LCK 021C - VẤN ĐẠO NHÂN QUẢ - CỨU ĐỘ NHAU TRONG NHÂN QUẢ - CHUYỂN ĐỔI - DUYÊN GIÁO HÓA - THIỆN XẢO TU TẬP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [48:43]
(00:00) Trưởng lão: Rồi mấy con còn hỏi Thầy thêm gì nữa không? Hết rồi phải không mấy con, hết rồi thì nghỉ. Con, con hỏi gì? Con có hỏi gì hỏi đi!
Tu sinh: Dạ Thầy, con tính hỏi, có cái trường hợp mà khi đó con đi chỗ về quê ngoại đó Thầy, rồi mợ có đưa cho con mấy con cá rô mà nó còn sống đó Thầy, bắt con làm thực phẩm để ăn, lúc đó thì con không có ăn mặn, nhưng mà con nói thôi con ăn chay, cho nên con, con cũng không từ chối được nữa, thành ra con lấy mấy con cá phần của con thì đem thả ra sông, nhưng mấy con còn lại con nhìn nó hoài không có giết nó được, ngoại con thấy vậy cái ngoại con thương con ngoại giết nó hết trơn, vậy xét về nhân quả là như thế nào hả Thầy?
Trưởng lão: Sao, con nói bây giờ, ngoại con bảo con làm mấy con cá rô này làm thịt cho con và bà ngoại con ăn, phải không?
Tu sinh: Không, ngoại bảo con làm mấy con cá cho cả nhà ăn, nhưng mà con lúc đó không có ăn mặn, nhưng mà con lấy cái phần của con con đem thả ra sông, thì bữa đó con ăn chay, nhưng mà những con còn thì lại con cũng không nỡ giết nó được, cho nên con cứ ngồi nhìn nó hoài, ngoại con thấy vậy nên ngoại con làm giùm con luôn, như thế xét về nhân quả thì, vì thương con mà ngoại con giết con cá đó thì sao Thầy?
Trưởng lão: À đâu, bây giờ con không nỡ con giết mấy con cá phải không, đó là cái nhân quả của con, phải không? Còn ngoại con bây giờ đó, những con cá này làm chung trong nhà ăn phải không? Cho nên ngoại con: “Con này sao mà nó không dám làm mấy con cá này, tao làm cho mày”, rồi bà giết thì cái đó thì bà lãnh chứ sao lại con lãnh, bởi vì cái chuyện của con là con không nỡ tâm con giết, cái lòng con là tốt rồi, nhưng mà ngoại con nhìn thấy con không dám làm, bà làm giùm con, chứ đây là cái phần mợ con sai con làm thôi, chứ không phải bà con làm, nhưng mà thấy con nhỏ không dám đập mấy con cá này, thôi tao đập cho, tao chịu tội cho, phải không? Bà nghĩ như vậy đó, tao chịu tội cho, sự thật ra bà chịu tội thật sự, còn con đập thì con bị tội đó.
(02:04) Bởi vì con giết hại mà con phải tội thôi, nhưng mà bà con đập, tao làm cho thế cho con, nhưng mà bà làm thế thì bà phải làm thiện chứ bà làm thế bà phải lãnh cái điều ác đó chứ, con hiểu không? Thay vì hồi đó đó, thôi bây giờ tôi ăn chay, tôi cũng muốn mấy người ăn chay hết, tôi đem ba cá tôi thả xuống dưới hồ hết, lát nữa thì ăn muối hà. Như vậy là con bị rầy một chút thôi, nhưng mà con đã làm điều tốt, con gan dạ con làm.
Còn đằng này, con thả mấy con cá của con ăn thôi, còn mấy con cá kia con cũng còn tiếc tiếc, để cho mấy người đó ăn, thì giờ bà con đập thì bà con phải chịu thôi, nhưng mà chính con không mạnh mẽ, thiếu gan dạ, xách đem mà đổ xuống dưới ao hết cho rồi. Hỏi làm sao? “Trời đất ơi, ai mà nỡ giết mấy con cá này mà ăn cho được”. Chỉ cần mình nói vậy thôi, rồi bắt đầu mấy người kia không có ăn, họ hụt ăn họ chửi mình hơi thôi, chứ họ làm gì mình, có phải không?
Con mạnh mẽ, sau này con mạnh mẽ để cứu mình mà cứu những người thân của mình, chứ không bà ngoại bị sanh làm mấy con cá rô đó, chứ không có trật đâu, tại đập đầu nó, giết nó thì không chạy trốn khỏi nó đâu, phải không? Con làm cho bà con từ trường đó nó cũng sanh ra những con vật đó đó, nó cũng sẽ bị họ cũng bắt làm thịt lại đó. Thôi, từ nay về sau học nhân quả rồi, khi nào mà thấy ai mà giết cá thì đem đổ đi, đem đổ xuống hồ hết đi, họ có lại họ chửi một mớ, còn không ấy họ bắt đền tiền đó. Tại vì cái nhân quả trước mặt mình thấy nó có cái duyên với nhau trong nhân quả mình phải cứu độ nó liền chứ đừng để cho nó khổ, cho nó chết đi. Nhân quả mà, cho nên mạnh mẽ!
Con, thí dụ như đi ngang cái chợ nào đó mà thấy cá họ, đem mà xúc đổ đó, họ đánh con đó à. Cho nên vì vậy đó cái nhân quả đừng có đi kiếm, mà mình đi mình gặp trong gia đình của mình mà xảy ra vậy thì mình hãy cứu khổ gia đình của mình, tức là làm cái điều thiện. Thà là mình chịu, người ta rầy mắng mình gì đó, thì người ta nói gì nói hơi thôi chứ không ai mà giết mình đâu mà sợ, nhưng mình cứu gia đình của mình, cứu nhân quả của mình. Nhớ chưa?
(04:11) Tu sinh: Dạ Thầy, rồi trường hợp đó, rồi con thấy, mới đầu con tưởng là ngoại con thương con nên giết những con cá đó, như thế thì con cũng gián tiếp sát sanh. Cho nên con nói thôi nghỉ ăn mặn, ăn chay trường luôn để cho mợ khỏi sai làm cá nữa. Nhưng mà khi con nghỉ ăn, con ăn chay thì con bị chửi, bị chửi quá trời luôn à, như thế thì cái khẩu nghiệp của mợ con đối với con vậy thì bị sao Thầy?
Do con ăn chay mà mợ con mới chửi.
Trưởng lão: Vì ăn chay mà mợ con chửi thì mợ con phải chịu chứ, con ăn chay con đâu có làm tội lỗi gì đâu. Bà chửi thì bà bảo: “Đồ ngu, đồ không biết, ăn mặn bổ khỏe, ăn chay nó đau ốm nó bệnh tật”. Bà có chửi con: “Sao con ngu vậy? ” - ”À, tôi ngu chứ tôi được phước hơn bà”. Bà chửi hơi bà chửi, thì kệ không sao hết. Vì cái thiện, mình phải nhận xét cái thiện là cái Chánh Kiến của mình rồi, nó dẫn dắt con đường của mình đi vào cái thiện pháp, còn tất cả những cái sai của họ là họ tạo thêm khẩu nghiệp. Không phải vì mình, tôi vì thiện chứ không phải vì tôi mà tạo cho mợ chửi mắng hoặc mợ nói này kia, đều là do tại mợ, mợ muốn ép tôi đi vào con đường ác nhưng mà tôi tùy thuận nhưng mà tôi không bị lôi cuốn đâu. Phải không?
Con nhớ là nhẫn nhục, tùy thuận không bị lôi (cuốn), chửi thì chửi chứ tôi nhất định tôi không bị lôi cuốn. Không phải vì mợ chửi mà tôi cầm đũa ăn lại thịt cá nữa đâu, tôi nhất định là hoàn toàn là tôi sống thiện. Cho nên Thầy nói nhẫn nhục, tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn. Tùy thuận người ta rồi mình cũng uống rượu hoặc là mình cũng ăn thịt chúng sanh nữa thì thôi, tùy thuận kiểu này thôi, chắc chết.
Cho nên nhớ kỹ trong cái sự tu tập đó con, thì mình phải mạnh mẽ, cứng rắn, cứng rắn trước cái thiện pháp, mình phải thực hiện cho được thiện pháp. Cho nên Đức Phật nói: “Gánh nặng thiện pháp”. Mình làm những cái việc thiện thì mình phải chịu lấy những cái gánh nặng của nó. Cho nên gánh nặng mà, Đức Phật nói hay lắm: “Gánh nặng thiện pháp”. Cho nên nếu mà nó nhẹ thì đâu có cái chuyện mà người ta chửi mình người ta làm thế này thế khác. Cho nên mình phải chịu đựng tất cả những điều đó mà gánh được cái thiện pháp chứ đừng có để ác pháp.
Đó, rồi bây giờ có ai hỏi gì thêm nữa không?
(06:19) Tu sinh: Dạ thưa Thầy! Ví dụ như trước kia mình chưa biết tu mình còn sát sanh hại vật, sau khi mình biết tu rồi có thể chuyển nhân quả không?
Trưởng lão: À, chuyển chứ con, cho nên con thấy khi mình tu rồi mình chuyển rất khó con. Con thấy nội hôn trầm không cũng dập con tan nát nữa. Nội cái nghiệp của mình - những cái tâm niệm đó, dẹp hoài mà nó cứ tới hoài. Con thấy không? Đó là mình chuyển nhiều đời đó. Một ngày hôm nay mình tu chứ mình chuyển nhiều đời nhiều kiếp của mình chứ không phải không đâu. Cho nên mình chuyển nhiều đời cho nên mình sạch. Vì vậy cuối cùng mình chứng đạt quả là mình không còn cái nghiệp của đời này. Hồi nào chưa biết tu con làm điều ác, nhưng bây giờ biết tu rồi cái điều ác đó đó nó sẽ chuyển hết, nó không còn nữa.
Ngay bây giờ mấy con tu là mấy con chuyển nhiều đời chứ không phải trong một đời nay đâu, chứ đừng nói một đời, mà thời gian trước kia con làm ác đó, con giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, bây giờ biết tu rồi, từ đó mình trả từng cái nghiệp, trả từng cái nghiệp. Nó ra vô làm cho tâm mình động lắm, cực khổ vô cùng. Một ngày đêm con thức dậy con tu tập là con đang chuyển nghiệp nó đó. Nó không một nghiệp trong một đời nay đâu mà nhiều đời chứ không phải một đời. Đó, rồi bắt đầu bây giờ mấy con hiểu gì nữa không? Rồi, con hỏi đi!
(07:33) Phật tử: (…) nghe không rõ
Trưởng lão: À, bây giờ con hỏi lại đó con. Con hỏi lại, tất cả đầu tiên cho tất cả mọi người nghe. Nãy giờ bị cái micro đó, con nói nhỏ mọi người không nghe.
Phật tử: (08:15)… (nghe không rõ)
(09:24) Trưởng lão: Rồi, con ngồi xuống đi!
Về nhân quả, con nói một trái xoài nó ngon lắm, phải không? Nghĩa là con mua ở ngoài chợ về con ăn trái xoài đó ngon, con mới thấy trái xoài này nó ngọt ngon, con mới đem cái hạt xoài này ươm lên thành cái cây, nhưng mà sau khi cái cây này ra quả thì ăn nó lại không ngon, có phải không?
Cái mùa đầu thì nó ngon. Rồi bắt đầu qua mùa sau nó không ngon.
Phật tử: Ba năm sau ạ.
Trưởng lão: Ba năm sau, tức là ba mùa, được ăn ba mùa ngon. Tới cái mùa thứ ba đó thì nó không còn ngon nữa mà nó lại. Coi như là cái nơi đất của con nó đã ăn hết cái chất ngon của nó rồi, bây giờ có còn cái chất dở không, cho nên nó ra trái nó dở. Vì vậy mà con biết khi mà cái cây người ta phải bón phân, bón phân thêm. Còn nếu cây xoài đó năm nào nó cũng ngon hết, năm nào nó cũng ra trái ngon hết, tức là cái chất đó nó còn, còn nó bạc cái chất đó rồi, cây xoài nó ăn hết cái chất đó rồi. Cho nên vì vậy mà cái môi trường mà chuyển đổi nhân quả đó là mình phải thay đổi phân tro.
(10:31) Cũng như bây giờ có một cây cam chua, người ta sẽ bón những cái loại phân để cây cam nó ra cái trái nó ngọt như bỏ chất vôi hay chất lân gì cho nhiều đó thì cây cam nó sẽ ăn cái chất đó thì cái trái cam, thay vì trước kia nó chua sau này thì nó ngọt, đó là chuyển đổi nhân quả, phải không?
Còn cái này, cái cây xoài của con trồng con không có thêm phân tro gì hết, cho nên nó bạc màu cái chất đó rồi, cho nên nó lại không có ngọt.
Cũng như ví dụ như nhân quả con người. Đầu tiên sanh ra trong cái gia đình tốt, có đạo đức thì những đứa con đó hồi còn nhỏ thì cha mẹ dạy nó có nghe lời. Nhưng mà sau khi nó lớn lên rồi, nó lớn lên rồi nó được ra ngoài đời, nó chung đụng với đời, nó nhiễm ô đời, bây giờ nó hút sách, rượu chè, nào là đủ cách, nó trộm cắp tiền bạc.
Từ cái gia đình tốt, những đứa con này nó từ cái xấu, cũng như trái xoài ngon lần lượt nó hết chất màu rồi thì tức là, nó vậy, luật nhân quả nó vậy, cho nên mình phải bồi dưỡng, mình đừng có bỏ. Ví dụ như con cái của mình sanh ra mình đừng có bỏ bê, mình cho nó đi học rồi mình mặc nó đến trường nó học kệ nó, mình cứ làm ra tiền thôi. Thì cái đám con này nó sẽ trở thành như trái xoài chua của con, như trái xoài hôi của con vậy, nó y vậy. Nhân quả thảo mộc nó giống như là cái nhân quả con người. Cho nên làm cha mẹ đừng vì tiền bạc mà hãy nhìn các đứa con mình phải chăm sóc nó kỹ, cho nên nó sẽ trở thành những đứa con tốt chứ không khéo nó trở thành đứa con hư.
Có gia đình nhiều khi làm ra tiền giàu có mà con hư hết là tại vì không chăm sóc con. Đó là những cái quả xấu. Đó, Thầy đem ví dụ vậy để con hiểu.
(12:16) Trưởng lão: Và một cái điều nữa con hỏi là con gà, phải không?
Không biết cái nhân nào mà nó sanh ra cái trứng rồi cái trứng nó nở. Không phải con gà nó đẻ không phải đẻ một trứng mà nó đẻ nhiều trứng. Cũng như cái cây nó có nhiều quả vậy, con gà nó cũng vậy. Cho nên nó cũng thuộc về loại noãn sanh, sanh ở trong trứng, cho nên con gà ví dụ con gà đẻ mười trứng, hai mươi trứng hoặc là ít nhất thì cũng là bảy, tám trứng. Do đó cái tương ưng với cái nhân quả của con gà, cho nên con gà bữa nay nó đẻ là tương ưng trong cái giờ đó, tương ưng cùng lúc cái hành cái nghiệp của nó với một cái từ trường nào đó thì nó sanh ra con gà con để trả cái quả người ta cắt cổ lại đó, người ta ăn thịt nó đó.
Rồi cái ngày hôm sau con gà đẻ cái trứng nữa thì lúc bấy giờ nó phải tương ưng với cái từ trường ác của một người nào mà từng ăn gà, nó tương ưng với cái từ trường ác đó nó sẽ sinh thêm cái trứng gà nữa. Và cứ như vậy cho đến khi con gà nó không còn đẻ nữa, nghĩa là được mười trứng, mười hai trứng hay hoặc là hai mươi trứng. Thường thường là con gà nó đẻ mười trứng thôi, mười hai, mười ba trứng thôi, rồi bắt đầu nó ấp, nó làm cho cái nhiệt độ của cái trứng gà đó nó đến cái lúc nó nở ra thành con gà. Đó là cách thức như vậy.
Cho nên con nói cái nhân nào mà nó sanh con gà, thì cái nhân mà người ta ăn thịt con gà thì nó phải sanh con gà chứ sao. Mình giết con gà mình ăn thịt thì nó sanh con gà, chứ không có gì. Thì nó tương ưng với con gà thì nó mới sanh ra được. Cái hành động mình giết con gà đó nó phải tương ưng với con gà để mà sanh ra. Cái hành động của một con người của mình nó tương ưng với con gà nó mới sanh ra được cái trứng gà, cái trứng gà nó nở nó mới sanh ra làm con gà, đó là cái nhân quả nó có sự tương ưng với nhau chứ còn không khéo nó không tương ưng.
Thầy ăn thịt heo mà cái hành động ăn thịt heo của Thầy mà để thành con gà thì không có được. Con hiểu không? Nó phải ăn con gà nó mới thành con gà. Cho nên hồi nãy nói nhu cầu nó cần nhiều thì người ta ăn thịt gà càng nhiều thì gà nó phải sanh ra càng nhiều, phải không? Bởi vì cái nhu cầu của nó mà, cái ác pháp nó càng nhiều thì nó phải sanh ra càng nhiều, chứ nó đâu có gì khác hơn hết. Do cái chỗ mà hiểu biết nhân quả, chúng ta biết rằng chúng ta sát hại chúng sanh làm điều ác nhiều thì nó lại sanh ra cái sự đau khổ nhiều chừng nấy.
(14:50) Trưởng lão: Còn về vấn đề hồi nãy cô Diệu Vân hỏi Thầy về bò. Trước cái cảnh mà thấy người ta vắt sữa bò, nó bằng máy móc mà chứ đâu phải bằng con người, cho nên máy móc nó vắt như vậy là con bò rất đau khổ trước cái cảnh đó, vì vậy mà chúng ta thấy sữa là một cái chất không có giết hại chúng sanh chúng ta uống nó bổ, nhưng mà trước tình trạng mà chúng ta thấy con bò nó đau khổ ghê gớm nó mới vắt được sữa. Bởi vì sữa nó sản xuất bằng nhà máy, nó sản xuất thì nó phải nuôi, nó phải lấy sữa bằng như vậy nó mới đủ sức để cung cấp cái nhu cầu mà.
Bây giờ con người cần sữa, cho sữa là chất bổ nhưng mà không ngờ trước khi mà lấy được sữa thì con bò mẹ, con bò cái nó rất là đau khổ, gần như nó muốn chết nữa chứ đừng nói chuyện, bởi vì cái máy mà. Lùa vào thì cái máy nó đưa cái máy nó vắt sữa, thành ra con bò nó đau đớn vô cùng tận.
Do đó khi mà chúng ta hiểu vậy thì chúng ra là những người tu chúng ta cũng không cần uống sữa nữa mấy con. Thấy cái sự đau khổ của con vật khác mà bây giờ chúng ta uống sữa mà chúng ta thấy bổ gì chúng ta cũng không ham.
Ngày xưa ông bà chúng ta có sữa, làm sữa đâu, họ có biết uống sữa đâu, họ cũng chỉ biết ăn cơm gạo mà họ sống thôi, họ ăn những cái trái cây họ sống thôi, họ cũng sống vẫn như thường, có gì đâu mà cần phải đòi hỏi sữa. Cho nên vì vậy mà về cái nhu cầu, Thầy cũng chưa trực tiếp thấy cái vấn đề đó mà cô Diệu Vân cô đã trực tiếp cô thấy được thì chắc chắn là khi mà nghe nói như vậy thì mình sẽ cũng thấy sự đau khổ, chắc mình cũng sẽ không có ham uống sữa đâu, bởi vì cái lòng từ của một cái người tu theo đạo Phật, cái lòng từ trước khi thấy sự đau khổ của một con vật khác, của một con người khác thì chúng ta nhất định sẽ không thể nào, không thể ăn uống cái vấn đề đó nữa.
Vì chúng ta không ăn uống thì cái nhu cầu nó lại ít đi, mọi người đều tu hết thì chắc chắn bò người ta không lấy sữa nữa, không ai cung cấp sữa, làm sữa, bởi vì có ai uống đâu, thành ra nó dẹp tiệm nó luôn, cho nên vì vậy mà trại bò sữa nó cũng dẹp.
(17:02) Còn bây giờ chúng ta có một, hai người tu, còn bao nhiêu người cần sữa, cho nên vì vậy mà những xưởng sữa nó phải mở cửa, nó làm nhiều hơn, nhà máy sữa nó lại sản xuất hơn. Đối với chúng ta thì khi mà không hiểu thôi mà khi hiểu thì nhất định là chúng ta không uống sữa. Đó là cái đúng. Có chết gì đâu, Thầy nói đâu có chết, ăn cơm nhiều là tốt nhất. Do như vậy thì chúng ta biết được chúng ta phải cố gắng khắc phục mình mấy con, đừng thấy nghe sữa bổ mà chúng ta ham. Bởi vì Thầy nói sữa cùng từ cỏ chứ có ra gì, bổ gì đâu. Thì con bò ăn cỏ nó mới ra sữa chứ không lẽ nó ăn gì mới thành sữa.
(17:38) Trưởng lão: Rồi bắt đầu mấy con có hỏi Thầy gì thêm nữa không?
Phật tử: (… nghe không rõ). Con nói về vấn đề sản xuất nước tương là không tốt cho sức khỏe mà mọi người không có tin.
(18:16) Trưởng lão: À, nó như thế này con. Về vấn đề kinh doanh nó có những cái phá nhau lắm. Sự thật ra nó cũng có những cái mà làm nước tương đó, nó làm bằng đậu cũng có, rồi có những người mà làm cái chuyện nước tương maggi đồ đó nó cũng có làm bằng xương trâu, xương bò, bằng những cái chất nó bằng xương chúng sanh. Cho nên những cái điều này nó có chứ không phải không, nhưng mà sự thật ra nếu mà làm hàng loạt cho người ta sử dụng hiện giờ đó thì Thầy thấy xương bò xương trâu cũng không đủ đâu, nó không có đủ.
Cho nên vì vậy nó có cái vấn đề con nói có, nhưng cái vấn đề người ta làm bằng đậu cũng có. Nhưng mà trong cái vấn đề nước tương đó mấy con, nó độc là tại vì nó có cái chất hóa học để chống mốc, nó độc cái chất hóa học đó, mà chúng ta ăn ít thì không sao, ăn nhiều thì nó nguy hiểm.
Còn cái vấn đề mà những cái nhà mà nó sản xuất bằng những cái chất xương chúng sanh đó thì Nhà nước người ta cũng cấm rồi đó, (19:10) nó không có vệ sinh mấy con. Thầy đọc báo Thầy nghe nó trên những cái tờ báo đó nó đã nói cái vấn đề mà làm nước: tàu vị yểu đồ, tức nước maggi gì đó. Nó làm bằng cái chất xương bò xương trâu, nó làm bằng cái chất những cái xương của động vật đó, thì do đó nó có, nhưng mà về kinh doanh nó hay phá với nhau lắm. Nó đồn thế này thế khác để làm cho cái hiệu đó nó ế đi. Nó kêu là kinh doanh nó hại nhau ghê gớm lắm, nó độc lắm. Thấy buôn bán không được nó nói cái điều đó là như thế này thế khác để cho người ta sợ người ta không dám ăn. Nó có, nhưng mà cái sự thật nó nói với con…
Phật tử: Người ta bảo thương trường như chiến trường.
Trưởng lão: Nó đánh nhau bằng cái cú đó đó con. Còn có những cái nó quảng cáo những cái đồ nó không có ra gì hết mà nó quảng cáo đó. À, cái này ăn vô thì hết bệnh hết nào là phổi không có. Trời đất ơi, người ta nghe cái bắt đầu người ta mua cái đó người ta ăn. Ba cái rong biển gì đó mà họ nói loại rong gì đó ăn trị được bệnh phổi, xúm nhau mà mua mà ăn, chúng ta không ngờ. Thầy nói bệnh phổi bệnh gì không biết, cứ cơm gạo với rau, tương, rau, muối mà ăn chắc là bệnh phổi cũng hết, chứ còn không có tin theo cái miệng của mấy người quảng cáo.
Hễ nói cái chất này hết bệnh chất kia hết bệnh thì xúm nhau ăn, Thầy nói họ không có hiểu gì hết à, Thầy nói không tin ai hết à, mà chỉ tin sao hồi nào ông bà chúng ta ăn cơm sống thì chắc chắn bây giờ ăn cơm sống thôi, có cơm thì khỏe thì không cơm thì chắc mệt. Cho nên bánh, trái, tất cả những cái gì thực sự ra nó ngon cái miệng mình chút chạy theo dục thôi chứ nó không bằng cơm đâu, cứ ăn cơm đi, rồi mấy con sẽ thấy bình an chứ không có gì hết.
(21:02) Thì tất cả những cái điều mà họ hại nhau trên thương trường cũng như chiến trường họ đều có những cái thổi phồng lên nhau, họ phá nhau, rồi có những cái họ quảng cáo, cho nên chúng ta đừng nhẹ dạ, đừng cả tin. Chúng tôi là người tu hành ai cho gì chúng tôi ăn nấy, nhưng cái gì độc thì tôi không nuốt đâu, nghĩa là tôi biết cái đó (không tốt) thì tôi không ăn cái đó đâu.
Phật tử: Con bạch Thầy! Chính cái người sản xuất họ nói với con là họ cũng không làm cái đấy nữa, chứ không phải gì.
Trưởng lão: Vậy hả con. Đúng đó con.
Phật tử: Chính cái người họ làm cái đấy á, thì họ nói với con là thế mà làm cái gì mà tương lai bị tuyên truyền thì bán cho ai. Nên con không nói gì.
Trưởng lão: Cho nên trong cái vấn đề đó thì mình thông suốt hết những cái điều hết. Vì vậy mà Thầy cũng khuyên mấy con, nước tương mà người ta làm thì mình vẫn ăn được chứ không phải không, nhưng ăn ít thôi, bởi vì nó có cái chất hóa học độc. Còn cái vấn đề bột ngọt thì chúng ta thấy nó là cũng là cái chất độc mấy con, mà chúng ta ăn ít nó cũng không sao đâu, nhưng mà đừng ăn nhiều. Thường thường là chúng ta thấy những cái muối mà người ta bán đó, bán cho chúng ta ăn, thì Thầy cũng có ăn thì Thầy thấy có bột ngọt trong đó, có chất làm cho chúng ta ăn uống nó cũng độc, nhưng mà ăn ít thì cũng không sao, thua chúng ta ăn muối trắng thôi, nhưng mà ăn muối trắng chắc mấy con ăn hết vô, ăn để sống mà, ăn để sống rồi nó quen rồi thì ăn cũng vẫn bình thường thôi chứ nó không có gì hết. Nhưng trong cái vấn đề chúng ta bị nhiễm, cũng như là đất nó nhiễm diêm lạnh rồi không rãi thì cây nó không lên, mà bây giờ không có bột ngọt thì chúng ta ăn không được.
(22:43) Theo Thầy thiết nghĩ thì mọi mọi chúng ta đều hiểu nhưng mà chúng ta hạn chế chúng ta bớt, chúng ta ăn cái gì mà để chúng ta mạnh giỏi, bình yên thôi, để trong cái cuộc đời chúng ta để chúng ta nỗ lực chúng ta tu tập làm chủ được sự sống chết của chúng ta, chứ không khéo rồi. Nếu mà đặt vấn đề mà chúng ta cứ nghi ngại, lo lắng cái này kia rồi chúng ta cuối cùng không dám ăn uống gì hết thì cuối cùng chúng ta cũng không có gì ăn, bởi vì cái xã hội này là cái xã hội nó đủ loại hết, cho nên nó làm đủ thứ để nó đáp ứng cái nhu cầu cái chạy theo cái dục lạc, cho nên chúng ta là người biết tu cho nên chúng ta biết hạn chế, biết ngăn chặn thì nó sẽ tốt hơn. Do cái chỗ hiểu biết như vậy thì nó đỡ cho chúng ta vì chúng ta là những người tu theo đạo Phật rồi, phải trí tuệ nhận định từng cái ăn của chúng ta.
Cũng như bây giờ các con đi khất thực là các con biết là các con sẽ sớt bát với cái mức độ nào, nghĩa là múc sao cho đủ cơm hoặc đồ ăn đủ trong đó. Bây giờ cái phần mà đồ ăn thì người ta đã cấp cho mình đủ rồi, còn bây giờ cái phần cơm mình lấy để cho mình ăn đủ thôi, đừng có để dư. Mình cũng không có phí bỏ của mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ, do đó mình biết lượng ăn uống của mình ở trong bát rồi thì các con lường rất dễ dàng.
(24:01) Trưởng lão: Bây giờ thì mấy con còn hỏi Thầy thêm gì nữa không?
Phật tử: Chúng con xin hỏi Thầy là vừa rồi Thầy dạy mấy con… Chúng con thường xuyên có ước nguyện muốn Thầy luôn cửu trụ mãi trên thế gian này. Nhưng mà Thầy giảng là trạng thái Niết Bàn thanh thản, an lạc, vô sự. Tiếp theo đó giờ phút cuối cùng thì Thầy rơi vào trạng thái đó luôn, nên hồi nãy con nghe con thấy như Thầy đi luôn cũng được. Ý nữa là Thầy nói nếu mà Thầy muốn tái sanh á thì Thầy phải tập tham, sân, si trở lại. Thì con thấy cũng thắc mắc chuyện này là nếu mà nhân quả của chúng con cứ tiếp tục ước nguyện, ước nguyện hoài thì có thể Thầy hóa sanh như thế nào.
(24:54) Trưởng lão: À, mấy con ước nguyện thì nó không thể hóa sanh nữa, mấy con ước nguyện hoài như vậy thì mấy con cũng vào Niết Bàn. Như vậy là ở vĩnh viễn, Thầy cũng vĩnh viễn chứ có gì đâu, có phải không? Con ước nguyện là Thầy sẽ mãi mãi sống hoài, nhưng mà Thầy sống thanh thản là con ước nguyện vậy là con phải tu cho nó được thanh thản, thì cuối cùng cũng vào Niết Bàn hết chứ có đâu mà ở hoài, có đúng không?
Cho nên cuối cùng con ước nguyện cho chúng sanh mà chúng sanh kia nó không duyên mà chúng sanh này có duyên thì nó cũng vào Niết Bàn.
Phật tử: Vậy chứ trong khi đó thì thế giới cần những người như Thầy. Thật ra nếu mà vô Niết Bàn hết, hay là lớp học này nếu được thành tựu Niết Bàn hết thì như thế nào?
Trưởng lão: À, thì chừng đó con mới quan sát ai có duyên ở lại, ai hết duyên thì tôi đi cho sướng chứ tôi đâu có lý tôi ở đây, phải không? Ví dụ như bây giờ con tu xong rồi, mọi người ở đây trong cái lớp này người ta cũng đều là giải thoát, có đủ Tam Minh người ta quan sát coi cái duyên của mình có không? Duyên mình có thì dù một người cũng ở lại chứ đừng nói chi mà nhiều người, phải không?
Cho nên vì vậy đó, trước khi mấy con tu mấy con cũng ước nguyện là tôi tu là tôi sẽ cố gắng tôi tu xong rồi thì tôi cũng đền đáp công ơn của Phật của Thầy, tôi sẽ đem những cái kinh nghiệm tôi sẽ dạy lại cho mọi người. Dù một người xong rồi, tôi có duyên một người tôi cũng dạy rồi tôi mới đi, có phải không? Mà bây giờ nói thật sự ra thì làm sao mà một người được.
Khi mình ngồi không mình ăn cơm của người ta vậy mà làm sao một người mấy con, nhiều người chứ làm sao một người được, phải không? Chắc chắn là mấy con phải ở lại rồi, còn Thầy ăn quá nhiều rồi thì bây giờ Thầy cũng làm quá nhiều rồi thì nó hết duyên rồi chứ sao, thì bây giờ Thầy phải đi chứ con có ước nguyện vậy sao được, ở Niết Bàn là cái ước nguyện cuối cùng, ai cũng ước nguyện vào đó.
Bây giờ con có ước nguyện thì con cũng phải trả nợ cơm áo của con chút đã rồi mới đi chứ, tức là con phải ở lại rồi không có đi được. Chúng sanh nó kéo con chứ hết có kéo Thầy rồi, bởi vì Thầy đã dạy cho mấy con là mấy con đâu còn kéo Thầy nữa, phải không? Thầy dạy cho người tu chứng rồi mà, con hiểu không? Cho nên Thầy nói cái lớp này mà dạy tu chứng thì Thầy đi được rồi, còn mà Thầy còn nợ chúng sanh là Thầy phải chui trong cái hang nào đó mà viết cái bộ sách Đạo Đức Làm Người, có đúng không?
(27:03) Bởi vì bây giờ còn cái nợ chúng sanh mà không thể giao phó cho mấy con làm cái công việc này mà mấy con phải đứng lớp dạy, thì Thầy phải ngồi đó mà để viết cái bộ sách Đạo Đức, để đồng thời khi mà xong thì mình trọn vẹn, là khi cái tâm nguyện của mình. Như vậy là Thầy chỉ còn duy trì thêm một vài năm nữa trong cái hang hốc nào đó để mà ngồi viết Kinh. Thì lúc bấy giờ mấy con ở ngoài đứng lớp dạy Bát Chánh Đạo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy… gì cho họ, còn riêng Thầy thì ở trong cái hốc, cái hang nào đó im lìm để mà ghi chép lại những cái tài liệu để lại cái đạo đức cho con người cụ thể rõ ràng hơn.
Để trợ giúp cho mấy con yên tâm mà đứng lớp dạy chớ, phải không? Thầy coi như là cái người mà sản xuất cái giáo trình, cái giáo án để cho người ta tu tập chớ. Do đó bây giờ mấy con mới tiếp nhận những cái giáo trình, giáo án đó mà dạy đạo, phải không? Giờ mấy con phải lo tu rồi mấy con còn trả cơm ăn áo mặc người ta nữa, chứ nợ nần đâu phải khỏi được. Bây giờ mấy con tu là mấy con hóa duyên độ chúng, còn Thầy đang làm cái công việc để mà độ chúng đó là trả nợ đàn na thí chủ.
Gieo cái duyên với người ta rồi cái bỏ đi mất, như vậy đâu có được. Đã gieo duyên thì phải độ. Cho nên bây giờ thì mấy con ráng tu, ráng tu, khi tu rồi mấy con mới biết nợ nó mấy năm nữa, dạy đạo bao lâu, mình biết rất rõ, do đó mình làm hết cái trách nhiệm của mình rồi. Thì con làm hết cái trách nhiệm rồi thì con lại để lại một số đệ tử, nó cũng tu được, bởi vì nó là chương trình giáo dục mà.
Con thấy bây giờ mấy cái ông Thầy giáo, mấy ông giáo sư mà từ tiểu học, rồi trung học, Đại học, họ đều để lại một số học sinh, phải không? Thì Thầy bây giờ Thầy, có mình ông già ông để lại cho một số học sinh, cỡ bây giờ là những người đó họ là tiến sĩ, phải không? Bây giờ họ để lại một số học sinh họ vẫn đang tiếp tục học để trở thành những người tiến sĩ khác nữa, có phải không? Thì không lẽ Thầy dạy mấy con rồi tới chừng mấy con không dạy được như Thầy sao? Cũng phải dạy được như Thầy, thì Thầy để lại mấy con, mấy con để lại số nữa, những người sau để lại số nữa thì làm sao mất được con đường của đạo Phật. Các con hiểu chưa?
(29:17) Như vậy là cái chương trình giáo dục mà Thầy đã tuyên bố là đạo Phật là cái chương trình giáo dục đào tạo rồi, thì nó đâu có phải là mình đã xây dựng được cái nền giáo dục của Phật giáo rồi thì làm sao nó mất được mấy con. Cũng như cái chương trình giáo dục kiến thức học thức của các nước ở trên thế giới này thì làm sao mà nó mất được, bây giờ nó làm sao mất được cái chương trình giáo dục này, chỉ bây giờ nghiên cứu sao cho nó phù hợp để nó càng phát triển nhanh hơn. Nó dễ cho cái người học trò tiếp thu, dễ cho nó triển khai được cái sự tiếp thu của nó hơn.
Thì bây giờ cái bộ quốc gia giáo dục thay đổi thế này thế khác, là mục đích làm cho cái người học sinh nó dễ dàng học hơn, hoặc là khó hơn trong cái vấn đề đó. Thì bây giờ Thầy triển khai, tới cái đời Thầy Thầy triển khai vậy chứ, đời con con sửa sao cho cái số người đó học tu cho nó nhanh chóng, nó mau hơn. Thay vì bảy năm thì còn ba năm thôi thì nó lại hay hơn, còn mà dở nữa thì mấy con làm mười mấy, hai chục năm nữa, thì cái đó là mấy con dạy dở. Phật thì bảy năm, mà Thầy thì cố gắng làm sao mà Thầy đào tạo cho mấy con chừng khoảng ba năm là trong cái lớp này đều là thành tựu hết, chứng đạt hết.
Rồi bắt đầu mấy con mà hay hơn nữa thì mấy con thu ngắn lại còn một năm, mà giỏi nữa thì còn bảy tháng, có vậy thôi. Ăn thua cái chương trình giáo dục con, nó làm cho người ta tiếp thu dễ dàng, nó triển khai được nhanh chóng và người ta xả được tâm người ta thì người ta sẽ mau còn không thì nó lâu.
(30:53) Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ mấy con hỏi thêm gì nữa không? Rồi con, con.
Phật tử: Dạ, kính bạch Thầy, kính thưa đại chúng! Hôm nay là ngày Thầy thuyết giảng về nhân quả cho nên trong gia đình con cũng có một việc nên con cũng muốn hỏi Thầy. Thưa Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho con biết như thế nào, có lỗi hay không?
Lúc mà con đi về quê có đám cúng, mà trong gia đình con cũng cúng chay hết. Em con, em trai đông nó cũng có một cái ý riêng nó định là khi mà chị ăn chay chị tu mà làm chắc có lẽ là chị khấn, cho nên nó mua một lồng chim, có thể là bảy chục con chim, chim sẻ đó Thầy, nó nhốt lại đem để sau hè. Rồi không biết cái duyên sau không biết, con đi ra sau con thấy một lồng chim luôn, con nói: "Mình đã tu hành, luật nhân quả mình đã biết, mà nếu mình để vậy thằng em mình nó mang cái tội", như vậy cho nên con mới nói là: Thôi con mới nói bây giờ nếu mà con để gặp con nói nó thì chắc có lẽ nó không cho, dù thế nào nó cũng giết hết, nên con đem con thả hết à, con thả hết chim nó bay rồi chừng sau nó ra nó thấy lồng chim không có, nó thấy lồng chim bay trọi bay trơn thì nó nói đây là chị Ba chứ không ai hết.
Nó nói tại sao lồng chim của em chị thả, nó la dữ quá chừng mà con không biết làm sao. Con nói thôi bây giờ phải nói em, em thế nào cũng là em, mà em ở trong nhân quả nhiều cũng không nên ăn làm chi, bây giờ chị chỉ có thể là đền em năm chục ngàn đây, em mua những cái gì ăn cho nó là thiện pháp, đừng có ác pháp như vậy thì em ăn. Rồi em có la, em có nói sao thì chị cũng chấp nhận nhưng mà đối với chị thì không bao giờ chấp nhận em làm những việc đó. Dạ, như vậy bạch Thầy thì con có đền tiền như vậy thì nó mua những món gì ăn trong thiện pháp thì như vậy có lỗi lầm gì không thưa Thầy? Chỉ dạy dùm cho con.
(33:21) Trưởng lão: À, nó không có lỗi gì hết con, đó là một cái điều tốt, con làm cái điều đó là cái điều đáng khen đó chứ. À, bây giờ nó nhốt một lồng chim để lát nữa nó làm thịt với nhau nó nhậu thì nguy hiểm hơn. Do cái hành động con sáng suốt được con thả, nó có la hơi rồi thôi, rồi con bồi thường tiền nó chút để rồi bắt đầu nó đi mua cái gì ngoài chợ nó về nó ăn thì điều đó điều tốt rồi, không có gì đâu con. Cái vấn đề làm được như vậy là tốt đó con. Khi mình không gặp mà mình gặp, bây giờ nó dấu đâu mà con không gặp thôi, nó làm gì nó làm, kệ nó. Còn giờ mình đã gặp rồi thì mình biết rồi thì mình biết rồi, để là tụi nó làm thịt chứ không gì. Cho nên mình đem mình thả hết là tốt. Nên người ta có tức giận, người ta bất quá người ta la hơi thôi chứ không lý nào mà người ta giết mình chết đâu, nên mấy con nên làm những điều đó mấy con.
Phật tử: (34:13) (…nghe không rõ)
Trưởng lão: Đó thì mấy con thấy trong cái sự tu hành của chúng ta nó làm những cái điều thiện, tâm tư của chúng ta thấy những cái điều ác là chúng ta. Mặc dù chúng ta làm chúng ta biết rằng nó có những cái điều trái ý của người khác, nhưng cái trái ý của chúng ta đem lại cái thiện cho cái người làm ác. Chẳng hạn bây giờ con không thả cái loài chim đó thì để cho mấy người đó giết thì mấy người đó tạo các nghiệp ác.
Bây giờ con thả là tự con, con đã chịu cái sự rầy mắng hay nói lời nặng nhẹ đối với con, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là con làm cho những người đó họ giảm đi cái tội ác của họ, họ không còn giết mấy con chim đó nữa. Mình cứu họ nhưng họ đâu có biết, họ tức họ ăn không được, họ tức họ nói ba điều bốn chuyện rồi thôi chứ cũng không làm gì, cho nên vì vậy mình biết cái này nên làm, không có sao hết, đó là cái tốt. Con hỏi Thầy gì nữa không?
(35:16) Tu sinh: Thưa Sư Ông! Con muốn hỏi là là chuyện tu tập. Ví dụ như người ta nói là kính trọng người nào về ưu điểm nào thì mình cũng thành tựu ưu điểm đó. Ví dụ như con kính trọng Sư Ông, nhưng mà giờ Sư Ông nhập Niết Bàn thì con có thành tựu hơn nếu như mà con tu cho nó đàng hoàng. Khi mà con, vì cái lòng từ, tại vì Sư Ông thì không còn cái Lậu (hoặc) nữa, nhưng mà con thì còn rất là nhiều cho nên là vì lòng trắc ẩn, rồi lòng thương, cho nên con không có đi ra ngoài, con tu tập ở trong mùng, tất cả những gì con làm là nội trong cái mùng của con hết. Thì như vậy, nhưng nếu mà Sư Ông nói là phải đi, thường xuyên đi Thân Hành Niệm bên ngoài thì không hay… nó có một cái lực…
(36:17) Trưởng lão: Để Thầy nói: Trong cái vấn đề mà tu tập đó, thì con tạo cái điều kiện tại chỗ của mình vẫn tu tập pháp Thân Hành Niệm vẫn được chứ không phải đi có một cái không gian nó rộng để mình đi kinh hành, mà chính ở trong cái mùng của mình mình đi được. Bởi vì cái lòng từ của mình mình thương xót chúng sanh đó, sợ ban đêm mình vừa đi kinh hành mà Chánh Niệm Tĩnh Giác đó, mình sẽ dẫm đạp lên chúng sanh, thì nó chết thật là tội nghiệp, mặc dù là vô tình, cho nên con quyết tâm, con quyết tâm con tu tập, con sẽ không có vô tình để mà làm chúng sanh đau khổ, cho nên con ở hết trong cái mùng của con, muỗi không cắn, phải không?
Rồi con lại bước đi, nhưng mà bước đi tại chỗ, rồi con cũng ngồi tại chỗ, đó là cái pháp Thân Hành Niệm, thiện xảo khéo léo, cho nên chúng ta ở một vị trí mà vị trí đó không có vô tình hại chúng sanh, mà vị trí đó vẫn thực hiện, và cái thần lực của pháp Tứ Niệm Xứ. Thân Hành Niệm, cái pháp thần lực của Thân Hành Niệm nó sẽ xuất hiện từ nơi cái hành động tu tập đó, chứ không phải đợi có một không gian đi ra ngoài.
Sự thật ra như thế này, vì nó buồn ngủ quá mà chúng ta ở trên cái giường, nơi mà chúng ta ngủ đó, thì nó sẽ lôi chúng ta đi, cho nên vì vậy mà lúc bây giờ buộc lòng chúng ta phải đi ra khỏi cái thất, đi ra khỏi ngoài trời cho nó có cái không khí thoải mái nó dễ tỉnh hơn. Còn mình ở tại trong nhà của mình mà nó tỉnh thì con tu tốt. Thầy chỉ ngại là lo là nó ở trong nhà nó cứ lừ đừ, nó gục tới gục lui, mà nó cứ muốn nằm, nó rã rượi con người, con người của mình nó không có muốn tu, thì cái này là cái khó nhất, cho nên buộc mình phải đi ra ngoài.
Tu sinh: Thưa Sư Ông chỉ cho con với, tại vì tập ở trên giường thì rất là khỏe, nhưng mà cái khoảng xả nghỉ á, ví dụ như ba chục phút Chánh Niệm Tĩnh Giác con làm đúng, đúng Thân Hành Niệm xong thì mười lăm phút xả nghỉ đó con không biết làm gì trong mùng hết. Hễ nằm thì lại ngủ, còn ra thì quay hết chỗ này tới chỗ kia cho đúng hết mười lăm phút thôi là tiếp tục tập cái khác thì cái khó khăn trong lúc tập đó là mười lăm phút xả nghỉ để mà chuyển qua cái Định Niệm Hơi Thở, rồi lại chuyển qua cái… những cái phút xả nghỉ đó thì con phải như thế nào?
(38:47) Trưởng lão: Những phút xả nghỉ đó thì Thầy dạy cho, những phút xả nghỉ con sẽ, bởi vì khi mà tu các pháp đó con thấy tâm mình nó tỉnh, nhưng mà con nằm xuống con nghỉ thì nó sẽ lặng vô ngủ rất là nhanh. Vì mình tu tập, cái cơ thể của mình nó mệt nhọc chứ không phải nó không mệt nhọc. Cho nên khi mình vừa nằm xuống thì mình dễ thiếp vào giấc ngủ lắm, mà mình ngồi mà yên thì nó cũng dễ là ngủ lắm, nếu ngồi mà thư giãn, ngồi im đó.
Cho nên vì vậy khi ngồi mà nghỉ đó thì con tác ý, nhờ cái pháp tác ý nó động cho nên nó không có ngủ được, cho nên tác ý. Ví dụ như con sẽ tác ý: “Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự; tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết”. Cứ thỉnh thoảng con nhắc, thỉnh thoảng con nhắc ngồi nghỉ, nhưng mà nó cũng rất mệt, bởi vì tác ý vậy chứ nó cũng mệt lắm chứ không phải không? Cho nên khi mà con tu tập như vậy để thư giãn, nghỉ ngơi để lát mình tu cái pháp khác đó cho nó đủ cái sức mình tu lại, thì do đó mình thỉnh thoảng mình tác ý thôi chứ đừng tác ý liên tục, con hiểu không, thỉnh thoảng thôi.
Mình hơi thấy có một cái gì, trạng thái gì nó khác thì tác ý, đó thì khéo léo thiện xảo để cho mình được nghỉ, chứ còn không khéo léo thiện xảo thì như giống mình tu thì nó lại mệt nữa, cho nên trong khi mà nghỉ, cái giờ phút nghỉ rất lo, nó dễ bị…, bởi vì không pháp, mà nó dễ bị hôn trầm thùy miên nó bị buồn ngủ, cho nên mình thiện xảo ở trên cái pháp tác ý thôi chứ không tập trung, tập trung nó mệt. Ví dụ như: “Thanh thản, an lạc, vô sự” thì mình cứ tự nhiên mình để, chứ đừng có tập trung thanh thản, an lạc, vô sự thì không được, phải không?
Do đó thì khéo léo thiện xảo trên cái phần xả nghỉ để cho con được nghỉ ngơi, nghỉ ngơi để rồi lúc ôm pháp khác tu mới được. Cái này là phải thiện xảo mấy con, chứ không khéo mấy con tu liên tục đó, thì mấy con sẽ mệt nhọc nhiều, mà mệt nhọc nhiều thì hôn trầm, thùy miên nó lại tấn công mấy con nhiều. Phải khéo léo ở chỗ xả nghỉ!
(40:41) Cho nên cái phương pháp xả nghỉ mà đức Phật gọi là cái phương pháp gọi là Định Sáng Suốt đó mấy con, cái chỗ xả nghỉ gọi là Định Sáng Suốt, nó tương đương như là Tứ Niệm Xứ, nhưng mà Tứ Niệm Xứ thì nó còn bận tâm nó là quan sát thân, thọ, tâm, pháp của nó, còn trái lại cái này chỉ dùng để cho nó giữ cho cái ý thức của mình tỉnh thôi chứ không khéo…, bởi vì mình nghỉ mà, cho nên thỉnh thoảng mình nhắc, mình thấy nó có gì thì nhắc mà không có thì thôi, chứ cứ nhắc liên tục là mệt con đó.
Tu sinh: Trong lúc xả nghỉ con có thể đọc sách và nghe băng giảng được không ạ?
Trưởng lão: Được con. Được. Bởi vì lúc mình xả nghỉ, con muốn cho nó tỉnh thì con nghe băng giảng, còn không khéo con nghe băng giảng là con thiếp đi luôn đó, cũng như là nghe ca hát thì cũng không tốt. Còn đọc sách nó cũng có thể nói là đọc sách mà mình thấy nó khích lệ cho mình tỉnh đó thì đọc sách tốt, nhưng Thầy thấy mấy ông già mà Thầy thấy họ muốn buồn ngủ đó, họ muốn đi ngủ đó, họ trèo lên võng họ lấy cuốn kinh hay cuốn sách gì họ đọc vài ba chữ cái họ ngủ, lấy cái đó mà ru ngủ họ, chứ sự thật ra thì…
Cho nên ở đây nếu mà đọc sách như thế này, cái cuốn sách đó mà đọc nó có cái sức hấp thụ, nó sức lôi cuốn con, con đọc thấy nó thích thì nó tỉnh liền. Mà cái cuốn sách đó con đọc hoài đó con đọc nó dễ ngủ, bởi vì mình đọc mà mình đã thấy hiểu biết, mình đã thông suốt nó rồi mà cứ đọc đi đọc lại thì nó không có cái sự thu hút mình. Còn cái cuốn sách mà đọc nghe nó chán quá nó cũng không có thu hút nữa cho nên mình cũng dễ ngủ, mấy cái loại đó chứ coi vậy dễ ngủ lắm, cho nên vì vậy cũng khéo léo đọc cái sách, khi mà đọc thì phải tư duy suy nghĩ như mình tu quán vậy đó, như con làm cái bài luận.
(42:27) Cho nên ở đâu hầu hết là ban đêm, lúc mười một giờ, mười hai giờ á, Thầy đi ra Thầy thăm chúng ở bên nam, Thầy thấy mấy người mà còn tu thì họ ngồi, lúc bấy giờ nó dễ ngủ lắm, ai cũng ngủ im lìm hết, thì họ còn đang ngồi đó họ làm những cái bài luận họ tư duy họ làm và họ say mê họ làm họ không có ngủ, thì cũng được chứ không có sao hết mấy con, nhưng mà nó cũng mệt lắm, bởi vì suy nghĩ để mà làm bài thì cũng mệt lắm chứ không phải không? Nhưng mà tốt hơn là phải thư giãn, thư giãn mà tác ý, thỉnh thoảng lâu lâu tác ý, để cảnh giác nó thôi.
Tu sinh: Bây giờ con thấy mỗi cái hành động gì con cũng đều thấy nhân quả hết, con rất là sợ. Thì chẳng hạn như trời mà con thấy mình yếu không có đủ sức để mình chịu cái lạnh, con thấy chắc là kiếp trước mình mất máu nhiều quá nên kiếp này bị thiếu máu. Rồi con gì nó cắn mình ngứa thì mình cũng thấy chắc kiếp trước mình là mấy con, mấy con vật mà làm ngứa như con sâu lông làm ngứa mấy tăng đang tu giờ ngồi nó cứ quậy mình riết. Rồi những cái đó có phải là nhân quả không thưa Thầy?
Trưởng lão: Nhân quả không đó. Bởi vì cái thân con mà hiện ra cái tướng trạng nào, nó ngứa cũng là nhân quả. Mà nó đau nhức nó mỏi cũng là nhân quả, cái gì nó hiện ra cũng là cái quả hết. Nó có cái cảm nhận cảm thụ thì nó là quả con.
Tu sinh: Vậy thì nếu mà mình đi tu mình chuyển đổi thì chẳng hạn như bây giờ con thấy con không có đủ sức chịu cái lạnh vì con biết là nó do thiếu máu, thì con có thể bổ sung thêm củ dền được không thưa Sư Ông?
(44:10) Trưởng lão: Được chứ sao con. Mình chuyển mà. Nó chuyển nhiều cách. Thí dụ như bây giờ trời lạnh thì mình chuyển cái nhân quả đó bằng cách mình đốt lửa hơ, đó là một, hai là mình uống cái chất thuốc gì đó để cho nó chuyển nó làm cho đủ máu của mình, để cho nó ấm lại. Thì đó là mình chuyển, bởi vì đó là chuyển nhân quả nó làm cho mình trở về sự bình an của nó. Thì cái đó là chuyển rồi, chuyển nhân quả.
Tu sinh: Như vậy là có phải mình bị phóng dật ra những cái vấn đề chuyển không thưa Sư Ông?
Trưởng lão: À, nó có cái phần, cho nên vì vậy mà chuyển đổi nhân quả thì nó có cái phương pháp là giữ tâm bất động tác ý là chuyển nó để cho tâm bất động thì tự nên cái thân của mình nó có cái sức đề kháng, nó làm cho cái thân quân bình lại với cái môi trường. Ví dụ như trời lạnh quá thì nó đề kháng nó chống lại để cho cái cơ thể của mình nó thích nghi được cái môi trường đó, cái thời tiết đó.
Cũng như cái đau bệnh nó nhờ cái phương pháp tác ý của chúng ta đó, nó có phương pháp đó để nó đề kháng, cái thân của chúng ta nó có cái sức đề kháng lại, nó làm cho cơ thể nó quân bình lại, nó không còn đau nữa, thì do đó cái phương pháp. Còn bây giờ nếu mà con phóng dật con chạy theo cái phước Hữu Lậu, có thuốc có thang có chất này chất kia đó, con trị nó bằng cái này kia thì con lại phóng dật ba cái vật chất này lung tung nữa.
Tu sinh: Con hỏi cái lúc mà mình suy nghĩ cái cách mà mình chuyển đổi á, thì mình có tu là phải chuyển hóa, chuyển đổi thì mới phải, mình thì mình suy nghĩ phương pháp nào mà mình phân biệt nó là từ cây rau chẳng hạn như là củ dền thì là không phải là động vật rồi, nó bổ sung chất khoáng… Mình ngồi mình suy nghĩ cái đó thì có phải là phóng dật không Thầy?
(45:50) Trưởng lão: Không phải con, ở đây bằng trí tuệ chứ không phải là bằng sự phóng dật. Nhưng mình cũng xét là bây giờ cái đạo lực của mình chưa đủ để cho mình tác ý cho cái cơ thể của mình thích nghi, thì bây giờ mình biết là củ dền thì nó sẽ bổ máu, nó giúp cho cơ thể mình có đủ để cho mình chống lại cái lạnh, thì do đó thì cái suy nghĩ đó là dùng cái trí tuệ suy nghĩ để chuyển ác mà thành thiện, để chuyển những quả khổ đó thành cái phước, con hiểu không? Đó là cái sự suy nghĩ, đó là tri kiến giải thoát, chứ sao nói nó lại phóng dật.
Tu sinh: Con suy nghĩ hồi con nói lại là phóng dật, không được chấp nhận.
Trưởng lão: Như vậy là con đi vào cái chỗ bất động tâm của con là cái chỗ mà ức chế tâm, con hiểu không? Chứ không phải là tri kiến giải thoát, còn ở đây tri kiến giải thoát. Cho nên cái sự suy nghĩ rất cần thiết, mà con suy nghĩ trong thiện pháp chứ không phải là suy nghĩ bị ác pháp. Con không phải vì cái củ dền mà con thèm khát, con không vì dục củ dền, mà đây là vì sự suy nghĩ con là vì là để đề kháng lại cái lạnh mà cơ thể con vì thiếu cái chất đó, cho nên con không phải vì dục, vì thèm ăn cái củ dền, con hiểu chưa? Mình phải hiểu được cái chỗ đó, cho nên nó không có bị dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, ở đây cái tri kiến nó sáng suốt con.
Hết giờ rồi, chút nữa đi khất thực hả con?
Rồi, ai có hỏi gì hỏi đi, rồi Thầy trả lời cái rồi thôi.
Phật tử: Thưa Thầy! Con xin góp ý là con có đọc sách con nghe nói củ dền nó không phải là bổ máu như ngày xưa mình nghĩ, mà nó đã được khoa học hiện đại chứng minh ra là củ dền có chất độc Thầy. Dạ, con xin góp ý.
Trưởng lão: À, góp ý phần đó.
Phật tử: Cái đó con cũng có đọc, dạ, cũng đúng vậy đó Thầy. Nó có nước đỏ giống như máu thì người ta tưởng mình uống vô là nó bổ dưỡng nó tan ra máu nhưng mà không phải.
(47:54) Trưởng lão: À, như vậy là mấy nhà khoa học họ nghiên cứu, rồi họ thấy cái đó là không phải, thì như vậy là mình chỉ còn bây giờ mình biết cái gì là bổ máu của mình thì mình sẽ sử dụng còn mình không biết thì mình nên dùng pháp Như Lý Tác Ý của mình đi, rồi mình tác ý nó hết.
Phật tử: (48:10) … (Tu sinh thảo luận ngoài)
Trưởng lão: Rồi thôi, bây giờ hết giờ rồi mấy con, sẽ gần mười giờ rồi, cái bàn ghế nó bất tiện cho mấy con đứng dậy quá hả. À, Thầy sẽ nói các con khỏi xách cực các con, cứ để tại chỗ đi con, rồi lần lượt rồi cô Út sẽ cho bắt đầu bây giờ coi còn bàn ghế nào Thầy sẽ nói Út cho mấy người lớn tuổi trước, rồi lần lượt rồi có đủ duyên Thầy sẽ cho mỗi người cái bàn về đặng về mà ngồi viết.
HẾT BĂNG