00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 029A (PHẬT TỬ) - ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ - SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT - XÂY-DỰNG CÁC LỚP HỌC ĐẠO ĐỨC - VẤN ĐẠO TỨ THIỀN, PHÓNG SANH

LCK 029A (PHẬT TỬ) - ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT - CHỨNG QUẢ ALAHAN LÀ GƯƠNG SÁNG - CÚNG DƯỜNG VÀ PHÓNG SANH ĐÚNG CHÁNH PHÁP - ƯỚC NGUYỆN MỞ LỚP ĐẠO ĐỨC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 03/12/2005

Thời lượng: [51:56]

1- ĐẠO PHẬT LÀM CHỦ SINH GIÀ BỆNH CHẾT

(00:00) Trưởng lão: Định Vô Lậu không (được) dạy mà người ta nghĩ rằng, nghe nói thân vô thường hoặc là nói nhân quả; rồi mình chỉ tư duy một góc độ hiểu nào đó thôi chứ mình không đi sâu vào, nhiều khi mình tư duy bán tín, bán nghi nó không có đúng.

Do như vậy phải triển khai Định Vô Lậu để được hiểu biết và thấm nhuần và biết cách thức áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày của mình thì nó mới có đem lại lợi ích. Chứ không phải học suông hay làm bài suông; mà phải biết cách áp dụng đúng.

Và nó đi kèm theo với một cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác nó làm cho tâm chúng ta Định Tỉnh. Thường thường, tâm chúng ta hay mất bình tĩnh lắm, cho nên, sự tu học này nó giúp chúng ta phải có sự bình tĩnh, sự bình tĩnh trước ác pháp nó tác động. Mà lúc bây giờ, mình bình tĩnh thì cái tâm mình, cái tri kiến của mình rất dễ sử dụng, nó mới phá vỡ đi những ác pháp làm tâm mình phiền não đau khổ. Bởi vì cái tri kiến của mình, cái sự quán Định Vô Lậu đó nó làm cho mình hiểu biết, mình hiểu biết thì phá vỡ đi những tác động của những ác pháp đó, nó làm tâm (mình an ổn).

Cho nên trong khi đó mình phải song song với cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác làm cho tâm Định Tỉnh. Khi tâm Định Tỉnh, người ta chửi mình mà mình Định Tỉnh thì không có giận, còn mình không Định Tỉnh thì mình sẽ bị giận, phiền não đau khổ. Do đó cái sự Định Tỉnh phải tập từng phút từng giây chứ không phải là vô ngồi nhiếp tâm. Nó có vọng tưởng hay không vọng tưởng thì đối với đạo Phật không quan trọng. Mình phải tập tỉnh thức từng phút, từng giây rồi dần đi lên cho đến khi đúng ba mươi phút để được sức an trú, cái sức an trú mà trong khi đó thì không được quyền ức chế. Là vì mỗi khi mình ngồi an trú trong hơi thở hoặc bước đi tỉnh thức trên bước đi của mình nhưng nó sẽ có những cái niệm khởi vô, những niệm khởi vô không có nghĩa là dừng lại mà có thể nói rằng mình đưa nó thành cái đề tài của vô lậu, dùng cái tri kiến học hiểu đó mình quán xét mình xả cái niệm đó bằng cái tri kiến chứ không phải bằng cái ức chế của mình, hoặc mình biết nó mình dừng lại không có theo nó thôi thì nó bị ức chế đi.

(02:20) Còn trái lại mình phải đưa nó vào một cái tư duy suy nghĩ của mình để mình thấu được cái niệm đó là ác pháp nó ở trong cái chỗ nào, thì từ đó khi mà thấu hiểu nó rồi mình không chấp nhận nó thì nó được xả ra gọi là ly dục ly ác pháp. Do đó cái tâm mình nó mới Định Tỉnh nữa và tiếp tục cứ như vậy thì cái tâm nó định tĩnh nó nhu nhuyễn nó dễ sử dụng.

Khi nó nhu nhuyễn dễ sử dụng thì nó có ở trong tâm nó thanh tịnh, khi nó nhu nhuyễn dễ sử dụng thì nó không còn tham, sân, si, mà nó không còn tham, sân, si thì nó có bảy cái năng lực nó sẽ xuất hiện, tức là Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện. Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện đó là Tứ Thần Túc, bốn cái thần lực mà cái người tu người ta được những thần túc đó để mà người ta mới làm chủ được sự sống chết và người ta chấm dứt được sự tái sanh luân hồi.

Thí dụ như bây giờ mình muốn làm chủ hơi thở của mình để mình làm chủ được sự sống chết. Thí dụ như con muốn chết - bây giờ con đang thở nè - thì con sẽ điều khiển nó bằng cái thần túc, con bảo hơi thở tịnh chỉ nhập Tứ Thiền, thì lúc bây giờ hơi thở con nó lần lượt nó dừng lại một cách rất tự nhiên và đồng thời chúng ta coi như là hoàn toàn không thở, nhưng thân tâm chúng ta rất là an ổn nó không phải đau nhức, nó không phải mệt nhọc, nó không phải tức lói, do đó chúng ta làm chủ hoàn toàn được cái sự chết của chúng ta.

Rồi bây giờ mình muốn sống lại thì mình chỉ cần tác ý một cái là: "Hơi thở phải thở lại thở bình thường" thì cái lệnh của mình như vậy thì hơi thở bắt đầu nó thở lại. Con thấy pháp Phật nó có cái sức điều khiển mà, cho nên sức điều khiển đó nó làm cho mình làm chủ được, nó đem lại cái sự hạnh phúc cho mình, mình được sống an ổn.

Thí dụ như người ta chửi mình thì mình thấy đây là nhân quả, đời trước mình đã gieo một cái nhân nào đó thì đời nay mình phải trả cái quả chứ sao! Chắc chắn là người ta chửi mình mà mình bị chửi là mình đang trả quả! Còn người chửi (mình) đó là họ đang gieo nhân ác; mà cái người đang gieo nhân ác mình nên thương họ. Tội! Họ không hiểu họ mới chửi mình, chứ họ hiểu, họ làm gì mà chửi. Các con hiểu không?

Khi mình hiểu như vậy thì tâm mình nó hóa giải nó không còn giận hờn, tức giận nữa, là tâm mình nó đâu còn đau khổ!

(04:42) Các con thấy pháp Phật, nó thực tế nó cụ thể, nó làm cho người ta ở trong sự hiểu biết bình thường mà nó được giải thoát không? Còn bây giờ thí dụ như cái thân con bệnh, nhức cái đầu, thì nếu mình chưa có thì mình an trú trong hơi thở hoặc trong cánh tay đưa ra đưa vô, mình trú tức là mình biết cánh tay đưa ra đưa vô như thế này, mình không lưu ý cái đau, mặc dù cái đau nó đang có đau nhưng mà vẫn lưu ý cánh tay đưa ra đưa vô, thì nó chia ở con hết phân nửa cái đau.

Bởi vì con trụ trong cánh tay đưa ra đưa vô, cái tâm con nó cột trong cánh tay thì nó vừa biết đau mà nó vừa biết cánh tay đưa ra đưa vô thì con đã giảm bớt phân nửa cái đau. Thay vì nhức đầu con chịu không nổi nhưng khi con trú trong cánh tay đưa ra đưa vô thì con giảm bớt phân nửa. Rồi bắt đầu con tác ý: “Thọ là vô thường cái đầu đau này không có được ở đây đi rời khỏi thân ta” thì con chỉ nói vậy thôi rồi tay con đưa ra đưa vô một hơi (lúc) cái tâm con nó an trú trong cánh tay nó lại quên đi cái đau, nó quên cái đau là cái đau đã hết. Con hiểu không?

Đó là cách thức nó làm chủ cái bệnh trong khi mình không có cần uống thuốc gì hết! Mình đâu có tốn tiền, mình đâu có đi bệnh viện bác sĩ! Cuối cùng bệnh gì trị cũng hết. Bởi vì Phật pháp nói như thế này: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”, trên cái thân mình, mình quán cái thân mình thấy nó ưu phiền, tức là nó có đau bệnh rồi thì mình sẽ khắc phục cái bệnh đau đó thì nó sẽ hết bệnh. Cho nên đạo Phật làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

- Sanh là làm chủ cái đời sống của mình, ai chửi mắng ai làm gì mình cũng không giận không buồn phiền.

- Làm chủ già, già quắc thước như Thầy bảy mươi chín tuổi rồi, một năm nữa là tám mươi tuổi rồi nhưng mà Thầy thấy Thầy vẫn khỏe mạnh, đi đứng vững vàng, trèo núi được, đi lên dốc mà không mệt, còn những người tuổi trẻ đi dốc còn mệt; mà Thầy không mệt là Thầy biết cơ thể mình quắc thước nó khỏe mạnh, mặc dù tuổi rất lớn, đó là mình làm chủ được cái già rồi.

- Rồi làm chủ cái bệnh như hồi nãy Thầy nói, đẩy lui bệnh.

- Rồi làm chủ cái chết, tịnh chỉ được hơi thở, chứ ai dễ gì mà làm được vậy.

Cho nên bốn cái chỗ đau khổ của kiếp người, mình làm chủ. Thì mình tu hành theo đạo Phật đạt được như vậy là mình mừng rồi, chứ mình đòi hỏi làm Phật, làm Thánh, làm chi cho nó cực. Cho nên khi con người mình tu (làm chủ được là) mình thấy hạnh phúc rồi.

(07:05) Cho nên sách Thầy mà viết ra thì hầu hết là nhờ Phật tử mỗi người một chút họ đóng góp nhau, họ in bây giờ phát ra. Thầy nói với cái số lượng mà người ta phát ra - bởi vì mình không có bán, mình cho - cái số lượng in bao nhiêu cũng hết.

Nhưng mà Thầy thấy tốn tiền của Phật tử quá nhiều - cái số kinh sách in ra đó - tội! Những người Phật tử phải làm bằng mồ hôi và nước mắt; mà vì muốn lợi ích, muốn lợi ích cho nhiều người cho nên người ta mới bỏ từng giọt mồ hôi người ta đóng góp, người ta in sách của Thầy.

Cho nên khi mà Thầy thấy, Thầy làm công việc này, mà (những) người Thầy hướng dẫn, họ tu mà không chứng thì Thầy dẹp, Thầy đốt sách hết! Nghĩa là trong cái khóa này, Thầy đào tạo một số tu sĩ hơn sáu mươi người - ở đây về cái khóa này - coi như là Thầy khóa sổ, Thầy không nhận thêm.

Có một số người về xin (học) nữa nhưng vì một tháng đã học trôi qua rồi thì bây giờ có vô cũng học không kịp đâu! Do đó thì Thầy khóa sổ, Thầy không nhận nữa.

Thì cái số người (sáu mươi người) này mà nếu trong một năm, hai năm cho đến ba năm thì phải có người tu hoàn toàn làm chủ sự sống chết này. Nếu không làm chủ sự sống chết này đúng như là bảy năm mà Đức Phật đã nói trong kinh Tứ Niệm Xứ: “Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”. Mà nếu bảy năm không có người tu chứng thì sách vở Thầy xé hết, không để Phật tử người ta hao tốn nữa.

Nhất định là Thầy phải đào tạo cho được những bậc làm chủ được sự sống chết. Mà nếu làm chủ được sự sống chết của họ rồi thì kinh sách của Thầy còn để lại cho đời; để cho mấy con sau này còn chỗ mà nương tựa, mấy con tu cho được giải thoát.

Còn khi sách (của) Thầy, Thầy đã dạy mà chỉ có (một) mình Thầy tu, Thầy làm chủ còn bao nhiêu người tu theo Thầy mà không làm chủ (được) là Thầy đốt! Bởi vì chúng sanh không đủ phước, cho nên cái nghiệp quá nặng không tu được; thì để lại người ta phải tốn hao tiền, để lại người ta mất công tu mà tu được những gì? Đốt, bỏ!

Theo Thầy thiết nghĩ là như vậy. Để cho đời sau người ta không bị khổ, người ta không bị mất tiền. Chứ như các con thấy kinh sách Đại thừa, các con nhìn thấy quý thầy tu cuối cùng cũng đi nhà thương, cũng bệnh, cũng chết như người thường thì còn nghĩa lý gì!

Đạo Phật nói làm chủ bốn sự đau khổ: sinh - già - bệnh - chết mà giờ đi theo đạo Phật thì quý thầy được những gì đây? Hay chỉ là cất chùa to Phật lớn thôi! Để rồi phục vụ cúng bái, tụng niệm, những cái điều mê tín không nên! Thì như vậy, kinh sách đó để như vậy, bây giờ ai đốt đây? Nếu mà không đốt thì tất cả con người đời sau của chúng ta - những thế hệ sau này - nó cũng nói đây (là kinh sách) của Phật, rồi nó cũng tu như quý thầy hiện giờ thì phỏng chừng có lợi gì?

(09:50) Thầy thiết nghĩ, sách vở của Thầy nếu mà đào tạo được thì còn may ra để lại cho đời, còn nếu đào tạo không được thì chấm dứt, Thầy đốt sạch! Trong những cái khóa mà Thầy hướng dẫn tới đây, cái khóa này mà Thầy hướng dẫn mà quý thầy được thì còn để lại cho đời sau, nếu quý thầy mà tu không được thì Thầy sẽ dẹp hết. Thầy quyết định rồi!

Những ví dụ của Thầy dạy rất là đạo đức, người ta đọc sách Thầy, người ta sống gia đình hạnh phúc lắm. Nhưng mà Thầy thấy nếu tu mà không tới nơi tới chốn như vậy thì Thầy nghĩ rằng cũng đốt bỏ hết, bởi vì đời nó không đủ duyên phước thọ hưởng những cái phước pháp bảo của Phật; để lại cho đời thì nó lại càng làm cho đời khổ. Con thấy như từng kinh sách, từng băng đĩa phổ biến ra biết bao nhiêu, cuối cùng ai được những gì đây? Hay là tốn hao, nhiều tiền lắm mấy con! Bằng mồ hôi nước mắt của mấy con, chứ mấy con có ăn trộm ăn cắp của ai được đâu, có phải không?

(Ngoại cảnh: Con coi hướng dẫn quý thầy vô trong con, Thầy tiếp khách một chút xíu rồi Thầy sẽ ra)

Bây giờ (ở đây) không có chỗ (ngồi) đó mấy con! Bởi vì quý thầy là người xuất gia mà ngồi chung (với các con) thì coi không được, người ta sẽ đánh giá trị mình. Bởi vì quý thầy là người xuất gia mà lại là nam nữa, mấy con!

Còn cô Liên Hợp, mấy con là nữ thì dễ, con cư sĩ nó dễ! Thành ra không phải Thầy không muốn cho họ vào nhưng phải có cái nhìn; chứ không khéo người ta đánh giá trị. Khó lắm! Đời khó lắm mấy con, nó không dễ!

2- CHỨNG QUẢ A LA HÁN LÀM CHỦ BỐN SỰ ĐAU KHỔ LÀ GƯƠNG SÁNG

(11:27) Trưởng lão: Mấy con thấy cuộc đời tu hành, Thầy hướng dẫn mà người ta tu được thì đó một cái hạnh phúc cho đời, nó là một gương hạnh sống, một bộ phim sống. Một người mà Thầy hướng dẫn họ làm chủ bốn sự đau khổ của họ được là một bộ phim sống đó. Ví dụ như bây giờ, tất cả mọi người đi theo các cái pháp Đại thừa người ta tu, người ta không là chủ được như vậy, mà ở đây người ta chỉ có tu theo Nguyên Thủy mà người ta làm chủ được vậy, thì thử hỏi các chùa mọi người, người ta có vào đây tu không? Đó là cái bộ kinh sống của người ta mà!

Mà bây giờ cái lớp của Thầy hơn sáu mươi người mà chỉ cần được mười người chứng quả A-la-hán, làm chủ bốn sự đau khổ; vậy thì thử hỏi cái thế gian này không những ở đất nước chúng ta đâu mà cả thế giới người ta sẽ tập trung về đây tu học, không có (còn) chỗ đó! Bởi vì đây là cái gương sáng rồi, người ta làm được thật sự! Mà năm, mười người, người ta làm được chứ không phải một, hai người.

Thì như vậy nó báo trước cho chúng ta biết rằng, thời đại của chúng ta nếu được phước thì sự đào tạo của Thầy sẽ được; mà nếu thiếu phước thì sự đào tạo của Thầy không được thì tức là tất cả chúng sanh đều không được, không có phước chứ gì? Thì tốt hơn sách vở Thầy đốt chứ để làm chi mà phải hao tốn tiền của của Phật tử. Mấy con thấy, không có hao tốn tiền của Phật tử vào băng đĩa này kia - cũng đâu có hao tốn!

Bởi vì các con thấy, các con giải trí, các con nghe ca nhạc này kia nó còn thoải mái hơn là các con nghe pháp. Còn bây giờ không thì các con cứ nghe rỉ rả lời dạy pháp, cuối cùng pháp đó tu được những gì. Nó mất thì giờ của con vô ích, không lợi ích!

Đó, các con thấy mọi người ở đây, hơn sáu chục người về đây, ở đây ăn rồi tu tập thì bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của Phật tử cúng dường về đây; chứ đâu phải khi không mà làm sao nuôi một số người dữ vậy được! Bây giờ, một gia đình nào, một cái người nào làm giỏi, nuôi sáu mươi người này, nuôi nỗi không? Quá vất vả chứ! Vậy mà ở đây người ta nuôi nổi; thì công lao của bao nhiêu người chứ phải một người đâu. Thế mà tu không ra gì thì thử hỏi làm sao đây? Có đúng không? Không đúng!!!

Cho nên, Thầy nhất định kỳ này Thầy đào tạo, mà đào tạo tu được thì thế gian này còn lợi ích mà tu không được thì dẹp hết! Thầy đi tìm cái hang, cái hốc nào đó Thầy ẩn cho rồi! Cuộc đời của Thầy thảnh thơi, Thầy làm chủ được bốn sự đau khổ của mình rồi. Mà nếu quý thầy tu không được, Thầy tìm một cái hang nào đó Thầy ẩn trong đó thôi, rồi Thầy chẳng bao giờ còn gặp ai nữa hết! Bởi vì pháp Phật không ai tu được thì để làm gì đây? Con người giờ đây nó yếu quá đi! Nó tu không được thì tốt hơn là mình dẹp đi để người ta sống nó có một cái chiều, thà là người ta khổ mà người ta không bị đối lập, còn bây giờ có tôn giáo rồi các con thấy hai cái tư tưởng, nó đánh nhau.

(14:07) Mỗi lần mình muốn cái đó thì mình nhớ đến cái chuyện của mình - tôn giáo - thì mình không dám; còn (ngoài) đời, người ta sẵn sàng người ta buông xả người ta không bị cái tư tưởng cản trở. Còn mình bây giờ có cái tư tưởng của tôn giáo rồi, khi mình làm thì sợ tội, phải không? Vì vậy mà cứ đấu tranh với nhau, con người của mình nó bị dằn vặt, nó đau khổ.

Cho nên, thà là không có một cái tư tưởng của tôn giáo nào hết, thì mình sống ác thì mình chấp nhận mình chịu khổ thôi. Còn thiện thì phải đạt hoàn toàn thiện chứ không khéo nửa thiện nửa ác như thế này không được, nó làm cho người ta đau khổ thêm.

Bởi vì mình phải nghĩ rằng biết thương người, một con người sinh ra quá khổ, bây giờ thêm cái tôn giáo làm khổ hơn. Mà con thấy cất chùa to Phật lớn như vậy, đến cầu khẩn cúng bái mà chẳng có lợi ích gì mà tốn hao bao nhiêu tiền, tiền tỷ chứ đâu phải!

Con thấy chùa chiền cất hàng tỷ chứ đâu phải ít được! Bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người ta đổ vô, rồi đem lại cái lợi ích gì hay là đem lại cái sự mê tín mơ hồ? Mà cứ tin tưởng thôi, bởi vì người ta cứ nghĩ như vậy là mình sẽ được an ổn; nhưng mà cuối cùng mình được những gì đây. Chỉ có số không, chẳng có gì hết!

Cho nên cái người phải sáng suốt, phải biết, đừng cho để người khác lợi dụng cái này mà làm tiền, sống trên mồ hôi và nước mắt của người khác. Có nhiều người, người ta lợi dụng! Cho nên Thầy thấy hoàn toàn là phải sáng suốt nhận định để giúp cho những thế hệ sau này - con cháu chúng ta - không còn đau khổ.

Cũng như mấy con thấy dục không (xuất hiện) có một nhà triết học nào đó đưa ra một triết thuyết. Trời đất ơi! Người ta thấy hay quá lý luận hay quá, nhưng mà chạy mãi cho đến khi cuối cùng, trời đất ơi! Khổ gần chết. Một cái triết học thôi huống hồ chi một cái tôn giáo.

Còn cái tôn giáo đưa ra biết bao nhiêu người theo - tín đồ của tôn giáo đó - rồi phải thề thốt trung thành với tôn giáo đó, không dám đi qua tôn giáo khác. Bây giờ nó làm bậy cũng phải theo nó thôi.

Con biết không? Nó chi phối cái tư tưởng người ta ghê gớm lắm, rồi nó ảnh hưởng cái tư tưởng người ta ghê gớm lắm! Nó giết người ta chết đứng ở trong đó, nó rất là khổ! Những cái triết học, những hệ tư tưởng của tôn giáo nó giết người ta chết.

Cho nên, theo Thầy thiết nghĩ cái gì lợi ích là để, cái gì không lợi ích là dẹp bỏ! Cho nên, trong kinh sách mà Thầy viết, Thầy nói cái gì Đại thừa sai, không đúng thì vạch ra, chứ nếu không vạch ra thì làm sao mấy con biết cái đó là sai. Nhờ Thầy nói ra, Thầy dám nói ra là tại vì Thầy làm chủ được mà! Chứ còn nếu Thầy chưa làm chủ được - ở trong kinh sách Đại thừa nói bậy bạ là tội đọa địa ngục - ai cũng sợ hết, có ai dám nói đâu, làm sai cũng không dám nói nữa! Cái gì cũng không dám nói, nói cái đầu bể bảy miếng! Trời đất ơi, nghe ghê gớm quá! Còn Thầy bể tám miếng, chín miếng, mười miếng Thầy cũng chẳng sợ. Cho nên Thầy giúp mọi người, người ta sáng suốt người ta nhận định.

3- THẦY ƯỚC NGUYỆN CÓ LỚP ĐẠO ĐỨC RA ĐỜI

(16:55) Trưởng lão: Thầy muốn sao mà con người chúng ta bớt khổ, thoát khổ, cái ước muốn của Thầy là như vậy. Nếu mà cái lớp này được thì một thời gian sau này ở thành phố sẽ mở cái lớp dạy đạo đức. Cái lớp này Thầy đào tạo được rồi, Thầy sẽ cho cái số người mà đã tu chứng được, họ sẽ đứng lớp dạy đạo đức.

Thì thành phố sẽ tổ chức, một tháng có bốn ngày Chủ Nhật, thay vì các con đi chơi - trong những ngày kia thì mấy con đi làm - tới cái ngày Chủ nhật, mấy con đăng ký vô, ghi tên học. Người ta sẽ dạy đạo đức làm người - sống không làm khổ mình, khổ người.

Nghĩa là các con nghe nghe đạo đức các con không biết như thế nào, nhưng mà đến:

- Người ta dạy cho mình thì người khác chửi mình, mình không giận.

- Người ta dạy cho mình, hoàn cảnh gia đình xảy ra mình bình tĩnh, mình không có gì đó khổ sở, nức nở trước cái nghịch cảnh của mình.

- Người ta dạy cho cho mình bình tĩnh trước cái hoàn cảnh éo le, nó không còn dao động không còn sợ hãi nữa.

- Người ta dạy cho mình có cái nhìn đạo đức không làm khổ mình.

Người ta dạy mỗi năm một tháng các con học bốn ngày Chủ Nhật, thì trẻ em cũng học được, người lớn cũng học được, người già cũng học được, người nào cũng vô học được hết. Thì cái lớp đó mà ở thành phố Hồ Chí Minh thì rất đông. Con hiểu không? Cho nên có đủ duyên cái lớp này Thầy đào tạo được thì thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những cái lớp đó. Và có một số Phật tử người ta sẽ xin phép đàng hoàng, Thầy đến Thầy dạy để giúp đỡ cho người ta sống đạo đức.

(18:28) Bởi vì, đất nước của chúng ta, xã hội của chúng ta hiện giờ đạo đức nó đang xuống dốc mấy con! Cho nên ác nó pháp lẫy lừng, người ta giết người, cướp của một cách cũng ghê gớm lắm, mình sẽ đem đạo đức ban rãi cho mọi người.

Cho nên chừng đó, cái lớp học đó mấy con đến dự một ngày thôi, một buổi thôi mấy con sẽ học được cái đạo đức. Rồi tuần sau mấy con đến nữa, tuần sau mấy con đến nữa, đến mãi, đến mãi. Và cái lớp học sẽ càng ngày càng lợi ích, để giúp cho mấy con hiểu biết đạo đức. Khi hiểu biết đạo đức, thì đạo đức với bản thân của mình, đạo đức với gia đình, nghĩa là cha mẹ dạy con cái, con cái biết vâng lời cha mẹ, đó là một cái đạo đức. Rồi đạo đức với xã hội, chung đụng với mọi người xung quanh mình phải cư xử như thế nào? Rồi những cái bài pháp người ta dạy mình đạo đức, cách thức để áp dụng đạo đức trong đời sống, thực hiện những cái pháp hành để thực hiện được cái đạo đức đó, người ta dạy cho mình cách thức để cho mình tập luyện để cho mình sống cái đạo đức đó cho được. Đó là cách thức hướng dẫn trở thành cái nền đạo đức của con người.

Thì những cái lớp sau - cái lớp này mà đào tạo được người (tu chứng) - thì cái lớp đạo đức sẽ ra đời. Chứ còn mình Thầy mà mở nhiều lớp thì Thầy đâu có đủ sức, phải nhờ nhiều người, nhiều thầy tu xong.

Thầy mong rằng - cái lớp đào tạo này Thầy rất chịu cực khổ nhưng họ nỗ lực, họ tu thì chắc chắn là nó sẽ đạt thành những cái kết quả - ước mong của Thầy như vậy! Bởi vì đây là cái chương trình giáo dục đào tạo, cho nên nó sẽ đào tạo được chứ không phải là tu cầu may - tu người nào được thì được, không được thì thôi - ở đây không cầu may.

Mà đào tạo, người nào tu được, giữ đúng giới luật, đúng kỷ luật thì người đó sẽ tu được, mà người nào phạm giới phá giới Thầy buộc lòng phải cho họ ra dự thính chứ không được tham gia cái lớp này.

4- KỶ LUẬT KHÔNG GẮT GAO THÌ ĐÀO TẠO KHÔNG ĐƯỢC

(20:23) Trưởng lão: tuy rằng sáu mươi người nhưng cuối cùng người nào còn phạm thì Thầy đưa ra hết. Nghĩa là bây giờ thí dụ như ăn, ngủ, độc cư đó là ba cái đức hạnh rồi.

  • Mà người nào vô cái lớp này thì phải ăn ngày một bữa không được ăn phi thời; mà người nào lén uống ly sữa hay ăn phi thời một cái kẹo thôi, lần thứ nhất Thầy cảnh cáo, lần thứ hai Thầy bắt phạt quỳ hương - quỳ một cây hương - lần thứ ba là Thầy đuổi. Nghĩa là cho ra khỏi lớp chứ không cho ở đây - phạm giới!

  • Về ngủ mà ngủ phi thời, thay vì hai giờ dậy mà ngủ tới hai giờ rưỡi là một lần cảnh cáo - phải đúng hai giờ - mà dậy trễ đôi, ba lần là Thầy đuổi; Thầy không cho ở đây tu nữa, tu vậy không được!

  • Còn độc cư mà hễ nói chuyện là bị (đuổi) đó! Nghĩa là lần thứ nhất cảnh cáo, lần thứ hai mà Thầy còn thấy nói chuyện là Thầy bắt quỳ hương, Thầy bắt phạt, lần thứ ba Thầy đuổi ra khỏi lớp.

Cho nên sáu mươi người mà coi chừng sẽ còn năm, ba người đó. Hễ hở ra là bị đuổi đó! Bởi vì kỷ luật gắt gao thì đào tạo mới được, kỷ luật không gắt gao thì đào tạo không được.

Mà 3 cái giới này nó thuộc loại về “LY”:

- Cái giới thứ nhất là nó ly cái tham ăn, mà ly được cái tham ăn thì tất cả những cái tham khác nó đều được ly theo.

- Còn cái thứ hai là ly ngủ - ly cái tâm si. Bởi vì mình si mình mới ham ngủ. Do đó, mình ly được cái này thì mình làm chủ được cái ngủ của mình, thì đó là mình ly được cái si.

- Còn cái thứ ba là độc cư. Mình ly được cái này không tiếp duyên, mình sống trầm lặng một mình mình. Cái này là ly vui, ly ham vui - nói chuyện này chuyện kia, thích theo cuộc đời, nó không phải là đạo. Mình sống trầm lặng một mình để mình quan sát tâm mình, còn đằng này mình tiếp duyên nói chuyện này chuyện kia chuyện nọ đó là mình vui theo đời.

(22:07) Cho nên, phạm ba cái giới này là bị đuổi ra khỏi lớp. Hằng ngày mình cứ nói chuyện làm sao tâm mình thanh tịnh. Mình huân vào ba cái chuyện đời, chuyện pháp này kia để làm cái gì đây? Mình lo mình tu! Cho nên, những người nào nói chuyện là lần lượt Thầy đuổi ra khỏi lớp.

Cho nên sáu mươi người mà giữ trọn được sáu mươi người đó là may mắn. Còn nếu sáu mươi người mà thấy có phạm lỗi là buộc lòng Thầy đuổi ra. Còn một người Thầy vẫn dạy chứ Thầy không cần nhiều đâu. Một người giữ đúng giới còn những người phạm giới lần lượt Thầy đuổi ra hết không để trong cái lớp học của Thầy. Để Thầy chịu cực khổ mà cuối cùng chẳng được gì!

Bởi vì họ phạm ba cái giới này là họ tu không được:

- Ăn: tức là họ không ly tham, họ ăn phi thời thì họ tu không được.

- Ngủ: ngủ phi thời họ tu cũng không được, bởi vì họ si. Họ còn ham ngủ thì thôi ra đời mặc sức mà ngủ. Trong này là chỗ tu chứ không phải là chỗ ngủ. Giờ giấc đâu ra đó, người ta cho mình ngủ đúng giờ đúng giấc. Đó là cách thức đào tạo mà!

- Còn ở đây là sống độc cư trầm lặng chứ không phải sống nói chuyện, muốn nói chuyện thì ra đời mặc sức mà nói, ở đây không phải là chỗ nói chuyện, còn thích nói thì ra đời nói cho đã đi, còn vô đây mà gặp nói chuyện là không được.

Đó là kỷ luật của Thầy đó! Buộc lòng Thầy đào tạo họ thì phải sống đúng; mà hễ sống đúng cái này Thầy dẫn đi tới nơi tới chốn, còn không sống đúng (thì không được).

Các con thấy giới luật của Thầy như vậy, mà nếu các con muốn tu là phải nghĩ mình có làm được không, sống được không? Sống được thì mới vào tu mà sống không được thì đừng có vô, vô đây thì mất công Thầy phạt quỳ gối đó.

Thật sự ra Thầy bắt mấy con quỳ gối mà Thầy khóc. Tại sao? Tại vì mấy con khổ quá! Mà kỷ luật - không phạt mấy con không được!

Và nếu mấy con vô đây Thầy đuổi mấy con, Thầy khóc, Thầy thương lắm! Nhưng mà điều kiện thì làm sao (đây)? Kỷ luật! Nhưng mà để mấy con thì nó lây tới người khác. Các con hiểu không?

Đó! Chứ không phải là Thầy không thương mấy con đâu. Thầy rất thương! Khi đuổi, khi phạt mấy con là Thầy đau xót lắm!

5- PHÁP BẤT VỊ THÂN

(24:04) Trưởng lão: Nhưng cái nghiệp của mấy con, Thầy nói mấy con không nghe, Thầy biết làm sao hơn, Thầy phải áp dụng kỷ luật - Pháp bất vị thân. Không có nghĩ rằng là cái người thân của Thầy hoặc là cái người có công lao cho Thầy bao nhiêu đi nữa, mà tới chừng phạm là phải đuổi.

Ví dụ như bây giờ thầy Chơn Giác hoặc là Cô Liên Hồng có công lo kinh sách này kia, nhưng mà vô lớp học mà phạm là Thầy cũng loại ra liền tức khắc chứ không nói là có công gì hết. Đó là cái kỷ luật!

Cho nên, Thầy nhớ ngày xưa trong thời Đức Phật, đệ tử của ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên - hai người đệ tử đó là hai cánh tay của Phật, cánh tay trái và cánh tay mặt để giữ vững tăng đoàn của Phật - mà cái số chúng của hai vị này ồn náo, Đức Phật đuổi ra, mắc dù là đệ tử của hai ông này nhưng mà Đức Phật vẫn đuổi ra hết: “Ở đây không phải cái chỗ mấy ông đến đây, mấy ông làm ồn, đi ra khỏi chỗ này đi!”. Đó là đệ tử của hai người đệ tử trung thành nhất nhưng Đức Phật vẫn đuổi. Đúng là Đức Phật là người pháp bất vị thân.

Thầy hiện giờ Thầy cũng giống vậy - để đào tạo - đó là cách thức của Thầy!

Mấy con hôm nay về thăm Thầy, mấy con thấy ở cái Tu viện đơn giản lắm, không có gì. Nhưng mà sống thanh bần vậy chứ nỗ lực tu lắm đó mấy con!

Thầy cũng cảm ơn mấy con là mấy con đã giúp đỡ Thầy. Cô Liên Ngọc cũng chịu cực khổ, do thầy Chơn Giác bên đó gửi tiền hoặc là gửi thư qua thì cô bên đây chịu cực khổ lo lắng đi in kinh sách này kia. Thậm chí như phải chở lên trên này giao cho Tu viện gửi cho các nhóm Nguyên Thủy. Cô làm cái nhiệm vụ này, thật ra Thầy thấy cô cũng cực khổ lắm chứ không có sung sướng gì đâu. Vậy là con cũng tạo phước, mà tạo phước tu chứ mà tạo phước báu để mà hưởng giàu sang thì chết đấy! Phải tu giải thoát mấy con! Sau này phải ráng nỗ lực mà tu!

(25:59) Cuộc đời của mình, cái thân của mình là cái thân nghiệp. Nó đang dằn vặt, nó đang sai bảo mình làm những điều đau khổ, mà nếu mình không làm chủ được nó thì cuộc đời mình sẽ tiếp tục tái sanh luân hồi không bao giờ dứt.

Phật tử Liên Hồng: Con làm đây cũng có mấy cô, mấy chú cùng phụ làm; chứ chắc một mình con, thì con không làm nỗi!

Trưởng lão: Đúng vậy. Công lao của mấy con nhiều lắm! Cho nên ráng, nếu mà mấy con làm được cái này rồi thì mấy con hướng đến sự tu tập giải thoát. Các con sẽ đọc sách Thầy, chỉ có giải thoát, chỉ có làm chủ bốn sự đau khổ này mới là chơn hạnh phúc mà thôi! Chứ không khéo cuộc đời của mình sẽ bị trôi lăn trong lục đạo.

Các con làm thì có cái phước báu thiệt đó, phước hữu lậu đó mấy con, chứ phước vô lậu thì chưa có đâu. Phước vô lậu là do mấy con phải tự tu, tự thắp đuốc lên mà đi. Còn bây giờ mấy con làm kinh sách phổ biến cho mọi người đọc để biết chánh pháp của Phật, đó là phước hữu lậu đó mấy con, chứ chưa phải là vô lậu đâu.

Thành ra khi mà làm cái điều này rồi thì mình bắt đầu mình phải quay trở lại để cho mình thắp đuốc lên, mình phải ly dục ly ác pháp trong thân tâm của mình, chứ không phải bây giờ mình làm vậy nó đủ đâu mấy con, đó là mới có phước hữu lậu, nó còn lậu hoặc.

Cho nên mấy con thấy, phước hữu lậu nó còn thấy nhọc nhằn! Thí dụ như từ ở dưới con phải chở kinh sách lên đây đâu có nghĩa là ngồi chơi thư thản được; cho nên mấy con thấy còn nhọc nhằn, mà nhọc nhằn đó là lậu hoặc chứ gì! Rồi còn lo lắng nữa, lo lắng đủ điều chứ đâu phải không đâu! chứ đâu phải là nó yên ổn cho tâm mấy con đâu!

Cho nên, nó là hữu lậu, phước hữu lậu! Dù là giàu như vua Chúa, dù là làm Tổng thống của nước Mỹ đi nữa vẫn là hữu lậu. Mà Thầy thấy Tổng Thống Bush ông còn khổ hơn chúng ta nữa, bão lụt nước Mỹ thì ông còn bất an đâu có sung sướng gì.

Cho nên, càng phước hữu lậu bao nhiêu thì mấy con càng cực bấy nhiêu. Cho nên, con đường của đạo Phật là phải vô lậu, hữu lậu là quá khổ!

(28:04) Đối với Thầy là bây giờ nó vô lậu rồi, Thầy hoàn toàn không cầu danh cầu lợi, không cầu gì hết mà cầu làm sao cho chúng sanh, ước nguyện của Thầy là làm sao cho chúng sanh sống có đạo đức, tu tập làm chủ được bốn sự đau khổ. Thầy ước nguyện điều đó để con người trên hành tinh này họ sống được an ổn, được yên vui, chứ không khéo tự họ làm khổ cho nhau, quá khổ! Thầy chỉ ước muốn được như vậy. Được giáo pháp, được nền đạo đức của Phật ban rải ra rộng cho người ta hiểu để cho người ta đừng có làm khổ đau ai cả, đó là đủ rồi. Thầy ước muốn vậy thôi chứ còn đối với Thầy chẳng có gì nữa hết, Thầy muốn đi hồi nào Thầy đi, Thầy muốn ở hồi nào Thầy ở.

Nhưng mà khi Thầy đúng (duyên) là Thầy sẽ đi đó, Thầy xong công việc là Thầy sẽ đi đó, mấy con! Nghĩa là Thầy đào tạo cái lớp này xong rồi, Thầy tổ chức các lớp học từ chi nhánh chỗ này đến chi nhánh chỗ khác rồi, quý thầy sẽ đưa họ về tất cả chỗ đó dạy rồi, Thầy thấy duyên Thầy đã mãn thì Thầy ra đi. Thầy không để lại một cái gì hết.

Sau khi Thầy chết rồi thì Thầy yêu cầu mọi người nên trồng ở cái mã của Thầy là cây xoài để nó ra trái rồi sẽ gửi cho mọi người, cây xoài nó tốt lắm, nó ăn phân Thầy tốt lắm. Chứ đừng có xây tháp xây mồ gì hết, người nào cãi Thầy thì không được, cãi Thầy thì Thầy sẽ vào trong núi Thầy coi cái hang nào Thầy chui Thầy nhập (diệt). Nghĩa là Thầy biết tâm niệm mấy con khi Thầy chết mấy con xây tháp là Thầy chui mất, Thầy không có để. Mà Thầy dặn mà nghe lời, Thầy biết, Thầy biết trước mấy con chứ không phải Thầy không biết trước đâu, Thầy dặn mấy con bây giờ Thầy chết thì đem chôn chỗ đó đó, mua một cây xoài đem trồng hay đem hột xoài đem ươm đó trồng ngay tại chỗ mả đó, cái mả đất chứ không có để đá để gạch gì hết. Rồi bắt đầu cây xoài nó lớn lên rồi nó ăn cái mả đó nó sẽ ra trái, mấy con sẽ ăn trái xoài ngọt không có chua lung (nhiều) đâu!

6- BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG PHẢI SÁNG SUỐT

(30:00) Trưởng lão: Thầy chết Thầy cũng muốn cái thân của Thầy để làm lợi ích cho đời, ban cho mấy con được trái xoài ngọt. Mà Thầy dặn, lúc bây giờ nếu người ta lợi dụng Thầy, nếu mà lợi dụng Thầy mà bán trái xoài này đắt tiền, bởi vì nghe trái xoài ở nơi cái mả Thầy họ mua đắt lắm, họ dám mua một trăm triệu họ cũng dám mua đó, mấy con!

Bởi vì nghe cái người tu như Thầy mà được trồng cây xoài lên trái người ta lợi dụng chỗ đó người ta bán đắt. Thì Thầy dặn trước nếu mà người nào bán như vậy là cây xoài sẽ chết, Thầy không cho cây xoài sống đâu, mấy con hiểu không? Bởi vì nhiều khi người ta lợi dụng, Thầy nói thật sự đó!

Con biết Vũ Khắc Minh, Vũ khắc Trường ông ta để hai cái nhục thân, (lúc) bây giờ nó (họ) lấy cây tầm vông nó (họ) gác ngang đường, xe mình chạy tới cũng phải đưa tiền nó (họ). Đó là tại cái ấp xã đó, nó (họ) làm lấy tiền; mà hồi đó chưa làm cổng còn bây giờ nó (họ) làm cổng. Mấy con vô cái chỗ đó coi, trời đất ơi! Mấy con phải bỏ tiền mấy con mới vô được, chứ nó (họ) có cho mình vô đâu. Nó (họ) khôn lắm, lợi dụng cái chỗ đó lấy tiền đồng bào, lấy tiền mọi người hết đó!

Thầy không có chấp nhận điều đó đâu! Thầy chết Thầy không bao giờ Thầy để người ta lấy tiền, làm tiền mấy con.

Người ta lợi dụng lắm! Một cái người mà có tai tiếng gì đó, có cái hình ảnh gì khác lạ - cái hiếu kỳ của con người mà, người ta muốn đến đó người ta nhìn, người ta thấy để mà chiêm ngưỡng - thì lợi dụng cái lòng chiêm ngưỡng đó mà người ta lấy tiền. Coi như là người ta mượn cái đó để người ta bán người ta ăn. Thì như vậy là Thầy không chấp nhận cái điều đó! Nghĩa là để cho người ta tự do người ta đến người ta chiêm ngưỡng gì cũng được hết, người ta chiêm ngưỡng cây xoài của Thầy sao cũng được hết, phải không? Chứ mà làm cổng để mà mở ra mở vô để lấy tiền thì không được, Thầy không có chấp nhận điều đó!

Đối với Thầy cái gì nó đúng thì đúng chứ còn cái gì mà làm phi đạo đức thì Thầy không chịu! Mượn người khác để làm tiền người khác. Cũng như bây giờ người ta mượn ông Phật để làm tiền, có phải không các con? Mấy con thấy cái điều này là rất rõ, người ta mượn Đức Phật Thích Ca người ta làm tiền, các con thấy người ta mượn cái hình ảnh Phật mà người ta làm tiền.

Cứ làm cho nhiều tượng Phật rồi mỗi tượng Phật để một cái thùng Phước Sương, rồi bà con mình mê tín sao không biết, cứ lạy Phật rồi bỏ một ngàn, hai ngàn. Trời đất ơi! Một tháng sau họ lại họ giở cái thùng Phước Sương đầy ngập hết, phải không mấy con? Cho nên, Thầy thấy chùa nào cũng để thùng Phước Sương là mấy người này khôn lắm, mấy người không có dại đâu.

Thầy ra ở Hà Nội Thầy thăm mấy cái chùa, mấy cái đền, cứ chỗ này để thùng, chỗ kia để thùng mà thùng kiếng nữa chứ để thấy tiền nhiều tiền ít đặng cho mình (thấy) mà bỏ (tiền vô). Thật đúng là con người ta đủ cái mánh khóe làm tiền!

Tiền làm bằng mồ hôi nước mắt, tiền của mình làm bằng mồ hôi, nước mắt mà người ta vét qua cái tín ngưỡng của mình, quá độc! Lo làm ăn như mọi người bằng mồ hôi nước mắt có tốt hơn không! Để ngồi đó làm cái chuyện phi đạo đức, Thầy không chấp nhận!

Thầy thấy là Thầy dẹp hết! Cho nên mấy con đến chùa Thầy thì không tìm thấy cái thùng Phước Sương đâu hết, chỉ có trên xã nó (họ) thấy Thầy có Phật tử ra vô đông thì nó (họ) xin để cái thùng từ thiện xã hội; nếu mà không cho thì cũng không được, thôi thì cho! Ai có từ thiện xã hội cứ bỏ vô đó, Nhà nước người ta làm từ thiện gì đó người ta làm, chứ còn Thầy thì không có để (thùng từ thiện).

(33:23) Đối với Thầy thì cái vấn đề đó, mình lợi dụng một hình thức tôn giáo để mình làm việc từ thiện xã hội cũng không đúng, Thầy thấy không có đúng! Nghĩa là cái người làm việc xã hội là tự tâm người ta thấy nỗi bất hạnh của xã hội, người ta bỏ mồ hôi nước mắt ra để an ủi những nỗi bất hạnh đó thì đúng! Còn mình làm vậy là mình gợi cái lòng từ thiện của kẻ khác; mà đồng tiền mình làm đây nó đi tới đâu đây! Mình biết tới chỗ nào không? Người ta nói chỗ đó vậy chứ đưa tiền người ta, biết chắc gì những người bất hạnh đó có hưởng hay người ta bỏ túi người ta? Người ta bỏ ra một đồng mà người ta lấy cả trăm đồng! Cho nên, những cái hội từ thiện nhiều khi họ làm việc không có đúng đâu!

Thầy thấy cuộc đời này sao nó dễ lừa đảo mọi cách, nó gợi đúng cái lòng tín ngưỡng, nó gợi đúng cái lòng từ thiện của con người để móc túi con người bằng mồ hôi nước mắt của người khác. Thật đau lòng!

Thầy thì không vậy, (mà) sáng suốt! Cho nên, ăn mày mà cứ đưa bị (túi) vô sát Thầy, Thầy hỏi, thật sự mà có nghèo thật sự thì Thầy cho. Đừng có giả dối gạt Thầy mà dối mình thì tội đó! Thầy nói thẳng nói thật. Có một cái chú đó, chú đẩy xe đi đến Thầy, chú nói xe chú bị xẹp lốp hư, Thầy cho con tiền, con vá (xe) để đi. Thầy nói thôi được rồi, bây giờ cứ theo Thầy lại cái chỗ kia có người vá xe; chú này lật đật đẩy xe đi luôn!

Con thấy cái lối đó - lừa đảo - nếu mình thấy tội nghiệp: “Thôi! một ngàn, hai ngàn cho nó cho rồi.” Chứ gì! Nhưng mà không ngờ bị người ta lừa đảo, cho nên mình phải sáng suốt!

(35:08) Cho nên Đức Phật nói mình bố thí cúng dường mình phải sáng suốt đừng có để mình bị lừa đảo. Mình bị lừa đảo là người ta tội mà mình vô tình mình làm cho người ta (bị) tội; cầm tiền cho người ta mà người ta (bị) tội - tại vì người ta lừa đảo được, là người ta (bị) tội - mà người ta lừa đảo được người này thì người ta lừa đảo được người khác nữa.

Khó lắm! Cho nên, phải sáng suốt: “Mình biết cái người đó thật sự nghèo ở bên xóm mình, mình cứ cho, mình giúp đỡ. Còn chỗ nào xa xa, thôi! Tôi không biết đâu, bởi vì trong xã hội này nó nhiều người lừa đảo lắm, mà bây giờ thật sự ra chú hay bác hay là cô, hay là em, cháu trong cái hoàn cảnh này thì chú rất thương hay bác rất thương nhưng mà chú sợ rằng chú bị lừa đảo. Mà bị lừa đảo thì em cháu, hay cô, bác sẽ mang cái tội, cho nên, chừng nào bác hay chú biết chắc chắn là trong cái hoàn cảnh khổ đó thì sẵn sàng bác giúp!”. Nói thẳng nói thật với người ăn mày sau đó nó không dám ăn mày nữa.

Chứ mình thấy nó mình không dám nói gì hết rồi cứ cho tiền, cái xã hội của mình trở thành ăn mày nhiều, mình thành thật, mình thẳng thắn, mình nói. “Nếu bác hay chú mà biết cháu trong hoàn cảnh nghèo thì bác, chú sẽ giúp. Bởi vì bác, chú ở xa không biết. Xã hội thì nhiều người lừa đảo lắm, cho nên muốn cho cháu nhưng sợ cháu thành tội cho nên bác không cho”. Tại vì mình cho nó, nó thành lừa đảo thành ra mình không cho. Mình nói thẳng thật với nó, mình nói đúng mà, đâu có sai. Phải không?

“Rồi bây giờ cháu thực sự là người nghèo khổ thực sự thì cháu cứ ghi địa chỉ đi, rồi có dịp cô, bác sẽ tìm đến cái địa chỉ đó, nếu thực sự nghèo thì cô, bác sẽ giúp đỡ; cứ cho cái địa chỉ đi!” Như vậy nó dám ha! Nó lừa đảo mình thì nó không dám, mà nó thực sự nghèo thì nó dám. Cho nên, bố thí hay làm từ thiện thì mấy con phải sáng suốt.

7- PHÓNG SANH ĐÚNG CHÁNH PHÁP

(37:05) Trưởng lão: Còn phóng sanh thì mấy con đừng có ra chợ mua tôm, cá ngoài chợ mà phóng sanh. Hay hoặc là lại cái chỗ nào người ta nhốt chim, nhốt này kia mấy con mua - đừng!

Mấy con muốn phóng sanh, mấy con ước nguyện: “Hôm nay tôi đi đường mà nếu tôi gặp con vật nào đó, là con vật đó có duyên với tôi thì tôi sẽ phóng sanh!”. Con đi đường mà con gặp người ta đang câu cá, hay đang lưới cá thì: “tôi mua hết, tại cái duyên tôi có duyên với cái nhóm chúng sanh này, tôi nguyện tâm tôi hôm nay tôi đi phóng sanh”.

Mà giờ con đi một vòng, từ đó đi con trở về nhà mà không gặp: "Tôi quyết phóng sanh mà giờ không có duyên phóng sanh nên tôi không phóng sanh. Còn hễ tôi quyết tâm phóng sanh mà tôi đi tôi gặp, gặp cái người mua chó bỏ trong cái lồng, nếu tôi gặp tôi kêu lại tôi mua. Bán bao nhiêu tôi cũng mua bởi vì tôi đã phát tâm rồi, tôi đã phát tâm (hôm nay) phóng sanh. Mà con vật đó nó gặp tôi là nó có nhân duyên đời trước với tôi, không chừng nó là ông bà, cha mẹ tôi chết thành con chó đó! Mà bây giờ tôi phát tâm phóng sanh, tức là tôi gặp nó là tôi có cái duyên với nó, nó có những cái nhân quả gì với tôi rồi! Tôi sẽ mua nó, tôi đem về nuôi, tôi không để họ giết con chó này đâu”. Con hiểu không?

(38:14)Mà bây giờ nó nhốt hai, ba con chó tôi cũng mua hết, nghèo tôi chịu nhưng mà tôi biết những người này là người thân của tôi đó. Tôi đã phát tâm phóng sanh, nó có duyên nhân quả với tôi, cho nên tôi mới gặp nó đây”. Thì mấy con đi trên đường mà nếu mấy con gặp người bán chó bán mèo gì mua hết. Đem về nuôi để không nó (bị) giết chết, tội! Đó là mình có duyên, tức là cái duyên phóng sanh, mình thấy nhân quả; mình không gặp tức là không nhân quả.

Còn mình vô chợ kiếm thì sai! Đi kiếm thì nó không đúng! Bởi vì mình đi kiếm cái nhân quả của người khác. Người ta làm cái nghiệp gì đó người ta sinh ra chó, gà, heo, dê gì đó; mà bây giờ mình mua, mình thả tức là mình tạo thêm cái tội ác cho cái loài đó. Loài đó đang phải thọ cái quả đó, phải bị nhốt cầm, rồi bị giết cắt cổ. Mình đi vô mình kiếm tìm nhân quả đó là không đúng. Mình phải có nhân duyên gặp nhau, cái duyên hợp mà! Mới gặp nhau. Thì gặp nhau phải có đời trước có duyên, mới gặp nhau. Còn mình đi kiếm nhân quả của người khác thì không đúng, nó sai cái quy luật của đạo Phật.

Thầy nói như vậy để cho mấy con thấy, biết cách mình phóng sanh, mình làm cái gì cho đúng, mình bố thí cúng dường cho đúng pháp. Mà đúng pháp nó lợi mình lợi người, nó không có lỗi lầm gì với nhau.

Con bố thí cho một người mà con bố thí đúng thì nó vừa lợi cho mình mà vừa lợi cho người kia, không bị lừa đảo, thì nó không mang tội, nó không có lỗi đó. Cho nên phải sáng suốt chứ không khéo mình vì cái tình cảm mình thương mà bị người khác lừa đảo. Mình thương bằng trí tuệ, bằng sự sáng suốt.

(39:41) Còn kinh sách cũng vậy con, không phải kinh sách nào cũng thiện hết đâu; nó dạy mình cúng bái, cầu siêu, cầu an nó đâu có thiện, không thiện! Cái chuyện nó làm nhảm nhí, có lợi ích gì đâu! Thì tức là nó đã làm sai rồi mà mình lại chấp pháp, mình lại làm theo thì mình quá mê mờ! Mình làm theo thì phải tốn tiền tốn bạc, vừa tốn công, tốn tiền tốn bạc chứ không phải là không!

Bây giờ, thí dụ người ta mở cái đàn cầu siêu, mà người ta ghi tên họ của các Phật tử vô thì mỗi Phật tử phải bao nhiêu tiền chứ đâu phải là người ta ghi không cho mình đâu! Người ta làm sớ điệp này kia nữa thì người ta tính tiền trong đó hết chứ đâu phải người ta bỏ tiền ra người ta làm không cho mình đâu! Đó là cái chuyện mê tín mà còn ăn tiền được như vậy huống hồ là chuyện gì khác. Cho nên, ở đây đạo Phật dạy chúng ta phải có trí tuệ, phải có trí tuệ mới được!

Hôm nay mấy con còn hỏi thêm gì Thầy nữa không?

Thầy đã nói, với người cư sĩ như mấy con Thầy nói như vậy là đủ rồi; sau này có duyên mấy con sẽ thọ Bát Quan Trai. Mấy con có hỏi Thầy gì không?

8. ƯỚC NGUYỆN CỦA THẦY SẼ ĐEM ĐẠO ĐỨC CHO TỪNG GIA ĐÌNH

(40:47) Phật tử: Thưa Thầy! Con, lần đầu tiên được gặp Thầy. Con cũng có nhân duyên về trong đạo Phật tu học. Sự thật con là người biết ít nhất; thực sự kinh sách cả ngày, cả tháng con cũng chẳng đọc được mấy câu. Nhưng mà những gì mấy cô đây cái băng, cái băng gì con không nhớ, không có làm. Con thấy như vậy như từ nãy đến giờ Thầy nói, con hiểu ra trong lòng, con nhìn thấy cái thất, cái thất đằng sau con không thấy. Thí dụ như là cái tuần cúng dường thì thật sự ra con không có ngại, ví dụ như thế này mình không có nơi nương tựa, thì chùa là cái chỗ tâm linh để người ta trút bỏ những thù hận khi mà người ta gặp khó khăn. Nhưng mà ngồi thiền

Trưởng lão: đúng rồi.

Phật tử: đó là một cái cản trở. Nhưng mà các thầy trong các chùa không thấy điều đó.

Trưởng lão: đúng đó! Thầy cũng hiểu điều đó!

Phật tử: Thì cái điều đó Thầy nói đúng. Còn cái việc thứ hai Thầy nói thì con không nhận định được là: mặc dù thà rằng ở (ngoài) xã hội làm ác luôn; lúc làm là làm không suy nghĩ. Nhưng khi biết Phật pháp mà không tới nơi - Phật pháp chỉ biết một đoạn nào, một chừng nào thôi - thì chính cái đó làm hại mình hơn nữa, tại vì vừa làm vừa bị dằn vặt, dằn vặt không biết cái này đúng hay sai. Mà nếu sai thì tại sao? Sai khoản nào, chỗ nào để biết rõ tránh. Mà đúng là đúng tới đâu? Thì không có! Cái điểm đó rất là khó.

Con thấy rõ ràng vì con có rút kinh nghiệm. Thí dụ con đi chùa hai năm con thấy có lòng tin có những băng pháp dạy là mình đến, mình sẽ lạy Phật cho nhiều lên thì những cái gút mắc trong lòng mình một thời gian sau nó sẽ giải tỏa bớt đi. Mình lạy coi như là mình tôn vinh một đấng tối cao nào đó, tâm linh của mình cũng sáng lên, mình lạy Phật nhiều thì tâm mình nó mở ra.

Đó là nguyên nhân thôi, chứ con không hiểu điều đó. Để mà xác minh thì mình không có mức độ làm thầy hay là sư cô tu tại gia để biết cái đó thì không tới đó, mức độ đó. Thì thấy như vậy, nhưng mà mình đến lạy chùa thì mình có cái lòng tin củng cố con người của mình, thì đó nhưng mà con thấy gì mà ngày nào cũng lên chùa, mỗi ngày lên chùa lạy, lạy xong rồi đi về; rồi đâu cũng vào đó. Nhà cũng không đến nỗi mà chỉ có một mình độc cư tới giờ đi rồi tới giờ về mặc việc ở nhà liên quan tới ai cũng không cần biết. Mà liên quan để nói cho những người xung quanh hiểu cái điều đó là tốt hay là xấu, cũng không luôn! Thì con thấy mất thời gian, ngày nào cũng như ngày đó đi đều đặn như một cái kim đồng hồ mà tác dụng của nó là cái gì cũng không biết. Đó, con thấy cái đó là giống như vầy: bây giờ rõ ràng các chùa buổi tối đều sáu giờ, bảy giờ có đọc kinh mỗi ngày; nhưng mà con thấy điều đó để làm cái gì, con không thấy!

Trưởng lão: đó là cái đúng đó con.

Đó, là con nói những cái điều thiếu sót (cho) cái người thấp của cái xã hội. Còn cái người tu cao thì con không có biết đâu! Tu cao, con đâu có đi vô tới mức độ đó để hiểu. Thí dụ như tu tại gia mức độ cao thì con cũng không hiểu tới mức độ đó nữa.

(44:05) Nhưng tại sao mà giáo huấn đứa nhỏ không chịu giáo huấn mà để (giáo huấn) cho người lớn. Nghĩa là ở trong cái xã hội này nó (người lớn) bị nhiễm quá nhiều rồi lại đi tu; cảm nhận được cái sự sai trái đó để tu. Mà sửa đổi con người mình rất là khó; khi dằn vặt cái đúng cái sai, cứ kéo qua kéo lại hoài! Mà tại sao con thấy, như bây giờ con nói Thầy đó là ý định của Thầy là đào tạo một số người để sau này ra giúp cho con người đỡ đau khổ. Thì con nghĩ là sao Thầy, một hai vị nào đó mở giảng dạy cho người lớn thì tốt hơn nên mở một cái gì (lớp học) cho trẻ con. Tại vì trẻ con nó đâu có bị dằn vặt; bây giờ Thầy dạy cái đạo lý đó đúng, là nó hiểu đúng; mà sai là nó hiểu sai. Chứ không phải như người lớn mà dằn vặt giữa cái xấu, cái ác mà cứ giằng qua giằng lại; nội cái giằng không là mất hết thời gian luôn. Khi mà đạt được cái tốt, thiện tránh được cái ác thì con người ta cũng bầm dập rồi.

Thì những người làm thầy. Thí dụ, con thấy tại sao mở khu vui chơi được, tiệm internet cho trẻ con được mà tại sao đạo Phật không có điểm nào để mà giúp đỡ

Trưởng lão: dạy đạo đức;

Phật tử: tại sao giúp đỡ một đứa trẻ nhỏ rất là dễ hơn người lớn - người lớn bị xã hội bôi đen rồi, nửa đen nữa trắng hay hoặc là hai phần đen một phần trắng, bây giờ tắm rửa cho nó sạch sẽ cái đó rất là khó.

Trưởng lão: Đúng đó! Con nói cái đó đúng.

Phật tử : vì vậy con đi hoài, cũng không thấy chùa nào cho khoảng cách (khoảng không gian) nào cho đứa trẻ, toàn là người lớn tụng niệm, lạy; còn trẻ con theo cha mẹ không biết làm cái gì mà lạy hoài, không biết lạy một trăm lẽ tám lạy để làm chi ?! Nhưng mà những người kêu làm như thế đó cũng không đủ trình độ để về nói cho con mình biết, hiểu tại sao phải làm như vậy.

Con chỉ nghĩ, nói cái của người thấp thôi; con nói với Thầy, Thầy thấy thế nào sau này nếu Thầy mở tám điểm cho người lớn hay bảy điểm, mười điểm cho người lớn thì Thầy lo cho các người nhỏ một chỗ nào mà dạy không cần thuyết pháp nhiều.

Trưởng lão: đúng vậy

Phật tử: Mà từ những đứa trẻ đó lại dễ!

Trưởng lão: lại dễ đó con!

Phật tử: Thật đó, con không hiểu nổi, con đi hoài dắt đứa trẻ vô chùa không có một điểm nào để trong óc nó có khái niệm, trong óc nó không có khái niệm về chùa.

(46:48) Trưởng lão: Thật sự ra Thầy nghĩ như thế này nè con! Bởi vì đạo Phật nó có cái đạo đức nhân bản - nhân quả, dạy con người có cái nền đạo đức cụ thể lắm. Cho nên bây giờ, mấy đứa trẻ nhỏ nó đến chùa, nó đi theo ông bà, cha mẹ đi đến chùa; cha mẹ lạy còn nó đi dòm ông Phật này, tượng Phật kia chơi vậy thôi. Chứ nó về nó chẳng có khái niệm gì trong đầu nó về Phật giáo hết. Sau đó nó ra đời, nó đi học, nó nhiễm bạn bè, nó thành đứa trẻ xấu.

Phật tử: Nhiễm rất là nhanh! Trong khi trong chùa chỉ cần một chút xíu thí dụ như sư cô lại cho nó cái bánh hay gì đó, nói cho nói cái điều hay, thôi con đừng có chửi bậy, vậy là không.

Trưởng lão: phải nói cho nó rõ.

Phật tử: Nó không có thành rất là dễ. Còn người lớn thì khó lắm.

Trưởng lão: Còn người lớn thì nhiễm rồi con. Nhưng người ta dạy cho trẻ con rồi bắt đầu người ta dạy cho người lớn. Người ta dạy cho người lớn cách thức sống chứ không phải cách thức cúng bái, tụng niệm. Cúng bái, tụng niệm con về tật nào cũng còn tật nấy à!

Phật tử: con thấy người lớn. Thực sự người lớn đi chùa về dạy cho con mình thì dạy cũng không được, tại vì đi ngược trở lại rất là khó, theo chiều ngược lại từ dưới lên trên, con thấy vậy thôi.

(47:49) Trưởng lão: Cho nên, cái lớp học của Thầy sẽ nhắm vào, nó đào tạo: thứ nhất là trẻ em rồi bắt đầu dần đến người lớn. Người lớn thì dạy cho người ta sống người ta xả bớt những cái gì mà người ta đã huân vào trong thân tâm người ta đã quá khổ rồi. Coi như là để tự người ta cởi mở, người ta xả lần những cái đau khổ đó, mà người ta đã gánh chịu trên cái đôi vai người ta quá nhiều. Do đó, dạy cho người lớn để họ sống được an ổn.

Dạy cho trẻ con là mớm vào cho nó để nó hiểu biết cái đạo đức, để từ đây về sau nó không bị sa ngã; đứa trẻ lớn lên thành một người tốt mà nó không bị ô nhiễm, thành ra nó là một tờ giấy trắng thì nó giữ trắng mãi, nó sạch sẽ ở trong cái nền đạo đức của nó, nó không bị ô nhiễm.

Còn đằng này mình không chuẩn bị cho trẻ con mà mình chuẩn bị cho người lớn, mà người lớn đã nhiễm đen hết rồi mà cứ làm cái chuyện không phải là xóa cái màu đen đó, mà thêm những cái mà cứ tưởng tượng rằng mình sẽ được an ổn, nhưng sự thật bao giờ cũng đi vào chỗ vẫn tật nào tật nấy, mà nhiều khi bỏ bê gia đình nữa.

Phật tử: Bỏ bê gia đình!

Trưởng lão: bỏ bê gia đình.

Phật tử: đúng cái giờ, con thấy ở chùa Ngọc Liễn, mà nó rất là khó. Thí dụ như là như tối sáu giờ, sáu giờ là giờ cơm gia đình, tự nhiên Phật tử lên chùa sáu giờ đến bảy giờ mà người ta muốn đi thì một trong hai phải chọn thôi.

Trưởng lão: Mà nếu mình hướng về Phật thì mình bỏ gia đình;

Phật tử: bỏ gia đình.

Trưởng lão: thành ra làm cho gia đình nó buồn tẻ. Đôi khi cái giờ ăn cơm với nhau cả gia đình tập trung nhau ăn cơm vui vẻ; rồi bây giờ lên trên đó mắc lo tụng kinh Niệm Phật, rồi bây giờ gia đình ở nhà còn một hai người: “Mẹ con đi đâu? Mẹ đi chùa. Gia đình có mấy người mà bây giờ đi hết một người, nhất là mẹ, ba tụi bây ăn cơm không có ngon”. Có phải không? Vắng thì làm sao mà ăn ngon được. Rồi con tụng niệm đã rồi lát về rồi ở trong nhà trẻ con nó lộn xộn làm ông tức giận thì ông đổ dồn lên trên đầu con, làm cho gia đình có chuyện.

(49:47) Sự thật ra đạo Phật không có dạy vậy đâu! Thầy mong rằng, ước nguyện của Thầy, Thầy sẽ đem cái nền đạo đức cho từng gia đình, trong mỗi gia đình. Cha mẹ dạy con, con cái hiếu thảo với cha mẹ. Tại vì con cái nó có đạo đức thì nó phải hiếu thảo. Nó biết sống đối xử như vậy là làm cha mẹ mình không buồn khổ. Còn mình làm cái này sai, cái kia sai, nó đọc trong này nó hiểu, dạy dỗ nó hiểu, thì nó không làm cái sai để không làm cha mẹ nó phải buồn khổ.

Đó, mình phải dạy nó, chứ không dạy nó đâu có biết đâu! Nó chỉ biết ham vui, nó chỉ biết vui theo cái tuổi đời của nó thôi. Nó phát triển thì nó thích cái này, nó thích cái kia mình phải biết ngăn chặn. Còn cha mẹ thì mắc lo làm để cho có tiền.

Bây giờ tới giờ rồi hả con? À, bây giờ tới mười một giờ rồi!

Thôi bây giờ mấy con nghỉ! Một lát nữa mấy con về phải không mấy con?

Phật tử: con cám ơn Thầy!

Trưởng lão: Thầy sẽ mở lớp rồi sau này mấy con sẽ học được chứ không có gì đâu.

Mấy con xá Thầy thôi rồi mấy con về.

Không có vô con!

Trưởng lão: Mấy con còn nhỏ ráng học! Sau này Thầy sẽ dạy đạo đức cho.

Phật tử: Thầy ra sức mở, bởi vì đạo đức nó hư dữ dạy cho lớp trẻ nó

Trưởng lão: Thầy đang ước ao đó con! Thầy đang cố gắng. Bởi vì phải xin phép đàng hoàng chứ mình dạy không có xin phép, lúc tập trung đông người ta đến người ta khó khăn, thì thành ra Thầy đang nói một số Phật tử ở Thành phố đó! Họ sẽ xin một cái Trung tâm An Dưỡng - trong cái khu an dưỡng thì có cái khu học tập.

Cho nên, mình có giấy phép đàng hoàng thì khu học tập mình được hướng dẫn đạo đức. Những bài vở đạo đức thì được Nhà nước người ta cho phép như hai bộ sách Đạo Đức Làm Người, thì được đưa ra Hà Nội Thầy xin phép. Chắc chắn là tháng giêng sẽ có. Thầy mong muốn Thầy đem đạo đức cho những thế hệ tuổi trẻ.

Thôi mấy con vô ăn cơm đi con!

Rồi, vô ăn cơm!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy