LCK 026B - NHÂN QUẢ CON NGƯỜI - ĐỊNH VÔ LẬU QUÁN XÉT NIỆM KHỞI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [55:51]
(00:00) Trưởng lão: Vì vậy hôm nay thì mấy con Thầy sắp xếp cho cái lớp này cho ổn định. Cái lớp mà Định Tĩnh Nhu Nhuyễn, cái lớp Chánh Niệm Tỉnh Giác. Thầy sẽ sắp xếp lại, cho nên mấy con yên tâm. Thầy sẽ dẫn dắt mấy con tới nơi tới chốn, không có để mấy con không tu tập được.
Còn những người mà đưa bài sau thì để kỳ sau Thầy sẽ trả cho mấy con. Tức là ngày sau, còn bây giờ thì Thầy không chấm kịp được. Thầy mới đưa hồi sáng hoặc đưa bây giờ thì những bài này nó sẽ Thầy trả kỳ sau. Còn đây là những bài mà Thầy đã chấm xong cho mấy con, thì mấy con đọc lại và cố gắng nếu mà về khẩu hành như bài của Minh Nhân thì về khẩu hành là phải tập ái ngữ, cái ngôn ngữ, nói về cái ngôn ngữ thay vì cái ác ngữ nó đem đến làm khổ mình, khổ người. Mình nói nhiều về cái ái ngữ để cho mình thấm nhuần được cái ái ngữ, để mà học tập được những ái ngữ.
Như mấy con đọc trong cuốn Văn Hoá Truyền Thống tập 2, tức là giới đức Thánh Tăng, Thánh Ni. Các con thấy Đức Phật dạy về ngôn ngữ, các con không ngờ rằng cái bộ sách đó mà Đức Phật dạy rất kỹ về ngôn ngữ. Nói ra lời nói của mình phải như thế nào? Đừng nói lời ly gián, nói lời ôn tồn, nhã nhặn như thế nào thì trong cái giới về ngôn ngữ Đức Phật đã dạy rồi.
Do đó, ở đây đến cái bài mà khẩu hành mấy con nói lời nói hung dữ, chửi mắng này kia thì mấy con đưa ra một số ác ngữ đó và đồng thời mấy con dựng lại, nghĩ lại những lời nói như thế nào để đem lại sự hạnh phúc cho mình, cho người. Lời nói đem lại sự lợi ích cho mình, cho người thì lời nói quan trọng đó và lời nói ác rất là khổ. Một điều mà người ta không làm mà mình nói người ta làm.
Ví dụ như người ta không có cái tâm đó nhưng mà mình nói với người khác là cái chú đó / anh đó là nói như vậy như vậy, thì đó là cách thức mình nói không có đúng sự thật thì rất tai hại cho người khác. Vu oan cũng bằng ngôn ngữ mà. Mình nói người ta ly gián cũng bằng ngôn ngữ của mình.
Ví dụ trong ba người, Thầy với các con ở đây là ba người. Khi đó Thầy nói với con là: cái ông này, ông nói con vậy vậy đó, chửi mắng con vậy vậy đó, ông nói xấu con vậy đó. Làm cho con tức giận ông ta, gây con với ông ta, chia rẽ, ly gián mà. Đó là lời nói nó ác lắm.
Còn lời nói làm cho chúng ta đoàn kết nhau lại, làm những công việc lợi ích cho nhau, ban rải nhau lòng thương yêu của chúng ta thì các con về khẩu hành của mấy con nên sử dụng được ái ngữ. Nói được cái ái ngữ để chúng ta học tập những ngôn ngữ đó.
(03:00) Ở đây nó đi vào thực tế để áp dụng trong cái bài nhân quả chứ không phải cái đạo đức của nhân quả. Cho nên sử dụng cái ái ngữ cho nhiều thì nó càng tốt cho cái bài của chúng ta.
Cho nên cái ác ngữ thì chúng ta nói, nó là những lời nói vậy là ly gián hoặc lời nói vậy là vu oan, giáng họa người khác, lời nói vậy là nói xấu người khác. Để làm gì? Để cho chúng ta nhận ra được, nhận ra được. Ờ vì cảm tình người đó mới đem cho cái này, vì cảm tình người kia mới cho. Do đó cái người khác mới nói: ờ chắc có lẽ ông này cảm tình với bà kia nên cho tiền, cho bạc, cho của, cho cải chứ gì, rồi nghĩ xấu trong khi người ta đâu có vậy. Người ta chỉ dùng lời nói thôi mà mình không sáng suốt, mình không thông minh mà mình cứ nghĩ là như vậy thì đó là cái sai.
Cho nên vì đó là một lời nói như vậy là lời nói ác, không phải lời nói thiện, mình biết liền, mình biết liền. Do trong cái sự như vậy đó, mấy con triển khai về nhân quả khẩu hành. Mấy con triển khai về cái phần này cho Thầy. Và triển khai như vậy chính là mấy con đã triển khai được cái ái ngữ của mấy con. Và từ đây về sau mấy con sẽ tập luyện trên những điều triển khai của mấy con bằng ái ngữ.
Do đó nó áp dụng vào đời sống của mấy con mới thực tế. Mấy con nói lời ngọt ngào, êm dịu, làm cho mọi người nghe rất là êm tai, làm cho mọi người nghe qua lời nói của mấy con gây được cái tình cảm sống chung nhau, thương nhau. Đó là cái lời nói nó mới ngọt ngào thì mấy con phải triển khai cho được, chứ mấy con nói sơ sơ như thế này thì nó không đủ.
Cho nên vì vậy mà Thầy nói nên làm lại bài nhân quả khẩu hành một lần nữa dựa vào những mẩu chuyện để triển khai nhân quả thay vì lời nói đó người ta chửi thì mình cho những ngôn ngữ ái ngữ, sử dụng cái ái ngữ như thế nào, thế nào.
Bên đây là ngôn ngữ ác ngữ còn bên đây là những ái ngữ vì những ái ngữ này cho mình học để áp dụng vào đời sống. Mà cái ác ngữ này mình dừng nó lại, vì mình biết lời nói như vậy nó làm cho đau khổ, các mẩu chuyện xảy ra trong đau khổ đó bằng cái sự thật, bằng cái sự thật trong gia đình hoặc ngoài xã hội thì cái bài của mấy con sẽ có giá trị.
Cho nên càng học mấy con sẽ được thấm nhuần trong lớp Chánh Kiến này thì nó. Trong Định Vô Lậu này sẽ giúp cho mấy con có được những ái ngữ và có được Chánh Tư Duy của mấy con, nó đi xoáy vào cái đúng đắn của nó, làm cho mấy con sống một đời sống không làm khổ mình, khổ người.
(05:33) Học tập như vậy nó mới có lợi ích chứ không phải học tập để mà học tập, học tập để mà biết, để mà nói dóc chơi thì cái chuyện đó là nó không phải là ở chỗ này, nó không phải là ở chỗ này. Cho nên vì cái chỗ này là chỗ thật sự là tu hành thật sự, tu hành làm chủ, tu hành làm chủ đời sống chúng ta. Sống không làm khổ mình, khổ người. Thực hiện đạo đức nhân bản.
(05:55) Minh Thống con cũng nên làm lại cái bài Thân Hành - Ác Khẩu Nghiệp tức là con làm lại cái bài nhân quả khẩu nghiệp, tức là khẩu hành đó. Con sẽ làm lại bài này.
Bài viết của Chơn Thành thì bài viết đầy đủ ý nghĩa nhân quả thân hành, hãy làm bài tiếp nhân quả khẩu hành.
Bây giờ Thầy gợi ý mấy con đó, mấy con sẽ làm bài Nhân Quả Khẩu Hành lại cho nó đầy đủ hơn. Còn bây giờ cái bài Nhân Quả Thân Hành con viết đầy đủ và có những cái đoạn, Thầy sẽ đọc lại những cái đoạn này để mấy con thấy rằng không những mình tư duy các sự việc ngoài đời mà mình còn phải tư duy cái bản thân của mình nữa. Cái thân mình đó là cái thân hành. Cái đoạn này, để thấy rằng mình phải suy nghiệm lại mình coi mình còn tham, còn sân, còn si hay không? Mà Chơn Thành đã ghi được về cái nội tâm của mình.
Đó là quán xét về thân mình, cho nên về cái hành động giết hại chúng sinh thì Thầy cũng nhắc lại cái điều đó để gây lại trước kia mình có những hành động làm ác, nhắc lại để hiện giờ mình cố gắng mình khắc phục, mặc dù mình là tu sĩ mình nhớ lại chuyện mình sát sinh trước kia đó. Mình nghe nó khổ đau vô cùng, nhắc cho mình hối hận những điều mà trước kia mình chưa hiểu, mình lầm lạc.
Đó là những điều rất cụ thể, còn cái điều mà Thầy nhắc hiện giờ chúng ta biết rằng: xét lại về cái sát sinh thì mình nhắc cái quá khứ vào cái hiện tại của mình, coi cái tâm của mình, nó còn sát sinh không?
(07:41) Ví dụ mình đi mình vô tình đạp chết con ốc, mình đâu có ý mình giết nó đâu nhưng mà khi đó mình đạp chết con ốc hoặc con cuốn chiếu gì đó, nó cũng gây cho mình một cái đau khổ vô cùng. Đó là nó áp dụng vào trong đời sống của mình để cho mình thực hiện cái lòng từ, lòng hiếu sinh của mình.
Còn về tham lam, trộm cắp mình cũng xét nét lại, mình đã nói về cái thân hành mà trộm cắp, tham lam thì mình cũng xét lại. Cho nên mình xét ngay bây giờ xem mình còn hay không? Mình xét mình kỹ để xem xem mình còn tham lam hay không. Một cái chuyện nhỏ nhặt coi chừng mình tham đó.
Bây giờ, thí dụ như mình thấy người đó người ta về rồi, mà bây giờ đó cái thất của họ bỏ trống không, mình qua coi có cái chổi không mình mượn chứ mình không phải lấy đâu, để mình về quét thất của mình chứ gì. Nhưng mà mình qua lấy cái thất trong khi người ta về rồi, chỗ người ta bỏ đó mình qua lấy. Thì mình xét đây mình có tham không? Hoặc là bây giờ: ôi ông đó ông về rồi, bây giờ cái thất của ông ấy có cái bóng đèn mà bóng đèn thất mình cháy rồi, thôi để mình qua đó mình gỡ để mình gắn để cho đêm nó phát sáng để mình tu thì làm cái hành động đó mình xét lại mình có tham không?
Mình có tham mình đi lấy vậy đó, mình có trộm cắp không? Đó là suy nghĩ những chuyện nhỏ nhặt như vậy, hoặc là cái chuyện gì nhỏ nhặt hơn nữa, coi chừng mình lọt vào trong tâm tham mà mình lại nuôi dưỡng nó. Mình nói ra vanh vách mà những suy nghĩ nhỏ nhỏ đó coi chừng mình bị đó, mình còn bị trong tâm tham.
(09:04) Rồi bây giờ nói về tâm dâm dục, coi chừng đừng nghĩ là tôi già, tôi hết dâm dục đâu. Nó coi chừng nó không hết đâu. Do đó mình xét mình xem mình có còn không, nếu còn thì mình phải thực hiện trên các pháp để đẩy lui nó, mình đừng để nó ngự trị trong tâm của mình. Mình chưa phải là cái người vô lậu hoàn toàn mà, cho nên nó còn lậu thì nó còn dục chứ sao vì vậy mình phải suy tư cụ thể, kỹ lưỡng.
Thầy đọc một đoạn này mà Thầy Chơn Thành thầy tự xét mình, tự xét mình, mặc dù thầy lớn tuổi rồi đâu phải nhỏ.
"Đọc đến lời Đức Phật, Ngài dạy lòng dâm chưa trừ thì không ra khỏi trần lao". Đó là qua cái bài trong kinh Thập Thiện, Đức Phật đã dạy như vậy. "Chúng tôi tự xét thấy trong bản thân mình tuy ngày nay đã là tu sĩ, tuổi đời đã cao xong mỗi khi ngồi thiền, cái tâm nó vẫn phóng dật về một thời tuổi trẻ. Tuy đã vào tuổi ông, tuổi bà nhưng tuổi trẻ vẫn khó quên một thời yêu nhau. Hôm nay tôi là tu sĩ, còn người yêu tôi ngày xưa đã là bà, có chồng con và có cháu. Khi chúng tôi ngồi tu thỉnh thoảng nó vẫn khởi lên nhớ nhung, xao xuyến nó làm cho tôi động tâm và phóng dật, tuy chỉ là trong giây lát nhưng nó cũng làm cho chúng tôi đau khổ. Như vậy tự xét mình không những còn tâm dâm mà còn có cả tâm tà dâm nữa. Nên con đường đi đến giải thoát là còn xa vời. Nếu như chúng tôi không diệt trừ được chúng tận gốc rễ thì sự giải thoát còn xa tít mù".
(10:48) Đó mình xét, mình thấy được những cái niệm trong đầu, trong tâm của mình nó còn. Mặc dù bây giờ mình là tu sĩ, mình đã có vợ, có con rồi nhưng cái tình yêu ban đầu của mình nó vẫn còn mà. Mình chưa diệt được thì cái lậu hoặc đó nó chưa tan mà. Do đó khi mình xét nét như vậy thì mình mới áp dụng được nhân quả, cái học của nhân quả này, mình áp dụng để rồi từ đó mình thấy: "đây là nhân quả mà nó đã dai dẳng từ tuổi trẻ của mình chứ đâu phải. "
Thầy nó cái đó là từ tuổi trẻ của thầy cho nên đến bây giờ nó vẫn chưa tan, dường như là Nguyễn Du có nói gì mà chết xuống tuyền đài chưa tan đó con, phải không? Cái câu mà Nguyễn Du nói đó “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, bên giờ nó lìa rồi mà tơ lòng còn nhớ hoài và cố tình mang xuống tuyền đài chưa tan, khó lắm mấy con, đâu phải chuyện dễ đâu. Mấy con mà người nào có người yêu ban đầu coi chừng đó, nó dính mãi chứ nó không chịu tha đâu.
Do như vậy, thật sự ra trên con đường tu mình phải nhắm đến, mình phải tu duy suy nghĩ để cho tri kiến mình nó thông suốt lý nhân quả, để nó thấy đây là nhân quả cho nên mình mới đoạn dứt nó được, vì vậy từ đây về sau nó không còn có nữa. Chứ không khéo nó còn mãi còn mãi đó, thì tu tu chứ còn, chứ thật sự ra mặc áo nhà tu mà tâm còn phàm phu mà chưa tu thật, các con thấy chưa?
Ở đây, thầy Chơn Thành giản dị nói lên nhưng tâm niệm của mình thật sự. Để làm gì mấy con? để tự mình quét cho sạch và mình học nhân quả rồi mình biết rồi. Cho nên vì vậy mà nhờ cái hiểu biết này, nhờ tri kiến hiểu biết về nhân quả, quét từng cái mầm mống đó. Chứ mấy con không thành thật, không chịu quét nó ra thì mấy con cứ ôm ấp nó thì "chết xuống tuyền đài chưa tan" đó mấy con. Ôm ấp mà chết đi nó cũng chưa tan đó. Rồi cái nỗi chưa tan đó mấy con chưa biết nó sẽ tiếp tục nó lằng nhằng lắm chưa chắc là nó dứt đâu. Cái nhân quả của nó. Cho nên Thầy nhắc nhở mấy con.
(12:45) Duyên Tịnh bài làm ngắn gọn, đầy đủ ý nhân quả. Hãy làm tiếp bài nhân quả khẩu hành. Con làm tiếp bài nhân quả khẩu hành bởi vì nhân quả khẩu hành rất là quan trọng, quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Phước Tồn bài làm đầy đủ ý nghĩa nhân quả thân hành, hãy làm tiếp bài nhân quả khẩu hành, con tiếp tục.
Bài viết nhân quả ý hành đầy đủ, bình định, rõ ràng ở đây là Chơn Niệm. Chơn Quang bài viết nhân quả thân hành đầy đủ ý nghĩa, sâu sắc, nhắc nhở, khuyên ngăn. Bài viết có ý nhắc nhở mình rồi khuyên răn mình, tức là nhắc nhở người mà khuyên răn mình. Trong cái bài này chúng ta viết nó có những khuyên răn mình nhắc nhở mình tức là áp dụng vào đời sống mình. Hãy làm bài nhân quả khẩu hành tiếp tục con làm bài nhân quả khẩu hành, mà rất nhiều chứ không có ít.
Về cái phần của Bắc Phước, khi mà đọc bức thư Bắc Phước gửi Thầy thì Thầy hiểu tâm con, con hãy ở lại đây mà tu, rồi sẽ xong thôi. Thầy đọc bức thư của con nè, con cố gắng ở đây. Bây giờ lớn tuổi rồi, cố gắng, Thầy sẽ trợ giúp cho để mà tu tập qua cái từ mười sáu, mười bảy tuổi mà con thuật lại cho Thầy nghe cái cuộc đời của con, cho đến bây giờ thì nhân duyên gặp Thầy trong cái thời gian mà Thầy đi ra Phước Hải. Ở Long Hải, Thầy có gặp mấy con đó.
Tới bây giờ Thầy về đây, cái duyên cuối cùng, mấy con cũng được gặp Thầy vì vậy là có cái duyên từ trước. Do vậy mà hôm nay thì dù là con lớn tuổi rồi nhưng con hãy cố gắng tu tập. Cứ ở đây mà tu tập đừng có lo cái chuyện gì ở ngoài, cứ xả bỏ hết đi, đừng có nghĩ gì hết, bởi vì mình phải cứu mình trước mấy con để không kịp con lo nghĩ bạn bè, lo nghĩ những người khác thì con sẽ cứu mình không kịp.
Bây giờ nỗ lực để mình tu tập. Thầy hướng dẫn cho mấy con tu để mà được giải thoát thì sự quyết định của Thầy nó không phải ở thời gian bảy năm, không phải ở thời gian bảy năm. Thầy sẽ dạy cho mấy con thời gian ngắn nhất.
(14:53) Đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm thì trong lớp học của chúng ta thì nói bảy ngày thì không thể có được. Bởi vì bảy ngày chúng ta đã qua rồi thì làm sao có được, nhưng mấy con có người nào chứng quả A La Hán chưa, chưa mà, cho nên bảy ngày thì không thể. Nhưng nói bảy tháng thì Thầy thấy nội mấy cái bài làm Định Vô Lậu để cho trọn vẹn, khai triển được tri kiến của mấy con thì bảy tháng chắc chắn các con cũng chưa làm xong, như vậy bảy tháng không được thì bảy năm.
Nhưng bảy năm không có nghĩa là phải suốt bảy năm. Thầy nghĩ rằng sự cố gắng của Thầy trong cái thời gian để nhanh hướng dẫn mấy con đạt được cái vô lậu đó, để cho có người đứng ra thay Thầy để hướng dẫn trong những người khác kế tiếp đó, thì chắc chắn trong vòng hai năm là cao, không có cao hơn hai năm.
Cái khoảng thời gian, các con thấy thu ngắn được thời gian là mấy con phải nỗ lực tu để hướng dẫn mấy con đi đến rốt ráo cuối cùng của nó. Nó phải đạt được những kết quả như vậy mới được chứ không khéo thì nó tu hoài, tu hoài mà chẳng ra gì hết thì tu làm gì. Mang hình thức đi tu mà cuối cùng mình chẳng được cái gì hết thì cái sự tu tập đó nó vô ích, cho nên mấy con phải ráng học, ráng học, làm bài cho nó cụ thể, cho nó rõ ràng.
(16:10) Bài làm Pháp Châu thì con làm bài thì ngắn gọn, hay, có đầy đủ nghĩa. Hãy làm bài nhân quả khẩu hành, con tiếp tục. Nghĩa là tuy rằng con viết có bấy nhiêu thôi, Thầy đọc ít thôi nhưng mà nó mang được tính chất nó đủ ở trong đó thôi. Và khả năng con không thể diễn tả hơn được nữa cho nên vì vậy mà Thầy khuyến khích con, bài làm hay lắm nhưng mà ngắn gọn nhưng mà tiếp tục làm bài nhân quả khẩu hành rồi tùy theo chỗ nào đó Thầy triển khai, từ cái đầu tiên mà con viết, làm bài nó không được nhiều như vậy đâu.
Con viết mấy chữ thôi mà chữ của con bằng vốc tay, vốc tay, lớn lắm, cho nên có mấy chữ thôi. Nhưng mà hôm nay làm cái bài của con Thầy đọc Thầy thấy rằng con nói không có sai về cái nhân quả. Ngắn gọn, không có sai nhưng mà con có lý luận dần dần thì cũng tạm đủ. Vì vậy, Thầy cũng cố gắng triển khai sự tu tập của con bằng tri kiến giải thoát của con, con cố gắng làm.
Hôm đầu Thầy đọc cái bài của con Thầy tưởng là ở trên trời rớt xuống. Nghĩa là nói một cái đề tài mà con lại viết ở đâu đó. Nhưng mà hôm nay con đã có được sự triển khai tri kiến của mình, xoáy được cái đề tài, con tiến bộ khá lắm, có tiến bộ nhiều.
Cho nên vì vậy mà con hãy cố gắng mà tu tập. Thầy sẽ trợ giúp để triển khai để tri kiến của con nó không còn là liệt tuệ nữa mà nó là tri kiến giải thoát, thắng trí đó con, những bài con viết để biến thành cái thắng trí của con, tức là các ác pháp nó đến. Con mộc mạc nhưng mà con có thể dùng thắng trí của con hoá giải được liền cái ác pháp. Nó làm cho tâm con bình an.
(17:57) Sư Pháp Ngộ bài làm nhân quả thân hành đầy đủ ý nghĩa nhân quả. Hãy làm bài nhân quả khẩu hành. Con tiếp tục làm bài nhân quả khẩu hành. Ở đây là cái ái ngữ về cái khẩu hành thiện, lời nói thiện thì lúc bấy giờ mấy con triển khai nó nhiều thì Thầy đọc nhiều thì thầy mừng. Bây giờ mấy con triển khai viết cả tập như thế này thì Thầy thấy đủ sức mấy con dùng được cái ái ngữ. Nó nhiều chừng nào thì cái ái ngữ các con biết sử dụng, chứ không khéo mấy con không biết sử dụng ái ngữ.
(18:29) Ở đây là những câu hỏi của Chân Quang. Trong này Thầy có trả lời một số ít thư của con trong này rồi. Đây là bài viết nhiều chi tiết về nhân quả con người khiến mọi người thấu suốt. Đọc từng cái đoạn này ở trong này thì đọc đến nhân quả của con người thì người ta sẽ thấu suốt được đường đi của nhân quả. Nhất là nói lên được pháp hành để ngăn ngừa những hành động ác nghĩa là con thấy nạp cái bài của Thầy như thế này còn có mấy tờ nữa là hết tập giấy.
Mà Thầy phải đọc hết tập giấy này thì Thầy thấy mấy con viết thiệt là viết. Nghĩa là coi như là cái đầu óc nó xổ ra, coi như là nó đưa ra hết bàn bản. Các con thấy không? một tập giấy như thế này mà còn có bấy nhiêu, còn có mấy tờ là nó hết tập giấy thì mấy con viết ghê thiệt chứ không phải chơi đâu.
Cho nên vì vậy đọc nó, đúng là nó cụ thể lắm mấy con, cái nhân quả mà mấy con viết thì không bao giờ nó hết được. Nó nhiều lắm, chuyện đời nó nhiều lắm nhất là thân hành, khẩu hành, ý hành. Nó nhiều vô cùng, nó đâu có ít.
Cho nên vì vậy Thầy nói đúng là mấy con làm Thầy đọc như đọc tiểu thuyết say mê. Đọc mà đọc say mê chứ không phải đọc không say mê đâu, mà đọc say mê mới đọc được chứ cỡ mà đọc không say mê đó thì cỡ mà đọc bao nhiêu đây chắc chết mấy con, đọc mà thích thú thì đọc mới được chứ mà đọc không thích thú thì đọc không có nổi.
Mà nhiều cái bài của mấy con viết tưởng vô đọc nó khô khan lắm nhưng khi đọc rồi mấy con đưa ra những mẩu chuyện, mấy con dẫn chứng những mẩu chuyện thân hành, khẩu hành nó làm cho mình đọc mê man, quên đi thời gian hết. Cho nên đọc suốt đêm mà thấy không buồn ngủ.
(20:21) Như vậy thì nó giúp chúng ta đủ khả năng để quán xét được nhân quả, cho nên vì vậy ở đây Thầy muốn nói rằng: mình viết làm sao mà đem ra, nêu ra cho được cái nhân quả của nó, trong mọi cái nhân quả và những phương pháp áp dụng vào để mà chúng ta thực hiện, để mà chúng ta sống được nhân quả thiện.
Con nên làm tiếp bài nữa là nhân quả khẩu hành, triển khai như thế này thì tri kiến của mấy con.
(20:51) Thầy thấy hồi nào đến giờ mà tri kiến mà cả xấp như thế này nó cũng khá rồi chứ gì. Cỡ mà học hết lớp của Thầy thì mấy con một đống vậy, thì tri kiến của mấy con một đống vậy chứ gì. Như vậy nếu mai mốt còn giận hờn, là chết đó. Nói được mà làm không được là bị đòn, chứ không phải. Bởi vì mình nói được là mình phải sống được chứ. Mình nói quá chi tiết như thế này, mình nói quá rõ ràng mà tại sao mình sống không được.
Chắc chắn là Thầy nghĩ rằng người viết như thế này có tri kiến như thế này, mọi ác pháp họ bình tĩnh lắm, không có chao đảo.
Họ sẽ bình tĩnh, họ dùng tri kiến của họ, để mà họ làm chủ tâm được tâm họ. Và bắt đầu bây giờ họ đi tiến tới nữa thì sẽ triển khai tri kiến của họ sâu hơn nữa, trước những ác pháp, trước những hoàn cảnh xảy đến thì họ rất là bình tĩnh, họ không còn bị dao động cái tâm nữa.
Bởi vì cái tri kiến nó là tri kiến giải thoát nó giúp chúng ta hoàn toàn chủ động được cái sự sống của chúng ta, không có bị động và mấy con viết như thế này.
(21:49) Bởi vì Thầy đọc những cái bài của mấy con viết vầy vầy đó, nếu là một ông thầy giáo mà chấm bài thì ông ngán chết được bởi vì cái bài luận văn nó nhiều vậy là họ ngán lắm. Trái lại Thầy không ngán mà Thầy thấy mấy con viết được như vậy là Thầy mừng, mừng là học trò mình nó đủ tri kiến để nó làm chủ sự sống nó, đem lại sự bình an cho chính bản thân nó thì đó là mình mừng.
Cho nên khi mà cầm thấy và đọc thì trời ơi, nhưng mà đọc xong thì thấy diễn tả như vậy là được rồi. Cho nên vì vậy mà Thầy thấy như vậy để giúp cho người đệ tử của mình, triển khai được tri kiến của nó, chứ không thể một khi đưa một đề tài như vậy mà người ta viết hàng loạt như thế này này mà người ta viết nổi là người ta viết tâm trạng của mình, nhận qua cái sự hiểu biết của nhân quả của chính bản thân mình, nó là cái đời tư của mình, những cái mình tiếp nhận bên ngoài để mình thấy những khổ đau của nhân quả. Cho nên mình ghi vô, mình chép vô, thành ra là sự hiểu biết của mình rồi. Cho nên nó giúp cho mình thấu suốt được đời sống bản thân mình và mọi người.
Vì vậy mà mỗi lần mấy con viết bài, Thầy đọc Thầy thấy nó có sự cụ thể, rõ ràng Thầy mừng lắm. Là vì người đệ tử của Thầy sẽ ở trong tri kiến giải thoát được, mà tri kiến đó nó gọi là tri kiến vô lậu.
(23:08) Cho nên mấy con sẽ đạt được sự giải thoát của đạo Phật nó không có khó khăn đâu. Bằng chứng mấy con thấy trong thời gian ngắn như thế này mà mấy con thấy những người mà viết như thế này là họ có đủ tri kiến, mặc dù chưa trọn vẹn đâu nhưng họ có tri kiến giải thoát.
Thầy mong rằng đệ tử của Thầy đều là những người ở trong tri kiến giải thoát, tức là họ thực hiện được Định Vô Lậu rồi đó. Có nhiều người mấy con biết không? mấy cô đó nói “Trời ơi, con viết rồi, con xé, con viết lại mà con đọc thấy coi bộ thấy không ổn nghĩa là con xé. Nghĩa là nộp được bài của Thầy con xé không biết bao nhiêu giấy”. Một cây bút nguyên tử như thế này mà viết trong một tuần sau là hết sạch cây bút, xin cây bút khác. Trời đất ơi, viết mà Thầy nói: thôi chắc là cái lò sản xuất bút nguyên tử thôi mà không đủ. Gì mà viết mau hết quá chừng, đúng là chúng ta triển khai được tri kiến của chúng ta bằng cách mà chúng ta nhẩm đi nhẩm lại rồi viết ra, rồi nhẩm đi nhẩm lại để thấy được cái sai của nó.
Cho nên, lúc bấy giờ chúng ta mới triển khai tri kiến chúng ta, chứ còn lơ mơ chúng ta không triển khai đâu, chúng ta hiểu chung chung. Nhiều khi chúng ta tích tập những cái hiểu biết của người khác làm cái hiểu biết của mình chứ không phải chúng ta triển khai để cho mình hiểu biết.
Mình hiểu biết là mình hiểu biết về cái của mình, tư duy về cái của mình hiểu viết ra.
Còn cái ở trong trong kinh sách là cái hiểu biết của Phật thì mình huân cái đó rồi cho là mình hiểu biết, các đó là cái của người khác, vay mượn của người khác mà làm hiểu biết của mình.
Còn bây giờ, Thầy chỉ gợi ý cho mấy con về đặc tướng, đặc tính của nó, duyên hợp duyên tan. Từ đó, những danh từ đó nó đâu có nói gì của Thầy cho mấy con viết đâu. Nhưng mà Thầy chỉ gợi ý thôi, rồi mấy con dựa vào đó để triển khai sự hiểu biết của mình.
(24:49) Mà triển khai sự hiểu biết là triển khai lại đời sống của mình trong nhân quả chứ cái gì? Vì mình là con người của nhân quả cho nên mình đầy đủ nhân quả. Thì mình nói chuyện mênh mông ở ngoài để làm gì, mình nói mình đây thôi. Con chó cắn thì mình biết con chó cắn, mà con chó cắn là nhân gì quả gì? làm ơn nói cái đó ra giùm. Chứ con chó cắn tôi không biết cái quả gì mà cái nhân gì đây. Con chó cắn mà tôi điên, ít bữa nữa là tôi chết thì nhân quả gì đây, thì mình nói ra cái điều đó thôi. Mình chỉ cần nói điều đó cho đúng nhân quả của nó là nó đã tuyệt vời rồi. Nó đã đi sâu vào tâm tư của mình rồi.
Cho nên vì vậy mà những tập sách này nó có một giá trị tu về Định Vô Lậu.
(25:30) Còn Thiện Trí bài làm đầy đủ, đáng khen, hãy làm bài nhân quả khẩu hành. Hôm nay thì mấy con hầu hết một số người thì Thầy nâng đỡ lên, chứ lẽ ra thì Thầy bắt mấy con làm lại bài nhân quả thảo mộc vì có nhiều người viết chưa đầy đủ. Có nhiều người viết về nhân quả thân hành hoặc là đường đi của nhân quả nó chưa đủ.
Nhưng mà Thầy thấy đi vào trọng tâm của chúng ta là thân hành, khẩu hành và ý hành của chúng ta để xoáy vào. Cho nên Thầy thấy mà không được, Thầy bắt buộc mấy con phải làm lại thì cái bài của con thì bài làm thì ở đây con làm đường đi của nhân quả.
Cho nên bắt đầu bây giờ con hãy làm bài nhân quả thân hành. Nghĩa là con mới làm bài thân hành. Có người thì thì người ta đi tới khẩu hành còn con thì đi làm cái bài thân hành. Đó là mình cứ đi từng bước để cho mình triển khai được tri kiến của mình.
(26:27) Cái bài của con Trí Thiện, con làm bài hôm nay con tuy rằng đường đi nhân quả của con người, con làm tạm đủ, đầy đủ, nói cái đường đi của nó có đủ ở trong này. Nhưng xuất sắc thì nó chưa xuất sắc tức là chưa triển khai hết đường đi của nhân quả của bản thân của mình.
Nhưng nói đủ là nói như Kinh Hành Thập Thiện, nói đủ mười cái điều ác ở trên thân hành, khẩu hành, ý hành. Nó đủ chứ nó không có thiếu cho nên vì vậy mà con hãy làm bài nhân quả thân hành. Bắt đầu từ bây giờ con sẽ làm bài nhân quả thân hành. Vậy thì bây giờ mấy con phát giùm Thầy cái này đi mấy con.
(27:10) Thanh Quang: Kính bạch Thầy, chưa thấy bài của con ạ!
Trưởng lão: Như vậy bài của con sót ở đâu ta? Thanh Quang đây, bài viết nhân quả đầy đủ, ý nghĩa sâu sắc nhắc nhở khuyên răn. Trong bài của con, con có nhắc nhở chính bản thân mình, khuyên răn, hãy làm bài nhân quả khẩu hành. Thầy lúc nãy có nói rồi. Có rồi con. Lúc nãy có đọc bài của con rồi.
Bài viết nhân quả thân hành, con viết bài nhân quả thân hành đầy đủ ý nghĩa, sâu sắc nhắc nhở, khuyên ngăn. Trong bài của con, có lời nhắc nhở, khuyên ngăn. Qua cái thân hành của mọi người và chính bản thân con. Hãy làm bài nhân quả khẩu hành, tức là con làm tiếp bài nhân quả khẩu hành.
(27:54) Tu sinh: Mô Phật, cho con hỏi pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác đi kinh hành tức là mình đi nửa chừng nó có vọng tưởng thì mình dừng lại để quán xét, lấy cái điểm đó để quán có được không ạ?
Trưởng lão: À không con, ở đây chưa. Bởi vì Thầy căn cứ vào chỗ này nó khoan đã, để rồi căn cứ vào thời gian nhiếp tâm, còn cái pháp Thân Hành Niệm, mấy con tập tu thì mấy con cứ tu pháp Thân Hành Niệm. Cứ cái giờ đó tu cái pháp đó đi, có vọng tưởng hay không vọng tưởng mấy con cứ tu thôi.
Còn Chánh Niệm Tỉnh Giác mấy con hiện giờ mấy con đi đó, thì khi nào Thầy sắp xếp lớp Thầy cho con sẽ đi kinh hành ở trong một phút thì con tập tu nhiếp tâm và an trú tâm trong một phút đi kinh hành.
Còn bây giờ Chánh Niệm Tỉnh Giác mà con tu, con đi con biết con đi tới đi lui 20 bước, 30 bước con hít thở tuỳ theo con. Con cứ làm y như cũ để Thầy sắp xếp cho được lớp xong rồi thì nó mới bắt đầu đi vào cái mà dạy, chứ bây giờ con đừng có dừng lại con quán, chưa được, chưa đến cái giai đoạn đó. Để Thầy hướng dẫn lần lượt từng bước, từng bước để mình tu tập mình làm chủ, tức là mình dẫn dắt, ôm pháp mình dẫn dắt cái tâm đi vào chỗ nhiếp tâm và an trú tâm.
(29:10) Còn cái này là mình đi giống như con đi con tập Thân Hành Niệm để tỉnh thức, để phá hôn trầm, thuỳ miên. Như hồi nào đến giờ Thầy dạy đi hành để phá hôn trầm, thuỳ miên để tỉnh thức, để cho nó không bị buồn ngủ. Thì nó có bốn giai đoạn tỉnh thức, chứ chưa phải nhiếp tâm hay an trú tâm đâu nha.
Nhưng ở đây là tu tập tỉnh thức để phá hôn trầm thuỳ miên của mình thôi, nhưng vẫn buồn ngủ quá, con đứng dậy đi kinh hành đi chừng nào hết buồn ngủ thì thôi. Mà nếu con muốn ngăn ngừa sự buồn ngủ đó con ôm pháp Thân Hành Niệm, nó làm cho con tỉnh, nó không có buồn ngủ nữa. Thì khi mà nó tỉnh rồi thì mấy con sẽ tu tập cái khác.
Còn ở đây là cái ổ đĩa của Từ Quang, thì Thầy đã ghi ở trong này cái lời cho con rồi, con về mở ra thì nó sẽ có cái bài của con trong này. Pháp Ngộ con đưa giùm cho Từ Quang con.
(30:02) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con xin có câu hỏi. Con cứ thắc mắc ở cái chỗ này. Trong thời gian để mình tu từ một phút lên hai phút. Bây giờ con không muốn nhìn đồng hồ, con muốn dành thời gian theo hơi thở của con.
Ví dụ như hơi thở của con cứ năm hơi là một phút thì trong năm hơi đó hoàn toàn là nó không có niệm thì bây giờ con muốn tăng lên hai phút, ba phút con có thể con không nhìn đồng hồ thì con đếm hơi thở được không, đếm mười lăm hơi thở được không?
Trưởng lão: À bây giờ trong cái vấn đề để mà tập nhiếp tâm và an trú tâm cho được. Bắt đầu bây giờ con chỉ tu tập trong một phút, con thấy một phút của con là năm hơi thở đi. Thì con sẽ đếm mười hơi thở con sẽ tu được hai phút chứ gì.
Bây giờ con đã nhiếp tâm được trong một phút nghĩa là 5 hơi thở, mỗi lần cứ đếm 5 hơi thở là hoàn toàn con được an trú, không có niệm gì xẹt vô, thì lúc bây giờ con sẽ tu lên hai phút tức là con sẽ đếm mười hơi thở, con hiểu không? năm hơi thở là một phút, mười hơi thở là hai phút giờ bắt đầu là con đếm luôn hai phút tức là mười hơi thở của con.
Bây giờ có niệm xem vào trong đó tức là con sẽ dùng Định Vô Lậu mà con quán xét, cho nên con sẽ dừng hơi thở lại, đưa cái niệm mình khởi ra, bây giờ cái niệm đó không rõ hình, con không biết cái niệm đó là cái niệm gì, do chỗ mà bị ức chế nhiều quá con không biết cái niệm, cho nên nó xẹt ra không có rõ.
Cho nên ở đây không có mình tu bình thường thôi. Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra, là hít vô thở ra, không có tập trung nhiều, con hiểu không? Không có tập trung nhiều cho nên cái niệm nó hiện ra rõ ràng, không lờ mờ. Con biết ngay cái niệm, niệm đó nó thuộc về cái gì, thì con đặt cái niệm đó thành cái đề tài vô lậu, con dùng nhân quả của vô lậu mà con quét nó. Con hiểu cách quét đúng không? Tức là tu duy trên cái niệm đó, nó thuộc nhân quả gì, thì con thông suốt được cái niệm đó nó ở trong nhân quả nào. Lúc bây giờ nó thông suốt là nó quét, tức là thông suốt được cái niệm gì đó nó nằm trong nhân quả nào đó tức là con đã quét nó rồi, con hiểu không? Nó không còn nữa.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão ý của con là con không có muốn nhìn đồng hồ mà căn cứ trên hơi thở thì có được không?
Trưởng lão: Ừ thì được rồi, Thầy chấp nhận rồi mà.
Tu sinh: Nó có trở ngại gì không?
Trưởng lão: Không nó không có trở ngại gì hết.
Tu sinh: Con tu năm phút, con cứ đếm hơi thở như vậy, đếm hơi thở như vậy thì nó thành ra quán mất rồi.
(32:40) Trưởng lão: Đúng rồi. Nhưng mà điều kiện là con, bây giờ, giai đoạn này, con không thể nào mà, bây giờ không lẽ căn cứ vào một phút thì con dòm đồng hồ hoài thì nó bận tâm con quá, con hiểu không?
Thôi tốt hơn thì mình dùng cái sổ tức này đi. Nhưng mà đến khi được mười phút rồi, phải không? hoặc là ba mươi phút. Nếu mà con tu được mười phút hoặc ba mươi phút thì bắt đầu bây giờ bỏ cái sổ tức liền tức khắc. Khi nào cần thiết Thầy thấy nếu mà con cứ dùng sổ tức như vậy thì nó sẽ tưởng sổ. Con không đếm nhưng mà đầu con nó cứ đếm, hít vô nó cũng đếm, thở ra nó cũng đếm. Đếm một, hai, ba, bốn. Nó thầm thầm nó đếm trong tưởng của con thì con bị thói quen tưởng rồi. Thì Thầy không để con lọt vào trong đó đâu mà sợ.
Tới giai đoạn nào con tu được năm phút, ba phút, Thầy bảo con dừng lại trong năm phút. Trong năm phút con biết thời gian nó dài chứ nó không phải ngắn như một phút nữa đâu. Một phút con cứ dòm miết cái đồng hồ, cái kim chỉ giây nó chạy tới chưa, có phải không? Nó bận tâm con, con cứ nhìn vào nó. Thà là con đếm hơn là con nhìn. Con bị phân tâm. Lúc bấy giờ con cứ đếm để cho nó được nhiếp tâm thôi con hiểu không?
Bây giờ nó nhiếp tâm nhưng mà tới năm phút Thầy bảo con không cần nhiếp tâm nữa. Bây giờ đó bắt đầu cứ mình tu, mình tác ý rồi mình biết hơi thở ra, tùy tức đó. Mình biết hơi thở ra vô, rồi sau đó từ chỗ mình nhiếp tâm, chỗ tuỳ tức đó, cái hơi thở con đi con dùng hơi thở mà hay hoặc con dùng bước đi mà. Chừng đó Thầy thay đổi liền tức khắc, khi mà Thầy thấy tới chỗ cái chỗ nào đó, Thầy thay đổi liền, con không có dùng tuỳ tức nữa, con không còn dùng bước đi nữa. Mà ở chỗ thanh thản mà tiến tâm. Còn bây giờ là cái giai đoạn trả bài, đồng thời Thầy gợi ý cho mấy con để mà phân lớp mà tu một phút, hai phút đó.
(34:26) Bây giờ là cái giờ, mấy con hỏi Thầy đó. Giờ này để hỏi Thầy. Thì các con đã hỏi Thầy rồi. Bây giờ mấy con nhớ rằng: khi tới hướng dẫn này là điều kiện để hướng dẫn mấy con, chứ mấy con không có biết cách thức tu tập đâu. Mấy con hỏi là tại vì mấy con đang tu tập cái đó, mấy con hỏi.
Chứ sự thật ra, tới chừng đó mà Thầy sắp xếp lớp rồi, Thầy thấy bây giờ con ghi kỹ lưỡng, con nhiếp tâm của mình ở trong hơi thở hay trong bước đi những điều kiện con ghi cho Thầy trong tờ giấy. Mấy con viết đi kinh hành, mấy con viết được bao nhiêu thì mấy con đã ghi cho Thầy những bước đi. Như Phước Tồn con ghi là mười bước đi. Thầy biết là con nhiếp tâm trong bước đi rồi chứ không phải trong hơi thở. Còn con ghi hơi thở thì Thầy sẽ đưa về cái phần hơi thở của con là vì con không rối loạn hơi thở.
(35:16) Do như vậy mỗi người đều là, có thể nói rằng: phân thấy được cái đi hoặc là hơi thở, hoặc là cánh tay đưa ra đưa vô đều là đối tượng, cái niệm để mà nhiếp tâm, tỉnh thức do mấy con cũng phải ghi rằng tất cả những đặc tướng của mấy con nó hợp với hơi thở, hoặc hợp với bước đi. Nghĩa là mình thấy mình tu cái đó nó thích. Như bây giờ con thấy bây giờ con tu hơi thở nó thích, con thấy đi kinh hành thích, con thấy nhiếp tâm được trong kinh hành hơn là hơi thở. Con thấy hơi thở nó nhiếp tâm được hơn là đi kinh hành đó là cái đặc tướng của con nó thích cái pháp đó.
Cho nên con tu nó dễ dàng hơn. Cho nên vì vậy những cái phương pháp đó, mấy con thấy mình thích phương pháp nào thì mình ghi phương pháp ấy để Thầy đưa, cái người đó ngồi hít thở chứ họ đi được không? Cho nên vì vậy trong lúc mà con tu hơi thở con phải ngồi mà nhiếp tâm, còn người mà người ta nhiếp tâm trong bước đi thì người ta đi kinh hành.
Còn hiện giờ những cái pháp nào mấy con đang tu như đi kinh hành hay đi Thân Hành Niệm, mấy con cứ giữ nguyên cái đó đi. Rồi chừng đó, trong một tuần lễ, trong một ngày Thầy cho mấy con phải ôm cái pháp Thân Hành Niệm, người nào cũng ôm pháp tu Thân Hành Niệm hết.
Chớ không phải bảo tôi thích thì tôi tu, không thích thì tôi không tu, không phải! Cái pháp đó, nó giúp cho cơ thể của mấy con khỏe mạnh thì buộc lòng mấy con phải thực hiện nó trong cái giờ nào. Thầy quy định cái giờ để mấy con tu trong pháp Thân Hành Niệm chứ không phải cái pháp Thân Hành Niệm để tu để đi đến rốt ráo đâu. Mà giúp cho cơ thể của mấy con được khoẻ mạnh để mấy con tiếp tục mấy con tu cùng thầy cho đến cuối cùng, chứ không khéo mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm thì coi như mấy con dễ bị bệnh đó phải không?
(36:59) Do như vậy là trên pháp Thân Hành Niệm mấy con tu theo sự mà tác ý của từng hành động mà các con tu. Còn vấn đề nhiếp tâm và an trú tâm thì tuỳ theo ở trong đi kinh hành hoặc là hơi thở, mấy con hợp cái nào là Thầy sẽ hướng dẫn mấy con cái đó.
Còn riêng các bác, các cụ lớn tuổi thì phần này riêng rồi, mấy con. Nó không phải là phần của người nhỏ tuổi rồi. Thì mấy bác, mấy cụ đi kinh hành để phá hôn trầm, thuỳ miên. Đi cứ như mình đi như vô sự, đi chơi chứ không phải tập trung ở bước đi để mà để từng phút giây nhiếp tâm và an trú tâm, phần này mấy bác không có tu tập cái này đâu. Và về hơi thở mấy bác, mấy cụ không được tu về cái hơi thở nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở vì lớn tuổi rồi không sử dụng cái pháp này được, phải không?
Cho nên vì vậy mà các bác lớn tuổi rồi chỉ tu tâm thanh thản, an lạc và vô sự mà thôi. Nhiếp tâm ở trong đó, được một phút, hai phút Thầy sẽ hướng dẫn cái này cụ thể cho để giữ tâm bất động của mình thôi, không được tu cái khác. Tu cái khác các bác, các chú không có đủ sức, không đủ sức lớn tuổi rồi để mà nhiếp tâm mà mình vận dụng nhiều là mình sẽ ảnh hưởng đến thần kinh mình rất lớn, không tốt.
Cho nên người lớn tuổi là phải tu theo người lớn tuổi không thể nào tu theo người nhỏ tuổi được bởi vì cái sức khoẻ nó không còn và sự tập trung nó không mạnh đâu bởi vì thần kinh của mình bây giờ nó lớn tuổi rồi nó yếu rồi, nó không phải như người tuổi trẻ cho nên tu khác rồi.
Vì vậy mà tu như người ngồi chơi, thanh thản an lạc vô sự thôi. Chứ không có tu gì hết, nhưng mà nó vẫn Định Tỉnh. Đó là tu từ trạng thái bất động của chúng ta. Mấy bác, mấy chú lớn tuổi rồi thì nhớ kỹ.
Người tuổi trẻ không được tu điều này nghĩa là không được tu. Mình còn đủ sức khoẻ thì mình phải vận dụng tận lực của mình ra để mà mình đạt được sự an trú, Định Tỉnh tâm mình thì mới được. Còn các bác, các chú lỡ có đi thì người ta cũng ở trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự người ta bỏ thân, người ta cũng vào Niết Bàn được, chứ còn mình, mình tu như vậy nó không đủ và đồng thời từ Định Vô Lậu mà các bác, các chú Thầy cũng nâng đỡ cái sức tu duy, suy nghĩ của người ta.
Mặc dù là đã trải qua một cuộc đời rất nhiều về nhân quả rồi nhưng mà người ta ngồi lại người ta nhớ thì có cái quên, cái nhớ chứ không thể nào nhớ hết được. Có nhiều người còn nhớ hết nhưng ngồi lại ghi thì họ ghi được chứ không phải không? Nhưng mà để áp dụng vào đời sống xả tâm họ, họ không có đủ sức triển khai cái điều đó.
(39:39) Cho nên vì vậy mà Thầy áp dụng cho họ rất dễ dàng trên Tứ Niệm Xứ để mà xả tâm của họ hơn là dùng tri kiến qua cái pháp tác ý. Họ hiểu được mức độ nào thì càng tốt mức độ đó. Triển khai tri kiến của họ, cái thắng trí để cho họ hiểu ngay làm sao cho gọn nhẹ để cho họ hoá giải được cái tâm của họ đang đầy rẫy những sự đau khổ ở trên thân tâm của họ để giúp họ vượt qua khó khăn của người già.
Hôm nay về cái lớp của người già thì nó riêng và đồng thời thì trong lớp của chúng ta mấy con còn sức khoẻ thì mấy con ráng tu về nhiếp tâm và an trú cho được từ một phút cho đến ba mươi phút. Làm sao mà mấy con phải nhiếp tâm cho được mà không bị ức chế, điều đó là điều mà Thầy sẽ dạy. Còn về vấn đề khác thì các con yên tâm, đừng có lo, để Thầy dạy tới.
Bởi vì các con chưa học tới cái lớp đó mà các con lo hỏi lớp đó như vậy thì sớm quá. Cũng như bây giờ các con mới học lớp một mà hỏi chuyện bài vở của lớp hai thì mấy con hỏi chơi chứ mấy con có tu tập được gì đâu, con có hiểu không? Cho nên Thầy dạy đến đâu các con làm đến đó.
Còn các pháp nào mấy con đang tu thì mấy con cứ tu không sao hết đâu. Nhưng mà dạy đến đâu là cẩn thận kỹ lưỡng đến đó, đừng hỏi đến những pháp mà cao siêu nữa. Rồi bắt đầu con hỏi đi.
(41:00) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, ví dụ như Thân Hành Niệm con đi một vòng khoảng mười lăm phút mà con đi mười lăm phút mà con thấy không bị ức chế con đi chậm thôi, nhưng mà đi mau hơn con thấy không thích hợp. Thầy xem con đi mười lăm phút đúng một vòng thì nó có lâu hay không?
Trưởng lão: Không lâu đâu con, bởi vì Thân Hành Niệm nó tùy theo đặc tướng của mấy con. Con tu thoải mái là được rồi. Chứ không phải gì hết. Nhưng mà bây giờ tu để mà nhiếp tâm và an trú tâm cho được phải không? Tu mà nhiếp tâm và an trú tâm cho được thì để Thầy sẽ dạy cho mấy con cách thức để mấy con tu tập cho được. Thầy chỉ cần bây giờ sắp xếp mấy con, mấy con hợp với hơi thở thì mấy con ghi hơi thở, còn mấy con hợp với đi kinh hành tức là thân hành ngoại - bước đi kinh hành của mấy con, mấy con hợp cái nào cứ ghi theo. Mấy con thấy thích về nhiếp tâm, cái đó mình nhiếp tâm dễ dàng, an trú dễ dàng thì mấy con ghi cái đó cho Thầy thôi, để Thầy biết mấy con ở cái chỗ đó, mấy con tu cái pháp đó cho nó hợp với mấy con, để cho mấy con thực hiện được nó thoải mái, dễ chịu.
(42:09) Còn bây giờ mấy con hít thở mấy con thấy tức, đói mệt như vậy mà bắt mấy con tu hơi thở thì không được. Tùy theo cái đặc tướng của mấy con. Có người người ta đi kinh hành người ta thấy an trú, mà có người hít thở người ta an trú. Thì tuỳ theo cái đó mà Thầy dạy mấy con, để cho mấy con nhiếp tâm và an trú để giúp tâm mấy con được Định Tĩnh, đó là cái phần đó. Còn cái phần mà các con đang tu trên pháp Thân Hành Niệm thì tùy theo mỗi đặc tướng mấy con tu.
Tu sinh: Kính Bạch Thầy, hiện giờ con vẫn đang tập hai pháp, một là đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, hai là cũng dùng Định Niệm Hơi Thở kết hợp với Định Vô Lậu để khi mà có ác pháp đến con dùng Định Vô Lậu, cái khác con dùng Định Niệm Hơi Thở để đẩy các ác pháp nó đi. Nhưng bây giờ con vẫn đang tập hai cái pháp đó mà con thấy hai cái pháp đó. Nhất là Định Niệm Hơi Thở con vẫn nhiếp tâm giống như là đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác thì con nên tập như thế nào?
Trưởng lão: À, nếu mà con hợp hai pháp đó thì con nên sử dụng hai pháp đó mà con tu tập. Thầy sẽ dạy cho con nhiếp tâm và an trú tâm ở trong từng phút đi lên nữa, từng phút giây con sẽ đi lên. Bây giờ con ghi ở đây 30 giây Thầy thấy con ghi rất là căn bản đó, căn bản để đi lên đó con.
Do đó từ cái chỗ pháp đã hợp với con thì từ cái chỗ đó Thầy sẽ hướng dẫn con đi lên, đi lên từ ba mươi giây đi lên một phút, đi lên một phút được rồi thì bắt đầu đi lên hai phút từ đó mà con đi lên mà thầy hướng dẫn là nó phải nhanh thôi chứ không có chậm đâu. Trong một tuần lễ mà gặp trở lại Thầy thì coi như có tăng đó mấy con. Tu sau mà tăng lên đó.
(43:46) Tu sinh: Bạch Thầy, theo con nghĩ thì một phút thì hiện giờ nó chưa hẳn làm chủ, nó có lâu lâu nó bệnh. Nhưng mà 30 giây thì chắc ăn rồi.
Trưởng lão: Bắt đầu bây giờ mình tu một phút đặng cho có đó. Đặng mình dùng Định Vô Lậu mình quét nó thôi, mình quét nó ra cái niệm đó. Còn nó hoàn toàn không có thì tốt.
(44:05)
Tu sinh: Xin hỏi Thầy, bữa hôm trước Thầy có nói về nhiếp tâm nên con tập nhiếp tâm trong năm phút thì nó cũng có những cái niệm mà nó khởi lên. Chẳng hạn như Thầy nói rằng khi mà mình ngồi, trong lúc mình ngồi mà có những cái niệm nó chưa thành hình mà mình phải để tự nhiên cho nó thành hình. Bạch Thầy không phải cái niệm nào nó cũng thành hình và không phải cái niệm nào nó không thành hình hoàn toàn. Vì trong lúc mình đang hướng tâm, một pháp con hướng tâm một câu thì có những cái niệm nó không lên hình, con có thả lỏng nó cũng không lên vì cái câu pháp hướng mình hướng nó đã đi rồi. Thì những ác pháp đó bị mất rồi. Nó có lên thì nó phải chết. Cho nên bởi vậy nó không có ra hình. Những cái niệm đó nó phải lên.
Trưởng lão: Nó lên nhưng mà nó không ra hình. Bắt đầu mình tu không phải vì mình ức chế nó, cho nên nó lên nhưng mà tại vì cái pháp hướng của mình nó tới đó nó bị diệt nó cho nên nó lờ mờ nó không có rõ nữa thì nó đang bị cái pháp hướng nó diệt nó. Cho nên đó là mình không quan trọng đâu. Do đó mình thấy là có cái niệm đó lên đó, thì cái pháp hướng mình đang tác ý diệt nó rồi hoặc là nó rõ mình đưa ra Định Vô Lậu mình quét còn không rõ thì dùng pháp hướng mình đẩy đi.
(45:16) Tu sinh: Bạch Thầy! Thầy đang dạy cái pháp nhiếp tâm đó thì con thấy lâu nay như vậy mình tu tập bị ức chế. Khi mà con tập, vừa rồi con tập năm phút, đợt trước đó thì con vấn lại là mình tu quá ức chế, hiện giờ mình vẫn bị ức chế. Vì mình muốn cho được tăng lên là mình cố gắng để mình nhiếp tâm mình đi, thì ức chế này sang lọt qua tưởng rồi đó, nó lọt qua ức chế tâm. Nay con thấy điều đó rất là sai lầm. Nếu mà mình cứ triển khai phương pháp tu tập cũ như vậy thành ra là sai.
Trưởng lão: Là sai, còn bây giờ Thầy triển khai, Thầy dạy mấy con. Kỳ này mấy con sẽ tu dùng Định Vô Lậu mấy con quán. Mà bây giờ, cái hình, mình tu mình không ức chế, mình đâu có ráng để mình tập trung phải không?
Con thấy bình thường: hít vô tôi biết con hít vô, thở ra tôi biết con thở ra. Thì mình hít vô thở ra theo kiểu bình thường của mình thôi, chứ không phải ráng chăm chăm mình nhìn nó, tập trung cho cao thì không qua nổi, không được điều đó, phải xả bớt.
Do đó, bây giờ nó có cái niệm mà cái niệm nó bị phương pháp tác ý của mình thì nó không có rõ hình được, nhưng mà nó vẫn còn cái gốc của nó, nó ra vô như vậy thì nó không rõ hình, mà mình không ức chế nó, mình không ức chế nó mà nó vẫn vô ra thì Thầy tin rằng mấy con tu mà tự nhiên hơn, thì cái niệm mà không rõ ràng đó thì nó sẽ không đến đâu con.
Chỉ do ức chế mà cái niệm không rõ ràng đó nó đến, bởi vì mình ức chế nó. Nó hiện ra, nó xẹt qua nhanh quá, không biết nó là cái niệm gì đây. Nó xẹt vô cho nên nó không có rõ.
Do đó con tu tự nhiên hơn, nó sẽ hiện hình rất rõ, và hiện hình rất rõ thì Định Vô Lậu chỉ việc quét nó thôi, chứ không có gì. Cho nên ngồi mà quét tâm là quét phải rõ cái niệm, chứ niệm không rõ thì biết nó thuộc về cái gì đây để mà quét.
Tu sinh: Biết nó thuộc về tham hay sân hay si.
Trưởng lão: Biết nó thuộc về tham, sân, si gì mà quét được. Mà cái quét có nghĩa là hiểu nó chứ không phải gì hết. Cái mục đích mình hiểu được nó, chứ không phải là mình tác ý cái niệm này là đi đi, không phải cái kiểu đó. Kiểu đó là kiểu ức chế. Nó không phải tác ý như vậy con, mà nó phải tác ý như thế này này là nó cần hiểu cái niệm đó con. Đức Phật dạy mà chỉ cần hiểu cái niệm đó thì cái niệm đó sẽ đi.
Mình hiểu nó, mình hiểu nó bằng cái tri kiến của mình. Mình hiểu nó đó là niệm ác, niệm thiện thôi. Chỉ cần hiểu nó thôi. Ờ, hiểu, hiểu đây là cái tâm dục của mình này mà mình biết nó là ác thì chắc chắn mình không có chấp nhận. Tự mình biết rồi mình không có chấp nhận nó thì nó đi thôi.
(47:46) Tu sinh: Bạch thầy, không chấp nhận nhưng mà nó vẫn đến mà Thầy? Nó đến, nó đang mạnh đó mà Thầy!
Trưởng lão: Nó đang mạnh là tại vì cái nghiệp lực nó còn. Nó huân nhiều lần, nó đến nữa thì mình không phải cần tác ý nữa, thì mình lại hiểu thêm lần nữa, cũng như mình thấm nhuần Định Vô Lậu. Chứ đừng có tác ý bất thình lình.
Tu sinh: Thưa Thầy, Thầy dạy hiểu thêm thôi chứ không tác ý đuổi nó đi.
Trưởng lão: Ừ, không tác ý gì hết.
Tu sinh: Hay là mình quán xét nó xong rồi mình tác ý đuổi nó đi.
Trưởng lão: Ờ được rồi, mình quán xét mình tác ý đuổi đi được. Mà mình chưa quán xét mà tác ý đuổi đi là không được. Bây giờ nó đến một lần nữa mình biết cái lực của mày còn đây. Hồi đó tao huân mày mấy lần giờ bây giờ mày vô mấy lần chứ gì. Được, mày vô đi tao quét nữa, cứ cho nó đến. Có một bụi tre mà lá tre cứ rớt trong nhà mình, có phải không? Lá nào cũng lá tre, lá này rớt tao quét, lá kia rớt tao quét cũng mọi thứ này tao quét qua.
Tu sinh: Bạch Thầy, không tỉnh thức là nó dẫn mình đi luôn đó Thầy! Ái kiết sử là nó dẫn mạnh lắm.
Trưởng lão: Thì đó, lẽ đương nhiên, nói về ái kiết sử. Bây giờ mấy con chưa tu tập Thập Thất Kiết Sử mà. Chứ còn tu mà quán được kiết sử rồi thì mấy con không sợ đâu. Thì nó đến biết kiết sử rồi thì bắt đầu đưa đề tài nó ra mình quán.
Tu sinh: Bạch Thầy, nếu mà theo Định Vô Lậu không đủ sức để diệt nó hiện giờ. Ví dụ như mình thấy nó rồi, mình bắt nó được rồi. Mình biết được rồi, mình quán 1 chập mà mình quán 1 chập nó dẫn mình đi đó. Cho nên phải tác ý đuổi nó.
(49:06) Trưởng lão: À không, bây giờ nó như thế này này, con quán con hiểu nó rồi. Tức là con hiểu cái niệm đó nó thuộc về Thất Kiết Sử, Ái Kiết Sử đi, phải không? Thì con hiểu nó rồi thì tức là đã hoá giải nó rồi đó. Rồi bắt đầu thêm cái tác ý đó nữa thì coi như hắn yên lặng rồi.
Bây giờ ví dụ như con hoá giải, con hiểu nó rồi: "Tâm thanh thản, an lạc và vô sự" tức là con lôi nó trở về thanh thản, an lạc, vô sự đó. Nó bắt đầu nó tập trung trong thanh thản, an lạc, vô sự.
Bây giờ cái niệm đó, tại vì cái niệm đó nó còn trở lại một lần nữa là vì hồi mình huân nó hai, ba lần chứ không phải một lần. Cho nên bây giờ nó tan lần thứ nhất chứ nó còn nhiều lần nó huân.
Bởi vì một lần con nhớ đến gia đình mình nhớ tức là mình huân thêm cái tình, cái ái kiết sử. Rồi mai mốt mình nhớ một lần nữa tức là mình huân thêm chút nữa, cho nên nó huân nhiều thì phải xả nhiều chứ sao? Mà cái Ái Kiết Sử nó nhiều huân lắm mấy con chứ không phải một lần đâu. Bữa nay tôi nhớ mẹ tôi quá, tôi muốn về mà giờ về chưa được - một lần huân vô.
Rồi ngày mai chưa về được nó lại khởi niệm “không biết mẹ mình ở nhà có bình an không? không biết có bị bệnh gì không? Nay nghe thấy nhớ”. Nó huân thêm lần nữa. Và cứ như vậy thì mình biết bây giờ cứ quán là Ái Kiết Sử chứ gì? thì vẫn quán mà, càng quán thì nó càng thâm sâu hơn nữa, càng có lý giải trong tri kiến của con hơn nữa.
Bây giờ nó níu Ái Kiết Sử thì mình quán nhân quả gì, chùm nhân quả mà. Vậy thì bắt đầu mình phải giải quyết như thế nào đây, giải quyết như thế nào? thì khi đó mình giải quyết hoặc là mình về hoặc là mình ở đây.
(50:51) Cũng như Thầy nói như thế này, lấy từ kinh nghiệm bản thân của Thầy, khi mà Thầy ở trên Hòn Sơn. Những tháng đầu Thầy không có nhớ mẹ Thầy, nhưng mà tháng cuối cùng Thầy rời khỏi Hòn Sơn thì nó cứ nó nhớ mẹ Thầy, nó nghĩ nhiều cái độc đáo lắm. Mẹ Thầy bây giờ chỉ có gần với cô Út, hai người phụ nữ này, đàn ông mà những người mà trộm cắp, tham lam họ biết được họ vô họ sát hại họ giết, thì mình ở trên núi này mình tu tập thì mẹ mình bị giết đi rồi mình bỏ mẹ mình đi như thế này.
Nó lý luận mà cho nên vì vậy nó cứ tới lui, tới lui hoài. Ban đầu Thầy nói tu hành mà không lo tu hành, mà ở đó nhớ mẹ, bộ nhớ mẹ mà giải thoát được sao? Mình cũng ngăn chặn nó đó nhưng mà không được, nó cứ nhớ. Thầy nói: thôi được rồi, Thầy sẽ giải quyết Thầy về Thầy ở dưới bóng mẹ, cho mày gặp nhau mày nhớ. Mà Thầy ở dưới bóng mẹ Thầy, thì chắc chắn là trộm cướp nó không dám tới.
Bởi vì nếu mà nó tới thì có đàn ông thì nó đâu dám, cho nên vì vậy đó, thì Thầy trở về Thầy núp dưới bóng mẹ, mẹ Thầy nấu cơm Thầy ăn, Thầy tu. Thầy thấy nó an hơn là Thầy ở trên Hòn Sơn mặc dù Hòn Sơn nó thanh vắng, nó có một mình Thầy thôi.
Nhưng mà nó không an tại vì cái tâm của Thầy, cái Ái Kiết Sử nó mạnh lắm rồi. Mà Thầy thấy Thầy sống như vậy, thì về Thầy sống như vậy là Thầy sống đúng đạo đức. Mẹ Thầy đang nhớ Thầy, tức là nhớ con, con hiểu không? Đi tu gì mà tu hành không biết nó sống chết ở đâu, nghe nói nó lên Hòn Sơn nó ở thì bởi vì như thế này nó có những điều kiện mà Thầy nói thế này này. Khi Thầy ở trên Hoà thượng Thanh Từ đó thì cô Út lên thăm Thầy mới báo cho biết thì ở nhà thì có mấy cái người ở gần đó họ biết rằng cô Út với mẹ Thầy có hai người à. Do đó họ xách dao phay này, nửa đêm họ xách dao phay họ gõ cửa rồi họ lấy dao phay họ khều lỗ tai cô Út, họ thấy không đôi bông mà chắc có đôi bông chứ họ lột rồi. Rồi nó thấy Thầy cất cái nhà cho mẹ Thầy với em Thầy ở, cũng như cái nhà kiết nó nhỏ vậy thôi, nghèo vậy thôi, đi tu, cô Út buôn bán mà sống thôi.
(52:47) Cho nên Thầy mới đi tu, như vậy mà cô lên cô nhắc những cái chuyện mà nó vô, nó chặt đầu nó lấy vàng đi được. Cho nên vì vậy những hình ảnh đó khi mà Thầy lên Hòn Sơn thì những hình ảnh đó Thầy nhớ Thầy thương mẹ Thầy, thương em Thầy tội nghiệp.
Bây giờ sao mà cứ nhớ, hồi mới mấy tháng đầu không có mà cuối cùng nó hiện ra cái Ái Kiết Sử nó ghê gớm lắm. Thầy nói nghe nói Ái Kiết Sử là Thầy quá sợ, nó day dứt, nó làm cho Thầy khổ lắm nên Thầy nói nếu mà cái tâm như thế này làm sao mà ngồi nhiếp tâm được. Mà mấy con biết, tuy Thầy nói vậy, nhưng mà Thầy nhiếp tâm vô hơi thở, Thầy nhiếp tâm mình vô, Thầy nhiếp tâm, Thầy tuỳ tức đó, không có một bóng dáng nào.
Sức Thầy nhiếp nó mạnh lắm, nghĩa là ba mươi phút không có niệm mà, lực của Thầy nhiếp tâm ghê lắm chứ không phải không cho nên Thầy tu Thiền Đông Độ dễ dàng lắm. Nhưng mà cái Ái Kiết Sử nó đánh Thầy tan nát, Thầy nói đúng là xả ra không bao giờ Thầy chịu đựng nổi cái tình thương mẹ của mình.
Bởi vì, đời của Thầy, bấy giờ ông thân Thầy mất rồi, chỉ còn có mẹ thầy thôi, mà mẹ Thầy già rồi. Cho nên Thầy nói, thôi bây giờ tốt hơn không mình tới đâu tới đâu, mình về cất cái thất bên mẹ, nhờ mẹ mỗi ngày cúng dường cho mình bữa cơm, mà bà vẫn còn được phước hơn.
Cuối cùng Thầy về Thầy núp dưới bóng mẹ, không nhớ nữa con. Bây giờ mình ở gần mình không nhớ con. Hết nhớ rồi con. Mà Thầy dặn mẹ Thầy "đừng nói chuyện, đừng có nói gì hết để cho Thầy yên tu, coi như Thầy đã đi đâu xa vậy thì Thầy mới ở đây được Thầy tu, chứ mẹ cứ đến mẹ nói chuyện này kia thì con tu không có được". Thầy dặn hết, dặn hết em Thầy để Thầy ở thất chỉ lo tu thôi.
(54:36) Cuối cùng thì Thầy thực hiện được. Thầy thấy rõ ràng là mình núp dưới Ái Kiết Sử mà mình tu, chứ mà mình tu lìa xa Ái Kiết Sử chắc mình dứt không nổi, nó giữ lắm mấy con. Thầy thấy đúng là cái tình cảm con người nó ghê quá, mà nó day dứt lắm. Cho nên vì vậy trong sự tu tập, nó phải biết, biết xả con.
Cho nên là Đức Phật nói khi mà mình diệt lậu hoặc thì có lúc mình phải thọ nhận nó mình diệt, có đúng không mấy con có nhớ không? Có lúc mình cắn răng, trợn trắng con mắt mình diệt. Có lúc mình dùng pháp tác ý mình diệt. Còn có lúc phải thọ nhận mà diệt. Có bảy điều mà diệt lậu hoặc mà, mà cái đó là lậu hoặc chứ cái gì mà mấy con, biết cái đó là lậu hoặc mà bây giờ mình dùng tất cả mọi cái mình ức chế nó mà toàn bộ không được thì giờ chỉ còn thọ dụng nó để tôi diệt nó. Mà đúng thọ diệt.
Hay chứ, Thầy nghĩ lời Đức Phật dạy hay con. Nên mấy con nên áp dụng vào vấn đề đó. Bây giờ nói vấn đề Ái Kiết Sử, mấy con quán mà thấy nó không đi.
Xin Thầy bây giờ con sẽ ra con giải quyết vấn đề này thì mấy con giải quyết xong mấy con vô, mấy con tu rất yên, chứ mà mấy con ngồi đó.
Cho nên Thanh Quang hỏi Thầy về gia đình, Thầy cho liền, con nhớ không? Đó là giải quyết về Ái Kiết Sử của gia đình mình đó con mà nếu Thầy không cho thì chắc ngồi đó nó đánh con tan nát.
Con hiểu tâm lý của Thầy là trải qua kinh nghiệm. Cho nên mấy con hỏi đúng, nói đúng ngay ái kiết sử thì Thầy cho liền. Thầy biết cái đó là cái hiếu, lòng thương yêu của mình…
HẾT BĂNG