00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 030B (NỮ) - NHÂN QUẢ Ý HÀNH CON NGƯỜI - VẤN ĐẠO KHẨU XÀ TÂM PHẬT - NHÂN QUẢ MẠT SÁT NGƯỜI

LCK 030B (NỮ) - NHÂN QUẢ Ý HÀNH CON NGƯỜI - VẤN ĐẠO KHẨU XÀ TÂM PHẬT - NHÂN QUẢ MẠT SÁT NGƯỜI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời gian: 04/12/2005

Thời lượng: [01:11:16]

1- ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ Ý HÀNH CỦA CON NGƯỜI.

(00:00) Trưởng Lão: Cái này là bài Thầy viết về nhân quả. Có một người đã hỏi, những câu hỏi đó Thầy trả lời ngắn gọn để các con xét thấy người hiểu về nhân quả rất là ít. Đây là lời trả lời cho nó được phổ biến.

Kế đó, đây là bài nhân quả mà theo dàn bài Thầy đã dạy từ đặc tính, đặc tướng áp dụng vào những câu chuyện để đưa ra cái sườn bài sau này các con viết không lệch.

Bài này, Nguyên Thanh, con hãy lên đọc bài của con để cho các bạn thấy được cái dàn bài đúng cách về nhân quả. Nếu mà không có một cái sườn bài, dàn bài mình hay viết lệch; do vậy đây là cái sườn bài Nguyên Thanh được hướng dẫn theo sườn bài viết đầy đủ ý của nhân quả.

Tu sinh Nguyên Thanh:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Thầy, đồng kính thưa đại chúng.

Học trò Nguyên Thanh học lớp Chánh Kiến.

Con xin đọc bài viết số 2, chủ đề “Nhân quả ý hành con người":

Thiện hay ác không dễ dàng đến với chúng ta nếu không do sự tích lũy dần dần trong cuộc sống. Một cuộc sống ý hành ác chính là do thái độ xem thường của con người với những hành động ác nhỏ nhặt được tích lũy lâu ngày trong cuộc sống.

Tương tự nếu chúng ta chứa đầy thiện ấy là do thái độ biết trân trọng các điều thiện dù là rất nhỏ được tu dưỡng lâu dần trong kiếp sống lành, làm lành.

Vậy muốn thoát khỏi bệnh tật của thân và sự khổ đau của tinh thần thì phải có sự chuyển biến đường đi nhân quả ý hành con người. Có hiểu biết đúng đắn thì chúng ta buông xả được ba hành vi ác của tham lam, sân hận và si mê.

(02:25) Nếu ý hành ác này dần dần buông xuống thì ý hành thiện sẽ dần dần hiện lên; thì ngay đó có giải thoát bệnh tật, tai nạn, phiền não khổ đau từ thân và tâm hồn mình một cách rõ rệt.

Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về đường đi nhân quả ý hành này như thế nào mà con người đã phải chìm đắm trong sự khổ đau tận cùng như vậy.

Nhân quả ý hành là gì? Gồm có ba nơi của pháp:

1/ Tham lam; 2/ Sân hận; 3/ Si mê.

Nhân quả ý hành là: Một ý nghĩ trong đầu làm mình buồn phiền, đó là ý nghĩ ác; suy nghĩ làm cho mình vui đó là ý nghĩ thiện. Những tư tưởng này sẽ gặt lấy quả khổ hay quả vui trong kiếp sống hiện tại, quá khứ và tương lai. Đó là nhân quả ý hành của con người.

Những mẩu chuyện về nhân quả ý hành con người. Chúng tôi xin nêu lên những câu chuyện nhân quả ý hành về con người. Những câu chuyện này có thật trong đời sống của chúng ta; những câu chuyện này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đường đi nhân quả ý hành của con người.

Câu chuyện thứ nhất: Tham Lam.

Có một anh học trò lên tỉnh học, được ở lại nhà ông chú họ cùng quê với mình. Mỗi ngày cắp sách đến trường học, về nhà được ông chú lo cơm.

Lâu lâu trong nhà có công việc gì làm phụ giúp ông chú nên ông chú rất thương mến; anh học trò lại hiền lành chăm chỉ siêng năng, thức khuya dậy sớm học hành nên cả nhà đều thương anh học trò nghèo biết lo cho tương lai.

Ở trong nhà ông chú được một năm thì anh học trò được ông chú tin tưởng nên có việc gì thường hay nhờ anh học trò viết hộ hoặc đem thư đi hay đem quà đến chỗ bạn bè.

(04:49) Công việc kinh doanh của ông chú càng ngày càng phát đạt. Ông chú có một cô con gái tuổi độ trăng tròn, đẹp người, đẹp nết cũng cắp sách đến trường học cùng lớp với anh học trò kia. Hai người học cùng lớp, ở cùng nhà lâu ngày qua lại sanh ra tình cảm thương nhau. Cô gái thương anh học trò nhiều lắm, vì đó là mối tình đầu tiên trong đời học sinh của cô.

Anh học trò vốn dĩ khôn ngoan nên nói gì cô gái đều nghe cả. Mối tình nảy nở càng sâu đậm bao nhiêu thì chuyện học hành của hai người càng xao lãng. Họ thường hẹn hò nhau ra sau chuồng bò, đụn rơm sau hè. Anh học trò muốn gì cô gái đều chiều chuộng hết mình.

Một đêm mưa, hai người hẹn hò nhau ra chuồng bò. Nằm bên nhau cô gái thủ thỉ với người mình yêu: “Em đã lỡ có thai rồi, được hai tháng sáu ngày rồi!". Anh học trò giật mình sợ hãi: “Nếu ông chú biết được là kể như bị đuổi ra khỏi nhà, chuyện học hành coi như chấm dứt kể từ đây”.

Vì anh học trò chỉ muốn quan hệ cho biết thôi, chứ không nghĩ chuyện cưới xin gì với cô gái con ông chú cả. Nên anh ta lo sợ thật sự. Anh học trò mới rủ cô gái cùng trốn với mình: “Nếu ở nhà, cha biết được có thai là cha sẽ đánh chết; nên tốt nhất là cùng trốn, bỏ nhà ra đi; nếu muốn đi thì phải có tiền".

(06:45) Anh học trò bày mưu cho cô gái mở két lấy cắp tiền của cha. Vậy là cô gái vơ vét hết tiền vàng trong tủ bỏ vào bao đem ra chuồng bò đứng chờ anh học trò bỏ trốn. Chiều hôm đó, anh học trò xin chú về quê không hẹn; vì nghe tin mẹ bị ốm nên phải đi gấp. Tới khuya anh học trò ra chuồng bò thì cô gái đợi sẵn, hai người cùng bỏ trốn đi, thuê nhà trọ ở.

Khi thấy số tiền vàng cô gái đem theo quá nhiều anh học trò nổi máu tham lam lên, muốn chiếm hữu, anh ta mua thuốc độc bỏ vào nước trái cây cho cô gái uống. Đêm hôm sau cô gái chết trong khi bụng mang dạ chữa. Anh học trò bỏ xác cô gái vào bao tải đợi đêm khuya vác ra dòng sông tuồn xuống để phi tang nhân chứng.

Còn anh ta về quê ôm theo một đống tiền vàng. Một tuần sau có một ông lão đi câu cá thấy trên dòng sông nổi lên một bao tải đen bèn kéo vào, mở ra thấy cô gái chết nằm cong queo rất tội nghiệp. Ông lão bèn lên báo cho công an. Công an hình sự xuống điều tra, mổ tử thi thấy người phụ nữ có thai và đăng báo cho ai là nạn nhân, ai là thân nhân của nạn nhân hãy đến nhận xác về.

Và khi công an điều tra vụ án mạng, họ biết ngay là một vụ giết người đầu độc một lượng thuốc rất mạnh làm cho nạn nhân chết ngay tức khắc.

(08:36) Ông chú không hay con gái, không biết con đi đâu vắng cả một tuần rồi, cho người đi tìm vẫn không thấy. Có người bạn đem tờ báo tới và nói ông nên đến sở công an xem sao. Ông tới và nhận ra con gái của mình. Ông hét lên đau đớn, khóc lóc thảm thương thật là tội nghiệp. Trong khi công an điều tra vụ án thì bắt được hung thủ, anh học trò được đưa ra toà, tòa án tối cao đã xử anh ta tội tử hình vì đã giết hai người: một người mẹ đã có thai.

Thẩm phán hỏi anh ta sao lại giết người mình yêu, anh ta trả lời rằng, anh rất yêu thương cô gái, anh yêu cô rất chân thật nhưng vì thấy tiền vàng nhiều quá nên máu tham lam nổi lên nên anh ta có ý định giết người.

Cái ý định giết người đó đã khởi lên khi anh ta đi ra ngoài phố mua phở và nước trái cây cho cô gái thì anh ta đến ngay tiệm thuốc mua luôn độc dược. Khi thấy cô gái đã ngấm thuốc độc, lăn lộn trên giường, anh học trò rất hối hận nhưng không kịp nữa rồi, sau vài phút cô gái tắt thở.

Vụ án kết thúc tại đây để lại cho bao người thân của hai gia đình nhiều đau khổ. Người cha thì mất con gái, người mẹ thì mất con trai, tội nhất là đứa trẻ nhỏ trong bụng mẹ, nó không có tội tình gì mà cũng bị chết oan uổng. Câu chuyện thật thảm thương chỉ vì lòng tham lam mà con người không còn nghĩ đến tình nghĩa đạo đức gì cả.

(10:39) Một con người thiếu đạo đức cũng giống như một con thú vật nhưng con thú vật ấy mang lốt người; con người ấy chẳng bao giờ có tâm hồn thanh thản, cuộc sống của họ chẳng có hạnh phúc, thường sống trong tâm trạng đau khổ, giận hờn, phiền muộn, lo âu, sợ hãi, bất an rất nhiều. Họ không còn biết thương yêu nhau chỉ biết có tiền và vật chất vì thế mà đạo đức dần dần biến mất.

Một khi đạo đức đã biến mất thì xã hội sẽ không còn trật tự an ninh, thường xảy ra trộm cướp, giết người khiến cho cuộc sống con người đầy rẫy sự đau khổ và bất an. Họ không từ bỏ cả những hành động hung bạo có thể gây nên án mạng giết người.

Vì thế đạo đức rất quan trọng trong cuộc sống loài người trong hành tinh này; nói đến đạo đức là nói đến phẩm cách con người đối xử với nhau có tình, có nghĩa, có những hành động cao đẹp và cao thượng; nhờ đó con người mới khác loài cầm thú, nhờ đó con người thoát ra khỏi bản năng hung dữ, ác độc của loài động vật, nhờ đó con người mới trở nên những bậc quyền năng thánh tiết, nhờ đó con người mới có những năng lực mầu nhiệm trở thành bậc thiên nhân.

Đặc tướng của ý hành này rất vi tế, hung dữ giết người rất nhẹ nhàng bằng cách đầu độc cho nạn nhân chết. Tướng hung dữ có vẻ nhẹ nhàng, nhìn vào ta không thấy nó lộ ra ngoài nhưng ngầm ngầm bên trong các ý hành rất ác và dã man.

(12:31) Có nhiều người tức giận tướng lộ ra ngoài như mặt đỏ, mắt đỏ ngầu hay đôi khi trắng dã, hai đôi mắt đỏ ngầu trông dữ tợn. Còn anh học trò này các ý hành ngầm bên trong không lộ ra ngoài nên đặc tướng này hiểm ác, có dụng ý chiếm đoạt từ lâu. Chiếm đoạt thể xác cô gái và tài sản, giết người mình yêu, giết con của mình chỉ vì nổi máu tham lam.

Cái đặc tướng của anh học trò này là hiểm ác, đây là một con thú vật chứ không phải là một con người. Đặc tính này có cái ác nhiều hơn cái thiện; cái ác nằm ngầm bên trong ý hành nếu có cơ hội thì bộc phát rất mạnh. Anh học trò kia cái tánh ác của hành động này không lộ ra ngoài nhiều mà nó có sự sắp xếp trước khi hành động. Mặc dù anh học trò chỉ khởi ý niệm giết cô gái trong khi đi mua phở và nước trái cây.

Tính anh học trò ít nói trầm lặng nên ý hành của anh ta rất vi tế vì anh ta rất khôn ngoan, bày mưu tính kế cho cô gái ăn cắp tiền vàng của cha mình để bỏ trốn cùng anh ta. Nên đặc tính này cái ác nhiều hơn cái thiện, không lộ ra bên ngoài mà cái ác giấu bên trong ý hành.

Duyên hợp của ý hành này:

Là khi anh học trò được ở lại nhà của ông chú học hành và được ông chú tin cậy rồi đem lòng yêu đương với cô con gái ông chú. Khi cô gái mang bầu thì mọi chuyện bắt đầu xảy ra; vì lo sợ nên anh ta xúi dục cô gái ăn cắp tiền vàng của cha trốn theo anh ta. Khi thấy tiền vàng nhiều quá anh, anh ta nảy sinh ý đồ cướp để chiếm đoạt tài sản. Duyên hợp của ý hành này là ngay ở điểm này.

(14:37) Duyên tan của ý hành này:

Là trong khi mua phở và nước trái cây cho cô gái, anh ta nảy sinh ra ý định giết cô gái. Và đến thẳng cửa tiệm mua độc dược. Khi cô gái lăn lộn trên giường vì thuốc đã ngấm, anh ta hối hận nhưng không kịp nữa rồi, vài phút sau cô gái tắt thở. Anh ta bị toà xử tử hình tội mưu sát giết người cướp của, vì giết hai mạng người. Duyên tan của ý hành ở ngay điểm này.

Chuyển đổi ý hành này:

Muốn chuyển đổi ý hành này thì chúng ta phải có sự hiểu biết đúng đắn về nhân quả con người tức là sự xem xét và phản tỉnh về những gì muốn làm, đang làm hay đã làm của thân, khẩu, ý.

Vì nếu không có sự xem xét hay phản tỉnh về tay, miệng thì không thể nào có sự phòng hộ. Muốn phòng hộ ý hành cho tốt thì phải ngăn và diệt các ý tưởng ác đang khởi lên. Vai trò làm chủ ý rất quan trọng nên Đức Phật dạy: “ Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, Ý tạo tác", tức là dụng ý đối với thân hành và khẩu hành.

(15:58) Cũng như vậy nên đức Phật luôn luôn nhấn mạnh là dụng ý, chế ngự ý, làm sao cho ý mình luôn luôn nghĩ thiện, nghĩ lành. Ý hành luôn luôn thanh tịnh trong sáng thì tự khắc mọi thân hành, khẩu hành - thân và lời nói - cũng tự khắc trong sáng, thanh tịnh; đời này và đời con sẽ được an lạc hạnh phúc.

Áp dụng nhân quả ý hành này vào bản thân:

Đức Phật dạy rằng: “Không ai làm cho ta nhiễm ô, cũng không ai làm cho ta trong sạch. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta làm cho ta trong sạch”. Lời dạy trên đây đã mở ra cho con một hướng đi rất chủ động trong việc tạo nên một đời sống an lạc giải thoát ngay tại cuộc đời này.

Áp dụng nhân quả này vào bản thân con:

Con luôn phòng hộ sáu căn của mình để ngăn và diệt ác pháp, chủ động điều khiển các ý đang có manh nha khởi lên những gì ác; suy tư, suy xét, buông xuống những tư tưởng ác, vì nếu không xả thì con sẽ đau khổ, nhưng con luôn ý thức phải làm chủ ý hành của mình và tiêu diệt những ý tưởng xấu.

Mặc dù con chưa có ý hành ác nhưng con luôn cẩn thận dè dặt với những ý manh nha đang khởi lên, con luôn sáng suốt để nhận định các vấn đề và ý thức sự tai hại của nó. Con cố gắng khắc phục ý hành của mình và làm chủ những hoàn cảnh, những đối tượng đang xảy ra và đang bao quanh con. Có như vậy, cuộc sống của con hiện tại mới an vui. Đó là một cuộc cách mạng giải thoát tinh thần khổ đau của riêng con.

(18:07) Câu chuyện thứ hai: Sân Hận

Có một gia đình kia, cha mẹ mất sớm để lại ba anh em. Hai người anh trai thì hiền lành còn cô em gái thì hung dữ và nóng nảy. Trong ba anh em, anh hai là hiền hậu nhất nhà còn anh thứ ba hay uống rượu say sưa, tối ngày chửi mắng xóm làng; còn cô em gái thứ tư thì thôi khỏi nói hung dữ nhất xóm.

Ai đụng đến cô Tư thì sẽ biết tay, cô Tư đến tận nhà chửi bới từ sáng đến chiều, mệt nằm nghỉ, khỏe chửi tiếp. Trong làng có vụ chửi lộn nào là người ta đến thẳng nhà mời cô Tư đi chửi lộn với người ta. Với bản tính cộc cằn hung dữ nên cô Tư có dung mạo rất xấu xí, có thân hình mất cân đối, mặt bủng da chì và gương mặt xấu xí đến tởm: răng vẩu, mắt xếch không chồng, không con nên giới tính của cô càng khó gần hơn; hung dữ quá nên cô Tư không có người nào dám yêu cô cả.

Người anh trai luôn khuyên em mình bớt hung dữ dịu dàng một chút; đàn bà con gái gì mà gặp ai cô Tư cũng chửi thề và nói lũ đĩ thỏa; người anh trai thương em mình càng khuyên lơn, nhưng cô Tư nào có nghe, chứng nào tật nấy “Non sông đồi núi có thể thay đổi nhưng bản chất con người khó đổi thay”.

(20:00) Vậy mà không hiểu vì sao hôm đó trong làng có một tên du côn, du đãng nào đó bị đánh trọng thương, chạy vào làng ẩn nắp. May mắn sao! Chạy vào trốn nhà cô Tư rồi ngất xỉu luôn sau vườn chuối. Hôm đó cô Tư đi tắm giặt ở bờ suối về, đang phơi đồ sau vườn chuối thấy có vết chân người chạy qua đây nên vạch lá tìm xem có đứa nào chạy vào vườn của cô; để cô chuẩn bị ra chửi kẻ nào dám trộm chuối nhà cô;thấy một trung niên đang bất tỉnh nằm đó, cô Tư hốt hoảng chạy vào nhà kêu anh hai, anh ba.

Hai anh chạy ra khiêng người đó vào nhà chăm sóc vết thương. Anh Hai giục cô Tư đi nấu cháo, với bản tính hiền lành chất phát nên anh Hai cho người đàn ông đó ở lại nhà. Thế rồi không hiểu vì sao, có duyên nợ với nhau từ trước mà cô Tư đâm ra thương người đàn ông đó.

Rồi việc gì đến đã đến, cô Tư ăn nằm với người đàn ông đó có bầu. Mỗi ngày cái bụng càng lớn, hàng xóm dị nghị; cứ nghe đến tai cô Tư là cô chửi tan nát. Người đàn ông đó sau khi lành vết thương, ở lại được nữa năm thì hắn ta trốn đi mất để lại cô Tư với cái bụng chửa hoang thật tội nghiệp. Vừa buồn, vừa đau khổ vì bụng mang dạ chửa cô Tư đâm ra khó tính và hung dữ hơn, nóng giận vô cớ đập bể đồ nếu anh Ba có nói vài lời không vừa ý.

(22:00) Hôm đó, anh Ba đi uống rượu xỉn về nhà chửi cô Tư là đồ chửa hoang: “Đồ ngu sao mày nghĩ vãi vậy, sao để cho thằng đó chơi cho có bầu; mày ngu lắm, tao đuổi mày ra khỏi nhà, không chứa đồ gái chửa hoang, xui xẻo lắm!”

Cô Tư giận lắm, với bản chất hung dữ, cô la hét, khóc bù lu, bù loa, nhảy lên, nhảy xuống, lăn lộn trên đất, bứt tóc, bứt tai mà khóc kêu: “Trời ơi là trời! Thằng Ba nó chửi tui là gái chửa hoang, nó đuổi tôi ra khỏi nhà”, cô Tư la khóc chạy lui, chạy tới. Còn anh Ba sau khi chửi em mình xong leo lên giường ngủ chẳng biết gì. Cô Tư tức giận chạy ra sau vườn vác con dao chặt anh Ba. Với bản chất hung dữ, cô ta chém như chém chuối, anh Ba chết tại chỗ.

Lúc đó anh Hai đi qua làng bên hốt thuốc về cho em dưỡng thai nên không có ở nhà. Sau khi bừng tỉnh cơn sân hận cô Tư giật mình nhìn lại thấy anh Ba máu chảy dầm dề trên giường, người anh Ba bị đứt ra nhiều khúc, cô Tư hốt hoảng chạy như điên, vừa chạy vừa la hét loạn xạ. Hàng xóm láng giềng vốn ghét cô Tư và sợ bản tính hung dữ nên không ai dám qua can ngăn.

Cô Tư chạy vấp ngã, té xuống con đê bất tỉnh, máu chảy ướt cả quần, cô Tư bị sảy thai luôn. Anh Hai về nhà thấy đồ đạc trong nhà bị đổ nát còn trên giường thì thằng Ba nằm chết lúc nào, máu me đầm đìa, bị chặt đứt nhiều khúc; lúc đó bà con lối xóm nhìn thấy mới chạy qua kể cho anh Hai nghe câu chuyện. Anh Hai sững sờ đau khổ tột cùng, anh kêu lên: “ Trời ơi là trời!”. Anh ngồi bệt xuống đất khóc thảm thiết.

(24:20) Được tin báo, công an xã có mặt tại hiện trường và điều tra bắt hung thủ; sau khi cô Tư tỉnh lại, cô ra đầu thú vì tội giết chết anh ba của mình. Toà kêu án tù chung thân, có giảm án vì hung thủ tự ra đầu thú.

Vụ án kết thúc tại đây để lại cho người đọc bài học đáng suy ngẫm. Người khổ tâm nhất là anh Hai, anh tan nát cõi lòng vì thấy hai đứa em mình một đứa thì chết, một đứa thì ở tù chung thân, gia đình anh tan nát đổ vỡ. Âu đó cũng là duyên nhân quả của gia đình anh phải trả. Chúng tôi hy vọng rằng nếu anh có đủ duyên thì gặp nền đạo đức nhân quả - nhân bản thì nỗi khổ tâm trong lòng anh sẽ giảm bớt đi một phần nào đó cho gia đình bất hạnh của anh.

Trong kinh dạy rằng: “Một nghìn tâm sân sinh khởi lên thì trăm nghìn tai họa đem đến - Nhất niệm tân sân sinh khởi, bách chướng vạn môn khai”. Người xưa cũng nói : “Hãy dằn tâm giận xuống - chỉ trong một giây mà thôi để rồi khỏi sợ cả trăm ngày”. Do chưa dằn được sự giận hờn nên từ một việc nhỏ sẽ trở thành một việc lớn và còn biết bao nhiêu việc phiền não không thể ngờ được.

Trong các nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình và cho người tính nóng giận là một nguyên nhân lớn chẳng kém gì lòng tham lam và tánh ngu si. Từ nguyên thuỷ cho đến nay sự sân giận của loài người là lớn lao vô kể; sự phá hỏng vì lòng giận dữ của họ cũng lớn lao vô cùng.

(26:16) Loài người xây rồi phá, phá rồi xây không ngừng chẳng khác gì đứa trẻ xây nhà trên cát, xây xong rồi lại đạp đi để rồi xây lại. Nguyên nhân của sự phá hỏng ấy là nóng giận; có những sự nóng giận nho nhỏ trong nhà giữa vợ chồng là đổ vỡ chén bát; có những sự nóng giận giữa anh em làm u đầu sưng trán; có những sự nóng giận giữa bạn bè làm đoạn tuyệt đường đi lối về; có những sự nóng giận vì tình địch hay đồng nghiệp kinh doanh cần phải thanh toán bằng lưỡi dao, mũi kiếm hay lọ axit; có những sự nóng giận lớn lao giữa nước này với nước khác, màu da này với màu da nọ, chủ nghĩa này với chủ nghĩa kia mà tiếp diễn là những thây ma nằm ngổn ngang trên bãi chiến trường, những kẻ tật nguyền trong các bệnh viện và những chiếc khăn tang trên đầu các cô nhi quả phụ.

Tất cả đều do sân hận mà ra. Sân hận nằm sẵn trong lòng mỗi người như ngọn lửa âm ỉ cháy, như những ngòi thuốc súng sẵn sàng bùng nổ bất luận lúc nào; lửa gặp lửa, thuốc súng gặp thuốc súng, không nói chắc ai cũng biết tai hại do chúng gây ra lớn lao như thế nào. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác tâm sân hận nó thường mang đến sự rắc rối và tạo muôn vàn sự đau khổ trong tâm hồn. Tâm sân giận không dằn được có khi gây ra án mạng, tạo cảnh tù tội chung thân như cô Tư mà chúng tôi vừa trình bày ở trên.

Đặc tướng của ý hành này rất thô kệch, khi tức giận cô Tư hay nhảy nhót tung tăng và la hét, lăn lộn trên đất, bứt tóc, bứt tai, nhảy lui, nhảy tới, khóc bù lu, bù loa trông thật hung dữ. Đặc tướng này rất nóng nảy, tức giận là nhảy tới đánh hoặc chém liền không cần suy nghĩ.

(28:33) Cái giận dữ rất hung ác, mặt cau có đỏ gay, hai con mắt đỏ ngầu, cơn sân phát khởi ào ào như thác đổ, đánh, đập bể đồ đạc, gặp gì quăng nấy hoặc chém ngay tức khắc không cần phải suy tính như những đặc tướng khác; đặc tướng này gọi là cơn sân thô kệch chứ không phải là vi tế; đặc tướng này cái ác nhiều hơn cái thiện vì cái ác đến rất nhanh;vì có bản chất hung ác nóng nảy nên gặp nghịch ý bỗng nhiên thay đổi sắc mặt liền: cau có, đỏ gay, đôi mắt đỏ ngầu hoặc trắng dã, cái ác hiện thành hành động ngay, hành động đánh hoặc chém, đập phá đồ đạc.

Tánh ác có mặt sau khi gặp nghịch ý, đây là một hành động thiếu đạo đức, tự làm khổ mình khổ người. Đặc tướng này không có chuẩn bị trước, hễ ai làm trái ý liền chửi ngay không cần phải suy nghĩ đắn đo, như thác đổ ào ào.

(29:39) Duyên hợp của ý hành này:

Với bản chất nóng nảy và hung dữ đã có sẵn nên khi gặp chuyện là bộc phát rất nhanh. Khi gặp người đàn ông chạy vào bụi chuối nằm bất tỉnh thì mọi chuyện bắt đầu xảy ra từ đó. Cô Tư đâm ra thương người đó và ăn nằm đến nỗi có thai. Và khi người đàn ông bỏ trốn đi, cô Tư buồn phiền và đau khổ, từ chuyện này đã xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa anh ba và cô tư. Hôm đó anh hai lại đi vắng không có nhà nên dẫn đến kết quả thật bi thảm.

Duyên tan của ý hành này:

Khi anh ba chửi mình như vậy, cô tư tức giận chạy ra sau vườn vác dao vào chém anh ba. Với bản chất hung dữ có sẵn không cần suy nghĩ đắn đo, cô Tư chém như chém chuối làm anh Ba chết ngay tại chỗ. Sau đó hốt hoảng cô Tư bỏ chạy và ngã xuống sảy thai; khi tỉnh lại cô Tư đã ra đầu thú và toà án kêu án tù chung thân.

Sự chuyển đổi ý hành này:

Muốn chuyển đổi ý hành này thì khi đứng trước các đối tượng, chúng ta cố tránh mọi sự kiện, mọi sự vật đừng để xảy ra, phải luôn giữ sắc mặt bình thường; muốn làm chủ hoàn toàn tinh thần không để một phút giây sân hận thì phải dùng trí tuệ quán xét cho thấu suốt tận nguồn gốc đối tượng mà để ngăn chặn chúng ở bên ngoài.

Phải biết nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng và chuyển đổi các sự việc đang xảy ra xung quanh ta đang sống để được bình an cho mình và mọi người. Nếu gặp người sân hận thì chúng ta nên áp dụng điều đó vào bản thân; Bởi vì đức Phật dạy: “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có; từ bi diệt hận thù là định luật thiên thu”.

Áp dụng nhân quả ý hành này vào bản thân.

Khi một người nổi sân hận, người ấy không khác gì kẻ ác. Đối tượng của nóng giận mang sân hận, người ấy không còn tự kiểm soát được chính mình, không thể tiến tới gần giải thoát của vấn đề, người ấy trở thành kẻ thua cuộc. Hận thù giống như thuốc độc, nó chích vào mạch máu của chúng ta trước khi được chích vào kẻ thù của bạn; nó cũng giống như bạn ném phân bò vào người khác, trước tiên tay bạn bị dơ trước khi người khác bị dơ.

Đức Phật dạy: “Hạnh phúc thay cho chúng ta sống không hận thù”; giữa những kẻ hận thù chúng ta không hận thù bởi vì nhiều người ác vì ngu muội, chúng ta không nên nguyền rủa hay kết tội họ mãi; chúng ta nên cố gắng sửa chữa họ và giảng giải cho họ biết sự lầm lẫn của họ. Từ bi và sự hiểu biết như vậy được dạy bởi đức Phật: “ Chúng ta đối xử với kẻ ác giống như ta đối xử với một bệnh nhân đau khổ vì bệnh tật".

Thay vì kết tội họ vì bệnh hoạn, bạn nên cố gắng loại trừ nguyên nhân của bệnh tật giúp họ trở nên khá hơn và hạnh phúc bằng cách trải tâm từ bi và lòng từ ái đến một người; bạn đã cho người ấy có cơ hội nhận thức được cái khờ dại của họ và cho họ cơ hội từ bỏ được thói xấu của tâm sân hận.

Khi chúng ta nói với tâm trạng đó không nhất thiết chỉ có nghĩa về mặt vật chất mà thôi, dĩ nhiên quan trọng hơn là phát triển tinh thần nơi lòng từ ái được trãi tới mọi người sống trong cõi trần gian. Hãy phát triển thiện chí, lúc nào bạn cũng nghĩ tốt đến mọi người dù bạn bị người ta làm đau hay bị hãm hại đến mức nào đó. Nhưng cả khi bạn thấy vào lúc này bạn khó thực hiện, bạn vẫn phục vụ to lớn cho chính bạn và cho người khác bằng cách không lấy oán trả oán.

Áp dụng vào bản thân con:

Con luôn ý thức được cơn giận đang đến với con. Có hôm con phải lấy một tập giấy và trút vào đó tất cả rồi đưa cho Thầy đọc, con xả bằng cách đó. Có khi con hiểu được cơn giận sẽ làm cho con khổ, con biết đó là sở trường của con; con biết cơn tức giận đang có trong con khi ấy, con biết nên con cảm thấy nhẹ nhàng, cái giận đó là cái vi tế trong lòng con. Con sẽ cố gắng xả cái giận vi tế này; con đang làm chủ được cái giận thô bên ngoài, cái phản ứng bên ngoài đến với con rất chậm; nhiều khi con thấy con rất bình thản trước cái giận dữ của họ, con để ý thấy phản ứng của con rất chậm và nó nhẫn nhục được và chịu đựng rất tốt; nhưng ngầm ngầm cái vi tế bên trong thì con lại phải viết vào giấy để xả, khi con viết xong, con cảm thấy như trút được gánh nặng trong lòng vì có Thầy đọc, Thầy thông cảm, Thầy hiểu và thương nên con đưa hết cho Thầy đọc rồi con suy nghĩ nếu mai này Thầy nhập diệt rồi thì cái giận của mình ai sẽ đọc, ai sẽ cảm thông và chia sẻ? Vậy là con cố gắng buông xả những cái bực tức trong lòng xuống, những cái vi tế nhất con cũng có xả được rồi. Con biết ơn Thầy rất nhiều vì đã đọc những bài viết xả tâm của con, con thành tâm tri ơn Thầy, người Thầy tôn kính và vĩ đại nhất của cuộc đời con.

(36:02) Câu chuyện thứ ba: Si Mê.

Có một anh thương nhân đi buôn hàng chuyến, một năm anh ta chỉ về nhà có hai ba lần, ghé qua vài ngày rồi lại đi. Ở nhà chị vợ một nách bốn đứa con còn nhỏ dại lo cho ăn uống học hành với cửa hàng bán vải; chị vợ cũng giỏi giang chăm sóc con rồi lo buôn bán. Anh thương nhân mỗi lần ghé về nhà đưa tiền cho vợ nuôi con rồi đi mất hút không biết lo nghĩ gì đến con cái. Anh chồng có tính …​(36:44 không nghe rõ) nên có bao nhiêu tiền bèn đổ vào đó hết.

Anh ta ở lại lầu xanh cả tháng trời, say sưa với những kỹ nữ không còn biết gì đến vợ con, không còn nghĩ đến cái thân đang mỗi ngày tàn, khô héo của mình. Anh ta bỏ tiền ra mua bốn cô kỹ nữ đem về chỗ ở trọ của mình, hàng đêm vui chơi, đùa cợt thoả thích; bao nhiêu hàng hoá mua bán anh ta đem đi thuê nhà cho các cô kỹ nữ đến ở. Số tiền mỗi ngày hao hụt thì sức khoẻ của anh kia cũng tàn theo.

Anh ta đang tập sống như các vua chúa thời xưa có nhiều kỹ nữ đẹp; mỗi nàng được anh ta đặt cho một cái tên như là Tây Thi, Dương Quý Phi, Bao Tự, Đắc Kỷ. Mỗi đêm anh ta truy hoan không biết bao nhiêu lần, đôi khi cả bốn năm cô kỹ nữ cùng một lúc. Anh ta chìm đắm trong cái si mê dục vọng ngất ngây mãn nguyện; bạn bè khuyên lơn anh ta nào có nghe, bỏ ngoài tai những lời chân tình của bạn tốt

(38:00) Tiền bạc mỗi ngày theo đó mà vỗ cánh bay đi; có tiền thì các cô kỹ nữ theo hầu hạ, hết tiền thì họ cuốn gói ra đi, cái ngày đó đã đến. Khi thấy anh ta hết tiền họ liền lãng tránh, bỏ lại anh ta bơ vơ trong căn bệnh hiểm nghèo với thân tàn ma dại. Có hôm đói quá không có gì để ăn qua ngày, anh ta không dám về nhà nhìn mặt vợ con vì đã bỏ bê gia đình cả hai năm trời nay rồi.

Với tấm thân bệnh hoạn, anh đi xin ăn ở góc chợ mỗi ngày, bữa đói bữa no trông thật thảm thương. Bạn bè thấy anh ra nông nổi này đều tránh xa; họ đã khuyên nhưng không nghe, bây giờ khổ như vậy anh mới sáng mắt ra, mới hối hận thì không kịp nữa rồi; ngày qua ngày anh ta như ngọn đèn treo trước gió, căn bệnh lở lói lan cả hai chân, anh đi không nổi phải bò lết trông thật thảm thương.

Chiều hôm qua, người ta bắt gặp thấy anh chết cóng bên vỉa hè. Mấy người bán hàng rong thương tình góp tiền mua được cổ quan tài đem anh chôn ở đồi thông của khu nghĩa địa; mọi người không biết tung tích lai lịch anh ở đâu nên dần dần họ quên anh nhanh chóng.

Lâu rồi không thấy chồng về thăm, người vợ khăn gói đi tìm chồng hết chỗ này đến chỗ kia, hỏi thăm nhưng mọi người đều không biết; may mắn gặp được người bạn ngày xưa cùng mua bán vải thuật lại sự tình không biết anh còn sống hay đã chết.

Vợ khóc lóc, đau khổ quá nàng đến bên bờ sông định tự vẫn nhưng nghĩ đến bốn đứa con thơ dại bỏ lại không ai nuôi nên đành ngồi khóc lóc thảm thiết. Có một chị bán hàng rong đi qua dừng lại hỏi chuyện, nàng liền kể sự tình gia cảnh của mình; chị hàng rong thuật lại mấy tháng trước có một người ăn xin ở góc chợ nằm đó chừng nửa năm, sau đó chết lặng và đem chôn ở khu nghĩa địa bên đồi thông.

Chị hàng xóm dẫn người vợ tới đó, thấy ngôi mộ còn chưa xanh cỏ, trên mộ có để sót lại cái ống điếu cày mà ngày xưa anh ta hay dùng; nhìn ống điếu người vợ biết ngay đó là chồng mình đã chết.

(40:49) Nàng khóc lóc thảm thiết, than thân trách phận thương mình, thương chồng; trong mấy ngày ở đó, mấy chị hàng rong kể chuyện về anh cho người vợ nghe. Sau khi biết được sự tình, người vợ đành gạt nước mắt ra đi, phải về nuôi bốn đứa con thơ dại.

Câu chuyện thật đáng thương, chỉ vì ham mê sắc dục không còn biết hay, dở, phải, trái nên cuộc đời thân tàn ma dại, đói khổ như vậy để lại vợ con nheo nhóc, khổ lên, khổ xuống, gây biết bao đau khổ cho gia đình con mất cha, vợ mất chồng; cuộc đời thật quá khổ đau!

Si mê tà dâm tức là sự tham dục phi lễ, phi pháp. Đức Phật dạy người xuất gia ly dục phải dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia không được tà dục; khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là chánh, ngoài ra lén lút lang chạ làm việc phi pháp gọi là tà; nhưng nếu vợ chồng chính thức đi nữa mà ăn nằm không phải chỗ, nằm ngủ không chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm si mê cả. Đó là mặt thô thiển, nói về mặt vi tế thì phàm sự phóng tâm, đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, chơi bời lơi lã cũng đều thuộc về loại tà dâm cả. Sự ngăn cấm sắc dục nhằm mục đích giữ gìn hạnh phúc cho cá nhân và gia đình.

(42:23) Đức Phật dạy: “ Người có lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió…​(42:28 không nghe rõ)” Thật vậy người đắm say sắc dục nếu không…​(42:36 không nghe rõ) thì cũng chết vì sự hoang chơi quá tửu của mình, nếu không đau đớn, khổ sở đến nỗi diệt thân, hủy mạng vì sự phụ rẫy của người yêu thì cũng khó thoát khỏi những mũi dao, làn đạn của kẻ tình địch phũ phàng. Nếu người đàn ông hay đàn bà có gia đình rồi mà còn đi lang chạ thì hạnh phúc gia đình thế nào cũng tan rã hoặc người vợ phải ôm tủi nuốt hờn hoặc người chồng phải khổ đau nhục nhã; còn nếu không thể chịu đựng được nhau thì vợ chồng phải chia rẻ, con cái bơ vơ theo cha thì bỏ mẹ, theo mẹ thì mất cha …​(43:19 không nghe rõ)

Cho nên tà dâm, mê đắm sắc dục là mối nguy hại lớn nhất của hạnh phúc gia đình. Nếu một xã hội gồm những phần tử đoan chính, không đắm mê sắc dục, không hoang dâm thì những điều …​(43:34 không nghe rõ) những cảnh tù tội, chém giết sẽ không xảy ra; vợ chồng con cái đoàn tụ an vui trong gia đình. Bạn bè …​(43:47 không nghe rõ)

Đặc tướng này vừa thô, vừa vi tế - si mê được giấu kín ở trong lòng nhưng sau một thời gian sẽ lộ ra ngoài sự si mê sắc dục - bằng chứng có bao nhiêu tiền anh ta đều mua các kỹ nữ để múa hát chơi bời. Đặc tính này có nhiều cái ác hơn cái thiện vì tham mê sắc dục, anh bỏ bê vợ con nheo nhóc ở nhà còn mình thì vui thú với kỹ nữ đến nỗi tiêu gia bại sản, thân bệnh hoạn ăn xin đầu đường xó chợ rồi chết lặng ở vỉa hè. Đặc tính này rất ác, tự làm khổ mình, khổ vợ con nhất là người vợ phải gánh vác nuôi bốn đứa con cho chồng.

(44:33) Duyên hợp của ý hành này:

Vì là người buôn bán thường xuyên đi vắng nhà nên anh thường vào các lầu xanh vui chơi. Với bản tính mê gái tham muốn sắc dục nên có tiền là anh ta đổ vào đó hết - ăn chơi trác táng, mua các nàng kỹ nữ để truy hoan với mình.

Duyên tan của ý hành này:

Sau khi hết tiền bạc, thân bệnh hoạn do các cuộc chơi bời vô độ thâu đêm với các kỹ nữ, khi hết tiền thì họ bỏ rơi anh; thân bệnh hoạn nên không ai dám gần anh cả, anh trở thành gã ăn xin đầu đường xó chợ, bữa đói, bữa no không một xu dính túi; ngày hôm trước, anh là một người hào hoa phong nhã, tiền bạc ăn xài rất phong lưu; ngày hôm nay anh là gã xin ăn bệnh hoạn ăn xin xó chợ, gầm cầu; anh ta chết cóng ở vỉa hè.

Sự chuyển đổi của ý hành này:

Muốn chuyển đổi thì phải hiểu biết rõ ràng của đường đi nhân quả, khi chúng ta biết rõ cuộc đời vui ít buồn nhiều, hễ tham muốn nhiều thì lại càng đau khổ lắm. Khi biết rõ như thế chúng ta sẽ biết tiết chế dục vọng của mình và sẽ biết đủ, do đó chúng ta không bị hoàn cảnh chi phối, không bị sóng đời lôi kéo vùi dập chúng ta xuống bờ vực thẳm mênh mông của khổ đau.

Chúng ta chuyển đổi ý niệm ác sang ý niệm thiện để cho tâm hồn thanh thản, giảm bớt đi những khổ đau mà mình đã khởi lên; ngăn và diệt những tà niệm xấu, tăng trưởng những ý niệm tốt lên, đó là cách chuyển đổi của ý hành này.

(46:24) Áp dụng nhân quả ý hành này vào bản thân:

Người xưa có thành ngữ: “Sắc đẹp nghiêng nước, nghiêng thành", mới nghe qua tưởng như nói ngoa nhưng đó là sự thật mà lịch sử đã chứng minh bao nhiêu triều đại ngai vàng sụp đổ vì một mỹ nhân; bao nhiêu thành trì, đất nước tiêu vong vì một tiếng khóc, một giọng cười hay cái liếc mắt của người ngọc.

May thay trong thời đại này, một người đẹp dù là quốc sắc thiên hương đến bực nào cũng không còn có thể tác oai, tác quái như xưa được; tuy thế ảnh hưởng tai hại của nó trong …​(47:02 không nghe rõ), trong chính trường là không nhỏ.

Có người sẽ cãi lại: “ Sắc đẹp đâu phải là một tội lỗi, tội lỗi là lòng say hoa, đắm sắc kia chứ ". Vâng! Chúng tôi cũng định kết luận như thế; sắc đẹp là nguyên nhân phụ, còn nguyên nhân chính của bao đổ vỡ từ nhỏ đến lớn, từ cá nhân đến gia đình và xã hội đều tại lòng tham sắc dục mà ra; vì sắc dục mà hai người yêu trở nên đâm chém nhau, vì sắc dục mà người mẹ đành đoạn thả trôi con theo dòng nước hay vứt vào bụi rậm cho kiến tha, gà mổ; vì sắc dục mà người chồng, người vợ xa nhau, cha con ly tán hạnh phúc gia đình tan vỡ; vì sắc dục mà sanh ra lường gạt người khác mang tâm …​(47:50 không nghe rõ); vì sắc dục mà sức khoẻ hao mòn, chết non, chết yểu; vì sắc dục mà mang bệnh suốt đời và gây hại cho con cháu về sau. Năm mươi phần trăm những bệnh trên thế giới là do gốc ở sắc dục mà ra.

(48:05) Một nguyên nhân khác của đau khổ và xấu xa không kém phần quan trọng, có lẽ quan trọng hơn cả những nguyên nhân đã kể trên là sự si mê dốt nát. Người ta tàn ác, tham lam, giết người cướp của, đắm mê sắc dục, lừa đảo, dối gạt cũng vì ngu si không nhận rõ được hậu quả tai hại của những hành động tội lỗi của mình.

Đức Phật dạy: “Ngu si là gốc của muôn tội lỗi”; một gia đình gồm những người ngu si thì gia đình ấy là một khám đường; một xã hội toàn những phần tử ngu si thì xã hội ấy là một địa ngục; chúng ta có thể kể thêm nhiều nguyên nhân gây đau khổ cho cá nhân và loạn lạc trong xã hội nữa nhưng xét ra nguyên nhân chính không ngoài những điều vừa nói ở các đoạn trên là tánh độc ác, lòng tham lam phản trắc, sự dối trá và sự ngu si. Diệt trừ được những nguyên nhân trên chắc chắn cuộc đời sẽ bớt khổ và bớt loạn lạc nhiều lắm.

Nhưng chúng ta cũng công nhận rằng diệt trừ tận gốc các nguyên nhân trên không phải dễ, vì chúng đã ăn sâu gốc rễ trong lòng người từ muôn vạn đời rồi. Vả lại xã hội loài người rất phức tạp, trình độ không đồng đều, hoàn cảnh mỗi người không giống nhau khó có thể làm cho con người trở thành thuần thiện trong một thời gian ngắn được. Nhưng nói như thế không có nghĩa chúng ta đành khoanh tay chịu bất lực sự hoành hành của những tánh xấu xa đen tối.

Nếu chưa có diệt trừ tận gốc chúng nó thì ít ra chúng ta cũng phải có phương pháp chặn đứng chúng nó lại không cho bành trướng ra nữa để cho chúng khỏi làm hại cho cá nhân và đoàn thể.

Đứng trước vấn đề trọng đại này chúng ta đã giải quyết như thế nào. Chúng ta có mười điều thiện để ngăn và diệt ác pháp trong nội tâm mình, đó là áp dụng vào bản thân của mỗi cá nhân sau khi đã được học về nhân quả ý hành.

(50:10) Phần kết luận:

Đức Phật dạy:

“ Ý dẫn đầu các pháp.

Ý làm chủ, ý tạo tác;

Nếu với ý thô thiển

Nói hay hành động.

Khổ não bước theo sau

Như xe lăn, vật kéo

Ý dẫn đầu các pháp.

Ý làm chủ, ý tạo tác.

Nếu với ý thanh tịnh.

nói hay hành động.

An lạc bước theo sau.

Như bóng không rời hình”.

Tâm ý thanh tịnh trong kinh Pháp Cú chính là tâm từ, tâm bi mà đức Phật ca ngợi như là tâm trạng tốt đẹp nhất trên thế gian này. Tại kinh trên, chúng ta thấy rõ đức Phật hết sức coi trọng việc tu tập lòng từ, lòng bi và giữ mười điều thiện; nếu ai tu tập được như hai bài kệ trên;nếu cả đời chúng ta đi, đứng, nằm ngồi đều giữ một ý niệm từ bi thật sự thương xót mọi người và mọi loài thì công đức của chúng ta sẽ vô lượng, vô biên.

Mà lòng từ ấy…​(51:10 không nghe rõ) chính là không tham lam, không sân hận, không si mê. Luật nhân quả ý hành cho chúng ta nhận thấy rõ chính mối tương quan nhân quả từ nơi tâm ý của con người đã hình thành nên các hành động thiện hay ác mà con người phải thọ nhận. Điều đó đã nói lên sự chuyển biến liên tục của con người và thế giới sự vật hiện tượng, tất cả hiện hữu ấy đều là hiện hữu của đương nhiên; chúng luôn hiện ra trong vòng nhân quả và cũng chính xu hướng tương quan nhân quả này mà mọi vấn đề luân lý, đạo đức Phật giáo được đặt ra với tên gọi là hành động thiện và ác.

Do đó nói đến nhân quả ý hành là nói đến một tiến trình tạo tác của con người mà từ đó hình thành đời sống an lạc hoặc khổ đau cho mỗi con người. Trong đó mỗi tư duy và hành động cụ thể là một nguyên động lực khiến tạo nên trạng thái tâm lý an hay bất an, khiến tạo ra cuộc sống hạnh phúc hay bất hạnh.

Tất nhiên trong suốt tiến trình tạo tác nhân quả ý hành đó con người luôn luôn đóng vai trò trung tâm và chủ động. Ở đây theo lời đức Phật dạy không hề có bất kỳ một sự chi phối nào bởi một quyền năng, bởi một đấng tạo hoá thần thánh trong tiến trình tạo tác ấy mà chỉ có con người và các hành động tâm lý của nó mà thôi.

(52:42) Nhân quả ý hành là những nguyên tắc hướng dẫn chúng ta về những an lạc, giải thoát và giác ngộ. Đó cũng là những nguyên tắc để xây dựng nền tảng cho hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình và xã hội. Học hỏi và thực hành đạo đức nhân quả ta sẽ đi đúng con đường chánh pháp, sẽ tránh được lỗi lầm, đau khổ, sợ hãi và thất vọng; ta sẽ xây dựng được an lạc, hạnh phúc cho ta, cho gia đình ta và góp phần vào sự an ổn cho toàn xã hội.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trưởng Lão: Cách thức làm bài, các con thấy trước tiên có người đưa ra một mẩu chuyện để chúng ta nghe rồi phân tích mẩu chuyện đó ra. Cái nào thiện, cái nào ác cụ thể rõ ràng hoặc là chúng ta giải thích về nhân quả, luận về nhân quả rồi chúng ta đưa mẩu chuyện để chứng minh cho cái nhân quả mà chúng ta đã luận.

Có hai cách thức chúng ta làm bài luận và đồng thời cũng là cách thức để chúng ta tư duy suy nghĩ để triển khai tri kiến của chúng ta đúng cách chứ không thể tri kiến chúng ta tư duy suy nghĩ sai cách, nó không có đúng, không xoáy sâu vào đề tài chúng ta tu tập.

2- ĐỪNG LỢI DỤNG CÂU “KHẨU XÀ TÂM PHẬT” ĐỂ CHE ĐẬY LỜI NÓI ÁC.

(54:04) Hôm nay, bây giờ cũng gần hết giờ Thầy sẽ trả lời câu: “ Khẩu xà, tâm Phật".

Thường thường có nhiều người nói lời nói rất hung dữ - Ở đây, câu này có nhiều ý, Thầy giải thích cái này để hiểu rõ.

Người ta nói “ Khẩu Xà, Tâm Phật" - có nhiều người, họ chửi mắng, mạt sát người khác đủ thứ hết nhưng khi chửi xong, họ hả cơn giận rồi thì hiền lành, họ không có ý gì hết nên nói đó là “khẩu xà, tâm Phật”; nhưng nhiều người dùng câu này để che đậy ác khẩu, họ nói ác đủ thứ hết nhưng lại nói rằng: “Tôi nói như vậy chứ tôi là khẩu xà, tâm Phật". Đó là dùng lời nói để che đậy khẩu ác của mình chứ không phải đúng như vậy. Đối với đức Phật thì lời nói phải có ái khẩu, chứ không phải lời nói hung dữ. Trong đạo Phật thì lời nói hung dữ đã có chỉ ra trong Thập Thiện, nói ra: “không nói lời hung dữ”.

(55:21) Nhưng tại sao đức Phật cũng có lúc nói lời hung dữ “Ông là đồ ngu si”, tại sao đức Phật lại nói như vậy? Tại vì những người đó nếu không dùng những lời đó - những người đó quá ác độc, quá hung dữ - nếu không nói lời nói đó thì không chặn đứng họ lại được trong lời nói.

Do đó vì vậy đức Phật cũng có khi dùng lời không ái ngữ chứ không phải lúc nào cũng ái ngữ nhẹ nhàng; nếu mình dùng lời nhỏ nhẹ thì bị người ta dùng những lời đàn áp mình nên có khi phải sử dụng; nhưng trước khi sử dụng đối với một người tu hành như Thầy, như các con thì chúng ta phải bình tĩnh xin khai giới ái ngữ, xin khai cái lời nói ngọt ngào rồi mình mới nói; tức là mình có sự chủ động để nói chứ không phải bị động; mà mình vì tức giận mà nói thì cái đó sai.

Khi mình biết, mình khai giới ra thì cái tâm của mình do cái sự chủ động mình muốn nói lời nói đó để hàng phục người kia bằng cái ngôn ngữ mạnh mẽ, thẳng thắn hơn; do đó mình phải xin khai giới, điều đó chứng tỏ mình đang bình tỉnh chứ không phải mình mất bình tĩnh.

Mình mất bình tĩnh, tức là mình nghe người ta nói nặng mình, mình chịu không nổi, mình sân lên mình nói, đó là mất bình tĩnh; còn khi mình nhớ được mình khai giới là mình có bình tĩnh hẳn hòi; mình thấy được rằng cần phải thuyết phục người này bằng cái ngôn ngữ như thế này, thế này: “Vì vậy tôi xin khai giới ái ngữ, do cái sự kiện chứ tôi không phải lầm lạc”.

Cho nên ở câu này chúng ta phải hiểu “ Khẩu xà, tâm Phật”, chỉ có đức Phật mới dám nói câu này còn chúng ta chưa phải Phật chúng ta không nên dùng câu này vì dùng câu này chúng ta che đậy mình; chính tự mình dối mình, mình che đậy, nói: “Tôi nói dữ vậy chứ thật sự tôi không có ghét ai”.

Cái câu “khẩu xà, tâm Phật” có nghĩa như vậy. Cho nên nhiều khi chúng ta lợi dụng câu - người ăn thịt chúng sanh, người ta nói - “Vật dưỡng nhơn”. Người ta lợi dụng lời nói đó để ăn thịt chúng sanh; cũng giống như chúng ta lợi dụng câu “Khẩu xà, tâm Phật” để che đậy cái ác, cái lời nói ác của chúng ta, ở đây nó có hai cách hiểu.

Qua câu này thì con muốn hỏi một điều mà Thầy sẽ giải thích chung: như ở đây Cô Út, các con thấy nhiều khi cô cũng nói lời mạnh mẽ, lời nói không có ái ngữ lắm nhưng mục đích của Cô Út ở đây để giúp các con thực hiện được tâm xả, cái tâm xả; bởi vì nhiệm vụ trọng trách của Cô Út đứng góc độ này là cô trợ giúp.

(58:15) Những ngày đầu tiên các con đến đây mà gặp Cô Út là các con chới với liền tức khắc nhưng nhờ cái duyên là ngày nào các con cũng được gặp Thầy nên khi bị đập, bị gì đó là có Thầy giúp đỡ; khi mà bị đập các con thấy dường như mình không tu nổi nữa nhưng nhờ nương lời an ủi của Thầy đã giúp cho các con.

Cho nên cuốn “Thiền căn bản” thì lấy từ cái chỗ cuộc sống đầu tiên mà Thầy hướng dẫn cho các con gọi là “Thiền căn bản” để mà ly dục ly ác pháp để xả ác pháp trong tâm các con; thì cuốn “ Thiền căn bản” mới ra đời là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, các con có nhớ? Là do các con được về đây tu học với Thầy, Thầy muốn giúp đỡ cho các con đứng trong góc độ tu tập xả tâm cho nên nó có nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.

Bởi vì Thầy viết kinh, soạn sách đều là viết kinh soạn sách ngay trong các đối tượng tu tập các đệ tử của Thầy; phần nhiều là những sự kiện xảy ra mà Thầy viết để giúp các con vượt qua nỗi khổ đau của chính mình để cho mình xả được tâm. Và đến hôm nay các con được sống, được thấy xả tâm, được an ổn, yên vui như vậy đều là các con nhờ phương pháp dạy mà các con được xả tâm chứ nếu không khéo các con không được bình an.

(59:42) Do đó chúng ta biết rằng những câu nói đó - Thầy cũng thường cân nhắc Cô Út là khi sử dụng như vậy thì mình phải xét nét tâm mình như thế nào - vì vậy mà Cô Út lúc nào cũng luôn luôn tận tình lo lắng cho “chúng”; lúc nào cũng lo lắng nhưng mà hễ lúc nào cần thiết điều gì đó thì cô nói thẳng, nói mạnh, nói không cần suy nghĩ lời nói của mình, cứ nói như là cái người bình thường ở ngoài đời, muốn nói sao là nói giống như cái người ở ngoài đời.

Cho nên các con nghĩ rằng khẩu xà tâm Phật; nhưng Thầy nói rằng khẩu xà, tâm Phật chỉ có mình đức Phật mới dám dụng câu này; vì Phật là Phật cho nên Phật nói như thế nào cũng là cái lời tâm Phật - là người giải thoát - còn những người khác thì Thầy khuyên lơn hãy giúp họ tu tập thì cố gắng mà thực hiện những lời đó để chúng ta biết cách mà chúng ta xả tâm. Nhưng Thầy biết bản chất của Cô Út, cô làm như vậy chứ không có ghét ai đâu, cô có ý luôn luôn lúc nào cũng muốn bảo vệ sự tu tập cho tốt; cho nên cô nói đủ thứ hết nhưng mục đích là muốn cho các con xả tâm; Và các con xả tâm thì lúc nào các con cũng thấy bình an do đó các con cứ hướng đến chỗ ly dục ly ác pháp.

Cho nên ở đây có những người làm được cái việc như Cô Út cho mình xả tâm thì thật ra mình rất biết ơn; cũng như trong sự tu tập của Thầy ở đây mà xả tâm được thì phần lớn cũng nhờ Cô Út chứ nếu mà không có những người như vậy mà sống trong cảnh thuận thì chắc chắn mình bị ức chế tâm, mình bị cái tâm mình e ấp trong đó chứ chưa chắc mình đã xả; cho nên có những đối tượng xả tâm đó là cái duyên phước của mình.

(1:01:31) Cho nên đứng trên đầu ngọn sóng để bảo vệ sự tu tập ở đây, nếu các con mà dao động tâm thì các con không còn chỗ tu tập; các con cũng như Thầy đứng trên đầu ngọn sóng mà chúng ta vượt lên để xả tâm; nhờ có cái đối tượng, sự việc để xả tâm thì chúng ta mới gọi là ly dục ly ác pháp không bị ức chế tâm, cái này là tu đúng; còn nếu chúng ta sống trong cảnh yên tĩnh hoàn toàn - như bây giờ “Thôi tôi về tôi cất cái am để tu” - thì chắc chắn gì các con có xả tâm, hoàn toàn các con sẽ bị ức chế.

Cho nên nó có nhiều điều mà chúng ta học về nhân quả mà nếu không thông suốt chúng ta chỉ bị ức chế tâm, chúng ta chịu không nổi và cuối cùng sự bùng nổ đó chúng ta chỉ còn nước bỏ chứ không thể tu được. Đạo Phật rất tuyệt vời biết từng cách thức triển khai cho chúng ta xả tâm ly dục ly ác pháp; cho nên đọc lại những cái bài kinh ba mươi bảy phẩm trợ đạo của đức Phật chúng ta biết pháp nào xả tâm, pháp nào để tỉnh thức, nếu mà chúng ta không rõ thì chắc chắn là chúng ta tu sẽ không đạt được

3- LỚP CHÁNH KIẾN LÀ DẠY TU SINH TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

(1:02:41) Ở đây thời gian quá ít mà Thầy cũng sắp đi họp; Thầy xin trả lời một câu nữa: “Kính thưa Sư Ông cho phép con được hỏi mấy câu. Kính thưa Sư Ông con thấy có ông A khi nói điều gì mạ lị mạt sát người khác, làm cho danh dự của người khác mất đi, làm cho người khác phải buồn tủi đau khổ uất ức trong lòng không nói ra được chỉ biết khóc mà thôi. Ông A còn nói: “Tôi nói nhưng trong tâm tôi không có gì hết, ai ngu ôm vào thì chết ráng chịu". Như vậy là sao thưa Sư Ông, con kính mong Sư Ông giải thích cho con dùm.

Thật sự ra các con sẽ thấy nó là nhân quả. Cái lời nói đó “Tôi nói nhưng trong tâm tôi không có gì hết". Nghĩa là khi người ta nói thoả mãn cái cơn tức giận của người ta rồi thì người ta còn cái gì nữa; Còn mình ngu thì mình ôm mình chịu, có phải không? Ông ta nói đúng đó các con, ông ta nói đúng chứ không phải không! Nghĩa là ông ta nói hết, nói cho hết cơn tức của ông rồi thì ông đâu còn gì đâu, ông đâu còn tức nữa; còn mình cứ còn tức, ôm trong bụng mình thì mình ráng mình chịu, ông ta nói đúng chứ “Tôi nói nhưng trong tâm tôi không có gì hết, ai ngu ôm vào thì chết ráng chịu"

Do như vậy, chúng ta là những người có tri kiến giải thoát nhân quả rồi thì chúng ta có ôm không hay là chúng ta xả? Chúng ta xả chớ! “Do đó ông có nói hay không nói tôi cũng biết tôi xả rồi!” Có phải hông?

Đó là câu nói ông ta nói vậy thôi, mình là người tu biết nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng, nhưng nhẫn nhục tùy thuận mà không bị lôi cuốn trong ác pháp; Mình tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn. Tức là tâm mình không bị chướng ngại trong ác pháp, tức là xả đó.

Mình nhìn nhân quả mình biết rồi, do đó ông ta nói gì thì nói, mình biết cái nhân của ông ta mạt sát mạ lị người khác thì ông phải thọ lãnh nghiệp đó chứ không chạy đi đâu khỏi vì nhân nào quả nấy. Mà ngay khi ông đang sử dụng ngôn ngữ mạt sát, mạ lị người khác, thì cái từ trường vẫn phóng xuất chứ đâu có nằm yên một chỗ đâu, nó sẽ tiếp tục có những cái nhân, những cái quả khác tiếp nữa mà chính ông đã sanh ra những con người đau khổ đó ông có biết đâu! Ông ta đâu có biết!

(1:05:05) Cho nên chúng ta nhìn trong xã hội những người đang đau khổ vì những cơn sân không biết chừng những người đó có cái phần, dự phần của chúng ta, chứ đâu phải không đâu! Cho nên chúng ta khởi tâm thương yêu, khởi lòng từ bi chúng ta thương yêu những người đang giận dữ, đang sân. Nói những câu nói như vậy thì các con biết rằng các con là người tu.

Còn các con không phải là người tu, ai ngu ôm vào thì chịu, thật sự chúng ta vô minh là ngu chứ sao! Nếu mà người đời thì họ ôm, họ ấm ức; đó là họ ngu thật. Đức Phật nói con người vô minh mới khổ chứ Minh làm sao khổ.

Cho nên hôm nay Thầy dạy cho các con, là các con “Minh”, các con học hiểu, các con biết; các con học hiểu các con sẽ biết, cho nên cái hiểu biết của các con về tri kiến triển khai nó là “Minh”, giúp cho các con “Minh”.

“Minh” ở đây không có nghĩa là các con nghĩ rằng các con có trí tuệ Tam Minh, không phải đâu! Tri kiến giải thoát đó! Bởi vì nó có cái tên là “Tri Kiến Giải Thoát”. Còn tri kiến không giải thoát thì cái tri kiến đó là tà kiến chứ không phải là chánh kiến.

Cho nên hôm nay Thầy dạy cho các con về nhân quả, các con thâm sâu, các con cố gắng hàng ngày, hàng giờ; Thầy đi qua thất các con Thầy thấy các con ngồi cặm cụi viết tức là cặm cụi tư duy suy nghĩ triển khai sự hiểu biết; mà triển khai sự hiểu biết thì các con sẽ thấy thế nào các con biết không? Đó là “Minh” đó các con! Do mình Minh mà ông ta nói điều đó, chúng ta không ngu gì mà ôm vào chịu chết đâu, phải không? Chúng ta sẽ xả tâm!

Cho nên ở đây ai nói thiện, nói ác gì chúng ta chỉ im lặng như Thánh mà tâm chúng ta rất là an vui; chúng ta biết thương người, biết thương người nói đó và ước nguyện rằng những người nói đó sẽ gặp được chánh pháp của Phật, thấy được nhân quả, người đó sẽ chấm dứt ngay liền không có gì khó và xã hội chúng ta không bao giờ có những lời nói nặng nề.

Đến đây thì hết giờ rồi, còn một câu hỏi nữa:

Kính thưa Sư Ông! Con nghe người nói vô sự có nghĩa là: “Ai làm gì mặc kệ, ai chết thì chết, ai sống thì sống ta chỉ có biết ta thôi”. Con nghĩ nếu vô sự kiểu đó thì con người đã đánh mất đi tình người rồi lúc đó cuộc sống trên hành tinh này sẽ ra sao? Con kính mong Sư Ông giải thích, chỉ dạy cho con được hiểu chữ “vô sự”.

Chữ “vô sự” - Ở đây, vô sự nghĩa là chúng ta nói trạng thái tâm của Tứ Niệm Xứ - thanh thản an lạc vô sự.

Nghĩa là bây giờ chúng ta đang ngồi như thế này mà không có chuyện gì gọi là vô sự để chúng ta nhận thấy chân lý, cái trạng thái chân lý - nhưng bây giờ chúng ta ngồi như thế này bỗng dưng nghe tiếng con nhái kêu, chúng ta biết rằng con nhái này đang bị con rắn cắn rồi; cho nên nó kêu to tiếng. Thì như vậy lúc bấy giờ chúng ta đi ra tìm một cái cây hay vật gì đó làm động cho con rắn bỏ con nhái ra, tức là cứu con nhái; như vậy chúng ta có vô sự không các con? Bởi vì cái nhân quả của chúng ta là chúng ta có duyên với con nhái đó cho nên chúng ta ở trong khoảng không gian, nó gần gũi cho nên chúng ta nghe được tiếng kêu.

Còn bây giờ chúng ta không có nhân duyên với con nhái đó, chúng ta ở xa - ở đằng sau - không có nghe tiếng con nhái kêu; tức là nhân quả chúng ta không có với con nhái đó; mà con nhái đó đâu biết chừng là cha mẹ của chúng ta, bởi vì không có nhân quả thì làm sao mà hôm nay tôi ngồi đây nghe con rắn cắn con nhái kia; tôi nghĩ liền đây là nhân quả, cái duyên nhân quả đến. Mà con nhái đó không chừng là người thân, dòng họ, anh chị em chúng ta, họ đều có thể chết và thành con nhái đó. Do vậy tôi mau mau đến cứu con nhái đó; như vậy tôi không phải là vô sự, mà tại vì tôi biết rất rõ cho nên tôi đến cứu con nhái là vì nhân quả chứ không phải là tôi hữu sự

Hữu sự là con ngồi đây mà con tính toán chuyện này chuyện kia đó là hữu sự thật không có vô sự. Còn đây là duyên nhân quả đến tôi phải ra tay; tôi đã học tâm từ bi, dù là duyên nhân quả đó không phải là những người thân của tôi chết tôi cũng đến cứu nữa! Các con hiểu điều đó!

(1:09:15) Cho nên ở đây, cái vô sự để chỉ cho cái trạng thái an lạc vô sự chứ không phải vô sự là bỏ mặc “Ai chết ráng chịu tôi không biết!”; vô sự như vậy các con trở thành cây đá, không phải là con người. Con người có trí tuệ có lòng thương yêu thì không thể nào trước cảnh đau khổ của vật khác, người khác mà chúng ta bỏ mặc, chúng ta không vô sự trước điều đó.

Nhưng mà chúng ta ngồi đây mà chúng ta suy nghĩ điều này điều kia là chúng ta vô sự không đúng, chúng ta phạm vào cái lỗi là phá hạnh độc cư; ngồi đây mà tính chuyện tức là không vô sự, phá hạnh độc cư. Cho nên tu tập chúng ta phải khéo léo biết cái trạng thái thanh thản an lạc vô sự là trạng thái Niết Bàn, cái trạng thái giải thoát của mọi người, đó là trạng thái thiện vô lậu. Mà nếu chúng ta không giữ gìn nó thì chúng ta sẽ không có tâm vô lậu được. Do như vậy ở chỗ vô sự này là để chỉ cho trạng thái chứ không phải vô sự là làm ngơ.

Còn cái vô sự làm ngơ trước sự đau khổ của người khác thì vô sự này không phải là con người; con người không thể làm ngơ trước sự đau khổ của người khác được. Cho nên có lúc chúng ta hữu sự, hữu sự bằng tri kiến của chúng ta.

Thầy muốn nói Tri Kiến Giải Thoát, mình học đây để triển khai hiểu biết của mình để luôn luôn chúng ta sống đúng không sai cho nên gọi là Chánh Tri Kiến; chúng ta sống trong Chánh Tri Kiến, vô sự trong Chánh Tri Kiến chứ không phải vô sự trong tà kiến, các con hiểu không?

Chúng ta ở đây đang học lớp Chánh Tri Kiến, cho nên con hỏi chữ “vô sự”, hôm nay Thầy giải thích để hiểu vô sự trong Chánh Tri Kiến chứ không phải vô sự trong Tà Kiến

Rồi thôi, giờ Thầy sửa soạn đi. Buổi chiều các con sẽ học, Thầy tiếp tục giảng cho các con. Đồng thời có những câu hỏi, các con tiếp tục thưa hỏi Thầy những điều cần thiết. Bây giờ các con phát những tập này ra dùm Thầy.

Tu sinh: Chiều học mấy giờ thưa Thầy!

Trưởng Lão: Chiều hai giờ các con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy