00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 039C - CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG - ĐỌC BÀI TU SINH NGUYÊN THANH

LCK 039C (NAM) - CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG - ĐỌC BÀI TU SINH NGUYÊN THANH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 22/12/2005

Thời lượng: [01:18:39]

1. CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG - ĐỌC BÀI TU SINH NGUYÊN THANH

(00:03) Trưởng lão: Hôm nay mấy con nghe cái “Áp dụng khẩu hành vào đời sống” mà thầy Từ Quang đã đọc qua. Bây giờ mấy con sẽ nghe tiếp một bài để chúng ta làm các pháp vô thường. Nó mênh mông, mọi pháp trong thế gian này đều là vô thường tất cả hết.

Nhưng ở đây là cái bài tổng hợp tất cả những tin tức đã xảy ra trên hành tinh này, do có đọc sách, báo, nghe thông tin, tất cả mọi sự việc. Hôm nay đây là để chúng ta đại khái, để chúng ta nghe được cái thông tin các pháp kết hợp lại thành một cái pháp vô thường, rộng rãi đã xảy ra khắp trên hành tinh chúng ta, từ vật chất xung quanh cho đến thiên nhiên, thời tiết, để chúng ta biết tất cả đều là vô thường.

Nếu một người mà không chịu khó đọc sách báo, không theo dõi tin tức thì không thể nào mà kết hợp được như thế này. Cho nên đó là một cái sự kết hợp bằng những thông tin tức.

Và đồng thời thì ở đây Thầy xin giới thiệu cho biết Nguyên Thanh là một con người trí nhớ rất là dai, đọc sách rất nhớ, và kết hợp cũng có theo thứ lớp, đại khái cho chúng ta hiểu biết cho rõ, để nắm cho vững tất cả các pháp đều vô thường, sự kiện xảy ra như động đất, thiên tai, hỏa hoạn…​ đều là sự vô thường chứ không có gì hết.

Nếu mà không có hiểu biết thì chúng ta thấy những tai họa mà xảy ra trên hành tinh này như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần…​ tất cả điều đó là đều vô thường của các pháp chứ không có gì. Vì vậy mà được đọc cái này để chúng ta hiểu, và chúng ta thu thập được cái sự hiểu biết mà chúng ta sắp sửa chúng ta viết “Các pháp vô thường”.

(02:00) Như vừa rồi chúng ta cũng được nghe đọc bài “Thân vô thường”. Nếu mà không đọc trong Phật Học Phổ Thông thì chúng ta không thể nào biết viết điều này, mà nếu có học, có hiểu chúng ta mới viết được điều này.

Nhưng ở đây là “văn” - tích tụ. Nghĩa là chúng ta kết hợp lại chúng ta học, hiểu, chứ không phải là “văn” - tự chúng ta triển khai ra từ sự hiểu biết của bản thân mình, mà đây là cái sự học hỏi, sự hiểu biết.

Ví dụ hồi nãy Thầy đã nói, khi một người học giả họ đọc rất nhiều sách, rồi họ ghi chép lại, họ viết thành ra một tác phẩm theo cái ý của họ. Cũng như ở đây chúng ta đọc rất nhiều để chúng ta ghi chép lại, để chúng ta chỉ thẳng cho biết đó là các pháp vô thường.

Vậy thì ở đây ai có thể đọc cái bài này để chúng ta khái niệm được các pháp vô thường, từ vật chất cho đến thời tiết, cho đến vũ trụ, những sự kiện? Ai đọc được? Ai đọc to được?

Rồi con đọc con.

Để chúng ta có được khái niệm mà chúng ta viết “Các pháp vô thường” mà không bị. Hiểu, coi như là chúng ta hiểu để mà áp dụng vào đời sống. Bởi vì chúng ta học hiểu, mục đích chúng ta hiểu biết để xả, để lúc nào chúng ta (cũng) thấy các pháp đều vô thường làm cho tâm chúng ta không bị chướng ngại.

Chứ không phải chúng ta học đây (để) trở thành những nhà bác học, trở thành những nhà sưu tập, mà chúng ta hiểu để chúng ta áp dụng vào đời sống của chúng ta để chúng ta xả cái tâm mà không bị chướng ngại pháp.

(03:48) Tu sinh: Mô Phật! Con xin đọc.

Bài viết số 10, Nguyên Thanh

CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG

Bài làm

(03:58) DẪN NHẬP

Người đời, vì không hiểu sự vật trong vũ trụ này từ đâu mà có, cho nên sanh ra nhiều quan niệm sai lầm. Có người nghĩ rằng vũ trụ do tự nhiên sanh. Có người lại nghĩ rằng vũ trụ do một vị hay nhiều vị thần toàn trí, toàn năng tạo ra v.v.

Theo đạo Phật thì vũ trụ là vô thuỷ, nghĩa là không có điểm khởi đầu, và mọi sự vật trong vũ trụ không thể đứng riêng một mình mà có được, trái lại phải nương nhờ nhau mà thành. Nói một cách khác, từ vật lớn cho đến vật nhỏ, từ vật hữu hình cho đến vô hình đều không ngoài các pháp vô thường mà có. Vì thế trong kinh Phật thường nói: “Chủ Pháp tùng duyên sanh”.

Sự hiện hữu của loài hữu tình, hay nói riêng của loài người cũng không ngoài thông lệ ấy được. Muốn hiểu rõ một cách tường tận cái guồng máy của sự sanh tử luân hồi của kiếp người trong bể khổ trần gian, chúng ta cần phải học các pháp vô thường. Sau khi hiểu rõ các pháp vô thường, chúng ta lại còn phải tìm hiểu phương pháp để trừ dứt cái vòng luẩn quẩn sanh tử luân hồi nữa.

Muốn hiểu và dứt trừ cái vòng sanh tử luân hồi, chúng ta phải học và thực hành các pháp quán vô thường, mà chúng tôi xin trình bày trong bài viết này.

(05:40) NỘI DUNG

2. ĐỊNH NGHĨA CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG

Thế nào là các pháp vô thường?

Các pháp: theo tiếng Phạn là dharma, còn dịch là quỹ trì, nghĩa là nắm giữ phạm vi của mình, như vuông, dài, tròn, méo…​ để mỗi khi người ta trông đến liền nhận biết cái này là vật gì và khỏi lẫn lộn với vật khác. Nghĩa chữ pháp rộng lớn mênh mông, chỉ cho tất cả mọi sự vật trên vũ trụ. Chẳng những các vật hữu hình cho đến các vật vô hình, tưởng tượng như lông rùa, sừng thỏ cũng gọi là pháp cả.

Chữ pháp không có nghĩa giới hạn ở những sự vật cụ thể thuộc về thế giới vật chất không tri giác. Theo giáo lý đạo Phật, chữ pháp được hiểu với ý nghĩa rộng rãi, bao hàm cả vũ trụ và nhân sinh, vật chất và tinh thần, tâm lý và vật lý.

Pháp được chia ra làm hai nhóm: Sắc pháp và tâm pháp. Sắc pháp có hình chất gây trở ngại và không có tri giác, như cái bàn, cái cây, ly nước…​ Tâm pháp là pháp không có hình tướng, không thể nhìn thấy được nhưng có tri giác.

Ở đây con người hội đủ 2 pháp ấy. Đó chính là con người ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc pháp là sắc trong năm uẩn, thân thể vật lý. Tâm pháp là thọ, tưởng, hành, thức, là thế giới tâm thức nội tại mà tác dụng của nó là suy lường, tư lự.. để biểu hiện các trạng thái tâm lý buồn, vui…​

(07:19) Vô thường: Tiếng Phạn là Anitya, hàm nghĩa sự biến đổi, thay đổi, không cố định. Mọi giáo lý, học thuyết nào không mang dấu ấn này thì không phải là Phật pháp.

Theo đạo Phật, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian do các tập hợp duyên sanh đều mang tính vô thường. Nói cách khác, vô thường nghĩa là sự vật không mang tính đồng nhất, bất biến. Hòn núi là một tập hợp duyên sanh, thân thể con người là một tập hợp duyên sanh, lá cây rụng bên đường là một tập hợp duyên sanh, cho đến hạt bụi nhỏ cũng là một tập hợp do duyên mà hiện hữu. Do vậy, hòn núi, thân thể con người, lá cây, hòn sỏi, hạt bụi đều luôn biến đổi, không bao giờ có tính đồng nhất và phải chịu sự tác động của vô thường.

Mọi sự, mọi vật trong thế giới hiện tượng từ các vật thể vĩ mô đến các thế giới vật chất hạt cực nhỏ vi mô như nguyên tử, proton, hạt nơtron…​ luôn biến chuyển, thay đổi liên tục không ngừng nghỉ. Tuy nhiên không chỉ trong thế giới vật chất mà ngay cả trong thế giới tâm thức, vô thường vẫn luôn có mặt.

Vô thường là tính chất chuyển biến không ngừng của vạn vật trong vũ trụ, không sự vật nào thường hằng bất biến. Tất cả đều phải bị chịu chi phối bởi định luật: sanh, trụ, dị, diệt.

3. CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG VỀ VŨ TRỤ

(09:05) Nội dung các pháp vô thường.

Một câu nan giải nhất của nhân loại: “Vũ trụ từ đâu mà có?” Từ xưa đến nay, câu hỏi này đã làm cho bao nhiêu đầu óc phải vô cùng bối rối, thắc mắc và có khi đến cuồng loạn. Bao nhiêu mực đã chảy, bao nhiêu giấy đã chất chồng, bao nhiêu bọt mép đã khô cạn để thuyết minh về vấn đề trên, nhưng cuối cùng nhân loại vẫn chưa thấy được thỏa mãn.

Về phía các triết gia, người thì cho vũ trụ do nước tạo thành, người thì cho do không khí, người cho do hơi nóng, người cho do tứ đại v.v. tạo thành.

Về phía các tôn giáo thì hầu hết đều tin vũ trụ do một tạo vật chủ dựng nên. Tạo vật chủ ấy tùy theo các tôn giáo mà có tên khác nhau: hoặc Brahma, hoặc Ngọc Hoàng Thượng Đế, hoặc Chúa Trời, hoặc Jesu v.v.

Vậy vấn đề này đạo Phật trả lời như thế nào?

Phật giáo, khác với các tôn giáo khác, không tin có tạo vật chủ. Đối với Phật giáo thì vũ trụ vạn hữu sanh ra không nhờ một đấng nào hay một phép nào cả ngoài nó, mà chỉ do tự kỷ nhân quả tiếp nối nhau mà thành. Cái quả bây giờ là do cái nhân ở trước nữa, cứ như thế đi ngược trở lên mãi, nhân này quả nọ, không bao giờ cùng. Như thế, đối với Phật giáo vũ trụ là vô thủy (không có cái ban đầu), mà đã là vô thủy thì làm gì có cái nguyên nhân đầu tiên?

(11:05) Sở dĩ người đời tin phải có một sự bắt đầu là vì với sự nhận xét có giới hạn của mình, thấy vật gì cũng có cái bắt đầu cả. Ví dụ: cái bàn trước khi chưa có thợ mộc đóng thì nó không có, hay con gà con sanh ra là do gà mẹ v.v.

Tương đối mà nói thì cái bàn hay con gà có sự sanh thành, nhưng nếu chúng ta đừng cắt xén thời gian và không gian ra từng khoảng một như thế thì chúng ta thấy rằng: Trước cái bàn không phải là không có gì hết, mà phải có gỗ, trước gỗ là cây, trước cây là hạt, trước hạt là những thứ rong rêu ẩm ướt, các tế bào mục nát, hư hoại kết hợp với không khí, ánh sáng Mặt Trời, đất, nước, gió, lửa và nhân công v.v. mới có được cái bàn, chứ không phải tự nhiên mà có.

Con gà cũng thế, trước con gà con có con gà mẹ, trước con gà mẹ là mẹ gà thì nó là con do một con gà mẹ khác sinh ra nó v.v.

(12:24) Các pháp vô thường về vũ trụ.

Hành tinh của chúng ta đang sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp để sống và nảy sinh ra sự sống khác nhau. Có trùng trùng duyên hợp thì phải có trùng trùng duyên sanh. Sanh diệt là một thể tự nhiên của hành tinh sống.

Hành tinh sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp lại để thành một sự sống mới. Tạo thành sự sống mới có nghĩa là do các duyên hợp lại tạo ra một loài vật mới như thực vật hay động vật mới. Cho nên vạn vật sinh ra không phải là do Đấng tạo hóa mà do các duyên hợp.

Chúng ta và vạn vật do từ các duyên hợp lại sanh ra, cho nên chúng ta phải thương yêu chúng, vì có thương yêu chúng thì chúng ta mới bảo vệ sự sống của nhau, của chúng ta. Nếu vô tình chúng ta hủy hoại sự sống của chúng (sự sống của loài vật) là chúng ta đã hủy hoại sự sống của mình.

Tại sao lại gọi hành tinh của chúng ta là hành tinh sống?

Trong vũ trụ có nhiều thái dương hệ, trong mỗi thái dương hệ có nhiều hành tinh. Trong các hành tinh phần nhiều là hành tinh chết vì nơi đó không có sự sống. Trong không gian vũ trụ có rất (ít) hành tinh sống so với hành tinh chết.

Hành tinh sống có nghĩa là nơi đó có môi trường sống phù hợp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, sống và lớn lên, bắt đầu từ loài rong rêu, thảo mộc rồi đến các loài vi khuẩn, côn trùng và cầm thú sinh ra, cuối cùng là loài người.

Loài người là loài động vật cao cấp, thông minh nhất trong các loài vật. Nhờ có bộ óc thông minh nên loài người được xem là chúa tể của muôn loài.

Loài động vật trên hành tinh sống này thường giết hại lẫn nhau, ăn thịt nhau mà chẳng chút thương nhau. Loài người cũng chỉ là một loài động vật nên vẫn nằm trong bản chất hung ác của loài động vật, vì thế nên vẫn giết hại và ăn thịt lẫn nhau.

Hiện giờ loài người tự cho mình là văn minh, nhưng bản chất hung ác vẫn còn mang nặng trong tâm hồn nên đã gây ra biết bao thảm cảnh thiên tai, lũ lụt, hạn hán, làm cho môi trường sinh thái ô nhiễm, gây nên những thảm nạn của sóng thần, núi lửa v.v. Đó cũng chính là nhân quả của con người phải chịu thọ lấy chứ không nên than thân trách phận làm gì. Phải không hỡi các bạn?

(15:03) Như các bạn đã biết, chúng ta đang sống ở một thế giới nghiêng vì Trái Đất quay quanh nó và quay quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng 23.5 độ.

Do trục Trái Đất nghiêng nên một năm phát sinh ra bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tuy nhiên sự phân chia đó chỉ rõ ràng ở những vĩ tuyến ôn đới, trong khoảng từ 35° - 60° vĩ tuyến. Ở các vĩ tuyến thấp, như ở nhiệt đới thì bốn mùa không rõ ràng, như ở Nam Bộ, một năm chỉ chia ra hai mùa: mùa khô nắng ráo và một mùa mưa. Ở Thành phố Hồ Chí Minh quanh năm hầu như ngày nào cũng nóng ấm, không có thời tiết rét như ở Hà Nội.

Trục nghiêng 23.5 độ của Trái Đất sinh ra hiện tượng các mùa trái ngược nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Vì trục Trái Đất nghiêng nên cảnh vật trên thế giới mỗi nơi có những đặc thù riêng, nơi thì sa mạc nóng bỏng, nơi là hoang mạc lạnh lẽo. Độ nghiêng 23,5 độ của Trái Đất cũng thay đổi theo thời gian theo một chu kỳ chừng 4 vạn năm và dao động trong khoảng 21°58’ vĩ tuyến đến 24°36’ vĩ tuyến.

Nếu trục Trái Đất nghiêng ở mức độ tối thiểu 21°58’ thì góc nhập xạ sẽ lớn hơn (góc tia nắng Mặt Trời đi xuống bề mặt Trái Đất). Trái Đất hấp thụ được nhiều nhiệt năng Mặt Trời, khí hậu nóng lên, băng tan ở hai cực và nước đại dương trên thế giới sẽ dâng lên. Trưởng hợp trục Trái Đất nghiêng tới mức tối đã 24°36’ vĩ tuyến thì xảy ra hiện tượng ngược lại: băng hà phát triển, mức nước đại dương sẽ bị tụt xuống.

Theo Macrofenden (?) (17:03) nhà bác học Pháp thì sự xuất hiện con người trên Trái Đất là sản phẩm của sự hội tụ kỳ diệu hàng loạt các nhân tố như sau:

  • Khoảng cách đối với Mặt Trời (ngôi sao) vừa phải để nhiệt độ trên Trái Đất (hành tinh) không quá cao hoặc quá thấp.

  • Kích thước Trái Đất (hành tinh) cần đến mức để tự nó sinh ra một từ trường bảo vệ cuộc sống trên hành tinh chống lại các tia vũ trụ.

  • Hành tinh (Trái Đất) phải có nước và khí oxy.

  • Cấu tạo Trái Đất (hành tinh) phải nhiều kim loại, tạo điều kiện thuận lợi cho những phản ứng lý, hóa, sinh vật…​

Còn biết bao nhiêu nhân tố khác rất cần để tạo nên cuộc sống và sự xuất hiện con người trên Trái Đất. Trong vũ trụ khó có thể tìm thấy một sự trùng hợp trong không gian, và có lẽ chúng ta là duy nhất và cô độc trong vũ trụ. Và đó cũng là định luật của các pháp vô thường luôn chuyển đổi này.

(18:00) Cuộc sống trên hành tinh của chúng ta, mọi năng lượng đều do Mặt Trời cung cấp. Nói một cách khác, năng lượng Mặt Trời đã tạo ra cuộc sống của muôn loài.

Thực vậy, nếu như không có năng lượng ấm áp của Mặt Trời thì Trái Đất của chúng ta sẽ tối như bưng, nhiệt độ tụt xuống dưới -100 độ C, các đại dương sẽ bị đóng băng, cây cối trên rừng, dưới đồng bằng sẽ chết hết. Tất nhiên cuộc sống mọi sinh vật trong đó có chúng ta sẽ ngừng hoạt động.

Ngày nay, con người không những chỉ sử dụng năng lượng hiện tại của Mặt Trời đi thẳng xuống Trái Đất mà còn sử dụng năng lượng Mặt Trời đã hóa thạch. Than đá ở Quảng Ninh là những rừng cây bị vùi lấp cách đây khoảng 130 triệu năm. Than nâu (Tuyên Quang) có tuổi 25 triệu năm, còn than bùn ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng…​ là do cây cỏ ở các đầm lầy xưa kia bị vùi lấp cách ta vài ngàn năm. Còn dầu khí ở mỏ Bạch Hổ, mỏ Đại Hùng (Vũng Tàu) cũng là những năng lượng hóa thạch từ năng lượng Mặt Trời sinh ra.

Năng lượng Mặt Trời hằng ngày đi tới Trái Đất chỉ có khoảng 50% được Trái Đất hấp thụ, phần còn lại bị phản xạ ra ngoài vũ trụ. Nhờ có năng lượng Mặt Trời mà phần khí quyển bao quanh Trái Đất có sự tích nhiệt, ở vĩ độ nhiệt đới nhiều hơn ở các vĩ độ ôn đới.

Năng lượng mà Trái Đất hấp thụ được từ Mặt Trời thì trong đó có khoảng 1% hoặc ít hơn được cây cỏ trên Trái Đất được tiến hành quang hợp để biến chất vô cơ thành chất hữu cơ cho cây lớn lên, đâm hoa kết trái, cây lúa mới ra bông, cây ngô ra bắp và khoai sinh ra củ.

Như vậy năng lượng Mặt Trời được tích lại qua lá cây, qua các loại hạt, các loại củ. Rõ ràng nhờ có năng lượng Mặt Trời mà cây cối, cỏ hoa phát triển, và hiện tượng quang hợp của lá cây có thể coi là cơ sở, điểm xuất phát của sự hình thành trong môi trường sinh thái trên Trái Đất này.

Trong thiên nhiên, giữa cây cỏ, động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt luôn luôn có mối quan hệ cân bằng sinh thái. Một con voi Ấn Độ mỗi ngày tiêu thụ 250kg lá cây, cỏ các loại và cần một khoảng không gian 30km để sinh sống. Và nếu một khu rừng rộng khoảng 300 km vuông chỉ cho phép 10 con voi Ấn Độ sinh sống, nếu quá 10 con thì voi sẽ bị đói, sinh bệnh và số thừa sẽ bị loại để cân bằng với môi trường cỏ cây.

(20:49) Con người là động vật cao cấp nhất, sử dụng cả thức ăn thực vật lẫn động vật. Lượng thức ăn ở trên Trái Đất cũng chỉ nuôi được một số người nhất định nào đó và nếu quá giới hạn cho phép, con người sẽ bị đói và bệnh tật đe dọa.

Cuối cùng trong vòng tuần hoàn của môi trường sinh thái, những vi khuẩn và virus sinh ra bệnh sẽ “ăn thịt” con người, phân hủy cơ thể con người thành các chất khoáng, trả lại cho thiên nhiên.

Có triết lý nêu lên rằng: “Con người sinh ra từ đất rồi trở lại về với đất”. Trong một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có câu: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi”.

Lại có người nói: “Rõ ràng con người sinh ra từ đất. Từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên rồi già đi, con người tiêu thụ thịt, cá, rau, hoa quả…​ tất cả cũng từ đất mà ra. Đến khi chết, cơ thể con người chôn xuống đất để trả lại cho đất những thứ mà mình đã lấy của đất trong suốt cuộc đời” .

Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiên cứu về môi trường sinh thái lại cho rằng: con người cũng như muôn loài, chủ yếu là sinh ra từ không khí, nơi luân chuyển năng lượng Mặt Trời tới muôn loài.

Chuyện mới nghe thấy vô lý, xong ngẫm qua thực tế lại thấy có lý. Cái lý này đối với những ai chưa hiểu biết về đạo đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật, chứ khi đã hiểu biết rồi thì con người được sinh ra từ nhân quả và chết cũng trở về nhân quả.

Con người chúng ta đang sống ở đây là đang sống trong chùm nhân quả giữa cái thiện và cái ác được tạo ra từ những hành động, lời nói, ý nghĩ của mỗi người. Từ những hành động thiện và ác này sẽ được tái sanh ra vô số con người, chứ không phải là con người sinh ra từ đất, từ không khí hay từ Mặt Trời, mà là con người được sinh ra từ những hành động thiện hay ác do chính con người tạo tác mà ra.

(22:56) Do đó đạo Phật gọi là đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người là vậy. Vì nếu anh hay chị làm khổ mình, khổ người thì sẽ có vô số hành động ác đó sinh ra rất nhiều còn người ác. Còn nếu anh hay chị không làm khổ ai cả thì sẽ không có con người ác sanh ra, và cuộc đời này là cõi Thiên đàng, Cực Lạc, các thiên tai hạn hán, lũ lụt, núi lửa, động đất, sóng thần…​ sẽ không bao giờ xảy ra, các bạn ạ!

Như các bạn đã biết, Mặt Trời là một ngôi sao phát sáng, còn các hành tinh khác tự nó không phát sáng như Trái Đất, Mặt Trăng, Sao Hỏa…​ mà lại nhận được năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời. Nếu không có Mặt Trời thì Trái Đất của chúng ta sẽ tối như bưng, khí hậu sẽ rất lạnh và tất nhiên không có sự sống trên hành tinh này.

Nhờ có năng lượng ánh sáng Mặt Trời mà cỏ cây mới mọc được, mới ra hoa kết trái để nuôi các động vật ăn cỏ và các động vật ăn cỏ lại làm mồi nuôi sống các động vật ăn thịt, cuối cùng con người nhờ có cây trồng, vật nuôi, thú rừng mới sống nổi. Do vậy người ta nói: Mặt Trời cung cấp năng lượng cho cuộc sống muôn loài trên Trái Đất.

So với Trái Đất, Mặt Trời lớn gấp nhiều lần, người ta ví Mặt Trời to bằng quả bóng đường kính 1,8m thì Trái Đất chỉ bằng hòn bi, còn Mặt Trăng lại bé như hạt đỗ, thì Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng 50 lần.

Sở dĩ Mặt Trời phát sáng vì Mặt Trời cấu tạo bởi khí hidro và khí heli, phản ứng hạt nhân của hidro biến Mặt Trời thành một quả cầu lửa mà trung tâm nóng tới 2 triệu độ.

(24:52) Các nhà khoa học tính toán rằng khoảng 5 tỷ năm nữa, nguồn dự trữ hidro của Mặt Trời sẽ cạn đi. Trong vài triệu năm cuối cùng, mọi vật rắn của Mặt Trời sẽ co cụm lại vào trung tâm, và làm cho thể tích Mặt Trời tăng lên (đường kính Mặt Trời tăng lên 100 lần so với ngày nay).

Lúc này Mặt Trời sẽ có màu đỏ, một khối đỏ khổng lồ mà từ Trái Đất nhìn lên thấy phủ gần hết cả bầu trời. Trên Trái Đất lúc đó sẽ rất nóng: 2000 độ C, nước trên các đại dương sẽ bốc hơi hết và không khí cũng bay hết cả vào vũ trụ.

Vào giai đoạn cuối cùng, Mặt Trời cũng trở nên không ổn định, những lớp bên ngoài bị bắn tung vào vũ trụ và Mặt Trời chỉ còn lại một nhân cứng có trọng lượng rất lớn, một mảnh bằng hộp diêm cũng nặng tới 1 tấn. Lúc đó Mặt Trời chỉ còn lại một khối tròn có đường kính 10.000 km, nguội lạnh. Trái Đất lúc đó cũng lạnh tới -200 độ C.

(26:05) Khi đã bị tắt, Mặt Trời biến thành một ngôi sao lùn. Các nhà thiên văn cho biết hiện nay trong vũ trụ có nhiều ngôi sao lùn, chứng tỏ trong vũ trụ đã có nhiều ông Mặt Trời chết.

Đã từ lâu người ta đồn đại nhiều về ngày tận thế của Trái Đất. Ban đầu có nhiều người coi đó là chuyện hoang đường, song ngày nay các nhà khoa học cho rằng điều đó là hiện thực và loài người đang phải lo đối phó với thảm họa chết người này.

Theo một nhóm các nhà khoa học thuộc cơ quan nghiên cứu vũ trụ NASA của Hoa Kỳ thì hiện nay có khoảng từ 1050 đến 4200 tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 10000 mét bay lơ lửng trong vũ trụ. Các tiểu hành tinh này có thể bay tới gần Trái Đất và cắt quỹ đạo Trái Đất. Như vậy, rõ ràng trường hợp va chạm giữa Trái Đất và các tiểu hành tinh là rất dễ xảy ra.

Còn nhớ năm 1989, một tiểu hành tinh có đường kính bằng một nửa dặm Anh (1 dặm Anh = 1609m) đã bay ngang, cắt qua quỹ đạo Trái Đất. May thay, Trái Đất đã đi qua sớm hơn 6 giờ ở điểm cắt đó và sự va chạm đã không xảy ra giữa tiểu hành tinh và Trái Đất. Giả sử nếu xảy ra thì sự va chạm sẽ sinh ra một năng lượng tương đương với 1 nghìn quả bom, mỗi quả bom có sức mạnh bằng 1 triệu tấn thuốc nổ.

Qua sự va chạm hụt năm 1989, giáo sư Clark Shankman (?) (27:52) thuộc Viện nghiên cứu vũ trụ NASA của Hoa Kỳ nói: “Từ lâu, vấn đề va chạm giữa Trái Đất và các tiểu hành tinh chỉ là mới đặt ra về phương diện lý thuyết. Giờ đây chúng ta đã có những thông tin xác thực. Trái Đất chắc chắn sẽ bị các hành tinh khác va phải. Hệ số rủi ro đủ để giờ đây chúng bắt tay vào hành động”.

Liệu Trái Đất có bị nổ tung hay không? Với trình độ khoa học hiện nay của loài người, câu hỏi đó đã có lời giải đáp. Các nhà khoa học hàng đầu của thế giới đã họp bàn và thống nhất phương án bảo vệ theo ba cách tương ứng với thời gian lúc phát hiện nguy cơ: cách dùng 50 năm, 10 năm và 1 năm, các nhà khoa học dùng tên lửa, bom hạt nhân lái quỹ đạo các hành tinh đi xa quỹ đạo Trái Đất.

Nhận xét về các phương án phòng chống nêu trên, nhiều người cho rằng loài người có thể lạc quan về khả năng chống lại các nguy cơ từ bên ngoài.

Tuy nhiên điều đáng lo ngại hơn là nguy cơ chính con người hủy diệt ngôi nhà Trái Đất của mình như đốt phá rừng, giết hại chúng sanh, phá hủy các môi trường sinh thái, vơ vét tài sản thiên nhiên…​ thì hành tinh này sẽ bị chóng nổ tung mà thôi.

Vì vậy, tất cả các pháp vô thường đều do đắp đổi làm duyên, đối đãi với nhau. Một pháp này có ra là do đối đãi với pháp kia, các pháp kia có ra là do đối đãi với pháp này.

Thân thể hiện có là nhờ vũ trụ đối đãi làm duyên, vũ trụ trở lại do sự đối đãi của thân thể mà có. Duyên do vũ trụ mà có thân thể, thì thân là vũ trụ, vũ trụ và thân thể không hai, không khác. Thân mình là toàn thể vũ trụ, thân người cũng là toàn thể vũ trụ, cho đến thân của tất cả hữu tình cũng đều là thân thể vũ trụ. Toàn thể vũ trụ là thân mình, mà toàn thể vũ trụ cũng là thân của tất cả hữu tình, nên thân mình cũng là toàn thể thân tất cả hữu tình.

(30:15) Do đó con người cũng như mọi vật trong vũ trụ này sở dĩ có là do nhân duyên hòa hợp. Con người chỉ là một cái tên, là một giả danh để gọi cái hội hợp của thân năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Khi đủ nhân duyên, chúng nó tập hợp lại thì gọi là sống, khi nó tan rã thì là chết. Trong năm uẩn ấy có cái gì là chủ thể thuần nhất đâu? Vả lại, ngay năm uẩn ấy cũng không có cái nào là thuần nhất mà cũng lại do sự tập hợp của (tứ) đại.

Không thường mà tưởng là thường, không ngã mà tưởng là có ngã, đó cũng tức là cái mê mờ lớn nhất của con người. To lớn như vũ trụ rồi cũng phải chịu theo định luật của các pháp vô thường mà hoại diệt thì con người cũng chỉ là mong manh như làn khói trắng mà thôi. Và cũng chính do cái mê mờ ấy mà con người đau khổ lại càng đau khổ thêm.

4. CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG VỀ KHÍ HẬU THỜI TIẾT

(31:15) Các pháp vô thường về khí hậu và thời tiết

Trong nhiều năm trở lại đây, khí hậu thế giới có sự thay đổi, thiên tai liên tiếp xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hạn hán xảy ra nặng nề ở châu Phi khiến hàng triệu người phải rời bỏ quê hương làng mạc đi tha phương cầu thực. Năm 1996, ở châu Âu xảy ra nhiều đợt rét làm chết 128 người, và cũng vào mùa hè năm đó ở Ấn Độ và Trung Quốc lại xảy ra những đợt nắng nóng kéo dài làm chết hàng chục người.

Mưa, bão, lũ, lụt cũng xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều cơn bão lớn chưa từng thấy trong lịch sử xuất hiện gây nên nhiều thiệt hại lớn về người và của cho nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây mức độ thiệt hại do thiên tai gây nên có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Năm 1994, mức độ thiệt hại là 65 tỷ đô la Mỹ.

Tại Trung Quốc, mùa hè năm nào cũng xảy ra những đợt nắng nóng kéo dài. Ngày 20/7/1995, thành phố Thượng Hải có số dân 13 triệu đã chịu cái nắng nóng nung người tới 38 độ C và trước đó 1 tuần, thành phố này cũng liên tục chịu nóng tới 35 độ C.

Nắng nóng kéo dài gây khó khăn đối với việc cung cấp điện, nước cho người dân thành phố. Mỗi ngày nắng nóng, thành phố này tiêu thụ hơn ngày thường 40.000 tấn nước. Còn nhu cầu về điện để chạy máy điều hòa nhiệt độ, chạy quạt máy, làm kem…​v..v cũng tăng nhiều so với ngày thường, vượt quá khả năng cung cấp điện thành phố và do đó phải ngừng sản xuất 17 xí nghiệp xi măng.

Ở Ấn Độ, thời tiết nắng nóng xảy ra ở nhiều nơi tháng 6 năm 1995 đã làm 500 người thiệt mạng. Ở Pakistan, nắng nóng tới 49 - 50 độ C làm cho nhiều người bị thiệt mạng. Ở nước Nga tại thành phố Matxcơva năm 1995 cũng đã xảy ra nhiều đợt nắng nóng mà từ trước tới này chưa hề thấy.

(33:34) Ở nước ta, nhiều đợt nắng nóng kéo dài đã xảy ra. Trước đây ở thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, mỗi đợt nắng nóng chỉ kéo dài 2 ngày hoặc 3 ngày thì hiện nay đợt nắng nóng có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí 10 ngày. Những đợt nắng nóng như vậy có xu hướng ngày càng tăng lên. Đợt nóng vào đầu tháng 6 năm 1997 vừa qua ở Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận đã nóng lên tới 38 độ C, có nơi 38,6 độ C.

Ở nước ta, miền chịu ảnh hưởng của nắng nóng nhiều nhất là các tỉnh ở Trung Bộ, nhiệt độ ở Quảng Bình lên tới 38 độ C, Quỳnh Nhai (Sơn La) 40,5 độ C, Cửa Rào (Nghệ An) 41,2 độ C (số liệu năm 1995).

Những đợt nắng nóng kéo dài đã gây hạn hán nặng nề ở miền Trung, ruộng đồng nứt nẻ vì thiếu nước. Dọc theo quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Huế, rồi tới Ninh Thuận, Bình Thuận, khắp nơi chỉ thấy màu vàng úa của lúa, của hoa màu bị hạn hán làm khô héo.

Nắng nóng kéo dài cùng với hạn hán là một thiên tai đáng sợ vì hạn hán sinh ra mất mùa và đói kém. Hiện nay, nhà nước ta đang tìm mọi biện pháp khắc phục bằng cách xây dựng hệ thống thủy lợi và các hồ chứa nước, vì nước rất cần cho sinh hoạt và sản xuất trong những ngày nắng nóng. Đồng thời cũng cần ra sức trồng rừng để đảm bảo cân bằng sinh thái. Mỗi chúng ta đều có ý thức đầy đủ về vấn đề giữ gìn môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của cộng đồng.

5. CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG VỀ ĐỘNG ĐẤT

(35:18) Các pháp vô thường về những trận động đất được ghi vào lịch sử

Lịch sử còn ghi lại những trận động đất khủng khiếp làm cho hàng chục chục vạn người chết, như trận động đất ở Đường Sơn, Trung Quốc làm chết 70 vạn người vào năm 1976. Trận động đất ở Agadir, Maroc năm 1960 làm cho 1,2 vạn người chết. Trận động đất có lẽ được ghi lại tỉ mỉ nhất thành sách đó là trận động đất ở thành phố Messina thuộc đảo Sicily, Italia xảy ra vào năm 1908 làm chết 14 vạn người. Tác giả P. Rôzê đã viết trong cuốn “Những trận động đất” và mô tả như sau:

“Thành phố Messina có 150 ngàn dân nằm trên bờ biển đảo Sicily. Đó một thành phố rất đẹp, hào hoa, kiêu hãnh, với những tòa lâu đài, nhà thờ tráng lệ, là Trung tâm thương mại lớn của Italia, nơi cập bến các tàu biển của tất cả các nước qua lại Địa Trung Hải. Thành phố xinh đẹp, quý phái đó phút chốc trở thành một đống đổ nát, 14 vạn người bị vùi lấp trong đống gạch vụn đổ nát và bị thiêu trong các đám cháy của thành phố”.

Tác giả cuốn sách còn đến tận nơi đã xảy ra thảm họa và kể lại như sau:

“Không những thành phố Messina bị tàn phá mà ngay cả các làng, các thị trấn quanh vùng cũng bị hủy hoại. Ngay hôm sau của trận động đất, nạn đói đã xảy ra. Từng đoàn người hung dữ, tay cầm dao vào thành phố đổ nát, tìm bới các thứ có thể ăn được. Họ đâm chém nhau vì một miếng bánh mì, một vài quả cam. Họ tìm bới trong các đống gạch đổ nát có chiều dài tới 6km, ngang 2km, có những nơi đống đổ nát cao tới 10m.

Trận động đất xảy ra trong chốc lát. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 28/12/1908, khi mọi người còn đang ngủ thì thành phố bị rung chuyển nhẹ trong khoảng 10 giây, sau đó vài phút là những chấn động mạnh làm cho nhà cửa chao đảo, xô đập vào nhau trong 23 giây, thoạt đầu là những dao động ngang trong 12 giây, và tiếp theo là những dao động thẳng đứng. Và như vậy, chỉ trong khoảng hơn gần 3 phút, thành phố Messina đã bị hủy diệt hoàn toàn”.

6. CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG VỀ SÓNG THẦN

(38:02) Các pháp vô thường về sóng thần xuyên đại dương

Sóng thần sinh ra do động đất là một thảm họa. Sóng có thể truyền rất xa, xuyên qua các đại dương và gây tác hại rất lớn đối với con người.

Vào giai đoạn đầu của hiện tượng, tại tâm động đất ở ngoài khơi, mặt nước biển vồng lên, rút nước vào vùng ven bờ và làm mức nước thấp đi hẳn 10 mét so với mức bình thường.

Vào giai đoạn hai, nước rút ra lập tức quay vào bờ, tạo nên những đợt sóng lớn có thể cao tới 10 mét và có sức phá hoại ghê gớm mà người ta gọi là sóng thần.

Khi sóng thần xô vào bờ, gặp đáy bờ nông nên nước dâng lên cao và có thể tràn qua cả những tường đá cao 30 mét rồi đổ sâu vào đất liền. Còn ở ngoài khơi, sóng thần có thể từ điểm xuất phát lan truyền với tốc độ 800km/h, độ dài của sóng thần có thể tới 100km đến 500km. Vì sóng dài như vậy nên khi có sóng thần, các tàu đang đi trên biển cũng không cảm nhận nổi.

Sóng thần có thể truyền đi rất xa, xuyên qua Thái Bình Dương và đi tới những vùng khác của các đại dương thế giới. Năm 1883, núi lửa Krakatoa ở Indonesia hoạt động đã sinh ra sóng thần và sau 32 giờ 30 phút, sóng truyền tới bên bờ biển nước Anh.

Sóng thần gây nên những tác hại không kém động đất. Năm 1724, động đất ở Lima, thủ đô Peru, sinh ra sóng thần cao 27m quét vào bờ tàn phá thành phố và cảng Callao. Nước rút xa rồi quay trở lại, ngọn sóng cao hơn cả các ngôi nhà và thành quách, 23 chiếc tàu lớn đỗ trong cảng bị sóng đánh tan tành, có những tàu chiến lớn bị sóng hất xa vào bờ. Nhà cửa ở thủ đô Lima bị phá hủy hoàn toàn và bị vùi lấp bởi những đống cát và đá cuội khổng lồ. Thành phố có 4900 người, chết mất 4700 người.

(40:27) Ngày 21/5/1960, động đất xảy ra ở nam Chile sinh ra sóng thần ập vào thành phố Valdivia, rồi sau đó sinh ra sóng thần phản hồi đi tới bên kia của Thái Bình Dương với tốc độ 700km/h, quét vào bờ biển Hawaii, New Zealand, Úc, Philippines, Đài Loan. Sóng thần đã làm cho 2 triệu người dân Chile mất nhà cửa. Ở bờ biển Nhật Bản, nhà cửa, tàu xe bị hất vào bờ từ 1 đến 2km, hơn 2600 tàu thuyền bị đắm trong các bến cảng.

Sóng thần còn có thể sinh ra do núi lửa hoạt động ngầm dưới biển, do bão, do đá đổ, nhưng tác hại không ghê gớm so với sóng thần mà động đất sinh ra.

Ở nước ta, các vùng duyên hải cũng đã nhiều lần xảy ra sóng thần mà nguyên nhân là do bão. Cụ thể là ngày 26/10/1992, hồi 3 giờ sáng, trong lúc mọi người đang ngủ say thì một cơn sóng thần ập vào các xã của hai huyện Long Phú và Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng. Vì sóng thần xảy ra bất ngờ nên thiệt hại rất lớn, hàng trăm căn nhà bị sập, hàng nghìn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Vì con người tạo quá nhiều ác nghiệp nên phải trả nhân quả một cách đau thương như vậy.

7. CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG VỀ NÚI LỬA

(42:07) Các pháp vô thường về núi lửa phun sinh ra mưa lớn mang đầy bụi và sấm chớp.

Vì những hành động ác từ thân, khẩu, ý của con người mà gây nên những thảm cảnh động đất, núi lửa phun, sóng thần…​ mang lại cho con người biết bao cảnh khổ đau ghê gớm. Thật đúng là các pháp vô thường, hoại diệt!

Như các bạn đã biết, núi lửa thường phun ra những cột hơi nước, các chất khí, tro, bụi, đá lớn, đá nhỏ và các dung nham từ trong lòng đất. Trên thế giới hiện nay, người ta đếm được tới 530 núi lửa hoạt động.

Trong các sách giáo khoa địa lý, người ta còn nhắc các hiện tượng núi lửa Vesuvius ở Italy phun ra vào năm 1906. Hiện tượng xảy ra vào đầu tháng 4 năm đó. Mới đầu người ta nghe tiếng ở sâu trong lòng đất những tiếng lộc cộc như tiếng xe ngựa đi trên một đường lát gồ ghề. Vài ngày sau, luồng hơi nước phun ra càng ngày càng mạnh cùng với tro bụi và đá tảng, sau đó mặt đất rung chuyển mạnh và nhiều vết nứt xuất hiện.

Ngày 6/4, một tiếng nổ lớn phát ra, và một cột hơi nước khổng lồ đường kính lớn tới 500m, cao tới 2000m phun lên. Cột khói khí lên cao, khi kiệt sức thì tỏa ra thành các nhánh trông tựa như một cây thông khổng lồ có tán hình lọng.

Đêm 7/4, một tiếng nổ dữ dội kèm theo là một lượng lớn tro phun ra, vùi lấp các làng lân cận và hai thành phố cổ La Mã Pompeii và Herculaneum. Những ngày đó bầu trời đầy tro và xảy ra mưa lớn, nhiều sấm chớp vì bụi là hạt nhân ngưng kết gây mưa và dẫn điện mạnh.

Sau đợt mưa to là đợt phun dung nham có nhiệt độ 1000 - 3000 độ. Dung nham chảy với tốc độ từ 1 - 2m/s và tiêu diệt trên đường đi mọi vật như rừng cây, thú vật, gia súc, kể cả con người nếu không chạy kịp.

Núi lửa Vesuvius hoạt động đến hết tháng 4 năm đó, tro phun ra bao phủ trong vùng rộng lớn dày tới 1,4 mét. Đồng ruộng phải sau nhiều năm mới tiếp tục trồng trọt được.

(44:56) Nghĩa trang tàu biển lớn nhất của thế giới: Hồi 8 giờ sáng ngày 8/5/1902, trong vòng 90 giây, thành phố St. Pierre (Trung Mỹ) có 35 vạn dân đều bị chết, không sót lại người nào. Còn ngoài cảng có 40 tàu biển lớn nhỏ chạy bằng buồm, chạy bằng hơi nước đều bị đánh chìm, chỉ có một chiếc duy nhất (chiếc tàu Roddam) do thuyền trưởng Edward W. Freeman chỉ huy chạy thoát được.

Tàu Roddam chạy tới bán đảo Lucia (ở quần đảo Antilles thuộc Trung Mỹ). Tại đây ông nói với các nhà chức trách: “Tro nóng quét sạch chúng tôi, thiêu đốt tất cả. Chúng tôi từ cửa địa ngục đi tới đây. Các ông có thể báo tin cho toàn thế giới biết rằng không còn ai sống sót ở thành phố St. Pierre”.

(46:00) Thảm họa ở thành phố đảo St. Pierre thật khủng khiếp và được ghi lại trong các sách vở như sau:

“Những ngày cuối tháng 4 năm 1902, mặt đất ở thành phố có những rung chuyển nhẹ. Sáng ngày 8 tháng 5, bỗng nhiên có một tiếng nổ long trời lở đất và miệng núi lửa Pelée phun ra một luồng khí, tro bụi lẫn đá tảng. Luồng khí từ độ cao 1397m tràn về thành phố với tốc độ 150m/s, nóng tới 800 độ đã tàn phá thành phố, không để sót lại một ngôi nhà nào và không một người nào chạy thoát.

Luồng khí mạnh đã xô đẩy các bức tường dày tới 1m ở các trại lính, lô cốt, tháp chuông nhà thờ, các biệt thự, đặc biệt có một ngôi tượng nặng 3 tấn đã bị luồng khí đẩy khỏi chân tượng đá một khoảng cách 15m. Người ta ước tính sức mạnh của luồng khí nóng bằng 3 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Từ đó tới nay đã ngót 100 năm, người ta mới vớt được 15 chiếc tàu, còn lại 24 chiếc khác gồm những tàu buồm lớn cuối cùng của thế kỷ 19 và những tàu chở hàng chạy bằng hơi nước đầu tiên của thế kỷ 20 vẫn nằm yên ở dưới đáy biển sâu từ 85 - 100 mét.

Ngày nay, du khách khắp thế giới đổ về thành phố St. Pierre để tham quan di tích ngoạn mục đó bằng tàu ngầm, trong số đó có tàu Mobilis dài 23 mét là tàu ngầm du lịch thuộc cỡ lớn nhất thành phố, có thể chở 50 khách tham quan xuống độ sâu 100 mét dưới biển.

Ngồi trong tàu, du khách có thể nhìn qua camera thấy các thân tàu nằm nghiêng ngả, những cột buồm, những cột đá nhà thờ, những tượng vỡ, bậc thang nhà hát xưa đã bị những trận động đất sau thảm họa ngày 8/5/1902 nhận chìm xuống đáy biển.

Sau ngót một thế kỷ, thành phố St. Pierre ngày nay đã xây dựng lại to đẹp hơn. Hàng năm cứ đến ngày 8/5, người dân thành phố này đều tổ chức giỗ những nạn nhân xấu số. Họ tổ chức rước đuốc, diễu hành đi từ các nhà hát lớn đến nghĩa trang để tưởng nhớ những người đã chết vì thảm họa núi lửa.

Thành phố St. Pierre ngày nay được xếp hạng “Thành phố nghệ thuật và lịch sử”. Hàng năm có tới ngót 1 triệu khách du lịch tới thăm thành phố này”.

TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN GÂY NHIỀU THIÊN TAI THẢM HỌA

(48:56) Nguyên nhân của những thiên tai kể trên là do khí hậu Trái Đất nóng lên. Người ta thấy, qua nhiều thế kỷ công nghiệp phát triển, khói các nhà máy, khói các loại xe có động cơ, khói các đám cháy…​ đã làm cho lượng các khí thải tăng lên không ngừng trong khí quyển.

Nếu chỉ tính riêng khí cacbonic, mỗi năm loài người thải vào khí quyển khoảng 20 tỷ tấn. Nếu tính theo đầu người thì ở Hoa Kỳ mỗi người một ngày thải ra 15kg khí cacbonic, ở Pháp 4kg, ở các nước đang phát triển là trên 1 kg/người/ngày.

Lượng khí cacbonic tăng lên trong bầu khí quyển là nguyên nhân chính làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên, vì khí này có tác dụng giữ lại nhiệt năng của Mặt Trời.

Khí hậu Trái Đất nóng lên dẫn tới sự tan băng ở hai cực và trên các đỉnh núi. Băng tan, nước đổ vào các biển và đại dương làm cho mức nước dâng cao, làm ngập các miền đất thấp ven biển. Đây là một thảm họa lớn đối với loài người vì đất ngập, con người không trồng trọt và chăn nuôi, lấy đâu ra lương thực, thực phẩm sinh sống?

Khí hậu Trái Đất càng nóng lên, thiên tai càng gia tăng và sức tàn phá cũng rất ghê gớm trên diện tích rộng vì do con người dùng năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ, đốt rừng nhiệt đới và đã thải vào không khí mỗi năm 20 tỷ tấn dioxit cacbon và các khí khác. Các khí thải công nghiệp đã làm khí quyển Trái Đất nóng lên vì khí cacbonic, khí dioxit cacbon có khả năng hấp thụ nhiệt năng Mặt Trời.

Khí hậu Trái Đất nóng lên làm nhiệt độ mặt nước các đại dương cũng tăng theo và từ đó phát sinh các trung tâm bão ngày càng nhiều ở các vùng biển. Mặt nước biển càng nóng thì nước bốc hơi càng nhiều và bão càng mạnh, vì hơi nước là nguồn nuôi dưỡng bão và là nguồn cung cấp mưa và bão.

Trong nhiều năm trở lại đây, những cơn bão lớn liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên Trái Đất: nào là siêu bão, nào là những cơn bão mà lịch sử chưa từng thấy, hoặc là từ 50 đến 100 năm chưa từng xảy ra. Bão thường đi với lụt liên tiếp tàn phá gây thiệt hại lớn về mùa màng và làm chết người.

(51:44) Nguy cơ về thiên tai hạn hán cũng khủng khiếp có lẽ còn lớn hơn cả là bão lụt. Các nước giáp với sa mạc Sahara bị hạn hán làm cho mùa màng thất bát, hàng triệu người dân ở đó đang phải rời bỏ quê hương đến những miền đất lạ để duy trì sự sống.

Đốt rừng và phá rừng là một trong những nguyên nhân chính gây nên lũ lụt, hạn hán, giông tố, mưa đá. Hiện nay khí hậu Trái Đất đang tiếp tục nóng lên, các thiên tai thảm họa về môi trường ngày càng có xu hướng gia tăng, năm sau lớn hơn năm trước. Do đó số người tị nạn môi trường trên thế giới cũng ngày một gia tăng.

Để chống lại các hiện tượng như thiên tai, lũ lụt, núi lửa, sóng thần..v.v.. và cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa khủng khiếp đó, loài người cần phải:

  • Không phá rừng, đốt rừng, vì cây xanh có tác dụng hấp thụ khí cacbonic, mà khí này là thủ phạm làm khí hậu Trái Đất nóng lên. Không đốt rừng có nghĩa là không tung vào khí quyển lượng khí cacbonic do cháy rừng gây nên.

  • Không dùng các năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than vì các loại năng lượng này thải vào khí quyển nhiều khí độc và làm tăng nhiệt độ không khí.

  • Tham gia phong trào vệ sinh môi trường, trồng cây xanh.

  • Hiện nay các nhà nghiên cứu đang tìm cách dùng các năng lượng sạch như điện nguyên tử, địa nhiệt (nhiệt độ trong lòng đất), thủy triều, gió, năng lượng Mặt Trời..v.v..thay thế các năng lượng hóa thạch.

8. CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG TRONG SỰ VẬT VÀ CON NGƯỜI

(53:31) Các pháp vô thường trong mọi sự vật và con người

Trong vũ trụ, tất cả sự vật từ vật nhỏ như cát bụi đến lớn như quả địa cầu, không vật nào mà chẳng vô thường cả.

a) Các pháp vô thường về đất

Như cái bình bông đang ở trước mặt chúng ta, trước kia nó là đất, người thợ gốm đem nó nhồi nắn làm thành cái bình. Trãi qua một thời gian, cái bình sẽ bị bể nát, tan thành cát bụi và hoàn trở về trạng thái đất cát.

Đất cát này lại làm thức ăn cho cây cỏ. Cây cỏ hoặc tàn lụi sau một thời gian để trở thành phân bón cho cây khác hoặc làm thực phẩm cho động vật. Động vật ăn cây cỏ này vào hoặc bài tiết ngay ra ngoài để thành phân, thành đất, hoặc biến thành máu huyết, da thịt để một ngày kia thân thể động vật già yếu sẽ tan rã thành đất cát lại.

Bao nhiêu lần thay hình đổi dạng vì nhân duyên này thuộc nhân duyên khác, nhưng đất cát nó cũng trở thành đất cát sau một thời gian một vòng luân chuyển dài hay ngắn.

(54:45) b) Các pháp vô thường về nước

Nước ở biển bị sức nóng Mặt Trời bốc thành hơi. Hơi bay lên không gặp hơi lạnh biến thành mây. Mây nhiều tụ lại, rơi xuống thành mưa. Mưa chảy xuống ao hồ, hoặc gặp hơi lạnh quá đọng lại thành băng, thành giá. Băng giá gặp hơi nóng Mặt Trời tan ra thành nước lại.

Từ vô thủy đến nay, nước thay đổi trạng thái biết bao lần rồi, xoay vần mãi mãi như vậy, nhưng nước vẫn là nước. Hiện tượng của nước thì biến đổi vô cùng, bản thể của nước thì không bao giờ mất, nó chỉ vô thường mà thôi.

c) Các pháp vô thường về gió

Gió là sự luân chuyển của không khí. Không khí bị sức nóng Mặt Trời bốc cháy, giãn ra, bốc lên cao làm thành những khoảng trống. Để bù vào những khoảng trống ấy, không khí ở các nơi khác chạy tới điền vào, gây thành luồng gió.

Không khí xê dịch chậm thì gió nhỏ, không khí xê dịch nhanh thì gió lớn, xê dịch nhanh nữa thì thành bão. Gió có khi hiu hiu, khi thoang thoảng, khi hây hây, khi ào ào, khi cuồng bạo, nhưng bản chất của nó bao giờ cũng là không khí.

d) Các pháp vô thường về lửa

Lửa là một sức nóng làm cháy được vật. Khi đủ nhân duyên thì sức nóng phát ra lửa. Chẳng hạn hai thanh củi trong trạng thái bình thường thì chúng ta chẳng thấy sức nóng ở đâu cả, nhưng khi chà sát vào nhau một hồi thì lửa liền bật lên.

Ngọn lửa này có thể đốt hai thanh củi kia, và hai thanh củi này một phần hóa thành tro than, một phần biến thành thán khí. Những cây khác dùng rễ mình để thu hút tro than và dùng lá mình để thu hút thán khí, chất chứa lại sức nóng để một ngày kia gặp đủ nhân duyên lại bùng cháy lên.

Như thế sức nóng bao giờ cũng có sẵn, nhưng khi thì nó ở trạng thái tiềm phục, khi thì nó ở trạng thái phát hiện. Mắt chúng ta chỉ thấy khi nó phát hiện và chỉ khi ấy mới cho là nó có, còn khi nó ở trạng thái tiềm phục thì ta bảo là nó không có. Thật ra thì nó chỉ vô thường qua những trạng thái khác nhau chứ không phải dứt đoạn hay mất hẳn.

(57:07) e) Các pháp vô thường về cảnh giới

Trong kinh Phật thường dạy: “Thế giới nhiều như cát sông Hằng”. Thật thế, ban đêm chúng ta nhìn lên trời thấy hằng hà sa số tinh tú. Mỗi tinh tú là một thế giới, và mỗi thế giới ấy đều không thoát ra ngoài định luật chung là thành, trụ, hoại, không.

Mỗi phút giây nào cũng có sự sanh diệt của thế giới. Thế giới này tan đi thì thế giới khác nhóm lên, như một làn sóng này mất đi thì một làn sóng khác nổi lên, làm nhân, làm quả, tiếp nối cho nhau, các pháp vô thường không bao giờ chấm dứt.

f) Các pháp vô thường về thân con người

Thân người, hay thân thú vật cũng thế, xét cho cùng thì cũng do tứ đại mà có là đất, nước, gió, lửa. Những chất cứng, dẻo như da, thịt, gân, xương là thuộc về đất. Những chất đượm, ướt như máu, mỡ, mồ hôi, nước mắt là thuộc về nước. Hơi thở ra vào, trái tim nhảy, phổi hô hấp, tay chân cử động là thuộc về gió. Hơi nóng con người là thuộc về lửa.

Như trên chúng ta thấy, tứ đại đều vô thường thì thân người do tứ đại mà có cũng phải vô thường theo. Khi thân này chết và đến lúc tan rã thì chất cứng, dẻo trả về cho đất, chất đượm, ướt trả về cho nước, hơi nóng trả về cho lửa, hơi thở và sự cử động trả về cho gió. Rồi bốn chất này tùy theo duyên chung hợp lại làm thành cây cỏ hay thân người khác.

(58:49) Người khác đến khi chết rồi, bốn chất đó trở về bản thể cũ của chúng, khi làm thân người lúc làm thân súc sanh, năm nay tụ họp ở đây, sang năm dịch đi nơi khác, không phải thường còn, cũng không phải mất hẳn, mà là các pháp vô thường chuyển biến cho nhau.

Nhà học giả tiếng tăm của Trung Hoa là ông Lương Khải Siêu có nói trong khi nghiên cứu về Phật giáo Ấn Độ: “Con người luôn luôn trong từng phút giây đều ở trong vô thường, bất quá hoặc mau hoặc chậm. Chậm thì gọi là sanh diệt hoặc biến dị, còn mau thì gọi là vô thường. (Vô thường chẳng qua cũng là một hình thức trong các loại biến dị). Xem như xác thân chúng ta biến hóa không ngừng, xương thịt, máu huyết của chúng ta chẳng qua không đầy một tuần cũng rất có thể hóa ra đất bụi trên đường”.

Vì vậy có thân là rất khổ, cái khổ đó là một sự thật mang tính phổ biến và hiện diện với nhiều hình thái đa dạng. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã diễn bày nỗi khổ trần gian như một định chế đeo mang trọn một kiếp người:

“Trắng răng đến thuở bạc đầu

Tử, sanh, kinh, cụ làm đau mấy lần”

(Cung oán ngâm khúc)

g) Các pháp vô thường về tâm con người

Con người không phải chỉ gồm có tứ đại, ngoài tứ đại còn có phần tâm lý nữa, hay nói một cách tổng quát hơn, còn có tinh thần, đó là gồm tất cả những thứ mà đạo Phật gọi là thọ, tưởng, hành, thức.

Phần thể xác gồm tứ đại chỉ là phần mà đạo Phật gọi là sắc. Sắc đã không tiêu diệt mà chỉ biến hóa vô thường, thì tâm hay tinh thần cũng không tiêu diệt mà chỉ biến chuyển, xoay vần mà thôi.

(01:00:43) Thân vô thường nhưng còn tâm niệm có thường không? Tâm niệm cũng âm thầm dời đổi, lại còn mau lẹ và vi tế hơn, nếu chúng ta không nhìn sâu vào ắt khó mà thấy được.

Tâm niệm chúng ta thay đổi trong từng phút giây theo ngoại cảnh: chúng ta buồn đó rồi vui đó, thương đó rồi giận đó. Phút trước ta nhớ chuyện này, phút sau ta nghĩ chuyện khác. Hôm qua là tinh tấn tu hành, hôm nay đã ưu phiền thối chuyển. Thật đúng như lời Phật đã nói: “Tâm người như vượn chuyền cây, như ngựa rông nơi đồng nội”.

Tâm niệm ta sanh diệt trong từng sát na, và chính vì nó sanh diệt mau lẹ như thế nên ta có cảm tưởng như nó không thay đổi gì cả.

Đối với một đứa trẻ con, nếu chúng ta bảo rằng những hình ảnh cử động y như thật trên màn bạc là do sự tiếp nối của những tấm phim, ảnh hiện lên rồi biến mất để nhường chỗ cho những tấm ảnh khác trước ngọn đèn chiếu. Nếu ta bảo như thế với một đứa bé chắc nó không tin, vì nó chưa hiểu được cái công dụng của tốc lực.

Cũng như thế đó, tâm ta được cấu tạo bởi từng niệm sanh diệt nhưng vì chúng ta không nhận được sự chuyển biến mau lẹ của nó nên ta cứ tưởng là nó đơn thuần và bất biến.

Cái ta phút trước phải đâu là cái ta phút này. Và cái ta phút này đâu còn là cái ta phút sau. Vậy cái ta nào là cái ta thật? Cái ta phút trước, cái ta phút này hay cái ta phút sau? Một nhà thi sĩ đã hỏi một câu có vẻ ngớ ngẩn nhưng nghĩ kỹ thật là vô cùng sâu sắc: “Ai bảo dùm: Ta có ta không?”

Cái ta hay cái tâm cũng thế, vô thường, tạm bợ, giả tạo như thế, vậy mà người đời cứ cho nó là trung tâm điểm của vũ trụ, bám víu vào nó, nhân danh nó để tham lam vơ vét tài sản, danh lợi ở chung quanh, và dù có dẫm đạp lên hạnh phúc của kẻ khác, gây bao đau thương cho người đồng loại cũng mặc. Thật mê mờ lắm thay!

Cho nên đức Phật thường dạy: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn bốn biển” là thế.

(01:03:17) Lòng dục đòi hỏi những sự ham muốn về vật chất như: thèm ăn, thèm ngủ, thèm ái ân…​ Nói tóm lại là thèm muốn được thỏa mãn những khoái lạc về ngũ quan. Nhưng đâu đã hết! Con người còn ham muốn được thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần: ham muốn chiếm đoạt, ham muốn chế ngự, ham muốn phô trương nghĩa là tham danh tham lợi.

Nhưng nếu tham mà được thỏa mãn tất cả thì cũng đỡ khổ, ở đây trái lại, lòng dục không bao giờ được thỏa mãn cả. May ra thì có thể thỏa mãn tạm thời trong chốc lát, và như thế lại càng nguy hiểm vì chẳng khác gì người khát mà uống nước mặn, càng uống càng khát.

Loài người bị trói buộc vào lòng dục như con ngựa bị buộc vào cỗ xe, cứ phải kéo chạy mãi, không bao giờ được yên nghỉ.

Hơn nữa, lòng dục ấy cũng chính là cái mầm xung đột giữa loài này với loài khác. Ai cũng mong được thỏa mãn lòng dục của mình cho nên sanh ra vị kỷ, làm khổ cho người khác và loài khác để mình được vui. Do đó mà mỗi chúng sanh là một kẻ địch thủ của mọi chúng sanh khác, và cõi đời này là một bãi chiến trường mà trong mỗi phút mỗi giây có không biết bao nhiêu là chiến sĩ bị ngã gục. Do đó cõi chiến trường ấy cũng là một bãi tha ma rộng lớn vô cùng, theo Phật dạy thì đó là một biển khổ mênh mông.

(01:04:49) Thật đúng như câu thơ của người xưa đã nói:

“Biển khổ mênh mông, sóng ngập trời

Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi

Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió

Xét lại cùng trong biển thảm thôi!”

Do vậy, chúng ta thấy sự vật là vô thường, biến dịch, thay đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác, chất cứng có thể trở thành chất lỏng, chất lỏng có thể trở thành chất hơi nhưng không một chất nào tiêu diệt hẳn.

Cái năng lực mà những chất này là những hình thức hiện hữu vẫn tiếp tục, dầu hình thức của những chất này có thay đổi. Như vậy chúng ta thấy có sự liên tục của năng lực và sự liên tục này là một đặc tính của mọi sự vật. Chính vì có sự liên tục nên khó mà nêu rõ ranh giới giữa một trạng thái này qua một trạng thái khác.

Không những không có ranh giới không gian mà cũng không có ranh giới thời gian, vì thời gian cũng liên tục thay đổi, khó mà chỉ đích thực lúc nào là quá khứ, lúc nào là hiện tại, lúc nào là vị lai.

Hiện tại trong từng sát na cũng đi vào hiện tại. Khi có người bạn hỏi ta mấy giờ, ta xem đồng hồ, đáp 10 giờ. Nhưng khi tuyên bố 10 giờ, thực sự đã quá 10 giờ vài giây rồi. Thời gian không có đứng một chỗ, luôn luôn xê dịch vào quá khứ. Và như vậy thời gian cũng do định lý liên tục chi phối.

Sự vật đã như vậy, không gian và thời gian đã như vậy thì con người với hai phần danh và sắc lẽ nào có thể thoát khỏi sự chi phối của định lý vô thường hiện hữu liên tục. Và như vậy, khi con người mới sanh ra, định lý liên tục cho ta thấy có sự liên kết với những đời sống quá khứ, và khi con người chết đi, sự chết không có nghĩa là mất hẳn mà chỉ là sự mở đầu cho một đời sống mới.

Đó là những vấn đề khiến chúng ta cần phải suy nghĩ, tư duy sâu sắc về các pháp vô thường đang diễn biến xảy ra chung quanh ta đang sống.

9. ĐẶC TƯỚNG, ĐẶC TÍNH, DUYÊN HỢP, DUYÊN TAN, DUYÊN CHUYỂN ĐỔI VÀ ÁP DỤNG

(01:07:20) Đặc tướng, đặc tính, duyên hợp, duyên tan, chuyển đổi và áp dụng vào bản thân con người

Đặc tính và đặc tướng của các pháp vô thường

Mọi sự vật trong vũ trụ bao la, từ một vật nhỏ như hạt bụi cho đến một vật lớn như trăng sao đều nương vào nhau làm nhân quả cho nhau, lớp lớp không cùng, dung thông nhau, đối chọi nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mà có.

Mỗi pháp trong vũ trụ không thể tồn tại riêng lẻ, biệt lập mà tự có được, cái này có là nhờ cái kia, cái kia có là nhờ cái này, cái này và cái kia tương quan, tương duyên, lớp lớp không cùng tột.

Vì là trùng trùng duyên nhau nên một là hết thảy, hết thảy là một, mọi sự vật trong vũ trụ đều dung thông nhau. Trong vũ trụ, các pháp đều có giới hạn rõ ràng, như nước lạnh, nước đá, nước sôi, hơi nước đều có tướng trạng khác nhau nhưng thế tánh vẫn là một, nghĩa là gồm H2O.

Ví dụ như các vật dụng bằng điện, nào quạt điện, đèn điện, máy lạnh, tủ điện, lò điện, tủ lạnh, tivi, máy quay phim, máy cassette , máy vi tính…​v.v.. tuy mỗi vật đều có hình dạng, công dụng sai khác nhưng đều thông nhau qua luồng điện chi phối lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại.

Một ví dụ khác: nhiều hồ chứa nước hình dáng rộng hẹp khác nhau nhưng ăn thông với nhau bằng những ống nước, do đó sự đầy vơi, nhớp sạch của một hồ nước này đều liên quan mật thiết đến tất cả các hồ khác.

Cũng như đặc tướng của núi lửa ở thành phố St. Pierre (Trung Mỹ) khác với trận động đất ở thành phố Messina, nhưng đặc tính của nó lại giống nhau ở một điểm là hủy diệt và tàn phá con người và muôn vật.

Duyên hợp và duyên tan của các pháp vô thường

(01:09:27) Đức Phật dạy rằng: “Các pháp hữu vi, bất cứ một pháp nào cũng đều bị bốn thời kỳ chi phối, tức là thành, trụ, hoại, không”.

Thế giới cũng vậy, không thể thoát ra ngoài cái luật thành, trụ, hoại, không ấy được. Nhưng bởi vì trong pháp giới có biết bao nhiêu thế giới, nên sự thành, trụ của một thế giới này là sự hoại, không của một thế giới khác, cứ như thế mà xoay vần không dứt.

Hơn nữa, vũ trụ này là do nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm kết thành. Nghiệp lành chiêu cảm thì chúng sanh sẽ được yên ổn, không có thiên tai như lũ lụt, núi lửa, sóng thần, chiến tranh…​v.v…​mà vũ trụ cũng tốt đẹp. Còn tạo nghiệp dữ, hung ác sẽ bị chiêu cảm thì chúng sanh phải thọ nhận những quả ác như thiên tai, lũ lụt, núi lửa, sóng thần, chiến tranh, bệnh dịch và không chừng quả đất này sẽ bị nổ tung, hủy diệt tất cả.

Sự chuyển đổi và áp dụng vào bản thân của các pháp vô thường

Trước giờ viên tịch, đức Phật đã nói lên bài kệ dạy chúng ta, vừa mang truyền thống Phật giáo lại vừa rất duyên sinh:

“Nhất thế pháp bất sinh

Nhất thế pháp bất diệt

Nhược nhơn như thị giải

Chư Phật thường hiện tiền

Hà khứ lai chi hữu”

Tạm dịch:

“Mọi pháp đều không sinh

Mọi pháp đều không diệt

Nếu hiểu rõ như thế

Chư Phật thường hiện tiền

Nào có đến, đi gì”.

Qua bài kệ thị tịch ấy, chúng ta hiểu rằng các pháp đều do các nhân duyên mà sinh và do các duyên mà diệt. Chỉ các nhân duyên đến hay đi, nào có mặt sự sinh diệt của các ngã tướng ấy. Thực pháp thì cũng vô sinh vì nó vô ngã tướng.

Nếu hiểu rõ hết thảy các pháp đều là vô thường thì liền ngay đó sẽ thấy cái Bất Động Tâm của chính mình. Do biết cái bất động tâm nên không còn sự giận hờn, ích kỷ, nhỏ mọn, tranh hơn tranh thua nữa. Phải không các bạn?

Do liễu ngộ các pháp vô thường mà chúng ta lìa xa hết tham, sân, si, mạn, nghi, lìa xa mọi nhân khổ đau, tự thân được hạnh phúc, giải thoát ngay trong hiện tại.

Do liễu ngộ các pháp vô thường mà phát khởi tâm đại từ, đại bi, thương người, thương mình, có thái độ vô chấp, dễ dàng thể hiện sự đoàn kết, thống nhất các dị biệt (sự sai khác).

(01:12:09) Đức Phật khuyến cáo người Phật tử phải ý thức trong từng hành động dù nhỏ nhặt nhất, cũng như ý thức về hơi thở, khi đi ta biết ta đang đi, khi đứng ta biết mình đang đứng…​ Biết như vậy để cảm nhận hành động được trọn vẹn trong giây phút hiện tại. Sống như vậy là sống trong chánh niệm, sống trong tỉnh thức và trong thanh thản, an lạc.

Ý thức về bước đi của mình để thấy rằng tất cả sự vật chung quanh ta đang sống đều là các pháp vô thường. Ta đang đi giữa đất trời mây nước, với cỏ cây, hoa lá, chim muông. Mỗi bước đi của ta đang hòa với cảnh vật, không gian và thời gian, hòa với cả vũ trụ bao la và vũ trụ bao la đang có mặt trong mỗi bước đi của mình.

Ý thức rằng lời nói ta đang nói có mặt của tham lam, sân giận hay không, có nói lỗi lầm của người khác hay không? Bởi vì ngôn từ mà ta nói ra đều hàm chứa những tâm tư, suy nghĩ của chính mình. Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta không có đủ bản lĩnh để ý thức và kiểm nghiệm về mình, cuối cùng ta chỉ có ý thức về sự nông nổi và cuộc sống bị đánh mất trong giây phút hiện tại. Đó cũng chính là cái vô thường đi qua đời ta trong chốc lát.

Thường thì trong cuộc sống, chúng ta bị chi phối bởi quá khứ và tương lai, do vậy, ta không thưởng thức được hạnh phúc hiện tại. Hãy nhìn một người đang ngồi trong giảng đường nghe pháp, nhưng tâm người ấy đang nghĩ đến số tiền cho vay chưa lấy lại được và đang tìm cách lấy lại trong một ngày gần đây. Thử hỏi người ấy có cảm nhận trọn vẹn nguồn pháp lạc hay đang vun đắp cho một mối lo toan sầu não?

(01:13:55) Do vậy ý nghĩa thật sự của việc tỉnh thức đối với hoạt động của thân tâm là sống với hành động hiện tại. Khi ta ý thức, tỉnh táo trước một hành động thì có hai khả năng xảy ra: Hoặc ta đang đắm mình trong hành động, sống với hành động mà không nghĩ gì khác ngoài Chánh Niệm Giác Tỉnh, không thấy mình trong hành động, thì ngay đó đã là một kết quả tốt đẹp rồi. Hoặc là ta tự ý thức đến cái tôi trong hành động, tức tư duy hữu ngã gắn liền với hành động.

Như vậy ý thức về hành động của thân tâm để nhiệt tâm tinh cần thì đó là ý nghĩa đích thực của Chánh Niệm Tĩnh Giác. Còn khi ý thức ta đang hành động gắn liền với cái tôi thì đó là bước đầu quay về với sự tự chủ trong vòng vận hành tự thân với bao ngã chấp của tham, sân, si.

Như vậy, quán các pháp vô thường thông qua các hành động nhằm giúp ta kiểm soát hoạt động của thân tâm bằng Chánh Niệm để thực tập oai nghi Chánh Hạnh, đưa ta trở về sống với hiện tại, xa lìa lối sống tìm cầu hạnh phúc bằng tưởng tượng, bằng mong cầu và bằng hồi tưởng.

Do đó, tính vô thường nơi con người là ấn tượng mạnh mẽ nhất làm cho ta thức tỉnh. Một con vật hay một cây xanh chết không đủ sức mạnh cho ta giác tỉnh bằng chính bản thân con người.

Trong quá trình quán niệm về các pháp vô thường nhất là về con người, ta thấy chúng có chung một đặc điểm về mặt bản thể, đó là tính nhân duyên sanh diệt, vô thường, vô ngã. Đó cũng là đặc tính chung cho tất cả các pháp hữu vi.

Bởi vì giải thoát sanh tử luân hồi cho con người là mục tiêu chính mà đức Phật nhắm vào cuộc đời này. Hiểu được chính mình thì hiểu được tha nhân và vạn hữu. Thấy được nhân duyên sanh diệt, vô thường, vô ngã trong con người thì thấy được các pháp khác cũng như thế.

Và chính bản thân con cũng vậy, con đang cố gắng tu tập xả tâm từng ngày, từng phút, từng giây. Sau khi con đã được học bài “Các pháp vô thường” này, con thành tâm tri ân Thầy đã tận tụy giảng dạy cho con hiểu sâu sắc hơn về các pháp vô thường. Con thành kính tri ân và biết ơn Thầy, người Thầy tôn kính nhất và vĩ đại nhất của cuộc đời con.

10. KẾT LUẬN

(01:16:30) Phần kết luận

Đối với cuộc sống thực tại, nếu các pháp vô thường quán niệm được tu tập thì con người sẽ phần nào vượt qua được những chướng ngại liên hệ đến thân và tâm.

Thói quen thế gian khiến con người khó có thể vượt qua những căn bệnh tâm sinh lý được xem như là bản năng tiềm ẩn. Con người luôn có chiều hướng sống trong dục vọng, khát ái. Khi bản năng không được giáo dục thì khổ đau vẫn còn chồng chất.

Hướng giáo dục của các pháp vô thường quán niệm lấy tự tâm và tự thân là cơ sở. Dù được giáo dục qua các pháp vô thường quán niệm để thấy rõ bản chất con người và sự vật là vô thường, vô ngã như vậy, thấy được tác hại khi đắm trước, thấy được lợi ích khi xuất ly, nhưng thông thường chúng ta chưa có đủ bản lĩnh để tự chủ và giới hạn mình trước sức mạnh của lòng ham muốn tham, sân, si, mạn, nghi. Đó là do chúng ta chỉ mới hiểu vấn đề mà chưa thật sự hành trì.

Cần chú ý rằng người học Phật khác với người tu Phật. Học Phật chỉ để làm giàu kiến thức Phật học, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, là người chỉ mới đứng ngoài ngõ mà chưa vào trong nhà.

Vừa học Phật lại vừa tu Phật mới chính là người thật sự sống và hành trì theo Chánh Pháp. Chính những người này mới có được hạnh phúc lâu dài, thành tựu đạo hạnh và có khả năng chứng ngộ. Cái hiểu chưa phải là vốn sống thật sự của người vào đạo, hành trì mới là vốn sống, là cốt lõi của người Phật tử trên bước đường tìm về giải thoát.

(Ngày 22/12/2005 - Tu sinh: Nguyên Thanh)

Mô Phật!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy