ luật đâu, không có kỷ luật. Thật sự ra nó kỷ luật theo kỷ luật của họ nhưng mà nó sẽ chia nhóm, chia phái, chia manh mún ở trong đó ra hết. Bởi vì nói chuyện nhau nó hợp nhau là nó thành ra cái nhóm nó. Cho nên nó có cái nhóm này, nhóm kia, nhóm nọ, mặc dù là nó như vậy chứ sự thật ra trong đó nó có cái nhóm.
Còn ở đây mình sống độc cư không chơi với ai hết, mục đích mình đi vào cái sự giải thoát cho nên mình không có phân nhóm. Mình không nói chuyện ai làm sao có cái nhóm? Con hiểu chỗ đó không? Đó. Thôi con ngồi xuống đi con, không có gì đâu con. Cố gắng, con tham dự cái lớp học thôi.
Phật tử: Bởi vì coi như là…
Trưởng lão: Hết giờ rồi con. Bây giờ chuẩn bị đi khất thực. Con còn hỏi gì thêm con? Có gì không? Hết rồi hả con?
Phật tử: Vâng.
Trưởng lão: Rồi. Hết rồi.
Phật tử: Con xin Thầy quyển sách.
Trưởng lão: Tập vở phải không con?
Phật tử: Vâng.
Trưởng lão: Rồi được rồi Thầy sẽ.
Phật tử: cái này?
Trưởng lão: Cái này có rồi.
Phật tử: Quyển vở học.
Trưởng lão: Tập vở học đó để Thầy sẽ cho, đây bây giờ Thầy không có đây.
HẾT BĂNG