LCK 036C - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ: SÁT SINH - NGHỀ Y - NẠO THAI - CON TRAI CON GÁI - NGHIỆP NGƯỜI NỮ NGƯỜI NAM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh nữ
Thời gian: 12/2005
Thời lượng: [47:18]
(00:00) Trưởng lão: Bây giờ Thầy nhờ mấy con trả cái bài này lại và đồng thời Thầy tiếp tục trả lời. Giờ còn hơn 30 phút, Thầy sẽ trả lời và đồng thời Thầy nhắc những cái bài mà mấy con không được trả, tức là những cái bài đó được photo hoặc được đánh trên vi tính để chuẩn bị cho những tập sách. Cho nên, người nào không có bài thì tức là Thầy còn giữ lại đây. Mấy con hiểu như vậy để biết là những cái bài đó được chọn để đưa lên trên tập đặc san.
Và đồng thời hiện giờ Thầy xin trả lời, đến cái giờ chúng ta trả lời rồi, còn hơn 30 phút nữa chúng ta nghỉ.
Trưởng lão đọc câu hỏi: Ở đây Mỹ Thiện hỏi Thầy về cái sự tu tập. Đó là đưa tay ra vô như thế này vì đi kinh hành nhiều nó không tốt vì cái chân có tật.
Trưởng lão: Thì con không có đi nhiều, thì con chỉ sử dụng cánh tay con đưa ra vô mà con tập Thân Hành Niệm, Chánh Niệm Tĩnh Giác trên cánh tay của con là đủ rồi. Và có thể nói rằng đi ít thôi. Tùy theo khả năng của con mà con đi. Tập ít thôi con, đừng có đi nhiều, chừng nào mà con có sức khỏe thì con mới tu tập tốt được.
Trưởng lão đọc câu hỏi: Còn con hỏi Thầy một chỗ nữa. Con xin hỏi Thầy về nhân quả. Ví dụ một người làm ác, như con cắt cổ gà chẳng hạn, thì ngay lúc đó có từ trường ác tương ưng thì sẽ cho tái sanh một con gà khác để chịu quả khổ bị người khác cắt cổ. Nhưng lúc đó con hoàn toàn không biết cái quả của hành động ác của con gây ra thì làm sao mà con sợ để con tránh không làm điều ác nữa?
Trưởng lão: Con hỏi câu hỏi này thì như thế này: nếu quả chăng mà con biết thì đức Phật đâu có nói là Vô Minh.
Hiện giờ, chúng ta hoàn toàn là những người Vô minh không biết. Nhờ Thầy nói mấy con mới biết những cái từ trường đó nó tiếp tục nó sanh.
Ví dụ con cắt cổ con gà, con gà chết tức là cái quả đau khổ của con gà đó, trong đó nó có cái nhân của con gà; cái quả là con gà đau khổ; còn cái hành động ác của con: con giết con gà đó là cái nhân, còn cái quả là con gà đang chịu khổ.
Thì con gà mà đang chịu khổ - chết - đó thì do hành động của con mà tạo con gà chết. Vì vậy cái quả của con gà chết thì nó sẽ có cái nhân của hành động của con trong đó. Con hiểu không? Cái nhân đó nó tương ưng nó sanh làm con gà hay nhiều con gà khác nữa, nó sẽ trả cái quả mà con đã cắt cổ con gà bằng cái hành động ác của con. Nhưng mà con đâu biết! Nếu con biết thì Minh làm sao (rồi); mà Minh thì con có cắt cổ con gà nữa không?
Con thấy, đức Phật nói con người Vô Minh mà! Cho nên, chúng ta làm mà chúng ta không biết gì hết à! Cho nên, những con gà chết đó là do ai làm ra con gà đó? Là do chính hành động ác của con. Nếu mà con Minh thì chắc con không làm cái hành động đó đâu. Con hiểu không? Cho nên, vì Vô Minh con mới làm những hành động đó.
(03:25) Bây giờ, đức Phật mới dạy cho chúng ta hiểu, hiểu như thật để chúng ta không làm nữa, không làm nữa thì đâu có con gà bị chết nữa, phải không mấy con? Mấy con hiểu điều đó! Nếu mà không có Phật nói cái sự thật, sự hiểu biết như thật, thì chúng ta biết đâu là nhân là quả.
Nhờ đức Phật dạy chúng ta mới biết; và nhờ đức Phật dạy chúng ta mới biết chuyển đổi nhân quả. Do đó chúng ta không làm hành động ác đó nữa.
Cho nên, ở đây con nói là như vậy con gà trả cái quả đó bằng hành động của con mà chính con đâu có biết, cho nên con cứ mặc sức mà giết, thì rõ ràng do Vô Minh mới có những nỗi đau khổ đó.
Trước cái chết của con gà, con nhìn thấy, con nắm cái cần cổ nó, rồi con nhổ cái lông cổ nó rồi con cắt. Nó giãy giụa con cứ kìm chặt con cắt. Cái sức của nó mà đối với sức của con thì quá yếu, cho nên con kìm chặt là nó giãy giụa không nổi. Cho nên nó chịu chết trong cái sự đau khổ vô cùng.
Nhưng khi mà đức Phật dạy chúng ta khởi cái lòng thương yêu, chúng ta thấy sự sống chết của con gà chúng ta đau xót vô cùng. Phải không? Mà nếu không có đức Phật dạy cái tâm từ bi của chúng ta thì chắc gì mà chúng ta thương yêu. Nghĩa là giết người được, cướp của người ta vẫn làm được huống hồ là con gà, người ta cần thiết gì một con vật nhỏ mọn như vậy. Các con thấy chưa?
Cho nên, các con thấy khi người ta giết người, người ta cũng thấy như giết một con vật nhỏ mọn vậy thôi. Chỉ cần lấy một chỉ vàng hoặc một triệu bạc người ta vẫn cầm cái dao đâm người ta chết như thường, đâm nhiều nhát. Mặc dù người đó chắp tay cầu xin đừng có giết họ nhưng chúng ta vẫn giết, các con thấy không?
Cho nên, đó là sự Vô Minh. Nhưng người ta đâu có ngờ những hành động ác đó lại trở lại làm những con người để bị người khác giết. Các con hiểu không? Cho nên, nếu mà Minh thì chắc không có điều đó. Cho nên, đức Phật nói là Vô Minh.
Cho nên câu hỏi của con là : như cái hành động ác đó thì làm sao? Con không biết! Con không biết đó là từ con gà của chính con - hành động ác của con - mà khiến thành ra những con gà đó. Con không biết! Cho nên, nó đâu có đau đớn gì với con đâu, cho nên con cứ làm.
(05:30) Như vậy, rõ ràng là từ xưa đến giờ, mọi người đang làm là vì Vô Minh - người ta cũng không biết. Còn bây giờ biết rồi mấy con nghĩ sao? Mấy con có dám làm không? Bây giờ các con biết rồi thì mấy con nỡ cầm dao cắt cổ con gà không? Khi các con khởi lòng thương yêu, sự đau khổ của con cũng giống như sự đau khổ của con gà, lúc bấy giờ con cũng nghĩ sự giãy giụa của con gà cũng giống như mình bị ai mà đâm mình, mình giãy dụa, mình đau đớn. Thì nghĩ xét như vậy thì con có nỡ tâm nào mà cắt cổ con gà, hay đập đầu con cá nữa không?
Do cái sự hiểu biết, tức là cái sự hiểu biết gọi là Minh. Con hiểu không? Minh thì không thể nào mà Vô Minh làm những cái điều ác bằng Vô Minh được nữa.
Cho nên câu hỏi : coi như là những cái nhân quả nó không có ăn nhập gì với mình hết; cái con gà chết nó đâu có ăn nhập gì với mình đâu! Có phải không? Nó đau khổ, nó giãy giụa nó chết chứ có ăn thua gì với mình đâu, cho nên mình cứ làm cháo, làm cơm ăn. Nhưng khi mình Minh rồi thì mình biết nó có sự liên hệ, sự liên hệ trong nhân quả với nhau. Mình sinh ra cũng từ trong nhân quả, con gà cũng sinh ra từ trong nhân quả, thì nó có sự liên hệ. Nhưng sự liên hệ nó có cảm giác, thọ là cái thọ chứ nó có phải là cái thọ của chính mình đâu - con chấp - bây giờ con gà đau đớn đó, giãy giụa đó thì tôi cũng phải giãy dụa đau đớn thì mới thật là tôi trả quả. Có phải không?
Nhưng mà các con cứ nghĩ, khi các con cầm cây dao mà cắt con gà, cứa cổ con gà như vậy, các con tưởng có cái quả của các con sanh ra một con gà là đủ sao. Cái hành động ác của các con thì các con phải trả cái quả là thân con bị bệnh đau, con sẽ bị tai nạn, con sẽ bị cây dầm, hay cái gì đó cũng làm con trầy da tróc vảy đau đớn cũng như bị cắt cổ con gà vậy.
(07:16) Nó đâu phải một quả đó đâu, một nhân nó đâu có nghĩa là một quả mà nó nhiều quả, nó nhiều quả trong đó, con hiểu! Bởi vì nhìn qua cái nhân quả của thảo mộc mấy con mới cảnh giác cho mình. Một cái hành động ác là một cái nhân thì nó sẽ có nhiều quả khổ. Cái quả khổ, từ trường quả khổ đó nó đi tái sanh tiếp tục để trả cái hành động đó, cái quả đó. Và nó còn tiếp diễn những cái quả khác nữa. Trái lớn, trái bé, trái chua, trái chát, chứ đâu có nghĩa là có một loại.
Cho nên, nhìn nhân quả thảo mộc mà hiểu được nhân quả con người thì chúng ta mới gọi là Minh, còn nếu không có chứng cứ như vậy thì chỉ có sức Tam Minh. Nhưng cái người có trí tuệ Tam Minh thì người ta đã thấu suốt nhân quả rồi, thì người ta Minh rồi, người ta đâu có làm điều ác nữa.
Cho nên hôm nay, câu hỏi của con : coi như là nó không có liên hệ, con gà khổ nó không có liên hệ với mình. “Người bị khác cắt cổ, nhưng lúc đó con hoàn toàn không biết cái quả của hành động ác của con gây ra thì làm sao con sợ mà tránh không làm điều ác nữa”.
Bây giờ hiểu (mới không tránh/làm)! Chứ nếu mà con đau khổ - cắt cổ con gà mà giờ tay con đau nhức - thì chắc con không dám cắt cổ con gà đâu, có phải không? Con nghĩ rằng người khác cắt cổ con gà mà ở đây con đau nhức thì chắc con không cắt cổ con gà. Nhưng sự thật không phải vậy, con còn trả quả đau khổ đó : bệnh tật, tai nạn xảy ra, nó đủ thứ cho con đau khổ! Khi con làm hành động ác đó con không phải trả một quả đó đâu.
(08:48) Cho nên, suốt cuộc đời con người khổ là do hành động nhân quả của chúng ta mà chúng ta thọ khổ. Từ khi chúng ta tu theo Phật giáo chúng ta chuyển nhân quả. Nhưng chúng ta có thoát những cái quả khổ không? Nó giảm chứ chưa hẳn hết đâu. Cho nên, thân chúng ta còn thân nhân quả, mà còn thân nhân quả thì chúng ta còn bệnh đau, còn đau khổ chứ đâu phải hết. Nay nhức cái vai, mốt đau cái chân, không phải là những cái dao cắt ở trong đó sao. Các con hiểu không?
Thầy nói nội cái răng thôi, mấy con già cái răng mà nó sắp rụng thôi, thì nó cũng cảm thấy khó chịu rồi. Nhai một miếng cơm, uống một miếng nước lạnh, mà đụng vào chỗ đó cũng như là tê buốt vậy. Các con thấy đó là cái nhân quả, mà mấy con làm sao mà không (phải chịu).
Khi con cắt cổ con gà, con thấy con gà giãy giụa đau đớn, nhưng mà con không ngờ trong cái thân con sẽ thọ lấy những cái quả đau đớn đó mà con không biết. Bởi vì thân con là thân nhân quả, nó phải cộng với sự đau khổ của nhân quả, chứ làm sao chạy đâu trốn khỏi. Trừ ra khi mình hết đau khổ là mình phải có đủ đạo lực; cái đau trong cơ thể, chúng ta có đủ đạo lực thì chúng ta mới đẩy lui được.
Các con lấy niềm tin của các con thôi và các con có sự tu tập để giảm đi những cái ác của mấy con rồi. Cho nên, mấy con tác ý mấy con đuổi được cái bệnh khổ trên thân mấy con, mấy con có thấy không?
Nếu không có tu tập theo đúng Phật pháp: ngăn ác diệt ác, phỏng chừng mấy con có biết pháp Như Lý mà tác ý đuổi bệnh không? Chắc chắn là mấy con không đuổi bệnh được. Tại sao mấy con cứ nay bệnh mai đau? Là có phần mấy con tu sai pháp đó. Chứ mấy con tu đúng pháp, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì mấy con sẽ đuổi được.
Mấy con tu tập mà tâm mấy con còn phiền não, sân hận, còn trách cứ; còn phiền não người khác thì thân mấy con không làm sao tránh khỏi quả đau khổ đó đâu. Bởi vì tâm mấy con như thế nào thì thân mấy con phải chịu lấy những quả khổ đó. Tâm mấy con khổ đau, giận hờn, phiền toái, trách cứ người này ác, người kia thiện, người này tốt, người kia xấu thì mấy con sẽ bị quả, không chạy đâu được hết. Đó là cái phần tu.
Còn phần đời thì mấy con biết người ta ác lắm, người ta ăn thịt chúng sanh nữa mà, làm sao người ta chạy khỏi (quả khổ). Còn chúng ta tu đó là giảm nhiều rồi đó, nhưng chúng ta cũng chưa tránh khỏi những cái quả đau khổ.
(11:14) Trưởng lão: bây giờ, Thầy sẽ trả lời tiếp. Ở đây Minh Chánh có hỏi Thầy.
Minh Chánh, ở đây ai là Minh Chánh, con? Con hả con, rồi! Con ngồi xuống.
Con hỏi Thầy cũng về cái phần thiện và ác.
(Trưởng lão đọc câu hỏi:) Như con là y tá luôn tiêm thuốc cho bệnh nhân, cái kim tiêm đó cũng làm cho họ đau và sợ hãi, nhất là đối với trẻ em, con nghĩ đó là hành động ác?
Trưởng lão: Đúng vậy! Bởi vì những đứa trẻ mà bệnh đau đó là do nhân ác, con! Cho nên cây kim của con là trả cái quả ác của nó đó, con hiểu không? Nó phải sợ, nó phải đau, nó phải trả cái quả chứ. Nó sanh ra nó có bệnh đau, có cái gì đó buộc lòng con phải chích nó chứ gì, phải không? Nhưng mà cái kim lụi vào thịt nó thì cũng phải đau chứ đâu phải không đau. Và nó nhìn thấy cái kim con cũng bằng như cái cây giáo vậy, nó cũng hoảng sợ. Nhất là trẻ em nó sợ chích lắm. Đó là cái ác pháp đó con, ác pháp phải trả cái ác pháp chứ.
Và hành động con đâu có nghĩa là làm ác đâu! Con muốn đứa em này hết (bệnh), nhưng cái quả của đứa em này phải trả cái mũi kim con đó. Ác pháp phải trả ác pháp đó. Con thấy nhân quả chưa? Cho nên, con đâu có làm ác đâu? Cho nên mũi kim con, đối với đứa bé đó, nó là ác; cho nên nó (đứa bé) phải thọ lấy cái ác! Vì vậy trước khi nó thấy cái mũi kim con là nó thấy như mũi giáo đâm vô thịt, nó hoảng sợ, nó đau, nó la, nó khóc.
Con chưa có đâm vô đâu mà nó thấy cái mũi kim con là nó đã khóc rồi, con thấy không? Đó là cái quả ác của nó, nó đang thọ cái bệnh đó là nó chịu cái quả ác và đồng thời nó tiếp thêm một cái sợ hãi đó nữa là cái mũi kim. Con thấy không? Nhưng mà không chích thì nó sẽ bệnh, nó chết sao?! Vì vậy mà phải chích.
Như vậy cái hành động con cầm cây kim chích em bé thì con không có ác, con hiểu không? Con muốn cho nó hết bệnh. Nhưng đứa bé đó phải trả cái quả ác, cho nên nó sợ cây kim của con là phải. Đó là cái kim làm, chứ hành động con thì không ác đâu, còn cái kim của con là cái hình ảnh làm đứa bé sợ, nó sợ chích. Ý của nó là thà chết thì chết ; chứ đừng có chích nó, nó cũng chịu chết nữa; nó đâu biết gì, nó chỉ nghĩ tới cây kim là nó sợ thôi, tức là cái quả ác nó đó.
(13:53) (Trưởng lão đọc câu hỏi:) Bác sĩ cầm dao rạch bụng, cứu người qua cơn tử thần, con thấy đó cũng là cái ác?
Trưởng lão: Không phải con! Cái người bệnh đau đó mà họ được giải phẫu, được mổ là họ phải trả cái quả của họ. Cho nên, trước kia họ mổ heo họ có ra cái gì đâu! Họ mổ bụng gà có ăn thua gì đâu! Bây giờ bác sĩ mổ bụng họ lại cũng là đâu có gì đâu. Nhưng mà họ sợ đó! - Cái ông bác sĩ thì không phải ác - mà họ phải trả cái quả đó cho hiện tại thấy cái nhân quả của họ làm điều ác.
Tại sao suốt đời thầy, bác sĩ không mổ bụng Thầy? Phải không? Nhưng mà người kia sao lại bị mổ bụng? Bởi vì họ mần (làm thịt) gà quá trời mà! Họ không mổ bụng gà sao được : họ móc tim, móc gan nó ra; thì bây giờ bác sĩ mổ mà nhét vô cho họ sống đó cũng là may đó chứ. Cho nên, cái hành động của bác sĩ không có ác đâu.
(Trưởng lão đọc câu hỏi:) Bác sĩ nạo thai, dùng dụng cụ nạo thai, đưa em bé mới thành hình trong bụng mẹ, và đưa ra từng mảnh. Đó cũng là hành động ác và là quá ác. Con xin phép được hỏi Thầy?
(15: 08) Trưởng lão: Thì con thấy như cái hành động nạo thai là vì cái hành động của cái người làm ác và cái đứa bé ở trong cái bào thai đó, đó là đứa bé đã từng giết hại biết bao nhiêu sinh mạng của loài vật. Cho nên, phải trả cái quả yểu tử. Vừa nằm bào thai là chúng nạo quăng ra rồi, ra từng mảnh nữa. Hồi mà con bắt con gà, con giết, con chặt, phân nó từng mảnh để thành miếng thực phẩm không?
Con có thấy điều đó không? Cắt con cá, làm con cá, đập cho chết rồi mổ, cắt từng khứa từng khứa ra đem kho, thì như vậy có phải từng mảnh không? Bây giờ cái quả yểu tử đó mà vào trong cái bào thai thì bị móc ra thành từng miếng, từng mảnh ra, thì có phải không? Có gì đâu! Nhân nào thì phải trả quả nấy chứ sao, đâu có chạy khỏi về cái vấn đề đó. Cho nên nhân quả mà, các con nên nhớ!
Hiện giờ về cái vấn đề mà nạo thai, móc thai đó là cái nhân quả ác của chúng ta để tạo cái duyên tương ưng mà trở thành yểu tử đó mà thôi. Thì cái đó đâu có gì gọi là ác đâu, nó là trả quả. Cái hành động mà đến bác sĩ làm những công việc này thì đó là trả quả chứ không phải là gì hết.
Cái hình ảnh đó không phải là người bác sĩ đó ác; mà người bác sĩ đó thi hành luật nhân quả để cho cái người đó phải trả cái quả.
(16:30) Con làm y tá, con làm những cái công việc cầm cái kim chích cho đứa bé là cái nhiệm vụ của nhân quả để trả quả. Nghĩa là con thay cái pháp luật của nhân quả để cho cái người đó phải trả quả - đứa trẻ đó trả quả - bằng cách nó phải sợ hãi cây kim của con. Con hiểu không? Đó là cái quy luật của nhân quả! Nó như vậy.
Cũng như bây giờ một người ăn trộm, ăn cắp mà bị bắt bỏ tù - bây giờ pháp luật bỏ tù cái anh ăn trộm, ăn cắp này - đó là trả cái quả. Nhưng mà pháp luật thay nhân quả để trả cái quả cho anh ta; anh ta phải trả quả : ở tù hoặc là bị đánh đập. Cho nên những cái đó thì chúng ta thấy đây là cái nhân quả; thấy hoàn toàn nhân quả!
Còn cái người làm cái việc đó thì không phải là người tạo ác, người đó không phải tạo ác. Thí dụ như con cầm cây kim chích đứa bé; con không phải làm điều ác mà con muốn cho đứa bé cái nghiệp cho nó nhẹ, nó giảm đi; cái đau (bệnh), nó hết đau (bệnh). Cầm cây dao mà cứu một mạng người - mổ bụng người để cứu cái mạng người - như cái người đó đau ruột thừa mà không mổ bụng họ, không cắt cái ruột thừa họ thì chắc chắn là họ sẽ bị chết, phải không?
Vì vậy mà người bác sĩ không phải - người bác sĩ thi hành cái luật nhân quả với cái người này, cho nên mổ bụng người này. Mà may ra đó cũng còn là cái phước chứ không khéo mà chết! Dụng cụ nạo thai cũng vậy, đó là thi hành của luật nhân quả, chứ không phải là ác pháp.
Không phải là người đó mà khi không người đó có khởi ý là mình phải giết cái người đó - đó là cái nhân. Còn này không phải!
Mà thực hành, thực hành cái quy luật của nhân quả - cầm cái dụng cụ để nạo thai cho cái đứa bé. Là đứa bé đó tạo nhân ác, quá ác, cho nên phải diệt ngay từ lúc yểu tử, từ lúc nhỏ. Khi mà đứa bé mà được nạo vậy đó, khi mà những cái mảnh mà nó được lôi ra như vậy đó thì đứa bé đó tiếp tục tái sanh. Nó tái sanh hoài chứ làm sao! Cái nhân quả mà, nó đâu có đứng yên một chỗ đâu.
(18:54) Hồi nãy các con có nghe cái bài vô thường. Cái đợt sóng này lên thì có đợt sóng khác, tới đợt sóng này chìm xuống thì có đợt sóng khác, vô thường nó liên tục. Ngọn đuốc này tắt thì ngọn đuốc kia bắt đầu cháy. Cũng như thân chúng ta mất thì nó có cái nhân cận tử nghiệp của nó tiếp tục nó có cái thân khác. Và đồng thời nó liên tục, con! Như bây giờ, Thầy còn sống nó có những cái đợt sóng khác đó; tại vì Thầy tạo ra những đợt sóng nhân quả, nó có những đợt sóng khác, nó lên xuống nhấp nhô, nó trùng trùng.
Cho nên vì vậy đứa bé đó không có nghĩa tới đó nó hết, nó tan nó hết. Nó tan hết là trả cái quả đó thôi; chứ còn cái nhân nó tiếp tục nữa. Nó thọ cái quả khổ, trong cái khổ đó nó có cái từ trường phóng ra cái sự đau khổ tan nát của cái thân nó, thì nó tiếp tục nó tương ưng nó tái sanh nữa, nó không mất. Còn người mẹ đó đang trả quả, do hành động thiếu đạo đức, cho nên dâm dục không đúng cách.
Vì vậy mà sợ, mới nạo thai bỏ. Hoặc nói chung là kế hoạch hóa gia đình, cho nên vợ chồng lỡ có hai con rồi mà giờ nếu ba con, bốn con ngoài hôn thú không xin giấy khai sanh được, buộc lòng phải móc bỏ như vậy.
Rõ ràng là cái người mẹ phải chịu những cái thọ đau khổ đó, là vì mình không làm chủ được tâm mình, không ly cái ái dục, ly cái sắc dục. Do đó phải chịu cái khổ đó. Mà người mẹ khổ vì cái thân xác bị mổ, bị nạo. Còn cái người chồng, người cha họ cũng không yên đâu, tinh thần họ lo lắng không biết ra sao, họ cũng không có an ổn, họ cũng không có hạnh phúc gì đâu.
Cho nên, vẫn là đau khổ của người này đến người kia. Đó là chùm nhân quả.
Còn đứa bé trong bào thai bị nạo đó chính là cái duyên yểu tử của nó, nó tới đó, nó phải bị nạo thôi. Thay vì một tháng họ nạo hoặc là ba tháng, có khi chín tháng họ mới hay. Hoặc có khi bảy tháng, năm tháng họ mới biết là họ có thai, lúc bấy giờ nạo nó lớn rồi. Có nhiều khi nạo đứa bé quá lớn, còn có khi vừa chớm, họ biết được, họ nạo nó còn nhỏ, không thấy.
Nhưng vẫn là một cái bào thai nó có đủ năm uẩn, chứ không phải thiếu đâu. Nó đủ năm uẩn nó mới thành bào thai còn nó thiếu nó không thể. Nó chỉ còn phát triển thôi, nó phát triển nó lớn lên.
Cho nên, nó phải trả cái quả yểu tử của nó. Còn bà mẹ phải trả cái nhân hiện tại không làm chủ cái tâm dục của mình. Cho nên, mình bị cả cha lẫn mẹ đều là bị ảnh hưởng đau khổ đó, đó là trả cái quả, trả quả đau khổ. Nhưng không những cái quả đau khổ đó trong một hiện kiếp này, mà còn tiếp tục tương ưng sanh ra làm người khác đau khổ nữa.
(21:52) (Trưởng lão đọc câu hỏi:) Những hành động trên mà chúng con đã làm đó thì phải trả quả thế nào?
Trưởng lão: Những hành động trên đối với con, con thi hành theo luật nhân quả. Như bây giờ cái ông tòa án ông kêu án thằng ăn trộm đó ở ba tháng tù thì ông trả cái quả gì mấy con? Ông đâu có trả quả gì đâu. Tại ông thi hành luật. Có phải không?
Đó là ông thi hành cái luật nhân quả mà. Con làm cái này con có chủ ý giết người đâu, con đâu có chủ ý đâu. Con chích cho đứa bé nó mạnh chứ đâu có chủ ý chích cho nó chết đâu. Có phải không? Con không có trả quả gì đâu. Con làm đúng luật nhân quả để cho những cái nhân quả của những cái người đó họ phải trả.
Cho nên, xét trong cái luật nhân quả thì chúng ta thấy rất thực tế và cụ thể. Trước cái cảnh đó chúng ta thấy nó ác nhưng nó không phải. Cũng như cái ông tòa án ông đứng trên pháp đình thì ông kêu án: “À, bây giờ về luật pháp thì cái tội ăn trộm, ăn cắp hay giết người thì tử hình hay hoặc là cái tội ăn cắp này là ba tháng tù”; thì ông theo luật ông kêu.
Còn con đứng trên vị trí của một bác sĩ, của một y tá, con chích thuốc hoặc con làm một cái gì đó là con đứng trên pháp tòa của nhân quả để mà cho những người phải trả chứ con có mục đích gì đâu. Với cái tâm con rất tốt là con muốn cứu người chứ con đâu có giết người đâu. Cho nên con không có tội gì hết, con hiểu không?
(23:28) Trong cái vấn đề mà con hỏi Thầy, thì trong vấn đề đó nếu mà không hiểu cái nhân quả thì dường như là mình thấy có cái ác ở trong đó. Mà hiểu rồi thì không phải đâu! Mình không có cái tâm đó, mình không có cái ý mà làm cái điều ác giết hại người đó, mình có ý tốt là mình muốn cứu người thoát ra khỏi. Còn ông bác sĩ mà nạo thai không có nghĩa là ông có ý giết đứa bé đó đâu, mà vì cái hoàn cảnh, vì cái giá trị của gia đình người đó, họ đến họ yêu cầu ông, thì ông làm theo cái chức năng hay hoặc là về cái kế hoạch hóa gia đình của một đất nước.
Chứ ông cũng xót xa lắm chứ ông đâu có muốn giết đứa bé đó đâu. Nhiều khi ông hối hận lắm. Ông thấy khi mà nạo lôi cái đứa bé ra, con mắt nó còn nháy rồi nó mới chết. Họ rất là đau khổ lắm con.
Có một lần, có một cô ở Thành phố Hồ Chí Minh nói cho Thầy nghe, cô đã trực tiếp cô thấy được cái điều đó - Cô rất đau đớn - cô là bác sĩ mà. Cô nói vấn đề đó rất là thật tình; cô nói cô có muốn giết đứa bé đâu nhưng vì giá trị gia đình người ta mà người ta yêu cầu cô. Để đứa con gái của người ta trút bỏ cái gánh nặng đó đi.
Thì bác sĩ phải làm sao hơn là đứng trong cái vị trí và trong cái giai đoạn mà đất nước có cái kế hoạch hóa gia đình như vậy; thì họ làm sao bây giờ đây, họ phải thi hành. Cho nên vì vậy họ rất đau xót; khi thấy đứa bé chết rất là tội nghiệp.
Đó, thì các con biết cái lương tâm họ là lương tâm tốt chứ họ có tội lỗi gì. Cái gánh nặng tội lỗi đó là do nhân quả của con người đã tạo ra. Cho nên hiện giờ, chúng ta là những người không hàng phục được tâm mình trên dục vọng, trên ái dục, trên sắc dục, do đó chúng ta phải giết.
Thay vì muốn kế hoạch hóa gia đình thì Nhà nước phải phổ biến cho người ta biết cái chương trình để ngăn chặn cái tâm sắc dục của chúng ta với một cái tinh thần cởi mở. Còn đằng này, hướng dẫn cho người ta chạy theo sắc dục, rồi kế hoạch hóa để giết biết bao nhiêu là sự đau khổ, tạo những cái điều ác. Cho nên kế hoạch hóa gia đình chưa đúng cách, chưa có đạo đức.
Cho nên đối với Thầy, nếu mà kế hoạch hóa gia đình, một gia đình có 2 con; chấp nhận cho một gia đình có hai con, sợ cái nạn nhân mãn con người đông mà không đủ sống. Cho nên cuối cùng chúng ta phải có cái đạo đức để mà hướng dẫn cho con người có cách thức, chúng ta hạn chế sanh đẻ. Thì như vậy kế hoạch hóa gia đình mới đúng. Đằng này cho lệnh nào là thuốc ngừa thai, nào là mổ, nạo đủ cách. Như vậy rõ ràng là chúng ta đi trên con đường ác chứ không phải là con đường thiện. Chúng ta ngăn chặn những cái điều kiện đó trong trứng nước, trong tâm tư của chúng ta thì mới là đạo đức.
Đằng này tâm để dục vọng cao thêm, đưa đi đến chỗ mà chế ra thuốc thang thế này thế khác để ngăn chặn thì điều đó là điều tai hại, không đúng đạo đức làm người, không đúng đạo đức nhân bản.
(26:25) Thầy ước ao rằng, ngày mai những đạo đức được ra đời, tất cả những kế hoạch hóa gia đình này bằng đạo đức, bằng tinh thần của con người sáng suốt, để nhận định, không còn lầm lạc, không còn tạo những nhân ác. Với những hành động ác đó thì làm sao chúng ta chạy khỏi những cái từ trường đó sẽ sanh ra; nó sanh ra càng ác.
Và tất cả thế gian này đều nhìn, trước sự đau khổ đó sao? - Con mắt chúng ta luôn luôn lúc nào cũng con người có lòng thương yêu - thấy những cái chết như vậy chúng ta đành lòng sao?
Bây giờ, cái bào thai chừng một tháng, hai tháng nạo ra một miếng máu thôi, chúng ta cũng xót xa : " Máu của ai đây? " - Của cha của mẹ chứ của ai - chúng ta sẽ là người cha người mẹ của mảnh máu này. Tại sao chúng ta nỡ múc ra bỏ, chúng ta là con người hay là thứ gì đây hay là con ác thú?
Cho nên, chúng ta tự đứng đặt mình đứng trong vị trí đó để xem chúng ta như thế nào.
Cho nên, đứng trên góc độ đạo đức nhân bản - nhân quả thì Thầy không chấp nhận cái điều này, Thầy không chấp nhận điều này! Thầy xác định thà là Thầy có bị mọi thứ đau khổ chết đi, nhưng mà Thầy không chấp nhận con người làm những điều ác này. Nhất là cái dòng máu đó là của cha, của mẹ, của con người thì không thể nào diệt nó như vậy được. Lòng thương yêu của con người đâu nỡ làm việc đó. Cho nên, đối với Thầy thì Thầy không chấp nhận!
Còn con hỏi đây là để biết những hành động của bác sĩ, của y tá, họ làm như vậy có ác hay không? Họ đứng trên luật nhân quả để thi hành điều đó thì không phải ác.
(28:02) Còn về phần tu tập. Con cứ theo sự tu tập đó mà tu tập, không có gì! Luôn luôn tu tập như vậy - được! Rồi Thầy lần lượt hướng dẫn cho con cách thức mà tu Định Vô Lậu để xả tâm. Và nhiếp tâm và an trú tâm để đẩy lui tất cả chướng ngại pháp trên Thân - Thọ - Tâm của con. Và nhất là tu tập Tứ Niệm Xứ nhẹ nhàng; bởi vì pháp tu Tứ Niệm Xứ rất nhẹ nhàng; trên chỗ bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp quán xét để đẩy lui chướng ngại pháp trên đó mà thôi. Thì rất nhẹ nhàng, không bị ức chế không có khó khăn.
Pháp môn Tứ Niệm Xứ rất tuyệt vời và không bị ức chế chút nào cả. Nhưng không khéo thì nó cũng có thể chế ngự tâm mình. Như tâm thanh thản, an lạc và vô sự rồi cố gắng giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì cũng có phần ức chế trong đó. Cho nên, khéo léo để mà chúng ta sử dụng cái Định Vô Lậu, để mà chúng ta dùng cái tri kiến của chúng ta mà hóa giải tất cả các niệm đang hiện lên trong thân tâm của chúng ta. Thì điều đó chúng ta sẽ thoát ra khỏi bị ức chế, khỏi bị tu tập sai lệch.
Rồi bắt đầu giờ này thì mấy con còn mấy phút nữa. Mấy con có hỏi Thầy gì thêm không? Rồi con hỏi, con!
(29:14) Tu sinh: Kính bạch Sư ông! Sư ông cho con biết nhân quả của con trai và con gái.
Trưởng lão: nhân quả của con trai và con gái thì theo quy luật - nói về nhân quả - thì theo quy luật của âm dương để nó sanh trùng trùng duyên khởi. Thì sau khi mà con người xuất hiện trên môi trường sống mà do duyên hợp - gọi là Hóa sanh - nó hợp đủ duyên nó thành ra con người. Từ đó con người muốn sanh nhanh chóng thì nó phải đi qua cái quy luật của nhân quả là quy luật âm dương - có âm, có dương.
Cho nên từ cái chỗ nó quân bình - thường thường nó quân bình trên cái sự sinh diệt của nó - cho nên nó có nữ và có nam. Đó là cái nhân quả mà! Nó có cái quy luật của nó.
Chẳng hạn bây giờ đặt thành cái người đứng trên cái thi hành luật của nhân quả thì trong cái nghề nghiệp, trong tất cả các nghề, thí dụ như Cô Tập vừa hỏi : đó là bác sĩ hay y tá hoặc là y sĩ phải làm công việc đó. Nhiều khi người ta làm cái công việc đó mà người ta thi hành ở trên cái luật của nhân quả. Cũng như bây giờ, luật nhân quả nó thi hành về cái duyên hợp để nó sanh diệt, nó sinh ra; cho nên nó đi vào cái quy luật của nhân quả bằng luật âm dương - có nữ, có nam. Cho nên vì vậy mà nó có người nữ và người nam, nó rất bình đẳng. Nghĩa là đó là cái quy luật nó duyên hợp, mà duyên hợp một cách dễ dàng để sanh.
Cho nên, các con thấy như cái bông thì nó có cái nhị đực và nhụy cái, con thấy không? Rồi cái phấn hoa nó sẽ là cái duyên để nó gieo cái duyên hợp để nó trở thành một cái hạt ở trong cái trái của nó. Sau này nó thành cái trái. Thì đó cũng là qua cái quy luật của âm dương. Cho nên, cây cỏ nó cũng vào cái quy luật của âm dương. Và con người cũng theo quy luật của âm dương để nó trùng trùng duyên hợp và trùng trùng duyên sanh dễ dàng.
Còn đầu tiên mà nó sanh ra được một con người mà Hóa sanh rất khó, rất khó! Là tại vì cái môi trường, cái nơi đó phải đủ cái sức ẩm, đủ cái nhiệt độ. Còn bây giờ nó đi qua cái quy luật của nhân quả thì nó tạo thành một cái phòng nghiệp, như cái bào thai của người mẹ. Thì trong cái bào thai nó dễ dàng mà phát triển cái quy luật sinh diệt của nó. Cho nên nó có cái quy luật âm dương của nó rất rõ ràng, cụ thể.
Cho nên cái người mà họ nghiên cứu về âm dương thì họ nói cũng đâu có sai, mấy con! Nói không có sai. Cho nên do đó nó chỉ một phần nhỏ ở trong nhân quả về duyên hợp để mà tái sanh; cho nên trong quy luật âm dương mà cái phần văn minh của Trung Hoa, nó đi tìm, nó truy ra cái luật âm dương, nó viết ra những cái Dịch Số của nó. Cho nên chúng ta thấy rất rõ, vì vậy mà cái quy luật của nhân quả nó đầy đủ, nó trọn vẹn. Nó duyên tan thì nó cũng đầy đủ trọn vẹn, mà duyên hợp nó cũng tạo cho đủ sức hợp để mà nó hoá, nó sanh diệt.
(32:12) Cho nên, đức Phật đưa ra 4 cái loại sanh, các con thấy rõ : cái đầu tiên là cái Hóa sanh, mấy con! Hoá sanh như là cái cây rong - đầu tiên mà nó lên cái loại thảo mộc, thì cây rong nó lên đầu tiên - có cái nơi đó đúng ẩm độ của nó thì cây rong đó mới lên.
Cây rong chết nó để lại môi trường của nó, từ cái từ trường cho đến cái vật nó chết. Cây rong nó chết, nó để lại cho cái sự sống ở trên đó; thì cây thảo mộc hay cây cỏ nó mới lên. Cây cỏ nó lên rồi kế đó cây thảo mộc nó mới lên. Lần lượt những cây lớn khác nó lên, rồi cho đến khi loài vật nó sanh. Thì Hóa sanh là đầu tiên, mấy con!
Thì con người, đầu tiên nó cũng Hóa sanh đó, mấy con! Nó hợp cho đúng cái môi trường - nó Hóa sanh. Chứ không có ông nào mà sanh đẻ chúng ta ra hết đâu! Nhưng mà đi vào quy luật âm dương, con thấy cái độ ẩm ướt, cái độ nóng đó là có âm có dương rồi chứ gì ?!
Ví dụ như bây giờ cái mảnh xi măng của chúng ta đó mà nếu nó có dương không, tức là có sức nóng không thì nó không lên rong được đâu.
Con thấy âm dương nó ngay liền tức khắc. Khi Hóa sanh thì nó phải âm dương rồi. Vì vậy mà khi đó phải có mưa ẩm ướt, rồi phải có độ ẩm, phải có bóng mát, có cái sự mát của nó. Do đó, có nóng có mát nó đủ. Nhiệt độ nó đủ như vậy thì bắt đầu cây rong nó mới lên được ở trên cái môi trường của nó là cái mảnh xi măng hay cái mảnh đất đó nó hợp. Chứ con đem lên cát nó không lên nổi đâu.
Nó phải hợp đúng cái duyên hợp của nó, cho nên nó đúng trên cái quy luật âm dương, nó có độ ẩm, độ nóng của nó, nó đúng thì nó mới lên được. Thì trong sự Hóa sanh của con người cũng như vậy, nó cũng phải nhiệt độ đúng của nó thì nó mới hợp duyên được, nó mới sanh ra con người.
(33:57) Nhưng nếu mà cứ sanh như vậy đó, theo cái Hóa sanh như vậy thì nó rất ít. Cho nên khi có cây rong rồi thì nó có cái hạt rong, cho nên bây giờ nó dễ sanh lắm. Dễ sanh là tại vì nó có cái hạt giống, nó đi vào quy luật âm dương thì nó phải có cái hạt giống đó.
Cho nên, cái cây thảo mộc nó cũng như vậy, đầu tiên nó Hóa sanh rất khó, nhưng mà sau đó - nó phải đợi đủ cái nhiệt độ của nó thì nó mới sanh ra được - nhưng mà khi nó có cái hạt giống âm dương rồi thì nó lên rất dễ. Cái độ ẩm vừa đủ thì cái hạt giống lên liền tức khắc.
Con người của mình nó cũng đi vào quy luật âm dương đó, cho nên nó có nam có nữ, để cho nó hợp để cho nó sanh diệt, nó sanh ra rất nhiều, dễ dàng và không còn khó khăn nữa.
Cho nên do cái hợp duyên như vậy mà người ta thấy được, cho nên các nhà bác học, các nhà nghiên cứu khoa học họ nghiên cứu. Cho nên họ đem các gen vào trong phòng thí nghiệm rồi họ hợp ở trong đó thì nó sanh ra được con cừu hoặc là sanh ra được con người.
Đó là cách thức người ta hợp duyên người ta làm. Thì ở đây chúng ta cũng thấy rằng, đầu tiên mà con người sanh ra thì nó cũng phải đi Hóa sanh, rồi từ cái chỗ đó nó Hóa sanh rồi nó phải Thấp sanh thôi. Phải không? Khi mà Thấp sanh thì nó phải có âm dương rồi đó, còn cái Hóa sanh thì nó do hợp duyên, nó cũng hội đủ điều kiện rất khó và khi mà Thấp sanh thì bắt đầu nó dễ rồi. Rồi khi Noãn sanh rồi mới tới Thai sanh.
(35:36) Các con thấy bốn cái loại sanh mà đức Phật đã xác định cho chúng ta thấy: Hóa sanh, Thấp sanh, rồi Noãn sanh, Thai sanh. Đó là bốn cái loại sanh ở trong môi trường sống của chúng ta, do duyên hợp, nó có 4 loại duyên hợp mà tạo sanh.
Cái duyên hợp đầu tiên là Hóa sanh, như cây rong đó là Hóa sanh. Từ cái chỗ không có cái hạt mà phải có độ ẩm ướt đúng cách của nó, nó sanh. Và khi nó sanh ra nó để lại cho một cái loại khác sống ở trên đó được thì nó mới Hóa sanh tiếp cái loài đó.
Và cứ tuần tự như vậy cho đến khi con người sanh ra. Và đồng thời con người sanh ra thì nó có đủ cái duyên, đủ cái từ trường của nó nó tạo ra, cho nên con người có cái bộ óc thông minh hơn các loài vật khác, là tại nó đủ duyên.
Cho nên đến con người chúng ta thấy rằng trên cái hành tinh của chúng ta đến đây, từ khi mà có con người đến giờ thì chúng ta tìm một con vật khác hơn nữa thông minh hơn con người nữa thì không có, chỉ có con người là thông minh nhất.
Và chúng ta thấy trên hành tinh của chúng ta hiện giờ, nhà cửa kiến trúc nào là đủ thứ, tất cả mọi cái đưa đi đến những cái khoa học đều là do con người, mà không thấy một loài vật khác làm hơn con người.
Do đó, chúng ta biết môi trường sinh của hành tinh chúng ta chỉ con người là duy nhất. Cho nên, đức Phật nói “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, trên trời dưới trời chỉ con người duy nhất!
Đó là câu nói của đức Phật xác định từ ngàn xưa mà đến bây giờ, từ ngày đức Phật 2500 đến bây giờ, chúng ta có thấy một loài nào khác hơn loài người, thông minh hơn nữa không?
Cho nên, lời nói của đức Phật là lời xác định là chỉ có con người là duy nhất, đúng là con người là trên hết rồi. Nghĩa là con người là người sanh ra cuối cùng và cũng là trên hết.
(37:23) Đó, thì như vậy là chúng ta đã hiểu biết, như vậy con người mới đi ra khỏi cái quy luật của nhân quả.
Chỉ có con người mới thoát ra khỏi, vì đó là bốn cái chân lý đức Phật đã vạch ra cho chúng ta thấy rõ ràng, bốn chân lý rõ ràng.
Nếu nằm trong bốn chân lý này là chúng ta chưa thoát ra quy luật, mà ra khỏi bốn cái chân lý này, ta làm chủ được bốn cái sự này thì tức là chúng ta đã ra khỏi cái quy luật của nhân quả.
Đó, thì hôm nay mấy con đã hiểu, như vậy rõ ràng là từ cái chỗ đó, cái duyên hợp thì nó phải có âm dương nó hợp mới dễ. Cho nên, chúng ta thấy là cây cỏ hiện giờ nó cũng đang đi trong quy luật âm dương. Rồi con người sanh ra, mọi vật sanh ra nó cũng đi vào quy luật âm dương. Nhanh chóng nhất là quy luật âm dương là sanh diệt nhanh chóng nhất.
Cho nên, sự tu học của chúng ta càng lúc chúng ta càng hiểu rõ hơn nữa. Nhưng tiếc, vì chúng ta tu tập chưa có đủ Tam Minh, chứ có đủ Tam Minh - tức là cái tri kiến, cái ý thức mà gọi là tâm của chúng ta: Thức uẩn mà chúng ta phát triển được - thì không có cái gì mà còn dấu chúng ta được.
Cho nên, những gì mà đức Phật nói là đức Phật đã nói ở trong cái trí Tam Minh của đức Phật, đức Phật xác định rất rõ rồi đức Phật nói ra để ý thức của chúng ta nhận (biết) như thật, chứ không có thấy trong Tam Minh mà nói ra mà ý thức người ta không nhận được thì đức Phật không nói.
Cho nên, những gì mà Thầy muốn nói cho các con hiểu, là trước tiên Thầy phải cho ý thức của các con có một cái hướng nhận định cho rõ thì Thầy mới nói, còn không thì không nói. Cho nên quy luật âm dương, các con thấy như thế này: “Có nóng, có lạnh là âm dương”. Nói rõ như vậy thôi để cho con biết đó là âm dương. Cho nên cái âm dương là như vậy, không thể nào khác hơn được.
(39:07) Tu sinh: Con muốn hỏi cái ý là trong kinh nói người nữ nghiệp nặng hơn người nam, cái đó đức Phật nói như vậy nên có những giới luật người nữ nhiều hơn?
Trưởng lão: Không phải đâu con! Mọi chúng sanh đều có một cái nghiệp khi sinh ra, người nữ với người nam đều bình đẳng. Thí dụ như các con nghĩ rằng cái người nữ thì cái nghiệp nặng hơn, nhưng nói chung cái người nam cũng nặng lắm con! Nhưng người nữ, họ có cái phần tự ti, mặc cảm là vì qua một cái giai đoạn của phong kiến, các con! Con người của mình nó hay áp đặt, cho nên làm cho người nữ tự mình cũng tự ti, mình thấy mình yếu đuối.
Sự thật Thầy thấy người nữ không yếu đuối; mà không yếu đuối họ phải đủ sức mạnh của họ. Chứ những người nữ trong cái thế gian của chúng ta có nhiều người gọi là anh thư, không phải yếu! Nhưng mà tại vì mấy con sanh ra người nữ rồi mấy con bị người ta tiêm vào trong cái đầu của mấy con, làm mấy con thấy yếu đuối! Cho nên vì vậy mấy con thấy khổ hơn.
Sự thật ra không khổ, bởi vì nhân quả mà! Các con gánh vác nhân quả nào thì người nam cũng gánh vác nhân quả nấy, họ cũng khổ chứ đâu phải họ không khổ. Mấy con nghĩ là người nữ bất tịnh chứ người nam cũng bất tịnh. Thầy nói thật sự cho mấy con biết, họ cũng bất tịnh chứ đâu không bất tịnh đâu! Đâu có nghĩa là người nữ bất tịnh mà người nam không bất tịnh đâu mấy con.
Tất cả thân chúng ta đều hoàn toàn là bất tịnh; thì tất cả những cái gì lưu xuất trong thân chúng ta ra đều là bất tịnh hết. Trừ ra là người tu sĩ người ta tu đến nơi đến chốn thì người ta không lưu xuất bất tịnh, thân người ta thay đổi. Còn chưa thành tựu thì vẫn còn bất tịnh.
Thầy nói thẳng nói thật cho mấy con. Chứ đừng có nghe nói là chứng quả A La Hán mà còn xuất tinh, điều đó là sai không đúng. Thầy xác định qua cơ thể của Thầy, Thầy biết là mỗi khi có chất gì bất tịnh vào thân thầy là tự thân Thầy nó có phản ứng, nó chống lại liền tức khắc, nó thanh tịnh nên nó đâu có chịu cái sự bất tịnh đâu mấy con.
(41:09) Cho nên do cái sự tu tập của chúng ta. Thật sự ra người nữ như người nam - một con vật nó phải bình đẳng với con người, thì như vậy mình nói con vật nó không bằng mình sao? Nó cũng mang cái lớp nghiệp như mình - thì cái người nữ cũng mang cái lớp nghiệp như vậy thôi.
Họ đặt ra cái người nữ khó tu, Thầy nói họ khó tu sao họ chứng quả A La Hán. Đâu có nghĩa là khó, chỉ có quyết chí mà thôi. Từ cái tự ti, mặc cảm của mấy con, trong lòng mấy con làm như mình là thấy khó.
Thầy nói, thực sự đến đời sống của Thầy, Thầy nâng đỡ cho cái tư tưởng mà sai lầm của mấy con, trong đầu óc của mấy con; mấy con mạnh mẽ như người ta, mấy con sẽ thực hiện được như người nam không thua gì người nam. Nghĩa là người làm được những gì thì người nữ cũng làm được những việc nấy, có thua chỗ nào đâu.
Các con thấy, bên nam người ta viết những bài luận, viết những cái bài nhân quả, đem so lại những cái bài bên nữ, mấy con thấy có thua cái chỗ nào không? Đâu có chỗ nào mình thua người ta đâu. Tại sao mấy con lại tự ti, mặc cảm làm mấy con khó? Mấy con cũng tư duy suy nghĩ được, mấy con cũng làm được những điều mà người nam làm được.
Thầy nói thật sự, mấy con nhìn cô Út đi. Cô làm đủ thứ chuyện mà có nhiều người nam làm không được như cô đâu, chứ đừng nói! Cho nên Thầy nói thực sự ra cô cũng gánh vác chuyện này chuyện kia, mặc dù cô làm theo sức của cô nhưng cô vẫn làm được chứ đâu phải không được.
Cho nên, mấy con đừng có tự ti, mặc cảm. Người ta đã tiêm vào đầu óc của mấy con làm cho phái nữ không bằng người nam, sự thật không phải là vậy. Cái cơ thể của mấy con Thầy nói thực sự ra nếu mấy con không tập luyện, chứ mấy con mà tập luyện mấy con cú họ cái thì cũng bể cái đầu họ nữa, chứ đừng nói yếu.
Không, Thầy nói thật mà!
Không có người nữ mà yếu đâu, tại mấy con nghe nói nữ yếu; sự thật ra cho họ một cú thử coi, bể cái đầu họ chứ ở đó mà yếu! Thật mà, không yếu đâu con. Thầy nói thật!
Nhìn cái đôi mắt của Thầy, Thầy nói thật sự không biết mọi người họ nhìn sao? Với đôi mắt của Thầy thì người nữ như người nam, là con người thì người nào cũng vậy. Cái trí óc của mấy con vậy, cái sức khỏe của mấy con vậy.
Bởi vì mấy con mang cái tư tưởng như vậy chứ mấy con cứ luyện tập thử coi, mấy con không thua người nam chút nào đâu, mấy con cũng xốc vác, mấy con cũng làm được mọi chuyện. Mấy con vì cái sự tự ti mà mấy con bị ảnh hưởng, vì cái điều kiện đó mà mấy con thấy mình yếu đuối. Do đó mấy con thấy người nam họ nạt nộ, họ dọa cái mình sợ à. Các con đừng có sợ cái thứ đó. Người nào cũng như vậy.
(43:37) Đối với Thầy, học trò của Thầy thì người nữ như người nam, không sợ người nào hết, không có lo cái gì hết, không có sợ người ta ức hiếp mình, mạnh dạn, mấy con!
Mấy con đừng sợ. Mấy con đừng có nghe người ta gieo những cái mầm tư tưởng đó nó làm cho chúng ta tự ti mặc cảm, đối với bản thân chính mình mình cũng tự ti mặc cảm nữa.
Các con yếu đuối là do cái chỗ người ta gieo cho mấy con vào những cái tư tưởng làm mấy con yếu đuối. Còn Thầy không có, Thầy gieo tư tưởng mấy con là những người anh hùng hết à, không có sợ ai hết à! Gan dạ làm tất cả những việc.
Vì vậy mấy con mới mạnh mẽ, mới gạn lọc hết tâm tư của mình.
Cái tình cảm tâm lý. Các con cứ nghĩ bộ người nam không tình cảm tâm lý à? Họ rất là tình cảm tâm lý, họ nhiều khi cũng yếu mềm lắm chứ đâu phải mà cứng rắn vậy đâu. Nhưng mà vì họ mang tư tưởng cứng rắn, nên dù họ có yếu mềm nhưng họ nghĩ rằng người ta gieo vào đầu người trượng phu, người thanh niên đâu có hèn hạ, cho nên họ vươn lên họ mạnh.
Chứ sự thật ra Thầy dạy các con những cái tinh thần đó các con sẽ mạnh bạo, các con sẽ không bị như vậy đâu. Mỗi lần có cái gì thấy mình yếu đuối quá, mình coi như mình là người yếu đuối, tự mình đã hại mình chứ ai! Cho nên, đạo Phật dạy chúng ta tự thắp đuốc lên đi, người nam cũng như người nữ thôi, không có người nào khác. Cho nên, đối với Thầy mấy con sau này không thua gì người nam hết.
Cái lớp nam các con thấy, cái lớp nữ các con thấy, không có thua đâu! Thôi bây giờ tới giờ đi khất thực rồi, mấy con nghỉ.
Tu sinh: Sư ông ơi! Chiều có học không sư ông?
Trưởng lão: Chiều không có con. Nhưng mà chiều mấy con có gì thắc mắc thì hỏi Thầy. Nhưng mà hỏi từng người.
Tu sinh: thưa Thầy! con làm hết bài
(45:12) Trưởng lão: vậy hả con? Hôm nay, Thầy cho cái bài con làm đó, hồi nãy đó là thân vô thường, cho chung rồi đó! Mấy con sẽ làm một bài, một lượt, để nộp. Thành ra Thầy ghi đây mà Thầy sẽ cho mấy con đọc những cái bài.
Tu sinh: con lấy cái bài.
Trưởng lão: con lấy đi. Các con nhớ những cái bài mà Thầy đã nhận, mấy con không có được (trả lại) bài đó! Là Thầy đã giữ lại đó mấy con. Thầy giữ lại, để sau khi đánh vi tính xong rồi Thầy sẽ trả lại. Và các con sẽ gom góp lại những cái bài của các con đó.
À! bây giờ, trước khi, Thầy xin gửi cái này nữa chứ, để quên. Ở đây mấy con dùng lịch không? Người nào dùng lịch thì đến đây lãnh một cuốn. Khoan con! Đây là lịch bỏ túi, lịch coi ngày, mấy con muốn dùng thì mấy con lấy.
Rồi, rồi, đây con! Rồi, hết rồi!
Đây là lịch của Minh Tâm đem cúng dường, có bao nhiêu Thầy gửi cho mấy con, mấy con cứ nhận. Thầy ưu tiên cho mấy con đó! Bên nam, Thầy nói mấy ông đó mạnh Thầy không cho lịch cho gì hết! Người nào cần cứ lấy con.
Tu sinh: thưa Thầy!Tới câu hỏi của con!
Trưởng lão: À! Để Thầy sẽ trả lời. Chiều nay Thầy trả lời cho.
À, rồi! Con lấy đi con, rồi, rồi.
HẾT BĂNG.