00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 036B - QUY ƯỚC LỚP CHÁNH KIẾN - QUÁN THÂN VÔ THƯỜNG

LCK 036B - QUY ƯỚC LỚP CHÁNH KIẾN -Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH BÀI LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI - QUÁN THÂN VÔ THƯỜNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 12/2005

Thời lượng: [1:12:54]

1- QUY ƯỚC LỚP CHÁNH KIẾN

(00:00) Trưởng lão: quy ước thứ tám: trên giảng đường khi nào Trưởng lão cho phép thưa hỏi, mọi Tu sinh được trình bày điều mình cần thưa hỏi. Khi thưa hỏi phải cân nhắc kỹ nội dung thưa trình, không để lãng phí thời gian của Trưởng lão và bạn đồng tu trong lớp đang chờ thưa hỏi. Ngoài giờ, ngoài số buổi quy định không được tự ý gặp thưa hỏi riêng, trừ trường hợp đặc cách cần gặp Trưởng lão đều phải qua trình Trưởng lão, chờ ý kiến Trưởng lão báo lại mới được gặp.

Thầy đã cho mấy con cái ví dụ cái quy ước tám này, Thầy đã cho mấy con biết rõ ràng đó là các con muốn hỏi Thầy thì mấy con ghi cho chính à, bây giờ hỏi cái gì? chứ đừng hỏi nó lòng vòng, nó mất thời giờ lắm và đồng thời mấy con đừng hỏi Thầy thình lình, thật sự ra thì Thầy khi biết đang đi trên đường, mấy con gặp Thầy mấy con hỏi Thầy. Thầy cũng lịch sự Thầy đứng lại nhưng mà khi đứng mà hỏi như vậy thì nó rất là, Thầy thấy nó không có cái oai nghi tế hạnh, cái tư cách của một cái người mà hỏi, khi muốn hỏi thì mình phải vào cái nơi vị trí đàng hoàng mình hỏi, cái người nam thì nó cũng không có lịch sự đâu mà huống hồ là cái người nữ và một người nam đứng nói chuyện nhau ở giữa đường thì nó không hay chút nào mấy con.

Cho nên khi mà con muốn hỏi Thầy, Thầy đã cho cái giờ khắc mấy con hỏi. Thí dụ như giờ mấy con cứ bảy giờ sáng mấy con cứ đến đây, muốn hỏi Thầy cái gì cứ bảy giờ sáng rồi mấy con có muốn hỏi Thầy cái gì, thì hai giờ chiều mấy con hỏi thì tất cả những cái giờ đó Thầy đã cho phép mấy con rồi thì mấy con cứ đến hỏi đừng thấy Thầy ở đâu mấy con hỏi đó, Thầy thật sự Thầy rất thông cảm mấy con khi gặp khó khăn mà khi gặp Thầy hỏi thì mấy con rất mừng, cái điều đó giống như cha con mà hỏi nhau. Nhưng đời họ có tha thứ cho mình được đâu mấy con, họ đâu có tha thứ đâu, các con hiểu điều đó. Cho nên rất khó, họ nói Thầy dạy học không có oai nghi tế hạnh; đụng đâu nói chuyện đó, đụng đâu nói chuyện đó, các con thấy cái lời họ phê bình mình không?

(02:20) Cho nên muốn cho người ta đừng phê bình mình, mình là những người học đạo đức mà để người khác phê bình mình thì mình rất xót xa mấy con. Cho nên Thầy biết rằng các con gặp Thầy là các con rất mừng. Được nghe lời Thầy, được lời khuyên nhủ của Thầy mặc dù là mấy con tu chưa tới đâu nhưng lời nói của Thầy làm cho mấy con rất là vững cái niềm tin và cái sự tu tập của mấy con cố gắng hơn, cho nên Thầy biết Thầy là các nguồn sống của mấy con là cái sức sống của mấy con hiện giờ. Cho nên lúc nào mấy con gặp Thầy mấy con cũng thấy hân hoan hết nhưng có cái điều kiện chúng ta phải cố gắng dè dặt vì xung quanh chúng ta có nhiều người họ nghi kị, có nhiều người họ nghĩ sai, họ làm cho chúng ta rất là khổ tâm, cho nên chúng ta muốn cho mình được bình an không được ai nói gì mình thì giờ giấc các con cứ đến thưa hỏi gì thì Thầy sẵn sàng Thầy trả lời mấy con mà không có làm cho cái lớp học của chúng ta mang tiếng không tốt. Người ta luôn luôn người ta sẽ phá mình đó. Bởi vì cái lớp học của mình mà tan vỡ thì cái đất đứng của người khác họ mới có.

(03:30) Còn cái lớp học mình đã đạt được kết quả càng ngày càng tốt hơn thì họ rất sợ mấy con, họ thấy Thầy tổ chức lớp học Bát Chánh Đạo như thế này họ hoảng sợ, họ nghĩ rằng từ xưa tới giờ không bao giờ có cái lớp học nào đào tạo chứng quả A-la-hán hết. Các con nghe từ đức Phật đến giờ đức Phật dạy người ta tu chứng quả A-la-hán chứ không có lớp học đào tạo quả A-la-hán.

Mà ở đây hôm nay, trong cái thế kỷ chúng ta lại có lớp học đào tạo chứng quả A-la-hán thì mấy con nghĩ sao? Mà Thầy làm được điều đó, Thầy biết được điều đó, tại sao nó không phải là những cái gì cao sang, tầm vóc của con người chúng ta làm được mà. Thời đức Phật không có tổ chức được như vậy là vì trong cái giai đoạn của đức Phật không phải là giai đoạn như chúng ta hiện giờ. Giai đoạn chúng ta hiện giờ là giai đoạn khoa học, cái gì thực chứ không thể mơ hồ được, còn giai đoạn của Phật là giai đoạn còn bộ lạc cho nên sống trong mơ tưởng nhiều lắm, sống trong tưởng nhiều cho nên không thể tổ chức được như thế này đâu. Và đồng thời, trong thời đức Phật các con biết có cái chương trình giáo dục để đào tạo sự học con người không?

(04:33) Một ông Thầy mà giỏi biết chữ, biết nghĩa, thì họ mở cái lớp học riêng mà dạy chứ đâu có cái chương trình giáo dục như chúng ta rộng rãi cả nước như thế này. Nó đâu phải như bây giờ đâu? Cho nên cái chương trình giáo dục ngày xưa của con người thời xưa nó không có, mà hiện giờ đức Phật đưa ra cái chương trình giáo dục mà đã xây dựng được thành lớp học thì làm sao được?

Còn bây giờ chúng ta có cái chương trình giáo dục đưa chúng ta từ kiến thức không hiểu đến kiến thức hiểu và vì vậy mà chương trình giáo dục đạo đức của đạo Phật phải có chứ. Mà đạo đức của đạo Phật là đạo đức vô lậu. Thật sự đem đến sự bình an cho chúng ta, cho nên cái chương trình giáo dục nó hẳn hòi lắm. Nó có nó mới có Bát Chánh Đạo chứ, cho nên vì vậy mà thời đại chúng ta phù hợp với giáo pháp của đức Phật, triển khai trở thành một cái chương trình giáo dục đào tạo bậc A-la-hán.

Những con người được học, Thầy tin rằng họ sẽ chứng qua A-la-hán hoàn toàn. Vì quả A-la-hán không phải khó khăn. Cho nên trong sự tu học thật sự đây, thì nó lợi ích rất lớn, rất lớn cho bản thân của mấy con và lợi ích rất lớn cho thế hệ của chúng ta sau này. Như vậy, điều quy ước thứ tám, mấy con đồng ý không? Có người nào ý kiến gì không mấy con? Rồi đồng ý.

(05:53) Điều thứ chín: tất cả Tu sinh đều phải đi khất thực và chỉ dùng một lần ngọ trai đúng giờ quy định. Không tự ý đem thực phẩm từ bên ngoài vào hoặc nhận thực phẩm từ người khác để dành dùng thêm phi thời. Để sống bình đẳng với những bạn đồng tu, trong khi có những người thân hay Phật tử cúng dường riêng thực phẩm hay tứ sự, thì nên trao lại cho người quản lý về đời sống như cô Út để được phân chia đồng đều. Nghĩa là chúng ta có những phần nào đó đưa lại cô Út, rồi cô Út sẽ tự phân chia cho chúng ta. Mặc dù chúng ta được Phật tử cúng dường, nhưng vì có những Phật tử cúng dường thêm như trái cây, bánh mứt, hoặc là mì gói, hoặc là tất cả những tứ sự gì đó, cô Út sẽ phân chia cho chúng ta mỗi ngày thêm một ít để chúng ta thọ nó đồng đều với nhau.

Ở trong cuộc đời, chúng ta thấy người giàu thì họ đầy đủ, người nghèo thì thiếu hụt. Còn ở lớp chúng ta là lớp đạo đức, làm sao chúng ta sống bình đẳng như nhau, người nào cũng ăn uống như nhau, đừng có người nhiều người ít. Nghĩa là chúng ta phải sống như nhau như vậy, nó là cái sự bình đẳng. Như vậy là điều thứ chín, mấy con đồng ý trên cái điều này rồi chứ?

Tu sinh: Dạ, rồi ạ!

(07:15) Trưởng lão: Điều thứ mười: Tu sinh phải tu tập bốn thời, mỗi thời dài ngắn tùy theo thời khóa đã trình lên Thầy phê duyệt. Không ngủ phi thời, không gây ồn náo, hoặc chướng ngại cho người khác. Phải tự sắp xếp nơi kinh hành nghĩa là mình chọn lấy khu nào đi kinh hành, thì mình giữ gìn chỗ đó mình đi. Còn người khác chọn chỗ nào, đừng có đi lộn xộn mấy con. Bữa nay mình đi chỗ này, ngày mai mình lên chỗ kia, như vậy là làm động mình mà động người nữa. Cho nên người nào chọn lấy cái vị trí, cái đoạn đường nào, và nếu mà các con chưa có cái đoạn đường đi kinh hành, thì Thầy sẽ nói với cô Út sẽ tạo thêm những cái lộ, cái đường lộ, cái đường đi để cho mấy con có cái khoảng đường đi để khi bị buồn ngủ, bị hôn trầm mấy con đi Chánh Niệm Tĩnh Giác. Thì nếu thiếu thì mấy con cứ báo cho biết là bây giờ trên con đường đó là có mấy người đi rồi thì con không có đoạn đường nào để mà con đi kinh hành.

Vậy xin Thầy, cô Út cho con một đoạn đường nào thì do đó, chúng ta còn một khoảng đất thì chúng ta có thể tạo những đoạn đường để chúng ta đi kinh hành để giúp đỡ chúng ta sống tỉnh thức. Thì như vậy là chúng ta sẽ không làm động mình, động người. Thì điều thứ mười các con có đồng ý trên cái sự mà đi kinh hành trong khu vực của mình không? Các con có đồng ý thì chấp nhận điều quy ước đó.

(08:35) Điều mười một: tuyệt đối không được tiếp duyên trò truyện với bất cứ ai dù là người trong hay người ngoài Tu viện, ngoại trừ Trưởng lão hoặc là trường hợp có sự đồng ý của Trưởng lão mới được tiếp chuyện. Không được tự ý đến thất hoặc đến gặp bất cứ ai về bất cứ việc gì. Hạnh độc cư phải tuyệt đối giữ gìn. Bây giờ, ở trong giai đoạn chúng ta chưa tuyệt đối lắm đâu, nhưng mà sau này thì rất là tuyệt đối bởi vì muốn đi đến cái chỗ làm chủ sinh, già, bệnh, chết, muốn đi vào thiền định ấy phải tuyệt đối độc cư. Cho nên chúng ta phải giữ hạnh độc cư cho trọn vẹn. Như vậy, thì điều thứ mười một mấy con cũng chấp nhận chứ gì mấy con?

Tu sinh: Dạ

Trưởng lão: cố gắng mấy con. Lên đây Thầy biết rằng đây rất khó nhưng mà cố gắng chấp nhận để chúng ta đạt được, chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta nói chuyện sơ sơ là nó không sao đâu. Rất là nguy hiểm, nó sẽ không đi tới đâu hết. Cho nên Thầy nói nó bí quyết thành công của thiền định tức là muốn nói cái sức làm chủ được sự sống chết của mình, muốn nói thiền định là nói sự làm chủ sống chết.

Nếu mà không nhập được Tứ Thiền thì mấy con không làm chủ được sống chết của mấy con đâu. Cho nên làm chủ được sự sống chết của mấy con là ít nhất mấy con phải độc cư. Vì vậy mà bí quyết thành công của thiền định là độc cư mấy con; là sự phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng. Càng sống một mình, càng độc cư trọn vẹn thì mấy con mới xả hết tâm, mới ly dục, ly ác pháp hết.

Chứ không khéo thì không bao giờ hết vì mấy con biết rằng khi mấy con tát một vũng nước cho nó cạn mà cứ để một cái mạch nước cứ chảy vào thì tát biết chừng nào cho xong. Thì sáu căn của mấy con đó là những cái mạch nước mà nó chảy vào mà mấy con không phòng hộ, không ngăn những cái mạch nước đó thì nó sẽ tuôn vào tâm của mấy con. Thì làm sao mà mấy con quét cho hết tâm, quét cho sạch đó là cách thức tu tập phải đúng.

(10:32) Không tự ý đi từ khu vực này sang khu vực khác. Không tự ý cải tạo sửa đổi điện nước ở trong thất. Không tự ý mở đường đi, lối lại kinh hành. Không tự ý đi kinh hành nhìn ngó vào thất người khác, phải biết giữ gìn bảo vệ những vật dụng. Trong Tu viện sử dụng tiết kiệm điện, nước. Khi tu tập mở điện, khi ngủ tắt điện. Khi mở nước dùng thì phải lưu ý để tiết kiệm nước. Có nhiều người mở nước nó chảy suốt đêm. Đó là coi như mình coi thường, có nhiều người ngủ mà để đèn suốt đêm.

Cũng như hồi hôm nay, bên khu nữ Thầy thấy cây đèn ở bên ngoài mấy con để sáng trưng không chịu tắt. Đó là mấy con thấy dù là một giây, một phút mình phải tiết kiệm từng đồng, từng cắc của mồ hôi thí chủ.

Cho nên khi mà chúng ta tu rồi thì chúng ta tắt điện đến giờ chúng ta nghỉ. Còn giờ tu hay hoặc là thức dậy tu thì chúng ta mở ra chúng ta đi kinh hành. Đó là, tất cả những điều kiện mà Thầy đã đặt những công tắc ở bên ngoài đó để giúp cho mấy con tu tập, mấy con mở ra.

Cẩn thận ý tứ, giữ gìn bảo vệ như vậy mới không phí phạm của đàn na thí chủ. Đó là cách thức mình bảo vệ của chung và mình tiết kiệm mồ hôi nước mắt của thí chủ. Bởi vì các con cứ nghĩ đồng tiền mà làm ra được rất là cực khổ, vất vả lắm. Nếu là đồng tiền lương thiện, còn đồng tiền mà không lương thiện thì đồng tiền đó nó dễ dàng lắm mấy con. Chứ còn đồng tiền làm ra mà được thì rất vất vả.

Cho nên khi mà chúng ta phí một đồng một cắc của Phật tử chúng ta đau xót lắm, họ rất cực khổ lắm mới được đồng tiền.

(12:13) Vì muốn cho đạo đức, vì muốn cho Phật pháp trường tồn họ tin Phật, họ cung kính Phật mà họ cúng dường cho chúng ta. Cho nên, chúng ta là người biết tu chúng ta nên cố gắng tiết kiệm tối đa, trừ ra khi nào cần thiết chúng ta mới sử dụng, không cần thiết chúng ta không sử dụng.

Thầy thấy trong thời đức Phật rất là đỡ là vì không có điện, không có nước cho nên không có tốn hao. Khát thì xuống suối mà uống; còn điện, đèn thì nhờ ánh trăng mà làm đèn cho nên sống với thiên nhiên nhiều hơn, còn chúng ta bị lệ thuộc. Đêm nào mà tắt điện thôi mấy con chạy tứ tung đi kiếm đèn này, đèn kia. Thật sự chúng ta bị lệ thuộc đó mấy con.

Đối với Thầy ngày xưa, khi Thầy về đây chưa có điện nước đâu. Nghĩa là Thầy sống trong âm thầm, trong bóng đêm mà Thầy tu tập, cho nên Thầy sống như thời đức Phật, còn Thầy thấy bây giờ mỗi chút thì mấy con bị động tâm tất cả. Bữa nào mà cúp điện thì thôi chạy đến cô Út xin đèn cầy không biết, còn cái thất của mấy con lỡ có điều gì mà cúp điện thì mấy con không yên tâm được cũng chạy đi tìm làm sao cho có đèn có điện để mà sống, mà tu tập.

Thiệt ra, chúng ta lệ thuộc vào vật chất quá nhiều, không tự thấy được bởi vì mình phải nỗ lực cho riêng mình thì mình đừng bị lệ thuộc vào những điều kiện của điện nước nhiều lắm; cho nên phải cố gắng để thực hiện trong một ngày, một buổi, hay một đêm mà lỡ nó có hết nước, hết điện chúng ta vui vẻ, không gì đâu mà phải sợ.

Mình cứ nghĩ đến thời đức Phật ở cái khu vực mà có dòng suối đó rồi bao nhiêu người, rồi nước suối có sạch không? nhưng vẫn uống vẫn phải tắm giặt tại đó. Các con thấy rất khổ. Còn chúng ta hiện giờ nó khác xa. Điều thứ mười hai, các con thấy có chấp nhận được không? Nếu thấy chấp nhận được thì các con sẽ…​

(14:15) Đó là cái điều mà mấy con đã chấp nhận, không tự ý gửi thư qua lại bằng cách ném thư hoặc dùng điện thoại di động thì mấy con có chấp nhận điều này không? Mấy con chấp nhận thì cố gắng để thực hiện. Còn cái máy vi tính thì mấy con để dùng để mà đánh những bài học của mình rất tiện lợi. Khi mà sửa bài trên máy vi tính cũng rất tiện lợi mấy con, nó không phí bút mực mà nó cũng không phí giấy tờ nữa vì sửa rồi nó rất tiện lợi. Thầy thường soạn thảo những bài kinh sách, Thầy soạn thảo trên máy vi tính không hao giấy, không hao mực chút nào hết. Về quy ước mười ba, các con chấp nhận rồi.

(15:05) Bây giờ tới quy ước mười bốn, tất cả Tu sinh đều phải lập ba đức "sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng". Phải biết thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau, không gây phe nhóm trong tứ sự, gây bất hòa, gây ly gián, chia rẽ. Không bí mật tụm năm, tụm ba xì xèo tin đồn nhảm. Dù bất cứ trường hợp nào cũng không được to tiếng gây bạo động. Nơi Tu viện, mỗi Tu sinh phải có trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, có ý thức duy trì bảo vệ lớp học để Tu sinh yên tâm tu học được viên mãn.

Điều mười bốn ở đây mục đích chính là phải biết thương nhau, nhường nhịn nhau. Người nào có nói một lời gì đó, mình đều xả bỏ, không chấp, không tức giận họ, mà nên thương. Đó là điều thứ mười bốn của người Tu sinh ở Tu viện. Như vậy là điều quy ước mười bốn, các con có chấp nhận không?

Điều thứ mười lăm: Tu sinh khi lao tác không nên tập trung hai, ba người vì ở đây mục đích của mình là sống độc cư mà. Mà nếu tập trung hai, ba người như bữa hôm Thầy thấy mấy con khiêng rác, khiêng gì mà tập trung ba, bốn người khiêng như vậy là không đúng mấy con.

Cho nên, chúng ta sử dụng ít thôi nếu mà chúng ta gom lại rác ít vừa đủ sức của chúng ta làm, chúng ta nên làm riêng rẽ để vừa giữ được tỉnh thức mà vừa giữ được độc cư. Đó là những điều kiện rất cần thiết, điều thứ mười lăm mấy con có chấp nhận điều này không?

Tu sinh: dạ có.

Trưởng lão: chấp nhận thì rất tốt mấy con. Điều thứ mười sáu, về đời sống của Tu sinh phải thiểu dục tri túc, phải tam y nhất bát tức ba y một bát. Sự thật ra ở đây, Thầy cho bên nam hai bộ đồ ngắn, bên nữ 3 bộ đồ ngắn và một cái y thượng hoặc cái áo tràng. Nghĩa là mấy con phải sử dụng, vì cái y thượng là y vấn của chúng ta và đồng thời chúng ta còn cái áo tràng đó là hình thức của Đại thừa mấy con.

Chúng ta là những người từ trong Đại thừa ra, chúng ta không nên dẹp bỏ hình ảnh của Đại thừa. Chúng ta làm tốt được hình ảnh của Đại thừa, như chiếc áo Thầy mặc đây là chiếc áo của Đại thừa, Thầy sẽ làm tốt được chiếc áo của Đại thừa chứ không phải vì đó mà chúng ta dẹp Đại thừa. Chúng ta làm tốt lại Đại thừa, cái áo Nguyên Thủy là cái hình sắc của đức Phật, cái y thượng mà chúng ta vấn như cô Diệu Minh vấn đó, đó là hình sắc của đức Phật ngày xưa. Cho nên chúng ta giữ được hình ảnh đẹp đẽ cao quý của người Khất sĩ, chúng ta giữ nó. Chúng ta có không nhiều đâu mấy con, chúng ta có y thượng là hình ảnh của đức Phật, chúng ta có cái áo dài là hình ảnh của Đại thừa.

(17:55) Chúng ta từ bé đã đi vào ngôi nhà Đại thừa.

Bây giờ chúng ta làm chủ sinh tử. Chúng ta nhớ cái ơn của đức Phật, nên chúng ta có y thượng.

Đời sống chúng ta không thể nào mà một bộ đồ mà sống được. Do đó, chúng ta phải có hai bộ đồ người nam, còn người nữ phải ba bộ đồ mấy con.

Vì nữ rất là cực khổ hơn, cơ thể của họ phải có đầy đủ hơn một chút để giữ gìn trọn vẹn. Về vấn đề quy ước thứ mười sáu, mấy con đã chấp nhận không mấy con? Phải như vậy hai bộ đồ là tối thiểu của người nam và ba bộ đồ ngắn là tối thiểu của người nữ và một cái áo tràng, một cái y vấn mấy con. S

au này mấy con trở thành tu sĩ đều mặc y vấn này hết và đồng thời có một cái áo tràng như mấy con đang mặc. Tất cả những điều quy ước ở trên, mấy con đã chấp nhận.

Ở đây coi như cái bảng quy ước này cô Huệ Ân là người già trong lớp học nữ, cho nên cô Huệ Ân đại diện cho bên Ni và tất cả các Tu sinh chấp nhận quy ước của lớp học. Ở đây, theo quy ước này viết ra thì buộc mọi con đều ký tên trong này nhưng sự thật đây là tự nguyện thôi mấy con. Được hay không được là do mấy con, bắt buộc các con ký tên giống như Nhà nước tôi phải ký tên, tôi đệ đơn lên tôi xin nên tôi chấp nhận như vậy. Thì đây là hình thức. Nhưng sự thật, Thầy muốn nói cái lòng của chúng ta thôi.

Chúng ta từ trong tâm cảm thấy chúng ta thật tình. Chúng ta quyết tâm tu để được giải thoát thì chúng ta nỗ lực thực hiện cái sự giải thoát của chúng ta. Tu học mà thôi. Còn bắt buộc ký tên như là cái pháp lý, Thầy không muốn điều đó. Thầy muốn tự nguyện, tự giác hơn. Đó là cái điều này. Nhưng mà cái.

(19:57) Dưới đây, chúng con xin ý kiến phê duyệt của đức Trưởng lão. Nghĩa là muốn Thầy phê duyệt, thật sự ra ở đây Thầy muốn mấy con tu chứng quả A-la-hán, Thầy không muốn phê duyệt cái gì hết. Thầy muốn các con tự giác để tu tập và tự thấy những điều trong quy ước mà được đặt ra như thế này. Thật sự ra, Thầy không muốn đặt ra. Vì tu là lợi ích cho mấy con chứ không phải lợi ích cho Thầy và cho người khác. Mà lợi ích cho mấy con. Mấy con có tu là lợi ích cho mấy con. Như vậy, tất cả những điều quy ước này để đặt ra để chúng ta theo đó mà chúng ta đừng có phạm phải thôi chứ sự thật ra không phải là pháp luật mà gò bó, khép buộc mấy con đâu nhưng mà Thầy mong rằng mấy con giữ được cái điều như thế này thì lớp học chúng ta càng ngày càng tốt đẹp hơn và đồng thời sau này Thầy sẽ cho pho-to cái bản này cho mỗi người một bản để chúng ta thấy những cái gì sai trong quy ước đó Thầy sẽ viết để sửa lại.

Là con người phải có sai thôi, nhưng mà có sai chúng ta biết sửa đó là điều tốt; đức Phật đâu nói rằng chúng ta là Thánh đâu mà chúng ta nói con người từ biết sửa sai là Thánh chứ gì.

Cho nên ở đây chúng ta đưa ra cái quy ước này, thì chúng ta sẽ xem xem mười sáu cái điều quy ước. Chúng ta có phạm phải thì chúng ta sẽ cố gắng sửa lại. Chứ Thầy không có phạt bởi vì là một con người mà phạt mà đuổi thì không nỡ mấy con. Thầy không nỡ làm cái điều đó đâu.

Đối với Thầy, Thầy không muốn một người nào phải khóc mà Thầy muốn mấy con lúc nào cũng phải cười. Thì như vậy có cái gì đó thì chúng ta nên tha thứ cho nhau và chúng ta cố gắng sửa lại được tốt.

Và đến đây thì coi như bản quy ước chúng ta đã góp phần xong và ngày mai đến nam thì sẽ góp phần cái quy ước này cho tất cả các chúng nam. Đừng có làm sai những cái điều ở trong quy ước bởi vì có những cái sai trong Tu viện mình rất nhiều. Do đó, hôm nay là những cái bài của mấy con và đồng thời tiếp tục trong cái giờ học này.

2- Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH BÀI LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI

(22:01) Tu sinh: Thưa Thầy, con có ý là bữa nay là ngày học thứ hai, Thầy ra đề bài để cho tụi con làm và qua một tuần sau cũng Thứ hai hãy đem nạp. Như vậy nó tiện cho Thầy. Nộp bài theo đúng một loạt, ra đề nào thì làm cùng một loạt. Rồi cái ngày đề tuần sau rồi góp cho Thầy đầy đủ chứ không góp theo từng chặng, từng chặng.

Trưởng lão: Vậy được con. Cái ý kiến của Từ Đức thì mấy con thấy cũng như bữa nay thứ hai, tuần sau mấy con sẽ nộp bài đó cho Thầy thì nó rất hay. Cũng như là cái lớp học thật sự mấy con. Thì hôm nay, thay vì chúng ta sẽ học bài kế tiếp của Định Vô Lậu thì bắt đầu chúng ta sẽ học cái đạo đức nhân bản rồi. Bây giờ mấy con chưa làm thì các con cố gắng làm và đây là những cái thì giờ mà còn dư thừa ra mấy con sẽ làm những cái bài đó.

Về đạo đức khi đọc lại mấy con thấy gì đó thì thêm một cái đạo đức để trở thành những cái bài học đạo đức cho chính bản thân mấy con và cũng là những bài học cho những người sau mấy con.

Chứ không phải mấy con viết rồi mấy con như cái bài luận của học trò viết rồi đem bỏ đâu, phải không? Mà nó còn cái lợi ích rất lớn, cho nên những bài của mấy con viết không phải bỏ, cho nên có những bài của mấy con viết Thầy thấy rằng cần thiết để đưa ra tập Diễn đàn Chơn như hoặc là tập đặc san do một người nào mà lo về cái đặc san sắp tới như trong cái dịp Tết sắp tới thì có những đợt ra thì những cái bài đạo đức đó chúng ta sẽ đưa lên máy vi tính và chúng ta sẽ đưa lên đặc san trong cái dịp sắp tới để những bài học của mấy con vừa học cho mình mà cũng vừa là lợi ích cho người khác.

(24:04) Người ta đọc người ta thấy "ờ cái lớp học này học đạo đức thật sự đó mấy con". Có cái hay của lớp chúng ta, vừa học mà vừa phổ biến nữa. Đó là những cái hay, cho nên trong những điều kiện cần thiết thì chúng ta có thể ngồi lại suy ngẫm lại những điều mà chúng ta đã học qua và chúng ta có thể ghi lại những hành động đạo đức, cái chỗ nào còn thiếu mấy con bổ sung thêm để trở thành những bài học đạo đức sau này. Bởi vì hai mươi bốn cái tập sách Đạo Đức Làm Người mà Thầy mới viết được hai tập còn hai mươi hai tập chưa xong thì mấy con viết. Số lượng trang viết rất nhiều và đồng thời hôm nay mấy con viết những bài học đạo đức cũng nhằm bổ sung thêm những cái tập sách Đạo Đức của Thầy sắp ra đời.

Do đó, những bài của mấy con viết nó có nhiều cái Thầy nói nó rất tuyệt vời và mỗi người nó có một cái cách thức viết của nó nhưng đều là đi trong đạo đức, nói lên đạo đức của con người. Cho nên, những bài đó cần phải được mọi người đọc để giúp cho họ thấy được cái đạo đức mà chúng ta đã học. Vậy thì mấy con phải cố gắng khi cái thời giờ đó không phải phí đâu cũng là tu tập đó.

Các con đừng nghĩ ngồi viết như vậy không có tu tập đâu, có tu tập rất nhiều đó. Bởi vì nó nhắc nhở mình phải xả tâm để sống trong thiện pháp mà, để ngăn các ác pháp nữa. Cho nên, ngăn ác, diệt các ác bằng cách nào? Chúng ta từ lâu tới giờ chúng ta nghĩ chắc có lẽ mình phải tu cái pháp gì nhưng sự thật hôm nay là ngăn ác, diệt ác thật sự đó mấy con bằng cái tri kiến của chúng ta.

Vì vậy, mà càng thấm nhuần được cái thiện pháp thì chúng ta ngăn ác, diệt ác rất là rõ ràng. Cho nên những cái bài đó nó có cái giá trị rất lớn mấy con cố gắng ghi lại.

Mặc dù là mấy con tóc đã bạc, tuổi đã lớn rồi nhưng mà những cái bài viết đạo đức Thầy thấy mấy con viết rất hay vì kinh nghiệm cuộc đời mấy con đã trải qua quá nhiều những sự đau khổ đè nặng trên đôi vai của mấy con rất lớn.

Cho nên, mấy con viết ra trong cái đời sống của mấy con nhưng nói lên được cái đạo đức của mấy con, thực tế của cuộc đời đã dạy chúng ta có những cái đạo đức rất lớn chúng ta mới sống đến hôm nay. Nếu chúng ta không có cái đạo đức chắc chúng ta sống không nổi với cuộc đời này đó.

(26:26) Cho nên hôm nay các con ghi lại Thầy thấy đúng là chúng ta, mọi người đều có đạo đức nhưng chúng ta không ngờ đó là cái đạo đức mà chúng ta đã vươn lên trong cuộc sống. Đến bây giờ mấy con sáu, bảy mươi tuổi rồi, tóc bạc rồi mà mấy con còn sống như đến hôm nay mấy con dữ lắm.

Mấy con nhìn lại cái quá trình thời gian của mấy con, mấy con thấy đúng là nếu mà không vạch ra cái đạo đức này, ai biết đạo đức mà các con đã từng sống trong đạo đức để bây giờ mấy con còn sống lại tới giờ phút này. Chứ nếu mà không có đạo đức thì chắc chắn mấy con đã chết lâu rồi. Trong cái khổ của mấy con, chịu không nổi mấy con chết lâu rồi.

Nếu mấy con không có đạo đức nhân bản thì mấy con, tự nó đã có. Bây giờ chúng ta viết là chúng ta nói lên cái đã có của chúng ta chứ có gì khác hết, nhưng mà hồi nào tới giờ chúng ta không nói thì chúng ta không biết mình sống đạo đức, nhưng mà mình vươn lên bằng cách sống của mình bằng đạo đức thật sự.

Cho nên mấy con nói rất hay mấy con, mấy con dạy con rất hay mấy con, có những lời mấy con dạy con rất hay làm cho người khác người ta đọc, người ta rất xúc động. Thầy chân thành biết đến lời nói của ông Thân của Thầy, chính bây giờ Thầy còn nói, Thầy rất xúc động khi mà Thầy nhớ lời nói của ông Thân Thầy. Đó thì các con biết cái lời nói ái ngữ rất là đạo đức mà chúng ta nói đời sống chúng ta, nhưng mà không ngờ trong khi đó cái lời nói đó người ta ngày đó người ta nói. Ông Thân Thầy nói, ông Thân Thầy có biết lời nói đó đạo đức đâu.

Đâu biết nghĩ rằng cái đó là ái ngữ đâu nhưng bây giờ chúng ta mới học được ái ngữ, chúng ta mới học được đạo đức nhân bản, chúng ta mới thấy lời nói đó là nhân bản đó mấy con.

Làm cho đứa con bây giờ sáu, bảy mươi tuổi rồi mà nhớ lại lời nói của ông Thân mình phải rơi nước mắt. Cái tình thương thấm thía vô cùng có phải không mấy con.

(28:09) Cho nên cái học đạo đức rất là tuyệt vời. Chúng ta từng sống đạo đức mà chúng ta không hay biết, lời nói của ông Thân đạo đức, rất đạo đức mà chúng ta không nghe. Bây giờ mấy con nhắc lại mấy con mới thấy đó là đạo đức thật sự.

Chỉ có chúng ta là những người học đạo đức chúng ta mới vạch được ra cái hình ảnh, cái ngôn ngữ, cái hành động đạo đức đó để nói lên và đồng thời người ta giật mình “từ lâu tôi đã từng sống đạo đức đó mà tôi không biết”.

Chính chỗ đó chúng ta mới thật sự là chân lý của con người mấy con. Cái chân lý nó có sẵn nhưng không ngờ không có đức Phật nói ra chúng ta làm sao biết được Bốn Chân Lý. Chúng ta đã có sẵn trong mọi người nhưng đức Phật nói bây giờ chúng ta mới biết đó là chân lý, phải không mấy con? Cái người mà vạch ra được cái có sẵn đó mà vạch ra được cho chúng ta hiểu, cái công lao rất lớn mấy con, nếu người ta không vạch ra mình không biết.

Còn bây giờ mấy con nói ra thì mấy con mới thấy được cái đạo đức mà mình từng sống mà từng vượt lên cuộc sống đó là nhờ có cái đạo đức đó. Bây giờ mấy con mới sống đến những cái tuổi mà tóc bạc như thế này, da nhăn như thế này mấy con mới sống được tới giờ này. Nếu mà mấy con thiếu đạo đức mấy con đã chết từ lâu rồi chứ mấy con đâu có sống tới bây giờ.

Các con hiểu điều đó, Thầy nói thật sự mấy con suy ngẫm đi nếu tuổi như mấy cháu trẻ dưới kia mà không có đạo đức ít hôm nó sẽ tự tử nó chết hết. Bởi vì thật sự mấy con chịu không nổi mấy con, cái cuộc sống nó quá khắc khổ mà khi đụng chuyện mà thiếu đạo đức thì chúng ta không vươn lên nhưng mà cái đạo đức đó, tự đạo đức nhân bản tự nó vươn sức ra để nó giúp cho chúng ta có một cái sức sống chứ nếu không có thì không thể nào sống được.

Một người bạn gần bên mình trong hoàn cảnh mình quá khổ, mình muốn tự tử, lời nói ái ngữ của người bạn giúp cho mình vươn lên mình sống được mấy con. Cái câu chuyện mấy con thuật lại Thầy thấy rất là thiết thực, đạo đức thật sự. Một người bạn có đạo đức mà chúng ta không ngờ, không ngờ họ là lời nói đó đạo đức. Bây giờ, nói ra chúng ta mới thấy hình ảnh đó thực sự đã giúp cho người bạn đang trong cái hoàn cảnh khổ đó mà vươn lên trên cuộc sống của họ, họ sống được.

Cho nên, bây giờ tới cái tuổi mấy con già, mấy con biết bao nhiêu lần mấy con sống trong đạo đức nhân bản, mấy con biết nó mới sống được tới bây giờ. Đời khổ lắm mấy con!

Bây giờ chúng ta học đến bài vô thường mấy con.

3. QUÁN THÂN VÔ THƯỜNG CỦA TU SINH NGUYÊN THANH

(30:20) Trưởng lão: Bài này, nó có cái sườn rất đúng. Thầy muốn cho đọc cái bài này để mấy con dựa theo đó mà viết cái bài Thân vô thường. Bởi vì khi chúng ta nói đến các pháp vô thường, thì chúng ta phải biết cách thức tư duy quán xét về vô thường không sai.

Như trước kia mấy con học về đường đi của Nhân quả mà không nắm được cái sườn của Nhân quả, thì mấy con viết được không? Nếu không chừng không có hành Thập thiện, Thập thiện của đạo Phật, thì mấy con biết đường ở chỗ nào mấy con đi không? Chắc chắn mấy con không biết. Đức Phật đã vạch ra cái đường đi để chúng ta thấy được Thập thiện. Đó là con đường đi.

Bây giờ đây, cái bài này là cái bài Thân vô thường mà của Nguyên Thanh viết, Nguyên Thanh có khả năng viết cái sườn rất hay. Nghĩa là ít có lạc đề, nhưng những cái diễn tả thì mỗi người đều có cái phong cách diễn tả khác nhau chứ không phải, nhưng cái sườn của Nguyên Thanh viết. Vậy thì Nguyên Thanh hãy lên đọc cái bài này, để làm cái sườn để chúng ta nói về cái Thân vô thường.

Và Thầy ước mong rằng những người mà có khả năng sau này sẽ trở thành những con người sống đúng đạo đức, để làm gương hạnh cho những người khác và để hướng dẫn người khác trên đường đạo đức.

(31:39) Tu sĩ Nguyên Thanh: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Kính bạch Thầy và kính thưa đại chúng. Học trò Nguyên Thanh học lớp Chánh Kiến, con xin đọc bài viết số tám chủ đề Thân vô thường.

Chúng ta đã là chúng sanh thì ít nhiều đều có tham vọng. Lòng tham vọng ấy bám víu chặt chẽ vào sự vật mà chúng ta đã cấu tạo nắm bắt được. Chúng ta chỉ buông thả chúng ra sau khi trút hơi thở cuối cùng. Nói cho đúng, không phải đến phút cuối cùng chúng ta mới chịu buông thả mọi vật, chúng ta vẫn cứ muốn nắm giữ chúng mãi, nhưng chính chúng đã rời bỏ chúng ta mà đi. Chúng ta đã bất lực không còn đủ sức để nắm giữ chúng nữa, nên đành buông xuôi tay để chúng tuôn đi.

Chứ nếu còn hơi thở, chúng ta vẫn còn muốn nắm lại và lưu giữ một cách tuyệt vọng những gì đã nắm được. Suốt đời chúng ta vẫn lặp đi lặp lại mãi cái cử chỉ nắm bắt giữ gìn ấy và suốt đời biết bao nhiêu lần chúng ta đã đau khổ thất vọng vì mọi sự vật ở đời không bao giờ chiều theo ý muốn của chúng ta, mà chịu ở yên một chỗ. Mỗi sự vật đều luôn luôn chuyển đổi, mỗi sự vật đều luôn luôn biến đổi, biến chuyển, đổi thay nay đây, mai đó như một dòng sông, như một đám mây, như một vó ngựa. Thời gian trôi qua như thế nào thì mọi vật cũng trôi qua như thế ấy.

(33:50) Nói theo danh từ nhà Phật, sự chuyển biến đổi thay ấy gọi là Định luật Vô Thường.

Thế nào là Định luật vô thường? đức Phật dạy rằng tất cả những gì trong thế gian đã biến đổi hư hoại đều là Vô Thường - một sự thay đổi để lớn và một sự thay đổi để chết.

Vậy vô thường nghĩa là không thường - không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã.

Đạo Phật gọi là những giai đoạn thay đổi của một vật là Thành - Trụ - Hoại - Không, hay gọi là Sanh - Trụ - Dị - Diệt. Như một làn sóng khi mới nhô lên gọi là Thành, khi nhô lên cao nhất gọi là Trụ, khi hạ dần xuống gọi là Hoại, khi tan rã gọi là Không. Tất cả sự vật trong vũ trụ từ nhỏ như hạt cát đến lớn như trăng sao đều phải tuân theo bốn giai đoạn ấy cả nên gọi là vô thường.

(35:18) Để có một ý niệm rõ ràng hơn về sự vô thường, chúng ta hãy quan sát, suy nghĩ ngay cái Thân của chúng ta, cái Tâm của chúng ta và hoàn cảnh của chúng ta đang sống, thì sẽ biết. Thân vô thường- “Thân con mạnh khỏe luôn trẻ đẹp mãi và đời tôi là cả một bài thơ” ấy là quan niệm nông nổi của một số nam nữ thanh niên quá ưa chuộng thân thể.

Họ sống một cách vô tư, cứ tưởng thân thể họ trẻ mãi, hay nếu có già thì cũng còn lâu lắm.

Không ngờ rằng nó già, nó chết từng giây từng phút. Câu thơ sau đây của người xưa thật đã nói lên sự thay đổi mau chóng của thân ta.

"Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết. "

Dịch là :

"Anh không thấy cha già soi gương

Buồn tóc bạc sớm còn như tơ xanh, tối đã trắng như tuyết. "

Khoa học đã chứng minh rằng trong thân thể ta, các tế bào thay đổi luôn và trong mỗi thời kỳ bảy năm, các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho thân người chóng lớn, chóng già và chóng mệt. Thân năm trước không phải thân năm nay, thân ban mai không phải thân buổi chiều. Mỗi phút giây trong thân ta đều có sanh và có chết. Sau đây là phần trình bày của Thân vô thường rất có ý nghĩa để chứng minh sự vô thường của thân xác.

(37:22) Thân vô thường trong thai mẹ sanh ra. Do sự giao hợp giữa người cha và người mẹ nên đã thụ thai. Người sanh và cả người bị sanh đều đau khổ cả. Khi người mẹ mới có thai đã bắt đầu biếng ăn, mất ngủ, nôn ọe, dã dượi, bần thần. Thai nhi mỗi ngày mỗi lớn, co đạp thì người mẹ mỗi ngày mỗi mệt mỏi nặng nề, đi đứng khó khăn, làm lụng chậm chạp. Đến khi gần sanh sự đau đớn của người mẹ không sao nói hết. Dầu được thuận thai đi nữa, mẹ cũng phải chịu nhơ uế nhiều ngày, yếu đuối nhiều tháng. Vì tinh huyết hao mòn, ngũ tạng suy kém còn rủi bị nghịch thai thì mẹ phải bị mổ xẻ đau đớn nhiều nữa. Có khi sau một lần sinh bị giải phẫu, người mẹ phải chịu bệnh tật suốt đời.

Còn đứa con thì sao?

Từ khi mới tượng hình cho đến lúc ra chào đời cũng phải chịu nhiều điều khổ sở. Trải qua chín tháng mười ngày đứa con bị giam hãm trong khoảng tối tăm chật hẹp, còn hơn cả lao tù, mẹ đói cơm khát nước thì đứa con ở trong thai bào lõng bõng như bong bóng phập phìu, mẹ ăn no thì con bị ép như bòng bột bị đè dưới thớt cối khó bề cựa quậy.

Đến kỳ sinh sản, thân đứa con phải chen qua chỗ chật hẹp như bị đá ép bốn bề nên khi vừa thoát ra ngoài thì cất tiếng khóc vang: "khổ a!, khổ a!" Thật đúng như hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Gia Thiều nói: “Thảo nào lúc mới chôn nhau đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.

(39:36) Thân vô thường từ lúc một tuổi đến mười tuổi. Từ lúc sinh ra đứa bé phải tự điều chỉnh cơ thể của nó để có sự thích nghi với đời sống ở bên ngoài chứ không giống như trong bào thai mẹ. Đứa bé được bú sữa mẹ, còn khi ở trong bào thai, đứa bé ngậm cái nhau thai và nương vào hơi thở của người mẹ để sống. Còn khi sinh ra, đứa bé được bú sữa mẹ và tự điều chỉnh hơi thở của chính nó nhờ sự chăm sóc của người mẹ mà đứa bé được phát triển mau lớn.

Chính sự phát triển mau lớn này đã nói lên là cái vô thường trong thân thể con người. Khi được ba, bốn tuổi, đứa bé bắt đầu mọc răng do sự thay đổi để mau thích nghi với đời sống, cơ thể của đứa bé sẽ bị sốt vài ngày. Sau khi qua thời kỳ đó cơ thể tự điều chỉnh mình dừng lại. Từ một đứa bé chưa biết đi phải tập bò, tập lật. Khi thân thể cứng cáp, đứa bé tập ngồi và biết đi chập chững rồi biết chạy. Từ bú sữa mẹ, nó được chuyển sang ăn bột, ăn cháo. Sự chuyển đổi của Thân vô thường trong từng sát na một để thay đổi từ một đứa bé mới sinh thành một cô bé. Đây là một sự thay đổi để lớn.

Khi còn nhỏ chưa biết nói, khi từ bốn, năm tuổi đã biết nói bập bẹ, biết cười giỡn, biết buồn giận. Khi đói, đứa bé khóc đòi ăn, khi ăn no thì ngủ. Lúc còn nhỏ, da dẻ hồng hào, trắng mịn, khi lớn lên một chút, da dẻ bớt trắng hồng và săn chắc hơn. Nó đã biết buồn vui, giận hờn, nhưng cái buồn vui, giận hờn đó chưa phải là đích thực là cái ác mà là những cái tính của trẻ con chưa có sự suy nghĩ sâu sắc như người lớn. Rồi đứa trẻ nhỏ năm, sáu tuổi lớn lên mười, mười hai tuổi đã có một sự thay đổi rất lớn trong thân. Từ đứa bé ăn cháo, ăn bột mà đã thành một cô bé biết ăn cơm, biết nói, biết chạy nhảy chơi đùa, biết buồn, biết nhận thức mọi cái đang xảy ra xung quanh nó.

(42:10) Thân vô thường từ hai mươi tới tám mươi tuổi. Khi đã hai mươi tuổi, cô bé đã có những thay đổi rất lớn trong cơ thể của nó. Giới tính đã phát triển đầy đủ. Bây giờ, là một thiếu nữ biết suy nghĩ, biết vui, biết buồn, biết giận hờn khi có chuyện không vừa ý xảy ra với nó.

Cơ thể phát triển ở độ tuổi này rất sung mãn, người xưa có nói "Tuổi mười bảy là tuổi bẻ gãy sừng trâu". Rất mạnh khỏe, mắt sáng, tai thính, hàm răng chắc chắn, cơ thể dẻo dai, có sức chịu đựng rất tốt, ít bệnh tật. Nếu có bệnh, thì cũng rất mau lành vì còn trẻ, cơ thể có sức đề kháng mạnh, tóc đen nhánh, trí nhớ rất sáng suốt. Đi đứng mạnh bạo, nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào, xương tay, xương chân đều vững chắc, tính tình vui vẻ, thoải mái, ăn nhiều, ngủ nhiều. Đó là sự chuyển đổi của Thân vô thường từ một đứa bé mới sinh với sự thay đổi của thời gian mà nay đã thành một thiếu nữ khỏe mạnh.

Từ tuổi năm mươi đến bảy mươi tuổi, cơ thể cũng có sự thay đổi theo nhân quả của mỗi người đã tạo tác từ phía trước. Cho nên, ở tuổi này có người đã già, có người vẫn khỏe mạnh, có người đã chết.

Cho nên chúng tôi chỉ trình bày những phần đại cương thôi chứ không đi vào chi tiết cụ thể, vì phần đó chúng tôi sẽ trình bày trong bài nhân quả về con người. Ở lứa tuổi năm mươi, bảy mươi này, cơ thể cũng có sự thay đổi, nhưng vẫn còn khỏe mạnh, sự dẻo dai không bằng độ tuổi hai mươi, vì cơ thể mỗi ngày bị hao mòn lần lần. Ở độ tuổi này, tất cả hoạt động trong thân đều đã có sự giảm sút.

(44:40) Thân vô thường khi về già. Ca dao Việt Nam có câu nói rằng:

"Già nua là cảnh điêu tàn,

Cây già cây cỗi người già người si. "

Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, tinh thần suy kém nên khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Từ tám mươi đến chín mươi tuổi, càng già khí huyết càng hao mòn. Bên trong, ngũ tạng lục phủ càng ngày càng mỏi mệt, hoạt động một cách yếu ớt. Bên ngoài, các giác quan dần dần hư hoại như mắt lờ, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi đớ, trí nhớ kém, răng rụng hết, ăn ít, ngủ khó. Về già, thân hay có bệnh nhưng nếu có bệnh cũng rất lâu lành vì sức đề kháng trong thân đã giảm. Tính tình cau có, hay giận dữ. Xương tay và xương chân đều giòn và mau gãy. Sức chịu đựng của thân rất yếu, tay chân run rẩy, đi đứng khó khăn, việc gì cũng phải nhờ vả kẻ khác.

Vì vậy, mỗi khi thời tiết xoay xở, thì cảm nhiễm theo khí hậu mà đau ốm. Như trời mới nắng thì đã sốt, trời mới mưa thì đã rét, không chút gì gọi là vui thú cả. Người xưa có nói: "Đa thọ đa nhục", thật thế tuổi nhiều nhục lắm; càng già thân thể càng suy kém, trí tuệ cũng càng lu mờ.

Do đó, sanh ra lẫn lộn, quên trước quên sau, hành động như kẻ ngây dại. Ăn dơ, uống bẩn, nói năng giống người mất trí. Ăn rồi bảo chưa ăn, chưa ăn bảo ăn rồi, có khi lại còn chửi bới, nói nhảm nhí, làm trò cười cho lũ trẻ con. Và chỉ một lực tác động mạnh ở bên ngoài như bệnh tật hoặc tai nạn thì đưa đến thân hoại diệt rất nhanh theo như quá trình của sanh, già, bệnh, chết.

(47:08) Thân vô thường khi có bệnh. Khi về già, thân có bệnh hành hạ xác thân con người làm cho nó khổ sở không gì hơn là cái đau. Đã đau bất luận là đau gì, từ cái đau lặt vặt như đau răng, nhức đầu đến cái đau trầm trọng như ho lao, viêm ruột đều làm cho con người phải rên xiết khổ sở, khó chịu; nhất là những bệnh trầm kha lâu ngày khó chữa lại càng hành hạ xác thân đắng cơm nghẹn nước, cầu sống không được, cầu chết cũng không. Oan oan ương ương, thật là khổ não.

Thân đã đau mà tiền lại hết. Có nhiều người sau một trận đau chỉ còn hai bàn tay trắng. Cho nên, (47:59) có câu: “Không đau làm giàu biết mấy” Ngoài ra, bệnh tật lại còn làm cho lục thân, quyến thuộc buồn rầu, lo sợ. Mỗi lần trong nhà có người đau thì cả gia quyến đều rộn rịp, băn khoăn ngồi đứng không yên, quên ăn, quên ngủ, biếng nói, biếng cười, bỏ công ăn việc làm, thật đúng là biển khổ.

Thân vô thường khi chết. Trong bốn hiện tượng của vô thường: sanh, già, bệnh, chết, thì chết là cái làm cho chúng sanh kinh hãi nhất.

Con người sợ chết đến nỗi ở trong hoàn cảnh sống thừa đáng lẽ không nên sống làm gì, thế mà nghe nói đến cái chết cũng sợ không dám nghĩ đến. Những người xấu số khi bị bệnh nan y như ung thư, bệnh hủi sống thêm một ngày là khổ thêm một ngày. Thế mà những người bạc phước ấy cũng vẫn muốn sống mà thôi. Chết làm khổ con người như thế nào mà ai cũng sợ hãi thế!

Về thân xác có mục đích, một người chết khi hấp hối, khi bị hành xác rồi mới biết cái chết là đáng sợ. Người sắp chết mệt ngột không ngừng, trợn mắt méo miệng giựt răng, chưởng cốt, uốn mình, vặn tay, bẻ chân. Trong lúc ấy tai hết nghe, mắt hết thấy, mũi hết thở, miệng hết nói; rờ thử vào, chết thì lạnh ngắt như đồng, thân cứng đơ như gỗ, xác chết dần dần sình lên trông thật ghê tởm. Nếu để lâu ngày lại nứt ra, chảy nước tanh hôi, khó chịu vô cùng.

(49:56) Về tinh thần khi sắp chết: tâm thần rối loạn, sợ hãi vô cùng, phần xót thương cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái từ đây đoạn tuyệt. Phần lo cho mình một thân cô quạnh bước ra thế giới mịt mù xa lạ, thật không còn gì đau khổ bằng phút chia ly vĩnh viễn này. Tóm lại, cái chết làm cho thân thể tan rã và các hành động do thân, khẩu, ý tạo tác sẽ liên tục tái sanh luân hồi. Đó là sự chuyển đổi của Thân vô thường. Từ một thai nhi nằm trong bụng mẹ với thời gian thay đổi của Định luật vô thường, nay trở thành một bà lão chết vì bệnh tật và đã đi theo đúng luật quy trình của Thân vô thường “sanh, già, bệnh, chết.

Phần trình bày ở trên chứng minh cho chúng ta thấy:

từ khi sanh cho đến khi chết, thân ta đã không biết bao lần thay đổi và cái xác khi người ta đặt vào quan tài thật không còn gì giống với cái thân khi mới sơ sinh.

Dòng nước hôm qua của con sông Đồng Nai chẳng hạn, ngó bề ngoài thì không khác gì dòng nước hôm nay, nhưng nước hôm qua bây giờ có lẽ đã hòa với nước mặn ở ngoài đại dương và nước hôm nay chính là nước khác ở nguồn mới chảy về đây.

Thân người cũng vậy, hằng chuyển như bộc lưu, chảy lưu như nước lũ. Nhưng khổ thay có phải nó hay một cái này để đổi lấy một cái khác giống y như cái trước đâu?

(52:09) Một tế bào này mất đi, một tế bào khác thế lại, nhưng tế bào trước trẻ hơn tế bào sau, tế bào sau già hơn tế bào vừa được kế tiếp. Cứ như thế, thân người đi từ trẻ đến già, từ sống đến chết.

Chúng ta hãy nhìn những làn sóng khởi lên rồi nhịp xuống. Mỗi làn sóng khởi lên, trồi xuống khiến cho một làn sóng kế tiếp được khởi lên, rồi làn sóng này lại rơi xuống để làm khởi lên một làn sóng kế tiếp.

Chúng ta khó mà chỉ đích thực đâu là ranh giới giữa hai làn sóng, chỗ nào là chỗ diệt xuống của một làn sóng trước và chỗ nào là khởi điểm cho làn sóng sau. Mỗi một làn sóng như chìm sâu vào làn sóng kế tiếp và làn sóng kế tiếp nữa.

Như vậy, Thân vô thường giúp chúng ta ý thức được con người và sự vật luôn luôn thay đổi biến dịch. Tuy thay đổi, nhưng chỉ thay đổi trạng thái, không mất hẳn, hay diệt hẳn, và giữa hai trạng thái liên tục không có một ranh giới rõ rệt nào.

(53:27) Đức Phật trước còn là một Thái tử đã than với công chúa Da-du-đà-la trong cung vui chơi khi nghĩ đến Thân vô thường của thân người.

Chúng ta sẽ già yếu và xấu xa. Thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta một lớp tro tàn. Ôi, mắt trong của em rồi sẽ mờ đục, môi đỏ của em rồi sẽ úa màu!

Ta nghe trong ta, trong em, và trong cả mọi người, mỗi ngày mỗi đổ vỡ giữa sức tàn phá của búa thời gian. Tất cả những gì quý giá của đời người chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng, những bảo vật ở trong ta như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương.

Trí tuệ hay con người cao sang và đang trẻ đẹp, bên cạnh lại có vợ hiền sớm hôm hầu hạ, thế mà vẫn đủ sáng suốt để nhìn thấy luật vô thường.

Đập tan cái gọi là cao sang tươi đẹp của đời người, những lời thống thiết ấy chẳng những đã cảnh tỉnh công chúa Da-du-đà-la mà còn đánh thức những ai còn say đắm trong cảnh đời tạm giả.

Cảnh sanh, già, bệnh, chết là hiện thân của luật vô thường. Có thân thì phải chịu thông lệ sanh, già, bệnh, chết, không thể tồn tại mãi được.

Đức Lão Tử cũng đã nhận thấy thân là nguồn tội lỗi, là gốc khổ đau nên đã thốt ra câu: “Ngô hữu đài hoạn vị ngô hữu thân, ngô nhược vô thân hàn hoạn chi hữu. ” Dịch là: "ta có khổ lớn vì ta có thân, nếu ta không thân thì đâu có khổ gì". Thân là vô thường như thế mà lắm người thì muốn trau dồi, bồi bổ cung phụng xác thân đến nỗi gây biết bao tội ác, thật là ghê gớm. Vì muốn được ích khẩu bổ thân mà lắm người đành tay giết hại những con vật yếu hèn và hành hình những con vật vô tội trước khi chết một cách rùng rợn.

(55:44) Đọc lịch sử nghe Tần Thủy Hoàng ăn óc khỉ sống ta cảm thông được nỗi đau lớn của những con vật bị giết, thế mà người nhiều tiền vẫn vui cười sung sướng không đoái hoài đến tiếng rên xiết kêu la vùng vẫy của chúng thì thật là độc ác đến chừng nào. Lòng trắc ẩn của người ở đâu?

Hỡi ôi hung ác và thâm hiểm thay, lòng dạ của con người thật là như con rắn độc hiểm ác. Vì tham lam làm vẩn đục tối tăm lương tri nên con người không thấy rõ được lý vô thường của thân xác và mới nỡ tâm làm điều tàn ác như thế.

Như trên chúng ta đã thấy, luật vô thường ở khắp mọi nơi, chẳng những thân, tâm là vô thường mà hoàn cảnh sơn hà, đại điện cũng vô thường nữa. Sách thường có câu: 'Thương hải đang điền tức là bãi biển nương dâu. ' Câu ấy mới nghe như là một hình bóng bẩy về văn chương, nhưng thật ra đó là một nhận xét rất đúng trong thực tế.

Chúng ta thường lầm tưởng chỉ có sinh vật là biến đổi và mau già chết, chứ những vật lớn lao như núi sông, vách đá thì muôn đời vẫn ở yên một chỗ, nhưng chúng ta đã lầm. Sông núi cũng có cái già cái trẻ, đất cát cũng có khi lở khi bồi, không có vật gì là vĩnh viễn tồn tại.

(57:17) Tục ngữ ta có nhiều câu nói lên được sự vô thường của sự vật rất thâm thúy như là: “Vật đổi, sao dời" hay "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” Thật thế, một đời của chúng ta đã chứng kiến biết bao sự thăng trầm vinh nhục, lên voi xuống chó, giàu nghèo, sang hèn tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta như một bức tranh vân cẩu, như một khúc phim trong rạp chiếu bóng.

Bao nhiêu người trước đây nào dinh thự nguy nga, ruộng vườn cò bay thẳng cánh thế mà sau một cơn binh lửa sự nghiệp bỗng tan tành như mây khói.

Bao nhiêu người quyền cao chức trọng, hống hách, nghênh ngang thế mà một phút sa cơ thất thế bỗng trở thành những kẻ tha phương cầu thực hay vướng cảnh tù đày.

Sự vô thường đã sờ sờ trước mắt, thế mà có biết bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh ngộ, cứ đeo đuổi bám víu vào những cái hào nhoáng nhất thời ấy.

Kẻ bán tước, người mua quan; kẻ tham danh, người hám lợi gây biết bao trò cười cho khách bàng quan và bày ra lắm cảnh nhọc nhằn cho người trong cuộc.

(58:39) Vô thường tạm bợ giả tạo như thế mà người đời cứ cho nó là trung tâm vũ trụ, bám víu vào nó, nhân danh nó để tham lam vơ vét tài sản, danh lợi ở chung quanh. Và dù có giẫm đạp lên hạnh phúc của kẻ khác, gây bao đau thương cho người đồng loại cũng mặc. Thật mê mờ lắm thay!

Đặc tướng của thân tùy theo hành động. Do thân, khẩu, ý tạo tác mà có cái thân này. Cho nên, đặc tướng của thân tùy theo mỗi người. Người cao, người lùn, người ốm, người mập. Ví dụ như, anh Một đi cái tướng khòm lưng như thế này, anh Hai đi cái tướng nghiêng tay như thế kia, anh Ba có tướng chột một con mắt và hay đa nghi, chị Tư có khuôn mặt rất dễ thương và khả ái, chị Năm có khuôn mặt với cái mũi bị gãy, chị Sáu có hàm răng cười rất duyên dáng, chị Bảy có hàm răng lòi xỉ cười xấu ơi là xấu, ma chê quỷ hờn. Chị A hay tức giận mặt đỏ, cau có, nói năng hung dữ, chị B có tức giận nhưng làm chủ được cái giận nên nét mặt bình thường đó là đặc tướng của Thân vô thường.

(1:00:18) Đặc tính của thân là tùy theo mỗi hành động, do thân, khẩu, ý tạo tác mà con người có tâm tánh khác nhau. Ví dụ, chị A có tính vui vẻ cười cười gặp ai chị cũng cười nhưng tính tình không như vậy vì hay nói lời chia rẽ, làm cho mọi người không đoàn kết. Chị B ít cười nhưng tính tình rất tốt, không nói lời chia rẽ, gặp ai cũng chân thành giúp đỡ. Anh C có tính hay đa nghi và hay nói lỗi của người khác. Cái tính đó cái ác nhiều hơn cái thiện, vì đã tự làm khổ mình khổ người. Đó là đặc tính của Thân vô thường.

Duyên hợp của Thân vô thường. Vì có sự giao hợp giữa cha và mẹ nên thụ thai. Do sự ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc chu đáo nên bào thai được phát triển tốt. Đến ngày sinh thì gặp được duyên lành, có bác sĩ đỡ sanh, có thuốc men đầy đủ nên mẹ tròn con vuông. Rồi khi em bé được sinh ra nhờ sự chăm sóc cẩn thận chu đáo của người cha, người mẹ; đứa bé lớn nhanh, biết bệnh tật, biết đi, biết bò, biết lật. Khi cô bé trở thành một thiếu nữ với sức khỏe rất tốt là nhờ sự chăm sóc của bố mẹ, đó là duyên hợp của Thân vô thường này.

Khi cô bé đến tuổi bốn mươi, năm mươi, sức khỏe đã có phần giảm sút do sự sinh nở và chăm sóc con cái và đi làm để kiếm tiền nuôi con. Đến tám mươi, chín mươi tuổi cô bé đã trở thành một bà lão già thân gầy yếu, mắt mờ tai điếc, trí lãng với bệnh tật, nên bà lão nằm một chỗ, phải đổ cháo từng muỗng như thời kỳ còn em bé vậy, phải bồng bế, tắm rửa. Khi tuổi về già, da dẻ khô héo, chỉ còn một bộ xương khô đang thở thoi thóp trên giường bệnh. Vài giờ sau thì thân xác tắt thở, cái xác đó không còn gì giống với cái thân khi mới sơ sinh cả. Đó là duyên tan của Thân vô thường này.

(01:02:45) Sự chuyển đổi của Thân vô thường. Có một số người cho rằng, đời là một bữa tiệc dài không hưởng thụ cũng uổng. Do đó, họ không để lỡ một việc nào có thể đem lại cho họ những khoái lạc vật chất. Nhưng họ không ngờ rằng những khoái lạc ấy đều là giả dối, lừa phỉnh chắc khác gì cái khoái lạc mong manh của người khát mà uống nước mặn, càng uống lại càng khát. Và cổ họng sau cái hút uống vào lại thêm đắng chát.

Thế nên kinh có câu: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển”. Thật thế, cõi đời không vui, cõi đời toàn là khổ. Những nỗi vui nếu có cũng chỉ là tạm bợ hào nhoáng như một lớp sơn bên ngoài mà thôi. Chứ bản chất của cõi đời là vô thường và đau khổ. Cõi đời là một biển đầy mô hôi và nước mắt; trong ấy chúng sanh đang bơi lội, hụp lặn, chìm nổi, trôi lăn đó là sự thật. Nhưng sự thật ấy không ai nhìn thấy một cách tường tận và nói lên một cách rõ ràng như đức Phật đã nói tên trong bài pháp vô thường khổ đau của con người.

Thật thế, mỗi một chúng sanh tự mình đã là nạn nhân của bao nhiêu cái khổ, cái xấu xa. Thân thể là một bầu thịt xương nhơ bẩn. Nếu một ngày không chăm sóc rửa ráy thì thối tha không thể chịu được. Hơn nữa, cái thân ấy cũng không bền chắc mà trái lại mong manh, khát nước độ ba ngày, ngạt thở độ năm phút, đứt một mạch máu bị nhiễm một số vi trùng độc thế là mạng vong. Lại thêm cái khổ, sống chết bất ngờ mà con người không làm chủ được. Còn nhiều cái khổ khác nữa chất chồng không làm sao tránh khỏi được như bệnh tật, đói khát, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, áp bức, sưu cao, thuế nặng.

(1:04:51) Vì vậy muốn chuyển đổi ta phải thấy cho rõ được định luật vô thường đang chi phối xung quanh ta.

Thực tế, vạn vật trong vũ trụ đều bị luật vô thường chi phối, không tồn tại mãi được. Cứng rắn như sắt đá lâu năm cũng mục nát. To lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời lâu ngày cũng tan rã. Yếu ớt nhỏ nhen như thân người thì mạng sống lại càng ngắn ngủi, phù du; cái búa tàn ác của thời gian đập phá tất cả. Mỗi phút, mỗi giây ta sống cũng là mỗi phút, mỗi giây ta đang bị hủy hoại và dù ta có sức mạnh bao lâu, quyền thế bao nhiêu, giàu có bao nhiêu cũng không thể cản ngăn, chống đỡ không cho thời gian hủy diệt đời ta. Ta hoàn toàn bất lực trước thời gian.

Thật là khổ sở, tủi nhục, đau đớn! Cho nên, ta phải chuyển đổi Thân vô thường này bằng cách tư duy sâu sắc nhận định các vấn đề không bảo thủ cái sai, cái dở của mình khi đã thấy đau khổ của Thân vô thường đem lại cho cuộc đời xấu xa, đen tối khổ đau thì phải diệt trừ đau khổ.

Hạnh phúc không đâu xa, hạnh phúc hiện ra sau khi đã diệt trừ được đau khổ. Đau khổ lùi chừng nào thì hạnh phúc đến chừng nấy. Như bóng tối tan đi đến đâu thì ánh sáng thay vào đó. Muốn thấy ánh sáng của sự thanh thản an lạc và vô sự thì phải thực hiện những lời dạy của đức Phật trong bài Kinh Thân vô thường này.

(1:06:32) Áp dụng Thân vô thường vào bản thân trong Kinh Tương ưng tập ba trang 428, đức Phật dạy các Tỳ kheo phương pháp quán niệm về bản chất thật sự của thân năm uẩn trong khi tu học trên cơ sở quán Thân vô thường như sau:

"Đức phật dạy: này các Thầy, các Thầy nghĩ như thế nào? Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức là thường hay vô thường.

Bạch Thế Tôn: là vô thường.

Cái gì là vô thường là khổ hay lạc.

Bạch Thế Tôn: là khổ.

Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý không khi quán cái ấy là: cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi?

Bạch Thế Tôn: không.

Do vậy, này các Thầy, thân năm uẩn này dù ở quá khứ, hiện tại, vị lai hoặc ở trong thân hay ở ngoài thân, thô hay tế thắng hay liệt, xa hay gần cần phải được như thật quán với chánh trí như sau: "Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi".

Lời dạy trên chính là câu đáp trọn vẹn và khắc khái quát nhất cho tất cả mọi nghi vấn phát xuất từ ý thức chấp thủ và bảo vệ tự ngã. Tuy nhiên cần hiểu, vô thường, khổ và vô ngã theo tinh thần của giáo lý duyên khởi. Trong đạo Phật, một giáo pháp từng chứa tất cả các giáo pháp khác và tất cả giáo pháp sống nằm ở trong tâm thức mỗi người. Do vậy, trong thực tại của thế giới hiện tượng vô thường cũng chính là vô ngã.

(1:08:20) Khi đứng về phương diện thời gian để thẩm định và khổ đau thật sự không phải nằm trên bình diện hiện tượng phân tử hằng hoại của con người và thế giới mà phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con người đối với tính vô thường, vô ngã của vạn sự, vạn vật. Nhận thức đúng hay có Chánh Kiến đối với các hoạt động tâm, sinh, vật lý của bản thân là có cái nhìn thật rõ về pháp vô thường, khổ, vô ngã của năm uẩn. Do vậy giáo lý vô thường đem lại niềm tin cho mọi nỗ lực sáng tạo và phát triển của con người. Vô thường là đặc chất tích cực của sự sống.

Thiền sư Vạn Hạnh cố vấn của vua Lý Thái Tổ, Sư đã giáo dục Lý Công Uẩn, mở ra cơ nghiệp của nhà Lý. Bài thơ của Sư thường được các nhà nghiên cứu Văn học Phật giáo Việt Nam nhắc đến là: (tạm dịch)

Thân như bóng chớp, có ngồi không?

Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô.

Ngẫm cơn suy thịnh lòng, không sợ.

Thịnh suy đầu cỏ, hạt sương khô.

Dưới đôi mắt của Thiền sư Vạn Hạnh dòng đời thì vô thường, thân người thì mỏng manh, vận hưng của xã hội cũng theo dòng nhân duyên ấy mà trôi chảy, thấy rõ sự vật ấy lòng sư thanh thản chấp nhận không lo âu, không sợ hãi. Do lòng không sợ hãi mà Thiền sư tự tại hành xử việc đạo, việc đời tích cực lo cho nước cho dân. Có ý kiến cho rằng cái nhìn vô ngã, vô thường là tiêu cực. Đẩy con người đến tâm lý bi quan, đến chủ trương hư vô hóa cuộc sống. Thực ra, cách nhìn ấy có tác dụng ngược lại, nó giải phóng tâm lý cố chấp, vị kỷ và mở ra tâm lý vị tha, không cầu chấp, tâm lý bao dung và sáng tạo. Cái nhìn vô thường cũng thế, đưa đến thái độ tích cực chấp nhận cuộc sống trần thế, đánh thức lòng nhân ái không tham lam, không sân hận và chính bản thân con cũng đang áp dụng bài học này vào đời sống tu học của mình. Con cố gắng nỗ lực dùng tri kiến để xả tâm, ngăn và diệt các ác pháp, giữ tâm luôn bất động vì con thấy cuộc đời này có còn gì nữa đâu. Tất cả đều chịu sự hoại diệt của định luật vô thường.

Phần kết luận: vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật từ thân tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ tham, ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì màu sắc tốt xấu, vì ý dở hay, vì mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vị mặn thức ăn vừa ý.

Nay chúng ta uống thuốc giáo lý vô thường để trừ bệnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn.

Biết được vô thường con người dễ giữ được bình tĩnh, thản nhiên trước cảnh đối hay bất ngờ và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly, biết vô thường con người dám hi sinh tài sản sanh mạng để làm điều nghĩa.

Biết vô thường con người mới chán nản, chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật thường còn.

Vì thật ra, cái vui chân thật thường còn, cái tính chân thường vẫn có nhưng nó nằm bên trong cái lớp giả dối, tạm bợ vô thường của cõi đời này nên chúng ta không thể thắng được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái giả dối ấy thì tất nhiên cái giá trị chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái tâm thanh thản an lạc, vô sự ấy chắc thật đó muôn đời sẽ hiện ra.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Con xin xong bài.

Hết Băng


Trích dẫn - Ghi chú - Copy