LCK 036A - ÁP DỤNG XẢ TÂM - QUY ƯỚC LỚP CHÁNH KIẾN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 15/12/2005
Thời lượng: [01:01:25]
(00:00) Trưởng lão: Tất cả những bài mà mấy con viết về ái ngữ và nhân quả. Và có người viết đạo đức nhân bản - nhân quả, Thầy thấy mấy con đã thông suốt người nào viết cũng rất hay. Nhưng còn có cái điều nữa, là cái điều áp dụng được cái lời, cái ý của mấy con suy nghĩ. Từ cái chỗ quán tư duy, cho đến chỗ áp dụng vào cuộc sống của mình hằng ngày. Như mấy con viết về ái ngữ thì rất hay đó, nhưng còn cái áp dụng được hay không?
Cho nên cái khó khăn nhất là cái thói quen của chúng ta hay sử dụng cái lời nói nó không ái ngữ. Cho nên đến bây giờ đã hiểu biết, chúng ta biết cái lời nói của chúng ta cũng rất là quan trọng. Cái suy nghĩ của chúng ta cũng rất là quan trọng để đem lại sự lợi ích cho mình, cho người.
(00:57) Thì cái sự tu học mục đích là áp dụng vào đời sống của chúng ta, để chúng ta thực hiện được sự giải thoát cho mình và đem lại sự an vui cho người. Mới thực là học. Bởi vậy đức Phật mới gọi là Định Vô Lậu.
Định Vô Lậu, có nghĩa là làm cho chúng ta hết đau khổ chứ không phải là gì khác. Nhưng chỉ có tri kiến mới làm hết đau khổ, mà khi chúng ta làm hết đau khổ tức là chúng ta ly tham, sân, si chứ không có gì.
Vì vậy mà cái phương pháp tu tập của Phật giáo rất là cụ thể, rõ ràng bằng cái sự hiểu biết của chúng ta. Mà bây giờ chúng ta hiểu biết mà chúng ta không áp dụng vào đời sống của mình hằng ngày, để thực hiện được những gì giải thoát cho mình, an vui cho người thì như vậy mới xứng đáng là cái sự tu học của mình.
Thầy mong rằng cái lớp của chúng ta đã hiểu được nhân quả của con người và hiểu được những cái lời nói ái ngữ để giúp chúng ta đem lại sự an vui cho mình, cho người. Thì Thầy nghĩ rằng chúng ta biết cái lợi ích rất lớn như vậy thì chúng ta hãy cố gắng, cố gắng áp dụng vào đời sống cho bản thân của mình, để đem lại sự an vui cho mình cho người. Thì Thầy mong rằng những cái bài vở của mấy con mà Thầy sẽ chịu khó đọc từng bài mà không bỏ sót một chữ nào của mấy con là để nhận xét sự hiểu biết của mấy con.
Tuy rằng, có người thì diễn tả rất là khoa học theo cái dàn bài, theo cái sườn mà diễn tả không sai. Nhưng có người thì chưa biết cách, nhưng vẫn nói lên được, vẫn nói lên được cái tâm, cái ý, cái hiểu biết của mình về nhân quả. Vẫn hiểu được chứ không phải là không hiểu. Mà ở đây đạo Phật không phải cần chúng ta trở thành những nhà văn, nhà bác học mà chỉ cần chúng ta hiểu đúng, hiểu như thật, để chúng ta xả bỏ những cái tâm ác của chúng ta. Cái lầm không có thiện của chúng ta để xả bỏ những cái điều đó, để đem lại sự an vui cho người cho mình.
(03:15) Cho nên những cái bài học hôm nay mà các con đã ghi chép lại được, Thầy rất mừng là vì con người, Thầy thấy mọi người đều làm được điều này. Có người viết ngắn gọn nhưng đầy đủ súc tích được cái ý để áp dụng vào đời sống của mình. Có người viết dài dòng nhưng cái ý nghĩ của nó cũng không ngoài chỗ thực hiện được cái nhân quả - nhân bản của con người.
Cho nên những điều mấy con đã viết, đã học từ hơn một tháng nay các con đã rất là siêng năng, Thầy rất tán thán cái sự tu tập của các con. Nhưng có một điều mà Thầy rất lo lắng, cho sự tu tập của mấy con không đạt được kết quả cao. Mặc dù con đường tu Thầy đã hướng dẫn thì chắc chắn là mấy con sẽ có sự giải thoát. Nhưng sợ không đạt chất lượng cao, là vì mấy con hay phạm phải những cái lỗi, cái lỗi mà Thầy thường nhắc đó là hạnh độc cư.
(04:20) Với vả lại thì mấy con cũng nên hiểu rằng trong Tu viện của chúng ta chúng ta sử dụng những điều kiện của Phật tử đóng góp giúp đỡ chúng ta tu học. Hoàn toàn chúng ta không có cái công sức gì chỉ còn có công sức tu mà thôi. Nhờ Phật tử giúp đỡ chúng ta, cho nên Thầy nhắc nhở khi chúng ta thức thì chúng ta mở đèn chúng ta thức tu. Khi chúng ta ngủ chúng ta nên tắt đèn để tiết kiệm điện. Vì Thầy nghe cô Út nói trả hàng tháng 2, 3 triệu bạc gì tiền điện lận. Thầy thiết nghĩ rằng Phật tử sẽ giúp đỡ chúng ta tất cả. Nhưng chúng ta thức thì chúng ta nên mở đèn mà tu tập, còn khi ngủ thì chúng ta tắt đèn dù 1 giây, 1 phút chúng ta tiết kiệm cũng nói được cái lòng của chúng ta tiết kiệm mồ hôi nước mắt của Phật tử.
Cho nên vì có những điều sai trái, có những điều mà không đúng cho nên trong chúng bên nam có gợi ý cho Thầy là soạn cái quy ước để chúng ta theo đó mà chúng ta hướng dẫn để rồi cái lớp học của chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt, mà mọi người chấp nhận trên cái quy ước đó.
Và Thầy có ý như thế này, trên cái quy ước để mọi người chấp nhận là mọi người phải có sự công bằng. Người ta sẽ nghe và người ta sẽ góp ý để chúng ta tạo thành cái quy ước cho đúng với mọi người. Thì ở đây chúng ta là những người lớn chứ không phải còn là như học sinh nhỏ nữa. Cho nên cái quy ước chúng ta phải được bình đẳng để đóng góp nhau, để xây dựng cái quy ước trong cái Tu viện, cái lớp học của chúng ta cho nó hoàn chỉnh. Để cái lớp học chúng ta đào tạo cho được nhiều người. Chứ không khéo rồi đây chỉ có năm ba người khi mãn năm học, hoặc là mãn cái cuối cái năm học chúng ta chỉ một hai người đã đạt còn bao nhiêu người ở lại thì rất là buồn. Thầy mong rằng cái lớp học chúng ta sáu mươi mấy người khi tốt nghiệp các con sẽ trở thành những nhà đạo đức thật sự. Với gương hạnh đạo đức hẳn hòi, sống không làm khổ mình, khổ người đó là điều ước ao của Thầy rất lớn. Để mấy con còn phải đứng dạy đạo đức trong các lớp nữa.
Thì Thầy mong rằng cái lớp của chúng ta không phải vì viết ra cái quy ước để bắt buộc mấy con cho mấy con khổ. Mà chính mong ước rằng cái quy ước sẽ giúp cho các con trong một khuôn khổ để tu tập càng ngày càng tốt hơn, để xả tâm càng ngày càng thấy rõ ràng sự giải thoát hơn, đó là sự mong ước của Thầy.
(07:18) Hôm nay, những bài làm của mấy con đã đạt được chất lượng mà Thầy đã mong ước người nào cũng có thể đạt được những điều mong ước của Thầy. Từ ái ngữ, từ nhân quả thảo mộc cho đến nhân quả con người, đường đi nhân quả và thậm chí gần đây những bài viết về đạo đức nhân bản. Mấy con đã viết thành những bài đạo đức dạy cho người khác. Chính hiện giờ các con viết để dạy mình, để nhắc nhở mình. Nhưng cũng là những cái bài viết để sau này dạy lại cho các người sau. Cho nên những bài viết của mấy con lần lượt Thầy tin rằng các con hãy dành những thì giờ soạn thảo lại những bài đạo đức nhân bản - nhân quả mà các con đã học được đường đi nhân quả của con người.
Thầy mong rằng những bài dạy đạo đức này rất tuyệt vời. Từ mọi người đều có một cái nhìn cái biết và cái viết nó có khác nhau. Nhưng ý của nó không sai khác nhau chút nào. Mỗi bài nó có những cái phong cách nói về đạo đức đều là tuyệt vời. Thầy nghĩ rằng nếu con người mà được sống như cái lời nói trong bài đạo đức mà các con đã viết thì Thầy thấy hay biết mấy. Đời sống con người hạnh phúc biết mấy.
Cho nên Thầy mong rằng những bài đó sau này được Thầy xin mượn lại và đánh vào vi tính để trở thành cái bộ sách đạo đức mà do chính đầu óc của các con, trí tuệ của các con, việc làm của các con để lại cho đời sau nói rằng cái lớp Tu sinh đầu tiên, lớp Chánh Kiến này đã để lại một tập sách, một tài liệu đạo đức làm người. Đó là cái giá trị của lớp học chúng ta hôm nay.
(09:13) Do đó bây giờ Thầy xin các con, Thầy sẽ đọc cái bản quy ước để mấy con góp ý. Và đồng thời sau đó thì Thầy sẽ gọi một người đến đọc cái bài mà chúng ta sẽ sắp sửa bước sang qua một cái giai đoạn mới của cái sự tu tập Định Vô Lậu đó là Thân vô thường.
Muốn diễn tả thân vô thường thì phải theo cái dàn bài, cái sườn như thế nào để nói thân vô thường. Chứ không lí chúng ta vào cái chúng ta muốn nói như thế nào nói, mà chúng ta phải dựa theo một cái sườn của nó, một cái dàn bài để chúng ta nói cái trước cái sau cho nó có mạch lạc.
Cách thức tuy rằng cái gì chúng ta nói cũng được, cũng đúng. Nhưng có cái điều kiện là chúng ta phải theo một cái dàn bài để mà chúng ta nói nó từ cái khởi sự cho đến cái kết luận của nó để cho cái bài viết của chúng ta, hay hoặc cái sự tư duy của chúng ta nó đi đúng cái lộ trình, nó không có chắp vá, nó không có sai lệch.
Vì vậy mà sau đó thì Thầy sẽ cho đọc cái bài thân vô thường để chúng ta biết cách thức mà chúng ta viết sau này để chúng ta quán vô thường.
Và quán vô thường thì chúng ta quán thân vô thường rồi, thì chúng ta sẽ học đến quán các pháp vô thường. Nó cũng sẽ đi theo cái lộ trình đó. Bởi vì khi đã học nhân quả thì phải học vô thường của các pháp, thì trong đó có thân vô thường. Nhưng chúng ta vào đầu là chúng ta học thân vô thường, bởi vì cái thân chúng ta là một cái pháp trong muôn pháp. Mà bây giờ cái pháp mà ngay cái thân chúng ta mà không biết vô thường thì tất cả các pháp bên ngoài thì chúng ta khó mà biết vô thường.
Cho nên chúng ta sẽ học cái sườn, do đó thì Thầy sẽ cho đọc cái bài đó để chúng ta thấy cái sườn nó đi đúng. Rồi sau này thì các con sẽ dựa vào đó mà viết nói về thân vô thường thì các con sẽ không sai và rất hay.
À, bây giờ Thầy xin đọc cái quy ước của lớp tu học Chánh Kiến của chúng ta. Bây giờ có ai tiếng to tốt đọc giùm Thầy con. Để mọi người góp ý từng cái đề mục của nó, ai con? Bây giờ con đọc đi con.
(11:47) Tu sinh: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Tây Ninh - Huyện Trảng Bàng - Tu viện Chơn Như.
QUY ƯỚC LỚP TU HỌC CHÁNH KIẾN
Tu viện Chơn Như ngày 15/12/2005.
Để bảo đảm cho lớp học ngày càng nề nếp chất lượng và đạt kết quả tu học ngày một tốt hơn. Để giữ gìn nghiêm túc ba Đức - ba Hạnh, được phép của đức Trưởng lão chúng con 62 Tu sinh đang theo học lớp Chánh Kiến. Xin phát nguyện thực hiện các quy ước sau:
(12:23) I- Về học tập:
Thực hiện đúng những điều Trưởng lão đã dạy, và những điều đã quy định về lớp học.
Vào lớp đúng giờ, mọi người phải có mặt tại lớp trước 5 phút. Trong giờ học không được đi lang thang bên ngoài hoặc nói chuyện với những người khác. Những người dự thính cũng không nên nói chuyện.
Có thời khóa tu tập riêng cho từng người đã được đức Trưởng Lão phê duyệt, không được tu theo thời khóa của mình tự đặt (Muốn tu giờ nào tu, muốn ngủ giờ nào ngủ).
Có bài tập đầy đủ, nộp bài đúng quy định, đúng thời gian, không tự ý mang bài lên nộp riêng.
Không được đến thất làm việc của Trưởng lão, vì Trưởng lão đã dành cho mỗi ngày có 2 giờ thưa hỏi (Sáng 7 giờ - Chiều 2 giờ).
Ghi âm và học kinh sách phải căn cứ vào sự hướng dẫn chỉ dạy của Trưởng lão tùy theo từng thời kỳ, từng lớp, từng bài pháp tu học. Không được tu tự ý đọc kinh sách này, đọc kinh sách khác. Thời gian chỉ dành cho sự tu tập đúng Pháp, đúng căn cơ. Nam nữ Tu sinh không từ lớp này sang lớp khác mượn băng, sách hay ghi âm nói chuyện làm mất sự thanh tịnh, động chúng tu hành. Nam nữ lộn xộn tụm ba tụm năm ngồi đứng, người nói chuyện làm mất vẻ trang nghiêm của lớp học Bát Chánh Đạo vì đây là lớp học đạo đức nhân bản - nhân quả. Xin các nam nữ Tu sinh lưu ý, vấn đề trật tự lớp học phải được thi hành nghiêm chỉnh, nếu Tu sinh nào thấy mình không theo nỗi lớp học thì nên xin vào lớp dự thính.
Không tự ý tập thêm các pháp ngoài sự chỉ dẫn của Trưởng lão. Không tự ý tập thêm giờ dẫn tới căn thẳng ức chế thân tâm (Thiện xảo, sáng tạo trong lớp học nhưng không tùy tiện làm sai lệch Pháp). Không được tự ý hướng dẫn Pháp mình đang tu có kết quả cho bạn. Vì chỉ phù hợp với trình độ và đặc tướng riêng của mình mà kêu gọi khích lệ mọi người tu theo như mình, nhưng không biết xả đặc tướng và trình độ của người khác nên dẫn đến tai hại khiến cho người khác rối loạn thần kinh, điên khùng, bệnh tật, ngây dại.v.v.
Trên giảng đường khi Trưởng lão cho phép thưa hỏi mọi Tu sinh được trình bày điều mình cần thưa hỏi. Khi thưa hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng nội dung thưa trình không để lãng phí thời gian của Trưởng lão và bạn đồng tu trong lớp đang chờ thưa hỏi. Ngoài giờ, ngoài số buổi quy định không được tự ý gặp thưa riêng (Trừ những trường hợp đặc cách cần gặp Trưởng lão đều phải qua trình Trưởng lão, chờ ý kiến Trưởng lão báo lại mới được gặp).
(15:47) II- Về đời sống sinh hoạt và vật dụng dụng tứ sự:
A) Giữ gìn ba hạnh (Ăn, ngủ, độc cư).
Tất Tu sinh đều phải đi khất thực và chỉ dùng một lần ngọ trai đúng giờ quy định (đều phải ăn chay, 10 giờ đi khất thực, 11 giờ thọ trai). Không tự ý đem thực phẩm từ bên ngoài vào, hoặc được nhận thực phẩm từ người khác để dành dùng thêm phi thời. Để sống bình đẳng với người bạn đồng tu, trong khi có người thân hay có Phật tử cúng dường riêng thực phẩm hay tứ sự thì nên trao lại cho người quản lý về đời sống (tức là cô Út) để được phân chia đồng đều.
Tất Tu sinh đều phải tu tập ngày đêm bốn thời, mỗi người dài ngắn tùy theo thời khóa từng người đã trình lên Thầy phê duyệt. Không ngủ phi thời, không gây ồn náo làm chướng ngại người khác. Phải tự sắp xếp nơi kinh hành tu tập cho thích nghi trong phạm vi trụ xứ của mình, không đi qua trụ xứ hoặc đi trên lộ hành thiền của người khác làm động mình, động người để phòng hộ 6 căn, nhiếp phục và an trú được tâm sớm có kết quả.
(17:16)
Tuyệt đối không được tiếp duyên trò chuyện với bất cứ ai dù người trong hay ngoài Tu viện (ngoại trừ Trưởng lão hoặc trường hợp có sự đồng ý của Trưởng lão mới được tiếp chuyện). Không được tự ý đến thất hoặc đến gặp bất cứ ai về bất cứ việc gì (Hạnh độc cư phải tuyệt đối giữ gìn!).
12, Không được tự ý đi lại từ khu vực này sang khu vực khác. Không được tự ý cải tạo sửa đổi điện, nước, và thất ở. Không được tự ý mở đường đi lối lại kinh hành. Không được đi kinh hành nhìn ngó vào thất người khác. Phải biết giữ gìn bảo vệ những vật dụng trong Tu viện, và sử dụng tiết kiệm điện, nước. Khi tu tập mở điện, khi ngủ tắt điện. Khi mở nước dùng thì phải lưu ý để tiết kiệm nước. Có cẩn thận ý tứ giữ gìn, bảo vệ như vậy mới không phí phạm của đàn na thí chủ.
13, Không tự ý gửi thư từ qua lại bằng cách ném vào thất người khác. Không tự ý dùng điện thoại và các phương tiện truyền thông khác với bên ngoài và nội bộ gây tạo chướng duyên phóng tâm khó phòng hộ sáu căn cho mình, cho người khác. Nếu có điện thoại di động không dùng trong thời gian tu tập vì phải giữ gìn hạnh độc cư phòng hộ sáu căn nhờ đó tâm không phóng dật. Nếu không giữ trọn vẹn độc cư thì sự tu hành chỉ hoài công. Vì thế nên xin vào lớp dự thính và rời khỏi lớp chuyên tu. Nếu có máy tính cá nhân đều được sử dụng làm bài học về Định Vô Lậu.
(19:12) B) Giữ gìn ba đức (Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng).
14, Tất cả Tu sinh đều phải lập ba đức, biết sống nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Phải biết thương yêu nhường nhịn lẫn nhau. Không gây phe nhóm trong tứ chúng gây bất hòa, gây ly gián chia rẽ. Không bí mật tụm năm tụm ba xì xèo đưa tin đồn nhảm. Dù bất cứ trường hợp nào cũng không được to tiếng gây bạo động nơi Tu viện. Mỗi Tu sinh đều phải có trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, có ý thức duy trì bảo vệ lớp học để Tu sinh yên tâm tu học được viên mãn.
15, Tu sinh khi lao tác không nên tập trung 2, 3 người cùng làm việc mà phải làm việc riêng rẽ một mình để tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác để giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư.
16, Về đời sống của Tu sinh phải tam thường bất túc, ít muốn biết đủ và tuyệt đối áp dụng tam y nhất bát. Nên việc sử dụng y áo và đồ dùng tứ sự được đức Trưởng lão quy định một y thượng hai bộ đồ ngắn. Nữ được phép ba bộ. Nhưng nếu gặp phải khó khăn những nhu cầu sinh hoạt cấp thiết như thuốc men, y áo, giấy bút, xà phòng.v.v. Thì chỉ được phép gửi thư trình Thầy để Thầy xin cô Út hoặc Phật tử giúp đỡ cúng dường (tuyệt đối không được cho hoặc nhận gì của ai để tích trữ nơi thất riêng mình).
17, Điều trên đây đã được tập thể lớp học bàn bạc đóng góp ý kiến đó là sự thống nhất tư tưởng hành động và trở thành quy ước chung của lớp. Để tạo thắng duyên thiện pháp hỗ trợ cho mỗi Tu sinh tu học sớm đạt kết quả. Nếu Tu sinh nào thực hiện không đúng một trong các điều khoản nêu trên thì sẽ tự ý xin Thầy ra khỏi Tu viện trước khi lúc có ý kiến đề nghị. Chúng con xin ý kiến phê duyệt của đức Trưởng lão!
Đại diện Ni, Thích Nữ Huệ Ân ký tên Tu sinh nữ chấp nhận quy ước của lớp học ký tên.
(21:35) Trưởng lão: Sau khi các con nghe cái quy ước của lớp tu học Chánh Kiến từ cái điều thứ nhất cho đến cuối cùng thì các con thấy còn thêm bớt những cái ý gì thêm nữa không? Hay hoặc là những cái điều kiện gì mấy con góp ý thêm.
Bây giờ, thực hiện đúng những điều Trưởng lão đã dạy và những điều quy ước về lớp học. Một, Hai, vào đúng giờ. Chắc chắn là vào đúng giờ tức là trước cái giờ học khoảng 5 phút, mấy con đến trước ở đây, thì chắc cái điều này mấy con chấp nhận hết rồi phải không?
Tu sinh: Dạ!
Trưởng lão: Ừm chấp nhận hết.
(22:12) Điều thứ 3, có thời khóa tu tập riêng cho từng người đã được đức Trưởng lão phê duyệt không được tu tập thời khóa mình. Nghĩa là Thầy đặt ra cái thời khóa hợp với từng mọi người. Ví dụ như cái sức của mình tu đến 10 giờ rồi 2 giờ thức dậy trong buổi tối, như vậy thì mấy con thấy cái thời khóa đó vừa sức mình. Và đồng thời Thầy cũng đặt cho những người riêng, có người thì 9 giờ đi ngủ mà tới 3 giờ thức dậy thì đều đó là quá hợp lý với cái đặc tướng của mấy con rồi. Thì như vậy đâu còn gì nữa, cho nên cái thời khóa riêng từng người đã được Thầy đã cho cái thời khóa tu tập.
Và cái người mà nhiếp tâm thì thường Thầy cho nhiếp tâm thay vì 30 giây, có người thì đang nhiếp tâm và an trú tâm chỉ có 30 giây mà Thầy cho 1 phút là khi cái trình độ, cái phương pháp mà tu đều 1 phút đó là cái tiêu chuẩn để cho mấy con đạt được cái chất lượng nhiếp tâm và an trú tâm trong 1 phút. Cố gắng tu 1 phút cho đạt được thôi, đó là cái tiêu chuẩn để mà chúng ta đạt đến cái sự tỉnh thức của chúng ta.
Còn các con có khả năng, có cái sức của mình nhiếp tâm và an trú từ 5 phút 30 phút hay là 20 phút, thì cái đó là cái khả năng của mấy con thì mấy con cứ tu lên, nhưng mà phải đạt được cái chất lượng như 1 phút của người tu. Chứ không phải bắt buộc các con phải tu 1 phút, các con hiểu điều đó?
Nhưng 1 phút là tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chắc chắn là các con phải đạt. Dù cái người dở nhất, nhiếp tâm và an trú dở nhất là 30 giây, nhưng họ cũng phải cố gắng tập 1 phút để đạt được cái tiêu chuẩn đó, chứ không thể nói rằng tôi dở quá tôi tu có 30 giây, thì không được. Mà buộc mấy con phải cố gắng ức chế tâm hay hoặc là chế ngự tâm cách nào để các con tập trung các con nhiếp. Và trừ khi mấy con nhiếp không được 1 phút thì mấy con đến trình thưa Thầy, Thầy có cách thức thiện xảo để giúp mấy con để nhiếp được 1 phút hoàn toàn mấy con sẽ nhiếp tâm và an trú tâm được. Đó là 1 phút tiêu chuẩn của sự tu tập của Chánh Niệm Tĩnh Giác.
(24:25) Và giờ giấc để cho mấy con tu tập cho nó đúng theo cái thời khóa thì Thầy có gia giảm cái sức, thí dụ như Thầy thấy cái sức của mấy con tu như vậy nó sẽ không có đủ cái sức mà tu tập trong cái thời gian như vậy. Thì từ thí dụ 7 giờ tối cho đến 10 giờ, và 2 giờ thức dậy cho đến 5 giờ, và buổi sáng thì 7 giờ cho đến 10 giờ trưa, và buổi chiều 2 giờ cho đến 5 giờ chiều. Thì như vậy là trong cái thời khóa mà tiêu chuẩn nhất là nó như vậy, nhưng mà còn cái sự gia giảm bớt tùy theo cái đặc tướng, tùy theo cái sức của mấy con mà Thầy cho nó lui lại hoặc có thể tiến tới. Có người hiện giờ người ta tu từ 7 giờ cho đến 11 giờ, có người thì hiện giờ người ta tu từ 7 giờ cho đến 5 giờ sáng người ta tu suốt người ta không ngủ. Thì đó là cái đặc cách của người đó người ta đã nhiếp phục được cái hôn trầm thùy miên, người ta rất bình thường thì Thầy cho. Còn những người nào mà chưa được bình thường thì Thầy sẽ lui lại cái thời gian cho họ có cái thời gian nghỉ ngơi để phục hồi cái sức lực để tu tập tiếp.
Cho nên về thời khóa mà tu tập thì chắc mấy con còn có thêm bớt điều gì nữa không? Nếu mà không có thì chúng ta đi qua cái đề khác. Không có, tức là cái giờ giấc là theo sự quy định của Thầy như vậy rồi. Thì người già phải tu theo cái người già, mà người trẻ phải tu theo người trẻ, mà tu theo đặc tướng cái sức lực của mình nữa. Thì mấy con tự ghi lại cái thời khóa như hôm rài mấy con ghi Thầy thấy như vậy là mấy con tu vừa với sức của mấy con. Cho nên giờ giấc của mấy con là theo cái thời khóa của mình rồi.
Còn bây giờ có nhiều khi mấy con đặt cái thời khóa ra tự tu thì cái đó không được. Bây giờ thí dụ như, mấy con ở đây mấy con cố gắng mấy con thức khuya, mấy con thức suốt bắt chước như thầy Chơn Thành thì mấy con tu vậy mấy con sai. Nhiều khi mấy con cố gắng mấy con thức khuya quá rồi mấy con lại tu sai pháp đi, rồi nó sẽ lạc vào tưởng bắt đầu mấy con phải tụng kinh, niệm chú… Vừa rồi, khuya này Thầy đi trong khoảng 11, 12 giờ khuya. Thì có một thầy ở trong thất tụng chú nữa. Thầy thấy cái điều kiện đó có nghĩa là mình tụng như vậy để cho mình tỉnh thức mình phá hôn trầm chứ gì. Nhưng mà các thầy bị ảnh hưởng của Mật Tông rồi, nghĩ rằng mình dùng cái oai lực của Thần chú để cho mình tỉnh. Thực sự ra quý thầy sẽ đi lạc vào tưởng mất đi.
(27:06) Cho nên sau khi Thầy đi ngang qua thất để kiểm điểm cái sự tu tập trong những cái giờ coi giờ ngủ giờ thức như thế nào thì Thầy đã phát hiện ra được những cái điều sai quá sai của quý thầy, đã tự tu một cách rất là sai lạc! Về đây mục đích của chúng ta là ly dục ly ác pháp để nhập Sơ Thiền. Tức là chúng ta đi vào thiền định bằng cách ly dục ly ác pháp. Mà ly dục ly ác pháp tức là phải sống đời sống giới luật chứ không có gì khác hơn hết. Mà hiện giờ chúng ta lại tụng niệm chú thì chúng ta lại sai mất đi rồi, nó không đúng!
Hoặc là giờ đó mà chúng ta tu tập một cái phương pháp nào đó mà khi Thầy đi ngang qua tức là Thầy kiểm điểm lại coi thử sự tu tập đúng hay sai. Để giúp đỡ cho mấy con nhằm vào chỗ mấy con tu tập để làm chủ bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết chứ không phải tu tập để có thần thông, pháp lực. Không phải dùng những cái nội lực của tưởng mà để đối trị với hôn trầm thùy miên của mình cũng không đúng cách. Hoặc là dùng những phương pháp tập luyện yoga để đối trị để làm cho mình không có buồn ngủ hôn trầm, hoặc là rèn luyện để cơ thể mình khỏe mạnh bằng những võ công, thì cái đó cũng không đúng!
Cho nên ở đây cái mục đích của chúng ta đi theo đạo Phật là làm chúng ta hết lậu hoặc, tức là không còn đau khổ thân và tâm của chúng ta nữa. Nó rõ ràng, cái mục đích tu tập của chúng ta rất rõ ràng.
(28:28) Còn bài tập đầy đủ, nộp bài đúng quy định, đúng thời gian. Không tự ý mang bài lên nộp riêng. Nghĩa là tới cái giờ nào mấy con nộp, để nhiều khi thí dụ mấy con nộp rồi có nhiều người họ nhận cái bài của mấy con thì họ cũng buồn phiền họ, họ không có được để cho họ yên tu, hoặc là họ đang làm việc gì. Cho nên họ cũng rất buồn phiền. Cho nên tốt hơn thì mấy con tới cái giờ, vả lại Thầy cũng cho mấy con có giờ mà. Chẳng hạn bữa nay là cái ngày của mấy con, ngày mai là cái ngày nam, ngày mốt là tới cái ngày của mấy con rồi. Buổi mốt Thầy dành cho mấy con buổi sáng là 7 giờ, trong 1 tiếng đồng hồ. Rồi buổi chiều Thầy còn dành thêm cho mấy con 1 giờ nữa. Là mấy con sẽ đến đó nếu mấy con làm bài xong cái giờ đó mấy con nộp đừng có trao cho người nào hết, cứ nộp. Mấy con cứ để trên cái bàn này Thầy đến đây Thầy gặp để trả lời cho mấy con. Thì trong khi đó mấy con có cái gì thắc mắc thì cứ tự hỏi Thầy.
Và đồng thời trong khi hỏi đó, thì mấy con biết rằng những sự thắc mắc trong cái sự tu tập của mình bị tưởng hoặc bị lạc vào một cái tâm lý tình cảm nào đó tất cả những cái điều kiện đó thì mấy con được đến mọi người, mấy con đến trong cái giờ mà để hỏi pháp tu đó, mấy con sẽ được ngồi trên cái ghế đó, và đồng thời hỏi Thầy. Còn những người khác thì đừng tập trung nghe những cái tâm tư, cái tu hành sai của người khác. Mà mấy con sẽ ngồi ở cái bàn sau hoặc là phía trước đây, rồi chờ khi cái người đó hỏi xong rồi họ đi ra thì mấy con vào hỏi Thầy. Để mấy con được tự nhiên hơn, nhiều khi mấy con tu có những cái gì sai đó mấy con ngại mấy con không dám nói ra sợ người khác nói mình thế này thế khác… Cho nên mấy con không được tự nhiên. Do như vậy mấy con cứ ngồi ở trên cái ghế đó rồi mấy con cứ hỏi Thầy, Thầy sẽ trả lời cho mấy con những cái điều cần thiết để mấy con tu tập cho đúng. Đó là những cái điều mà thưa hỏi riêng.
(30:25) Còn những cái điều mà thưa hỏi chung, nhiều khi những cái điều mà thưa hỏi chung mà kết quả của mấy con tu tập do đặc tướng của mấy con thì lại có cái người nghe người ta thấy hay quá người ta về người ta tu tập theo cái tu tập của mấy con thì cũng làm cho người ta sai lệch mất đi.
Cho nên ở đây về vấn đề mà tu tập nó có nhiều cái khi mà nó chưa đi sâu, mà đi sâu nó nhiều khi người ta trình bày những cái đó mình thấy thích quá, hay quá. Do đó mình cũng cố gắng mình tập nhưng cái trình độ xả tâm của mình chưa tới đó thì cái dục tưởng của mình nó còn, và mình khởi cái sự ham thích để cho mình đạt được kết quả đó thì do đó mình bị cái tưởng mất đi rồi.
Bởi vì mục đích ở đây của đạo Phật là ly dục ly ác pháp, hằng ngày mình ngăn và diệt ác pháp làm cho tâm mình thanh tịnh. Rồi tất cả những cái lực mà tu tập kết quả đó nó sẽ đến với mình chứ không phải mình cầu mong mà được. Mà khi nghe người ta nói người ta được cái chỗ đó mình ham quá, mình muốn cố gắng mình cũng nhiếp tâm hoặc là thực hiện được cái cách gì đó để tạo cho mình được cái đó là mình sẽ đi vào cái lạc rồi. Mình đi sai rồi không đúng. Mà chính cái khởi ý của mình mong ước được cái đó là cũng là chưa ly được cái dục nữa.
Cho nên đó là những cái sai! Cho nên khi mình nghe người khác trình bày tu được như vậy cái bắt đầu mình khởi tâm ham muốn của mình được như vậy thì coi chừng mình cũng nguy hiểm!
(31:49) Cho nên ở đây tất cả những cái điều mà thưa hỏi thì các con được thưa hỏi riêng Thầy từng người, các con sẽ được ngồi trên bàn đó và đồng thời các con trình bày cho Thầy nghe. Ờ, cái đó Thầy nói đúng thì các con cứ tiếp tục tu tập. Mà Thầy nói sai thì các con sẽ dừng lại, và dừng lại bằng cách nào? Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con sẽ dừng lại những cái trạng thái đó. Để giúp cho mấy con tu tập được kết quả mà không bị ảnh hưởng đến người khác.
Mọi người đều có phương pháp, đều có đặc tướng riêng mình cố gắng mình tu theo cái đặc tướng, cái thiện xảo của mình hơn là bắt chước của người khác. Vì cái sự bắt chước người khác nó không đến cái sự tốt đẹp cho mình đâu.
Do như vậy đó, nhiều khi mình nghe chung chung với nhau để mình học trong cái lớp mà thuyết giảng chung chung thì để cho mình biết mình hiểu thôi. Chứ sự thật ra một cái sự chuyên môn mà tu đó, thì ai cũng có cái riêng tu nấy chứ không có… cũng như các con thấy những bài luận mấy con viết như thế này, các con không có chép với nhau thì các con không bao giờ giống nhau được. Mặc dù cái ý mấy con nói giống nhau, nhưng mà cái luận của mấy con không có người nào giống người nào hết. Không có giống người nào. Có khi mấy con bắt đầu vô cái câu như vậy, có người khác không có giống nhau.
Cho nên trong cái sự mà tu tập, các con biết rằng từ cái sự tư duy của mấy con cũng không giống nhau, cho đến cái tu tập để Chánh Niệm Tĩnh Giác nó cũng không giống nhau đâu. Tất cả những cái này đều là mọi người đều có khác nhau, cho nên mọi người đều lo riêng cho mình. Đừng có hỏi han, đừng có tập trung nhau, đừng có hỏi người này tu vậy, người kia tu để chúng ta bắt chước không được đâu! Mấy con chỉ cần có hỏi Thầy thôi, hoàn toàn những kinh nghiệm mà biết được con đường đi đến chỗ mà giải thoát hoàn toàn duy nhất chỉ có Thầy biết. Còn mấy con hiện giờ chưa phải là những người biết con đường đi đó. Mà chỉ đang tu, đang tu đang có những kết quả nho nhỏ của sự tu tập của mình.
Nghĩa là mấy con thấy cái người đó mà họ nhiếp tâm an trú được trong 5 phút, 10 phút là chính họ có xả tâm. Chứ nếu không thì họ bị ức chế tâm. Đó, các con nhớ!
(34:01) Cho nên ở đây cái mục đích của chúng ta là xả tâm chừng nào thì nó sẽ kết quả chừng nấy. Và hôm nay Thầy xin nhắc lại cái sự xả tâm nó đơn giản, rất là đơn giản nó không khó!
(34:12) Thầy dạy các con có một cái tri kiến, có một cái tri kiến giải thoát tức là Định Vô Lậu đó. Thầy dạy các con thấm nhuần được cái tri kiến đó rồi. Thì hiện bây giờ ngăn ác diệt ác - sanh thiện tăng trưởng thiện không gì khác hơn là tri kiến của chúng ta. Và đồng thời tất cả những giới luật mà chúng ta được học thì chúng ta phải nghiêm chỉnh giữ gìn không hề vi phạm. Mà không vi phạm giới luật thì cái đời sống chúng ta mới thanh tịnh. Còn vi phạm giới luật thì đời sống không thanh tịnh.
Và cái tri kiến của chúng ta sẽ giúp đỡ cho cái đời sống chúng ta càng ngày càng thanh tịnh. Cho nên cái lời của đức Phật dạy: “Tri kiến ở đâu thì Giới luật ở đó - Giới luật ở đâu tri kiến ở đó. Giới luật làm thanh tịnh tri kiến mà tri kiến làm thanh tịnh giới luật”. Chúng ta thấy cái lời đức Phật xác định rất là rõ ràng cụ thể!
Cho nên cái bài học của chúng ta để giúp cho chúng ta được cái đời sống thanh tịnh tức là đời sống ly dục ly ác pháp. Mà muốn cho đời sống ly dục ly ác pháp thì tri kiến của chúng ta phải thông suốt phải hiểu. Nếu không hiểu thì chúng ta làm sao mà ly dục ly ác pháp được?!
Cho nên đó là những cái bài học căn bản nhất của lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ của chúng ta. Hôm nay chúng ta thấy rất rõ chúng ta học về Chánh Kiến thì chúng ta phải có Chánh Tư Duy. Mà chúng ta có Chánh Tư Duy thì chúng ta phải đến Chánh Ngữ, vì chúng ta học ái ngữ và ác ngữ. Chúng ta biết rất rõ. Do như vậy mà trong cái sự tu tập của chúng ta rất là rõ ràng cụ thể.
(35:42) Vì vậy mà học lớp này thì nó có tất cả những lớp khác. Mà học lớp khác thì nó có tất cả những lớp này. Thí dụ như bây giờ chúng ta học lớp Chánh Kiến thì chúng ta thấy có Chánh Tư Duy, có Chánh Ngữ, có Chánh Nghiệp. Chúng ta thấy rõ ràng là thân, khẩu, ý của chúng ta rõ ràng mà. Đó là những cái điều mà chúng ta học. Nhưng chúng ta học lớp Chánh Tư Duy thì nó sẽ trợ giúp cho chúng ta lớp Chánh Ngữ càng thấu suốt hơn. Và Chánh Tư Duy chúng ta thì giúp Chánh Kiến càng rõ ràng hơn, và Chánh Ngữ càng ái ngữ hơn, càng thiện ngữ hơn. Càng lúc càng tốt, và Chánh Nghiệp chúng ta lại càng thanh tịnh hơn.
Học một lớp này thì nó lợi ích cho lớp khác, học lớp kế đó thì nó bổ sung cho lớp chúng ta học qua, và tiếp tục cho chúng ta lợi ích cho lớp kế tới. Và cứ như vậy mà đến khi chúng ta hoàn chỉnh được tám lớp học này. Thì thử hỏi làm sao chúng ta không giải thoát được?!
Đó, thì con đường tu học của chúng ta là như vậy. Cho nên vì vậy mà cái quy ước của chúng ta nó phải đúng, để chúng ta không có lộn xộn. Một lát thì người này xách bài đi nộp, một lát người kia xách đi nộp. Các con thấy như thế nào?
Trong cái trường học, cái giờ mà luận văn người ta mới đem nộp cái bài đó cho Thầy. Một tuần lễ sau Thầy trả cái bài luận văn mới cho làm một cái bài khác. Thì các con thấy, đó là những cái điều mà trong lớp học ở đây nó cũng vậy. Và đồng thời Thầy biết rằng cái lớp của chúng ta khi chúng ta làm nhiều bài trong một tuần. Chẳng hạn bây giờ cái ngày hôm nay Thầy cho làm cái bài thân vô thường, thì mấy con sẽ về mấy con làm. Thì trong khi mấy con làm một buổi mấy con xong rồi, thì ngày mai là lớp khác rồi, thì ngày mốt mấy con có cái giờ mấy con sẽ đem nộp cái bài đó.
(37:37) Nhiều khi mấy con về, bữa nay khi học rồi chiều mấy con làm sáng hôm sau cái thì mấy con coi ai đó mấy con nhờ đưa Thầy hoặc là mấy con chạy vào thất Thầy đưa cái bài cho Thầy, hoặc là nhờ người nào thì như vậy nó lộn xộn lắm mấy con.
Cho nên bây giờ mình làm rồi, để rồi mình đọc lại coi cái bài của mình nó còn thiếu chỗ nào. Hay hoặc là chưa viết hết, chưa có những cái điều kiện… nhiều khi mấy con làm xong rồi, mấy con đừng có nghĩ rằng đây là xong đâu. Mấy con thử đọc lại đi rồi mấy con sẽ thấy còn thiếu trong đó. Có không?
(38:05) Cho nên vì vậy mà cái cẩn thận viết, trong một tuần lễ mấy con viết xong đi mấy con cứ để đi, rồi ngày hôm sau mấy con đọc lại mấy con thấy thiếu đó. Rồi ngày mốt mấy con đọc lại một lần nữa mấy con thấy phải bổ sung thêm đó. Hay hoặc là cái câu này thừa nè mấy con sẽ gạch ra. Từng đó mấy con tập làm như vậy thì cái bài của mấy con viết nó cô đọng lại, nó đầy đủ ý nghĩ, nó không thừa, không thiếu. Nó làm cho mấy con đọc càng thấy thích thú, và càng thấy như mình đang sống trong cái Định Vô Lậu, đang sống trong cái tâm hồn cởi mở. Đó nó hay, là vì mình đọc mình mới có sự suy ngẫm biết được cái chỗ thiếu chỗ sai.
Cho nên các con nghĩ rằng nhiều khi mấy con quá làm việc với cái trí óc của mình qua cái bài luận làm cho mấy con mệt nhoài thì các con quên rằng ở đây là mình tu chứ không phải mình cố làm để cầu cái danh. Hơn thua với nhau không phải đâu.
Mục đích của mình làm để xả tâm, để làm cho mình thấm nhuần được cái lý chơn thật mà mình đã tư duy quán xét để mình viết ra cái bài này. Chứ không phải làm để mình viết trở thành một nhà văn, sau này hoặc là mình sẽ giỏi về cái môn này, không phải! Ở đây, giỏi hay dở là chỗ mình vô lậu tâm, mình sẽ xả được tâm là cái chỗ đó là chỗ giải thoát cho chính mình, cái chỗ đó là chỗ giỏi!
Cho nên ở đây không phải học để hơn thua, mà chúng ta học để giải thoát cho chính bản thân của chúng ta điều đó điều quan trọng!
Bởi vì con đường đi nó có từ cái chỗ thấp cho đến chỗ cao. Cái chỗ cạn cho đến chỗ sâu. Chẳng hạn bây giờ, các con học đến đâu thì nó lợi ích các con đến đó. Nhưng nó lợi ích mới đầu tiên nó lợi ích ít. Nhưng nó lợi ích sâu hơn thì nó làm cho tâm các con an ổn hơn. Và cuối cùng các con làm chủ được bốn sự đau khổ của các con thì đó là cái chiều sâu của giáo pháp này.
Nghĩa là mấy con làm chủ được cái đời sống của mấy con tức là mấy con làm chủ được nhân quả. Quy luật nhân quả không còn tác động mấy con được nữa.
(40:04) Đó cho nên nộp bài thì mấy con nên nộp cho đúng cách như vậy. Không được đến thất làm việc của Trưởng lão, vì Trưởng lão đã dành cho mỗi ngày 2 giờ hỏi (sáng 7 giờ - chiều 2 giờ).
Đó là rõ ràng rồi, mấy con thấy cái vấn đề đó rõ. Cho nên đã dành cho mấy con thì mấy con cứ làm. Rồi nhiều khi mấy con làm Thầy nghĩ rằng mấy con cứ làm rồi mấy con để lại rồi mấy con đọc. Đọc rồi mấy con thấy nó vừa như mình không còn thiếu gì. Thì hôm sau hay một ngày sau nữa mấy con đọc, rồi cuối cùng mấy con nộp cái bài thì Thầy lại chấm có một bài.
Còn nhiều khi mấy con một người mà viết một cái đề thôi mà ba bốn bài, mà Thầy phải đọc ba bốn bài thật là tội nghiệp cho Thầy! Mấy con biết tại sao? Tại vì chỉ mấy con thêm có một câu trong đó mấy con viết thêm một bài. Phải không, mấy con thấy. Đó là làm cho Thầy rất cực nhiều. Mà trong khi thời gian của Thầy quá ít, quá ít!
Cho nên vì vậy mà các con nộp cái bài đó, thí dụ làm rồi mấy con để mấy con đọc lại coi thử còn sơ sót chỗ nào không. Thì mấy con kỹ lưỡng như vậy thì đỡ Thầy. Và cũng là giúp cho mấy con thấm nhuần được cái ý mà mấy con muốn hiểu.
(41:16) Còn về vấn đề ghi âm mà đọc kinh sách đó thì phải căn cứ vào sự hướng dẫn của Thầy tùy theo từng thời kỳ, từng lớp, từng bài, khóa tu học. Thí dụ như bây giờ Thầy dạy các con về nhân quả. Thì Thầy cho mấy con về nhân quả con người. Thì Thầy cho mấy con đọc cái cuốn Hành Thập Thiện, đọc tới đọc lui các con suy ngẫm cho thật rất kỹ.
Và khi đó các con có thể đọc Tứ Vô Lượng Tâm. Vì thực hiện con đường đi của nhân quả con người thì nó có thiện và ác. Mà Tứ Vô Lượng Tâm là tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả của chúng ta nó là thiện pháp. Cho nên vì vậy chúng ta có thể đọc thêm, để chúng ta khi áp dụng thì nó có những cái phương pháp áp dụng vào Tứ Vô Lượng Tâm rất rõ ràng và cụ thể. Nó cách thức nó có phương pháp, nó có phương pháp.
Cho nên khi áp dụng vào đời sống thì chúng ta muốn thực hiện được cái thiện pháp thì ít ra chúng ta phải khởi lòng thương yêu của chúng ta. Thị hiện Tâm Từ, Tâm Bi và Tâm Xả, Tâm Hỷ của chúng ta thì đó là có những cái phương pháp để khi mà chúng ta viết thì chúng ta nhớ, khi viết nó làm chúng ta nhớ được, nhớ lại áp dụng vào đời sống của chúng ta. Nó là cách thức như vậy.
Cho nên trong lúc mà chúng ta đang tu học về cái đường đi nhân quả của con người, mà chúng ta lại đọc nào là bài kinh này bài kinh khác, đọc tùm lum đủ thứ thì như vậy không phải đúng cách đâu. Chúng ta xoáy cái trọng tâm của chúng ta vào cái đề tài mà chúng ta đang học quán tâm mình, để cho mình thực hiện được tâm vô lậu. Thì lúc bây giờ mình lại đọc nào là đọc Tăng Chi kinh, nào lại đọc Trường Bộ kinh, nào là đọc những cái bài kinh khác nó không xoáy vào cái đề tài của chúng ta đang tu học thì nó làm cho chúng ta bị phân tâm mất đi.
(43:03) Cho nên có một người xách ra một bài kinh của Trung Bộ để hỏi Thầy. Thì cái bài kinh đó chẳng ăn nhằm nhò gì hết, cái ý của họ nói như thế này. Hiện giờ họ có thể ngồi tư duy quán xét thì cái tâm họ quá động, họ muốn họ ngồi yên tịnh để cho tâm họ đừng khởi niệm, cho nên họ đem cái bài kinh đó ra muốn hỏi Thầy. Thầy cũng hiểu biết được cái ý của họ, trong khi Thầy là một vị Thầy mà hướng dẫn họ vào lối Chánh Kiến, mà họ muốn đi vào lối Chánh Định của họ thì thật ra họ đã đi sai quá sai!
Nếu họ đã Chánh Định được thì họ cần gì phải đến đây học lớp Chánh Kiến? Theo Thầy thiết nghĩ điều đó.
Cho nên khi mà Thầy dạy mấy con thì những cái bài kinh nào nó phù hợp với cái đề tài của mấy con đang tu, thì nó giúp cho mấy con có cái cách thức để quán xét tư duy rõ ràng hơn. Nếu mấy con đưa những cái bài kinh khác vào chỗ mấy con đang học cái lớp học này thì chắc chắn mấy con sẽ sai mất đi rồi.
Và nhiều khi mấy con hỏi ngoài vấn đề là vì nó không nhằm xoáy vào cái bài học, cái sự tu tập của mấy con thì rất mất thì giờ uổng cho mấy con.
Thời gian chỉ dành cho sự tu tập đúng căn cơ. Nam nữ tu sinh không từ lớp này sang lớp khác mượn băng sách ghi âm nói chuyện làm mất sự thanh tịnh, động chúng tu. Nam nữ lộn xộn tụm ba tụm năm người đứng người ngồi nói chuyện làm mất vẻ trang nghiêm của lớp học Bát Chánh Đạo, vì đây là lớp học đạo đức nhân bản - nhân quả. Xin nam nữ tu sinh lưu ý!
Tất cả những cái điều sáu này các con nên tránh, nên tránh! Và cũng là học ngay những cái bài học mà mình đang học hơn là những cái bài khác. Và những băng ghi âm để nghe lại thì ở đây có Thanh Trí làm công việc để lưu lại thôi. Còn chúng ta nghe, chúng ta thu lại được thì chúng ta nghe. Còn chúng ta thu lại không được thì thôi chúng ta không cần nghe mà hãy cố gắng mà học tập. Có gì thì hỏi Thầy thì trực tiếp hơn, theo Thầy thiết nghĩ cái nghe nó cũng làm chúng ta động lắm chứ không phải không. Nhưng mà có nghe thì nó để nhắc lại mình, còn không nghe thì cũng không sao. Thầy thấy không sao, có nhiều người bạn mình cũng đâu có máy gì đâu. Nhưng mà họ vẫn làm bài rất tốt. Thầy thấy họ cũng nghe 1 lần Thầy nói thôi, rồi họ cố gắng về họ làm rất hay cũng không đến nỗi sai.
Và cuối cùng thì hôm nay thì bài vở mấy con không có đi lạc đề. Những cái đề tài đưa ra mấy con làm không có sai nữa, nó đi vào trong cái sườn của nó rất rõ ràng, cụ thể.
(45:52) Tất cả những cái điều quy ước ở trong này thì mấy con có cái điều nào mấy con không đồng ý không? Hay là góp ý thêm không? Nghĩa là có cái quy ước nào mà mấy con thấy… Ở đây, không phải là ở trên Thầy hay hoặc là những người khác mà bắt buộc mấy con phải vào cái quy ước này đâu. Mà chính mấy con phải thấy rằng cái quy ước này là cái sự lợi ích thật sự của mình, chính trong lớp học của mình.
(46:26) Cho nên những cái điều mà ở trong cái quy ước này thì mấy con phải tự thấy mình chấp nhận để khép mình ở trong những cái khuôn khổ đó. Thí dụ như, mấy con thích nói chuyện này kia, hoặc là thích đọc kinh sách này kia trong những cái giờ mà hết giờ tu rồi mấy con lấy kinh sách này kia mấy con đọc thêm thì những cái điều đó theo Thầy thiết nghĩ để cái thời gian đó cho mình suy ngẫm qua những cái điều mình đã tu học được để áp dụng vào đời sống của mình, để cho mình xả được cái tâm của mình ly dục ly ác pháp.
Hoặc, tốt hơn hết nữa, cái điều kiện hay hơn hết nữa. Là chúng ta ngồi lại yên tịnh một mình sống độc cư để từng tâm niệm của chúng ta thấy coi nó có niệm gì, để chúng ta ngăn và diệt nó bằng cái tri kiến giải thoát của chúng ta. Cái hay nhất là chúng ta áp dụng vào Tứ Niệm Xứ để chúng ta thực hiện được con đường giúp cho thân tâm chúng ta thanh tịnh và rốt ráo trên con đường tu tập.
Bởi vì mục đích chúng ta học rất rõ ràng. Hiện giờ chúng ta triển khai tri kiến chúng ta Định Vô Lậu làm chúng ta hiểu biết như thật, hiểu biết mọi sự như thật. Rồi một bên thì chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm, từng phút từng giây của chúng ta đi lên với cái sự Định Tỉnh một cách rất rõ ràng cụ thể. Để áp dụng vào cái điều kiện gì?
Để áp dụng vào Tứ Niệm Xứ mấy con. Tứ Niệm Xứ chính là cái phương pháp của chúng ta sẽ tu tập sau này. Bằng cách là chúng ta sẽ đạt được kết quả tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là chúng ta phải bảo vệ chân lý của chúng ta.
(47:54) Cái chân lý tức là trạng thái giải thoát hoàn toàn mà đức Phật gọi là Diệt Đế. Một cái trạng thái mà chúng ta cần phải sống với nó. Mà muốn sống với nó thì có ở trên Tứ Niệm Xứ. Mà trên Tứ Niệm Xứ được bảo vệ bốn chỗ Thân - Thọ - Tâm - Pháp của chúng ta không bị các chướng ngại pháp thì phải có Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác. Đó là nhiếp tâm và an trú và phải có tri kiến hiểu biết tất cả các pháp thì chúng ta mới xả được.
Như vậy trong cái bài học của chúng ta để đi vào được con đường mà làm chủ sanh, già, bệnh, chết chúng ta; đi vào con đường thiền định và Tam Minh thì nó có cái lộ trình, nó có cái phương pháp. Nếu mà chúng ta không thực hiện được như vậy thì quá uổng!
Còn bây giờ cái thì giờ mà chúng ta tu tập những cái pháp kia xong rồi, rồi chúng ta ngồi chơi hoặc là chúng ta lấy kinh sách đọc làm cho tâm trí chúng ta mệt mỏi vì nó phải vận dụng thì nó có lợi ích gì?!
Cho nên khi mà chúng ta ngồi lại thì chúng ta ngồi chơi thư giãn nghỉ ngơi. Và đồng thời nếu mà chúng ta đủ khả năng, đủ sức thì chúng ta lại tu Tứ Niệm Xứ xả bỏ những cái niệm ác và ngăn diệt những cái niệm ác để ly dục ly ác pháp trong ta khi nó có những cái niệm khởi ra. Như vậy trong khi tu tập chúng ta đâu còn thời giờ đâu mà đọc kinh sách khác.
Cho nên những cái điều mà các con như cái điều sáu ở đây. Ghi âm đọc kinh sách căn cứ vào sự hướng dẫn của Trưởng lão tùy theo thời kỳ, từng lớp, từng bài tu học. Không được tự ý đọc kinh sách khác trong thời gian tu tập. Thì như vậy là tất cả những điều này chúng ta không có cần phải đi tới đi lui mượn băng mượn sách. Nhiều khi Thầy thấy mấy con, ở bên nữ cũng vậy nhiều khi đi mượn băng, mượn này kia để nghe này kia. Ở đây chúng ta không còn ham cái phần đó nhiều. Chúng ta nghe rồi chúng ta về tu. Bây giờ pháp nó rõ ràng rồi.
Cái thời gian mà chúng ta tu về vô lậu thì chúng ta ngồi lại tư duy suy nghĩ viết bài rồi. Rồi nhiều khi cái thời gian đó mà chúng ta đã viết rồi, thì cái thời gian còn lại mà chưa nộp bài thì chúng ta lại đọc, đọc lại một lần nữa để xem coi mình còn thiếu sót gì không. Rồi thời gian còn lại nữa thì chúng ta lại tiếp tục đọc lại một lần nữa. Và khi mà chúng ta thấy cái bài này rất là mãn nguyện chúng ta đã không còn thiếu khuyết gì nữa hết. Do đó chúng ta thấy mãn nguyện thì chúng ta mới đem nộp cho Thầy, để Thầy kiểm nghiệm coi còn có gì thiếu hay không. Riêng cái tư tưởng của mình đã hiểu như vậy là đủ rồi.
(50:27) Còn cái thời gian nữa thì mấy con tu tập về từng phút giây nhiếp tâm và an trú. Thì mấy con đâu còn thời gian đâu mà mấy con rảnh rang, có phải không?
Cho nên vì vậy mà cái điều quy ước sáu thì mấy con chấp nhận. Có cái gì mấy con không đồng ý trong cái vấn đề này không? Hay hoặc là nói tôi muốn đi mượn băng nghe băng, hay hoặc mượn đĩa để nghe đĩa bằng cách này cách khác. Các con thấy như thế nào? Các con có góp ý không?
Con, có ý không? Cứ nói! Con cứ đứng đó nói đi con, không sao đâu con.
(51:01) Tu sinh 2: Thưa Thầy! Thí dụ như con đọc giới luật Sa di, những cái số sách Thầy phát ra thì con có được đọc không?
Trưởng lão: À, Con ngồi xuống đi con. Những cái Giới thì các con rất cần. Bởi vì trong cái giai đoạn này là giai đoạn các con tu Định Vô Lậu thì giới luật rất cần. Thí dụ như 10 Giới Sa di đó, 10 Giới Sadi con thấy nó nằm ở trong cái đường đi của nhân quả nó trọn vẹn trong đó chứ đâu có bỏ được con. Cho nên những cái sách mà Thầy viết như 10 Giới đức Thánh Sa di, hay hoặc là giới Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni đều là những cái bộ đó cần phải nghiên cứu đọc.
Và nói chung là hầu hết là mấy con có thể đọc những cái bộ sách của Thầy viết như Những Lời Phật Dạy. Đều tốt hết, bởi vì đó là nhằm cái đường đi.
Còn bây giờ các con lấy Trung Bộ ra các con đọc rồi các con suy nghĩ, từ cái từ ở trong đó cũng nhiều khi mấy con chưa tu mấy con không hiểu đâu. Rồi mấy con lại hiểu qua cái hiểu mấy con thì nó lại làm cho mấy con bối rối không biết đường nào đúng, đường nào sai. Thầy đã từ ở trong những bộ kinh Trung Bộ, Trường Bộ hay Tăng Chi, Tương Ưng Thầy đã viết ra nó thành những lời Phật dạy rồi. Thầy cô đọng những cái bài kinh cụ thể nhất để xác định được những cái điều mà Phật dạy cho chúng ta hiểu rồi. Thì chúng ta cần gì phải nghiên cứu.
Sau này, khi mà chúng ta đi dạy đứng lớp mà cần thiết để mà cho chúng ta hiểu, thì chúng sẽ đọc lại những kinh Trưởng Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng để chúng ta thấu suốt để mà chúng ta dạy, để có người hỏi chúng ta cái bài kinh nào đó thì chúng ta biết chúng ta trả lời cho đúng cách.
Còn bây giờ mấy con đang tu tập, và được sự hướng dẫn của Thầy, đặt trọn niềm tin ở Thầy dẫn dắt mấy con đến chỗ giải thoát hoàn toàn. Thì bắt đầu những điều Thầy dạy chắc không sai của lời Phật dạy đâu!
(52:48) Cho nên tin ở Thầy và những kinh sách của Thầy viết như Những Lời Phật Dạy các con đọc được để các con góp thêm cái phần để mà các con viết những cái bài luận này cho nó tiến xa hơn. Và nhất là cái bộ Giới thì mấy con càng đọc nhiều càng tốt bấy nhiêu.
Càng đọc kỹ mấy con thấy cái bộ Giới 10 giới đức Thánh Sa di tức là bộ giới Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống mà hôm nay được xin phép rồi, mấy con đọc đi đọc lại nó làm cho mấy con thấy thích thú và thấm nhuần được cái đạo đức của Phật giáo đã dạy chúng ta, nó rất hay mấy con!
Mấy con thấy La Hầu La là một đứa bé nhỏ, mà được dạy rất kỹ lưỡng ở trong những lời Giáo Giới La Hầu La mà đức Phật đã dạy rất kỹ mấy con. Không còn chỗ nào gọi là đức Phật dạy kĩ hơn là những cái bài Giáo Giới La Hầu La cho một chú bé. Bởi vì con nhỏ tuổi mà được tu tập thì đức Phật phải chú ý hơn nhiều, chứ không phải nói đó là con Phật Phật chú ý đâu mấy con. Mà chính đó là tượng trưng cho một người tuổi trẻ nhất cho cái giáo đoàn của đức Phật thời bấy giờ.
Cho nên tập trung để dạy dỗ, tức là chúng ta thấy đức Phật dạy dỗ đạo đức thật sự cho một cái chú bé mới vào. Thì các con hiện giờ coi như những La Hầu La trong lớp học này. Coi như một đứa bé chưa biết gì hết, cho nên mấy con cần phải đọc những giới luật đó để thấm nhuần.
Các con thấy một cái Giới như đất, một cái Giới như nước thôi mà đức Phật dạy La Hầu La Thầy thấy tuyệt vời! Cũng là giải thoát rồi mấy con.
Nhưng, chúng ta giữ được nó hay chưa? Nếu mà chúng ta giữ được nó thì chúng ta phải biết bao công lao, biết bao nhiêu sự tư duy mới tâm mình như đất được, tâm mình như nước được chứ không phải dễ!
Đó là những điều mà ở đây đưa ra để chúng ta thấy được cái chỗ mà chúng ta tu học.
(54:27) Không tự ý tập thêm các pháp ngoài sự hướng dẫn của Trưởng lão. Không tự ý tập thêm giờ dẫn tới căng thẳng ức chế thân tâm. Nghĩa là các con đừng tập hơn thí dụ như Thầy cho 1 phút thì mấy con tập 1 phút. Rồi mấy con thấy mấy con tăng lên thử 1, 2 phút mấy con thấy vẫn chủ động được và vẫn không thấy sự kiện gì xảy ra. Thì mấy con có quyền tập chứ đâu phải Thầy bắt buộc phải tập 1 phút đâu. Các con hiểu điều đó?
Nhưng 1 phút phải căn bản! Còn nếu mấy con 1 phút chưa căn bản, sáng mấy con tu nó tốt, nó nhiếp tâm và an trú rất tốt, buổi chiều nó không tốt nó có niệm xẹt vô. Mà mấy con lại tu 2 phút thì mấy con tu như thế nào đây? Không căn bản mất rồi!
Hay hoặc là sáng mấy con tu tốt, chiều tu tốt, tối gục tới gục lui không có nhiếp được thì như vậy là mấy con sao mà mấy con không tu 1 phút này? Khi nào mà buổi tối mấy con tu 1 phút mấy con cũng đạt được chất lượng như là buổi sáng, buổi chiều. Rồi buổi khuya thức dậy mấy con nhiếp tâm thì mấy con cũng an trú được như vậy, thì như vậy mấy con có quyền tăng lên chứ sao lại không tăng.
Nhưng, mấy con tăng lên mà mấy con bị căng đầu, nhức đầu thì đó là mấy con bị ức chế. Thì mấy con phải đứng lại liền, bởi vì Thầy đã dạy rồi mấy con biết rõ ràng.
Còn nếu mà không, thì tức là mấy con phải nhớ là mấy con đã không bị căng đầu, nhức đầu thì ít ra mấy con cũng xả tâm được một phần nào đó, cho nên cái chỗ mà nhiếp tâm mấy con mới tăng lên được chứ không phải dễ, các con hiểu?
Nếu mấy con cố gắng tập trung mấy con đạt được 2 phút, 3 phút, 5 phút mà các con không xả tâm thì chắc chắn là mấy con cũng sẽ bị căng đầu. Không sai chỗ đó! Và đồng thời nếu không thì mấy con sẽ bị lọt vào tưởng.
Đó là cách thức mình thấy rõ được pháp tu, nó sai nó đúng mình thấy rõ rồi. Vì vậy mà các con tăng lên là các con biết mình tăng lên cái này là được, mà cái này là không được là vì hiện tượng nó xảy ra, nó báo cho mấy con biết đó là bị ức chế tâm, thì mấy con biết mấy con đang tu sai.
(56:24) Có nhiều người tu sai mà lại rủ người khác, viết thơ viết từ đưa cho người khác, phóng vào thất người khác khích lệ cho người ta tu theo mình. Thì các con thấy khi mình tu sai mình muốn người ta cũng tu theo mình thì như vậy sai!
Thí dụ như bây giờ thầy Chơn Thành thầy tu suốt đêm thầy không ngủ. Mà thầy muốn người nào cũng tu như thầy, thầy viết thơ thầy phóng cho người này kia đó là thầy Chơn Thành sai! bởi vì đặc tướng người ta chưa tới đó mà ép buộc người ta đến chỗ đó thì coi chừng người ta điên khùng sao?
Cho nên đó là một cái sai. Cũng như người ta tu cái đó nó không được mà mình lại viết thơ mình nói ờ tu vậy vậy… thì do đó mình làm cái điều đó là điều sai.
Ở đây, cái người mà hướng dẫn chỉ có Thầy là người duy nhất! Nếu mình là người đã tu tập xong rồi mình hướng dẫn mà đến đây để dẫn dắt người khác tu tập như vậy là mình không đúng. Làm như vậy là sai. Lỡ người ta rối loạn thần kinh, hay điên khùng, bệnh tật, ngây dại thì mình làm sao đây?
Đó là mình chưa tu tới mà mình chỉ nghĩ thôi, mình tưởng thôi thì mình đã tự hại mình mà mình còn hại người khác. Nghĩa là bây giờ ở đây các con tự tu một mình mà thôi chỉ có người hướng dẫn là Thầy. Mình tu chừng nào mà tới rốt ráo rồi, chừng nào mà Thầy chấp nhận các con sẽ ra dạy, các con sẽ làm chủ được bốn sự đau khổ thì chừng đó mới được.
Đối với đạo Phật không phải nói Bồ Tát là chúng ta tu chưa xong mà đi ra dạy đạo đâu, không phải đâu! Đối với Phật thì cái người tu xong rồi mới được quyền dạy, đi dạy. Còn cái người tu chưa xong thì cũng như con người mù mà dẫn bầy mù, thì không được! Không chấp nhận trên con đường đó! Bởi vì mình chưa biết.
Hầu hết đây là cái lỗi của các thầy Đại thừa tu chưa có rồi, mà cứ vỗ ngực xưng tên mình là Bồ Tát để dẫn dắt mọi người, cổ xe lớn vừa tu vừa độ người. Kiểu này cho nên tới bây giờ mà chúng ta thấy chưa có một người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết được hết. Là cái lối này!
Tu chưa xong chỉ có học trên chữ nghĩa thôi mà đi ra dạy người khác tu cái điều đó là điều giết người chứ không phải là tu tập gì cả hết.
(58:21) Cho nên ở đây nếu mà Thầy tu tập mà Thầy không làm chủ được sanh, già, bệnh, chết nhất định là Thầy chết gục ở trong thất chứ Thầy không bao giờ ra! Cái lời này đức Phật đã cảnh báo trước rồi!
Cho nên vì vậy mà hôm nay Thầy biết mình làm chủ được cho nên Thầy dạy mấy con. Vì vậy mấy con tin nơi Thầy, cũng như đức Phật tu chứng đạo mới đi ra giảng pháp. Ngài đưa ra Bốn Chân Lý, bốn sự thật của đời người làm cho tất cả những giáo pháp của ngoại đạo, làm cho tất cả những ngoại đạo trong thời đức Phật đều bị rung chuyển. Điều bị rung chuyển với cái giáo pháp Tứ Diệu Đế. Bởi vì nó là cái chân lý của loài người, còn tất cả giáo pháp của ngoại đạo Bà La Môn trong thời đó không phải là chân lý.
Cho nên, đều run sợ, đều run sợ trước cái giáo pháp đó. Cho nên bây giờ Thầy đưa ra cái giáo pháp của đạo Phật bốn cái chân lý này, và đưa ra cái lớp Bát Chánh Đạo này đã làm cho rung sợ tất cả những pháp môn của Đại thừa. Hiện giờ Đại thừa, Thiền tông sẽ đứng mà nhìn ngó thấy cái lớp học của Thầy. Thầy nói thật sự, Thầy đào tạo mấy con tu xong mấy con sẽ thấy rằng Đại thừa không còn đất đứng ở trong cái hành tinh này chứ đừng nói.
Nghĩa là giáo pháp sai là không còn đất đứng. Bởi vì đây là cái chơn lý của con người, là đạo đức của con người cho nên tất cả tôn giáo đều bị đứng một bên hết. Không còn cái chỗ cục cựa nào đối với cái giáo pháp chơn lý này!
Thầy nói thật. Mấy con cố gắng mấy con tu tập đi rồi mấy con sẽ thấy cái chấn chỉnh tất cả những cái tư tưởng sai của con người từ xưa tới giờ đều nằm trong tôn giáo, đều nằm trong các hệ phái tư tưởng triết học đều là bị đứng qua một bên tất cả. Vì đây là chơn lí của loài người, sự thật đem lại cho con người có một sự sống bình an, hạnh phúc, giải thoát thật sự.
Cho nên mấy con phải ráng cố gắng mấy con, lời Thầy nói mạnh bạo. Lời Thầy viết đúng sự thật cho nên Thầy không sợ một cái hệ tư tưởng nào, và một cái tôn giáo nào trên hành tinh này đang có hiện mặt.
Thật sự, Thầy biết đây là cái đạo đức của con người rồi. Thì chỉ có con người mới thọ hưởng được cái đạo đức này. Cho nên vì vậy mà Thầy muốn chấn chỉnh nó, Thầy muốn dựng lại nó cho nên mấy con phải cố gắng.
Mấy con là người diễm phúc được học cái lớp đầu tiên của Bát Chánh Đạo. Thì mấy con là người diễm phúc lớn nhất! Làm sao có một lớp đầu tiên thứ 2 nữa được mấy con? Nếu lớp Bát Chánh Đạo này được tiếp tục thì nó sẽ là lớp thứ 2. Và những người học lớp thứ 2 thì phải là thứ 2 chứ không thể là lớp thứ Nhất được. Và những người học lớp thứ Nhất là chính những người hiện diện trước mặt Thầy.
Nó đi vào lịch sử mấy con, nó sẽ đi vào lịch sử của loài người. Vì chỉ có loài người mới có nền đạo đức này, nó mang danh là đạo đức nhân bản.
Cho nên những điều mà trên đây thì mấy con đã đồng ý những cái giờ quy định như vậy. Thì…
HẾT BĂNG