LCK 035C - VẤN ĐẠO Y ÁO, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, TỪ TRƯỜNG NGƯỜI TU, NHÂN QUẢ CỨU HỎA, KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI
Trưởng lão: Thích Thông Lạc
Thời gian: 12/2005
Thời lượng: [42:01]
(00:00) Trưởng lão: Như vậy, thì bắt đầu bây giờ, các con về vấn đề mà thưa hỏi về vấn đề mà tập tu nhiếp tâm và an trú tâm, có người nào có cái điều kiện cần hỏi thì cứ hỏi. Mấy con hỏi kỹ thì tu mới đúng, mấy con hỏi không kỹ thì tu sai đó nha. Bây giờ ai có muốn hỏi gì thì cứ hỏi Thầy!
Ở câu hỏi này, kính thưa Trưởng lão, Chơn Niệm có câu hỏi về việc sử dụng y áo như sau. Lúc trước Trưởng lão có dạy rằng, chỉ được sử dụng 1 y thượng, 1 y trung và 1 y hạ, 1 y tắm, 1 áo lạnh. Chơn Niệm thực hiện như vậy đã được 2 năm, nhưng vừa rồi trong giờ học Trưởng lão nói được 2 bộ để thay ra vô, y thượng 1 cái là đúng rồi, lại khác với lời dạy Chơn Niệm lúc trước. Vậy kính mong Trưởng lão giảng dạy cho Chơn Niệm được thông suốt chỗ này.
Trưởng lão: À, Thầy nói rằng, đức Phật có nói “ba y, một bát”. Thì trước kia Thầy dạy đúng như Phật dạy. Nhưng mà cái thời gian sau này Thầy thấy, Thầy đã nhìn thấy cái người mà giữ được ba y, một bát rất đơn giản và thầy Chơn Thành là người giữ được. Mà thầy đã theo dõi, Thầy thấy rất khổ.
Muốn phơi cái bộ áo này để một lát nữa, để buổi chiều có thay hoặc là ngày mai có thay. Để mà thay giờ nào lúc nào, giặt giụa như thế nào. Mà rủi một cái trời mưa là thấy rất là vất vả, rất khổ sở. Qua theo dõi từng chút, Thầy thấy cái đời sống “ba y, một bát” như đức Phật rất là khổ. Trong khi chúng ta có nhiều thì giờ để dành để tu mà để phân tâm lo lắng, giờ phải, giờ này lúc này là phải đi tắm đi chứ không có trễ hay hoặc là phải đi giặt đi chứ bây giờ mà không giặt thì một lát nữa không có y áo.
(02:07) Chẳng hạn bây giờ thay cái bộ y trung, y hạ của mình ra để giặt. Thì phải lấy cái y thượng choàng chứ làm sao? Chẳng lẽ mình ở trần sao? Cho nên phải choàng vào. Và khi mà choàng vào như vậy, thì nếu mà lỡ cái bộ đồ này mà nó không khô thì cái y này mình mặc như vậy, cái y này mà lỡ nó bị ướt nữa thì lấy cái gì mặc đây? Đó là tất cả những cái nỗi khổ. Và đồng thời Thầy cũng, nếu mà đúng theo ba y, một bát thì bên nữ cũng rất khổ.
Cho nên do đó mà Thầy có sự thay đổi để cho nó tùy nghi theo cái thời gian, cho nó tiện lợi cho người tu. Các con không bận tâm, lo lắng về y áo mình mặc, cho nên đó Thầy cho rằng cái người tu chỉ có 1 y thượng mà thôi, chứ không được 2 y thượng vì 2 y thượng là thừa, là có lỗi, là phạm giới. Và 2 bộ đồ ngắn, nghĩa là mình mặc cái bộ đồ này thì mình giặt cái bộ đồ kia, lúc nào mình giặt cũng được.
Ví dụ như bây giờ tối, chiều mình đi tắm thì mình giặt cái bộ đồ đó thì sáng ra nó phải khô thôi. Còn nếu mà có một bộ đồ thì rất là khó khăn, khổ sở, rất là khổ sở. Theo Thầy thiết nghĩ, chúng ta phải khéo léo linh động, nếu mà cố chấp vào giới luật thì tự tạo cho chúng ta những cái khổ. Mà chúng ta thấy rằng ngày xưa thì đi lượm từng miếng vải bỏ, còn bây giờ chúng ta vải thừa quá nhiều, nhưng chúng ta không phải vì đó mà chúng ta phí bỏ. Mà chúng ta biết cách áp dụng cho nó tiện lợi cho cái đời sống của chúng ta. Hai bộ đồ Thầy thấy vừa để mà cho chúng ta sống. Còn nữ Thầy cho 3 bộ đồ. Bởi vì cái người nữ nó khó khăn hơn chúng ta, cho nên Thầy cho bên nữ 3 bộ đồ.
(03:59) Đây là Thầy trả lời cho con hiểu rằng, đúng giới luật của Phật là ba y, một bát: 1 y thượng, 1 y trung, 1 y hạ, tức là ba y. Chứ không được như ba y của Đại thừa, thì ba cái y tức là cái y thất điều, y cửu điều, y hai lăm điều. Một vị tu sĩ nó có ba cái y, ba cái y ôm một đống lận, rồi còn áo tràng, rồi còn, chứ không phải là y trung, y hạ, y thượng như chúng ta đâu.
Cho nên vì vậy mà ở bên Đại thừa nó nhiều đồ lắm, rất là nhiều, 1 cái áo tràng, rồi còn ba cái y kia, y thất điều, y cửu điều, y hai lăm điều. Còn những cái quần áo cụt ngắn mà mặc trong thì nó không những 2 bộ mà nó còn nhiều bộ hơn nữa. Đó là bên Đại thừa, còn ở bên đây chúng ta biết linh động, khéo léo cho nên gần đây Thầy có sự thay đổi, sự thay đổi là sau khi Thầy xét lại chúng rất là khó khăn trong cái vấn đề ba y, một bát.
Con biết là trong 2 năm mà con có rút tỉa kinh nghiệm, nếu mà con thấy rằng con giữ được cái hạnh ba y, một bát như vậy mà cách thức của con mà nó tiện lợi, thì nếu mà tiện lợi thì con cứ giữ ba y, một bát. Nghĩa là mình thấy mình làm được, mình sống được, còn đối với thầy Chơn Thành, Thầy thấy thầy vất vả quá. Đúng là thầy cũng giữ y đúng chứ không phải là thầy làm sai đâu, nhưng mà thầy thấy rất là khổ, tội nghiệp vì khi giặt, khi lo lắng, trong tâm mình lo lắng không biết nó ướt khô như thế nào.
(05:35) Cho nên giờ nào phải giặt đúng giờ đó, nhiều khi gặp mưa gió. Cho nên trong khi tâm sự, thầy trò có tâm sự với nhau, cho nên thầy thấy cả một vấn đề. Cho nên Thầy mới cho thêm 2 bộ. Vậy thì mấy con sẽ, đúng trong giới luật thì mấy con có 3 y, một bát thôi. Còn Thầy gia giảm để cho tiện lợi cho cái đời sống chúng ta, nó rảnh rang cái đầu óc để mà chúng ta tu tập.
Cho nên Thầy cho tới 2 bộ đồ ngắn, một cái y thượng 2 bộ đồ ngắn là đủ, không được 3 bộ đồ. Và 1 cái áo lạnh, mặc lạnh và cái áo tắm. Áo tắm là ngày xưa người ta không có buồng tắm như mình, cho nên người ta có cái áo tắm. Người ta giăng một cái vòng ở dưới sông, suối đó hoặc là người ta mặc cái áo đó vô, thường thường là người ta giăng. Nó khó hơn chúng ta.
Còn bây giờ chúng ta có cái phòng tắm cho nên nó tiện lợi hơn nhiều, tiện nghi hơn, khỏi cần cái áo tắm. Ngày xưa thì đâu có phòng tắm như chúng ta đâu. Cho nên mới có cái áo tắm.
Tất cả những cái sống của đức Phật Thầy đều có nghiên cứu, nghiên cứu trong cái thời của đức Phật. Cho nên có những cái điều mà hiện bây giờ chúng ta không cần nó, nhưng mà thời đức Phật thì phải cần.
(06:50) Và đây là câu hỏi thứ hai: "Có trường hợp nào bước đầu tu tập bị trở ngại, rất chậm vì nhiều nguyên nhân của bản thân nhưng sau lại đi mau hơn. Rồi có người lúc đầu khởi hành tu tập lại thông suốt nhưng về sau lại chậm? Kính mong Trưởng lão dạy cho".
Trưởng lão: Cái sự mà lúc đầu mà tu tập mà chậm là tu sai. Tu đúng thì nó không chậm đâu. Nghĩa là mình tu đúng: "Ngăn ác, diệt ác pháp: sinh thiện, tăng trưởng thiện", "Chư ác mạc tác, chúng thiện cùng hành". Ngay vô Tứ Chánh Cần thực hiện những cái điều này thì nó không sai. Do đó thì nó sẽ tiến tới nó không chậm.
Còn trái lại những người đầu mà khởi sự tu thông suốt nhưng về sau chậm thì không có, bởi vì tu đúng. Còn thông suốt mà tu sai thì nó có. Như bây giờ các con sẽ cố gắng học lấy cái bằng Phật học tiến sĩ đi, rồi bắt đầu từ đó mấy con tu nó sẽ chậm trở lại, nó sẽ không có tăng. Bởi vì từ đó cái ngã của con lớn, nó sẽ chậm lại, nó không còn tu đậu được nữa chứ đừng nói chậm không.
Về sau mà khép đi tu nó rất khó; nó nghĩ cái này, nó nghĩ cái kia; nó lăn xăn bởi vì mình huân một số học thức, mình kiến chấp, mình kiến kiết sử, mình kiến chấp trong đó. Cho nên vì vậy mà cái sự tu của mình nó sẽ bị chậm, nó chậm mất.
(08:29) Đó cho nên qua câu hỏi của con, cái người mà mới bắt đầu, mới lúc đầu mà tu tập bị chướng ngại, chướng ngại đầu tiên mấy con xin vào tu ở đây thì gia đình không cho, vợ con không cho, cái này kia cản trở. Hoặc anh em không bằng lòng, hoặc cái hoàn cảnh của mình, cái sự sống của gia đình mình đó là một cái cản trở đầu tiên.
Sau khi vượt qua cái cản trở đầu tiên đó thì bước đầu vào sự tu tập. Thì sự tu tập được một sự hướng dẫn kỹ lưỡng hẳn hòi như một quá trình, có cái trường lớp như thế này thì mấy con không có chậm đâu. Thầy nói không chậm. Dù là cái người mà dở nhất, một cái vị thầy đó người ta cũng nâng đỡ cho đi, cái trình độ của người đó.
Bởi vì là con người là tu được, cho nên nó không chậm. Chỉ có cái là mình tự tu, tự nghĩ tưởng ra mà tu á. Thì nó đến một lúc nào đó nó dậm chân tại chỗ nó chậm. Tại vì mình tu sai mà, nó sẽ chậm nó đứng lại, nó bị chặn đứng. Hoặc là có những người hướng dẫn mình cái pháp sai cho nên mình tu một thời gian sau đó nó chậm, nó đứng lại.
Cho nên trong cái vấn đề tu tập này là tu đúng pháp Phật. Tu tập cho đúng pháp của Phật, cái pháp nào tu trước, cái pháp nào tu sau. Chứ còn không phải muốn tu pháp nào tu đại cũng được. Nó có lớp lang đàng hoàng, bởi vì Bát Chánh Đạo là một cái Sự Thật của sự tu tập.
Cho nên nó có tám cái lớp, thì mình vào mình học lớp Chánh Kiến, đừng vội mà học Chánh Định thì không được, thì mình vào cái lớp Chánh Kiến mình học, vào cái lớp Chánh Kiến học rồi thì mình vô Chánh Tư Duy, vào cái lớp Chánh Tư Duy rồi thì mình sẽ lên tới lớp Chánh Ngữ, tất cả những cái lần lượt.
Thì mấy con thấy mình ở trong cái lớp Chánh Kiến mà mình Niệm Pháp. Đây là cách thức mà hiện giờ các con đang, Thầy đang dạy mấy con Định Vô Lậu, đó là Niệm Pháp mấy con. Bởi vì tu cái lớp Chánh Kiến thì nó có 4 pháp để tu: Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới.
Nhưng vì cái lịch sử đời sống của đức Phật nó không có. Cho nên mấy con không được nghiên cứu, không được học là tại vì chưa có soạn thảo cái đời sống của đức Phật. Cho nên mấy con Niệm Phật chưa có. Cho nên vì vậy bắt quá cái Niệm Pháp. (Niệm Phật, Niệm Pháp).
(10:41) Do mấy con Niệm Pháp. Vì vậy mà niệm, tức là tư duy suy nghĩ, triển khai cái tư duy suy nghĩ của mấy con ở trong cái lớp Chánh Kiến nó như vậy. Nhưng mà sự tư duy suy nghĩ ở đây nó chưa phải là lớp Chánh Tư Duy. Nó giúp cho mấy con triển khai cái tri kiến của mấy con chứ chưa phải là lớp Chánh Tư Duy. Tới lớp Chánh Tư Duy nó có những cái bài vở của lớp Chánh Tư Duy. Như vậy thì mấy con có biết rằng khi mà cái lớp Chánh Tư Duy thì nó sẽ nằm ở cái lớp nào? Ở lớp nào cho các con được Chánh Tư Duy.
Cho nên bây giờ thì mấy con đang ở cái lớp Chánh Kiến. Các con hiểu là cái lớp đầu tiên, mà nếu mà được hướng dẫn từng lớp như vậy thì cái sự tiến bộ của mấy con không chậm đâu, nó rất nhanh. Và vì nhiều nguyên nhân của bản thân, về nhiều nguyên nhân bản thân như hồi nãy Thầy nói, như chuyện gia đình, rồi quả đi quả lại thân mình bệnh đau; đó là những cái mà nó, nguyên nhân đó nó làm cho mình rất chậm trên con đường tu. Còn về cái sự tu tập mà chậm nữa là mình, là mình do một nửa là mình tu sai pháp, tu không có đúng pháp.
Do cái vị thầy dạy mình sai pháp, cho nên mình bị chậm. Nhưng sau lại đi mau hơn. "Nhưng sau lại đi mau hơn" có nghĩa là sau cái thời gian đó thì cái hoàn cảnh thuận tiện, gia đình vui vẻ, tất cả mọi cái nó thuận tiện. Rồi bắt đầu về bản thân thì nó không có bệnh đau nữa, nó khỏe khoắn. Rồi bắt đầu nó được những cái người mà tu chứng quả người ta dạy.
(12:03) Còn nếu mà không hội đủ những cái duyên này, thì kể như là không bao giờ mà nói mà mình đi nhanh được, đi mau hơn được. Bởi vì nó nhân quả thì nó duyên hợp; nó có đủ nhân duyên thì mới được. Nó thiếu nhân duyên; nó không đủ, như bây giờ mình muốn đi tu mà gia đình không cho, người cản, người nói vậy kẻ nói khác, làm cho mình không tu được, đó là duyên không đủ. Rồi cái duyên nó không đủ, thành ra nó chậm, nó rất chậm. Đó nhiều nguyên nhân.
Thì bản thân bệnh đau nữa, thành ra nó cũng là cái nguyên nhân để cho mình chậm. Rồi khi tu mình lại không gặp vị thầy chứng đạo, cho nên mình tu lại sai pháp. Cho nên nó như vậy nó bị chậm.
Nhưng sao lại đi mau hơn? Là tại vì sau cái thời gian tu tập, mới tìm ra được một vị thầy chứng đạo, vị thầy đó mới dạy cho mình, thì mình cố gắng mình thực hành đúng theo lời dạy đó thì nó đi mau hơn.
Đó là cái duyên. Cũng như bây giờ mấy con đây, thì tất cả quý thầy cũng như quý tu sĩ ở đây, người nào cũng có theo giáo pháp của Đại thừa, của Mật Tông, của Thiền tông, mọi pháp đều có tu tập hết rồi. Nhưng mà tới hôm nay chưa được giải thoát là chậm chứ gì. Có vị nào giải thoát đâu?
Cho nên bây giờ cái duyên nó đủ, hội đủ nó gặp Thầy, mà lại đủ lúc thời điểm thầy mở cái lớp này. Cái duyên nó hợp đủ nó mới có cái lớp này. Cỡ mà không đủ duyên trước kia thì mấy con đến đây, Thầy ngồi Thầy không được dạy, nói ờ vậy tu vậy vậy thì mấy con phải chịu tự tu thôi. Thì do đó nó phải chậm thôi chứ làm sao? Còn người ta mở một cái lớp là người ta phải có mục đích đào tạo, hướng dẫn cách thức để chúng ta tu đúng.
(13:43) Cũng như từ lâu tới giờ Thầy dạy mấy con tu Định Vô Lậu phải không? Thì mấy con cứ về mình nhẩm quán thân bất tịnh hoặc thực phẩm bất tịnh hoặc quán nhân quả thì cứ về quán thôi. Quán được bao nhiêu hay bao nhiêu. Được một nhúm thì hay nhúm, được 1 bóc hay 1 bóc được 1 thúng hay 1 thúng. Nghĩa là mấy con góp được nhiêu hay nhiêu chứ còn mấy con chưa biết nó là bao giờ nó cùng nó hết. Mà đúng sai nghĩa là nói nhân quả là cứ quán nhân quả thôi chứ đúng sai cũng chưa biết nữa, có phải không? Do đó mấy con có được nắm, bóc nào đâu. Do đó nó chậm là cái chỗ đó.
Còn bây giờ được hướng dẫn, được huấn luyện. Thì từ cái chỗ mà mấy con mới hốt được một nắm đó bây giờ mới có được một thúng. Mấy con được một thúng rồi mấy con được 10 thúng, 10 thúng rồi giờ được 1 bồ, 1 bồ giờ nó được nhiều bồ. Nó đúng rồi thì nó tăng lên được chứ không khéo quán hoài mà có một nhúm hà. Thành ra cuối cùng thì nó chậm, chậm tại vì mình chưa có gặp cái duyên nó đúng.
Cho nên gặp được cái duyên đúng là, các con thấy trước đây 1 năm cái lớp này không mở. Mấy con đến đây tu thì mấy con cứ tu Thầy thuyết giảng vậy thôi. Tu Định Vô Lậu thì cứ tu vậy thôi. Rồi mấy con cũng làm rồi cũng nói tôi tu Định Vô Lậu. Nhưng mà bây giờ thật sự ở đây mình thấy cái vô lậu của mình chỉ có một nắm thôi. Nó đâu có nhiều. Đó là nó chậm là chậm vậy.
Còn giờ về nhiếp tâm và an trú tâm. Sao lại có người nhiếp được 1 giờ, 2 giờ còn mình nhiếp không được, sao lại chậm quá vậy. Bởi vì đó là mình nhìn lại để xem xét lại cái nhiếp tâm để mà ly dục ly ác pháp để xả tâm của mình, thì mình tu sai không đúng mình ức chế tâm mình vô.
Cho nên về cơ thể của mình nó yếu đuối hoặc là nó kém sức khỏe gì đó, cho nên mình không đủ sức nhiếp tâm như người khác. Còn người khác người ta có đủ cái sức lực cho nên thần kinh người ta nó mạnh. Cho nên người ta nhiếp nó không vọng tưởng, người ta đi 1, 2 giờ nó không vọng tưởng. Nhưng mà không ngờ nó là cái ức chế của người ta chứ chưa phải là xả tâm. Cho nên cuối cùng ông này cũng đứng lại đó chứ không tiến tới nữa. Còn nếu tiến nữa thì lọt vô thế giới ma. Bây giờ mới thấy quỷ thấy ma nó hiện ra. Rồi bắt đầu trong tai nó mới nghe nói lùm xùm ở trong. Chư Thiên nó nói trong. Mấy con sẽ lọt trong thế giới ma. Như vậy mấy con tu sai rồi bây giờ giải thoát đâu không thấy, mà giờ tôi tu 5 năm, 3 năm trời đất ơi cứ ở trong tai tôi nó nói gì lải nhải không hà. Cuối cùng thì mấy con thấy đạt được… Đó vậy đó thì nó là chậm.
(16:05) Còn cái người mà lúc đầu, khởi sự mà lúc đầu mà tu nhanh, thông suốt. Đó là cái lối học thuật, sau này lại chậm thì đó là cái lớp học thuật. Giải thoát thì cũng không giải thoát. Cho nên đầu tiên thì vô học thông suốt này kia, cấp bằng đàng hoàng. Về nói thì vanh vách, cái miệng thì giỏi lắm, nhưng mà cái hành thì không ra gì. Cho nên nó chậm là chỗ đó. Đó là những cái duyên nó chưa đủ.
Thì câu trả lời của con về cái vấn đề y áo, thì người nào sống được ba y, một bát như Phật ngày xưa thì là tốt. Nó để cho chúng ta giản dị, gọn gẽ hơn, ít đồ đạc hơn, rất là tốt. Còn trái lại nếu mà điều kiện mấy con sống quá vất vả vì ba y, một bát thì Thầy cho các con được 2 cái bộ đồ ngắn để các con thay. Chỉ có 1 y thượng mà thôi, đơn giản, để nhẹ nhàng cho khi tu tập mấy con đừng bận tâm.
Vì ở đất nước chúng ta mưa gió nó thất thường. Cũng như mắc mớ gì bữa nay mà bữa sáng lại mưa? Rồi để đồ phơi không khô thì lát nữa lấy cái gì mặc? Đó có nhiều cái, nó không phải là chúng ta định được cái thời tiết được.
(17:20) Như các con nhớ như miền Bắc, những cô bác ở miền Bắc; nó mưa dầm mưa dề; nó mưa cả tuần lễ. Ngày nào nó cũng mưa, ông nội đồ tôi phơi, trời đất ơi chắc kiểu này chắc có ở truồng thôi, cách gì mà nó khô được?
Con có biết những cái ngày mà đông buốt lạnh, Thầy nghe nói, nó lạnh mà kiểu lạnh ẩm ướt chứ không phải là nó lạnh cái kiểu mà khô ráo như mình đâu. Trời ơi trời cái nào nó cũng ướt rượt hết à! Nó kỳ cục.
Thầy nghe, Thầy thì chưa có sống trong miền Bắc nhưng mà Thầy nghe nói vấn đề đó: “Trời đất ơi cái kiểu này thôi chắc chắn là khổ quá vậy”. Nhưng mà người ta đã sanh vào cái nơi đó, người ta đã chịu nỗi khổ. Còn mình sanh vào cái nơi đây mình không có bị cái trạng thái đó. Con thấy lạnh gì mà mang cái bộ đồ, trời đất ơi nó nặng còn hơn là cái xe công nhông mà kéo.
Không, họ lạnh quá họ phải mặc cái đồ vậy chớ. Còn mình ở đây, con thấy cái mùa đông, trời đất ơi mình mặc cái áo như thế này mà Thầy nghe mát mẻ, thoải mái. Đã là mùa đông của nó lạnh thì lạnh vậy rồi, thì các con thấy thoải mái vô cùng. Còn nóng, nó đâu có nóng nực lung đâu. Coi vậy chứ nó đâu có nóng nực. Con ra miền Trung coi nó nóng cũng như mấy con ở trong cái lò nó hầm hầm mấy con.
Thiếu điều nó muốn hầm mấy con chín, chứ phải không. Cái nực của nó kỳ cục. Cho nên ở đây thầy nói thật sự ra cái thời tiết ở đây nó tiện. Cho nên vì vậy mà ba y, một bát ở đây thì nó sử dụng cũng tiện hơn. Nhưng mà điều kiện là phải tiện lợi hơn nữa. Muốn tiện lợi hơn nữa thì Thầy cho phép mấy con được. Nhưng mà đừng hơn mấy con, đừng hơn nữa. Ba, bốn bộ đồ thì được, đừng nhiều quá, vừa thôi.
Đó là những cái điều mà Thầy trả lời. Cố gắng, nếu mà con giữ được ba y, một bát thì đó là cái hạnh ngày xưa. Nhưng mà có cái điều kiện nếu mà tiện lợi thì chỉ có được 2 bộ đồ ngắn mà thôi, không được 2 y thượng, 1 cái y.
(19:10) Kính gửi Trưởng lão! Con Minh Thống, con có câu hỏi, Trưởng lão dạy chúng con dừng lại pháp tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu Tứ Niệm Xứ. Vậy “dừng lại” là không tập hay là chỉ tập 1 phút?
Trưởng lão: Ở đây Thầy nói “dừng lại” có nghĩa là tu tập có 1 phút thôi, chứ không có được 2, 3 phút, con hiểu không? Nghĩa là dừng lại ở chỗ mức tu tập 1 ngày con tu 1 lần. Thí dụ như buổi sáng tu 1 lần, buổi chiều tu 1 lần, dừng lại, đừng có tăng lên 2, 3 phút mà tu. Chứ không phải dừng lại là không tu. Chữ dừng lại nghe nó tổng quát quá rồi, nghe Thầy nói dừng lại chắc không tu nữa, thôi bây giờ tu Tứ Niệm Xứ rồi. Chưa phải lúc mấy con tu Tứ Niệm Xứ không đâu.
Bây giờ để mấy con căn cứ vào cái 1 phút đó, để sau một thời gian thì mấy con xả tâm. Rồi mấy con nhích lên 1, 2 phút mấy con sẽ thấy sao nó dễ dàng quá vậy? Thì mấy con mới biết, Thầy muốn để mấy con từ rút tỉa kinh nghiệm đó, thì mấy con biết rằng do đâu mà cái tâm của mấy con nó nhích lên 1 phút mà dễ. Tức là từ 1 phút lên 2 phút nó rất dễ dàng. Tự nó, nó nhiếp vô là nó vô như vậy, mà lúc nào nó cũng được.
Thì bây giờ mấy con đầu tiên mấy con nghĩ, khi mà mấy con dùng tới Định Vô Lậu mấy con xả tâm mấy con quán xét nó. Đầu tiên khi mà mấy con quán mấy con bài làm là mấy con có xả ngầm trong đó rồi. Mỗi bài làm của mấy con là có xả rồi.
Mấy con làm nhiều bài là mấy con có xả tâm trong đó rồi, chứ không phải là đợi có đối tượng mấy con mới xả gọi là xả đâu. Mà ngầm hiểu là nó đã quét ra rồi đó, nó đã quét được những cái ác pháp ra. Cái tâm tham muốn, cái tâm tham, sân, si con đã bị quét ra rồi.
Nghĩa là bây giờ mấy con cứ làm mỗi bài như thế này, thì mấy con lặp đi lặp lại, ngấm ngầm ở trong đó nó đã quét sạch. Do đó thì khi mà mấy con áp dụng vô nữa rồi. Thì lúc bấy giờ mấy con thử vô 1 phút mấy con đọc rồi ráng, gần trợn trắng con mắt mình rồi thì nó mới an trú được.
(21:17) Bây giờ sao tôi thấy dễ dàng quá vậy? Đó là chỉ 1 phút đầu tiên mấy con đã thấy kết quả rồi. Rồi kế đó mấy con sẽ thấy cái kết quả thứ hai của nó là mấy con tăng lên 2 phút mấy con thấy không có khó. Mà lúc bấy giờ mấy con ham, mấy con khởi tâm tham của mấy con: được quá rồi làm 3 phút, 4 phút, 5 phút đi thì mấy con bị chết. Đó là sai.
Cho nên Thầy bảo là, tới bây giờ Thầy cho tăng 2 phút là tăng 2 phút, mà Thầy cho tăng 1 phút là 1 phút. Bởi vì có Thầy đang hướng dẫn, cho nên con không có được quyền mà tăng bậy bạ. Mấy con tăng điên là mấy con lọt vô tưởng, điên rồi hay sao? Cho nên ở đây là có sự hướng dẫn hẳn hòi hoàn toàn, dạy cách nào làm cách nấy.
Cho nên Thầy bảo dừng lại, đừng có tu tăng lên. Chứ không phải là dừng lại là không tu. Con cứ tu 1 phút đi, giữ cho làm sao. Bây giờ đó, bây giờ con thấy 1 phút, 1 phút cũng có khi nó an trú được, nó chưa có an trú được, có phải không mấy con?
Thì mấy con yên tâm đi, rồi bắt đầu mấy con cứ tu cái Định Vô Lậu rồi mấy con xả tâm, “ngăn ác diệt ác” đi. Rồi cái ngày nào đó các con nhích lên, sao bây giờ nó dễ quá ta, nó không có vấn đề gì ở đây nữa. Tức là mình an trú được. Các con cứ thử đi rồi các con thấy được, cái kết quả của cái sự tu tập các con thấy nó kỳ lạ. Mình tu bên đây mà mình đạt được bên kia chớ. Đó là cách thức tu hành của đạo Phật.
(22:35) Bây giờ Thầy Chơn Tịnh hỏi Thầy: "Xin Thầy giảng dạy rõ tu Chánh Niệm Tĩnh Giác 1 phút căn bản như thế nào? Một phút mà căn bản như thế nào?"
Bây giờ mấy con nương vào cái thân hành của mấy con là bước đi. Thí dụ như đây trên đó là 20 bước, hay là nói đây bây giờ đi thẳng trên đó là 40 bước các con thử cái đồng hồ của mình coi 1 phút mà các con đi coi bao nhiêu bước. Rồi bắt đầu cứ mang cái đồng hồ theo đây đi. Rồi bắt đầu nhìn cái cây kim mà nó chỉ phút đó số 12 đi hen? Con thấy ờ bây giờ tôi dòm coi cái đồng hồ đã đúng 12 là tôi đi à nhen,; tôi nhắc trước "Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành". Nhưng mà tôi chờ cây kim này nó chỉ đúng số 12 rồi bắt đầu nó đúng tôi bước đi. Bước đi tôi đếm 1, 2, 3 , 4, 5, 6,7, 8, 9, 10 cho tới chỗ kia là 40 bước. Tôi vừa đi tôi vừa đếm tôi vừa dòm đồng hồ tôi thấy là đúng - bây giờ là 1 phút. Nghĩa là cây kim chỉ phút nó chạy một vòng của nó tới số 12 là 1 phút chứ gì con. Thì con đếm nó là 40 bước được rồi không coi đồng hồ nữa đâu, tôi chỉ đếm 40 bước là tôi biết tôi tu 1 phút.
Vậy thì bây giờ tôi nhắc tâm phải chú ý kỹ ở trong bước đi, phải cảm nhận bước đi cho rõ ràng mình nhắc cái tâm mình trước: "đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành, tâm phải chú ý cảm nhận bước đi cho rõ ràng" rồi bắt đầu con bước đi con 1, 2, 3, 4 trong mỗi bước đi. Hoặc con đi chậm tùy theo cái đặc tướng của mình, đi chậm mà cảm nhận dễ hoặc đi nhanh mà cảm nhận dễ do cái đặc tướng của con. Con phải tùy theo đặc tướng thiện xảo của con. Rồi con đi con cảm nhận bước đi của con từng bước từng bước tới đó đúng 1 phút con nghỉ không tu nữa. Nghỉ 4 phút bắt đầu tu lại, nghĩa là tu lại 4 phút với 1 phút con tu là 5 phút chứ gì. Cứ 5 phút con tu 1 lần và cứ như vậy đúng 30 phút tức là con tu được 6 lần, 6 phút con hiểu chưa ?
Tu sinh: Không dùng hơi thở?
(24:30) Trưởng lão: Không, không dùng. Bây giờ nói về vấn đề mà đi kinh hành á. Còn bây giờ cái hơi thở.
Bây giờ nói về một phút của hơi thở thì con cũng vậy. Con cũng nhìn cái đồng hồ xong rồi đúng cây kim chỉ rồi bắt đầu con tác ý trước con nhắc "Hít vô tôi biết tôi hít vô; thở ra tôi biết tôi thở ra cái tâm phải chú ý hơi thở ra vô tại nhân trung là cái mũi" là con nhắc nó chú ý bởi vì đó là cái đầu tiên nhắc cho nó tập trung đó đi. Rồi bắt đầu mình nhìn đúng cây kim chỉ phút đúng số 12 thì bắt đầu hít vô thở ra, hít vô thở ra đếm 1, 2 ,3, 4, 5, 6, 7 ..
Bây giờ 20 hơi thở là 1 phút, ví dụ con thở mà nó vừa 20 hơi thở là 1 phút thì xong rồi đến 1 phút xong không tu nữa, 20 hơi thở không tu nhiều đâu. Con làm y như bước đi con vậy cũng 1 phút rồi con nghỉ 4 phút rồi con tu tập trở lại. Tu 30 phút như vậy thôi. Tức là mỗi thời tu nó chỉ có 6 phút nhiếp tâm. Như vậy là chất lượng lắm đó. Con tu như vậy đừng tu thêm, tu thêm nhức đầu, tu thêm nặng đầu và tu nữa thì nó không tốt. Bởi vì nó có thể xảy ra những cái điều kiện tưởng nó không tốt đâu, cho nên con tu chỉ 1 phút thôi.
(25:52) Mà 1 phút đó mà có nhức đầu, mà có gì đó, thì 2 giờ hay 7 giờ trong những ngày khác mấy con đến đây Thầy thấy có người nào đến đây Thầy sẽ gỡ rối cho mấy con khi gặp khó khăn. Các con cứ yên tâm.
Chứ mấy con đừng có đến thất Thầy, Thầy đương làm việc, cái dòng tư tưởng của Thầy như thế này đương viết. Mấy con đến Thầy dừng lại. Tội nghiệp cho Thầy, Thầy phải tư duy lại nó mới viết được. Các con hiểu chưa?
Mấy con cứ đến đây 7h hay là 2h chiều mấy con đến đây thôi.
Chứ mấy con đến thất Thầy, Thầy đang làm việc, sự thật ra cái dòng tư tưởng mình đang làm việc, đang suy nghĩ mình viết; nó đang trôi chảy cái dòng tư tưởng mà khi có người đến nó dừng lại. Dừng lại Thầy tiếp mấy con. Thì cái dòng tư tưởng đó nó phải bị dừng. Và sau khi mà muốn để nối tiếp cái dòng tư tưởng đó, buộc lòng Thầy phải mất cái thì giờ con.
Thầy phải đọc lại cái đoạn cũ để gợi được cái ý của nó. Rồi bắt đầu cái dòng tư tưởng nó mới bắt đầu nó chạy ra. Nó chảy như cái dòng nước rồi mới ngồi mới ghi. Có ai mà lại chặn đứng nó một cái thì coi như là nó dừng lại, coi như mấy con đắp bờ không cho nó chảy ra nữa. Và khi đó Thầy phải mất cái giờ Thầy đọc lại. Thí dụ như đọc lại một đoạn của nó để nó nối tiếp cái dòng tư tưởng nó mới. Nhiều khi mà đọc lại một đoạn nó vẫn chưa nối tiếp được. Mình phải đọc 2, 3 trang, một cái bài của nó bắt đầu từ đầu luôn, nối tiếp rồi bắt đầu nó có cái ý của nó, rồi bắt đầu cái dòng tư tưởng nó chạy ra, rồi bắt đầu mình mới viết. Đó là cách thức mình viết văn là như vậy.
Cho nên nó có cái dòng tư tưởng nó xoáy vòng vào đề tài. Nếu mình ngang xương mình đọc một cái đoạn ngắn vậy mình không có nắm được mình viết tầm bậy thì sai. Cho nên buộc lòng mình phải đọc từ cái đầu bài của nó để biết ý cùng của nó, cái đoạn của nó thì nó mới gợi cho mình được cái dòng tư tưởng. Nó mất thì giờ.
Cho nên vì vậy mấy con hỏi Thầy thì cứ đúng 2h chiều mấy con đến đây để gặp Thầy, mà không thì 7h sáng thì các con tới gặp Thầy. Thì như vậy là nó tiện lợi cho Thầy mà mấy con cũng tiện lợi. Vì ngày nào mấy con cũng có thể có chuyện thắc mắc thì các con có thể gặp Thầy. Vậy Thầy giải cho tất cả những cái sự mà thắc mắc của mấy con để mấy con không có tu sai nữa.
(28:00) Trưởng lão: "Kính bạch Thầy, một người sanh ra nhiều người có phải phần ai nấy đi, và nếu tu xong nhiều người được sanh ra đó có được hưởng từ trường ảnh hưởng của người tu xong không? Là thanh thản, an lạc, vô sự hay nhiều người đó cũng phải bắt đầu tu từ số 1"
Trưởng lão: Ở đây như thế này, một cái người tu mà gọi là tu thì cái từ trường của cái người mà phóng ra thì nó không còn tái sanh mấy con. Bởi vì nó thanh thản, an lạc, vô sự rồi. Nó không có tương ưng với tham, sân, si cả. Nó không sanh đâu.
Nó sẽ ở trong cái từ trường đó mãi mãi. Cái từ trường gọi là Niết Bàn á, gọi là cái nơi giải thoát. Cho nên mục đích của mình đây, là không phải giữ cái sự hữu lậu. Bởi vì hữu lậu là nó còn tham, sân, si thì nó còn tiếp tục tái sanh, để nó thọ hưởng cái phước báu của nó. Còn trái lại, cái từ trường mà của cái người tu, chúng ta tu đúng là cái từ trường của Tứ Niệm Xứ thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên nó không còn tương ưng được nữa. Cho nên nó có thể muội lược; nó cũng không có đi tái sanh được nữa. Nên là muội lược hoặc là năm hạ phần kiết sử, mình đã diệt được năm hạ phần kiết sử. Còn nhiều nhưng mà nó muội lược.
Thí dụ như bây giờ tham, sân, si Thầy 10, mà bây giờ Thầy tu á nó giảm xuống còn có 5. Mà 5 á thì nó nhìn xung quanh ở trong cái thế gian này, nó không có người tương ưng với 5 cái, còn 5 cái tham, sân, si đó nó tương ưng. Thì khi chết, thì người ta tiếp tục người ta tương ưng trong tưởng người ta đến khi người ta vào Niết Bàn.
Đó là có cái bài kinh đức Phật nói, sanh vào ở trong cõi Trời tức là cái cõi tưởng đó con. Mình chết đi mình ở trong cái tưởng, tức là cõi Trời đó. Cõi Trời mà đức Phật gọi 33 cõi Trời gọi là cõi tưởng, các con nghe không? Vì vậy cho nên khi đó mình chết đi mình không tương ưng với cái tham, sân, si của chúng sanh mình không sanh được đâu. Mình không sanh thì mình phải ở trong cái từ trường đó.
Mà mình ở trong từ trường đó đó, thì mình tiếp tục tu. Bởi vì mình tu trong cái tưởng, mình tu trong cái trạng thái tưởng, cái thế giới siêu hình. Nói thế giới siêu hình tức là thế giới tưởng. Cho nên khi một người tu thì cái từ trường đó nó không còn tái sanh. Còn cái từ trường mà giận, hờn, phiền não, làm từ thiện đồ cái từ trường đó phóng ra nó đi tiếp tục nó tái sanh. Bởi vì ở trong cái thế gian chúng ta nó có nhiều người như vậy. Nó tương ưng, nó có cái nơi sanh tương ưng, nó tương ưng theo cái quy luật của nhân quả.
(30:18) Còn cái từ trường mà thanh thản an lạc vô sự, cái từ trường mà chúng ta sống dù 1 giây, 1 phút nó thanh thản an lạc vô sự nó bất động đó, cái từ trường nó có phóng ra chứ không phải không phóng ra. Nhưng mà nó không tương ưng nó không tái sanh. Cho nên khi mà vào Niết Bàn nó cũng ở luôn trong đó, ở trong cái từ trường đó.
Cho nên toàn bộ thân ngũ uẩn chúng ta hoàn toàn nó trả trở về cho nhân quả hết; nó trả trở về cho cái sự nhân quả của nó. Hoàn toàn chúng ta chỉ còn có trạng thái không nhân quả. Tức là chúng ta ra ngoài nhân quả, cho nên không chi phối. Bởi vì cái từ trường mà nó không bị nhân quả chi phối đó là "Thanh thản, an lạc, vô sự"; nó không bị cái quy luật đó điều khiển nữa, hết rồi.
Cho nên bây giờ mình thấy, bây giờ Thầy "thanh thản, an lạc, vô sự" mà cái thân Thầy có nhức nhức, đau nhức chỗ nào là bị nhân quả rồi chứ gì. Tức là bị chi phối bị sự sai sử của nhân quả rồi. Còn giờ Thầy ngồi đây nó an lạc nó sung mãn Tứ Niệm Xứ mà nó đâu có mỏi; nó đâu có mệt đâu; nó không có hôn trầm thùy miên thì nó đâu có bị si. Mà nó không có niệm gì hết thì nó đâu có bị động nữa đâu.
Cho nên do đó là nó thanh thản nó thoát ra ngoài nhân quả. Nhân quả không còn ở trong ý nó được; nhân quả không còn ở thân nó được; nhân quả không còn ở trong thân hành. Con hiểu chỗ đó không? Mà không bị nhân quả, cái đường đi nhân quả nó bật rồi. Mà Thầy ngồi đây thanh thản an lạc vô sự thì nhân quả làm sao tác động được chỗ đó. Chỗ đó là nó không có tương ưng được.
Vì vậy, mà khi một người tu người ta nhận ra được, người ta ngộ ra được cái chân lý này: đó là cái "Diệt Đế" đó mấy con. Các con nghe cái diệt đế: là cái chân lý thanh thản an lạc vô sự đó. Mà ngộ được cái Chân Lý này là người ta biết là chỗ đó là chỗ chư Phật đã ở. Chỗ đó là chỗ giải thoát. Bởi vì nó là Chân Lý mà.
Cho nên vì vậy mà cái người nhận ra mình mà hằng ngày mình sống mà thanh thản an lạc. Tôi biết tôi đi chỗ nào rồi. Tôi chết tôi đi về đâu rồi. Mà bây giờ tôi còn tham, sân, si tôi biết tôi chết là tôi phải đi tái sanh rồi. Phật dạy mình rất rõ mà con, đâu có còn cái chỗ nào mờ ám nữa đâu.
Cho nên hằng ngày mình mà tôi không chửi ai thì làm sao tôi có cái hành động đó mà tương ưng với ai mà đẻ ra cái người giận người sân. Mà tôi không tham muốn mà làm sao đẻ ra tiếp tục mà sanh ra người ham muốn.
Cho nên nói nhiều người từ cái hành động nhân quả mà sanh ra, con hiểu không? Do đó coi như nó không ăn nhập với mình mà mình làm ra, hành động của mình làm ra những điều đó. Mà nó không ăn nhập mà ăn nhập. Tại vì cái hành động của mình do tham, sân, si thì cái người kia phải sanh ra tham, sân, si chứ sao. Nó không ăn nhập mà ăn nhập. Mà mình không biết nó sanh ra mà mình đâu có biết. Tại vì nhân quả sanh ra chứ đâu phải là mình. Nhưng mà hành động của mình mà báo nó phải sanh ra.
Bởi vậy học được nhân quả rồi mới thấy: Trời rắc rối thiệt chớ. Hồi nào tôi cứ ngỡ tưởng ông A, ông B mấy con đây là hoàn toàn không phải tôi. Nhìn lại cái mặt này hoàn toàn như tôi, từ đó sanh ra. Con cũng từ Thầy sanh ra chứ ai.
Mình hiểu được vậy mình mới thấy được cái nhân quả mấy con.
(33:08) Nhiều người được sanh ra là do một người. Nghĩa là do một nhân vật lý, vậy lí do nào hoàn cảnh may rủi, thuận lợi khác nhau trong cuộc đời của người khác nhau vậy ?
Thật sự ra mỗi hành động nó có cái duyên, cái nhân duyên hợp. Chẳng hạn không có người làm tức thì con không giận có phải không? Cho nên cơn sân của mình đó thì như cô Diệu Vân nói: nó như cái quả bom mà có người nào châm ngòi cái nó bịch nó nổ ra hà mà không có ai châm ngòi thì nó không nổ đó là sân .
Còn cái tham nó tham hoài cái tham nó ngầm ngầm vậy chứ nó tham hoài. Còn cái si nó nằm đây chứ nó cũng si hoài. Có cái sân thì ai chăm ngòi nó thì nó nổ, không châm ngòi thì không nổ, nó như quả bom nằm đó.
Thì ở đây chúng ta thấy nhiều người được sanh ra là do một người nghĩa là do một nhân. Vậy lý do nào hoàn cảnh may rủi thuận lợi khác nhau trong cuộc đời của người này người khác?
Bây giờ cái hoàn cảnh của Thầy cái duyên hợp đó, cái duyên hợp của Thầy nó mới làm cái hành động đó, có duyên chứ không có duyên khi không giận dữ ai cho được.
Thí dụ bây giờ có duyên hợp thì mới thành cái tâm tham của Thầy chớ. Nếu các nhà bác học đừng chế máy móc này kia Thầy đâu có tham, có phải không? Tại mấy ông này chế ra tôi thấy nó đẹp tôi cũng tham chứ. Tại tôi thấy tiện lợi tôi mới khởi tâm tham tôi chứ. Còn cỡ không có tôi đi xe bò tôi tham cái gì. Bây giờ đâu có xe hơi, đâu có xe gắn máy tôi tham cái gì, tôi đâu có máy cassette, tôi đâu có này có kia làm sao tôi tham có phải không? Tại có tôi mới tham.
Vì nó có đối tượng nó mới khởi lòng tham của mình. Đó là duyên. Mà duyên đó nó mới thành đặc tướng của riêng từng cái hành động. Khi có vật này tôi mới khởi tham. Cái đặc tướng của vật này nó tham nhiều tham ít là do cái chỗ mà cái vật đó. Con có hiểu Thầy muốn nói chỗ đó. Cho nên vì vậy nó có sự sai khác nhau.
Cái ông này cũng do tôi sanh ra mà ông tham cái kiểu ít, còn cái ông này sao mà ông nhiều. Còn ông này cũng sao do tôi mà sao ông này sân dữ vậy. Sân dữ tại hồi đó cái môi trường, cái sự kiện nó đối nó đưa đến nó làm tức muốn chết tôi lận. Tôi sân quá trời nếu mà không sân tôi chịu sao nổi phải không. Còn cái kia ông ta nói sơ sơ tôi giận ổng tôi giận ít cho nên nó cũng sanh ra mà cái người này ít sân, còn cái người kia sân nhiều. Tức là đặc tướng nó theo duyên hợp duyên tan con, con hiểu cái đặc tướng rồi bắt đầu mấy con hiểu rồi phải không?
(35:51) Bây giờ Thanh Vân hỏi Thầy: Trong đám hỏa hoạn có người vào cứu hỏa bị phỏng nặng hoặc chết. Người này có làm khổ mình, khổ gia đình không?
Cái người mà cứu hỏa hoạn mà vô mà bị chết đó, thì cái người này đã làm khổ mình, khổ người chứ sao con ?
Nhưng người ta làm cái nghề nghiệp đó; người ta ăn tiền chứ bộ người ta làm không sao? Con hiểu không? Mấy cái ông cứu hỏa đâu phải mà ổng vô ổng chết để ổng lấy tiền đâu.
Chính ổng hy sinh ổng nghĩ rằng về cái vấn đề mà ổng làm như vậy đó: thứ nhất là ổng có được người ta huấn luyện cho cái tư tưởng. Cái người mà đang chết cháy trong đó, mình nhào vô đó cứu người ta, đó là cái điều hành động cao quý, cái nghề nghiệp cao quý, cứu khổ người ta, gây được cái đầu óc.
Chứ đạo Phật thì không chấp nhận điều đó. Trong đạo Phật không làm khổ mình, khổ người. Mà có làm khổ mình, khổ người là nhất định là trí tuệ ghê gớm lắm. Và những cái hỏa hoạn này thì khi mà xảy ra thì cái người lính mà cứu hỏa họ bị phỏng nặng, thì gia đình họ, hoặc là họ chết đi cái gia đình họ khổ.
(37:00) Con thấy bây giờ, con bây giờ con đi làm lính cứu hỏa, mà con cứu người ta, nhưng mà trong gia đình con mà khi con bị chết trong cái trận cứu hỏa đó, người lính cứu hỏa. Cái người bị chết, gia đình mình khổ, vợ con mình khổ, có phải không? Con thấy có phải không? Cái hành động, cái nghề nghiệp làm, đó là cũng là một cái nhân quả, chiêu cảm cho chúng ta làm cái nghề đó. Nhưng có người làm không phải người nào cũng làm rồi chết hết đâu, không phải đâu. Nhưng mà nó chiêu cảm tới giờ phút đó anh phải trả cái quả.
Tới cái giờ phút đó anh phải trả cái quả, đồng thời thì cái người mà nó, thứ nhất á là chúng ta tạo cái nhân, cái nhân mà hỏa hoạn: đó là những người mà đốt kiến, đốt này kia, dùng lửa đốt con vật, hoặc đốt rừng đốt này kia đó là tạo cái nhân hỏa hoạn.
Còn cái nữa, còn một cái nữa con, đó là cái tâm sân của các anh, của cái người, hễ mình sân nhiều là mình tạo cái hỏa trong cái tâm trạng của mình nó đốt cháy mình. Cho nên "nhất niệm tâm sân khởi, một niệm sân khởi lên thì thiêu vạn phần công đức". Thì đương nhiên là cái lòng sân của chúng ta như cái ngọn lửa mà đốt bao nhiêu công đức.
Thì ra đó là cái tượng trưng cho cái cơn hỏa hoạn ở trong người của chúng ta. Thì con biết cái cơn sân nó như là cái ngọn lửa. Thì do đó mà cái người hay sân không phải là họ chết trong hỏa hoạn đâu. Cái nhân hỏa hoạn là do mình lấy lửa mình đốt.
Các con thấy cái đống rác như thế này, các con thấy nó khô các con cào đốt đi, rồi các con cứ cào cho nó sạch sẽ thôi. Nhưng mà con tạo cái duyên, sau này mấy con có cái duyên mấy con chết trong hỏa hoạn đó.
Cái thứ nhất, là mấy con sẽ những con vật mà bị chết ở trong cái ngọn lửa của mấy con đó. Nó chết đi, nhưng mà cái hành động mà làm để cho nó chết đó, thì mấy con sẽ từ cái hành động đó nó sẽ tương ưng, nó sẽ sanh ra một cái loài. Để rồi nó có cái dịp người ta đốt lại nó, đốt lại.
Mà từ trường của con, con thấy con đâu có nóng đâu. Mà những con vật đó bị nóng là do chính hành động của con làm. Không có chạy đâu khỏi, đây là Thầy nói trong vấn đề đó.
Còn trong đám hỏa hoạn có người vào cứu hỏa bị phỏng nặng hoặc chết, người này có làm khổ mình, khổ gia đình không? Con hỏi câu này thì rõ ràng là người này làm khổ mình. Khi mà cái người mà bị vào cứu người ta nhưng mà khi lửa cháy mình mình vẫn bị nóng, khổ mà.
Con thấy lửa cháy mà không có ai không nóng phỏng không? Bây giờ có gan dạ thì tôi cũng chịu đựng thôi chứ, gì đâu mà nó nóng ghê gớm lắm, khổ lắm. Và đồng thời gia đình khổ. Cái câu này thì chỉ có nghĩa mà hỏi, ờ cái người mà trong cái đám hỏa hoạn, có người vào cứu hỏa hoạn mà bị phỏng nặng hoặc chết, thì người này có làm khổ mình không?
Đó là khổ! Khi mà cái đám hỏa hoạn đó, mình biết rằng mình vô mình cứu, mà mình cứu như thế nào mà không làm khổ mình mà cứu người. Chứ không được đứng làm ngơ. Nghĩa là thấy người ta đang chết, chết cháy trong đó, nghe một đứa bé ở trong cái phòng đó, mà bị cháy, khóc la quá trời thì không thể làm ngơ được.
Nhưng phải hiểu đó là nhân quả của đứa bé. Mình không làm ngơ, nhưng hiểu cái nhân quả của đứa bé, chứ không phải thấy như vậy rồi cái nhào vô, lửa cháy như vậy, vậy tôi cũng nhào vô để cứu đứa bé, nhưng mà tôi cũng rụm chân, tôi cũng nằm luôn đây trong đó.
Vậy cái người này là cái người không trí. Bây giờ muốn cứu đứa bé đó, tôi cố gắng cứu, nhưng mà tôi không phải hy sinh tôi bằng cách như vậy, tôi đâu có làm khổ tôi đâu. Tôi đâu có nhân quả đó đâu mà tôi phải nhào vô đó.
Nhưng mà vì con người tôi không thể nào mà làm ngơ trước tiếng kêu của đứa bé đó, hay hoặc của cái người trong gia đình đó. Buộc lòng tôi tìm mọi cách tôi đập cửa ra.
Hoặc là tôi làm cách nào, hoặc là tôi chạy tôi đi kêu xe cứu hỏa, hoặc là tôi xách nước, hoặc là tôi ở ngoài tôi tạc nước. Chứ tôi điên gì, tôi mặc quần áo như thế này, tôi chạy vào trong nhà người đó, để rồi tôi chết chung người đó thì tôi quá ngu, con hiểu không?
Tôi cứu người, thật sự tôi chạy, tôi xách nước tôi tạc cho tắt thôi. Chứ tôi không có điên gì tôi nhào vô trong để rồi tôi lôi đứa bé ra rồi tôi chết chung với đứa bé đó, thì tôi không có trí tuệ.
Đạo Phật là đạo trí tuệ. Cho nên vì vậy đó, thí dụ như tôi không biết lội, mà tôi thấy có người chết đuối, mà bây giờ tôi thấy không có ai cứu, mà tôi không thể làm ngơ cho cái người này chết đuối. Mà tôi không biết lội, vì vậy mà tôi đụng xuống đó mà tôi không biết lội thì chắc chắn là tôi cũng chết chung, có phải không?
Cho nên cái người này chạy tìm cái cây, đưa xuống cho cái người kia với cái cây mình đưa lên. Như vậy là cái người trí. Cho nên không làm khổ mình mấy con. Mà không làm khổ người.
Cho nên đạo Phật hay lắm mấy con, đạo đức mà. Cho nên chúng ta phải dùng cả cái trí khi mà hữu sự xảy ra, chúng ta dùng cả cái trí chúng ta để không làm khổ mình, khổ người mới có nghĩa là đạo Phật. Con hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên nếu mà nhào vô bậy thì chắc chắn là mình tự mình làm khổ mình, mình làm khổ gia đình. Đó thành những cái điều kiện mà sau này mấy con học nhân quả mấy con phải học từng những điều kiện mà cần thiết, hỏi những điều đó nó mới sâu sắc, để mà chúng ta, các con nghe đạo Phật nói không làm khổ mình, khổ người.
HẾT BĂNG