00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LCK 024C (NAM) - VẤN ĐẠO OAI NGHI TẾ HẠNH KHẤT THỰC - THIỀN ĐỊNH TAM MINH - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ - NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ

LCK 024C (NAM) - VẤN ĐẠO OAI NGHI TẾ HẠNH KHẤT THỰC - THIỀN ĐỊNH TAM MINH - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ - NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh (nam)

Thời gian: 25/11/2005

Thời lượng: [01:03:26]

1- VẤN ĐẠO OAI NGHI TẾ HẠNH KHẤT THỰC

(00:00) Tu sinh: Con có câu hỏi thứ 2, thưa Trưởng lão! Lúc nãy, Trưởng lão có nói về cái vấn đề đi khất thực: tức là mỗi người đều bắt đầu từ 10 giờ, cái quy định lúc trước là 10 giờ cho tới 15 phút là đi khất thực; nhưng mà lúc nãy, Trưởng lão có nói cái chỗ là bắt đầu từ 11 giờ mới chính thức là bắt đầu thọ trai. Vậy con đi khất thực là 10 giờ 15 phút, con về 10 giờ 30 phút, con phải chờ đúng 11 giờ con mới thọ trai hay là con thọ trai lúc đó?

Trưởng lão: À, không! Trong khi con khất thực về thì ngay đó con muốn thọ trai hồi nào trong cái khoảng thời gian đó - 10 giờ con khất thực về cứ thọ trai, chứ không phải…​!

Ngày xưa, đức Phật cũng vậy, đi khất thực rồi, đức Phật đi lại cái gốc cây hay cái khu nào đó yên tịnh hay cái vườn xoài nào đó, vô đó mà thọ trai, chứ không phải đem về cái thất mình đâu, tu sĩ cũng vậy. Cho nên, nó không phải tập trung để mà ăn như bên Đại thừa đâu; người nào khất thực rồi, đi tìm cái nơi nào đó mà thọ trai - đó là cái hạnh!

Vì vậy mà trong khi mấy con tập trung, hôm đó thì khu một, khu hai, khu ba; nhưng hôm nay, Thầy thấy qua cái vấn đề như vậy nó bất tiện, nhiều khi khu một nó đi rồi mà cả 5 - 10 phút sau mới có khu kia đi, thì như vậy bất tiện; nó còn cái thời gian nó thừa nhiều quá, mà mấy con thì lại chờ trong khoảng thời gian đó, rõ ràng là mình đang chờ chứ gì?!

Do đó, thì bây giờ mấy con cứ từ trong thất của mấy con đi ra đó khất thực. Thí dụ 10 giờ mình ra đó, nếu mà đông thì mình giữ oai nghi tế hạnh của mình, đứng mình vẫn tu mà mấy con; đứng chờ mà vẫn tu con, vẫn tốt chứ sao!

Nhưng mà mình đứng có cái oai nghi tế hạnh - cách ra mỗi người như vậy 3 thước, 4 thước, 5 thước vẫn được; vẫn đứng im lặng trong sự tu tập của mình, mình chờ đợi; và cái sự chờ đợi đó, nó cũng nói lên được cái nhẫn nại của mình đó, chứ đâu phải không mấy con! Cho nên mọi cái đều có sự tu tập.

Cho nên hôm đó thì khu một, khu hai, khu ba; nhưng hôm nay, chúng ta có thể tới cái giờ đó thì ai cũng có thể đi khất thực được hết. Nhưng mà mình trên bước đường đi thì cái người đi trước họ khất thực trước, người đi sau thì khất thực sau; mình đi có ngăn nắp, có nề nếp chứ không phải gì hết.

Cũng như là cái đoàn đi khất thực con thấy ở đây, như đoàn chư Tăng đi như thế này thì rõ ràng người ta đi có đoàn, chứ đâu phải không đâu! Còn cái này, ôi thôi, gì mà đi khất thực có 3 - 4 người, rồi chờ cả 5 - 10 phút mới thấy đi nữa! Đó, thì như vậy là mình thấy ở trong Tu viện của mình, lần lượt trong cái giờ đó là cái giờ khất thực, do đó thì cái khu nào đi cũng được hết.

(02:27) Các bác cư sĩ thì chúng ta cũng đi khất thực được chứ không phải không. Thì do đó, chúng ta phải ôm bình bát đàng hoàng, chúng ta đi. Và đồng thời, chúng ta cũng đi có nề nếp, ngăn nắp, đàng hoàng, chứ không phải là đi lộn xộn; người đi qua, kẻ đi lại; đi hàng 3, hàng 4 đâu.

Khi mà đi ra như vậy đó thì chúng ta đi hàng 1, chứ đừng có chỗ này đi 3 người, chỗ kia đi 2 người, đi song song nhau, điều đó không tốt. Khi mình đi sau, thì mình cứ lần lượt mình đi sau, đừng vội vàng, mình đi lướt qua thì không được! Đó, mình tập cái hạnh của mình để lập 1 cái hạnh!

Sau này, tới cái oai nghi tế hạnh mà đi khất thực thì Thầy sẽ dạy cái này kỹ hơn; bởi vì nó có sách, có vở đàng hoàng, còn bây giờ thì nói chung chung thôi. Cho nên, tới cái giờ đó thì mấy con lượng, nhưng mà khoảng từ 10 giờ đến 11 giờ.

Thí dụ 10 giờ mình bắt đầu mình đi thì tới 11 giờ - cái khoảng đó là cái khoảng còn đi khất thực; nhưng mà 11 giờ 1 phút, 2 phút thì không nên đi nữa! Mình không đi nữa, tại sao vậy?

Tại vì ở đây, nó không phải là như mình đi chợ đi búa, như đi ra ngoài chợ mà xin; ở đây là mình đi có chỗ, có nơi rồi. Cho nên cái khoảng thời gian đó, mình dành để cho mình đi khất thực trong cái giờ đó thôi; rồi sau đó, nó trở về trả cái sự im lặng cho Tu viện. Chứ để từ đây mà cho đến 12 giờ còn đi khất thực thì coi như là nó không có sự im lặng, vì còn bóng dáng mình đi tới lui nó cũng động.

Do đó, tốt hơn, cái khoảng thời gian đi khất thực là 10 giờ đến 11 giờ; thì bên nữ, họ cũng 10 giờ đến 11 giờ; bên nam, cũng 10 giờ đến 11 giờ.

(04:03) Thầy Chơn Thành: Thưa Thầy, cho con hỏi! Thí dụ như: cái thời khóa mà đến 11 giờ, mà để thời khóa 11 giờ nó xả nghỉ. Thế thì bây giờ, như thế là nếu như giữ cái thời khóa đó là không phù hợp?

Trưởng lão: À, nó không phù hợp à con! Cho nên, theo cái thời đức Phật thì cái buổi sáng là cái buổi dành cho đi khất thực, chứ không phải là buổi tu.

Cho nên, vì vậy bây giờ con tăng lên. Thí dụ như: con tăng lên, thay vì 10 giờ con xả ra rồi, phải không? Thay vì bây giờ, con tăng cái giờ lên là tới 11 giờ con mới xả ra để khất thực phải không? 11 giờ mới đi khất thực thì như vậy là mình phải giữ trọn cái nội quy của Tu viện.

Thì coi như - thay vì con phải tu thêm từ 10 giờ đến 11 giờ thì 10 giờ con xả ra; con xả ra, con đi khất thực như mọi người; bởi vì cái đó là qua cái hạnh khất thực của mình rồi. Sau đó mình về, rồi mình ăn cơm, mình nghỉ. Thay vì 2 giờ mình mới tu, thì bắt đầu mình tu 1 giờ; mình đổi lại, mình tu 1 giờ. Để thay vì mình tu tới 11 giờ mình mới xả, thì mình trừ bù lại, thì thay vì cái thời gian mình ăn rồi, thì mình nghỉ tới 1 giờ là mình bắt đầu mình tu lại, trước mọi người - là 1 giờ. Họ tới 2 giờ thì mình đã tu 1 giờ rồi, mình trừ bù lại cái chỗ mà 11 giờ đó, để cho mình giữ cái thời gian khất thực cho nó đúng, nó không sai lệch.

Đó, vậy là con sẽ chỉnh đốn lại cái thời khóa của mình trong cái thời gian đó. Để không khéo, tới 11 giờ mới thấy còn 1 ông ôm bát đi xin, có phải không mấy con? Thấy cái giờ hồi nãy, sao mà người ta đi xin đông đảo; mà tới bây giờ, giờ này mới có 1 ông đi muộn quá vậy? Rồi thậm chí như 12 giờ, thấy 1 ông lọt thọt đi nữa. Cái kiểu này mai mốt tới 5 giờ chiều cũng còn thấy ôm bát đi xin nữa thì nguy hiểm.

Cho nên, mình phải đi ở trong cái khoảng thời gian nào đó để nó nói lên được cái oai nghi của cái thời gian nhất định của tu sĩ chúng ta, nó có thời gian đàng hoàng như thế này. Đó, Thầy muốn tổ chức, chỉnh đốn lại cho nó hoàn tất hơn đó con.

(06:04) Tu sinh 2: Thưa Thầy! Bình bát của tôi nặng quá, tôi mang không nổi, tôi ra, tôi mang cái bằng mủ cũng giống cái bát kia vậy được không Thầy?

Trưởng lão: À, cũng được con, không có sao! Con sợ nặng, mai mốt Thầy cho cái bát nhựa cho. Nghĩa là ít hôm Thầy sẽ xin người ta làm cái bát nhựa. Để coi cái bên nhựa đó họ có làm được không, chứ họ đã có làm cho Thầy cái bát nhựa rồi.

Tu sinh 3: Cái của con mang đi cũng giống như cái hiện nay - bằng sành thưa Thầy! Của con mang hiện giờ đó cũng giống y vậy đó.

Trưởng lão: Vậy hả? À, bằng nhựa thì nó nhẹ lắm con; nó không có nặng. Được! Nhưng mà bây giờ thì tạm thời con sử dụng để rồi Thầy sẽ xem xét lại, rồi Thầy sẽ giúp đỡ, lớn tuổi rồi.

Tu sinh 3: Kính bạch Thầy! Cái nhựa nó độc lắm bạch Thầy! Nhiều khi bỏ cơm nóng hay là đồ nóng vô nó sẽ ảnh hưởng, không tốt lắm. Cho nên bát sành là tốt nhất.

Trưởng lão: Cái bát sành mà tráng men đó con. Tốt lắm, tốt nhất, tốt hơn là cái bát i-nox nữa con. Tốt hơn hết đó! Cái bát mà Thầy đã làm rồi đó, nó hơi nặng 1 chút, nhưng mà nó tốt.

Con làm như thế này nè, con bưng đi không nỗi phải không, con sẽ mang nó trên vai - cái túi, để Thầy nói cô Út cho, may cho cái túi; rồi khi con bỏ vô trong cái túi đó rồi con mang lên vai.

Tu sinh 2: Để bưng đi nó khúm núm, khúm núm…​

Trưởng lão: Ờ mang trên vai nó không khúm núm, con bưng đi nó nặng đó. Cái cơ thể con bây giờ nó yếu rồi, nó chỉ còn cái mang ở trên vai. Thì mấy người lớn tuổi rồi thì Thầy cũng tìm mọi cách làm sao mấy con cũng thực hiện.

Thầy đọc lại trong cái tập mà Trưởng lão Ni kệ đó, có 1 cô Ni đó 70 mấy tuổi rồi mà cô mang bình bát đi xin đó, mang bình bát mà trèo núi nữa, cho nên cái bình bát nó làm cho cô cũng rất là khó đi, nhưng mà cô vẫn cố gắng. Do đó Thầy thấy rằng trong cái thời đức Phật những người già người ta vẫn làm được, bây giờ mình khéo léo mình làm sao cho con tiện lợi đó. Để nó tiện lợi mà khi đi khất thực…​

Tu sinh 3: Thưa Thầy! Nói về mình xài cái đồ nilon, bằng nhựa nó không tốt, nó có chất độc; vậy rồi bây giờ những cái túi nhỏ nhỏ mình đựng từ món, từ món đó cũng bằng nhựa vậy thưa Thầy?!

Trưởng lão: Ờ, nó cũng có chất độc con. Nhưng mà nó lâu ngày nó thấm nhuần. Nó có chất độc chứ không phải không đâu. Thầy nói thật sự, mình thấy nó gọn vậy chứ nó không bằng người ta gói lá đâu.

Ngày xưa gói lá, còn bây giờ coi như nó tiện lợi quá nó dùng bằng nilon, nó làm bằng bọc; nó cũng có chất độc trong đó con. Nhưng mà ở trong thân của mình nó có sự đề kháng của nó, khi mà cái chất độc nó tác dụng vào thân mình thì nó có sự đề kháng chống lại. Con còn hỏi Thầy gì nữa?

2- HÀNH TƯỞNG DO NHIẾP TÂM - AN TRÚ TÂM

(08:58) Tu sinh 4: Thưa Thầy! Con xin hỏi là: khi con ngồi nhiếp tâm ấy, thì nó chưa có vọng tưởng, chưa có vọng pháp với lại chưa có hôn trầm ấy; thì người con thì nó không rung động gì cả, nó vẫn bình thường, nó vẫn vững vàng nhưng mà cái bắp thịt ở đùi, ở bắp thịt chân này cứ thỉnh thoảng nó lại cứ bị giật giật, giật giật. Thì bạch Thầy, con hỏi như thế thì có xả hay là cứ ngồi ạ?

Trưởng lão: À, con sẽ xả đi, đó là cách thức của tưởng, kêu là hành tưởng đó con! Cái hành của tưởng - con không có tự động con dùng cái ý thức con điều khiển nó giật giật. Nhưng mà mới đầu nó giật giật sau đó nó quạt, cái chân con nó quạt lên, quạt xuống; mình ngồi xếp bằng mà nó quạt, cái đó là nó bị tưởng hành rồi con.

Tu sinh 4: Nó cũng hơi giật giật, bạch Thầy!

Trưởng lão: Ờ nó hơi thôi, bây giờ nó mới, nó hơi giật giật thôi! Nhưng mà sau đó, Thầy đã thấy có 1 người họ ngồi kiết già đó, khi mà nó giật, 2 cái chân họ quạt lên, quạt xuống; quạt rất diệu, rất đẹp; nó quạt thấy rất rõ ràng. Bởi vì trường hợp đó, có người báo cho Thầy biết, Thầy ra, Thầy quan sát, Thầy bảo xả, đừng có để. Cho nên bây giờ, con giật giật như vậy, con tác ý cái đã, rồi nó hết thôi. Mà nó không hết thì mình xả ra, để không nó lâu ngày nó quen rồi nó giật mạnh lắm.

Tu sinh 4: Thưa Thầy, như đêm con nằm thì thỉnh thoảng nó giật, nhưng con tác ý thì nó thôi. Còn cái giật, khi ngồi mà nhiếp tâm thì nó có hiện tượng đó. Con hỏi Thầy để con tác ý.

Trưởng lão: À, con tác ý đó con! Con tác ý cho nó dừng lại.

Tu sinh 4: Con ngồi, đầu tiên thì được 7 phút, cho đến giờ được 11 phút ạ!

Trưởng lão: Được rồi con ghi giấy cho Thầy, khá lắm đó con! Rồi Thầy sẽ hướng dẫn cho con đi tới nơi tới chốn, tỉnh thức. Rồi bây giờ con còn hỏi gì nữa?

(10:48) Tu sinh 5: Mô Phật, Bạch Thầy! Con thấy vị cư sĩ Phật tử ôm bát đi khất thực thấy cũng hay, nhưng con thấy là những vị còn thiếu cái nắp, bạch Thầy! Đậy cái dĩa mủ thấy như nó cũng mất cái oai nghi của vị đi khất thực.

Trưởng lão: Rồi, để Thầy sẽ nói cô Út sẽ mua cái dĩa nhôm, để nó giống nhau, để khi đó mình đậy cái dĩa đó lại. Còn cái dĩa mủ là cái nắp của cái hộp mủ; mình không có, cô Út mới lấy cái dĩa đó cho mấy con đậy, hoặc cái dĩa để đậy lại. Thì nó không hay! Đây là mình mới đầu thôi, sau này những cái sơ sót đó đều là chỉnh đốn lại hết.

Cũng như có cái trường hợp mấy con mang bát đi xin, nó nặng đó, mấy con cũng báo cho Thầy, để rồi Thầy tìm mọi cách để khắc phục (cho) mấy con trở thành tu sĩ hẳn hòi, đàng hoàng.

Do đó, mấy con cũng đi khất thực, cũng mặc áo đàng hoàng như cái người tu sĩ vậy. Áo tràng đàng hoàng; do đó cũng ôm bát, cũng có cái túi đựng cái bát, chứ không phải là ôm không vầy đi không đâu. Phải mỗi người cái túi để học làm Phật mà!

Cho nên vì vậy mà tứ sự của mấy con đều được trang bị đầy đủ chứ không có thiếu đâu! Phải trang bị! Phải không, mấy con hiểu chưa? Do đó bây giờ còn hỏi gì không?

Tu sinh 6: Kính bạch Thầy! Con muốn hỏi, nhiếp tâm và an trú tâm để vô niệm. Mà trong cái vô niệm đó khó chút cũng được nhưng nếu mà trong trường hợp đó mình nhất niệm được không?

Trưởng lão: À, nói chung là con muốn nói về nhiếp tâm và an trú tâm?

Ở đây phải luôn luôn là phải được nhất tâm trong cái niệm thân hành của con. Thí dụ như bây giờ con hít thở thì nó phải biết hơi thở hoàn toàn, chỉ có 1 cái niệm của hơi thở mà thôi. Cho nên gọi là nhất tâm, nhất tâm trong hơi thở.

Còn đi kinh hành thì phải nhất tâm trong bước đi kinh hành, thì đó là nhất tâm. Cho nên nó an trú, nó mới nhất tâm được, còn không an trú là không nhất tâm được.

Tu sinh 6: Nhất tâm như vậy cũng như là nhất niệm?

Trưởng lão: À, nhất niệm đó con! Bởi vì nó còn cái niệm thân hành, chứ không phải vô niệm nha! Vô niệm là nó không còn cái niệm gì hết, mà đây là nó còn cái niệm thân hành của chúng ta.

Tức là tỉnh thức ở nơi thân hành của chúng ta mà không có niệm gì xen vào thì có thể gọi là nhất tâm hay hoặc có thể gọi danh từ là an trú tâm. An trú được ở trong cái niệm đó, nó không có cái niệm khác xen vô gọi là an trú. Thành ra cái danh từ gọi - con ngồi xuống đi con! - cái danh từ gọi.

3- DIỆT TẦM TỨ NHẬP NHỊ THIỀN

(13:19) Tu sinh 6: Bạch Thầy, con muốn hỏi thêm 1 câu. Trong trường hợp mà - con hỏi ngoài chút - trong trường hợp mà ngày hôm qua con hỏi Thầy vấn đề mà của Nhị Thiền đó. Cái người đó, Nhị Thiền diệt tầm - diệt Tứ rồi thì cái đó không còn biết bên ngoài; nhưng còn ở bên trong đó, cái người đó có mê không? Hay là cũng biết?

Trưởng lão: À, cái Nhị Thiền đó, nói mê thì không đúng; mà nói không mê bằng ý thức thì không đúng. Bởi vì nó diệt tầm tứ là cái ý thức nó không hoạt động nữa, nó không còn cái biết của chúng ta hiện giờ chúng ta đang biết phân biệt như thế này. Nó đang ở trong cái biết của tưởng cho nên nói nó hết biết thì không được.

Cũng như bây giờ con ngủ là cái ý thức con nó không biết, nhưng mà con chiêm bao mà nói mất biết thì không được, con hiểu không? Cái biết của chiêm bao nó khác, nó không phải là cái biết của cái ý thức của con.

Cho nên cái người mà nhập Nhị Thiền là diệt tầm tứ rồi! "Diệt" - con nhớ chữ “diệt” nó không còn hoạt động, cái ý thức nó không hoạt động; cho nên cái biết của ý thức nó không còn nữa. Cái biết của lỗ tai là Nhĩ thức, cái biết của con mắt là Nhãn thức - đó nó không còn nữa, cái lỗ tai nó không nghe, mà con mắt nó cũng không thấy nữa.

Cái người nhập Nhị Thiền - cái lỗ tai không nghe, con mắt không thấy. Trời sét không nghe. Cho nên nói cái biết nó còn thì không được. Mà cái biết của nó cái biết khác chứ không phải cái biết của ý thức nữa.

Tu sinh 6: Bạch Thầy, con muốn hỏi là cái bên ngoài cái vị đó không biết nữa, nghĩa là đóng các giác quan lại?

Trưởng lão: Đóng hết rồi! Dừng hết.

Tu sinh 6: Nhưng mà cái ở bên trong cái vị đó, lúc đó là cái tâm của vị đó thế nào?

Trưởng lão: Cái tâm của vị đó nó có hỷ lạc đàng hoàng chớ.

Tu sinh 6: Dạ, còn hỷ lạc…​

Trưởng lão: Nó còn hỷ lạc. Cái biết đó nó khác…​

Tu sinh 6: Cái biết ở bên trong.

Trưởng lão: Nó ở bên trong, tức là cái biết đó nó còn hoàn toàn qua cái tưởng uẩn rồi, nó không còn cái Sắc uẩn nữa.

Cho nên khi nhập Nhị Thiền đó là diệt tầm tứ; coi như là sáu thức: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức nó không còn hoạt động. Thì lúc bây giờ cái người đó, Thầy nói ví dụ nó giống như cái người chiêm bao thôi, cái biết ở trong chiêm bao. Con hiểu chỗ đó không? Cái biết đó nó không mất, nó mất thì nó đâu còn biết gì đâu; nó biết, nhưng mà nó biết như người chiêm bao.

Tu sinh 6: Nghĩa là tưởng thức hoạt động rồi hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ cái tưởng thức nó hoạt động đó, nó thay thế vào cái biết của cái ý thức rồi. Cho nên cái Nhị Thiền là cái biết của tưởng thức. Cho nên qua Tam Thiền là phải xả tất cả các trạng thái của Nhị Thiền này nó mới vào được cái Tam Thiền, xả hỷ nó mới nhập Tam Thiền. Đó, nó như vậy mới đúng!

4- THỨC UẨN

(15:55) Tu sinh 6: Sẵn dịp này con muốn hỏi luôn. Vấn đề mà Thầy đề cập về "Thức" đó, thì con nhận thấy Thầy không nói về cái ý thức của giác quan, nhưng mà trong trường hợp này con muốn nói về vấn đề thức để mà diệt để mà vượt khỏi Tam giới đó; thì cái thức Thầy nói không phải là cái ý thức của cái nhãn - nhĩ - tỷ - thiệt này nữa, không phải ý thức đó. Nhưng mà cái "Thức" này nó có phải là thuộc cái Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức? Hay là cái "Thức" của mười hai nhân duyên: Thức diệt, Hành diệt, Vô Minh diệt. Cái "Thức" này có phải là cái "Thức" không còn ham muốn? Tức là cái không còn mong muốn, không còn khát ái, không còn chấp thủ. Phải là cái "Thức" đó không?

Trưởng lão: À, không phải! Không phải cái đó là không còn muốn. Bởi vì cái Thức tưởng nó còn Dục tưởng.

Còn cái "Thức" mà con muốn nói đó là cái "Thức" của Tam Minh, thì cái "Thức" đó là Thức uẩn. Trong thân chúng ta có ngũ uẩn: Sắc uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn còn Thọ với Hành uẩn là cái hoạt động của 3 cái uẩn này. Con hiểu không?

Vậy thì cái Sắc uẩn là 6 cái thức. Còn cái Tưởng uẩn là có cái thức của tưởng mà thôi, có 1 cái. Nghe thấy cũng 1 chứ nó không có tai, mắt ở trong đó được. Nhưng mà nó cũng vẫn nghe thấy bằng cái…​

Còn cái Thức uẩn là khi nào chúng ta nhập Tứ Thiền - tịnh chỉ hơi thở, tất cả 2 cái thức đầu tiên là: Sắc thức và Tưởng thức dừng lại không hoạt động thì cái Thức uẩn nó mới hoạt động. Cái Thức uẩn đó nó không có không gian và thời gian. Con hiểu không?

Cho nên ở trong thân ngũ uẩn nó có 3 cái thức, chứ không phải 1 thức. Cho nên vì vậy tu hành thì lấy cái ý thức mà tu, không khéo lọt vô tưởng thức là sai. Cho nên khi mình nhập Nhị Thiền nó vào cái tưởng thức. Nhập Nhị Thiền nó diệt tầm tứ cho nên nó vào cái Tưởng thức.

Cho nên xuất ra cái Nhị Thiền để tiến tới để xả cho hết - mình mới dùng pháp Như Lý Tác Ý bằng ý thức mình mới diệt ba cái tưởng hết. Ba cái tưởng hết nó mới vào tới được Tam Thiền, nó ly hỷ trú xả, nó ly 18 cái loại hỷ nó mới vào được trú xả, trú vào cái tác ý đó mà nó nhập Tam Thiền.

5- THIỀN ĐỊNH TAM MINH

(18:14) Còn tới Tứ Thiền thì tịnh chỉ hơi thở rồi. Nhưng mà cái muốn nhập này nó không phải là cái người bình thường mà chúng ta đang ở trong cái trạng thái bình thường, phải có Tứ Thần Túc mới nhập được 4 cái thiền này.

Con đầu tiên con ly dục, ly ác pháp là con nhập bất động tâm thôi chứ không phải nhập Sơ Thiền; cho nên nó không có năm chi thiền đâu. Nghĩa là muốn nhập được cái Sơ Thiền là phải Bất động tâm, mà Bất động tâm thì nó có Định Như Ý Túc, dùng cái Định Như Ý Túc mới nhập cái Sơ Thiền, cho nên năm cái chi thiền của Sơ Thiền nó mới hiện đầy đủ nó không thiếu.

Sau đó thì chúng ta mới dùng Định Như Ý Túc mà chúng ta nhập cái Nhị Thiền mới diệt tầm tứ được. Sau khi mà diệt tầm tứ được rồi đó thì chúng ta nhập Nhị Thiền được rồi thì chúng ta hoàn toàn cái tâm của chúng ta đang biết ở trong cái trạng thái của tưởng, nó không còn có…​

Cho nên cái Thức uẩn nó nằm đó chứ nó chưa hoạt động, mà chỉ có tưởng uẩn hoạt động ở trong cái Nhị Thiền. Cho nên khi đó chúng ta mới dùng Định Thần Túc đó chúng ta mới xả tất cả các loại tưởng, thì chúng ta mới vào được Tam Thiền.

Rồi chúng ta cũng dùng Định Thần Túc đó mà chúng ta tịnh chỉ hơi thở hay là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh để nhập Tứ Thiền. Có Định Thần Túc thì mới nhập được, còn không Định Thần Túc thì không nhập được.

Mà nó có bốn cái Thần Túc, tức là: Dục Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc thì mới làm được cái chuyện này. Còn chưa có bốn cái Thần Túc này thì không có làm được. Mà từ pháp nào mà có bốn Thần Túc này?

Từ Tứ Niệm Xứ mà có bốn Thần Túc này chứ không phải tu định mà có Định Thần Túc này được. Nó Tứ Niệm Xứ mà nó có Tứ Thần Túc.

Tu sinh 6: Dạ bạch Thầy! Con muốn hỏi 1 điều nữa. Trong trường hợp mà Sơ Thiền thì Thầy có dạy là ly dục, lý ác pháp nhập Sơ Thiền. Có nơi con có thấy để hữu tầm, hữu tứ nhập Sơ Thiền như vậy là…​

Trưởng lão: Đúng đó con, đúng đó!

Tu sinh 6: Như vậy là con phải xem hữu tầm, hữu tứ về vấn đề gì?

Trưởng lão: Hữu tầm, hữu tứ. Tức là nó có tầm…​

Tu sinh 6: Hữu tầm, hữu tứ về hơi thở của thân hay là của thân - thọ - tâm - pháp, trên thân - thọ - tâm - pháp hữu tầm, hữu tứ về thân; hữu tầm, hữu tứ về thọ - về tâm - về pháp.

(20:30) Trưởng lão: À, ở trên mà bất động tâm đó thì nó có hữu tầm - hữu tứ trên cái thiện pháp chứ không có ác pháp bởi vì nó ngăn, nó diệt hết ác pháp rồi; cho nên nó Tứ Niệm Xứ. Cho nên nó không còn chướng ngại pháp, nó khắc phục hết tham ưu của nó.

Còn bây giờ nói về Sơ Thiền - mà ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền do ly dục sanh hỷ lạc. Thì lúc bây giờ nó có tầm tứ ở trên năm chi thiền của nó, nó biết rõ. Con nhớ không? tầm tứ của nó…​

Tu sinh 6: Dạ tầm tứ của nó là trên năm chi thiền?

Trưởng lão: Ờ năm chi thiền của nó.

Tu sinh 6: Chớ không phải là tầm tứ ở trên Tứ Niệm Xứ?

Trưởng lão: Không phải ở trên Tứ Niệm Xứ. Bởi vì bất động tâm thì nó trên Tứ Niệm Xứ; nó cũng ly dục, ly ác pháp nhưng mà nó ở trên Tứ Niệm Xứ. Nó tầm tứ ở trên Tứ Niệm Xứ; cho nên nó Tầm thanh thản, an lạc, vô sự; cái ác pháp nó không tác động được vào nó. Cho nên nó tầm tứ ở trên đó.

Còn khi Sơ Thiền thì nó tầm tứ trên năm chi thiền của nó, nó có cái tầm tứ trên năm chi thiền. Trong Sơ Thiền nó có nhất tâm đó.

Tu sinh 6: Như vậy thì, nếu mà trên năm chi thiền thì cái vị đó đã có cái - bên Pali, bên Nam tông nói là (như nước đá), tức là Học tướng là lúc đó nó đã phát sanh hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ cái chỗ đó là coi như năm chi thiền nó, cái Sơ Thiền nó không có tướng định phát sanh ở đó được.

Tu sinh 6: Không, con nói về cái phạm tướng, cái học tướng cái sự ở trong tâm mình nó phát ra…​ cái đó nó sanh ra?

Trưởng lão: Ờ nó có sanh ra. Không khéo ở chỗ này nó sanh ra cái mình lạc trong cái tưởng, tướng tưởng của nó.

Cái học tướng nó có nè, cái trợ tướng nó có nè. Nhưng mà cái tầm tứ của nó nó giữ được nguyên cái trạng thái đó mà nó không có lệch, mà nó lệch là nó đi trật. Tức là nó tầm tứ ở trên năm chi thiền của nó; mà mất cái năm chi thiền nó giờ còn 4 là nó sai rồi nó không vô cái Sơ Thiền nó được. Mà nó còn 3 cũng không được, mà nó 6 cũng không được, nó chỉ đúng 5 là được. Nghĩa là nó phải trọn vẹn trên 5 thì nó mới nhập cái Sơ Thiền.

Chứ không khéo nó có 1 cái tướng gì khác lạ vô đó thì nó đã mất cái Sơ Thiền đó rồi, cái trạng thái Sơ Thiền nó bị mất, hoặc là nó bớt đi, nó giảm đi còn 4 nó cũng mất cái Sơ Thiền rồi. Nó không đúng cái thiền của nó.

(22:42) Tu sinh 6: Dạ bạch Thầy, sẵn con hỏi luôn. Bị con mười mấy ngày nữa con đi mổ, thành ra con xin phép Thầy con hỏi thêm 1 chút.

Là có vị Thiền sư nói là của đức Phật thì Ngài vô Sơ Thiền rồi qua Tam Minh, còn bây giờ có vị Thiền sư người ta nói cái Tuệ Tam Minh, chỉ cần cái Tuệ thứ 3 thôi mà hai cái Tuệ đó không cần thiết nữa có đúng không?

Trưởng lão: Cái Tuệ nào mà không cần thiết con?

Tu sinh 6: Cái Tuệ mà biết cái đời quá khứ của mình. Cái Tuệ biết cái sanh tử của người khác, 2 cái Tuệ đó…​

Trưởng lão: Túc Mạng Minh đó phải không con?

Tu sinh 6: Dạ, 2 cái Tuệ đó không cần thiết mà chỉ cần cái Tuệ Lậu Tận Minh thôi.

Trưởng lão: Nói như vậy không đúng! Bởi vì Tam Minh nó thuộc về 1 cái nhóm của nó, cái hệ của nó. Khi mà con biết Lậu Tận Minh phải có Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh. Mà con có Túc Mạng Minh thì con phải có Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh không thể nào mà nói rằng không cần.

Nói chung là mình đâu có cần ba cái thứ này. Nhưng mà tại vì nó có, nó có chứ mình không cần. Tại vì khi mình nhập Tứ Thiền thì cái Thức uẩn của mình nó hoạt động thì mình sử dụng nó để cho mình, nó không còn không gian và thời gian đó thì nó có cái Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh, tại nó có!

Tu sinh 6: Vậy tự nó có, chứ có nhiều sách vở, có nhiều vị Thiền sư họ nói là nếu mà có mấy cái Tuệ đó hoặc là những cái Thần Túc Thông này, hay là các Thần Thông nọ thì phải tu cái Tứ Thiền Hữu Sắc mà phàm phu, rồi tu thêm (Ca-thi-ná) nữa thì không cần thiết đâu.

Trưởng lão: Cái đó nó không cần thiết đâu. Từ cái chỗ Tứ Thiền là nó có Tứ Thần Túc rồi, thì có Định Như Ý Túc thì nó muốn nhập định nào nó vẫn tác ý vô nó nhập. Những cái câu mà đức Phật dạy cho chúng ta đó là những câu tác ý rồi. Thí dụ như nói: “Diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền!” - thì cái câu tác ý chứ không phải mà chúng ta nói vậy mà chúng ta nhập được đâu, mà câu tác ý đó của Tứ Thần Túc, của Định Như Ý Túc đó; mình tác ý ngay đó là nó vô. Cái câu đó là câu tác ý, cái trạch pháp đó.

Cho nên khi mà tu Tứ Niệm Xứ, bảy cái năng lực của giác chi, thì cái Trạch Pháp giác chi nó thực hiện ra đó, cho nên cái câu mà nói: “Diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền!”, “Ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền!” đó là cái câu tác ý chứ không phải là cái câu đó là cái câu nói để mà chúng ta tu tập. Mà cái câu tác ý để cho cái Định Thần Túc nó giúp chúng ta đi vào cái câu tác ý cho đúng cái ý của nó, đó là cái chỗ đó.

(25:12) Cho nên tất cả những cái mà chúng ta hiểu, còn cái Định Vô Sắc nó không có cần thiết, bởi vì trước kia đức Phật đã nhập các Định Vô Sắc tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ mà đức Phật bỏ mà, nó không giải thoát được, chỉ cần ở Tứ Thiền đi vào Tam Minh thôi.

Mà Tứ Thiền thì Tam Minh nó có, bởi vì mình nhập Tứ Thiền được thì mình có Tứ Thần Túc rồi; mà có Tứ Thần Túc thì có Tuệ Như Ý Túc rồi; mà Tuệ Như Ý Túc là Tam Minh. Cho nên vì vậy mình đâu có cần tu gì đâu nữa con. Cho nên đâu phải cần đi qua bên kia mới có đâu. Nó đã có sẵn rồi.

Từ cái Tứ Niệm Xứ đó nó thực hiện ra cái Tứ Thần Túc, cho nên Tứ Niệm Xứ nó có Tứ Thần Túc thì đâu cần tu pháp nào khác nữa. Cho nên cái Chánh Niệm nó đi qua cái Chánh Định, vì vậy mà Định thì nó tự có Tuệ, cho nên Tuệ không cần học. Cái Tam Minh đâu có cần học tu nữa.

Có cái Định đó, cái lớp mà Chánh Định đó, chỉ có mình nhập vô thôi là mình dùng Định Thần Túc mình nhập. Mà chỉ có cái khó từ cái Chánh Kiến cho đến Chánh Niệm nó khó là tại vì nó phải tu tập nhiều. Còn cái Tứ Chánh Định là tại vì nó có Tứ Thần Túc rồi, chúng ta chỉ nhập vô rồi chúng ta thực hiện Tam Minh, nó không có khó.

Cho nên cái Tuệ đâu có cần! Tại vì Định nó có Tuệ, còn giới nó mới có Định. Giới là do chỗ ly dục, ly ác pháp mà nó có Định. Cho nên chúng ta thấy hiểu con đường của đạo Phật: “Giới sanh Định, Định sanh Tuệ”. Phải không?

Cho nên, vì vậy mình chỉ cần đi tới Tứ Thiền là mình đã có đủ Tam Minh rồi đó. Còn Lục Thông ở trong Tam Minh nó đủ Lục Thông ở trong đó. Mình khỏi cần có học Lục Thông gì hết, mà trong đó thực hiện cái nào nó ra cái nấy, Lục Thông nó có hết, nó đủ, coi như là Tam Minh là nó có đủ Lục Thông.

Còn cái người mà tu thiền ngoại đạo nó có Ngũ Thông chứ không có Lục Thông. Bởi vì cái Lậu Tận Thông nó không có, còn cái này nó có Lậu Tận Minh nó có Lậu Tận Thông của nó, bởi vì Lậu Tận Minh là nó phải có cái Lậu Tận Thông. Đó con hiểu không?

Cho nên bên đạo Phật nó có Lục Thông, mà ngoại đạo nó có Ngũ Thông chứ nó không có Lục Thông, bởi vì Lậu Tận nó không có.

Tu sinh 6: Bạch Thầy, nếu trong trường hợp về Nhị Thiền, nói là mình tu tập vô tầm còn hữu tứ. Còn cái mới là vô tầm, vô tứ; như vậy cũng phải là Nhị Thiền thôi hay là có người người ta chia cái đó làm hai rồi Ngũ Thiền, như vậy là đúng hay sai?

Trưởng lão: À, không phải con, nó không phải vậy! Vô Nhị Thiền thì nó diệt tầm tứ, cái tầm tứ đó nó sẽ nằm trong cái sắc uẩn của chúng ta. Cho nên mình diệt tầm tứ tức là mình dừng lại cái Sắc uẩn không có hoạt động, có vậy thôi! Diệt tầm tứ là nó dừng cái Sắc uẩn để nó thực hiện qua cái tưởng uẩn của nó, đó là 1 cái đúng!

6- THIỀN CỦA PHẬT VÀ THIỀN CỦA NGOẠI ĐẠO

(28:04) Tu sinh 4: Kính bạch Thầy! Trong cái tạng kinh…​ của Nam tông đó, thì người ta kết tập chẳng hạn như là tu cái thiền Chỉ, người ta nghĩ cái thiền Chỉ tức là cái thiền Sắc Giới là người ta nghĩ sai, người ta nghĩ sai cái chỗ là không phải đi đúng vào cái lộ trình Tứ Niệm Xứ. Mà người ta tu cái Thiền Sắc Giới, thì khi tu xong Sắc Giới thì qua tu Thiền Vô Sắc Giới. Họ cho cái Thiền Sắc Giới là thấp hơn, rồi qua cái Thiền Vô Sắc Giới là cao hơn. Rồi lúc đó mới là tu mới đi đến Niết Bàn.

Trưởng lão: Mới vào Niết Bàn mới thực hiện Tam Minh đó.

Tu sinh 4: Hồi kết tập kinh tạng đó, là đưa 4 cái Thiền Sắc của ngoại đạo đưa vào. Cho nên bây giờ có vị sau này nghĩ tu cái Thiền Sắc Giới đó, là cần phải tu những cái đề mục chẳng hạn như là: đất, nước, gió hoặc lửa hoặc là ánh sáng, màu sắc - đó là đi vào cái Thiền gọi là Sắc Giới.

Trưởng lão: Sắc Giới, lấy sắc đó để mà tu. Nhưng mà không ngờ là vì đức Phật sử dụng gọi là cái Thiền Sắc Giới là bốn thiền đó, gọi là Thiền Hữu Sắc đó. Không ngờ là Hữu Sắc là tại vì người ta dùng cái ý thức người ta tu.

Tức là từ cái Bát Chánh Đạo chúng ta thấy cái thiền đó xác định chỗ Chánh Định đó, là bốn thiền, Tứ Thánh Định đó là bốn thiền. Chứ đâu có nói xác định là Tứ Không định đâu, không có xác định cái đó. Mà đức Phật xác định cái Chánh Định là bốn thiền.

Như vậy từ cái Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ đó chúng ta đi vào Chánh Định thì khi sung mãn Tứ Niệm Xứ thì mới thực hiện được Chánh Định. Thì chúng ta đâu còn lấy sắc lấy gì đâu, mà chúng ta chỉ sử dụng nó bằng Định Thần Túc. Lấy cái Định Thần Túc mà chúng ta, cái định lực, cái đạo lực của chúng ta do cái định mà chúng ta nhập vào bốn thiền này. Chứ đâu có còn mà lấy hình sắc này kia mà tu cái sắc này đâu.

Nhưng mà nó hoàn toàn bằng cái ý thức tác ý của chúng ta. Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy cái lộ trình của đức Phật, cái Bát Chánh Đạo nó cụ thể nó rõ ràng lắm. Còn thêm vào những cái định Vô Sắc đó thì nó sai mất rồi, nó không đúng!

Mà bây giờ các thầy Tổ bây giờ người ta không hiểu, tu không chứng người ta mới kết hợp, người ta thấy có cái định Hữu Sắc và cái định Vô Sắc người ta kết hợp, cho nên người ta coi cái định Vô Sắc nó cao hơn. Cho nên cứ đi vào cái chỗ này cuối cùng thì, đức Phật đã ném bỏ nó rồi mà bây giờ còn kết nó vô thì các vị đó quá sai rồi, không hiểu!

Mà bây giờ làm sao? Họ đã kết hợp kinh sách như vậy rồi, thì bắt đầu làm sao? Mình chỉ còn tu chứng, mình trả lời, chứ không cách nào khác hơn hết.

(30:40) Tu sinh 4: Kính bạch Thầy! Coi như là bây giờ bên Miến Điện, là người ta tu theo 1 số cái trường thiền nổi tiếng nhất ở Miến Điện bây giờ là người ta tu cái định Hữu Sắc, rồi Sắc Giới, rồi tu xong rồi người ta thấy chẳng được gì hết, người ta nhập vào định tưởng hết.

Người ta lấy định Tướng, màu sắc trắng của định Tướng người ta tu. Tu người ta nhập vào định tưởng xong rồi cái người ta nói không giải thoát gì hết trơn, nhập bốn thiền mà không thấy gì hết trơn.

Bắt đầu người ta nói vậy là còn thiếu, bây giờ phải tu Vô Sắc. À, rồi có nhiều người họ nhập Vô Sắc rồi, họ tu rồi họ nói cũng không được gì hết. Thôi bây giờ quay lại thiền quán, quán Minh Sát Tuệ. Quán tới, quán lui chập rồi cũng không đi tới đâu. Lần quần hoài!

Trưởng lão: Cũng không đi tới đâu, không làm chủ được gì hết! Cứ lần quần, lần quần mà chắp vá nhưng mà cuối cùng thì nó không đạt được gì hết.

Còn bây giờ ở đây chúng ta sẽ biết rằng, khi chúng ta viên mãn Tứ Niệm Xứ thì nó có Định Thần Túc, tức là bảy năng lực của Giác Chi nó xuất hiện ở tại Tứ Niệm Xứ. Cho nên trong kinh Phật xác định Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Bảy Giác Chi. Rõ ràng mà, trong bài kinh đức Phật đã xác định mà!

Mà Bảy Giác Chi là năng lực của Tứ Thần Túc, năng lực của Tứ Thần Túc, bốn Thần Túc đó! Cho nên do cái sự tu tập của những cái bài kinh Phật xác định được cái điều này cho nên người nào mà thêm thắt bậy bạ là người đó sai. Không có đúng!

Cho nên đọc qua cái Đạo Đế, thì chúng ta thấy cái chân lý của Đạo Đế là cái chương trình giáo dục - đào tạo rồi. Cho nên đức Phật sắp xếp thứ lớp, từ Chánh kiến cho đến Chánh Niệm. Mà sung mãn Chánh Niệm tức là sung mãn Tứ Niệm Xứ thì nó sẽ có bảy năng lực của Giác Chi, bảy năng lực Giác Chi tức là Tứ Thần Túc, mà có Tứ Thần Túc rồi mới bước qua Chánh Định, mà Chánh Định thì bốn thiền. Cho nên chúng ta mới nhập định chúng ta mới làm chủ được sự sống chết.

Ngay cả chúng ta tu Tứ Niệm Xứ thôi, tâm chúng ta, chúng ta tu cái Định Vô Lậu thôi chúng ta đã thấy cái tri kiến chúng ta giải thoát, không ác pháp nào tác động được, làm cho nó phiền não trong tâm nó được hết rồi.

Rồi chúng ta tập Chánh Niệm Tỉnh Thức rồi, chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta phá cái hôn trầm, thùy miên đó, chúng ta đạt được mà chúng ta làm chủ được cái bệnh nữa rồi. Phải không?

Làm chủ được cái tâm, làm chủ bệnh, làm chủ được đời sống rồi, còn chỉ có chút xíu là chúng ta cần phải nhập định để mà chúng ta tịnh chỉ được hơi thở mà thôi. Mà chỉ có Tứ Thiền mới tịnh chỉ được hơi thở.

Cho nên bốn sự đau khổ của kiếp người chúng ta đã làm chủ ngay từ cái định Tứ Thiền, mà chúng ta tịnh chỉ hơi thở chúng ta nhập Tứ Thiền là chúng ta làm chủ đủ rồi.

(33:07) Cho nên Tam Minh chúng ta đâu có cần, đâu có cần đâu! Mà thiền Vô Sắc chúng ta đâu có cần nhập chi cái đó! Nó cần thiết gì đâu, nó có tịnh chỉ được hơi thở đâu! Cho nên cuối cùng chúng ta thấy có cái Tứ Thiền chúng ta phải nhập thôi.

Mà bây giờ muốn nhập Tứ Thiền thì chúng ta phải có cái gì mà chúng ta nhập? Mà có thì chúng ta nhập từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền tới Tứ Thiền quá dễ rồi đâu có khó! Nhập được Tứ Thiền rồi thì mấy cái thiền kia là đồ bỏ với chúng ta chứ có gì đâu. Đâu có khó!

Nó cần thiết là chúng ta nhập Tứ Thiền được để tịnh chỉ hơi thở nè! Để chúng ta làm chủ cái chết chúng ta nè! Mà hễ nhập được Tứ Thiền mà tịnh chỉ hơi thở thì nó có Tam Minh, bây giờ nói: "Tôi không muốn!" nó cũng có hà. Tại anh nhập được tới đó thì anh phải có thôi.

Cho nên vì vậy mà nói: "Tôi không cần Tam Minh đâu!" - anh không cần ai biểu anh nhập chi Tứ Thiền! Anh không cần nó anh đừng có nhập Tứ Thiền - anh nhập Tứ Thiền là anh có.

Mà có Tam Minh thì Lậu Tận Minh nó đã thông suốt rồi, thì làm sao còn mầm tái sanh luân hồi? Nhập Niết Bàn luôn chứ sao. Các con hiểu chưa?

Mình tu hành mình muốn nó cũng không được. Bây giờ Thầy dạy các con tu Định Vô Lậu nè, các con dùng cái tri kiến mấy con, mấy con triển khai nó mấy con hiểu được nhân quả, mấy con hiểu các pháp vô thường như thật rồi. Bây giờ biểu tôi giận, tôi cũng không giận được, tôi thấy nó như thật mà tôi đâu có làm sao tôi giận được! Các con hiểu không?

Cho nên Thầy triển khai cho mấy con thấy như thật, hiểu như thật. Do đó bây giờ ai chửi mấy con không biết giận nữa. Bởi vì tôi thấy như vậy mà tôi giận là tôi ngu quá vậy?! Cho nên cuối cùng mấy con không giận.

Bây giờ muốn giận cũng không được nữa, muốn giận nó cũng không giận nữa. Tại vì mấy con hiểu rồi, các con hiểu chưa?

Cho nên bây giờ nói: “Tôi tu tôi nhập Tứ Thiền thôi, tôi tu tôi làm chủ cái hơi thở tôi, tôi không muốn có Tam Minh”. Anh không muốn là anh không muốn, nhưng mà anh nhập Tứ Thiền, anh phải có Tam Minh, anh không có làm sao không có.

Nhưng mà đừng có lấy nó mà đi ra mà biểu diễn cái trò ảo thuật, thì Thầy không đồng ý thôi. Chứ Thầy biết mấy con tu tới đây là mấy con sẽ có đó, nhưng mà mấy con đừng có lấy cái đó mà đi ra mà bay trên trời ngồi cho họ coi chơi đó thì không được!

Ngồi xếp bằng mà bay qua, bay lại cái chợ Trảng Bàng đó thì thôi chắc chết thiên hạ! Họ nói ông này ông Phật rồi đó mấy con. Cái đó không được, đừng có làm vậy. Mà làm vậy thì Thầy không chấp nhận, coi như là Thầy không chấp nhận đệ tử của Tu viện đâu.

Thầy thật sự mà, đó là ngoại đạo ở đâu ở bên Tây Tạng nó qua nó biểu diễn đó chứ ở đây không có cái thứ đó đâu. Thầy nói thiệt con, Thầy sẽ tuyên bố mấy con mà làm điều đó Thầy nói đây là không có đệ tử ở đây đâu.

Tại cái ông này mạo nhận nói ở đây chứ sự thật ở đây không có dạy cái điều đó đâu! Ở đâu bên Tây Tạng nó qua đó, ở bên đó nó dạy thần thông đó, chứ còn đây không có dạy. Thầy từ chối liền đó, Thầy không có chấp nhận cái điều đó đâu!

Nhưng mà Thầy biết rằng Thầy hướng dẫn mấy con sẽ tu tới. Bởi vì không muốn, mấy con cũng có chứ không phải không. Nó là cái chắc chắn như vậy thôi!

7- TRIỂN KHAI ĐỊNH VÔ LẬU

(35:48) Đó thì thôi bây giờ cũng hết giờ rồi, chúng ta sẽ nghỉ. Nhưng mà phải ráng! Thầy tới cái lớp Chánh Niệm Tĩnh Giác này là cái lớp khó à nha, chứ không phải dễ đâu!

Tu sinh 7: Bạch Thầy, là tụi con làm tiếp bài về nữa, hay làm lại cái bài đó?

Trưởng lão: À các con sẽ làm lại cái bài thân hành mà nói về cái nghề nghiệp, nghề nghiệp sống.

Tu sinh 7: Dạ bài thân hành con nộp rồi thưa Thầy!

Trưởng lão: À con nộp rồi hả? Nộp rồi cái bài đó. Thì bây giờ nộp về khẩu hành, con làm cái thân hành rồi con phải nói về khẩu hành.

Tu sinh 7: Bữa hổm con làm khẩu hành, ý hành rồi con nộp Thầy, Thầy chấm rồi. Nhưng mà giờ làm lại?

Trưởng lão: Làm lại, nó còn chưa có đủ đâu. Bây giờ nó dựa theo những cái lời mà Thầy giảng: đặc tướng, đặc tánh của nó, rồi duyên hợp, duyên tan y như là nhân quả của thảo mộc vậy. Rồi chuyển biến áp dụng các pháp vào. Bởi vì cây cỏ thì nó không biết áp dụng, cho nên mình không nói áp dụng. Nó chuyển biến thôi.

Còn mình đây, bây giờ nó tới giai đoạn mình chuyển biến, chuyển biến cái nhân quả. Rồi áp dụng bằng cái phương pháp của Phật dạy, nó tới cái thực hành ở trong đó rồi; nó có cái thực hành để áp dụng vào tâm mình đó! Đó, thì mấy con cố gắng mà viết cái này ra!

Tu sinh 5: Con làm khẩu hành rồi bây giờ con làm bài nào nữa?

Trưởng lão: À con làm khẩu hành rồi, ý hành con cũng làm rồi phải không?

Tu sinh 5: Chưa!

Trưởng lão: Chưa thì bây giờ con làm về ý hành, ý hành là chủ chốt hết đó! Thân hành, khẩu hành, chứ ý hành nó là chủ đó, nó là cái nhân đó! Còn cái khẩu hành với thân hành nó là quả, hễ nó biến ra cái hành động coi chừng cái quả nó tới liền tức khắc, là quả.

Còn cái nhân nó còn ở trong đầu này, cái hạt nó còn non nó chưa có lớn đâu. Con biết không, cái nhân ở trong đầu là cái hạt mà cái hạt còn non. Khi nó ra cái hành động miệng của con, hành động tay - chân của con, hành động thân của con là nó là cái hạt già rồi. Coi chừng nó lên quả đó!

(37:28) Tu sinh 5: Như vậy là cái ý là cái nhân hả Thầy?

Trưởng lão: Cái nhân đó con, cái ý là cái nhân của nó! Con khởi cái gì đó mà con chưa có làm ra thì nó chưa thành quả đâu. Bởi vì cái nhân của nó là cái hạt non, cái trái cây mấy con thấy nó có cái hạt mà cái hạt non nó không thành cây đâu, nó sẽ thúi ở trong đó đó!

Tu sinh 6: Thưa Thầy kỳ sau học thứ mấy Thầy?

Trưởng lão: À, kỳ sau hả? Kỳ sau là thứ Hai mấy con vào học, để có hai ngày Thầy nghỉ 1 chút. Tức là bữa nay thứ Sáu nè - thứ Bảy, Chủ Nhật Thầy nghỉ - thứ Hai mấy con vào học. Thứ Ba thì bên nữ.

Tu sinh 4: Lớp nữ, bạch Thầy?

Trưởng lão: À, lớp nữ thứ Ba con!

Tu sinh 4: Vậy lớp nữ bây giờ đi sau lại.

Trưởng lão: Ủa! Vậy cái lớp nữ thứ Hai. Còn các con thứ Ba, nó đi đúng vậy đó con. Thứ Ba - mấy con bên nam học thứ Ba con; còn thứ Hai là nữ, bởi vì nó nghỉ trước, hôm qua nó học rồi - vậy là thứ Ba.

Tu sinh 6: Bữa nay con mới hiểu biết tới, không hay luôn!

Trưởng lão: Mình sử dụng cái tri kiến, con! Nhưng mà, hễ khi mà nó hết giờ rồi, mấy con cũng đúng giờ đúng giấc, mấy con! Chứ không nó say mê: “Dừng lại! Giờ này là giờ tu Chánh Niệm Tĩnh Giác không được say mê, lúc nữa bắt mày suy nghĩ lại". Càng suy nghĩ mới càng làm giỏi.

Tu sinh 4: Kính bạch Thầy! Con nghe Thầy giảng cái phương pháp cái “Đường Lối Tu Tập” rất là rõ ràng. Mà từ lâu nay con cũng nghiên cứu rồi mà con thấy con đường này rất rõ ràng, chỉ có 1 cái mình hành hay không thôi.

Trưởng lão: Nó, đúng đó con!

Tu sinh 4: Dạ nó đúng là xác thực rồi.

Trưởng lão: Nói chung là mấy con được cái duyên là mấy con được đi nghiên cứu từ trường thiền này đến trường thiền khác, được học hỏi về giáo pháp của Phật. Sau khi được nghe Thầy mở cái lớp học này, thì bắt đầu mấy con nghe Thầy giảng dạy thì mấy con thấy rõ ràng là con đường của đạo Phật là cụ thể mà không có 1 cái trường thiền nào mà dạy rõ ràng như thế này đâu!

8- THIỀN HỮU SẮC VÀ THIỀN VÔ SẮC

(39:17) Tu sinh 4: Bạch Thầy! Hồi con mới vào chùa thời gian, con học…​ ở bên Nam tông các cái chương trình thì con cũng có nghe 1 số vị giảng là chỉ có thiền Vô Sắc thôi là mới vào được thiền, mới vào được Niết Bàn, mới tu được. Còn thiền Sắc Giới thì không được, thiền gọi là Sắc Giới đó; thiền Vô Sắc đó là mới tu được, là Hữu Sắc đó, còn cái thiền kia không được. Nhưng mà khi nghiên cứu tới lui thì người ta lại vướng chân vào cái chỗ Vô Sắc với lại Vô Sắc Giới, người ta lọt qua thiền Tưởng. Họ tu Vô Sắc thì người ta cũng lọt qua Tưởng luôn, cũng là qua Sắc Giới hết.

Trưởng lão: Ừ, bị ức chế đó!

Tu sinh 4: Dạ, Hữu Sắc cũng thành Vô Sắc, ức chế hết!

Trưởng lão: Thành ra do cái quá trình tu tập từ cái Hữu Sắc, họ thấy không kết quả, thì họ nghĩ rằng còn cái Vô Sắc này nữa. Cho nên họ tiếp tục tu Vô Sắc. Nhưng mà khi đến Vô Sắc thì họ cũng không có gì được đâu. Thầy nói, không đúng đường đâu!

Đó, bây giờ họ đạt được cái Vô Sắc thì họ cũng không đạt được cái Tam Minh được đâu! Cái Tam Minh nó là hoàn toàn chờ cái Tứ Niệm Xứ sung mãn là nó mới có Tam Minh thôi; chứ còn không có Tứ Niệm Xứ thì nó không có Định Thần Túc thì nó không có Tam Minh được đâu.

Cho nên bây giờ họ tu vậy họ lọt tưởng, bít đường đi rồi. Cho nên cuối cùng họ tu cái thiền Hữu Sắc, nhưng mà cuối cùng bốn thiền rồi họ cũng nghĩ rằng tướng định nó như thế này thế khác. Cuối cùng họ minh sát ra, thì họ lại bị “động” mất rồi! Họ minh sát ra là tự họ, ý thức của họ minh sát ra thì như vậy là sai rồi!

Mà trong cái minh sát đó lại bị cái tưởng nữa - cái tưởng, pháp tưởng đó. Thành ra thấy nói lý luận hay vậy cuối cùng thì chẳng có kết quả gì hết. Tâm tham nó vẫn tham, mà sân nó vẫn sân, mà si nó vẫn si. Nó không đúng!

Cho nên vì vậy mà, bây giờ còn thấy nữa, bây giờ phải vô cái định Vô Sắc thì mới được. Cho nên họ sắp lớp theo cái Vô Sắc nữa. Cuối cùng thì họ bị dính kẹt tùm lum hết rồi, mà cái đường đi thì nó không có, bởi vì cái người trước mình chứng đạo thì không có rồi. Người nào cũng đang mò, cái người gọi là tu cao nhất lại là cũng đang bị kẹt rồi, cũng không có giải quyết được, họ cũng không làm chủ sanh tử được mà. Cho nên cũng bị kẹt nốt hết rồi.

Nhưng mà nó cũng có những cái kết quả nho nhỏ nào đó thôi chứ sự thật ra cái kết quả cuối cùng làm chủ bốn sự đau khổ này thì không thấy. Cho nên, cuối cùng thì 1 số tu sĩ bây giờ loanh quanh, nó chạy vòng vòng như con kiến bò miệng lu rồi; không biết đường nào mà đi nữa. Mà bây giờ bỏ thì tiếc! Nói, nghĩ mình tu chưa đến thôi; cho nên họ chạy hoài.

(41:37) Còn bây giờ, cái lớp của Thầy đây là chấn chỉnh lại Phật giáo, làm sáng tỏ lại Phật giáo nếu chúng ta tu chứng. Thầy đã tuyên bố, mà nếu tu không chứng Thầy sẽ đốt sạch bỏ hết! Thầy không có cần thiết nữa! Vậy là đủ biết rằng Thầy quyết định như thế nào các con biết rồi!

Mà nhờ cái sự siêng năng, cái sự tu tập của mấy con mới chứng minh được chứ mấy con lười biếng mà bảo Thầy tu, Thầy học, Thầy dạy mà Thầy tu không thì chắc chắn là chỉ có mình Thầy thôi - thì cũng chẳng nói được gì hết.

Cho nên bây giờ chỉ cần ở cái sức lực của mấy con siêng năng thôi, còn Thầy thì dạy bảo; mà mấy con thấy đúng, mấy con nỗ lực mấy con tu. Cái lòng tin của mấy con - tín lực - Thầy hướng dẫn cho mấy con đúng vào con đường đó, thì mấy con sẽ tới! Nó không có phí uổng!

Tu sinh 6: Thưa Thầy, bữa nay thứ Sáu hả Thầy?

Trưởng lão: Bữa nay thứ Sáu con.

Tu sinh 6: Rồi thứ Ba đến nữa phải không, thưa Thầy?

Trưởng lão: Ờ thứ Ba con! Rồi bữa thứ Ba đó, Thầy thấy mấy con như thế nào, Thầy mới tiếp tục Thầy dạy! Còn nếu mà được thì mấy con về thất, 1 tuần 1 ngày gặp Thầy thôi! Mà Thầy thấy mỗi tuần mà gặp Thầy nhiều ngày thì mấy con tinh tấn lắm; chứ còn 1 tuần gặp Thầy 1 ngày, cái ngày cuối tuần đó chắc là mấy con bết lắm!

Thật sự ra, khi mà Thầy hướng dẫn cho mấy con cụ thể rồi, thì chừng đó 1 tuần Thầy dạy mấy con 1 ngày thôi, còn những ngày khác mấy con để cái thời gian đó tu tập, nó tốt hơn!

Và mấy con tu mấy con thấy nó có kết quả, mấy con hăng hái, siêng năng tu. Cho nên ít gặp Thầy, nhưng mà gặp Thầy là phải có bài mới, hướng dẫn cách thức mới. Chứ còn không khéo thì Thầy chỉ lén lén Thầy kiểm tra mấy con mà Thầy mời đến đây quỳ hương thôi chứ còn Thầy không nói. Rồi 1 tuần lễ thế nào cũng có gặp Thầy 1 ngày; gặp Thầy 1 ngày chứ không có gì đâu.

Thầy sắp xếp lớp cho xong, Thầy nắm cho được cái nhiếp tâm của mấy con nè, Thầy sắp xếp lớp. Để Thầy biết cái người nào nhiếp tâm ở cái mực nào, để mà Thầy hướng dẫn cho mấy con cụ thể mấy con mới tiến.

Chớ không có dạy chung chung nữa; muốn tu được bao nhiêu đó thì tu, không được! Mà bây giờ Thầy dạy cho mấy con phải cụ thể rõ ràng, mấy con phải nhiếp - bây giờ ghi đây, mà nếu mấy con ghi sai là Thầy bắt quỳ gối đó, chứ không có được.

Bởi vì ghi sai rồi Thầy hướng dẫn nó trật đi, nó không đúng; bắt mấy con ức chế quá độ mấy con chết luôn đó - cho nên ở đây là phải hướng dẫn mấy con đúng với sức, đúng với đặc tướng mấy con để nhiếp tâm, để đạt được kết quả của sự tu tập, để dần đi lên chứ không có đứng lại 1 chỗ nữa.

Cái thời gian ngắn nhất của mấy con mà tu ở đây, ngắn nhất của nó là 7 tháng; còn người nào mà giỏi là 7 ngày. Hôm nay là mười mấy ngày rồi mà chưa có người nào chứng quả A La Hán thì chắc 7 ngày là tiêu rồi. Bây giờ còn trông mong vào 7 tháng, mà 7 tháng mà không đạt được nữa thì chắc chắn là phải 7 năm. Mà suốt 7 năm thì chắc có người ở lại chứ chưa hẳn đã lên hết đâu.

Thầy tin rằng có người lên được mà có người còn ở lại, nhưng mà Thầy nghĩ rằng cái sự tinh tấn của mấy con đó, Thầy hoàn toàn là hy vọng lắm, hy vọng!

9- ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ

(44:35) Qua những cái bài mà viết về Định Vô Lậu, Thầy thấy tuy rằng cách thức của mấy con chưa có rành về sự hiểu biết về cái vấn đề Vô Lậu nhưng mà mấy con viết rất hay, có nhiều cái bài rất là súc tích lắm! Nhưng mà theo thứ lớp của nó thì coi như là mấy con quán mênh mông, quán đụng đâu quán đó.

Còn 7 giờ sắp xếp nó đi vào, xoáy vào 1 cái đối tượng, vào 1 cái ác pháp, vào 1 cái nhân quả của nó; thì Thầy sắp xếp sao cho mấy con có cách thức để quán, cái đường lối quán.

Quán vào - quán cái gì trước - đặc tướng của nó rồi đặc tính của nó. Chứ bây giờ không có cái đường quán mấy con quán tùm lum, mấy con không biết đường mấy con quán. Đụng cái nào cũng nhân quả, nhân quả hết thành ra mấy con vẽ quá trời nhiều mà nó không có vào cái đường lối của nó.

Cho nên Thầy nói đặc tướng trước, đặc tính nè, rồi duyên hợp, duyên tan của nó nè; cái nhân quả nó phải đi cái đường của nó như vậy mà. Để cho mình viết ra cho được, mình tư duy mình xoáy vào cái đó hơn. Bởi vì mình biết rõ về đặc tướng thì mình đâu có nói lộn đặc tính được, mà đâu có nói lộn duyên khởi - duyên tan ở trong này được. Các con hiểu điều đó?

Mình nói đặc tướng của nó, cái hình dáng, cái sắc tướng của nó mà, các con hiểu không? Mà cái hình dáng, cái sắc tướng của 1 cái hành động của chúng ta, chứ đâu phải không có. Đó, những cái đó mình phải nói cho nó đúng chứ, nó theo y như cái nhân quả của thảo mộc, có vậy thôi! Có gì không con?

Tu sinh 8: Mô Phật! Bạch Thầy như là con chưa rõ về cái đặc tướng, cái đặc tính của cái hành động của con người.

Trưởng lão: Hồi nãy có cái bài của thầy Chơn Tịnh có nói về đặc tướng, đặc tính đó cho nên Thầy bắt đọc để cho mấy con dựa vào đó mấy con làm. Hiểu không? À! Cái bài hồi nãy có đọc rồi đó, người ta nói đặc tướng, đặc tính nó rõ ràng.

10- TÁC Ý NHIẾP TÂM - AN TRÚ TÂM

(46:13) Tu sinh 8: Như bây giờ đó trong cái trường hợp mà con muốn an trú về trong cái sự nhiếp tâm của con trong 1 phút, khi con nhiếp tâm mà con biết từng hành động. Mà cái lời - thí dụ như cái lời tác ý của Thầy dạy thì nó luôn khởi lên trong cái lỗ tai con, nghe vậy mà sao con không có an trú vào trong thân hành được?

Trưởng lão: À, không! Không phải đâu! Bây giờ đầu tiên mà con nhiếp tâm chưa được thì cái pháp Như Lý Tác Ý nó cần thiết cho con để nhắc con nhiếp tâm cho được. Sau khi mà con nhiếp được rồi đó, con thấy nó đã thuần rồi thì con xả bỏ cái pháp Như Lý Tác Ý. Bây giờ con xả bỏ mà cứ trong đầu cứ nhắc hoài thì con phải tác ý dừng cái đó lại, cái đó là cái tưởng tác ý chứ đâu phải là con tác ý. Con sai đó biết không!

Nghĩa là đầu tiên con dùng cái pháp tác ý con nhắc để cho nó giữ cái nhiếp tâm cho được trong cái hơi thở hay cái bước đi của con; con nhắc: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô - thở ra rồi con tác ý.

Rồi bây giờ đó con không tác ý nữa mà cứ nghe trong đầu nó: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết thở ra”, vậy thì con phải tác ý dừng cái đó đi để cho nó hoàn toàn cho đạt được; như vậy mới đạt được chất lượng.

Chứ còn nếu mà con tu - bởi vậy tới đây, Thầy nói Thầy hướng dẫn kỹ lưỡng đàng hoàng, cái pháp nào mà dẫn vào nhiếp tâm và cái pháp nào dẫn vào an trú tâm.

Chớ không phải là bây giờ tôi ngồi im lặng như vầy, nó an trú. Nó an trú như vậy chứ lát nữa tôi qua tu cái thời khác nó không có an trú đâu! Còn cái này người ta dẫn vô, rồi người ta bỏ cái đó mà nó còn bị tưởng, bởi vì cái tưởng nó quen đi, con tác ý nó quen đi, bắt đầu nó ở trong tưởng nó nhại ra.

Rồi bắt đầu bây giờ ngồi im vầy không tác ý nữa mà nó cứ ở trong đó nó nhắc, thì như vậy là con phải tác ý dừng cái đó, khi nào mà dừng hết cái đó rồi, cái tâm của con hoàn toàn nó nhiếp trong hơi thở: thở ra - thở vô, thở ra - thở vô, thì nó còn 1 cái niệm khác nó khởi ra, thì như vậy là con đã biết được cái niệm khởi ra và nhiếp tâm được.

Vậy bây giờ an trú nó - thì cách thức để an trú nó, dạy tới cách thức tác ý an trú. Bởi vì cái pháp dẫn tâm vào đạo, bây giờ Thầy mới dạy mấy con cách thức để nhiếp tâm và an trú, chứ hồi nào tới giờ mấy con đâu có biết cách, phải không? Mấy con tu nó được yên hồi nào thì yên mà không được thì thôi chứ gì?

Còn bây giờ nó khác rồi, bởi vậy Thầy mới coi cái thời gian của mấy con tu ra sao nè, mấy con nhiếp tâm cái sức của mấy con, cái đặc tướng của mấy con bao nhiêu trong thời gian này. Chứ những cái pháp của mấy tu hồi nào tới giờ có lúc 30 phút không vọng tưởng, nhưng mà có lúc kê vô cái là có vọng rồi. Tức là mấy con chưa biết cách dẫn tâm vào đạo! Thầy biết rõ, Thầy đã kiểm tra lại, Thầy biết rồi!

(48:37) Từ cái quán thì mấy con cũng không biết quán, phải không? Quán lung tung! Cho đến từ cái nhiếp tâm thì Thầy biết rằng mấy con chưa có biết! Nói: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô; thở ra, tôi biết tôi thở ra”; “Đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành” nhưng mà sự thật ra bây giờ nhiếp cho được mình đi kinh hành; để mà nhiếp tâm cho được trên bước đi, nhiếp tâm cho được trên hơi thở phải dẫn tâm mình bằng cái gì đây? Rồi dẫn tâm được cái này rồi thì nó sẽ bị cái tưởng, phải không? Con vừa nói Thầy, đó là bị tưởng đó!

Cho nên từ cái chỗ đó mà để Thầy dẫn dắt cho mấy con cách thức nhiếp tâm và an trú tâm đạt cho đến khi 30 phút; mấy con ngồi nhiếp vô, bắt đầu mấy con dẫn vô mấy con nhiếp vô, thì bây giờ cái thời nào nó cũng phải đạt như vậy.

Bởi vì mình làm chủ mà, mình dẫn nó chứ đâu phải nó dẫn mình! Cho nên có những buổi thuyết pháp Thầy đã nói: “Mấy con bị pháp dẫn chứ không phải là mấy con dẫn pháp!"

Nó dẫn tụi con, lúc nó dẫn cho yên: "Trời ơi! Bữa nay an lạc thiệt, hỷ lạc ngon lành". Nhưng mà ngày mai tu hoài không được: "Trời đất ơi! Sao mà vọng tưởng quá trời!" Có phải không? Hoặc là hôn trầm, thùy miên quá tay như thế này!

Đó là mấy con chưa biết cách dẫn tâm vào đạo! Mà pháp Phật thì nó có cách thức để dẫn, để dắt, để cho tâm mình được an trú. Chứ nếu mà không có cái điều đó thì làm sao có cái câu nói: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô” hay hoặc là: “An tịnh tâm hành,…​”; đâu phải câu nói của Phật nói chơi sao?! Đó là cái phương pháp dắt tâm mình mà, chứ đâu phải là nói chuyện nói đùa sao!

Rồi bây giờ chổng khu mà ngồi: “An tịnh tâm hành; an tịnh thân hành…​”, rồi cứ ngồi đó đọc lia lịa hoài đó, cái này để làm gì đây? Không biết áp dụng nữa! Thầy nói thật sự pháp Phật đó chứ mà người ta chưa biết áp dụng đâu!

Cho nên, dạy riết rồi cái bắt đầu như thiền Minh Sát Tuệ thì phình sộp, Thiền Đông Độ thì giữ tâm không niệm thiện - niệm ác. Trời đất ơi! Mấy người tu cái kiểu này ông Phật có dạy bao giờ đâu! Mấy người đặt ra mấy người tu để cho mấy người nhiếp tâm, ức chế tâm để cho hết vọng tưởng để mấy người vào định tưởng chứ làm gì đây!? Đâu có mục đích đúng đâu!

Con hiểu không? Mà không biết mình nhiếp tâm thiền định như vậy để làm cái gì nữa?! Họ nghĩ rằng nhiếp tâm thiền định vậy nó hết vọng tưởng là hết tham, sân, si. Trời đất ơi! Đâu có cái chuyện kỳ lạ vậy?!

Nghĩa là Thầy nói nhiếp tâm và an trú tâm để làm cái gì, cái nhiệm vụ nó làm gì?! Để đẩy lui những cái bệnh khổ trên thân mấy con đó! Mình phải biết áp dụng nó chứ đâu phải nhiếp vô đó để vô Định, vô Thiền!

(50:55) Tu sinh 4: Kính bạch Thầy! Tụi con, như con mà nhiếp hơi thêm 1 chút xíu là nó bị tưởng cũng giống như sư Phước Tồn đó. Là khi mình tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, tức là đi là có lúc nó tự tác ý theo. Và có lúc chẳng hạn như con đang ngồi mà sao con đứng dậy nó cũng tác ý con đi. Đó cho nên trong những lúc đó là nó tưởng.

Trưởng lão: Ờ, bởi vậy bây giờ Thầy mới dạy lại cho mấy con cái này dẫn nó để phá cái tưởng này. Thầy nói Thầy dạy mấy con sẽ phá sạch, và mấy con nhiếp tâm vô. Mấy con nhiếp tâm vô an ổn hoàn toàn không có tưởng xen vô đó được. Như vậy mới được chứ, nó kéo dài cái thời gian mà không bị loạn thần kinh, không bị căng mặt của mấy con đâu.

Cho nên Thầy dạy tới đây là dụng pháp mà đi vào! Lấy pháp mà làm dây để dẫn tâm chúng ta đi vào cái chỗ đúng chứ không có được sai, đây là cái giai đoạn về tu Chánh Niệm Tỉnh Thức. Cái Định Vô Lậu các con thấy nó khó mà nó không khó, mà cái Chánh Niệm Tĩnh Giác nó khó đó mấy con. Chứ không phải dễ đâu, nó không đơn giản!

Cho nên Thầy căn cứ vào cái đặc tướng của mấy con: người nào nhiếp tâm được 5 phút, 10 phút, 10 bước, 20 bước thì Thầy căn cứ vào chỗ đó mà Thầy dẫn dắt mấy con để cách thức mấy con dẫn tâm vào nhiếp tâm và an trú.

Chứ không khéo bữa này được mà ngày mai không được thì không được. Nghĩa là mình không muốn tu thôi, mà tu là dẫn dắt vô liền. Cho nên đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Nghĩa là làm chủ hoàn toàn chứ đâu phải là thiếu làm chủ.

Còn mình tu cái kiểu thiếu làm chủ, phải không? Mấy con chờ đợi, cái lớp này bắt đầu sắp sửa nó mở ra cái lớp Chánh Niệm Tĩnh Giác, nó sắp sửa nó mở ra để hướng dẫn mấy con rồi.

11- OAI NGHI TẾ HẠNH KHẤT THỰC (tiếp theo)

(52:33) Tu sinh 9: Mô Phật! Bạch Thầy! Còn về đi khất thực, là những người này lấy thức ăn rồi, rồi mới người khác đến, hay là người này xách rồi, rồi mới đi vô tiếp tục?

Trưởng lão: À, cái người này mà lấy rồi thì người khác đến lấy. Nếu trong cái chỗ khất thực có 2 chỗ lấy cơm thì 2 người được vô, mà bây giờ có 1 chỗ thì chúng ta phải chờ, cái người đứng ngoài chờ cái người này xong rồi - bởi vì nó có 1 cái xô cơm thôi.

Còn nếu mà có 2 cái xô cơm để chúng ta lấy thì được 2 người, còn nếu mà có 1 cái xô để mà xúc cơm, thì nếu người này lấy, rồi người kia chen vô để lấy thì coi như tranh nhau thì không tốt.

Cho nên chúng ta cứ đứng ngoài chúng ta chờ, cái người này ôm bát ra thì chúng ta vô. Còn nếu mà có được 2 cái xô cơm để 2 chỗ thì cái người này lại cái xô cơm này xúc rồi người này mới để thực phẩm; thì cái người này có cái xô cơm này thì người này cũng lại xới cơm rồi để thực phẩm vào bát của mình rồi đi về, thì 2 người khác người ta vô. Còn này có 1 xô thì có 1 người thôi, không được 2 người; 2 người mà chen nhau thì coi như không…​ xấu lắm!

Tu sinh 4: Kính bạch Thầy! Vì trong lúc múc cơm, theo con thấy múc rất là nhanh, nhưng chỉ có bỏ đồ ăn vào trong bát để mình sớt bát để mình mang cái đồ ăn là nó lại chậm hơn, thời gian nó kéo dài hơn là múc cơm.

Trưởng lão: Vậy hả? Vậy thì như thế này, bởi vì qua cái kinh nghiệm đi khất thực, thì mấy con thấy cái thời gian mình sớt cơm thì mau, thì khi mình vô đó mình sớt cơm trước mấy con. Có phải không?

Mà tốt hơn là ở trên cái chỗ sớt cơm phải có cái bàn rộng, chứ nếu mà lấy cái ghế mà để sớt cơm không thì nó rất bất tiện; là tại vì mình còn phải dở cái nắp. Có phải đúng vậy không?

Do đó mình để cái nắp của mình ở trên đó, rồi mình xới cơm xong rồi mình lấy mình đậy cái nắp lại, mình mới đi lại chỗ cái bàn mình nhận thực phẩm phải không? Thì mình lại chỗ đó mình để cái bát ra mình nhận thực phẩm, mình trút hay hoặc là mình để trên nắp bát, xong mình bưng về.

Thì như vậy là cái người mà vô đó, khi mà thấy cái người này ôm bình bát mà trở lại chỗ này thì cái người kia vô xới cơm chứ có cái gì đâu. Để cho nó nhanh chứ còn đợi cái người này đi ra rồi thì cái xô cơm nó trống. Con hiểu không?

Cho nên mấy con thấy cái xô cơm nó trống thì mấy con cứ vô - hễ cái người này mà rời ra khỏi chỗ này thì mấy con vô - rồi mấy con rời khỏi chỗ này mấy con lại chỗ nhận thực phẩm thì cái người khác vô đây xới cơm.

Đó, mình làm như vậy nó vừa ăn khớp với nhau, nó nhịp nhàng và đồng thời nó không có kẽ hở; mà nó không mất thời giờ đi khất thực của mấy con lâu.

Tu sinh 4: Bạch Thầy, chúng con không hiểu bạch Thầy!

12- HẠNH KHẤT THỰC VỪA ĐỦ - KHÔNG NHẬN THÊM

(55:06) Trưởng lão: Không hiểu? Như thế này, bây giờ có 1 cái xô cơm. Con đi khất thực đầu tiên con lại ngay có xô cơm chứ gì? Phải không? Thì ngay lại xô cơm thì con mới đặt cái nắp bát con xuống, cái bát con còn cầm trên tay con, hay hoặc con để trên bàn đi rồi con cứ lấy cái vá con mới xúc cơm, con đổ vô trong cái bát của con, vừa đủ ăn rồi; thì bắt đầu con dời qua bên đây, thì cái xô cơm này nó trống rồi thì cái người ở ngoài này thấy trống, thì bước vô cái xô cơm đó để mình xới cơm. Có đúng không?

Thì do đó cái người này có làm trễ đi nữa có chậm đi nữa thì mình cũng xới cơm rồi mình đi lại cái phần của mình, cái phần thực phẩm của mình đó mình lấy. Rồi, rồi con hỏi.

Thầy Chơn Thành: Thưa Thầy con thấy thế không hợp lý. Tại vì sao? Ví dụ như thức ăn nó nhiều, nhưng mà bây giờ mình lại xới cơm nhiều rồi thì nghĩa là mình phải bỏ cơm. Cho nên theo con thấy không hợp lý mà phải xem lại thức ăn nó như thế nào thì mới…​ người ta bảo là: “Lựa cơm mà gắp mắm”.

Trưởng lão: "Gắp mắm", bây giờ cái ý kiến của con góp phần, để Thầy nói cho con nghe. Thầy có đề nghị rồi, cái vấn đề hôm nay thì cái khẩu phần thực phẩm người ta cho đều mấy con chứ người ta không cho dư đâu!

Cho nên Thầy khuyên cô Út không nên luộc rau, không nên làm gì vào trong bữa ăn mấy con thêm; bởi vì thêm thì mấy con ăn không hết. Đã lấy cơm rồi - bữa nào cái khẩu phần thực phẩm để cho mấy con ăn nó vừa đủ rồi, người ta không có đem dư đâu.

Bởi vì người ta bán chứ bộ người ta cho mấy con sao mà người ta cho dư. Phải không? Người ta tính, người nào cái phần ăn nó cũng y nhau. Sợ mấy con thiếu đó, chứ đừng nói. Phải không?!

Cho nên mấy con lấy cơm, lấy vừa ăn của mấy con. Mấy con biết cái ngày hôm qua người ta đem vậy, thì ngày nay người ta cũng vậy thôi, chứ người ta không đem hơn đâu! Người ta bán cho mình 1 khẩu phần ăn đó bao nhiêu tiền thì người ta tính rồi, người ta không có đem hơn đâu! Chỉ có cô Út đem thêm thì làm cho mấy con ăn thừa, ăn dư.

Cho nên mấy con thấy, bây giờ mình sớt cơm, khi mình lại đó mình biết khẩu phần thực phẩm mình ăn là ngày nào họ cũng đem đều vậy thôi chứ không có hơn đâu, chỉ có mình đem thêm muối mình ăn thêm thì có chứ không thừa đâu! Nhưng mà bữa nào cô Út trội phần thêm cho mấy con canh hay hoặc là rau hay gì đó thì nó thừa.

(57:25) Cho nên ở đây chúng ta sẽ giao lại cái trách nhiệm ăn uống cho Phật tử cúng dường thôi, mà chúng ta không cần xen vào trong đó. Xen vào trong đó kể như mấy con có thể nói là: "Tôi lấy cơm vừa đủ để ăn với cái số thực phẩm đã là quy định rồi. Cái thực phẩm đó người ta quy định bây nhiêu đó thôi chứ người ta không có cho hơn đâu" - nghĩa là người ta bán cho mình mà.

Do đó thì mấy con xới cơm vừa đủ, mấy con biết bữa đó mấy con ăn bao nhiêu thì mấy con sẽ có cái thực phẩm bao nhiêu đó thôi chứ không hơn; con khỏi cần quan sát thực phẩm đâu!

Còn quan sát thực phẩm là tại vì cô Út bữa nay Phật tử họ như vầy nè: bời vì ở đây, ở chùa hôm đó nhà bếp của mình, tới trưa người ta đang ăn cơm rồi mà đem bánh mì vô cúng nữa! Thầy nói - đem bánh mì, đem chè cháo gì đó - "Trời Đất ơi! Tôi ăn no rồi mà giờ còn thêm cái này nữa. Bỏ thì uổng, mà ăn thì nó không có nổi". Các con hiểu không?

Bởi vì mình đi khất thực là nó đủ rồi! Đem thêm là người ta không chấp nhận, không ăn cái đó đâu! Không có cúng dường thêm: "Tôi đậy bát, tôi về rồi thì bây giờ có chạy ra đường đón tôi tôi không nhận đâu!" Con hiểu không?

Cho nên thí dụ cô Út có làm thêm cái này kia là mấy con không nhận là đúng, bởi vì mình đi khất thực là đủ mình thôi. Cho nên Thầy khuyên cô Út đừng có làm: "Con có thương Chúng, con không có làm cái điều đó được, bởi vì như vậy là hại Chúng! Người ta ăn 1 bữa, người ta lượng được cái sức của người ta ăn, người ta phải lấy đủ thôi. Mình thêm đồ, người ta thừa người ta bỏ; nó phí cái của đàn na thí chủ!

Cho nên, ở đây thì chúng ta thấy được cái vấn đề quan trọng là vấn đề chỗ mà tổ chức làm sao ăn uống mà chúng ta không bị “động”, cho nên ở đây Thầy khuyên cô Út không được thêm cái gì hết. Nghĩa là cô Út lo cho cái phần khách thì cô Út lo cho phần khách thôi, khách vãng lai đó!

Còn về cái phần mà tu sĩ ở đây đã cố định rồi. Cư sĩ người ta sẽ cúng dường cho mình thì bao nhiêu đó là bao nhiêu đó thôi, chúng ta không có được thọ dụng thêm. Thọ dụng thêm là chúng ta thừa, thừa rồi bỏ. Cho nên mấy con thấy cái tổ chức của Thầy mới đây nó chưa có ổn định, mà sau này rồi nó ổn định. Bởi vì nó chưa có quen cái hình thức này, nó mới có làm hà. Cho nên nó chưa có quen, cho nên nó còn lụp chụp lắm.

Cô Út thì cũng chưa có quen, rồi thấy bây giờ mình có những đồ ăn này thôi để làm cho Chúng ăn thêm; nhưng mà không ngờ bụng đâu mà người ta ăn nữa? Con hiểu không? Bởi vậy ở ngoài kia tới rồi mà bây giờ còn thêm nữa thì ăn không hết. Con hiểu chưa?

Cho nên vì vậy mà cái nhìn của thầy Chơn Thành là cái nhìn cũ, không phải là cái nhìn mới. Còn cái nhìn mới là bây giờ đó, bây giờ chúng ta là cái nhìn mới rồi. Nghĩa là chúng ta càng ngày càng tiến tới chứ không phải là ở dưới cũ nữa.

Cho nên buộc chúng ta, bây giờ đó, cơm mà chúng ta lấy bao nhiêu thì đồ ăn chúng ta cố định rồi, không có còn sai. Bởi vì cái người này họ không có làm thêm cho chúng ta đâu, bởi vì họ làm thêm họ phải bỏ tiền thêm, họ không bỏ đâu, họ điên gì! Có phải không, lỗ họ, họ không bỏ thêm cho chúng ta đâu! Mà các Phật tử khác đem cúng dường là không được!

(01:00:07) Tu sinh 3: Bạch Thầy! Mang bình bát đi như gương của thầy Thanh Quang thật là giản dị. Thầy Thanh Quang mang đi coi giản dị lắm thưa Thầy!

Trưởng lão: Cái bình bát mang như thế nào mà giản dị? Con nói cho Thầy nghe!

Tu sinh 3: Mang như thầy Thanh Quang đi con coi giản dị lắm!

Trưởng lão: Lịch sự đó! Nghĩa là đeo cổ vầy mang đi.

Tu sinh 3: Đi coi nó giản dị mà nó ngay ngắn con người. Chứ mình đi mà rút rút, làm như con cò mắc mưa đó; khó coi lắm, thưa Thầy!

Trưởng lão: Vậy thì Thầy sẽ làm cho con cái túi cũng như Thầy Thanh Quang, phải không?

Tu sinh 3: Dạ, con coi tất cả trong này cũng vậy, làm sao mà đi như thầy Thanh Quang đi đẹp lắm!

Trưởng lão: Ờ, thôi được rồi!

Tu sinh 4: Bạch Thầy! Giờ tới rồi bạch Thầy.

Trưởng lão: Tới giờ rồi hả con?

Tu sinh 10: Kính bạch Thầy! Trong khi đi khất thực đó, nên cho mắt đảo qua quan sát cái thực phẩm trước rồi lấy thức ăn rồi lấy cơm. Tại vì có những bữa có những cái bánh tét trong đây, hay là bánh chuối nếp nó phủ bên ngoài, nếu mà lấy cơm là tới nhìn cái bánh đó chắc thôi để lại quá.

Trưởng lão: Ờ thôi cũng được, đâu có gì đâu! Mấy con sẽ quan sát sơ qua, thì mấy con biết. Bởi vì cái khẩu phần người ta có để rồi đó. Mình quan sát sơ qua thấy có bánh, có chuối gì nhiều đó thì mình bớt cơm lại. Thì mình đến đó, mình đến cái bàn thực phẩm mình quan sát. Rồi bắt đầu mình lại cái xô cơm mình xúc, vậy được có sao đâu! Chứ đâu phải quan sát mà đứng đó dòm hoài đâu!

Tu sinh 4: Bạch Thầy! Con thấy lâu nay cũng không dư gì đâu, bạch Thầy! Thức ăn cũng không dư gì đâu, đủ rồi!

Trưởng lão: Vậy hả con?

Tu sinh 11: Đủ rồi, khi đến ai cũng quan sát rồi lấy cơm, không có gì khó khăn đâu, bạch Thầy!

Trưởng lão: Vậy hả con? Ờ vậy là tốt rồi. Sợ mấy con đứng hoài chỗ đó rồi người ta đợi. Chứ mình quan sát mình dòm - bữa này thực phẩm có bây nhiêu đó không có gì nữa.

Tu sinh 11: Mô Phật! Như cái hạnh đi khất thực thì hồi bên khất sĩ, con nghe mấy vị kể thì đi mình phải ôm bát đi, về thì bỏ vô túi mình mang, có nghĩa là khóa bát, mình không có nhận nữa.

Trưởng lão: Đó, vậy đó! Khóa bát đó con.

Tu sinh 11: Về mình khóa bát lại, bỏ vô túi mang về. Đó là nó mới đúng cái hạnh của khất sĩ.

Trưởng lão: Hồi đi chưa tới chỗ khất thực thì còn mang cái bát, mà tới chỗ đó, móc cái bát ra, rồi bắt đầu từ cái chỗ móc bát ra nó mới đi khất thực; khất thực xong rồi đó mình thấy vừa đủ cái bữa mình ăn rồi thì mình đậy nắp lại bỏ vào túi, rồi trở về. Thì coi như là lúc bây giờ ai đến xin cúng dường nữa là không nhận, bỏ vào túi rồi thì không nhận nữa. Đó, thì mấy con cũng nên tập những cái này đi!

Nhưng mà tại vì bây giờ chưa có túi, mấy con cứ ôm hoài vầy người ta thấy người ta sớt nữa đó! Chưa có bỏ trong túi bát, cho nên mọi người, người ta còn thấy. Bây giờ, lần lượt rồi Thầy sẽ nói cô Út có thì giờ cô sẽ may cho mấy con mỗi người 1 cái túi bát, giúp đỡ cho mấy con.

Tu sinh 11: Cũng như thấy mấy sư cô đó hành đúng, bạch Thầy! Được cái mấy cô đi chậm thôi chứ ra nhận cơm xong cô để vô bát cô mang về - đúng!

Trưởng lão: Đó, cái đó là cái đúng đó con! Chứ mình đi xin cơm rồi về còn ôm bát đi nữa…​!

Tu sinh 11: Bị còn ôm là người ta còn cúng được đó Thầy!

Trưởng lão: Người ta còn cúng đó, mình còn để cái bát ở ngoài là còn cúng. Lúc bây giờ, mà mấy con cư sĩ mà ôm bát đi về mà người ta cúng nữa, bỏ đó là quý đó. Thôi, bây giờ hết giờ rồi mấy con!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy