LCK 023B (NỮ) - TRI KIẾN GIẢI THOÁT - TƯ DUY ÁP DỤNG NHÂN QUẢ - ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ - CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [51:33]
(00:00) Còn trả lời về các cái ghế để ngồi ở trong thất, lần lượt thì có lẽ đủ duyên, hiện giờ thì có một số Phật tử đã cúng dường được một số bàn ghế chúng ta ngồi học mà ghi chép, hiện giờ thì Thầy thấy rất thoải mái cho mấy con được có những cái bàn để học và lần lượt Thầy cũng nghĩ rằng những người già hiện giờ trong cái lớp học của chúng ta, thì Thầy có nói với cô Út là nên giúp đỡ cho những người già. Bởi vì trong thất thường thì chúng ta có cái giường không! Do như vậy thì chúng ta không có cái phương tiện để mà viết, để mà tư duy suy nghĩ để viết, thì do đó thì Thầy có nói cô Út cho những người già trước, cấp cho những người già trong thất có cái bàn học như mấy con đang ngồi để tiện việc những cái người lớn tuổi.
Rồi kế đây nếu mà còn thì Thầy khuyên cô Út cho những người bệnh, những người mà bệnh đó mấy con, để cho mọi người bệnh người ta có cái bàn người ta học. Và đồng thời cuối cùng nếu đủ duyên thì tám mươi mấy người trong cái lớp học chúng ta mỗi người trong thất đều được cái bàn để mà có cái bàn, cái ghế để mà chúng ta học. Khi học xong rồi thì chúng ta xếp lại hay dựng lên để cái nhà chúng ta, cái thất chúng ta có những khoảng trống để đi kinh hành, hoặc là có cái khoảng trống để ngồi thiền để tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác. Thì nhờ cái bàn này nó đã được xếp được, nó để lại một cái khoảng không gian trống ở trong nhà chúng ta thì rất tiện.
(01:31) Cho nên Thầy cũng ước ao rằng trong cái lớp học của chúng ta thì các con sẽ có những cái bàn học như vậy. Thì lần lượt chắc có lẽ là Phật tử người ta cũng sẽ hỗ trợ giúp đỡ cho chúng ta, vì mỗi cái bàn học như vậy thì nó cũng không là bao nhiêu. Và đồng thời thì Thầy cũng nghe nói là có cái bàn cũng như vậy nhưng mà nó đã xếp, cái bàn đó khi mà chúng ta ngồi nó xếp cái bàn chúng ta xuống, để bên hông. Và khi mà chúng ta muốn trở thành cái bàn thì chúng ta kéo nó lên, nó trở qua thành cái bàn. Thì trong cái lớp học chúng ta hôm nay nó ở bên đây thì chúng ta tiện lợi hơn là bên kia, bởi vì nó làm có một bên. Nếu mà nó làm cả hai bên thì rất khó là vì chúng ta có vài người viết tay trái thôi, còn bao nhiêu đều viết tay phải.
Cho nên vì vậy nếu có cái bàn để hạ xuống như thế này thì chúng ta đi vô, đi ra rất dễ, nó không còn khó khăn nữa. Do cái điều kiện đó để cho một vài người đi về thành phố xem coi cái cơ sở nào mà nó làm được những cái bàn đó thì Thầy cũng sẽ xin tiền Phật tử mỗi người một ít, thì chúng ta sẽ có được cái bàn đó để trang bị cho cái lớp học của chúng ta nó tiện lợi đi ra, vô cho mấy con. Còn những cái bàn này thì sẽ đưa về cho mấy con ở trong thất, mỗi người một cái bàn.
(02:54) Đó là cái điều kiện thuận tiện để cái lớp học này đào tạo cho chúng ta thật sự là tu hành giải thoát hết. Bởi vì bây giờ đào tạo cho chúng ta có cái tri kiến giải thoát để giúp cái sự hiểu biết của chúng ta trước ác pháp nó không tác động vào tâm chúng ta. Nhờ cái tri kiến giải thoát đó mà tâm chúng ta được bất động, đó là cái phương pháp giải thoát cho chúng ta đầu tiên, làm cho tâm chúng ta được bình an.
Kế đó thì chúng ta có đủ cái phương tiện để chúng ta lần lượt Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con tập luyện về Chánh Niệm Tĩnh Giác để mấy con nhiếp tâm và an trú tâm được để các con đẩy lui được bệnh tật. Và khi đẩy lui được bệnh tật thì nó hợp với cái tâm bất động, do đó nó tạo đủ cái thần lực để mấy con sẽ làm chủ được sự chết của mấy con. Làm chủ được bệnh rồi mới bắt đầu làm chủ được cái sự chết, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống.
Và cuộc đời chúng ta tu hành đến đây chúng ta thấy mãn nguyện là vì chúng ta đã làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp làm người. Thì đó là hạnh phúc của chúng ta rồi, chúng ta không bàn đến cái vấn đề Tam Minh để làm gì. Nhưng cái nhiệm vụ trọng trách của chúng ta khi mà làm công việc gì lợi ích cho Phật pháp thì chúng ta có thể sử dụng cái năng lực chúng ta có thể có mà chúng ta làm, để hợp với Thầy mà làm công việc. Còn không thì chúng ta tới chỗ bốn chỗ làm chủ sinh, già, bệnh, chết là đủ rồi.
(04:14) Vì vậy hôm nay chúng ta đầu tiên chúng ta làm chủ cái tâm, thì chúng ta thấy rõ ràng làm chủ cái tâm thì phải bằng cái tri kiến giải thoát của chúng ta, cái tri kiến hiểu biết chúng ta làm chủ cái tâm. Cho nên mọi ác pháp tác động vào tâm chúng ta không được bằng cái sự hiểu biết, chứ không phải chúng ta ngồi thiền nhập định để rồi chúng ta không thấy, không nghe, không biết điều gì, ai làm gì chúng ta như gốc cây gọi là giải thoát thì không đúng.
Giải thoát của con người là một con người sống như bình thường nhưng các pháp ác tác động làm cho chúng ta tham, sân, si, phiền não, ham muốn điều này, ham muốn điều kia là phải bằng tri kiến, bằng sự hiểu biết chúng ta. Cho nên con người chúng ta có sự hiểu biết như người bình thường nhưng hiểu biết của chúng ta là hiểu biết của sự giải thoát, hiểu biết làm chủ các ác pháp chứ không phải hiểu biết đắm đuối chạy theo dục vọng ham mê. Cái sự hiểu biết của con người hiện giờ là hiểu biết dục vọng, tham đắm, sân hận. Còn cái hiểu biết của chúng ta là cái hiểu biết không tham đắm, không sân hận nó đem lại sự bình an cho chúng ta, đó là cái hiểu biết hiện giờ chúng ta đang học. Bởi vì nó là những cái bài học thực tế để giúp cho đời sống chúng ta được giải thoát.
(05:24) Thầy mong rằng mấy con cố gắng, mặc dù ở trong cái lớp học chúng ta có nhiều người rất là dở, cần phải giúp đỡ họ nhiều hơn nhưng có người cái tri kiến của các con có người thì sáng suốt, viết bài cụ thể rõ ràng nhưng vẫn còn thiếu. Nhờ cái sự thiếu mà Thầy gợi ý thì mấy con sẽ có cái sự tư duy quán xét viết bài rất đầy đủ trọn vẹn, lần lượt chúng ta sẽ viết trọn vẹn và sự trọn vẹn đó giúp chúng ta có cái sự hiểu biết sâu sắc và nhờ cái sự hiểu biết sâu sắc đó nó mới làm chủ được tâm chúng ta.
Khi mà làm chủ được tâm chúng ta tức là ly dục, ly ác pháp của tâm, rồi bắt đầu từ đó tâm chúng ta thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì chúng ta tập tỉnh thức nhiếp tâm, an trú tâm để đẩy lui bệnh khổ. Mà đẩy lui bệnh khổ thì thân không buồn khổ, tâm không buồn khổ, không giận hờn phiền não mà thân không bệnh tật.
Bởi vì có bệnh là chúng ta đẩy đi được rồi thì thân không bệnh tật, như vậy cái cơ thể già yếu của chúng ta sẽ quắc thước không có yếu đuối, không có lẫn lộn tại vì tâm không phiền não thì thân đâu bệnh. Mà thân đã có bệnh thì lại được đẩy lui mà không phải tiếp vào một cái thứ thuốc để rồi trị được bệnh này lại sanh ra bệnh khác.
(06:47) Ở đây chúng ta dùng pháp nó không phải vậy, nó đẩy lui bệnh, chuyển biến làm cho thân chúng ta không sanh bệnh khác. Nhờ tâm bất động, nhờ pháp chúng ta đuổi được bệnh trên thân, cho nên thân tâm không bệnh khổ, mà thân tâm không bệnh khổ thì thân sẽ già mà quắc thước mạnh khỏe như một người trẻ khỏe. Và đồng thời tiếp tục chúng ta sẽ nhập Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở làm chủ sự sống chết, ấy là chúng ta đã tu xong con đường tu tập của chúng ta.
Pháp chúng ta thực tế và cụ thể rõ ràng, vì vậy mà chúng ta sẽ tu tập đến giải thoát hoàn toàn không có gì khó khăn, chỉ có sự bền chí và cố gắng chúng ta tu tập mà thôi. Người có nghiệp căn nặng, có bệnh đau nhưng chúng ta đừng dao động, đừng sợ hãi.
Người có tâm u tối không sáng suốt, không làm được bài rõ ràng cụ thể nhưng đừng vì vậy mà thối chí cho rằng tôi hạ căn, liệt căn không tu tập được nghe không.
Trước mắt của Thầy mọi người đang ở trước mắt Thầy người nào cũng đều có thể chứng quả A La Hán vô lậu được cả, không có người nào không, nhưng phải bền chí. Người có đặc cách có duyên tốt thì người đấy sẽ đi trước, còn chúng ta dở hơn thì chúng ta sẽ đi sau, thì người nào cũng đi đến bờ, đến chốn không có gì mà không đi đến. Chỉ có chúng ta cố gắng học, tu theo sự hướng dẫn của Thầy, theo sự đào tạo giáo dục của Thầy thì Thầy tin rằng mấy con sẽ chứng quả A La Hán không còn khó khăn nữa, tức là quả vô lậu làm chúng ta hết đau khổ mà thôi.
(08:40) Vậy thì sự tu học hôm nay thì mấy con yên tâm, các con viết bức thư này có ý là đề nghị Thầy để xin làm sao để cho mỗi người có một cái bàn để mà ở trong thất mà viết. Thì Thầy cũng đang lo nghĩ cái vấn đề đó để giúp cho mấy con mọi người, bởi vì chúng ta là những cái lớp học đào tạo. Chẳng hạn là như bây giờ mấy con có một đứa con đi học, đến nhà trường thì nhà trường có cái bàn cho học sinh nó ngồi rồi. Nhưng mà bây giờ mấy con thấy đứa con của mình ở nhà mà nó ngồi, nó nằm ở dưới sàn nhà như thế này, ở dưới sàn nhà nó nằm nó mới viết hoặc nó khòm lưng nó viết thì chắc chắn mấy con không nỡ.
Thôi mình ráng mình dùng tiền mua cho đứa con mình cái bàn nhỏ cho nó ngồi nó học, nó viết. Thì chắc chắn làm cha mẹ bao giờ cũng hiểu biết, cũng thương yêu con mình, thì chắc chắn vẫn hơn. Như ngày đầu tiên mấy con đến đây mình đâu có bàn, nhưng trước sự mà thấy mấy con ngồi nhất là những người già, người bệnh mà ngồi khòm lưng rồi mấy con dựa vào vách ngồi một cách rất là mỏi mệt.
Do đó Thầy ước ao, sự ước ao của Thầy thì ngay vài ba hôm sau thì chúng ta lại có những cái ghế ngồi. Rồi bây giờ trước cái nhìn vào cái buổi ở trong thất của mấy con ngồi làm bài, viết bài thì Thầy cũng đã thấy rằng các cụ già đều cũng có đủ cái duyên để mà chúng ta nhường cho những người lớn tuổi trước có những cái bàn, ghế.
(10:10) Sau này thì chắc chắn là Thầy ước ao rằng trong thất các con, bởi vì cái chương trình chúng ta là học, tu mà học triển khai cái tri kiến chúng ta thì phải tư duy suy nghĩ, phải viết bài, mà không viết bài thì biết cái chỗ chúng ta tư duy chỗ nào đúng, chỗ nào sai mà sửa. Nhờ có viết bài mới biết mấy con viết chỗ này thiếu, chỗ kia thừa, rồi viết chỗ này chưa đúng, chỗ kia còn sai mới dạy lại cho mấy con biết để mấy con tư duy suy nghĩ cho đúng lại, còn nếu để tính nhẩm trong đầu chúng ta thì biết cái chỗ nào sai, đúng.
Bởi vì cái chương trình của chúng ta hiện giờ nó không phải như thời đức Phật, thời đức Phật nó không đủ cái phương tiện, còn chúng ta hiện giờ đủ phương tiện. Cho nên, thời đức Phật là những người phải có đặc cách, đặc cách thông minh, có những cái đặc cách, đặc biệt cho nên cái số người mà theo đức Phật tu, mà nói 1250 vị Tỳ kheo theo thời đức Phật lúc bấy giờ mà nói chứng quả A La Hán hết thì chắc chưa.
Bởi vì theo Thầy thiết nghĩ như đức Phật đã so sánh như Thầy từng nhắc, 500 vị Tỳ kheo hiện đang theo đức Phật thì nhà vua hỏi đức Phật có phải tất cả các vị này chứng quả A La Hán hay không? Thì đức Phật đã phân tích cho chúng ta biết 90 người chứng Tam Minh, 90 người chứng Thiền Định, còn 220 người chứng Giới Luật thì mấy con thấy đâu phải là chứng hết đâu.
(11:47) Cho nên trong cái vấn đề tu tập của chúng ta ở đây là cái lớp đào tạo, mà đào tạo thì lần lượt cái lớp của chúng ta nó sẽ chứng hết chứ nó không phải vậy đâu. Còn đạo Phật thì bây giờ chứng Giới Luật mà muốn đạt được Thiền Định là phải trải qua một thời gian nào nữa. Mà nếu mà không đủ cứ đợi cái lớp đào tạo tiện nghi thì những người mà cái nhân quả họ xấu hơn, nó do những cái nghiệp như bệnh đau hoặc là cái tật mà dối trá, liệt tuệ, không có thông minh, thì những cái người đó làm sao mà nâng cấp họ lên được.
Bởi vì ở đây là cái sự chứng đạo là giải thoát thật sự, chứ không phải như cái người học trò học bài dở mà nâng đỡ lên để cho có cái cấp bằng, ở đây là phải thực. Cho nên vì vậy mà sự thực là phải có đủ phương tiện khích lệ cho họ cố gắng để mà để mà họ nỗ lực họ đạt được cái kết quả giải thoát. Đó là những cái điều mà phải cần thiết cho cái lớp đào tạo.
(12:53) Còn ngày xưa đức Phật cũng hết sức mình để đào tạo cho nên nhắc đi, nhắc lại một cái bài kinh nhiều lần phải nhắc đi nhắc lại, thuyết nhiều. Còn ở đây thì nó có những cái phương tiện để chúng ta tư duy suy nghĩ, nhưng mà các con thấy Thầy cũng nhắc đi, nhắc lại mấy con rất nhiều chứ đâu phải ít, mà cái phương tiện để giúp cho mấy con tu nó nhanh chóng hơn, nó tiện lợi hơn là bây giờ mấy con ghi chép được ở trên giấy, rồi mấy con còn nhẩm đi, nhẩm lại nó rất dễ. Còn nhẩm ở trong đầu rồi thì chúng ta đọc trở lại, nhẩm trở lại thì nó không có được nhẩm đúng đâu, cho nên nó còn có những cái thiếu sót rất nhiều.
Cho nên ở đây chúng ta có những cái phương tiện, Thầy tin chắc rằng trong cái lớp chúng ta thí dụ như nam và nữ hơn 60 người chắc chắn là nếu mà quyết tâm tu tập thì chắc chắn là theo sự hướng dẫn của Thầy, Thầy tin rằng 60 người này Thầy chịu khó nâng đỡ cái người thấp nhất cũng đều có thể chứng quả A La Hán được, không có đến nỗi mà không chứng.
(13:57) Nhưng cái sai mà mấy con biết khắc phục, mấy con đừng nghĩ tưởng một cái kiến giải của mấy con đúng. Như ở đây có nhiều người đã kiến giải sai, cho rằng tôi sẽ ở trong thất tôi quét, vì vậy mà Thầy nhắc nhở mấy con biết, cây chổi mấy con chưa có thì mấy con quét cái gì?
Quét cái tâm của mấy con là phải cây chổi bằng tri kiến giải thoát, các con hiểu không?
Còn quét cái thân của mấy con là phải bằng sức thiền định, mà bằng sức thiền định thì phải có nhiếp tâm và an trú tâm, còn bây giờ mấy con không chịu quét cái tâm mà lại nhiếp tâm, an trú tâm bằng cách ức chế tâm thì mấy con sẽ đi sai con đường rồi, mấy con sẽ đi không có trúng con đường.
Và như vậy, mấy con thấy bây giờ mấy con ngồi an ổn thích thú độc cư, giờ này là có nhiều người người ta đang phải động tâm để tập trung nghe, phải như là người học trò, rồi người ta triển khai cái tri kiến quán xét của người ta, còn con thì ngồi sung sướng, an ổn, có niệm gì quét ra, một mình một bóng nó yên ổn, nó ở trong cái trạng thái rất là an ổn. Nhưng mà trạng thái an ổn đó làm cho cái tri kiến của chúng ta mà đức Phật gọi là liệt tuệ, cái trí tuệ liệt không có còn xài được nữa đó là liệt tuệ.
(15:20) Như vậy khi mà chúng ta hiểu của cái hiểu của chúng ta hiện giờ mà gọi là chúng ta thông suốt thì chưa thông suốt. Chẳng hạn là như bây giờ mấy con thấy, cái trí tuệ của mấy con bây giờ hiểu về nhân quả, nếu mà Thầy không gợi ý thì mấy con đâu thấy được là nhân quả trùng trùng duyên khởi, có phải không? Nếu không có sự học hỏi thì mấy con đâu biết được, vì vậy cái sự hiểu biết của mấy con nó còn nằm quá là nhỏ, trong khi mấy con còn phải học nhân quả thời tiết, và nhân quả thời tiết sao đây là nói nhân quả thời tiết?
(15:53) Rồi mấy con còn học nhân quả vũ trụ, bởi vì khi chúng ta học nhân quả thảo mộc; rồi nhân quả con người tức là nhân quả động vật đó; rồi chúng ta còn học tới nhân quả thời tiết; rồi nhân quả vũ trụ nữa nó mới nốt cái bài học của chúng ta chứ. Nhưng mà về nói về thời tiết vũ trụ thì nó mênh mông rồi mấy con, mà nếu không có được sự gợi ý thì mấy con hiểu gì?
Bây giờ Thầy hỏi nhân quả vũ trụ, mấy con nói về nhân quả vũ trụ cho Thầy nghe coi. Mấy con luận như thế nào? Phải không? Nếu mà mấy con không học, mấy con biết đâu mà luận, rồi nói nhân quả thời tiết nắng, mưa, gió, bão, không khí, vận chuyển thì cái nhân nào mà nó tạo thành cái hành động đó, cái quả nào mà nó sanh ra những cái điều kiện đó, thì do đó mấy con biết đâu mà nói được cái thời tiết phải không? Vì vậy mà chúng ta lấy căn cứ chỗ nào mà để mà chúng ta nói nhân với quả của thời tiết, mà lấy cái chỗ nào, đứng cái chỗ nào để mà chúng ta tựa để mà chúng ta nói nhân quả của vũ trụ.
Nếu mà không có điểm tựa mà các con nói thì các con chỉ tưởng mà nói thôi.
(16:55) Cũng như bây giờ Thầy muốn nói về nhân quả của con người Thầy phải dẫn dắt cho mấy con nhân quả của thảo mộc, thì do cái điểm tựa của nhân quả thảo mộc mấy con mới dám nói rằng một quả nó có nhiều trái chứ. Nếu mà con người nói một người chết nó sanh một người thì tức là bây giờ nói một người chết mà sanh nhiều người ai tin. Nếu mà không dựa vào nhân quả thảo mộc thì ai tin lời nói của mấy con? Cho nên nếu mà đứng cái điểm tựa nào mấy con sẽ nói được nhân quả của vũ trụ, các con hiểu điều đó?
Cho nên cái gì chúng ta cũng nói phải bằng một sự thật, bằng cái ý thức chúng ta hiểu chứ không được nói tưởng, nói mơ hồ, mà nói mơ hồ thì chẳng qua là mình dạy người ta bán tin, bán nghi chứ chưa hẳn, còn nói như vậy là người ta sẽ tin thật.
Bởi vì rõ ràng là một cái hạt khi mà nó lên thành cây rồi thì nó ra nhiều trái, một cái trái nó có nhiều hạt, nó cụ thể rõ ràng mà, làm sao mà ai nói rằng là nó không có được. Thì con người cũng là một nhân quả cũng như một cái cây thảo mộc mà thôi, cho nên không ai cãi chúng ta được hết, không ai không ai lý luận bắt bẻ chúng ta đâu. Đó, thì bây giờ chúng ta nói về vũ trụ chúng ta cũng có chỗ dựa mà chúng ta nói, vậy thì bây giờ chỗ dựa đó chỗ nào? Các con chưa biết thì làm sao các con nói được.
(18:09) Cho nên ở đây cần phải học, cần phải hiểu và cần phải biết áp dụng cái nhân quả. Có người hỏi Thầy: “Con học thì con biết, con học con thông suốt, nhưng mà tật nào nó cũng còn tật nấy”, nghĩa là mình học nhân quả để làm gì? Đâu có phải biết nhân quả để chơi, mà biết nhân quả để áp dụng vào đời sống của mình, để mình thực hiện được cái đạo đức, phải không mấy con? Sống không làm khổ mình, khổ người, đem lại hạnh phúc cho mình, cho người mới là học nhân quả. Vậy thì mình học để áp dụng chứ đâu phải mình học để học suông, để là bài luận suông đâu, mình không phải vậy.
Cho nên học để áp dụng, áp dụng tức là tu trong tri kiến giải thoát của chúng ta.
Đó là những điều mà Thầy nhắc nhở cho mấy con, cho nên ở đây có những người còn bị ảnh hưởng của Đại Thừa, vì ảnh hưởng của Đại Thừa mới có tư tưởng đó, nó còn nằm, cứ ngỡ tưởng là tôi ở trong thất là tôi nỗ lực tu thiền định là tôi sẽ tới nơi, điều đó sai mấy con. Đạo Phật đâu có dạy chúng ta Chánh Định đầu tiên, mà dạy chúng ta Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ.
Các con thấy rõ ràng đi con đường của đạo Phật bắt đầu khai triển cái tri kiến chứ đâu phải dạy chúng ta suy tư, dạy chúng ta thấy biết đúng như thật, chứ đâu phải dạy chúng ta ngồi lim dim đó đâu, đâu phải dạy chúng ta ngồi trong thất mà tránh né các ác pháp. Mà dạy chúng ta trực tiếp các ác pháp, bằng cái sự hiểu biết để hóa giải, để chuyển đổi, đó là điều mà đức Phật đã dạy chúng ta.
(19:35) Vì vậy mà cái chương trình giáo dục đào tạo của đức Phật tám lớp học hẳn hoi đàng hoàng mà Chánh Định là lớp cuối cùng. Hiện giờ các bạn đồng tu của các con lại có người đã hiểu lầm lạc mà may là Thầy đứng ra dạy, mà họ còn cố chấp trên sự hiểu biết của họ, cho đó là đúng.
Từ lâu Thầy đã hiểu biết mấy con, mặc dù Thầy dạy mấy con tu tập, nhưng mấy con cũng vẫn nhắm vào cái chỗ mà ngồi thiền, nhập định chứ không phải là nhắm vào chỗ tri kiến giải thoát.
Cho nên cái Định Vô Lậu của mấy con, mấy con quán sơ sơ, cứ ngỡ tưởng là mình đã hiểu, nhưng mà khi mà cầm cây bút mà viết cái bài nhân quả thì mấy con vào thảo mộc thì mấy con bối rối. Thầy không nhắc nhở để cho mấy con làm thì thôi, mấy con quán bên đây, mấy con kéo bên kia như là chiếc áo mà vá miếng chỗ này, vá lại miếng chỗ kia, vá nó không thành cái nhân quả, các con nói tùm lum, vẫn cho đó là mình hiểu nhân quả. Vì vậy cho nên hôm nay mấy con thấy đi từ cái bước nào, bước nào để chuyển thành một cái bài nhân quả của các con, đi vào cụ thể.
Vừa rồi các con đọc cái bài của Diệu Hiện, thì các con thấy cái bài viết có súc tích chứ, có xúc động chứ, nó làm gây cho chúng ta không còn muốn làm cái điều ác đó nữa mà. Bài Nguyên Thanh viết, chúng ta thấy đưa cái mẩu chuyện nhắc nhở về nhân quả. Cũng ở trong đây các con làm có nhiều bài, có nhiều đoạn, mấy con làm rất là súc tích hay lắm, nhưng vì quá nhiều chúng ta không đọc hết đâu, chứ chúng ta đều là nhắc nhân quả.
(21:06) Và đồng thời chúng ta biết áp dụng vào cái con người chúng ta, khi chúng ta hiểu thì chúng ta phải cần cố gắng áp dụng, và áp dụng bằng cái thấm nhuần để khi tất cả mọi nhân quả đến với chúng ta, chúng ta bất động. Chẳng hạn sau cái lớp học này rồi, có điều gì, chuyện gì xảy ra trong gia đình, hoặc ngay bản thân các con thản nhiên các con biết nhân quả, bởi vì mình đã thấu suốt rồi. Mà nếu mình không thản nhiên thì nó sẽ sanh ra bao nhiêu người khác đau khổ nữa, có phải không mấy con? Không phải một mình, khi mà mình buồn phiền thì cái trạng thái buồn phiền là cái quả, mà cái quả trong quả đó nó phải có cái nhân, mà cái nhân đó nó sẽ những con người buồn phiền, những sự đau khổ.
Các con không hiểu, chứ sự thật ra những người đau khổ đều là chính nhân quả của chúng ta chứ ai?
Cho nên thấy người đau khổ mà mình không thương xót họ là quá tội, thấy người gặp tai nạn, mà những người tai nạn đó là ai ra?
Là nhân quả ra chứ ai, mà nhân quả trong đó có mình đóng góp chứ đâu phải không? Cho nên trong học nhân quả rồi thì chúng ta không bao giờ muốn làm một điều ác gì nữa.
Không muốn nói nặng một lời người nào nữa hết, không muốn nói xấu một cái người nào nữa hết.
(22:13) Các con học tới nhân quả khẩu hành rồi các con sẽ biết, những cái lời nói mà nói ra làm cho người ta buồn phiền, làm cho người ta tức giận thì nhất định là không nói, không bao giờ nói, bởi vì mình nói ra lời nói đó là cái quả và cái quả đó nó sẽ có những cái hạt của nó sẽ tiếp tục làm cho những người khác đau khổ nữa, sẽ sanh lên những người khác đau khổ nữa.
Cho nên vì vậy mà chúng ta cố gắng hằng ngày áp dụng vào đời sống khắc phục, không được có hành động ác, không được có những lời nói ác, không được có những suy nghĩ ác. Mỗi suy nghĩ, mỗi suy tư của chúng ta đều có thể khắc phục, làm cho tất cả những hành động ác, thân hành, khẩu hành, ý hành hoàn toàn toàn thiện như đức Phật đã dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện” như cái bài Tứ Chánh Cần hằng ngày phải siêng năng khi mà hiểu biết nhân quả thì hằng ngày phải siêng năng “ngăn ác diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”.
(23:13) Vì vậy mà các con nhớ, điều kiện mà chúng ta tiếp duyên với nhau nói chuyện là một điều kiện coi chừng khẩu nghiệp chúng ta sanh ra ác pháp. Cho nên chúng ta dè dặt, cẩn thận “Im lặng như Thánh”, không nói chuyện. Đi qua thất của người khác không nên nhìn vào thất của người khác, vì nhìn vào làm cho người ta khó chịu thì đó là cũng một cái hành động. Các con cứ nhìn của các con là cái hành động trên thân của các con chứ gì?
Mà động thân mình nhìn làm cho người ta khó chịu thì do đó là ác pháp chứ sao?
Các con thấy, phải vi tế, chứ đừng nói là tôi chưa có đánh đập ai, tôi chưa có giết con vật gì hết thì tôi đâu có làm cái điều ác. Nhưng mình vô tình mình đi ngang mình nhìn qua người ta như thế nào thì đó là một cái. Vô tình mình nói một lời nói sơ xuất nào đó để làm cho người ta động, tức là bây giờ các con thấy trong thất của các con, mở máy Cassette như thế này, để mình nghe cho nó đã cái lỗ tai của mình, thì làm động người ta, người ta muốn yên tịnh, cho nên mình dù có mở nghe thì mình mở rất nhỏ, không được mở to.
Đó là cái điều mình biết rằng bên xóm của mình, bên những nhà của mình xung quanh có những người, và có những người người ta đang nhiếp tâm tu mà mình làm động. Và đồng thời cái hành động mà thí dụ như mấy con ở chung cư của mấy con, ở trong những cái thất, thì có hai người này nói chuyện, thì những người kia người ta đều thấy, mà người ta đều thấy thì người ta động tâm.
Các con nhớ, cái hành động mà mình nói chuyện với nhau, cái hành động đó là ác pháp làm cho chướng ngại người ta trong khi người ta tu.
(24:49) Thì như vậy mấy con thấy trong cái vấn đề mà tu học về nhân quả, mỗi mỗi hành động mình phải cảnh giác, mình chỉ biết có mình là mình không biết những người xung quanh mình, rất tội và mình làm cái tội ác mà mình không hay. Đó thì các con thấy, như bây giờ ở trong chung cư mấy con mà mấy con tiếp duyên, mấy con nói chuyện với nhau là tai hại cho mấy con. Là mấy con đã làm cái hành động ác, cho nên chúng ta không nói chuyện, mà nếu muốn nói chuyện thì chúng ta hãy, mình muốn nói chuyện với người nào mình phải ra dấu cho họ đến cái nhà khách ngồi nói chuyện, chứ đừng có nói chuyện trong cái khu vực mình ở tu, vì xung quanh mình những người đang tu.
Họ đang tu hoặc là họ đang giữ tâm tỉnh giác, mà thấy mình nói chuyện cũng làm động họ, họ khó nhiếp tâm tỉnh giác, tội cho họ. Và cái hành động mình đứng nói chuyện như vậy nó không đúng, hoặc là ngồi nói chuyện, hai người vào thất nói chuyện.
(25:40) Cho nên ở đây, Thầy hầu hết tới cái giờ phút này mà Thầy thấy về vấn đề độc cư mấy con chưa trọn vẹn lắm, chưa giữ gìn trọn vẹn lắm. Cho nên do đó phải cố gắng khắc phục, những ai có lầm lỗi thì phải ráng cố gắng hết, chúng ta không nên tập trung nói chuyện, không nên chúng ta tiếp xúc, thậm chí như đi ngang thất chúng ta không nên nhìn thất người, thất chúng ta ở đầu này mà đi suốt cái quãng đường này thì nó có bao nhiêu thất thì chúng ta nhìn xuống mà đi, đừng có nhìn qua nhìn lại.
Đến một cái khu nào trống trải, hoặc đến cái đường nào mà trống trải chúng ta sẽ đi kinh hành ở đó. Chứ đi ở trên cái khu thất của chúng ta cũng làm động người ta nữa, chúng ta cũng sẽ đi đến chỗ nào yên tĩnh nhất mà chúng ta đi. Khó, rất khó, tu tập rất khó, là phải biết cách sống đúng để giữ gìn nhân quả.
(26:26) Cho nên ở đây Thầy nhắc mấy con điều kiện là độc cư là bí quyết thành công của sự tu tập của chúng ta, cố gắng mà giữ gìn trọn. Nhiều khi chúng ta quen nói chuyện rồi chúng ta giữ không được, do đó chúng ta phải cố gắng khắc phục, có chuyện gì cần thiết mấy con sẽ ra dấu với nhau, vẫn đi ra nhà khách nói chuyện, không ai nói gì hết, ở tại nhà khách nó là cái nơi mà chúng ta có thể tiếp chuyện được.
Nhưng chúng ta cũng phải biết rằng sự tu học của chúng ta là hạn chế tối đa, vì cái giới mà trầm lặng độc cư thì đó là một cái giới luật, mà nếu chúng ta nói chuyện nhiều thì chúng ta tự đã mình phá giới, phạm giới.
Và phá giới phạm giới thì con đường tu của chúng ta không bao giờ ly dục, ly ác pháp được và kết quả chúng ta tu chẳng tới đâu, uổng phí một đời tu của chúng ta, cho nên cố gắng giữ gìn.
Những gì Thầy dạy là rút tỉa qua những kinh nghiệm để mà thực hiện đúng là Nhân Bản - Nhân Quả. Cái gốc đạo đức của con người là ở chỗ này, chúng ta cố gắng giữ gìn thực hiện cho đúng đừng làm sai nữa. Và như vậy thì hàng ngày chúng ta sẽ càng tiến tới tu tốt, tu tốt hơn. Cho nên khi mà chúng ta đi khất thực cũng vậy, đừng nói chuyện, đi im lặng đến đó người trước đến khất thực trước, người sau đến khất thực sau.
Người ta cho gì mình ăn nấy, mình không cần phải nhiều hay ít, mình tùy theo cái khả năng của mình, nhận về, người ta cho mình nhận về rồi mình ăn hết thì cũng được, mà ăn thấy nó no thôi chứ đừng có ráng, tiếc mà ráng.
(28:01) Và đồng thời chúng ta sẽ còn thừa, chúng ta đừng có đem lại cái thất của người khác cho mà chúng ta hãy đem bỏ, bố thí cho chúng sanh, cái côn trùng, con vật nào nó ăn được ăn, nghĩa là chúng ta ăn không hết. Còn những gì mà chúng ta thiếu, nghĩa là bữa hôm đó về thực phẩm ăn hoặc cơm thiếu gì đó thì chúng ta, chút ít chúng ta không quan trọng nó đâu. Còn nếu mà nếu thực phẩm thiếu thì chúng ta lấy muối ăn cơm thêm cũng không sao, cho nên vì vậy mà chúng ta tùy hỷ mà vui vẻ.
Không vì đó mà chúng ta lại bận tâm là: “Bữa nay sao cho ăn nhiều, bữa kia cho ăn ít không có”, chúng ta tùy theo bữa như vầy, bữa như khác, chúng ta yên tâm mà chúng ta lo tu tập thôi, đừng vì vấn đề ăn uống. Ngon dở chúng ta cũng không quan trọng, mà chỉ quan trọng ở chỗ tu.
Cho nên về vấn đề ăn uống thì chúng ta hôm nay tạm thời yên ổn là có Phật tử người ta cúng dường cho mình, các con cứ đến khất thực mang về mà sống một ngày để yên ổn tu tập. Cho nên, trong cái sự tu tập mấy con nhớ kỹ những lời Thầy dặn, những điều mà Thầy dặn, đừng nói chuyện, mở băng Cassette nghe thì nghe nhỏ đừng có mở lớn lắm, không được. Và đồng thời ở đây chúng ta học, rồi chúng ta nghe Thầy giảng rồi về mà triển khai, đừng có mở máy ồn náo, ở bên Tăng bên Ni mở lớn quá, thậm chí như trong cái giờ tu mà cái thất ở cái chỗ này mà mở cái thất ở đằng kia vẫn nghe, thật ra thì họ chỉ như là họ mở cái Radio, cái Tivi ở ngoài đời.
Họ làm cái chuyện đó Thầy thấy không có cái ý thức chút nào hết, hơn nữa là quý thầy cũng lớn chứ không phải nhỏ, đâu phải là còn trẻ con mà không biết ở đây là độc cư, chỉ thỏa mãn cái sự nghe của mình, mà nghe nhỏ thôi, còn cái này làm lớn quá.
Đó là những cái điều Thầy đi kiểm tra Thầy thấy. Còn bên các con cũng vậy, cố gắng mà nghe lời Thầy đừng có mở cái Cassette mà to quá. Nếu mà chúng ta có cái ống nghe thì chúng ta đặt trong lỗ tai chúng ta nghe để mà chúng ta tu học hay làm bài thôi, còn tốt hơn thì chúng ta khi nghe Thầy thuyết giảng rồi về tư duy, suy nghĩ mình làm thôi, chẳng mở máy, chẳng gì hết.
Những cái tài liệu này mà được thu, được giữ lại để cho những người mà không được nghe họ nghe, còn riêng chúng ta ở lớp chúng ta đã được nghe rồi thì chúng ta về cố gắng mà tu tập.
(30:31) Bởi vì chúng ta không phải là tu một pháp đâu, nghĩa là tới giờ mà chúng ta làm Định Vô Lậu thì chúng ta làm bài, mà hết giờ Định Vô Lậu thì chúng ta tu Chánh Niệm Tỉnh Thức; rồi hết cái giờ Chánh Niệm Tỉnh Thức thì chúng ta tới cái giờ mà Định Vô Lậu thì chúng ta đem ra suy nghĩ. Phỏng chừng, như cái bài viết của chúng ta, nó có một cái dòng tư tưởng dài của cái Định Vô Lậu mà giờ mới viết nửa bài mà cái dòng tư tưởng chúng ta còn mà chúng ta dứt để mà chúng ta đi kinh hành hoặc là tu tập pháp môn khác, thì chúng ta sẽ dồn cái dòng tư tưởng chúng ta đang chảy trên trang giấy thì chúng ta cố gắng mà chúng ta tiếp tục cái thời gian đó để mà chúng ta thực hiện cái Định Vô Lậu, cái tư duy quán xét.
Cho nên vì vậy cái giờ thay vì đi kinh hành thì chúng ta đang tiếp tục cái Định Vô Lậu, chúng ta giảm bớt cái giờ kinh hành đó để mà chúng ta thực hiện cái Định Vô Lậu. Vì ở đây, là cái Định Vô Lậu chính mà cái đi kinh hành phụ chứ chưa phải chính. Cái pháp môn tu là Định Vô Lậu chính, cái sự tư duy triển khai cái tri kiến chúng ta chính, còn cái vấn đề đi kinh hành là phụ.
Cho nên, có hôn trầm thùy miên thì dù chúng ta muốn ngồi viết, viết cũng không được đâu, do đó chúng ta phải đứng dậy đi kinh hành mà thôi. Vì vậy mà chúng ta biết áp dụng cho đúng lúc, giờ giấc nào cái chính thì chúng ta dồn cái giờ giấc đó nhiều, còn cái phụ thì chúng ta tu ít lại để cái giờ giấc đó chúng ta tu tập cho được tốt. Đó nhớ kỹ những lời Thầy dặn.
(32:03) Hôm nay, thì Thầy xin trả lại bài, ở trong những cái bài Thầy trả lại đều Thầy có ghi cho mấy con biết như cái bài này, làm bài nên lưu ý, nghĩa là làm cái bài thì nên lưu ý là vì đặc tướng, đặc tính, duyên hợp, duyên tan và chuyển đổi của nhân quả, thì coi theo những cái điều kiện mà Thầy viết đó thì mấy con sẽ làm thì hết thế, đúng chứ nó không có sai đâu. Đây bây giờ Thầy xin trả lại cái bài này cho mấy con.
Còn về những cái bài mà cảm nghĩ về cái lớp học của chúng ta đang học mấy con, nếu mà chúng ta cảm nghĩ về cái lớp học thì Thầy sẽ nhận lãnh những cái bài của mấy con viết, sau này mà có những cái điều kiện mà trong cái tập đặc san hay hoặc là diễn đàn Chơn Như thì những cái bài cảm nghĩ của mấy con về cái lớp học, Thầy sẽ cho đánh vi tính và về sau sẽ in những cái bài cảm nghĩ đó, để nói lên cái cảm nghĩ của mấy con trong cái lớp học của mấy con trong cái thời điểm đó. Mấy con có cảm thấy cái lớp học của chúng ta như thế nào thì mấy con cảm nghĩ về cái lớp học mấy con viết, thì những cái bài đó được lưu lại và Thầy có thể nói rằng nó nhuận lại những gì cần thiết thì Thầy nhuận lại, sau đó Thầy sẽ cho vào cái tập diễn đàn Chơn Như hoặc là những cái đặc san trong Tu Viện của chúng ta.
Thì những cái bài cảm nghĩ để nói lên những cái ý nghĩ của mình đối với cái lớp học của chúng ta.
Thứ nhất là nói lên cái cảm nghĩ của lớp học chúng ta, nó giúp cho chúng ta tiến bộ trên con đường tu tập, đừng cảm nghĩ mà nói về công ơn của Thầy nhiều lắm, Thầy mong rằng mấy con chỉ viết đến cái sự lợi ích, lợi ích cho mấy con và cái ước mong rằng tất cả mọi người ở trên cái đất nước cũng như ở trên hành tinh này được có những cái lớp học đạo đức như thế này, cái ước nguyện của mấy con, cái cảm nghĩ của mấy con khi mình được tu học lợi ích cho mình, và cái cảm nghĩ của mấy con sẽ ước mong sao mọi người ở trên hành tinh này được học tập được như thế này để đem lại cái sự hạnh phúc cho mình, cho người.
(34:06) Thì đó là những cái gợi ý cho cái cảm nghĩ mấy con viết. Còn đừng nói về Thầy nhiều, đừng nói công ơn Thầy nhiều trong đó, Thầy là có cái nhiệm vụ là giúp cho mọi người, đem lại cái sự đạo đức, đem lại sự bình an cho mọi người thì đó là cái ước nguyện của Thầy thôi. Còn mấy con nói công ơn Thầy nhiều quá ở trong đó thì chắc chắn là Thầy phải bỏ thôi, nghĩa là Thầy không muốn ai biết ơn Thầy hết, các con hiểu không? Biết ơn Thầy thì mấy con ráng mấy con học tập, mấy con nỗ lực đó là cái biết ơn của các con biến ra hành động; còn trái lại mấy con nói về cái ơn của Thầy nhiều quá mà mấy con không ráng học tập, không ráng tu tập thì mấy con chỉ nói miệng.
Cho nên Thầy muốn là cái hành động của mấy con biết ơn Thầy nói, còn nếu mấy con biết ơn Thầy mà nói về Thầy nhiều quá tức là ca ngợi Thầy, mà ca ngợi Thầy chẳng qua là học trò Thầy mà ca ngợi Thầy thì người ta nói: “Mèo khen mèo dài đuôi” mấy con. Không được, phải không?
Cho nên mấy con nói cảm nghĩ là cái sự học của mấy con nó thấy nó đạt được những cái kết quả nó hạnh phúc vô cùng. Thì cái sự ước ao của mấy con mà mỗi người có cái cảm nghĩ ước ao cho mọi người ở trên hành tinh chúng ta được những cái lớp học như thế này, được những cái buổi học tập đạo đức như thế này để sống không làm khổ mình, khổ người như thế này thì cái ước nguyện của mấy con qua cái cảm nghĩ đó, thì Thầy nghĩ rằng cái ước nguyện đó nó sẽ thành hiện thực. Vì cái lòng của các con ước nguyện thật sự mà, thì đó là nó sẽ thành hiện thực, là con người trên hành tinh chúng ta sẽ được học đạo đức Nhân Bản - Nhân Quả mà Thầy đang triển khai.
(35:42) Một mình Thầy ước nguyện chưa đủ đâu, chúng ta hợp tâm mà ước nguyện thì cái sự ước nguyện đó nó thành cái bài cảm nghĩ của mấy con. Mà thành cái bài cảm nghĩ của mấy con nó sẽ trở thành một cái từ trường lực, nó giúp cho chúng sanh, bởi vì chúng sanh ở trong ác pháp quá nhiều, cho nên cái phước nó không đủ, mà cái cảm nghĩ của mấy con đang học thấy sự lợi ích của mấy con, mấy con ước nguyện, ước ao cho mọi người cũng được như mình, cũng được học những đạo đức để tâm bất động không còn đau khổ nữa, không còn làm điều ác nữa.
Thì cái sự ước nguyện của các con, một người nó chưa đủ, mà nhiều người ước nguyện chắc chắn Thầy nghĩ là nó sẽ làm vơi bớt những sự đau khổ của chúng sanh, tức là chuyển được cái ác nghiệp của chúng sanh trên hành tinh này. Họ đang thiếu phước đó mấy con, vì họ đang thiếu phước cho nên Thầy vất vả, chứ nếu mà họ đủ phước chắc Thầy không vất vả đâu. Cho nên vì vậy mà sự ước nguyện của các con để hợp thành một cái sự đoàn kết mạnh về từ trường, để giúp cho loài người hưởng được cái nền đạo đức của Phật Giáo.
(36:42) Đó, thì Thầy gợi ý, bởi vì các con có những cái bài cảm nghĩ tự lương tâm của mình lưu xuất ra cái nhận xét của mình thôi. Đồng thời Thầy gợi ý cho mấy con như vậy cái cảm nghĩ của chúng ta để sau này sẽ được thành diễn đàn hoặc là đưa vào những cái tập đặc san gì đó thì nó sẽ được gửi đi khắp cùng những người ở trên hành tinh này, để đem lại cái sự cảm nghĩ đó nó trở thành cái tình thương của chúng ta đối với mọi người, vì chúng ta học đạo đức là chúng ta phải thương yêu nhau rồi. Do cái cảm nghĩ đó nói lên cái hành động thật sự của chúng ta, thương mình, thương người.
Vì vậy mà mấy con viết được những cái cảm nghĩ thì Thầy dặn là đừng có ca ngợi Thầy như hồi nãy Thầy đã nói, mà cố gắng tu tập, cố gắng thực hành là đã đền đáp ơn Thầy, đã biết ơn Thầy, đã ca ngợi Thầy rồi, đó là như vậy mà thôi.
(37:35) Đến đây thì các con trong cái lớp này Thầy nhắc lại về cái lớp Chánh Niệm Tĩnh Giác, sắp sửa cái lớp này nó phải ra đời như cái lớp mà Định Vô Lậu, nó phải ra đời. Bởi vì hôm rày tới nay Thầy đã xem xét cái sự đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác của mấy con mà, có xem rồi thì người đi cách này, kẻ đi cách khác. Nhưng hôm nay để được sắp xếp lớp đó thì cái sự nhiếp tâm và an trú tâm của mấy con, mấy con nhiếp tâm được một giờ thì nhiếp tâm và an trú tâm được một giờ thì mấy con ghi là mình đã tu một giờ, còn cái người mà nhiếp tâm trong một phút thì mấy con ghi được một phút.
Đừng có ghi sai, mà ghi sai sau này Thầy kiểm tra là Thầy phạt quỳ gối đó. Tại sao, mấy con biết, bây giờ mấy con tu có nhiếp tâm chừng 1 phút mấy con ghi 2 phút, mà Thầy bắt đi 2 phút Thầy xem, bởi vì phải đi 2 phút, bây giờ mình tu 2 phút phải đi 2 phút mà, Thầy xem trong 2 phút đó có vọng tưởng là quỳ gối đó, các con hiểu không? Có cái niệm khởi tức là mấy con nhiếp không được, mà có cái niệm khác. Thì đương nhiên là mấy con đã không nhiếp được mà không nói thật, do đó thì không thể tu được.
Mà nếu mà mấy con mà nói sai Thầy bắt mấy con phải quỳ gối tại vì mình đã tu, hầu như mấy con biết người ta hay nói hay, nhưng mà sự thật người ta tu rất dở. Ai cũng nói giỏi, sau khi mà kiểm tra lại, mới thấy cái lỗi của mình là nói dối, nói không thật, tu không được mà cứ nói được không à! Cuối cùng thì cái kết quả nó không có, mà rồi bình thường thì không ai xét thì cứ đương nhiên là trước bạn bè thì ai cũng nói hay được hết, nhưng mà sau đó thì mình chẳng, mình là số không, không có gì.
(39:20) Cho nên nó nhiếp 1 giờ con nhiếp được 1 giờ nó không vọng tưởng, nhưng mà không có người xét thì ai cũng tin rằng cái người này hay thiệt chứ, biết tu lắm. Sự thật ra mấy con nghe cái những người mà họ thức suốt đêm không? Nghĩa là những người mà thức suốt đêm nói tôi thức suốt đêm tôi không có ngủ. Nhưng mà khi mà kiểm tra xét lại thì họ ngồi họ ngủ, như vậy là có thức suốt đêm không mấy con? Như vậy là có đúng không? Nhưng mà nói bật đèn sáng ai cũng thấy cái thất đó sáng hết, rồi có khi nhìn thấy thì cũng đi qua, đi lại. Nhưng mà cái hồi ngủ thì ngồi ngủ, thì không ai thấy, phải không? “Trời ơi! Ông ấy tu ghê gớm thiệt chứ, thức suốt đêm”, các con thấy rõ ràng là thức suốt đêm. Nhưng mà Thầy kiểm tra thì ngồi gục, thì mấy con thấy như thế nào? Như vậy là có phải mình thức suốt đêm không? Hay là mình đang ngủ, mà mình ngủ lén, mình thêm cái tội dối trá. Thì như vậy là đáng phạt quỳ gối chứ, phải không mấy con hiểu?
(40:15) Cho nên trong cái vấn đề mà, mặc dù là mấy con lớn rồi phạt quỳ gối đi, như vậy thì nó xấu hổ lắm, nhưng mà điều kiện không phạt thì mấy con cái tật mà nói láo, không thật nó vẫn còn mấy con. Ở trong chúng chúng ta hiện giờ là người nào cũng người lớn đâu có người nhỏ mà cái nói láo vẫn còn, cái không thật vẫn còn, qua cái tu của mình mà.
Cho nên, ở đây chúng ta đức Phật nói có năm điều khó, mà cái người mà xảo trá, dối trá là một cái điều khó không có tu được, tu không được. Các con thấy, cái người liệt tuệ là tu không được, cái người làm bài không được là tu không được, không tư duy được là tu không được, khó tu rồi; mà cái người có thân có bệnh nhiều bệnh là tu không được, bệnh ít thì tu được, mà bệnh nhiều là khó tu, thì mình xảo trá là tu không được; cái người không đủ lòng tin là tu không được.
Thí dụ, như Thầy dạy cái lớp này mà không tin rằng đây là cái lớp để mà giải thoát, họ cứ nghĩ rằng họ ở trong thất họ tu là họ sẽ được giải thoát thì cái người này thiếu lòng tin. Thầy nói như vậy mấy con thấy không? Cái người nào như thế nào mà thể hiện qua cái điều kiện Thầy biết hết. Cho nên ở đây chúng ta phải thực học, thực tu mà tu đúng không dối trá, mà dối trá, mấy con dối trá với ai chứ dối trá với Thầy không được đâu.
Thí dụ như bây giờ mấy con ghi là bây giờ mấy con tu nhiếp tâm 1 phút thì mấy con ghi để khi kiểm tra 1 phút đó có vọng tưởng hay không? Mà nếu có thì tức là mấy con đã không thật, mà không thật thì bắt quỳ hương, 1 cây hương. Đầu tiên là phạt, nhưng mà sau đó mà không thật nữa thì coi như là cho mấy con dự thính chứ không được học, không được giảng dạy. Bởi vì cái dối trá, cái xảo trá của mình, nó chứng tỏ rằng mình không đạt được bởi vì chính cái đó.
(41:53) Các con nghe cái bài Giáo giới La Hầu La dạy, nghĩa là “Một người mà xảo trá không thật, những việc ác nào họ cũng làm được”. Cái người không thật là việc ác nào cũng làm được, con nghe nhớ cái bài đức Phật dạy La Hầu La. Cho nên cái thành thật là cái tốt, có sao nói vậy, là cái người thành thật.
Cho nên ở đây mình tu sao mình nói vậy, mà nói sai thì coi chừng là mình phạm vào cái tội mà cái trường học đào tạo để tu học có đạo đức người ta sẽ không chấp nhận cái người không thật đó nữa, người ta cảnh giác những cái người mà không thành thật, mà để có được thành thật rất là khó không phải dễ.
Bởi vì đức Phật nói cái người mà xảo trá không thành thật là cái người không có thể tu được, khó tu lắm, mà cái tánh mà không thành thật là khó bỏ, khó bỏ nhất trong các tánh. Những cái tính nào thì nó dễ, nhưng mà cái tính không thành thật, tính tham mình có thể dễ bỏ, mà tính không thành thật là khó bỏ.
Cho nên về cái khẩu nghiệp mà nói dối, nó khó lắm mấy con không phải dễ, mà cái người nào mà hay nói dối rồi bảo họ bỏ không được đâu, họ quen rồi, khó bỏ, rất khó. Cho nên cái đó là một cái tính cực ác chứ không phải không? Nó làm cho mình là cái người mất uy tín, làm cho mình con người không thật.
(43:16) Cho nên ở đây mấy con ghi để Thầy biết Thầy sắp lớp, và đồng thời tới cái giai đoạn mà Thầy ổn định được cái sự tri kiến của mấy con về vô lậu, mấy con sáng suốt, mấy con nhận định, mà khi cho một cái đề tài khác thì mấy con làm được.
Thí dụ như bây giờ nói về cái nhân quả của vô lậu, thì bắt đầu mấy con học về các pháp vô thường, bây giờ nó không thuộc về nhân quả rồi mà nó thuộc về các pháp vô thường.
Thì lúc bấy giờ các con sẽ nói về sự vô thường, sự thay đổi của các pháp, rồi các con sẽ quán về các pháp vô ngã, nó đi từng bài, từng bài chứ, nó học suốt nó, để rồi coi thử coi cái thân mình nó có cái ngã không?
Cái ngã nó ở đâu? Đó là vô ngã. Rồi học về quán các pháp là khổ, vô ngã khổ mà, thì mấy con thấy mấy con sẽ lần lượt học những cái pháp đó là Định Vô Lậu đó, phải tư duy suy nghĩ. Nó còn nhiều điều mấy con còn cần triển khai cái tri kiến của mình để hiểu biết rất là sâu, nhờ cái sự hiểu biết đó mà mấy con được giải thoát được tâm mấy con không còn đau khổ, phiền não nữa.
Bây giờ đó, thì mấy con ghi cho Thầy, rồi nộp cho Thầy, cái giờ mà con nhiếp tâm, người nào được 1 phút thì ghi 1 phút, nửa phút thì ghi nửa phút, còn mấy con tệ nữa thì Thầy nói chỉ cần một bước đi thôi, chứ Thầy không cần nhiều, nhưng mà 1 bước đi nó không vọng tưởng, 2 bước đi không vọng tưởng, 3 bước đi không vọng tưởng, 5 bước đi không vọng tưởng, đó là bước đi. 1 hơi thở, 2 hơi thở, 3 hơi thở, 5 hơi thở không vọng tưởng, mà có vọng tưởng thì không chấp nhận, nhưng có vọng tưởng nào mà gọi là nhiếp tâm được, khi mà mấy con có một cái niệm khởi ở trong đầu, nhưng mà cái tay con đưa ra con vẫn biết, cái bước đi con vẫn biết bước đi, con cảm nhận được bước đi nhưng niệm vẫn khởi đó là con nhiếp tâm.
(45:10) Còn khi nào không còn niệm khởi thì gọi là an trú, nghĩa là con tu trong 1 phút, mà con bước đi 20 bước hay là 40 bước nó đúng 1 phút, trong 1 phút đó không có niệm nào xẹt vô, gọi là nhiếp tâm và an trú tâm trong 1 phút.
Còn có niệm mà vẫn còn cảm nhận được bước đi, nó kêu là hàng hai, thấy được cái niệm xẹt vô, biết cái niệm đang khởi trong đầu mình mà vẫn còn cảm nhận được bước đi đó là mấy con mới nhiếp tâm trong cái bước đi mà thôi.
Còn khi an trú thì nó không có niệm khởi nữa mới gọi là an trú, còn có niệm thì không an trú.
(45:49) Nhớ những điều đó mà ghi cho Thầy chính xác để Thầy sắp xếp. Bây giờ cái lớp để mà các con tu 1 phút Thầy sẽ sắp xếp vào 1 phút; cái lớp tu 5 phút sắp xếp vào 5 phút, cái lớp tu 1 giờ thì sắp xếp vào 1 giờ, đó là để người 1 giờ thì phải tu như thế nào? Còn người 1 phút thì phải tu như thế nào? Mà người 5 phút, 10 phút phải nhiếp tâm như thế nào? Để mấy con phải đạt được cái chất lượng chứ không khéo mấy con sẽ dậm chân tại chỗ mất. Nghĩa là tu hoài mà không thấy vọng tưởng, tu hoài có lúc thì thôi 1, 2 giờ không niệm, mà có lúc thì thôi vô 1, 2 phút là niệm lung tung, cho nên mấy con đâu có làm chủ được.
Ở đây không, tôi làm chủ, nghĩa là tôi muốn 1 phút là 1 phút, mà tôi muốn 2 phút là 2 phút, mà tôi muốn 1 giờ là 1 giờ nhiếp hoàn toàn yên tịnh 1 giờ, quyền của tôi chứ không phải là quyền của tâm tôi muốn nhảy ra, nhảy vô được. Tu như vậy mình mới làm chủ chứ, còn tu cái gì mà có bữa tôi ngồi không vọng tưởng, có bữa thì ngồi gục tới gục lui, còn có bữa thì thôi nó ào ào vọng tưởng mà không làm sao hàng phục được. Đó là cách thức tu, hôm nay là cách thức chúng ta, cái thân tâm chúng ta muốn an ổn thì nó an ổn, mà không muốn do mình không muốn chứ còn nó không có quyền nó xen vô được, thì như vậy mình phải tập luyện như thế nào?
(47:05) Thì hôm nay Thầy sẽ hướng dẫn mấy con tu tập nó có những cách thức để chúng ta làm chủ, các con hiểu chưa? Rồi bắt đầu bây giờ mấy con ghi cho Thầy, ghi rồi đem nộp cho Thầy để Thầy sắp xếp lớp, cũng như bên nam vậy.
Bữa nay không biết là thứ mấy rồi con? Các con nhớ hôm nay thứ mấy không?
Tu sinh: Thứ 5.
Trưởng lão: Thứ 5 rồi hả con? Vậy thì mấy con sẽ nghỉ làm bài và tập luyện ít hôm cho đến thứ 2 tuần sau thì Thầy sẽ dạy. Ngày mai Thầy dạy cho các thầy thì coi như là bữa nay thứ 5 mai thứ 6 còn dạy, thứ 7, chủ nhật Thầy có nghỉ hai ngày, có nghỉ hai ngày thôi. Chứ mà bắt Thầy dạy luôn chắc là Thầy mau đi Niết Bàn quá. Các con muốn hỏi Thầy?
(47:57) Tu sinh: Kính bạch Thầy, có lúc đó thì con có đếm bước, thí dụ như 20 bước trên 1 phút nhưng mà con quên một cái điều, bởi vì con đi chậm, con báo lại với Thầy, sau khi con kiểm tra lại, nó sai là tại vì con quên bước hằng kiểm thì có cái … được 1 phút, nhưng mà con lại đi trật, có khi con đi 30 bước thì con đi ngay nó lại không đúng. Đó là có cái sự sai khác.
Trưởng lão: Ừ, thì bây giờ con lấy căn cứ chỗ nào đó để mà thấy cái sự nhiếp tâm của mình. Thí dụ như, mặc dù đi chậm, con căn cứ vào cái bước chậm và cái bước nhanh; 30 bước là không có niệm khởi, dù đi nhanh cũng vậy, mà đi chậm cũng 30 bước không có niệm khởi. Thì căn cứ vào cái phút đi chậm, thì cái thời gian 30 phút đi; 1 phút 30 bước đi, mà đi nhanh thì nó thiếu phải không? Thí dụ vậy.
(49:13) Thì do cái chỗ đó thì không có nên căn cứ vào cái giờ giấc mà căn cứ vào bước đi. Con đi nhanh nó cũng không vọng tưởng, cũng 30 bước, mà đi chậm nó cũng 30 bước mà không vọng tưởng thì lấy cái đó, tôi lấy 30 bước để làm cái mốc thời gian của tôi thôi, phải không? Thì nó cái thời gian nếu mà căn cứ vào đi nhanh thì cái thời gian nó 30 bước con thì nó không đúng 1 phút, đi nhanh thì nó thiếu 1 phút rồi, mà đi chậm thì có khi nó thừa, nhưng mà bây giờ mình tính cái bước thôi để căn cứ vào chỗ nhiếp tâm thôi. Nhiếp tâm với an trú tâm nó không, 30 bước của con chậm hoặc nhanh đều hoàn toàn là con chủ động là con không có niệm khởi trong đó.
Thì như vậy lấy 30 bước mà con cho Thầy biết là con chỉ tu 30 bước thôi. Còn mấy người mà căn cứ được đồng hồ, giờ giấc thì 1 phút hoặc là 2 phút thì cứ viết 1 phút, 2 phút. Thì Thầy căn cứ vào cái bước đi của con mà Thầy sắp xếp cho con trong cái sự tu tập của con. Nghĩa là các con tu 1 phút thì sau này Thầy sẽ tính mấy con tăng lên từng phút, từng giây, còn tính bước thì Thầy sẽ căn cứ vào bước mà Thầy tăng lên cho mấy con. Thí dụ bây giờ 30 bước, phải không? Rồi sau này Thầy tăng lên, bây giờ con thấy nhuần nhuyễn rồi, khoảng thời gian tuần lễ tu 30 bước không có niệm nhiếp tâm, an trú tâm rất là kỹ lưỡng hẳn hoi.
(50:37) Thì Thầy thấy hoàn toàn Thầy xét qua cái cơ thể của các con không bị cái cảm giác của tưởng, không có bị nặng đầu, không bị rối loạn đó, không bị do sự ức chế đó. Thì Thầy sẽ tăng lên thay vì 30 bước Thầy tăng lên 40 bước hay là 35 bước tùy theo cái khả năng của mấy con mà Thầy tăng lên, thí dụ như 30 bước mấy con tu chất lượng Thầy sẽ tăng lên 35 bước, thì 35 bước đó các con sẽ tu, Thầy cho là mấy con sẽ tu trong 1 tuần lễ, sau 1 tuần lễ rồi Thầy tăng cho mấy con lên mấy con đi 40 bước, cứ như vậy mà tăng mãi lên, tăng chừng nào mà đến khi mà đúng cái giờ đó coi như là đủ cái sức mấy con đẩy lui được bệnh của mấy con thì Thầy dừng lại đó liền.
Nghĩa là cái bệnh mà nặng đến cái mức độ mà đau như là ung thư thì Thầy biết rằng cái sức thời gian, cái thời gian mà con tu Chánh Niệm Tĩnh Giác an trú được như vậy, Thầy biết cái thời gian đó là mấy con sẽ đẩy lui được bệnh thì Thầy dừng lại không cho mấy con tăng lên nữa. Và ở cái chỗ khi mà có bệnh thì con chỉ cần nhiếp tâm ở trong cái khoảng thời gian đó thì mấy con sẽ tác ý đuổi được bệnh nó đi ngay. Thì trong cách thức để hướng tâm để giúp cho mấy con và đồng thời cái phương pháp đó là nó cũng giúp cho mấy con đẩy lui được cái hôn trầm, thùy miên của mình vì đi kinh hành. Nhiếp tâm và an trú tâm thì không bao giờ còn hôn trầm, thùy miên.
HẾT BĂNG